Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán xuất khẩu tại công ty giầy Hải Dương

Công ty giầy Hải Dương là một công ty được bắt đầu từ một cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Trong những năm qua cùng với sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Cuối cùng công ty đã tìm ra hướng đi mới để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường sôi động. Công ty đã quyết định mua máy trả chậm của công ty FREEDOM- Hàn Quốc, công ty vừa giải quyết được khó khăn trong việc thiếu vốn để đổi mới dây chuyền công nghệ đồng thời lại có thị trường tiêu thụ trong 5 năm qua hợp đồng luôn tỏ ra có hiệu quả, sản phẩm giầy thể thao xuất khẩu của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới. Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ hợp lý. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, phù hợp với quy mô và đặc điểm của công ty nhưng công ty lại lập các chứng từ ghi sổ và vào sổ cái vào cuối quý nên khối lượng công việc bị dồn vào cuối quý. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã giúp công ty theo dõi phản ánh được thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư. Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp đảm bảo được nguyên tắc phân phối lao động. Hơn nữa, công ty đưa ra đơn giá công đoạn là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo công bằng trong việc trả lương vì các công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau. Chính sự cố gắng, từng bước hoàn thiện trong tổ chức công tác kế toán đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển của công ty. Phòng kế toán công ty thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt rút kinh nghiệm tổ chức các buổi họp mặt rút kinh nghiệm, đề ra các phương hướng mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác.

doc68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán xuất khẩu tại công ty giầy Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c da Hải Hưng”. Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt tại: 99 - Phủ Lỗ - Hải Tân - Hải Dương. Với tổng mức vốn kinh doanh ban đầu: 905.361.376 đồng. (Trong đó vốn cố định là: 580.223.026 đồng, vốn lưu động 321.180.350 đồng). Theo nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước cấp 365.435.350, vốn doanh nghiệp tự bổ sung 48.126.050, vốn vay 491.799.976. Ngày 05/07/1984 chấp hành Nghị quyết của Ban thường vụ tỉnh ủy Hải Hưng, UBND tỉnh đã ký quyết định thành lập Xí nghiệp thuộc da và chế biến da với nhiệm vụ thu mua da của gia súc giết mổ ở các địa phương, tập trung lại để thuộc và chế biến thành da từ đó dùng để sản xuất các đồ dùng bằng da như: bóng, cặp, túi sách... phục vụ cho nhu cầu trong nước. Như vậy theo tính toán trên lý thuyết thì dự án này tỏ ra có hiệu quả về mặt kinh tế vì vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng về các mặt hàng da vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu khai thác được trong nước tránh lãng phí. Nhưng khi thực thi Xí nghiệp đã gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất là do điều kiện về trình độ kỹ thuật, công nghệ thuộc da còn kém, thứ hai là việc tận dụng da khó thực hiện. Cho nên Xí nghiệp đã không thành công ngay từ bước đầu. Trước khó khăn đó Xí nghiệp đã nhanh chóng chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Được sự cho phép của ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Hưng, Xí nghiệp đã đổi tên thành “ Xí nghiệp da giầy Hải Hưng”. Từ năm 1985 đến năm 1988 Xí nghiệp da giầy Hải Hưng với trên 120 công nhân đã sản xuất ra nhiều sản phẩm bằng da phục vụ cho nhân dân trong nước. Tháng 10/1988 được sự giúp đỡ của Hội liên hiệp da giầy Việt Nam, xí nghiệp đã nhập 2 dây chuyền may đồng bộ của Nhật Bản và Liên Xô với nhiệm vụ chuyên may mũ giầy xuất khẩu cho Liên Xô, găng tay da cho Đức, Ba Lan... Đến cuối năm 1989, thị trường Đông Âu có nhiều biến động các mặt hàng xuất khẩu của xí nghiệp sang thị trường này gặp khó khăn không tiêu thụ được. Hơn nữa là một xí nghiệp với quy mô nhỏ, dây chuyền công nghệ còn lạc hậu nên mặt hàng sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thời gian này, xí nghiệp gặp muôn vàn khó khăn: sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, công nhân không có việc làm... Năm 1993 do yêu cầu của công tác sản xuất phù hợp với những vấn đề do thị trường đặt ra như chất lượng sản xuất, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá thành, giá bán... và được sự đồng ý của Sở công nghiệp, UBND tỉnh trong việc thành lập lại Doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 388 của Thủ tướng Chính phủ, xí nghiệp đã chủ động cải tiến bộ máy quản lý từ mô hình xí nghiệp thành mô hình Công ty với nhiều phân xưởng sản xuất và mang tên“ Công ty giầy Hải Hưng”. Đến cuối năm 1993 công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện tiếp thu công nghệ mới, thực hiện chủ trương đó Công ty giầy Hải Hưng đã tiếp cận với Công ty FREEDOM - Hàn Quốc. Công ty này đã đồng ý bán máy trả chậm cho công ty và nhận bao tiêu sản phẩm với một số điều kiện là: Công ty FREEDOM cung cấp những nguyên liệu chính và mua lại sản phẩm theo giá mà bên FREEDOM đã đưa ra. Công ty giầy Hải Hưng đã nhận thấy với phương thức này sẽ giúp cho Công ty có vốn, có thị trường tiêu thụ để mở rộng sản xuất, đổi mới được dây chuyền công nghệ, phát huy được lực lượng có tay nghề của Công ty. Qua tính toán cho thấy về lâu dài, phương thức này tỏ ra có hiệu quả. Công ty đã quyết định ký hợp đồng nhập 3 dây chuyền sản xuất giầy thể thao xuất khẩu trị giá 1.176.000 USD, đồng thời công ty đã tiến hành nâng cấp, sửa chữa lại và xây dựng thêm hệ thống nhà xưởng, tuyển thêm công nhân, đào tạo mới và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân của công ty với sự giúp đỡ của các chuyên gia Hàn Quốc. Tháng 7/1994 lắp đặt và chạy thử 3 dây chuyền sản xuất, tháng 9/1994 Công ty đã chính thức đi vào hoạt động chuyên sản xuất giầy thể thao xuất khẩu cho các nước Đông Âu như: Anh, Ba Lan... Sản lượng sản xuất ra ngày càng tăng và được thị trường chấp nhận... Điều này thể hiện qua con số sản lượng sau: Chỉ tiêu Năm 1994 Năm 1995 Sản lượng 317.000 đôi 800.000 đôi Doanh thu 17.000.000 đồng 43.000.000 đồng Chỉ qua 2 năm 1994 và 1995 bắt đầu đi vào sản xuất Công ty đã thành công và đạt được kết quả khả quan ngay từ bước đầu Công ty không những tăng sản lượng sản xuất hàng năm (Năm 1995 sản lượng tăng 2,5 lần so với năm 1994 mà sản phẩm giầy thể thao của công ty sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường do đó sản xuất ra tiêu thụ hết. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu: ta thấy doanh thu năm 1995 là 43 tỷ đồng tăng 2,5 lần so với năm 1994). Đây thực sự là sự khởi đầu tốt đẹp, là tiền đề cho cả quá trình đi lên của Công ty. Tháng 1 năm 1997 tỉnh Hải Hưng được tách thành hai tỉnh: Hải Dương và Hưng Yên. Từ đó, Công ty giầy Hải Hưng trực thuộc Sở công nghiệp Hải Dương và được đổi tên thành “Công ty giầy Hải Dương”. Hiện nay “Công ty giầy Hải Dương” là một doanh nghiệp thuộc Hội liên hiệp da giầy Việt Nam do UBND tỉnh Hải Dương quản lý. 1.2. Nhiệm vụ của Công ty giầy Hải Dương Nhiệm vụ chính của Công ty Giầy Hải Dương là sản xuất giầy thể thao xuất khẩu. Nguyên vật liệu sản xuất chính hiện nay là các loại da, giả da,đế... đều nhập từ Hàn Quốc. 1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty giầy Hải Dương Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp có phát triển thì nền kinh tế mới tăng trưởng vững mạnh. Để đạt được điều đó thì quan trọng hơn cả là việc tổ chức một bộ máy quản lý vừa gọn nhẹ vừa có hiệu quả. Do có sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển theo xu thế chung, nhất là trong điều kiện vừa chuyển từ mô hình xí nghiệp nên mô hình công ty với nhiều phân xưởng. Công ty giầy Hải Dương đã hết sức cố gắng từng bước chấn chỉnh và hoàn thiện bộ máy quản lý. Qua nhiều năm, Công ty đã dần dần tổ chức được bộ máy tương đối gọn nhẹ, hiệu quả góp phần to lớn trong việc thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả lao động. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất. Chính vì vậy mà Công ty ngày càng mở rộng được quy mô sản xuất và đứng vững trên thị trường. Tổng số cán bộ công nhân viên là 1600 người trong đó nhân viên quản lý là 60 người, công nhân sản xuất tại các phân xưởng là 1540 người.Với số lượng cán bộ công nhân viên như trên bộ máy quản lý Công ty Giầy Hải Dương được quản lý theo sơ đồ sau: 1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Giầy Hải Dương Giám đốc Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc sản xuất phòng hành chính phòng tổ chức phòng kế toán tài vụ phòng vật tư phòng kế hoạch xuất nhập khẩu phòng kỹ thuật xưởng sản xuất xưởng cơ khí xưởng may xưởng gò ép xưởng chặt 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. + Ban lãnh đạo Công ty Giầy Hải Dương Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty về các vấn đề về đảm bảo quyền lợi của người lao động. Giám đốc là người quản lý cao nhất của công ty và là người quyết định cuối cùng các vấn đề quan trọng trong phạm vi Công ty. Phó giám đốc hành chính: Là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành, chỉ đạo kiểm tra các mặt công tác hành chính, tổ chức, sử dụng và quản lý lao động một cách hiệu quả. Phó giám đốc sản xuất: Là người giúp việc cho giám đốc phụ trách toàn bộ lĩnh vực sản xuất, thay mặt giám đốc điều hành sản xuất của công ty, đảm bảo quá trình sản xuất thực hiện đúng tiến độ. + Các phòng chức năng của Công ty Giầy Hải Dương Phòng tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính, thể lệ kế toán của Nhà nước, phản ánh kịp thời, thường xuyên toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính giúp giám đốc nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty. Phòng hành chính: Quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị, dấu chức danh theo đúng qui định. Phụ trách về điều kiện làm việc của các phòng ban. Quản lý và sử dụng các trang thiết bị liên quan đến công tác nghiệp vụ có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý. Phòng tổ chức: Quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự. Thực hiện qui trình tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ công nhân viên. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý đào tạo cán bộ công nhân viên. Xây dựng các chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho người lao động để phù hợp với điều kiện của Công ty. Phòng vật tư: - Lập và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư cho sản xuất. - Triển khai quy trình kiểm tra hàng hóa từ khâu nhập hàng, xuất hàng, ghi hàng vào sổ, xếp hàng hóa khoa học, hợp lý. - Quản lý số lượng, chất lượng hàng hóa khi tham gia kiểm kê. - Cập nhật được số lượng, chủng loại vật tư trong ngày, tháng, quí. Phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu: - Lập và triển khai kế hoạch sản xuất tới từng bộ phận. - Tiếp nhận chứng từ, tài liệu liên quan đến các đơn hàng sản xuất. - Dịch thuật các tài liệu từ nước ngoài ra tiếng Việt, lập các văn bản hồ sơ nhập hàng để trình với Hải quan sở tại. - Khiếu nại với khách hàng về số lượng, chất lượng hàng hóa sai quy cách. - Lập các chứng từ thanh toán với ngân hàng để đổi tiền khách hàng ra tiền Việt. - Lập các biểu mẫu báo cáo tình hình sản xuất và kinh doanh của đơn vị với các cơ quan chức năng quản lý. Phòng kỹ thuật - KCS: - Xây dựng cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, tổng hợp và đưa vào thực tiễn các sáng kiến cải tiến kỹ thuật phụ trách các vấn đề về mặt kỹ thuật sản xuất. - Bộ phận KCS có nhiệm vụ kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sản phẩm ở từng công đoạn để xử lý kịp thời những khiếm khuyết. Đánh giá được chất lượng hàng hóa của từng lô hàng trước khi xuất xưởng. Xưởng cơ khí: - Thực hiện sửa chữa, kiểm tra trung đại tu hoặc sửa chữa thay thế sự cố tức thì theo phương án kỹ thuật, lắp đặt các thiết bị, căn chỉnh độ chính xác của thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật, bảo trì thiết bị theo định kỳ, thay thế thiết bị theo bản vẽ thiết kế. Các xưởng sản xuất: Là nơi trực tiếp sản xuất sản phẩm. Như xưởng chặt, xưởng gò ráp, xưởng may, xưởng cán sấy, xưởng đế. - Xưởng chặt: Xưởng này được chia làm 2 bộ phận Bộ phận cán: chia làm 3 tổ, bộ phận này có nhiệm vụ cán một số nguyên liệu cần phải được áp dính vào nhau trước khi đem chặt Bộ phận chặt: chia làm 3 tổ, bộ phận này có nhiệm vụ nhận nguyên liệu từ kho là các loại da, giả da... và một số nguyên liệu đã cán do bộ phận cán chuyển sang để chặt thành các chi tiết nhỏ của một đôi giầy - Xưởng may: Xưởng may được chia làm 3 phân xưởng nhỏ đó là phân xưởng may I, phân xưởng may II, phân xưởng may III và một bộ phận thêu. Các phân xưởng may có nhiệm vụ nhận những chi tiết nhỏ của một đôi giầy do phân xưởng chặt chuyển sang cùng với các vật liệu phụ khác như chỉ may, gòn... từ kho để may thành các đôi mũ giầy. Bộ phận thêu nhận các đôi mũ giầy và thêu trang trí theo các mẫu thêu khác nhau tùy từng mẫu giầy. - Xưởng gò ráp: Xưởng gò ráp được chia thành 2 dây chuyền mỗi dây chuyền có 3 tổ. Xưởng này có nhiệm vụ nhận đế và các chất phụ gia từ kho chủ yếu là keo, nhận các đôi mũ giầy từ xưởng may chuyển sang để gò thành các đôi hoàn chỉnh. Xưởng này còn có một bộ phận chuyên đóng gói giầy và nhập kho thành phẩm được gọi là bộ phận đóng hộp. Để việc quản lý sản xuất ở từng phân xưởng được chặt chẽ, Công ty bố trí mỗi xưởng một quản đốc, một phó giám đốc, một kế toán và một thống kê xưởng. Các nhân viên xưởng này có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đôn đốc sản xuất đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như việc quản lý chi phí, tránh tình trạng lãng phí các yếu tố sản xuất. Ngoài các xưởng trực tiếp sản xuất sản phẩm còn có một số bộ phận gián tiếp sản xuất như: bộ phận cơ điện 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương 1.4.1. Hoạt động sản xuất. 1.4.1.1. Mặt hàng sản xuất của Công ty Giầy Hải Dương. Mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty là giầy thể thao các loại phục vụ cho hoạt động xuất khẩu như : + Giầy thể thao người lớn( da thật) Giầy TECONE Giầy BEWILL ........................ + Giầy thể thao người lớn( giả da) Giầy FERFECT Giầy MAGIC ........................ + Giầy trẻ em Giầy LEVI’S Giầy BOZ ........................ 1.4.1.2. Công nghệ sản xuất của Công ty Giầy Hải Dương Công nghệ sản xuất của Công ty Giầy Hải Dương được đánh giá là tiên tiến, dây chuyền công nghệ được nhập từ Hàn Quốc với sự hướng dẫn kỹ thuật của các kỹ sư Việt Nam và Hàn Quốc. Điều này đảm bảo quy trình sản xuất giầy thể thao tại công ty được liên tục, không bị gián đoạn về mặt thời gian, cũng như đảm bảo tốt mẫu mã chất lượng, đúng đủ số lượng kịp thời cho hoạt động xuất khẩu. Quy trình sản xuất giầy thể thao tại công ty trải qua các công đoạn sau: + Chặt: Nguyên liệu được lấy từ kho của công ty đó là các loại da, giả da, xốp... được đưa vào các máy chặt theo các cỡ dao khác nhau của từng cỡ giầy thành những chi tiết nhỏ của một đôi giầy. Có một số nguyên liệu như các loại vải cần phải trải qua công đoạn bồi( hay còn gọi là cán) để gia công cho áp dính 2 mặt vào nhau sau đó mới đem chặt. + May: Các chi tiết nhỏ được chuyển sang xưởng may để may thành các đôi mũ giầy. Việc may do các công nhân xưởng may thực hiện bằng các máy khâu chuyên dùng cho việc may giầy thể thao. Các đôi mũ giầy được chuyển qua công đoạn thêu dùng nguyên liệu là chỉ thêu màu theo mẫu được nhập từ Hàn Quốc. + Gò: Đế giầy lấy từ kho được kết hợp với các đôi mũ giầy, dùng cho các chất phụ gia chủ yếu là keo để gò thành đôi hoàn chỉnh. Sau cùng, các đôi giầy được đóng thành từng hộp và nhập kho thành phẩm. Việc đóng hộp sử dụng các nguyên liệu như: giấy, bìa cát tông, băng dính... Mũ giầy Đóng hộp Kho thành phẩm Hoàn chỉnh sản phẩm Nguyên liệu Bồi Chặt May Thêu Đế Quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao được khái quát bằng sơ đồ 1.4.1.3. Môi trường kinh doanh của Công ty Giầy Hải Dương. + Thị trường xuất khẩu Khách hàng hiện tại của Công ty giầy Hải Dương Châu Âu có : Italia, France, Austra, Germany, England .... Nam Mỹ có : Achentina, Chilê... Châu á có : Hàn Quốc , Nhật Bản. Thị trường EU là thị trường xuất khẩu giầy chủ yếu của Công ty giầy Hải Dương trong những năm qua. Song đây là một thị trường khó tính có sự đòi hỏi cao về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Mỹ là thị trường nhập khẩu giầy lớn nhất thế giới song số lượng xuất khẩu sang Mỹ của Công ty giầy Hải Dương còn hạn chế do Việt Nam chưa được hưởng Quy chế tối hụê quốc (Most Favoured Nation) nên khi giầy Việt Nam xâm nhập vào thị trường này còn chịu mức thuế cao (30%). Thị trường Nga và Đông Âu cùng là một thị trường khá tiềm năng của Công ty, song còn tồn tại khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này là khả năng thanh toán. + Nguồn lực của Công ty: Khả năng tài chính của Công ty giầy Hải Dương được thể hiện là tốt qua bảng sau: Đơn vị:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Vốn kinh doanh 50.638.500 39.560.000 47.076.000 a.Vốn cố định 10.510.000 13.542.424 12.566.000 b.Vốn lưu động 39.856.500 50.843.000 41.029.000 Vốn đầu tư hàng năm 1.500.000 2.000.000 1.950.000 Trong những năm qua với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, hoạt động sản xuất của Công ty tăng một cách rõ rệt thể hiện. Đơn vị : Đôi Tên sản phẩm Năm 2000 Năm 2001 Năm 2003(dự tính) Giầy thể thao 1.278.000.000 1.047.656.000 2.100.000.000 Trong năm 2001 Công ty sản xuất được 1.047.656.000 đôi giầy thể thao giảm so với năm 2000 là 230.344.000 đôi tăng ....%. Qua đây đánh giá hoạt động sản xuất của Công ty giầy Hải Dương là chưa tốt. 1.4.2. Hoạt động xuất nhập khẩu. 1.4.2.1. Hoạt động nhập khẩu. Để tiến hành hoạt động xuất khẩu Công ty phải nhập nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất để xuất khẩu Danh mục các mặt hàng nhập khẩu của Công ty giầy Hải Dương Stt Tên hàng Đơn vị 17 Xốp Cái 1 Đề can Đôi 18 Hoá chất + keo Kg 2 Đế các loại Đôi 19 Mắt nhựa Đôi 3 Đệm đế Đôi 20 Mắt Ore Đôi 4 Băng dính Cuộn 21 Tem Đôi 5 Băng vải Mét 22 Tấm trang trí Tấm 6 Bìa cao su Mét 23 Texion Tấm 7 Bìa hóa học Mét 24 Thẻ treo Chiếc 8 Bìa eva Tấm 25 Trang trí Cái 9 Chỉ Cuộn 26 Vải m2 10 Dây giầy Đôi 27 Xốp Mét 11 Da Bìa 28 Dao chặt Bộ 12 Ghim nhựa Hộp 29 Miếng nhựa đỡ gót Đôi 13 Giả da Mét 30 Tấm Neoplex Tấm 14 Giấy gói Tờ 31 Phụ ting Cái 15 Giấy silicon Mét 32 Bút bạc Cái 16 Hạt chống ẩm Gói 33 Vòng nhựa Đôi Hình thức nhập khẩu hiện nay Công ty đang áp dụng là nhập khẩu thông qua trung gian (với hình thức thanh toán L/C). Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết Công ty giầy Hải Dương nhập số nguyên vật liệu tương ứng để sản xuất lô hàng cho xuất khẩu. Quy trình nhập hàng tại Công ty Giầy Hải Dương diễn như sau: Ngân hàng Đầu tư- Phát triển Thành phố Hải Dương Việt Nam Ngân hàng PUSAN Hàn Quốc (2) (5) (6) (1) (8) (9) (7) (5) (3) Công ty FREEDOM Hàn Quốc Công ty Giầy Hải Dương - Việt Nam Công ty A (có nguyên vật liệu, máy móc xuất khẩu) Hàn Quốc (4) hàng hóa Công ty Giầy Hải Dương nộp đơn yêu cầu Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Hải Dương mở L/C cho Công ty FREEDOM hưởng. Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Hải Dương mở L/C và chuyển L/C sang Ngân hàng PUSAN để thông báo cho Công ty FREEDOM. Ngân hàng PUSAN thông báo cho Nhà xuất khẩu biết L/C đã mở( dựa trên L/C này Công ty FREEDOM mở một L/C tương ứng cho Công ty A). .............................................................. Công ty A giao hàng trực tiếp cho Công ty Giầy Hải Dương. Công ty FREEDOM lập bộ chứng từ thanh toán gửi Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Hải Dương( Ngân hàng thanh toán của Công ty giầy Hải Dương) thông qua Ngân hàng PUSAN. Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Hải Dương sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì thanh toán. Ngân hàng PUSAN ghi có và thông báo cho Công ty FREEDOM. Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Hải Dương thông báo nợ cho Công ty Giầy Hải Dương. Công ty Giầy Hải Dương thanh toán cho Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Hải Dương. 1.4.2.2. Hoạt động xuất khẩu Hình thức xuất khẩu mà Công ty đang áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp( sử dụng hình thức thanh toán L/C không thể huỷ ngang) Hình thức này được minh họa qua hình vẽ sau: Công ty Giầy Hải Dương (Việt Nam) Công ty FREEDOM (Hàn Quốc) Công ty FELIXSTOWE (Anh) Công ty D/C (Italia) Công ty KAPA (Đức) Tiền thanh toán Hàng hóa 1.4.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Giầy Hải Dương chúng ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Giầy Hải Dương Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2001 Tỷ lệ+/_ Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 2000 2001 2001 2002 Tổng doanh thu 115.54 100 152.11 100 130.209 100 36.570 21.899 a. Doanh thu từ xuất khẩu 110.93 96 149.31 98,2 125.392 96,3 38.379 23.916 b. Doanh thu từ hoạt động khác 4.609 4 2.800 1,8 4.817 3,7 1.209 2.017 (Trích báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong các Doanh nghiệp Công nghiệp giai đoạn 1995-2005) Qua bảng trên chúng ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Giầy Hải Dương là tốt. Thể hiện tổng doanh thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 36.570 triệu đồng, tổng doanh thu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 21.899 triệu đồng trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu chiếm đa số. - Năm 2001 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 149.308 triệu đồng, chiếm tới 98,2% tổng doanh thu năm 2001, tăng 38.379 triệu đồng so với doanh thu từ hoạt động xuất khẩu năm 2000 - Năm 2002 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu là 125.392 triệu đồng, chiếm tới 96,3% tổng doanh thu năm 2002, giảm 23.916 triệu đồng so với doanh thu từ hoạt động xuất khẩu năm 2001. Với phân tích trên chứng tỏ trong hai năm 2001, 2002 Công ty làm ăn chưa được tốt lắm. Điều này càng được thể hiện rõ hơn qua bảng sau: Đơn vị: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Doanh thu 115.531.000 152.302.431 132.000.000 Lợi nhuận 551.000 531.000 650.000 Tổng nộp ngân sách 360.000 420.000 194.000 (Trích báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong các Doanh nghiệp Công nghiệp giai đoạn 1995-2005) 2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Giầy Hải Dương 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2.1.1. Khái niệm. Tổ chức bộ máy kế toán là việc tập hợp đồng bộ các kế toán để bảo đảm thực hiện khối lượng công việc kế toán trong từng phần cụ thể. Các cán bộ, nhân viên kế toán đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được có hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức trực tuyến: Theo phương thức trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Với cách tổ chức bộ máy kế toán trực tuyến, mối quan hệ thuộc trong bộ máy trở nên đơn giản, rõ ràng. Phương thức này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh có quy mô kinh doanh nhỏ, địa bàn tập trung, công tác quản lý kinh doanh, quản lý tài chính không phức tạp và bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. 2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán là những mẫu tổ chức bộ máy kế toán đã được tuyển chọn, hoàn thiện hoặc được xây dựng trên cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán, phù hợp với thực tế, áp dụng cho những đơn vị sản xuất - kinh doanh cùng loại. Tổ chức bộ máy theo mô hình tập trung: Tại các doanh nghiệp có địa bàn kinh doanh tập trung, bộ máy kế toán thường tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng ế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý và lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Đối với doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn, phức tạp, đa ngành, đa nghề. Sơ đồ phòng kế toán tại Công ty Giầy Hải Dương Kế toán lương bảo hiểm xã hội Kế toán thủ quỹ Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ đối chiếu kiểm tra : 2.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Giầy Hải Dương Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh. Trình tự ghi sổ kế toán thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Công ty Giầy Hải Dương Bảng cân đốiTK Chứng từ ghi sổ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp sổ chi tiết Sổ quỹ Sổ chi tiết Chứng từ gốc Sổ đăngkýCTGS Ghi chú: - Ghi hàng ngày : - Ghi cuối tháng : - Quan hệ đối chiếu : Hệ thống sổ của Công ty bao gồm : Sổ quỹ, sổ chi tiết, sổ cái. Chứng từ làm cơ sở hạch toán là chứng từ ghi sổ. Chứng từ của công ty được lập trên cơ sở các bảng kê tổng hợp (bảng kê tổng hợp lập từ các chứng từ gốc đã hợp lệ, đã được phân loại theo từng chi phí). Chứng từ ghi sổ được lập vào cuối quý. Hiện nay công ty sử dụng một mẫu chứng từ ghi sổ đó là: Mẫu 01- SKT dùng cho tất cả các loại giấy tờ liên quan. Công ty không mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Là một công ty chuyên sản xuất giầy thể thao với đặc điểm chung của ngành sản xuất giầy là khối lượng nguyên vật liệu lớn, chủng loại nguyên vật liệu phong phú đa dạng, công ty mở sổ chi tiết vật liệu để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu. Ngoài ra công ty không mở bất kỳ một loại sổ chi tiết nào khác. Trình tự ghi sổ như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, kế toán tiến hành phân loại để vào sổ quỹ và sổ chi tiết. Cuối quý căn cứ vào các loại chứng từ đã được phân loại ở sổ chi tiết và sổ quỹ để lập bảng kê, sau đó kế toán ghi các nghiệp vụ phát sinh từ bảng kê vào chứng từ ghi sổ phản ánh nội dung tương ứngvới các bảng kê. Trên cơ sở các chứng ghi sổ kế toán tổng hợp vào sổ cái các tài khoản. Cuối kỳ kế toán (quý) kế toán tổng hợp lập các báo cáo tài chính dựa trên số liệu ở sổ cái II. Tình hình hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương Quá trình xuất khẩu hàng hóa Xin giấy phép xuất khẩu Làm thủ tục thanh toán Lập phương án kinh doanh và thu mua hàng xuất khẩu Kiểm tra L/C Ký hợp đồng xuất khẩu Giao hàng Làm thủ tục hải quan Ký hợp đồng Chuẩn bị hàng 2. Chứng từ kế toán Để tiến hành xuất khẩu doanh nghiệp cần phải có một bộ chứng từ thanh toán sau đây: + Hợp đồng ngoại . + Hợp đồng thương mại. + Vận tải đơn. + Phiếu đóng gói. + Giấy chứng nhận chất lượng. + Giấy chứng nhận xuất xứ. 3. Trình tự hoạt động xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương 3.1. Kế toán xuất khẩu trực tiếp Tài khoản sử dụng: 511, 155, 111, 112, 131, 911 ,632 , 641 ,642 , 627 + TK 155 “Thành phẩm’’ + TK 131 “Phải thu khách hàng” + TK 133 “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” + TK 511 “Doanh thu bán hàng” + TK 632 “Giá vốn hàng bán” + TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” + TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp ngân sách” + TK 641 “Chi phí bán hàng” + TK642 “Chi phí quản lý” + TK 421 “Lãi chưa phân phối” Trình tự kế toán: Do đặc điểm của Công ty Giầy Hải Dương tự gia công nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài về thành thành phẩm (giầy) nên công tác hạch toán của Công ty được phản ánh như sau: - Khi xuất kho để xuất khẩu. Nợ TK151 trị giá xuất kho Có TK 155 - Chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu. * Chi phí bằng tiền Việt Nam Nợ TK641 : giá cước chưa thuế Nợ TK133(1) : thuế giá trị gia tăng Có TK111, 112 : giá thamh toán * Chi phí bằng ngoại tệ Nợ TK641 tỷ giá hạch toán Nợ TK133(1) : tỷ giá hạch toán Có TK111(2), 112(2) : tỷ giá hạch toán - Khi hàng hoàn thành thủ tục hải quan dời khỏi ga cảng biên giới kế toán xác định tiêu thụ cho hàng xuất khẩu. * Doanh thu Nợ TK1112 hoặc 1122, 131: tỷ giá hạch toán Có TK511 : tỷ giá hạch toán * Giá vốn Nợ TK632 giá vốn Có TK151 - Thu nợ từ nhà nhập khẩu. Nợ TK1112, 1122 theo tỷ giá hạch toán Có TK131 - Xác định kết quả. Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng. Có TK 911 : Xác định kết quả. - Kết chuyển giá vốn hàng bán. Nợ TK 911 Có TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng. Nợ TK 911 Có TK 641(8) - Kết chuyển chi phí quản lý. Nợ TK 911 Có TK 642(8) - Kết chuyển kết quả tiêu thụ. * Nếu lãi * Nếu lỗ Nợ TK 911 Nợ TK 421 Có TK 421 Có TK 911 Sơ đồ tổ chức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu 155 632 154 151 911 511 131 111(2), 112(2) 641(8) 642(8) 1 2 4 3 5 6 7 9 8 11 421 10 1. Nhập kho thành phẩm. 2. Xuất kho thành phẩm. 3. Khách hàng chấp nhận thanh toán. 4. Khách hàng thanh toán tiền hàng. 5. Giá vốn. 6. Kết chuyển giá vốn. 7. Kết chuyển doanh thu. 8, 9. Kết chuyển chi phí bán hàng, quản lý. 10, 11. Kết chuyển lãi lỗ. 3.2. Sổ sách phản ánh Để phản ánh và theo dõi chi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, kế toán sử dụng các loại sổ để theo dõi khi kế toán nhận được bộ chứng từ và thanh toán kế toán ghi vào các sổ như: sổ theo dõi công nợ, sổ bán hàng. Quy trình hạch toán hoạt động xuất khẩu trực tiếp Chứng từ gốc Sổ cái TK632 TK156 TK642 TK911 TK511 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Phiếu xuất khẩu Sổ theo dõi hàng Phiếu nhập khẩu Hóa đơn thương mại Sổ theo dõi công nợ Vận đơn Hóa đơn GTGT Bảng kê khai hàng hóa Giấy chứng nhận chất lượng Bảng kê chứng từ Xuất xứ theo đối tượng Giấy báo của ngân hàng Hợp đồng bán hàng Bản kê hợp đồng Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Để hiểu rõ hơn về hoạt động xuất khẩu ở Công ty Giầy Hải Dương chúng ta cùng xem ví dụ sau đây. Ngày 25 tháng 3 năm 2003 Công ty Giầy Hải Dương đã xuất đi xuất khẩu theo giá FOB hải phòng 1964 đôi giầy với tổng giá trị là 20,285.47 EUR .Với chi phí quản lý 15.829.471 đồng và chi phí bán hàng 26.770.016 đồng. Biết rằng thuế xuất khẩu là 0%, tỷ giá 1EUR=15.000VND. Trước khi hạch toán nghiệp vụ này ta có giá thành thành phẩm của sản phẩm giầy. Đơn vị: Đồng Khoản mục Giá thành/1đôi Giá thành 1.964 đôi 1- NVLC 94.255,349 185.117.485,1 2- NVLP 18.500 36.334.000 3- Điện 1.200 2.356.800 4- Tiền công 8.500 16.694.000 5- BHXH,BHYT,KPCĐ 3.177.860 6- Lãi vay vốn LĐ 2586.397.425 7- Khấu hao 3.000 5.892.000 8- Chi phi sữa chữa 3.000 5.892.000 9- Chi phí quản lý 300 589.200 Giá thành toàn bộ 258.639.742,5 - Xuất kho thành phẩm. Nợ TK151 : 258.639.742,5 Có TK155 : 258.639.742,5 - Xác định doanh thu. Nợ TK131 : 304.282.050 Có TK152(2): 304.282.050 - Giá vốn. Nợ TK632 : 258.639.742,5 Có TK151 : 258.639.742,5 - Xác định kết quả. Nợ TK511 : 304.282.050 Có TK911 : 304.282.050 - Kết chuyển giá vốn. Nợ TK911 : 258.639.742,5 Có TK632 : 258.639.742,5 - Kết chuyể chi phí quản lý. Nợ TK911 : 15.829.471 Có TK642(8) : 15.829.471 - Kết chuyển chi phí bán hàng. Nợ TK911 : 26.770.016 Có TK641(8) : 26.770.016 - Kết chuyển kết quả tiêu thụ. Nợ TK911 : 3.042.820,5 Có TK421 : 3.042.820,5 CHƯƠNG III Các giải pháp nhằm tổ chức hợp lý công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty giầy hải dương I. Nhận xét đánh giá về công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương 1. Nhận xét đánh giá chung Mặc dù Công ty Giầy được thành lập từ năm 1984 nhưng lại bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực cũng như cơ chế quản lý của Nhà nước chưa được đồng bộ ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì Công ty đã phát huy vai trò điều tiết trong hoạt động sản xuất của các đơn vị thành viên đồng thời Công ty biết tập trung sức mạnh toàn bộ hệ thống các thành viên, điều đó đã giúp vị thế và uy tín Công ty ngày càng được khẳng định không những ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường thế giới, nhất là thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó Công ty còn tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường quảng cáo, khuếch trương các hoạt động thông qua các hội chợ triển lãm trong và nước ngoài nhằm nâng cao uy tín nhãn hiệu sản phẩm giầy trên thị trường quốc tế. Điều này đã giúp cho Công ty có chỗ đứng vững chắc trên thương trường. Đối với thị trường trong nước Công ty đã hoàn thiện công tác giành thị phần, đẩy lùi từng bước hàng nhập lậu kém chất lượng, từng bước mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Về hoạt động kinh doanh xuất khẩu Công ty chọn hướng xuất khẩu tập trung chuyên vào mặt hàng giầy thể thao. Cùng với sự quan tâm trong chỉ đạo và luôn đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, lãnh đạo Công ty 2. Nhận xét đánh giá về công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong Công ty là hạch toán tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 1141 – QĐ – CĐKT ngày 1/11/1995 áp dụng chính thức từ ngày 1/1/1996. Cho đến này việc áp dụng chế độ kế toán mới ở Công ty không còn bỡ ngỡ đối với các kế toán viên, chế độ kế toán mới được áp dụng và triển khai tương đối tốt. Đánh giá tình hình công tác kế toán và tổ chức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Công ty ta thấy nổi lên một số ưu điểm và những tồn tại sau đây: Ưu điểm: - Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng hình thức công tác kế toán tập trung, điều này rất phù hợp với Công ty là một Công ty có địa bàn kinh doanh tập trung, bộ máy kế toán thường tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý và lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Do đó, các thông tin được cập nhập, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động kinh doanh của các phòng ban, đáp ứng được nhu cầu thông tin cho bộ phận quản lý. - Về công tác tổ chức lao động kế toán Công ty đã lựa chọn, giảm số lượng nhân viên kế toán đến mức có thể chấp nhận được nhưng vẫn đảm bảo đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty có đủ trình độ và kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, Công ty lại được thành lập từ năm 1984 điều này đã tạo cho nhân viên kế toán ngày càng có kinh nghiệm trong công tác hạch toán kế toán của Công ty được tốt hơn. Do đó, hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng làm ăn phát đạt. Cán bộ nhân viên kế toán không những có kinh nghiệm trong nhiệm vụ kế toán của mình mà họ còn biết tiếng Anh để hỗ trợ cho công việc đạt được kết quả tốt hơn. Ngoài ra, trong Công ty còn có một đội ngũ nhân viên trẻ rất năng động và đều biết sử dụng vi tính điều này đã giúp họ hiểu đầy đủ chính xác các chi tiết trong các Công ty ngoài và năng cao hiệu quả trong công tác kế toán ở Công ty. Điều quan trọng hơn cả là những nhân viên làm việc lâu năm luôn hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình những kỹ năng cũng như những nghiệp vụ cho những nhân viên làm sau để họ có chuyên môn ngày càng tốt hơn. Đặc biệt ban lãnh đạo đội ngũ kế toán – kế toán trưởng là một người có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm lâu năm trong nghề, hiểu biết về chế độ kinh tế và chế độ tài chính, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ ngoại thương. Do đó việc chỉ đạo các hoạt động kế toán của Công ty luôn chính xác đảm bảo được yêu cầu quản lý của lãnh đạo, tránh cho Công ty những bất lợi trong thanh toán và kinh doanh. - Về việc tổ chức lao động của Công ty là việc kế toán cụ thể được giao cho từng cá nhân phù hợp với năng lực của từng người, mỗi người theo dõi một mảng nghiệp vụ kế toán liên quan như. Người biết tiếng Anh và theo dõi các nghiệp vụ ngân hàng thì làm nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, làm thủ tục vay ngoại tệ… người cẩn thận có trách nhiệm cao làm nhiệm vụ thanh toán theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, có người hiệu biết rõ về vi tính thì theo dõi máy tính, người hiểu biết về các nghiệp vụ xuất khẩu thì theo dõi về xuất khẩu… Như vậy, việc phân công này giúp cho công tác kế toán chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho mọi người có điều kiện đi sâu vào việc nâng cao nghiệp vụ của mình, phát huy thế mạnh của từng làm cho các kế toán đạt được hiệu quả cao. - Về hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ kết hợp với việc đưa máy vi tính vào công tác quản lý tài chính kế toán đã làm đơn giản hóa công tác kế toán. Vì vậy, đã hạn chế được sai sót do việc ghi chép số trùng lặp, sai sót do lầm lẫn bởi số liệu chỉ cần vào một lần từ các chứng từ gốc. Việc đó giúp cho Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí về nhân công mà còn tạo ra độ chính xác cao. Đồng thời còn sử dụng máy vi tính để lập các biểu tính toán trên các sổ nên đơn giản hóa công việc kế toán và tiết kiệm thời gian. Những tồn tại: Cùng với sự phát triển của đất nước hiện nay thỉ quan hệ buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh do đó hoàn thiện hạch toán kế toán xuất khẩu là một yếu tố khách quan, là yêu cầu bức thiết. Một bộ máy kế toán tồn tại và hoạt động thì không thể tránh khỏi những sai sót. Sau đây là một số tồn tại cần được xem xét và sửa đổi . - Kế toán không sử dụng tài khoản ngoài bảng 007 “ngoại tệ các loại” theo dõi ngoại tệ tình hình tăng, giảm ngoại tệ. - Trên thực tế, khi Công ty xuất kho thành phẩm chuyển đi xuất khẩu căn cứ vào phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi. Nợ TK151 trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu Có TK155 Khi nhìn vào bút toán trên, làm chúng ta băn khoăn rằng hàng gửi đi xuất khẩu của Công ty đang trên đường đi đâu. Bút toán này chưa toát nên được lô hàng gửi đi xuất khẩu của Công ty. Đồng thời kéo theo bút toán nữa, kế toán ghi. Nợ TK632 Có TK151 - Về tài khoản chênh lệch tỷ giá không thấy kế toán hạch toán trên TK413. - Về sổ sách kế toán, có một số loại sổ phản ánh chưa đầy đủ rõ ràng các nội dung cần phản ánh và bố cục sổ vẫn chưa khoa học lắm chẳng hạn như sổ cái TK131. - Tuy Công ty đã áp dụng máy tính vào công tác hạch toán kế toán xuất khẩu giầy nhưng việc áp dụng kế toán máy vẫn chưa được thông suốt, chưa được chuyên sâu. Ngoài ra,với nền kinh tế mở cửa hiện nay thì hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu giầy nói riêng ngày càng trở nên rất quan trọng đối với từng quốc gia và càng ngày hợp đồng xuất khẩu trở nên liên tục, ấy thế mà Công ty không có hoạt động xuất khẩu ủy thác để tính liên tục ngày càng trở nên liên tục hơn. II. Một số kiến nghị đề xuất 1. Yêu cầu nguyên tắc hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa Tổ chức hợp lý công tác kế toán là việc tổ chức lại bộ máy kế toán sao cho mọi hoạt động của công tác kế toán sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, thông suốt và chính xác. Kế toán sẽ ghi chép, phản ánh và cung cấp một cách đầy đủ kịp thời và chính xác số liệu thông tin trên báo cáo tài chính làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý cần đáp ứng những yêu cầu sau: - Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với bộ máy kinh doanh và quản lý kinh tế của doanh nghiệp. - Đảm bảo hiệu quả kinh tế với chi phí bỏ ra là thấp nhất mà lại đem lại hiệu quả cao nhất. Về hoàn thiện công tác hạch toán kế toán xuất khẩu phải dựa trên một số nguyên tắc sau: - Nắm vững chức năng nghiệp vụ của kế toán nói chung và kế toán xuất khẩu nói riêng. Cùng một lúc, kế toán vừa phản ánh vừa giám đốc quá trình kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy cần hoàn thiện từ tổ chức bộ máy kế toán đến công tác hạch toán để góp phần năng cao chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh. - Phải xuất phát từ đặc trưng của ngành ngoại thương của hoạt độnh xuất khẩu. Mục đích của hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động kinh doanh khác là làm sao thu được lợi nhuận cao đồng thời tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế và tạo công ăn việc làm, kích thích sản xuất trong nước phát triển theo định hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Do vậy, lợi ích kinh tế của hoạt động xuất khẩu là động lực của kinh tế. - Phải căn cứ vào mô hình chung trong hạch toán, những quy định về ghi chép, luân chuyển chứng từ của đơn vị để hoàn hiện. Hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động kinh tế nói chung rất đa dạng ở mỗi đơn vị việc hạch toán là khác nhau nhưng có điểm chung là dựa vào luật lệ, chế độ của Nhà nước quy định cần phải hiểu rằng hoàn thiện là sửa chữa những sai sót, những yếu tố chưa khoa học để đi đến nhưng quyết định đúng, hoàn hảo. Đây chính là quá trình từ nhận thức đến thực tế, rồi lại từ thực tế phát huy bổ sung thêm cho nhận thức và lý luận. Chính vì vậy khi hoàn thiện công tác hạch toán kế toán cần phải bám sát, phục vụ cho yêu cầu của kinh doanh, các thông tin kế toán phải nhạy bén, xác thực, phù hợp với cơ chế thị trường về hoạt động xuất khẩu. Việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán xuất khẩu phải được thực hiện từ cấp Nhà nước cho đến từng đơn vị xuất khẩu. Ngoài các nguyên tắc trên để hoàn thiện tốt công tác kế toán xuất khẩu thì bản thân bộ phận kế toán xuất khẩu tại đơn vị phải có một số điều kiện sau: - Cần phải có đội ngũ nhân viên kế toán kế toán nói riêng và toàn bộ nhân viên trong công ty nói chung hiểu biết nghiệp vụ ngoại thương, có kinh nhiệm chuyên môn cao, hiểu biết về nghiệp vụ xuất khẩu, luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, cơ cấu đồng bộ về trình độ, biết ngoại ngữ để củng cố cho công việc được tốt hơn vì hoạt dộng xuất khẩu là hoat động luôn phải tiếp xúc với những hợp đồng nước ngoài, có như vậy công tác kế toán mới được tốt. Thêm vào đó cũng cần phải có những hạt nhân vững chắc đó chính là kế toán trưởng và trưởng phòng các ban. - Trong điều kiện phát triển hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, ngày càng đạt được nhiều thành tựu có thể ứng dụng và quản lý kế toán được tốt hơn mà cụ thể là công tác kế toán. Bên cạnh đó kế toán máy cần phải được áp dụng một cách thông suốt hơn nữa để đảm bảo những số liệu chính xác, kịp thời, nhanh chóng, chất lượng công tác kế toán nâng cao, chuẩn xác thích hợp với việc quản lý điều khiển hoạt động xuất khẩu trong cơ chế thị trường hiện nay. 2. Một số ý kiến. - Để theo dõi và quản lý thực hiện thu chi ngoại tệ, kế toán nên sử dụng TK007 “ ngoại tệ các loại ”. Tài khoản này dùng để phản ánh các loại tệ hiện có, chi tiết cho từng ngoại tệ và từng nơi quản lý (tại quỹ doanh nghiệp, gửi tại ngân hàng, ngoại tệ đang chuyển). Khi tăng ngoại tệ ghi Nợ TK007 ngược lại khi giảm ngoại tệ ghi Có TK007. Đồng thời phải điều chỉnh số dư cuối kỳ của các tài khoản phản ánh tiền bằng ngoại tệ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm lập báo cáo kế toán. - Bên cạnh đó theo ý kiến của em khi Công ty xuất kho thành phẩm để xuất khẩu thì kế toán nên hạch toánvào TK157 “ hàng gửi bán ” để theo dõi trị giá xuất kho có như vậy sẽ đảm bảo xác định chính xác giá trị hàng tồn kho và trị giá hàng gửi đi xuất khẩu nhất là hàng gửi đi bán sau một thời gian mới xác định là tiêu thụ. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi Nợ TK157 Có TK155 Khi lô hàng xác định là tiêu thụ, kế toán ghi Nợ TK632 Có TK157 - Để hoạt động xuất khẩu Giầy của Công ty được diễn ra liên tục, hiệu quả hơn và ngày càng nhận được nhiều hợp đồng nước ngoài hơn nữa thì Công ty nên áp dụng xuất khẩu uỷ thác. Điều này sẽ giúp cho Công ty đứng vững không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả ở thị trường quốc tế, ngoài ra quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng đồng thời Công ty cũng thu được một khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này. - Theo thông tư 108 và thông tư 55 thì đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng thì cần phải quan đến nguyên tắc hạch toán tỷ giá. Được sử dụng khi quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam đơn vị có thể sử dụng hai tỷ giá: + Đơn vị sử dụng tỷ giá thực tế : Tỷ giá thực tế là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến ngoại tệ đều được quy đổi theo tỷ giá thực tế. + Đơn vị sử dụng tỷ giá hạch toán : Tỷ giá hạch toán là tỷ giá cố định mà doanh nghiệp sử dụng để quy đổi ngoại tệ trong kỳ thông thường tỷ giá hạch toán là tỷ giá thực tế cuối kỳ trước. Các chỉ tiêu liên quan đến tiền và công nợ trong thanh toán được quy đổi theo tỷ giá hạch toán. Các chỉ tiêu liên quan đến tài sản cố định, hàng tồn kho, doanh thu, chi phí, và thuế luôn luôn quy đổi theo tỷ giá thực tế. - Với nền kinh tế thị trường “ mở cửa” như hiện nay thì tỷ giá hạch toán là rất quan trọng đối với các Công ty xuất khẩu nói chung Công ty xuất khẩu giầy nói riêng. Như ta đã biết rằng tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế thay đổi từng ngày từng giờ, chúng luôn giao động, chúng luôn phụ thuộc hoàn toàn vào sự biến động của kinh tế chính trị trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy kế toán nên sử dụng TK413 “chênh lệch tỷ giá”. Điều cần chú ý khi sử dụng TK413: Khi chưa xử lý các khoản chênh lệch tăng, giảm tỷ giá thì TK này có thể có số dư Nợ (nếu chênh lệch tỷ giá giảm chưa xử lý) hoặc có số dư Có (nếu khoản chênh lệch tỷ giá tăng chưa xử lý). - Về cách lên sổ sách kế toán chẳng hạn như sổ cái theo dõi TK131 theo em nên sửa đổi như sau để việc theo dõi kiểm tra được dễ dàng hơn. Sổ cái Sổ cũ: Ngày ghi sổ Số chứng từ Nội dung Số tham chiếu Số lượng Số tiền Sổ mới: Ngày ghi sổ Số chứng từ Nội dung Số tham chiếu Số lượng TKđối ứng Số tiền Nợ Có Ngoài các ý kiến trên, theo em Công ty nên áp dụng chuẩn mực số 10 - ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Được ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ - BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2002 của bộ trưởng Bộ Tài chính. Chuẩn mực này liên quan trực tiếp đến TK413 “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Mà Công ty lại là Công ty xuất khẩu mặt hàng Giầy ra nước ngoài. Do vậy, kế toán viên cần nắm vững được những thay đổi này để còn áp dụng vào Công ty một cách hiệu quả nhất. kết luận Công ty giầy Hải Dương là một công ty được bắt đầu từ một cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Trong những năm qua cùng với sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Cuối cùng công ty đã tìm ra hướng đi mới để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường sôi động. Công ty đã quyết định mua máy trả chậm của công ty FREEDOM- Hàn Quốc, công ty vừa giải quyết được khó khăn trong việc thiếu vốn để đổi mới dây chuyền công nghệ đồng thời lại có thị trường tiêu thụ trong 5 năm qua hợp đồng luôn tỏ ra có hiệu quả, sản phẩm giầy thể thao xuất khẩu của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới. Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ hợp lý. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, phù hợp với quy mô và đặc điểm của công ty nhưng công ty lại lập các chứng từ ghi sổ và vào sổ cái vào cuối quý nên khối lượng công việc bị dồn vào cuối quý. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã giúp công ty theo dõi phản ánh được thường xuyên liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư. Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp đảm bảo được nguyên tắc phân phối lao động. Hơn nữa, công ty đưa ra đơn giá công đoạn là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo công bằng trong việc trả lương vì các công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau. Chính sự cố gắng, từng bước hoàn thiện trong tổ chức công tác kế toán đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển của công ty. Phòng kế toán công ty thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt rút kinh nghiệm tổ chức các buổi họp mặt rút kinh nghiệm, đề ra các phương hướng mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác. Mục lục Mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 3 I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 3 1. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường 3 2. Mục tiêu - nhiệm vụ của xuất khẩu 6 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy 7 II. Đặc điểm chung của hoạt động xuất khẩu 7 Các giai đoạn của hoạt động xuất nhập khẩu 7 2. Các phương thức và hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 8 2.1. Các phương thức kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 8 2.1.1. Xuất khẩu theo nghị định, hiệp định thư. 8 2.1.2. Xuất khẩu cân đối( Tự sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động xuất khẩu thường). 8 2.2. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 9 2.2.1. Hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp. 9 2.2.2. Hình thức kinh doanh xuất khẩu ủy thác. 9 2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa 10 2.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance). 10 2.3.2. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of credit - L/C ). 11 2.3.3. Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản (Open account). 12 2.3.4. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment). 13 3. Các phương thức định giá 14 3.1. Giá cố định 14 3.2. Giá quy định sau 14 3.3. Giá linh hoạt ( giá có thể điều chỉnh lại ) 14 3.4. Giá di động 15 4. Giá cả và tiền tệ áp dụng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa 15 4.1. Giá cả 15 4.2. Tiền tệ 16 5. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa 16 5.1. Phạm vi và thời điểm xác định hàng xuất khẩu 16 5.1.1. Phạm vi xác định hàng xuất khẩu. 16 5.1.2. Thời điểm xác định hàng xuất khẩu. 17 5.2. Yêu cầu hạch toán hàng xuất khẩu hàng hóa 17 5.3. Chứng từ sử dụng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa 17 5.3.1. Chứng từ. 17 5.3.2. Tài khoản sử dụng. 18 5.4. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 5.5. Hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác 20 5.5.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu uỷ thác. 20 5.5.1.1. Hạch toán đơn vị giao ủy thác. 21 5.5.1.2. Hạch toán đơn vị nhận ủy thác. 22 III. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hóa 25 1. Yêu cầu quản lý 25 2. Nhiệm vụ kế toán xuất khẩu hàng hóa 27 IV. Hoàn thiện kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa 27 1. Nội dung hoàn thiện công tác hạch toán ban đầu 27 2. Nội dung hoàn thiện quy trình hạch toán 28 CHƯƠNG II: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải dương 30 I. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Giầy Hải Dương 30 1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh 30 1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty Giầy Hải Dương. 30 1.2. Nhiệm vụ của Công ty Giầy Hải Dương 32 1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Giầy Hải Dương 33 1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Giầy 34 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 34 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương 37 1.4.1. Hoạt động sản xuất. 37 1.4.1.1. Mặt hàng sản xuất của Công ty Giầy Hải Dương. 37 1.4.1.2. Công nghệ sản xuất của Công ty Giầy Hải Dương. 38 1.4.1.3. Môi trường kinh doanh của Công ty Giầy Hải Dương. 39 1.4.2. Hoạt động xuất nhập khẩu. 41 1.4.2.1. Hoạt động nhập khẩu. 41 1.4.2.2. Hoạt động xuất khẩu. 43 1.4.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh. 43 2. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Giầy Hải Dương 45 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 45 2.1.1. Khái niệm. 45 2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 45 2.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Giầy Hải Dương 46 II. Tình hình hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty giầy Hải Dương 48 Quá trình xuất khẩu hàng hóa 48 Chứng từ kế toán 48 3. Trình tự hoạt động xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương 48 3.1. Kế toán xuất khẩu trực tiếp 48 3.2. Sổ sách phản ánh 51 CHƯƠNG III: Các giải pháp nhằm tổ chức hợp lý công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty giầy hải dương 55 I. Nhận xét đánh giá về công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương 55 1. Nhận xét đánh giá chung 55 2. Nhận xét đánh giá về công tác hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại Công ty Giầy Hải Dương 55 II. Một số kiến nghị đề xuất 58 1. Yêu cầu nguyên tắc hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa 58 2. Một số ý kiến 60 Kết luận 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29674.doc
Tài liệu liên quan