Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp xây lắp phải linh hoạt, nhạy bén đồng thời tổ chức quản tốt hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể tồn tại và phát triển. Kế toán là một công cụ sắc bén, hiệu quả để giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các nhà quản lý xác định được trọng điểm và mục tiêu quản lý. Trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, nó giúp doanh nghiệp quản lý được việc sử dụng tài sản, vật tư, nhân công và tiền vốn, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Hơn nữa, việc tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm xây lắp tạo điều kiện để xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tăng quy mô và tốc độ tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên.

doc103 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà học trường ĐHSPTN: 3.627.000đ Có TK 214 - Khấu hao TSCĐ: 3.627.000đ Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 009: - Nguồn vốn khấu hao: 3.627.000đ Cuối quý, số liệu dòng tổng cộng trên sổ cái TK 623 được sử dụng để lập Bảng tổng hợp chi phí phát sinh toàn công ty (Bảng 2.43 trang 74). 1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không được tính trực tiếp vào các yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công. Khoản mục chi phí sản xuất chung ở Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ bao gồm các yếu tố: - Lương, thưởng của nhân viên quản lý đội. - Chi phí vật liệu, văn phòng phẩm phục vụ quản lý chung của đội. - Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCD. - Chi phí dịch vụ thuê, mua ngoài như điện,nước, chi phí lán trại tạm thời, chi phí bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho công nhân,chi phí bảo vệ công trường,... - Chi phí bằng tiền khác. - Chi phí chung có liên quan đến việc chỉ đạo sản xuất, việc thực hiện kế hoạch, liên quan tới quyền lợi cán bộ công nhân viên,...nên việc phản ánh chính xác các khoản mục chi phí và giám sát chặt chẽ quá trính phát sinh các chi phí đảm bảo đúng chính sách, chế độ kế toán được công ty rất coi trọng. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng TK 627- “Chi phí sản xuất chung”, tài khoản này được mở chi tiết cho tưng công trình, hạng mục công trình. 1.2.4.1 Chi phí nhân viên quản lý công trường. Khoản chi phí này bao gồm tiền lương, tiền thưởng của nhân viên quản lý công trường. Đối với bộ phận này (cũng như các bộ phận gián tiếp khác) công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Theo hình thức này, lương của mỗi công nhân sẽ được tính căn cứ vào số ngày công (trong, ngoài giờ) và lương một nhân công (trong, ngoài giờ). Lương ngày công trong giờ được công ty quy định đối với từng loại công việc, chức vụ trong một thời kỳ nhất định căn cứ vào các quy định về lương trong thời kỳ đó, lương một ngày công ngoài giờ được tính bằng 1,5 lần lương ngày công trong giờ. Hàng tháng, kế toán đội căn cứ vào Bảng chấm công (Biểu 2.29 - Trang 58) và đơn giá tiền lương đã được quy định để tính lương cho từng lao động và lập Bảng thanh toán tiền lương (Biểu 2.30 – Trang 59). Biểu 2.29 Bảng chấm công Tháng 12 năm 2005 Công trình: nhà học trường ĐHSPTN Tổ: Văn phòng STT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng Tổng số ngày công Đơn giá ngày công Thành tiền Ký nhận 1 2 3 ... 30 31 1 Phan Thanh Dũng Đội trưởng x x x x x 26 2 Bùi Khắc Thường Đội phó x x x x x 24 3 Nguyễn Tuấn Anh KSXD x ... x x 26 4 Cao Quốc Huy T. đạc x x x ... x 24 5 Phạm Thị Hoa KSTĐ x x x ... x 20 6 Trần Thanh Nhàn PTHC x x ... x x 26 7 Phan Việt Anh Vtư x x x ... x x 26 8 Nguyễn Văn Quảng Tkho x x x ... x x 26 9 Nguyễn Mạnh Quân ĐC x x ... x x 22 Cộng Người chấm công Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.30 Bảng thanh toán lương Tháng 12 năm 2005 Công trình: nhà học trường ĐHSPTN Tổ: Văn phòng STT Họ và tên Bậc thợ Số ngày công Lương 1 ngày công Số tiền được lĩnh Các khoản giảm trừ Còn lĩnh Ký nhận Trong giờ Ngoài giờ Trong giờ Ngoài giờ Trong giờ Ngoài giờ Cộng Tạm ứng Tiền ăn Cộng 1 Phan Thanh Dũng Đội trưởng 26 2 63579 95369 1653054 190738 1843792 1843792 2 Bùi Khắc Thường Đội phó 24 2 62579 93869 1501896 187738 1689634 1689634 3 Nguyễn Tuấn Anh KSXD 26 2 40386 60579 1050036 121158 1171194 1171194 4 Cao Quốc Huy T. đạc 24 40386 60579 969264 969264 969264 5 Phạm Thị Hoa KSTĐ 20 40386 60579 807720 807720 807720 6 Trần Thanh Nhàn PTHC 26 24232 36348 630032 630032 630032 7 Phan Việt Anh Vtư 26 24232 36348 630032 630032 630032 8 Nguyễn Văn Quảng Tkho 26 5 24232 36348 630032 181740 811772 811772 9 Nguyễn Mạnh Quân ĐC 22 5 24232 36348 630032 181740 714844 714844 Cộng 8405170 863114 9268284 9268284 Người lập biểu Phụ trách kỹ thuật Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó gửi các chứng từ này lên phòng kế toán công ty. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào các chứng từ này để tính lương, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho từng lao động làm cơ sở để hạch toán. Nếu đội đồng thời thức hiện nhiều công trình thì chi phí nhân viên quản lý đội được phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Lương nhân viên quản lý đội được tính theo các công thức sau: Tiền lương thực tế = Tiền lương thực tế phải = Tiền lương thực tế phải phải trả cho người trả cho người lao động trả cho người lao động lao động trong tháng trong tháng (trong giờ) trong tháng (ngoài giờ) Tiền lương thực tế phải trả cho = Mức lương một ´ Số ngày làm việc người lao động trong tháng ngày Thực tế trong tháng (trong, ngoài giờ) (trong, ngoài giờ) (trong, ngoài giờ) Mức lương = Mức lương cơ x Hệ số lương + Phụ cấp một ngày một ngày (trong giờ) Mức lương 1 ngày = Mức lương một ngày ´ 1,5 (ngoài giờ) (trong giờ) Mức lương cơ bản tối thiểu là 350.000: 26 = 13.462(đ/ngày) Hệ số lương được quy định tuỳ thuộc vào công việc, chức vụ. Ví dụ: Tính lương của ông Phan Thanh Dũng, chức vụ tổ trưởng - hệ số lương 4,5 phụ cấp trách nhiệm 3.000(đ/ngày). Số ngày công trong giờ: 26 ngày, số ngày công ngoài giờ: 2 ngày - Mức lương 1 ngày (trong giờ): 13.462 x 4,5 + 3.000 = 63.579 (đ/ngày) - Mức lương 1 ngày (ngoài giờ): 63.579 x 1,5 = 95.369 (đ/ngày) Lương tháng 12: 63.579 x 26 + 95.369 x2 = 1.843.792 (đ) Tiền lương của các lao động khác được tính tương tự như trên. Trong thời gian quý IV thi công công trình nhà học trường ĐHSPTN đội không thực hiện thi công công trình nào khác nên chi phí nhân viên quản lý đội đước tính trực tiếp cho công trình này. Do số lượng lao động ở đội chủ yếu là thuê ngoài, lao động trong danh sách của công ty chỉ gồm có bộ phận quản lý đội nên công ty chỉ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho những đối tượng này theo tỷ lệ quy định và đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642.1) mà không đưa vào TK 627.1 Cuối quý, kế toán đội lập Bảng tổng hợp tiền lương cho từng công trình (Biểu 2.31 – Trang 61) làm căn cứ đối chiếu với số liệu kế toán tiền lương tại công ty. Biểu 2.31: Bảng tổng hợp lương văn phòng Quý IV năm 2005 Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đơn vị tính: VNĐ Tháng Tổ công tác Tiền công trong giờ Tiền công ngoài giờ Tổng số tiền 10 Văn phòng 8.131.210 1.294.219 9.425.429 11 Văn phòng 7.380.120 1.082.950 8.463.070 12 Văn phòng 8.405.170 863.114 9.268.284 Tổng cộng 23.916.500 3.240.283 27.156.783 Người lập bảng Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2.4.2 Chi phí vật liệu. Khoản chi phí này bao gồm vật liệu phục vụ cho quản lý công trường, thi công công trình (mà không là nguyên vật liệu trực tiếp), sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Khoản chi phí này được hạch toán tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi có nhu cầu mua vật liệu, đội sẽ lập giấy đề nghị tạm ứng kèm phiếu báo giá gửi lên giám đốc, kế toán tiền mặt căn cứ giấy đề nghị tạm ứng đã được duyệt lập phiếu chi và thủ quỹ chi tiền. Khi vật tư về đến công trường, kế toán đội căn cứ hoá đơn ghi vào Bảng kê chi phí vật liệu chung (Biểu 2.32 – Trang 63). Sau đó, hoá đơn này được chuyển về phòng kế toán công ty để ghi sổ kế toán. Biểu 2.32 Bảng kê vật liệu dùng cho sản xuất chung Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Tên đơn vị, người bán Tên vật tư Thuế VAT đầu vào Giá trị HH trước thuế Giá trị HH sau thuế Ghi chú SH NT CD846 15/10 Lưu Thị Tuyết VPP 30.700 307.000 337.700 EQ891 21/11 Cty TNHH Thanh Thuỷ Giấy in 20.000 200.000 220.000 GX128 07/12 Cty TNHH Hà Nam Đinh 96.700 976.000 1.063.700 BH353 30/12 Cty VPP HH Mực in 0 140.000 140.000 Tổng cộng 147.400 1.623.000 1.761.400 Người lập bảng Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2.4.3. Chi phí công cụ dụng cụ. Do đặc điểm thời gian thi công một công trình thường dài, giá trị của công cụ dụng cụ xuất dùng không nhỏ so với tổng chi phí nên tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất sản phẩm xây lắp được phân bổ luôn một lần và chi phí sản xuất. Việc hoạch toán chi phí này tương tự như hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cuối quỹ, kế toán đội lập Bảng kê công cụ dụng cụ (Biểu 2.33 – Trang 64) sử dụng cho từng công trình để đối chiếu với kế toán tại công ty. Biểu 2.33 Bảng kê công cụ dụng cụ Công trình: Nhà học Trường ĐHSPTN Quý IV năm 2005 Chứng từ Tên đơn vị, người bán Tên vật tư Thuế VAT đầu vào Giá trị HH trước thuế Giá trị HH sau thuế Ghi chú SH NT CC421 18/10 Cửa hàng Trung Phương Thước cặp 13.500 135.000 148.500 CC654 21/11 Lê Quang Trung Cáp 0 600.000 600.000 CC473 12/12 Cửa hàng Trưng Phương Cuốc, xẻng 63.000 630.000 693.000 CC846 25/12 Cty kim khí Thành Đạt Móc giáo 0 1.200.000 1.200.000 Tổng cộng 76500 2.565.000 2.641.500 Người lập bảng Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2.4.4 Chi phí khấu hao TSCĐ Căn cứ vào Bảng tính và khấu haoTSCĐ quý IV năm 2005, kế hoạch toán khấu hao TSCĐ dùng cho quản lí đội . ( Biểu 2.34 – Trang 65) Biểu 2.34: Bảng kê khấu hao tscđ dùng cho quản lý đội Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 STT Tên MMTB Mức khấu hao (đ/tháng) Thành tiền Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng IV 1 Máy điều hoà 496.625 496.625 496.625 496.625 1.483.875 2 Máy vi tính 252.150 252.150 252.150 252.150 756.450 Tổng cộng 748.775 748.775 748.775 2.246.325 Người lập bảng Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2.4.5. Chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. - Chi phí dịch vụ mua ngoài vao gồm tiền điện thoại,điện, nước phục vụ cho thi công và công tác quản lý đội. - Chi phí bằng tiền khác bao gồm chi phí giao dịch, hội nghị, tiếp khách, pho tô, in ấn tài liệu của đội,... Đối với các chi phí này, căn cứ cào hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ kế toán hạch toán theo nguyên tắc: chi phí phát sinh tại công trình nào thì hạch toán trực tiếp cho công trình đó. Cuối quý, kế toán đội lập Bảng kê chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền cho từng công trình, làm tài liệu đối chiếu với kế toán công ty. ( Biểu 2.35 – Trang 66) Bảng 2.35: Bảng kê CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền Công trình : Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Tên đơn vị, người bán Tên vật tư Thuế VAT đầu vào Giá trị HH trước thuế Giá trị HH sau thuế Ghi chú SH NT GX108 28/10 Cty du lịch và dịch vụ HN Tiếp khách 194.600 1.946.000 2.140.600 CG818 11/11 Bưu điện Hà Nội Cước điện thoại 45.892 458.919 589.621 CH143 11/12 Bưu điện Hà Nội Cước điện thoại 36.609 366.085 402.694 GU463 21/12 Cty TM Tradeco Tiếp khách 75.182 751.818 827.000 Tổng cộng 352.283 3.522.822 3.959.915 Người lập bảng Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hàng tháng, căn cứ Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tạm ứng, hoá đơn mua vật liệu, công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, ... phát sinh trong dùng chung cho đội, kế toán ghi Chứng từ ghi sổ (Biểu 2.36 – Trang 67), Sổ cái (Biểu 2.37 – Trang 68), Sổ chi tiết TK 627 (Biểu 2.38 – Trang 69). Cuối quý, kế toán công ty tổng hợp số liệu, đối chiếu với số liệu kế toán đội gửi lên để kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 154 (154.1). Biểu 2.36 Chứng từ ghi sổ Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Số 15, ngày 4 tháng 12 năm 2005 Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Nợ Có Thanh toán tạm ứng tiếp khách Công trình nhà học trường ĐHSPTN 627 141 8.946.000 8.946.000 Thanh toán tiền cước điện thoại Công trình nhà học trường ĐHSPTN 627 141 7.458.919 7.458.919 Mua đinh Công trình nhà học trường ĐHSPTN 627 141 7.967.000 7.967.000 Thanh toán tiền cước điện thoại Công trình nhà học trường ĐHSPTN 627 141 7.366.085 7.366.085 Thanh toán tiền mua cuốc Công trình nhà học trường ĐHSPTN 627 112 5.375.926 5.375.926 K/c CPSXC Công trình nhà học trường ĐHSPTN 154.1 627 37.113.930 37.113.930 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.37: Sổ cái Năm 2005 Tên TK: Chi phí sản xuất chung Số hiệu 627 (Trích quý IV năm 2005) Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 28/10 GX108 28/10 Thanh toán tạm ứng tiếp khách Công trình nhà học trường ĐHSPTN 141 8.946.000 11/11 CG818 11/11 Thanh toán tiền cước điện thoại Công trình nhà học trường ĐHSPTN 141 7.458.919 07/12 GX128 07/12 Mua đinh Công trình nhà học trường ĐHSPTN 141 7.967.000 11/12 CH143 11/12 Thanh toán tiền cước điện thoại Công trình nhà học trường ĐHSPTN 141 7.366.085 12/12 CC473 12/12 Thanh toán tiền mua cuốc Công trình nhà học trường ĐHSPTN 112 5.375.926 31/12 31/12 K/c CPSXC Công trình nhà học trường ĐHSPTN 154.1 37.113.930 Cộng quý IV 37.113.930 37.113.930 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối quý, số liệu dòng tổng cộng trên sổ cái TK được sử dụng lập Bảng tổng hợp chi phí phát sinh toàn công ty (Bảng 2.34 - trang 74). Bảng 2.38 Sổ chi tiết TK 627 Công trình: nhà học trường ĐHSPTN (Trích quý IV năm 2005) Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Quý IV 28/10 GX 108 28/10 Tiếp khách 141 8.946.000 11/11 CG 818 11/11 Cước điện thoại 141 7.458.919 07/12 GX 128 07/12 Mua đinh 141 7.967.000 11/12 CH 143 11/12 Cước điện thoại 141 7.366.085 12/12 CC 473 12/12 Mua cuốc, xẻng 112 5.375.926 31/12 31/12 K/c CPSXC 154.1 37.113.930 Tổng cộng quý IV 37.113.930 37.113.930 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Cuối quý, kế toán đội lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (Biểu 2.39 – Trang 70) cho từng công trình, làm cơ sở để tổng hợp, kết chuyển chi phí sản xuất và đối chiếu với số liệu tại phòng kế toán công ty. Biểu 2.39 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 Đơn vị tính: Đồng STT Yếu tố chi phí Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng 1 CP nhân viên quản ký đội 9.425.429 8.463.070 9.268.284 27.156.783 2 CP vật liệu 307.000 200.000 1.116.000 1.623.000 Cp công cụ sản xuất 135.000 600.000 1.200.630 2.565.000 3 CP khấu hao TSCĐ 748.775 748.775 748.775 2.246.325 4 CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền 1.946.000 458.919 1.117.903 3.522.822 Cộng 12.562.204 10.470.764 13.451.592 37.113.930 Người lập bảng Đội trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí cuối kỳ Để tổng hợp chi phí xây lắp cuối kỳ, công ty sử dụng TK 154 (154.1), tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trìn, hạng mục công trình. Tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản phẩm xây lắp đều được kết chuyển sang TK 154 theo từng đối tượng giá thành. Cuối quý, căn cứ vào các số liệu kế toán về các chi phí sản xuất phát sinh trong quý (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung) cho từng công trình, hạng mục công trình, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp các khoản mục chi phí đó (Biểu 2.43 - Trang 74), lập bút toán kết chuyển và ghi Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết TK 154, 621, 622, 623, 627. Sau khi ghi vào Chứng từ ghi sổ, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ này để ghi vào sổ cáI TK 154, 621,622, 623, 627. Biểu 2.40 Sổ cáI Tên TK: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 (Trích quý IV năm 2005) Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu quý IV 45.873.982 31/12 31/12 K/c CP NVLTT quý IV CT nhà học trường ĐHSPTN 621 128.016.815 31/12 31/12 K/c CP NCTT quý IV CT nhà học trường ĐHSPTN 622 123.832.000 31/12 31/12 K/c CP MTC quý IV CT nhà học trường ĐHSPTN 623 33.150.450 31/12 31/12 K/c CP SXC quý IV CT nhà học trường ĐHSPTN 627 37.113.930 31/12 31/12 Giá vốn quý IV CT nhà học trường ĐHSPTN 632 322.115.195 31/12 31/12 Cộng phát sinh quý IV 322.115.195 322.115.195 45.873.982 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.41 Sổ chi tiết TK 154.1 - Xây lắp Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đơn vị tính: Đồng NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu quý IV 45.873.982 31/12 31/12 K/c CPNVLTT 621 128.016.815 K/c CPNCTT 622 123.832.000 K/c CPMTC 623 33.150.450 K/c CPSXC 627 37.113.930 K/c CPSX và giá thành 322.115.195 Cộng phát sinh quý IV 322.115.195 322.115.195 Số dư cuối quý IV 45.873.982 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.42 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Công trình : Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tháng 12 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số Ngày, Tháng Số hiệu Ngày, tháng A B 1 A B 1 12 2/12 128.016.815 14 33.150.450 13 3/12 123.834.000 15 37.113.930 - Cộng tháng 251.850.815 - Cộng tháng 70.264.380 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.43 Bảng tổng hợp chi phí phát sinh Quý IV năm 2005 Đơn vị tính: VNĐ STT Tên công trình CP NVLTT CP NCTT CP MTC CP SXC Cộng 1 Đường nội bộ NM in quân đội 78.995.542 36.460.000 7.630.000 123.085.542 2 Trung Tâm tin học kho bạc Nhà nước 403.954.216 54.010.000 5.150.000 473.114.216 3 Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 128.016.815 123.834.000 33.150.450 37.113.930 322.115.195 Tổng cộng 610.957.573 214.304.000 40.780.450 42.263.930 918.314.953 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào bảng trên, kế toán lập các bút toán kết chuyển chi phí xây lắp trong quý IV năm 2005 công trình nhà học trường ĐHSPTN Nợ TK 154 (154.1) - Nhà học trường ĐHSPTN: 128.016.815đ Có TK 621 - Nhà học trường ĐHSPTN: 128.016.815đ Nợ TK 154 (154.1) - Nhà học trường ĐHSPTN: 123.834.000đ Có TK 622 - Nhà học trường ĐHSPTN: 123.834.000đ Nợ TK 154 (154.1) - Nhà học trường ĐHSPTN: 33.150.450 đ Có TK 623 - Nhà học trường ĐHSPTN: 33.150.450đ Nợ TK 154 (154.1) - Nhà học trường ĐHSPTN: 37.113.930đ Có TK 627 - Nhà học trường ĐHSPTN: 37.113.930đ 2. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang Tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, hàng quý công ty thanh toán với chủ đầu tư phần khối lượng xây lắp hoàn thành đến thời điểm đó tại điểm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Để thanh toán với công ty phải xác định được giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối quý. Việc xác định thường được tiến hành bằng biện pháp kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối quý, là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, tính đến thời điểm dừng kỹ thuật hợp lý trước đó. Cuối mỗi quý, cán bộ kỹ thuật của đội xây dựng, chủ nhiệm công trình và đại diện bên chủ đầu tư ra công trình để xác định phần việc hoàn thành và dở dang. Sau đó, phòng kỹ thuật và an toàn lao động sẽ lắp những đơn giá dự toán phù hợp với từng công việc của từng công trình cụ thể và tính ra chi phí dự toán, giá trị dự toán của từng khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình tương ứng. Tại công ty, thông thường giá trị dự toán của chi phí sản xuất chung được tính bằng 45% chi phí nhân công trực tiếp dự toán. Sau khi nhận được Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang (Biểu 2.44 – Trang 77) và Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành (Biểu 2.45 – Trang 78) do phòng Kỹ thuật - an toàn lao động gửi sang, kế toán căn cứ vào đó và tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, chi phí dở dang đầu kỳ tính ra chi phí dở dang cuối kỳ theo công thức sau: Giá trị thực tế KLXL dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế KLXL dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế của KLXL thực hiện trong kỳ x Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ Giá trị dự dang của KLXL hoàn thành trong kỳ + Giá trị dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ Ví dụ: Tính giá trị thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, theo số liệu: - Chi phí NVLTT thực tế của KLXL thực hiện trong kỳ: 128.016.815đ - Chi phí NVLTT thực tế của KLXL dở dang đầu kỳ: 76.239.536đ - Chi phí NVLTT dự t oán của KLXL hoàn thành trong kỳ: 228.081.982đ - Chi phí NVLTT dự toán của KLXL dở dang cuối kỳ: 37.845.600đ Ta có: Chi phí NVLTT thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ = 76.239.536 + 128.016.815 x 37.845.600 = 29.068.831 228.081.982 + 37.845.600 Sau khi tính toán, kế toán lập Bảng kê chi phí thực tế dở dang cuối kỳ theo khoản mục tính giá thành chi tiết cho từng công trình Biểu 2.44 Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Công trình: nhà học trường ĐHSPTN Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Đơn giá dự toán Thành tiền Cộng NVLTT NCTT MTC NVLTT NCTT MTC 1.Trát tầng hầm VLTH mác 503 M2 150 8177 5475 225 1226550 821250 331250 2081550 2. Trát tường bằng VMX mác 503 M2 600 10450 2165 226 670000 1299000 135600 7704600 Cộng 1896550 2120250 466850 9786150 Biểu 2.45 Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Công trình: nhà học trường ĐHSPTN Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Đơn giá dự toán Thành tiền Cộng NVLTT NCTT MTC NVLTT NCTT MTC 1. Lắp đặt thép vuông 1x14 Tấn 25 4674571 397606 230921 116864275 9940150 5773025 132577450 2. Xây tường lan can M2 12000 2322 1953 185 27864000 23436000 2220000 53520000 Cộng 144728275 33376150 7993025 186097450 Biểu 2.46: Bảng kê chi phí dở dang cuối kỳ Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 Đơn vị tính: Đồng STT Khoản mục chi phí Giá trị thực tế 1 Chi phí NVL trực tiếp 29.068.831 2 Chi phí NC trực tiếp 9.303.480 3 Chi phí máy thi công 2.471.800 4 Chi phí sản xuất chung 5.029.871 Cộng 45.873.982 3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp Do đặc điểm quy trình xây lắp của công ty thường kéo dài do đó tại công ty đối tượng tính giá thành được xác định là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thanh toán cho chủ đầu tư theo từng quý. Công ty tính giá thành theo phương pháp giản đơn, cuối mỗi quý kế toán tổng hợp căn cứ vào bảng kê chi phí dở dang cuối quý (n), bảng kê chi phí dở dang cuối quý (n - 1) và bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong quý (n) để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng công trình (Biểu 2.47 – Trang 80) và tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Biểu 2.47 thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp Quý IV năm 2005 Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí CP NVTTT CP NCTT CP MTC CP SXC 1. CPSXKD DD đầu kỳ 45.873.982 29.068.831 9.303.480 2.471.800 5.027.871 2. CPSX phát sinh trong kỳ 322.115.195 128.016.815 123.834.000 33.150.450 37.113.930 3. CP SXKD DD cuối kỳ 45.873.982 29.068.831 9.303.480 2.471.800 5.027.871 4. Giá thành sản phẩm 322.115.195 128.016.815 123.834.000 33.150.450 37.113.930 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào giá thành tính được, kế toán ghi bút toán kết chuyển ghi vào Chứng từ ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 632 - nhà học trường ĐHSPTN: 322.115.195đ Có TK 154 (154.1) - nhà học trường ĐHSPTN: 322.115.195đ Đồng thời với việc ghi vào Chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 154, 632. Sau đó căn cứ vào Chứng từ ghi sổ dể ghi vào sổ cái TK liên quan. Chương III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ 1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ 1.1 Những ưu điểm Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, khoa học. Từng nhân viên được phân công thực hành cụ thể vì thế tính chuyên môn hoá cao đem lại hiệu quả cao trong công vịêc . hơn nữa nhân viên kế toán trong công ty cao (trên 80% là đại học và trên đại học trở lên) có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và nắm vững những quy định hiện hành của chế độ kế toán vì thế đảm bảo công tác kế toán của công ty được thực hiện theo đúng luật kế toán, chuẩn mực kế toán, giảm tối thiểu được nhưỡng sai xót trong công tác kế toán. - Việc lựa hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là phù hơp với đặc điểm của công ty và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kế toán máy phòng tài chính được trang bị hệ thống máy tính đây đủ hiện đại giúp cho nhân viên kế toán giảm bớt được khối lượng công việc, tiết kiệm thời gian, nâng cao tính chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin, đồng thời lại dễ kiểm tra, sửa chữa. Công ty đang trong quá trình tiến hành áp dụng kế toán máy do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng cao của công ty. - Việc theo dõi tình hình thi công, tình hình sử dụng nguyên vật liệu, nhân công từ công trình được thực hiện chặt chẽ. Ngoài kế toán đội, tại Công ty cũng mở sổ chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, điều này một mặt giúp cho công tác kiểm tra đối chiếu được chặt chẽ mặt khác có thể đưa ra những ý kiến đóng góp cho đội nhằm mang lại hiệu quả cao cho toàn công ty. - Tại Công ty các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhập thường xuyên đầy đủ và có chứng từ đi cùng hợp lệ đi kèm. Chính vì vậy Công ty luôn đảm bảo cho việc lập và nộp báo cáo kế toán kịp thời cho cấp trên và đơn vị chủ quản cho vào cuối mối quý theo đúng quy định của chế đọ kế toán. Nhìn chung công tác kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ là đúng chế độ, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của Công ty. Đây là nguyên nhân giúp đỡ cônt tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có những ưu điểm nổi bật: Ÿ Về công tác quản lý và hoạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp. Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ trọng lớn hơn Công ty đã thự hiện quản lý theo cách phần lớn nguyên vật liệu là do Công ty mua, còn các nguyên vật liệu phụ các đội mua bằng tiền tạm ứng. Việc công ty chỉ giao cho các đội mua những nguyên vật liệu nhỏ còn công ty trực tiếp ký kết những hợp đồng mua những vật tư chính có giá trị lớn giúp công ty nhắm được giá cả thị trường, đảm bảo mua được nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo yêu cầu của công trình với giá cả hợp lý đồng thời công ty có thể trực tiếp đè ra những biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Vật tư đội phụ trách mua phải qua duyệt tạm ứng với vật tư do Công ty đi mua thì đội người đI lĩnh. Sự quản lý chặt chẽ vật tư như vậy giúp cho việc quản lý vật tư được chính xác, bảo đảm việc sử dụng vật tư phù hợp với dụ toán, đồng thời giảm chi phí quản lý vật tư tại công ty (Vì tại Công ty không cần lập kho vật tư và tránh đựơc tình trạng tồn đọng vật tư gây ứ đọng vốn, giảm tình trạng hư hỏng vật tư do điêu kiện bảo quản gây ra). Tóm lại, công tác quản lý và hoạch toán chi phí nguyên vật liệu tại công ty rất có hiệu quả và đúng chế độ. Tại công trình khi có nghiệp vụ phát sinh các sđội phải kịp thời hoàn chứng từ lại công ty hoạch toán. Công ty lập bảng kê chi tiết vật tư phục vụ cho việc theo dõi vật tư, nên cuối kỳ đối chiếu, kiểm tra chi phí phát sinh, tính giá thành nhanh chóng, chính xác. Ÿ Về công tác quản lý và hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Việc lựa chọn phương pháp trả lương tại công ty là rất hợp lý. Hình thức khoán được sử dụng để giao việc cho công nhân tạo điều kiện hình thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn đối với công việc cả thời về gian lẫn chất lượng như vậy thì cũng đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng của công trình. Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng với bộ phận lao động gián tiếp do lao động của họ không tạo ra sản phẩm cụ thể nên không thực hiện làm khoán được. Quá trình lao động của công nhân được theo dõi thường xuyên qua bảng chấm công, bảng thanh toán lương ghi rõ số công, tiền của từng công nhân giúp cho kế toán tổng hợp tiền lương và tính giá thành thuận tiền. Ÿ Về công tác quản lý và hạch toán chi phí máy thi công. Việc sử dụng nhật trình máy và lệnh điều động máy giúp Công ty xác định rõ khoảng thời gian hoạt động tại một công trình của một máy thi công qua ngày tháng ghi trên lệnh điều động. Các khoản chi phí liên quan đến máy thi công được hoạch toán thành một khoản riêng, rõ ràng cụ thể thông qua Bảng tổng hợp chi phí máy thi công. Cuối kỳ kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí thuê máy do vậy người quản lý biết được cơ cấu chi phí máythi công trong giá thành và giúp kế toán tổng hợp trong việc tính giá thành, phân tích hiệu quả sử dụng máy. Ÿ Về công tác quản lý và hạch toán chí phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục. Mỗi kỳ, từng khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất chung được phản ánh trong các Bảng tổng hợp, Bảng kê từng khoản mục cho việc tổng hợp chi phí sản xuất chung, cho công tác quản lý. Đối với công cụ dụng cụ do đặc trưng của hoạt động xây lắp tại Công ty là thời gian thi công thường kéo dài nên loại công cụ, dụng cụ khá ổn định tại một công trình nên công ty không phân bổ chi phí này cho các công trình. Đối với chi phí khấu hao được tính và hạch toán khá chính xác theo quy định. Các loại máy móc thiết bị được xác định tỷ lệ khấu hao khá hợp lý đảm bảo phản ánh đúng chi phí và tạo nguồn tàI chính cho tái đầu tư TSCĐ. Đối với các dịch vụ mua ngoài đều có chứng từ hợp lệ. Những chi phí chung phát sinh cho nhiều công trình được tập hợp và phân bổ hợp lý đảm bảo tính chính xác. Ÿ Về đánh giá sản phẩm dở dang của công ty Công ty đã tiến hành kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ một các khoa học, xác định được hợp lý giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, cung cấp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp Ÿ Về công tác tính giá thành Công ty tiến hành tính giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành từng quý, mỗi quý đều lập báo các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp toàn công ty. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chi phí, giá thành, dễ so sánh, đối chiếu với số liệu dự toán để kịp thời khắc phục việc hao phí chi phí. Ÿ Về hệ thống sổ kế toán sử dụng Công ty sử dụng các sổ tổng hợp, sổ chi tiết theo đúng chế độ quy định. Ngoài ra công ty còn sử dụng các bảng kê, bảng tổng hợp đặc thù một cách khoa học, hợp lý, phục vụ cho hiệu quả cho công tác quản lý và kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp. Có thể nói Công ty đã tổ chức một hệ thống sổ chi tiết khá đầy đủ và hợp lý hữu ích cho công tác theo dõi chi phí. Trong sổ chi tiết có cột số luỹ kế cho phép ngay lập tức biết được số chi phí phát sinh từ đầu kỳ đến bất cứ thời điểm nào trong kỳ chi tiết cho từng khoản mục.... 1.2. Tồn tại Sự ra đời của chế độ kế toán mới cùng với thông tư, nghị định sửa chữa bổ sung.... các cách hạch toán đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế toán của Công ty đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ, vì vậy không thể tránh khỏi những tồn tại nhất định trong công tác kế toán cần được khắc phục đó làm: - Việc hạch toán ban đầu - Sổ sách kế toán - Thủ tục nhật xuất kho vật tư Thực tế trong mọi trường hợp về xuất kho vật tư, Công ty đều áp dụng những hình thức thủ tục nhất xuất giống nhau. Trường hợp nhận vật tư xuất thẳng cho công trình, kế toán công ty viết 2 liên phiếu nhật và viết luôn 2 liên phiếu xuất. Hạch toán chi phí máy thi công: Đối với máy thi công thuê ngoài thì chi phí thuê máy được hạch toán vào TK 623. Như vậy chưa hợp lý, công ty nên hạch toán vào TK 627 để đảm bảo đúng mục đích, công dụng của loại chi phí này, xác định chính xác cơ cấu chi phí trong giá thành Hạch toán chi phí sản xuất chung: Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trong danh sách quỹ lương của công ty, công ty không đưa vào TK 627 mà đưa vào TK 642. Mặc dù điều này không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận toàn doanh nghiệp nhưng lại làm cho việc tính giá thành và cơ cấu chi phí trong giá thành kém chính xác. 2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. 2.1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ đã được tổ chức một cách khoa học, có hiệu quả, đáp ứng được những yêu cầu quản lý công ty. Tuy nhiên, như đã trìh bày ở trên, bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vẫn còn những tồn tại nhất định. Mặt khác, thực tế hiện nay chế độ kế toán, tài chính luôn được thay đổi, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đã đặt ra yêu cầu thay đổi cho công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Những lý do trên dẫn đến sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, để phù hợp với chế độ, chính sách và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cần quản lý của công ty. 2.2. Các kiến nghị và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. Trong bất cứ doanh nghiệp nào, cơ cấu tổ chức quản lý cũng hết sức quan trọng. Việc tổ chức bộ máy quản lý có tốt, tổ chức bộ máy sản xuất hợp lý thì mới phát triển sản xuất được. Đối với Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ, vấn đề bố trí nhân lực giữa các đội chưa được đồng đều, có những đội thiếu thợ lành nghè nên đội đó không tự lập được mà chủ động xây dựng công trình với đội khác. Điều này làm công kềnh bộ máy quản lý nhưng hiệu quả công việc lại không cao. Mặt khác mỗi đội cũng cần có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật giỏi để bám sát quá trình thi công và xử lý những sự cố kỹ thuật khi cần thiết hoặc tính chính xác lượng vật liệu tiêu hoa để có kế hoặc lĩnh vật tư với thực tế nhất. Vì vậy em nghĩ: Thứ nhất: Công ty nên nghiên cứu sát nhập các đội nhỏ không có khả năng tự sản xuất với các đội lớn để giảm sự cồng kềnh của bộ máy quản lý đồng thời tạo ra những đội lớn có khả năng độc lập Thứ hai: Công ty nên có tổ chức kiểm toán nội bộ thường xuyên kiểm tra công tác kế toán cả ở đội sản xuất và ở phòng kế toán của công ty nhằm hạn chế tiêu cực, sai sót đồng thời tư vấn cho giám sát nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, mặt khác do nguyên vật liệu đa dạng về chủng loại, số lượng lớn lại tập trung ở nơI thi công nên nếu không có thủ tục nhập xuất kho thì rất dễ gây ra thất thoát, hao hụt, mất mát. Do dó để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, công ty nên sử dụng tối đa lực lượng lao động tại công trình là thủ kho của công trình và kế toán đội, quản lý nguyên vật liệu theo phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho và biên bản kiểm kê đánh giá giá trị thu hồi. Khi nguyên vật liệu về đến công trường, tiến hành lập phiếu nhập kho, phiếu này do thủ kho lập và có sự giám sát, xác nhận của Đội trưởng, nhân viên kế toán đội, nhân viên phụ trách thu mua. Biểu 3.1 Phiếu nhập kho vật tư Công trình: Ngày... tháng ... năm... Số - Họ tên người nhập hàng - Theo số....... ngày.........tháng........năm........của..........: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Cộng x x x x x x Nhập ngày....tháng...năm.......... Người nhập (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán đội (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên) Phương pháp ghi phiếu nhập kho như sau: - Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ và tên người nhập nguyên vật liệu, số hoá đơn và tên công trình. - Cột A, B, C, D ghi số thứ tự, tên nhãn hiệu quy cách, mã số và đơn vị tính của nguyên vật liệu. - Cột 1: ghi số lượng nguyên vật liệu theo chứng từ nhập. - Cột 2: thủ kho ghi số lượng thực nhập - Cột 3, 4: kế toán ghi đơn giá hạch toán và tính ra số tiền của từng thứ nguyên vật liệu - Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại vật tư nhập cùng một phiếu nhập kho. Phiếu này được lập thành 02 liên, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán đội giữ, liên 1 cùng hoá đhơn gửi lên phòng kế toán giữ. Biểu 3.2 Phiếu xuất kho vật tư Công trình: Ngày... tháng ... năm... Số - Họ tên người nhận hàng - Lý do xuất kho STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Cộng x x x x x x Nhập ngày....tháng...năm Người nhận (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán đội (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên) Phương pháp ghi phiếu xuất kho như sau: - Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ và tên người nhận nguyên vật liệu, lý do xuất kho và tên công trình. - Cột A, B, C, D ghi số thứ tự, tên nhãn hiệu quy cách, mã số và đơn vị tính của nguyên vật liệu. - Cột 1: ghi số lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng. - Cột 2: thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu) - Cột 3, 4: kế toán ghi đơn giá và tính ra số tiền của từng thứ nguyên vật liệu xuất kho - Dòng cộng: ghi tổng số tiền của các loại nguyên vật liệu thực tế đã xuất kho. Phiếu này được lập thành 02 liên, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán đội giữ, liên 1 cùng hoá đhơn gửi lên phòng kế toán giữ. Để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn từng loại nguyên vật liệu, có căn cứ để xác định tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, xác định trách nhiệm vật chất của thủ khó, tiến hành lập thẻ kho. Biểu 3.3 Thẻ kho Công trình Ngày lập thẻ: Tên, nhãn hiệu, quy cách nguyên vật liệu: Đơn vị tính: VNĐ Mã số: STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán SH Ngày Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán đội (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên) Phương pháp ghi thẻ kho như sau: - Mỗi thẻ kho dùng cho một loại nguyên vật liệu ở cùng một kho. - Kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số nguyên vật liệu giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. - Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng, cuối ngày tính số tồn kho. - Theo định kỳ, kế toán đội nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho (cột 4) - Sau mỗi lần kiểm kế phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên thẻ kho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định. Đối với vật tư sử dụng không hết hoặc phiếu liệu thu hồi do phá vỡ công trình cũ, kế toán đội lập biển bản kiểm kê và đánh giá giá trị thu hồi có sự có mặt của đội trưởng, chủ nhiệm công trình, thủ kho công trình, kế toán theo mẫu sau: Biểu 3.4 Biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị thu hồi Công trình: Ngày...tháng...năm... Đơn vị tính: VNĐ STT Loại nguyên vật liêu, quy cách Mã số Đơn vị tính Số lượng Giá trị ước tính Cộng x x x Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán đội (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên) Để làm tốt quá trình hạch toán gí trị vật liệu, Công ty chọn phương pháp tính giá thích hợp. Đối với nguyên vật liệu giá trị lớn nên sử dụng giá thực tế đích danh, đối với những nguyên vật liệu có giá trị nhỏ tuỳ theo từng loại mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Ÿ Đối với chi phí nhân công - Lương công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công hạch toán bằng tiền tạm ứng và kế toán của Công ty định khoản: Nợ TK 622 Có TK 141 Hạch toán như vậy khó theo dõi quỹ lương của Công ty và khi tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ gặp khó khăn vì khoản này được trích trên lương phải trả cho nhân viên. Vì vậy Công ty nên hạch toán khoản mục này qua TK 334 như sau: Nợ TK 622 Có TK 334 Sau đó kết chuyển: Nợ TK 334 Có TK 141 - Trong Công ty có hai bộ phận nhân công: Một là thuộc biên chế của Công ty, hai là không thuộc biên chế (thuê ngoài). Việc phân biệt hai đối tượng này liên quan đến quyền lợi của người lao động trong việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Vì vậy cuối tháng tiện cho việc theo dõi, kế toán tiền lương và kế toán đội nên lập bảng tổngh ợp lương cho công nhân thuê ngoài. Biểu 3.5 Bảng tổng hợp lương công nhân thuê ngoài Công trình: Tháng...năm STT Tên công nhân HĐ thuê Số cộng Đơn giá Thành tiền Cộng Ví dụ: Lương của công nhân thuê ngoài công trình Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên tháng 12/2005 được tổng hợp trong bảng sau: Biểu 3.6 Bảng tổng hợp lương công nhân thuê ngoài Công trình: Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tháng 12 năm 2005 STT Tên công nhân HĐ thuê Số cộng Đơn giá Thành tiền 1 Trần Ngọc Thượng NC578 36 30.000 1.080.000 2 Phạm Văn Thường NC578 33 30.000 990.000 3 Nguyễn Văn Tuấn NC578 30 30.000 900.000 4 Phạm Văn Tuân NC578 30 30.000 900.000 5 Trần Văn Thuần NC578 30 30.000 900.000 Cộng 4.770.000 Người lập bảng (Ký, họ tên) Kế toán đội (Ký, họ tên) Đội trưởng (Ký, họ tên Ÿ Đối với chi phí sản xuất chung - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền nên lập thành hai bảng: Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và Bảng chi phí bằng tiền khác để tiện cho việc theo dõi và quản lý. - Chi phí công cụ dụng cụ: Như đã trình bày ở trên là được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất do có giá trị nhỏ và thời gian thi công công trình thường dài. Tuy nhiên trên thực tế công cụ dụng cụ sử dụng cho một công trình thường không hao hụt nhiều, vẫn có thể sử dụng nhiều lần. Vì vậy, công ty nên mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn công cụ, dụng cụ chi tiết hơn để tránh khỏi lãng phí - Đối với tiền lương bộ phận quản lý đội, trong trường hợp phải phân bổ, công ty đã lựa chọn tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp nhưng theo em như vậy không nên vì: + Thứ nhất, muốn phân bổ thì phải có chi phí nhân công trực tiếp tức là việc hạch toán chi phí sản xuất chung phải phụ thuộc vào việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, như vậy sẽ chậm trễ cho công việc hạch toán. + Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp còn phụ thuộc vào thời kỳ thi công công trình (công trình mới khởi không, công trình đang hoàn thiện thì chi phí nhân công trực tiếp không tương ứng với khối lượng hoàn thành trong kỳ) nên dùng tiêu thức này chưa hẳn chính xác. Theo em Công ty nên lựa chọn tiêu thức đánh giá la giá thành dự toán của từng giai đoạn tưng ứng, nó sẽ khắc phục được cả hai nhược điểm của tiêu thức cũ. - Công ty trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quảy lý đội, công nhân sử dụng máy thi công (thuộc danh sáhc lao động trong doanh nghiệp) đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho giá thành công trình giảm đi, như vậy không xác định chính xác lãi do công trình mạng lại mặc dù lãi của toàn công ty không thay đổi. Do đó công ty cần hạch toán khoản này vào TK 627. Ví dụ: Ta có số liệu về khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội công trình nhà học trường ĐHSPTN trong quý IV theo bảng sau: Biểu 3.9 Bảng kê BHYT, BHXH, CPCĐ Công trình: Nhà học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 Đơn vị tính: VNĐ Khoản mục Công nhân sử dụng máy Nhân viên quản lý đội Cộng (10=5+9) Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng quý IV Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng quý IV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BHXH (15%) 221.550 264.450 297.000 783.000 1.413.814 1.269.461 1.390.243 4.073.518 4.856.518 BHYT (2%) 29.540 35.260 36.600 104.400 188.509 169.261 185.366 543.136 647.536 KPCĐ (2%) 29.540 35.260 39.600 104.400 188.509 169.261 185.366 543.136 647.536 Cộng 280.630 334.970 376.200 991.800 1.790.832 1.607.983 1.760.975 5.159.790 6.151.590 Từ bảng trên, ta tính lại được chi phí nhân viên quản lý đội (bao gồm tiền lương của nhân viên quản lý đội và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý đội và công nhân sử dụng máy thi công theo bảng sau: Biểu 3.10 Chi phí nhân viên quản lý đội Công trình: nhà học trường ĐHSPTN Quý IV năm 2005 Khoản mục Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng Lương nhân viên quản lý 9.425.429 8.463.070 9.268.284 27.156.783 BHXH, KPCĐ, BHYT 2.071.462 1.942.953 2.137.175 6.151.590 Cộng 11.496.891 10.406.023 11.405.459 33.308.373 Chi phí sản xuất chung quý IV năm 2005 công trình Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên được tính theo bảng sau: Biểu 3.11 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công trình: Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 Đơn vị tính: Đồng STT Yếu tố chi phí Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng 1 CP nhân viên quản lý đội 11.496.891 10.406.023 11.405.459 33.308.373 2 CP vật liệu 307.000 200.000 1.116.000 1.623.000 3 CP công cụ sản xuất 135.000 600.000 1.200.630 2.565.000 4 CP khấu hao TSCĐ 748.775 748.775 748.775 2.246.325 5 CP dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền 1.149.000 458.919 1.117.903 3.522.822 Cộng 13.836.666 12.413.717 15.588.767 41.839.150 Căn cứ vào các số liệu trên, Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang (Biểu 2.44 – Trang00), Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành (Biểu 2.45 – Trang 00), ta tính được giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành công trình nhà học trường ĐHSPTN quý IV năm 2005 theo bảng sau: Biểu 3.12 Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp Công trình: Nhà học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Quý IV năm 2005 Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí CP NVLTT CP NCTT CP MTC CP SXC 1. CPSXKD DD đầu kỳ 45.873.982 29.068.831 9.303.480 2.471.800 5.027.871 2. CPSX phát sinh trong kỳ 326.840.415 128.016.815 123.834.000 33.150.450 41.839.150 3. CPSXKD DD cuối kỳ 45.873.982 29.068.831 9.303.480 2.471.800 5.027.871 4. Giá thành sản phẩm 326.840.415 128.016.815 123.834.000 33.150.450 41.839.150 Kết luận Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp xây lắp phải linh hoạt, nhạy bén đồng thời tổ chức quản tốt hoạt động sản xuất kinh doanh thì mới có thể tồn tại và phát triển. Kế toán là một công cụ sắc bén, hiệu quả để giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các nhà quản lý xác định được trọng điểm và mục tiêu quản lý. Trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, nó giúp doanh nghiệp quản lý được việc sử dụng tài sản, vật tư, nhân công và tiền vốn, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Hơn nữa, việc tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm xây lắp tạo điều kiện để xác định đúng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tăng quy mô và tốc độ tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên. Chính vì các lý do trên, việc đổi mới và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp nói chung và tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ nói riêng là một vấn đề thiết yếu và cần được tính cực thực hiện. Với mục tiêu tìm hiểu và góp phần hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ. Chuyên đề của em đã đề cập đến những vấn đề sau: - Tìm hiểu thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư xây dựng và Phát triển Công nghệ. - Đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ. Do trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tế ít và thời hạn thực tập không dài nên chuyên đề thực tập của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất và không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và cán bộ kế toán của Công ty để em có thể bổ sung kiến thức và hoàn thiện chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cám ơn Th.S Trương Anh Dũng và cán bộ kế toán trong phòng Tài chính - Kế toán công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. nhận xét của giáo viên hướng dẫn Hà Nội, ngày tháng năm 2007 Nhận xét của đơn vị thực tập Hà Nội, ngày tháng năm 2007 Mục lục Danh mục các chữ viết tắt TT : Thanh toán CP : Chi Phí CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPMTC : Chi phí máy thi công CPSXC : Chi phí sản xuất chung ĐHSPTN : Đại học Sư phạm Thái Nguyên Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Chủ biên PGS. TS. Đặng Thị Loanh Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chủ biên TS Nguyễn Văn Bảo Chế độ Kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT mgày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệ. Quyết định 1864/QĐ/BXD của Bộ xây dựng về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp. Hệ thống kế toán doanh nghiệp NXB Tài Chính Luật kế toán Việt Nam, các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành Một số luận văn của khoá trước Tạp chí nghiên cứu tài chính 2006 – Bộ Tài chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32170.doc
Tài liệu liên quan