Lời nói đầu
Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một su thế tất yếu của mọi nền kinh tế trên thế giới. Bởi vì, chỉ có sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì nền kinh tế của một quốc gia mới có thể phát huy hết những thế mạnh của mình, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới. Và cùng với sự hội nhập thì một điều tất yếu là các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, điều đó đời hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ. Do đó cần có một thị trường tài chính hiện đại để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp, cũng như các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh vai trò của các ngân hàng trên thị trường tài chính là một điều tất yếu.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta đã đạt được những bước phát triển rất mạnh mẽ, và đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu thành sự vận động liên tục của nền kinh tế. Cùng với các thành phần khác trong thị trường tài chính hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kìm chế lạm phát, phát triển thị trường ngoại hối. Trong những năm qua các ngân hàng thương mại nước ta đã thực hiện huy đông được một lượng vốn đánh kể cho việc phát triển kinh tế, từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội là một chi nhánh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, ngân hàng đã không ngừng từng bước lớn mạnh bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động của mình, chi nhánh đã đề ra rất nhiều những biệm pháp để tăng cường công tác huy động vốn. Vì vậy, sau quá trình thực tập tại chi nhánh em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội”
Nội dung chuyên dề gồm có 3 chương:
Chương1 - Công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Chương2 - Thực trạng công tác huy động vốn của NHNN&PTNT
Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội
Chương3 - Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại
NHNN&PHNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Vì kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế, nên những vấn đề mà em xem xét trong nội dung chuyên đề thực tập còn rất nhiều thiếu góp ý. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị, cô chú tại NHNN&PHNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo tiến sĩ Trần Đăng Khâm và toàn thể nhân viên NHNN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
CHƯƠNG1: CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm Ngân hàng thương mại
1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHTM
1.1.3.Vai trò của công tác huy động vốn trong hoạt động của NHTM
1.2.Công tác huy động vốn của NHTM
1.2.1.Nguồn vốn của NHTM
1.2.2.Các phương pháp huy động của NHTM
1.2.3.Tổ chức công tác huy động của NHTM
1.2.3.1.Các căn cứ khi tổ chức công tác huy động vốn của NHTM
1.2.3.2.Tổ chức công tác huy động của NHTM
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM
1.3.1.Nhân tố chủ quan
1.3.2.Nhân tố khách quan
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
2.1.Khái quát về NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
2.1.2.1.Tổ chức biêm chế bộ máy và cơ cấu cán bộ
2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ
2.1.2.3.Nhiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh
2.1.3.Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2005
2.1.3.1.Nguồn vốn
2.1.3.2.Sử dụng vốn
2.1.3.3.Công tác kinh doanh đối ngoại
2.1.3.4.Tình hình tiếp nhận dự án nước ngoài
2.1.3.5.Kết quả tài chính
2.2.Thực trạng về công tác huy động của Chi nhánh
2.2.1.Tình hình chung về công tác huy động vốn
2.2.2.Các biệm pháp huy động vốn mà Chi nhánh áp dụng
2.2.3.Kết quả huy động vốn của Chi nhánh
2.3. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn
2.3.1.Kết quả
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Hạn chế
2.3.2.2.Nguyên nhân
Chủ quan
Khách quan
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CHI NHÁNH
3.1. Định hướng phát triển
3.2.Giải pháp
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketinh trên thị trường
3.2.2.Huy động vốn theo cơ cấu một cách hợp lý
3.3.Kiến nghị
3.3.1.Kiến nghị với NHNN&PTNT Việt Nam
3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
3.3.3.Kiến nghị với Chính phủ
Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức có nhu cầu về vốn vay với một lãi suất cao hơn chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn, từ đó ngân hàng sẽ thu được khoản chênh lệch về lãi suất. Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại.
Mua bán ngoại tệ. Đây sẽ là hoạt động mang đầy tính tiềm năng cho các ngân hàng đặc biệt là trong su thế hội nhập như hiên nay. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ tiến hành sẽ mua một loại tiền này để đổi lấy một loại tiên khác và hưởng khoản chênh lệch, cũng như phí dịch vụ.
Bảo quản vật có giá. Ngân hàng sẽ tiến hành giữ hộ khách hàng các vật có giá như vàng bạc và các tài sản có giá khác, và thu được các khoản phí.
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, mở và thanh toán L/C phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.
Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ
Thực hiện các chương trình dự án của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Cung cấp các dịch vụ khác như: môi giới chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ đại lý, dịch vụ bảo lãnh…
2.1.3. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2005.
2.1.3.1. Nguồn vốn.
Bảng 2: Kết quả nguồn vốn của Chi nhánh
Đơn vị: triệu VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
2005
CƠ CẤU
Tăng giảm sơ với 2004
TĐ
%
I
Tổng nguồn vốn
4.012.132
1,233,986
48.4%
1
Cơ cấu NV theo tiền
4.012132
100%
1,233,986
48.4%
- Nguồn vốn nội tệ
3.512.123
80.90%
959,986
45.7%
- NV ngoại tệ QĐ VNĐ
875.645
19.10%
274,188
61.1%
2
Cơ cấu theo kỳ hạn
4.012132
100%
1,233,986
48.4%
- NV không kỳ hạn
823.452
19.03%
407,028
130.4%
- NV có KH<12T
1,444,878
38.18%
805,016
125.8%
- NV có KH>= 12T
1,679,274
42.79%
132,977
8.9%
3
Cơ cấu NV theo tự lực
4.012.132
100%
1,233,986
48.4%
- NV huy động hộ TW
432,819
11.44%
-28406
-6.00%
- NV huy động tại ĐP
3,351,453
88.56%
1,261,580
60.00%
4
Phân theo loại NV
4.012.132
100%
1,233,986
48.4%
- Tiền gửi dân cư
1,121,080
29.62%
265,458
31.0%
- Tiền gửi TCTD
1,224,447
32.36%
373,804
43.9%
- Tiền gửi TCKT, TCXH
1,026,121
27.12%
727,751
243.9%
-Vốn UTĐT (trừ NHCS)
412,602
10.90%
103,025
-20.0%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005)
- Tổng nguồn vốn năm 2005là 4.012 tỷ, tốc độc tăng trưởng là 48,4% cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành NHNN và bình quân tăng trưởng của các NHTM trên địa bàn. So với ngày 15/10/2004 , nguồn vốn bình quân tăng lên 152 tỷ.
- Cơ cấu nguồn vốn:
Tiền gửi khách hàng 2,559 tỷ chiếm tỷ trọng 68% tăng 888 tỷ so với đầu năm ( tăng 53% ). Trong đó tiền gửi dân cư đạt 1,121 tỷ tăng 265 tỷ so với đầu năm chiến tỷ trọng 30% tổng nguồn và 44% tổng tiền gửi khách hàng.
Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng của Chi nhánh cuối năm là 1,224 tỷ , tốc độ tăng 43%. Đây là nguồn vốn từ trước đến nay vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh. Những quý đầu năm 2005Chi nhánh đã giảm dần nguồn vốn này. Đến 15/10/2005nguồn các tổ chức tín dụng chỉ còn 20% nhưng do tình trạng khan hiếm nguồn vốn ở quý 4 nguồn vốn này lại tăng lên.
- Xét theo kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 19% là nguồn tăng mạnh nhất trong năm, điều đó phản ánh tích cực kết quả của viêcj khai thác các nguồn vốn dự án, kết quả của việc phát triển mạng lưới và dịch vụ khác.
Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 38% tổng nguồn.
Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 43% tổng nguồn nhưng có tốc độ tăng chậm lại, phản ánh sự phát triển không ổn định của nền kinh tế xã hội.
2.1.3.2. Sư dụng vốn
Dư nợ
Bảng 3: Tình hình dư nợ của Chi nhánh
Đơn vị: triệu VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Cơ cấu
Tăng giảm so với 2004
Số tiền
%
I
Tổng dư nợ
1,571,394
1005
292,717
22.89%
Dư nợ TW
697,603
445
29,230
4.37%
Dư nợ ĐP
873,764
565
263,487
43.17%
I.1
Dư nợ theo thời gian
873,764
100%
263,487
43.17%
Ngắn hạn
580,765
66%
162,623
38.89%
Trung hạn
132,203
15%
101,260
327.25%
Dài hạn
160,796
18%
-20,396
-11.26%
I.2
Dư nợ theo TPKT tại ĐP
873,764
100%
263,487
43.17%
Doanh nghiệp NN
672,287
76.9%
150,287
28.79%
Doanh nghiệp ngoài QD
152,044
17.4%
92,440
155.095
Dư nợ HTX
100
0.1%
100
Tư nhân, cá thể, hộ gđ
49,333
5.6%
20,866
73.30%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005)
- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 1,571 tỷ, tăng so với đầu năm 2004 là 293 tỷ tương đương với mức tăng bình quân của toàn ngành ( 22,4% ) và nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân của các NHTM trên cùng địa bàn ( 27%).
- Xét theo cơ cấu dư nợ:
Dư nợ hộ TW : 679 tỷ tăng 29 tỷ.
Dư nợ tại địa phương: 874 tỷ tăng 263 tỷ ( tăng 43%) , tăng 6,6% so với kế hoạch giao và thấp hơn mức khống chế của TW theo số dư 30/11/2004 là 4 tỷ.
- Xét theo thời hạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn 581 tỷ chiếm tỷ trọng 66% tăng 162 tỷ so với đầu năm
Dư nợ trung và dài hạn: 293 tỷ chiếm tỷ trọng 34% tăng 81 tỷ so với đầu năm. Như vậy tỷ trọng cho vay vốn trung và dài hạn của Chi nhánh còn thấp so với bình quân của toàn ngành và của địa bàn Hà Nội là 44%.
- Xét theo loại tiền:
Dư nợ bằng nội tệ: 338 tỷ tăng 57 tỷ so với đầu năm
Dư nợ bằng ngoại tệ: 536 tỷ tăng 187 tỷ so với năm 2003 ( tăng 54% ) , chiếm tỷ trọng 61,4% dư nợ tại địa phương.
.Nợ quá hạn
Nợ quá hạn đầu năm: 2,262 triệu. Đến 31/12/2005 là 544 triệu giảm 1,781 triệu , tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại địa phương là 0,06% dưới mức trung ương cho phép1%, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,03%.
2.1.3.3.Công tác kinh doanh đối ngoại
Bảng 4: Tình hình kinh doanh đối ngoại
Đơn vị: nghìn USD
DANH MỤC
2005
SO VỚI 2004
SO VỚI KH
TĐ
%
TĐ
%
TT hàng nhập khẩu
64,373
29,460
46%
15,495
32%
TT hàng xuất khẩu
46,422
14,402
31%
1,595
%
Mua ngoại tệ
77,403
29,514
38%
10,359
15%
Bán ngoại tệ
90,679
41,102
45%
21,271
31%
TĐ: Bán cho SGD
32,864
33,736
103%
6,092
23%
( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2005)
Doanh số thanh toán quốc tế vẫn được duy trì và phát triển với tốc độ khác cao, tổng doanh số hàng thanh toán xuất nhập khẩu trong năm là 111 triệu USD tăng 44 triệu so với đầu năm ( tăng 66%). Doanh số mua bán ngoại tệ là 168 triệu USD tăng 71 triệu so với đầu năm, trong đó : ngoại tệ bán cho NHNN Việt Nam là 33 triệuUSD .
Đương nhiên hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh Nam Hà Nội chủ yếu là các món có giá trị nhỏ, do vậy doanh số chưa phản ánh kết quả cố gắng của Chi nhánh và kết quả kinh tế đưa về còn khiêm tốn
2.1.3.4.Tình hình tiếp nhận dự án nước ngoài:
Số lượng dự án nhận về ít ( 1 dự án) nhưng Chi nhánh đã làm tốt công tác phục vụ các dự án đã có, được các Ban quản lý dự án, Ngân hàng Nhà nước tín nhiệm. Nguồn vốn không kỳ hạn huy động được từ các dự án bình quân là: 74,000 triệu đồng, mua được 14,711 triệu USD từ các dự án, bên cạnh đó còn thu được phí chuyển tiền. Đánh giá chung đây là nguồn vốn mang lại hiệu quả cho Chi nhánh.
2.1.3.5.Kết quả tài chính
Bảng 5: Kết quả kinh doanh tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
2004
2005
SO SÁNH
2004
với KH
A
TỔNG THU 946A
120,440
206,739
172%
I
Thu loại 7
52,699
102,617
195%
159%
II
Các khoản công thêm
84,212
168,014
1885
III
Các khoản loại trừ
16,471
63,892
320%
B
TỔNG CHI 946A
89,599
162,844
181%
I
tổng chi chưa có lương
144,205
215,248
188%
126%
II
Các khoản cộng thêm
41,931
112,942
III
Các khoản giảm trừ
66,537
165,615
79%
C
QUỸ THU NHẬP
30,841
43,895
142%
D
QL ĐƯỢC HƯỞNG
2,759
5,596
Hệ số lương
2,06
2,41
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005)
- Tổng thu của Chi nhánh năm 2004 đã tăng 86 tỷ so với năm trước( tăng 72%). Trong đó thu loại 7 tăng gần gấp hai lần và vượt 59 % so với kế hoạch giao
- Tổng chi đạt 163 tỷ tăng 73 tỷ so với năm trước ( tăng 825). Trong đó chi loại 8 là 215 tỷ tăng 26% so với KH giao.
- Chênh lệnh thu chi trước thuế tăng 525 so với năm trước.
- Hệ số tiền lương tăng 52% so với năm trước.
2.2.Thực trạng về công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1.Tình hình chung về công tác huy động vốn của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
Các ngân hàng thương mại nói chung đều coi hoạt động huy động vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình hoạt động, bởi nó có tác động rất lớn tới hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Đặc trưng trong hoạt động của ngân hàng thương mại đó là họ hoạt động chủ yếu bằng dựa vào nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, vì vậy hoạt động huy động vốn đóng vai trò trọng tâm trong hoat động của ngân hàng thương mại. NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội là một trong những chi nhánh lớn của NHNN&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có một vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm giữa thủ đô Hà Nội, nơi tập trung dân cư đông đúc, tập chung nhiều tổ chức, doanh nghiệp mức thu nhập đầu người và tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhất nhì trong cả nước. Thấy được tầm quan trọng của mình, cũng như công tác huy động vốn, coi nguồn vốn huy động là nguồn chính của Chi nhánh. Trong những năm qua, mặc dù còn non trẻ, song công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những bước thành công rất đáng kể, và thu hút được nhiềun nguồn khác nhau, giúp Chi nhánh có nhiều vốn để kinh doanh.
Bảng 6: Tổng nguồn vốn
(tỷ đồng )
Năm
2002
2003
2004
2005
Tổng nguồn vốn
1,38
2,552
3,784
4,012
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004,2005)
Biểu 1: Tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh qua các năm
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003, 2004, 2005)
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng theo thời gian. Tổng nguồn vốn năm 2003 đạt 2,552 tỷ đồng, tăng so với năm 2002 là 1,415 tỷ đồng, với tốc độ tăng224%. Tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động hộ TW là 486 tỷ đồng theo chủ chương của tổng giám đốc. Tổng nguồn vốn năm 2004 là 3,784 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 48,4% cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành NHNN ( 23,5%). Và bình quân tăng trưởng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn là 18,7%.
2.2.2.Các biệm pháp huy động vốn mà Chi nhánh áp dụng
Nguồn vốn huy động đóng một vai trò quan trọng và luôn luôn chiếm một tỷ trọng tương đối đáng kể trong tổng số nguồn vốn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung, và Chi nhánh đó cũng không nằm ngoài quy luật đó Cùng với sự phát triển của xã hội và của ngành kinh tế, các nhân tố trong nền kinh tế luôn tồn tại song song và có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Do vậy, không phải lúc nào các phương thức huy động vốn mà ngân hàng đưa ra để huy động vốn trong nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt được thành công như mong muốn..Bởi vì, hiều quả của các chính sách huy động vốn luôn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Một công tác huy động vốn phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần phải có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá tất cả các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như của toàn xã hội.
Xuất phát từ việc nhìn nhận thấy được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, cũng như việc xây dựng chính sách huy động vốn, trong những năm qua Chi nhánh đã có rất nhiều những biệm pháp khác nhau. Trong một số trường hợp, Chi nhánh kết hợp với các ngân hàng bạn trong cùng hệ thống để thực hiện khuyếch chương, quảng cáo, nhằm thu hút khách hàng đến với Chi nhánh đặc biệt là các khách hàng đến ngân hàng để gửi tiền, mua trái phiếu, hay uỷ thác đầu tư.
Trong những năm qua, Chi nhánh đã không ngừng lỗ lực đưa ra các phương thức khác nhau để đẩy mạnh công tác huy động vốn, bao gồm :
Chính sách Marketinh : Ngày nay, không chỉ các ngân hàng thương mại, mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều ngày càng có các đầu tư lớn hơn cho hoạt động này. Mặc dù, chưa có phòng phục vụ riêng cho chức năng Marketinh, cho nên công tác này hiện nay được giao cho phòng Kế hoạch - nguồn vốn và phòng kế toán thực hiện. Chi nhánh đã tiến hành quảng bà hình ảnh cũng như thương hiệu của mình thông qua các phương thiện thông tin đại chúng như : đài báo, ti vi… cùng với việc đẩy mạnh hoạt động Marketinh.
Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ, và tiện ích: Đứng trước sự phát triển không ngứng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng trong ngành công nghệ thông tin, Chi nhánh đã sớm nhận ra vai trò của công nghệ thông tin trong việc phát triển công nghệ ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh đã tiến hành lắp đắt mạng mày tính nộ bộ cho tất cả các phòng ban và ban Giám đốc, và nối mạng Internet , tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin với các đơn vị ngoài Chi nhánh. Ngoài ra Chi nhánh còn quan tâm tói việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên cở cở mạng Internet như tư vấn, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng với các ngân hàng trong và ngoài hệ thống. Đặc biệt, Chi nhánh còn hợp tác với các đơn vị khác trong việc cung cấp dịch vụ rút tièn tự động ( dùng thẻ rút tiền qua mạng ATM ), chính điều này đã giúp cho tính hấp dẫn của Chi nhánh tăng mạnh.
Chính sách thu hút khách hàng : Ngay từ khi mới thanh lập Chi nhánh đã có rất nhiều lỗ lực trong việc thu hút khách hàng. Chi nhánh luôn rất quan tâm đến việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng, cũng như các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp lớn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. Và phương thức thu hút chủ yếu với các khách hàng loại này là Chi nhánh luôn tạo những ưư đãi trong giao dịch tại ngân hàng như ưư đãi về mức lãi suất đàu vào, lãi suất đầu ra đựoc tính toán một cách hợp lý, và khi khách hàng có nhu cầu thì ngân hàng sẵn sàng ưu tiên phục vụ. Hoặc trong một số trường hợp ngân hàng khuyến khích ngân hàng sử dụng các tiện ích các dịch vụ mà mình cung cấp nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn thiết lập các mối quan hệ với đơn vị trong và ngoài hệ thống, để từ đó nâng cao khả năng và giảm thiểu chi phí.
Chính sách về mở rộng mạng lưới giao dịch: Với dặc trưng là ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, Chi nhánh cũng như NHNN&PTNT Việt Nam luôn luôn đề cao vấn đề mở rộng mạng lưới các chi nhánh - một yếu tố không thể thiếu để Chi nhánh có thể tiếp cận với thị trường rộng lớn của mình là nông thôn. Trong những năm qua, Chinh nhánh đã xây dựng quy chế và thành lập phòng Thẩm định đến nay hoạt động của Phòng đã đi vào ổn định. Thành lập 1 Chi nhánh cấp 2 loại IV, nâng cấp 1 phòng giao dịch lên chi nhánh cấp 2 loại V và mở thêm 2 Phòng giao dịch ở những nơi có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn, đến nay đã có 7 chi nhánh cấp hai và PGD đảm bảo cung ứng các dịch vụ ngân hàng- Đạt kế hoạch trung ương giao. Ban đầu các chi nhánh, phòng giao dịch đã phát huy tương đối tốt những lợi thế và góp phần gia tăng nguồn vốn, , ở rộng các dịch vụ Ngân hàng cho toàn chi nhánh. Mặc dù mới hoạt động nhưng bình quân vốn mỗi chi nhánh cấp 2 là 270 tỷ đồng, PGD là 30 tỷ đồng.
Có thể thấy các chi nhánh ngày càng hoạt động có hiệu quả, và tự khẳng định sự lớn mạnh của mình, cũng như khả năng tự chủ về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Đây là điều đáng mừng đối với các hoạt động huy động vốn của Chi nhánh và những hoạt động của nó sẽ là cầu nối giữa khách hàng và Chi nhánh.
Tổ chức đào tạo cán bộ : Đội ngũ cán bộ trong hoạt động của ngân hàng là những nhân tố chủ đạo quyết định đên hoạt động của ngân hàng. Với một ngân hàng có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, thông tạo nghiệp vụ tất yếu sẽ có được sức cạnh tranh mạnh trên thị trường, từ đó hoạt động huy động vốn cũng hiểu quả hơn. Trong những năm qua, Chi nhánh đã quan tâm cử các cán bộ đi học đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm điều hành tổ chức, các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, Chi nhánh còn thường xuyên tổ chức cho cán bộ học nghiệp vụ.
2.2.3.Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh
Với rất nhiều cố gắng, và lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, Chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam nam Hà Nội đã đạt được rất nhiều bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn. Hiện nay có thể nói Chi nhánh đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nhiều cá nhân tổ chức, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.
Theo thời hạn huy động
Bảng 7: Bảng cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động
Đơn vị: Triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nguồn vốn
2552
100%
3784
100%
4.012
100%
1
Không kỳ hạn
314
12.24%
720
19.03%
917
18.01%
2
Kỳ hạn<12T
640
25.10%
1444
38.18%
1651
37.23%
3
Kỳ hạn từ 12T trở lên
596
23.37%
1619
42.79%
2742
40.02%
4
Huy động hộ TW
486
19.06%
5
Vốn UTĐT
516
20.24%
10
0.9%
21
5%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003, 2004, 2005)
Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn
Thông qua các số liệu trong bảng trên ta có thể thấy, nguồn vốn trung và dài hạn mà NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội huy được luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được trong năm. Trong năm 2002 tổng nguồn vốn trung và dài hạn mà Chi nhánh huy động được là 733 tỷ đồng, chiếm 64,4 % tổng nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được. Và đến năm 2003, nguồn vổn trung và dài hạn huy động được của Chi nhánh đã giảm xuống 596 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng 23.37% tổng nguồn vốn, và đến năm 2004 con số này đã lên đến 1,619 tỷ đồng, chiếm 42.79%. Tuy năm 2003 nguồn vốn trung và dài hạn đã giảm đi137 tỷ, tức 19%, nhưng bước sang năm 2004 nguồn này đã tăng 132 tỷ đồng tức tăng lên9.9%. Mức tăng trưởng này cho thấy những lỗ lực của Chi nhánh trong việc huy động vốn. Trong những năm qua Chi nhánh đã không đưa ra nhiều những chính sách để huy động nguồn này như các chương trình khuyến mại, các dịch vụ tiện ích… Từ đó nguồn này đã đạt đựoc mức tăng trưởng khá nhánh đạt hàng trăm tỷ đồng. Nguồn này có đặc điểm là mang tính chất ổn định cao, do đó nguồn này có thể đầu tư vào nhiều dự án ổn định.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngắn hạn của Chi nhánh cũng luôn chiếm, một tỷ lệ không nhỏ so với tổng nguồn vốn. Năm 2002, nguồn vốn ngắn hạn mà Chi nhánh huy động được là 221 tỷ đồng, chiếm 19.4% tỷ trọng tổng nguồn vốn, bước sang năm 2003 nguồn này đã tăng lên 640 tỷ, chiếm 25.10% tổng nguồn vốn. Và năm 2004 con số này lên đến 1444 tỷ đồng, chiếm 38.18% tổng nguồn vốn. Mức tăng trưởng một cách nhanh chóng của nguồn này cho thấy thành công của Chi nhánh trong việc huy động vốn bằng các hình thưc như đưa ra các phương tiên thanh toán như séc, dịch vụ rút tiền tự động qua mạng máy tính, ATM, kết hợp với thái độ phục vụ nhiệt tình, khả năng tinh thông nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên Chi nhánh.
Bên cạnh các nguồn tiền ngắn, trung và dài hạn, thì nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế quỹ hỗ trợ…, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, song nó lại mang tính ổn định tương đối cao ( nếu xét thời hạn của các nguồn riêng lẻ của từng nguồn thì ngắn, nhưng nếu xét theo một khoảng thới gian dài thì với tính chất liên tục kế tiếp nhau của mình, nó lại là một nguồn khá ổn định ).
Theo nguồn huy động
Có thể nói hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường gắn liền với việc hoạch định các chính sách huy động vốn, vì đó là yếu tố cơ bản giúp cho ngân hàng hoạt động. Do đó quá trình xem xét các nguồn hình thành, xác định chính xác đầy đủ và trọng tâm các nguồn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu.
Bảng 8: Bảng cơ cấu phân theo nguồn hình thành
Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nguồn vốn
2552
100%
3784
100%
4012
100%
tiền gửi dân cư
449
18%
1121
29.62%
1235
29.01%
tiền gửi của TCKT
272
11%
1026
27.12%
1123
28.14%
tiền gửi TCTD&QHT
830
32%
1224
32.36%
1354
31.23%
Huy động hộ TW
486
19%
Nguồn uỷ thác đầu tư
515
20%
412
10.90%
513
11%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003, 2004,2005)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được qua các năm tăng lên liên tục. Cụ thể, từ năm 2002 đến năm 2003 nguồn vốn mà Chi nhánh huy động đựơc tăng thêm 1413 tỷ, tức tăng lên 24%, và bước sang năm 2004 tổng nguồn vốn được huy động là 378 tỷ đạt mức tăng trưởng 48%.
Mặt khác, ta có thể thấy trong tổng thể nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng và dân cư luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Qua các năm thì nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng và dân cư luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh, phần còn lại là của các tổ chức kinh tế, nguồn huy động hộ trung ương và nguồn uỷ thác đầu tư. Qua các năm hoạt động thì các nguồn này vẫn luôn giữ được một tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Cụ thể, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và quỹ hỗ tương là 539 tỷ, chiếm tỷ trọng 47,3%, sang năm 2003 nguồn này tăng lên thành 830 tỷ, đạt tốc độ tăng trưởng 54%. Năm 2004 nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng là 1224 tỷ đạt tốc độ tăng trưởng 43%.
Ngoài ra Chi nhánh còn quan tấm đến nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, bởi vì đây là nguồn vốn có khối lượng rất lớn đầy tiềm năng trong xã hội, đặc biệt với một đất nước đang phát triển như nước ta. Năm 2002 nguồn vốn huy động thồn qua hình thức tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ đạt 147 tỷ và năm 2003 là 272 tỷ, thì bước sang năm 2004 nguồn này đã tăng lên 1121 tỷ. Nguồn tiền gửi này chủ yếu nhằm nhiều các mục đích khác nhau như thanh toán, chi trả cho thanh toán và các dịch vụ khác.
Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tiếp nhận một khối lượng vốn uỷ thác đầu tư khá lớn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức nghề nghiệp,các doanh nghiệp nhà nước. Mức tăng trưỏng của nguồn này nhìn chung là không ổn định, chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài. Năm 2002 Chi nhánh huy động được 16 tỷ tiền uỷ thác đầu tư, năm 2003 là 515 tỷ, và năm 2004 là 412 tỷ đồng.
Như vậy, ta có thể thấy nguồn vốn của Chi nhánh được hình thành từ nhiều nguồn với cơ cấu và số lượng khác nhau, sự tăng trưởng nhanh chóng của Chi nhánh qua các năm đã cho thấy việc thực hiện nhất quán, đồng bộ nhiều biệm pháp, nghiệp vụ để tăng cường công tác huy động vốn. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của Chi nhánh.
Theo cơ cấu đồng tiền gửi
Bảng 9: Phân theo cơ cấu đồng tiền gửi
Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2003
2004
2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nguồn vốn
2552
100%
3784
100%
4012
100%
Nội tệ
2107
82%
3061
81%
3215
80%
Ngoại tệ
445
18%
723
19%
797
20%
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003, 2004,2005)
Thông qua số liệu trong bảng ta có thể thấy nguồn vốn huy động tại Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Mặt khác, trong tổng số tiền huy động được thì nguồn tiền huy động bằng đồng nội tệ vẫn là chủ yếu, với một tỷ trọng rất cao. Cụ thể, năm 2002 nguồn huy động được bằng đồng nội tệ là 850 tỷ, chiếm 62%; năm 2003 là 2107 tỷ, chiếm 82%; năm 2004 là 3061 tỷ, chiếm 81%. Điều này, cho thấy cần thiết phải có nhiều biệm pháp huy động nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ, đặc biệt là trong điều kiện su thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như ngày nay thì nguồn ngoại tệ để tiến hành hoạt động thương mại quốc tế là rất cần thiết.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại NN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2.3.1.Kết quả
NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội mới được thành lập chưa lâu, còn rất non trẻ trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, với sự nỗi lực và đường, chính sách hoạt động đúng đắn, Chi nhánh đã được được những bước phát triển rất đáng kể. Từ đó đã đóng góp chung vào sự phát triển của toàn nền kinh tế.
- Kết quả đầu tiên phải kể đến, đó là hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định với tốc độ cao trên mọi lĩnh vực, đã hoàn thành vượt mức toàn diện tất cả các chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn và dư nợ đều tăng, nợ quá hạn giảm, lợi nhuận tăng, hệ số tiền lương cao, trênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào được cải thiện, tỷ lệ thu dịch vụ tăng dần lên… Đặc biệt, trong công tác huy động vốn của Chi nhánh trong những năm qua đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao, và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số vốn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, từ đó góp phần vào sự phát triển chung của Chi nhánh.
- Mặc dù tình hính cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng quyết liệt, nhờ bám sát vào chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, tích cực chủ động linh hoạt trong việc khơi tăng các nguồn vốn, duy trì và hoàn thiện các hình thức phục vụ, các dịch vụ hỗ trợ… Vì vậy ngoài việc đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong huy động nguồn vốn, thì cơ cấu nguồn vốn trong huy động của Chi nhánh cũng đã đạt được nhiều thay đổi quan trọng. Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn ngày càng tăng, vốn uỷ thác đầu tư, lượng vốn ngoại tệ ngày càng nhiều. Đó chính là những điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh- một lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao và ổn định cho các Ngân hàng thương mại.
- Quá trình mở rộng mạng lưới chi nhánh của một ngân hàng thương mại là một yếu tố tất yếu trong quá trình tăng trưởng, phát triển và mở rộng quy mô. Vì vậy, trong những năm qua, Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc mở rộng, phát triển mạng lưới đi đôi với việc củng cố nâng cấp mạng lưới. Hiện nay, Chi nhánh đã có 3 chi nhánh bao gồm: Chi nhánh Giảng Võ, Chi nhánh Tây Đô, Chi nhánh Nam Đô; và 3 phòng giao dịch trực thuộc là: phòng giao dịch số 4, 5, 6. Điều này cho phép khả năng mở rộng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
- Đồng thời, Chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc theo dõi, thu thập thông tin trên thị trường, từ đó tiến hành các phân tích đánh giá để nắm bắt được kịp thời sự biến động của thị trường, làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách và chiến lược trong công tác huy động vốn, cũng như kế hoach và mục tiêu hoạt động của Chi nhánh.
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Hạn chế
Mặc dù hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung, và hoạt động huy động vốn của Chi nhánh nói riêng trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động của Chi nhánh vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục.
- Hạn chế thứ nhất cần phải kể đến đó là sự chệnh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra tuy có chuyển biến, nhưng những chuyển biến này là chưa đáng kể. Ngoài ra, các chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh vẫn còn cao. Chính những nguyên nhân trên đã góp phần làm giảm thu nhập của Chi nhánh.
- Thứ hai: vấn đề cơ cấu nguồn vốn trong huy động vốn của Chi nhánh còn chưa thực sự phù hợp với sự phát triển, cần được tích cực điều chỉnh. Cụ thể là vấn đề về lãi suất, thời hạn, nguồn hình thành các đồng tiền còn chưa được hợp lý, điều này sẽ tác động tới nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh. Nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ đã tăng nhưng còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Chi nhánh đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cơ cấu giữa tài sản nợ và tài sản có còn hàm chưa nhiều rủi ro.
- Thứ ba là sự đa dạng trong huy động nguồn vốn cũng như cho vay của Chi nhánh còn chưa cao. Thực tế nguồn vốn huy đông và tài sản cho vay của Chi nhánh chỉ mới tập trung vào một số những đối tượng nhất định, mà chưa có sự đa dạng hoá. Điều này dễ dẫn đến những rủi ro cho Chi nhánh khi mà các khách hàng của Chi nhánh gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn tới giảm khả năng thanh toán cho khách hàng.
- Thứ tư là về trình độ các cán bộ công nhân việc trong Chi nhánh. Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đều được đào tạo, và có trình độ chuyên môn cao, song so với quá trình phát triển của thì trường tài chính trong giai đoạn hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế thì cón nhiều hạn chế. Điều này sẽ gây khó khăn cho nâng cao chất lượng ngân hàng bằng cách tiếp thu các công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới, nhằm hướng ra việc huy động vốn trên thị trường thế giới.
- Và cuối cùng Chi nhánh đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động cùng với hệ thống ngân hàng NN&PHNT Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung thì còn nhiều hạn chế so với nhu cầu phát triển của Chi nhánh trong việc huy động vốn nói riêng và khả năng hoạt động của Chi nhánh nói chung. Điều này phần nào dẫn đến việc cung cấp các dịch vụ, các phương tiện thanh toán cho khách hàng còn có quy mô nhỏ và chưa được quan tâm đúng mức, ví dụ như: dịch vụ rút tiền tự động đã được áp dụng, nhưng quy mô và phạm vi còn nhỏ.
2.3.2.2.Nguyên nhân
Chủ quan
NHNN&PTNT Hà Nội chi nhánh Nam Hà Nội là chi nhánh cấp 1 và được thành lập chưa lâu, vì vậy vấn đề thương hiệu, sự hiểu biết của khách hàng về niềm tin cũng như uy tín của Chi nhánh còn rất nhiều hạn chế. Mặt khác, cán bộ của Chi nhánh đã phần còn trẻ lên vấn đề kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu đòi hỏi nhiều sự cọ sát trong thực tế. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh còn chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của hệ thống các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì, địa điểm hoạt động của Chi nhánh là Hà Nội- , một trung tâm tài chính thuộc loại sôi động nhất cả nước. Nơi đây tập chung rất nhiều các công ty tài chính, các ngân hàng trong và ngoài nước bao gồm: 29 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, 15 ngân hàng Liên doanh, 5 công ty cho thuê tài chính, 11 quỹ tín dụng nhân dân, 2 công ty tài chính.
Mặc dù trong các năm qua Chi nhánh đã có rất nhiều nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới giao dịch, tuy nhiên nhìn chung quy mô về mạng lưới, cũng như cơ sở hạ tầng của mạng lưới còn rât nhiều hạn chế. Hiện nay Chi nhánh có 3 chi nhánh cấp II, 3 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I và 2 phòng chi nhánh trực thuộc chi nhánh cấp II. Với mạng lưới chi nhánh chưa được vững mạnh như vậy thì sẽ hạn chế rất nhiều cho khả năng huy động vốn của Chi nhánh.
Về cơ sở hạ tầng thì đã được Chi nhánh quan tâm và đầu tư rât nhiều, Chi nhánh đã cho triển khai lắp và cài đặt các phần mền phục vụ cho công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán liên ngân hàng, cùng với một số phần mền khác như đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như nhập lương vào tài khoản, thanh toán các loại phí, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt còn tồn tại về chương trình giao dịch chưa hoà mạng chung cho toàn Chi nhánh nên không thể kiểm tra giám sát thường xuyên, cũng như nâng cao chất lượng thông tin báo cáo hàng ngày để chỉ đạo kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra, các cơ sở vật chất của mạng lưới giao dịch đều đi thuê, chưa có điều kiện xây dựng kho tiền, cải tạo khang trang, ảnh hưởng rât nhiều đến khả năng thu hut khách hàng của Chi nhánh.
Công tác huy động vốn còn có lúc chưa chủ động, chưa có biệm pháp thiết thực để đẩy nhanh tốc độ tiền gửi của dân cư, tỷ trọng vốn các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế vẫn còn cao, lãi suất đầu vào ngày càng tăng lên làm cho chênh lệch lãi suất ngày càng giảm khó có thể đạt được tỷ lệ như mong muốn. Các công cụ huy động vốn chưa thực sự đa dạng, nguồn huy động chủ yếu thông qua hình thức tiền gửi, uỷ thác đầu tư và phát hành giấy có giá. Tuy nhiên, phương thức nhận tiền gửi còn đơn giản, nên cơ cấu vốn chưa hợp lý giữa kỳ hạn loại đồng tiền gửi.
Chính sách thu hút khách hàng còn chưa phù hợp, công tác quảng cáo tiếp thị thu hút khách hàng để tạo uy tín mở rộng thị phần trên thị trường còn chưa đạt được hiệu quả mạnh mẽ. Chi nhánh chưa có dịch vụ chăm sóc khách hàng mà mới chỉ có quầy khách hàng, vì vậy còn nhiều hạn chế trong vấn đề thu hút khách hàng.
Khách quan
Trong những năm qua tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước đều có những biến động phức tạp, có su hướng không thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trên thị trường. Cụ thể, trong những năm qua nền kinh tế thế giới có mức tăng trưởng không thực sự cao, thị trường tài chính thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đầu tư nước ngoài có sự giảm sút, đặc biệt vấn đề về giá dầu mỏ tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam tuy có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, những còn có nhiều những hạn chế cần khắc phục như: tỷ lệ lam pháp còn tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng và kéo dài nhất là trong vài năm trở lại đây, lưu thông hàng hoá bị chững lại. Đặc biệt đại dịch cúm gia cầm bùng phát trong nước và trên thế giới, cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản trong nước đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của thị trường tài chính trong nước. Điều đó góp phần vào sự hoạt động không hiệu quả của thị trường tài chính trong những năm qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu, vẫn còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào thì trường, cũng như số lượng các công ty niêm yết là chưa cao. Những nguyên nhân trên đã làm giảm đáng kể hoạt động của thị trường vốn trong nước, bởi vì các nhà đầu tư khi đó thiếu các dự án có tính khả thi cao, và gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ kéo theo việc ứ đọng vốn trên thị trường vốn làm ảnh hưởng không tốt tới công tác huy động vốn của thị trường tài chính nói chung và của các Chi nhánh nói riêng.
Cùng với sự phát triển không ngừng của thì trường tài chính trong nước thì cùng với nó là sự cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng trở lên quyết liệt, đặc biệt trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích hiện đại cho khách hàng. Điều này đã phần nào gây khó khăn cho việc huy đông vốn của chi nhánh trong những năm qua.
Môi trường pháp lý và các chính sách điều tiết vĩ mô còn thiếu tính đồng bộ, nhiều khi còn không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Nhiều văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu bất cập, nhiều khi xảy ra tình trạng chồng chéo.
Thị trường tài chính trong nước chưa phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đặc biệt sự hoạt động của thị trường chứng khoán chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn chưa trở thanh một kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế.
Tóm lại nguyên nhân dẫn đến sự chưa hoàn thiện trong công tác huy động vốn của Chi nhánh bào gồm nhiều yếu tố, cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên các nguyên nhân này hoàn toàn có thể khắc phụ hoặc hạn chế được bằng nhiều các giải pháp khác nhau. Do vậy, Chi nhánh cần có các biệm pháp thích hợp để thúc đẩy và hoàn thiện công tác huy động vốn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNN&PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển NHNN&PTNT Hà Nội chi nhánh Nam Hà Nội
Căn cứ vào thực trạng khả năng huy động vốn của NHNN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội và tình hình thực tế thị trường, Chi nhánh đã đề ra một số chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn tới như sau:
Bảng 10: Mục tiêu huy động vốn của Chi nhánh trong những năm tới
Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
Số tiền
+/- so 2004
Số tiền
+/- so 2004
Tổng nguồn vốn
4012
4814
20%
6017
25%
- Nội tệ
3215
3697
15%
4325
17%
- Ngoại tệ
797
1036
30%
1243
20%
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005)
Như vậy , thông qua bảng các chỉ tiêu trên ta có thể thấy các mục tiêu mà Chi nhánh đặt ra trong những năm tới là khá cao, điều này đòi hỏi một sự nỗ lực và phấn đấu cao của Chi nhánh trong hoạt động ở thời gian tới. Ngoài các chỉ tiêu cụ thể về kết quả hoạt động như trên, thì Chi nhánh còn đặt ra một số các định hướng cho sự phát triển của hoạt động huy động vốn trong thời gian tới bao gồm:
- Tăng cường mở rộng mạng lưới Chi nhánh, phòng giao dịch… đồng thời với đó là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, chất lượng phục vụ khách hàng.
- Mở rộng mối quan hệ với các cá nhân tổ chức là các khách hàng tiềm năng, cùng với việc củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác ngân hàng, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động thanh toán liên ngân hàng.
- Thường xuyên thu thập, theo dõi các thông tin trên thị trường để từ đó có thể đề ra các phương hướng và hoạt động huy động vốn trong tương lai. Đặc biệt cần theo sát sự biến đổi của lãi suất trên thị trường, sự biến động về cung cầu trên thị trường vốn.
3.2.Giải pháp
Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại không chỉ đóng vai trò hết sức quan trong đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của toàn ngành kinh tế. Bởi vì, đó là một kênh huy động vốn hết sức quan trọng của nền kinh tế - một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế. Đặc biệt, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề huy động vốn để đưa vào phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế lại càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo dự báo thì trong thời gian tới với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới sẽ đạt ra rất nhiều cơ hội và thách thức. Đặc biệt hoạt động của các ngân hàng thương mại là hoạt động tài chính có ảnh hưởng rộng, lên chịu sự tác động của rât nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại nói chung và NHNH&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng phải có các mục tiêu cụ thể, phải xây dựng được các chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hiệu quả phù hợp với diễn biến của thị trường, nới lỏng hạn chế, tiến dần tới hội nhập. Và để thực hiện được điều đó thì cần có các giải pháp đúng đắn như:
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketinh trên thị trường
Khi một nền kinh tế càng phát triển hiện đại thì công tác Marketinh càng trở lên quan trọng hơn. Bởi vì, chỉ có tăng cường công tác Marketinh thì hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp mới có thể đến được với khách hàng, và từ đó tạo niềm tin, tạo uy tín đối với khách hàng. Đặc biệt khi mà số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, cự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở lên quyết liệt thì hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp càng trở lên quan trọng. Do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần đặc biệt quan tâm tới hoạt động Marketinh, mở thêm các phòng chức năng chuyên trách riêng phụ trách công tác Marketinh. Và các biệm pháp cụ thể là:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo về thương hiệu của Chi nhánh trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, truyền hình… đồng thời tiến hành các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng trong nước và quốc tế. Đây là hoạt động còn nhiều mới mẻ đối với hoạt động kinh tế tại Việt Nam nói chung, và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói riêng. Hiện nay, Chi nhánh vẫn chưa có phòng chuyên trách phục vụ cho công tác Marketinh, điều này phần nào hạn chế công tác Marketinh của Chi nhánh trong thời gian qua. Vì vậy, kế hoạch trong thời gian tời Chi nhánh sẽ hướng tới thành lập một phòng chuyên trách phục vụ cho hoạt động Marketinh, để từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của Chi nhánh.
- Thực hiện văn minh thương mại, tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng. Thành lập các tổ tư vấn, phục vụ khách hàng về các lĩnh vực tài chính ngân hàng, để từ tuyên truyền cho mọi người hiểu được các lợi ích và tiện dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Và cũng thông qua đó sẽ thu hẹp được khoảng cách giữa khách hàng và Chi nhánh, tạo điều kiện cho công tác huy động vốn được hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, một nhân tố cũng hết sức cần thiết đối với công tác huy động vốn của Chi nhánh, đó là cần nâng cấp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng công nghệ thông tin. Cụ thể là triển khai chương trình WB, phát triển mạng thẻ ATM, nối mạng với các ngân hàng lớn, hoang thiện hơn nữa công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử, chi trả thông qua hệ thống WESTERN UNION.
3.2.2. Huy động vốn với cơ cấu một cách hợp lý
Cơ cấu của hoạt động huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của công tác huy động vốn của ngân hàng. Do nhu cầu về vốn của ngân hàng đối với từng loại tiền là khác nhau, mặt khác, nhu cầu về vốn của từng loại khách hàng cũng khác nhau, vì vậy, công tác huy động vốn của ngân hàng cần phải được xây dựng theo một cơ cấu hợp lý. Đó sẽ là một yếu tố rất quan trọng góp phần tới sự thành công của công tác huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng.
- Yếu tố đầu tiên phải kể đến trong việc xây dựng cơ cấu huy động vốn đó là phải phân định rõ các loại khách hàng, từ đó xác định chiến lược huy động vốn cho riêng từng loại khách hàng. Trong quá trình hoạt động ngân hàng cần phải phục vụ cho rất nhiều khách hàng khác nhau, và mỗi khách hàng sẽ có một nhu cầu khác nhau. Do vậy, ngân hàng cần phải xắp xếp khách hàng vào từng loại khác nhau như: khách hàng là dân cư, khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng… Từ đó, ngân hàng sẽ có những điều chỉnh hợp lý cho từng loại khách hàng về lãi suất, phí, các dịch vụ đi kèm…
- Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần mở rộng mạng lưới các chi nhánh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như: mở hình thức tiết kiệm học đường, tiết kiệm gửi theo niêm kim, theo tháng. Đồng thời Chi nhánh cũng cần kết hợp với NHNN Việt Nam đưa ra nhiều hính thức huy động như: phát hành các trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với NHNN&PTNT Việt Nam
- NHNN&PTNT Việt Nam có thể tạo điều kiện giúp đỡ Chi nhánh thông qua các văn bản, các thủ tục sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của Chi nhánh. Ngoài ra, NHNN&PTNT Việt Nam cần tiếp tục triển khai nhanh chóng các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như thanh toán nhanh, kết hợp hình thức ngân hàng bán lẻ với ngân hàng bán buôn, nối mạng internet, và nâng cấp mạng nội bộ (LAN)…, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Cùng với nó NHNN&PTNT Việt Nam cũng cần nâng cao công nghệ tin học ứng dụng trong thanh toán, từ đó tạo điều kiện tối đa cho khách hàng của Chi nhánh trong việc giám sát hoạt động, tìm hiểu và trao đổi thông tin.
- Nên xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trong toàn ngành một cách thống nhất, và cần thương xuyên tổ chức các chương trình đào tạo hàng năm cho cán bộ công nhân viên.
- Hoàn thiện chương trình giao dịch một cửa, đảm bảo tính pháp lý trong việc triển khai bán lẻ. Chỉ tiêu kế hoạch nguồn vổn trung ương giao cần được xác định trên cơ sở tổng nguồn vốn cuối kỳ thực hiện sau khi đã loại trừ phần nguồn vốn huy động hộ trung ương, khẳng định tính khuyến khích tăng trưởng phù hợp với khả năng trong kế hoạhc của các đơn vị thành viên.
- Tiếp tục nhận được sự hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn như Kho bạc Nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm xã hội… và các bộ ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước.
- Hỗ trợ các ngân hàng chi nhánh khi gặp khó khăn trong việc không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và cho phép Chi nhánh kinh doanh mua bán ngoại tệ trong và ngoài hệ thống, hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước luôn đóng vai trò đứng đầu trong việc điều tiết các hoạt động tài chính trong nước nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng. Do vậy các hoạt động của ngân hàng Nhà nước cần luôn cân nhắc sao cho tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, những cũng đống thời đẩy mạnh sự phát triển của cả nền kinh tế.
- Đề ra các chính sách về tiền tệ quốc gia, chính sách về lãi suất một cách linh hoạt, sao cho khuyến khích tiết kiệm nhằm huy động vốn vào trong sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
- Cần hỗ trợ Chi nhánh trong việc tiếp cận các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Ngân hàng nhà nước cần có các hướng dẫn cụ thể các thông tin các số liệu về hoạt động mà các tổ chức tín dụng bắt buộc phảo công khai cho công chúng biết theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ đó giúp cho khách hàng có được hướng giải quyết phù hợp trong việc đầu tư, giao dịch với ngân hàng.
3.3.3.Kiến nghị với Chính phủ
Ở các nước đang phát triển như tại Việt Nam thì trong dân cư vẫn luôn tồn tại một lượng tiền rất lớn nhàn dỗi trong dân cư mà chưa được đưa vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Do vậy, với vai trò điều tiết nền kinh tế của mình thì Chính phủ các quốc gia cần phải có các chính sách hợp lý để thúc đẩy quá trình huy động vốn của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Các chính sách đó bao gồm:
- Ổn định môi trường vĩ mô: đây là yếu tố cần thiết cho bất cứ sự phát triển nào của nền kinh tế chứ không chỉ là hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Bởi vì, chỉ có một nền kinh tế ổn định về mọi mặt mới có thể khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng và tham gia vào các dự án đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt, sự ổn định về mặt chính trị cũng sẽ có tác động rất to lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi mà một nền kinh tế có sự ổn định của đồng tiền, tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức hợp lý mới có thể tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư và các tầng lớp dân cư. Và như vậy nó sẽ quyết định đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
- Ngoài ra, Chính phủ cũng cần phải hoạch định các chính sách phát triển kinh tế một cách linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của thì trường. Đặc biệt, cần có kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế dài hạn, đề ra các mục tiêu cụ thể ở từng thời kỳ khác nhau.
- Tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại: Đây là điều tất yếu nếu chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, vì chỉ khi đó mới có thể nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó có thể cạnh tranh trên thế giới và đứng vững. Do vậy, trong những năm tới, ngoài việc cổ phần hoá các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, thì cũng cần có chiến lược tái cơ cấu lại cho phù hợp với sự phát triển. Đồng thời cần xây dựng môi trường kinh pháp lý một cách hoàn thiện, các quy định cụ thể về hoạt động của các ngân hàng thương mại trong cũng như ngoài quốc doanh. Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra hoạt động của các ngân hàng .
Kết luận
Thực tế đã khẳng định công tác huy động vốn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của một ngân hàng thương mại nói chung. Đó là đặc trưng, là yếu tố cơ bản để một ngân hàng thương mại có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thị trường. Một ngân hàng thương mại chỉ có thể phát triển mở rộng quy mô khi mà lượng vốn nó huy động là đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng cung cấp. Do vậy, hiện nay vấn đề huy động vốn đã trở thành một trong những vấn đề quan trong trọng bậc nhất của các ngân hàng thương mại.
NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội mới được thành lập cách đây vào năm, đi vào hoạt động chưa lâu. Tuy nhiên, với sự lỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh đã đạt được những kết quả quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cũng như trong hoạt động huy động vốn. Trong những năm qua, Chi nhánh đã huy động được một lựợng vốn khá lớn với một quy mô và cơ cấu hợp lý để đưa vào hoạt động kinh doanh. Từ đó phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn cho xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó do thời gian hoạt động chưa lâu, đội ngũ cán bộ còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn lên hoạt động của Chi nhánh cũng phần nào bị ảnh hưởng. Mặt khác, các chính sách của Chi nhánh còn chưa được cụ thể hoá, mà còn chung chung.
Nhận thức được các vấn đề trên, trong giai đoạn tới Chi nhánh đã đặt ra rất nhiều các biệm pháp để đẩy mạnh sự hoạt động của mình. Và với tiềm năm to lớn của mình, trong tương lai nhất định Chi nhánh sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, Ts.Phan Thị Thu Hà, NXB.Thống Kê
2. Ts.Nguyễn Hữu Tài, 2002, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, NXB. Thống Kê
3. E. W.Reed & E.K.Gill, 1993, Ngân hàng thương mại, NXB. Tp. Hồ Chí Minh.
4. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội các năm 2002, 2003, 2004, 2005.
5. Perer S.Rose, 2001, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB. Tài chính.
6. Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà Nước.
7. Các tạp chí khác: Thời báo Ngân hàng, Tạp chí thị trường tài chính và tiền tệ…
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
01
CHƯƠNG1: CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
03
1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại
03
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm Ngân hàng thương mại
03
1.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHTM
08
1.1.3.Vai trò của công tác huy động vốn trong hoạt động của NHTM
14
1.2.Công tác huy động vốn của NHTM
14
1.2.1.Nguồn vốn của NHTM
14
1.2.2.Các phương pháp huy động của NHTM
18
1.2.3.Tổ chức công tác huy động của NHTM
22
1.2.3.1.Các căn cứ khi tổ chức công tác huy động vốn của NHTM
22
1.2.3.2.Tổ chức công tác huy động của NHTM
23
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của NHTM
25
1.3.1.Nhân tố chủ quan
25
1.3.2.Nhân tố khách quan
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
30
2.1.Khái quát về NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
30
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
30
2.1.2.Cơ cấu tổ chức
31
2.1.2.1.Tổ chức biêm chế bộ máy và cơ cấu cán bộ
31
2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ
32
2.1.2.3.Nhiệp vụ kinh doanh của Chi nhánh
33
2.1.3.Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2005
34
2.1.3.1.Nguồn vốn
34
2.1.3.2.Sử dụng vốn
36
2.1.3.3.Công tác kinh doanh đối ngoại
38
2.1.3.4.Tình hình tiếp nhận dự án nước ngoài
39
2.1.3.5.Kết quả tài chính
40
2.2.Thực trạng về công tác huy động của Chi nhánh
41
2.2.1.Tình hình chung về công tác huy động vốn
41
2.2.2.Các biệm pháp huy động vốn mà Chi nhánh áp dụng
42
2.2.3.Kết quả huy động vốn của Chi nhánh
45
2.3. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn
50
2.3.1.Kết quả
50
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân
52
2.3.2.1.Hạn chế
52
2.3.2.2.Nguyên nhân
53
Chủ quan
53
Khách quan
55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI CHI NHÁNH
57
3.1. Định hướng phát triển
57
3.2.Giải pháp
58
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động Marketinh trên thị trường
59
3.2.2.Huy động vốn theo cơ cấu một cách hợp lý
60
3.3.Kiến nghị
60
3.3.1.Kiến nghị với NHNN&PTNT Việt Nam
60
3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
61
3.3.3.Kiến nghị với Chính phủ
62
Kết luận
64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
65
NHẬN XÉT CỦA NHNN&PTNT VIỆT NAM
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH102.docx