Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội GENERALEXIM

Trong xu thế quốc tế hoá và hợp tác hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều trở thành một mắt xích của nền kinh tế thế giới không một quốc gia nào dù lớn mạnh đến đâu đi ngược lại xu thế thời đại mà vẫn có thể phát triển được. Trong điều kiện nước ta hiện nay, xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo điều kiện, cơ sở phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách Thương Mại. Vì vậy để tổ chức tốt và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất khẩu thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Thương mại là phải không ngừng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu. Bản chuyên đề với đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất khẩu tổng hợp I Hà Nội ". Là một tổng quan lý luận có bổ sung tìm hiểu thực tế đã được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: Phạm Thị Gái và các cán bộ phòng kế toán- tài chính Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội.

doc86 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội GENERALEXIM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thứ 2 của ngân hàng này. Giám đốc PGĐ phụ trách Kinh doanh XNK PGĐ phụ trách công tác doàn thể PGĐ phụ trách liên doanh Các PNV 1, 2 4, 5 Chi nhánh ĐN TPHCM Phòng Nghiệp Vụ 8 Chi nhánh Hải Phòng XN may Đoan Xá, HP Liên doanh 53 Quang Trung XN Quế Cửa hàng 46 Ngô Quyền Phòng Tổng Hợp Phòng kế toán Tài vụ Phòng tổ chức cán bộ Phòng hành chính quản trị XN may Đoan Xá, HP Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty: 3. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của công ty 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Phòng kế toán tài vụ là một bộ phận nghiệp vụ kế toán tham mưu giúp giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kinh tế, tính toán kinh tế, thường xuyên kiểm tra thanh lý các hợp đồng, cung cấp thông tin cho giám đốc ra các quyết định về các hoạt động đầu tư kinh doanh, hoạt động dài hạn, ra kế hoạch hàng năm cho các phòng nghiệp vụ, đảm bảo quyền chủ động tài chính trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước giao. Ngoài ra, bộ máy kế toán còn tham gia công tác kiểm tra tài sản, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định. Kế toán trưởng là người phụ trách mọi công việc chung, cung cấp số liệu cho giám đốc trong việc ra các quyết định, chịu trách nhiệm đôn đốc công nợ, lập kế hoạch. Dưới kế toán trưởng là các bộ phận kế toán thành viên: - Bộ phận kế toán chuyên làm về kế hoạch tài chính gửi lên Bộ từ đó giao kế hoạch tài chính cho các phòng. - Bộ phận kế toán tiền mặt và tiền lương: theo dõi chi phí, lập bảng chấm công và tính lương cho công ty. - Bộ phận kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình tăng giảm và ghi chép, tập hợp các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tiền gửi ngân hàng, mở sổ theo dõi L/C hàng xuất nhập trong tháng, trong tuần, hàng kỳ ra ngân hàng mở L/C cho các phòng nhập theo quy định, thường xuyên cân đối ngoại tệ với L/C. - Bộ phận kế toán hàng hoá: thực hiện viết phiếu xuất, nhập kho, kiểm tra bộ chứng từ hoàn chỉnh để đảm bảo công tác khấu trừ thuế, định kỳ thực báo cáo kiểm kê. - Bộ phận kế toán thu nhập: theo dõi các tài khoản: 531, 532, 711, 721, 3331, và chịu trách nhiệm nộp thuế GTGT đầu ra. - Bộ phận kế toán công nợ: theo dõi, cân đối thuế, hàng kỳ nộp thuế và phụ trách các tài khoản thuộc nghĩa vụ đối với nhà nước. -Bộ phận kế toán công nợ phải thu: chịu trách nhiệm thanh lý các hợp đồng với khách hàng, đòi các khoản nợ quá hạn, sao chép các khoản công nợ, kết chuyển vào các tài khoản trong kỳ. - Bộ phận kế toán chi nguyên vật liệu và chi khác: viết phiếu kế toán trích khấu hao TSCĐ, mỗi năm tiến hành kiểm nguyên vật liệu, mở sổ thẻ chi tiết TSCĐ. - Bộ phận kế toán về thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu: kiểm tra các tờ khai hàng nhập, tính thuế, kiểm tra mã thuế trên các tờ nhập, thường xuyên rà soát thuế trên các cửa khẩu, theo dõi tính thuế hàng kỳ. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tài vụ: Kế toán trưởng Bộ Phận Kế Hoạch Kế Toán Quỹ Tiền Mặt Kế Toán Tiền Gửi Ngân Hàng Kế Toán Kho Hàng Kế Toán Thu Nhập K T Công Nợ, Thuế Vốn, Lơi tức K T Chi Phí, TSCĐ, CCDC CF khác Kế Toán Thuế VAT, XNK Kế Toán Quỹ Tiền Mặt Kế toán các đơn vị trực thuộc 3.2 Hình thức kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý bộ máy kế toán của công ty, hình thức kế toán được áp dụng tại công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I là Nhật ký-Sổ cái. Theo hình thức này, thì trình tự ghi sổ kế toán được trình bày như sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp Chi tiết Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Nhật ký sổ cái BCTC : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua. Công ty XNK Tổng hợp I được thành lập từ năm 1981 đến nay đã tròn 20 năm trưởng thành và phát triển. Quá trình hoạt động của công ty trong suốt 20 năm qua đã gặp không ít những khó khăn trở ngại do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, nhưng ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã nỗ lực tìm tòi, phấn đấu, luôn luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Thương Mại giao cho. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Đơn vị tính 1.000 USD Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Thực hiện % HTKH Thực hiện % HTKH Thực hiện % HTKH - Tổng hợp kim ngạch XNK 56.611 112 63.429 115 78.433 152,23 - Kim ngạch XK 23.909 108,68 23,538 101,1 32.587 138,67 - Kim ngạch NK 32.702 114,5 39.891 126 45.486 132,88 Công ty XNK tổng hợp I hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả của ngành XNK ở Việt Nam với tổng số lao động hơn 700 người, với số vốn sản xuất - kinh doanh đến nay đạt 56.000.000.000 đồng. Với hệ thống các chi nhánh, xí nghiệp trên khắp các thành phố lớn và địa phương trong phạm vi toàn quốc, đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. II. tình hình kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. Xuất khẩu hàng hoá là việc chuyển hàng hoá trong nước ra nước ngoài nhằm thu về một khoản tiền nhất định thông qua hợp đồng ngoại thương. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội chủ yếu tiến hành xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá được sản xuất, gia công chế biến trong nước dưới hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và nhận uỷ thác xuất khẩu. Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá thường sử dụng điều kiện giao hàng là điều kiện FOB trên cả hai phương thức xuất khẩu: xuất khẩu theo nghị định thư và phương thức tự cân đối. Theo điều kiện này công ty tiến hành thu thập toàn bộ các chi phí giao dịch cho tới khi hàng hoá được xếp lên tầu giao cho người vận tải và tiến hành xác định doanh thu cho hàng bán. Hiện nay do chính sách của Nhà nước ta là khuyến khích xuất khẩu nên các mặt hàng xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Trong quá trình xuất khẩu công ty sử dụng nhiều phương thức thanh toán trong đó phổ biến nhất là phương thức tín dụng chứng từ (L/C). 1- Kế toán bán hàng xuất khẩu 1. 1- Tài khoản sử dụng. Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá kế toán sử dụng các tài khoản tổng hợp và các tài khoản chi tiết để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế một cách cụ thể: Tài khoản 511 - Doanh thu: phản ánh doanh thu cung ứng hàng hoá với kết cấu như sau: • Bên Nợ: phản ánh số doanh thu thuần được kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh (các khoản giảm trừ do chiết khấu giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại). • Bên Có: phản ánh doanh thu cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 156 - hàng hoá: tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại hàng hoá để xuất khẩu. Hàng tồn kho được phản ánh theo giá thực tế đích danh, trị giá hàng xuất kho mang đi xuất khẩu bằng với trị giá nhập kho của hàng hoá đó và để theo dõi cho từng đối tượng hàng hoá trên tài khoản chi tiết như vậy công ty có thể kết chuyển giá vốn hàng hoá chính xác cho từng đối tượng. Kết cấu tài khoản 156 như sau: • Bên Nợ: phản ánh trị giá hàng mua vào để xuất khẩu bao gồm hàng hoá hiện có ở trong kho và hàng hoá đã chuyển đi xuất khẩu nhưng chưa xác định tiêu thụ, chi phí vận chuyển kiểm dịch lắp đặt trong khâu mua. • Bên Có: phản ánh trị giá xuất kho của hàng hoá được xác định tiêu thụ trong kỳ. • Số dư cuối kỳ bên Nợ: phản ánh trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ (công ty không phát sinh các trường hợp hàng bán bị trả lại). Tài khoản 131 - phải thu khách hàng: phản ánh số phải thu của khách hàng về việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ và phản ánh số phải trả cho người mua về số tiền hàng do người mua ứng trước. Kết cấu tài khoản này như sau: • Bên Nợ: phản ánh số phải thu ở người mua, người nhập khẩu về số hàng đã tiêu thụ trong kỳ. • Bên Có: phản ánh số tiền người mua, người nhập khẩu đã thanh toán hoặc ứng trước trong kỳ. • Số dư cuối kỳ bên Nợ phản ánh số còn phải thu ở người mua, người nhập khẩu cuối kỳ. • Số dư cuối kỳ bên Có phản ánh số còn phải trả cho người mua, người nhập khẩu do việc nhận trước tiền hàng. Tài khoản 131 được mở và theo dõi cho từng đối tượng khách hàng. Khi khách hàng xác nhận lô hàng được bàn giao xong kế toán phản ánh vào tài khoản 131 đồng thời ghi vào bên Nợ tài khoản chi tiết 131 để theo dõi căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng kế toán phản ánh số nợ theo tỷ giá thực tế. Khi khách hàng (người nhập khẩu) thanh toán kế toán căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng ghi Có vào tài khoản 131 và tài khoản 131 chi tiết của khách hàng đó. Căn cứ vào số chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có kế toán phản ánh chênh lệch tỷ giá đối ứng với tài khoản 413. Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của hàng được xác định tiêu thụ trong kỳ, tài khoản này có kết cấu như sau: • Bên Nợ: phản ánh trị giá vốn của lô hàng được xác định tiêu thụ trong kỳ. • Bên Có: phản ánh trị giá hàng hoá bị trả lại và kết chuyển trị giá vốn hàng bán cuối kỳ vào tài khoản 911. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 138 - Phải thu khác: phản ánh các khoản thu trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản phải thu khác. Kết cấu tài khoản như sau: • Bên Nợ: phản ánh các khoản chi phí đã chi hộ bên giao ủy thác, các khoản nợ và tiền lãi phải thu khác. • Bên Có: phản ánh số tiền đã thu được, kết chuyển vào tài khoản 338 trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác. Số dư cuối kỳ bên Nợ: số còn phải thu từ bên giao uỷ thác và từ các khoản phải thu khác. Tài khoản 138 được mở chi tiết cho từng đối tượng trong quan hệ uỷ thác xuất khẩu, phản ánh các quan hệ thu chi hộ và thanh toán bù trừ với từng đối tượng giao uỷ thác. Tài khoản 338 - Phải trả khác: phản ánh các khoản phải trả trong quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản phải trả khác. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: phản ánh quan hệ bù trừ thanh toán với bên giao uỷ thác và các khoản nợ khác đã trả. Bên Có: phản ánh số thu hộ đơn vị giao uỷ thác và các khoản phải trả khác. Số dư cuối kỳ bên Có phản ánh số thu hộ đơn vị giao uỷ thác và các khoản phải trả cuối kỳ. Tài khoản 338 được mở theo dõi cho từng đối tượng giao uỷ thác, phản ánh các khoản thu hộ bên giao uỷ thác và việc thanh toán bù trừ với các khoản chi hộ, hoa hồng uỷ thác vv... Các tài khoản về thu nhập chi phí được hạch toán riêng cho từng nghiệp vụ xuất khẩu để xác định kết quả kinh doanh cho từng thương vụ. Các tài khoản loại này cuối kỳ đều không có số dư nhưng khi theo dõi chi tiết cho từng thương vụ thì cuối kỳ các tài khoản chi tiết này vẫn có thể có số dư cuối kỳ để phản ánh tiến độ thực hiện thương vụ đó Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như: TK1111, 1121, 1122 (chi tiết tiền gửi ở từng ngân hàng), 141, 641, 003 vv... 1. 2 Trình tự hạch toán ghi sổ kế toán a) Kế toán mua hàng xuất khẩu Căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, công ty tổ chức thu mua hoặc ký hợp đồng mua hàng của các đơn vị, tổ chức cá nhân trong nước. Thông thường công ty đặt mua hàng theo những yêu cầu trong hợp đồng xuất khẩu không tổ chức chế biến. Tuy vậy, đối với một số mặt hàng nông sản phải mua thu gom của nhiều đơn vị khác nhau công ty phải tổ chức phân loại đóng gói các chi phí này thường không lớn nên công ty hạch toán ngay vào trị giá mua hàng bán. Khi mua hàng chuẩn bị cho xuất khẩu căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng do người bán lập và phiếu nhập kho, phiếu chi kế toán ghi: Nợ TK 156 - Trị giá hàng mua. Nợ TK 133 - Thuế giá trị gia tăng. Có TK 1111, 331 - Tổng giá thanh toán. Trị giá mua bao gồm trị giá ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng và chi phí vận chuyển hàng về kho của công ty. Nếu hàng thuộc nhóm hàng nông sản, công ty phải tiến hành phân loại đóng gói. Các chi phí về bao gói và nhân công đóng gói, phân loại được chi bằng tiền mặt. Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi Nợ TK 156 Số tiền đã chi Có TK 1111 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp. Việc hạch toán và ghi sổ một hợp đồng xuất khẩu trực tiếp của công ty được thực hiện như sau: *Ví dụ 1: Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp số HĐ 81GX/99 ký ngày 20/12/2000 giữa công ty Chatanico LTD Osaka (bên mua) và công ty Generalexim (bên bán) và hợp đồng nội 172/XN5 giữa GENERALEXIM (bên mua) và hợp tác xã Tân Tiến (bên bán). Theo hợp đồng nội thì GENERALEXIM mua một lô hàng mây tre đan của hợp tác xã Tân Tiến cụ thể: Tên hàng Đơn vị Số lượng Đơn giá Trị giá Khay tre TK-60 Bộ 2.500 35.000 87.500.000 Giá trên đây là giá giao hàng lên tầu tại cảng Hải Phòng bao gồm cả bao bì. Trị giá hợp đồng: 87.500.000 Phương thức thanh toán: chuyển khoản. - Theo hợp đồng bên bán phải chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng đến tay người tiêu dùng nước ngoài. - Bên bán phải chịu khoản chi phí vận chuyển thẻ kho bãi cho đến khi hàng hoá lên tàu. * Theo hợp đồng ngoai. - Giá trị hợp đồng: 7000 USD (FOB Hải Phòng) - Thuế xuất khẩu: 0% - Địa điểm giao hàng: cảng Hải Phòng. Tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội, việc theo dõi hàng hoá xuất khẩu chi tiết theo từng lô. Trên sổ theo dõi hàng xuất khẩu kế toán theo các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến từng lô hàng (từ thời hạn giao hàng, lên tàu đến thời điểm xác định doanh thu hàng xuất khẩu...) căn cứ theo dõi hàng xuất khẩu là các hoá đơn thương mại, thư tín dụng, báo cáo Có của ngân hàng các cột trên sổ phản ánh các thông tin về thời gian, giá trị của hợp đồng xuất khẩu, là căn cứ để thanh toán cũng như ghi sổ theo dõi hàng hoá theo lô. Tại công ty sổ theo dõi hàng hoá theo lô được lập cho cả hàng xuất khẩu nhằm theo dõi chi tiết việc thực hiện 1 thương vụ xuất khẩu từ khoán mua đến khoán bán. Sổ theo dõi hàng hoá theo lô là căn cứ để ghi các sổ chi tiết TK 156, 157, 331, 632, 511. * Quy trình hạch toán. - Ngày 20/12/2000, HTX Tân Tiến xuất kho hàng hoá giao hàng cho GENERALEXIM. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 5%. GENERALEXIM nhập vào kho 3 phiếu nhập kho số K31229 87.500.000 * 5% = 4.375.000 Nợ TK133 : 4.375.000. Nợ TK156 (156115) : 87.500.000 Có TK331: 91.875.000. - Ngày 25/12/2000 GENERALEXIM giao hàng cho bên nhập khẩu lên tàu tại cảng Hải Phòng. Trị giá hợp đồng: 7000 USD tỷ giá ngoại tệ 14.080 đ/USD Doanh thu tiêu thụ 7000 * 14080 = 98.560.000đ Phản ánh chi phí xuất hàng hoá, làm các thủ tục. Nợ TK64115 : 1500.000. Có TK1121: 1.500.000. - Ngày 27/12/2000 công ty nhận được giấy báo Có của ngân hàng Vietcombank số 001227 về số tiền hàng đã được bên nhập khẩu thanh toán. Phản ánh doanh thu: Nợ TK131(131115) : 98.560.000 Có TK511 98.560.000 Phản ánh số tiền được thanh toán. Nợ TK1122 (11221) : 98.560.000. Có TK131 : 98.560.000 Phản ánh giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 : 98.560.000 Có TK 156(156115): 98.560.000 Công ty không phải chịu chi phí giao hàng lên tầu mà do HTX Tân Tiến chi trả. - Ngày 28/12/2000 GENERALEXIM tiến hành trả tiền cho HTX Tân Tiến. Nhận được giấy báo Nợ số 001228 của ngân hàng Vietcombank về số tiền đã trả, kế toán ghi. Nợ TK331 : 91.875.000 Có TK1121 91.875.000. - Cuối kỳ ngày 31-12-2000kế toán kết chuyển chi phí và xác định kết quả tiêu thụ, các bút toán: * Kết chuyển chi phí bán hàng. Nợ TK911 : 1.500.000. Có TK64115 : 1.500.000. * Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK911 : 87.500.000. Có TK632 : 87.500.000. * Kết chuyển doanh thu tiêu thụ. Nợ TK511 : 98.560.000. Có TK911 : 98.560.000. - Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Nợ TK3331 : 4.375.000 Có TK133 : 4.375.000 * Phản ánh vào sổ chi tiết. Sổ chi tiết TK 11211- Vietcombank Tháng 12 năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có SDĐK 115.338.000 ..... ...... ..... BN 001221 25/12/2000 Chi phí xuất hàng HĐ81 641 1.500.000 BN 001228 28/12/2000 Thanh toán tiền hàng HĐ 172 XN5 331115 91.875.000 Cộng phát sinh 202.300.000. 107.720.640 SDCK 209.917.360 Sổ chi tiết thanh toán với người bán Tháng 12 năm 2000 Tài Khoản 331115 Đối tượng: HTX Tân Tiến. Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH Ngày Nợ Có SDĐK 173.860.890 K1229 20/12 Nhập kho hàng hoá theo HĐ 172XN3 1561 87.500.000 GT HĐ81 20/12 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. 133 4.375.000 001228 28/12 Thanh toán nhà cung cấp HĐ 172 91.875.000 Cộng phát sinh 225.905.000 301.875.000 SDCK 249.820.890 Sổ chi tiết chi phí bán hàng Tháng 12 năm 2000 Tài khoản: 64115 Tên hàng hoá: khay tre Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có ..... .... .... BN 001221 27/12 Chi phí xuất bán hàng hoá hợp đồng HĐ 81. 11221 1.500.000 .. . .. 31/12 K/chuyển sang TK 911 911 1.500.000 Cộng phát sinh. 11.500.000 11.500.000 Sổ chi tiết TK 133. Tháng 12 năm 2000 Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có SDĐK 0 GTHĐ 81 20/12 Thuế GTGT khấu trừ HĐ 172/XN5. 331 4.375.000 31/12 K/c thuế GTGT được khấu trừ 4.375.000 ... ... ... ... Cộng phát sinh. 38.750.000. 38.750.000 SDCK 0 Sổ chi tiết bán hàng Tháng 12 năm 2000 Tài khoản: 51115 Tên hàng hoá: khay tre Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có ..... .... .... HĐ81 27/12 Tiền hàng thu theo hợp đồng HĐ 81. 131115 98.560.000 31/12 K/chuyển sang TK 911 911 98.560.000 Cộng phát sinh. 379.500.000 379.500.000 Sổ chi tiết hàng hoá Tháng 12 năm 2000 Tài khoản: 156.115 Tên hàng: khay tre Đơn vị: Bộ Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH Ngày Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tồn ĐK 7410 259375000 K1229 20/12 Nhập kho hàng hoá HĐ 172 XN5 331 35.000 2.500 87.500.000 HĐ81 27/12 Giá vốn hàng xuất kho HĐ 81 632 2.500 87500.000 ............. ........ ....... Cộng phát sinh 8214 287500000 5674 198650.000 Tồn CK 9950 348225.000 Sổ chi tiết thanh toán với người mua bằng ngoại tệ Tháng 12 năm 2000 Tài khoản: 131.115 Đối tượng: Chatanico LTD Osaka Loại ngoại tệ: USD Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tỷ giá Thời hạn được chiết khấu Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Ngoại tệ Qui ra VND Ngoại tệ Qui ra VND SD ĐK 15380 215338000 .. .. .. 28/12 HĐ81 27/12 Phải thu tiền hàng HĐ 81 511 14080 7000 98560000 28/12 BC 001227 27/12 Khách thanh toán tiền hàng HĐ81 1122 14080 7000 98560000 Cộng phát sinh 30375 425300000 22550 315720640 SDCK 23205 324917360 Nhật ký sổ cái Quý III Năm 2000 Đơn vị: 1000 VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số PS Tk112 Tk133 Tk131 Tk156 Tk331 Tk511 Tk641 Tk632 Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có Nợ Nợ Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1/10 SD ĐK . . . .. .. . . 21/12 K1229 20/12 Nhập kho hàng HĐ 172XN5 91875 4375 87500 91875 26/12 BN001221 25/12 Chi phí xuất HĐ81 1500 1500 28/12 HĐ81 27/12 Phải thu HĐ 81 98560 98560 98560 28/12 HĐ81 27/12 Giá vốn HĐ 81 87500 87500 87500 28/12 BC001227 27/12 Tiền về HĐ 81 98560 98560 29/12 BN 001228 28/12 Trả tiền hàng HĐ 172XN5 91875 91875 91875 . . . . . . . . . . . Cộng PS . . . . . . . . . . SDCK . . . . . . . . . . Cộng luỹ kế từ đầu quý . . . . . . . . . . Cuối quý kế toán lập các bảng tổng hợp chi tiết để so sánh số liệu trên Nhật ký Sổ cái. Chẳng hạn như Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán và Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá sau: Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán TK: 331 Quý III năm 2000 Người bán SD ĐK Số phát sinh SDCK Nợ Có Nợ Có Nợ Có . . . .. HTX Tân Tiến 90178000 370.000.000 400000000 60178000 . . . .. Cộng . . .. Bảng tổng hợp chi tiết hàng hoá TK: 156 Quý III năm 2000 Hàng hoá Tồn đầu kỳ Số phát sinh Tồn cuối kỳ Nhập Xuất . . . .. Khay tre 259375000 287500000 198650000 348225.000 . . .. Cộng . . .. Xuất khẩu theo nghị định thư: Đối với trường hợp xuất khẩu theo nghị định thư trình tự hạch toán các nghiệp vụ không thay đổi. Tuy nhiên khi Bộ Tài chính đứng ra trả tiền thay cho người nhập khẩu thì sẽ trả bằng tiền Việt theo tỷ giá ngân hàng hoặc theo hợp đồng tài chính ký kết. Ví dụ 2: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Ba Lan ngày 18- 8 - 2000 về việc xuất khẩu hàng may mặc sang Ba Lan để trả nợ số tiền là 28.000 USD do chính phủ Việt Nam vay của Ba Lan trước kia và hợp đồng giữa chính phủ chính phủ và Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội về việc xuất khẩu lô hàng nói trên theo tỷ giá ký kết 1 USD =13.984 VNĐ Để thực hiện nhiệm vụ này, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội đã tiến hành ký kết hợp đồng với công ty Dệt kim Đông Xuân về lô hàng may mặc trị giá 362.434.000đ. Ngày 24 - 12 - 2000, công ty đã xuất khẩu lô hàng trị giá FOB - HAI PHONG là 28.000 USD, thuế xuất khẩu 0% hàng lên tàu cùng ngày. Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Chi phí vận chuyển dịch vụ cảng 420.000 đ chi bằng tiền mặt (tiền tạm ứng cho ông An). Ông An nộp bản chi tạm ứng số tiền được duyệt 420.000 cùng ngày phiếu chi số 188. Chi phí chuyển phát nhanh 45 USD theo giấy báo Nợ số 01225 ngày 25 -12- 2000, tỷ giá ngân hàng 13. 982 VNĐ/ USD. Ngày 30 - 12- 2000 Bộ Tài chính thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng theo tỷ giá đã ký kết báo nợ số 01230 phiếu thu số 201. Công ty hạch toán như sau: Ngày 24 – 12 – 2000 + Xác định số phải thu cho lô hàng xuất khẩu theo tỷ giá ký kết: Số phải thu = doanh thu bằng ngoại tệ x Tỷ giá ngân hàng = 28.000 x 13.984 = 391.442.000 đ Nợ TK 131(131114Bộ TC) 391.442.000 đ Có TK 511 + Kết chuyển giá vốn cho lô hàng tiêu thụ: Nơ TK 632 362.434.000 đ Có TK 156 (156114) Tính thuế xuất khẩu phải nộp = 0 + Tập hợp chi phí phát sinh căn cứ bảng chi tạm ứng được duyệt: Nợ TK 641 (64114) 420.000 đ Có TK 1111 - Ngày 25-12-2000 Chi phí chuyển phát nhanh = 45 x 13.982 = 629.190 đ Căn cứ giấy báo Nợ kế toán ghi: Nợ TK 641 (64114) 629.190 đ Có TK 1122 Ngày 30-12-2000 Bộ Tài chính thanh toán tiền hàng theo số tiền đã ký kết trong hợp đồng kế toán căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng: Nợ TK 1121 391.442.000 đ Có TK 131 (131114) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí và xác định kết quả tiêu thụ, các bút toán tương tự trường hợp xuất khẩu trực tiếp ở ví dụ 1. Việc ghi sổ kế toán chi tiết, ghi Nhật ký sổ cái, voà Bảng tổng hợp chi tiết cũng tiến hành tương tự ví dụ 1chẳng hạn ghi sổ chi tiết bán hàng như sau: Sổ chi tiết bán hàng Tháng 12 năm 2000 Tài khoản: 51114 Tên hàng hoá: may mặc Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có ..... .... .... 24/12 Tiền hàng phải thu theo hợp đồng HĐ 81. 131114 391.442.000 31/12 K/chuyển sang TK 911 911 391.442.000 Cộng phát sinh. 519.500.000 519.500.000 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác Ví dụ 3: theo hợp đồng xuất khẩu số 1200/HAC- CHU ngày 6 -11- 2000 giữa Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội với công ty CHUNSHENG - KOREA về việc công ty CHUNSHENG đặt mua một lô hàng gốm sứ. Ngày 18 -11- 2000 Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội tiến hành ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác số GBT 124 với công ty cổ phần sứ Bát Tràng, trị giá lô hàng là 7.224 USD, hoa hồng uỷ thác 1%. Ngày 2 - 12 - 2000 theo hợp đồng công ty cổ phần sứ Bát Tràng đã giao hàng cho Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội nhập kho số 5 đủ số hàng trong hợp đồng phiếu nhập kho số NK5123 tỷ giá ngân hàng là 1 USD = 14.049 VNĐ. Ngày 5-12 -2000 công ty tiến hành giao hàng lên tầu giao cho công ty CHUNSHENG đủ lượng hàng theo giá FOB - HAI PHONG là 7.224 USD, tỷ giá ngân hàng là 14048 VNĐ/ USD, thuế xuất khẩu 0%. Ngày 5 - 12 - 2000 bà Trần Thị Na (phòng kinh doanh 1) viết đề nghị tạm ứng tiền chi phí xuất khẩu 400. 000 đ và nhận tiền theo phiếu chi số 12. Ngày 26 - 12 - 2000 công ty CHUNSHENG thanh toán tiền hàng tỷ giá thực tế 14.046 VNĐ/ USD báo có số 001452 của ngân hàng Exim bank. Công ty bán toàn bộ số ngoại tệ trên cho ngân hàng cùng ngày và nhận báo Nợ số 002147, viết phiếu thu số 17. Tập hợp chi phí chi hộ công ty sứ Bát Tràng bằng tiền mặt 250.000 đồng. Chi phí do cán bộ nghiệp vụ chi được tính vào chi phí kinh doanh 140.000 đồng. Bà Na đã nộp Ngày 30 - 12- 2000 thanh lý hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với công ty cổ phần sứ Bát Tràng, công ty viết hoá đơn giá trị gia tăng số 14 cho số tiền hoa hồng uỷ thác được hưởng. Thanh toán cho công ty sứ Bát Tràng số thu hộ trừ hoa hồng uỷ thác (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng), trừ các khoản chi hộ phiếu chi số 202. Công ty tiến hành hạch toán như sau: Ngày 2 - 12 - 2000 công ty nhận hàng uỷ thác do công ty sứ Bát Tràng bàn giao kế toán phản ánh theo giá thực tế =7. 224 x14.049 = 101.489.976 đ - căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán ghi Nợ TK 003 101.489.976 đ Ngày 5 - 12 - 2000 công ty xuất kho hàng uỷ thác giao cho người vận chuyển kế toán ghi: Có TK 003 101.489.976 đ Bà Trần Thị Na nhận tạm ứng kế toán ghi: Nợ TK 141 400.000 đ Có TK 1111 Bà Trần Thị Na về thanh toán tạm ứng giấy đề nghị thanh toán tạm ứng được duyệt theo số chi kế toán ghi: Nợ TK 1111 400.000 đ Có TK 141 + Tập hợp các chi phí chi hộ công ty sứ Bát Tràng kế toán ghi: Nợ TK 138(8) 250.000 đ Có TK 1111 + Các chi phí khác tính vào chi phí kinh doanh của công ty Nợ TK 641 140.000 đ Có TK 1111 Ngày 26 – 12 – 2000 Khi công ty CHUNSHENG thanh toán tiền hàng căn cứ vào giấy báo Có số 001452 kế toán tính và phản ánh theo giá thực tế Số thu hộ = 7.224 x 14.046 = 101.468.304 đ kế toán ghi: Nợ TK 1122 (11222) 101.468.304 đ Có TK 338(8) Công ty bán lại toàn bộ số ngoại tệ thu tiền mặt căn cứ giấy báo Nợ số 002147, phiếu thu số 17 kế toán ghi: Nợ TK 1111 101.468.304 đ Có TK 1122 (11222) Ngày 30 - 12 - 2000 căn cứ vào biên bản thanh lý hợp đồng kế toán tính và phản ánh hoa hồng uỷ thác: Số hoa hồng được hưởng = Doanh số bán x % hoa hồng = 101.468.304 x 1% = 1.014.683 đ kế toán căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng số 14, biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác Nợ TK 338(8) 1.116.151 đ Có TK 511 1.014.683 đ Có TK 33311 101.468 đ Bù trừ các khoản chi hộ với công ty sứ Bát Tràng gồm: thuế xuất khẩu, các chi phí chi hộ khác. Số chi hộ = 250.000 đ Nợ TK 338(8) 250.000 đ Có TK 138(8) Phần còn lại trả cho công ty sứ Bát Tràng bằng số thu hộ trừ hoa hồng uỷ thác (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng), trừ các khoản chi hộ. Số phải trả cho công ty sứ Bát Tràng =101.468.304 - 1.116.151 - 250.000 = 100.102.153 đ Nợ TK 338(8) 100.102.153 đ Có TK 1121(11212) * Ghi sổ kế toán: Việc ghi sổ kế toán chi tiết, ghit Nhật ký sổ cái và vào bảng tổng hợp chi tiết cũng tiến hành tương tự ví dụ 1, đối với sổ chi tiết TK 1388 và 3388, sổ tài khoản 003 ghi như sau: Sổ chi tiết TK 1388. Tháng 12 năm 2000 Đối tượng: Công ty sứ Bát Tràng Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có SDĐK 500.000 05/12 Chí phí hộ HĐ GBT 124 1111 250.000 30/12 Bù trừ chi hộ HĐ GBT 124 3388 250.000 ... ... ... ... Cộng phát sinh. 4.900.000. 5.000.000 SDCK 600.000 Sổ chi tiết TK 3388 Tháng 12 năm 2000 Đối tượng: Công ty sứ Bát Tràng Loại tiền: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền SH Ngày Nợ Có SDĐK 1.000.000 BC 001452 26/12 Tiền hàng hợp đồng 1200/HAC-CHU 1122 101.468.304 HĐGT 14 30/12 Hoa hồng uỷ thác HĐ GBT 124- doanh thu 511 1.014.683 Thuế GTGT đầu ra 3331 101.468 30/12 Bù trừ chi hộ HĐ GBT 124 1388 250.000 PC 2020 30/12 Thanh toán tiền thu hộ HĐ 124 1121 100.102.153 ... ... ... ... Cộng phát sinh. 209.000.000 194.000.000 SDCK 16.000.000 Sổ tài khoản 003 Tháng 12 năm 2000 Đơn vị: VNĐ Ngày tháng Tên, quy cách, chất lượng hàng hoá Mã số Số lượng Thành tiền Ngày tháng Tên, quy cách, chất lượng hàng hoá Mã số Số lượng Thành tiền . 02/12 Nhập hàng gốm sứ HĐ GBT 124 101.489.976 05/12 Xuất hàng gốm sứ HĐ GBT 124 101.489.976 .. Tổng cộng 2. Kế toán xác đinh kết quả kinh doanh Tài khoản sử dụng TK 911. "xác định kết quả kinh doanh TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Phương pháp hạch toán và ghi sổ Cuối quý kế toán tổng hợp chi phí doanh thu để xác định kết quả kinh doanh xuất khẩu và cho từng thương vụ xuất khẩu. Trong đó doanh thu và chi phí bán hàng, trị giá vốn được tập hợp riêng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được phân bổ vào cuối kỳ theo doanh thu của từng thương vụ trong kỳ. Cuối quý kế toán kết chuyển doanh thu, chi phí vào tài khoản 911 để xác định kết quả: Kết chuyển doanh thu kế toán ghi: Nợ TK 511 Có TK 911 kết chuyển trị giá vốn kế toán ghi: Nợ TK 911 Có TK 632 Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán ghi: Nợ TK 911 Có TK 641 Có TK 642 Xác định kết quả kế toán tính số chênh lệch giữa bên Nợ TK 911và bên Có TK911: + Nếu số tiền bên Nợ lớn hơn số tiền bên Có bị lỗ kế toán ghi: Nợ TK 421 Số chênh lệch Có TK 911 + Nếu số tiền bên Nợ nhỏ hơn số tiền bên Có công ty có lợi nhuận kế toán ghi: Nợ TK 421 Số chênh lệch Có TK 911 * Ví dụ 1 kết quả thương vụ được xác định ghi như sau: Sổ chi tiết TK 911 XK HĐ: 81 Tháng 12 năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có 31/12 K/C doanh thu bán hàng 51115 98560.000 31/12 k/c giá vốn hàng bán. 63215 87.500.000 31/12 K/C chi phí bán hàng 64115 1.500.000 31/12 K/ch chi phí quản lý 64215 700.000 31/12 Xác định lãi lỗ 42115 8.860.000 Cộng phát sinh 98560.000 98560.000 Xác định kết quả kinh doanh xuất khẩu quý III năm 2000 Sổ TK 911 XK Quý III năm 2000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có 31/12 K/C doanh thu bán hàng 511 140.749.560.236 31/12 k/c giá vốn hàng bán. 632 135.593.500.236 31/12 K/C chi phí bán hàng 641 230.579.000 31/12 K/ch chi phí quản lý 642 98.647.000 31/12 Xác định lãi lỗ 421 4.826.834.000 Cộng phát sinh 140.749.560.236 140.749.560.236 Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. I - Đánh giá công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. Đánh giá công tác kế toán là việc xem xét những ưu điểm và những hạn chế trong quá trình thực hiện công tác kế toán của doanh nghiệp. Trên cơ sở của việc đánh giá, nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp đưa ra những biện pháp nhằm phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại. Qua thời gian thực tế tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội em có những đánh giá về công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá như sau: 1 - Những ưu điểm. - Về hình thức kế toán: công ty áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái kết hợp với việc đưa máy vi tính vào công tác quản lý tài chính kế toán đã làm đơn giản hoá công tác kế toán. Do vậy hạn chế được sai sót do việc ghi chép trùng lặp bởi số liệu chỉ cần vào một lần từ các chứng từ gốc. Đơn vị sử dụng máy vi tính trong lưu trữ số liệu rất thuận tiện cho qua trình kiểm tra đối chiếu với số liệu trên các sổ kế toán. Máy vi tính còn được sử dung để lập các bảng biểu tính toán trên các sổ nên đơn goản hoá công vẹc kế toán và tiết kiệm thời gian. - Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn tiết kiệm chi phí cho đơn vị: Tại văn phòng, công ty tiến hành phân công hợp lý, rõ ràng, khoa học công việc cho từng kế toán viên. Mỗi kế toán viên phụ trách một mảng riêng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của họ về công việc và có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận kế toán khác. Cuối kỳ kế toán viên tự tổng hợp số liệu trên các sổ kế toán do mình phụ trách đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp trên máy vi tính. Đối với các đơn vị trực thuộc do ở xa công ty nên được tổ chức hạch toán độc lập với việc thường xuyên kiểm tra đôn đốc của ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện cho các đơn vị được chủ động trong hoạt động của mình. - Về công tác hạch toán ban đầu: các chứng từ liên quan tới quá trình xuất khẩu hàng hoá được thu thập, lưu trữ và bảo quản tốt, được sắp xếp thành bộ hoàn chỉnh theo thời gian phát sinh thuận lợi kiểm tra và theo dõi. Công ty xây dựng một trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, chứng từ sau khi được lập được chuyển ngay tới bộ phận kế toán liên quan để đảm bảo theo dõi và phản ánh kịp thời sự biến động tăng, giảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn đồng thời tạo thuận lợi cho tiến trình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. Các chứng từ được lập theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và theo thông lệ quốc tế giúp cho công tác giao hàng được thuận lợi và tránh được những rủi ro tranh chấp với bạn hàng. Bên cạnh đó việc sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán phản ánh một cách chính xác rõ ràng nhất và phù hợp với thực tế của công ty đó là thường xuyên sử dụng ngoại tệ trong thanh toán, ngoài ra nó còn giúp cho các cán bộ nhạy cảm hơn mỗi khi có biến động về tỷ giá. Việc hạch toán ngoại tệ còn một thuận lợi nữa là nó phản ánh đúng số thuế mà doanh nghiệp phải nộp như thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Về tài khoản sử dụng và sổ kế toán: Công ty vận dụng hệ thống tài khoản và mẫu sổ do Nhà nước quy định cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt công ty đã vận dụng 2 tài khoản: TK138 - phải thu khác ( chi tiết cho TK 1388) và TK338 - phải trả khác (chi tiết cho TK3388) trong công tác xuất khẩu uỷ thác để phản ánh quan hệ thanh toán với bên giao uỷ thác. Trong xuất khẩu uỷ thác tất cả các khoản chi hộ đều bên giao uỷ thác đều được hạch toán vào tài khoản 138(8) và các khoản thu hộ bên giao uỷ thác hạch toán vào tài khoản 338(8). Công ty có tổ chức theo dõi riêng và xác định kết quả cho từng thương vụ xuất khẩu, nhờ đó công ty nắm bắt được tình hình thức tế nhu cầu tiêu thụ mặt hàng của công ty trên từng thị trường và những tiêu chuẩn về bao gói, chất lượng vv... đối với từng mặt hàng đó. Xác định kết quả của từng thương vụ xuất khẩu giúp công ty tìm ra những ưu nhược điểm, thuận lợi, khó khăn trong quá trình xuất khẩu và mức sinh lời của từng thương vụ. Bên cạnh đó nó giúp công ty tìm được những bạn hàng buôn bán lâu dài. 2- Những nhược điểm. Đối với trường hợp thanh toán tạm ứng công ty thực hiện trên cơ sở phiếu thu và phiếu chi nghĩa là khi viết phiếu chi tạm ứng cho đối tượng này bao nhiêu thì khi viết phiếu thu cho đối tượng đó cũng phải đủ số tiền ấy. Theo cách này kế toán ghi trùng lặp nhiều, sử dụng nhiều phiếu thu, phiếu chi, quan hệ đối ứng của tài khoảnn 141 chỉ xảy với tài khoản 1111 trong khi đây cũng là một tài khoản sử dụng trong quan hệ thanh toán. Đối với hàng hoá mua để xuất khẩu và hàng xuất khẩu uỷ thác không qua kho công ty vẫn lập phiếu nhập kho và hạch toán như là hàng đã nhập kho bình thường. Đây là hiện tượng nhập khống xuất khống không phản ánh đúng đắn hoạt động của công ty. Đối với lô hàng khi mang đi xuất khẩu công ty vẫn theo dõi trên tài khoản 156 mà không sử dụng trên tài khoản 157 để theo dõi. Trong trường hợp khi hàng mang đi xuất khẩu được giao cho người vận tải và chứng từ hàng hoá về trong ngày thì việc hạch toán này là hợp lý. Nhưng trong trường hợp hàng mang đi xuất khẩu không được xác định tiêu thụ (hoặc tiêu thụ hết) ngay trong ngày mà phải để tại cảng một vài ngày sau mới giao cho người vận tải thì việc hạch toán này không hợp lý. Nếu hàng xuất khẩu được mang đi vào cuối quý này và đầu quý sau mới được xác định tiêu thụ thì số dư trên tài khoản 156 trên váo cáo quý sẽ không khớp với số hàng thực tế năm trong kho của công ty. Trong quá trình hạch toán công ty sử dụng trực tiếp các tài khoản chi tiết 111, 1121, 1122 để hạch toán đối ứng với các tài khoản tổng hợp là không đúng với nguyên tắc hạch toán. kế toán chỉ được hạch toán đối ứng trên các tài khoản tổng hợp còn nếu muốn hgi vào các tài khoản chi tiết thì khi ghi chép trên tài khoản tổng hợp kế toán phải đồng thời ghi vào tài khoản chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. Khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng bằng ngoại tệ nếu là tiền mặt công ty phải bán lại toàn bộ cho ngân hàng, nếu là tiền gửi ngân hàng thì ngân hàng sẽ xử lý ngay bằng cách chuyển 50% gốc ngoại tệ thu được thanh tiền việt. Tuy vậy công ty vẫn hạch toán trên tài khoản 1122 toàn bộ số tiền thu được mặc dù trên thực tế công ty chỉ còn giữ 50% số ngoại tệ đó. II - Các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là mở rộng các quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội trong những năm vừa qua đã tìm được cho mình một hướng đi thích hợp nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại thương với các nước trên thế giới. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng trở nên khó khăn phức tạp đòi hỏi công ty phải đưa ra những mục tiêu chiến lược để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Đối với công tác kế toán thì yêu cầu đặt ra là phảithực hiện tốt công tác quản lý tài chính doanh nghiệp do vậy cần không ngừng hoàn thiện công tác kế toán trong đó cần phải chú ý đến việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. Qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội dưới góc độ của một sinh viên nghiên cứu thực tập về nội dung hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá ở công ty. - Thứ nhất: Trong công tác thanh toán tạm ứng công ty nên giảm bớt một số thủ tục nhằm làm cho công việc kế toán tiền mặt giảm được khối lượng công việc tránh được việc ghi trùng lặp. Công ty nên tiến hành hạch toán nghiệp vụ tạm ứng tiền như sau: khi thanh toán tạm ứng kế toán chỉ cần tập hợp các chứng từ liên quan đến việc chi tiêu của cán bộ nghiệp vụ. Nếu cán bộ nghiệp vụ chi vượt số tạm ứng kế toán chỉ cần lập thêm phiếu chi bổ sung thêm vào khoản mục chi tạm ứng, còn nếu cán bộ nghiệp vụ chi tạm ứng không hết kế toán chỉ cần lập thêm một phiếu thu để thu tiền. Như vậy cán bộ nghiệp vụ chỉ phải làm thủ tục thanh toán một lần. Theo hướng này kế toán hạch toán như sau: Khi tạm ứng cho cán bộ nghiệp vụ căn cứ phiếu chi kế toán ghi: Nợ TK 141 Số tiền tạm ứng Có TK 111 Tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu căn cứ bảng kê chi tạm ứng được duyệt kế toán ghi: Nợ TK 641 Số thực chi Có TK 141 Nếu số thực chi lớn hơn số tạm ứng kế toán căn cứ phiếu chi kế toán ghi Nợ TK 141 Số tạm ứng thiếu Có TK 111 (Trưòng hợp này thường không xảy ra vì cán bộ nghiệp vụ chỉ chi theo nội dung tạm ứng nếu phát sinh các trường hợp khác phát sinh làm tăng số chi tạm ứng thì cán bộ nghiệp vụ sẽ đề nghị tạm ứng tiếp và hạch toán như trên). Nếu số thực chi nhỏ hơn số số tạm ứng căn cứ phiếu thu, bảng kế chi tạm ứng được duyệt kế toán ghi: Nợ TK 111 Số tạm ứng thừa Có TK 141 Nếu có chi phí chi hộ bên giao uỷ thác bảng kế chi tạm ứng được duyệt kế toán ghi: Nợ TK 138(8) Số chi hộ Có TK 141 Theo phương hướng này ví dụ 1 được hạch toán như sau: Ví dụ 3: Khi giao tạm ứng cho bà Trần Thị Na kế toán ghi Nợ TK141 400.000 đ Có TK111 Khi bà Na thanh toán tạm ứng Nợ TK 641 140.000 đ Nợ TK 111 10.000 đ Nợ TK 138(8) 250.000 đ Có TK 141 400.000 đ - Thứ hai: Trong trường hợp hàng mua được giao tại tầu của người nhập khẩu (bán giao tay ba) kế toán không cần thiết phải lập phiếu nhập kho vì hàng hoá không qua kho của đơn vị mà được chuyển thẳng ra tầu. Như thế kế toán chỉ cần căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng do người bán lập để kết chuyển luôn cho hàng đã bán. Việc hạch toán được tiến hành như sau: Căn cứ vào hoá đơn GTGT do người bán lập kế toán kết chuyển luôn vào giá vốn hàng bán: Nợ TK632 Trị giá mua của lô hàng Nợ TK 133 Thuế giá trị gia tăng Có TK 331, 111, 112 Tổng giá thanh toán đồng thời xác định luôn số phải thu từ người nhập khẩu Nợ TK 131 Số phải thu người mua Có TK 511 - Thứ ba: Công ty nên sử dụng tài khoản 157 để theo dõi trị giá hàng xuất kho hay chuyển thẳng ra cảng để xuất khẩu nhưng chưa giao cho người vận tải, như vậy sẽ đảm bảo xác định được chính xác giá trị hàng tồn kho và giá trị hàng gửi đi xuất khẩu nhất là khi hàng xuất kho gửi bán nhưng một thời gian sau mới có chứng từ về việc lô hàng đó được tiêu thụ hay hàng chuyển thẳng không qua kho vì không có thực nhập thực xuất nên không có phiếu nhập kho hay phiếu xuất kho thì không được hạch toán trên tài khoản 156 hoặc hàng xuất kho cuối tháng nhưng sang tháng sau mới được xác định tiêu thụ thì việc ghi chép trên tài khoản 157 là hợp lý. Việc sử dụng tài khoản 157 để hạch toán bên cạnh tài khoản 156 sẽ giảm bớt được việc phải theo dõi chi tiết cho từng loại hàng hoá ở trong kho và hàng hoá đã được gửi đi. Theo quy định của Nhà nước, để phân biệt lượng hàng hoá hiện tồn trong kho và số hàng đã xuất kho nhưng chưa xác định tiêu thụ hoặc hàng mua chuyển bán thẳng không qua kho, tài khoản 157 - hàng gửi bán để xác định số hàng hoá đã xuất kho hoặc chuyển thẳng cho người vận tải hoặc gửi đi hội chợ triển lãm nhưng chưa đủ căn cứ để xác định tiêu thụ. Kết cấu của tài khoản 157 như sau: Bên Nợ: phản ánh giá trị của hàng gửi bán đầu kỳ và số hàng đã gửi bán, hàng mua chuyển bán thẳng trong kỳ nhưng chưa được chấp nhận thanh toán, trị giá hàng xuất kho mang đi hội chợ, triển lãm. Bên Có: phản ánh giá trị của hàng gửi bán được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc số hàng mang về trở lại nhập kho. Số dư cuối kỳ bên Nợ: phản ánh trị giá hàng gửi bán, chuyển bán đến cuối kỳ chưa được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và trị giá hàng gửi đi triển lãm cuối kỳ chưa về nhập kho. Việc hạch toán trên tài khoản 157 được tiến hành như sau: - Khi xuất kho hàng hoá vận chuyển ra cảng hoặc gửi đi xuất khẩu căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 157 Trị giá lô hàng xuất kho Có TK 156 - Nếu hàng mua được chuyển thẳng từ nơi mua ra cảng mà không về qua kho kế toán ghi: Nợ TK 157 - Trị giá lô hàng mua chưa có thuế VAT Nợ TK 133 - Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 - Tổng giá thanh toán - Khi lô hàng được xác định tiêu thụ kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 Trị giá vốn của lô hàng xuất. Có TK 157 - Khi nhập kho lô hàng gửi bán kế toán ghi: Nợ TK 156 Trị giá lô hàng nhập kho. Có TK 157 Sổ tài khoản 157 Số dư đầu kỳ:................. Đơn vị tính: đồng Nợ TK157 có tài khoản khác Ghi Có các tài khoản Nợ TK 157 Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải Có TK 157 Nợ TK 632 Có TK 157 Nợ tài khoản khác Ký hiệu Số tiền Có TK 111 Có TK 156 Số tiền Ký hiệu Tổng cộng Số dư cuối kỳ:.................. Ngày..... tháng..... năm 2000 Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp theo hướng đề xuất 111,112 141 641 911 511 131 111,112 Tạm ứng cho nhân viên Chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng Phải thu khách hàng Người nhập khẩu thanh toán 156 157 632 Mua hàng xuất khẩu Chuyển hàng đi xuất khẩu Giá vốn Kết chuyển giá vốn Mua hàng bán chuyển thẳng Bàn giao tay ba 642 Chi phí quản lý Kết chuyển chi phí quản lý 333 Nộp thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu Kết chuyển doanh thu 413 (1) (2) Khách hàng thanh toán tỷ giá thực tế lớn hơn số phải thu Khách hàng thanh toán tỷ giá thực tế nhỏ hơn số phải thu Sơ đồ hạch toán tổng hợp nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác theo hướng đề xuất 1111 141 Tạm ứng 138(8) 338(8) 1111,1121,1122 Người nhập khẩu thanh toán Kết chuyển chi phí chi hộ Các chi phí chi hộ 1111,1121,1122 Thu hồi tạm ứng Số tiền phải trả bên uỷ thác 641 Chi phí kinh doanh 911 511 Hoa hồng uỷ thác 33311 Thuế Gtgt - Thứ tư: công ty nên sử dụng tài khoản 111 để hạch toán thay cho việc dùng tài khoản 1111 như hiện nay vì theo cơ chế quản lý ngoại hối của Nhà nước thì công ty chỉ thể hiện trên tài khoản 111 là số tiền mặt là tiền Việt nam. Đồng thời công ty nên sử dụng tài khoản 112 để theo dõi toàn bộ số tiền gửi ngân hàng vừa đảm bảo yêu cầu hach toán tổng hợp vừa có khả năng cung cấp kip thời cho các nhà quản lý thông tin tổng hợp về tiền gửi ngân hàng. Việc hach toán trên tài khoản 112 được thực hiện như sau: Khi bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng kế toán căn cứ vào giấy báo có ghi: Nợ TK 112 Số tiền thu về (tỷ giá thực tế) Có TK 131, 338(8) Nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá kế toán căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 131 để xác định số chênh lệch ghi: Nếu chênh lệch tăng Nợ TK 131 Số chênh lệch tăng Có TK 413 Nếu chênh lệch giảm Nợ TK 413 Số chênh lệch giảm Có TK 131 - Thứ năm: Công ty nên mở thêm tài khoản 007 để theo dõi số nguyên tệ hiện có ở công ty. Trong quá trình hoạt động của mình công ty thường xuyên có những nghiệp vụ thu chi ngoại tệ. Bên cạnh đó công ty hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế đặt ra yêu cầu phải phản ánh chính xác số ngoại tệ. Tài khoản 007 mở ra nhằm theo dõi các khoản tăng giảm ngoại tệ theo tỷ giá thực tế khắc phục được việc hạch toán trên tài khoản 1122 theo tỷ giá thực tế lúc ghi sổ. Trong trường hợp phát sinh nhiều nghiệp vụ thu chi ngoại tệ ở những thởi gian khác nhau sẽ rất khó khăn cho các cán bộ kế toán trong việc xác định chênh lệch tỷ giá. Khi phát sinh các nghiệp vụ thu chi ngoại tệ kế toán ghi vào bên Nợ tài khoản 007, khi phát sinh nghiệp vụ chi ngoại tệ kế toán ghi vào bên Có tài khoản 007. Kết cấu sổ tài khoản 007 theo hướng đề xuất như sau: sổ tài khoản 007 Thu ngoại Tệ Ngày tháng Tên ngoại tệ xuất, nhập Xuất ngoại tệ Thành tiền Tỷ giá quy đổi Số lượng nhập Số lượng xuất Tỷ giá quy đổi Thành tiền Tổng cộng - Thứ sáu: Công ty nên mở sổ chi tiết hàng xuất khẩu uỷ thác để theo dõi hàng hoá chuyển thẳng từ bên giao uỷ thác lên tầu không qua kho của công ty khi đó sổ tài khoản 003 chỉ phản ánh hàng uỷ thác qua kho của công ty. Kết cấu sổ chi tiết hàng xuất khẩu uỷ thác sổ chi tiết hàng xuất khẩu uỷ thác Tên, quy cách, nhãn hiệu hàng hoá Ngày nhập Ngày xuất Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng Kết luận. Trong xu thế quốc tế hoá và hợp tác hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều trở thành một mắt xích của nền kinh tế thế giới không một quốc gia nào dù lớn mạnh đến đâu đi ngược lại xu thế thời đại mà vẫn có thể phát triển được. Trong điều kiện nước ta hiện nay, xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo điều kiện, cơ sở phát triển hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách Thương Mại. Vì vậy để tổ chức tốt và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất khẩu thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Thương mại là phải không ngừng hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu. Bản chuyên đề với đề tài: "Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu tại công ty xuất khẩu tổng hợp I Hà Nội ". Là một tổng quan lý luận có bổ sung tìm hiểu thực tế đã được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: Phạm Thị Gái và các cán bộ phòng kế toán- tài chính Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. Nội dung nghiên cứu đề tài đề cập đến các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn việc tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. Qua đó em có một số nhận xét và giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện một bước tổ chức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài còn có hạn chế về thời gian và kiến thức, đống thời phạm vi của đề tài rộng, bản chuyên đề sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn. Mục lục Trang Lời nói đầu. 1 Chương I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại. 3 I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu với nền kinh tế quốc dân. 3 1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 3 2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. 4 3. Phạm vi và thời điểm xác định hàng xuất khẩu. 8 4. Các phương thức thanh toán và phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng. 9 II. Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá theo kế toán hiện hành. 11 1. Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp. 11 1.1. Tài khoản sử dụng 11 1.2. Trình tự kế toán. 11 2. Kế toán xuất khẩu uỷ thác 12 2.1. Tài khoản sử dụng: 12 2.2. Trình tự kế toán 12 2.2.1. Kế toán tại đơn vị giao uỷ thác (A) 12 2.2.2 Kế toán tại đơn vị uỷ thác B 14 III. Kế toán các khoản thanh toán trong xuất khẩu 15 1. Thanh toán với ngân sách nhà nước 15 2. Thanh toán với người mua 16 IV. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 17 1. Kế toán giá vốn hàng xuất khẩu 17 2. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 18 3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 21 Chương II Phương pháp hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu tại cÔNG TY XUấT NHậP KHẩU TổNG HợP I 23 I. Một số nét khái quát về Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I 23 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I. 23 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 25 3. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của công ty 28 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 28 3.2 Hình thức kế toán 30 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua. 31 II. Tình hình kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. 32 1- Kế toán bán hàng xuất khẩu 32 1. 1- Tài khoản sử dụng. 32 1. 2 Trình tự hạch toán ghi sổ kế toán 34 a. Kế toán mua hàng xuất khẩu 34 b. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp. 35 c. Xuất khẩu theo nghị định thư 45 d. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu uỷ thác 47 2. Kế toán xác đinh kết quả kinh doanh 52 2.1 Tài khoản sử dụng 52 2.2 Phương pháp hạch toán và ghi sổ 52 Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. 55 I - Đánh giá công tác kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. 55 1 - Những ưu điểm. 55 2- Những nhược điểm. 56 II - Các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Hà Nội. 58 Kết luận. 67

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT541.doc
Tài liệu liên quan