Đến ngày đến hạn Sổ tiết kiệm, nếu khách hàng không đến rút NH sẽ nhập
Lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn tương ứng cung loại huy động theo lãi suất và giá vàng tại thời điểm chuyển. Trường hợp đó NH không triển khai loại hình tiết kiệm này thì chuyển sang loại tiền gửi tiết kiệm thông thường có kỳ hạn bằng kỳ hạn gửi tiền.
Đối với hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng sẽ phải chịu phí đóng sớm( là phí kiểm đếm tiền) khi rút tiền mặt trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào Sổ tiết kiệm hoặc tất toán Sổ tiết kiệm trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày mở đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, và 7 ngày đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm còn lại( cho phép rút tiền trước hạn).
VD: Ngày 4/7/08 ông Hoàng Thanh Bình vì cần vốn nên yêu cầu rút 22triệu đồng từ Sổ tiết kiệm hưởng lãi bậc thang gửi ngày 1/7/08 số tiền 30 triệu đồng. Với thời gian gửi như vậy sô tiền 22 triệu đồng ông Bình sẽ được hưởng lãi suất bậc 1 là 0.25%/ tháng và phải chịu phí đóng sớm là 0.05% /số tiền rút.
70 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n:
- Nếu trả cho người thụ hưởng có TK tại NHNo Lục Ngạn khách hàng lập UNC 3 liên( 1 liên giao cho KH, 1 liên lưu tại NH, 1 liên báo có cho KH, NH không thu phí) (VD : Mẫu Uỷ nhiệm chi với số tiền 100 triệu đồng Phụ lục số 25) kế toán kiểm tra nếu hợp lệ thì hạch toán.
VD: Ngày 11/7/2008 Chi nhánh điện Lục Ngạn trả tiền cho Bưu điện Lục Ngạn( cả hai đều có TK tại NHNo Lục Ngạn) số tiền 100 triệu đồng theo Mẫu Uỷ nhiệm chi ở trên thì hạch toán:
Nợ : TK 421101.000023 : 100 triệu đồng
Có : TK 421101.000002 : 100 triệu đồng
- Nếu trả cho người thụ hưởng có TK tại NH khác: kế toán hướng dẫn KH lập UNC 2 liên kiểm tra nếu hợp lệ, hợp pháp thì chuyển sang cho bộ phận chuyển tiền điện tử để chuyển tiền đi cho KH.
VD: Ngày 25/6/2008 Khách hàng NôngVăn Thực trích tiền từ TK chuyển tiền cho Nông Minh Đức có TK tại NH Công thương Hà Nội 10.000.000đ thì hạch toán:
Nợ : TK 421104.000928 : 10 triệu đồng
Có : TK 519121.2559 : 10 triệu đồng
Sau đó tiến hành thu phí dịch vụ chuyển tiền theo quy định: Thu phí dịch vụ chuyển tiền của KH Nông Văn Thực đi NH khác hệ thống là 0.11%, phí tối thiểu là 22000đ. Hạch toán:
Nợ : TK 421104.000928 : 22000 đồng
Có : TK 453101.01 : 2000 đồng
Có : TK 711001.01 : 20000 đồng
+ NH tính và trả lãi nhập gốc cho KH vào ngày cuối hàng tháng theo phương pháp tích số và hạch toán theo phiếu chuyển khoản :
Nợ : TK 801005.01 : Số lãi
Có : TK 4211/ KH : Số lãi
* Đóng TK tiền gửi thanh toán
Theo Quyết định số 261/QĐ/ NHNo- KHTH ngày 19/2/2008 của Tổng Giám Đốc NHNo Việt Nam thì TK tiền gửi thanh toán sẽ được đóng trong các trường hợp sau:
- Chủ tài khoản yêu cầu
- Tổ chức chấm dứt hoạt động( nếu KH là tổ chức )
- TK hết số dư và ngừng giao dịch trong 3 tháng liên tiếp
- TK của KH được đưa vào chế độ “ngủ” (tức là TK không có nghiệp vụ phát sinh trong 6 tháng liên tiếp.
2.2.3.2 Quy trình kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm
Tại NHNo Lục Ngạn hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm được diễn ra tại PGD 92( PGD 92 là đơn vị hạch toán báo sổ ). Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, kế toán giao dịch tiết kiệm hướng dẫn khách hàng viết “Giấy gửi tiền tiết kiệm” theo mẫu (Phụ lục số 09), đăng ký chữ ký mẫu trên thẻ lưu tiết kiệm và nộp tiền. Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm và mở sổ tiền gửi tiết kiệm phù hợp (theo kỳ hạn gửi của khách hàng). Sau khi nộp tiền khách hàng được nhận Sổ tiết kiệm có ghi đầy đủ các yếu tố qui định( tên đơn vị nhận tiền gửi tiết kiệm, loại tiền, số tiền, kỳ hạn gửi tiền,ngày gửi tiền, ngày đến hạn thanh toán (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn), lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi). Và để đảm bảo tính pháp lý, trên sổ tiết kiệm phải có dấu đỏ của NH và chữ ký của Ban Giám đốc.
Khi rút tiền khách hàng xuất trình Sổ tiết kiệm, điền đầy đủ các yếu tố qui định trên Giấy lĩnh tiền tiết kiệm theo mẫu (Phụ lục số 10), chữ ký trên giấy lĩnh tiền phải đúng theo chữ ký trên thẻ lưu tiết kiệm. Kế toán căn cứ vào Giấy lĩnh tiền tiết kiệm để hạch toán, sau đó chuyển các chứng từ sang quỹ để chi tiền cho khách hàng. Khi khách hàng tất toán NH sẽ giữ lại Sổ tiết kiệm để lưu cùng với thẻ lưu.
a. Tiết kiệm không kỳ hạn
Với sản phẩm tiền gửi này khách hàng được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay tại NHNo Lục Ngạn, được sử dụng TK Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ để chuyển khoản thanh toán tới NH khác.Sản phẩm này áp dụng đối với tiền gửi là VNĐ, USD và EUR.
Số tiền gửi tối thiểu: 100.000 VNĐ, 10 USD, 10 EUR.
* Khi khách hàng gửi tiền:
Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm, mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và hạch toán :
- Đối với tiền gửi là VNĐ:
Nợ : TK 101201.01 : Số tiền KH gửi
Có : TK 423101.03 : Số tiền KH gửi
- Đối với tiền gửi là ngoại tệ:
Nợ : TK 101201.37.01 : Số tiền KH gửi là USD
Có : TK 424101.37.01 : Số tiền KH gửi là USD
Hoặc :
Nợ : TK 101201.14.01 : Số tiền KH gửi là EUR
Có : TK 424101.14.01 : Số tiền KH gửi là EUR
Sau khi nộp tiền người gửi được nhận Sổ tiết kiệm không kỳ hạn có ghi đầy đủ các yếu tố qui định.
Nếu muốn gửi thêm tiền khách hàng có thể trực tiếp hoặc thông qua người khác nộp tiền vào TK, không hạn chế số lần gửi tiền vào TK.
* Khi khách hàng rút tiền:
Kế toán căn cứ vào Sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và Giấy rút tiền tiết kiệm hạch toán :
Nợ : TK 423101.03 : Số tiền KH rút là VNĐ
Có : TK 101201.01 : Số tiền KH rút là VNĐ
Hoặc:
Nợ : TK 424101.xx.01 : Số tiền KH rút là ngoại tệ
Có : TK 101201.xx.01 : Số tiền KH rút là ngoại tệ
NH không hạn chế số lẩn giao dịch rút tiền trong phạm vi số dư của KH.
Nếu KH muốn tất toán sổ tiết kiệm thì NH sẽ giữ lại Sổ tiết kiệm để lưu cùng với thẻ lưu.
* Phương thức trả lãi:
Lãi được tính theo phương pháp tích số và nhập gốc vào ngày làm việc cuối mỗi tháng. Khi đó kế toán sẽ hạch toán:
Đối với tiền gửi là VNĐ:
Nợ : TK 801005.01 : Số lãi
Có : TK 423101.03 : Số lãi
Đối với tiền gửi là USD:
Nợ : TK 801005.37.A : Số lãi
Có : TK 424101.37.01 : Số lãi
Đối với tiền gửi là EUR:
Nợ : TK 801005.14.A : Số lãi
Có : TK 424101.14.01 : Số lãi
(Lãi suất huy động ngoại tệ theo Phụ lục số 14, 15).
VD: Ngày 01/5/2008 Bà Nguyễn Thị Tính gửi tiết kiệm không kỳ hạn số tiền 1000 USD, lãi suất là 1.25%/ năm gửi ngày 31/5/2008 kế toán tính lãi và nhập gốc (dựa vào bảng kê tích số dư có trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của bà Tính).
Lãi = 30000 * 1.25% /12 tháng /30 ngày = 1.042USD
Kế toán hạch toán:
Nợ : TK 801005.37.A : 1.042 USD
Có : TK 424101.37.01 : 1.042 USD
Sau đó kế toán sẽ ghi lãi nhập gốc trên thẻ lưu tiết kiệm không kỳ hạn của bà Tính.
b. Tiết kiệm có kỳ hạn.
Với sản phẩm này khi cần vốn khách hàng có thể rút trước hạn( nhưng sẽ hưởng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn), hoặc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn.
Sản phẩm này áp dụng đối với tiền gửi là VNĐ, USD và EUR.
Số tiền gửi tối thiểu là 500.000VNĐ, 50 USD, 50 EUR và kỳ hạn gửi tối thiểu là 15 ngày.
* Khi khách hàng gửi tiền:
Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm, mở sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp và hạch toán :
Đối với tiền gửi là VNĐ:
Nợ : TK 101201.01 : Số tiền KH gửi
Có : TK 42320x.xxxxxx : Số tiền KH gửi
Đối với tiền gửi là ngoại tệ:
Nợ : TK 101201.xx.01 : Số tiền KH gửi là ngoại tệ
Có : TK 42420x.xx.xxx : Số tiền KH gửi là ngoại tệ
Sau khi nộp tiền người gửi được nhận Sổ tiết kiệm có kỳ hạn có ghi đầy đủ các yếu tố qui định. Khách hàng chỉ thực hiện gửi tiền một lần vào TK.
VD: Ngày 03/7/2008 bà Lê Thị Mai gửi tiết kiệm số tiền 1500 EUR với kỳ hạn 5 tháng, kế toán mở sổ tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ kỳ hạn 5 tháng và hạch toán:
Nợ : TK 101201.14.01 : 1500 EUR
Có : TK 424201.14.005 : 1500 EUR
* Khi khách hàng rút tiền:
Kế toán căn cứ vào Sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và Giấy lĩnh tiền tiết kiệm để hạch toán :
Nợ : TK 42320x.xxxxxx : Số tiền KH rút là VNĐ
Có : TK 101201.01 : Số tiền KH rút là VNĐ
Hoặc:
Nợ : TK 42420x.xx.01 : Số tiền KH rút là ngoại tệ
Có : TK 101201.xx.01 : Số tiền KH rút là ngoại tệ
* Phương thức trả lãi:
Lãi được tính và trả vào ngày đáo hạn theo công thức:
Tiền lãi =Vốn gốc *Lãi suất *Kỳ hạn gửi
Tuy nhiên số lãi sẽ được phần mềm tự tính, kế toán sẽ in chứng từ chi lãi Phiếu chi (Theo mẫu Phụ lục số 26), kế toán chỉ phải tính phần lãi phụ
(Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo Phụ lục số 11, 14, 15).
Kế toán sẽ hạch toán :
Nợ : TK 80100x.01 : Số lãi với tiền gửi là VNĐ
Có : TK 101201.01 : Số lãi với tiền gửi là VNĐ
Hoặc :
Nợ : TK 80100x.xx.B : Số lãi với tiền gửi là ngoại tệ
Có : TK 101201.xx.01 : Số lãi với tiền gửi là ngoại tệ
Nếu khách hàng rút tiền trước hạn chỉ được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn. Kế toán sẽ hạch toán :
Nợ : TK 801005.01 : Số lãi với tiền gửi là VNĐ
Hoặc TK 801005.xx.A : Số lãi với tiền gửi là ngoại tệ
Có : TK 101201.01 : Số lãi với tiền gửi là VNĐ
Hoặc TK 101201.xx.01 : Số lãi với tiền gửi là ngoại tệ
VD1: Ngày 15/7/08 ông Ngô Minh Bắc muốn tất toán sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 1.458%/ tháng, số tiền 20 triệu đồng, ngày gửi là 15/6/08.
Vì rút trước hạn nên ông Bắc được hưởng lãi suất không kỳ hạn là 0.25%/ tháng.
Số lãi = 20.000.000 đ * 0.25% *1 = 50.000đ
Kế toán hạch toán:
- Tất toán Sổ tiết kiệm
Nợ : TK 423201.000006 : 20.000.000đ
Có : TK 101201.01 : 20.000.000đ
- Chi lãi phụ:
Nợ : TK 801005.01 : 50.000đ
Có : TK 101201.01 : 50.000đ
VD2 : Ngày 01/08/2008 ông Giáp Quang Hương đến tất toán sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, gửi ngày 01/05/2008, số tiền 2000 USD lãi suất 5.2%/ năm. Ông Hương có nhu cằu muốn lấy gốc là USD còn lãi sẽ lấy bằng VNĐ.(tỷ giá ngày 01/08/08 16500đ/ USD.)
Lãi = 2000USD * 5.2%/ 12 tháng *3 = 26 USD
Kế toán hạch toán:
-Tất toán Sổ tiết kiệm
Nợ : TK 424201.37.01 : 2000USD
Có : TK 101201.37.01 : 2000USD
- Chi lãi phụ:
Nợ : TK 801005.37.B : 26USD
Có : TK 101201.37.01 : 26USD
Sau đó kế toán sẽ hạch toán mua bán ngoại tệ:
Nợ : TK 101201.37.01 : 26USD
Có : TK 471101.37.01 : 26USD
Bút toán chi trả tiềnVNĐ mua 26 USD với tỷ giá 16500đ/ USD
Số tiền VNĐ phải trả = 26 USD * 16500đ = 429000đ
Nợ : TK 471201.37.01 : 429000đ
Có : TK 101201.01 : 429000đ
Nếu khách hàng rút tiền sau hạn NH sẽ tự động chuyển toàn bộ số dư (Lãi nhập gốc) sang kỳ hạn mới tương ứng theo mức lãi suất hiện hành.
Hiện nay NHNo Lục Ngạn có chương trình “ Tiết kiệm dự thưởng chào mừng 20 năm ngày thành lập AGRIBANK đợt II- 2008” với các kỳ hạn 3, 7, 13 tháng ( mức lãi suất theo Phụ lục số 16) với mức tiền gửi tối thiểu là 6 triệu đồng hoặc 300 USD sẽ nhận được 1 phiếu dự thưởng.
c. Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang
Với sản phẩm này khách hàng có thể rút vốn nhiều lần và hưởng lãi theo bậc thang tương ứng. Sản phẩm này áp dụng đối với tiền gửi là VNĐ và USD.
Số tiền gửi tối thiểu là 1000.000VNĐ, 100 USD.
* Khi khách hàng gửi tiền:
Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm, mở Sổ tiền gửi tiết kiệm bậc thang và hạch toán:
Nợ : TK 101201.01 : Số tiền KH gửi là VNĐ
Có : TK 423802.000008: Số tiền KH gửi là VNĐ
Hoặc
Nợ : TK 101201.37.01 : Số tiền KH gửi là USD
Có : - TK 424204.37.008 : Số tiền KH gửi là USD (kỳ hạn < 24 tháng)
- TK 424205.37.008 : Số tiền KH gửi là USD (kỳ hạn > 24 tháng)
Sau khi nộp tiền người gửi được nhận Sổ tiết kiệm bậc thang có ghi đầy đủ
các yếu tố qui định. Khách hàng chỉ thực hiện gửi tiền một lần vào TK.
* Khi khách hàng rút tiền:
Kế toán căn cứ vào Sổ tiền gửi tiết kiệm bậc thang và Giấy lĩnh tiền tiết kiệm để hạch toán :
Nợ : TK 423802.000008 : Số tiền KH rút là VNĐ
Có : TK 101201.01 : Số tiền KH rút là VNĐ
Hoặc:
Nợ : - TK 424204.37.008 : Số tiền KH rút là USD (kỳ hạn < 24 tháng)
- TK 424205.37.008 : Số tiền KH rút là USD (kỳ hạn > 24 tháng)
Có : TK 101201.37.01 : Số tiền KH rút là USD
* Phương thức trả lãi:
Lãi được tính và trả theo số gốc KH rút theo công thức:
Tiền lãi =Số tiền gốc rút * Bậc lãi suất * Thời gian thực gửi.
(Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang theo Phụ lục số 12).
Kế toán sẽ hạch toán :
Nợ : TK 80100x.B : Số lãi đối với tiền gửi là VNĐ
Có : TK 101201.01 : Số lãi đối với tiền gửi là VNĐ
Hoặc :
Nợ : TK 80100x.37.B : Số lãi đối với tiền gửi là USD
Có : TK 101201.37.01 : Số lãi đối với tiền gửi là USD
NH chỉ tính trả lãi khi KH rút tiền gốc, không chấp nhận việc KH lĩnh tiền lãi mà không rút gốc.
VD: Ngày 20/7/08 bà Bùi Thị Xuân rút 10 triệu đồng từ Sổ tiết kiệm Bậc thang gửi ngày 10/6/08, số tiền 15 triệu đồng.
Với thời gian gửi như vậy bà Xuân sẽ được hưởng mức lãi suất bậc 2 là 1.458%/ tháng.
Số lãi = 10.000.000 * 1.458% *40/30 ngày = 194.400 đồng
Kế toán hạch toán chi gốc:
Nợ : TK 423802.000008 : 10.000.000 đồng
Có : TK 101201.01 : 10.000.000 đồng
Hạch toán chi lãi:
Nợ : TK 801006.B : 194.400 đồng
Có : TK 101201.01 : 194.400 đồng
d. Tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng.
Với sản phẩm này KH được bảo đảm toàn bộ số tiền gốc bằng vàng miếng tiêu chuẩn AAA, KH không được rút tiền trước hạn. Do vậy khi cần vốn KH có thể cầm cố Sổ TK này để vay vốn. Số tiền gửi tối thiểu là 5 triệu đồng.
Đây là hình thức huy động hộ Trung Ương.
* Khi khách hàng gửi tiền:
Khách hàng chỉ thực hiện gửi tiền một lần vào TK. Tại ngày gửi số tiền gốc VNĐ của khách hàng sẽ được qui đổi ra số lượng vàng miếng theo giá mua tại thời điểm gửi và được ghi ngay trên Sổ tiết kiệm.
Kế toán căn cứ vào Giấy gửi tiền tiết kiệm, mở sổ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp( 3, 6, 9, 12 tháng) theo nhu cầu của khách hàng và hạch toán:
Nợ : TK 101201.01 : Số tiền KH gửi
Có : TK 423824.0000xx: Số tiền KH gửi
* Phương thức trả lãi và hoàn gốc:
Tiền gốc = Số lượng vàng qui đổi * Tỳ giá vàng tại ngày đến hạn do NHN công bố. Khi dó có thể phát sinh chênh lệch.
Vì đây là hình thức huy động hộ TW nên chênh lệch đó sẽ báo Nợ về TW
Kế toán căn cứ vào Sổ tiền gửi tiết kiệm bậc thang và Giấy lĩnh tiền tiết kiệm để hạch toán :
Nếu giá vàng khi rút thấp hơn hoặc bằng giá vàng khi gửi:
Nợ : TK 423824.0000xx : Số tiền gốc khi gửi
Có : TK 101201.01 : Số tiền gốc khi gửi
Nếu giá vàng khi rút cao hơn giá vàng khi gửi: Phần chênh lệch sẽ báo Nợ về NH trung tâm.
Nợ : TK 423824.0000xx : Số tiền gốc khi gửi
Nợ : TK 519909.92 : Phần chênh lệch
Có : TK 101201.01 : Số tiền gốc khi rút
Tại NH trung tâm sẽ báo Nợ về NH tỉnh để báo Nợ về TW
Nợ : TK 519121.2559 : Phần chênh lệch
Có : TK 519909.92 : Phần chênh lệch
Lãi được trả một lần cùng gốc khi đáo hạn theo công thức:
Tiền lãi =Vốn gốc *Lãi suất *Kỳ hạn gửi
Nợ : TK 366201.92 : Số lãi
Có : TK 101201. 01 : Số lãi
( Lãi suất huy động theo Phụ lục số 13).
VD: Ngày 28/5/08 bà Vũ Thị Lan gửi 1.800.000 đồng thời hạn 3 tháng theo hình thức tiết kiệm đảm bảo giá trị theo giá vàng, giá vàng tại thời điểm khách gửi tiền là 1.800.000đ/ 01 chỉ vàng khách hàng gửi 1.800.00đ được quy đổi bảo đảm tương ứng 1 chỉ vàng, lãi suất 4.3%/năm. Giả sử giá vàng ngày đến hạn 28/8/08 là 1.900.000đ/ chỉ.
Kế toán tính chênh lệch, lãi và hạch toán:
Chênh lệch = 1.900.000- 1.800.000 = 100.000đ
Nợ : TK 423824.000003 : 1.800.000đ
Nợ : TK 519909.92 : 100.000đ
Có : TK 101201. 01 : 1.900.000đ
Lãi = 1.800.000 *4.3%/ 12 *3 = 19.350đ
Nợ : TK 366201.92 : 19.350đ
Có : TK 101201.01 : 19.350đ
Đến ngày đến hạn Sổ tiết kiệm, nếu khách hàng không đến rút NH sẽ nhập
Lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn tương ứng cung loại huy động theo lãi suất và giá vàng tại thời điểm chuyển. Trường hợp đó NH không triển khai loại hình tiết kiệm này thì chuyển sang loại tiền gửi tiết kiệm thông thường có kỳ hạn bằng kỳ hạn gửi tiền.
Đối với hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm khách hàng sẽ phải chịu phí đóng sớm( là phí kiểm đếm tiền) khi rút tiền mặt trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền mặt vào Sổ tiết kiệm hoặc tất toán Sổ tiết kiệm trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày mở đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, và 7 ngày đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm còn lại( cho phép rút tiền trước hạn).
VD: Ngày 4/7/08 ông Hoàng Thanh Bình vì cần vốn nên yêu cầu rút 22triệu đồng từ Sổ tiết kiệm hưởng lãi bậc thang gửi ngày 1/7/08 số tiền 30 triệu đồng. Với thời gian gửi như vậy sô tiền 22 triệu đồng ông Bình sẽ được hưởng lãi suất bậc 1 là 0.25%/ tháng và phải chịu phí đóng sớm là 0.05% /số tiền rút.
Kế toán căn cứ vào Sổ tiền gửi tiết kiệm bậc thang và Giấy lĩnh tiền tiết kiệm tính lãi, phí đóng sớm và hạch toán:
Lãi = 22.000.000 * 0.25% *3/30 ngày = 5.500đ
Nợ : TK 801006.B : 5.500đồng
Có : TK 101201.01 : 5.500đồng
Phí đóng sớm = 22.000.000 *0.05% = 11000đ
Nợ : TK 101201. 01 : 11.000 đồng
Có : TK 453101.01 : 1000 đồng
Có : TK 719009.9217 : 10.000 đồng
2.2.3.3 Quy trình kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá.
Hiện tại chi nhánh không huy động vốn bằng hình thức phát hành GTCG mà
chỉ có thanh toán Kỳ phiếu đến hạn. Khi khách hàng đến mua kỳ phiếu kế
toán căn cứ vào Giấy gửi tiền kỳ phiếu (theo mẫu Phụ lục số 17)và hạch toán:
Nợ : TK 101201.01 : Mệnh giá Kỳ phiếu
Có : TK 431005.0000xx: Mệnh giá Kỳ phiếu
Khi khách hàng đến lĩnh tiền kỳ phiếu, kế toán cứ vào kỳ phiếu và Giấy lĩnh tiền kỳ phiếu do KH viết (theo mẫu Phụ lục số 18) và hạch toán:
Nợ : TK431005.0000xx : Mệnh giá Kỳ phiếu
Có : TK 101201.01 : Mệnh giá Kỳ phiếu
Kế toán tính lãi và lãi phụ (nếu khách hàng đến lĩnh tiền kỳ phiếu sau hạn) và hạch toán:
Tiền lãi = Mệnh giá kỳ phiếu *Lãi suất *Kỳ hạn gửi
Nợ : TK 803002.01 : Số lãi
Có : TK 101201.01 : Số lãi
Lãi phụ = Mệnh giá kỳ phiếu *Lãi suất * Thời gian dư ra
Nợ : TK 801005.01 : Số lãi phụ
Có : TK 101201.01 : Số lãi phụ
VD: Ngày 16/7/08 bà Nguyễn Thị Toan đến thanh toán kỳ phiếu kỳ hạn 364 ngày, mua ngày 10/7/07 lãi suất 0.75%/ tháng, mệnh giá 20.000.000đ.
Kế toán thanh toán gốc theo bút toán:
Nợ : TK431005.000364 : 20.000.000
Có : TK 101201.01 : 20.000.000
Kế toán tính lãi, lãi phụ và hạch toán:
Tiền lãi = 20.000.000 *0.75 % * 11 tháng 29 ngày = 1.795.000đ
Nợ : TK 803002.01 : 1.795.000
Có : TK 101201.01 : 1.795.000
Lãi phụ = 20.000.000 * 0.25% * 6/ 30 ngày = 10.000đ
Nợ : TK 801005.01 : 10.000
Có : TK 101201.01 : 10.000
Tuy nhiên hình thức hình thức huy động vốn bằng việc phát hành GTCG không hấp dẫn khách hàng bởi nó có 1 số nhược điểm : Thời hạn gửi dài, lãi không được nhập gốc, không được gia hạn thêm cho kỳ hạn mới.
2.2.4 Các loại sổ sách được sử dụng trong công tác kế toán huy động vốn tại Chi nhánh.
- Sổ tiết kiệm: được phát hành theo mẫu in sẵn được trả cho khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm, là căn cứ để kế toán chi trả tiền khi khách rút tiền hoặc tất toán Sổ tiết kiệm.
- Thẻ lưu tiết kiệm( VD: Mẫu phụ lục số 19, 20) được sử dụng để lưu các thông tin trên Sổ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, lưu mẫu chữ ký của khách để đối chiếu khi khách hàng rút tiền từ Sổ tiết kiệm. Khi khách hàng tất toán thì thẻ lưu được lưu cùng với Sổ tiết kiệm để đóng thành tập chứng từ lưu trữ.
- Bảng liệt kê chứng từ (theo mẫu phụ lục số 21): Cuối mỗi ngày kế toán sẽ in liệt kê chứng từ từ phần mềm kế toán. Trên đó sẽ liệt kê các chứng từ của tất cả các nghiệp vụ kế toán huy động vốn phát sinh trong ngày. Dựa vào đó kế toán sẽ chấm các chứng từ khi đủ sẽ đóng các chứng từ kèm các bảng kê tương ứng theo các tập ( thu, chi, chuyển khoản…) để lưu trữ.
- Sổ kế toán chi tiết (theo mẫu phụ lục số 22): được in ra từ phần mềm (theo từng ngày) dựa trên các bút toán phát sinh hàng ngày vào cuối mỗi tháng, là căn cứ để lập bảng kết hợp tài khoản, sổ kế toán tổng hợp từ đó để lập các báo cáo tài chính theo qui định và theo yêu cầu của Ban giám đốc.
- Bảng kết hợp tài khoản (theo mẫu phụ lục số 23): được in ra từ phần mềm ( theo
từng ngày) vào cuối mỗi tháng, là căn cứ để lập bảng cân đối tài khoản, kiểm tra
đối chiếu kiểm soát số liệu trên các báo cáo tài chính khác.
- Nhật ký thu chi tiết kiệm (theo mẫu phụ lục số 24): được kế toán lập vào cuối mỗi ngày, dựa trên các bút toán phát sinh trong ngày, là căn cứ để đối chiếu với số liệu trên sổ sách (tiền thu chi thực tế có chính xác với sổ sách hay không).
2.3 Đánh giá chung về công tác kế toán huy động vốn
2.3.1 Những kết quả đạt được
Sau hơn 20 năm hoạt động với sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên NHNo Lục Ngạn đã gặt hái được nhiều thành công làm cho nguồn vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm. Có được kết quả này là có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong kế toán huy động vốn đã làm nâng cao năng suất lao động của kế toán, làm cho việc hạch toán kế toán được chuẩn mực, chính xác hơn và đảm bảo an toàn cho cơ sở dữ liệu. Trong công tác quản lý điều hành, bên cạnh việc bố trí cán bộ hợp lý, giỏi chuyên môn ban lãnh đạo còn thường xuyên thực hiện kiểm tra, kiểm soát chấn chỉnh kịp thời những hạn chế trong quá trình làm việc nên đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Số lượng bút toán giao dịch trong ngày là tương đối lớn nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, cập nhật.
Lượng khách hàng và chứng từ phải giải quyết trong ngày cao nhưng nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên đã tập trung xử lý nên giải phóng khách hàng nhanh, hồ sơ chứng từ chặt chẽ, hợp lệ, hợp pháp cho nên trong những năm gần đây đã không xảy ra những sai sót đáng tiếc nào gây thiệt hại về tài sản cũng như uy tín của NH.
Kế toán huy động vốn đã cung cấp cho khách hàng những thông tin có liên quan đến tiền gửi tiết kiệm của khách hàng một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ. Kế toán cũng cung cấp số liệu báo cáo thống kê một cách chính xác, đầy đủ và nhanh chóng phục vụ tốt nhất cho công tác điều hành hoạt động kinh doanh của Ban lãnh đạo.
Mặc dù phải làm việc trong môi trường đa phần là nông dân – kiến thức kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế – song cán bộ kế toán huy động vốn luôn nhiệt tình, tế nhị trong giao tiếp đồng thời vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc khi xử lý nghiệp vụ.
Triển khai đầy đủ và kịp thời các sản phẩm của NH cấp trên phát hành, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Hồ sơ chứng từ đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, chặt chẽ và được lưu trữ một cách cẩn thận, an toàn, khoa học.
2.3.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã được trong công tác kế toán huy động vốn vẫn còn một số hạn chế sau:
Hiện tại Chi nhánh đang áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa nên năng suất lao động chưa cao, khách hàng phải qua nhiều khâu, nhiều cửa để hoàn thành việc giao dịch.Quy trình luân chuyển chứng từ chưa đúng với qui trình nghiệp vụ: thu tiền trước ghi sổ sau cho nên có thể gặp rủi ro trong việc thu tiền mặt.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do tình trạng thiếu cán bộ ( do được cử đi học hoặc chuyển đi nơi khác) vào những thời điểm lượng khách giao dịch nhiều (đặc biệt là vào vụ vải) thì việc hạch toán còn chậm so với yêu cầu của khách hàng, khách hàng vẫn phải có sự chờ đợi.
Số lượng cán bộ có trình độ đại học vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó trình độ tin học vẫn chưa cao.
Chưa tính và hạch toán lãi dự chi tiền gửi tiết kiệm hàng tháng, chỉ hạch toán vào cuối năm nên cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính.
Hiện nay Chi nhánh đang sử dụng phần mềm kế toán FOXPRO đôi khi chưa đáp ứng được một số nghiệp vụ phức tạp.
Việc đăng ký tài khoản mới chưa kịp thời nên khi phát sinh nghiệp vụ kế toán gặp khó khăn. Bên cạnh đó một số cán bộ kế toán chưa nắm hết được các tài khoản nên việc hạch toán đôi khi còn chậm
Tóm lại với tầm quan trọng của huy động vốn, để làm tốt công tác huy động vốn thì bộ phận kế toán giữ vai trò rất lớn, qua những kết quả đạt được thể hiện từ công tác kế toán sẽ giúp cho NH hoạch định được chiến lược kinh doanh phù hợp và phát hiện những mặt còn yếu để kịp thời chấn chỉnh.
Và trên đây là toàn bộ thực trạng công tác kế toán huy động vốn tại NHNo Lục Ngạn. Thực trạng này sẽ là cơ sở cho những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán huy động vốn tại Chi nhánh NHNo Lục Ngạn.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN.
3.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Chi nhánh.
Có rất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn nhưng trong phạm vi chuyên để đã chọn em xin nêu một số giải pháp gắn liền với đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lục Ngạn, cũng như địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHNo Lục Ngạn với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng kế toán huy động vốn để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
3.1.1 Về thực hiện các nguyên tắc, chế độ kế toán
- Cần thực hiện hạch toán đầy đủ kịp thời, chính xác nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, chấp hành nghiêm túc thể lệ chế độ quy định, đúng các quy trình nghiệp vụ kế toán đặc biệt là trong nghiệp vụ kế toán thu chi tiền tiền mặt cần đảm bảo đúng nguyên tắc: thu tiền trước ghi sổ sau và ghi sổ trước chi tiền sau. Bởi lẽ Ngân hàng tiến hành ghi sổ trước, thu tiền sau nên có những nghiệp vụ kế toán nhập máy với số tiền là 10000000đ nhưng khi khách hàng sang quỹ nộp vào chỉ có 9000000đ. Như vậy kế toán sẽ phải điều chỉnh lại số liệu cho khớp với thực tế, điều này gây lãng phí thời gian,hiệu quả công việc không được cao, ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng. Do đó cần phải thực hiện đúng nguyên tắc thu chi tiền mặt, đúng quy trình nghiệp vụ. Có như vậy thì sẽ giảm thiểu được rủi ro trong nghiệp vụ kế toán ngân quỹ, đảm bảo an toàn tài sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện những sai sót trong quy trình nghiệp vụ từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Hàng tháng tổ chức bình xét, đánh giá tới từng cán bộ làm công tác kế toán kết quả bình xét gắn liền với tiền lương để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ đối với công việc của mình. Bên cạnh đó cần kiên quyết xử lý kỷ luật những cán bộ vì nguyên nhân chủ quan mà làm sai quy trình nghiệp vụ và nguyên tắc kế toán, có hình thức khen thưởng động viên đối với những cán bộ làm tốt công việc được giao.
3.1.2 Đối với hố sơ, chứng từ kế toán huy động vốn
Hồ sơ chứng từ huy động vốn cần được bố trí sắp xếp một cách hợp lý khoa học hơn. Đối với các thẻ lưu tiết kiệm nên sắp xếp theo thứ tự số sổ theo các tháng , các năm khác nhau, nên để tách biệt thẻ lưu của các loại hình tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi với nhau. Đối với hồ sơ cho vay cầm đồ nên sắp xếp theo thứ tự số khế ước tăng (hoặc giảm dần) theo các năm khác nhau( nếu hồ sơ khá nhiều thì có thể sắp xếp theo các tháng) để tạo điều kiện cho kế toán giải quyết được các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng.
Nên có một cán bộ quản lý tại PGD 92 để giúp cho việc hoàn chỉnh các yếu tố qui định trên chứng từ( chữ ký kiểm soát) tránh cho khách hàng phải chờ đợi, tạo được niềm tin ở khách hàng.
Nên lưu Giấy đăng ký mở Tài khoản tiền gửi thanh toán một cách khoa học hơn: Lưu theo địa chỉ ( theo từng xã) của khách hàng, đối với những Giấy đăng ký mở Tài khoản của những tài khoản ít phát sinh nghiệp vụ nên để tách biệt. Có như vậy sẽ giúp kế toán thuận lợi hơn trong việc kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ (so sánh chữ ký mẫu với chữ ký trên giấy lĩnh tiền mặt) nâng cao uy tín, mức độ chuyên nghiệp trong việc hạch toán kế toán.
3.1.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ công nghệ cho cán bộ kế toán.
Yếu tố con người luôn là một yếu tố đóng vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của một NH. Máy móc, trang thiết bị cho dù có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì vẫn chỉ là sản phẩm sáng tạo của con người và chịu sự điều khiển của con người. Việc áp dụng và sử dụng hiệu quả các công nghệ này hay không phụ thuộc vào trình độ nhận thức và năng lực của người sử dụng.
Do đó NH phải thường xuyên đào tạo về trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Công tác đào tạo phải thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ chức năng hiện tại và quy hoạch tương lai. Nhưng dù ở lĩnh vực nghiệp vụ nào cũng cần phải quán triệt sâu sắc tinh thần tận tuỵ, chu đáo với sự nghiệp của đơn vị. Mọi thành viên cần hiểu rõ khách hàng luôn là người bạn đồng hành của ngân hàng, cần hiểu nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó mới thực hiện thành công chiến lược khách hàng, vì vậy đây là chiến lược phải được duy trì thường xuyên và lâu dài.
Bên cạnh đó Chi nhánh cần đào tạo thêm về kiến thức tin học để cán bộ nhân viên có thể hiểu và phát huy hết tác dụng của các phần mềm. Từ đó có thể xử lý vững vàng, chính xác các nghiệp vụ phát sinh của mình trong môi trường kế toán ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao.
Nên tổ chức tập huấn cho cán bộ kế toán huy động vốn khi có sản phẩm huy động mới để khi triển khai sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó cũng phải tiến hành đăng ký ngay tài khoản mới để giúp cho kế toán thuận lợi hơn khi có nghiệp vụ phát sinh.
Bên cạnh đó NHNo Lục Ngạn cần động viên, khuyến khích các cán bộ kế
toán luôn nỗ lực, hoàn thành tốt mọi công việc được giao đồng thời có chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ đưa ra được các giải pháp hiệu quả phục vụ cho hoạt động của NH nói chung và công tác kế toán huy động vốn nói riêng, tạo nên sức mạnh để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
3.1.4. Ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng cần tăng cường cơ sở vật chất hiện đại giúp cho hoạt động của Ngân hàng theo kịp với sự phát triển của ngành kinh tế hiện nay. Hiện nay ở ngân hàng công việc rất nhiều, số lượng máy móc giúp cho công việc còn ít, trong số đó có 1 số máy sử dụng từ lâu đã cũ không phù hợp với khối lượng công việc lớn hơn. Nếu Ngân hàng thanh lý những máy móc đó thay vào bằng những máy móc thiết bị hiện đại nó sẽ giúp cho Ngân hàng hoạt động linh hoạt hơn, đồng thời nó còn giúp cho cán bộ Ngân hàng giảm được khối lượng công việc tăng năng suất lao động. Ngoài ra những dụng cụ phải đầy đủ để phục vụ tốt cho công tác nghiệp vụ Ngân hàng và được bố trí ngăn nắp trong phòng.
3.1.5 Nâng cao mối quan hệ của Ngân hàng với chính quyền địa phương
Đây là một huyện miền núi nghèo nên trình độ dân trí kiến thức kinh tế xã hội còn thấp, gần gũi với người dân hơn ai hết chính là Chính quyền địa phương, do đó Ngân hàng cần nâng cao mối quan hệ với chính quyền địa phương để nâng cao sự hiểu biết của người dân về Ngân hàng. giúp cho kế toán thuận lợi hơn trong giao dịch với khách hàngNgân hàng thuận lợi hơn trong công tác huy động vốn.
3.1.6 Một số giải pháp hỗ trợ
Bên cạnh những giải pháp tác động trực tiếp tới công tác hạch toán kế toán thì những giải pháp hỗ trợ - những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn: đa dạng hóa các loại hình tiền gửi tiết kiệm, thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi đối với khách hàng, mở TK thẻ thanh toán… có tác động tới công tác hạch toán kế toán. Đi đôi với các sản phẩm tiền gửi được đa dạng hóa, tài khoản thẻ được mở….là công tác kế toán. Do đó nguồn vốn được huy động càng nhiều, hình thức huy động càng đa dạng thì công tác kế toán huy động vốn sẽ càng hoàn thiện hơn. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường các NH luôn cạnh tranh lẫn nhau để thu hút khách hàng về phía mình vì nguồn vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại của một NH.Do vậy khi nguồn vốn được huy động càng nhiều thì khối lượng nghiệp vụ cần hạch toán kế toán cũng tăng lên theo, hình thức huy động càng đa dạng thì đòi hỏi công tác kế toán càng phải nhạy bén, linh hoạt. ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đến sự tồn tại của NH, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế bản thân của mình thì các kế toán viên phải tự trau dồi bản thân, không ngừng học hỏi để làm cho công tác kế toán có thể đáp ứng được sự tăng lên về số lượng của nguồn vốn cũng như sự đa dạng về hình thức huy động. Từ đó sẽ góp phần làm cho công tác kế toán huy động vốn hiệu quả hơn, hoàn thiện hơn.
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tại Chi nhánh.
3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước
Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo lập môi trường tâm lý xã hội ổn định, phát triển thị trường chứng khoán… Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ đảm bảo các quyền lợi chính đáng của Ngân hàng, môi trường pháp lý ổn định để tạo điều kiện Ngân hàng cho vay, vừa đáp ứng được nhu cầu về cung cấp vốn cho đầu tư phát triển vừa đảm bảo được an toàn vốn của Ngân hàng. Chính phủ cần tạo lòng tin đối với người dân để họ tin tưởng vào các biện pháp của Chính phủ sẽ đưa nền kinh tế của chúng ta đi lên, đẩy lùi lạm phát, đẩy lùi tình trạng mất giá đồng tiền. Có như vậy tạo được tâm lý cho người dân khi có tiền nhàn rỗi sẽ gửi tiết kiệm để hưởng lãi hơn là mua vàng tích trữ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ngân hàng trong việc huy động vốn.
3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.
NHNN cần phát huy vai trò là cơ quan quản lý Nhà Nước với hoạt động NH, có chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn cụ thể để tạo tâm lý an tâm cho người dân khi gửi tiền vào NH. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM đảm bảo cho hoạt động của hệ thống NHTM an toàn và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM áp dụng khoa học công nghệ Ngân hàng, có chính sách đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ cho các cán bộ NH để các NHTM có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh NH mà các nước trên thế giới đang làm và đặc biệt là tham gia vào thị trường chứng khoán - một loại hình kinh doanh mới mà NHNN đang triển khai, đưa vào sử dụng từ đó nâng cao khả năng phục vụ của Chi nhánh.
NHNN cần đưa ra các quy định đồng bộ, cụ thể nhằm ổn định và hiện đại hóa các quá trình thanh toán liên NH, tạo điều kiện phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
3.2.2. Kiến nghị đối với NHNo& PTNT Việt Nam, NHNo& PTNT Bắc Giang.
- Hiện đại hoá kế toán ngân hàng: Công tác huy động vốn và thanh toán có tác động hỗ trợ lẫn nhau. Thanh toán tốt sẽ thu hút nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, dân cư mở tài khoản và thanh toán cho nhau qua hệ thống thanh toán của ngân hàng; đồng thời tạo cho vốn ngân hàng tăng lên, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông…Muốn vậy, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác hiện đại hoá, công nghệ hoá ngân hàng, nhanh chóng khai thác thế mạnh vi tính để dịch vụ chuyển tiền nhanh mở rộng, đẩy mạnh công tác thanh toán bù trừ, áp dụng hình thức thanh toán hiện đại như: thẻ tín dung, thẻ thanh toán, thanh toán Quốc tế qua mạng SWIFT.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ giúp cho các chi nhánh vừa nâng cao chất lượng kinh doanh, vừa tránh được lạc hậu trong cạnh tranh, tạo điều kiện để ngân hàng từng bước hội nhập cộng đồng tài chính Quốc tế.
- Hiện nay một khách hàng muốn giao dịch bằng VNĐ và ngoại tệ thì phải mở 2 TK riêng biệt. Do vậy nên có chế độ hạch toán tài khoản đa tệ sẽ thuận tiện hơn cho khách hàng và cũng sẽ thuận lợi hơn cho cán bộ kế toán trong việc quản lý các TK.
- Cải tiến lại phương thức thanh toán và đơn giản hóa thủ tục giao dịch, triển khai giao dịch một cửa đối với khách hàng để rút ngắn các thủ tục thanh toán, tạo sự thuận tiện và tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch.
- Thực hiện việc kiểm soát của lãnh đạo bằng chữ ký điện tử giúp cho việc luân chuyển chứng từ nhanh hơn.
KẾT LUẬN
Hoạt động của hệ thống Ngân hàng luôn tạo ra những kênh dẫn vốn hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Vì vậy, việc hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn là một trong những vấn đề quan trọng đòi hỏi mỗi Ngân hàng đều phải cố gắng tăng cường nguồn vốn huy động cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian gian qua NHNo Lục Ngạn đã vượt qua nhiều thử thách, nỗ lực phấn đấu với tinh thần chủ động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo, của cán bộ nhân viên NHNo Lục Ngạn được phát huy. Chi nhánh luôn tìm tòi đổi mới phương thức huy động vốn cũng như nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn.
Qua thời gian thực tập tại NHNo Lục Ngạn em đã hiểu thêm về nghiệp vụ kế toán huy động vốn của Chi nhánh, thấy được những kết quả mà Chi nhánh đạt được cũng như những tồn tại của NH, từ đó em cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị của riêng mình nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn của Chi nhánh. Tuy nhiên do hạn chế bởi thời gian nghiên cứu và trình độ nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, và các cô, chú, anh, chị cán bộ NHNo Lục Ngạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- Tiến sỹ Lê Văn Luyện và các cô chú, anh chi cán bộ NHNo Lục Ngạn đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Sinh viên
Nguyễn Thị Mận
Phụ lục số 01: Sơ đồ kế toán phát hành GTCG theo Mệnh giá trả lãi sau
TK Chi phí trả lãi PHGTCG
TK Lãi phải trả
TK MG GTCG
TK Thích hợp
Mệnh giá
Thanh toán MG
Thanh toán Lãi
Dự trả lãi tháng
(1)
(2)
(3)
(3)
(1): Giai đoạn phát hành (kế toán căn cứ vào Giấy nộp tiền và GTCG phát hành để hạch toán).
(2): Hàng tháng, kế toán tính và hạch toán lãi cộng dồn dự trả
(3): Giai đoạn thanh toán GTCG (kế toán căn cứ vào GTCG và Giấy lĩnh tiền do khách hàng lập theo mẫu để hạch toán)
Phụ lục số 02: Sơ đồ kế toán phát hành GTCG theo Mệnh giá trả lãi trước
TK MG GTCG
MG
Lãi trả trước
Số tiền thu về
TK CP chờ phân bổ
TK Chi phí trả lãi PH GTCG
Phân bổ lãi
Thanh toán GTCG khi đáo hạn
TK Thích hợp
(1)
(2)
(3)
MG
(1): Giai đoạn phát hành (kế toán căn cứ vào Giấy nộp tiền và GTCG phát hành để hạch toán).
(2): Hàng tháng, kế toán phân bổ lãi vào chi phí
(3): Giai đoạn thanh toán GTCG (kế toán căn cứ vào GTCG và Giấy lĩnh tiền do khách hàng lập theo mẫu để hạch toán)
Phụ lục số 03: Sơ đồ kế toán phát hành GTCG có chiết khấu trả lãi sau
TK MG GTCG
MG
CK
ST thu vào
TK Chiết khấu GTCG
TK Chi phí trả lãi PH GTCG
Phân bố chiết khấu
Thanh toán MG
TK Thích hợp
(1)
(2)
(3)
Dự trả lãi tháng
Thanh toán lãi
TK lãi phải trả
(3)
(2)
(1): Giai đoạn phát hành (kế toán căn cứ vào Giấy nộp tiền và GTCG phát hành để hạch toán).
(2): Hàng tháng, kế toán tính lãi dự trả và phân bổ khoản chiết khấu vào chi phí trả lãi trong kỳ.
(3): Giai đoạn thanh toán GTCG (kế toán căn cứ vào GTCG và Giấy lĩnh tiền do khách hàng lập theo mẫu để hạch toán).
Phụ lục số 04: Sơ đồ kế toán phát hành GTCG có chiết khấu trả lãi trước
(3)
MG
Giá trị CK
Lãi trả trước
Số tiền thu về
TK Thích hợp
TK CP chờ phân bổ
Phân bổ lãi
Phân bổ CK
Thanh toán GTCG khi đáo hạn
TK MG GTCG
TK Chi phí trả lãi PHGTCG
TK CK GTCG
(1)
(2)
(2)
(1): Giai đoạn phát hành (kế toán căn cứ vào Giấy nộp tiền và GTCG phát hành để hạch toán).
(2): Hàng tháng, kế toán phân bổ lãi và khoản chiết khấu vào chi phí trả lãi trong kỳ.
(3): Giai đoạn thanh toán GTCG (kế toán căn cứ vào GTCG và Giấy lĩnh tiền do khách hàng lập theo mẫu để hạch toán).
Phụ lục số 05: Sơ đồ kế toán phát hành GTCG có phụ trội trả lãi sau
TK Phụ trội GTCG
TK Chi phí trả lãi PH GTCG
TK Lãi phải trả
Phân bổ phụ trội tháng
TK MG GTCG
Phụ trội
MG
Số tiền
thu vào
TK Thích hợp
Thanh toán MG (3)
Thanh toán lãi
Dự trả lãi
(1)
(2)
(2)
(3)
(1): Giai đoạn phát hành (kế toán căn cứ vào Giấy nộp tiền và GTCG phát hành để hạch toán).
(2): Hàng tháng, kế toán tính lãi dự trả và phân bổ khoản phụ trội để giảm chi phí trả lãi trong kỳ.
(3): Giai đoạn thanh toán GTCG (kế toán căn cứ vào GTCG và Giấy lĩnh tiền do khách hàng lập theo mẫu để hạch toán).
Phụ lục số 06: Sơ đồ kế toán phát hành GTCG có phụ trội trả lãi trước
TK Chi phí Trả lãi PH GTCG
TK Chi phí chờ phân bổ
Phân bổ lãi
TK Phụ trội
GTCG
TK MG GTCG
TK Thích hợp
Số tiền thu về
MG
Thanh toán GTCG khi đáo hạn
Giá trị phụ trội
Lãi trả trước
Phân bổ Giá trị Phụ trội
MG
(1)
(2)
(2)
(3)
(1): Giai đoạn phát hành (kế toán căn cứ vào Giấy nộp tiền và GTCG phát hành để hạch toán).
(2): Hàng tháng, kế toán phân bổ lãi và khoản phụ trội để giảm chi phí trả lãi trong kỳ.
(3): Giai đoạn thanh toán GTCG (kế toán căn cứ vào GTCG và Giấy lĩnh tiền do khách hàng lập theo mẫu để hạch toán).
Phụ lục số 07: Cơ cấu nguồn vốn năm 2005-2006-2007.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Số dư
So sánh qua các năm
đến 31/12 của các năm
2006 / 2005
2007 / 2006
2005
2006
2007
+/ -
%
+/ -
%
Tổng nguồn vốn
124845
179597
220469
54752
43.85
40872
22.75
1.Huy động KKH
3243
21842
33781
-10588
-32.64
11939
54.66
2.Huy động có kỳ hạn
76748
100599
114639
23851
31.07
14040
13.95
3.Phát hành giấy tờ có giá
15667
57156
72049
41489
264.8
14893
26.05
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 - NHNo &PTNT Huyện Lục Ngạn).
Phụ lục số 08: Mẫu Séc lĩnh tiền mặt
NHNO& PTNT TỈNH BẮC GIANG
SÉC
Chi nhánh: Lục Ngạn
Tài khoản Nợ:
421101.000002
Tài khoản Có:
101101.01
Số tiền
200.000.000đ
Tên đơn vị phát hành: Bưu điện Lục Ngạn
Ngày phát hành: 01/7/2008
Số Tài khoản: 421101.000002
Tên đơn vị thụ hưởng: Nguyễn Diệu Huyền
Số CMND: 012485994
Ngày cấp 18/ 11/2001 Nơi cấp: CA Hà Nội
Số Tài khoản (nếu có):……………………………….
Tại Ngân hàng:………………………………………..
Số tiền bằng số: 200.000.000đ
Số tiền bằng chữ: Hai trăm triệu đồng chẵn.
Chủ Tài khoản
Ngân hàng
Dấu
Chữ ký
Kế toán
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Nguồn: Mẫu Séc lĩnh tiền mặt tại NHNo &PTNT Huyện Lục Ngạn).
Phụ lục số 09: Mẫu Giấy gửi tiền tiết kiệm
GIẤY GỬI TIỀN TIẾT KIỆM Số….. Kỳ hạn gửi
Ngày…..tháng….năm… …………….
Họ tên người gửi:…………………………….. Số hiệu TK
Địa chỉ:………………………………………… ……………..
G.C.M số:………........................Ngày cấp……./……/… Số sổ tiết kiệm
Số tiền gửi (Bằng chữ):………………………………. ………………
……………………………………….Bằng số:……………………………
………………………….
………………………….
Chữ ký người gửi tiền
Số dư mới (bằng chữ và số)……………..
……………………………........................
NHNo ……………………………….. Thủ quỹ Kế toán
……………………………………….
Bàn số………………………………..
(Nguồn: Mẫu Giấy gửi tiền tiết kiệm tại PGD 92- NHNo Lục Ngạn)
Phụ lục số10: Mẫu Giấy lĩnh tiền tiết kiệm
GIẤY LĨNH TIỀN TIẾT KIỆM Số…. Số hiệu TK Ngày…..tháng….năm… …………….
Họ tên người gửi:……………………………..
Địa chỉ:………………………………………… Số số tiền gửi
G.C.M số:………........................Ngày cấp……./……/… ………………
Số tiền gửi (Bằng chữ):……………………………….
……………………………………….Bằng số:……………………………
………………………….
………………………….
Chữ ký người gửi tiền
Số dư mới (bằng chữ và số)……………..
……………………………........................
NHNo ……………………………….. Thủ quỹ Kế toán
……………………………………….
Bàn số………………………………..
(Nguồn: Mẫu Giấy lĩnh tiền tiết kiệm tại PGD 92- NHNo Lục Ngạn)
Phụ lục số 11: Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn VNĐ trả lãi sau (từ 23/6/2008)
Kỳ hạn
Số tiền
Lãi suất
%/ tháng
%/ năm
1 tuần
Bất kỳ
1.25
15
2 tuần
Bất kỳ
1.27
15.24
1 tháng
Bất kỳ
1.458
17.5
2 tháng
Bất kỳ
1.458
17.5
3, 4, 5, 6, 7, 9, 12, 13 tháng
Dới 300 trđ
1.458
17.5
Trên 300 trđ
1.5
18
24 tháng
Bất kỳ
1.25
15
(Nguồn: Bảng lãi suất huy động của PGD 92-NHNo Lục Ngạn)
Phụ lục số 12: Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang
(từ ngày 17/72008 đối với VNĐ, từ ngày 28/7/2008 đối với USD)
Bậc
Thời gian gửi
Lãi suất tiền gửi VNĐ
Lãi suất tiền gửi USD
(%/ tháng)
(%/ năm)
1
Từ khi gửi đến dưới 1 tháng
0.25
1.25
2
Từ 1 - dưới 6 tháng
1.458
5.8
3
Từ 6 – dưới 9 tháng
1.375
6
4
Từ 9 - dưới 12 tháng
1.25
6.1
5
Từ 12 -dưới 18 tháng
1
5
6
Từ 18- 24 tháng
0.83
4.6
(Nguồn: Bảng lãi suất huy động của PGD 92-NHNo Lục Ngạn)
Phụ lục số 13: Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ đảm bảo giá trị theo giá vàng (từ ngày 12/6/2008)
Kỳ hạn (tháng)
Lãi suất (%/ năm)
3
4.30
6
4.60
9
4.80
12
5.00
(Nguồn: Bảng lãi suất huy động của PGD 92-NHNo Lục Ngạn)
Phụ lục số 14: Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ EUR trả lãi sau (từ ngày 01/7/2008)
Kỳ hạn
Lãi suất (%/ năm)
Không kỳ hạn
1.25
3 tháng
2.5
6 tháng
2.7
9 tháng
3.0
12 tháng
3.5
(Nguồn: Bảng lãi suất huy động của PGD 92-NHNo Lục Ngạn)
Phụ lục số 15: Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ USD trả lãi sau (từ ngày 28/7/2008)
Kỳ hạn
Lãi suất (%/ năm)
Không kỳ hạn
1.25
1 tháng
5.2
2 tháng
5.2
3 tháng
5.2
6 tháng
5.6
9 tháng
5.8
12 tháng
6.0
18 tháng
4.7
24 tháng
4.5
(Nguồn: Bảng lãi suất huy động của PGD 92-NHNo Lục Ngạn)
Phụ lục số 16: Bảng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng (từ 12/6/2008)
VNĐ
USD
Kỳ hạn (tháng)
Lãi suất
(%/ tháng)
Kỳ hạn (tháng)
Lãi suất (%/tháng)
3
16.5
7
5.6
7
16.7
13
6.2
13
17.5
24
6.5
(Nguồn: Bảng lãi suất huy động của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 17: Mẫu Giấy gửi tiền kỳ phiếu
NHNo&PTNT TỈNH BẮC GIANG
GIẤY GỬI TIỀN KỲ PHIẾU
Chi nhánh:……………………
Ngày………Tháng……Năm…..
Số hiệu tài khoản
…………………
Số sổ kỳ phiếu
…………………
Số tiền bằng số
…………………
Người nộp:………………………………………….
Số CMTND:………………Ngày cấp………………
Địa chỉ:……………………………………………………..
Số tiền gửi (bằng chữ ):……………………………………….
…………………………………………………………………
Nội dung:………………………………………………………
…………………………………………………………………..
Người nộp ký Kế toán Thủ quỹ
(Nguồn: Mẫu Giấy gửi tiền kỳ phiếu của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 18: Mẫu Giấy lĩnh tiền kỳ phiếu
NHNo&PTNT TỈNH BẮC GIANG
GIẤY GỬI TIỀN KỲ PHIẾU
Chi nhánh:……………………
Ngày………Tháng……Năm…..
Số hiệu tài khoản
…………………
Số sổ kỳ phiếu
…………………
Số tiền bằng số
…………………
Người nộp:………………………………………….
Số CMTND:………………Ngày cấp………………
Địa chỉ:……………………………………………………..
Số tiền gửi (bằng chữ ):……………………………………….
…………………………………………………………………
Nội dung:………………………………………………………
…………………………………………………………………..
Người nộp ký Kế toán Thủ quỹ
(Nguồn: Mẫu Giấy lĩnh tiền kỳ phiếu của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 19: Mẫu thẻ lưu tiết kiệm có kỳ hạn
NHNo&PTNT – VN
THẺ LƯU
TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN
Chi nhánh:……………………..
Kỳ hạn:………………..tháng
Bàn số:…………………………
Số tài khoản:……………………
Họ và tên người gửi:……………..Mã khách hàng:…………Điện thoại…....
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………...
CMT số:…………………cấp ngày……tháng……năm………tại………….
Số tiền gửi (bằng số):………………………………………………………...
Số tiền gửi (bằng chữ):……………………………………………………….
……………………………………………………………………………......
Ngày kết thúc kỳ hạn gửi:…………………………………………………….
Mẫu chữ ký người gửi
(2)
(1)
PHẦN THEO DÕI GỐC VÀ LÃI
Ngày tháng năm
Số tiền gửi
Số tiền rút ra
Lãi suất
Số dư mới
Chữ ký
Gốc
Lãi
Kế toán
Thủ quỹ
(Nguồn: Mẫu thẻ lưu tiết kiệm có kỳ hạn của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 20: Mẫu phiếu lưu tiết kiệm ngoại tệ không kỳ hạn có lãi
Số sổ :
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHIẾU LƯU
TIẾT KIỆM NGOẠI TỆ
Mẫu chữ ký
1 2
KHÔNG KỲ HẠN CÓ LÃI
Tỉnh:…………………...
Huyện:………………...
Phòng:…………………
Lãi suất : ……%/ tháng
Họ và tên:…………………………………………….
Địa chỉ:……………………………ĐT………………
GCM số:………………Cấp ngày………….Tại……………...........................
Ngày tháng năm
GỬI VÀO
LĨNH RA
Lãi suất
Phần tính lãi
SỐ DƯ
Chữ ký
Tiền lãi đã tính
Tiền lãi nhập gốc
Kế toán
Thủ quỹ
(Nguồn: Mẫu phiếu lưu tiết kiệm ngoại tệ không kỳ hạn có lãi
của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 21 : Mẫu Bảng liệt kê chứng từ
NHNo tỉnh Bắc Giang
LIỆT KÊ CHỨNG TỪ
NHNo Lục Ngạn
Ngày 07 tháng 7 năm 2008
TẬP 1/ CHI TIỀN MẶT
SBT
KHTM
TK GHI NỢ
TK GHI CÓ
SỐ TIỀN
0009
94
421104.100088
101101.01
4500000
0014
94
421104.001146
101101.01
100500000
0019
94
421104.100024
101101.01
2900000
0068
94
421104.00056
101101.01
19000000
0146
94
421104.902938
101101.01
2000000
0149
94
421104.000524
101101.01
1000000000
0226
94
421104.001003
101101.01
6000000
0235
94
421104.904748
101101.01
100000000
0386
94
421104.000687
101101.01
300000000
0471
94
421104.916086
101101.01
200000000
……
….
………….
0870
94
421104.000687
101101.01
100000000
Cộng
13583198077
(Nguồn: Mẫu Bảng liệt kê chứng từ của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 22: Mẫu sổ kế toán chi tiết
NHNO TỈNH BẮC GIANG
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
92- NHNo Lục Ngạn
Ngày 25/07/ 08
Ngày phát sinh trước: 24/07/08
Tên tài khoản: Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ
Tài khoản : 101201.01
TẬP
SBT
KHTM
TK ĐỐI PHƯƠNG
DOANH SỐ NỢ
DOANH SỐ CÓ
SỐ DƯ ĐẦU NGÀY:
1
TK00
86
432802.000008
45000000
1
TK00
86
431005.060007
45000000
1
TK00
86
431005.004364
5000000
1
TK00
36
432202.000012
183500000
1
TK00
36
4238202.000008
1752778000
…..
……
…..
1
TK00
36
423201.000001
31000000
Cộng ngày
2455668417
2455668417
Tích luỹ tháng
64762848911
64762848911
Tích luỹ năm
321862622225
321862622225
SỐ DƯ CUỐI NGÀY
KẾ TOÁN GIỮ SỔ
KIỂM SOÁT
NGUYỄN THỊ LIÊN
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
(Nguồn: Mẫu Sổ kế toán chi tiết của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 23: Mẫu Bảng kết hợp Tài khoản
NHNO TỈNH BẮC GIANG
BẢNG KẾT HỢP TÀI KHOẢN
NHNO LỤC NGẠN
NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2008
TÀI KHOẢN
DOANH SỐ TRONG NGÀY
SỐ DƯ CUỐI NGÀY
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
1
2461308417
2500074105
2020632960
10
2461308417
2500074105
2020632960
101
2455668417
2455668417
1012
2455668417
2455668417
101201
2455668417
2455668417
4
1042686388
2449881855
88473134613
42
738480700
2405011400
86363363072
423
738480700
2405011400
86363363072
4231
10000000
77970000
789228100
423101
10000000
77970000
789228100
………..
803002.01
21452500
2561794300
CỘNG
4961505922
4961505922
34847168250
88811339574
LẬP BẢNG
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THỊ QUÝ
(Nguồn: Mẫu Bảng kết hợp tài khoản của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 24: Mẫu Nhật ký thu chi tiết kiệm
NHNO LỤC NGẠN
NHẬT KÝ THU CHI TIẾT KIỆM
Quỹ giao dịch PGD số 92
Ngày 07-08- 2008
Sbt
Khách hàng
Thu
Chi
A003
A004
A005
A006
A007
A008
A009
A010
A011
A012
A014
A016
………
A063
Nguyễn Văn Tuyên
Chu Đức Chắn
Tạ Văn Giao
Nguyễn Thị Yến
Ân Thị Tuất
Hoàng Thị Tản
Giáp Thị Hoà
Nguyễn Văn Bảo
Nguyễn Thị Liên
Thạch Ngọc Sơn
Vy Văn Nam
Vũ Duy Quyến
………..
Nguyễn Văn Chí
0.00
0.00
0.00
60000000.00
0.00
0.00
15000000.00
105000000.00
308190000.00
330000000.00
0.00
0.00
……..
40000000.00
162800.00
50729000.00
10250000.00
0.00
100250000.00
27243800.00
0.00
0.00
0.00
0.00
9838000.00
27243800.00
……….
0.00
Cộng :
1485190000.00
1314339600.00
KẾ TOÁN
NGUYỄN THỊ LIÊN
QUỸ TRƯỞNG
VI THẾ CỬ
GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THỊ QUÝ
(Nguồn: Mẫu Nhật ký thu chi tiết kiệm của PGD 92-NHNo Lục Ngạn).
Phụ lục số 25: Mẫu Uỷ nhiệm chi
NHNO& PTNT TỈNH BẮC GIANG
UỶ NHIỆM CHI
Chi nhánh: Lục Ngạn
Ngày11 tháng7 năm 2008
Tài khoản Nợ:
421101.000023
Tài khoản Có:
421101.000002
Số tiền
100.000.000đ
Tên đơn vị phát hành: Chi nhánh điện Lục Ngạn
Số Tài khoản: 421101.000002
Tên đơn vị thụ hưởng: Bưu điện Lục Ngạn
Số Tài khoản: 421101.000023
Tại Ngân hàng: Nông nghiệp Lục Ngạn
Số tiền bằng số: 100.000.000đ
Số tiền bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn.
Ngân hàng A
Ngân hàng B
Chủ Tài khoản
Kế toán
Kế toán trưởng
Chủ Tài khoản
Kế toán
Kế toán trưởng
(Nguồn: Mẫu Uỷ nhiệm chi tại NHNo &PTNT Huyện Lục Ngạn).
Phụ lục số 26: Mẫu Phiếu chi
NHNO TỈNH
BẮC GIANG
PHIẾU CHI
Liên 1
NHNO LỤC NGẠN
Ngày 24 tháng 7 năm 2008
Số bút toán: S00003
Tập: 1
Người nhận: Hoàng Thị Thoa
CMT số: 121646901 Ngày cấp: 07/10/03
Địa chỉ: Trần Phú Chũ
Nợ 801006.01 ST : 604000
Có 101201.01 ST : 604000
TÊN TÀI KHOẢN NỢ
TRẢ LÃI TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CKH
TÊN TÀI KHOẢN CÓ
TIỀN MẶT TẠI ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN BÁO SỔ
Bằng chữ: Sáu trăm lẻ bốn ngàn đồng Số tiền : 604000đ
Trích yếu: Chi lãi số sổ AA276083
09:00: 22 Ngày 24 tháng 7 năm 2008
NGƯỜI NHẬN
(Ghi rõ họ tên)
THOA
HOÀNG THỊ THOA
KHO QUỸ
VI THẾ CỬ
SỔ PHỤ
NGUYỄN HỮU ĐẠT
KIỂM SOÁT
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THỊ QUÝ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37276.doc