Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp

Có thể nói, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp ra đời và phát triển được như ngày hôm nay là có sự đóng góp của cả tập thể cán bộ nhân viên. Nhờ có Trung tâm mà hàng ngàn ha rừng đã được thiết lập trở lại, tạo ra môi trường an toàn hơn cho cuộc sống con người, hàng trăm các giải pháp khoa học công nghệ trong lĩnh vực Lâm nghiệp được đưa vào áp dụng trong thực tiễn, nâng cao đời sống con người. Hoạt động lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp ngày càng được nâng cao và chất lượng các dự án ngày càng được hoàn thiện. Nội dung của dự án được các cán bộ lập nêu khá đầy đủ và đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án được hiệu quả và thuận lợi.

doc85 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thức Làm đất cục bộ theo hố 2 Phương pháp Cuốc hố theo đường đồng mức, hình nanh sấu, kích thước hố (40×40×40cm), lấp lớp đất mặt được trộn phân lót NPK-S (5:10:3-1) xuống 2/3 hố 3 Thời gian làm đất Lấp hố trước khi trồng từ 15-20 ngày III Trồng rừng 1 Loài cây trồng Keo tai tượng 2 Phương thức trồng Trồng thuần loài keo trên đất rừng sản xuất 3 Phương pháp trồng Trồng bằng cây con qua gieo ươm 4 Mật độ trồng Trồng rừng nguyên liệu mật độ 2500 cây/ha, cự ly cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2m 5 Thời vụ trồng Vụ hè thu từ tháng 5-8, vào những ngày thời tiết râm mát, có mưa, đất đủ ẩm 6 Tiêu chuẩn cây giống đem trồng Cây keo trong vườn ươm có bầu > 6 tháng tuổi; Hvn > 40cm, Do > 1,5 cm. Cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, không cụt ngọn 7 Số lượng cây con Trồng rừng nguyên liệu 2750 cây keo tai tượng (kể cả trồng dặm 10%) IV Chăm sóc trồng rừng 1 Lần 1: Tháng 8-9 Trồng dặm cây chết, phát dọn thực bì toàn diện, rẫy cỏ quanh gốc cây (D=0,8-1m) Lần 2: Tháng 10-11 Phát dọn thực bì, rẫy cỏ quanh gốc cây (D=0,8-1m), nghiệm thu cuối năm 2 Chăm sóc năm thứ 2: 2 lần Lần 1: tháng 4-6 Trồng dặm cây chết, phát dọn thực bì, rẫy cỏ quanh gốc cây (D=0,8-1m) bón phân NPK. Nghiệm thu 6 tháng đầu năm Lần 2: Tháng 10-11 Phát dọn thực bì, rẫy cỏ quanh gốc cây (D=0,8-1m), nghiệm thu cuối năm 3 Chăm sóc năm thứ 3: 2 lần Lần 1: tháng 4-6 Trồng dặm cây chết, phát dọn thực bì, rẫy cỏ quanh gốc cây (D=0,8-1m) bón phân NPK. Nghiệm thu 6 tháng đầu năm Lần 2: tháng 10-11 Phát dọn thực bì, rẫy cỏ quanh gốc cây (D=0,8-1m), nghiệm thu cuối năm 4 Chăm sóc năm 4: 1 lần Phát dọn thực bì, rẫy cỏ quanh gốc cây (D=0,8-1m), bón phân NPK nghiệm thu cuối năm V Bảo vệ nuôi dưỡng rừng (từ năm 5-8) Cấm chăn thả trâu, bò; thường xuyên kiểm tra bảo vệ rừng, phát hiện sâu bệnh, có biện pháp phòng chống kịp thưoif, phòng chống cháy rừng. Giải pháp về khuyến lâm Tăng cường năng lực cho mạng lưới khuyến lâm cơ sở, mở lớp tập huấn ngắn hạn phổ biến, hướng dẫn, đào tọa, bồi dưỡng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân cùng tham gia thực hiện tốt, chuyển đổi nhận thức của người dân về việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV từ chỗ tùy tiện sang sử dụng hợp lý, có khoa học, cân đối, an toàn đúng quy trình kỹ thuật đêt đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo vệ sức khỏe và môi trường cho cộng đồng. Có thể nói những giải pháp mà các cán bộ lập dự án đã đưa ra trong nội dung kỹ thuật là khá đầy đủ và hợp lý. Việc nêu cặn kẽ, chi tiết từng nội dung , phương pháp có tác dụng rất lớn trong việc thực hiện dự án sau này. Kế hoạch tổ chức bộ máy và nhu cầu lao động Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện dự án Công ty thực hiện mô hình tổ chức bộ máy hoạt động bao gồm: Ban giám đốc (bộ phận điều hành) => Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công ty => Cán bộ chỉ đạo huyện => Ban quản lý xã => Công nhân lao động trực tiếp (chủ yếu là nhân dân tại địa phương, gồm những hộ có đất được giao sổ đỏ tham gia thực hiện dự án và những hộ nhận khoán trồng rừng nguyên liệu với dự án trên đất cộng đồng thuộc UBND xã quản lý). Quyền lợi của người lao động được đảm bảo theo quy định của bộ Luật Lao động và khối lượng thực hiện các công đoạn trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo kết quả nghiệm thu thực tế. Sơ đồ tổ chức bộ máy như sau: Bảng 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy Giám đốc dự án Phòng kinh doanh Phòng trồng rừng Phòng tài chính Phòng hành chính Giám đốc dự án chi nhánh Hòa Bình Giám đốc dự án chi nhánh Bắc Cạn Giám đốc dự án chi nhánh Quảng Ninh Giám đốc dự án chi nhánh Lạng Sơn Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tài chính Phòng hành chính Nhu cầu lao động Yêu cầu về nguyên tắc tuyển lao động - Lao động trực tiếp: Sử dụng nguồn lao động tại địa phương theo phương thức giao đất, khoán rừng cho từng hộ gia đình trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và trả công khi hoàn thành công việc được hạch toán trong xuất đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ 1ha cây keo tai tượng tính cả chu kỳ kinh doanh 8 năm (ban hành kèm theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 07 năm 2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ). Hàng năm theo kế hoạch trồng rừng nguyên liệu của công ty sẽ thu hút khoảng 300 lao động tại chỗ làm việc thường xuyên và hợp đồng thuê khoán theo thời vụ sẽ giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông nhàn. - Lao động gián tiếp: Sau khi dự án được phê duyệt, thành lập ban quản lý dự án gồm : 1 trưởng ban, 1 phó ban phụ trách hành chính (gồm phòng tổ chứuc-hành chính 2 người, phòng tài vụ 1 người), 1 phó ban phụ trách kế hoạch-kỹ thuật (gồm phòng kinh doanh 1 người và phòng kế hoạch kỹ thuật 3 cán bộ kỹ thuật chuyên ngành lâm sinh). Ngoài ra mỗi xã cũng cần có 1 cán bộ địa phương tham gia quản lý dự án. Nhiệm vụ của ban quản lý dự án cần thường xuyên báo cáo tiến độ công việc với công ty, trực tiếp chỉ đạo, chuyển giao kỹ thuật và giám sát các hộ tham gia dự án thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật vế trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, tiến hành nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng hoàn thành của dự án theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành. Yêu cầu về nhân sự: Tổng số cán bộ công nhân viên thuộc công ty quản lý là 16 người hưởng lương hàng tháng theo quy định của nhà nước, UBND tỉnh Hòa Bình và 22 người tham gia giám sát tại địa bàn (hưởng phụ cấp theo phương án chi trả trực tiếp của dự án) bao gồm: Ban quản lý dự án: 16 người (bộ phận lãnh đạo dựu án 3 người, bộ phận gián tiếp 7 người thuộc phòng kế hoạch, kỹ thuật, kinh doanh, hành chính, tài chính và 6 người ở 2 trạm BVR…) Chế độ làm việc và tiền lương của người lao động - Thời gian làm việc: Lực lượng lao động gián tiếp thực hiện chế độ lao động trong giờ hành chính không quá 40 giờ/tuần theo quy định của Luật lao động. Lực lượng lao động trực tiếp được bố trí làm việc theo ca, trong đó đảm bảo các quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đảm bảo tái tạo sức lao động - Chi phí lương: Công ty xây dựng 2 hình thức chi trả lương trong quá trình thực hiện dự án trồng rừng nghuyên liệu Keo tai tượng tại huyền Đà Băc như sau: Hình thức chi trả được áp dụng cho 16 cán bộ công nhân viên trong đó: Ban lãnh đạo (3 người) với mức lương trung bình (chưa tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) 3.000.000 đồng/người/tháng Bộ phận gián tiếp (13 người) với mức lương trung bình (chưa tính bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn) 2.000.000 đồng/người/tháng Kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án - Khối lượng dự án được biểu hiện cụ thể như sau: Bảng 14: Khối lượng dự án TT Hạng mục ĐVT Khối lượng 1 Trồng rừng nguyên liệu Ha 2.350 2 Chăm sóc rừng trồng Ha 2.350 3 Xây dựng đường ranh cản lửa Km 30 4 Xây dựng đường lâm nghiệp Km 10 5 Xây dựng trạm bảo vệ rừng Nhà 2 6 Xây dựng nhà làm việc Nhà 1 - Tiến độ thực hiện dự án: Bảng 15: Tiến độ thực hiện dự án Hạng mục Tổng DT (Ha) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Trồng rừng 2350 1350 1000 Chăm sóc 2350 1350 2350 2350 1000 Bảo vệ 2350 1350 2350 2350 2350 1000 - Kế hoạch khai thác rừng trồng nguyên liệu hàng năm: Bảng 16: Kế hoạch khai thác Năm trồng Năm KT Loài cây Diện tích Ghi chú 2009 2017 Keo tai tượng 1.350 Khai thác trắng (RSX) 2010 2018 Keo tai tượng 1.000 Khai thác trắng (RSX) Nội dung phân tích khía cạnh nhân sự dành cho dự án được đưua ra dựa trên những điều kiện xã hội được phân tích ở trên. Nội dung này đã được cán bộ lập dự án đưa ra phù hợp với những quy phạm pháp luật như nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ về việc quy định mức tiền lương tối thiểu là 540.000 đồng Giải pháp về vốn đầu tư Tổng nhu cầu vốn đầu tư: Cơ cấu nguồn vốn trong các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp được chia ra thành vốn lâm sinh (nguồn vốn dành cho việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng), chi phí xây dựng (vốn dành cho việc xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho thực hiện dự án), và các chi phí khác như tiền lương, tiền thuê đất, lãi vay ngân hàng… /cụ thể như sau: * Vốn lâm sinh - Trồng và chăm sóc, bảo vệ 2350 ha keo tai tượng chu kỳ 8 năm 63.323.916.628 đồng - Chi phí thiết kế, thẩm định: 1.088.562.300 đồng - Chi phí quản lý dự án : 2.320.639.100 đồng * Chi phí xây dựng - Xây dựng nhà văn phòng điều hành dự án, quy mô 500 m2, 2 tầng: bao gồm: 500 m2 ×2.200.000 đồng/m2 = 1.100.000.000 đ Trang thiết bị nội thất văn phòng làm việc, ở = 250.000.000 đ Cộng đầu tư = 1.350.000.000 đ - Xây dựng nhà bếp, nhà kho cấp I một tầng: 25 m2 × 10 m × 2.100.000 đồng/m2 = 525.000.000 đ Thiết bị nội thất, dụng cụ nhà bếp… = 150.000.000 đ Cộng đầu tư = 675.000.000 đ - Xây dựng 2 trạm bảo về rừng quy mô 50 m2/trạm, cấp I một tầng 50 m2 × 2 trạm × 2.100.000 đồng/m2 = 210.000.000 đ Thiết bị nội thất, phương tiện làm việc… = 150.000.000 đ Cộng đầu tư = 360.000.000 đ - Chi phí làm đường lâm nghiệp = 1.000.000.000 đ - Chi phí trồng đường băng cản lửa = 1.500.000.000 đ - Mua sắm trang thiết bị xe, máy thi công = 3.522.000.000 đ - Mua trang thiết bị, dụng cụ sản xuất = 680.180.000 đ * Chi phí khác - Chi phí lương (8 năm) 3.864.000.000 đ - Chi phí lập dự án 120.000.000 đ - Tiền thuê đất (1.008.000 đ/ha/năm × 8 năm) 18.950.400.000 đ - Lãi vay ngân hàng 7 năm (9%/năm) 23.470.941.260 đ - Chi phí dự phòng (5% không tính lãi vay ngân hàng) 4.937.734.901 đ Ghi chú: Lãi vay ngân hàng dự kiến vay 7 năm. Lãi suất vay theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Tiền trả thuê đất (Theo quyết định số 2535/2007/QĐ-UBND và quyết định số 675/2006/QĐ-UBND) là 2.100.000 đồng/ha/năm ×0,48%/năm= 1.008.000 đồng/ha/năm Kế hoạch phân ký vốn đầu tư: 127.163.374.550 đồng Năm 2009 26.129.532.378 đồng Năm 2010 31.016.207.433 đồng Năm 2011 20.093.035.901 đồng Năm 2012 12.654.009.681 đồng Năm 2013 9.687.306.735 đồng Năm 2014 9.179.706.524 đồng Năm 2015 9.449.313.334 đồng Năm 2016 7.061.606.568 đồng Năm 2017 2.072.641.568 đồng Một số chỉ tiêu đạt được Tính toán hiệu quả kinh tế cho 01ha trồng rừng nguyên liệu sau một chu kỳ kinh doanh 8 năm, năm thứ 9 bắt đầu khai thác đạt trữ lượng từ 100-150 m3/ha; tính bình quân 120 m3/ha/chu kỳ. Theo giá mua nguyên liệu của các công ty chế biến lâm sản (tính theo thưoif điểm giá đầu năm 2008) là : Loại Φ từ 30cm trở lên giá 850.000 đồng/m3. Lợi nhuận của dự án đầu tư trồng 5.850ha rừng nguyên liệu keo tai tượng thuần loài trên đất rừng sản xuất và trôgnf hỗn giao 171 ha keo tai tượng với cây bản địa trên đất rừng phòng hộ sau 01 chu kỳ kinh doanh = Tổng thu – Tổng chi. Tính tổng thu nhập của dự án: Áp dụng công thức sinh thái của một cây để tính trữ lượng cho 1 cây keo tai tượng 8 năm tuổi: V1 cây = S × H × F = R × ( D2/4) × H × F Trong đó: D là đường kính thân cây đo cách gốc 1,3m H là chiều cao của cây F là hệ số trừ hao (cây lâm nghiệp), giá trị bằng 0,45 Tổng thu nhập của dự án trồng rừng nguyên liệu keo tai tượng 2350 ha sau chu kỳ kinh doanh 8 năm: 83.058.480 đồng × 2350 ha = 195.187.428.000 đồng Tổng chi phí : 127.163.374.550 đồng Trong chi phí bao gồm có chi phí trồng rừng chăm soc, BVR Chi phí xây dựng hạ tầng phục vụ dự án Chi phí lương trong 8 năm Chi phí lập dự án Tiền thuê đất Lãi vay ngân hàng 7 năm Chi phí dự phòng Tổng thu nhập của dự án sau 1 chu kỳ kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế : 68.024.053.450 đồng Với mức thuế suất 15% thì với 1 ha rừng trồng keo tai tượng sau mootj chu kỳ kinh doanh 8 năm có lợi nhuận ròng là 31.118.308 đồng Hiệu quả đầu tư: Tổng thu : 195.187.428.000 đồng Tổng chi phí : 127.163.374.550 đồng Lãi (sau thuế) : 57.820.445.433 đồng Thời gian thu hồi vốn: Thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án là 8 năm sau khi tiến hành khai thác trắng toàn bộ diện tích rừng đến tuổi khai thác. Nội dung phân tích tài chính của dự án là rất quan trọng, được cán bộ lập cũng tương đối chi tiết. Tuy nhiên, để nội dung được dễ theo dõi và hợp lý hơn, cán bộ lập có thể hệ thống các chi phí nguồn vốn thành 1 bảng liệt kê. Đánh giá hiệu quả của dự án Hiệu quả xã hội - Dự án được thực hiện giúp người dân ở vùng cao vùng sâu của xã được ổn định cuộc sống có thêm việc làm và thu nhập. Tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại đại phương, ổn định và cải thiện đời sống, thực hiện có hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo, từng bước chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa - Mỗi năm công ty trồng, chăm sóc hàng nghìn ha rừng, như vậy sẽ giải quyết được việc làm cho trên 1.000 lao động tại chỗ có thu nhập ổn định - Trong quá trình thực hiện dự án, các hộ nông dân gần vùng dự án có đâtfs và nhu cầu làm nghề rừng sẽ được công ty hỗ trợ kỹ thuật, cây giống, tìa chính và tiêu thụ sản phẩm - Người dân được học tập, trang bị kỹ thuật sản xuất mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên đất dốc và bảo vệ xói mòn đất. Hiệu quả môi trường Thông qua việc trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng nên độ che phủ của rừng không ngừng nâng cao, tăng cường khả năng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết dòng chảy hạn chế xói mòn đất, giảm nhẹ được thiên tai lũ lụt Nâng cao chất lượng rừng, duy trì sự cân bằng sinh thái bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch, góp phần quan trọng cải thiện điều kiện khí hậu Nội dung này đã nêu lên được rõ rang những cái lợi của việc thực hiện dự án trên hai khía cạnh môi trường và xã hội. Hiệu quả của dự án như chúng ta thấy là khá rõ ràng. Kết luận và kiến nghị Kết luận Dự án trồng rừng nguyên liệu keo tai tượng được xây dựng rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và vùng sinh thái lâm nghiệp. Là một trong 13 danh mục loài cây được phép trồng ở vùng Tây Bắc theo quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dự án đầu tư với 100% vốn doanh nghiệp, do đó giải quyết được khó khăn nhất định trong việc triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, không kéo dài. Dự án được thực hiện sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống của người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, cải thiện môi trường, chống sói mòn, sạt lưor đất, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho công ty và đóng góp vào ngân sách cho địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản còn có khó khăn do nhận thức cảu một số người dân còn hạn chế, địa hình phức tạp, nhỏ lẻ không tập trung, địa bnaf rộng khắp cả huyện. Vì thế, rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đơc và tạo điều kiện của các ngành, các cấp để dựu án sớm được triển khai thực hiện. Kiến nghị Đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình sớm phê duyệt dự án trồng rừng gỗ nguyên liệu keo tai tượng (Acacia mangium Wild) tại 6 xã: Giáp Đắt, Đồng Chum, Mường Chiềng, Trung Thành, Tân Minh, Cao Sơn huyện Đà Bắc để công ty TNHH Một Thành viên D&G Hòa Bình có cơ sở triển khai thực hiện từ năm 2008. Trong quá trình công ty triển khai kế hoạch thực hiện dự án, đề nghị các cấp, các ban ngành tỉnh Hòa Bình quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng trồng theo đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành trên địa bàn tỉnh để đạt hiệu quả như dự án đã xây dựng. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHKT LÂM NGHIỆP Đánh giá công tác lập dự án đầu tư tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Những thành tựu đạt được Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm luôn cố gắng đổi mới cũng như hoàn thiện kỹ năng lập dự án sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Số lượng các dự án được lập tại trung tâm lên tới hơn 600 dự án bao gồm ở tất cả các lĩnh vực lâm sinh đô thị, lâm nghiệp xã hội và phát triển nông thôn, ứng dụng kỹ thuật lâm sinh…(Số lượng các dự án được tính ở đây bao gồm cả các dự án của cơ quan chủ quản giao xuống và cá dự án Trung tâm tham gia với vai trò là tổ chức tư vấn). Cụ thể như sau: Bảng 17: Số lượng dự án được lập tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp giai đoạn 2000-2008 Đơn vị tính: Dự án Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số dự án 21 23 24 29 32 32 36 37 38 Nguồn: Phòng tổng hợp-Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Sơ đồ thể hiện số lượng các dự án được lập tại Trung tâm Các dự án được lập ngày càng tăng đã trực tiếp làm tăng doanh thu cũng như thu nhập của các cán bộ công nhân viên. Cụ thể như sau: Bảng 18: Bảng tổng kết năng lực tài chính của Trung tâm Đơn vị: nghìn đồng VN Tài sản Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tiền mặt 67.900 98.249 176.742 198.681 200.249 2. Tiền gửi ngân hàng 4.455.923 3.949.717 4.084.932 5.716.235 6.715.779 3. Tài sản cố định hữu hình 3.932.243 3.304.716 5.760.651 6.540.110 6.962.062 4. Tài sản cố định vô hình 79.300 56.300 1.545.100 1.545.100 1.545.100 5. Khoản nộp theo lương 242.721 584.047 612.194 632.754 640.909 6. Nộp ngân sách nhà nước 74.716 60.799 102.714 98.329 100.377 7. Chênh lệch thu chi chưa xử lí 418.924 490.686 620.627 676.761 683.248 Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm ứng dụng KHKT năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 Qua bảng phân tích trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu của Trung tâm ngày càng được tăng qua các năm. Kèm theo đó là mức nộp ngân sách nhà nước cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2004 số nộp ngân sách của Trung tâm mới chỉ là 74.716 nghìn đồng. Đến năm 2008 con số này tăng lên 100.377 nghìn đồng. Những thành tựu cụ thể mà Trung tâm đạt được trong hoạt động lập dự án chúng ta có thể kể đến như sau như sau: - Thứ nhất là về quy trình lập dự án đã được hoàn thiện, hợp logic và mang tính khoa học. Các công đoạn được phẩn bổ chi tiết, rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, theo đúng quy chuẩn của các tài liệu có liên quan. Từ khâu nhận nhiệm vụ từ cơ quan chủ quản hay các tổ chức bên ngoài thuê cho đến khâu thu thập số liệu đều được đưa ra một cụ thể giúp cho quá trình lập dự án được diễn ra dễ dàng hơn, suôn sẻ hơn. - Thứ hai là phương pháp tổ chức đã tận dụng được tối đa thế mạnh của Trung tâm. Trung tâm phân chia các phòng ban theo tiêu chí chuyên môn khác nhau như phòng chuyên về cảnh quan đô thị, lâm sinh xã hội… do đó đã tận dụng và khai thác được tối đa thế mạnh của Trung tâm - Thứ ba là các nội dung trong lập dự án đều đảm bảo tính hợp lý, sát thực và đầy đủ. Nội dung bao gồm đủ các khía cạnh như điều kiện kinh tế vĩ mô, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật, các giải pháp về vốn cũng như đánh giá hiệu quả của dự án. Mỗi khía cạnh của dự án đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Khía cạnh nghiên cứu điều kiện vĩ mô mà tốt sẽ tạo thuận lợi trong việc đưa ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp và tài chính hợp lý nhất. Nhờ đó mà giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm được chi phí, tránh những lãng phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. - Thứ tư là đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Phương châm của Trung tâm trong thời gian hiện tại là trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nâng cao tối đa chất lượng cán bộ. Do đó, công tác quản lý cũng như tiến hành lập dự án được diễn ra với chất lượng cao hơn rõ rệt. Bảng 19 : Tổng kết nguồn nhân sự của Trung tâm TT Nội dung Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Ghi chú TỔNG SỐ CBCNV 132 100 I Theo trình độ đào tạo 1 Trên đại học 15 11,36 2 Đại học 87 65,9 3 TC và NVKT 30 22,74 II Theo độ tuổi 1 Dưới 30 33 25 2 Từ 30 đến 49 66 50 3 Trên 50 33 25 Nguồn: Phòng tổng hợp Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp - Thứ năm đó là các phương tiện phục vụ cho công việc luôn được trung tâm quan tâm. Số lượng các máy móc thiết bị dành cho công tác khảo sát, thu thập dữ liệu cũng như lập dự án được trang bị đầy đủ. Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu mà Trung tâm đạt được như đã kể trên thì, hoạt động tư vấn lập dự án cũng như lập dự án của Trung tâm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: - Công tác tổ chức lập dự án mà cụ thể là việc Trung tâm phân chia các phòng ban theo chức năng. Và trong đó, các phòng ban hoạt động một cách độc lập với nhau. Mặc dù mỗi phòng đều có các cán bộ nắm rõ về công tác lập dự án song như vây tạo ra sự thiếu chặt chẽ trong các phòng ban, dễ dẫn đến tình trạng vào một thời điểm có phòng “ngồi chơi” còn có phòng không đủ nhân sự làm việc. Và như vây, hiệu quả của dự án sẽ bị ảnh hưởng nhiều. - Các dự án của Trung tâm đòi hỏi cần có thời gian để thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội nhiều, mà tâm lý của chủ đầu tư bao giờ cũng mong muốn thời gian lập dự án ngắn nhất. Đây chính là điểm hạn chế mà tất cả các dự án thuộc mọi lĩnh vực gặp phải. - Về nội dung lập dự án, đặc biệt là nội dung về thông tin thị trường và tài chính còn quá sơ sài, chưa đầy đủ và rõ ràng. Cụ thể là: Đối với nội dung nghiên cứu điều kiện kinh tế-xã hội, cán bộ lập vẫn chưa quan tâm đến một số chỉ tiêu như lãi suất, tốc độ tăng trưởng hay như hệ thống kinh tế vĩ mô và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước. Những yếu tố này có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến dự án nhưng lại là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động của các dự án. Ví dụ ngay như dự án “Trồng rừng nguyên liệu –keo tai tượng Acacia Mangium Wild tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình” thì nội dung điều kiện kinh tế-xã hội, cán bộ lập vẫn chưa nêu lên được các vấn đề như lãi suất, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế hiện nay. Cán bộ lập dự án mới chỉ quan tâm đến yếu tố phát triển kinh tế của địa điểm thực hiện dự án mà cụ thể là huyện Đà Bắc. Với những dự án trồng nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh như trên, vấn đề về lãi suất cũng như tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của dự án mà cụ thể ảnh hưởng đến quyết định bỏ vốn đầu tư của chủ đầu tư. Ví dụ như trong dự án này cán bộ lập có thể bổ sung thêm phần nội dung tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hòa Bình như sau: Tổng sản phẩm quốc dân giai đoạn 2000-2005 của tỉnh Hòa Bình tưng bình quân khoảng 7% trong đó nông lâm ngư nghiệp tăng 5,1%. Đây là tín hiệu tốt cho việc đầu tư của chủ đầu tư. Trong nội dung phân tích khía cạnh thị trường, cán bộ lập chưa nêu bật lên được thị trường đối với sản phẩm là gì, hay xác định rõ quy mô của dự án. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc lựa chọn giải pháp công nghệ. Nội dung này mới chỉ được nêu lên một cách chung nhất, chưa đi vào phân tích cụ thể chi tiết. Đối với dự án như trồng rừng phòng hộ thì có thể chủ đầu tư không cần quan tâm, nhưng đối với những dự án trồng cây nguyên liệu như trên ví dụ thì cần nêu rõ dòng tiền, cũng như các chỉ tiêu hiệu quả tài chính như NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án. Từ đó làm tiền đề cho chủ đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, các dự án vẫn chưa nêu bật được nguồn vốn được huy động như thế nào, hay vay ngân hàng thì với mức lãi suất ra sao, tiến độ huy động vốn là thế nào. Đây cũng là thiếu xót mà cán bộ cần quan tâm. Ví dụ như trong dự án “Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu”, nội dung phân tích tài chính của dự án cán bộ mới chỉ nêu tổng chi phí và tổng doanh thu thông qua các bảng biểu như sau: Bảng 20: Tổng chi phí và giá thành sản phẩm ( Trong thời gian thực hiện dự án) Đơn vị: 1000đ TT Nội dung Tổng số chi phí Trong đó chia theo sản phẩm Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 A Chi phí trực tiếp 4.097.470 1 Nguyên vật liệu năng lượng 778.680 2 Điện nước xăng dầu 34.000 3 Chi phí lao động 3.266.790 4 Sửa chữa bảo trì thiết bị 5 Chi phí quản lý 18.000 B Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản cố định 215.918 6 Khấu hao thiết bị cho dự án 10% 23.500 - Khấu hao thiết bị cũ 14.900 - Khấu hao thiết bị mới 8.600 7 Khấu hao nhà xưởng dự án 10% 111.700 - Khấu hao nhà xưởng cũ 34.200 - Khấu hao nhà xưởng mới 77.500 8 Thuê thiết bị 9 Thuê nhà xưởng 10 Phân bổ chi phí hỗ trợ công nghệ 80.718 11 Tiếp thị, quảng cáo 12 Chi khác (lãi, các loại phí) - Tổng số chi phí sản xuất thử nghiệm (A + B) 4.313.388 - Khối lượng sản phẩm sản xuất ra (m3) 18.648 - Giá thành một đơn vị sản phẩm 231.614đ/m3 Bảng 21: Tổng doanh thu (Cho thời gian thực hiện dự án) Đơn vị: 1000đ TT Tên sản phẩm Đơn vị Trữ lượng Sản lượng Giá bán Thành tiền 1. Keo lai M3 22.680 15.876 300 4.762.800 2. Bạch đàn lai M3 3.960 2.772 320 887.040 Tổng cộng: 26.640 18.648 5.649.840 Bảng 22: Tổng doanh thu (Cho 1 năm đạt 100% công suất) Đơn vị: 1000đ TT Tên sản phẩm Đơn vị Trữ lượng Sản lượng Giá bán Thành tiền 1. Keo lai M3 3.780 2.646 300 793.800 2. Bạch đàn lai M3 660 462 320 147.840 Tổng cộng: 4.440 2.756 941.640 Tuy nhiên, dự án vẫn chưa đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá hiệu kinh tế mà dự án có thể đem lại. Dựa vào các số liệu cũng như mẫu bảng biểu của Trung tâm thì chúng ta có thể bổ sung nội dung tài chính bằng cách thêm một bảng dòng tiền đơn giản như sau: Bảng 23: Hiệu quả kinh tế của dự án (Cho 1 năm đạt 100% công suất) Đơn vị: 1000đ TT Nội dung Thành tiền 1. Tổng số vốn đầu tư cho dự án 1.601.460 2. Tổng chi phí trong 1 năm 718.898 3. Tổng doanh thu trong 1 năm 941.640 4. Lãi gộp = (3) – (2) 222.742 5. Lãi dòng = (4) – (Thuế + lãi vay + các loại phí) 200.468 6. Khấu hao thiết bị, XDCB và chi phí hỗ trợ công nghệ trong 1 năm 35.986 TT Nội dung Năm/Tỷ lệ 7. Thời gian thu hồi vốn: T (ước tính, năm) 6,7 năm 8. Tỷ lệ lãi dòng so với vốn đầu tư % (ước tính) 12,52% 9. Tỷ lệ lãi dòng so với tổng doanh thu % (ước tính) 21,29% Trong đó: Tổng vốn đầu tư bao gồm: Tổng giá trị còn lại của thiết bị máy móc và nhà xưởng đã có + Tổng giá trị thiết bị máy móc mua mới và nhà xưởng bổ sung mới + chi phí hỗ trợ công nghệ Thuế bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác nếu có trong năm. Lãi vay là các khoản lãi vay phải trả trong năm. Thời gian thu hồi vốn (T) được tính như sau: T = (Tổng vốn đầu tư) / (Lãi dòng + Khấu hao) = 1.601.460 / (200.468 + 35.986) = 6,7 năm Lãi dòng - Tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư = × 100% =12,52% Tổng vốn đầu tư Lãi dòng - Tỷ lệ lãi ròng so với doanh thu = × 100% =21,29% Doanh thu Các dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp đều là những dự án có tính hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Tuy nhiên, các dự án được lập thì còn nêu chuyên mục này quá sơ xài. Cán bộ mới chỉ nêu đến hiệu quả về xã hội và môi trường nhận được mà chưa nêu lên hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại. Dự án “Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-2010” thì hiệu quả kinh tế-xã hội mới chỉ được các cán bộ lập dự án nêu hiệu quả về môi trường và xã hội như sau: Hiệu quả môi trường: Đối với hiệu quả môi trường tuy ý nghĩa đạt được của dự án là rất to lớn, song đánh giá chúng trong điều kiện nước ta (nhiều nước đang phát triển khác) còn rất khó khăn. Ở đây lấy chỉ tiêu độ tàn che để biểu hiện ý nghĩa này: Nâng cao độ che phủ hiện tại của rừng từ 31,3% hiện nay lên 51,2% vào năm 2010. Sự tăng lên của lớp che phủ thực vật sẽ làm giảm mô đun xói mòn đất, điều tiết và dự trữ nguồn nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, hạn chế lũ lụt, hạn chế ô nhiễm không khó, góp phần ổn định sản xuất, đời sống nhân dân trong tỉnh và cá vùng phụ cận. Hiệu quả xã hội của dự án: Dự án sẽ tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho khoảng 50.000 lao động với 30.000 hộ gia đình nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao trình độ dân trí cũng như mức sống cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh; chấm dứt tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy hạn chế đến mức thấp nhất các tệ nẹn xã hội, các dịch bệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng; đời sống của nhân dân được nâng cao sẽ là nhân tố quan trọng góp phần củng cố an ninh quốc phòng và trật tự xã hội; thông qua thực hiện các dự án sẽ tạo cho cảnh quan từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi, từ các di tích lịch sử đến các danh lam thắng cảnh, các khu công nghiệp…ngày càng trở lên tươi đẹp hơn, trong sạch hơn với độ che phủ và không gian xanh được gây trồng, tạo tiền đề cho phát triển du lịch sinh thái và nhân văn của tỉnh. Ngoài nội dung trên, cán bộ có thể bổ sung thêm nội dung hiệu quả về kinh tế mà dự án sẽ đem lại. Cụ thể như: “Việc thực hiện dự án sẽ làm tăng trữ lượng rừng từ 7-8 triệu m3 gỗ từ diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng mới trong vùng phòng hộ và đặc dụng; cung cấp 9500 m3 gỗ phục vụ nguyên liệu, xây dựng dân dụng từ diện tích rừng trồng thuộc vùng sản xuất; thu được từ trồng cây ăn quả là 96000 triệu đồng/năm; thu được từ sản phẩm vườn rừng, cây công nghiệp là 130000 triệu đồng/năm; kim ngạch xuất khẩu từ 2000 đến 2010 đạt từ 20-25 triệu USD/năm; thúc đẩy sự phát triển của một số ngành nghề khác như tạo giống cây con phục vụ trồng rừng, cây ăn quả, cây xanh cảnh quan và tạo thêm việc làm cho một bộ phận dân cư trên địa bàn”. - Quy trình lập dự án được đưa ra hợp logic, song việc đưa khuôn mẫu như vậy sẽ làm giảm tính sáng tạo của cán bộ lập, tạo sự gò bó, mà trong thực tế mỗi dự án mang những đặc điểm khác nhau. Nguyên nhân Những hạn chế trên chủ yếu là bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: Nguyên nhân khách quan như: Do áp lực công việc đòi hỏi phải lập trong một thời gian ngắn, cán bộ bị hạn chế dẫn đến việc thu thập thông tin chưa đầy đủ hay việc lập dự án không được chi tiết, lập vội vàng dẫn đến những sai sót trong tính toán. Do sự thay đổi, bổ sung liên tục của các chính sách, pháp luật Trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế, do đó khả năng ứng dụng các thành tựu vào công tác lập dự án chưa cao, làm cho thời gian lập dự án là chưa hiệu quả kéo dài Thủ tục thẩm tra còn rườm ra, thông qua nhiều khâu, nhiều nơi. Do đó thời gian lập dự án còn dài, và bị hạn chế Nguyên nhân chủ quan như: Bộ máy, cũng như công tác tổ chức còn hạn chế, chưa đồng bộ Cán bộ đang được trẻ hóa, sự nhạy bén, thói quen làm việc cũng như kinh nghiệm làm việc theo nhóm còn hạn chế Trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động lập dự án còn hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ và hiện đại Định hướng phát triển của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Định hướng phát triển: Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, Trung tâm sẽ chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí theo quy định tại Nghị định NĐ115/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005. Do vậy phương hướng của Trung tâm trong thời gian tới là cải tổ toàn diện từ bộ máy tổ chức đến hoạt động. Cụ thể như sau: Phương hướng hoạt động Dự kiến thay đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ - Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Lâm nông nghiệp - Sản xuất và kinh doanh cây giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh, cây môi trường đô thị. Chế biến các loại sản phẩm Lâm nghiệp trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu (theo qui định của nhà nước). - Dịch vụ khoa học và công nghệ: Thông tin tư liệu, phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực lâm sinh, bảo vệ thực vật và cải tiến công cụ; tư vấn đầu tư, thiết kế và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cây cảnh quan môi trường, các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; khảo sát điều tra cơ bản, xây dựng và lập các loại bản đồ rừng và qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và các công trình xây dựng. Định hướng hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất và dịch vụ: nội dung, quy mô, phạm vi hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cung cấp (số lượng dự kiến hàng năm) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: + Về lâm sinh: Tiếp tục thực hiện các đề tài KHCN và các dự án điều tra cơ bản đã được phê duyệt. Hoàn thành tốt kế hoạch hàng năm và báo cáo sơ kết tổng kết các đề tài và dự án . Xây dựng các đề tài dự án nghiên cứu trồng các loài cây bản đia có giá trị kinh tế cao và chu kỳ kinh doanh ngắn hạn. Tham gia vào các nội dung lâm sinh thuộc dự án “Phục hồi rừng tự nhiên vùng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Xây dựng các mô hình trình diễn trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã thành công của các đề tài thuộc lĩnh vực cải thiện giống, kỹ thuật lâm sinh và sử dụng bền vững đất dốc nhằm khẳng định lại các kết quả nghiên cứu trước khi nhân rộng. Đồng thời thông qua các mô hình cũng để chuyển giao công nghệ cho sản xuất nhằm phục vụ phát triển lâm nghiệp các tỉnh trong cả nước + Về lâm sinh đô thị: Tập trung vấn đề nghiên cứu tuyển chọn và phát triển các loài cây tạo cảnh quan môi trường cho các khu đô thị, công sở, khu di tích lịch sử và các công trình văn hóa. Nâng cao kỹ thuật từ khâu thiết kế, quy hoạch đến thi công các hạng mục cây xanh, cây cảnh để khai thác các hợp đồng dịch vụ và chuyển giao cho các khu đô thị, khu di tích, khu công nghiệp. Chuyển giao kỹ thuật và thiết kế các công trình vườn hoa cây cảnh và cây xanh. +Về năng lượng sinh khối: Nghiên cứu quy hoạch sử dụng hợp lý nhiên liệu sinh khối (củi, rơm, rạ,...), hoàn thiện kỹ thuật xây dựng bếp lâm nghiệp cải tiến. Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ dưới các hình thức: chuyên gia tư vấn, tập huấn chuyển giao, xây dựng mô hình mẫu… nhằm tạo việc làm và tăng nguồn thu cho Trung tâm. + Lâm nghiệp xã hội: xây dựng các dự án khuyến lâm, dự án xây dựng mô hình phát triển kinh tế vùng đồng bào khó khăn thuộc nguồn ngân sách nhà nước Sản xuất và dịch vụ: Sản xuất cây giống Dịch vụ phòng chống mối cho cây trồng và các công trình xây dựng Sản xuất các loại nấm ăn Liên doanh, liên kết trồng rừng kinh tế, chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm rừng trồng và các sản phẩm sau nghiên cứu khoa học Tư vấn thiết kế và thi công các công việc thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ và đăng ký hoạt động KHCN cho phép (Dự kiến hàng năm thu từ các hợp đồng dịch vụ KHKT (5-10 hợp đồng) và các hoạt động SXKD khác chiếm khoảng 40% tỷ trọng thu nhập của Trung tâm. Xác định ngành nghề, lĩnh vực đăng ký kinh doanh - Sản xuất và kinh doanh cây giống phục vụ trồng rừng, cây cảnh, cây môi trường đô thị. - Chế biến các loại sản phẩm Lâm nghiệp. - Dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực: lâm sinh, lâm sinh đô thị, năng lượng sinh khối, lập các dự án đầu tư lâm nghiệp, thiết kế và thi công các loại vườn ươm công nghiệp, nhà lưới, nhà kính, vườn sưu tập thực vật; lập các loại bản đồ rừng và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện phòng chống côn trùng phá hoại thực vật và các công trình xây dựng. - Tăng cường năng lực làm việc: - Trang thiết bị và phương tiện: Phát huy hiệu quả thiết bị đã có, nâng hiệu suất sử dụng lên trên 70% Xây dựng hoàn thiện bộ phận căn vẽ bản đồ để phục vụ cho việc lập dự án, thiết kế công trình lâm sinh cây xanh đô thị và môi trường Hoàn thiện phòng thí nghiệm để đưa vào sản xuất hiệu quả Mua sắm thêm các thiết bị thông tin , tuyền truyền phục vụ việc chuyển giao Xây dựng cơ sở hạ tầng: Nâng cấp khu làm việc tại Trung tâm 365 Minh Khai Mua sắm thêm các thiết bị vật tư cho các phong làm việc tại trạm Tân Lạc, Hòa Bình Hoạt động chuyển giao công nghệ - Chuyển giao khoa học công nghệ: Chuyển giao kỹ thuật gây trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao phục vụ phát triển xã hội nói chúng và phát triển ngành lâm nghiệp nói riêng. Chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ăn cho bà con vung nông thôn miền núi Chuyển giao kỹ thuật đắp bếp lâm nghiệp cải tiến tiết kiệm chất đốt cho người dân. - Sản xuất và dịch vụ khoa học công nghệ: Phát huy tiềm năng của trạm thực nghiệm khoa học kỹ thuật Tân Lạc, Hòa Bình để sản xuất cây con phục vụ trồng rừng của các tỉnh Tây Bắc, cung cấp cây cho dự án “Phục vụ rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái ở miền Bắc Việt Nam (RENFODA) do chính phủ Nhật Bản tài trợ Thiết kế kỹ thuật và thi công các công trình lâm sinh, cây xanh đô thị và cảnh quan môi trường Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong cơ quan và liên kết với địa phương để trồng rừng kinh tế Dịch vụ phòng chống mối cho cây xanh và các công trình xây dựng Giải pháp thực hiện: - Giải pháp hành chính, tổ chức: Hoàn thiện và phê duyệt chính thức đề án xây dựng định hướng phát triển của Trung tâm Công khai hóa chức năng nhiệm vụ và năng lực hoạt động của Trung tâm trên các tờ thông tin của Viện và ngành nhằm thúc đẩy phối hợp nghiên cứu khoa học và tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực chuyển giao và dịch vụ KH&CN Bàn bạc thống nhất trong cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng để sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả theo tinh thần của nghị định 10 của Chính phủ Quy hoạch trung và dài hạn đội ngũ cán bộ công chức cảu Trung tâm để đảm đương các nhiệm vụ trong từng giai đoạn Chọn và gửi cán bộ đi đào tạo ở các lĩnh vực quản lý, chuyên môn. Nghiệp vụ để đủ điều kiện hoàn thành tốt công tác được giao. - Giải pháp về vốn: Thường xuyên liên hệ với Viện và Bộ để đăng ký thực hiện các đề tài, dự án từ nguồn vốn NSNN Mở rộng quan hệ với các cơ quan ngoài ngành để hợp tác nghiên cứu và chuyển giao KHCN, đặc biệt là tiếp tục giữ các mối quan hệ với các đối tác cũ như: Ban quản lý rừng cảnh quan môi trường khu công nghiệp Dung quất, các sở ban ngành thuộc tỉnh Hòa Bình, dự án phát triển nông thôn Cao Bằng-Bắc Cạn do EU tài trợ, dự án trồng rừng Việt Đức… Tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình ĐCĐC, dự án 661…… Tăng cường hoạt động sản xuất, dịch vụ và chuyển giao KHCN: hướng dẫn kỹ thuật, làm bản đồ, quy hoạch thiết kế và thi công các công trình cây xanh đô thị cảnh quan môi trường, lập và thiết kế dự án đầu tư, xây dựng bếp lò, sản xuất cây con, trồng nấm… Tăng cường thu hút vốn đầu tư để sử dụng hiệu quả quỹ đất tại trạm Tân Lạc, Hòa Bình. Lấy trạm làm cơ sở để xây dựng nguồn thu ổn định cho Trung tâm - Giải pháp khác: Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa các đơn vị trong Viện và các cơ quan ngoài Viện Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan cấp trên và địa phương có liên quan Tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ phát huy năng lực chuyên môn, xin một tình nguyện viên người nước ngoài nói tiếng Anh để nâng cao khả năng giao tiếp và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ khoa học. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Công tác tổ chức lập dự án Quá trình lập dự án đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố như cán bộ lập cho đến quy trình lập. Có làm tốt công tác tổ chức quá trình lập thì dự án mới đạt được hiệu quả cao. Hiện nay quá trình lập dự án của Trung tâm nói chung là phù hợp với xu thế phát triển chung. Song để hoàn thiện hơn nữa quá trình lập dự án, một số giải pháp mà chúng ta có thể sử dụng như: Cần có sự tổ chức, phối hợp giữa các phòng ban, tránh tình trạng có những thời điểm, có phòng không có việc còn có phòng thiếu nhân sự làm. Cơ cấu bổ sung nhân sự cho những phòng ban quan trọng để giải quyết được tình trạng quá tải công việc trong một phòng ban Xây dựng và hoàn thiện lại quy trình lập dự án sao cho hợp lý ví dụ như cần có bước lập kế hoạch sơ bộ trước rồi mới tiến hành hoạt động thu thập số liệu phục vụ cho công tác lập dự án Kiểm tra mức độ hợp lý và chính xác tất cả các yếu tố có liên quan trong quá trình lập dự án như chi phí sử dụng cho công tác lập, tài liệu phục vụ cho công tác lập, quá trình lập dự án. Đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá và kiểm tra chất lượng trong chính nội bộ doanh nghiệp Nội dung lập dự án Mặc dù nội dung dự án luôn đảm bảo đủ các phần, song một số nội dung còn sơ xài. Do đó, giải pháp cho việc hoàn thiện nội dung lập dự án bao gồm: - Nghiên cứu điều kiện vĩ mô bao gồm có nghiên cứu các vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tê-xã hội và quy hoạch dự án. Về cơ bản những nội dung này đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Song để nâng cao được chất lượng cũng như đảm bảo tính chính xác cao cho các số liệu thu thập trong nội dung này, Trung tâm nên xem xét đến việc tăng cường chi phí cho cán bộ lập dự án, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ làm công tác lập dự án. Thông thường chi phí dành cho các cán bộ chiếm khoảng 10%-12% chi phí lập dự án. Để đảm bảo được chất lượng công tác lập dự án, Trung tâm có thể nâng mức này lên là 15%-17& chi phí lập dự án. - Nghiên cứu về thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm: Như đã phân tích ở trên, đây không phải là nội dung thật sự quan trọng trong các dự án thuộc lĩnh vức lâm nghiệp. Do vậy, cán bộ lập làm nội dung phân tích thị trường tương đối sơ xài. Với mục đích nâng cao tối đa hiệu quả lập dự án, Trung tâm nên lập ra một đội ngũ cán bộ được huy động từ nhân viên trong các phòng ban để nhằm mục đích đào tạo kỹ năng chuyên trách về lĩnh vực này. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho công tác lập dự án cũng như hoàn thiện hơn nữa nội dung của dự án được lập. - Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật: Nội dung này được Trung tâm lập khá chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, để hoàn thiện nội dung này hơn nữa, việc đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ vẫn cần được quan tâm. Cử các cán bộ tham gia vào các lớp đào tạo, đi học nâng cao trình độ, tiếp nhận những phương pháp kỹ thuật mới, góp phần làm tăng hiệu quả của dự án. - Nghiên cứu tài chính dự án: Cán bộ nên bổ sung phân tích thêm một số các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cần thiết như dòng tiền, IRR để tăng tính vững chắc cho tính hiệu quả của dự án. Ngoài ra cán bộ cũng nên giải trình đầy đủ và chi tiết hơn nữa về vấn đề nguồn vốn cho dự án như nguồn vốn được huy động từ những nguồn cụ thể nào, với mức độ huy động là bao nhiêu. Dự án “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang tỉnh Bình Định-Quảng Ngãi” là một ví dụ. Cán bộ mới chỉ nêu giải pháp về vốn như sau: “Căn cứ vào quyết định 556/TTg ngày 12/09/1998 của Thủ tướng chính phủ và thông tư số 01-NN-KH/TT ngày 3/1/1999 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 556/TTg. Nguồn vốn xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lưu vực đầu nguồn sông Lại Giang bao gồm: Vốn ngân sách: Đầu tư cho việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng, mua trang thiết bị phương tiện Vốn vay với lãi suất thấp : Đầu tư hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp và xây dựng trang trại Vốn ngân sách địa phương : Tính bằng sức lao động cảu nhân dân tham gia xây dựng rừng phòng hộ và thu được từ việc thu thuế từ các công trình thủy nông và thuế lâm sản trong vùng Vốn tài trợ của chính phủ, các tổ chức môi trường quốc tế để xây dưungj rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Nội dung trên vẫn còn nêu chung chung mà chưa nêu rõ cụ thể về nguồn vốn được huy động cụ thể ra sao. Sau khi tìm hiểu và hỏi ý kiến của các cán bộ lập dự án tại Trung tâm, tôi xin bổ sung nội dung này chi tiết như sau: Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn được xác định theo công trình hoặc dự án đầu tư. Nguồn vốn này là động lực chủ yếu để xây dựng rừng phòng hộ. Tổng số nguồn tiền chi trong ngân sách nhà nước ta là 50.584,5 triệu đồng. Trong đó tỉnh Bình Định là 45.209,0 triệu đồng và tỉnh Quảng Ngãi là 5.375,5 triệu đồng. Nguồn vốn vày được tập trung chủ yếu để xây dựng rừng phòng hộ. Vốn ngân sách địa phương: Nguồn vốn này thu được từ việc thu thuế từ các công trình thủy nông và thu từ thuế lâm sản trong vùng. Nguồn vốn này được ước tính là 462,0 triệu đồng trong đó tỉnh Quảng Ngãi là 144,0 triệu đồng và tỉnh Bình Định là 318,0 triệu đồng. Vốn vay với lãi suất ưu đãi: Nguồn vốn này được ước tính là 6.980,0 triệu đồng trong đó tỉnh bình Định là 6.959,7 triệu đồng và tỉnh Quảng Ngãi là 20,3 triệu đồng. Nguồn vốn này được tập trung đầu tư hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp và xây dựng trang trại. Nghiên cứu hiệu quả dự án: Như đã đề cập ở trên, cán bộ lập mới chỉ đề cập đến hiệu quả xã hội cũng như hiệu quả môi trường mà không đề cập đến hiệu quả kinh tế của dự án. Do đó, cán bộ lập nên bổ sung phần hiệu quả kinh tế. Đây được coi như là một phần đánh giá, tổng kết lại toàn bộ những hiệu quả mà dự án đem lại cho nền kinh tế, cho chủ đầu tư Nguồn nhân lực cho quá trình lập dự án Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho một dự án. Do đó, để nâng cao công tác lập dự án, Trung tâm nên quan tâm đến một số vấn đề như: - Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực trẻ còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc theo nhóm. - Chú trọng công tác tuyển dụng lao động. Trung tâm có thể tiến hành liên kết trực tiếp với một số trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp như trường đại học nông nghiệp, trường cao đẳng lâm nghiệp để tuyển chọn các sinh viên ưu tú, bổ sung vào đội ngũ cán bộ có chất lượng cao - Phân công, bố trí cho các cán bộ làm việc theo đúng nhiệm vụ, tạo điều kiện cho cán bộ có thể phát huy được thế mạnh và vận dụng những kiến thức đã được đào tạo. - Việc đầu tư xây dựng quy chế tiền lương tốt trong Trung tâm thành một loại hình văn bản riêng và phổ biến đến mọi nhân viên như một phần của văn hóa Trung tâm là rất nên làm. Trung tâm cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hợp đồng và lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc... - Kèm theo đó, Trung tâm cũng nên xây dựng một chế độ thưởng phạt rõ ràng, minh bạch, công khai chỉ ra những cán bộ làm chưa tốt và khen thưởng những cán bộ đạt thành tích tốt. Từ đó, khuyến khích các cán bộ phát huy tinh thần làm việc cũng như tránh mắc khỏi những sai lầm không đáng có. - Thường xuyên quan tâm đến điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Đây là phương pháp gián tiếp giúp cho Trung tâm có thể “giữ chân” các cán bộ có năng lực chuyên môn. Phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ cho quá trình lập dự án Phương tiện khoa học kỹ thuật phục vụ cho công tác lập dự án là nhân tố trức tiếp tác động đến hoạt động lập dự án. Có được những phương tiện phục vụ tốt, hiện đại sẽ giúp giảm bớt thời gian cho quá trình lập cũng như đảm bảo tính chính xác cao. Một vài giải pháp mà chúng ta cần quan tâm như: - Thường xuyên kiểm tra, đại tu chất lượng các máy móc thiết bị dùng cho hoạt động thu thập thông tin cũng như cho hoạt động lập dự án. - Xem xét mức độ hiện đại của công nghệ được sử dụng. Nếu quá lạc hậu không còn phù hợp với thời đại, cần có giải pháp khắc phục, đầu tư mới để nâng cao chất lượng lập dự án. - Nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể lựa chọn được công nghệ thích hợp nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng “mua về để đấy” gây thất thoát lãng phí cho chính bản thân Trung tâm. - Đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện lại hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập ví dụ như lập ra một thư viện tài liệu, lưu trữ lại tất cả các tài liệu có liên quan phục vụ cho hoạt động lập dự án bao gồm các văn bản pháp quy, các sách báo…. Phương pháp sử dụng trong lập dự án - Ngoài các phương pháp thường được sử dụng, Trung tâm có thể nghiên cứu thêm một số cách phân tích như ngoại suy thống kê để dự báo các thông tin cần thiết, hay phương pháp phân tích độ nhạy để xác định và khẳng định tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính - Tăng cường thêm chi phí để bổ sung thêm các phương pháp như hỏi ý kiến chuyên gia. Đây là phương pháp đòi hỏi chi phí lớn nhưng nó đặc biệt phù hợp với những dự án chịu tác động của nhiều yếu tố và tính bất định lớn Phương pháp thu thập số liệu - Vận dụng triệt để các phương tiện kỹ thuật cần thiết để công tác thu thập số liệu được chính xác và nhanh chóng hơn - Tăng cường đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, bổ sung chi phí cho hoạt động thu thập số liệu như nâng mức bình quân khoảng 2-5% chi phí lập dự án lên mức 7%. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể sẽ thay đổi linh hoạt theo từng dự án. Ví dụ như những dự án có thể tận dụng được nguồn số liệu đã được lưu trữ tại thư viện thông tin chi phí này có thể giảm để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí. Một số giải pháp khác hạn chế nguyên nhân khách quan: - Cập nhật kịp thời những thay đổi của pháp luật và phổ biến cho các cán bộ nhân viên hiểu rõ về những thay đổi - Kiến nghị lên cơ quan cấp trên về những điều bất hợp lý trong các chính sách vĩ mô, và ý kiến đóng góp hạn chế những điều bất hợp lí. KẾT LUẬN Có thể nói, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp ra đời và phát triển được như ngày hôm nay là có sự đóng góp của cả tập thể cán bộ nhân viên. Nhờ có Trung tâm mà hàng ngàn ha rừng đã được thiết lập trở lại, tạo ra môi trường an toàn hơn cho cuộc sống con người, hàng trăm các giải pháp khoa học công nghệ trong lĩnh vực Lâm nghiệp được đưa vào áp dụng trong thực tiễn, nâng cao đời sống con người... Hoạt động lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp ngày càng được nâng cao và chất lượng các dự án ngày càng được hoàn thiện. Nội dung của dự án được các cán bộ lập nêu khá đầy đủ và đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án được hiệu quả và thuận lợi. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.S Trần Mai Hoa đã giúp em hoàn thành bài viết. Rất mong nhận được đóng góp của cô để bài viết của em thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lập dự án đầu tư- Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008 Giáo trình kinh tế đầu tư- Chủ biên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS-TS Từ Quang Phương- NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2007 Báo cáo tài chính năm 2004,2005,2006,2007,2008 của Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Các dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Các văn bản pháp luật có lien quan như luật đầu tư 2005 Một số tài liệu tham khảo khác CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc * * * LỜI CAM ĐOAN Tên em là : Trần Thị Trà My Sinh viên lớp : Đầu tư 48C Khoa : Kinh tế Đầu tư Mã sinh viên : CQ481859 Sau 04 tháng thực tập tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp, hướng sự hướng dẫn của Th.S Trần Mai Hoa, em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án tại Trung tâm ứng dụng KHKT Lâm nghiệp” để nghiên cứu làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, không có sự sao chép của bất kỳ luận văn hay luận văn khác, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai em xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Sinh viên Trần Thị Trà My

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31633.doc
Tài liệu liên quan