TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, tổ chức công tác hạch toán TSCĐ không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ, hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng mà phải đi đôi với việc xây dựng quy chế, trách nhiệm vật chất trong quá trình sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác quản lý TSCĐ cũng như phân tích đánh giá hiệu quả quản và sử dụng TSCĐ là hết sức cần thiết đối với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV. Mặt khác để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ, bên cạnh việc tổ chức quản lý TSCĐ thì công tác hạch toán TSCĐ cũng phải thực hiện đúng theo chế độ quy định để khắc phục, sửa đổi những điểm còn hạn chế. Đồng thời xuất phát từ thực tế của Công ty, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ Công ty nên chú trọng các vấn đề sau:
* Đầu tư TSCĐ hợp lý về cơ cấu, lựa chọn mua sắm các máy móc kỹ thuật hiện đại: Công ty nên mua sắm đầu tư theo nhu cầu thực tế của Công ty đồng thời phân bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng để tránh tình trạng nhiều bộ phận, phòng ban có nhiều TSCĐ thừa không sử dụng trong khi đó các bộ phận khác lại có nhu cầu phải đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ. Đồng thời cơ cấu tỷ lệ các loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ cũng cần được tính toán đầu tư cho hợp lý tránh tình trạng đầu tư quá nhiều TSCĐ thuộc một bộ phận nào đó. Điều này là rất cần thiết đối với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV do cơ cấu TSCĐ của Công ty vẫn chưa hợp lý.
77 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định trong Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao nhận TSCĐ (lập Biên bản như mua sắm mới). Căn cứ vào biên bản giao nhận kế toán sẽ tiến hành ghi vào thẻ TSCĐ và phản ánh vào sổ TSCĐ.
2.2.2.2. Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
Trong năm vừa qua, TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu là do bán thanh lý TSCĐ. Trong quý II năm 2008, Công ty tiến hành thanh lý xe ôtô Toyota Zace 7 chỗ. Căn cứ vào tình trạng xe đã hỏng nhiều, nếu dùng tiếp sẽ tốn kém nhiều chi phí sửa chữa và xe đã khấu hao hết nên Công ty tiến hành họp thanh lý xe ôtô đã qua sử dụng. Cuộc họp sẽ lập “ Biên bản về việc thanh lý thu hồi vốn xe ôtô đã qua sử dụng” và gửi lên Giám đốc Công ty. Giám đốc căn cứ vào biên bản này để ra quyết định và quy định về thanh lý xe ôtô trên cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và người ngoài Công ty biết. Khi tiến hành mở thầu thanh lý xe ôtô trên thì Hội đồng thanh lý TSCĐ của Công ty lựa chọn người trả giá cao nhất và lập “Biên bản cuộc họp mở thầu bán xe ôtô thầu” và “Thông báo kết quả mở thầu xét chọn bán xe ôtô thanh lý”. Trên cơ sở đó Công ty ký kết hợp đồng mua bán xe ôtô. Khi người trúng thầu nộp tiền, Công ty lập “Biên bản giao nhận xe ôtô”, “Phiếu thu” và “Hoá đơn giá trị gia tăng”. Kế toán căn cứ vào chứng từ trên để huỷ thẻ TSCĐ và ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP-TKV
Mẫu số: 02 – TSCĐ
(Ban hành theo QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính)
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: TS200297
Ngày lập thẻ: 24/08/1997
Căn cứ vào biên bản giao nhận giao nhận TSCĐ số: Ngày 24/08/1997
Tên, Ký hiệu mã, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Xe ôtô TOYOTA 7 chỗ (29K – 9756) số hiệu TSCĐ PTVT 1997
Nước sản xuất (xây dựng): Việt Nam, Năm sản xuất :1996
Bộ phận quản lý sử dụng: Văn phòng. Năm đưa vào sử dụng: 1997
Công suất, diện tích, thiết kế:
Đình chỉ tài sản cố định ngày:
Lý do đình chỉ
Số ct
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn tài sản cố định
Ngày
Diễn giải
Nguyên Giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
24/08/1997
Bán thanh lý
313.889.000
1997
313.889.000
313.889.000
DỤNG CỤ PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT
Tên,quy cách dụng cụ, phụ tùng
Số lượng
Giá trị
Ghi giảm tài sản cố định số: Quyết định số 366/QĐ-TCKT ban hành ngày 13 tháng 05 năm 2008
Lý do giảm: Bán thanh lý TSCĐ
Ngày…...tháng…..năm…...
NGƯỜI LẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu số 2.3: Thẻ tài sản cố định số TS200297
2.2.2.3. Sổ hạch toán chi tiết TSCĐ.
Căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý TSCĐ, hoá đơn GTGT và các tài liệu khác trong hồ sơ TSCĐ kế toán lập thẻ TSCĐ. Căn cứ vào thẻ TSCĐ kế toán vào Báo cáo chi tiết tăng, giảm TSCĐ, “Sổ TSCĐ”. Các mẫu sổ và bảng tổng hợp chi tiết Công ty sử dụng là:
Báo cáo chi tiết tăng, giảm TSCĐ: Bảng này được lập theo quý, năm theo dõi trường hợp tăng, giảm TSCĐ trong quý, năm. Căn cứ để lập bảng này là các chứng từ khi phát sinh tăng, giảm TSCĐ, thẻ TSCĐ. Trong báo cáo này, kế toán chỉ phản ánh tình trạng của TSCĐ khi đưa vào sử dụng. Ví dụ khi Công ty mua mới máy điều hoà LG 18,000 (080), trên báo cáo chi tiết tăng sẽ phản ánh nguyên giá là 10.351.818VNĐ, giá trị đã khấu hao là 0, giá trị còn lại là 10.351.818VNĐ. Đối với máy điều hoà LG 18,000 (H186) tăng do điều động, trên báo cáo chi tiết TSCĐ tăng sẽ phản ánh nguyên giá là 10.504.546VNĐ, giá trị đã khấu hao là số hao mòn của tài sản này khi được điều động là 4.997.866VNĐ và giá trị còn lại là 5.506.680VNĐ.
Sổ TSCĐ: Sổ này được mở hàng quý để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong quý và theo dõi các TSCĐ từ các quý trước chuyển sang. Kết cấu của sổ gồm có các nội dung là: Ghi tăng TSCĐ, Khấu hao TSCĐ, Ghi giảm TSCĐ. Căn cứ để ghi sổ kế toán này là các thẻ TSCĐ. Sổ TSCĐ này được mở theo loại TSCĐ như: Nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý.
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP-TKV
BÁO CÁO CHI TIẾT TĂNG TSCĐ
Quý II năm 2008
Stt
Tên tài sản
Mã tài sản
Ngày tăng
Số kỳ KH(Tháng)
Nguyên Giá
Giá trị đã khấu hao
Giá trị còn lại
Lý do
Nhà cửa, vật kiến trúc
L01
32.370.254
25.094.187
7.276.067
1
Nhà liên cơ
TS100289
1/4/2008
60
32.370.254
25.094.187
7.276.067
P308 Của Khu nhà Liên Cơ
Phương tiện vận tải
L02
641.731.818
641.731.818
2
Xe ôtô FORD EVEREST 7 chỗ (30L-2767)
TS200708
24/04/2008
36
641.731.818
641.731.818
Mua mới
Thiết bị, dụng cụ quản lý
L04
20.856.364
4.997.866
15.858.498
3
Điều hoà LG 18,000 (H186) 18,000 (2cục1chiều)
TS401606
1/4/2008
48
10.504.546
4.997.866
5.506.680
Do điều động
4
Điều hoà LG 18,000 (080)
TS401508
22/05/2008
36
10.351.818
10.351.818
Mua mới
Tổng cộng:
694.958.436
30.092.053
664.866.383
Ngày…...tháng…..năm…..
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.4: Báo cáo chi tiết tăng TSCĐ
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP-TKV
Mẫu S06-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO CHI TIẾT GIẢM TSCĐ
Quý II năm 2008
Stt
Tên tài sản
Mã tài sản
Ngày giảm
Số kỳ KH(Tháng)
Nguyên giá
Giá trị đã khấu hao
Giá trị còn lại
Lý do
Phương tiện vận tải
L02
313.889.000
313.889.000
1
Xe ôtô TOYOTA 7 chỗ (29M-9756)
TS200297
13/05/2008
60
313.889.000
313.889.000
0
Bán thanh lý
Tổng cộng:
313.889.000
313.889.000
Ngày…...tháng…..năm…..
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.5: Báo cáo chi tiết giảm TSCĐ.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - TKV.
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày tháng mở sổ: 01/04/2008
Ngày tháng kết thúc ghi sổ: 30/06/2008
Loại TSCĐ: Phương tiện vận tải.
Số tt
Ngày tháng ghi sổ
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng, năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TS
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Số khấu hao các quý trước chuyển sang
Quý II
Luỹ kế đến khi chuyển sổ hoặc ghi giảm
Chứng từ.
Lý do giảm
Giá trị còn lại.
Số
Ngày, tháng, năm
Số tháng KH
Mức khấu hao
Số
Ngày, tháng, năm
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Xe ôtô TOYOTA 7 chỗ
24/08/
1997
313.889.000
60
5.231.483
313.889.000
0
313.889.000
13/05/
2008
Bán TL
0
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Xe ôtô FORD 7 chỗ
Việt Nam
24/04/
2008
641.731.818
36
17.825.884
0
39.811.141
39811141
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng
2.897.491.927
1432206262
108.481.747
1.540.688.009
Ngày 30 tháng 06 năm 2008.
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký tên, đóng dấu)
Biểu số 2.6: Sổ Tài sản cố định
2.2.3. Hạch toán tổng hợp tài sản cố định tại Công ty.
2.2.3.1. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán TSCĐ, kế toán Công ty sử dụng những TK sau:
TK 211: TK này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình phát sinh trong trong Công ty. Tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV, kế toán sử dụng các TK chi tiết cấp 2 của TK này để theo dõi chi tiết cho từng loại TSCĐ:
TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc.
TK 2112: Máy móc thiết bị.
TK 2113: Phương tiện vận tải.
TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý.
TK 213: TK này dùng để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ vô hình phát sinh trong Công ty. Hiện nay Công ty chỉ có duy nhất một phần mềm supax là TSCĐVH nên Công ty không mở các TK chi tiết.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK có liên quan khác như TK 111, 112, 133, 331, 3331, 711, 811…
2.2.3.2. Quy trình hạch toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty.
Trên cơ sở các chứng từ đã sử dụng cho hạch toán chi tiết, kế toán ghi các sổ tổng hợp sau:
Nhật ký - chứng từ số 9: Công ty sử dụng sổ NKCT số 9 cho công tác hạch toán TSCĐ, và không sử dụng NKCT số 10. NKCT số 9 này theo dõi cả số dư đầu quý; số phát sinh bên Nợ, bên Có TK 211, 213 trong quý; số dư cuối quý. Do trong Công ty chỉ có duy nhất một TSCĐVH, và trong nhiều năm không phát sinh thêm một nghiệp vụ nào về TSCĐVH nên hiện tại trên NKCT số 9 chỉ phản ánh TSCĐHH. Bên cạnh đó, Công ty sử dụng cách ký hiệu riêng cho số hiệu TK sử dụng. Cụ thể là đối với cột ghi N21413 nghĩa là ghi Có cho TK 211, ghi Nợ cho TK 21413; đối với cột ghi C21411 nghĩa là ghi Nợ cho TK 211, ghi Có cho TK 21411. Sổ NKCT được mở theo quý và mở riêng cho từng TK 211, 213.
Sổ cái TK 211: Sổ này được theo dõi theo từng tháng và được lập theo quý và năm do Công ty lập các báo cáo tài chính theo quý và năm. Căn cứ để ghi sổ cái này là Nhật ký chứng từ số 9 cho TK 211, TK 213 của các tháng trong quý. Tương tự như NKCT, Công ty sử dụng ký hiệu riêng cho số hiệu TK phát sinh trong sổ cái giống như trong NKCT.
Bảng kê số 1: Dùng để theo dõi phần ghi Nợ TK 111 (Số tiền thu được khi thu thanh lý TSCĐ).
Trong nghiệp vụ mua xe ôtô FORD EVEREST 7 chỗ, Công ty chưa thanh toán tiền, trên cơ sở các chứng từ dùng cho hạch toán chi tiết: Biên bản giao xe, Hoá đơn GTGT, Thẻ TSCĐ…kế toán ghi vào các sổ tổng hợp: NKCT số 9, NKCT số 8 (phản ánh mua xe chưa trả tiền cho người bán). Căn cứ vào số liệu trên NCKT, kế toán vào Sổ cái TK 211, Sổ cái TK 331, Sổ cái TK 338 (phản ánh lệ phí trước bạ phải nộp khi mua xe).
Trong nghiệp vụ thanh lý xe ôtô TOYOTA 7 chỗ, trên cơ sở các chứng từ sử dụng cho hạch toán chi tiết: Biên bản bàn giao xe, Phiếu thu, Thẻ TSCĐ…kế toán ghi vào các sổ tổng hợp: NKCT số 9, NKCT số 8 (phản ánh thu nhập khi thanh lý xe). Căn cứ vào số liệu trên NKCT, kế toán vào Sổ cái TK 211, Sổ cái TK 111.
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP – TKV
Mẫu S04a-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9-TSCĐ
Tài khoản: 211_Tài sản cố định hữu hình
Quý II năm 2008
Dư nợ đầu quý:
9.576.910.564
Stt
Ngày
N21413
Công_có
C1111
C21411
C21414
C331192
C338811
C14111bs
C4111ns
Cong_no
1
04/04
25.094.187
4.997.866
6.263.546
6.519.201
42.874.800
2
24/04
608.276.818
608.276.818
3
25/04
33.455.000
33.455.000
4
13/05
313.889.000
313.889.000
5
28/05
10.351.818
Cộng
313.889.000
313.889.000
10.351.818
25.094.187
4.997.866
608.276.818
33.455.000
6.263.546
6.519.201
694.958.436
Dư nợ cuối quý:
9.957.980.000
Lâp, ngày….tháng…năm…
KẾ TOÁN GHI SỔ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.7: Nhật ký - chứng từ số 9.
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP – TKV
Mẫu S05-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Số dư đầu quý
Sổ cái tài khoản 211
Nợ
Có
Quý II năm 2008
9.576.910.564
TK đối ứng
Tháng 04
Tháng 05
Tháng 06
Tổng cộng
C21411
25.094.187
25.094.187
C21414
4.997.866
4.997.866
C331192
608.276.818
608.276.818
…
Cộng PS nợ
684.606.618
10.351.818
694.958.436
Cộng PS có
313.889.000
313.889.000
Dư nợ cuối tháng
10.261.517.182
9.957.980.000
9.957.980.000
9.957.980.000
Dư có cuối tháng
0,00
Ngày…...tháng…..năm…..
KẾ TOÁN GHI SỔ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.8: Sổ cái tài khoản 211.
2.3. Hạch toán khấu hao tài sản cố định tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
2.3.1. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại Công ty.
TSCĐ tại Công ty có nhiều chủng loại, chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ quản lý. Mỗi loại tài sản có những đặc tính khác nhau. Để phù hợp với đặc tính hầu hết của tài sản trong Công ty nói riêng và yêu cầu quản lý TSCĐ, doanh thu – chi phí hoạt động kinh doanh của mình, Công ty cần phải lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp. Hiện nay, TSCĐ của Công ty đang được tính khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003 thay thế cho quyết định 166/199/QĐ – BTC ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1999. Công ty tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính, khung thời gian khấu hao theo quy định của Bộ tài chính.
Theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, mức khấu hao hàng năm 1 TSCĐ của Công ty được tính theo công thức sau:
Mức khấu hao năm
=
Nguyên giá tài sản cố định
Thời gian sử dụng TSCĐ
= Nguyên giá của TSCĐ x tỷ lệ khấu hao năm.
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao năm
=
1
x
100
Thời gian sử dụng TSCĐ
Mức khấu hao tháng
=
Mức khấu hao năm
12
Mức khấu hao trong quý = Mức khấu hao tháng x 3.
Bên cạnh đó, Công ty có đặt ra quy định tính khấu hao TSCĐ trong Công ty:
- Kế toán bắt đầu tính KH cho TSCĐ ngay khi TSCĐ được đưa vào sử dụng.
- Kế toán ước tính mức khấu hao TSCĐ dựa trên khung thời gian sử dụng đối với từng nhóm TSCĐ.
- TSCĐ đã có KH hết mà vẫn dùng cho hoạt động SXKD thì thôi không được trích KH nữa.
- TSCĐ chưa KH hết đã hư hỏng phải thanh lý thì phần giá trị còn lại được xử lý thu hồi một lần.
Trong trường hợp Công ty mua xe ôtô FORD EVEREST trong tháng 4 năm 2008 và ôtô được đưa ngay vào sử dụng thì mức trích khấu hao của xe ôtô này trong quý II sẽ là:
Mức KH 1 tháng =
= 17.825.884 VNĐ
641.731.818
36 tháng
Mức KH trong tháng 4 =
x 7 = 4.159.373 VNĐ
17.825.884
30 ngày
Mức KH trong quý I = 17.825.884 x 2 + 4.159.373 = 39.811.141 VNĐ
2.3.2. Quy trình hạch toán khấu hao TSCĐ tại Công ty.
2.3.2.1. Hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ tại Công ty.
Hàng tháng kế toán TSCĐ tính ra mức khấu hao cần trích trong tháng cho từng loại TSCĐ theo nguyên tắc đã trình bày ở trên. Công việc này vẫn được thực hiện thủ công cùng với sự trợ giúp của máy tính, đó là các bảng tính word, excel trên máy tính. Kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và bảng này là cơ sở để kế toán tiến hành phản ánh vào nhật ký tài khoản 214 (Hao mòn TSCĐ). Bảng tính và phân bổ khấu hao của Công ty được tách ra thành 2 bảng là bảng tính khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Trong đó, bảng tính khấu hao TSCĐ gồm có 2 bảng là bảng tính khấu hao chi tiết cho từng TSCĐ và bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao của Công ty giống như mẫu của Bộ tài chính nhưng Công ty không lập bảng tính và khấu hao theo các chỉ tiêu như: Số KHTSCĐ quý trước, số KHTSCĐ tăng quý này, số KHTSCĐ giảm quý này. Bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận được lập dựa trên bảng phân loại TSCĐ theo bộ phận sử dụng. Kế toán căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận để biết được khấu hao TSCĐ nào đưa vào TK 627, khấu hao TSCĐ nào đưa vào TK 642. Bên cạnh đó, Công ty không tính khấu hao trong kỳ cho TSCĐVH nữa do TSCĐVH đã khấu hao hết nhưng TSCĐVH vẫn được nằm trong bảng tính khấu hao do vẫn là TS đang được sử dụng trong Công ty. Tuy kỳ kế toán của Công ty là năm nhưng Công ty vẫn lập các báo tài chính theo quý và theo năm, vì vậy bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập theo quý và theo năm.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - TKV
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ
Quý II năm 2008
Stt
Tên tài sản
Số thẻ
Ngày tính KH
Số kỳ KH (tháng)
Nguyên giá
Giá trị KH trong kỳ
Giá trị KH luỹ kế
Giá trị còn lại
I. TSCĐHH
9.957.980.000
407.285.650
6.889.064.283
3.068.915.717
…
Xe ôtô FORD VEREST 7 chỗ
TS200708
24/04/2008
36
641.731.818
39.811.141
39.811.141
601.920.677
Máy điều hoà LG 18000(H186)
TS401606
1/4/2008
48
10.504.546
656.535
5.654.401
4.850.145
Máy điều hoà LG 18000(080)
TS401508
22/05/2008
36
10.351.818
380.310
380.310
9.971.508
…
II. TSCĐVH
350.443.160
350.443.160
1
Phần mềm supax
TS600196
01/01/1996
350.443.160
350.443.160
0
Tổng cộng
10.308.423.160
407.285.650
7.239.507.443
3.068.915.717
Biểu số 2.9: Bảng tính khấu hao TSCĐ.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP - TKV
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ THEO BỘ PHẬN
Quý II năm 2008
Stt
Tên tài sản
Số thẻ
Ngày tính KH
Số kỳ KH (tháng)
Nguyên giá
Giá trị KH trong kỳ
Giá trị KH luỹ kế
Giá trị còn lại
…
Văn phòng
7.101.123.257
305.586.800
4.816.310.639
2.284.812.618
Xe ôtô FORD VEREST 7 chỗ
TS200708
24/04/2008
36
641.731.818
39.811.141
39.811.141
601.920.677
…
Tổ xuất bản
727.191.173
43.652.983
317.750.655
409.440.518
Máy điều hoà LG 18000(080)
TS401508
22/05/2008
36
10.351.818
380.310
380.310
9.971.508
…
Phòng kỹ thuật
20.480.404
1.706.670
12.231.136
8.249.268
Máy điều hoà LG (H186) 18000
TS401606
1/4/2008
48
10.504.546
656.535
5.654.401
4.850.145
…
Tổng cộng
10.308.423.160
407.285.650
7.239.507.443
3.068.915.717
Biểu số 2.10: Bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận.
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP – TKV
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG PHÂN BỐ KHẤU HAO
Quý II năm 2008
Stt
Tài khoảnkhấu hao
Tên tài khoản khấu hao
Tài khoảnchi phí
Tên tài khoản chi phí
Giá trị phân bổ
1
21411
Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
182.022.854
2
21411
Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc
64204
Chi phí khấu hao TSCĐ
14.017.634
3
21412
Hao mòn máy móc thiết bị
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
90.562.505
4
21412
Hao mòn máy móc thiết bị
64204
Chi phí khấu hao TSCĐ
5.813.436
5
21413
Hao mòn phương tiện vận tải
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
108.481.747
6
21414
Hao mòn dụng cụ, thiết bị quản lý
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
3.038.910
7
21414
Hao mòn dụng cụ, thiết bị quản lý
64204
Chi phí khấu hao TSCĐ
3.348.564
Tổng cộng:
407.285.650
KẾ TOÁN TRƯỞNG
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.11: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
2.3.2.2. Hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ tại Công ty.
* Tài khoản sử dụng:
- TK 214: Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này được sử dụng cho tất cả các TSCĐ trong Công ty và được mở chi tiết tới tài khoản cấp 3 cho các tài khoản này. Bên Có phản ánh số hao mòn TSCĐ dư đầu kỳ và phát sinh trong kỳ, bên Nợ phản ánh số hao mòn TSCĐ. Các TK Công ty sử dụng là:
+ TK 2141: Hao mòn TSCĐHH.
TK 21411: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc.
TK 21412: Hao mòn máy móc thiết bị.
TK 21413: Hao mòn phương tiện vận tải.
TK 21414: Hao mòn thiết bị, dụng cụ quản lý.
+ TK 2142: Hao mòn TSCĐVH.
- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK này nhằm phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất chung.
- TK 64204: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này nhằm phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
* Quy trình hạch toán tổng hợp.
Trên cơ sở các chứng từ tăng, giảm TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán vào các sổ tổng hợp sau:
- Nhật ký TK 214: Công ty sử dụng Nhật ký TK 214 để theo dõi TK 214 trên các chỉ tiêu như số dư đầu quý, số dư cuối quý, số phát sinh bên nợ và số phát sinh bên có TK 214. Tương tự như NKCT số 9, Công ty cũng sử dụng cách ký hiệu riêng cho số hiệu TK sử dụng. Sổ NKCT này cũng được mở theo quý.
- Sổ cái TK 214: Sổ này được lập vào cuối quý và cuối năm tài chính căn cứ trên số liệu từ Nhật ký tài khoản 214. Số phát sinh bên Nợ lấy từ phần “Ghi Nợ TK 214, ghi Có các TK” trên Nhật ký TK 214. Số phát sinh bên Có lấy từ phần “Ghi Có TK 214, ghi Nợ các TK” trên Nhật ký TK 214. Tương tự như sổ cái TK 211 được mở theo quý và năm, sổ cái TK 214 cũng được mở theo quý và năm.
- Ngoài ra còn có sổ cái và các NKCT có liên quan khác như NKCT số 9, bảng kê 4, 5 để tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ.
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP-TKV
Mẫu S04a-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
NHẬT KÝ TÀI KHOẢN 2141 (HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH)
Tài khoản: 214_Hao mòn tài sản cố định
Quý II năm 2008
Dư có đầu quý:
6.132.915.879
Stt
Ngày
N2111
N2114
N6274
N64204
Công_có
C2113
Công_no
1
01/04
25.094.187
4.997.866
30.092.053
2
30/04
118.797.565
7.726.545
126.524.110
3
13/05
313.889.000
313.889.000
4
31/05
132.556.835
7.726.545
140.283.380
5
30/06
132.751.617
7.726.545
140.478.162
Cộng:
25.094.187
4.997.866
384.106.017
23.179.634
437.377.704
313.889.000
313.889.000
Dư có cuối quý:
6.256.404.583
Lập, ngày…...tháng…..năm…..
KẾ TOÁN GHI SỔ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.12: Nhật ký tài khoản 2141 (Hao mòn tài sản cố định hữu hình)
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ MỎ VÀ CÔNG NGHIỆP-TKV
Mẫu S05-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của BTC)
Số dư đầu quý
Sổ cái tài khoản 214
Nợ
Có
Quý II năm 2008
6.132.915.879
TK đối ứng
Tháng 04
Tháng 05
Tháng 06
Tổng cộng
N2111
25.094.187
25.094.187
N2114
4.997.866
4.997.866
N6274
118.797.565
132.556.835
132.751.617
384.106.017
N64204
7.726.545
7.726.545
7.726.545
23.179.634
C2113
313.889.000
313.889.000
Cộng PS nợ
313.889.000
313.889.000
Cộng PS có
156.616.163
140.283.380
140.478.162
437.377.704
Dư nợ cuối tháng
0,00
Dư có cuối tháng
6.289.532.042
6.115.926.422
6.256.404.583
6.256.404.583
Ngày…...tháng…..năm…..
KẾ TOÁN GHI SỔ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.13: Sổ cái tài khoản 214.
2.4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ tại Công ty.
Tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV, các nghiệp vụ về sửa chữa TSCĐ chủ yếu là sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng, bảo quản TSCĐ. Chi phí phát sinh thường không lớn vì thế hạch toán trực tiếp vào chi phí SXKD trong kỳ. Do chi phí sửa chữa TSCĐ trong Công ty chủ yếu là sửa chữa nhỏ nên chứng từ để hạch toán sửa chữa thường là Hoá đơn giá trị gia tăng. Trên cơ sở đó, kế toán vào sổ nhật ký - chứng từ số 7. Tuỳ theo TSCĐ được sửa chữa, bảo dưỡng thuộc bộ phận nào thì chi phí sửa chữa, bảo dưỡng được hạch toán vào bộ phận đó. Từ NKCT số 7, cuối tháng kế toán vào sổ cái TK 627 hoặc TK 642, sổ cái TK 111 (nếu đã trả tiền cho bên sửa chữa, bảo dưỡng), sổ cái TK 331 (nếu chưa trả tiền cho bên sửa chữa, bảo dưỡng).
2.5. Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
2.5.1. Phân tích tình hình biến động TSCĐ tại Công ty.
Đơn vị tính: Đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. TSCĐHH
8.386.917.035
95,99
8.781.773.143
96,16
1. Nhà cửa vật kiến trúc
4.341.471.958
49,69
4.715.360.883
51,63
2. Phương tiện vận tải
2.255.760.109
25,82
2.583.602.927
28,29
3. Máy móc thiết bị
1.500.329.696
17,17
1.712.597.696
18,75
4. Thiết bị quản lý
289.355.272
3,31
310.211.636
3,40
II. TSCĐ vô hình
350.443.160
4,01
350.443.160
3,84
Tổng cộng
8.737.360.195
100,00
9.132.216.303
100,00
(Nguồn: Báo cáo chi tiết TSCĐ năm 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy TSCĐ của Công ty năm 2008 tăng lên so với năm 2007. Cụ thể nhà cửa vật kiến trúc tăng từ 4.341.471.958 đ lên 4.715.360.883 đ, phương tiện vận tải tăng từ 2.255.760.109 đ lên 2.583.602.927 đ., máy móc thiết bị tăng từ 1.500.329.696 đ lên 1.712.597.696 đ, thiết bị quản lý tăng từ 289.355.272 đ lên 310.211.636 đ. Riêng TSCĐ vô hình trong 2 năm không thay đổi. Điều này cho thấy quy mô TSCĐ của Công ty ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, chỉ dựa vào những số liệu trên chưa đủ để ta kết luận được tình hình đổi mới và sử dụng TSCĐ tại Công ty.
2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty.
Đơn vị: VNĐ.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Số tuyệt đối
%
Nguyên giá TSCĐ bình quân
8.267.856.590
9.369.876.570
1.102.019.980
13,329
Tổng doanh thu thuần
78.858.800.914
89.953.353.494
11.094.552.580
14,069
Lợi nhuận gộp
7.653.861.106
11.713.744.309
4.059.883.203
53,044
Sức sản xuất
9,538
9,600
0,062
Sức sinh lợi
0,926
1,250
0,324
Suất hao phí
0,105
0,104
-0,001
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008 khối Công ty)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2008 nhìn chung tăng không đáng kể so với năm 2007. Cụ thể là sức sản xuất của TSCĐ năm 2009 là 9,600 tức là cứ một đồng TSCĐ bình quân đem lại 9,600 đồng doanh thu, như vậy sức sản xuất của TSCĐ năm 2008 đã chỉ tăng lên một chút so với năm 2007, từ 9,538 năm 2007 chỉ tăng lên là 9,600 năm 2008, tức tăng 0,062. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty tăng lên không đáng kể. Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2008 là 1,250 chứng tỏ cứ một đồng TSCĐ bình quân đem lại 1,250 đồng lợi nhuận gộp. Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2008 có tăng mạnh hơn sự tăng của sức sản xuất năm 2008 so với năm 2007. Suất hao phí của TSCĐ năm 2008 là 0,104 tức là để tạo ra được một đơn vị doanh thu thuần Công ty cần 0,104 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân. Suất hao phí của năm 2008 có thấp hơn một chút so với năm 2007 là 0,001, điều này cũng phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2008 có tăng hơn một chút so với năm 2007. Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2008 có tăng hơn so với năm 2007, nhưng tốc độ tăng là không đáng kể .
Phần 3:
Hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
3.1. Đánh giá khái quát công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
Có thể nói Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - TKV đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ tiền thân là Viện nghiên cứu thiết kế mỏ sau trở thành Công ty tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp và đến nay chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Công ty đã khẳng định một chỗ đứng và vai trò quan trọng trong ngành than và khoáng sản nói riêng cũng như trong nền kinh tế nói chung. Trải qua quá trình phát triển lâu dài Công ty đã trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt. Từ một Viện nghiên cứu thiết kế mỏ, Công ty đã tạo cho mình một hướng đi đúng đắn và tạo được uy tín trên thị trường. Sự lớn mạnh của Công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế, thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được đổi mới và nâng cao.
Trong điều kiện hiện nay sản phẩn của Công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác ỏ trong nước và nước ngoài. Đó là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Vì vậy để tồn tại, phát triển và cạnh tranh có hiệu quả Công ty đã đầu tư, đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng những sản phẩm Công ty tạo ra. Công tác đầu tư mua sắm, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ cũng như việc quản lý và sử dụng TSCĐ đang được Công ty hết sức quan tâm.
Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp, bằng những kiến thức học được cũng như thực tế ghi nhận được ở Công ty trong thời gian này, cùng với sự giúp đỡ và góp ý của cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thu Liên và tập thể cán bộ trong phòng Tài chính kế toán của Công ty, em nhận thấy công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty.
* Về tổ chức bộ máy kế toán: Mô hình kế toán tập trung đã giúp cho công tác kế toán được thực hiện một cách có hiệu quả, phù hợp với đặc thù của Công ty về quy mô, loại hình hoạt động kinh doanh, trình độ và khả năng quản lý cũng như phương tiện vật chất phục vụ cho công tác quản lý tại Công ty. Thêm vào đó, với mô hình kế toán này có ưu điểm là đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung, dễ phân công công tác, dễ kiểm tra, xử lý thông tin và thông tin luôn được cung cấp kịp thời đầy đủ.
* Về chứng từ kế toán: Bộ chứng từ kế toán phát sinh luôn được lập đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Công ty sử dụng các mẫu chứng từ về TSCĐ như: Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ… đúng như mẫu của Bộ tài chính ban hành. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập, luân chuyển, lưu trữ và bảo quản chứng từ cũng như việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ kế toán.
Quy trình luân chuyển chứng từ đã được tổ chức một cách chặt chẽ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận có liên quan từ Hội đồng quản trị đến Giám đốc, các bộ phận, phòng ban và kế toán phần hành TSCĐ.
* Về tài khoản kế toán: Công ty cũng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trên cơ sở đó, Công ty đã xây dựng hệ thống danh mục tài khoản phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh của Công ty.
* Về hình thức ghi sổ: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ. Ưu điểm của hình thức này là khá rõ ràng, mạch lạc, cung cấp kịp thời thông tin và phản ánh chi tiết, cụ thể công tác kế toán, tiện lợi cho việc phân công ghi chép và lưu trữ tài liệu kế toán.
* Về hệ thống báo cáo: Cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty lập báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài Chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh…Ngoài ra, Công ty còn lập thêm một số báo cáo quản trị như theo quy định của tập đoàn than và khoáng sản.
Trên cơ sở các tài liệu sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, hàng quý, năm kế toán lập các báo cáo về TSCĐ để cung cấp thông tin về TSCĐ theo yêu cầu của lãnh đạo cấp trên như: Báo cáo chi tiết tăng, giảm TSCĐ, Báo cáo chi tiết TSCĐ…
* Về phân loại TSCĐ: Kế toán đã phân loại TSCĐ hiện có của Công ty theo đúng quy định hiện hành của nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng của Công ty. Cách phân loại cụ thể rõ ràng giúp cho công tác kế toán quản lý và hạch toán TSCĐ được thuận tiện và hiệu quả hơn.
3.1.2. Những nhược điểm trong công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty.
* Về phân loại TSCĐ.
Hiện nay Công ty mới chỉ đang áp dụng 2 hình thức phân loại TSCĐ là phân loại hình thái biểu hiện và theo bộ phận sử dụng. Với cách phân loại đó sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý TSCĐ. Cụ thể, việc không phân loại theo trình trạng sử sử dụng và nguồn hình thành sẽ gây khó khăn cho kế toán trong việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ đưa vào SXKD. Kế toán không nắm được chính xác có bao nhiêu TSCĐ hiện đang sử dụng, có bao nhiêu TSCĐ đã khấu hao hết hoặc hư hỏng; hay TSCĐ được hình thành từ những nguồn nào...Với cách phân loại trên giúp cho Công ty có thể đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn, tăng cường hơn nữa nguồn đầu tư cho TSCĐ. Đồng thời qua đó Công ty cũng nắm rõ được tình trạng kỹ thuật của TSCĐ hiện có để có kế hoạch thanh lý nhượng bán hay sửa chữa các TSCĐ đã khấu hao hết hoặc TSCĐ bị hư hỏng.
* Về phương pháp khấu hao TSCĐ.
Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐ hiện có. Việc áp dụng phương pháp khấu hao như vậy là chưa hợp lý. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính, đơn giản song lại không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng TSCĐ, có sự chênh lệch khá lớn giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ đó, không phản ánh đúng mức khấu hao cần trích theo cường độ sử dụng TSCĐ (Hao mòn thực tế của TSCĐ) và tốc độ thu hồi vốn chậm. Theo phương pháp này mức trích khấu hao không thay đổi theo các năm trong khi đó khả năng kinh doanh của các TS ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Lúc TSCĐ còn mới thì hiệu quả sử dụng cao, lúc TSCĐ cũ kỹ lạc hậu thì hiệu quả sử dụng thấp. Có nhiều TSCĐ như máy vi tính thì mức hao mòn tăng dần do đó muốn thu hồi vốn nhanh phải rút ngắn thời gian sử dụng của TSCĐ.
Bên cạnh đó, trong công thức tính khấu hao, Công ty không trừ đi giá trị thu hồi ước tính vào giá trị khấu hao. Do vậy khi những TSCĐ đã khấu hao hết và giá trị còn lại bằng không nhưng vẫn chưa được thanh lý nhượng bán sẽ làm ứ đọng vốn.
* Về việc đầu tư TSCĐ.
Hiện này nguồn vốn đầu tư TSCĐ của Công ty chủ yếu là vốn Công ty tự bổ sung. Điều này dẫn đến việc hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung không cao. Trong điều kiện kinh tế thị trường, Công ty có thể khai thác nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ rất phong phú. Vốn đầu tư TSCĐ có thể là nguồn vốn do liên doanh liên kết, vốn vay dài hạn…các nguồn vốn này nếu được tận dụng sẽ mang lại hiệu quả cao.
* Về hoạt động thanh lý TSCĐ.
Hiện nay Công ty vẫn còn những TSCĐ đã khấu hao hết không còn phục vụ cho quá trình SXKD, song việc thanh lý những tài sản này vẫn chưa được thực hiện. Điều này dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, gây lãng phí.
*Về hệ thống sổ kế toán.
Công ty sử dụng hình thức sổ NKCT. Với bộ phận kế toán TSCĐ, NKCT được mở riêng cho tài khoản TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình. Nhìn chung mẫu sổ NKCT là hợp lý và thể hiện sự phân công công việc rõ ràng tránh trùng lặp giữa các bộ phận. Tuy nhiên mẫu sổ NKCT vẫn còn tồn tại những nhược điểm. Mẫu NKCT không có cột số hiệu chứng từ, cột diễn giải. Cột này có tác dụng chỉ rõ nội dung của nghiệp vụ đã phát sinh. Như vậy chỉ nhìn vào NKCT, người đọc sẽ không hiểu rõ được nghiệp vụ đó phát sinh như thế nào nếu không xem các bảng có liên quan như báo cáo chi tiết tăng, giảm TSCĐ. Thêm vào đó các nghiệp vụ phát sinh cùng ngày được ghi cùng trên một dòng, điều này dễ dẫn đến sự chồng chéo, không làm rõ được các nghiệp vụ phát sinh.
* Về việc áp dụng phần mềm kế toán.
Hiện nay Công ty vẫn chưa áp dụng phần mềm kế toán phục vụ cho công tác hạch toán kế toán. Công tác hạch toán vẫn thực hiện dưới hình thức thủ công. Các nghiệp vụ kế toán phát sinh được hạch toán, tính toán ghi chép thủ công trên các sổ kế toán, việc cộng sổ, tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ, lập các báo cáo…được thực hiện bằng công cụ máy tính nên mất rất nhiều thời gian, công sức, khả năng xảy ra nhầm lẫn sai sót là cao và khi xảy ra sai sót phải tính toán lại. Tuy tại phòng kế toán mỗi người được trang bị một máy vi tính riêng nhưng máy tính thường chỉ dùng để lập các bảng, biểu tổng hợp, lên các báo cáo bằng công cụ tính toán là excel. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân viên kế toán và hiệu quả công việc không cao.
3.2. Phương hướng hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty.
Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, những thành tựu của nó trở thành một trong những yếu tố trực tiếp và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Bởi thế doanh nghiệp nào biết quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ, đổi mới máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại sẽ giành được nhiều ưu thế trong cạnh tranh.
TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư doanh nghiệp. Quản lý tốt các hoạt động liên quan tới TSCĐ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt trạng thái TSCĐ một cách nhanh chóng để đưa ra kế hoạch và quyết định kịp thời, hỗ trợ nâng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, bảo vệ đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy hoàn thiện công tác kế toán, và từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là vấn đề hết sức cần thiết không chỉ trong Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV mà cho toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty.
* Ý kiến thứ nhất: Về công tác phân loại TSCĐ.
Đối với TSCĐ. hiện nay tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV, kế toán tiến hành phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện và theo bộ phận sử dung. Các cách phân loại này thì đúng nhưng chưa đủ. Với số liệu hiện nay Công ty có thể tiến hành phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ, theo mục đích, tình hình sử dụng TSCĐ. Mẫu bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành và theo mục đích, tình hình sử dụng như sau:
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
Nguồn vốn tự bổ sung
Nguồn vốn vay
Nguồn vốn liên doanh, liên kết
Nguồn vốn khác
Tổng
Biểu số 3.1: Mẫu phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
Loại TS
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD
TSCĐ dùng cho phúc lợi
TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng
TSCĐ chờ xử lý
Tổng
Biểu số 3.2: Mẫu phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng.
Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành nhằm mục đích quản lý nguồn tài trợ để có kế hoạch cơ cấu, trả hay bù đắp nguồn tài trợ. Ví dụ: TSCĐ hình thành từ vốn vay thì Công ty cần xem xét khả năng sinh lợi của TSCĐ nhằm bù đắp vốn và lãi vay và lên kế hoạch trả khoản vay một cách hợp lý. Hiện nay xu hướng đa dạng hoá các hình thức vốn đầu tư TSCĐ đang là xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
Việc không phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng sẽ rất khó khăn để xác định chính xác hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như tỷ trọng đầu tư TSCĐ vào SXKD thì phải xem xét bảng kê danh mục tài sản và cộng từng bộ phận. Công ty nên phân loại theo tiêu thức này vì giúp cho nhà quản lý TSCĐ trong và ngoài SXKD. Từ đó giúp cho việc đánh giá phân tích tình hình sử dụng TSCĐ đem lại lợi ích cao nhất. Đồng thời có kế hoạch xử lý những TSCĐ còn tồn để kịp thời thu hồi vốn, tái đầu tư TSCĐ. Đồng thời phân loại theo mục đích sử dụng sẽ giúp cho kế toán tiến hành phân bổ khấu hao cho các bộ phận một cách chính xác, hợp lý hơn.
* Ý kiến thứ hai: Khai thác tối đa nguồn đầu tư và thực hiện cơ cấu đầu tư TSCĐ hợp lý.
Hiện nay, các TSCĐ trong Công ty chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn tự bổ sung, vì vậy nên Công ty nên huy động thêm nguồn vốn, tích cực tìm kiếm các nguồn đầu tư khác cho TSCĐ như: Nguồn đầu tư cho TSCĐ từ vốn vay ngân hàng hoặc vay các tổ chức tín dụng, nguồn đầu tư cho TSCĐ từ các hoạt động liên doanh, liên kết hay các hình thức như thuê TSCĐ, bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính. Điều đó sẽ giúp tăng cường công tác đầu tư mua sắm, đổi mới TSCĐ và sử dụng có hiệu quả hơn TSCĐ nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động SXKD.
* Ý kiến thứ ba: Về công tác hạch toán khấu hao TSCĐ.
Đầu tiên, về lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp này có ưu điểm là cách tính đơn giản, dễ hiểu, mức khấu hao được tính vào giá thành đều đặn. Tuy nhiên, theo chế độ hiện hành thì một doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời 3 phương pháp khấu hao là: phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty nên áp dụng như sau:
Đối với nhà cửa, vật kiến trúc: nên áp dụng khấu hao theo đường thẳng.
Đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nên áp dụng khấu hao phương pháp theo số dư giảm dần có điều chỉnh, bởi những TS này thường tham gia trực tiếp vào quá trình SXKD của Công ty.
Về đối tượng, điều kiện áp dụng cũng như phương pháp tiến hành của các phương pháp khấu hao trên đã được quy định rõ trong Quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho một số TSCĐ sẽ giúp Công ty thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn và đầu tư tốt hơn cho TSCĐ.
Thứ hai, trong công thức tính khấu hao, Công ty không trừ đi giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ. Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03) có hướng dẫn đưa giá trị thu hồi ước tính vào công thức tính khấu hao song song theo quyết định 206/203/QĐ – BTC thì không có hướng dẫn. Sự khác biệt đó làm Công ty khó khăn trong việc lựa chọn công thức tính khấu hao hợp lý. Xét thấy với xu thế phát triển của Công ty hiện nay, máy móc thiết bị đổi mới không ngừng nên dù máy móc thiết bị đã hết khấu hao, không còn giá trị sử dụng với Công ty nhưng khi thanh lý nhượng bán vẫn có giá trị cao về mặt thanh lý. Việc tính đến giá trị thu hồi ước tính trong công thức tính khấu hao không những hợp lý mà còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong Công ty đối với TSCĐ. Khi có mất mát hư hỏng Công ty sẽ dễ dàng quy kết trách nhiệm và yêu cầu bồi thường cho các đối tượng liên quan.
* Ý kiến thứ tư: Về thanh lý TSCĐ không cần dùng.
Để bảo đảm tránh tình trạng ứ đọng vốn và gây lãng phí cho Công ty thì Công ty nên đẩy hoạt động thanh lý TSCĐ để thu hồi vốn và tái đầu tư mới TSCĐ. Do vậy, những TSCĐ đã khấu hao hết thuộc phòng ban, bộ phận nào sử dụng thì bộ phận phòng ban đó nên lập Biên bản đề nghị trình lên Giám đốc Công ty phê duyệt để thanh lý TSCĐ đó. Đồng thời, Công ty cũng nên có các biện pháp để khuyến khích người mua khi thanh lý các TSCĐ này. Cụ thể, khi thanh lý các TSCĐ này, Công ty có thể ưu tiên cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty hơn. Ví dụ như Công ty quy định mức giá đối thanh lý TSCĐ với cán bộ, công nhân viên trong Công ty thấp hơn với người ngoài, khi thanh lý nếu trong Công ty không có ai mua thì mới tiếp tục thanh lý ra bên ngoài.
* Ý kiến thứ năm: Về hệ thống sổ kế toán.
Đối với hệ thống sổ chi tiết:
Trên thẻ TSCĐ, kế toán nên ghi ngắn gọn những đặc điểm kỹ thuật của mỗi TS và các bộ phận cấu thành thể hiện đặc trưng kỹ thuật của nó. Ví dụ trên thẻ TSCĐ, với TSCĐ là ôtô FORD EVEREST, kế toán nên bổ sung thông tin về số khung số máy, số động cơ trên thẻ. Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý TSCĐ vì Công ty còn có các TSCĐ khác cùng loại. Ngoài ra để kế toán có thể phản ánh được chính xác giá trị của TS cũng như tình hình sử dụng và trách nhiệm trong tình hình sử dụng TSCĐ, trên thẻ cần được bổ sung những chỉ tiêu sau:
+ Phương pháp khấu hao Công ty áp dụng cho TSCĐ.
+ Thời gian sử dụng dự kiến.
+ Bộ phận (cá nhân) chịu trách nhiệm vật chất đối với TSCĐ.
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: TS 200708
Ngày 24/04/2008 lập thẻ
Căn cứ vào biên bản giao nhận giao nhận TSCĐ số:Ngày 24/04/2008
Tên, Ký hiệu mã , quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Xe ôtô FORD EVEREST 7 chỗ (30L-2767)
Số hiệu: TSCĐ PTVT 2007
Số khung: RL 05 DUHMM8GRO 8353
Số máy: WLAT 917288
Nước sản xuất (xây dựng):Việt Nam, Năm sản xuất :2007
Bộ phận quản lý sử dụng, chịu trách nhiệm: VP. Năm đưa vào sử dung: 2008
Công suất, diện tích, thiết kế:4x4
Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao theo đường thẳng.
Thời gian khấu hao ước tính: 36 tháng.
Đình chỉ tài sản cố định ngày:
Lý do đình chỉ:
Số ct
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn tài sản cố định
Ngày
Diễn giải
Nguyên Giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
24/04/2008
Mua mới
641.731.818
2008
39.811.141
39.811.141
Biểu số 3.3: Trích mẫu thẻ TSCĐ.
Đối với hệ thống sổ tổng hợp:
Việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ tổng hợp được thực hiện chính xác, hợp lý song đối với sổ NKCT nên có một số thay đổi cho phù hợp hơn và thuận tiện trong công tác kiểm tra. Mỗi nghiệp vụ phát sinh nên được ghi thành 1 dòng riêng, đặc biệt các nghiệp vụ phát sinh trong cùng một ngày.
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9-TSCĐ
TK 211: TSCĐ hữu hình
Quý II năm 2008
Dư nợ đầu quý:
…
Stt
SH
Ngày
Diễn giải
N214
…
Cộng_có
C331192
C214
…
Cộng_no
24/04
Mua xe ôtô Ford 7 chỗ chưa trả tiền
608.276.881
608.276.881
…
Cộng
…
…
…
…
…
…
Dư nợ cuối quý:
…
Biểu số 3.4: Mẫu nhật ký chứng từ số 9
* Ý kiến thứ sáu: Về việc áp dụng phần mềm kế toán.
Để nâng cao hiệu quả công việc, giảm thời gian làm việc và khối lượng công việc cho các kế toán viên, Công ty nên áp dụng một phần mềm kế toán. Công ty có thể ký kết hợp đồng với các Công ty chuyên bán phần mềm kế toán hoặc thuê các công ty phần mềm thiết kế phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty. Muốn vậy, Công ty nên kết hợp chặt chẽ với các công ty thiết kế phần mềm kế toán trong việc hoàn thiện, chuẩn hoá hệ thống sổ sách chứng từ để phần mềm kế toán nhanh chóng đựơc đưa vào sử dụng.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, tổ chức công tác hạch toán TSCĐ không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ, hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng mà phải đi đôi với việc xây dựng quy chế, trách nhiệm vật chất trong quá trình sử dụng TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác quản lý TSCĐ cũng như phân tích đánh giá hiệu quả quản và sử dụng TSCĐ là hết sức cần thiết đối với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV. Mặt khác để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ, bên cạnh việc tổ chức quản lý TSCĐ thì công tác hạch toán TSCĐ cũng phải thực hiện đúng theo chế độ quy định để khắc phục, sửa đổi những điểm còn hạn chế. Đồng thời xuất phát từ thực tế của Công ty, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ Công ty nên chú trọng các vấn đề sau:
* Đầu tư TSCĐ hợp lý về cơ cấu, lựa chọn mua sắm các máy móc kỹ thuật hiện đại: Công ty nên mua sắm đầu tư theo nhu cầu thực tế của Công ty đồng thời phân bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng để tránh tình trạng nhiều bộ phận, phòng ban có nhiều TSCĐ thừa không sử dụng trong khi đó các bộ phận khác lại có nhu cầu phải đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ. Đồng thời cơ cấu tỷ lệ các loại TSCĐ trong tổng số TSCĐ cũng cần được tính toán đầu tư cho hợp lý tránh tình trạng đầu tư quá nhiều TSCĐ thuộc một bộ phận nào đó. Điều này là rất cần thiết đối với Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV do cơ cấu TSCĐ của Công ty vẫn chưa hợp lý.
* Công ty cần tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình SXKD.
Để làm được điều này, Công ty cần thực hiện câc công việc sau:
- Mạnh dạn thanh lý, nhượng bán các TSCĐ lạc hậu, hiệu quả sử dụng kém, TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng không dùng được nữa để tránh tình trạng ứ động vốn.
- Thường xuyên quan tâm đến việc bảo tồn vốn cố định, quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, không để mất mát, hư hỏng TSCĐ một cách không đáng có. Đồng thời phải quản lý chặt chẽ TSCĐ về hiện trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng và công suất thiết kế để có các biện pháp bảo dưỡng nâng cấp sửa chữa kịp thời. Cuối mỗi kỳ bên cạnh việc kiểm kê TSCĐ Công ty nên tiến hành đánh giá lại TSCĐ để kết hợp với việc bảo toàn và phát triển vốn cố định.
- Ngoài ra Công ty nên chú ý tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao để có thể sử dụng, vận hành tốt và khai thác tối đa các máy móc thiết bị hiện đại.
* Tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ, việc phân tích tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Thông tin trong báo cáo quản trị giúp cho các nhà quản trị ra quyết định quản lý vì vậy tổ chức tốt công tác hạch toán giúp nhà quản trị có giải pháp tăng cường, quản lý, kiểm tra quá trình kinh doanh, sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng. Công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng TSCĐ mỗi kỳ. Bên cạnh việc đánh giá tổng quát tình hình sử dụng TSCĐ, Công ty nên đi sâu phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị thông qua số lượng, thời gian làm việc và hiệu lực của máy móc thiết bị. Việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ giúp Công ty phát hiện được những mặt tốt đã đạt được cũng như khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc nghiên cứu đổi mới công tác hạch toán TSCĐ là việc mang tính chất quan trọng, nó quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Do đó, trong giai đoạn này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất chú trọng đến việc đổi mới, hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình nhằm không ngừng bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Qua quá trình học tậ nghiên cứu tại trường và qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV, em nhận thấy giữa lý thuyết và thực tế ở đơn vị có một khoảng cách nhất định. Do đó để đảm bảo cho việc vận dụng lý luận cơ bản vào thực tiễn mà vẫn đúng chế độ, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi người kế toán phải luôn tìm tòi học hỏi, suy nghĩ sáng tạo. Từ đó, được sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thu Liên và sự hướng dẫn của tập thể cán bộ phòng tài chính - kế toán Công ty em đã cố gắng để hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề này được dựa trên những lý luận cơ bản và thực tiễn tổ chức hạch toán công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập tại Công ty còn ít và do trình độ bản thân còn hạn chế nên chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy, cô để chuyên đề của em hoàn thiện hơn cả về nội dung và hình thức. Đồng thời giúp em hiểu được vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng tài chính - kế toán đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại quí Công ty. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thu Liên đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - TKV.
Sơ đồ 1.2
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
Sơ đồ 1.3
Trình tự hạch toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
Sơ đồ 2.1
Quy trình hạch toán TSCĐ tại Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
Biểu số 2.2
Thẻ Tài sản cố định số TS200708
Biểu số 2.3
Thẻ tài sản cố định số TS200297
Biểu số 2.4
Báo cáo chi tiết tăng TSCĐ
Biểu số 2.5
Báo cáo chi tiết giảm TSCĐ.
Biểu số 2.6
Sổ Tài sản cố định.
Biểu số 2.7
Nhật ký - chứng từ số 9.
Biểu số 2.8
Sổ cái tài khoản 211.
Biểu số 2.9
Bảng tính khấu hao TSCĐ.
Biểu số 2.10
Bảng tính khấu hao TSCĐ theo bộ phận.
Biểu số 2.11
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
Biểu số 2.12
Nhật ký tài khoản 2141 (Hao mòn tài sản cố định hữu hình)
Biểu số 2.13
Sổ cái tài khoản 214.
Biểu số 3.1
Mẫu phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành.
Biểu số 3.2
Mẫu phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng.
Biểu số 3.3
Trích mẫu thẻ TSCĐ.
Biểu số 3.4
Mẫu nhật ký chứng từ số 9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BC
Báo cáo
TS
Tài sản
TSCĐ
Tài sản cố định
TSCĐHH
Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH
Tài sản cố định vô hình
HĐQT
Hội đồng quản trị
NKCT
Nhật ký - chứng từ
SXKD
Sản xuất kinh doanh
KH
Khấu hao
GTGT
Giá trị gia tăng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Chuẩn mực số 03 “TSCĐ hữu hình”, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp - chủ biên PGS.TS Đặng Thị Loan, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp - chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Công, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
5. Nghị định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
6. Tài liệu phòng tài chính - kế toán Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21838.doc