Kiến nghị
- Đề nghị UBND huyện Quốc Oai nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý phù hợp vào thực tế hoạt động quản lý hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận quản lý khu di tích
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch Hà Tây và các cơ quan chức năng liên quan của huyện để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển, để chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống . theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch do Tổng cục du lịch ban hành nhằm tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt du khách.
- Tổ chức mô hình câu lạc bộ hoặc hội nghề nghiệp. Đây chính là một diễn đàn giúp cho các doanh nghiệp bày tỏ quan điểm, ý kiến đối với các cơ chế chính sách, những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh du lịch. Nó còn là nơi trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhanh chóng giữa UBND huyện với Sở.
- Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất trong du lịch Chùa Thầy thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu
- Hình thành cơ chế phân phối lợi ích phù hợp giữa các doanh nghiệp, cư dân địa phương, các cấp xã, huyện. Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tư cho địa phương nơi có hoạt động du lịch căn cứ vào kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp cư dân địa phương, các cấp chính quyền địa phương được hưởng lợi ích tờ hoạt động du lịch và họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của du lịch tại địa phương
85 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân kinh doanh trong khu vực chùa không căng lều bạt, bán hàng lộn xộn, không chèo kéo khách, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng của huyện Quốc Oai tiến hành kiểm tra công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn phẩm đảm bảo trật tự, an toàn, văn minh…Hiện nay, toàn xã Sài Sơn có 200 hộ dân phát triển dịch vụ quanh khu vực Chùa Thầy. Để đẩy mạnh phát triển du lịch, Sài Sơn đã tạo điều kiện cho các hộ dân sống quanh khu di tích đầu tư nâng cấp khu dịch vụ phục vụ du khách; nhân cấy các ngành nghề mới về địa phương để tận dụng số lao động nhàn rỗi, đặc biệt là các nghề phục vụ du lịch như: Sản xuất bánh kẹo, hàng mây, giang đan, đồ lưu niệm. Đồng thời, xã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các buổi tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống để đảm bảo an toàn cho khách vãn cảnh Chùa Thầy.
Bãi để xe: Tình trạng chung của các bãi để xe là nền đất, không có mái che và bóng mát. Những ngày thường, xe cộ của khách được để phía đông bắc Long trì (ngoài cổng Chùa Cả) trước UBND xã.
Những ngày chính hội, do lượng khách rất đông (chiếm tới 50- 60% tổng lượng khách trong năm nên các khoảng trống như sân kho, sân UBND xã, bờ đê, sân bóng…ở các đầu đường vào khu Chùa Thầy được sử dụng làm bãi để xe, trong đó lớn nhất là bãi đầu làng Sài Khê, cạnh phía nam núi Hoa Phát (còn gọi là hoa sơn). Và lợi dụng trong những ngày này, các bãi giữ xe cũng đua nhau giành khách và hét giá ngất ngưởng dù cách đó không xa, một bảng thông báo giá giữ xe do UBND tỉnh Hà Tây ban hành, quy định 1.000đ cho xe đạp và 2.000đ cho xe gắn máy. Điều này gây ra rất nhiều phẫn nộ cho du khách, ảnh hưởng đến hình ảnh Chùa Thầy trong con mắt của khách du lịch. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, ban quản lý di tích Chùa Thầy cần phải có biện pháp kiên quyết hơn nữa trong việc quản lý, xử lý đối với các hộ kinh doanh có hành vi bắt chẹt khách và cố tình tăng giá xe cao hơn mức quy định.
2.4.3. Thực trạng về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong bất kỳ ngành kinh tế nào cũng là yếu tố quan trọng, trong kinh doanh du lịch yếu tố này còn mang ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm. Điều này xuất phát từ tính chất dịch vụ của kinh doanh du lịch bắt buộc có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên và khách du lịch. Chính người lao động sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm bên cạnh các giá trị về tài nguyên.
Quốc Oai là một huyện du lịch hầu như chưa phát triển do đó số lượng lao động trong các hoạt động du lịch ở huyện không đáng kể, chủ yếu là cư dân địa phương tham gia kinh doanh dịch vụ ăn theo như bán hàng lưu niệm, thuyết minh tham quan, bán giải khát…tại khu du lịch Chùa Thầy, hoạt động mang nặng tính mùa vụ, chất lượng lao động thấp. Còn hướng dẫn viên du lịch, hầu hết là người địa phương, sống quanh chân núi Thầy từ bé, nên họ cũng bập bõm nắm được những truyền thuyết, những câu chuyện được các cụ truyền khẩu, rồi dẫn khách “đi động” lấy tiền…
Tuy nhiên, Quốc Oai có lợi thế về nhân lực trong phát triển du lịch đó là:
- Nguồn nhân lực khá dồi dào với chi phí lao động thấp
- Do quá trình phát triển công nghiệp, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp và yêu cầu chuyển đổi ngành nghề cho lao động là điều tất yếu và du lịch sẽ nhận được những ưu tiên và có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi lao động khi các dự án du lịch đi vào hoạt động
Thực tế hiện nay cho thấy, với những lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực và đặc biệt ở huyện Quốc Oai có khoảng 150 di tích lịch sử văn hóa, bao gồm nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Chùa Thầy, động Hoàng Xá và các điểm du lịch sinh thái, nhà nghỉ tĩnh dưỡng hấp dẫn du khách tới tham quan. Phát huy tiềm năng thế mạnh du lịch trên địa bàn, huyện Quốc Oai đã tạo điều kiện thông thoáng, minh bạch về đất đai, thủ tục hành chính nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Vì thế, trên địa bàn huyện, có tới 14 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; trong đó, có 6 doanh nghiệp xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, còn lại 8 doanh nghiệp đang trong quá trình khảo sát và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du khách, từ đầu năm đến nay, huyện Quốc Oai đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Sở Du lịch mở lớp tập huấn về văn hoá du lịch cho hơn 300 cán bộ, nhân dân, các hộ kinh doanh tại Chùa Thầy, bồi dưỡng kiến thức cho 5 thuyết minh viên, hướng dẫn viên phục vụ lễ hội tại Chùa Thầy. Đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kịp thời chấn chỉnh xử lý những cá nhân và tập thể vi phạm các quy định của pháp luật, dần đưa hoạt động kinh doanh du lịch vào nề nếp. Việc làm này của huyện có tác dụng rất lớn để xây dựng một hình ảnh đẹp về Chùa Thầy trong mắt du khách.
2.4.4. Thực trạng về nguồn khách và doanh thu
2.4.4.1. Khách du lịch
Khách du lịch tới Chùa Thầy có hai loại: khách quốc tế và khách nội địa, với mục đích chung là lễ hội hành hương, tham quan khu du lịch Chùa Thầy chiếm 90% so với tổng lượng khách (trong đó 60% lượng khách đến với mục đích tín ngưỡng hoàn toàn), còn lại là các hoạt động khác.
Theo thống kê lượng khách du lịch đến Chùa Thầy chiếm 18,23% tổng lượng khách đến Hà Tây. Khách du lịch trong nước đến khu du lịch Chùa Thầy chủ yếu là học sinh, sinh viên, khách hành hương từ thị trường Hà Nội, nội tỉnh Hà Tây và một số địa phương lân cận. Khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách du lịch. Hầu hết khách du lịch đến Chùa Thầy trong những năm qua là đi du lịch trong ngày, khách lưu trú hầu như không đáng kể.
Đặc biệt do tính chất của du lịch lễ hội nên lượng khách đến Chùa Thầy chủ yếu tập trung đến vào các ngày lễ hội (năm 2008 chỉ trong 3 ngày lễ hội đã thu hút khoảng 2 vạn lượt khách) điều này đã gây ra sự quá tải cho khu danh thắng Sài Sơn với những hiện tượng như tắc đường, ô nhiễm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa- xã hội…
Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch Chùa Thầy
ĐVT: Lượt khách
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số khách
224.700
275.000
285.000
150.000
165.000
182.000
200.750
221.430
Khách quốc tê
4.700
12.500
15.000
1.138
1.250
1.500
1.800
2.160
Khách nội địa
220.000
262.500
270.000
148.862
163.750
180.500
198.950
219.270
“Nguồn: Sở du lịch Hà Tây”
Qua bảng số liệu trên, ta thấy lượng khách đến đây hàng năm gia tăng chậm (xấp xỉ 1,1 lần). Trong 3 năm, từ 2000 - 2002, số lượng khách đến Chùa Thầy tăng 22,7%. Nhưng từ 2003 - 2005, số lượng khách du lịch có sự suy giảm nghiêm trọng, tốc độ suy giảm cao hơn 7%/năm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này là do hiện nay, trình độ của các hoạt động du lịch ở khu vực này vẫn dừng lại ở việc khai thác các giá trị tiềm năng sẵn có về cảnh quan, di tích và lễ hội Chùa Thầy chưa có sự đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ để thu hút khách du lịch. Thêm vào đó là do cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và văn minh trong du lịch còn kém, môi trường bị ô nhiễm, ắc tắc giao thông vẫn còn xảy ra. Tất cả những điều đó đã chưa tạo ra được sức hấp dẫn đặc biệt cho Chùa Thầy để có sự thu hút ngày càng tăng đối với du khách.
Với đặc thù của khu Chùa Thầy là tính mùa vụ, hoạt động du lịch thường diễn ra vào 3 tháng lễ hội nên dẫn đến tình trạng phân bố lượng khách không đồng đều trong năm, ngoài lễ hội khách nội địa rất ít chỉ có khách quốc tế. Do đó để khắc phục tình trạng trên, đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của khách đòi hỏi phải có sự đầu tư, phát triển thêm các loại hình dịch vụ bổ sung cũng như có sự tổ chức quản lý hợp lý cho khu vực.
Mặc dù vậy, trong giai đoạn những năm trở lại đây, khách du lịch bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại sau một giai đoạn liên tục suy giảm (2003-2005) thể hiện ở việc khách du lịch năm 2007 đã có sự gia tăng khách quốc tế và khách nội địa so với năm 2005, 2006.
2.4.4.2. Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch Chùa Thầy chiếm tỷ nhỏ so với doanh thu du lịch Hà Tây. Tính bình quân doanh thu từ khách du lịch tại Chùa Thầy trong những năm gần đây chiếm 4,8% so với doanh thu du lịch Hà Tây.
Bảng 2.6: Hiện trạng doanh thu du lịch Chùa Thầy
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Hà Tây
138.020
162.820
180.280
206.542
251.642
286.59
320.01
495
Du lịch Chùa Thầy
2.27
2.52
2.5
2.8
3.0
5.46
11.5
24
Tỷ lệ
1.64%
1.55%
1.39%
1.36%
1.19%
1.82%
3.6%
4.85%
“ Nguồn : Sở du lịch Hà Tây”
Vì do mức chi tiêu bình quân của một du khách đến Chùa Thầy còn thấp, ước tính khoảng 6 USD với khách quốc tế và 2,7 USD đối với khách nội địa. Nguyên nhân của hiện trạng này là do khách đến tham quan Chùa Thầy chủ yếu là khách đi trong ngày, khách du lịch lưu trú hầu như không có và thường có thói quen mang theo đò ăn uống trong chuyến đi, ít sử dụng các dịch vụ tại điểm du lịch. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi giá cả đồ ăn uống và các dịch vụ ở Chùa Thầy còn ở mức cao vượt quá khả năng thanh toán của nhiều khách và điều kiện phục vụ ăn uống còn chưa đảm bảo, không hợp khẩu vị của khách du lịch. Điều này vừa làm cho các doanh nghiệp du lịch mất đi nguồn thu nhập đáng kể từ dịch vụ cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác, vừa gây nên ô nhiễm môi trường sinh thái, cảnh quan tại khu du lịch do rác thải của du khách để lại sau khi ăn uống. Và hệ thống các dịch vụ chưa phong phú chủ yếu là dịch vụ chụp ảnh, giữ xe, bán giải khát, hàng hóa lưu niệm đơn điệu, chất lượng thấp do đó mức chi tiêu của khách thấp, doanh thu du lịch thấp. Trong thời gian tới, để thu hút khách du lịch và hấp dẫn khách chi tiêu cần phải đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các món ăn độc đáo, đặc trưng, hợp khẩu vị với du khách và có giá cả hợp lý.
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
2.5.1. Những mặt được
Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch cả nước cũng như du lịch Hà Tây, du lịch Chùa Thầy đã có những tiến bộ, khởi sắc đáng mừng. Những nỗ lực của các cấp quản lý, các ngành trong việc đầu tư cơ sở vật chất và quản lý hoạt động du lịch tại Chùa Thầy thời gian qua đã có những hiệu quả nhất định.Trước tiên, đó là việc nâng cấp, cải tạo đường vào khu du lịch Chùa Thầy tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc đi lại được dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, giảm ắc tắc giao thông.Việc quản lý, quy hoạch hàng quán, chỉnh trang khu di tích thắng cảnh, có phương án bảo vệ an ninh trật tự cho lễ hội giúp cho xung quanh chùa được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng, đường đi lối lại trong sân chùa và trên núi phong quang hơn. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ du lịch đã được nâng cao và nhiều tệ nạn đã được hạn chế như: tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ du lịch và đảm bảo an ninh trật tự cho những ngày trong và sau lễ hội. Bên cạnh đó, chính quyền xã cũng đã tổ chức họp dân, phổ biến đến các hộ kinh doanh trong khu di tích ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và an ninh trật tự. Tình trạng ăn xin đi lang thang trong khu di tích gây nhiều phiền toái cho khách và việc đốt vàng mã ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ô nhiễm môi trường đã được khắc phục. Để bảo vệ di tích gắn với phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn tiềm năng du lịch, ngày 19/01, Sở du lịch đã phối hợp với UBND huyện Quốc Oai, UBDN xã Sài Sơn tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về văn hóa du lịch cho 400 người dân.
Đặc biệt, nhấn mạnh đến văn hóa ứng xử văn minh đối với khách du lịch như: Người bán hàng và trông giữ xe không chèo kéo, bắt chẹt khách du lịch, phối hợp cùng chính quyền đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng triển khai các dự án phát triển du lịch…qua đó, làm nòng cốt tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến với khu du lịch Chùa Thầy.
Năm nay, nhờ việc quản lý nghiêm các bãi gửi xe, huy động công an, dân quân tự vệ tham gia bảo đảm an ninh trật tự nên nhìn chung lễ hội diễn ra an toàn, “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
2.5.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những tiến bộ nói trên, đáng tiếc vẫn còn một số hạt sạn mà ban tổ chức chưa giải quyết dứt điểm. Đó là các điểm chơi cờ bạc, quay sổ số ăn tiền…vẫn xuất hiện, tệ nạn trộm cắp, lừa bịp du khách ngay trong các khu di tích, điển hình là trong hang Cắc Cớ và tiền vé trông giữ xe cao gấp nhiều lần quy định của nhà nước. Hàng năm, Chùa Thầy thu hút một lượng lớn du khách tới tham quan. Thế nhưng, những chiêu “ chém đẹp” cũng làm nhiều người không muốn quay trở lại nơi này. Rất nhiều du khách đã mắc “bẫy” của những kẻ lừa đảo ngay tại tại chốn cửa thiền linh thiêng này, đành ngậm ngùi rút tiền ra trả và tự nhủ thầm “ Đến một lần và không bao giờ muốn quay trở lại”. Không phải ai cũng khôn ngoan “ lách” qua được những chiêu lừa này. Những người đi “chém” du khách hầu hết không có công ăn việc làm, lại ham chơi, nghiện ngập. Để có tiền chúng thường xuyên giở thủ đoạn buôn gian bán lận với du khách thập phương.
Vì đây là nơi cửa phật nên nhiều người cũng tặc lưỡi trả tiền để lấy may và tránh phiền phức. Nhưng cũng có người không chịu trả tiền thì bị chúng đe dọa, chửi rủa thậm chí có người còn bị chúng chặn đánh. Anh N.T.Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) đi chơi Chùa Thầy. Đang đứng ngắm cảnh thì có người đưa cho anh một thẻ vàng hương. Anh không mua thì được trả lời rằng “ Đây là lộc chùa phát cho du khách, cứ cầm đi”. Đi được một đoạn thì anh chàng phát lộc chạy theo: “Anh cho em xin tiền vàng hương, mỗi thẻ giá 7000 đồng, đoàn mình lấy 2 thẻ hết 14000”. Mọi người kiên quyết không trả, anh ta vẫn tiếp tục đi theo kỳ kèo “Đây là của Phật, hàng đã mua xong, cầm trên tay rồi không được trả lại, mất thiêng”. Thấy van nỉ không xong, anh ta quay sang đe dọa “Nếu chúng mày không chịu trả tiền thì đừng có trách. Không còn đường mà về đâu”.
Không chỉ ở chân núi Sài Sơn mà nhiều chiêu lừa kiểu này cũng có mặt ở trên chùa Cao, trong hang Cắc Cớ. Du khách khi vào bên trong thì có người mời thắp hương, hóa vàng (sau đó cũng phải trả tiền với giá cắt cổ) và cầm vài cảnh lộc chùa lấy may, nói là lộc chùa phát cho khách hành hương.
Tuy nhiên vừa ra đến cửa hang thì có người chặn lại hỏi xin tiền vì “ lộc này nhà chùa không tự sản xuất ra được mà phải lấy từ nơi khác về”. Du khách cứ “ tùy tâm” trả tiền khoảng 15 - 20 nghìn đồng, thậm chí 50 nghìn đồng/ cành lộc. Nếu ai trả thấp thì khó mà đi nổi.
Giá cả các dịch vụ mặc dù đã được niêm yết giá nhưng đội ngũ phục vụ vẫn vòi vĩnh xin thêm mà khách không thể không cho được. Giá cả của các mâm lễ trước cổng chùa Trình cũng được người bán cho leo thang theo giá thị trường đến cao vót. Không ít khách du lịch cảm thấy bức xúc khi thanh toán tiền mua sắm mâm lễ cúng. Một mâm lễ chỉ với 2 khánh, 5 bánh chè lam, 3 gói kẹo gừng, hoa, hương cũng được hét đến 300.000 đồng. Khi khách thắc mắc thì người bán lễ đưa ra một “menu” với giá từng gói bánh, kẹo, thẻ hương, bông hoa đắt gấp 5 lần giá thực. Kêu ca, cãi lộn, xô xát đều có nhưng cuối cùng khách du lịch vẫn phải trả tiền.
Không chỉ có những người bán hàng hương, bánh kẹo, cành lộc hay đồ lưu niệm hoặc cho thuê đèn mới tranh thủ “kiếm chút” mà cả với những hướng dẫn viên “cây nhà lá vườn” cũng không bỏ qua cơ hội kiếm tiền trong mấy ngày hội. Họ có thể hướng dẫn cho du khách từ khi mới đón hoặc trên đường. Họ rất “nhiệt tình” chỉ dẫn cặn kẽ cho du khách, từ sự tích ngôi chùa, cái hang, bức tượng…đến ý nghĩa của nó rồi trình tự tham quan, thắp hương, chọn mua đồ dâng phật…Đến phút cuối, những “ hướng dẫn viên tình nguyện” mới hiện rõ là một “máy chém” đòi du khách phải trả “phí hướng dẫn tham quan”, ít thì 2 - 3 chục đồng, nhiều thì vài trăm ngàn đồng.
Những người hành hương về cửa phật đều mong muốn có được sự thanh thản, thư thái cầu hạnh phúc may mắn và ai cũng đều mong muốn có được chút lộc chùa hay quà lưu niệm nơi mình đã đến. Thế nhưng, với kiểu buôn bán vừa ép vừa chém kiểu này thì khó có thể chấp nhận được. Đi chùa là để tìm cho mình một chút thanh tịnh nhưng đi Chùa Thầy mà gặp phải cảnh… bịp như thế này thì du khách chỉ chuốc thêm bực mình. Đến khi nào Chùa Thầy mới hết nạn “hương tù, lộc ngục”?
Du khách đến Sài Sơn lèo tèo và vội vã ra đi
Chùa Thầy chỉ cách Hà Nội có vài chục cây số, sơn thủy hữu tình, vậy mà sao khách du lịch ít đổ về đây vãn cảnh chùa? Có lẽ không phải vì cảnh không đẹp mà bởi vì người ta quá ít quan tâm đến phát triển môi trường du lịch ở đây. Và thêm nữa, người ta cứ mặc cho một số người cứ tha hồ móc túi khách theo kiểu “ hướng dẫn viên” thì khách chỉ có một đi không trở lại.
Và một thực tế trước mắt nữa làm du khách không khỏi chạnh lòng khi đến Chùa Thầy. Trái với cảnh trí u tịch của một ngôi danh lam cổ tự, trước cổng chùa, rất nhiều hàng quán chen nhau chiếm chật cả lối đi. Các bãi giữ xe cũng đua nhau giành khách và hét giá ngất ngưởng dù cách đó không xa, một bảng thông báo giá giữ xe do UBND tỉnh Hà Tây ban hành, quy định 500đ cho xe đạp và 1.000đ cho xe gắn máy. Bên trong khuôn viên chùa rộng và thoáng mát nên sân chùa có nhiều nhóm học sinh, sinh viên đến từ Hà Tây, Hà Nội và các tỉnh lân cận tổ chức, cắm trại và sinh hoạt tập thể ngoài trời. Các bạn trẻ vô tư đùa giỡn, vô tư… hát hò, vô tư… dùng thức ăn mặn và xả rác bừa bãi ngay chốn thiền môn trông rất khó coi. Cũng từ sân chùa nhìn xuống hồ Long Chiểu (ao Rồng), nơi có một thủy đình nổi tiếng như biểu tượng của Chùa Thầy thường diễn ra các chương trình rối nước, du khách không khỏi cau mày khó chịu khi nhìn thấy trên mặt hồ chỉ toàn... rác và rác . Nước trong hồ đen, bốc mùi hôi khó tả. Xung quanh hồ, các hộ dân lân cận vô tư giặt giũ và thải nước sinh hoạt vào lòng hồ. Đó là chưa kể đến việc, quanh khu vực bảo vệ của chùa, người dân đã chiếm đất xây dựng những ngôi nhà kiên cố làm mất đi vẻ mỹ quan thanh tịnh, nước non hữu tình của di tích.
Cống nước thải đổ thẳng vào hồ trước Chùa Thầy
Vô tư giặt quần áo trong Hồ Chùa Thầy
Như vậy, mặc dù các cơ quan quản lý đã cố gắng rất nhiều nhưng hoạt động du lịch tại Chùa Thầy vẫn diễn ra tình trạng chèo kéo, tranh giành, bắt chẹt, ép giá khách, an ninh chưa được đảm bảo. . Hình ảnh này về lâu dài sẽ mất uy tín của chính quyền địa phương về giữ gìn an ninh trật tự, mất đi cái nhìn tâm linh của du khách về chốn linh thiêng, họ sẽ cảm thấy môi trường buôn thần bán thánh đang được tiếp tay. Do vậy cần có sự phối hợp giữa các cấp, ngành để có thể quản lý chặt chẽ mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội, các cơ quan chức năng cần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa du lịch cho người dân địa phương và khách tham quan. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc mạnh tay hơn nữa trừng trị đích đáng những kẻ làm hỏng chốn linh thiêng
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
+ Do nhận thức của một số người dân còn hạn chế tham gia dẫn khách trốn lậu vé, tranh giành khách, bán khách…gây nên tình trạng mất trật tự an ninh.
+ Do ý thức của một số khách tham quan và nhu cầu của họ dẫn đến việc các tệ nạn diễn ra trong dịp lễ hội. Chính vì sự mê tín, tin vào bói toán mà du khách đã vô tình khiến cho nạn bói toán, giải hạn…phát triển kèm theo đó là sự ép giá, bắt chẹt khách. Do tính mùa vụ nên vào dịp lễ hội, lượng khách hành hương về tham quan Chùa Thầy rất đông dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau, lộn xộn trước cửa chùa làm mất đi không khí thiêng liêng, tĩnh lặng nơi cửa chùa. Cách ăn mặc thiếu lịch sự của một số du khách gây ảnh hưởng xấu tới sự trang nghiêm nơi lễ phật. Ngoài ra, một số du khách thiếu ý thức đã vứt rác bừa bãi nơi cổng chùa, gây ra ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan Chùa Thầy. Lượng khách tới lễ hội đông dẫn đến việc tạo cơ hội cho những kẻ xấu ăn cắp, móc túi.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Việc phân công, phân cấp quản lý chưa thống nhất, phạm vi trách nhiệm chưa rõ ràng còn gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh du lịch. Chưa có một bộ máy tổ chức, điều hành, quản lý thống nhất cho toàn khu vực. Ban tổ chức chỉ tập trung vào thu vé qua cổng, các ngành thuế chỉ tập trung vào thu thuế các loại. Địa phương xã còn có lúc né tránh nể nang nên hiệu quả quản lý thấp.
+ Sự phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong công tác quản lý và khai thác chưa chặt chẽ, hoạt động thiếu hiệu quả
+ Hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa có các chính sách cụ thể ưu tiên phát triển du lịch như chính sách về đất đai, chính sách về vốn, chính sách thuế…để tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
+ Nhận thức của các cấp, các ban ngành và nhân dân trong huyện về du lịch còn chưa đầy đủ và nhất quán, chưa thấy rõ vai trò, vị trí và hiệu quả về nhiều mặt của du lịch. Do đó chưa tạo được sự phối hợp chỉ đạo quản lý đồng bộ chặt chẽ trong hoạt động du lịch.
+ Chưa có những giải pháp điều hòa, phân phối lại lợi ích kinh tế hợp lý giữa tỉnh, huyện, xã và giữa các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý và khai thác nguồn tài nguyên du lịch.
+ Hiện tại, trong lĩnh vực du lịch đã xuất hiện mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và nhân dân sở tại xung quanh vấn đề lợi ích, ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực phát triển du lịch. Khá nhiều điểm du lịch đang trong tình trạng "việc ai, người ấy làm". Sự đồng thuận giữa doanh nghiệp, chính quyền và nhân dân sở tại chưa đạt đến độ cần thiết nên vẫn còn cảnh tranh mua, tranh bán... trong khi những thứ khách cần mua thì không có.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngành du lịch còn hạn chế
+ Về công tác tiếp thị, tuyên truyền: So với các điểm du lịch tâm linh khác, công tác quảng bá, tuyên truyền của Chùa Thầy còn non kém cả về nghệ thuật, kỹ thuật và phương pháp. Ngoài một số cuốn phim tài liệu, Chùa Thầy chưa có đội ngũ tuyên truyền viên, hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Do đó, mặc dù có rất nhiều lợi thế nhưng chưa được nhiều người biết đến, doanh thu thấp.
+ Nhiều tiềm năng chưa được khai thác, lượng khách du lịch đến Chùa Thầy hàng năm khá lớn nhưng doanh thu từ các dịch vụ ở du lịch Chùa Thầy còn thấp mà nguyên nhân cơ bản là: chưa có nhà nghỉ phục vụ khách ở xa đến có nhu cầu ngủ qua đêm; chưa có nhà hàng ăn uống, giải khát phù hợp với nhu cầu của khách; chưa có các sản phẩm là đặc sản để bán cho khách du lịch.
+ Các tuyến giao thông xuống cấp: đường chật, mặt đường xấu, khó đi. Bãi để xe tạm bợ, khu vệ sinh kể cả việc tắm rửa sau leo núi chưa có…nên chưa thật sự hấp dẫn để thu hút du khách.
Những tồn tại, yếu kém ở trên và nguyên nhân của nó cần phải có giải pháp đồng bộ, cụ thể khắc phục kịp thời mới có thể nâng cao sức cạnh tranh so với các điểm du lịch khác, đáp ứng được nhu cầu của du khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trên cơ sở đánh giá, phân tích hiện trạng trên đây, đề ra được nhiệm vụ của quy hoạch du lịch Chùa Thầy đến 2010 cần giải quyết những nội dung sau:
- Hiện trạng sử dụng đất khu du lịch Chùa Thầy, không còn mặt bằng để bố trí thêm các công trình dịch vụ phục vụ khách du lịch, do đó cần phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu việc quy hoạch mở rộng khu dịch vụ, việc thu hồi đất phải theo đúng quy định của pháp luật
- Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, cần có các giải pháp thu hút vốn để đầu tư, ưu tiên trước hết cho lĩnh vực giao thông mà trong đó đường 81 là ưu tiên số 1
- Để tăng doanh thu trên cơ sở phục vụ tốt nhu cầu của du khách, cần xây dựng hệ thống nhà ăn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí, nâng cấp các bãi để xe.
- Tăng cường tuyên truyền quảng bá, gắn du lịch Chùa Thầy với lễ hội Chùa Thầy và các lễ hội khác của địa phương, qua đó nâng cao nhận thức của nhân dân về du lịch.
- Di chuyển một số hộ dân cư sườn đông núi Thầy để bảo vệ cảnh quan, xây dựng một số công trình phục vụ du lịch.
- Đổi mới công tác quản lý, đề ra được các cơ chế nhằm khuyến khích sự đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của mọi thành phần kinh tế.
2.6. Vai trò quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
2.6.1. Thực trạng về công tác quản lý của Sở du lịch Hà Tây đối với hoạt động du lịch tại Chùa Thầy
2.6.1.1. Về tổ chức quản lý
- Sở du lịch chỉ quản lý nhà nước về du lịch, không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu du lịch
- Chưa có một cơ chế, mô hình tổ chức quản lý điều hành thống nhất gồm tỉnh, huyện và xã. Hoạt động quản lý bị chia cắt, mỗi cấp chỉ chiu trách nhiệm một mảng nên dẫn đến tình trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và thuyết phục
- Xã, huyện thì có trách nhiệm quản lý về an ninh, trật tự an toàn xã hội, nghĩa vụ thì nhiều nhưng quyền hạn bị hạn chế
- Hiện tại, Chùa Thầy chưa có bộ máy quản lý chuyên trách. UBND xã Sài Sơn là chủ thể quản lý nhà nước các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và tổ chức lễ hội.
- Các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân chỉ chú trọng kinh doanh, khai thác tối đa các tài nguyên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh làm mất trật tự an toàn xã hội, tổn hại đến môi trường sinh thái, nếp sống văn hóa bị xuống cấp. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến môi trường du lịch ở khu du lịch này kém hấp dẫn và gây khó khăn cho công tác quản lý
2.6.1.2. Về công tác quy hoạch
- Tập trung hoàn thành dự án đầu tư khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu với tổng vốn đầu tư 3,178 tỷ đồng
- Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp đường vào khu du lịch Chùa Thầy
- Đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp Sài Sơn, huyện Quốc Oai với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng
- Đền bù, giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ cạnh chùa Cả, sườn Đông núi Thầy
- Hoàn thiện dự án đầu tư, tôn tạo chùa Cả, chùa Long Đẩu, phục chế Tam quan.
2.6.1.3. Về công tác quản lý các dịch vụ du lịch
- Dịch vụ lưu trú
+ Đối với cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ.. đủ điều kiện kinh doanh theo NĐ 39/CP của Chính phủ do ngành du lịch cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú, hàng năm ngành du lịch đều tổ chức đoàn kiểm tra để hướng dẫn và xử lý các vi phạm
+ Đối với các hộ kinh doanh nhà trọ do UBND huyện đăng ký kinh doanh mỗi năm một lần
Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú ở đây vẫn xảy ra tình trạng mất vệ sinh, thiếu thốn, trang thiết bị nghèo nàn chưa tuân theo quy định thống nhất
- Dịch vụ ăn uống
Đây là dịch vụ do xã quản lý. Tuy nhiên ở đây, các nhà hàng, quán ăn đủ tiêu chuẩn có rất ít, chủ yếu là các quán ăn do hộ gia đinh mở ra theo tính mùa vụ. Chính vì vậy vấn đề an toàn vệ sinh chưa đảm bảo, rác vứt bừa bãi, nước để rửa và nấu ăn không được kiểm soát. Trước thực trạng này, hàng năm, trung tâm y tế của huyện kết hợp với xã tiến hành kiểm tra định kỳ đặc biệt là trong dịp lễ hội
- Dịch vụ vé tham quan
Việc quản lý bán vé thắng cảnh do Ban quản lý di tích Chùa Thầy đảm nhiệm. Vào mùa lễ hội, tỉnh và huyện đều thành lập Ban chỉ đạo của mình, thành lập ban tổ chức đẻ giám sát, đôn đốc, bảo đảm trật tự an toàn cho khách. Tuy nhiên, do lượng khách vào dịp lễ hội rất đông nên ban quản lý không kiểm soát hết được nên vẫn còn tình trạng chui vé, trốn vé.
2.6.1.4. Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch
- Tranh thủ các sự kiện quốc gia và quốc tế được tổ chức trong nước để quảng bá cho du lịch Chùa Thầy như: Festival Huế 2008, Festival Hoa Đà Lạt 2007 và 2009, lễ hội Đền Hùng năm 2007 và 2009, hội nghị Bộ trưởng du lịch và Diễn đàn du lịch ASEAN 2009, các hoạt động du lịch tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội…
- Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách du lịch, tập gấp, sách ảnh, bản đồ du lịch, đĩa CD, biển quảng cáo để giới thiệu với khách du lịch về con người, cảnh quan, thông tin về điểm tham quan, lưu trú, điểm vui chơi, giải trí…
- Tổ chức các sự kiện du lịch : lễ hội Chùa Thầy, lễ hội tôn vinh hai vị ạnh vua Phùng Hưng - Ngô Quyền gắn với làng Việt Cổ Đường Lâm, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch. Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch mới.
2.6.1.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Đối với tất cả các hoạt động kinh tế thì con người là yếu tố trung tâm quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Hơn thế nữa, ngành kinh doanh du lịch do tính chất đặc thù của nó là kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nên yếu tố con người có vai trò quan trọng trực tiếp đem sản phẩm du lịch phục vụ khách hàng. Tại khu du lịch Chùa Thầy đội ngũ nhân viên chủ yếu là dân cư địa phương với trình độ chuyên môn nghiệp vụ không cao. Đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt hầu hết là qua đào tạo lại tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nên sử dụng số lượng lớn lao động địa phương. Mặt khác, du lịch tại Chùa Thầy là hoạt động du lịch có sự tham gia đông đảo của cộng đồng dân cư cho nên sự tiếp xúc, thái độ với khách hàng là hết sức quan trọng nhưng điều này vẫn chưa làm được ở Chùa Thầy.
Nhận thức được điều này, Sở du lịch đã phối hợp với các trường đại học mở các khóa đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho cán bộ, hướng dẫn viên, các chủ doanh nghiệp về quản lý du lịch. Để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, Sở Du lịch đã cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn của tỉnh về nội dung này. Phối hợp với ngành chức năng tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về du lịch cho gần 100 đại biểu là lao động, chuyên viên theo dõi du lịch của các huyện, thị xã, lãnh đạo các xã có phát triển mạnh du lịch. Ngoài ra, trên 100 cơ sở kinh doanh lưu trú tại địa bàn tỉnh đã được ngành tổ chức giới thiệu Luật Du lịch Việt Nam và quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, Sở du lịch phối hợp với UBND huyện Quốc Oai và UBND xã Sài Sơn mở các lớp bồi dưỡng văn minh du lịch cho các đối tượng phục vụ tham gia vào du lịch. Qua đó đã nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch.
2.6.2. Đánh giá về hoạt động quản lý, những nguyên nhân
Nhìn chung hoạt động quản lý nhà nước tại Chùa Thầy đã đạt được một số hiệu quả nhất định nhưng chưa cao. Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban ngành liên quan. Đội ngũ nhân viên trong du lịch thiếu chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý của cán bộ cấp cao còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, phong cách quản lý vẫn mang nặng tư tưởng cũ, bảo thủ và có phần trì trệ. Ngoài ra việc ban hành bổ sung thêm các chính sách, văn bản về pháp luật từ cơ quan cấp trên đưa xuống cấp huyện, xã còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc truyền đạt lại thông tin và thực hiện.
Thêm vào đó là do mô hình Ban quản lý hiện nay vẫn còn cồng kềnh: Mô hình một Ban quản lý trực thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch sẽ không thích hợp do các vấn đề về nhân sự và thẩm quyền hạn hẹp của Sở du lịch. Sở du lịch đóng vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh Hà Tây trong lĩnh vực du lịch và nếu giao ban quản lý khu du lịch Chùa Thầy trực thuộc Sở du lịch sẽ không hiệu quả khi Sở du lịch thiếu những cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ này. Một Ban quản lý Chùa Thầy trực thuộc UBND tỉnh cũng không thích hợp do nó sẽ chồng chéo về nhiệm vụ và quyền hạn với UBND huyện Quốc Oai, cơ quan quản lý thẩm quyền chung trên địa bàn, còn nếu như giao cho UBND xã sẽ không phù hợp do không có đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí này.
Như vậy mô hình thích hợp nhất để khắc phục tình trạng trên là mô hình một Ban quản lý khu du lịch Chùa Thầy trực thuộc UBND huyện Quốc Oai. Mô hình này sẽ không gây ra những mâu thuẫn chồng chéo trong nhiệm vụ của hai cơ quan đồng thời hoạt động quản lý du lịch ở khu du lịch Chùa Thầy sẽ thống nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Quốc Oai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng đảm bảo thành công trong hoạt động của Ban quản lý là phải trao cho nó những quyền năng phù hợp đảm bảo thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của nó.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Các giải pháp
3.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư phát triển du lịch
Đây là giải pháp quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của du lịch Chùa Thầy vì quy hoạch, kế hoạch là những định hướng, cơ sở pháp lý của quá trình đầu tư, của việc xây dựng các giải pháp phát triển cũng như các biện pháp thực hiện chúng.
Thời gian qua công tác quy hoạch, kế hoạch của du lịch Chùa Thầy mặc dù thu được một số kết quả khả quan nhưng công tác này vẫn còn tồn tại một số bất cập trong lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện chúng. Một số quy hoạch được xây dựng nhưng nội dung không đảm bảo yêu cầu, việc tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn chủ quan cũng như khách quan, các kế hoạch phát triển chưa phù hợp với trinh độ phát triển nên thực hiện còn khó khăn…là những nguyên nhân chủ yếu gây ra những ảnh hưởng hạn chế tốc độ đầu tư phát triển. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch là một vấn đề cần thiết, nội dung của giải pháp này tập trung vào một số biện pháp chính sau:
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, quy hoạch, kế hoạch thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác này để nâng cao chất lượng quy hoạch đảm bảo yêu cầu quy hoạch được xây dựng phải đánh giá được những điều kiện hiện tại, nắm bắt được đòi hỏi của tương lai, phù hợp với yêu cầu phát triển đặt ra, xây dựng các giới hạn tác động có thể chấp nhận của các hoạt động du lịch, xác định được các giải pháp phát triển và các biện pháp thực hiện đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững
- Phổ biến rộng rãi những quy chuẩn bắt buộc phải tuân theo trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch
- Cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phải xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi
- Cần có sự đồng bộ và thống nhất trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trên địa bàn. Cần chú trọng lồng ghép nội dung các quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng khu du lịch Chùa Thầy. Nội dung du lịch cần được nghiên cứu nhuần nhuyễn hơn, đặc biệt gắn nội dung tổ chức hoạt động du lịch trong quy hoạch bảo tồn tôn tạo di tích nhằm xác định những giải pháp bảo tồn, tôn tạo di tích cảnh quan đồng thời phát huy tác dụng hợp lý khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí thể chất và tinh thần của nhân dân.
3.1.2. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Sản phẩm du lịch về bản chất là sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch chính là điều du khách cảm nhận được trong quá trình đi du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch chịu tác động của hai yếu tố quyết định đó là con người và giá trị tài nguyên vì chúng tạo nên cảm nhận của du khách về chất lượng của chuyến du lịch.Vì vậy vấn đề con người là vấn đề có tầm chiến lược, chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này. Con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý... những người trực tiếp điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn Chùa Thầy. Nhất thiết phải xây dựng, đào tọa ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn đáp ứng nhu cầu đặt ra , có tư cách đạo đức, yêu nghề, có hiểu biết... Giải pháp này tập trung vào các phương hướng:
- Thường xuyên cập nhật hóa kiến thức cho đội ngũ lao động. Khi tiến hành biện pháp này bên cạnh vấn đề nghiệp vụ còn đặc biệt chú ý đến các nội dung văn hóa trong du lịch như các giá trị văn hóa, các phong tục, tập quán đẹp, cách ứng xử văn hóa... và đặc biệt phải tạo cho người lao động một tâm lý tốt đẹp làm cơ sở hình thành cung cách ứng xử văn hóa, tôn trọng du khách tiến tới xây dựng văn minh trong kinh doanh du lịch Chùa Thầy nói riêng và Hà Tây nói chung.
- Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ quản lý hoạt động du lịch, đặc biệt là đội ngũ cán bộ của ban quản lý thắng cảnh Chùa Thầy, nắm được các thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu... từ đó xây dựng các định hướng phương pháp quản lý phù hợp với điệu kiện thực tế của khu du lịch Chùa Thầy
- Đổi mới chính sách tạo nguồn lực và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý khu vực Chùa Thầy. Nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo hướng dẫn trọng tâm vào những kiến thức cơ bản cần thiết và phù hợp với yêu cầu quản lý hoạt động du lịch nơi đây
- Xây dựng chế độ đãi ngộ thảo đáng nhằm thu hút những cán bộ có năng lực, có chuyên môn tạo ra động lực vật chất khuyến khích sự cống hiến một cách xứng đáng
- Về phía Sở du lịch cũng như ban quản lý khu Chùa Thầy cần phải nâng cao chất lượng công tác xây dựng định hướng, kế hoạch, tổ chức thực hiện chúng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chú trọng đến công tác phối hợp thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp bằng các hình thức thích hợp như tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên để bàn các biện pháp phối hợp thực hiện định hướng kinh doanh, giải quyết các khó khăn, tồn tại, vướng mắc của doanh nghiệp. Sở du lịch Hà Tây với tư cách là cơ quan quản lý ngành cần đóng vai trò là cơ quan tư vấn, thiết kế, xây dựng các cơ chế tác động, hỗ trợ, tạo động lực hướng doanh nghiệp thực hiện các định hướng nhưng đảm bảo yêu cầu không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh làm mất tính chủ động trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh.
- Cần chú ý đến chương trình hợp tác đào tạo có viện trợ của các nhà tài trợ nước ngoài, của chương trình hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục du lịch Việt Nam nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
3.1.3. Xây dựng mô hình quản lý về du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành liên quan và dân cư địa phương
Mô hình quản lý du lịch là một trong những nội dung cơ bản và cũng là mục đích của đề tài. Đây là một vấn đề mang tính chất cơ bản, quan trọng cơ sở
Mô hình quản lý nhà nước về du lịch của huyện Quốc Oai đối với điểm du lịch Chùa Thầy được xây dựng nhằm đảm bảo các mục tiêu của quá trình phát triển du lịch đồng thời phát huy được vai trò quản lý nhà nước về du lịch nhằm định hướng cho du lịch phát triển bền vững hiệu quả. Nguyên tắc xây dựng mô hình quản lý nhà nước phải đảm bảo cho sự tự do phát triển theo quy luật của các hoạt động du lịch đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực tới môi trường.
UBND HUYỆN QUỐC OAI
UBND CẤP XÃ, THỊ TRẤN
P. CHUYÊN MÔN VỀ DU LỊCH
PHÒNG CHUYÊN MÔN LIÊN QUAN
BAN QUẢN LÝ CÁC ĐIỂM DU LỊCH
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH
KHU DU LỊCH CHÙA THẦY
3.1.3.1. UBND huyện Quốc Oai
- Cơ quan nhà nước thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch ở huyện Quốc Oai.
- Ban hành các chính sách phát triển du lịch, các chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh
- Phê duyệt các quy hoạch phát triển, dự án đầu tư phát triển du lịch theo thẩm quyền
3.1.3.2. Phòng chuyên môn quản lý về du lịch
Với tư cách là cơ quan tham mưu và quản lý chuyên ngành du lịch của huyện
- Xây dựng các quy hoạch chiến lược phát triển du lịch của huyện
- Tham mưu cho UBND huyện ban hành các chính sách phát triển du lịch của huyện
- Đánh giá tài nguyên, tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội. Kiểm tra giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hoạt động làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường du lịch trên địa bàn huyện
- Cầu nối cung cấp thông tin hai chiều cho các cơ quan quản lý cấp trên và cho các tổ chức cá nhân kinh doanh trong tỉnh
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục cộng đồng và xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng
- Chỉ đạo hoạt động marketing điểm đến để xây dựng một hình ảnh thống nhất phù hợp với định hướng phát triển và các thị trường mục tiêu
- Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này do UBND huyện quyết định
3.1.3.3. Các phòng liên quan
- Thực hiện quản lý theo lĩnh vực chuyên ngành của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển
3.1.3.4. UBND cấp xã, thị trấn
- Quản lý hành chính theo lãnh thổ đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn của mình
- Quản lý giám sát hoạt động đầu tư xây dựng các hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương theo quy hoạch được phê duyệt
3.1.3.5. Ban quản lý các khu điểm du lịch
Ban quản lý các khu điểm du lịch có thể được thành lập ở những khu vực có tài nguyên du lịch có giá trị, có các hoạt động khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch phát triển mạnh để quản lý hiệu quả việc khai thác. Ban quản lý sẽ đóng vai trò như sau:
- Quản lý hoạt động du lịch theo định hướng bền vững tại các khu điểm du lịch nhằm hạn chế các tác động tiêu cực tới môi trường và tài nguyên du lịch đồng thời phát huy các tác động tiêu cực của du lịch
- Cung cấp các dịch vụ công cộng tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển
- Triển khai các dự án giáo dục cộng đồng và hỗ trợ phát triển cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường và các hoạt động du lịch
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này do UBND huyện quyết định
3.1.4. Giải pháp về thị trường
- Coi thị trường là yếu tố quan trọng của phát triển du lịch, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong và ngoài nước. Tiến hành hợp tác với công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch
- Coi trọng thị trường truyền thống là khách nội địa, nhất là thị trường Hà Nội và các khu đô thị công nghiệp của các khu vực lân cận tỉnh Hà Tây
- Mở rộng thị trường du lịch quốc tế, khuyến khích các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của du lịch quốc tế, hướng tới thị trường khách có khả năng chi trả cao là khách quốc tế, khách từ Hà Nội, TP HCM
- Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, kết hợp với việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và du lịch các tỉnh bạn để nối tour, nối tuyến, thu hút khách và mở rộng, phát triển thị trường. Đặc biệt cần xây dựng website du lịch riêng của huyện Quốc Oai để công tác tuyên truyền quảng bá đạt hiệu quả cao đồng thời là một trong những bước chuẩn bị cho việc xây dựng thương hiệu điểm đến
3.1.5. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Chùa Thầy
Ngoài dịch vụ vận chuyển, hoạt động kinh doanh dịch vụ ở khu du lịch Chùa Thầy còn có các dịch vụ: dịch vụ ăn uống, dịch vụ hàng hóa và dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên loại hình dịch vụ gây nhiều tác động tiêu cực đến khu du lịch này là: dịch vụ ăn uống và dịch vụ bán hàng hóa trong các quán ăn. Các quán này đang tạo ra hình ảnh xấu về khu du lịch Chùa Thầy khi chúng làm mất cảnh quan, giá cả đắt, chất lượng vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Tình trạng lộn xộn, “chặt chém” khách của hơn 100 hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch quanh khu vực Chùa Thầy; còn xảy ra đánh nhau, móc túi và thường xuyên tắc đường vào Chùa Thầy những ngày chính hội... Để khắc phục tình trạng này, ngoài nhiệm vụ của Ban quản lý, huyện Quốc Oai và xã Sài Sơn cần thành lập Ban tổ chức lễ hội; đồng thời, tăng cường công tác an ninh, trật tự tại các khu vực xung quanh cũng như trong khu vực diễn ra lễ hội ở Chùa Thầy.
3.1.6. Bảo đảm thông tin trong quá trình quản lý, kinh doanh
Bảo đảm thông tin cho các chủ thể là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý, kinh doanh cũng như sự phát triển bền vững của du lịch. Giải pháp này bao gồm một số nội dung sau:
3.1.6.1. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin hai chiều trong hoạt động quản lý, kinh doanh
Mục đích của biện pháp này là đảm bảo cho thông tin thông suốt cả hai chiều đi và đến giữa các chủ thể hoạt động du lịch như cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Sự liên hệ chặt chẽ về thông tin sẽ đảm bảo chất lượng của công tác dự báo, xây dựng kế hoạch nhằm phát huy cao nhất lợi thế tương đối của khu du lịch Chùa Thầy. Để thực hiện biện pháp này, giữa cơ quan quản lý về du lịch với các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải thiết lập được các kênh thông tin hai chiều. Điều này cho phép cơ quan quản lý đánh giá được chính xác mức độ tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái, xã hội từ đó xây dựng các dự án phát triển bền vững. Đối với cộng đồng dân cư địa phương, họ sẽ có được những nhận định khách quan về ảnh hưởng tiêu cực cũng như tích cực của các hoạt động du lịch đối với đời sống của họ
3.1.6.2. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ về thông tin giữa Sở du lịch với các doanh nghiệp
Hiện nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, việc đảm bảo thông tin giữa Sở với các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trước. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như Internet, Email…là một tất yếu giúp tạo ra sự liên kết giữa các chủ thể kinh doanh cũng như khai thác thông tin bên ngoài phục vụ cho hoạt động quản lý kinh doanh.
Để hệ thống này hoạt động có hiệu quả cao một vấn đề đặt ra là phải xây dựng các quy chế và chế độ kỷ luật quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời
3.1.6.3. Giải pháp về xúc tiến du lịch
- Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất của du lịch Chùa Thầy nói riêng và du lịch huyện Quốc Oai nói chung thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu
- Tham gia các hội chợ, các sự kiện du lịch trước mắt là ở trong nước, trong tương lai khi đủ điều kiện sẽ vươn ra thị trường quốc tế
- Xây dựng chương trình marketing điểm đến cho du lịch Chùa Thầy - Quốc Oai. Chương trình marketing cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác các thị trường du lịch cao cấp trong nước và quốc tế
3.2. Kiến nghị
- Đề nghị UBND huyện Quốc Oai nghiên cứu áp dụng những nội dung hoạt động của mô hình quản lý phù hợp vào thực tế hoạt động quản lý hoạt động du lịch lễ hội Chùa Thầy, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận quản lý khu di tích
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Du lịch Hà Tây và các cơ quan chức năng liên quan của huyện để tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch phát triển, để chuẩn hóa lại các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống ... theo các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch do Tổng cục du lịch ban hành nhằm tạo ra hình ảnh đẹp trong mắt du khách.
- Tổ chức mô hình câu lạc bộ hoặc hội nghề nghiệp. Đây chính là một diễn đàn giúp cho các doanh nghiệp bày tỏ quan điểm, ý kiến đối với các cơ chế chính sách, những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh du lịch. Nó còn là nơi trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin nhanh chóng giữa UBND huyện với Sở.
- Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, nhất quán trong tuyên truyền, tạo thành một hình ảnh thống nhất trong du lịch Chùa Thầy thể hiện được những giá trị tài nguyên phong phú của khu vực và thích hợp với những thị trường mục tiêu
- Hình thành cơ chế phân phối lợi ích phù hợp giữa các doanh nghiệp, cư dân địa phương, các cấp xã, huyện. Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tư cho địa phương nơi có hoạt động du lịch căn cứ vào kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp cư dân địa phương, các cấp chính quyền địa phương được hưởng lợi ích tờ hoạt động du lịch và họ sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của du lịch tại địa phương
PHẦN KẾT LUẬN
Trong xã hội văn minh của loài người ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một nhu cầu của con người, nó không chỉ là một nhu cầu đơn thuần mà nhu cầu này ngày càng tăng về số lượng và chất lượng
Du lịch ngày nay không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà du lịch ngày nay còn là một hiện tượng của loài người, du lịch giúp con người ta văn minh hơn, hiểu biết hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn, hiểu biết văn hóa của đất nước mình và của nhân loại từ đó nó tác động trở lại ý thức của con ngườ trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của loài người và xem xét lại các hoạt động kinh tế xã hội của con người có tác động xấu đến thiên nhiên
Khu di tích Chùa Thầy - huyện Quốc Oai cách Hà Nội khoảng 25 km từ lâu đã được du khách biết đến với lễ hội Chùa Thầy tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam. Cùng với một hệ thống các công trình kiến trúc phật giáo cổ kính, uy nghiêm kết hợp hài hòa với những hang động và cảnh sắc thiên nhiên núi non đã tạo nên một khu di tích thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Tây
Trong những năm qua hoạt động du lịch ở Chùa Thầy phát triển mạnh. Chỉ tính riêng mấy tháng đầu năm 2008, Chùa Thầy đã đón hơn hai van lượt khách về trẩy hội đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống nhân dân xã sở tại như tăng thu ngân sách, tạo ra nguồn ngoại tệ lớn góp phần tăng trưởng kinh tế từ đó có điều kiện giải quyết các vấn đè tiêu cực trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch tại Chùa Thầy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: bất cập giữa tăng trưởng du lịch với đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, ý thức người làm công tác du lịch và dịch vụ du lịch, vệ sinh môi trường…Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy” được xây dựng nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại Chùa Thầy và thực trạng quản lý của các ban ngành liên quan, từ đó xác định các căn cứ và những giải pháp cần thiết để khắc phục những thực trạng đó tạo điều kiện phát triển du lịch Chùa Thầy, nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài em chỉ đưa ra một số giải pháp ở mức độ đề xuất gợi mở. Bài viết được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS. Ngô Đức Anh - giảng viên khoa Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn - trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và những nội dung nghiên cứu chưa được sâu, vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét góp ý của các thầy cô để cho đề tài được hoàn chỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa - Giáo trình Kinh tế du lịch - NXB Lao động - xã hội - 2004
Xác đinh những luận cứ để phát triển du lịch Hà Tây - Đề tài khoa học - Sở du lịch Hà Tây 2002
Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng hợp khu du lịch Chùa Thầy thời kỳ 2001 - 2010 - Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai - 2000
Báo cao tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Quốc Oai - Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai - 2005
Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước - Tập I - NXB Học viện hành chính quốc gia
Tạp chí Thông tin du lịch Hà Tây - Sở du lịch Hà Tây
Trang Web Sở du lịch Hà Tây: www.hataytourism.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11001.doc