Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định là công tác luôn được coi trọng trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm nói riêng.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm tôi nhận thấy công tác Kế toán tài sản cố định đã được tổ chức một cách hợp lý , chính xác , khoa học giúp cho công tác hạch toán giá thành được dễ dàng đảm bảo từ đó làm ổn định được thị trường sản phẩm của Công ty , tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
Qua thời gian thực tập , bằng việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của Phòng tài chính Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm tôi đã hoàn thành chuyên đề này. Qua đây tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến về công tác này và để Công ty thực hiện tốt hơn trong việc hạch toán tài sản cố định.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định , tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để chuyên đề thêm phong phú và có tác dụng thực tiễn hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kế toán và tập thể cán bộ Phòng tài chính công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ ở Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê ngắn hạn (còn gọi là thuê hoạt động) là tài sản cố định thuê không thoả mãn 1 trong các tiêu chuẩn về thuê tài chính hoặc thuê của các doanh nghiệp không thuộc các Công ty cho thuê tài chính. Khi hết hạn thuê, tài sản cố định được giao trả cho bên cho thuê.
2.1 Hạch toán tại đơn vị đi thuê:
Căn cứ hợp đồng thuê tài sản cố định và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt ...), kế toán ghi:
Nợ các TK liên quan (627, 641, 642): Tiền thuê (không có thuế GTGT và
các chi phí liên quan khác.
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112: Các chi phí khác
Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê:
Nợ TK 331 (hoặc 3388): Số tiền thuê đã trả
Có TK 111, 112 ...
2.2 Hạch toán tại đơn vị cho thuê:
Tài sản cố định cho thuê vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải trích khấu hao. Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao tài sản cố định cho thuê, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển..., kế toán ghi:
Nợ TK 635: Tập hợp chi phí cho thuê
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK 214 (2141, 2143): Khấu hao tài sản cố định cho thuê
Có TK liên quan (111, 112,…): Các chi phí khác.
- Khoản thu về cho thuê:
Nợ TK liên quan (111, 112, 138, …): Tổng số thu
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu vào phải nộp
Có TK 515: Số thu về cho thuê
Trong thời gian thuê, muốn thay đổi kết cấu, trang bị thêm bộ phận, …phải được bên cho thuê đồng ý. Giá trị trang bị thêm ghi giống như tăng tài sản cố định hữu hình bình thường. Khi bàn giao, bộ phận giá trị này hạch toán giống như trường hợp nhượng bán hoặc thanh lý.
IV. HACH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH:
1. Phân loại tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định vô hình, về nguyên tắc cũng phản ánh theo nguyên giá, cũng trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh, cũng theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định ở "Sổ tài sản cố định" của đơn vị giống như các tài sản cố định hữu hình khác. Theo chế độ hiện hành, tài sản cố định vê hình được chia thành các loại sau:
- Quyền sử dụng đất: Bao gồm các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc giành quyền sử dụng đất như chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, chi mua quyền sử dụng đất, kệ phí trước bạ (nếu có)...
- Quyền phát hành: Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua lại bản quyền, bằng sáng chế của các nhà phát minh hay những chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu thử nghiệm được Nhà nước cấp bằng sáng chế.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp thực tế bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hoá.
- Phần mềm máy vi tính: Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền (giấy phép khai thác, sản xuất...)
- Tài sản cố định vô hình khác: Phản ánh giá trị (gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra ) của các tài sản cố định vô hình khác chưa kể ở trên như: quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức pha chế, kiẻu dáng công nghiệp...
2. Đặc điểm tài sản cố định vô hình và tài khoản phản ánh:
Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp mặc dầu bản thân chúng không có hình dạng nhưng có thể chứng minh sự hiện diện của chúng bằng những vật hữu hình như: giấy chứng nhận, giao kèo, hoá đơn hay các văn bản có liên quan. Tất cả những tài sản cố định vô hình này cũng có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, giá trị của chúng cũng được chuyển dần vào chi phí kinh doanh từng kỳ.
Để theo dõi tình hình biến động, hiện có của tài sản cố định vô hình , kế toán sử dụng tài khoản 213 "Tài sản cố định vô hình".
Bên nợ: Nguyên giá tài sản cố định vê hình tăng thêm
Bên có: Nguyên giá tài sản cố định vô hình giảm trong kỳ
Dư nợ: Nguyên giá tài sản cố định vô hình hiện có
Tài khoản 213 chi tiết thành 6 tiểu khoản:
2131- Quyền sử dụng đất
2132- Quyền phát hành
2133 - Bản quyền, bằng sáng chế
2134- Nhãn hiệu hàng hóa
2135- Phần mềm máy vi tính
2136- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138- Tài sản cố định vô hình khác
3. Phương pháp hạch toán:
3.1 Tăng tài sản cố định vô hình trong giai đoạn triển khai:
Kế toán phải tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai (thiết kế, xây dựng, thử nghiệm vật mẫu hay kiểu mẫu trước khi đưa vào sản xuất hay sử dụng: thiết kế các khuôn mẫu, khuôn dẫn, dụng cụ liên quan đến công nghệ mới...) vào chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu nhỏ) hoặc và chi phí trả trước dài hạn (nếu lớn) bằng bút toán:
Nợ TK 642: Tập hợp chi phí thực tế phát sinh (nếu nhỏ) hoặc
Nợ TK 242: Tập hợp chi phí thực tế (nếu lớn)
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có các TK liên quan (111, 112, 331, 333,…)
Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình thì kế toán phải tập hợp chi phí phát sinh ở giai đoạn này để hình thành nguyên giá tài sản cố định bằng bút toán:
Nợ TK 241 (2412): Tập hợp chi phí thực tế phát sinh
Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có các TK liên quan (111, 112, 331, 333,…)
Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh tạo nên nguyên giá tài sản cố định vô hình cùng những chi phí không phù hợp phải loại trừ và ghi:
Nợ TK 213: Nguyên giá tài sản cố định vô hình
Nợ TK liên quan (111, 112, 138, 334, 632,…): Các khoản chi phí bất hợp
lý phải thu hay đã thu hoặc tính vào giá vốn hàng bán.
Có TK 241 (2412): Kết chuyển chi phí
Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn (nếu sử dụng vốn chủ sở hữu):
Nợ TK liên quan (414, 431, 441)
Có TK 411
3.2 Tăng tài sản cố định vô hình do mua ngoài:
- BT1) Phản ánh nguyên giá tài sản cố định tăng thêm:
Nợ TK 213: Nguyên giá (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có các TK liên quan (111, 112, 311, 331,…): Tổng giá thanh toán của tài
sản cố định mua ngoài
- BT2) Kết chuyển nguồn vốn tương ứng (nếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu):
Nợ TK liên quan (414, 431, 441)
Có TK 411
Các trường hợp mua ngoài theo phương thức trả góp, trả chậm: Mua theo phương thức hàng đổi hàng (trao đổi tương tự hay trao đổi không tương tự); mua quyền sử dụng đất gắn liền với quyền sử dụng nhà cửa, vật kiến trúc hạch toán tương tự như mua tài sản cố định hữu hình.
3.3 Tăng tài sản cố định vô hinh do nhận vốn góp, vốn cổ phần (nhận bằng các bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đất)
Nợ TK 213
Có TK 411
3.4 Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp liên doanh, được cấp, phát, biếu, tặng...)
Nợ TK 213: Nguyên giá tài sản cố định tăng
Có TK 222: Nhận lại vốn góp liên doanh
Có TK 411: Nhận cấp phát
Có TK 711: Nhận viện trợ, biếu, tặng
3.5 Giảm do nhượng bán, thanh lý và giảm do các trường hợp giảm khác (góp vốn liên doanh, trả lại vốn liên doanh...)
Nhìn chung các trường hợp giảm tài sản cố định vô hình phản ánh tương tự như giảm tài sản cố định hữu hình. Ngoài ra, trong trường hợp trích đủ khấu hao, phải xoá sổ tài sản cố định:
Nợ TK 214 (2143): Giá trị hao mòn luỹ kế
Có TK 213: Nguyên giá tài sản cố định vô hình
Đối với các tài sản cố định vô hình trước đây, nay không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình nữa vì không đáp ứng tiêu chuẩn (như các khoản chi nghiên cứu, phát triển, chi lợi thế thương mại, chi phí thành lập doanh nghiệp...), kế toán sẽ chuyển một lần vào chi phí kinh doanh (nếu giá trị còn lại nhỏ) hoặc đưa vào chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn) bằng bút toán:
Nợ TK 214 (2143): Giá trị hao mòn luỹ kế
Nợ TK liên quan (627, 641, 642,...): Giá trị còn lại (nếu nhỏ) hoặc
Nợ TK 242: Giá trị còn lại (nếu lớn phải phân bổ dần).
Có TK 213: Nguyên giá tài sản cố định vô hình
Sơ đồ hạch toán tổng quát tài sản cố định do mua sắm, do XDCB bàn giao...
(Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK111,112,341... TK211,213
NG tài sản cố định tăng trong kỳ
Thanh toán ngay(kể cả phí tổn mới)
Thuế GTGT được khấu trừ TK1332
TK331 Phải trả người bán
Trả tiền cho người bán
TK411
Nhận cấp phát, nhận vốn góp
TK414,431,441...
Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu
TK128,222,412,711...
Các trường hợp tăng khác( nhận lại vốn góp
liên doanh, đánh gias tăng, nhận biếu tăng...)
V.HẠCH TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Khái niệm và phương pháp tính .
Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật , TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này được thể hiện dưới hai dạng : Hao mòn hữu hình( là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn , bị hư hỏng từng bộ phận) và hao mòn vô hình ( là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những tàI sản cố định cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và với chi phí ít hơn).
Để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định , người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào giá trị sản phẩm làm ra . Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan là giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định , còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản cố định .
Về phương diện kinh tế , khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản , đồng thời làm giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp . Về phương diện tài chính , khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định . Về phương diện thuế khoá , khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế , tức là được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ. Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của tài sản cố định.
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang sử dụng một trong các phương pháp khấu hao sau:
Phương pháp khấu hao đều.
Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức KH phải trích BQ năm
Nguyên giá TSCĐ BQ
Tỉ lệ KHBQ năm
Nguyên giá SCĐ
=
x
=
Số năm sử dụng
Mức KH phải trích BQ tháng
Mức KHBQ năm
=
12
Do khấu hao TSCĐ được tính vào ngày 01 hàng tháng ( nguyên tắc tròn tháng) nên để đơn giản cho việc tính toán , quy định những TSCĐ tăng( hoặc giảm ) trong tháng này thì tháng sau mới tính (* hoặc thôi tính ) khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động( tăng, giảm)về tài sản cố định . Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:
Số KH phải trích tháng này
=
Số KH đã trích trong tháng trước
+
Số KH của những TSCĐ tăng thêm trong tháng trước
-
Số KH của những TSCĐ giảm đi trong tháng trước
Cần chú ý rằng, với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành , mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức sau:
Mức KH phải trích hàng tháng
Giá trị còn lại trước khi nâng cấp+ Giá trị nâng cấp
=
Số năm ước tính sử dụng sau khi sửa chữa x12
1.2.Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh,khắc phục được hao mòn vô hình , đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.
Mức KH phải trích trong tháng
=
Sản lượng hoàn thành trong tháng
x
Mức KH BQ trên một đơn vị sản lượng
Trong đó:
Mức KHBQ trên một đơn vị sản lượng
Tổng số KH phảI trích trong thời gian sử dụng
=
Sản lượng tính theo công suất tkế
1.3.Khấu hao theo giá trị còn lại.
Mức khấu hao tính theo giá trị còn lại được xác định theo công thức:
2x Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng mức KHBQ năm
=
Số năm tính khấu hao
1.4. Khấu hao theo số dư giảm dần.
Ngày 31/12/2001 , Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành Quyết định sô 2000/QĐ-BTC về việc thực hiện thí điểm chế độ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh . Quyết định này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mà tài sản cố định có tốc độ hao mòn vô hình cao đòi hỏi phải khấu hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tiến hành theo các bước như sau:
+ Bước 1: Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng( Quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999);
+ Bước 2: Xác định mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh bằng tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng ( xác định ở Bước 1) nhân với hệ số điều chỉnh( căn cứ vào chu kỳ đổi mới của máy móc , thiết bị);
Những năm cuối, khi mức trích khấu hao hàng năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng( hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ , thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Các doanh nghiệp thực hiện thí điểm chế độ khấu hao tài sản cố định tính theo phương pháp số dư giảm dần được hạch toán chi phí khấu hao hàng năm vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Tài khoản và phương pháp hạch toán khấu hao.
Để theo dõi tình hình hiện có , biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ , Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp( trừ tài sản cố định thuê ngắn hạn)
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của tài sản cố định ( nhượng bán, thanh lý...)
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định ( do trích khấu hao, đánh giá tăng,...)
Dư Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Tài khoản 214 phân tích thành:
2141- Hao mòn tài sản cố định hữu hình
2142- Hao mòn tài sản cố đinh thuê tài chính
2143- Hao mòn tài sản cố đinh vô hình
Bên cạnh đó, kế toán còn sử dụng tài khoản 009- Nguồn vốn khấu hao cơ bản - để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định.
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao( nộp cấp trên, cho vay, đầu tư, mua sắm tàI sản cố định...)
Dư Nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
Định kỳ( tháng, quý...) trích khấu hao tài sản cố định và phân bổ vào chi phi sản xuất kinh doanh:
Nợ TK627(6274- Chi tiết theo từng phân xưởng): Khấu hao tài sản cố định sử dụng ở phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641(6414): Khấu hao tài sản cố định sử dụng cho tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Nợ TK 642(6424): Khấu hao tài sản cố định dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
Có TK 214( chi tiết tài khoản): Tổng số khấu hao phải trích.Số khấu hao phải nộp cho Ngân sách hoặc cấp trên( nếu có)
Nợ TK 411: Ghi giảm nguồn vốn kinh doanh( nếu không được hoàn lại) hoặc
Nợ TK 136(1368): Ghi tăng khoản phải thu nội bộ( Nếu được hoàn lại )
Có TK 336: Số phải nộp cấp trên.
Trường hợp giảm giá trị hao mòn do nhượng bán, thanh lý, giá trị còn lại chưa khấu hao hết ( chưa thu hồi) được tính vào chi phí bất thường ( đã đề cập ở các mục trên). Với tài sản cố định đi thuê tài chính , khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của tài sản cố định thuê ngoài phải tính vào chi phí trả trước dài hạn( nếu giá trị còn lại lớn) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ( nếu giá trị còn lại nhỏ ):
Nợ TK 214(2412): Giá trị hao mòn luỹ kế .
Nợ TK liên quan(627.641.642,...): Giá trị còn lại( nếu nhỏ) hoặc
Nợ TK 242: Giá trị còn lại( nếu lớn)
Có TK 212: Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính.
Trường hợp cuối năm tài chính, khi doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao, nếu có mức chênh lệch với số đã khấu hao trong năm cần tiến hành đIều chỉnh. Nếu mức khấu hao mới cao hơn mức khấu hao đã trích, số chênh lệch tăng được ghi bổ sung vào chi phí kinh doanh như khi trích khấu hao bình thường. Ngược lại, nếu mức khấu hao phải trích nhỏ hơn số đã trích, khoản chênh lệch giảm được ghi giảm chi phí kinh doanh bằng bút toán:
Nợ TK 214: số chênh lệch giảm
Có TK liên quan( 627,641,642...)
VI. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
1.Trường hợp sửa chữa nhỏ, mang tính bảo dưỡng.
Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lặt vặt, mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Do khối lượng công việc sửa chữa không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh đến đâu được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh đến đó.
Nếu việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau:
Nợ các TK liên quan(627,641,642...)
Có các TK chi phí (111,112,152,214,334...)
* Trường hợp thuê ngoài:
Nợ các TK tập hợp chi phí(627,641,642...)
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK chi phí(111,112,331,...)- Tổng số tiền phải trả hoặc đã trả.
2.Trường hợp chi phí sửa chữa lớn, mang tính phục hồi.
Sửa chữa lớn, mang tính phục hồi là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế, sửa chữa thì tài sản cố định sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Chi phí để sửa chữa lớn khá cao, thời gian sửa chữa thường kéo dài, công việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. Toàn bộ chi phí sửa chữa được tập hợp riêng theo từng công trình, sau khi hoàn thành được coi như một khoản chi phí theo dự toán và sẽ được đưa vào chi phí phải trả( nếu sửa chữa theo kế hoạch)hay chi phí trả trước ( nếu sửa chữa ngoài kế hoạch)
Việc hạch toán quá trình sửa chữa lớn mang tính phục hồi được tiến hành như sau:
2.1.Tập hợp chi phí sửa chữa chi tiết theo từng công trình:
Nếu thuê ngoài:
Phản ánh số tiền phải trả theo Hợp đồng cho người nhận thầu sửa chữa lớn khi hoàn thành công trình sửa chữa bàn giao:
Nợ TK 241(2413): Chi phí sửa chữa thực tế
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng
Nếu do doanh nghiệp tự làm:
Nợ TK 241(2413): Chi phí sửa chữa thực tế
Có cácTK chi phí(111,112,152,214,334...)
2.2.Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa khi hoàn thành:
Tuỳ theo tính chất sửa chữa,sau khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp:
Nợ TK 335:Giá thành sửa chữa trong kế hoạch
Nợ TK 241: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch ( nếu lớn) hoặc
Nợ TK liên quan(627,641,642): Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch( nếu nhỏ) chỉ liên quan đến 01 năm tài chính.
Có TK 241(2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
3.Trường hợp sửa chữa nâng cấp.
Sửa chữa nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của tài sản cố định như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ sung thêm một số bộ phận của tài sản cố định. Việc hạch toán sửa chữa nâng cấp được tiến hành như sửa chữa lớn mang tính phục hồi, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng công trình qua tàI khoản 241(2413). Khi công trình sửa chữa nâng cấp hoàn thành, bàn giao, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định bằng bút toán( không phân biệt sửa chữa trong hay ngoài kế hoạch)
Nợ TK 211: Nguyên giá( giá thành sửa chữa thực tế)
Có TK 241(2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn( nếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu) tương tự như các trường hợp khác.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỔ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM
1.1 Giới thiệu chung về Công ty:
* Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm
* Tên giao dịch tiếng Anh: FOODSTUFF EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY
* Tên giao dịch: FSEC
* Địa chỉ: Phú Minh, Phú Xuyên , Hà Tây.
* Điện thoại: (034)784383 Fax: (034)784261
* Email: fsec@hn.vnn.vn; fsechn@fp.vn
1.2 Sự ra đời của Công ty:
* Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm được thành lập bằng việc Cổ phần hoá Công ty Thiết bị thực phẩm thuộc Tổng Công ty Mía đường I tại Quyết định só 6792/QĐ/BNN-TCCB ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT.
* Tiền thân của Công ty, Nhà máy Cơ khí đường được thành lập tại Quyết định số 423/LTTP-TCĐL ngày 31/3/1975 của Bộ trưởng Bộ lương thực và thực phẩm trên cơ sở tách ra từ công nông nghiệp Mía Đường I ra đời. Lúc này Nhà máy Cơ khí Đường là doanh nghiệp thành viên của Liên hiệp.
* Ngày 09/2/1991, tại Quyết định số 13-NN/TCCB-QĐ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & CNTP, Nhà máy Cơ khí Đường được đổi tên thành Nhà máy Cơ Khí thực phẩm thuộc liên hiệp các xí nghiệp Công nông nghiệp Mía đường I- Bộ Nông nghiệp và CNTP.
* Căn cứ Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 388 HĐBTngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Thông báo số 10 ngày 26/1/1993 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước. Bộ Nông nghiệp và CNTP ra Quyết định số 92/NN/TCCP-QĐ ngày 28/1/1993 thành lập lại Nhà máy Cơ khí Thực phẩm trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp công nông nghiệp Mía đường I.
* Tại Quyết định số 177/NN/TCCB/QĐ ngày 21/3/1995 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp & CNTP, Nhà máy Cơ khí thực phẩm lại được đổi tên thành Công ty Thiết bị thực phẩm thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp CNN Mía Đường I và đến năm 1995 Liên hiệp Mía Đường I được thành lập Tổng Công ty Mía đường I, Công ty Thiết bị thực phẩm là Công ty thành việc trực thuộc Tổng Công ty cho đến nay.
* Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá bằng Nghị định số 44/1998/NĐ-Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm ngày 29/8/1998 của Chính phủ. Căn cứ Tờ trình của Giám đốc Công ty Thiết bị Thực phẩm và Tờ trình của Tổng giám đốc Tổng Công ty Mía Đường I. Bộ Nông Nghiệp & PTNT ra Quyết định số 2262/QĐ/BNN-TCCB ngày 28/5/2001 cho phép cổ phần hoá Công ty Thiết bị thực phẩm. Quyết định số 2667QĐ/BNN-TCCB ngày 18/6/2001 thành lập Ban đổi mới quản trị Doanh nghiệp tại Công ty Thiết bị thực phẩm nhằm chỉ đạo thực hiện thắng lợi việc Cổ phần hoá Công ty.
* Ban Đổi mới quản trị doanh nghiệp Công ty Thiết bị thực phẩm đã lập Phương án Cổ phần hoá trình Ban đổi mới quản trị doanh nghiệp tại Tổng Công ty Mía đường I lập tờ trình trình Bộ. Tại Quyết định số 6792QĐ/BNN-TCCB ngày 28/12/2002 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT phê duyệt phương án phương án Cổ phần hoá Công ty Thiết bị thực phẩm và đồng ý chuyển Công ty Thiết bị thực phẩm thành Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm. Cho phép phát hành bán Cổ phiếu để thu hút thêm vốn. Được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT tại văn bản số 1107/BNN-TCCB ngày 23/4/2002 ngày 27 và ngày 28/4/2002, Ban Đổi mới quản trị doanh nghiệp Công ty Thiết bị thực phẩm đã triệu tập Đại hội đồng Cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm thảo luận dự thảo điều lệ Công ty Cổ phần, phương án sản xuất kinh doanh 3 năm (2002-2005) bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát Công ty nhiệm kỳ thứ nhất. Ngày 03/5/2002 Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm được sở Kế hoạch & đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000043 và chính thức đi vào hoạt động theo điều lệ Công ty Cổ phần theo luật doanh nghiệp ban hành và hoạt động theo điều lệ Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm đã được Đại hội đồng Cổ đông lần thứ nhất thông qua với vốn điều lệ: 12.000.000.000đ.
1.3. Số lượng nhân viên:
* Tổng cộng: (Thời điểm 11/2002) = 245 người
- Khối văn phòng = 60 người
- Khối Phân xưởng sản xuất: 3 Ca + Ca hành chính = 185 người
+ Ca 1: Từ 02:00 đến 10:00 giờ = 30 người
+ Ca 2: Từ 10:00 đến 18:00 giờ = 30 người
+ Ca 3: Từ 18:00 đến 02:00 giờ = 20 người
+ Ca hành chính: Từ 07:30 đến 17:00 giờ = 105 người
1.4 Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc:
+ Chi nhánh Hà Nội = 6 người
+ Văn phòng Đại diện Thành phố Hồ Chí Minh = 2 người
1.5. Sản phẩm chủ yếu:
- Bình chứa khí hoá lỏng
- Bình bồn chịu áp lực các loại
- Khuôn mẫu các loại
- Kết cấu thép dàn không gian và các thiết bị phục vụ cho ngành thực phẩm.
1.6. Khách hàng & thị trường chủ yếu:
- Khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm là toàn nước Việt Nam
trong tương lai có hướng đến xuất khẩu.
1.7. Sự phát triển của Công ty:
Mặc dù gặp khó khăn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh do hàng ngoại nhập tràn lan, nhưng với sự nhậy bén và quyết đoán của tập thể cán bộ - công nhân viên trong toàn Công ty. Trong những năm vừa qua Công ty đã đạt được qua các năm như sau:
Một số chỉ tiêu kinh doanh:
ĐVT: 1.000đ.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Vốn lưu động
91.967.504
92.016.050
92.278.600
2. Vốn cố định
51.020.600
51.310.090
71.456.590
3. Không có doanh thu
111.970.596
114.915.105
4. Các khoản nộp ngân sách
11.190.059
11.491.500
116.024.032
- Thuế GTGT
4.300
4.300
4.300
- Thu sử dụng
52.500
58.100
50.670
- Thuế TN doanh nghiệp
158.980
167.690
132.108
5. Lợi nhuận sau thuế
Để đạt được những thành tích như trên là nhờ Công ty đã tìm được lối đi riêng cho mình.
Thứ nhất: Máy móc, thiết bị
Công ty đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản cố định.
Thứ hai: Công tác nhân sự
Tích cực tuyển dụng những kỹ sư giỏi, nhất là kỹ sư Cơ khí chế tạo và cử nhân kinh tế nhằm đáp ứng tốt việc hiện đại hoá máy móc và quản lý kinh tế, đào tạo để nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Số lao động của Công ty đầu năm 1999 có 218 người (Lao động nữ 50 người).
Trong đó: - Trình độ Đại học:
- Trình độ trung cấp 25
- Công nhân tay nghề
- Các bậc thợ bình quân3,7/7: 163
Thu nhập bình quân một cán bộ công nhân viên 800.000đồng/tháng
Ngành cơ khí của nước ta là ngành còn non trẻ và lạc hậu, trong đó có Công ty Cổ phần Thiết bị thực phẩm, nên gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh.
Tìm cho mình 1 hướng đi đúng là cực kỳ quan trọng. Việc này đồng nghĩa với sự sống của Công ty. Để đạt được điều này, trong những năm gần đây Công ty đã đa dạng hoá các mặt hàng như sản xuất các thiết bị cho các nhà máy bia như: máy lạnh nhanh, máy ép lọc khung bản dùng cho việc lọc bia của nhà bia. Sản xuất đồng bộ và chuyển giao công nghệ sản xuất bia có công suất từ 1.000đến 10.000lít bia với chữ tín về chất lượng sản lượng sản phẩm làm đầu.
Thứ ba: Về quản lý tài chính
Cơ chế quản lý nội bộ Công ty phù hợp với cơ chế thị trường nhưng vẫn bảo đảm chế độ, chính sách Nhà nước. Toàn bộ các bộ phận quản lý được hưởng mức thu nhập chính đáng của mình khi hoàn thành nhiệm vụ, khoán quỹ lương tới tận các phòng, ban. Toàn bộ các khoản chi phí đều được lập theo kế hoạch từ đầu năm. Hàng tháng các bộ phận có liên quan tới các chỉ tiêu đều phải báo cáo với Tổng Giám đóc về việc thực hiện các chỉ tiêu đó.
1.8. Tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty.
Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu tác động tới việc sản xuất kinh doanh nói chung và việc quản lý các nguồn lực nói riêng là công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý kinh doanh .Việc sắp xếp tổ chức này phải đạt các mục tiêu và yêu cầu sau:
Đúng chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác của các phòng ban , phân xưởng.
không chồng chéo làm lãng phí nhân lực và loạn thông tin truyền đạt và giảm chất lượng của các mệnh lệnh công tác.
Có sự liên đới, quan hệ mật thiết lẫn nhau nhằm tăng hiệu quả công tác và quản lý lẫn nhau.
Với những yêu cầu và mục đích trên, bộ máy quản lý của Công ty tổ chức, sắp xếp theo nguyên tắc tập trung khép kín và chỉ đạo trực tiếp. Tổng Giám đốc trực tiếp ra các Quyết định về sản xuất kinh doanh điều hành các phòng, ban, phân xưởng có sự giúp việc của các Phó Tổng Giám đốc, mọi thông tin kinh tế, kỹ thuất đều được báo cáo trực tiếp với Tổng Giám đốc để Tổng Giám đốc xử lý. Các trưởng phòng có quyền phân công, công việc trong phòng mình đảm nhiệm. Với mục tiêu trên, bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc TT
Phó tổng giám đốc sản xuất
Chi nhánh thường trực
Phòng Hành chính - NS
Phòng Kế hoạch
Phòng Tài chính
Phòng Kỹ thuật, KCS
Phân xưởng gò, rèn , hàn
Phân xưởng đúc
Phân xưởng cắt gọt
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Ban Giám đốc gồm 3 người:
+ Tổng Giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy chế của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm về công ăn việc làm và đời sống của Cán bộ - CNV trong doanh nghiệp đồng thời phải bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước giao. Trực tiếp phụ trách phòng Hành chính, phòng Tài chính, phòng Kế hoạch.
+ Phó Tổng giám đốc TT có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. Trực tiếp quản lý phòng Kế hoạch và phòng Hành chính.
+ Phó Tổng giám đốc sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất. Trực tiếp quản lý phòng Kỹ thuật và điều độ sản xuất và các phân xưởng.
- Các phòng ban:
+ Phòng Kế hoạch gồm 5 người: Có nhiệm vụ nghiên cứu năm bắt nhu cầu của thị trường cũng như, nhu cầu của khách hàng, nắm kế hoạch sản xuất khi có nhu cầu. Đề xuất phương án kinh doanh cũng như công việc sửa chữa tài sản cố định doanh nghiệp.
+ Phòng Hành chính gồm 4 người: Đảm nhiệm công tác văn thư, nhân lực các thủ tục cần thiết trong Công ty.
+ Phòng Kỹ Thuật điều độ gồm 5 người: Có nhiệm vụ điều độ sản xuất cho các phân xưởng, hưỡng dẫn kỹ thuật và thiết kế bản vẽ cho các phân xưởng thực hiện.
+ Phòng Tài chính gồm 6 người: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc nắm bắt được tổng thể về tình hình tài chính của Công ty. Tổ chức ghi chép và phản ánh toàn bộ hoạt động của Công ty băng giá trị. Cung cấp thông tin cho nội bộ, các cấp quản lý của Nhà nước bằng các báo biểu. Báo các theo quy định hiện hành.
+ Phòng Kế hoạch gồm 6 người: Có nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và theo dõi lập kế hoạch sản xuất, theo dõi thành phẩm, bán thành phẩm.
1.8.1.Tổ chức nhân sự phòng Tài chính gồm 6 người:
Trong đó: - Đại học: 4
- Trung cấp: 2
Với nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động về tài chính của Công ty, phòng đã bố trí nhân lực đảm nhiệm các nghiệp vụ kế toán sao cho: không chồng chéo, dễ quản lý mà vẫn bảo đảm nguyên tắc quản lý tài chính và áp dụng kế toàn tài chính tập trung.
Bố trí nhân lực phòng Tài chính được thể hiện tại sơ đồ sau:
Sơ đồ nhân sự phòng Tài Chính
Trưởng phòng
KT. Thành phẩm. Bán thành phẩm
K.Toán thanh toán tiền mặt và công nợ nội bộ
KT công nợ bên ngoài.KT tiền lương
Thủ quỹ
K.Toán tiền gửi ngân hàng kiêm KT. TSCĐ
Ghi chú: Chịu sự chỉ đạo của Trưởng phòng và cung cấp tài liệu
Đối chiếu
Sơ đồ bố trí nhân lực phòng Tài chính trong Công ty gồm 6 bộ phận:
- Một Kế toán trưởng
- Một thủ quỹ
- Một kế toán TSCĐ
- Một kế toán thành phẩm
- Một kế toán tiền lương
- Một kế toán tiền mặt
Nhiệm vụ của các cá nhân trong phòng:
+ Trưởng phòng: Quản lý và đôn đốc, hưỡng dẫn hạch toán kế toán cho nhân viên. Trong phòng trực tiếp làm kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính, kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch tín dụng năm.
+ Thủ quỹ: Hàng ngày thu chi, theo chứng từ gốc và vào sổ quỹ, cộng với việc quản lý tiền mặt của cơ quan, lập báo cáo quỹ theo đúng quy định căn cứ vào phiếu thu, và các chứng từ kèm theo đã được duyệt của Giám đốc và kế toán trưởng.
+ Kế toán tiền mặt: Phản ánh số liệu có tình hình tăng giảm các loại tiền tệ, quỹ tiền mặt.
+ Kế toán TSCĐ: Phản ánh tình hình số liệu tăng giảm tài sản cố định, tính khấu hao, theo dõi việc sửa chữa, thanh lý nhượng bán và đánh giá lại tài sản cố định. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan để giúp cho kế toán trưởng nắm bắt được tình hình biến động và tài sản cố định của doanh nghiệp.
+ Kế toán tiền lương: Phản ánh số lượng, chất lượng, tình hình tăng giảm lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động, tính toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phụ cấp khác căn cứ vào bậc lương, bảng chấm công, và các quy định hiện hành về tiền lương của Nhà nước.
+ Kế toán thành phẩm: Là sản phẩm quy trình công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài chế biến, đủ tiêu chuẩn kỹ thuật đã đem bán hoặc nhập kho để bán.
1.8.2. Phương pháp ghi sổ:
Công ty có quy mô sản xuất vừa phải, để phù hợp với trình độ quản lý và nhân viên của phòng cũng như phù hợp với báo biểu, báo các đang thực hiện rộng rãi. Phòng đã chọn hình thức ghi sổ kế toán là: Nhật ký chứng từ.
Với hình thức này. Sổ sách ghi chép kế toán gồm:
- Nhật ký chứng từ số 1 Ghi có TK 111
- Nhật ký chứng từ số 2 Ghi có TK 112
- Nhật ký chứng từ số 4 Ghi có TK 311
- Nhật ký chứng từ số 5 Ghi có TK 331
- Nhật ký chứng từ số 6 TK 151 Hàng mua đang đi trên đường
- Nhật ký chứng từ số 7 Chi phí sản xuất TK 142, 152, 153, 154, 214, 241.
- NKCT số 8 Ghi có TK 155, 156, 157, 131, 511, 512, 641, 642, 711, .
- Nhật ký chứng từ số 9 Ghi có TK 211
- Nhật ký chứng từ số 10 Các TK còn lại ghi 135, 335, 141, 138, 338
- Bảng kê số 1 Ghi nợ TK 112
- Bảng kê số 2 Ghi nợ TK 112
- Bảng kê số 3 Tập hợp chi phí phân xưởng
- Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí XDCB (241), CPBH, chi phí QLDN
- Bảng kê số 5 Tập hợp chiphí XDCB (TK 241), CPBH , CP QLDN( TK642)
- Bảng kê số 6 Chi phí trả trước(TK142),chi phí phải trả (TK335)
- Bảng kê số 8 Nhập xuất tồn kho thành phẩm (TK155)
- Bảng kê số 11 theo dõi thanh toán với người mua hàng
- Bảng phân bổ tiền lương
- Bảng phân bổ vật liệu
- Bảng phân bổ khấu hao và các sổ chi tiết theo dõi các TK khác
Sổ chi tiết
Phân bố bảng kê
NK chứng từ
Chứng từ gốc
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ ta có sơ đồ sau:
Sổ cái
Báo cáo Kế toán
II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM
Căn cứ vào quyền sở hữu thì TSCĐ ở Công ty chỉ có một loại . Đó là TSCĐ tự có.
TSCĐ ở Công ty bao gồm rất nhiều loại được xây dựng , mua sắm và từ hai nguồn chính là nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn vốn vay trong đó chủ yếu là từ nguồn vốn vay. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sỡ hữu của Công ty và được phản ánh trên Bảng CĐKT của Công ty.
Phân loại TSCĐ.
Do TSCĐ trong Công ty có nhiều loại nên phải phân loại chi phí để thuận lợi cho việc quản lý và theo dõi hạch toán tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm. Toàn bộ TSCĐ hữu hình được chia thành các loại sau:
a. Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm các TSCĐ như nhà cửa, trụ sở làm việc, phân xưởng, kho tàng, tường rào , đường đi, phục vụ cho trực tiếp cho hoạt động sản xuất hoặc dùng chung cho toàn Công ty.
b. Máy móc thiết bị: Gồm máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như máy phát điện, máy hàn, máy dập...
c. Phương tiện vận tải truyền dẫn: Vừa bao gồm cả tài sản phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất vừa phục vụ cho công tác quản lý như ô tô, cầu trục , hệ thống điện nước,...
d. Thiết bị dụng cụ quản lý: Chủ yếu là các thiết bị dùng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính như máy vi tính, máy phô tô, máy đIều hoà,...
Tài khoản sử dụng.
Để kế toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng Tài khoản 211: TàI sản cố định hữu hình để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình theo nguyên giá.
Kết cấu:
Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ.
- Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ.
Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ.
- Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có tại Công ty.
Ngoài ra trong quá trình hạch toán , kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK 214: Hao mòn TSCĐ; TK 331;TK111;TK112;TK341;TK411;...
Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình
3.1. Thủ tục và hồ sơ.
3.1.1.Hạch toán biến động tăng TSCĐ hữu hình.
Mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, Công ty phải thành lập Ban nghiệm thu , kiểm nhận TSCĐ, lập Biên bản nghiệm thu, nhận và bàn giao TSCĐ.
Hồ sơ giao nhận gồm:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Các bản sao tài liệu, kỹ thuật đi kèm.
+ Các hoá đơn, giấy tờ vận chuyển và các chứng từ khác liên quan. Phòng tài chính giữ lại để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ. Căn cứ vào bộ hồ sơ đã lập, kế toán mở thẻ TSCĐ và hạch toán tăng TSCĐ từ thời đIểm đó.
Thẻ TSCĐ sau khi lập còn được Đăng ký vào sổ theo dõi sử dụng TSCĐ theo đơn vị quản lý sử dụng và được xác nhận của đơn vị quản lý sử dụng TSCĐ.
3.1.2. Hạch toán biến động giảm TSCĐ hữu hình.
TSCĐ của Công ty giảm chủ yếu do thanh lý, nhượng bán. Những TSCĐ này chủ yếu là những TSCĐ đã khấu hao hết , TSCĐ cũ không sử dụng được hoặc Công ty không có nhu cầu sử dụng .
Khi tiến hành thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Công ty cũng phải thành lập Ban thanh lý, nhượng bán TSCĐ . Ban thanh lý nhượng bán TSCĐ có nhiệm vụ xác định lại giá trị còn lại của TSCĐ trước khi thanh lý nhượng bán ; ước tính giá trị thu hồi . Khi thanh lý nhượng bán phảI thành lập Biên bản thanh lý nhượng bán có đầy đủ các nội dung( Tên TSCĐ thanh lý nhượng bán, nước sản xuất, thẻ TSCĐ, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, hiện trạng của TSCĐ tại thời điểm thanh lý nhượng bán , ý kiến của Ban thanh lý, kết quả sau thanh lý, giá trị thu hồi...)và thời điểm ghi giảm TSCĐ.
Biên bản đánh giá lại TSCĐ và Biên bản thanh lý là căn cứ để kế toán ghi giảm TSCĐ tại thời đIểm lập xong Biên bản và xác định kết quả lỗ lãI sau thanh lý nhượng bán, kế toán vào Nhật ký chứng từ số 9.
Ví dụ: Biến động về TSCĐ tại Công ty cổ phần thiết bị thực phẩm ba tháng đầu năm 2003 như sau:
TSCĐ tăng
Ngày 3 /3/03 Công ty mua 01 máy Fax Laer đa chức năng của Công ty TNHH Ngọc Linh với giá 20.000.000đ, thuế 5% là 1.000.000đ sau 1 tháng mới phải thanh toán , chi phí vận chuyển 100.000đ Công ty trả bằng tiền mặt, chi phí lắp đặt , chạy thử 50.000đ Công ty trả bằng tiền mặt.
Sau khi mang tài sản về , Công ty tiến hành lập Biên bản giao nhận TSCĐ, sau khi lập Biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán tiến hành lập Thẻ TSCĐ cho TSCĐ này và sao các chứng từ liên quan như Hoá đơn, tài liệu kỹ thuật khác( nếu có). Trên cơ sở Thẻ TSCĐ đã lập kế toán ghi vào Sổ theo dõi tăng, giảm TSCĐ làm căn cứ trích khấu hao cho tháng sau, Sổ theo dõi TSCĐ theo đơn vị sử dụng tài sản.
Biều số 02
Biên bản giao nhận TSCĐ.
Ngày tháng năm 2003
Nợ TK: 211
Có TK: 331:20.000.000
Có TK 111:150.000
Bên giao nhận TSCĐ:
Ông: Nguyễn Minh Hồng- Chức vụ: Giám đốc CN- Đại diện bên giao
Ông : Phùng Văn Núp- Chức vụ: Trường phòng HC-NS- Đại diện bên nhận
Ông : Nguyễn Mạnh Kha- Chức vụ: Kế toán trưởng- Đại diện
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
STT
Tên TSCD
Số hiệu TSCĐ
Năm sx
Năm đưa vào sử dụng
Tính nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Tỷ kệ hao mòn
Tài liệu KT kèm theo
Giá mua
Cước vc
Chi phí lắp đặt
1.
Máy Fax Laer đa năng
390
2002
3/03
20.000.000
100.000
50.000
20.150.000
0.33
Dụng cụ phụ tùng kèm theo:
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao
Biều số 03- Thẻ TSCĐ.
Đơn vị: Công ty CP Cổ phần Thiết bị thực phẩm
Địa chỉ: PM-PX-HT
Thẻ Tài sản cố định
Tên tài sản: Máy Fax Laser đa chức năng
Số thẻ: 4*28
Ngày 30 tháng 3 lập thẻ
Kế toán trưởng( Ký, họ tên)
Căn cứ vào Biên bản giao nhận( Biểu số 02)
Tên TSCĐ: Máy Fax Laser đa chức năng. Số hiệu TSCĐ: 390
Nước sản xuất: Hàn Quốc Năm sản xuất : 2002
Bộ phận quản lý sử dụng: Văn phòng TGĐ Năm đưa vào sử dụng:3/03
Thời gian khấu hao: 3 năm
SHchứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn TSCĐ
N T
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
0075659
3/3/03
Máy Fax Laser đa chức năng
20.150.000
TSCĐ giảm.
Sau khi xác định đúng loại tài sản cần thanh lý , Công ty cũng tiến hành đánh giá lại TSCĐ, lập Biên bản thanh lý tài sản cố định. Trên cơ sở Biên bản thanh lý, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ đồng thời lên Nhật ký chứng từ số 9.
Ví dụ. Ngày 20/3/03 Công ty tiến hành thanh lý 01 Lò tôi điện trở KOE
Biểu số 04-
Biên Bản thanh lý tài sản cố định
Ngày 30 tháng 3 năm 2003
Căn cứ quyết định số 458 ngày 20 tháng 3 năm 2003 của Tổng giám đốc về việc thanh lý tài sản cố định
I, Ban thanh lý tài sản cố định gồm:
Ông:
Ông:
Bà:
II. Tiến hành thanh lý tài sản cố định
Tên TSCĐ: Lò tôi điện trở KOE
Nước sản xuất: Đức Năm sản xuất : 1980
Năm đưa vào sử dụng: 1980 - Số thẻ TSCĐ: 41
Nguyên giá TSCĐ:13.408.000
Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 13.408.000
Giá trị còn lại của TSCD: 0.00đ
III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ
Quyết định cho thanh lý TSCĐ.
IV. Kết quả thanh lý TSCĐ
Chi phí thanh lý TSCĐ
Giá trị thu hồi:
Đã ghi giảm TSCĐ ngày 30/3/03 và hạch toán kết quả thanh lý theo chế độ kế toán hiện hành.
Kế toán trưởng Tổng giám đốc
Hạch toán khấu hao TSCĐ .
Tại Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Hàng quý, căn cứ vào tỷ lệ trích khấu hao của từng tài sản kế toán tính mức khấu hao phảI trích bình quân của quý đó. Sau đó tổng hợp mức trích bình quân của tất cả các tài sản trong Công ty.
Mức KH phải trích BG quý
=
Nguyên giá TSCĐ
X
Tỷ lệ KHBQ quý
Căn cứ vào mục đích, công dụng của các TSCĐ, khi trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 627: Những TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất
Nợ TK 641: Những TSCĐ phục vụ cho công tác bán hàng
Nợ TK 642: Những TSCĐ phục vụ cho công tác quản lý
Có TK 214: Hao mòn TSCĐHH.
đồng thời phản ánh tăng vốn KHCB, ghi đơn Bên Nợ TK009( Nguồn vốn KH- TK ngoài Bảng CĐKT)
Biều số 5: Bảng phân bổ và trích KHTSCĐ tính vào chi phí trong Quý I-2003.
Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
Tại Công ty việc sửa chữa TSCĐ chủ yếu là khi có hỏng hóc. Hiện nay công việc này chưa được thực hiện thường xuyên, Công ty không lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ định kỳ, do vậy, khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ công ty tính thẳng vào chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo công dụng của TSCĐ phục vụ cho công việc nào thì tính thẳng vào chi phí của mục đó.
Ví dụ: Trong tháng 3 năm 2003, phát sinh chi phí sửa máy hàn , Công ty trả trực tiếp bằng Phiếu chi tiền mặt trị giá 350.000đ, kế toán ghi
Nợ TK 627:350.000đ
Có TK 111: 350.000đ.
Cuối kỳ báo cáo , kế toán TSCĐ chuyển các Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh donh, Nhật ký chứng từ số 9( nếu có), sổ chi tiết TSCĐ cho kế toán tổng hợp làm căn cứ để tính vào chi phí phục vụ cho công tác lập Báo cáo tài chính.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM.
I . NHẬN XÉT CHUNG.
Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí chế tạo Công ty cổ phần thiết bị thực phẩm đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán tàI sản cố định tại Công ty. Đây là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác hạch toán kế toán.
Qua một thời gian tìm hiểu tại Công ty cổ phần thiết bị thực phẩm tôI nhận thấy trong công tác kế toán của Công ty có những ưu đIểm nổi bật sau:
Một là, đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi phương pháp tính giữa kế toán và các bộ phận có liên quan cũng như các nội dung của công tác này.
Hai là, Số liệu kế toán được phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu.
Ba là, trong quá trình hạch toán , kế toán đảm bảo được tính thống nhất của nguồn số liệu ban đầu.
Chính vì đảm bảo được một số yêu cầu này mà công tác tổ chức hạch toán ở Công ty khá phù hợp với đIều kiện thực tế . Bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên có trình độ am hiểu về kế toán cao, nắm rõ được nhiệm vụ của mình trong phần hành kế toán được giao.
Bốn là, Phương pháp tính khấu hao theo thời gian đang áp dụng tại Công ty là phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty. Do tính khấu hao theo mức cố định nó giúp cho doanh nghiệp ổn định phần chi phí này góp phần hạ giá thành sản phẩm nhất là trong giai đoạn các sản phẩm của Công ty đều là sản phẩm mới muốn thâm nhập thị trường cần phảI có chính sách về giá thì mới có thể chiếm được thị phần của thị trường.
Năm là, Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được Công ty sử dụng như hiện nay là tương đối đầy đủ theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Sử dụng hình thức kế toán này các nhân viên trong phòng có đIều kiện để kiểm tra đối chiếu lẫn nhau, hạn chế được sai sót trong hạch toán.
Bên cạnh những ưu đIểm trên thì công tác kế toán còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:
- Khi Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ , bên cạnh ưu điểm của nó là có sự đối chiếu đan xen lẫn nhau thì đồng thời cũng làm cho công việc bị chồng chéo , đIều này cũng gây khó khăn cho kế toán tổng hợp khi làm báo cáo định kỳ . Kế toán tổng hợp phải loại ra các nghiệp vụ trùng lắp cùng thể hiện ở các sổ kế toán , ví dụ ở sổ thanh toán với người bán cũng thể hiện tài khoản đối ứng với tiền vay, tiền gửi, tiền mặt nhưng khi làm tổng hợp kế toán không vào số liệu các tài khoản này ở sổ công nợ mà kế toán chỉ lấy trên các sổ tiền vay, tiền gửi, tiền mặt chính vì vậy mà làm tốn rất nhiều công sức và thời gian của công tác kế toán tổng hợp cuối kỳ.
- Phương pháp tính khấu hao theo thời gian bên cạnh ưu điểm trên thì lại có mặt nhược điểm là việc thu hồi vốn chậm không đuổi kịp giá trị hao mòn thực tế phát sinh nhất là giá trị hao mòn vô hình không thể tính được trong điều kiện hiện nay trình độ phát triển của khoa học công nghệ rất cao máy móc thiết bị liên tục được cảI tiến với các tính năng ưu việt rõ rệt các thiết bị ra đời sau tiến tiến hơn các đời trước và có nhiều công dụng hơn và đặc biệt giá cả lại rẻ hơn.Các TSCĐ như ở Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm nếu lại đầu tư bằng vốn vay thì việc kéo dài thời gian khấu hao ra cũng làm việc thu hồi vốn càng khó khăn hơn.
- Việc lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ định kỳ chưa được chú trọng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay do TSCĐ trong Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng giá trị tài sản của Công ty ( > 60% trong Tổng giá trị tàI sản ). Các máy móc thiết bị chủ yếu là hiện đại , nếu không có kế hoạch sửa chữa thường xuyên thì độ bền của máy móc thiết bị sẽ giảm đáng kể và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ sản xuất khi các máy móc này đang phục vụ cho sản xuất gặp hỏng hóc lớn.
- Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm hiện nay vẫn làm thủ công cũng gây cản trở đến thời gian hoàn thành báo cáo nhanh và báo cáo định kỳ ( tháng, quý, năm ).
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế trong công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm , tôi nhận thấy nhìn chung công tác này đã được tiến hành có nề nếp , đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành tương đối phù hợp với các điều kiện của Công ty đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý tạo điều kiện để Công ty thực hiện tốt các phần hành kế toán khác.
Tuy nhiên trong công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm còn có những điểm chưa thật hợp lý như đã trình bày ở trên cần được nghiên cứu hoàn thiện thêm.
Dưới góc độ là người thực tập , tôI xin đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm như sau:
1. Có thể vận dụng linh hoạt hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ đang áp dụng tại Công ty. Do nhược đIểm của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ bị chồng chéo nhau đôi khi không cần thiết . Vì vậy, phòng kế toán có thể nghiên cứu xem nên bỏ bớt một số mẫu sổ không cần thiết hay tạo ra một loại sổ khác nhằm giảm công việc cho các nhân viên kế toán mà vẫn đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành..
2. Nên áp dụng hai phương pháp tính khấu hao tài sản cố định là khấu hao theo đường thẳng và khấu hao nhanh.
Khi ở giai đoạn đầu của Dự án thì sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để đảm bảo chính sách giá cả của sản phẩm mới. Khi có thị trường ổn định Công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn nhanh hạn chế hao mòn vô hình đảm bảo nâng cao hiệu quả của Dự án đầu tư.
3. Cần lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ định kỳ.
Đây là công việc không thể thiếu được nhất là đối với Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm , giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản , các thiết bị đều nhập ngoại . Việc lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ định kỳ sẽ đảm bảo kéo dài tuổi thọ của thiết bị vừa đảm bảo không bị cháy kế hoạch sản xuất khi nhu cầu sản xuất tăng cao.
Việc lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ nếu chi phí lớn thì trích trước và phân bổ dần vào các kỳ sản xuất , đIều này cũng không làm biến động lớn đến chi phí sản xuất mà lại đảm bảo an toàn cho các máy móc thiết bị.
4. Cần thiết áp dụng phần mềm kế toán để hạn chế bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán vừa thực hiện nhanh được yêu cầu báo cáo định kỳ.
KẾT LUẬN.
Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định là công tác luôn được coi trọng trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm nói riêng.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm tôi nhận thấy công tác Kế toán tài sản cố định đã được tổ chức một cách hợp lý , chính xác , khoa học giúp cho công tác hạch toán giá thành được dễ dàng đảm bảo từ đó làm ổn định được thị trường sản phẩm của Công ty , tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
Qua thời gian thực tập , bằng việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của Phòng tài chính Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm tôi đã hoàn thành chuyên đề này. Qua đây tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến về công tác này và để Công ty thực hiện tốt hơn trong việc hạch toán tài sản cố định.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định , tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để chuyên đề thêm phong phú và có tác dụng thực tiễn hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa kế toán và tập thể cán bộ Phòng tài chính công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0170.doc