Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với việc gia nhập là thành viên thứ 150 của WTO vừa qua, đất nước Việt Nam ta hiện nay đã và đang chứng tỏ vai trò là một thành viên mới tích cực, có triển vọng phát triển cao trong khu vực và trên thế giới. Để có được điều đó cần có sự nỗ lực cố gắng hết sức mình của toàn thể tất cả các ngành, các địa phương trên cả nước. Trong đó, Hà Nội với vai trò là vị trí trung tâm, càng phải chứng tỏ mình là chiếc đầu tàu, là nhạc trưởng định hướng cho mọi tỉnh thành phố khác phát triển đi lên. Để làm nền cho sự đi lên đó, Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung cần phải có một cơ sở vật chất, hạ tầng thật tốt để từ đó phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước nâng cao mức sống của người dân. Công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải là một đơn vị xây dựng của thành phố Hà Nội. Trong thời gian từ khi thành lập tới nay, công ty luôn hướng mình vận động vì các mục tiêu tốt đẹp ấy. Là một sinh viên của bộ môn Kinh tế Đầu tư trường ĐH KTQD, trong thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của công ty nói chung, và hoạt động lập dự án tại công ty nói riêng. Việc tìm hiểu này đã làm em nhận thức rõ hơn vai trò to lớn của công tác lập dự án đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đây là hoạt động căn bản đem lại lợi nhuận cho công ty, đồng thời là yếu tố quyết định để cho ra đời một công trình đẹp, chất lượng và hiệu quả. Sau một thời gian tham gia thực tập, được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải” để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề của em gồm các phần sau: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tác lập dự án tại công ty Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải Em xin chân thành cảm ơn Giáo viên PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt cùng toàn thể các anh chị trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Do thời gian và kiến thức có hạn, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý và thông cảm của toàn thể các thầy cô giáo và các bạn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3 I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3 1. Giới thiệu về công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3 1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 3 1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5 1.4. Tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 8 2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty 9 2.1. Kết quả hoạt động đầu tư của công ty 9 2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty 14 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 15 1. Quy trình lập dự án 15 2. Phương pháp lập dự án 17 2.1. Phương pháp dự báo 17 2.2. Phương pháp phân tích, đánh giá 19 3. Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án 22 3.1.Nghiên cứu thị trường 22 3.2. Sự cần thiết đầu tư 22 3.3. Phân tích kỹ thuật 23 3.4. Phân tích tài chính 28 3.5. Phân tích kinh tế xã hội của một dự án 30 4. Công tác tổ chức lập dự án tại công ty 31 4.1. Lập nhóm soạn thảo_ Ban quản lý dự án 31 4.2. Lập quy trình và lịch trình soạn thảo dự án 32 5. Ví dụ về một dự án cụ thể_ Dự án “Nhà lưu trú cán bộ công nhân viên công ty thông tin tín hiệu Đường sắt Hà Nội” 34 5.1. Nghiên cứu thị trường 34 5.2. Sự cần thiết phải đầu tư 35 5.3. Nội dung phân tích kỹ thuật 38 III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 53 1. Các thành tựu đạt được 53 1.1. Về quy trình lập dự án tại công ty: 53 1.2. Về phương pháp lập dự án: 53 1.3. Về nội dung lập: 54 1.4. Về công tác tổ chức lập dự án: 54 2. Các tồn tại và nguyên nhân 57 2.1.Tồn tại 57 2.2. Nguyên nhân 59 CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 61 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 61 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 64 1. Một số giải pháp chung 64 1.1. Đầu tư nguồn nhân lực 64 1.2. Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ công tác lập dự án 66 1.3. Đầu tư nâng cao công tác quản lý, kiểm tra quá trình lập dự án 67 2. Một số giải pháp cụ thể cho từng khâu, từng nội dung của lập dự án 68 2.1.Hoàn thiện công tác tổ chức lập dự án 68 2.2. Hoàn thiện quy trình lập dự án 69 2.3. Hoàn thiện khâu phân tích thị trường 70 2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích kỹ thuật 70 2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính 72 2.6. Hoàn thiện khâu phân tích kinh tế xã hội 74 3. Kiến nghị 74 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

docx80 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chính dùng đèn huỳnh quang, một số vị trí như cầu thang, khu WC, ban công dùng đèn nung sáng. - Cáp điện và nhà dùng cáp lõi đồng vỏ PVC bọc sắt, cáp dẫn trong nhà phải dùng cáp lõi đồng vỏ PVC. Cấp thoát nước. - Cấp nước: Xây dựng hệ thống cấp nước bằng giếng khoan tập trung, xây bể ngầm và lắp đặt bể trên mái. - Thoát nước: Xây dựng hệ thống thoát nước mặt, nước thải vệ sinh phải qua bể tự hoại trước khi thoát ra. Hệ thống cứu hỏa Phải bố trí các họng nước chữa cháy cho công trình * Các phương án kiến trúc Xác định được tầm quan trọng của nội dung nà, cán bộ lập dự án tại công ty đã luôn đặt chất lượng và độ an toàn lên hàng đầu trong khi làm việc. Thông qua việc nghiên cứu về mặt bằng khu đất, về điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội vốn có của địa phương, các cán bộ công ty đã đưa ra các phương án kiến trúc phù hợp. Cán bộ công ty đã phải sử dụng phương pháp so sánh với các dự án xây dựng dân dụng tương tự khác, đồng thời sử dụng cả các dự án mẫu trong ngành xây dựng để đưa ra hai phương án kiến trúc để so sánh và lựa chọn. - Tổng mặt bằng: Do đặc điểm của khu đất, việc bố trí tổng công trinh phải đảm bảo được khoảng cách an toàn giữa công trình với đường sắt và khoảng lưu không thủy lợi, lưu không với đường ngang( theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1 bảng 4.7.2, bảng 4.6.1 về khu vực bảo vệ công trình đường sắt và thủy lợi) Từ mép trong đường sắt tới mép đường gom rộng 5.6m ( khoảng an toàn đường sắt). Đường gom rộng 4m, khoảng cách an toàn thủy lợi = 5m Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuẫtem bản vẽ tổng mặt bằng vị trí Toàn bộ công trình gồm 14 gian(4m x 10m) = 56m nằm trong chiều dài khổ đất được giao. Trên cơ sở bố trí tổng mặt bàng diện tích như trên, công ty tư vấn đề xuất hai phương án kiến trúc công trình. - Phương án 1: Nhà 3 tầng mái bằng, bố trí một tum lên sân thượng. Tầng 1 bố trí sân trước rộng 2.8m. Không gian kiến trúc tầng một là phòng khách và bếp ăn để trống. Cầu thang tầng 1 đón hướng từ cửa chính đi thẳng lên tầng 2. Mặt bằng tầng 2 và tầng 3 bố trí 2 phòng ở, giữa là nút giao thông, vệ sinh và giếng trời để thông thoáng gió. Toàn bộ kết cấu thang bê tông cốt thép tường xây gạch dày 150, tầng cao tầng 1:3.6m, tầng 2+3: 3.325m, hệ thống cửa dùng gỗ nhóm 3( xem bản vẽ kỹ thuật 02 và 03). - Phương án 2: Về bố cục mặt bàng chung, tầng cao đều bố trí như phương án 1, riêng nút giao thông, vệ sinh, giếng trời có tổ chức khác, tầng 1 gồm 2 cốt nền, hướng cầu thang đón ngang nhà. Kết cấu khung bê tông cốt thép, tường xây gạch dày 150, tầng cao nhà như phương án 1. - Đánh giá chung và so sánh hai phương án: - Đánh giá chung: Nhìn chung cả hai phương án đều đạt được yêu cầu sử dụng, thông thoán, giao thông hợp lý, tạo không gian kiến trúc đẹp, có sân trước, hiên phía sau, bảo đảm khoảng cách an toàn với giao thông đường sắt và kênh thủy lợi. - So sánh: Phương án 1 do bố trí hệ thống cầu thang, hành lang, vệ sinh, ,.,,, hợp lý về diện tích nên các phòng ở được rông hơn, và thoáng hơn phương án 2. Do vậy công ty tư vấn đại học xây dựng dự kiến lấy phương án 1 làm phương án lựa chọn vì phương án này đạt hiệu quả sử dụng cao hơn, đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hợplý cho người lao động. - Các thông số kỹ thuật của phương án chọn Toàn bộ công trình gồm 14 gian Diện tích sử dụng của 1 gian là: 4m x 13.8m = 56.2m2 Trong đó: + Diện tích xây dựng: 4m x 10m = 40 m2 + Diện tích sân trước: 4m x 2.8m = 11.2 m2 + Diện tích hiên + tam cấp sau nhà: 4m x 1.0m = 4 m2 Diện tích sàn tầng 1 tính cho 1 gian = 40 m2 Bao gồm: + Phòng khách( trong lòng): 18.5 m2 + Bếp ăn( trong lòng): 13 m2 + Khu vệ sinh, cầu thang: 3.5 m2 + Diện tích kết cấu: 5.0 m2 Diện tích sàn tầng 2,3 tính cho 1 gian = 45.85 m2 x 2 tầng = 91.7 m2 Bao gồm: + Phòng ngủ, sinh hoạt chung( trong lòng): 12 m2 x 2 = 24 m2 + Phòng ngủ( trong lòng): 14.5 m2 x 2 = 29 m2 + Lô gia: 3.6 m2 x 2 = 7.2 m2 + Thang, vệ sinh, giếng trời: 12 m2 x 2 = 24 m2 + Diện tích kết cấu: 3.75 m2 x 2 = 7.5 m2 Tầng cao: + Tầng 1: 3600mm + Tầng 2: 3225mm + Tum lên mái: 3000mm * Các giải pháp xây dựng thi công công trình Dựa vào các phương án kiến trúc đã được đưa ra như trên, đồng thời nghiên cứu tình hình khả năng cung cấp nguyên vật liệu cho công trình, cùng với các đặc tính của từng nguyên vật liệu, các cán bộ lập dự án của công ty đã đưa ra giải pháp xây dựng phù hợp. Đây cũng chính là việc lựa chọn loại nguyên vật liệu cho việc xây dựng công trình sau này. Để có thể đưa ra nội dung này một cách hợp lý, các kỹ sư công ty ngoài kinh nghiệm chuyên môn của mình, còn phải nghiên cứu và dựa vào các dự án mẫu, đồng thời có đối chiếu với các dự án trong cùng lĩnh vực. - Giải pháp xây dựng +Nền và móng: Do nền đất trũng, ruộng nước nên phải san nền và gia cố nền, móng, cọc tre, móng bằng bê tông cốt thép, giằng móng bê tông cốt thép. + Thân công trình: Dùng hệ thống khung bê tông cốt thép chịu lực dày 150, bê tông đá dăm M200#, đá 1 x 2, thép chịu lực AII, có cường độ Ra = 2800kg/ cm2 cho các loại đường kính D > 10 và thép AI có Ra = 2100 kg/ cm2 cho các loại đường kính D< 10. Sàn các tầng dùng phương án đổ bê tông cốt thép tại chỗ toàn khối mác 200#, đá dăm 1x2, thép chịu lực dùng AII có Ra = 28100 kg/ cm2 cho các loại đường kính D > 10 và thép AI có Ra = 2100 kg/ cm2 cho các loại đường kính D< 10. + Hệ thống tường xây gạch ống 150x150 và gạch đặc 110 mác 75# với VXM 50#. + Hệ thống mái: Lát gạch chống nóng 2 lớp 200x200x60 + Cấu tại sàn các tầng: Dùng gạch gốm 300x300 + Khu vệ sinh: + Tường ốp gạch men kính 200x250 màu sáng cao 1800 + Sàn lát gạch chống trơn 200x200 + Trần sử dụng tấm nhựa + Thiết bị dùng của VIGRACERA + Cửa sổ, cửa đi: Dùng gỗ nhóm 3 được ngâm tẩm chống mọt và sấy khô đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. - Giải pháp thi công + Thi công nền móng: Đào móng bằng máy, sau đóng cọc tre nếu nền đất tự nhiên có nước rồi thi công móng. +Thi công thân công trình: Hệ khung, sàn bê tông cốt thép, thi công bằng biện pháp đổ bê tông tại chỗ, kết hợp thi công cơ giới và thủ công. +Trong quá trình thi công, thường xuyên có cán bộ kỹ thuật theo dõi, bám sát để thi công công trình đảm bảo kỹ thuật, an toàn, chất lượng, đảm bảo đúng chỉ tiêu cấp phối vật liệu, tiết kiệm, tránh hao phí vật tư. * Lịch trình thi công xây dựng công trình. Để xây dựng lịch trình cho việc thi công xây dựng công trình, cán bộ công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải đã dựa vào phương pháp đường găng_ xây dựng dựa theo các công việc găng của dự án. Qua đó, xác định các mốc thời gian quan trọng. Đây chính là cở sở để các đội thi công tiến hành xây dựng công trình đúng tiến độ. Lịch trình của dự án được xác định như sau: - Tháng 11/2004 : Lập báo cáo nghiên cứu khả thi - Tháng 12/2004 : Trình duyệt dự án - Tháng 12/2004: Thiết kế kỹ thuật thi công – tổng dự toán – xin cấp phép xây dựng - Tháng 1/2005: Khởi công công trình hạ tầng và nhà lưu trú ( giai đoạn 1) - Tháng 4/2005: Hoàn thành dự án( giai đoạn 2) 5.4. Nội dung phân tích tài chính Phân tích tài chính là một nội dung không thể thiếu đối với một dự án nào, cho dù đây là một dự án do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giao cho công ty tiến hành lập dự án. Do dự án này được xây dựng ra nhằm tạo nên một công trình phục vụ nhu cầu nhà ở cho cán bộ công nhân đường sắt, và nguồn vốn dự án được dự kiến huy động từ chính các cán bộ này. Vì vậy trong nội dung phân tích tài chính của dự án nhà lưu trú chỉ bao gồm các nội dung: Xác định tổng mức đầu tư Xác định nhu cầu vốn theo tiến độ Xác định nguồn vốn, khả năng tài chính * Xác định tổng mức đầu tư Để xác đinh tổng mức đầu tư cho dự án này, các cán bộ lập dự án của công ty đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp suất đầu tư/ một sản phẩm. Đây là phương pháp chủ yếu nhất vì công trình này thuộc loại vừa và nhỏ. Đồng thời cũng căn cứ vào các dự án mẫu để xác định quy mô nguồn vốn cho phù hợp. Tổng mức đầu tư của dự án được xác định bao gồm các nội dung sau: - Chi phí xây lắp nhà lưu trú 3 tầng + Chi phí xây lắp tầng 1( giai đoạn 1): 560m2 x 2000000đ/m2 = 1.120.000.000đ(A) +Chi phí xây lắp tầng 2,3(giai đonạ 2) 128m2 x 2.000.000đ/m2 = 2.566.000.000đ Tổng cộng: 3.686.000.000đ(B) - Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: + Xây dựng đường ngang cấp 3 có trang bị tín hiệu cảnh báo tự động 1 điểm tại lý trình km 18 + 450 đường sắt thống nhất. Xây dựng đường trục cấp điện hạ thế 220V/380V = 455.000.000đ. + Xây dựng hàng rào cao 1.2m ngăn cách với đường sắt: 75m x 300.000đ/m = 22.500.000đ + Xây dựng đường gom rộng 4.0m, dài 81m và đoạn cua: 384 m2 x 304.090đ/ m2 = 116.800.000đ + Đổ cát san nền đến độ cao thiết kế diện tích 2.474 m2 : 2.474m2 x 1.5m x 55.000đ/m3 = 204.100.000đ + Xây dựng hệ thống cấp nước bằng giếng khoan tập trung, hệ thống thoát nước: 200.000.000đ Tổng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng: 998.400.000đ(C) - Chi phí di chuyển đường dây thông tin tín hiệu 110m, gia cố cáp quang đường sắt: Tổng kinh phí: 20.000.000đ(D) - Chi phí cơ bản khác: a, Chi phí thiết kế: + Chi phí thiết kế KTTC nhà lưu trú: 3.686.000.000đ x 2.62% = 96.573.000đ + Chi phí quy hoạch tổng mặt bằng: 1100đ/m2 x 2.249m2 x 1.25 = 3.100.000đ + Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi: (B +C) x 0.52% (3.686.000.000đ + 998.400.000đ) x 0.52% = 24.400.000đ + Thiết kế kỹ thuật thi công cơ sở hạ tầng: (C) x2.28% 998.400.000đ x2.28% = 22.800.000đ + Tổng chi phí thiết kế trước thuế: 146.873.000đ +Thuế giá trị gia tăng 10%: 14.690.000đ Tổng cộng: 161.563.000đ(E) b, chi phí thẩm định, giám sát và BQL: + Thẩm định dự án đầu tư: (B+C+D+E) x 0.032% x1.1: 4.865.963.000đ x 0.032% x1.1 = 1.700.000đ + Thẩm định thiết kế kỹ thuật: (B+C) x 0.0675% x1.1: (3.686.000.000đ + 998.400.000đ) x 0.0675% x1.1 = 3.500.000đ + Giám sát thi công( thuê tư vấn): (B+C) x 1.21% x 1.1: (3.686.000.000đ + 998.400.000đ) x 1.21% x1.1 = 62.400.000đ + Khảo sát mặt bằng: = 3.000.000đ + Ban quản lý dự án: (B+C+D+E) x 1% = 48.700.000đ Tổng cộng 119.300.000đ(G) - Dự phòng phí (xây lắp): (B+C) x 5% (3.686.000.000đ + 998.400.000đ) x 5% = 235.000.000đ(H) - Chi phí đền bù hỗ trợ địa phương giải phóng mặt bằng + Tiền nộp theo quyết định số 884 – QĐ/UB tổng số tiền là: 63.390.000đ + Đền bù giải phóng mặt bằng bổ sung 771m2 đất hành lang và đất làm đường chung = 14.880.300đ + Kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương = 426.800.000đ Tổng cộng = 505.000.000đ(I) - Tổng nhu cầu vốn đầu tư: (B+C+E+H+I) = 5.725.263.000đ ( năm tỷ, bảy trăm hai lăm triệu, hai trăm sáu mươi ba ngàn đồng) * Nhu cầu vốn theo tiến độ Dựa vào việc xác định lịch trình các công việc trong từng thời kỳ, các cán bộ công ty cũng xác định nhu cầu vốn tương ứng với các phần việc ấy. - Dự kiến đầu tư vốn cho giai đoạn 1 là : Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà lưu trú 14 đơn nguyên, xây một tầng trước, tầng 2 và tầng 3 sẽ xây dựng theo giai đoạn sau. - Tổng kinh phí đầu tư giai đoạn 1 là: 5.725.263.000đ – 2.566.000.000đ( chi phí xây lắp tầng 2 và tầng 3 nhà lưu trú) = 3.159.263.000đ Làm tròn: 3.160.000.000đ ( Ba tỷ, một trăm sáu mươi triệu đồng) * Nguồn vốn – khả năng tài chính: Đây là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với việc thực hiện công trình. Các cán bộ công ty xác định nội dung này đựa theo lịch trình xây dựng dự án và dựa vào các căn cứ như: - Căn cứ điểm 2 – Điều 23 Quy chế tài chính(tạm thời) của tổng công ty đường sắt Việt Nam ban hành theo quyết định số 154/QĐ –ĐS-VN ngày 17/02/2004 của chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định về việc huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. - Nguồn vốn – khả năng tài chính huy động vốn cán bộ công nhân viên chức đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Công ty thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội, phạm vi từ Hà Nội đến Phú xuyên với số lượng người tham gia: tối thiểu là 14, tối đa là 56, danh sách cụ thể do Ban quản lý dự án( thành lập riêng để quản lý dự án này) Từ đó các cán bộ xác định về việc huy động vốn trong từng thời kỳ như sau: - Tổng số huy động đợt 1 là: 3.160.000.000đ - Phương thức huy động: Cá nhân(1 người/ 1 hợp đồng). Đại diện nhóm( 2 – 4 người/ hợp đồng) cho công ty vay vốn với các điều kiên chủ yếu: Mức vay: 14 HĐ x 210.000.000 triệu = 2.940.000.000đ Phần còn lại : 3.160.000.000 – 2.940.000.000đ = 220.000.000đ Thuộc trách nhiệm của công ty tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng nhà làm việc của công ty trên diện tích 250m2 5.5. Phân tích kinh tế xã hội của dự án Do đặc điểm của dự án là một công trình dân dụng, đồng thời phục vụ cho nhu cầu nhà ở của cán bộ công nhân viên ngành đường sát thông tin tín hiệu. Vì vậy, nghiên cứu kinh tế xã hội là việc các cán bộ lập dự án đưa ra các ảnh hưởng của dự án tới việc ổn định đồi sống của các anh chị em này và ảnh hưởng tới mỹ quan môi trường xã hội trong khu vực. - Dự án “nhà lưu trú cán bộ công nhân viên công ty thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội” được thể hiện với nguồn vốn huy động của cán bộ công nhân viên trong công ty để phục vụ chính cán bộ công nhân viên trong công ty. Đây chính là hình thức đầu tư hợp lý về nguồn vốn xây dựng và đáp ứng hiệu quả về sử dụng trước mắt và lâu dài của cán bộ công nhân viên trong công ty. - Dự án “nhà lưu trú cán bộ công nhân viên công ty thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội” còn đóng góp chung cho cảnh quan kiến trúc, môi trường của khu vực, thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. 5.6. Nhận xét về công tác lập dự án “Nhà lưu trú cán bộ công nhân viên công ty thông tin tín hiệu Đường sắt Hà Nội” Do đây là một dự án thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng với quy mô tương đối nhỏ, nên công tác tổ chức lập dự án này được công ty Đâu ftư xây dựng giao thông vận tải tiến hành tương đối đơn giản, các công việc phân công không quá nhiều và không quá phức tạp về mặt kỹ thuật. Trong quá trình lập dự án, công tác kiểm tra nội bộ đã được rút ngắn một cách linh hoạt, tạo điều kiện cho việc lập dự án được hoàn thành một cách nhanh chóng mà vẫn bảo đảm được chất lượng. Thông tin cung cấp cho lập dự án được thu thập một cách tương đối thuận lợi và đầy đủ. Vì thế các nội dung mà dự án đưa ra có chất lượng đảm bảo. Các nội dung đã thể hiện khá đầy đủ những thông số cần thiết, rõ ràng, dễ hiểu. Phần phân tích kỹ thuật đã đưa ra được các thông số hợp lý và các bản vẽ khá chi tiết, tạo thuận lợi cho công tác xây dựng và chất lượng công trình sau này. Về phương pháp lập dự án được áp dụng trong các nội dung phân tích, do dự án khá đơn giản về mặt kỹ thuật và thuộc loại dự án nhỏ, nên các phương pháp áp dụng không quá cầu kỳ và không cần phải áp dụng quá đầy đủ. Các cán bộ công ty chủ yếu là sử dụng phương pháp suất đầu tư trên một đơn vị sản phẩm, phương pháp so sánh. Đồng thời cán bộ công ty cũng sử dụng các dự án mẫu một cách hết sức linh hoạt. III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 1. Các thành tựu đạt được Cùng với sự phát triển đi lên của trình độ đội ngũ chuyên môn trong công ty, trong thời gian qua, không những công tác tổ chức thi công xây dựng công trình được thực hiện ngày một tốt hơn, mà công tác lập dự án cũng đang dần được cải thiện và đạt được một số hiệu quả nhất định. 1.1. Về quy trình lập dự án tại công ty: Công ty đã tuân thủ chặt chẽ và nghiêm túc quy trình lập một dự án xây dựng do Nhà nước và các bộ ngành liên quan đến đầu tư xây dựng, giao thông vận tải quy định. Đieuef này làm cho công ty tổ chức lập dự án một cách thống nhất hơn, hạn chế được các thiếu sót về phương án thi công, thời gian thi công, cũng như chi phí thi công cho công trình. Đồng thời nó tạo ra sự nhịp nhàng ổn định cho cán bộ công ty, giảm bớt sự lúng túng trước mỗi dự án khác nhau. 1.2. Về phương pháp lập dự án: Trong thời gian qua, công ty cũng đã sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp mà các công ty xây dựng thường hay sử dụng. Điều này cũng giúp cho công ty có thể đánh giá một cách khách quan hơn, toàn diện hơn trên nhiều phương diện, góc độ. Một số phương pháp quan trọng không thể thiếu cũng đã được cán bộ công ty sử dụng thành thạo và hiệu quả như: phương pháp dự báo, phương pháp đánh giá dự án trong trường hợp có rủi ro, …Đây chính là cơ sở cho việc nâng cao độ an toàn cho quá trình thực hiện các dự án sau này, giúp cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định quản lý phù hợp và hiệu quả khi phát sinh các rủi ro. 1.3. Về nội dung lập: Trong thời gian qua, nội dung của các dự án được lập ra đều thể hiện tâm huyết và trình độ của các cán bộ lập dự án trong công ty. Đây cũng chính là điều được toàn thể ban lãnh đạo trong công ty quan tâm hàng đầu. Các dự án do công ty lập ra đều thể hiện được sự cần thiết phải đầu tư, những thuận lợi và khó khăn mà công ty có thể gặp phải, khoản lợi nhuận mà chủ đầu tư có thể thu được sau khi thực hiện, …Do có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật lành nghề, vì vậy nội dung phân tích kỹ thuật luôn là một nội dung đạt chất lượng tốt nhất trong các dự án mà công ty thực hiện. Đây chính là một sức hấp dẫn để các nhà đầu tư tìm đến công ty nhờ tư vấn lập dự án. Ngoài ra trong khi tiến hành lập dự án, việc cung cấp và xử lý các thông tin cũng đang được hoàn thiện dần về số lượng cũng như chất lượng. 1.4. Về công tác tổ chức lập dự án: Do ban quản lý dự án được tạo ra bằng cách lấy người từ nhiều phòng ban khác nhau. Vì vậy, có thể nói quá trình tổ chức lập dự án được công ty thực hiện khá hiệu quả, khai thác được thế mạnh của từng phòng ban riêng rẽ vào công việc chung của toàn công ty. Đồng thời góp phần tạo ra sự chuyên môn hóa và tập trung hóa trong công việc nhờ sự phân công công việc dựa trên khả năng của từng cán bộ. Điều này đã giúp công ty giảm bớt các chi phí cho công tác sonạ thảo, đẩy nhanh tiến độ lập, đồng thời tránh được sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận. Trong thời gian qua, các dự án do công ty lập ra phần lớn đã được hoàn thiện hơn về chất lượng lập. Chính vì vậy đã tạo ra được một sức hút đối với các công ty, chủ đầu tư tìm đến. Ta có thể tổng hợp một số chỉ tiêu về công tác lập dự án của công ty theo bảng sau: Bảng 1.4 : Một số chỉ tiêu lập dự án giai đoạn 2004- 2006 Chỉ tiêu Số lượng Số dự án được lập 20 Số dự án thẩm định hiệu quả 15 Số dự án thực hiện hiệu quả/ số dự án quyết định đầu tư 12 Nguồn: Phòng dự án công ty Như vậy, trong thời gian qua, số dự án được thẩm định hiệu quả/ số dự án được lập tại công ty trong giai đonạ 2004- 2006 mới chỉ đạt khoảng 75%, tức còn khoảng 25% là chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên so với trình độ gần 10 năm thành lập thì đay là một con số cũng đáng được khuyến khích. Số dự án thực hiện hiệu quả/ số dự án quyết định đầu tư đã đạt 80% _ đây là một con số khá cao mà không phải công ty nào cũng có thể đạt được. Điều đó khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ sư và cán bộ trong công ty đã và đang đạt được là tương đối lớn. Bảng 1.5 : Tỷ trọng các dự án được lập của công ty trong giai đoạn 2004 – 2006: Loại dự án Số lượng Tỷ trọng Dự án xây dựng dân dụng 9 45% Dự án cải tạo, nâng cấp 6 30% Dự án cấp thoát nước 4 20% Dự án công nghiệp đầu tư mới 1 5% Tổng 20 100% Nguồn: Phòng dự án công ty Như vậy, trong thời gian qua, các dự án xây dựng dân dụng của công ty chiếm một tỷ trong lớn nhất trong số các dự án được lập _ 45%. Tiếp sau là số các dự án cải tạo, nâng cấp _ 30%, các dự án này chủ yếu thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, và thường có quuy mô vừa và nhỏ. Tiếp sau là các dự án thuộc lĩnh vực cấp thoát nước_ 20%. Do bản chất là công ty xây dựng, đây cũng là lĩnh vựuc được công ty tư vấn tương đối nhiều. Các công trình cấp thoát nước mà công ty tư vấn lập dự án thường là các công trình tại một số địa phương địa bàn xung quanh Hà Nội: Hòa Bình, Gia Lâm, …Và cuối cùng là các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng công nghiệp. Bảng 1.6 : Tên một số dự án thực hiện hiệu quả trong giai đoạn 2004 – 2006 Đơn vị: triệu đồng STT Tên dự án Quy mô 1 Dự án đại tu mái liên hiệp đường sắt Việt Nam 350 2 Dự án nhà ở tại 590 CMT8- TP HCM 250.000 3 Dự án nhà ở tại Phú thượng – Tây Hồ_ Hà Nội 200.000 4 Dự án cải tạo nhà gara và bãi tập lái xe công ty vận tải ô tô số 2 1.400 5 Dự án nhà ở ga Gia lâm và trường TH KTN VĐSI 15.000 6 Dự án nhà chung cư 5 tầng 30.000 7 Dự án điều hành XNLH công trình ĐS- CT798 2.700 8 Dự án nhà lưu trú ga Thạch Lỗi 250 9 Dự án nhà ăn nhà máy xây lắp Gia Lâm 1.100 10 Dự án kiên cố hóa đường sắt Miền Trung đợt 1 800 11 Dự án kiên cố hóa đường sắt miền Trung đợt 2 550 12 Dự án khu nhà ở Gia Lâm 4 tầng 15.000 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm Qua bảng trên ta thấy, thời gain qua, các dự án do công ty lập đã tăng về quy mô, và đạt được chất lượng cũng ngày một cao hơn so với trước đây. Hiện nay, công ty đã có thể thực hiện lập các dự án có quy mô tương đối lớn và phức tạp. Điều này đã thể hiện sự không ngừng cố gắng của toàn thể cán bọ trong công ty. Tuy nhiên, đi kèm với các thành tích đạt được, công ty còn gặp không ít hạn chế và thiếu sót, cần được khắc phục. 2. Các tồn tại và nguyên nhân 2.1.Tồn tại Trong quá trình phát triển của mình, đi kèm với các thành tựu mà công ty gặt hái được, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn, vưỡng mắc. Những điều này cần được khắc phục một cách cấp thiết, nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đi lên của công ty. Thứ nhất, trong công tác tổ chức lập dự án: Cách thức tổ chức thu thập thông tin còn chưa hiệu quả. Thông tin phục vụ cho công tác lập dự án còn nghèo nàn về nguồn. Công ty mới chỉ căn cứ trên các sách báo và con số thống kê là chủ yếu. Chưa có độ đi sâu vào thực tế. Chính vì lý do này, mức độ chi tiết của thông tin thu thập được còn chưa thực sự chi tết. Điều này gây khó khăn cho việc phân tích thông tin và loại bỏ, lựa chọn thông tin. Các phương tinệ thu thập thông tin trong công ty còn thiếu thốn nhiều. Việc trang bị máy tính có nối mạng trong công ty chưa nhiều và phổ biến ở các phòng ban. Bên cạnh đó, công tác soạn thảo đề cương còn chưa được chú trọng vào mức độ chi tiết, gây khó khăn cho việc triển khai soạn thảo chính thức sau này. Một vấn đề nữa đó là, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa thực sự chặt chẽ và nghiêm túc. Điều này gây cho công ty nhiều khó khăn trong việc thống nhất ý kiến trong suốt quá trình lập. Đồng thời, trong phân công công việc giữa các thành viên, còn chưa thực sự gắn công việc với trách nhiệm, và các hình thức kỷ luật còn chưa được áp dụng một cách nghiêm khắc. Chính điều này đã làm giảm tâm huyết của cán bộ với công việc chung. Thứ hai, về quy trình lập: Do cán bộ công ty tuân thủ quá rập khuôn theo một quy trình chung thống nhất cũng dẫn tới nhiều hạn chế. Đó là làm giảm tính sáng tạo trong từng dự án cụ thể. Công ty cần phải có sự áp dụng các quy trình lập dự án khoa học, hiện đại, có sự điều chỉnh phù hợp trong các dự án cụ thể. Có vậy mới tạo ra được một thành tích vượt bậc cho công ty mình. Bên cạnh đó, trong quá trình lập, công tác kiểm tra nội bộ và kiểm tra của ban giám đốc nhiều khi chưa được chú trọng hợp lý. Đây cũng là một vấn đề công ty nên xem xét lại. Thứ ba, trong nội dung lập: Có một số chỉ tiêu còn mang tính ước lượng nhiều hơn là phân tích dựa vào các số liệu cụ thể, đã làm giảm tính chính xác của các phương án được đưa ra. Điều này làm cho một số dự án công ty bị thẩm định là chưa đạt tiêu chuẩn, và khi thực hiện còn chưa hiệu quả. Các chỉ tiêu tính toán độ an toàn đôi khi còn chưa được thực hiện đầy đủ, làm tưng tính rủi ro cho dự án. Thứ tư, trong phương pháp lập dự án: Dù đã sử dụng thành thạo một số phương pháp quan trọng. Song có một số phương pháp lập công ty còn chưa chú trọng sử dụng nhiều, ví dụ: trong tính toán tổng vốn đầu tư cho dự án, công ty chưa sử dụng nhiều các phương pháp: So sánh, cộng chi phí, … Thứ năm, thời gian lập dự án: Mới chỉ có 75% dự án do công ty lập được đánh giá là đạt yêu cầu tiến độ lập. Một số dự án thời gian lập còn bị kéo dài. Về chi phí lập, do nỗ lực đẩy nhanh tiến độ lập, vì vậy nhiều dự án do công ty lập ra thường có chi phí lập bị đội lên một khoản so với chi phí được duyệt. 2.2. Nguyên nhân a. Khách quan - Do sự thay đổi về các chính sách pháp luật tác động tới dự án: Quy chế huy động vốn, sự thay đổi về chính sách lãi suất, quy định về cho thuê và sử dụng đất, quy chế về thuế, …Đã làm cho công ty khó khăn trong việc áp dụng các thay đổi này vào quá trình lập. - Do trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước khác trông khu vực và trên thế giới. Dẫn tới công nghệ sử dụng cho công tác lập dự án còn hạn chế, không tránh khỏi các tụt hậu. - Công ty mới hình thành và hoạt động trong khoảng thời gian gần 10 năm, vì vậy không tránh khỏi các sai sót do là một thàn viên mới trong quá trình hội nhập. b. Chủ quan - Do bộ máy lập dự án của công ty còn thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp. Các cán bộ của công ty còn thiếu nhiều về kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn. - Do công tác phân công công việc còn nhiều điều bất hợp lý, gây chồng chéo trong thực hiện. Sự hợp tác làm việc giữâ các phòng ban còn hạn chế, gây khó khăn trong thống nhất ý kiến. Đồng thời phân công công việc còn chưa gắn với tinh thần trách nhiệm một cách rõ ràng. - Trình độ trang bị máy móc thiết bị của công ty còn yếu kém, nhấtlà máy móc phục vụ cho công tác khảo sát thăm dò. - Khả năng, công nghệ thu thập thông tin của công ty còn hạn chế, thiéu nhạy bén. Độ ứng dụng công nghệ internet còn chưa cao. Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới quá trình lập dự án tại công ty còn chưa tạo ra sức bật mạnh mẽ. Để có thể đưa công ty tiến nhanh trên con đường phát triển của mình, công ty cần khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả đới với các hạn chế trên. CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG VẬN TẢI I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI Hiện nay, khi nền kinh tế càng phát triển cao thì nhu cầu nhà ở, nhu cầu xây dựng nhà máy xí nghiệp, cơ quan, nhu cầu nâng cấp cải tạo và xây mới hệ thống giao thông vận tải hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển không chỉ tại thành phố Hà Nội mà còn trên nhiều địa bàn tỉnh thành khác. Chính vì thế, hoạt động xây dựng được công ty xác định là một trong những lĩnh vực đầu tư cơ bản của công ty trong những năm tới. Vì vậy, công ty Đầu tư xây dựng nhà ở giao thông vận tải đã đặt ra cho mình những định hướng cơ bản sau: - Phát huy năng lực sẵn có, đẩy mạnh tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị, làm tốt công tác tiếp thị, mở rộng các mối quan hệ để tìm kiếm thị trường, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành, để nâng cao năng lực, thu hút nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu phát triển nhà ở. - Tăng cường đầu tư vào con người, nhất là đội ngũ kỹ thuật và thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật của những công trình lớn. Trong thời gian sắp tới, công ty có kế hoạch cử một số cán bộ tham gia lớp đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ như: Lớp học tư vấn giám sát, lớp học về dự toán, … - Đầu tư có chiều sâu vào những công trình xây dựng công nghiệp trọng điểm. - Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng và giá thành sản phẩm để giữ vững và nâng cao uy tín trong ngành và trong khu vực. - Quan tâm bồi dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về nghĩa vụ Ngân sách, các chế độ hạch toán kế toán của Nhà nước, đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống cho CBCNV trong đơn vị. Trong thời gian tới, công ty phấn đấu để cán bộ có thu nhập ổn định từ 1,8 triệu đồng / tháng trởi lên. * Đối với công tác lập dự án: Đây là một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty, vì vậy trong thời gian sắp tới công ty đã đưa ra các định hướng sau nhằm thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, sử dụng các thiết bị tiên tiến để đạt được hiệu quả cao nhất: + Lập dự án phải đảm bảo yêu cầu về thời gian lập, tính toàn diện khách quan và tính khả thi của dự án. + Cần tính toán đủ các khả năng, đặc điểm của sản phẩm để có thể đưa ra trao đổi trên thị trường như một hàng hóa, nhất là thị trường nhà ở, dân dụng. + Áp dụng thành thạo, hiệu quả các dự án mẫu trong đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công trình giao thông vận tải. + Nâng cao trách nhiệm của cán bộ lập dự án tại công ty. + Trong công tác quản lý dự án, công ty sẽ áp dụng nhiều hơn nữa tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 để thực hiện quả lý hiệu quả, nhằm tạo ra những công trình chất lượng. Công ty cũng tự đặt ra cho mình việc xây dựng riêng biệt một bảng tiêu chuẩn về quy trình, nội dung, phương pháp lập dự án. Nhằm gia tăng tính khả thi và tính sáng tạo độc đáo riêng của các dự án do công ty lập ra. Để thực hiện được những định hướng này, trong thời gian sắp tới, công ty cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao quá trình quản lý hoạt động đầu tư của mình nói chung và hoạt động lập dự án của công ty nói riêng. Sau đây em xin trình bày một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quá trình lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải Hà Nội. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 1. Một số giải pháp chung 1.1. Đầu tư nguồn nhân lực Con người luôn là trung tâm củamọi hoạt động, là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một công việc. Để chất lượng dự án của công ty trong thời gian tới được cải thiện, công ty cần có kế hoạch đào tạo hơn nữa đội ngũ cán bộ lập dự án. Trong đó, cần nâng cao chuyên môn công tác tư vấn, kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, kỹ năng khai thác và trao đổi thông tin của các cán bộ thông qua các diễn đàn trên internet. Có vậy mới giảm chi phí, nâng cao chất lượng dự án được tạo ra. Trong thời gian vừa qua, với tình trạng chung của nước ta là ngành nghề tư vấn là ngành nghề mới, vì thế trình độ của các cán bộ nói chung trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để có thể nâng cao được trình độ nguồn nhân lực trong công ty, nhất là đội ngũ lập dự án, chúng ta cần quan tâm tới một số biện pháp sau: - Cử cán bộ lập dự án tham gia các lớp, các khóa huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn về lập, thẩm định, đấu thầu đựa trên trình độ của từng người. Có thể cử một số cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập. Đây chính là lực lượng nòng cốt của công ty sau này. Đốivới một số cán bộ tư vấn kỹ thuật, dù trình độ đã có phần đảm bảo, song công ty có thể cho đi học hỏi các phương thức kỹ thuật mới để áp dụng trong những công trình sau này. Công ty cần dựa vào nhu cầu và tình hình hiện tại của công ty( thiếu cán bộ thuộc lĩnh vực nào và thiếu bao nhiêu) để có chính sách cắt cử đi học hợp lý. - Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công ty cũng cần chú ý nâng cao khả năng tin học và ngoại ngữ cho cán bộ trong công ty, nhất là cán bộ lập dự án. Điều này sẽ giúp ích cho công ty rất nhiều trong việc mở rộng phạm vi khách hàng cho công ty. Đồng thời tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau, giúp cho việc hoàn thành công tác lập dự án một cách hiệu quả nhất. - Trong kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, công ty cần dựa vào nhu cầu và những thiếu hụt cần bổ sung, từ đó đưa ra nhu cầu tuyển dụng hợp lý, tránh thừa thãi. Ưu tiên tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Vì những đối tượng này khi vào công ty không phải đào tạo lại mà có thể thích nghi nhanh. Tuy nhiên, công ty cũng nên có chính sách tuyển dụng sinh viên mới ra trường thuộc các trường đại học như: Kinh tế quốc dân, Xây dựng, Thủy lợi, ..vào làm việc. Đây là những đối tượng tuy chưa có kinh nghiệm thực tế, song lại có sự tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại. Họ là những người có khả năng áp dụng các phần mềm chuyên dụng như: Word, Exel, phần mềm Prọect, phần mềm dự toán, …một cách thành thục nhất. Đồng thời lại có khả năng thu thập và xử lý thông tin một cáhc nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả.Đây sẽ là cơn gió mới thổi vào họat động của công ty một sức sống mới. - Có chính sách thưởng phạt hợp lý cho những cán bộ có sáng kiến mới trong quá trình hoạt động. Đồng thời công ty cũng cần có sự bố trí lao động phù hợp với cơ cấu của công ty, với chuyên môn cán bộ. Việc này sẽ tạo ra một sức mạnh đoàn kết nhất trí cao trong việc thực hiện công việc của dự án. 1.2. Đầu tư máy móc thiết bị phục vụ công tác lập dự án Máy móc là một bộ phận không thể thiếu, nó giúp các ý tưởng của con người thành hiện thực mà không phải tốn quá nhiều sức lực cơ bắp. Trong hoạt động lập dự án của công ty, máy móc cũng giúp cho công tác lập được thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn. - Công ty cần đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị thăm dò, khảo sát có chất lượng tốt. Có như vậy thì công tác khảo sát thăm dò mới không vấp phải các sai sót. Đồng thời thông tin cung cấp cho quá trình soạn thảo mới đạt độ chính xác cao. Trong những năm tới, nếu khả năng tài chính của công ty chưa cho phép, vì các máy móc này đều có giá thành rất cao, thì công ty có thể thực hiện thuê mua máy tại chỗ hoặc trực tiếp sản xuất phục vụ nhu cầu của mình. - Công ty cũng cần khuyến khích đẩy mạnh áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến. Cần trang bị lại hệ thống máy tính có nối mạng internet và có thể sử dụng các phần mềm phục vụ công tác soạn thảo hiệu quả. Đây sẽ là biện pháp giúp củng cố lại các khâu phân tích tài chính, phân tích kỹ thuật rất khả thi. - Do vai trò quan trọng của thông tin, là nguyên liệu đầu vào cho quá trình lập dự án. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng thông tin của mình. Cụ thể, công ty cần có hệ thống cơ sở dữ liệu của riêng mình, phục vụ cho công tác lập dự án. Nó phải phản ánh được tình hình kinh tế xã hội từng vùng, từng ngành nghề; các định hướng chung và cụ thể của từng vùng và từng ngành khác nhau. Đồng thời cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án phải được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này đặt ra cho công ty trong việc xây dựng cho riêng mình một mạng lưới cung cấp thông tin đầy đủ và có tính xác thực cao. 1.3. Đầu tư nâng cao công tác quản lý, kiểm tra quá trình lập dự án Quản lý chất lượng công trình xây dựng luôn là một vấn đề được đặt lên hàng đầu trong đầu tư xây dựng công trình. Nếu tổ chức quản lý tốt thì có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì vậy, chúng ta phải tập trung quản lý ngay từ khâu lập dự án. Trước hết là việc tổ chức phân công công việc một cách hợp lý, tận dụng tối đa khả năng của từng cán bộ, bộ phận để phát huy hiêu quả một cách tối đa nhất. Cần lập ra một ban chuyên trách kiểm tra và quản lý các nội dung cũng như cán bộ lập dự án, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa ba mục tiêu: nâng cao chất lượng lập, giảm chi phí và giảm thời gian. Bộ phận này phải am hiểu đầy đủ về quy trình cũng như cách thức tổ chức thực hiện công việc. Khi kiểm tra chất lượng các dự án được lập, chúng ta cần phải tiến hành so sánh, đánh giá công trình được lập với các công trình khác, đồng thời so với các tiêu chuẩn chất lượng do Bộ xây dựng đưa ra để biết được hiệu quả của công trình đó đến đâu. Trong thời gian trước mắt, công ty nên áp dụng đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, để có một quy trình chuẩn, phân tách kiểm soát toàn bộ quá trình lập theo đúng chất lượn, tiến độ và phân định rõ ràng trách nhiệm của từng các nhân, bộ phận tham gia lập dự án. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra cho mình một bảng tiêu chuẩn riêng dựa trên các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, để đảm bảo không bị lạc hậu so với công nghệ tiên tiến trên thế giới. Công ty cũng cần kiểm tra, quản lý cả khía cạnh chi phí trong khi lập dự án. Tránh việc tính toán sai lệch, làm thất thoát lãng phí về mặt nhân lực cũng như tài chính trong quá trình lập và quá trình tính toán các chỉ tiêu tài chính. Đi kèm với kiểm tra chất lượng và kiểm tra chi phí, công ty cũng cần kiểm tra cả tiến độ lập dự án. Đảm bảo sao cho quá trình lập dự án được thực hiện theo đúng hoặc sớm hơn đề cương được duyệt nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Tuy nhiên, trong thực tế, để đảm bảo được tiến độ và chất lượng thì luôn luôn vướng phải một vấn đề, đó là chi phí sẽ bị đội lên một khoản nào đó. Mặc dù vậy, trong thi công một công trình xây dnựg, nên điều chỉnh chi phí tăng một cách hợp lý vừa phải, trong một giới hạn chấp nhận được, theo tầm quan trọng trong việc đánh đổi các mục tiêu cần đạt được. Công ty cần tổ chức kiểm tra một cách thường xuyên đối với các dự án lớn, và kiểm tra định kỳ đối với các dự án vừa và nhỏ. Trong đó, tăng cường nhất là khâu kiểm tra nội bộ và kiểm tra chéo giữa các bộ phận, để làm giảm gánh nặng cho việc kiểm tra của ban giám đốc và bộ phận chuyên trách kiểm tra kỹ thuật trong công ty. Đồng thời đây là một trong những biện pháp nhằm làm giảm thời gian thẩm định của các cơ quan chuyên ngành đối với các dự án, giúp cho dự án nhanh chóng được đưa vào thi công. Công ty cần có biên pháp gắn kết tráhc nhiệm cán bộ lập dự án với chất lượng của dự án. Đồng thời gắn kết trách nhiệm của công ty tư vấn với dự án, tránh hiện tượng làm xong là hết trách nhiệm. 2. Một số giải pháp cụ thể cho từng khâu, từng nội dung của lập dự án 2.1.Hoàn thiện công tác tổ chức lập dự án Do trong thời gian qua, công tác tổ chức lập dự án tại công ty vẫn còn chứa đựng nhiều điều bất hợp lý, tổ chức lưa có tính khoa học. Vì vậy, hoàn thiện công tác này cũng là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác lập dự án trong thời gian tới. Nó có vai trò như một loại dầu bôi trơn toàn bộ hệ thống lập, khiến cho hệ thống hoạt động một cách đồng bộ, nhịp nhàng và khoa học. Ngay từ khi phân chia công việc cho các thành viên, công ty cần phải phân chia dựa trên năng lực chuyên môn và lĩnh vực hiểu biết của từng người mà đưa ra các bố trí hợp lý. Công ty cũng phải biết gắn kết chặt chẽ hơn nữa trách nhiệm với công việc. Tạo ra sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa đúng mức giữâ các thành viên và giữa các phòng ban trong công ty để cùng giải quyết vấn đề chung. Đồng thời đưa ra các chỉ tiêu và kết quả cần đạt được khi thực hiện công việc. Nhằm cho các cá nhân biết mục đích cần đạt được mà có hướng phấn đấu hợp lý. Điều này không phải là dễ thực hiện, vì mỗi cá nhân, mỗi phòng ban đều cómotj ý kiến riêng dựa trên hiểu biết và năng lực của mình. Chính vì thế có thể sẽ dẫn đến tăng chi phí và thời gian lập. Vì vậy công ty cần tạo ra một ê kíp làm việc thực sự hiệu quả, thông hiểu lẫn nhau nhận định theo cùng một hướng. Đây chính là yếu tố cơ bản tạo sự thành công cho công việc. 2.2. Hoàn thiện quy trình lập dự án Mặc dù đã thực hiện khá tốt theo đúng quy trình chung do BỘ xây dựng đưa ra. Nhưng trong thực tế, quy trình lập dựa án của công ty vẫn còn gặp nhiều vướng mắc: Cứng nhắc, thiếu linh hoạt, thiếu đồng bộ. Vì vậy, công ty cần căn cứ vào các loại dự án, quy mô từng dự án mà điều chỉnh quy trình cho phù hợp. Đối với các dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật không quá phức tạp, công ty nên bỏ qua một số bước trong quy trình như bỏ bớt và chỉ làm định kỳ với các khâu kiểm tra nội bộ và kiểm tra chéo. Đối với các dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công ty cần thực hiện đầy đủ, chi tiết rõ ràng đối với từng bước lập. Phải thực hiện trên nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau. Đồng thời phải có kiểm tra lại kết quả đạt được sau mỗi bước lập. 2.3. Hoàn thiện khâu phân tích thị trường Các dự báo về thị trường thực ra là các ước tính nhằm đưa ra các dự báo một cách chính xác nhất về các vấn đề cần thu thập. Ví dụ, khi xây dựng nhà ở để bán ra, công ty cần xác định nhu cầu của người dân trên thị trường để từ đó có sự chọn lựa quy mô hợp lý. Trong thời gian tới, để thu thập thông tin về thị trường, công ty cần phải có một số phương pháp thực hiện kết hợp nhau, nhằm tạo ra một kết quả đồng bộ và đầy đủ, chính xác nhất. Công ty nên chú ý tới viêc phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng để lấy ý kiến, xác định lượng khách hàng tiềm năng cho công ty. Đồng thời cũng nên thu thập thông tin từ các báo, tạp chí, internet, … để tránh tình trạng quá tốn kém khi phỏng vấn trực tiếp khách hàng. 2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật từ trước tới nay luôn được đánh giá là khâu quan trọng bậc nhất trong các dự án về mặt xây dựng công trình dân dụng, giao thông vận tải. Nó là nội dung quyết định chất lượng lâu dài của công trình, đồng thời là cơ sở cho các tính toán về mặt tài chính của dự án. Từ trước tới nay, đây là khâu được coi là phân tích tốt nhất tại công ty Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải. Tuy nhiên, để không bị lạc hậu trước trình độ ngày càng tiên tiến trên thế giứoi, công ty cũng cần chú ỹ để nội dung này luôn đạt được kết quả xuất sắc nhất. - Công ty nên tăng cường số lượng cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực kỹ thuật cho phòng dự án đầu tư và cho ban quản lý dự án. Hiện nay, số cán bộ kỹ thuật trong công ty giỏi về lĩnh vực này vẫn chỉ dừng lại ở một con số khiêm tốn. Điều đó khiến cho các cán bộ này phải gánh giữ một trách nhiệm và gánh nặng quá lớn, dễ dẫn tới hiệu suất công việc không cao. Trong thời gian tới, công ty nên cắt cử và tạo điều kiện cho các cán bộ được tham gia các khóa đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Ngoài ra công ty cũng cần có chính sách tuyển dụng thêm các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này. Có vậy trình độ kỹ thuật của công ty mới luôn được nâng cao, giữ vững vị thế là một trong những người đi đầu về kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải. - Trong các nội dung kỹ thuật mà công ty phân tích, công ty cần chú trọng việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các loại nguyên vật liệu mới có công suất cao, nhằm nâng cao chất lượng công trình sau này. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật hiện đại, mặc dù làm vậy chi phí cũng như vốn đầu tư cũng tăng lên, nhưng hiệu quả kinh tế và xã hội sẽ cao hơn nhiều. Tránh tình trạng sử dụng nguyên vật liệu quá thô sơ, lạc hậu và đưa tới phải suy tu, bổ dưỡng sau một thời gian vận hành. Đồng thời đây cũng là một cách khắc phục tình trạng khan hiếm các nguyên vật liệu xây dựng, đi theo đúng định hướng của Nhà nước, đó là gìn giữ các tài nguyên thiên nhỉên như gỗ, một số loại đá quý, … - Công ty nên đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để chọn lựa. Khi đưa ra các phương án kỹ thuật, cán bộ công ty cần phải tính toán một cách cụ thể ảnh hưởng của các yếu tố khách quan có thể xẩy ra cho từng phương án. Từ đó, có đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục , phòng ngừa. Đây chính là một yếu tố làm tăng thêm uy tín cho công ty, tạo điều kiện công ty mở rộng thị phần, tăng cao lợi nhuận. - Trong thời gian tới, công ty cũng cần tiến hành trang bị thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho công tác phân tích kỹ thuật. Cụ thể, công ty nên trang bị lại hệ thống máy tính đời mới có truy cập các chương trình phần mềm kỹ thuật như: autocard, vẽ kỹ thuật, các chương trình độ họa khác. Điều này sẽ làm giảm thời gian và công sức cho khâu phân tích kỹ thuật, góp phần giảm tiến độ dự án nói chung mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm yêu cầu. 2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính Trong thời gian qua, công ty đã tuyển dụng thêm một số cán bộ phục vụ cho khâu phân tích tài chính. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là kâhu mà công ty có thế mạnh thực sự nổi trội. Vì vậy, đây cũng là một trong những vấn đề công ty cần lưu ý khắc phục trong thời gian tới. - Công ty cần có chính sách tạo điều kiện cho các cán bộ lập dự án của công ty được tham gia các lớp học nâng cao nghiệp vụ, các lớp bổ sung kiến thức mới. Tạo điều kiện cho họ tham gia các diễn đàn tài chính và diễn đàn doanh nghiệp trên mạng internet và các buổi thảo luận với các chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Đây chính là biện pháp tốt nhất học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia một cách hiệu quả nhất. Công ty cần cho các cán bộ phân tích tài chính đi học thêm các lớp nghiệp vụ về phần mềm dự án, phần mềm dự toán, …để tiết kiệm thời gain lập đồng thời tăng tính hiệu quả cho dự án được lập ra. Ngoài ra, công ty cần chú ý tới công tác tuyển dụng, nhằm thu hút thêm các nhân lực có kiến thức hiện đại và tiên tiến. Công ty cso thể tuyển dụng nhân sự các trường như đại học Kinh tế quốc dân, đại học Tài chính, …để bổ sung vào đội ngũ cán bộ soạn thảo của mình. - Đối với các phương pháp phân tích tài chính một dự án, mặc dù hiện nay công ty đã sử dụng thành thạo một số phương pháp như suất đầu tư trên sản phẩm(khi tính tổng vốn đầu tư). Nhưng thời gain tới công ty cần áp dụng thêm một số phương pháp mới. Cụ thể, công ty có thể áp dụng phương pháp so sánh để tính toán tổng mức đầu tư, đồng thời để so sánh các chỉ tiêu hiệu quả của dự án so với các dự án khác trong quá trình tính toán và so sánh các phương án tài chính. Trong khi tính toán tổng mức đầu tư, công ty có thể áp dụng thêm một số phương pháp như: phương pháp cộng chi phí, … - Trong thời gian qua, công ty chưa tính đến việc phân tích dự án trong điều kiện có lạm phát và trượt giá. Tuy nhiên, trong thực tế đây lại là hai hiện tượng xảy ra rất thường xuyên và có những ảnh hưởng không phải là nhỏ tới các dự án. Những ảnh hưởng này có thể sau một thời gian mới thấy rõ. Mặc dù vậy, việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả trong hai tình huống trên là rất cần thiết. Nó nâng cao độ chính xác và tin cậy cho một dự án khi đưa vào thực tế. Đồng thời giúp chủ đầu tư biết và ứng phó kịp thời trong các tình huống xấu có thể xảy ra. - Về các chỉ tiêu phân tích, trong thời gian qua công ty đã sử dụng một số chỉ tiêu như: NPV< B/C, IRR. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để đảm bảo đầy đủ hiệu quả của công trình, công ty cần tính toán thêm một số chỉ tiêu khác như: Doanh thu tại điểm hòa vốn, điểm hòa vốn, thời gian hòa hốn, …Bởi vì mỗi chỉ tiêu này đều có một ưu nhược điểm riêng, vì vậy cần sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên mới có thể đánh giá chính xác các kết quả tài chính. Ngoài ra, trong tính toán các chỉ tiêu, công ty cũng nên tăng cường hơn nữa việc tính toán cẩn thận và đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh khả năng an toàn về tài chính của dự án đầu tư: An toàn về vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án (Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm bao gồm cả gốc lẫn lãi; Tỷ lệ vốn tự có/ tổng vốn đầu tư > 50% thì dự án được chấp nhận; Tỷ lệ vốn tự có/ vốn vay > 1 thì dự án được chấp nhận). Có tính toán đến các chỉ tiêu này, thì nhà đầu tư mới nhận thây s rõ được độ an toàn về tài chính của dự án, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý trong từng trường hợp cụ thể. - Một vấn đề nữa mà công ty cần chú ý, đó là các thông tin tài chính phục vụ cho quá trình phân tích hiện nay mới chỉ thống kê và xử lý ở mức độ sơ sài. Điều này làm cho công tác phân tích tài chính rất khó khăn và chậm. Chính vì thế công ty cần thu thập và xử lý các thông tin này một cách chính xác và toàn diện, sâu sắc. 2.6. Hoàn thiện khâu phân tích kinh tế xã hội Mặc dù có nhiều điểm khác biệt so với các dự án công nghiệp đơn thuần. Tuy nhiên, khâu phân tích kinh tế xã hội cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong xây dựng các công trình dân dụng, giao thông vận tải. Trong thời gian tới, công ty cần tính taón một cách đầy đủ các lợi ích mà một dự án đem lại cho xã hội. Để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn về dự án trên góc nhìn toàn cảnh nền kinh tế. 3. Kiến nghị * Về phía nhà nước: - Trong thời gian tới, nhà nước cần có chính sách khuyến khích hơn nữa tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực tư vấn _ là một lĩnh vực được xem là khá mới mẻ với nước ta. Đồng thời tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng ưu tiên một số doanh nghiệp thực hiện các công trình lớn, quan trọng. - Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp quy về lĩnh vực đầu tư dự án. Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết - Hoàn thiện quy chế đấu thầu, thẩm định, lựa chọn tư vấn thêm phần minh bạch và công khai hơn. * Về phía công ty - Công ty cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực thực hiện lập dự án cả về chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ. Đồng thời chú trọng tới các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, …. - Hoạt động theo một mô hình chuẩn, theo các hệ thống chất lượng hiện đại. KẾT LUẬN Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu về cơ sở hạ tầng ngày một gia tăng. Đây là một động lực quan trọng kích thích ngành xây dựng không ngừng phát triển. Đây cũng là nguyên nhân cho sự xuất hiện khá mới mẻ của lĩnh vực tư vấn tại nước ta. Trong xu thế đó, công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải đã xác định hướng đi cho bản thân doanh nghiệp mình, đó là không ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng trong lĩnh vực tư vấn, lập dự án các công trình xây dựng và giao thông vận tải. Hiện tại và trong tương lai, đây sẽ là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cao và đưa công ty đi lên trên thị trường xây dựng vốn đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Trong thời gian tham gia thực tập tại công ty, qua tìm hiểu và được sự chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn, cùng cán bộ trong công ty, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Đầu tư xây dựng giao thông vận tải” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề nêu lên thực trạng của công tác lập dự án tại công ty hiện nay. Qua phân tích và đánh giá các thành tựu và tồn tại, cũng như nêu ra được các nguyên nhân của sự tồn tại ấy; Em có đưa ra một vài biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác lập dự án tại công ty trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt_ giáo viên hướng dẫn trực tiếp và các anh chị cán bộ trong công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để em hoàn thành chuyên đề của mình. Do thời gian và vốn kiến thức, hiểu biết còn hạn chế, chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Em mong các thầy cô và các bạn góp ý để chuyên đề của em ngày càng hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế đầu tư Giáo trình lập dự án đầu tư Giáo trình quản lý dự án đầu tư Báo đầu tư năm 2006, 2007 Tạp chí xây dựng năm 2005, 2006 Tạp chí giao thông vận tải năm 2005, 2006 Mạng : ww.mpi.gov.com Các văn bản của công ty: Báo cáo tổng kết năm. Báo cáo tài chính năm. Văn bản giới thiệu năng lực nhà thầu Các dự án của công ty. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Một số luận văn của khóa 43, 44 Một số tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT21.docx
Tài liệu liên quan