Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Đề nghị Ngân hàng hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung và dài hạn băng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các ban ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và Ngân sách của Nhà nước. Do trình độ của cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoài ngành như trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. nên đề nghị Ngân hàng hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có sự thống nhất trong công tác thẩm định. Bên cạnh đó, Ban thẩm định nên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định. để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn nghiệp vụ, giúp cho công tác thẩm định được hiệu quả hơn.

doc115 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh pháp lý, thị trường, công nghệ kỹ thuật, tổ chức quản lý cũng như khía cạnh thị trường, kinh tế xã hội, rủi ro của dự án. Tùy từng khía cạnh mà nội dung thẩm định có sự thay đổi cho phù hợp, những nội dung nào cần thẩm định tổng quát, chi tiết từ đó tiết kiệm được thời gian công sức trong quá trình thẩm định. Nội dung thẩm định đã phần nào đáp ứng được các tiêu chuẩn chung và đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Về công tác tổ chức thẩm định. Hầu hết ở các ngân hàng thương mại việc thẩm định và cho vay được thực hiện ở hai phòng ban khác nhau. Trong đó, phòng thẩm định chỉ có vai trò tham mưu đối với các dự án lớn, tư vấn đầu tư cho khách hàng, tức là chỉ được phân công, còn phân quyền thì rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc phân chia nhiệm vụ như vậy sẽ phân tách bộ phận trực tiếp giao dịch với bộ phận thẩm định kinh tế kỹ thuật dự án. Do vậy, nếu có yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ từ bộ phận thẩm định sẽ phải thông qua bộ phận trực tiếp giao dịch, dẫn đến thời gian thẩm định có thể bị kéo dài. Đồng thời, cũng có trường hợp, thông tin giữa hai bộ phận này không thể hỗ trợ được cho nhau. Tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội đã phát triển mô hình phòng tín dụng, nó có chức năng của cả bộ phần thẩm định kinh tế kỹ thuật dự án và bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng. Điều này mang đến một số các ưu điểm sau: - Cán bộ thẩm định trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sẽ tạo điều kiện quan sát thực tế và góp phần hình thành lên nhận định trực quan của mình. Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành từ việc gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay vốn cho đến việc đi xem xét thực tế tại chỗ… để rút ra những nhận định cần thiết về độ chính xác của thông tin. Từ đó có thể tiến hành thẩm định kinh tế kỹ thuật dự án hiệu quả hơn. - Khắc phục được nhược điểm kéo dài thời gian thẩm định như cách phân chia nhiệm vụ trước đây, do giờ đây cán bộ thẩm định trực tiếp giao tiếp với khách hàng nên những thông tin yêu cầu bổ sung sẽ được cung cấp nhanh nhất. - Tránh được sự mâu thuẫn trong các quyết định cho vay giữa hai bộ phận giao dịch với khách hàng và thẩm định kinh tế - kỹ thuật. Mâu thuẩn này có thể nảy sinh khi bộ phạn giao dịch với khách hàng đánh giá khác so với kết luận của bộ phận thẩm định rút ra từ việc phân tích hồ sơ vay vốn của khách hàng. Dẫn đến việc ra quyết định cho vay sẽ rất khó khăn. Mô hình tập trung nhiệm vụ vào 1 bộ phận như của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội đã giải quyết được hạn chế trên, tạo điều kiện tham mưu cho Lãnh đạo ra quyết định cho vay. - Mô hình này giúp cho phòng tín dụng có chức năng quyết định tín dụng, khắc phục được hạn chế phân công phân quyền hạn chế như trước đây. Về cán bộ thẩm định và các thiết bị phục vụ công tác thẩm định Các cán bộ thẩm định là những người trẻ tuổi, có nhiệt huyết trong công việc, được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường đại học khối kinh tế hàng đầu trong cả nước. Bên cạnh đó trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định ngày càng được nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có khả năng tính toán phân tích chỉ tiêu kinh tế tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Những kết quả này là do chất lượng đầu vào của cán bộ thẩm định rất tốt được đào tào từ các trường kinh tế, ngân hàng,…. Hơn nữa, cán bộ thẩm định còn có hiểu biết về pháp luật, nắm bắt và sử dụng tốt các phương pháp mới, các công cụ hiện đại phục vụ cho việc thẩm định. Đạo đức và tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ thẩm định cũng luôn được quan tâm chú trọng. Không chỉ có vậy, chi nhánh còn thường xuyên quan tâm đến công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng thẩm định dự án, mở các lớp đào tạo để trang bị kiến thức bổ sung cho cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng được nhu cầu, xu thế của thị trường. Các thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định gồm có: hệ thống máy tính, hệ thống đo lường, kiểm soát… phục vụ cho phân tích, đánh giá dự án. Sự phát triển của công nghệ thông tin như mạng internet, mạng nội bộ… đã trở thành một thuận lợi cho công tác thẩm định dự án. Ngoài các ứng dụng tin học như trên thì việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án giờ dược máy tính hỗ trợ, nâng cao tính chính xác của kết luận thẩm định. Bên cạnh đó, các thiết bị, đo lường, khảo sát đánh giá tác động đến môi trường ngày càng được quan tâm hơn trong quá trình thẩm định. Việc sử dụng các thiết bị hiện đại, các công nghệ Ngân hàng mới phần nào giúp cho công việc trao đổi thông tin giữa khách hàng và ngân hàng được thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian thu thập thông tin, kiểm tra xác minh tính đúng đắn của thông tin chính xác hơn, vừa rút ngắn thời gian thẩm định vừa nâng cao chất lượng thẩm định dự án. 2. Một số mặt hạn chế và nguyên nhân Về quy trình thẩm định : Hiện nay vẫn chưa có 1 quy trình thẩm định riêng đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may nói chung Nguyên nhân : do quy trình thẩm định hiện nay cùa Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội được áp dụng cho mọi loại dự án theo qui trình chuẩn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Vì vậy, để có thể nâng cao năng lực thẩm định của ngân hàng trong lĩnh vực dệt may cần sớm đưa ra một quy trình thẩm định riêng cho loại dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may dệt may. Đặc biệt là trong những năm tới số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt may ở Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội cũng như các ngân hàng thương mại khác ngày một nhiều hơn do nhu cầu lớn trong tương lai và các chính sách hỗ trợ ngành dệt may của nhà nước. Về phương pháp thẩm định: Mặc dù ngân hàng đã áp dụng nhiều phương pháp thẩm định khoa học, hợp lý tuy nhiên các phương pháp này vẫn còn chưa triệt để.Ví dụ như phương pháp dự báo chưa được áp dụng một cách khoa học : các thông tin về mức giá xuất khẩu chỉ dựa trên nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định thông qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng nên nhiều khi chưa được đầy đủ và cập nhật. Các phương pháp rủi ro chưa được chú trọng một cách đúng mức. Bên cạnh đó, phân tích rủi ro thông qua phương pháp phân tích độ nhạy chưa được sử dụng nhiều. Việc đánh giá phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ thẩm định chứ không được ngân hàng quy định cụ thể ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau. Nguyên nhân : cán bộ thẩm định do quen với việc sử dụng các phương pháp truyền thống nên chưa thể áp dụng những phương pháp thẩm định mới, và còn gặp nhiều khó khăn trong việc học tập các phương pháp mới trên thế giới. Về nội dung thẩm định : Hầu hết các dự án đầu tư tại ngân hàng đểu chú trọng vào khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Để đánh giá một dự án đầu tư nói chung và dự án vào lĩnh vực dệt may nói riêng có tính khả thi hay không thì cần phải thẩm định rất nhiều nội dung như khía cạnh thị trường, kỹ thuật của dự án nhưng ngân hàng hầu như chỉ quan tâm đến việc thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp, thẩm định hiệu quả tài chính của dự án, và đặc biệt quan tâm nhiều đến nguồn trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo của dự án. Điều này khiến ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến các khía cạnh kinh tế xã hội của dự án như việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, đánh giá tác động môi trường của dự án, đến sức khỏe người lao động. Khi thẩm định khía cạnh kĩ thuật, chất lượng của máy móc thiết bị, ngân hàng hoàn toàn dựa trên các thông tin được cung cấp từ phía khách hàng cộng thêm việc tham quan nhà xưởng của cán bộ thẩm định mà thiếu những ý kiến của các chuyên gia trong ngành. Khi thẩm định khía cạnh thị trường của dự án, việc đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án còn chưa được chú trọng đúng mức. Việc điều tra khảo sát giá thị trường, cũng như chỉ đánh giá được thì trường tổng thể chỉ ở mức khái quát, tổng cung cầu của sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm cạnh tranh của các đối thủ khác mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá định tính là chủ yếu, việc đánh giá định lượng vẫn chưa phát triển được các chương trình phần mềm để đánh giá một cách tổng quan thống kê. Nguyên nhân : Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh nên thường thiên về việc quan tâm đến lợi ích của mình, đồng thời ngân hàng cũng chưa đủ nguồn lực để thẩm định các khía cạnh của dự án một cách hoàn hảo. Thứ hai, do trình độ của cán bộ thẩm định có hạn, không thể bao quát hết tất các các khía cạnh của một dự án đầu tư nhà máy kéo sợi, đặc biệt là các khía cạnh kỹ thuật. Về cán bộ thẩm định Trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội còn hạn chế. Các cán bộ được tuy được đào tạo chình quy về chuyên ngành kinh tế nhưng các dự án thẩm định lại thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Mỗi lĩnh vực lại có yêu cầu, đòi hỏi về công nghệ, máy móc thiết bị, xây dụng khác nhau. Do đó các cán bộ thường gặp khó khăn trong việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật của các dự án vì đây không phải là chuyên môn chính của họ.. Trên thực tế, các thông số kỹ thuật về máy móc thiết bị, thông số kỹ thuật về các cọc sợi… trong hồ sơ vay vốn còn khá xa lạ đối với cán bộ thẩm định. Để giải quyết tình trạng này, thường thì ngân hàng thuê chuyên gia về lĩnh vực dệt may để đánh giá, song việc này khá tốn kém và đa phần ngân hàng không thực hiện. Chính vì việc thiếu kiến thức chuyên môn về chuyên ngành của dự án mà việc thẩm định có lúc đánh giá sai về dự án hoặc không xác định được việc doanh nghiệp đưa thông tin sai về dự án, gây ra những quyết định sai lầm. Nguyên nhân: Do các cán bộ thẩm định của ngân hàng đều được đào tạo từ các nhóm trường kinh tế nên các kỹ năng đánh giá tài chính đều rất tốt nhưng việc am hiểu khía cạnh kỹ thuật của dự án còn nhiều hạn hẹp. Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào ngành dệt may tại NH Nam Hà Nội Định hướng phát triển của NH Nam Hà Nội 1. Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng trong bối cảnh hiện nay 1.1. Những điều kiện thuận lợi Trong năm 2008, dù có những biến động kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mức tăng trưởng khá, xuất khẩu tăng 26% - mức cao nhất từ trước đến nay. Lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được đảm bảo, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng đã có những tiến bộ. Bên cạnh đó chính sách kích cầu của chính phủ cũng phát huy tác dụng, kích thích tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau : - Theo dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, sức cầu đầu tư của nước ta trong năm 2009 sẽ đạt ở mức cao. Trong năm 2008, mặc dù có những bất ổn kinh tế vĩ mô, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn thứ 3 trên thế giới. Theo kết quả báo cáo điều tra, mặc dù các doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh năm 2008 kém thuận lợi hơn so với các năm trước, nhưng vẫn lạc quan và tin tưởng vào khả năng nước ta sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức và bình ổn kinh tế vĩ mô. - Trong năm 2008, Chính phủ đã liên tục có những điều chỉnh trong hoạt động của lĩnh vực ngân hàng một cách linh hoạt, nhằm phản ứng kịp thời trước những biến động khó lường về kinh tế. Điều này đã tạo ra những kết quả tích cực đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, như: lạm phát ở nước ta bắt đầu giảm từ tháng 7/2008 và thậm chí là âm trong những tháng gần đây, giảm đáng kể sức ép lạm phát lên lãi suất ngân hàng; tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, thậm chí đã có dấu hiệu dư thừa vốn khả dụng, lãi suất huy động và cho vay đã giảm xuống mức thấp, tăng trưởng tín dụng dưới mức kiểm soát. nhập siêu liên tục giảm là những yếu tố thuận lợi giúp tăng cung ứng tín dụng cho sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Trong năm 2008, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đạt được nhiều kết quả tích cực, đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính quốc tế. Trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, các đối tác song phương và đa phương tiếp tục được duy trì và mở rộng nhằm tranh thủ sự ủng hộ và thu hút nguồn lực tài chính và tư vấn kỹ thuật phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Hợp tác quốc tế trong khu vực cũng tiếp tục được phát triển. NHNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thành công Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 4 và Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 16 tại Đà Nẵng - Việt Nam. 1.2. Những khó khăn và thách thức Đánh giá 2008 là năm khó khăn của kinh tế Việt Nam, nhưng trong năm 2009, kinh tế Việt Nam sẽ còn khó khăn hơn. Do sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động TDĐT&TDXK của Nhà nước sẽ chịu một số tác động mạnh mẽ trong năm 2009 theo hướng không tích cực, trong đó chủ yếu là: - Cuối năm 2008, các chuyên gia dự báo, kinh tế thế giới tăng 2,2% trong năm nay (năm 2008 là 3,7%). Nhưng tháng 1 vừa qua, mức tăng trưởng dự báo chỉ còn 0,5%. - Việc kích cầu chủ yếu thông qua tăng đầu tư công có thể sớm có tác dụng trong ngắn hạn song luôn đi liền với nguy cơ “kích hoạt” lại nguyên nhân lạm phát do vấn đề hiệu quả của đầu tư chưa thể cải thiện được ngay. - Đầu tư nước ngoài sụt giảm do khả năng tài chính của các nhà đầu tư nước ngoài bị suy giảm mạnh mẽ. Lượng kiều hối khó có khả năng tăng trưởng mạnh. Việc huy động các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn ngoại tệ (trên thị trường trong nước và quốc tế) tiếp tục khó khăn. - Cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt hơn, trong khi năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam còn yếu: năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn cao nhiều rủi ro, đội ngũ lao động chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của điều kiện hội nhập, cơ cấu tổ chức còn lạc hậu… - Hoạt động ngân hàng gặp khó khăn do nợ xấu phát sinh từ 2007 và 2008 tiếp tục bộc phát. Thị trường chứng khoán khó hồi phục trở lại do nền kinh tế chưa lấy lại được đà tăng trưởng. - Lãi suất cơ bản dự báo được điều hành ở mức thấp dưới 8,5%/năm nhằm đảm bảo hỗ trợ tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, song hành với chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá cần có sự cởi mở hơn nhằm phản ánh sát hơn giá trị thực của đồng tiền. Dự báo đồng VND sẽ tiếp tục yếu đi so với USD nhằm hỗ trợ xuất khẩu nhưng không mạnh do liên quan đến vấn đề nợ quốc gia. - Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội phát triển. Cùng với các rủi ro trong xuất khẩu ngày càng tăng, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng có cơ hội phát triển. 2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2009 2.1. Phương hướng kinh doanh năm 2009 Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 tạo tiền đề để cuối năm Ngân hàng đạt hạng doanh nghiệp loại AAA. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2008-2010 thông qua việc định vị thương hiệu và xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của toàn ngành. Nâng cao năng suất đầu tư, tăng cường hiệu quả quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng cường tiềm lực tài chính, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên trong phạm vi cho phép của ngành. 2.2. Các mục tiêu cụ thể năm 2009 - Nguồn vốn huy động tại địa phương: tăng 15% so với năm 2008. - Tỷ trọng tiền gửi dân cư: 30% tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. - Dư nợ địa phương: 2.020 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. - Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn: 50% tổng dư nợ địa phương. - Tỷ lệ nợ xấu: 2%/tổng dư nợ địa phương - Quỹ thu nhập: 135 tỷ. - Thu dịch vụ: >10% thu nhập ròng. - Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. 2.3. Các biện pháp chính Tiến hành xếp loại doanh nghiệp, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách hàng, ưu tiên khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách hàng cung cấp ngoại tệ và các dự án có hiệu quả cao. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại kết hợp với tự đào tạo của cán bộ, nhân viên Ngân hàng, xây dựng phong cách giao dịch văn minh, lịch sự. Giữ ổn định tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính phi Ngân hàng, tổ chức kinh tế, tiền gửi từ dân cư, đẩy mạnh việc tăng trưởng loại tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới theo định hướng đã được phê duyệt tại các địa điểm có điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn. Bồi dưỡng, nâng cấp những phòng giao dịch hoạt động tốt, hiệu quả thành chi nhánh cấp 2 để phát huy được những lợi thế so sánh trong hoạt động Ngân hàng trong môi trường hiện nay. Tiếp tục tìm hiểu, tiếp cận với các Bộ, ngành có các dự án có vốn đầu tư nước ngoài để được làm Ngân hàng phục vụ giải ngân dự án. Đây vẫn được coi là giải pháp đặc biệt quan trọng, là giải pháp chiến lược, đột phái trong khâu kinh doanh nguồn vốn nhằm vừa đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn vừa tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ thông qua việc phục vụ dự án. Nâng cao chất lượng thẩm định, lấy chất lượng thẩm định làm thước đo để đánh giá năng lực trình độ hiệu quả đối với cán bộ thẩm định. giảm thiểu tối đa mọi sai sót trong khâu thẩm định, kịp thời nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác thẩm định cho vay đối với những đơn vị làm ăn kém hiệu quả, phương án sản xuất kinh doanh không rõ ràng. Chú trọng công tác kiểm tra sau khi cho vay, làm tốt công tác kiểm tra thẩm định. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn khác tổ chức công tác đào tạo tại chỗ, khuyến khích cán bộ học thêm ngoài giờ. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức. 3. Định hướng chung cho công tác thẩm định Đối với Ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điều kiện đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành. Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, Ngân hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng công tác sau: Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩm định dự án đầu tư. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nâng cao vị thế, uy tín và sức mạnh của Ngân hàng. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩm định dự án, phát triển lực lượng thẩm định cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ thẩm định và bồi dưỡng, trao đổi nghề nghiệp chuyên môn. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định. II. Một số giải pháp chủ yếu nhắm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vào ngành dệt may 1. Phát triển nhận thức về vị trí và vai trò của công tác thẩm định trong ngân hàng Thẩm định dự án đầu tư là công việc phức tạp và có vị trí vai trò rất quan trọng trong mỗi quyết định cho vay, do đó để thực hiện tốt công tác thẩm định này, cần có sự thống nhất về mặt nhận thức của mỗi cán bộ trong ngân hàng. Hoạt động thẩm định không chỉ là công việc riêng, là chuyên môn chủa cán bộ thẩm định mà còn phải đựơc phổ biến tới tất cả các bộ phận nghiệp vụ khác để họ hiểu được tầm quan trọng của công tác thẩm định từ đó hình thành sự phối hợp, trợ giúp cho cán bộ thẩm định Thẩm định dự án không chỉ hướng tới phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh cục bộ của ngân hàng mà còn góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển chung của ngành, của địa phương cũng như của đất nước trong mỗi thời kỳ. Hoạt động thẩm định phải đứng trên góc độ của người cho vay để xem xét, ra quyết định nhằm tránh được tình trạng thât thoát, lãng phí, gây tổn thất cho xã hội. Thẩm định dự án phải diễn ra liên tục, thường xuyên, không chỉ diễn ra trước mắt mà còn phải lâu dài, trước khi cho vay và sau khi vay nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho vốn vay. Thẩm định dự án đầu tư còn liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thường xuyên đúc rút,trau dồi kinh nghiệm để công tác thẩm định đạt chất lượng cao. Hơn nữa, với chức năng quản lí và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, hoạt động Ngân hàng có tính chất đặc thù: ngành Ngân hàng phải huy động và tạo mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó một nguồn vốn quan trọng được Ngân hàng sử dụng cho vay là tiền gửi của khách hàng. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thì bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng còn phải đảm bảo an toàn và thanh khoản tức là phải hoạt động có trách nhiệm với những đồng tiền của khách hàng và phải thoả mãn bất cứ một nhu cầu rút tiền nào của khách hàng vào bất cứ thời điểm nào. Điều này ảnh hưởng đến tính hiệu quả và an toàn vốn của một Ngân hàng. Chính vì vậy việc thẩm định đúng đắn dự án đầu tư có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Nó giúp các tổ chức tín dụng nhìn nhận một cách lôgíc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian dài, xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đánh giá chính xác đối tượng được đầu tư để có đối sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đây là căn cứ đánh giá cơ cấu chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh tế khả năng thu nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từng đối tượng cho vay cũng như theo từng đối tượng bỏ vốn. 2 .Hoàn thiện quy trình thẩm định Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay, khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải có một quy trình thẩm định nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Quy trình thẩm định là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc phân tích theo một trình tự nhất định từ khi nhận hồ sơ vay vốn đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy trình thẩm định được sử dụng như một cẩm nang chuẩn cho cán bộ, nên việc xây dựng một quy trình thẩm định chặt chẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác thẩm định của Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định dự án trong đó quy định rõ các bước thẩm định, các nội dung, phương pháp thống nhất và đảm bảo các yêu cầu sau: Xây dựng chi tiết, tránh viết chung chung. Quy định rõ từng bước cán bộ thẩm định cần phải làm gì và làm như thế nào Toàn bộ quy trình phải nằm thực hiện các nguyên tắc tín dụng: vay vốn phải sử dụng đúng mục đích, phải hoàn trả gốc lẫn lãi đúng quy định. Được xây dựng thống nhất và được phổ biến rộng rãi ở các phòng ban. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng các quy trình thẩm định riêng cho một số lĩnh vực phổ biến của ngân hàng như lĩnh vực dệt may, lĩnh vực thủy điện… Phải thường xuyên cập nhập, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án, cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh tế và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. 3. Hoàn thiện nội dung thẩm định Chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư. Các chỉ tiêu của Chính phủ, Bộ ngành liên quan chưa đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế, trình độ nhận biết cũng như khả năng thu thập thong tin còn hạn chế, còn ngân hang cũng chưa có một chỉ tiêu về kinh tế- kỹ thuật chuẩn để phục vụ cho công tác thẩm định. Đầu tiên, cán bộ thẩm định nên để ý đến những thông tin cung cấp từ các nguồn dễ tiếp cận như các Bộ ngành, Cục đăng kiểm chất lượng hay các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin này đóng vai trò tương đối quan trọng và hữu ích. Ngoài ra để trợ giúp tốt cho cán bộ thẩm định, ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể ( như các chỉ tiêu về máy móc thiết bị, công nghệ đựơc sử dụng) để cán bộ thẩm định có cơ sở tham chiếu. Nhưng đối với các dự án lớn, phức tạp thì cần đầu tư thích đáng cho công tác thẩm định kỹ thuật như thuê chuyên gia tư vấn, am hiểu về lĩnh vực dệt may cũng như các lĩnh vực khác vì chất lượng của bước này quyết định đến tính khả thi của dự án và an toàn nguồn vốn của ngân hàng. Ngoài ra về phương diện thị trường: khi thẩm định thị trường đầu vào của dự án thì các cán bộ cần phải chú ý xem nguồn đầu vào có dồi dào hay không, có phải nhập khẩu hay không, giá cả và biến động thế nào, tất cả các nội dung phân tích này cần phải định lượng rõ rang, tránh tình trạng dự đoán chung chung sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét doanh thu, chi phí của dự án từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động có thể gây ra những sai lầm trong việc ra quyết định. 4. Đào tạo cán bộ thẩm định Trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của Ngân hàng, có thể làm cho Ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn chứa đựng rủi ro cao. Do đó, trình độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng. Bắt nguồn từ yêu cầu thực tế về kiến thức liên ngành tổng hợp được sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp, cần bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Một thực trạng phổ biến hiện nay là phần lớn các cán bộ thẩm định là đều được đào tạo từ khối ngành kinh tế, do vậy mặc dù đã được tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các khoá đào tạo..., nhưng mọi thứ mới chỉ dừng lại ở sự đào tạo không bài bản, ngắn hạn và chớp nhoáng. Do vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng và vì sự phát triển lâu dài của toàn Chi nhánh nói chung. Để làm được điều này, Chi nhánh cần: - Thưỡng xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, cử các cán bộ tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ tín dụng, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, luật, thanh toán quốc tế,… Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống để họ có thể truyền đạt các kinh nghiệm cho nhau, nâng cao chuyên môn của mình. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án. Việc tiến hành đào tạo, nâng cấp hay đào tạo lại một cách bài bản và hệ thống phải được tiến hành đều đặn hàng năm. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ sung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào làm việc, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu. - Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh trong tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích. Hơn nữa bên cạnh việc phối kết hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá, cán bộ cần tìm tòi các số liệu liên quan đến những dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó. - Lưu ý tích cực đào tạo trình độ sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ tin học, mặt khác đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học cho đội ngũ cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, tránh tình trạng thủ công như hiện nay bằng các biện pháp như tăng cường hơn nữa việc đầu tư tài liệu, trang thiết bị vi tính, giảng dạy các phần mềm tiện ích hữu dụng... - Ngân hàng cần thực hiện chế độ khen thưởng về vật chất và tinh thần, kịp thời cho các cán bộ thẩm định thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Những phần thưởng sẽ tạo động lực cho cán bộ làm việc tốt hơn. - Đồng thời với chế độ khen thưởng thì cũng cần có các biện pháp xử lý những cán bộ làm chưa tốt hoặc cố tình làm sai. Phải có một cơ chế gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định với hiệu quả công việc, cụ thể là phải chịu trách nhiệm với cấp trên và pháp luật nếu làm sai. Điều này sẽ khiến các cán bộ làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm hơn. - Bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho cho cán bộ thẩm định. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của hoạt động thẩm định: đó là một lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy cần xác định đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, nghiêm túc tuân thủ các quy trình, văn bản của cấp trên. - Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh những sai sót đáng tiếc. 5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin Trong thời đại hiện nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh, thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như: những thông tin về người xin vay vốn, những thông tin từ sổ sách của Ngân hàng, những thông tin bên ngoài tín dụng… - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình Ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của một Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức, nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống thông tin, Ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại Ngân hàng. - Tăng cường hệ thống thông tin nội bộ : Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trước hết Ngân hàng cần ban hành thu thập một quy chế thông tin định kỳ cho các trung tâm, bộ phận thông tin. Những thông tin cần thiết liên quan đến dự án phải được cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ và nhất là thông suốt trong toàn hệ thống. Nếu Ngân hàng biết khai thác có hiệu quả mạng máy tính này thì đây sẽ là chìa khoá giải quyết vấn đề thông tin một cách nhanh chóng và thu hồi được lợi ích lớn. Một mặt, thông tin được phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, Ngân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng Công ty lớn mà Ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. Mặt khác, thông tin cũng được tổng hợp theo hướng bao gồm ba nội dung chủ yếu: + Thông tin về kinh tế xã hội nói chung : các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hay đầu tư trong nước cho các ngành công nghiệp, năng lượng, điện lực… tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất… + Thông tin về tài chính Ngân hàng: Các Nghị định của Chính phủ, thông tư, quyết định, quy chế của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tư liên Bộ. + Thông tin về thị trường giá cả : bao gồm cả nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng. - Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của Ngân hàng Nhà nước, của các Ngân hàng thương mại khác, của các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế. Mạng thông tin toàn cầu Internet sẽ là kho dữ liệu vô tận mà Ngân hàng có thể khai thác. - Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và các ngân hàng khác, đảm bảo khách hàng cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, không gây khó khăn cho các cán bộ thẩm định. - Có thể thuê các nhà tư vấn trong lĩnh vực thông tin hoặc điều tra thị trường để có được thông tin chính xác, trung thực. - Lưu trữ thông tin cũng là vấn đề đáng quan tâm, do đó Ngân hàng nên chuyển toàn bộ các thông tin lưu trữ cần thiết ở hình thức văn bản giấy tờ vào máy tính để quản lý có hiệu quả hơn. Với sự trợ giúp của công nghệ tin học, Ngân hàng sẽ xây dựng được những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin có hiệu quả và góp phần nâng cao số lượng, chất lượng thông tin thu thập được. Nhưng để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nâng cấp hệ thống máy tính, hoàn thiện trình độ cán bộ công nhân viên trong việc xử lý thông tin trên mạng máy tính của Ngân hàng. Để nâng cao được tính khả thi của các giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh của dự án. Ngoài ra, Ngân hàng có thể đa dạng hoá nguồn thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp để nắm được tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê những Công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính. III. Một số kiến nghị 1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan. - Nhà nước cần công bố rộng rãi các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xá hội theo ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trong từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp cho các ngân hang thương mại có cơ sở để bố trí kế hoạch tín dụng và kế hoạch kinh doanh vủa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, vừa đảm bảo được lợi ích cho các ngân hang và phục vụ mục tiêu phát trine kinh tế- xã hội của đất nước. - Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách. - Nhà nước với vai trò là người quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô, để công tác thẩm định các dự án tại ngân hàng thương mại thuận lợi, Nhà nước cần: + Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định, nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán, thuế,… giảm thiểu những đột biến xấu trong môi trường kinh tế làm ảnh hưởng xấu cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói chung và các Ngân hàng nói riêng. + Nhà nước cần công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch phát triển ngành… + Hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh dể làm cơ sở cho Ngân hàng trong việc so sánh các chỉ tiêu tính toán được + Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, lập các báo cáo theo đúng quy định, tạo điều kiện giúp ngân hàng thẩm định tài chính các doanh nghiệp được thuận lợi hơn. - Nhà nước cần có một số biện pháp bảo đảm an toàn vốn cho các Ngân hàng khi cho các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn. - Đề nghị Nhà nước phối hợp với các Bộ xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành, làm cơ sở để so sánh, đánh giá các dự án. - Các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mà các doanh nghiệp trình, làm sao tránh tình trạng phê duyệt một cách hình thức, không tập trung và không mang tính khả thi. Trước khi được thẩm định tại Ngân hàng, các dự án đã được tiến hành thẩm định tại các bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh… Đối với các cơ quan này, vấn đề là phải thẩm định một cách thận trọng để cho Ngân hàng lấy đó làm căn cứ cho công việc thẩm định của mình. 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực tiền tệ. Vì vậy, để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực thẩm định dự án, Ngân hàng Nhà nước cần: - Đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, kiện toàn và củng cố lại, tập trung phát triển theo định hướng của ngân hàng về vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc doanh là rất cần thiết nhằm tạo ra sự hiệu quả và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thưong mại. - Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ các ngân hàng nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư như việc hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ Ngân hàng thương mại trong việc nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Trong quá trình đào tạo, tập huấn nên chú trọng kỹ năng thực hành bằng các chương trình phần mềm thẩm định trực tiếp trên máy tính. NHNN cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thong nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng,…. Sao cho phù hợp với các qui định và thông lệ quốc tế. - Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các Ngân hàng thương mại phục vụ cho công tác thẩm định. Để nâng cao vai trò của CIC, Ngân hàng Nhà nước cần quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các các Ngân hàng thương mại về CIC phải đảm bảo đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định. - Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các Ngân hàng thương mại để kịp thời phát hiện sai sót trong công tác tín dụng và đặc biệt là công tác thẩm định. 3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội Đề nghị Ngân hàng hỗ trợ hơn nữa trong việc tạo lập và tăng cường các mối quan hệ với các khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung và dài hạn băng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các ban ngành có chức năng quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và Ngân sách của Nhà nước. Do trình độ của cán bộ có nhiều mặt bất cập, nhất là kiến thức kinh tế ngoài ngành như trình độ công nghệ, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật... nên đề nghị Ngân hàng hệ thống hoá các văn bản về định mức kinh tế kỹ thuật của một số ngành, nghề chủ yếu trên cơ sở tiêu chuẩn Nhà nước đã ban hành, trang bị cho các chi nhánh để có sự thống nhất trong công tác thẩm định. Bên cạnh đó, Ban thẩm định nên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định... để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn nghiệp vụ, giúp cho công tác thẩm định được hiệu quả hơn. 4.Kiến nghị với chủ đầu tư : Để thuận lợi cho công tác thẩm định, ngân hàng yêu cầu các chủ đầu tư lựa chọn những lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của mình. Các dự án đầu tư xin vay vốn cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành, từng vùng để ngân hàng không phải tốn thời gian và công sức để thẩm định lại Các báo cáo tài chính và văn bản có liên quan gửi lên cho ngân hàng cần đảm bảo tính trung thực và cần phải được các cơ quan kiểm toán xác nhận để đảm bảo tính minh bạch và lành mạnh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư. KẾT LUẬN Thẩm định dự án đầu tư chỉ là một trong những khía cạnh cần phải tiến hành xem xét đối với mỗi dự án trước khi ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư dự án, đặc biệt dưới góc độ ngân hàng. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc mở rộng tín dụng an toàn hiệu quả ở các ngân hàng. Chủ đề nghiên cứu này không phải là hoàn toàn mới, song nó luôn là vấn đề cấp thiết và là sự quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. Vì vậy hoàn thiện công tác thẩm đinh đối với dự án đầu tư có vai trò hết sức to lớn. Đề tài tuy khá hạn hẹp song rất có ý nghĩa bởi tính phức tạp cũng như tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư. Em rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô hướng dẫn để em có thể hoàn thành được đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lập dự đầu tư- PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt ( chủ biên)- Đại học KTQD Giáo trình Kinh tế đầu tư-PGS.TS Từ Quang Phương-PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt ( chủ biên) – Đại học KTQD Sổ tay tín dụng- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội Dự án đầu tư nhà máy kéo sơi- Cty Cổ phần thương mại XNK DATEX và các báo cáo tài chính liên quan. Báo cáo tín dụng và báo cáo thẩm định của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No& PTNT Nam Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp các khóa trước Các tài liệu khác MỤC LỤC Phô lôc sè 1: KÕ ho¹ch s¶n xuÊt sîi cao cÊp §VT: triÖu ®ång STT Néi dung N¨m SX thø 1 N¨m SX thø 2 N¨m SX thø 3 N¨m SX thø 4 N¨m SX thø 5 N¨m SX thø 6 N¨m SX thø 7 N¨m SX thø 8 N¨m SX thø 9 N¨m SX thø 10 1 C«ng suÊt thiÕt kÕ cña dù ¸n (4.800 tÊn sîi/ n¨m) 2 HÖ sè CS ph¸t huy (%) 70% 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 3 Sè lîng s¶n phÈm ( tÊn) 3,360 3,840 4,320 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4 Gi¸ b¸n 1Kg kh¨n thµnh phÈm 57.000 §ång/ Kg) 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 5 Doanh thu 184,800 211,200 237,600 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 Phô Lôc 2 : Chi phÝ gi¸ thµnh hµng n¨m §VT: triÖu ®ång STT Kho¶n môc chi phÝ N¨m 1 N¨m 2 N¨m 3 N¨m 4 N¨m 5 N¨m 6 N¨m 7 N¨m 8 N¨m 9 N¨m 10 HÖ sè ®¹t c«ng suÊt 70% 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% C«ng suÊt(tÊn/n¨m) 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 I Chi phÝ biÕn ®æi (Kh«ng VAT) 105,490 120,521 135,552 150,311 150,311 150,311 152,185 152,185 152,185 152,185 1 Nguyªn liÖu chÝnh ( b«ng1,3kg/1kgsäi) 83,349 95,256 107,163 119,070 119,070 119,070 119,070 119,070 119,070 119,070 2 Bao b×=75®/1kg 252 288 324 360 360 360 360 360 360 360 3 Tem d¸n=30®/1kg 101 115 130 144 144 144 144 144 144 144 4 Chi phÝ èng sîi=120®/1kg 403 461 518 576 576 576 576 576 576 576 5 Chi phÝ diÖn=3,4kw*1000d/1kW 11,424 13,056 14,688 16,320 16,320 16,320 16,320 16,320 16,320 16,320 6 Chi phÝ ní+ PCCC=42®/1kg 141 161 181 202 202 202 202 202 202 202 7 Chi phÝ nh©n c«ng=1000®/1kg 3,360 3,840 4,320 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 8 Chi phÝ b¶o hiÓm=19%nh©n c«ng 638 730 821 912 912 912 912 912 912 912 9 Chi phÝ c«ng cô dông cô=1%NVLC 833 953 1,072 1,191 1,191 1,191 1,191 1,191 1,191 1,191 10 Chi phÝ ph©n xëng=0,2%NLC 167 191 214 238 238 238 238 238 238 238 11 Chi phÝ qu¶ng c¸o, b¸n hµng=0,5% DT 1,056 1,188 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 12 Chi phÝ l·ivay vèn lu ®éng(10.5%) 2,709 3,095 3,481 3,858 3,858 3,858 5,732 5,732 5,732 5,732 13 Chi phÝ sña ch÷a thêng xuyªn 0,5% DT 1,056 1,188 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 1,320 II Chi phÝ cè ®Þnh 71,087 70,782 67,397 64,059 60,489 56,841 53,061 49,281 45,501 41,721 1 KhÊu hao (XL 23 n¨m, TB 13 n¨m) 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 2 Söa ch÷a=10% KH 2,949 2,949 2,949 2,949 2,949 2,949 2,949 2,949 2,949 3 L·i vay ®Çu t 38,622 35,183 31,613 28,043 24,473 20,825 17,045 13,265 9,485 5,705 - - - - - - - - - - L·i vay vèn NHTM(11% n¨m) 38,622 35,183 31,613 28,043 24,473 20,825 17,045 13,265 9,485 5,705 4 TiÒn thuª ®Êt+ phÝ(2,500d/m2+2080®) 232 232 232 232 232 232 232 5 Chi phÝ qu¶n lý(=0,7%DT) 1,478 1,663 1,848 1,848 1,848 1,848 1,848 1,848 1,848 1,848 6 Chi phÝ BHTS ( 0,35% tµi s¶n) 1,497 1,497 1,497 1,497 1,497 1,497 1,497 1,497 1,497 1,497 Tæng Céng( Ct) 176,577 191,303 202,949 214,370 210,800 207,152 205,246 201,466 197,686 193,906 Phô Lôc 3: TÝnh hiÖu Qu¶ kinh tÕ cña dù ¸n §VT: triÖu ®ång STT Kho¶n môc Thêi gian ®t Thêi gian thùc hiÖn dù ¸n N¨m 1 N¨m 1 N¨m 2 N¨m 3 N¨m 4 N¨m5 N¨m6 N¨m 7 N¨m 8 N¨m 9 N¨m 10 c«ng suÊt( tÊn/n¨m) 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 1 HÖ sè ph¸t huy c«ng suÊt(%) 80% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 2 Sè lîng s¶n phÈm SX tiªu thô 3,840 4,320 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 4,800 - Hµng b¸n néi ®Þa 1,152.0 1,296.0 1,440.0 1,440.0 1,440.0 1,440.0 1,440.0 1,440.0 1,440.0 1,440.0 -Hµnh xuÊt khÈu 2,688.0 3,024.0 3,360.0 3,360.0 3,360.0 3,360.0 3,360.0 3,360.0 3,360.0 3,360.0 3 - Gi¸ b¸n (cã VAT) 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 55.0 I Tæng lîi Ých hµng n¨m( Bi) 211,200 237,600 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 1 Tæng doanh thu 211,200 237,600 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 264,000 - Hµng b¸n néi ®Þa 63,360 71,280 79,200 79,200 79,200 79,200 79,200 79,200 79,200 79,200 - Hµng xuÊt khÈu 147,840 166,320 184,800 184,800 184,800 184,800 184,800 184,800 184,800 184,800 2 Gi¸ trÞ tµi s¶n thu håi II Chi phÝ gi¸ thµnh hµng n¨m( Ct) 176,577 191,303 202,949 214,370 210,800 207,152 205,246 201,466 197,686 193,906 III Tæng chi phÝ hµng n¨m( Ci=It+Cot) 427,700 114,801 139,242 157,204 170,596 171,096 182,237 180,865 181,923 182,981 184,040 1 Chi ®Çu t ( It) 427,700 2 Chi phÝ ho¹t ®éng hµng n¨m(Cot) 114,801 139,242 157,204 170,596 171,096 182,237 180,865 181,923 182,981 184,040 Trong ®ã thuÕ c¸c lo¹i( Tn) 6,336 12,612 15,358 13,759 14,259 21,620 22,154 23,212 24,270 25,329 - ThuÕ GTGT(tÝnh víi DT néi ®Þa) 6,336 7,128 7,920 7,920 7,920 7,920 7,920 7,920 7,920 7,920 - ThuÕ TNDN( Vtn) ( 28%) 5,484 7,438 5,839 6,339 13,700 14,234 15,292 16,350 17,409 IV Thu nhËp sau thuÕ( TNst) 28,287 33,685 45,692 35,871 38,941 35,229 36,601 39,322 42,044 44,766 Lîi nhuËn luü kÕ 28,287 61,972 107,664 143,535 182,476 217,704 219,077 257,027 261,121 301,792 V C©n b»ng thu chi(Bi-Ci) (427,700) 96,399 98,358 106,796 93,404 92,904 81,763 83,135 82,077 81,019 79,960 VI Tæng nguån tr¶ nî 84,964 85,304 90,139 79,694 78,273 72,026 69,206 67,331 65,456 63,582 - KhÊu hao ( 90%, 70%KH) 26,541 26,541 26,541 26,541 26,541 26,541 26,541 26,541 26,541 26,541 - Lai vay vèn ®Çu t 38,622 35,183 31,613 28,043 24,473 20,825 17,045 13,265 9,485 5,705 - TNST 70%) 19,801 23,580 31,985 25,109 27,259 24,660 25,621 27,526 29,431 31,336 VII KÕ ho¹ch tr¶ nî 70,622 69,183 65,613 62,043 58,473 56,825 53,045 49,265 45,485 41,705 1 Tr¶ nî gèc 32,000 34,000 34,000 34,000 34,000 36,000 36,000 36,000 36,000 36,000 - Nguån vèn vay NHTM 32,000 34,000 34,000 34,000 34,000 36,000 36,000 36,000 36,000 36,000 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 L·i vay cè ®Þnh 38,622 35,183 31,613 28,043 24,473 20,825 17,045 13,265 9,485 5,705 VIII C©n b»ng tr¶ nî( VI-VII) 14,342 16,120 24,526 17,650 19,800 15,201 16,162 18,067 19,972 21,877 IX Nguån hîp ph¸p kh¸c ®Ó tr¶ nî X TÝch luü sau tr¶ nî 0 14,342 30,462 54,988 72,638 92,438 107,639 108,599 125,705 128,571 147,582 Dòng tiền -369,923 63,175 75,182 65,361 68,431 64,718 66,091 68,812 71,534 207,056 NPV 62,844 IRR 14.52% Phô lôc 4: b¶ng tÝnh ®é nh¹y dù ¸n Doanh thu NPV 62,844 -5% -3% -1% 1% 3% Chi phi -3% 21,877 46,426 70,974 95,522 120,070 -1% 8,288 32,831 57,374 81,917 106,460 1% (5,302) 19,236 43,774 68,312 92,850 2% (12,096) 12,439 36,974 61,510 86,045 3% (18,891) 5,642 30,174 54,707 79,240 5% (32,481) (7,953) 16,575 41,102 65,630 DT IRR 14.52% -5% -3% -1% 1% 3% 5% CP -5% 12.75% 14.32% 15.92% 17.52% 19.15% 20.80% -3% 11.89% 13.45% 15.04% 16.64% 18.26% 19.90% -1% 11.02% 12.59% 14.16% 15.75% 17.36% 18.99% 1% 10.16% 11.72% 13.29% 14.87% 16.48% 18.10% 3% 9.31% 10.86% 12.42% 14.00% 15.59% 17.20% 5% 8.45% 10.00% 11.55% 13.12% 14.71% 16.31% PHỤ lôc sè 5: KÕ ho¹ch khÊu hao tµI s¶n cè ®Þnh §VT : TriÖu ®ång STT Tªn h¹ng môc, tµi s¶n Tæng gi¸ trÞ Thêi h¹n khÊu hao N¨m 1 N¨m 2 N¨m 3 N¨m 4 N¨m 5 N¨m 6 N¨m 7 N¨m 8 N¨m 9 N¨m 10 Gi¸ trÞ cßn l¹i 1 X©y l¾p 101,961 23 4,433 4,433 4,433 4,433 4,433 4,433 4,433 4,433 4,433 4,433 57,630 2 ThiÕt bÞ 324,713 13 24,978 24,978 24,978 24,978 24,978 24,978 24,978 24,978 24,978 24,978 74,934 3 Kh¸c + DP 1,026 13 79 79 79 79 79 79 79 79 79 79 237 Tæng céng 427,700 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 29,490 132,801

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31215.doc
Tài liệu liên quan