Với bất kỳ một doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo. Hiệu quả kinh doanh không chỉ thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận mà đầu tiên và trước hết nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Nếu hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác sẽ là một trong những biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần vào việc thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ ngày càng được mở rộng. Phần hành kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là phần hành quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2171 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háng 10 năm 2008
Đơn vị bán: CÔNG TY LIÊN DOANH TOYOTA GIẢI PHÓNG
Địa chỉ: 807 ĐƯỜNG GIẢI PHÓNG – HÀ NỘI
Số tài khoản:21110000140046 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Điện thoại: MS..............................MST 0100773902
Họ tên người mua hàng...............................
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần truyền thông ETN
Địa chỉ: Số 82 lô B3 Khu đô thị Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
Số tài khoản: 21110000168419
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS 5700588976
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1x2
01
Xe ôtô Camry 2.4G Mới100% Số khung RL4BK43G- X65423528 Số máy: 1TR- 459653 Màu: đen
Chiếc
01
740.600.000
Cộng tiền hàng: 740.600.000
Thuế suất: 10% Tiền thuế GTGT 74.060.000
Cộng tiền thanh toán 814.660.000
Số tiền viết bằng chữ: Tám trăm mười bốn triệu sáu trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Sau đó, thì kế toán viên sẽ lập bảng kê nộp tiền phiếu thu hợp đồng bán xe theo mẫu sau:
BẢNG KÊ HỢP ĐỒNG BÁN XE
TỪ 01/10/2008 ĐẾN 31/10/2008
Ngày tháng
Số HĐ
Tên khách hàng
Loại xe
Hợp đồng trước VAT
10% VAT
Tổng tiền đã nộp
01/10
4032
Trần Văn Nam
INNOVA G2.0
535.456.832
53.545.683
539.002.515
03/10
4033
Công ty TNHH Bảo Nam
VIOS 1.5G
433.545.454
43.354.545
476.899.999
03/10
4034
Trần Khánh Ngọc
INNOVA G2.0
535.456.832
53.545.683
539.002.515
…
…
…
…
…
…
…
31/10
4049
Công ty CP truyền thông ETN
CAMRY 2.4G
740.600.000
74.060.000
814.660.000
Bảng 2.4: Trích bảng kê hợp đồng bán xe từ 01/10/2008 đến 31/10/2008
Doanh thu từ hoạt động bán phụ tùng:
Dựa trên những hợp đồng của khách hàng đã ký và trung tâm bán phụ tùng thì khách hàng sẽ nộp tiền trước. Sau khi khách hàng thanh toán, kế toán viên tại trung tâm mua bán phụ tùng sẽ xuất hóa đơn và phiếu thu tiền cho khách hàng. Hóa đơn bán hàng và phiếu thu này sẽ được chuyển xuống cho bộ phận quản lý kho. Thủ kho sẽ căn cứ vào nội dung của phiếu thu và hợp đồng để xuất kho phụ tùng. Kế toán tiêu thụ sẽ tiến hành hạch toán ghi nhận doanh thu bán hàng và lập bảng kê nộp tiền bán phụ tùng theo định kỳ 10 ngày.
BẢNG KÊ NỘP TIỀN BÁN PHỤ TÙNG TỪ 01/10/2008 ĐẾN 31/10/2008
Ngày tháng
Số HĐ
Tên khách hàng
Loại phụ tùng
Hợp đồng trước VAT
10% VAT
Tổng tiền đã nộp
01/10
4030
Công ty TNHH Nam Cường
IV-82545
3.958.000
395.800
4.353.800
01/10
4031
Đỗ Đức Lộc
IV-82546
4.685.000
468.500
5.153.500
05/10
4038
Lê Minh Sơn
IV-82547
5.521.500
552.150
6.073.650
…
…
…
…
…
…
…
31/10
4052
Công ty CP Xây dựng số 1
IV- 82582
4.856.000
485.600
5.341.600
Bảng 2.5: Trích Bảng kê nộp tiền bán phụ tùng
từ 01/10/2008 đến 31/10/2008
Doanh thu từ hoạt động sửa chữa xe:
Sau khi nhận được tiền và các phiếu sửa chữa từ trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa xe, kế toán tiêu thụ sẽ nộp bảng kê nộp tiền phiếu thu sửa chữa.
BẢNG KÊ NỘP TIỀN SỬA CHỮA THEO HĐSC TỪ 01/10/2008 ĐẾN 31/10/2008
Ngày tháng
HĐSC
Tên khách hàng
Hợp đồng trước VAT
10% VAT
Tổng tiền đã nộp
01/10
3702
Công ty CP XD Gia Lâm
12.550.000
1.255.000
13.805.000
02/10
3703
Công ty TNHH may Hiền Anh
8.546.000
854.600
9.400.600
04/10
3704
Công ty CP Viễn thông Thăng Long
16.780.000
1.678.000
18.458.000
…
…
…
…
…
…
31/10
3724
Công ty CP Việt Thành
10.564.500
1.056.450
11.620.950
Bảng 2.6: Trích bảng kê nộp tiền sửa chữa theo HĐSC
từ 01/10/2008 đến 31/10/2008
Đồng thời với việc theo dõi tình hình doanh thu tiêu thụ thông qua các Bảng kê, kế toán tiêu thụ còn tiến hành theo dõi chi tiết trên tài khoản doanh thu. Sổ chi tiết tài khoản doanh thu sẽ theo dõi tất cả các tài khoản doanh thu, bao gồm: doanh thu từ hoạt động bán xe, doanh thu từ hoạt động bán phụ tùng, doanh thu từ hoạt động sửa chữa xe.
Trên các cơ sở này thì kế toán lên sổ chi tiết tài khoản 511 và sổ Nhật ký chung. Sau đó kế toán tổng hợp lập sổ cái tài khoản 511. Số liệu trong sổ này được đối chiếu và kiểm tra với các hợp đồng, chứng từ phát sinh trong tháng. Đồng thời là cơ sở kế toán tiến hành xác định kết quả kinh doanh trong quý của Công ty.
Dưới đây là sổ Nhật ký chung trích trong tháng 10/2008:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
PT 1313
01/10
Thu tiền mua xe của Trần Văn Nam
Phải thu của khách hàng – mua xe
Doanh thu bán xe
Phải thu của khách hàng – mua xe
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1311
5111
1311
33311
535.456.832
53.545.683
535.456.832
53.545.683
HĐSC 3702
01/10
Thu tiền sửa xe Công ty CP XD Gia Lâm
Phải thu của khách hàng- Dịch vụ
Doanh thu sửa chữa, bảo dưỡng
Phải thu của khách hàng- Dịch vụ
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1311
5113
131
33311
12.550.000
1.255.000
12.550.000
1.255.000
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
HĐ4030
01/10
Phụ tùng- Công ty TNHH Nam Cường
Phải thu khách hàng
Doanh thu bán phụ tùng
Phải thu khách hàng
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1311
5113
131
33311
3.958.000
395.800
3.958.000
395.800
HĐ4031
01/10
Phụ tùng- Đỗ Đức Lộc
Phải thu khách hàng
Doanh thu bán phụ tùng
Phải thu khách hàng
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1311
5113
131
33311
4.685.000
468.500
4.685.000
468.500
…
…
…
…
…
…
PC1000
02/10
Bàn ghế phục vụ bộ phận bán hàng
Chi phí bán hàng
Chi bằng tiền mặt
Thuế GTGT được khấu trừ
Chi bằng tiền mặt
627
1111
1131
1111
2.435.000
243.500
2.435.000
243.500
PC 1001
03/10
In đề can đuôi xe
Chi phí in đề can đuôi xe
Chi bằng tiền mặt
Thuế GTGT được khấu trừ
Chi bằng tiền mặt
627
1111
1131
1111
1.235.000
123.500
1.235.000
123.500
Chứng từ
Diễn giải
TK
Số phát sinh
SH
Ngày tháng
Nợ
Có
PT 1316
03/10
Thu tiền mua xe của Công ty TNHH Bảo Nam
Phải thu của khách hàng – mua xe
Doanh thu bán xe
Phải thu của khách hàng – mua xe
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
1311
5111
1311
33311
433.545.454
43.354.545
433.545.454
43.354.545
PC1002
05/10
Chi tiền hoa hồng
Chi phí bán hàng
Chi bằng tiền mặt
641
1111
300.000
300.000
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
791.946.042.898
791.946.042.898
Bảng 2.7: Trích sổ Nhật ký chung
Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung thì kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ chi tiết liên quan.
SỔ CHI TIẾT TẢI KHOẢN 5111- Doanh thu từ hoạt động bán xe
Từ ngày 01/10/2008 đến 31/10/2008
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số tiền
Ngày
Số
Nợ
Có
01/10
HĐ 4032
Trần Văn Nam
Xuất bán xe INNOVA G2.0
1311
535.456.832
03/10
HĐ 4033
Công ty TNHH Bảo Nam
Xuất bán xe VIOS 1.5G
1311
433.545.454
...
...
...
...
...
...
...
31/10
HĐ 4049
Công ty CP truyền thông ETN
Xuất bán xe CAMRY 2.4G
1311
740.600.000
Cộng số phát sinh
6.457.934.207
Bảng 2.8: Trích sổ chi tiết tài khoản 5111
Tương tự như thế đối với các tài khoản doanh thu chi tiết khác: Sổ chi tiết tài khoản 5112- Doanh thu từ hoạt động bán phụ tùng xe; TK 5113- Doanh thu từ sửa chữa xe. Sổ chi tiết tài khoản đã thể hiện được chính xác, cụ thể từng loại doanh thu và các tài khoản đối ứng với nó.
Trên cơ sở các dữ liệu trên, kế toán tiến hành lên sổ chi tiết tài khoản 511 và sổ Nhật ký chung. Sau đó kế toán tổng hợp lại để lập sổ cái tài khoản 511. Số liệu trong sổ này sẽ được đối chiếu và kiểm tra với các Hóa đơn, chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời là cơ sở để kế toán tiến hàng xác định kết quả kinh doanh trong quý của Công ty.
SỔ CHI TIẾT TẢI KHOẢN 511
Từ ngày 01/10/2008 đến 31/10/2008
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số tiền
Ngày
Số
Nợ
Có
01/10
HĐ 4030
Công ty TNHH Nam Cường
Xuất bán phụ tùng IV-82545
1312
3.958.000
01/10
HĐ 4031
Đỗ Đức Lộc
Xuất bán phụ tùng IV-82545
1312
4.685.000
01/10
HĐ 4032
Trần Văn Nam
Xuất bán xe INNOVA G2.0
1311
535.456.832
01/10
HĐSC
3702
Công ty CP XD Gia Lâm
Sửa chữa xe
1313
12.550.000
02/10
HĐSC
3703
Công ty TNHH may Hiền Anh
Sửa chữa xe
1313
8.546.000
03/10
HĐ 4033
Công ty TNHH Bảo Nam
Xuất bán xe VIOS 1.5G
1311
433.545.454
...
...
...
...
...
...
...
31/10
HĐ 4049
Công ty CP truyền thông ETN
Xuất bán xe CAMRY 2.4G
1311
740.600.000
Cộng số phát sinh
7.236.042.002
Bảng 2.9: Trích sổ chi tiết tài khoản 511
Doanh thu từ hoạt động tài chính:
Kế toán tiêu thụ căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng về số tiền lãi thanh toán dựa trên tỷ lệ lãi và số tiền gốc. Hợp đồng liên doanh để tính ra lợi tức thu được từ các hoạt động này, từ đó làm cơ sở để hạch toán chi tiết vào tài khoản doanh thu hoạt động tài chính.
Trong phần mềm kế toán, máy tính tự động cập nhật vào sổ chi tiết TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính” và lên sổ Nhật ký chung. Cuối quý, kế toán tổng hợp số liệu của từng tháng lại để lên sổ cái TK 515
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 515
Từ ngày 01/10/2008 đến 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
09/10
GBC
Nhận được GBC của Ngân hàng Citibank Hà Nội khoản lãi tiền gửi tháng 10/2008
11211
4.568.654
25/10
GBC
Nhận được GBC của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội khoản lãi tiền gửi tháng 10/2008
11212
17.546.789
…
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh trong tháng
47.002.659
Bảng 2.10: Trích sổ chi tiết TK 515 _ Doanh thu hoạt động tài chính
2.1.4. Hạch toán tổng hợp doanh thu tại TOYOTA Giải Phóng:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong năm
HĐ4030
01/10
Công ty TNHH Nam Cường mua phụ tùng
1312
3.958.000
HĐ4031
01/10
Đỗ Đức Lộc mua phụ tùng
1312
4.685.000
HĐ4032
01/10
Trần Văn Nam mua xe INNOVA G2.0
1311
535.456.832
HĐSC
3702
01/10
Công ty CP XD Gia Lâm sửa chữa xe
1313
12.550.000
…
…
…
...
…
…
…
…
31/10
Kết chuyển vào TK XĐKQKD
- Doanh thu bán xe - Doanh thu bán phụ tùng - Doanh thu cung cấp dịch vụ sửa chữa xe
911
9111
9112
9113
7.236.042.002
5.342.123.900
530.765.765
1.363.152.337
- Cộng SPS Nợ trong tháng
- Cộng SPS Có trong tháng
- Dư Nợ cuối tháng
-Dư Có cuối tháng
7.236.042.002
7.236.042.002
Bảng 2.11: Trích sổ cái TK 511 _ Doanh thu doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 515
NĂM 2008
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong năm
GBC
09/10
Nhận được GBC của Ngân hàng Citibank Hà Nội khoản lãi tiền gửi tháng 10/2008
11211
4.568.654
GBC
25/10
Nhận được GBC của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội khoản lãi tiền gửi tháng 10/2008
11212
17.546.789
…
…
…
...
…
…
…
…
Kết chuyển vào TK XĐKQKD
911
63.542.145
- Cộng SPS Nợ trong tháng
- Cộng SPS Có trong tháng
- Số dư cuối tháng
63.542.145
0
63.542.145
0
Bảng 2.12: Trích Sổ cái TK 515 _ Doanh thu hoạt động tài chính
2.2. Hạch toán chi phí tại TOYOTA Giải Phóng:
2.2.1. Chứng từ kế toán:
Chi phí trong doanh nghiệp là toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Tài khoản kế toán:
Tại TOYOTA Giải Phóng có những tài khoản phản ánh chi phí, cụ thể như sau:
TK 627- Chi phí sản xuất chung
TK 632- Giá vốn hàng bán. TK này được chi tiết theo từng loại tạo doanh thu:
TK 6321- Giá vốn của xe ô tô
TK 6322- Giá vốn của phụ tùng xe
TK 6323- Giá vốn của dịch vụ sửa chữa xe
TK 635- Chi phí hoạt động tài chính TK 641- Chi phí bán hàng
TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.3. Hạch toán chi tiết chi phí tại TOYOTA Giải Phóng
Chi phí tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh tại các đơn vị kinh doanh bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính. Kế toán công ty căn cứ vào các đề nghị thanh toán của các bộ phận gửi lên để hạch toán các chi phí liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Và đó làm căn cứ cho kế toán thanh toán làm phiếu chi và định khoản chính xác từng loại chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
Dưới đây là mẫu Phiếu chi:
CÔNG TY LIÊN DOANH TOYOTA GIẢI PHÓNG QĐ số 297TC/CĐKT
TOYOTA GIAI PHONG ngày 22 tháng 06 năm 1999
của Bộ Tài Chính
PHIẾU CHI
PAYMENT VOUCHER Số/Voucher No 1018
Ngày 28/10/2008
Diễn giải
Descriptions
Số tiền / Amount
Lí do chi tiền: Chi tiền mua xăng Mogas 92.
For:
1.475.000
Bằng chữ: Một triệu bốn trăm bảy mươi năm nghàn đồng chẵn.
Người nhận tiền: Ngô Thị Việt Nga
Đơn vị:
Địa chỉ/ Address:
Ghi Nợ/Debit
Ghi Có/Crebit
Số tiền/Amount
Tên tài khoản/Acct Title
Mã/Code
Tên tài khoản/Acct title
Mã/Code
Chi phí xăng xe
Thuế VAT
642
133
Tiền mặt
111
1.475.000
Ban Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu Người nộp tiền Thủ quỹ
Board of Directors Chief Accountant Posted by Payer Cashier
Biểu 2.13: Phiếu chi
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí liên quan tới việc tạo doanh thu của hoạt động sửa chữa xe, tài khoản này được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 theo từng loại chi phí:
TK 6271- Tiền lương nhân viên bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa xe
TK6272- Chi hoa hồng cho khách hàng sửa chữa xe
TK 6273- Chi phí khác liên quan đến hoạt động sửa chữa xe
Dựa trên các phiếu chi tiền, phiếu sửa chữa và các chứng từ có liên quan khác, hàng ngày kế toán viên tiến hành vào sổ kế toán, lên Sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất chung
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
03/10
PC 1001
Trả tiền in đề can đuôi xe
1111
1.358.500
05/10
PC 1002
Chi hoa hồng cho khách hàng sửa chữa xe
1111
300.000
…
…
…
…
…
…
28/10
PC 1018
Tính tính lương phải trả cho công nhân viên sửa xe
334
15.475.000
Tổng số phát sinh Nợ: 32.567.000
Tổng số phát sinh Có: 0
Bảng 2.14: Trích sổ chi tiết TK 627 _ Chi phí sản xuất chung
Xác định giá vốn
Tất cả các hàng hóa bán ra đều phải đánh giá theo đúng giá vốn thực tế của nó. Để xác định được chính xác giá vốn của hàng bán Công ty đã sử dụng phương pháp tính giá đích danh. Giá vốn của hàng bán bằng tất cả chi phí mà Công ty bỏ ra để đưa hàng hóa vào tình trạng sẵn sàng bán.
Các nghiệp vụ bán xe và nghiệp vụ bán phụ tùng xe, kế toán dựa trên hóa đơn mua xe và mua phụ tùng xe, cùng với hóa đơn thanh toán chi phí mua hàng ngoài giá mua để phân bổ chi phí mua hàng. Riêng với việc xác định giá vốn của nghiệp vụ sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng xe, kế toán sẽ dựa vào giá mua của phụ tùng mang ra sử dụng, chi phí mua hàng ngoài giá mua và chi phí sản xuất chung phân bổ cho nghiệp vụ đó để kết chuyển sang tài khoản 154, từ đó hạch toán sang TK 632
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 632
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/10
HĐ 4030
Công ty TNHH Nam Cường mua phụ tùng IV-82545
156
3.958.000
01/10
HĐ 4031
Đỗ Đức Lộc mua phụ tùng IV-82545
156
4.685.000
01/10
HĐ 4032
Trần Văn Nam mua xe INNOVA G2.0
156
535.456.832
…
…
…
…
…
…
31/10
HĐSC 3724
Công ty CP Việt Thành sửa chữa xe theo HĐSC 3724
154
10.564.500
Tổng số phát sinh Nợ: 6.423.254.125
Tổng số phát sinh Có: 0
Số dư Nợ cuối tháng:
Bảng 2.15: Trích sổ chi tiết TK 632 _ Giá vốn hàng bán
Chi phí hoạt động tài chính:
Chi phí hoạt động tài chính là những chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng ngày kế toán hạch toán các khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh và vào Sổ chi tiết tài khoản chi phí hoạt động tài chính.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 635
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
10/10
HĐV 0145
Trả lãi tiền vay theo HĐV 0145
1121
7.350.000
15/10
HĐ thuê TC
Trả lãi tiền thuê tài sản cố định thuê tài chính
1121
4.685.000
…
…
…
…
…
…
31/10
Phân bổ dần tiền lãi mua TSCĐ trả góp
242
5.500.500
Tổng số phát sinh Nợ: 40.255.255
Tổng số phát sinh Có: 0
Số dư Nợ cuối tháng:
Bảng 2.16: Trích sổ chi tiết TK 635 _ Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho qúa trình bán hàng và nó phát sinh rất thường xuyên trong doanh nghiệp thương mại – dịch vụ. Nếu ta biết sử dụng hợp lý khoản chi phí bán hàng này sẽ giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, đánh bật các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Khi nhận được hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, hóa đơn mua đồ dùng văn phòng hay các hợp đồng quảng cáo, hợp đồng bán xe có điều khoản về chi tiền môi giới hoa hồng bán xe…kế toán phân loại các chứng từ liên quan tới chi phí bán hàng và phản ánh vào Sổ chi tiết tài khoản 641.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 641
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
02/10
PC1000
Mua bàn ghế phục vụ bộ phận bán hàng
1111
2.678.500
06/10
PC1007
Trả tiền điện thoại bộ phận bán hàng tháng 09/2008
1111
7.685.000
09/10
PC1012
Chi tiền môi giới bán xe theo HĐ 4703
1111
3.000.000
…
…
…
…
…
…
31/10
PC1027
Chi tiền công tác phí
1111
3.955.000
Tổng số phát sinh Nợ: 134.125.344
Tổng số phát sinh Có: 0
Số dư Nợ cuối tháng:
Bảng 2.17: Trích sổ chi tiết TK 641 _ Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Cũng giống như chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách ra riêng được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và những chi phí phục vụ chung cho toàn công ty
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhân viên quản lý, chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ phát sinh như hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, hóa đơn mua đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý hoặc Bảng tính lương nhân viên quản lý, kế toán phân loại các chứng từ liên quan tới chi phí quản lý doanh nghiệp và phản ánh vào Sổ chi tiết tài khoản 642.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 642
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
SH TK Đ/Ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
03/10
PC1003
Chi tiền ngoại giao tiếp thị
1111
7.544.000
07/10
PC1009
Trả tiền điện thoại tháng 09/2008
1111
9.356.600
…
…
…
…
…
…
29/10
PC1025
Chi tiền mua văn phòng phẩm
1111
2.980.500
Tổng số phát sinh Nợ: 95.125.975
Tổng số phát sinh Có: 0
Số dư Nợ cuối tháng:
Bảng 2.18: Trích sổ chi tiết TK 642 _ Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí tại TOYOTA Giải Phóng:
Trên cơ sở Sổ chi tiết tài khoản 627, đến cuối tháng kế toán sẽ lập Sổ cái tài khoản 627
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
PC1001
03/10
Trả tiền in đề can đuôi xe
1111
1.358.500
PC1002
05/10
Chi hoa hồng cho khách hàng sửa chữa xe
1111
300.000
…
…
…
…
…
…
…
…
31/10
Kết chuyển sang TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
154
32.567.000
- Cộng SPS tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
32.567.000
32.567.000
Bảng 2.19: Trích sổ cái TK 627 _ Chi phí sản xuất chung
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
HĐ4030
01/10
Công ty TNHH Nam Cường mua phụ tùng IV-82545
156
3.958.000
HĐ4031
01/10
Đỗ Đức Lộc mua phụ tùng IV-82545
156
4.685.000
…
…
…
…
…
…
…
…
HĐSC3724
31/10
Công ty CP Việt Thành sửa chữa xe theo HĐSC 3724
154
10.564.500
31/10
Kết chuyển sang TK XĐKQKD
911
6.423.254.125
- Cộng SPS tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
6.423.254.125
6.423.254.125
Bảng 2.20: Trích sổ cái TK 632 _ Giá vốn hàng bán
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 635
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
HĐV 0145
10/10
Trả lãi tiền vay theo HĐV 0145
1121
7.350.000
HĐ thuê TC
15/10
Trả lãi tiền thuê tài sản cố định thuê tài chính
1121
4.685.000
…
…
…
…
…
…
…
…
31/10
Phân bổ dần tiền lãi mua TSCĐ trả góp
242
5.500.500
31/10
Kết chuyển sang TK XĐKQKD
911
40.255.255
- Cộng SPS tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
40.255.255
40.255.255
Bảng 2.21: Trích sổ cái TK 635 _ Chi phí hoạt động tài chính
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
PC1000
02/10
Mua bàn ghế phục vụ bộ phận bán hàng
1111
2.678.500
PC1007
06/10
Trả tiền điện thoại bộ phận bán hàng tháng 09/2008
1111
7.685.000
PC1012
09/10
Chi tiền môi giới bán xe theo HĐ 4703
1111
3.000.000
…
…
…
…
…
…
…
…
PC1027
31/10
Chi tiền công tác phí
1111
3.955.000
31/10
Kết chuyển sang TK XĐKQKD
911
134.125.344
- Cộng SPS tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
134.125.344
134.125.344
Bảng 2.22: Trích sổ cái TK 641 _ Chi phí bán hàng
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
PC 1003
03/10
Chi tiền ngoại giao tiếp thị
1111
7.544.000
PC 1009
07/10
Trả tiền điện thoại tháng 09/2008
1111
9.356.600
…
…
…
…
…
…
…
…
PC 1025
29/10
Chi tiền mua văn phòng phẩm
1111
2.980.500
31/10
Kết chuyển sang TK XĐKQKD
911
95.125.975
- Cộng SPS tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
95.125.975
95.125.975
Bảng 2.23: Trích sổ cái TK 642 _ Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.3. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại TOYOTA Giải Phóng:
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến hiệu quả. Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với toàn bộ các hoạt động đã thực hiện được biểu hiện dưới chỉ tiêu lãi hay lỗ. Trong doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa, lao vụ, dịch vụ và hoạt động tài chính được biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh. Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng không chỉ đối với Ban Giám đốc Công ty mà còn đối với những nhà quan tâm khác như: Ngân hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư, đối thủ cạnh tranh, khách hàng. Kết quả kinh doanh thực hioện hiệu quả họat động kinh doanh của Công ty. Lợi nhuận thuần đạt được càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Kết quả đó được tính theo công thức sau đây:
Lợi nhuận trước thuế
=
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
+
Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh
=
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
+
Doanh thu hoạt động tài chính
_
Chi phí hoạt động tài chính
_
Chi phí bán hàng
_
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
=
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
_
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận khác
=
Thu nhập khác
_
Chi phí khác
Kết quả kinh doanh của Công ty được xác định dựa trên kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc xác định kết quả kinh doanh tại Công ty được tiến hành vào cuối mỗi tháng, dựa trên báo cáo hoạt động kinh doanh, kế toán trưởng tập hợp số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh quý và năm của toàn Công ty.
Số liệu kế toán kết quả kinh doanh là số liệu kế thừa của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước đó. Tại công ty TNHH Thung Lũng Vua áp dụng kế toán trên phần mềm máy tính với phần mềm kế toán riêng biệt nên các chứng từ kế toán phát sinh trong kế toán kết quả kinh doanh chủ yếu là chứng từ tự lập như: chứng từ kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, chi phí tài chính và các phiếu kế toán, …
Vì kế toán kết quả kinh doanh mang tính chất kế thừa các nghiệp vụ kinh doanh nên để đảm bảo có thông tin chính xác, kế toán công ty thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc về thu nhập, chi phí như hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, …
2.3.1.Chứng từ sử dụng:
Xác định kết quả kinh doanh sử dụng tất cả các chứng từ liên quan đến doanh thu, chi phí ở các phần hành trên và các chứng từ khác như tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.2.Tài khoản sử dụng:
Các tài khoản sử dụng:
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Trong quá trình xác định kết quả kinh doanh kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như:
TK 131 – Phải thu khách hàng
TK 111 – Tiền mặt
TK 333 – Thuế GTGT phải nộp
TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2.3.3. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại TOYOTA Giải Phóng:
Công ty tiến hành xác định kết quả kinh doanh chung cho tất cả các loại hoạt động kinh doanh trong Công ty theo tháng. Kết quả kinh doanh của Công ty được xác định bằng cách kết chuyển toàn bộ doanh thu thuần và giá vốn của các dịch vụ cung cấp của TOYOTA Giải Phóng với chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu và chi phí hoạt động tài chính sang TK 911. Chênh lệch bên Nợ và bên Có của TK 911 sẽ là lãi hoặc lỗ của hoạt động kinh doanh và được kết chuyển sang sổ chi tiết và sổ cái TK 421. Toàn bộ quá trình này là do máy tính tự động kết chuyển.
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911
Từ ngày 01/10/2008 đến ngày 31/10/2008
Chứng từ
Diễn giải
NKC
SH TK Đ/Ư
Số tiền
SH
Ngày tháng
Trang
STT dòng
Nợ
Có
- Số dư đầu năm
- Số phát sinh trong tháng
31/10
Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
511
7.236.042.002
31/10
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
515
63.542.145
31/10
Kết chuyển giá vốn hàng bán
632
6.423.254.125
31/10
Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
635
40.255.255
31/10
Kết chuyển chi phí bán hàng
641
134.125.344
31/10
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
642
95.125.975
31/10
Kết chuyển sang TK 421
421
606.823.448
- Cộng SPS tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng luỹ kế từ đầu quý
7.299.584.147
7.299.584.147
Bảng 2.24: Sổ cái tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
CHƯƠNG III
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH TOYOTA GIẢI PHÓNG
3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng:
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng, em nhận thấy Ban giám đốc đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán với sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài của Công ty nên đã có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động kế toán tại đơn vị. Ban lãnh đạo Công ty đã linh hoạt đưa ra nhiều biện pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn và hòa nhập mình vào nhịp sống của nền kinh tế thị trường. Hiện nay Công ty đã áp dụng chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc và phù hợp với chuyên môn của mỗi người, tạo điều kiện để mỗi nhân viên kế toán đều thực hiện tốt công việc được giao. Điều này góp phần rất lớn vào việc hoạt động có hiệu quả của bộ máy kế toán cũng như toàn Công ty.
Phòng kế toán được tổ chức thành một phòng ban riêng biệt trực thuộc ban giám đốc doanh nghiệp. Các nhân viên trong phòng đều được đào tạo đúng chuyên môn kế toán nên có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Công tác kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, theo đó tất cả các chứng từ ghi nhận các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày đều được chuyển về phòng kế toán để tiếp tục sử lý số liệu. Cách thức tổ chức này cho phép ban Giám đốc Công ty luôn có được sự đánh giá khá chính xác và kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại mọi thời điểm. Để hiện đại hóa bộ máy kế toán, Công ty đã trang bị máy vi tính cho nhân viên phòng kế toán, 100% nhân viên kế toán đều sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng phục vụ cho công việc. Công ty luôn chú trọng tạo điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết, cũng như trình độ chuyên môn cho nhân viên kế toán
Thực hiện tốt công tác kế toán cũng như công tác phân tích thống kê, qua đó phục vụ tốt cho quản lý hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường kinh doanh. Thực hiện tốt các nghĩa vụ với tài chính Ngân hàng , xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả.
Cụ thể công tác kế toán tại TOYOTA Giải Phóng có một số ưu điểm và nhược điểm sau :
Ưu điểm :
- Về chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán của TOYOTA Giải Phóng hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam. Hệ thống chứng từ trong Công ty được sử dụng theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính. Số loại chứng từ sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Các yếu tố trong chứng từ đầy đủ, chính xác, đảm bảo đủ căn cứ pháp lý cho việc ghi chép. Chứng từ kế toán được thiết kế một cách khoa học, ngắn gọn mà vẫn phản ánh được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Tất cả các chứng từ được lập thường xuyên được đối chiếu, kiểm tra với các chứng từ gốc để đảm bảo tính chính xác về các số liệu trên Báo cáo Tài chính được lập sau đó. Công tác tổ chức, luân chuyển chứng từ rất hợp lý, không bị chồng chéo, vừa theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị của tài sản. Cuối tháng, các chứng từ được phân loại lại và được bảo quản, lưu trữ đúng theo qui định, thuận lợi cho việc tra cứu sau này.
- Về hệ thống tài khoản: Tài khoản kế toán có tác dụng phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế và tài chính theo nội dung kinh tế của từng nghiệp vụ nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xác định kết quả kinh doanh của từng hoạt động. Tại công ty TOYOTA Giải Phóng, hệ thống tài khoản cấp I được xây dựng dựa trên căn cứ hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính qui định. Đối với hệ thống tài khoản cấp II đơn vị thực hiện việc chi tiết theo nội dung của từng nghiệp vụ, từng đối tượng công nợ. Ví dụ như đối với tài khoản 112, tài khoản này được chi tiết thành 2 tiểu khoản
TK 1121 – Tiền gửi Ngân hàng bằng VND TK 1122 – Tiền gửi Ngân hàng bằng ngoại tệ.
Với những tiểu khoản này lại được chi tiết hơn thành các tài khoản cấp 3 theo từng Ngân hàng
Tiền gửi bằng VND – Chi tiết 1121 TK 11211: Tiền gửi VND tại Ngân hàng Citibank Hà Nội
TK 11212: Tiền gửi VND tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội.
TK 11213: Tiền gửi VND tại Ngân hàng Nông nghiệp
TK 11214: Tiền gửi VND tại Ngân hàng Á Châu
TK 11215: Tiền gửi VND tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Tiền gửi bằng ngoại tệ - Chi tiết 1122 TK 11221: Tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng Citibank Hà Nội
TK 11222: Tiền gửi ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội Với tài khoản doanh thu, TOYOTA Giải Phóng chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 là:
TK 5111- Doanh thu từ hoạt động bán xe
TK 5112- Doanh thu từ hoạt động bán phụ tùng xe
TK 5113- Doanh thu từ sửa chữa xe
Như vậy có thể nói rằng hệ thống tài khoản của TOYOTA Giải Phóng được xây dựng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, việc chi tiết các tiểu khoản tương đối thuận tiện trong sử dụng và phù hợp với đặc thù của bản thân doanh nghiệp
- Về số liệu kế toán: Số liệu kế toán được cập nhật khá thường xuyên nên việc đối chiếu, trao đổi giữa các phần hành dễ dàng hơn, góp phần phát hiện kịp thời những sai sót và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Về hình thức sổ áp dụng : Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng tổ chức bộ sổ kế toán hợp lý và khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với năng lực, trình độ của đội ngũ kế toán và phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức sổ tiện dụng, dễ làm, dễ kiểm tra và đối chiếu. Việc sử dụng máy tính đã góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cũng như việc cập nhật, in ấn, lưu trữ các tài liệu kế toán.
- Về phương pháp hạch toán : Công ty thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán, các quy định hướng dẫn của bộ tài chính, đảm bảo chính xác, đúng chế độ không có sai sót. Mọi công việc về nghiệp vụ kế toán như nhập, xuất hàng hóa, thu nộp tiền vào tài khoản của Công ty, công tác thống kê Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế được thực hiện đầy đủ và đúng qui định. Mỗi nghiệp vụ phát sinh được cập nhật ngay vào các sổ sách chứng từ …để tránh tình trạng chứng từ bị ngưng đọng.
- Về trình tự hạch toán : Việc hạch toán tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng tuân thủ đúng qui định của chế độ kế toán và các chính sách kế toán mà Công ty áp dụng đồng thời phù hợp với nghiệp vụ thực tế phát sinh và điều kiện cụ thể của Công ty.
- Về hệ thống Báo cáo kế toán : Kỳ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm . Theo qui định của chế độ kế toán hiện hành thì TOYOTA Giải Phóng cũng phải lập công khai 04 Báo cáo Tài chính bắt buộc là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính trước ngày 31/03 của năm kế tiếp. Báo cáo Tài chính được trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các Báo cáo Tài chính được lập và trình bày trên cơ sở tuôn thủ các Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.
- Về các phần hành kế toán: Các phần hành kế toán của TOYOTA Giải Phóng được tổ chức một cách khá hoàn chỉnh. Hiện nay, TOYOTA Giải Phóng tổ chức thành các phần hành kế toán sau:
+ Phần hành kế toán vốn bằng tiền, tiền vay và các nghiệp vụ thanh toán
+ Phần hành kế toán tài sản cố định
+ Phần hành kế toán lương và các khoản trích theo lương
+ Phần hành kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
+ Phần hành kế toán chi phí kinh doanh
+ Phần hành kế toán tiêu thụ sản phẩm
+ Phần hành kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
+ Phần hành kế toán các báo cáo tài chính
Có thể thấy rằng việc phân chia chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành rất rõ ràng và cũng góp phần làm cho công tác kế toán của đơn vị được gọn nhẹ hơn, dễ dàng, trung thực và chính xác hơn.
Như vậy, công tác kế toán của TOYOTA Giải Phóng đã được tổ chức một cách khá hoàn chỉnh và hợp lý. Hệ thống kế toán có được những thành công đó là do ban lãnh đạo công ty đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải có một hệ thống thông tin kế toán chính xác và minh bạch, từ đó mới có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời.
- Các chính sách bán hàng và thủ tục thanh toán nhanh gọn, chính sách khuyến mại hấp dẫn nên góp phần tu hút khách hàng, tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, góp phần tăng doanh số bán cũng như tăng lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp.
- Hệ thống sổ kế toán phản ánh doanh thu, chi phí và xác định kết quả được thiết kế hợp lý, vừa tạo điều kiện cho công tác kế toán được dễ dàng, vừa cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác cho nhà quản trị. Hệ thống sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản cũng như các bảng tổng hợp, cân đối ngắn gọn, tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng mà vẫn đảm bảo cung cấp các thông tin được chính xác và đầy đủ.
Tóm lại, công tác kế toán tại TOYOTA Giải Phóng nói chung cũng như phần hành hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh về cơ bản đã được thiết kế hợp lý, gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo cung cấp được những thông tin kế toán cần thiết cho Ban Giám đốc doanh nghiệp. Hệ thống kế toán có được những thành công đó là do Ban lãnh đạo TOYOTA Giải Phóng đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải có một hệ thống thông tin kế toán chính xác và minh bạch, từ đó mới có thể đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế
Nhược điểm :
Về cơ bản công tác kế toán tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng đã đi vào nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo đúng chế độ của Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó Công ty cũng không tránh khỏi những tồn tại, những vấn đề chưa hoàn toàn hợp lý và chưa thật tối ưu :
- Về công tác nhân sự của phòng kế toán : Phòng kế toán có 05 nhân viên kế toán và 01 kế toán trưởng. Với lượng giao dịch hàng ngày khá nhiều như TOYOTA Giải Phóng thì khối lượng công việc kế toán là khá lớn, do đó việc một nhân viên phải phụ trách nhiều phần hành kế toán có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Tuy rằng chính sách nhân sự của mỗi doanh nghiệp đều xuất phát từ định hướng phát triển chung trong ngắn hạnh cũng như trong dài hạn, nhưng ban lãnh đạo của Công ty cũng nền cân nhắc về chính sách nhân sự của phòng kế toán, để phù hợp với chính sách phát triển chung của Công ty, vừa đảm bảo được công việc kế toán được tiến hành trôi chảy và đưa ra được các thông tin chính xác và kịp thời.
- Tuy sử dụng hình thức Nhật ký chung để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty nhưng Công ty lại sử dụng mẫu sổ dưới dạng tờ rời, gây khó khăn cho công tác đối chiếu, lưu trữ số liệu, khó tìm thấy số liệu cũ khi cần đến. Số liệu trên máy tính có nguy cơ bị mất bởi một số yếu tố như bị vius phá hoại
- Để theo dõi chi tiết về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh kế toán Công ty đã mở các sổ chi tiết tương ứng với từng khoản mục doanh thu, chi phí. Mẫu sổ của Công ty chỉ mở cho các tài khoản cấp I và II mà không mở cho các tài khoản chi tiết cấp III. Điều này dẫn đến việc khó kiểm soát, tổng hợp được các thông tin chi tiết.
- Khi hạch toán giá vốn của hoạt động bán phụ tùng và cung cấp dịch vụ sửa chữa, kế toán viên đã sử dụng phương pháp tính giá bình quân gia quyền để tính giá hàng xuất kho. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng độ chính xác không cao. Đặc biệt trong giai đoạn giá phụ tùng ô tô đang có xu hướng tăng như thời gian gần đây thì phương pháp tính giá bình quân gia quyền càng trở nên không phù hợp. Điều này cũng khiến cho Công ty cung cấp về giá vốn hàng bán trong kỳ chưa thật chính xác, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Hệ thống phản ánh tài khoản doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của TOYOTA Giải Phóng được chi tiết theo từng loại hoạt động, do đó kế toán viên có thể xác định được kết quả kinh doanh của hoạt động bán xe, hoạt động bán phụ tùng, hoạt động bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa xe. Tuy nhiên, Công ty bán hàng trong thành phố Hà Nội và các tỉnh thành phố khác nhưng hiện nay Công ty vẫn chưa mở tài khoản chi tiết theo dõi doanh thu bán hàng trên địa bàn Hà Nội và doanh thu bán hàng ở các tỉnh thành phố khác. Điều này không thuận lợi cho Công ty khi muốn theo dõi doanh thu bán hàng theo các thị trường.
3.2. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng :
Trong thời gian thực tập tại phòng Kế toán Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng em đã được tìm hiểu về tình hình thực tế công việc kế toán tại Công ty. Qua đó em nhận thấy rằng về cơ bản công tác hạch toán kế toán tại TOYOTA Giải Phóng đã được tổ chức khá hợp lý và hoàn chỉnh, đảm bảo tuân thủ đúng chế độ kế toán của Nhà nước và Bộ Tài Chính ban hành, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty hiện nay. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý, tạo điều kiện cho Ban Giám đốc của Công ty quản lý được tài sản, tiền vốn. Kế toán Công ty đã xác định đúng và tương đối đầy đủ doanh thu bán hàng. Trên đây là những mặt tích cực cần phát huy mà Công ty đã đạt được, bên cạnh đó vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện hơn nữa cụ thể như sau :
Ý kiến thứ nhất:
Công tác nhân sự của phòng Kế toán tại Công ty chưa hợp lý, một nhân viên kế toán phải phụ trách nhiều phần hành kế toán mà khối lượng giao dịch hàng ngày khá nhiều. Chính vì thế ban lãnh đạo công ty nên cân nhắc về chính sách nhân sự phòng Kế toán. Có thể tuyển thêm một số người có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để đảm nhận bớt một số công việc mà hiện tại các nhân viên Kế toán trong phòng Kế toán đang chịu trách nhiệm. Như vậy hiệu quả công việc sẽ cao hơn và đưa ra được các thông tin chính xác, kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty.
Ý kiến thứ hai:
Công ty nên có nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng quen biết lâu năm hoặc những khách hàng mua với số lượng lớn. Chẳng hạn, Công ty có thể giảm giá hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm nào đó nếu họ ký kết với Công ty hợp đồng có giá trị lớn. Vào cuối quý, cuối năm Công ty nên tính tổng các giá trị hợp đồng đó và xác định xem khách nào là lớn nhất để có một hình thức ưu đãi hợp lý, linh hoạt trong bán hàng sẽ là công cụ rất mạnh mẽ để thu hút khách hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh.
Ví dụ: Khi có nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mua với số lượng lớn thì Công ty nên chiết khấu cho khách hàng theo tỷ lệ phần trăm phù hợp và định khoản như sau:
Khi phát sinh:
Nợ: TK 521 – Chiết khấu thương mại
Có: TK 1311 – Phải thu khách hàng
Kết chuyển chiết khấu thương mại:
Nợ: TK 5111 – Doanh thu bán hàng
Có: TK 521 – Chiết khấu thương mại
Ý kiến thứ ba:
Công ty nên mở thêm các sổ chi tiết đến tài khoản cấp III. Điều này sẽ dễ kiểm soát hơn và tổng hợp được các thông tin chi tiết từ các tài khoản chi tiết cấp I, II. Chẳng hạn như việc mở sổ chi tiết tài khoản cấp III đối với tài khoản doanh thu hoạt động bán xe:
TK 51111: Doanh thu từ hoạt động bán xe VIOS
TK 51112: Doanh thu từ hoạt động bán xe ALTIS
TK 51113: Doanh thu từ hoạt động bán xe CAMRY
TK 51114: Doanh thu từ hoạt động bán xe INNOVA
TK 51115: Doanh thu từ hoạt động bán xe HIACE
Cùng với việc mở thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi doanh thu thì Công ty cũng nên mở thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi giá vốn hàng bán :
Tài khoản 63211 – Giá vốn hàng bán xe VIOS
Tài khoản 63212 – Giá vốn hàng bán xe ALTIS
Tài khoản 63213 – Giá vốn hàng bán xe CAMRY
Tài khoản 63214 – Giá vốn hàng bán xe INNOVA
Tài khoản 63215 – Giá vốn hàng bán xe HIACE
Công ty sẽ dễ dàng theo dõi hoạt động bán xe của từng loại xe. Và việc đối chiếu, kiểm tra thông tin giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ý kiến thứ tư:
Trong giai đoạn giá phụ tùng ô tô đang có xu hướng tăng như thời gian gần đây thì phương pháp tính giá bình quân gia quyền càng trở nên không phù hợp. Tuy rằng đây là phương pháp tính tương đối đơn giản nhưng lại không đưa ra được những thông tin kế toán chính xác nhất do giá nhập vật tư lúc đầu tháng có thể có sự chênh lệch đáng kể so với cuối tháng. Điều này cũng khiến cho Công ty cung cấp về giá vốn hàng bán trong kỳ chưa thật chính xác, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh trong kỳ. Theo em, do đặc điểm kinh doanh tại Công ty như trên mà nên chọn phương pháp tính giá phù hợp nhất, mà cụ thể là có thể chọn phương pháp tính giá thực tế đích danh. Khi đó việc thay đổi giá nhập, xuất cũng sẽ được kế toán phản ánh chính xác vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
Ý kiến thứ năm:
Công ty đã lập các báo cáo tài chính bắt buộc nhưng lại chưa lập các Báo cáo thuộc phạm vi kế toán quản trị để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý cũng đưa ra các chiến lược phát triển cho Công ty trong tương lai. Theo em, các phòng kế toán, phòng kinh doanh và các phòng, ban khác cần thiết phải cung cấp cho Ban lãnh đạo của Công ty các báo cáo kế toán quản trị. Chẳng hạn như cuối mỗi tháng, kế toán trưởng phải hoàn thành Bảng tổng hợp doanh thu của tháng đó, phân tích, giải trình các số liệu tài chính và phi tài chính cho Ban Giám đốc để lập kế hoạch, đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong Công ty. Điều quan trọng là kế toán phân tích được kết quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm, kết quả cung cấp từng dịch vụ để từ đó tập hợp được các dữ liệu cần thiết để dự kiến phương hướng phát triển trong tương lai của Công ty.
Ý kiến thứ sáu:
Khách hàng của TOYOTA Giải Phóng chủ yếu là những đối tượng có khả năng thanh toán cao. Tuy vậy nhưng điều này cũng không thể đảm bảo chắc chắn rằng các khoản phải thu của Công ty luôn thu hồi đúng hạn. Đối với khách hàng thường xuyên thì Công ty thường có những chính sách ưu đãi hơn về thời gian dư nợ, do đó tỷ lệ vốn bị chiếm dụng ngày càng tăng. Bên cạnh việc tăng cường thu hồi nợ thì Công ty nên trích lập các khoản dự phòng để dự phòng tổn thất có thể xảy ra. Cuối niên độ kế toán phải dự báo số Nợ khó có khả năng thu hồi để lập dự phòng. Các khoản nợ phải thu khó đòi phải được theo dõi cụ thể về tên, địa chỉ áp dụng từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đối tượng nợ. Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá trị các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và các cam kết bảo hành sản phẩm, hàng hóa Công ty chủ động xác định mức trích lập. Kế toán Công ty có thể sử dụng các tài khoản phản ánh khoản dự phòng theo như quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam:
TK 129: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
TK 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Ý kiến thứ bảy:
Việc phân tách doanh thu theo từng loại hoạt động giúp nhà quản trị thấy được tình hình kinh doanh của từng loại hoạt động như thế nào.Chi phí quản lý doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ quản lý trong doanh nghiệp. Tại Công ty, kế toán chưa tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo tiêu thức phù hợp nên không thể theo dõi hiệu quả kinh doanh của từng loại hoạt động kinh doanh. Công ty đang có ba hoạt động kinh doanh: bán xe, bán phụ tùng và sửa chữa xe. Việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa giúp cho việc đánh giá hiệu quả của từng hoạt động kinh doanh chính xác. Ta có thể sử dụng tiêu thức phân bổ dựa trên doanh thu thuần của từng hoạt động kinh doanh để tính ra chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng đối tượng.
Tóm lại, công tác tổ chức kế toán của TOYOTA Giải Phóng đã khá hoàn chỉnh, hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo và sổ kế toán đã được lập và luân chuyển theo đúng quy định. Đó là do Ban lãnh đạo của Công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin kế toán với việc ra các quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế đã nêu ở trên.
Trong thời gian tới, TOYOTA Giải Phóng cần tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán cũng như công tác kế toán theo hướng phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, cụ thể là: Công ty nên áp dụng công nghệ tiên tiến hơn để phù hợp với mô hình kế toán tập trung, tiến hành phân công lại lao động kế toán, xây dựng lại hệ thống tài khoản chi tiết doanh thu bán hàng theo từng thị trường vùng địa lý.
Từ trường hợp cụ thể của TOYOTA Giải Phóng đặt ra cho các cơ quan chức năng một vấn đề đó là cần nghiên cứu, thay đổi để chế độ toán Việt Nam ngày càng tiến gần hơn chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty liên doanh TOYOTA Giải Phóng không phải lúng túng khi lựa chọn cách thức tổ chức công tác kế toán làm sao để vừa phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế, vừa không vi phạm chế độ kế toán Việt Nam.
KẾT LUẬN
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo. Hiệu quả kinh doanh không chỉ thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận mà đầu tiên và trước hết nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Nếu hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác sẽ là một trong những biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần vào việc thúc đẩy quá trình tuần hoàn vốn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ ngày càng được mở rộng. Phần hành kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là phần hành quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp
Sau một thời gian thực tập tại phòng Kế toán của Công ty liên doanh TOYOTA Giải Phóng em đã được tìm hiểu về thực tế về hoạt động kinh doanh và công tác kế toán của Công ty. Kết hợp với những kiến thức đã học trong nhà trường, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng”
Do thời gian thực tập chưa nhiều, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên các vấn đề đưa ra trong báo cáo này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của cô giáo, các cán bộ trong Công ty để báo cáo của em được tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S. Đặng Thúy Hằng và các cán bộ phòng Kế toán Công ty liên doanh TOYOTA Giải Phóng đã hướng dẫn, chỉ bảo cho em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ tài chính. 2006. “Chế độ Kế toán doanh nghiệp”. NXB Tài chính
Bùi Hữu Phước. “Tài chính doanh nghiệp”. NXB Lao động xã hội.
PGS.TS. Đặng Thị Loan. 2006. “Giáo trình Kế toán Tài chính doanh nghiệp”. NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trần Đình Phụng, Hà Xuân Thạch, Phạm Ngọc Toàn.2004. “Nguyên lý kế toán”. NXB Thống kê.
5. TS. Võ Văn Nhị. “Sơ đồ hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính”
6. Bộ tài chính. 2006. “Chế độ Kế toán doanh nghiệp”. NXB Tài chính
7. Tổng cục thuế. 2007. “223 câu hỏi đáp và bài tập theo chế độ kế toán mới”. NXB Tài chính.
8. Quyết định 15/2006/Q Đ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31429.doc