Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Ô tô Việt Nam-Daewoo

Qua một thời gian thực tập tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo cùng với những kiến thức đã được học, em đã bước đầu làm quen với công việc của một cán bộ kế toán, được trang bị một số kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty, em thấy rằng tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty, nhằm giúp công ty xác định đúng đắn chi phí, thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của mình, nhất là trong đièu kiện hiện nay, công ty có thể chủ động về tài chính và tự chủ trong kinh doanh. Việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thu để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới thực sự là cần thiết.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Ô tô Việt Nam-Daewoo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu ã Môi trường kinh doanh Công ty đã gặp nhiều thuận lợi từ môi trường kinh doanh của mình, trước hết là sự ưu đãi của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài .Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ năm đầu tiên có lãi, và 25% cho các năm tiếp theo, cùng với nhiều sự ưu đãi khác về thuế quan cũng như các điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh. VIDAMCO đã thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường với việc duy trì được thị phần số 1 về xe du lịch từ năm 1999 đến nay, chiếm 31% thị phần với những sản phẩm bán chạy như Matiz và Lanos ( chiếm 85% thị phần xe taxi nội địa) Tuy nhiên, hiện nay Công ty đã gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt của hơn 10 hãng sản xuất xe trong nước với 60 mẫu mã và 17 thương hiệu và những xe nhập khẩu từ các hãng của nước ngoài. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ô tô Việt Nam – Daewoo Bộ máy của Công ty Ô tô Việt Nam – Daewoo được tổ chức theo sơ đồ sau: Bảng*************** Đặc điểm cơ cấu tổ chức của phòng kế toán trong Công ty Ô tô Việt Nam – Daewoo * Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 10: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Ô tô Việt Nam – Daewoo Giám đốc tài chính Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Thủ quỹ Kế toán phục tùng Kế toán thuế và doanh thu Kế toán công nợ Kế toán kho và TSCĐ Kế toán giá thành và tổng hợp + Giám đốc tài chính là thành viên của Ban giám đốc phụ trách chung và chịu trách nhiệm chủ yếu về tài chính của Công ty. + Kế toán trưởng: giúp Giám đốc tài chính quản lý điều hành phòng kế toán, có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện công tác kế toán. Kế toán trưởng là người luôn cập nhật thông tin về chính sách, chế độ trong quản lý kinh tế, tài chính để hướng dẫn nhân viên kế toán thực hiện công việc một cách đúng đắn. + Kế toán thanh toán gồm: - Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ theo dõi quá trình thanh toán trong hoạt động kinh doanh của các phòng qua Ngân hàng, theo dõi tiền gửi, tiền vay của Công ty… - Kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm thanh toán các nghiệp vụ tiền mặt phát sinh trong công ty hàng ngày; cuối tháng có trách nhiệm đối chiếu với Thủ quỹ - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại két, hàng ngày có nhiệm vụ kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế và cuối tháng đối chiếu số liệu của nhân viên đối với kế toán tiền mặt. - Kế toán phụ tùng: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết cac khoản doanh thu về việc bán phụ tùng và sửa chữa ô tô. - Kế toán thuế và doanh thu: hàng ngày theo dõi chi tiết khoản doanh thu về ô tô một cách chính xác, đồng thời theo dõi các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách dựa trên doanh thu bán hàng. - Kế toán công nợ: theo dõi các khoản phải thu của khách hàng với Công ty và các khoản phải trả của Công ty với khách hàng. - Kế toán kho và TSCĐ: chịu trách nhiệm theo dõi số lượng thành phẩm, nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn kho về cả chỉ tiêu số lượng và giá trị; theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, hạch toán khấu hao TSCĐ và phân bổ đánh giá lại giá trị của TSCĐ. - Kế toán giá thành và tổng hợp: hạch toán chi phí để giá thành cho từng loại sản phẩm, theo dõi hầu hết các nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp các số liệu từ các sổ, báo cáo của các nhân viên để cuối kỳ tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính. * Hình thức tổ chức kế toán ã Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo là một Công ty nước ngoài nền mọi hoạt động của Công ty đều sử dụnga hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh, đồng tiền được sử dụng chủ yếu là đồng Đô la Mỹ. Do vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt động kinh doanh và hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán nên Công ty đã xin phép Bộ Tài chính được đăng ký đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Đô la Mỹ. Vì thế cho đến nay Công ty vẫn sử dụng đồng Đô la Mỹ trong hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính. ã Tổ chức chứng từ kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo hầu như chỉ sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính có sửa đổi để phù hợp với hoạt động của Công ty. Việc lập, kiểm tra, luân chuyển và lưu giữ chứng từ của Công ty tuân theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Hầu hết các nghiệp vụ phát sinh đều được lập chứng từ. Các chứng từ này sau khi đã đủ các yếu tố cơ bản để kiểm tra sẽ được đưa vào sổ kế toán. ã Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Hiện nay Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo tổ chức kế toán theo hình thức "Nhật ký chung". Công ty sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting, hầu hết các sổ đều được in ra từ máy vi tính và phần mềm này. Ngoài ra, việc ghi sổ, theo dõi tình hình tiêu thụ và một số nghiệp vụ khác được làm trên Excel và Access. Sơ đồ 11. Sơ đồ trình tự kế toán của Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Chứng từ gốc Máy vi tính Sổ Nhật ký chung Sổ cái TK Bảng cân đối số phát sinh Bảng CĐKINH Tế và các báo cáo tài chính Sổ kế toán chi tiết theo từng đối tượng Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê hóa đơn hàng hoá dịch vụ bán ra Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu ã Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính của Công ty - Mẫu số B01 - DN: Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B02 - DN: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số S02 - DN: Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại - Mẫu số S03 - DN: Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm - Mẫu số B03 - DN: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B04 - DN: Thuyết minh báo cáo tài chính. ã Niên độ kế toán: 1/1/N đến 31/12/N ã Kỳ hạch toán 1/X/N đến 31/X/N 2.2. Thực tế công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo. Điểm thuận lợi của Công ty là Công ty đã sử dụng phần mềm vào công tác kế toán. Vì vậy, với mỗi định khoản thay vì ghi chép nhiều lần như làm thủ công bằng tay, kế toán chỉ phải định khoản một lần bằng cách nhập dữ liệu theo các mục tương ứng vào máy. Sau đó, kế toán sẽ in ra các bản kê, sổ chi tiết, sổ cái cho từng TK tuỳ theo yêu cầu quản lý. 2.2.1. Đặc điểm về thành phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ thành phẩm tại Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo. * Các loại sản phẩm: Công ty hiện giờ đang sản xuất loại xe: xe ô tô du lịch 5 chỗ: Matiz, Lanos, Magnus, Lacetti, Gentra. - Các loại xe 5 chỗ của Công ty nhiều năm luôn giữ thị phần số 1. Nếu tính trên tổng số lượng các xe bán tại Việt Nam, thì xe do Công ty liên tục giữ vị trí số 2. - Năng lực sản xuất của Công ty: xe ô tô 5 chỗ 10.000 xe/năm. Trong đó, xe ô tô du lịch 5 chỗ Matiz SE: sản phẩm này đang chiếm 85% thị trường xe con. * Đặc điểm nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm ã Phương thức tiêu thụ thành phẩm - Phương thức bán hàng trực tiếp: khách hàng có thể đến Công ty mua ô tô hoặc phụ tùng sửa chữa. Trường hợp khách hàng đến Công ty mua ô tô hoặc sửa chữa rất ít khi xảy ra. - Phương thức bán hàng qua đại lý: đây là phương thức phổ biến của Công ty. Công ty có 29 đại lý rộng khắp cả 3 miền: miền Bắc, Trung, Nam. Các đại lý này chỉ đóng vai trò môi giới giữa Công ty và khách hàng. Khi bán được hàng các đại lý này sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng. Hiện nay Công ty có 2 kho tại Công ty và văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. ã Phương thức thanh toán Hầu hết việc thanh toán của Công ty đều được thực hiện qua ngân hàng. Việc thanh toán bằng tiền mặt hầu như chỉ diễn ra trong quá trình bán phụ tùng hoặc sửa chữa ô tô. * Phương pháp tính giá vốn của thành phẩm xuất kho Thành phẩm tại Công ty được tính toán và phản ánh trên giá thực tế. Kế toán đánh giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Công thức tính như sau: = = x Theo phương pháp này, cuối tháng kế toán mới xác định đơn giá bình quân gia quyền của thành phẩm xuất kho. 2.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng * Chứng từ kế toán sử dụng - Hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn GTGT - Phiếu ghi chuyển khoản (ghi sổ) - Phiếu thu - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất kho gửi đại lý. * Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết công nợ phải thu và phải trả theo đại lý - Bảng kê hoá đơn bán hàng, dịch vụ bán ra (kèm tờ khai thuế TTĐB) - Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra (kèm tờ khai thuế GTGT) - Sổ cái TK 1316, 5111, 632, 3333… 2.2.3. Tài khoản sử dụng * TK 131- Phải thu của khách hàng, TK này được chi tiết thành các TK sau: - TK 1311: Phải thu của khách hàng - mua trả thẳng. - TK 1316: Phải thu của khách hàng đại lý (chi tiết theo mã đại lý) - TK 1318: Phải thu bán lẻ phụ tùng. * TK 1551 - Thành phẩm, TK này được chi tiết thành các TK sau: - TK 1551: Thành phẩm xe nguyên chiếc - TK 1552: Thành phẩm xe sản xuất trong nước (mở chi tiết các tiểu khoản theo từng loại xe) - TK 15521: Thành phẩm xe sản xuất trong nước - xe con Ví dụ: 1552111: Thành phẩm xe Lanos 1552113: Thành phẩm xe Matiz SE * TK 157 - Hàng gửi bán * TK 511 - Doanh thu bán hàng, TK này được chi tiết thành các TK sau: - TK 5111: Doanh thu bán xe +TK 51111: Doanh thu bán xe con (mở chi tiết các tiểu khoản theo từng loại xe) Ví dụ: 5111111: Doanh thu bán xe Lanos LS 5111113: Doanh thu bán xe Matiz SE - TK 5112: Doanh thu phụ tùng - TK 5113: Doanh thu sửa chữa * TK 532 - Giảm giá hàng bán. TK này được chi tiết thành các TK: - TK 5321: Giảm giá hàng bán xe ô tô (chi tiết các tiểu khoản theo từng loại xe). - TK 5322: Giảm giá hàng bán phụ tùng. * TK 632 - Giá vốn hàng bán. TK này được chi tiết thành các TK sau: - TK 6321: Giá vốn hàng bán xe ô tô (chi tiết các tiểu khoản theo từng loại xe) - TK 6322: Giá vốn hàng bán phụ tùng Ngoài ra Công ty còn sử dụng các TK có liên quan khác: TK 1111, 1112, 1121, 1122,… 2.2.4. Tổ chức nghiệp vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Chuyên đề sẽ trích dẫn số liệu các nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm ô tô Matiz phát sinh trong tháng 10/2005, với tỷ giá hạch toán là 15.770 VND/USD + Kế toán xuất hàng hoá tại Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Khi có nhu cầu mua hàng của khách hàng thì phòng bán hàng lập lệnh xuất bán hàng theo mẫu BM: 01 - 71 (gồm đầy đủ chi tiết mã khách hàng, kiểu hoá đơn, số hoá đơn, số lượng, giá bán…) Sau đó in ra "lệnh xuất bán hàng" có đầy đủ chữ ký của Trưởng phòng, Giám đốc Tài chính và người đề nghị mua hàng (đại lý). Tiếp đó, phòng bán hàng chuyển cho bộ phận kho để phát hành "Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý" (Bảng 1) Theo mẫu số 04 HDL - 3LL và "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ" (Bảng 2) Theo mẫu số: 03 PXK - 3LL. Bàng 1 Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý Liên 1: lưu Căn cứ hợp đồng kinh tế số: HD - 10514 ngày 17 tháng 10 năm 2005 Của Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo với (tổ chức, cá nhân) Đại lý Minh Hoàng về việc xuất xe gửi đại lý bán Họ tên người vận chuyển: Phạm Viết Hùng Hợp đồng số: (nếu có) Phương tiện vận chuyển: xe chuyển chở hàng của Công ty Xuất tại kho: Thành phẩm xe ô tô con - Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Nhập tại kho: Của Đại lý Minh Hoàng - MH Hà Nội 2005 STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 Xe ô tô Daewoo Matiz SE 05 chỗ ngồi, tay lái thuận mới 100% Màu ghi (92 (U) SK: VVAMMA3H 04126 SM: F8 CV022013 KA1 C 01 12.900$ 12.900$ tỷ giá 15.770 VND/USD Cộng 01 203.433.000 Người nhận hàng Ngày Ký, họ tên Người lập phiếu Ngày Ký, họ tên Đại lý Ngày Ký, họ tên Người vận chuyển Ngày Ký, họ tên Giám đốc Ngày Ký, họ tên Bảng 2 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Liên 1: Lưu Ký hiệu : AC/2005T Số HĐ : 000370 Ngày : 17/10/2005 Căn cứ lệnh điều động số: XK - 017355 ngày 17 tháng 10 năm 2005 Của Bộ phận kho thành phẩm về việc: Xuất bán xe Họ tên người vận chuyển: Phạm Viết Hùng Hợp đồng số (nếu có) Xuất tại kho: Thành phẩm số 1 - Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Nhập tại kho: Thành phẩm xe ô tô con - Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C 1 2 3 4 Xe ô tô Daewoo Matiz SE 05 chỗ ngồi, tay lái thuận mới 100% Màu ghi (92 (U) SK: VVAMMA3H 04126 SM: F8 CV022013 KA1 C 01 12.900$ 12.900$ tỷ giá 15.770 VND/USD Cộng 01 01 203.433.000VND Người lập phiếu Ngày Ký, họ tên Thủ kho xuất Ngày Ký, họ tên Thủ kho nhập Ngày Ký, họ tên Người vận chuyển Ngày Ký, họ tên Giám đốc Ngày Ký, họ tên * Kế toán doanh thu bán hàng Trường hợp bán ô tô con: Hàng ngày, căn cứ vào hồ sơ khách hàng bao gồm: giấy đề nghị bán hàng, yêu cầu xuất hoá đơn, giấy nộp tiền của khách hàng (uỷ nhiệm chi) và hợp đồng bán hàng. Kế toán tiền mặt sẽ viết hoá đơn thành 3 liên. - Liên 1 (liên gốc): Phòng kế toán của Công ty lưu - Liên 2: (liên đỏ): giao cho khách hàng - Liên 3: (liên xanh): giao cho kế toán để đính kièm với phiếu ghi chuyển khoản, ghi sổ. Dựa vào hoá đơn bán hàng, kế toán sẽ ghi ở phiếu ghi chuyển khoản để ghi nhận doanh thu: Nợ TK 1311 - Phải thu của khách hàng mua trực tiếp tại Công ty Nợ TK 1316 - (chi tiết theo mã đại lý) - Phải thu của khách mua đại lý Có TK 5111 - (chi tiết cho từng loại xe) - Doanh thu bán xe Chi phí hoa hồng trả cho đại lý hoặc nhân viên bán hàng (nếu khách hàng mua trực tiếp tại Công ty) theo số tiền nhất định tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và tuỳ theo từng loại xe dựa trên phiếu duyệt chi hoa hồng. Chi phí hoa hồng được ghi nhận cùng doanh thu bán hàng vào phiếu ghi chuyển khoản (ghi sổ) Nợ TK 6416 (chi tiết theo từng loại xe - Chi phí hoa hồng cho khách mua xe) Có TK 335 (chi tiết theo mã đại lý) - Chi phí phải trả Có TK 3344 (chi tiết theo mã nhân viên) - Thưởng phải trả cho nhân viên. Khi nhận giấy báo có của Ngân hàng về việc khách hàng trả tiền, kế toán phiếu thu: Nợ TK 1111, 1112 - Tiền mặt Nợ TK 1121 (chi tiết theo từng Ngân hàng giao dịch) - Tiền gửi Ngân hàng. Có TK 1311 - Phải thu của khách hàng mua trực tiếp tại Công ty Có TK 1316 (chi tiết theo mã đại lý) - Phải thu của khách hàng mua đại lý Có (Nợ) TK 413 - Chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán v à tỷ giá thực tế. Số liệu của các định khoản trên sau khi nhập vào máy sẽ là cơ sở để lập bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra (kèm theo tờ khai thuế TTĐB), sổ chi tiết công nợ TK 1316 và sổ cái TK 5111. Ngoài ra, Công ty còn mở Sổ chi tiết công nợ phải thu và phải trả theo đại lý theo trình tự thời gian để theo dõi tình hình thanh toán của từng đại lý đối với Công ty. Trường hợp khách hàng đến Công ty mua xe rất ít xảy ra nên chuyên đề sẽ đưa ví dụ về việc khách hàng đến mua xe ô tô con tại đại lý Công ty. Ví dụ: Ngày 17/10/2005, đại lý Minh Hoàng bán được cho khách hàng Phan Thị Ngọc Anh 1 xe Matez SE với giá $12.900, tỷ giá thực tế là: 15.770 VND/USD. Kế toán tiền mặt ghi trên hoá đơn bán hàng số DN 017735 (Bảng 3) với số tiền là 203.433.000 VND. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi nhận doanh thu vào phiếu ghi chuyển khoản (Ghi sổ) số 8074 (Bảng 4): Nợ TK 1316 (DL 042) 12.900 Có TK 5111113 12.900 Hoa hồng do bán được 1 xe Matiz SE cho đại lý Minh Hoàng là 450 USD và được ghi nhận cùng doanh thu của xe Matiz SE vào phiếu ghi chuyển khoản (Ghi số) số 8074: Nợ TK 6416113 450 Có TK 335 450 Các số liệu này là cơ sở để lập sổ cái TK 51111 (Bảng 13) và sổ cái TK 511 (Bảng 14) Ngày 18/10/2005, Công ty nhận được giấy báo Có của Ngân hàng hohung vin hanoi về việc khách hàng trả tiền, kế toán ghi: được ghi nhận vào phiếu thu (Bảng 5) số 8086 Nợ TK 11211 12.926,27 Có TK 1316 (DL 042) 12.900 Có TK 413 26,27 Định khoản này được ghi nhận vào phiếu thu số 8086 (Bảng 5), sổ Nhật ký chung (Bảng 5) và sổ chi tiết công nợ TK 1316 (Bảng 7) Sổ chi tiết công nợ phải thu và phải trả đại lý (Bảng 8) được lập ra dựa trên tất cả các số liệu trên Bảng 3: Hóa đơn bán hàng Liên 3: (dùng để thanh toán) Ngày 17 tháng 10 năm 2005 02 - B DN 017735 Đơn vị bán: Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Địa chỉ: Xã Tứ Hiệp - huyện Thanh Trì - Hà Nội. Số Tài khoản……… Điện thoại: 8613310 - 9 Họ, tên người mua hàng: Phan Thị Ngọc Anh Đơn vị: Địa chỉ: 123 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội Số Tài khoản……… Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 *2 Xe ô tô Daewoo Matiz SE 05 chỗ ngồi, tay lái thuận mới 100% Màu ghi (92 (U) SK: VVAMMA3H 04126 SM: F8 CV022013 KA1 c 01 12.900USD 12.900USD Tỷ giá: 15.770 VND/USD Cộng tiền bán hàng hoá, dịch vụ: 203.433.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm lẻ ba nghìn bốn trăm ba mươi ba nghìn đồng chẵn. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ, tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) Bảng 4: Số: 08074 Phiếu ghi chuyển khoản (ghi sổ) Ngày 17/10/2005 Tài khoản Tiểu khoản Nội dung Ghi Nợ Ghi Có 1316 DL 042 Minh Hoàng Matiz SE-4126 12.900USD 5111 113 Doanh thu Matiz SE-4126 12.900USD 6416 113 Hoa hồng MH Matiz SE-4126 450 USD 335 Phải trả đại lý 450USD Tổng số 13.350USD 13.550USD Bằng chữ: Mười ba ngàn năm trăm năm mươi đô la Mỹ Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam Daewoo Bảng 5: Số: 8086 Phiếu thu Ngày 18/10/2005 Diễn giải Tổng số Thu tiền bán ô tô Matiz SE - 4126 đại lý Minh Hoàng (MH - HN 2005) 203.433.000 VND Tổng số 203.433.000 VND TK Tiểu khoản Diễn giải Nợ Có Giám đốc tài chính 11211 Tiền gửi ngân hàng 12.926,27$ 1316 DL 042 Phải thu Minh Hoàng 12.900$ 413 Chênh lệch tỷ giá 26,27$ Phó GĐ tài chính Người lập Tổng số 12.926,27$ 12.926,27$ Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo B6************************** Bảng 7: Sổ chi tiết công nợ Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản: 1316 - Phải thu đại lý Mã đại lý: DL042 - Minh Hoàng - HN 2005 Đơn vị tính: Đô la Mỹ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 01/10 BC8000 MH Lanos LS - 5751 11211 13.400 … … … … … 18/10 BC 8086 MH Matiz SE-4126 1121 12.900 19/10 BC 8090 MH Nubira 2.0- 3986 1121 20.500 … … … … … Cộng phát sinh 121.000 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo * Kế toán phần nộp Ngân sách nhà nước Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt của xe ô tô con: TTĐB được tính cho các loại xe con với tỷ lệ thuế suất là 40% và khoản thuế này được coi là một khoản giảm trừ doanh thu. Hàng ngày, căn cứ vào hoá đơn bán hàng kế toán tính giá tính thuế TTĐB và thuế TTĐB cho từng loại xe. Giá tính thuế TTĐB được tính như sau: Giá tính thuế TTĐB = Thuế TTĐB = 40%* Giá tính thuế TTĐB Ví dụ: ngày 17/10/2005, đại lý Minh Hoàng bán cho khách hàng Phan Thị Ngọc Anh 01 xe Matiz SE với giá ghi trên hoá đơn là 12.900 USD. Giá tình thuế TTĐB = = 9.214,29 Thuế TTĐB của xe Matiz SE = 40% * 9.214,29 = 3.685,72 USD. Số liệu này được phản ánh trong bản kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (kèm theo tờ khai thuế TTĐB) (Bảng 10) Dựa vào bảng kê hoá đơn, hàng hoá dịch vụ bán ra trong kỳ (kèm theo tờ khai thuế TTĐB), cuối tháng, kế toán thuế sẽ tính thuế TTĐB cho từng loại xe ô tô và vào Sổ Cái TK 3333 (Bảng 9) Ví dụ: Trong tháng 10/2005, tổng thuế TTĐB là $260.331,84. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển số thuế TTĐB sang TK 5111 để xác định doanh thu thuần của xe ô tô bằng bút toán: Nợ TK 5111: 260.331,84 Có TK 3333: 260.331,84 Bảng 9: Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản: 3333 - thuế tiêu thụ đặc biệt Đơn vị tính: Đô la Mỹ Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 21/10 Trả thuế TTĐB tháng 9/2005 11211 239.056,19 31/10 Thuế TTĐB cho xem Lanos LS 5111111 15.790,56 31/10 Thuế TTĐB cho xe Matiz SE 5111113 55.042,98 31/10 Thuế TTĐB cho xe Magnus CDX 5111114 5.600 ... ... ... ... ... Tổng phát sinh Nợ: 239.056,19 Tổng phát sinh Có: 260.331,84 Dư cuối kỳ: 21.275,65 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Bảng 8*************************** Bảng 10***************** Bảng 11 Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản 5111 - Doanh thu bán xe Đơn vị tính: Đô la Mỹ Ngày Số chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 01/10 JN 7997 MH Lanos LS - 5751 (Minh Hoàng - HN 2005) 1316 13.400 02/10 JN 8000 TH Lanos LS - 5954 1316 13.400 … … … … … … 17/10 JN 8074 MH Lanos LS - 4126 (Minh Hoàng - HN 2005) 1316 12.900 … … … … … … 31/10 Thuế TTĐB cho xe Lanos LS 3333 76.750,06 31/10 Thuế TTĐB cho xe Matiz SE 3333 330.257,14 31/10 K/c doanh thu thuần đXĐ KQKD - Xe con - Lanos LS 9111111 191.857,14 31/10 K/c doanh thu thuần đXĐ KQKD - Xe con - Matiz SE 9111113 825.642,86 … … … … … … Tổng phát sinh Nợ: 7.259.180 Tổng phát sinh Có: 7.259.180 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Bảng 12 Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng Đơn vị tính: Đô la Mỹ Ngày Số chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 01/10 JN 7997 MH Lanos LS - 5751 (Minh Hoàng - HN 2005) 1316 13.400 02/10 JN 8000 TH Lanos LS - 5954 1316 13.400 … … … … … … 17/10 JN 8074 MH Lanos LS - 4126 (Minh Hoàng - HN 2005) 1316 12.900 … … … … … … 21/10 R 8094 Thu tiền bán phụ tùng 1111 2.573,33 21/10 R 8095 Thu tiền bán phụ tùng của Hồ Chí Minh W/S 19/10/05 11211 3.448,96 … … … … … … 31/10 Thuế TTĐB cho xe ô tô con 3333 260.331,84 31/10 K/c doanh thu thuần đXĐ KQKD 911 5.218.396,78 Tổng phát sinh Nợ: 7.317.761,17 Tổng phát sinh Có: 7.317.761,17 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo * Kế toán giá vốn hàng bán Cuối tháng dựa vào bảng kê hoá đơn, hàng hoá dịch vụ bán ra (kèm theo tời khai thuế TTĐB) để tính giá vốn cho ô tô con. Ví dụ: - Đầu tháng 10/2005, trong kho còn tồn 25 xe Matiz SE với Tổng giá trị là $141.916,75 - Trong tháng 10/2005, nhập kho 120 xe Matiz SE với tổng giá trị là $671.587,2 - Trong tháng 10/2005, xuất kho để bán 123 xe Matiz SE Kế toán ghi nhận doanh thu và cuối tháng, kế toán xác định giá vốn hàng bán: Đơn giá bình quân = = $5.610,37 Trị giá vốn hàng bán: 123* $5.610,37 = $690.075,51 Kế toán định khoản giá vốn cho xe Matiz SE: Nợ TK 6321113 690.075,51 Có TK 1552113 690.075,51 Trong tháng 10/2005, tổng giá vốn của các loại xe là: $5.254.148 Kế toán định khoản: Nợ TK 63211 5.254.148 Có TK 15521 5.254.148 Căn cứ vào các chứng từ có liên quan và việc tính toán, kế toán ghi vào bảng tính giá vốn hàng bán xe ô tô (Bảng 13) và Sổ cái TK 632 (Bảng14) Bảng 13********************* Bảng 14 Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán Đơn vị tính: Đô la Mỹ Ngày Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 31/10 Giá vốn của 20 Lanos LS 1552111 160.475,4 31/10 Giá vốn của 123 Matiz SE 1552113 690.075,51 31/10 … … … 31/10 Giá vốn phụ tùng 15222 42.652,08 31/10 K/c giá vốn đ xác định KQKD K/c giá vốn đ xác định KQKD K/c giá vốn đ xác định KQKD … 9111111 9111113 9112 … 160.475,4 690.075,51 42.652,08 … Tổng phát sinh Nợ: 4.847.793,86 Tổng phát sinh Có: 4.847.793,86 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo 2.3. Thực tế công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo 2.3.1. Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán sử dụng * Chứng từ kế toán: - Bảng thanh toán lương - Bảng tính và trích khấu hao TSCĐ - Giấy đề nghị thanh toán - Phiếu chi * Sổ sách kế toán: Sổ cái TK 641, 642, 911… 2.3.2. Tài khoản sử dụng Trong việc hoạch toán kế toán xác định kết quả tiêu thụ Công ty sử dụng các TK sau: ã TK 641: Chi phí bán hàng. TK này được mở chi tiết thành 9 TK cấp 2: TK 6411, TK 6412, TK 6413, TK 6414, TK 6415, TK 6416, TK 6417, TK 6418, TK 6419 theo từng nội dung chi phí. Ngoài ra, ở mỗi TK cấp 2 này còn có các tiểu khoản chi tiết theo từng nội dung công việc. ã TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này được mở chi tiết thành 9 TK cấp 2: TK 6421, TK 6422, TK 6423, TK 6424, TK 6425, TK 6426, TK 6427, TK 6428, TK 6429. Mỗi TK cấp 2 cũng được mở tiểu khoản chi tiết theo từng nội dung công việc. ã TK 911: Xác định kết quả kinh doanh TK này được mở chi tiết thành các TK: + TK 9111 - Xác định kết quả kinh doanh - Xe ôtô (chi tiết các tiểu khoản theo từng xe). Ví dụ: TK 9111111 - Xác định kết quả kinh doanh - Xe Lanos TK 9111113 - Xác định kết quả kinh doanh - Xe Matiz SE + TK 9112 - Xác định kết quả kinh doanh - Phụ tùng và sửa chữa. 2.3.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ, như: Bảng thanh toán lương, hoá đơn mua đồ dùng văn phòng, hoá đơn điện thoại, phiếu duyệt chi hoa hồng, bảng tính và trích khấu hao TSCĐ… được kèm theo giấy đề nghị thanh toán để thủ quỹ chi tiền. Hàng ngày, khi chi tiền kế toán lập phiếu chi và vào sổ Nhật ký chung (Bảng 15). Cuối tháng, sẽ in ra Sổ cái TK 641 (Bảng 16) và Sổ cái TK 642 (Bảng 17) để theo dõi tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bảng 15************************ Bảng 16: Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản: 641 - Chi phí bán hàng Đơn vị: Đô la Mỹ Ngày Chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 01/10 P 8009 Thanh toán tiền quảng cáo 11211 13.810,52 … … … … … … 07/10 P 8023 Thanh toán tiền thuê SR 11211 257,27 … … … … … … 27/10 J8047 Hoa hồng Matiz SE-4126 cho Minh Hoàng 335 450,00 … … … … … … 31/10 K/c chi phí bán hàng đxác định KQKD 911 1.099.296,67 Tổng phát sinh Nợ: 1.099.296,67 Tổng phát sinh Có: 1.099.296,67 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Bảng 17: Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản: 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Đơn vị: Đô la Mỹ Ngày Chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 01/10 P 8009 Phí ngân hàng cho việc quảng cáo trên ti vi 11211 0,58 01/10 P8010 Mua đồ dùng văn phòng 1111 28,99 02/10 P 8012 Chi tiền đi công tác 1111 257,2792,05 … … … … … … 25/10 P8053 Mua dầu máy cho xe ô tô Công ty 11211 157,44 … … … … … … 31/10 K/c chi phí bán hàng đxác định KQKD 911 828.840,42 Tổng phát sinh Nợ: 828.840,42 Tổng phát sinh Có: 828.840,42 2.3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Kết qủa tiêu thụ của hoạt động tiêu thụ thành phẩm được biểu hiện qua chỉ tiêua lãi, lỗ. Việc xác định kết quả tiêu thụ của Công ty được ghi vào cuối tháng. Kết quả tiêu thụ được xác định như sau: = - - - = - - = + * Kết quả xác định kết quả tiêu thụ Trong kỳ, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kế toán ghi vào các sổ có liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả tiêu thụ. Số liệu kế toán tháng 10/2005 tại phòng kế toán của Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo như sau: ã Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 7.057.429,33 Có TK 911 7.057.429.33 ã Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 4.847.793.86 Có TK 632 4.847.793.86 ã Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911 1.099.296.67 Có TK 641 1.099.296,67 ã Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 828.840,42 Có TK 642 828.840,42 ã Kết chuyển lãi về hoạt động tiêu thụ: Nợ TK 911 281.498,38 Có TK 421 281.498,38 Các số liệu này được phản ánh trên Sổ cái TK 911 Bảng 18 Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/10/2005 Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh Đơn vị tính: Đô la Mỹ Ngày Số chứng từ Diễn giải TKĐƯ PS Nợ PS Có 31/10 K/c doanh thu thuần 511 7.057.429,33 31/10 K/c giá vốn 632 4.847.793,86 31/10 K/c chi phí bán hàng 641 1.099.296,67 31/10 K/c chi phí quản lý doanh nghiệp 642 828.840,42 31/10 K/c lãi về hoạt động tiêu thu 10/2005 421 281.498,38 Tổng phát sinh Nợ: 7.057.429,33 Tổng phát sinh Có: 7.057.429,33 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo Chương III Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo. 3.1.1. Kết quả đạt được: * Kết quả hoạt động kinh doanh: Sau 13 năm thành lập và đi vào hoạt động, công ty đã gặp nhiều khó khăn và thử thách, song nhờ sự năng động, nhiệt tình của đội ngũ lãnh đạo đã giúp công ty từng bước phát triển. Đồng thời nhờ sự nhạy bén, sáng tạo dám nghĩ, dám làm của Tổng giám đốc, ban lãnh đạo và các thành viên khác trong công ty nên trong thời gian qua, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường ô tô trong nước. Có thể thấy được điều đó qua các chỉ tiêu sau: Bảng 19: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004-2005: Đơn vị tính: Đô la Mỹ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 83.075.505,33 66.999.896,08 Trong đó: Doanh thu xuất khẩu 82.292.675,64 66.211.876,36 Chi phí hoạt động 8.130.158,06 5.709.076,46 Lợi nhuận trước thuế 32.898.563,58 31.656.928,38 Thuế thu nhập doanh nghiệp 9.219.473,05 7.814.895,97 Thu nhập sau thuế 23.679.090,53 23.842.032,41 Nguồn: Phòng kế toán Công ty ôtô Việt Nam - Daewoo Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo được thành lập khi ngành công nghiệp ô tô còn chưa phát triển. Trong những năm đầu, công ty gặp rất nhiều khó khăn và bị lỗ liên tục. Mãi dến cuối năm 1999, khi ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước bắt đầu khởi sắc với tốc độ tăng từ 20-40%/năm, công ty mới có điểm hòa vốn và có lãi. Trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2004, công ty có lợi nhuận ròng là 36.939.381.230 VNĐ và 37.837.305.430 VNĐ vào năm 2005 mặc dù mãi đến cuối năm 2002, công ty mới bù được hết lỗ, lũy kế kết chuyển từ những năm trước, nhưng kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây cũng đã đánh dấu hoạt động kinh doanh đầy hiệu quả và triển vọng. * Kết quả công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm - Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, hoàn chỉnh và khoa học, mỗi kế toán được chuyên môn hóa công việc, nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với nhau, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán, ghi chép ... từ đó tạo điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu được thuận lợi và dễ dàng phát hiện những sai sót để kịp thời sửa chữa. - Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ tốt, nắm vững và am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ, các chế độ tài chính và thanh toán, có trình độ ngoại ngữ, đồng thời sử dụng thành thạo phần mềm kế toán mà công ty đang áp dụng. Đặc biệt, cán bộ kế toán là những người nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. - Công ty có sự quan tâm đúng mức tới chế độ quản lý tiêu thụ thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm. Hệ thống kho được bố trí khoa học, hợp lý đảm bảo quản lý theo từng thứ, từng chủng loại thành phẩm thuận tiện cho việc nhập - xuất hàng. Công ty quản lý thành phẩm cũng được đánh giá cao qua việc xác định đúng đắn, rõ ràng nội quy, quy chế, trách nhiêm của các bên như kế toán thủ kho và bảo vệ trong quản lý tránh nhầm lẫn, hao hụt và mất mát. - Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh kịp thời trên các hóa đơn chứng từ phù hợp cả về số lượng, về nguyên tắc ghi chép và công tác quản lý chứng từ. Chứng từ là những cơ sở ban đầu để thực hiện công việc hạch toán, do đó các chứng từng đều được đánh số theo thứ tự và thời gian. - Hệ thống TK mà công ty đang sử dụng trong hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được chi tiết tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Do phương thức thanh toán của Công ty chủ yếu qua Ngân hàng nên công ty đã chi tiết cấp 2 TK cấp: TK 1121 và 1122 thành tiểu khoản theo từng Ngân hàng giao dịch. Ngoài ra, TK cấp 2: 1361 (Phải thu của khách hàng đại lý) cũng được công ty quy định mỗi đại lý là một mã đi kèm với TK này nên việc ghi chép công nợ của từng khách hàng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Nhờ đó có thể cung cấp thông tin một cách nhanh chóng khi cần thiết, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. - Việc lựa chọn hình thức kế toán "Nhật ký chung" là hợp lý bởi hình thức này đã kết hợp được việc ghi chép theo thứ tự thời gian. - Công ty sử dụng phần mềm kế toán nên trong việc ghi chép và xử lý số liệu đã khắc phục được những nhược điểm về ghi sổ, giảm khối lượng ghi chép chung, giảm mức nhầm lẫn về số liệu, đồng thời tiến hành lập báo cáo tài chính và cung cấp các chỉ tiêu nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ. 3.1.2. Những tồn tại trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. Thứ nhất: Về luân chuyển chứng từ Trong việc bán hàng gửi đại lý và bán phụ tùng tại chi nhánh của công ty, các hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đều được gửi về công ty để kế toán tiền mặt và kế toán phụ tùng viết, sau đó mới gửi trả lại. Do vậy dễ gây sai sót trong các hóa đơn như: Ghi nhầm tên, địa chỉ, mã số thuế... làm cho việc giao dịch trở nên sai sót và khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng. Thứ hai: Về việc sử dụng tài khoản để hạch toán Khi bán được ô tô các đại lý sẽ được hưởng hoa hồng, khoản hoa hồng của tháng này sẽ được trả vào tháng sau và công ty hạch toán vào tài khoản 335. Như vậy là không chính xác, vì TK 335 phản ánh các khoản chi phí phải trả như tiền lương nghỉ ghép, sửa chữa lớn TSCĐ, bảo hành, chi phí cho người sản xuất. Chi phí phải trả là những khoản chi phí do yêu cầu quản lý hoặc do tính chất của nó được tính trước vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Thông thường, kế toán chỉ hạch toán vào TK nay, các khoản đã được tính trước trong kỳ nhưng không chắc chắn khoản này sẽ phát sinh vào thời điểm cụ thể nào. Thứ ba: Về việc đối chiếu sổ sách giữa kế toán công nợ và kế toán ngân hàng Cuối tháng, việc đối chiếu số liệu giữa 2 nhân viên kế toán này thường hay lệch nhau, điều đó khiến cho công việc tính toán sổ của TK 112 và 131 không chính xác và khi phát hiện ra sai sót thì khó điều chỉnh. Nguyên nhân có thể do sai sót, nhầm lẫn khi vào sổ hoặc do có chênh lệch khi áp dụng công thức tính toán phần mềm kế toán past Acconting và GMDAT. Thứ tư: Về công tác khóa sổ cuối tháng Vào ngày cuối cùng của mỗi tháng, các nhân viên kế toán phải đối chiếu sổ sách với nhau. Công việc cuối tháng rất nhiều kèm theo đó là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày nên hay xảy ra trường hợp kế toán cuối tháng làm không đầy đủ công việc và hay chậm việc xác định kết quả tiêu thụ. 3.2. Định hướng hoạt động của công ty trong những năm tới. 3.2.1. Định hướng mục tiêu phát triển Trước lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô nội địa còn khá mới mẻ, Công ty ô tô Việt Nam - Daewoo nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước nói chung đang có điều kiện để phát triển kinh doanh, tạo lập thị trường của mình, đặc biệt khi nền kinh tế đang là nền kinh tế mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới. Nhưng trước tình hình cạnh tranh gay gắt và những khó khăn hiện nay thì các doanh nghiệp cũng phải chủ động, sáng tạo hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh của mình để mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với công ty ô tô Việt Nam - Daewoo, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động sản xuất và tiêu thụ ô tô luôn là mục tiêu số một của công ty. Để đạt được điều này, công ty cần phải tranh thủ những tiềm năng sẵn có để huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn nữa thông qua hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những mặt hàng mới với chất lượng lượng tốt, mẫu mã đẹp, tính năng, công dụng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Đồng thời, công ty không ngừng phát huy nguồn lực con người, phục vụ cho công tác tổ chức quản lý, sản xuất trong công ty. Công ty tiếp tục mở những lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhất là đối với bộ phận kế toán nhằm phản ánh, giám sát một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời mọi hoạt động trong công ty nói chung và công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng để từ đó có chiến lược kinh doanh hợp lý hơn. Mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2006 Chỉ tiêu Năm 2006 1. Doanh thu Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 2. Doanh thu thuần 3. Lợi nhuận sau thuế 80.000.000USD 70.000.000USD 75.000.000USD 25.000.000USD 4- Tạo thêm việc làm cho 20 lao động mới, đưa số CB, CNV của công ty lên 350 người. 5. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là: 2.000.000VNĐ/tháng. Để bảo toàn và phát triển vốn và thực hiện những mục tiêu trên, công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo phải xác định cho mình phương án kinh doanh có hiệu quả nhất và đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện công tác kế toán phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. 3.2.2. Định hướng thực hiện việc hoàn thiện công kế toán tiêu thu thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Việc kế toán theo dõi thường xuyên liên tục hoạt động tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn tình hình, kết quả bán hàng và phân phối kết quả kinh doanh. Do vậy, công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo cũng luôn xác định rõ tổ chức hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm là đòi hỏi khách quan và cần thiết. * Định hướng nội dung công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ: (Hoàn thiện) - Tổ chức hệ thống chứng từ luân chuyển chứng từ một cách có hệ thống khoa học, hợp lý, nhằm tạo điều kiện cho việc tổng hợp số liệu, phục vụ yêu cầu quản lý. - Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán thống nhất nhằm phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh trong công ty, đáp ứng nhu cầu thông tin và kiểm tra của công tác quản lý. - Tổ chức sổ sách, báo cáo kịp thời, hữu hiệu cho việc điều chỉnh và ra các quyết định quản lý phù hợp. * Nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán: Cùng với sự tồn tại và phát triển của công ty, công tác kế toán không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa theo một số nguyên tắc như sau: - Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. Do vậy cần hoàn thiện công tác kế toán từ chứng từ, tài khoản, sổ sách đến bộ máy kế toán để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải xuất phát từ đặc thù hoạt động sản xuất của công ty. Trong công tác tiêu thụ có thể có nhiều rủi ro về thanh toán, chính vì vậy nhiệm vụ của kế toán là phải theo dõi đầy đủ về cả quá trình sản xuất, nhập kho và tiêu thụ để đề ra phương thức, kế hoạch để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. - Kết hợp giữa tính thống nhất và đa dạng về nội dung và phương pháp hạch toán. Nội dung, phương pháp đều phải dựa trên pháp lệnh thống kê, các chế độ về chứng từ, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính. Song cũng cần phải dựa trên những đặc điểm riêng của đơn vị mình mà có những sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Đây là quá trình từ lý luận thay đổi thực tế và từ thực tế phát huy, bổ sung thêm cho lý luận. - Bảo đảm nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng các quy định về pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác kế toán phải nhạy bén, phù hợp với các quy luật thị trường nhưng vẫn phải tuân theo đúng các cơ chế, chính sách luật định. 3.3. Một số ý kiến đề xuất và giải pháp khắc phục hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thu tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo. 3.3.1. ý kiến đề xuất với Nhà nước. - Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi đồng bộ hơn, nhằm tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thoáng hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và để bảo hộ các doanh nghiệp lắp ráp ô tô nước ngoài và để bảo hộ các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước (giảm thuế suất, TTĐB, thuế nhập khẩu ...) - Bộ tài chính ban hành thống nhất và hướng dẫn kịp thời, đầy đủ bằng văn bản về các chế độ kế toán - tài chính mới ban hành, hoặc sửa đổi và áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). 3.3.2. ý kiến đề xuất với công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo: * ý kiến đề xuất với Ban lãnh đạo công ty: - Cùng với những chính sách của Nhà nước nhằm không ngừng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, công ty nên đề xuất, kiến nghị các bất cập phát sinh khi áp dụng để Nhà nước có biện pháp điều chỉnh. - Bộ máy kế toán của công ty phải không ngừng đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi đa dạng của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định định kết quả tiêu thụ. * Một số đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo. Thứ nhất: Công tác hạch toán chứng từ ban đầu. Để phán ánh kịp thời nghiệp vụ bán hàng ở công ty, công việc luân chuyển chứng từ gốc nên được chú trọng hơn. Sau khi phòng kinh doanh lập chứng từ xong, cần chuyển sang phòng kế toán (với yêu cầu có đầy đủ chứng từ, hóa đơn xác nhận hợp lý). Thứ hai: Công tác luân chuyển chứng từ Để tránh việc gửi trả lại hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng, phòng kế toán nên giao cho một người thường xuyên kiểm tra việc viết hóa đơn trước khi gửi. Nhân viên kế toán này sẽ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ đi kèm để xác định rằng việc viết hóa đơn là chính xác. Thứ ba: Việc sử dụng TK để hạch toán: Công ty nên sử dụng TK 3388 "Phải trả, phải nộp khác" thay cho TK 335 như hiện nay công ty đang dùng: Khi ghi nhận doanh thu bán ô tô con, kế toán ghi chi phí hoa hồng phải trả cho đại lý vào phiếu ghi chuyển khoản (ghi sổ): Nợ TK 6416: Chi phí hoa hồng cho khách mua xe. Có TK 3388 (chi tiết theo mã đại lý): Phải trả đại lý Thứ tư: Việc đối chiếu sổ sách giữa kế toán công nợ và kế toán ngân hàng: Để đảm bảo tối thiểu những sai sót khó điều chỉnh vào cuối tháng giữa 2 nhân viên kế toán này, em thiết nghĩ rằng việc đối chiếu nên được thực hiện hàng tuần. Như vậy, khi có sai lệch giữa 2 TK 112 và 131 thì sẽ phát hiện được ngay và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc chiếu kế toán ngân hàng nên lập một bảng riêng về tài khoản tiền nhận được từ ngân hàng về việc khách hàng thanh toán tiền mua xe con. Bảng kế này được ghi chép hàng ngày, hàng tuần sẽ in ra để đối chiếu với bên có TK 131 của kế toán công nợ. Bảng kê này có thể được kẻ như sau: Bảng kê tiền ngân hàng Từ ngày 01/X/N đến gnày 31/X/N Ngày Số chứng từ Tên khách hàng Đại lý Số tiền (VNĐ) Số tiền (USD) (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng cộng (1) Kế toán ghi ngày nhận được giấy báo có ngân hàng và cũng là ngày ghi phiếu. (2) Số phiếu thu được đính kèm theo với giấy báo có của ngân hàng. (3) Tên người mua hàng (4) Tên đại lý được bán hàng (5) Dựa vào số tiền ghi trên giấy báo có để ghi (6) Quy đổi sang tiền USD theo tỷ giá thực tế. Thứ năm: Về công việc kế toán cuối tháng Để khắc phục việc các nhân viên kế toán không làm đầy đủ công việc vào cuối tháng mỗi nhân viên kế toán trong công ty nên có danh mục công việc phải làm khi khóa sổ để có thể hoàn thành được đầy đủ các công việc cuối tháng như đối chiếu, kiểm kê kho ... mà vẫn đảm bảo được rằng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vẫn được hạch toán đầy đủ, đúng đắn, kịp thời và chính xác. Thứ sáu: Bộ máy kế toán của công ty: Để nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán thì vài năm một lần các nhân viên kế toán nên đổi phần hành của mình cho người khác. Qua đó giúp cho từng nhân viên kế toán của công ty có tầm nhìn khái quát hơn và sâu sắc hơn về toàn bộ công việc hạch toán tại công ty, từ đó giúp họ hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình nhờ đó các nhân viên kế toán có thể đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Thứ bảy: Mở rộng thị trường tiêu thụ và tổ chức bộ máy tiêu thụ. - Trước hết, công ty phải không ngừng mở rộng thị trường, mạnh dạn xây dựng chiến lược tiếp thị chào hàng, giới thiệu sản phẩm. Hơn thế nữa, công ty cần đi sâu nghiên cứu, khảo sát thị trường trong và ngoài nước, tìm hiểu tập quán cũng như thị hiếu của người tiêu dùng để có những chính sách tập trung bán những mặt hàng thuộc thế mạnh của Công ty. - Trong quan hệ với khách hàng, biện pháp tạo thuận lợi cho khách hàng như giám giá, trả chậm ... không những chỉ với đại lý mà cả những khách hàng không phải là đại lý của công ty, đó là điều cần thiết để thu hút khách hàng, không phải là đại ý của công ty, đó là điều cần thiết để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, sự ưu đãi này nên có sự lựa chọn với những khách hàng có uy tín, đáng tin cậy, có quan hệ thường xuyên nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. - Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thông qua quảng cáo người tiêu dùng mới biết đến sự hiện hữu của sản phẩm trên thị trường và tiêu dùng mới biết đến sự hiện hữu của sản phẩm trên thị trường và tiêu dùng nó cho phù hợp với nhu cầu. Công ty có thể có các chiến dịch quảng với những món quà tặng như: Bút bi, mũ, dây đeo chìa khóa ... có biểu tượng công ty, điều đó có thể làm tăng số lượng bán ra. Kết luận Qua một thời gian thực tập tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo cùng với những kiến thức đã được học, em đã bước đầu làm quen với công việc của một cán bộ kế toán, được trang bị một số kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Đi sâu vào tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty, em thấy rằng tổ chức hợp lý quá trình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty, nhằm giúp công ty xác định đúng đắn chi phí, thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của mình, nhất là trong đièu kiện hiện nay, công ty có thể chủ động về tài chính và tự chủ trong kinh doanh. Việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thu để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế mới thực sự là cần thiết. Do sự hạn chế của bản thân cũng như một số nguyên nhân khách quan nên mặc dù đã rất nhưng chuyên đề chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo thạc sĩ nguyễn Thuần Giang, các anh chị phòng kế toán và các phòng ban khác của công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2006 Sinh viên Vũ Thị Liêm Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS. TS Nguyễn Văn Công (6/2003), "Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính", in lần thứ 6, NXB Tài chính. 2. TS Võ Văn Nhị (8/2004), "Hướng dẫn thực hành kế toán trong doanh nghiệp, kế toán thuế GTGT, sơ đồ hạch toán kế toán", NXB Thống kê. 3. "Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và luật kế toán", NXB Tài chính. 4. TS. Phạm Huy Đoàn, TH.S Nguyễn Thanh Tùng (2005) "Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp", NXB Tài chính. 5. "Chế độ kế toán doanh nghiệp" quyển 1, 2 (2005), NXB Tài chính. 6. TH.S Hà Thị Ngọc Hà "243 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp", NXB Tài chính 6/2005. 7. Giáo trình "Kế toán tài chính" Trường Học viện Tài chính, NXB Tài chính. 8. Giáo trình "Lý thuyết hạch toán, kế toán", trường Học viện Tài chính. 9. Các văn bản pháp quy của chế độ tài chính có liên quan đến kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, trang web: Danh mục các thuật ngữ viết tắt Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ 1- $ Đô la Mỹ 2- CĐKT Cân đối kế toán 3- DT Doanh thu 4- GTGT Giá trị gia tăng 5- K/C Kết chuyển 6- KPCĐ Kinh phí Công đoàn 7- KQKD Kết quả kinh doanh 8- NKTK Nhập kho trong kỳ 9- PS Phát sinh 10- TK Tài khoản 11- TKĐK Tồn kho đầu kỳ 12 - TKĐƯ Tài khoản đối ứng 13- TP Thành phẩm 14- TSCĐ Tài sản cố định 15- TTĐB Tài sản đặc biệt 16-USD Đô la Mỹ 17- VNĐ Việt Nam đồng Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận chung về quản lý công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất 3 1.1. Những vấn đề chung về tiêu thụ thành phẩm 3 1.1.1. Thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. 3 1.1.2. ý nghĩa của quá trình tiêu thụ thành phẩm 4 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm 5 1.1.4. Các phương pháp đánh giá xuất kho thành phẩm 7 1.2. Tổ chức công tác hạch toán, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xã định kết quả tiêu thụ tại các doanh nghiệp sản xuất 9 1.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. 9 1.2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 10 1.2.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 18 1.3. Hệ thống sổ sách kế toán 20 Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 22 2.1. Tổng quan về công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ô tô Việt Nam - Daewoo 22 2.1.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 24 2.2. Thực tế công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 29 2.2.1. Đặc điểm về thành phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ thành phẩm tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 29 2.2.2. Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng 30 2.2.3. Tài khoản sử dụng 30 2.2.4. Tổ chức nghiệp vụ kế toán tiêu thụ thành phẩm 31 2.3. Thực tế công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 47 2.3.1. Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán sử dụng 47 2.3.2. Tài khoản sử dụng 47 2.3.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 48 2.3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 51 Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 53 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 53 3.1.1. Kết quả đạt được 53 3.1.2. Những tồn tại trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty. 55 3.2. Định hướng hoạt động của công ty trong năm tới 56 3.2.1. Định hướng và mục tiêu phát triển 56 3.2.2. Đinh hướng thực hiện việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. 57 3.3. Một số ý kiến đề xuất và giải pháp nhằm hòan thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 58 3.3.1. ý kiến đề xuất với Nhà nước 58 3.3.2. ý kiến đề xuất với công ty Ô tô Việt Nam - Daewoo 59 Kết luận 62 Nhận xét giáo viên hướng dẫn thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32586.doc
Tài liệu liên quan