Trong những năm qua, hoạt động quản lý dự án tại tổng công ty lắp máy Việt Nam mặc dù đã đạt được một số thành tựu rất lớn . Tuy nhiên , bên cạnh các thành tựu đó vẫn còn một số các nhược điểm, tồn tại trong hoạt động quản lý mà đội ngũ cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo tổng công ty vẫn phải bó tay không thể khắc phục được nó bởi vì có quá nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan làm cho hoạt động quản lý đi chệch hướng so với mục tiêu đặt ra. Hiệu quả của công tác quản lý dự án vẫn chưa cao , chưa phản ánh hết được bản chất của hoạt động quản lý dự án. Mặc dù các dự án của tổng công ty làm chủ đầu tư đều là các dự án lớn , trọng điểm quốc gia nhưng thực sự chưa thu hút được sự quan tâm xác đáng của cơ quan lãnh đạo cấp trên, của các cơ quan ban ngành có liên quan tương xứng với tầm quan trọng của nó. Chính vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư phát triển cũng như đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là hoạt động quản lý dự án chưa đạt đựơc hiệu quả cao như mong muốn của ban lãnh đạo tổng công ty. Trong những năm sắp tới, tổng công ty lắp máy Việt Nam sẽ đầu tư vào các dự án quan trọng khác với quy mô và tính chất phức tạp rất lớn. Do đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa của ban lãnh đạo tổng công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty
97 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại tổng công ty láp máy Việt Nam LILAMA: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công lập chứng chỉ đề nghị thanh quyết toán , gửi chủ đầu tư , yêu cầu nghiệm thu bộ phận của hạng mục công trình hay nghiệm thu hạng mục công trình. Gồm những nội dung sau : lập phiếu thanh quyết toán gửi đến bộ phận kế toán yêu cầu nghiệm thu; lập yêu cầu nghiệm thu gửi các bộ phận liên quan khác như phòng kỹ thuật , kế toán …
Quá trình nghiệm thu chất lượng công trình phải dựa trên các quy chuẩn tiêu chuẩn đã được quy định trong luật xây dựng 16/2003- qg11 và nghị định 209/2004/ nđ-cp về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đồng thời đơn vị nghiệm thu cũng dựa vào những điều khoản hợp đồng và tình hình thực hiện của dự án để hoàn thành công tác nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành với hiệu quả cao nhất.
4.2.3. Giai đoạn vận hành khai thác .
Khi dự án đã hoàn thành và công trình được đưa vào khai thác sử dụng, bqlda có trách nhiệm quản lý chất lượng dự án bằng cách quản lý nhiệm vụ tiếp quản , quản lý và khai thác có hiệu quả công trình.
Ban quản lý dự án có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Các căn hộ được bán cho các đối tượng đã đăng ký và góp vốn đầy đủ theo quy định. Phần diện tích tầng hầm được sử dụng cho các hoạt động dịch vụ như trông giữ xe đạp , xe máy , vừa đảm bảo an ninh trật tự cho khu nhà , vừa có nguồn thu để trang trải một phần các chi phí quản lý khu nhà . Những dịch vụ này sẽ do ban quản lý chung cư tổ chức triển khai và thực hiện.
- Chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị và hệ thống kỹ thuật như thang máy, máy bơm nước, máy phát điện , máy điều hoà không khí , hệ thống gas, hệ thống điều khiển toà nhà …
- Chịu trách nhiệm giữ gìn vệ sinh các phần diện tích công cộng, thu gom rác thải khu căn hộ và khu văn phòng đảm bảo an ninh chung.
- Quản lý và phân bố các chi phí cho các công việc nói trên cho khối văn phòng và khối căn hộ theo những tỷ lệ hợp lý .
- Soạn thảo , trình duyệt và ban hành quy chế quản lý chung cư , yêu cầu các đơn vị và các hộ thực hiện đúng các nội quy và giám sátviệc thực hiện đó .
4.3. quản lý chi phí dự án .
quản lý chi phí dự án là một trong ba nội dung quản lý chủ yếu của một dự án . đối với bất kỳ một dự án nào thì chi phí dự án luôn là mối quan tâm hàng đầu của một dự án đầu tư . bởi vì chi phí dự án quyết định chất lượng dự án và tiến độ thực hiện dự án . đối với tổng công ty lắp máy Việt Nam cũng vậy . đăc biệt trong dự án xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc LILAMA tại 124Minh Khai – Hà Nội cũng vậy.
4.3.1. trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì việc quản lý chi phí thực hiện dự án là vô cùng quan trọng . nó bao gồm nhiều hạng mục chi phí khác nhau.
quản lý việc lập chi phí thực hiện dự án.
Theo quy định của chính phủ tại nghị định 16/2005/NĐ-CP ban hành ngày 07/02/2005, chi phí thực hiện dự án được thể hiện ở một số nội dung sau:
+ Tổng mức đầu tư dự án.
tổng mức đầu tư là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án gồm: chi phí xây dựng, chi phí lắp máy, chí phí thiết bị, chi phí đền bù giải toả mặt bằng, tái định cư chi phí khác gồm cả vốn lưu động với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng.
tổng mức đầu tư được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc cần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật tương tự đã được thực hiện.
+ Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình.
-Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng bao gồm: dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán của các hạng mục công việc công trình.
Dự toán công trình được xác định dựa trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cẩu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết kế, chi phí dự phòng và chi phí khác.
Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là trên cơ sở để ký hợp đồng, thanh toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu, là cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình.
- Tổng dự toán xây dựng công trình: tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, thiết kế thi công bản vẽ với trường hợp một bước và hai bước là căn cứ quản lý chi phí xây dựng công trình.
Tổng dự toán bao gồm các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đôí với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng của công trình đó đồng thời là tổng dự toán của dự án .
Như vậy, nguyên tắc lập kế hoạch về chi phí đó là:
Tổng mức đầu tư ≥ tổng dự toán ≥ Tổng dự toán xây dựng công trình.
Trong những trường hợp có phát sinh chi phí ngoài dự kiến mang tính chất bất khả kháng, bao gồm những nguyên nhân sau đây:
+ Xuất hiện những yếu tố bất khả kháng thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần … chiến tranh hoặc có nguy cơ chiến tranh.
+ Do biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, hay biến động của tỷ giá hối đoái với phần vốn ngoại tệ hay do nhà nước ban hành các chế độ chính sách mới, quy định mới được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
+ Do người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư quyết định thay đổi khi có những nhân tố mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn cho dự án.
+ Khi Quy hoạch đã được duyệt có thay đổi liên quan trực tiếp đến dự án.
Trong những trường hợp này, nếu những điều chỉnh này làm chi phí thực hiện dự án vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt, thì chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định xem xét giải quýêt, những nội dung thay đổi sẽ phải thẩm định lại.
* Quản lý tạm ứng thanh toán cho các đơn vị thi công công trình: theo quy định của nghị định 16/2005 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/02/2005 quy định về quy chế thực hiện tạm ứng và thanh toán.
- đồng thời trong giai đoạn này chủ đầu tư cùng với BQLDA cùng nhau cùng nhau xem xét mức tổng đầu tư của dự án do đơn vị tư vấn thiết kế lập có phù hợp với nguồn ngân sách được duyệt của tổng công ty hay không. Tổng mức đầu tư của dự án được thể hiện qua các bảng sau:
+ chi phí thiết bị :11083 tr đ
chi phí thiết bị trước thuế: 10555
thuế VAT :528
TT
Hạng mục
đơn vị
K.lượng
đơn giá( tr. đồng)
thành tiền ( tr. đồng)
1
2
3
4
Thiết bị điện, điện thoại
Thiết bị nước , PCCC
Thiết bị điều hoà không khí
Thang máy
cái
4
1500
2262
508
1785
6000
10555
+ chi phí xây lắp công trình: 92042 triệu đồng
chi phí xây lắp trước thuế: 87659 triệu đồng
thuế VAT (5%) : 4383 triệu đồng
TT
Phần việc
đơn vị
K. lượng
đơn giá
(tr.đồng)
thành tiền (tr. đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Phá dỡ công trình cũ
Phần kiến trúc
Phần kết cấu
Bể nước mái
Bể nước ngầm
Bể phốt
Sân vườn
Nhà chứa gas
Trạm biến áp+ diesel
Htcấp thoát nước, cứu hoả
Hệ thống điện
Hệ thống cung cấp gas
Đường nội bộ
Hàng rào
m3
m3
m3
90
400
80
100
80
100
300
21020
53946
90
320
80
300
30
75
4485
4432
2311
100
170
87659
+Dự phòng phí:10% chiếm 11532 triệu đồng.
chi phí dự phòng trong dự toán công trình được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng chi phí xây dựng , chi phí thiết bị và chi phí khác, nhưng tối đa không quá 10 % đối vói các công trình thuộc dự án nhóm A, B và 5% đối với các công trình thuộc dự án nhóm C
+ chi phí khác: 12194 triệu đồng
chi phí khác: chi phí khảo sát xây dựng , chi phí thiết kế xây dựng công trình, chi phí lập định mức đơn giá ,…
khoản mục
chưa VAT
thuế VAT
có VAT
* giai đoạn chuẩn bị đầu tư :
- lập báo cáo nghiên cứu khả thi
- thẩm định dự án đầu tư
- lệ phí thẩm định dự án đầu tư
- đóng góp kinh phí xây dựng hạ tầng thành phố
* giai đoạn thực hiện đầu tư:
- khảo sát xây dựng
- giải toả mặt bằng, đền bù công trình cũ
- nén thử tải cọc móng công trình
- thiết kế và lập tổng dự toán
- lập HSMT,PT đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp
- lập HSMT, PT đánh giá kết quả đấu thầu mua VTTB
- giám sát thi công xây dựng
- giám sát lắp đặt thiết bị
- đo lún và kiểm tra chất lượng công trình
- BQLDA
- bảo hiểm công trình
- thẩm định thiết kế kỹ thuật
- lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật
- thẩm định tổng dự toán
- lệ phí thẩm định tổng dự toán
* giai đoạn kết thúc:
- thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
* chi phí khác
- trả lãi vay ngân hàng thời gian thi công
- chi khác
1740,0
203,6
21,1
15,3
1500,0
5669,0
227,3
1000,0
1090,9
1538,9
62,0
17,9
649,8
32,2
90,9
560,4
265,2
48,3
24,4
43,5
17,3
80,0
80,0
4174,0
3800,0
374,0
22,5
20,4
2,1
462,7
22,7
109,1
153,9
6,2
1,8
65,0
3,2
9,1
56,0
26,5
4,8
4,3
8,0
8,0
37,4
37,4
1762,4
224,0
23,2
15,3
1500,0
6131,7
250,0
1000,0
1200,0
1692,8
68,2
19,7
714,8
35,4
100,0
616,4
291,7
53,2
24,4
47,8
17,3
88,0
88,0
4211,4
3800,0
411,4
cộng
11662,9
12193,5
Ngoài ra , còn một điểm nên chú ý đó là chi phí xây dựng trong có cấu dự toán chỉ bao gồm phần chi phí có liên quan đến xây dựng , còn chi phí lắp đặt thiết bị được tính riêng và đưa vào thành một khoản mục chi phí vàđể ở phần chi phí thiết bị . Việc kết c ấu như vậy tạo thuận lợi cho quản lý sau này đối với các dự án có đấu thầu thiết bị, vì những gói thầu này thường gắn với công tác lắp đặt thiết bị .
Trong giai đoạn này BQLDA của tổng công ty nhìn vào các loại chi phí như đã nêu ở trên để quản lý chi phí của dự án sao cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án . Đồng thời trong giai đoạn này BQLDA cũng thẩm tra xem xét xem giữa mức dự toán của đơn vị tư vấn với tình hình tài chính , ngân sách của công ty để biết được những hợp lý và bất hợp lý trong bảng báo cáo, phân tích vốn đầu tư của đơn vị tư vấn. Quản lý chi phí trong giai đoạn này của BQLDA cũng bao gồm việc quản lý các chi phí trong giai đoạn lập dự án đầu tư và đồng thời họ cũng quản lý các chi phí liên quan đến việc xin các loại giấy phép, công văn.
4.3.2. trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Trong giai đoạn thực hiện đầu tư thì việc quản lý chi phí dự án cũng dựa vào việc giám sát thi công xây dựng công trình nhằm lấy số liệu thực tế để quản lý tốt hơn công tác quản lý chi phí dự án. để biết được các khoản chi phí phát sinh ngoài tổng dự toán có phù hợp hay không để báo cáo trình cấp trên phê duyệt. mặc dù vậy công cụ quản lý chi phí quan trọng nhất của BQLDA vẫn là việc quản lý các nguồn huy động vốn và kế hoạch trả nợ của dự án. dưới đây là bảng tiến độ huy động vốn và kế hoạch trả nợ của dự án .
- tiến độ huy động vốn.
Năm
Quý
2003
2004
2005
2006
II
III
IV
III
IV
II
IV
1. TCT lắp máy Việt Nam
- tổng vốn cần huy động: 27179
- tỷ lệ huy động từng quý
- số vốn huy động từng quý
30%
8279
20%
5400
20%
5400
20%
5400S
10%
2700
- số vốn huy động từng năm
+ vốn vay NHTM: 27000
+ vốn tự có: 179
13679
13500
179
10800
10800
2700
2700
2. người mua nhà.
- tổng vốn cần huy động: 99671
- tỷ lệ huy động từng quý
- số vốn huy động từng quý
10%
9967
15%
14951
35%
34885
25%
24918
10%
9967
5%
4984
-số vốn huy động từng năm
24918
59803
9967
4984
+ bảng kế hoạch trả nợ :
năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
cộng
1.tiến độ vay
2.nợ gốc còn lại
3. trả nợ gốc
4. trả lãi
13500
13500
10800
24300
1377
2700
27000
1215
2479
25785
5400
2630
20385
5400
2079
14985
5400
1528
9585
5400
978
4185
4185
427
27000
11498
cộng trả gốc và
lãi hàng năm
1377
3694
8030
7479
6928
6378
4612
38498
- tiến độ trả nợ:
- nguồn trả nợ:
Nguồn trả nợ
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
cộng
1. Khấu hao cơ bản khối nhà văn phòng
2. Trích lợi nhuận hàng năm của TCT.
3. Các nguồn khác
140
237
370
3324
5436
260
2334
5436
200
1844
5436
150
1343
5436
90
852
5436
27179
1210
10933
Cộng nguồn trả
1377
3694
8030
7479
6928
6378
5436
39322
* Công tác quản lý dự án tại tổng công ty trong giai đoạn này thì chủ yếu là dựa vào bảng nguồn vốn huy động cho dự án kết hợp với kế hoạch trả nợ hàng năm để quản lý chi phí cho dự án . Nếu nguồn huy động vốn và nguồn trả nợ hàng năm không đúng với kế hoạch đưa ra ban đầu thì ban quản lý dự án tự chịu trách nhiệm về khoản chênh lệch chi phí đó và phải báo cáo làm rõ nguyên nhân trước ban lãnh đạo của tổng công ty.
BQLDA của tổng công ty được cử ra để quản lý dự án thực sự là những người có chuyên môn trong lĩnh vực quản lý, phải am hiểu tường tận các loại chi phí có trong dự án. Đối với dự án xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng LILAMA đội ngũ quản lý dự án của TCT đã thực sự hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý của mình đối với nội dung quản lý chi phí dự án .
4.3.3. Trong giai đoạn vận hành khai thác
Trong giai đoạn này, khi công trình đã hoàn thiện đưa vào sử dụng và khi người mua nhà đã trả đủ 100% số tiền mua nhà và các khoản phí cũng như thuế trước bạ theo quy định hiện hành thì người mua sẽ được giao nhà kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà .
Bắt đầu từ lúc được sở hữu căn nhà , chủ hộ phải tự chi trả những chi phí sau:
- chi phí điện, nước sinh hoạt , gas: mỗi hộ sẽ trả tiền ứng với số lượng điện , nước và gas được ghi trên đồng hồ đo của từng hộ và theo đơn giá hiện hành do nhà nước quy định.
- các chi phí để sử dụng các dịch vụ công cộng như trông giữ xe, vệ sinh, an ninh, thang máy. Các chi phí này sẽ do các hộ gia đình đóng góp theo mức giá dịch vụ chung đang được áp dụng đối với các chung cư cao tầng hiện có trong thành phố hà nội, cụ thể :
* trông xe máy : 30000 đồng/ xe/ tháng
* trông xe đạp : 20000 đồng / xe/ tháng
* dịch vụ khác : 80000 đồng/ hộ / tháng
Chú ý: mức giá trên xây dựng tại thời điểm lập dự án ( 2003) trong quá trình sử dụng tuỳ theo điều kiện thực tế sẽ được điều chỉnh cho phù hợp
- các chi phí cho việc bảo dưỡng nhà cửa, duy tu bảo dưỡng máy móc , thiết bị và hệ thống kỹ thuật thuộc khối căn hộ và các chi phí phát sinh khác: do ban quản lý chung cư căn cứ tình hình thực tế để xác định kinh phí, trình lãnh đạo tổng công ty phê duyệt, sau đó chia theo tỷ lệ hợp lý và định ra mức đóng góp cho từng loại căn hộ.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA.
I. Đánh giá một số thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý dự án của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA.
1. Những thuận lợi:
Trong những năm vừa qua, Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA với kinh nghiệm trên 40 năm trong lĩnh vực xây lắp , với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ , cơ sở kỹ thuật được trang bị tốt, cùng với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên luôn tạo điều kiện thuận lợi trong mọi hoạt động của tổng công ty ... Đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư xây dựng , lắp đặt máy móc công trình . Đặc biệt có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng . Đạt được những thành tựu trên là do có được những ưu thế thuận lợi như sau:
Thứ nhất: Về đội ngũ nhân sự thì tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA là một tổng công ty có tỷ lệ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi tương đối cao so với mặt bằng chung. Do đó có phong cách làm việc khá năng động sáng tạo, đầy nhiệt huyết, làm việc có hiệu quả cao. Đặc biệt đối với công tác quản lý dự án thì tổng công ty luôn tập hợp những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và nhiệm vụ được giao phó.
Thứ hai: về lĩnh vực chuyên môn thì tổng công ty đã có trên 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp máy do đó những thiếu sót, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án cũng được hạn chế đi rất nhiều. Mặc dù có những dự án lớn, quan trọng thì công tác quản lý dự án của tổng công ty không đủ quyền hạn, khả năng để quản lý nhưng do xu thế toàn cầu hoá hiện nay thì tổng công ty có thể thuê tư vấn trong nước cũng như nước ngoài có đầy đủ kinh nghiêm, năng lực để thực hiện phần việc của mình, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý dự án.
Thứ ba: về lụât pháp thì gần đây việc quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được cụ thể hoá rất rõ ràng trong các luật và Nghị Định như: Luật đầu tư 2005, Nghị Định 52 và nghị định 16, nghị đinh 07… dần bổ sung và hoàn chỉnh cho công tác quản lý dự án đi theo một khuôn thước và logic nhất định. Từ đó mà công tác quản lý dự án cũng dễ dàng hơn nhiều. Cán bộ quản lý dự án không được làm trái với các quy định của luật đầu tư và nghị định hướng dẫn việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Tránh tình trạng lạm dụng quyền hạn và vị trí của mình để làm ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như hiệu quả của dự án.
Thứ tư: về quy mô của tổng công ty, hiện LILAMA có19 công ty con trực thuộc sự quản lý của tổng công ty và là một tập đoàn công nghiệp nặng, một tổng công ty trực thuộc sự quản lý của nhà nước cho nên hoạt động của nó được sự tài trợ nhiều từ ngân sách cũng như các chính sách hỗ trợ khác trong công tác quản lý dự án. Được nhà nước chú trọng rất nhiều trong việc đào tạo trình độ quản lý cho đội ngũ quản lý dự án. Cũng do lợi thế về quy mô cho nên việc lựa chọn đội ngũ nhân sự có năng lực để phục vụ cho công tác quản lý dự án được tốt nhất cũng không phải là vấn đề khó khăn.
Thứ năm: với vị thế gần như độc quyền trong lĩnh vực lắp máy công nghiệp nặng tại Việt Nam cho nên LILAMA gần như không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực lắp máy đối với thị trường trong nước. Chính vì thế mà LILAMA dễ trúng thầu các hợp đồng lớn, trọng điểm quốc gia, và những hợp đồng này lại thường có mối quan hệ với các nhà tư vấn, các chuyên gia quản lý nước ngoài cho nên năng lực quản lý dự án của tổng công ty ngày càng được nâng cao. Từ đó mà nâng cao hơn uy tín của LILAMA trong lĩnh vực lắp máy và đầu tư xây dựng.
Thứ 6: về nguồn vốn hoạt động , do LILAMA trực thuộc sự quản lý của nhà nước. Mặc dù có hạch toán độc lập cụ thể nhưng LILAMA luôn dành một sự quan tâm đặc biệt của nhà nước về vấn đề cung cấp tín dụng, ưu tiên vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Điều này giúp cho hoạt động của tổng công ty diễn ra được dễ dàng hơn…
2. Những khó khăn trong công tác quản lý dự án của LILAMA
Bên cạnh những thuận lợi như vừa nêu trên thì hoạt động quản lý dự án của tổng công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan sau đây:
Thứ nhất: Trên cương vị là chủ đầu tư nhưng LILAMA là một tập đoàn công nghiệp nặng chuyên sâu trong lĩnh vực lắp máy. Chuyên nhận thầu lắp đặt các loại máy móc thiế bị công nghiệp quan trọng cho các dự án lớn, trọng điểm quốc gia nhưng chỉ trong vai trò là người làm thuê. Được sự hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước, trong thời gian gần đây LILAMA đã chuyển dần vị thế là người làm thuê sang vai trò của một người làm chủ do đó hoạt động sản xuất kinh doanh quản lý của tổng công ty cũng gặp khá nhiều khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực của một người làm chủ đối với các dự án đầu tư xây dựng có giá trị quá lớn, quan trọng cũng như hoạt động sản xuât kinh doanh.
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ quản lý của tổng công ty mặc dù là trẻ đầy nhiệt huyết, tiếp cận nhanh với các công cụ quản lý hiện đại. Song cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình . Do đó công tác quản lý dự án còn gặp nhiều khó khăn, để đi vào thực hiện toàn bộ một dự án thì đội ngũ quản lý của tổng công ty còn gặp nhiều vướng măc, giải quyết và xử lý tình huống còn châm, điều này gây ra tình trạng chậm trễ đối với các dự án do tổng công ty làm chủ đầu tư. Cần phải có thời gian để dần hoàn thiện. Chẳng hạn trong công tác đấu thầu các gói thầu do tổng công ty làm chủ đầu tư thì cán bộ tham gia đấu thầu chủ yếu là đội ngũ trẻ tuổi , thêm vào đó là sự thiếu sót trong công tác thực hiện đấu thầu do đó có nhiều dự án bị chậm trễ do công tác đấu thầu diễn ra không đúng tiến độ. Dự án xây dựng nhà hỗn hợp cao tầng LILAMA là một ví dụ minh hoạ cho điều đó . Điều này dẫn đến tình trạng chậm trễ trong toàn bộ tiến độ của dự án.
Thứ ba: hệ thống luật pháp của nước ta cũng chưa thực sự đồng bộ do đó gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác quản lý dự án của tổng công ty. Luật đầu tư mới ra đời do vậy mà vẫn còn nhiều bất hợp lý trong quá trình thực hiện.
Thứ tư: hiện nay, Việt Nam đã trong quá trình toàn cầu hoá , hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới chính vì vậy mà hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tổng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn do phải đối đầu với các đối thủ mạnh trên toàn thế giới. Do vậy mà tổng công ty sẽ phải nỗ lực hết mình để nâng cao sức cạnh tranh với các tập đoàn công nghiệp lớn mạnh trên toàn thế giới.
Thứ năm: hiện nay, do điều kiện tài chính của tổng công ty cộng với trình độ lạc hậu chung trong công tác quản lý dự án của cả nước cho nên công nghệ sử dụng để quản lý dự án của tổng công ty còn lạc hậu so với công nghệ quản lý của các nước trên thế giới. Các công cụ quản lý dự án còn đơn giản, chưa phong phú do đó không có nhiều cơ hội để lựa chọn. Điều này ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quản lý dự án của tổng công ty trong thời gian vừa qua.
Thứ sáu: tổng công ty lắp máy Việt Nam đang trong quá trình cổ phần hoá do đó nguồn tài chính của tổng công ty , công tác tổ chức chưa thực sự ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ công ty nói chung và của công tác quản lý dự án nói riêng.
Thứ bảy: vấn còn hiện tượng lãng phí lực lượng lao động trong bộ máy quản lý. Tình trạng công việc ít hơn lao động do đó mà một số người không làm việc hết thời gian hoặc không đủ công việc để bố trí cho lao động, hoặc là những công việc quan trọng tập trung trong tay của một số ít người và một số ít người còn lại làm việc quá nhàn nhã. Điều này dẫn đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty chưa thực sự
II. Định hướng, mục tiêu của LILAMA trong thời gian tới
1 .Chức năng nhiệm vụ của LILAMA trong thời gian sắp tới
Xuất khẩu lao động, vật tư thiết bị công nghệ về lắp máy và xây dựng
Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi có kỹ năng, trình độ trong lĩnh vực lắp máy.Tổng công ty lắp máy Việt Nam là tổng công ty nhà nước, có các chức năng, nhiệm vụ chính được quy định như sau:
Các lĩnh vực thi công lắp đặt máy móc, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, thủy điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện có cấp điện áp 500kv
Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng: sản xuất và chế tạo thiết bị công nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng.
Xuất khẩu lao động, vật tư thiết bị công nghệ về lắp máy và xây dựng
Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính sách của nhà nước.
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân trong tổng công ty.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam là đơn vị chuyên tham gia cung cấp vật tư, thiết bị, và xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng trong và ngoài nước. LILAMA là công ty chuyên ngành về lắp máy, song LILAMA cũng không ngừng tổ chức sản xuất, mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề khác có liên quan đến ngành lắp máy, bao gồm:
Lắp máy
Tư vấn, thiết kế
Chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghệ
Xây dựng
2. Mục tiêu của LILAMA.
Mục tiêu lớn nhất của LILAMA là trở thành một tập đoàn công nghiệp nặng , một tập đoàn kinh tế mạnh vào năm 2010. Phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lắp máy, được nhiều đối tác nước ngoài đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đồng thời mục tiêu lớn nữa của tổng công ty là đa dạng hoá sản phẩm sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Tích cực lao động và học hỏi để dần vươn lên làm chủ , khẳng định ý chí và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lãnh đạo của tổng công ty lắp máy Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty đến năm2010 theo đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước …
3. Định hướng của LILLAMA trong thời gian sắp tới.
Với mục tiêu phấn đấu đên năm 2010 LILAMA sẽ trở thành một tập đoàn công nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực lắp máy. Trong những năm tới tổng công ty tíêp tục phát huy thế mạnh sở trường là đấu thầu các dự án lớn và chuẩn bị khởi công các dự án trọng điểm quốc gia . Nhất là phát huy thế mạnh trong lĩnh vực lắp máy.
bảng : một số dự án thực hiện trong thời gian tới của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA
TT
danh mục dự án
Tổng vốn đầu tư
Địa
điểmxây dựng
Thời gian khởi công hoàn thành
tổng số
3708
A
dự án phát triển nhà
54
dự án chuyển tiếp
dự án nhóm B
1
dự án nhà hỗn hợpcao tầng ở và làm việc LILAMA
24
Hà Nội
2004-2006
2
dự án xây dựng khu nhà ở CBCNVgiai đoạn 1 của CTCP LILAMA 45-1
23
Đồng Nai
2007-2010
3
dự án làng LILAMA Hải Dương- CTCP LILAMA 69-3
7
Hải Dương
2002-2005
B
DỰ ÁN XI MĂNG
2058
dự án chuyển tiếp
DỰ ÁN NHÓM A
1615
1
dự án xi măng thăng long
1615
Quảng Ninh
2004-2007
dự án khởi công mới
DỰ ÁN NHÓM A
443
1
dự án xi măng đô lương
443
Nghệ An
2007-2009
C
dự án sản xuất CN và VLXD
150
dự án chuyển tiếp
DỰ ÁN NHÓM B
150
1
dự án cơ sở đóng tàu biển LILAMA
70
Hải Phòng
2004-2007
2
dự án nhà máy sản xuât que hàn hà tĩnh - CTCP LILAMA 5
60
Hà Tĩnh
2005-2006
3
nhà máy chế tạo lọc bụi tĩnh điện - CTCP LILAMA 69-2
20
Hải Phòng
2007-2009
Dự án
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN
1180
dự án chuyển tiếp
DỰ ÁN NHÓM A
973
1
dự án nhà máy nhiệt điện vũng áng 1
973
Hà Tĩnh
2006-2011
DỰ ÁN NHÓM B
197
1
nhà máy thuỷ điện sông ông
110
Ninh Thuận
2005-2007
2
dự án nhà máy thuỷ điện Sardeung- CTCP LILAMA 45-1
23
Lâm Đồng
2005-2007
3
dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện NẬM CÔNG- ctcp LILAMA 10
64
Sơn La
2007-2009
DỰ ÁN KHỞI CÔNG MƠI
DỰ ÁN NHÓM A
10
1
dự án nhà máy thuỷ điện hủa na
10
Nghệ An
2007-2012
E
Dự án cởkhí , kết cấu thép
79
các dự án chuyển tiếp
DỰ ÁN NHÓM B
44
1
dự án nhà máy cơ khí việt trì- CTCP LILAMA 3
11
Việt Trì
2003-2005
2
dự án nhà máy chế tạo két cấu thép và thiết bị cở khí- CTCP LILAMA 18
20
Bình Dương
2005-2007
3
dự án mở rộng nhà máy chể tạo thiết bị và KCT bắc ninh- CTCP LILAMA 69-1
13
Bắc Ninh
2003-2005
dự án khở công mới
DỰ ÁN NHÓM C
35
1
dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tao thiết bị đồng bộ LÍEMCO
35
F
dự án mua sắm thiết bị thi công
168
dự án chuyển tiếp
dự án nhóm c
84
1
dự án mua cừ lassen- TCT
36
2006-2007
2
dự án đầu tưmua sắm thiết bị thi công LILAMA 7
7
xưởng hoà cầm,,ĐN
2007
3
dự án mua sắm thiết bị tăng năng lực thi công -LISEMCO
10
4
dự án cải tạo và nâng cao năng lực nhà máy CTTP và KCT- CTCP LILAMA 10
2
nam định
5
dự án cẩu bánh xích 100T - CTCP LILAMA 10
10
6
dự án chế tạo 4 cẩu dàn 50 tấn - CTCP LILAMA 10
16
7
dự án mua sắm 2 ô tô 4 chỗ - CTCP LILAMA 10
2
8
dự án tăng cường thiết bị phục vụ thi công -CTCP LILAMA 10
0
dự án khởi công mới
dự án nhóm c
84
1
dự án mua sắm máy móc thiết bị sơn phun phủ chống ăn mòn kim loại -LILAMA 7
3
2007
2
dự án mua 2 cẩu bánh xích 250 tấn
54
2007
3
dự án đầu tư mua sắm đầu kéo có trang bị cẩu thuỷ lực, romoc(2 cái) -CTCP LILAMA 10
3
4
dự án đầu tư dây chuyền phun cát , sơn cho xưởng CTTP và KCT hoà bình và sơn la của CTCP LILAMA 10
1
5
Dự án xe ca đưa đón công nhân - CTCP LILAMA 10
2
6
dự án đầu tư cổng trục 10 tấn - CTCP LILAMA 10
1
7
dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ thi công - CTCP LILAMA 1`0
1
8
dự án nâng cao năng lực sản xuát công ty-LISEMCO
15
2007
9
dự án mua sắm phương tiện thiết bị thi công - CTCP LILAMA 45-4
5
2007
G
DỰ ÁN KHÁC
20
dự án chuyển tiếp
dự án nhóm C
10
1
dự án trung tâm cơ giới tập trung
10
Hải Dương
2006-2008
dự án khởi công mới
dự án nhóm C
10
1
dự án xây dựng nhà học lý thuyết chất lượng cao - trường KT&CN- LILAMA 1
8
Ninh Bình
2007-2008
2
dự án xây dựng nhà văn phòng đại diện, nhà giới thiệu sản phẩm công ty tại sơn la - CTCP LILAMA 10
2
Sơn La
2006-2007
Trong năm 2007 Tổng côngty Lắp Máy Việt Nam LILAMA đang phấn đấu vượt mức hoàn thành kế hoạch đặt ra . Phấn đấu vượt mức năm 2006 tức là tổng côngty sẽ phấn đấu đạt giá trị sản lượng 965900 triệu đồng. Để đạt được điều này đòi hỏi sự cố gắng phấn đấu bền bỉ của anh chị em công nhân cùng toàn thể các phòng ban và giải pháp hợp lý của ban giám đôc . Đồng thời tích cực nâng cao năng lực quản lý dự án của toàn thể cán bộ quản lý dự án của tổng công ty , nhằm đạt được mục tiêu định hướng đã đặt ra.
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý dự án của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA.
Nhằm đạt được những mục tiêu, định hướng và khắc phục những khó khăn tồn tại trong công tác quản lý dự án của tổng công ty trong thời gian vừa qua em xin đưa ra một số giải pháp mang tính tham khảo như sau:
1. Giải pháp nâng cao năng lực QLDA của tổng công ty.
Năng lực quản lý dự án của tổng công ty bao gồm cả năng lực về nhân sự tức là trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý dự án và cả năng lực của các biện pháp, công cụ quản lý dự án . Năng lực của các nhà thầu tư vấn tham gia quản lý dự án của tổng công ty. Khi tổng công ty có một năng lực quản lý đủ mạnh thì chắc chắn hoạt động quản lý của họ sẽ đạt được hiệu quả cao hơn
1.1. Giải pháp về đầu tư phát triển năng lực QLDA của cán bộ công nhân viên.
Thứ nhất: về chuyên ngành, tích cực đào tạo kiến thức quản lý dự án cho các cán bộ quản lý dự án nhất là đối với các chủ nhiệm dự án và các kỹ sư đã có kinh nghiệm bằng nhiều hình thức : kết hợp với các trường đại học Bách Khoa, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đưa cán bộ đi đào tạo ở các nước tiên tiến trên thế giới...tích cực đào tạo trên đại học , đào tạo về công nghệ thiết bị của một số nghành quan trọng trong nền kinh tế như: công nghệ xi măng; lọc hoá dầu, nhà máy nhiệt điện đốt than đốt khí, công nghệ giấy...nhằm nâng cao tầm hiểu biết cho các cán bộ trong lĩnh vực chuyên môn để từ đó khi cần đến những cán bộ quản lý dự án trong lĩnh vực đó thì công ty có thể điều động ngay mà không cần phải thuê các chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Đào tạo kỹ sư giám sát công trường cho các nghề xây dựng , lắp máy, chế tạo thiết bị bồn bể và đường ống cao cấp, giám sát công tác hàn kết hợp với bồi dưỡng cán bộ xây dựng.
Đồng thời bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp, quản lý tài chính quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cho các cán bộ quản lý và cán bộ kế cận tại các trường bồi dưỡng cán bộ - Bộ Xây Dựng , Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đào tạo công nghệ tin học trong thiết kế và quản lý.
LILAMA cần phải tiếp nhận chuyển giao giải pháp tin học của Intergraph thông qua các khoá đào tạo của chuyên gia nước ngoài về chương trình quản lý hệ thống, thiết kế( PDS- 2D và 3D) , quản lý tiến độ( Primvera) quản lý hồ sơ tài liệu( Directa) , quản lý mua sắm vật tư thiết bị ( marian) . Bên cạnh đó , trên cơ sở thiết bị đã có , LILAMA nên tổ chức đào tạo lấy các khóa cao hơn. Sau mỗi khoá đào tạo như vậy thì LILAMA sẽ chọn được một số cán bộ giỏi đủ khả năng thay thế chuyên gia nước ngoài trong công tác giảng dạy cũng như quản lý dự án.
Muốn nâng cao được năng lực quản lý dự án cho cán bộ quản lý dự án của tổng công ty thì LILAMA cũng nên đào tạo đồng bộ cho các công nhân kỹ thuật chứ không nên chỉ chú trọng vào đào tạo cán bộ quản lý . Có như vậy thì hiệu quả quản lý toàn bộ dự án mới có thể được nâng cao hơn.
Thứ hai: Cần phải tạo môi trường làm việc tốt nhất cho các cán bộ công nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần. Phấn đấu để hiện đại hoá công cụ quản lý của tổng công ty ví dụ: các hoạt động quản lý dự án của tổng công phải sử dụng máy vi tính , máy fax , máy in, ... Đồng thời phải trang bị các loại thiết bị đảm bảo môi trường làm việc an toàn và tốt nhất cho người lao động như : điều hoà, quạt thông gió... Phải thực hiện tốt hơn nữa chế độ BHXH , BHYT chế độ nghỉ ngơi , lương thưởng kịp thời cho người lao động.
Thứ ba: Đổi mới sắp xếp lại cơ cấu lao động trong bộ máy quản lý nhằm phát huy tối đa năng lực của toàn bộ tổ chức . Tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, phân bố công việc đầy đủ hợp lý phù hợp với chức năng , nhiệm vụ, năng lực của từng người . Tránh tình trạng việc ít người làm thì nhiều dẫ đến tình trạng lãng phí nhân lực và làm việc không hiệu quả. Bố trí lao động đến các đơn vị công ty con để xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của từng đơn vị để từ đó có báo cáo đầy đủ cụ thể lên cấp trên.
1.2. Giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho tổng công ty.
Hiện nay tổng công ty đang trong giai đoạn cổ phần hoá do đó nguồn vốn huy động cho công tác quản ly, công tác đầu tư xây dựng và đầu tư phát triển chưa thực sự ổn định. Do đó cần phải tìm giải pháp huy động vốn cho tổng công ty. Sau đây là một vài giải pháp thúc đẩy hoạt động huy động vốn mà em đưa ra :
Thứ nhất: tận dụng các mối quan hệ làm ăn lâu năm với các tổ chức kinh tế khác để huy động vốn cho công tác đầu tư. Trực tiếp làm việc với các ngân hàng thương mại để thương lượng vay vốn của ngân hàng .
Thứ hai: huy động nội lực , tức là kêu gọi sự đóng góp ,cho vay của tất cả đội ngũ cán bộ , công nhân viên trong toàn tổng công ty. Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của họ để phục vụ cho hoạt động sản xuát kinh doanh sau đó phân chia lợi ích xứng đáng cho họ.
Thứ ba: tích cực tham gia liên doanh liên kết với các công ty trong nước và nước ngoài để thu hút nguồn vốn của họ đầu tư vào tổng công ty. Đây là một nguồn vốn phong phú dồi dào nhất , nếu công ty biết cách huy động thì nó sẽ phục vụ mạnh mẽ cho công tác cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư . Trong thời gian vừa qua , mặc dù tổng công ty cũng đã có chiến lược tham gia liên doanh liên kết với nước ngoài và trên thực tế cũng đã tham gia liên doanh được với các nước như Đài Loan, Úc, và Nhật Bản ... Tuy nhiên công tác huy động vốn từ những liên doanh này vẫn chưa được đẩy mạnh, số vốn huy động được vẫn còn hạn chế cả về số lượng lẫn mục đích sử dụng vốn. Do đó trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa lợi thế đó để thu hút được nhiều vốn hơn nữa và tổng công ty phải làm chủ được nguồn vốn huy động được
Thứ tư: thay đổi cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp, trích một tỷ lệ lớn hơn nữa từ lợi nhuận để bổ sung cho quỹ đầu tư phát triển của tổng công ty. Hợp lý hoá các loại nguồn vốn để bổ sung vào nguồn vốn sử dụng cho công tác đầu tư . Hơn thế nữa, tổng công ty cũng nên đa dạng hoá danh mục đầu tư để tránh rủi ro trong hoạt động đầu tư va tăng cao lợi nhuận từ đó mà tích luỹ được vốn vào công tác đầu tư phát triển.
Thứ năm: đối với công tác tài chính kế toán phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị, căn cứ vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, căn cứ vào hạn mức vay ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác... Phòng tài chính kế toán phải lập kế hoạch thu hồi nợ, kế hoạch cung ứng vốn chi tiết cho các đơn vị sản xuất trình tổng gđ phê duyệt, nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý tài chính và nguồn vốn theo đúng quy định của nhà nước , đảm bảo cung ứng vốn đâỳ đủ cho các công trình theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Phòng tài chính kế toán phải có nhiệm vụ thu hồi vốn đầu tư vào các công trình khi công trình đã xong thủ tục thanh quyết toán với chủ đầu tư.
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quản sản xuẩt kinh doanh của tổng công ty.
Sau khi đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực và huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì tổng công ty lắp máy Việt Nam cần phải nâng cao được hiệu quản sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao có nghĩa là một đồng vốn đầu tư của tổng công ty có thể thu về được hơn một đồng lợi nhuận. Đó là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển bền vững toàn công ty. Để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty, em xin đưa ra một số giải pháp mang tính chất tham khảo như sau:
- Thứ nhất: Trước khi bước vào bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần xem xét trước nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm của nó. Xác định đựoc chính xác nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định , lâu dài thì sau đó mới tình đến chuyện đầu ra của sản phẩm đó ra sao. Tránh tình trạng sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh đó bị ứ đọng, tồn kho, khó chiếm được thị phần trên thị trường ... Đặc biệt LILAMA là một tổng công ty chuyên về lắp máy, một tập đoàn công nghiệp nặng hàng đầu của Việt Nam ( trong những năm gần đây mới chuyển dần vào hoạt động sản xuất kinh doanh) cho nên sản phẩm của nó sản xuất ra thường có giá trị cực kỳ lớn, thời gian hoàn thành một sản phẩm là rất dài, sản phẩm lại có tính đơn chiếc chính vì vậy mà khi hoạt động sản xuất không có hiệu quả thì sẽ gây ra tổn thất quá lớn cho tổng công ty. Do đó cần phải nỗ lực hết sức để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho LILAMA
- Thứ hai: Cần phải huy động vốn đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để nó hoạt động liên tục , không bị gián đoạn trong suốt quá trình sản xuất, từ đó mà tận dụng được nguồn nhân lực và năng suất lao động tối đa của cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất bị gián đoạn thì sẽ gây tổn thất cực kỳ lớn cho tổng công ty. Mà thiếu vốn hoạt động là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra hiện tượng gián đoạn sản xuất, làm cho toàn bộ hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- thứ ba: Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty đều phải được đặt duới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo tổng công ty. Mọi kế hoạch sản xuất đều phải được thông qua bới hội đồng quản trị tổng công ty. Thiết lập chương trình quản lý rõ ràng, bất kỳ một dự án sản xuất kinh doanh nào cũng phải được lập dự án nếu là dự án lớn, nếu không cũng phải có bản báo cáo phân tích những thuận lợi khó khăn, phân tích khả năng tài chính để biết được hoạt động sản xuất đó sẽ mang lại lợi nhuận như thế nào sau khi nó đi vào hoạt động. Cần xem mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh như là một dự án nhỏ mà nó cần phải có sự giám sát quản lý thật chặt chẽ. Từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện, vận hành khai thác. Như vậy thì mới mong hoạt động sản xuất kinh doanh đó mang lại hiệu quả cao.
- Thứ tư : Đào tạo tay nghề vững chắc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty vì thế mà tay nghề của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động đó. tuyển những công nhân bậc cao có kinh nghiệm vào những vị trí chủ chốt, tuyển những cán bộ điều hành giám sát có năng lực, kinh nghiệm vào việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh cho tổng công ty. làm như vậy thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không bị méo mó do những nguyên nhân chủ quan của người làm và tất nhiên là hiệu quả sẽ được nâng cao hơn .
Thứ năm:Tuỳ thuộc vào đặc tính sản phẩm của từng hoạt động sản xuất mà định vị sản phẩm cho phù hợp với chất lượng, giá cả, thị hiếu trên thị trường. Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có bản báo cáo nghiên cứu thị trường trình lên ban lãnh đạo để họ xem xét, phê duyệt rồi ký quyết định có nên đầu tư vào việc sản xuất sản phẩm đó hay không? Sản phẩm đó có nhu cầu thị trường lớn hay bé, nó phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp như thế nào khi nó được tiêu thụ trên thị trường?... Tất cả những công việc đó tiến hành một cách nghiêm chỉnh thì nó sẽ giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa.
2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án của tổng công ty.
Mặc dù đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lắp máy thế nhưng LILAMA mới thực sự trở thành nhà đầu tư trong những năm gần đây . Hơn nữa kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý dự án của tổng công ty cũng chưa hẳn là nhiều cho nên trong quá trình quản lý các dự án đầu tư xây lắp còn gặp phải những khó khăn vướng mắc. Chính vì vậy mà muốn hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam cần có sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên chức từ lãnh đạo cho đến các công nhân xây dựng ngoài công trình. Thêm vào đó là sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước để tạo động lực cho Tổng công ty có thể hoàn thiện được công tác quản lý của mình đối với tất cả các dự án do công ty làm chủ đầu tư.
2.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức của tổng công ty nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án.
Hiện nay bộ máy tổ chức của tổng công ty mặc dầu đã đựơc thay đổi nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế của tổng công ty cũng như tình hình tổ chức của các tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất tương tự. Thế nhưng trong bộ máy tổ chức hiện nay cũng không thể tránh khỏi các yếu nhược điểm của nó. Muốn cho hoạt động quản lý dự án của tổng công ty diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì tổng công ty cần phải thay đổi, chỉnh sữa lại một ít các nội dung trong bộ máy tổ chức: phải đổi mới bộ máy tổ chức bằng cách thay thế những nhà lãnh đạo cao tuổi bằng một nhà lãnh đạo trẻ tuổi hơn , tiếp thu nhanh hơn các vấn đề kinh tế nhạy cảm trên thị trường, nắm bắt tốt hơn các kiến thức quản lý mới nhất tiên tiến nhất trên thế giới. Bố trí lại nhân lực một cách phù hợp nhất, đúng với khả năng chuyên môn và trình độ của họ, phân công lao động hợp lý , tận dụng hết thời gian lao động của đội ngũ cán bộ và khai thác hết khả năng chuyên môn của từng người để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý dự án nói chung và công tác sản xuất kinh doanh , công tác đầu tư của tổng công ty.
2.2. Sử dụng máy móc công nghệ hiện đại vào quản lý dự án.
Máy móc công nghệ trong quản lý dự án đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án. Quản lý dự án hiện nay ở tổng công ty lắp máy Việt Nam mặc dù đã sử dụng nhiều loại máy móc công nghệ tương đối hiện đại như: máy fax, máy vi tính, máy chiếu, điện thoại, mạng internet... Tuy nhiên những loại máy móc này cũng chưa thấm vào đâu so với trình độ sử dụng máy móc công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới. Muốn hiện đại hoá các loại máy móc công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản lý dự án ngoài việc sử dụng các loại máy như kể trên thì tổng công ty bằng nỗ lực và trình độ của mình để tạo ra các phần mềm quản lý phục vụ đắc lực cho công tác quản lý dự án. Nếu không đủ trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chế tạo phần mềm thì buộc tổng công ty phải nhập khẩu, mua lại phần mềm quản lý tốt nhất tiên tiến nhất trên thế giới. Có như vậy thì tổng công ty mới có thể hoàn thiện được công tác quản lý dự án của mình và có thể nâng cao được năng lực quản lý dự án.
2.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý liên quan đến công tác đầu tư và quản lý dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý dự án nói chung.
Hiện nay, mặc dù đã có luật đầu tư và nghị định hướng dẫn thi hành luật của thủ tướng chính phủ . Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện thì các nhà quản lý dự án vẫn còn kêu ca nhiều về vấn đề có những điều luật trong bộ luật này vẫn chưa hoàn chỉnh , chưa thể hiện được sự minh bạch, rõ ràng trong phân định trách nhiệm cho hệ thống quản lý dự án. Thủ tục tiến hành một dự án đầu tư quá rườm rà cho nên gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý dự án . Điều này dẫn đến sự chậm trễ trong công tác quản lý tiến độ cũng như chi phí quản lý có liên quan. Do đó các cơ quan quản lý cấp trên cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để thúc đẩy hoạt động quản lý dự án, nhằm hoàn thiện hơn nữa và nâng cao chất lượng quản lý dự án.
2.4. Đa dạng hoá các công cụ quản lý dự án tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA.
Để hoàn thiện được công tác quản lý dự án cho Tổng công ty ngoài các giải pháp kể trên còn cần phải đa dạng hoá các công cụ quản lý dự án bằng cách học hỏi kinh nghiệm và thu hút các công cụ quản lý tiên tiến từ bên ngoài bằng cách liên doanh , mở rộng hợp tác đầu tư của công ty với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực tương đương. Nếu hoạt động qlda tại tổng công ty được sử dụng nhiều các công cụ quản lý khác nhau thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý. Đối với các dự án có quy mô, tính chất và đặc điểm khác nhau thì có thể áp dụng các phương pháp và công cụ quản lý phù hợp nhất với nó để có thể tối đa hoá hiệu quả trong công tác quản lý dự án đối với dự án đó. Hiện nay hầu hết các công ty ở Việt Nam đều áp dụng các công cụ quản lý chủ yếu như: lập kế hoạch quản lý, nhật ký thi công xây dựng công trình, báo cáo định kỳ hoạt động quản lý dự án ... Nhưng xem ra những công cụ quản lý này còn rất lạc hậu so với trình độ quản lý của thế giới . Vì thế mà cần phải đa dạng hoá các công cụ quản lý dự án để có nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho các nhà quản lý dự án.
3. Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của tổng công ty lắp máy Việt Nam.
Tổng công ty lắp máy Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước do đó nhà nước cần đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty dưới đây là một số kiến nghị của em đến cơ quan nhà nước.
- Hoàn thiện và chỉnh sửa các cơ chế pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư của tất cả các lĩnh vực đầu tư nói chung và lĩnh vực đầu tư lắp máy nói riêng. Cần phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với lĩnh vực quản lý dự án . Giúp cho lãnh đạo của tổng công ty sớm tìm ra các giải pháp quản lý thống nhất đối với hoạt động quản lý dự án. Có biện pháp xử lý kịp thời , xác đáng đối với các vi phạm trong công tác quản lý dự án . Từ đó mà nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ tham gia quản lý, thúc đẩy hoạt động quản lý xẩy ra liên tục và đạt hiệu quả cao.
- Hỗ trợ vốn cho hoạt động đầu tư: nhà nước cần có chương trình hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động đầu tư , hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, hàng năm nhà nước cần có chương trình tài trợ vốn ngân sách để đầu tư vào các dự án lớn trọng điểm mà tổng công ty làm chủ đầu tư. Nhà nước cũng nên khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay vốn đối với LILAMA để từ đó công ty có thể dễ dàng hơn trong khâu tiếp cận nguồn vốn với các ngân hàng thương mại nhằm thu hút vốn hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
- Nhà nước cũng nên đặt quan hệ để LILAMA có thể mở rộng hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoài, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ đối với một số sản phẩm sản xuất của tổng công ty trong thời gian gần đây. Nhà nước cũng nên giúp LILAMA khuyếch trương được thương hiệu của mình đối với thị trường các nước trên thế giới. Đó là cơ sở , là định hướng dài hạn trong hoạt động đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
- Nhà nước cũng nên mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng quản lý dự án cấp cao để LILAMA cũng có cơ hội học hỏi và tích luỹ kiến thức rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn trong khâu quản lý . Do đó không cần phải tốn kém chi phí để thuê các chuyên gia giỏi ở nước ngoài.
- Tích cực xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn xây lắp để làm tiền đề hoạt động cho tổng công ty. Các tiêu chuẩn định mức xây dựng phải rõ ràng, logic , phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hệ thống quy chuẩn , định mức xây dựng phải thống nhất trong tất cả các khâu và rõ ràng đối với từng dự án. Để các dự án có thể tuân thủ một tiêu chuẩn chất lượng nhất định giúp cho công tác quản lý dự án diễn ra thuận lợi hơn và đạt hiệu quản cao hơn trong tất cả các nội dung quản lý đưa ra.
- Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế wto do vậy mà hoạt động của tổng công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xu thế hội nhập. Vậy thì nhà nước cũng nên huấn luyện tư tưởng, xác định những khó khăn, vướng mắc và các thuận lợi một cách rõ ràng , định hướng cho hoạt động của tổng công ty để giúp họ giảm bớt sức ép từ môi trường cạnh tranh từ bên ngoài. Khuyến khích cán bộ quản lý của tổng công ty nên tìm hiểu các luật đầu tư nước ngoài đói với các dự án liên doanh , liên kết và hợp tác làm ăn với nước ngoài. Giảm tối đa các rủi ro bị bên nước ngoài kiện tụng mà nguyên nhân là không hiểu biết luật pháp của đất nước họ.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, hoạt động quản lý dự án tại tổng công ty lắp máy Việt Nam mặc dù đã đạt được một số thành tựu rất lớn . Tuy nhiên , bên cạnh các thành tựu đó vẫn còn một số các nhược điểm, tồn tại trong hoạt động quản lý mà đội ngũ cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo tổng công ty vẫn phải bó tay không thể khắc phục được nó bởi vì có quá nhiều lý do cả chủ quan lẫn khách quan làm cho hoạt động quản lý đi chệch hướng so với mục tiêu đặt ra. Hiệu quả của công tác quản lý dự án vẫn chưa cao , chưa phản ánh hết được bản chất của hoạt động quản lý dự án. Mặc dù các dự án của tổng công ty làm chủ đầu tư đều là các dự án lớn , trọng điểm quốc gia nhưng thực sự chưa thu hút được sự quan tâm xác đáng của cơ quan lãnh đạo cấp trên, của các cơ quan ban ngành có liên quan tương xứng với tầm quan trọng của nó. Chính vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư phát triển cũng như đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là hoạt động quản lý dự án chưa đạt đựơc hiệu quả cao như mong muốn của ban lãnh đạo tổng công ty. Trong những năm sắp tới, tổng công ty lắp máy Việt Nam sẽ đầu tư vào các dự án quan trọng khác với quy mô và tính chất phức tạp rất lớn. Do đó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa của ban lãnh đạo tổng công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty. Đồng thời cũng cần sự quan tâm chỉ đạo của nhiều cơ quan ban ngành có liên quan để tổng công ty làm ăn ngày càng phát đạt hơn nữa, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước...
Trong thời gian em thực tập tại tổng công ty , được sự quan tâm giúp đỡ của các cô chú , anh chị... Tại cơ quan đã giúp cho em tích luỹ được khá nhiều các kiến thức thực tế tổng quát về đầu tư phát triển , đàu tư xây dựng cơ bản... Nhất là trong lĩnh vực quản lý dự án . Để em có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn khi đi vào làm việc thực tế, đồng thời cũng đã giúp em nhận ra được một số các điểm khác nhau giữa thực tế và chương trình học trong giảng đường đại học... Bên cạnh các cô chú , anh chị tại cơ quan thực tập em đã được sự hướng dẫn chi tiết, tận tình của Thạc Sỹ Nguyễn Thu Hà đã giúp em hoàn thành chương trình chuyên đề thực tập tốt nghiệp của khoá học thứ 45 thuộc Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Em xin chân thành cám ơn !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31901.doc