Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là một vấn để trọng yếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.Thẩm định giúp cho việc đầu tư được đúng hướng và đêm lại hiệu quả cao cho bản thân Ngân hàng và cho xã hội. Hiểu rõ được điều đó, tác giả đã đi sâu vào đánh giá đồng thời đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đàu tư tại SGD I – NHĐT&PT VN. Đề tài đã có một số đóng góp nhất định về mặt lý kuận cũng như thực tiễn: Một là, trình bày và làm rõ được sự quan trọng và vai trò to lớn của công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong hệ thống Ngân hàng.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự án đối với SGD I ( nếu tham gia tín dụng ) SGD I quyết định như sau : Dự án hoàn toàn khả thi về mặt tài chính và có đủ khả năng trả nợ Dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội và góp phần nâng cao chất lượng tiêu dùng. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quảtài chính dự án và năng lực tài chính chủ đầu tư hợp lý. NPV = 266524 tỷ VND Hệ số hoàn vốn nội bộ :IRR =9,91% Thời gian thu hồi vốn đầu tư là: 8 năm 11 tháng Kế hoạch vay trả nợ ( thông qua lợi nhuận kinh doanh và khấu hao) tương đối hợp lý, cơ cấu doanh thu, chi phí, mức huy động công suất, tỷ lệ trích khấu hao phù hợp với dự án và quy định của Nhà nước. Lãi suất vay ngắn hạn 8,4% và dài hạn 6,5 % là có thể chấp nhận được. Đề nghị, Ban lãnh đạo SGD I xêm xét quyết định cấp tín dụng thương mại cho dự án như trong đề nghị phân tích nêu trên. b. thẩm định tài chính dự án đầu tư nhà máy kính công suất nổi 300 tấn /ngày 1.Khái quát về dự án. Và nét về chủ đầu tư -Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Tên dự án :Đầu tư nhà máy kính nổi VIGLACERA công suất 300 tấn / ngày. Chủ đầu tư: Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng VIGLACERA. Cơ quan lập dự án :Tổng công ty gốm thuỷ tinh và gốm xây dựng VGLACERA. 1.2 Sự cần thiết phải đầu tư. Các ăn cứ pháp lý Căn cứ vào dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệpvật liệu xây dựngở Việt Namđến năm 2001 và định hưoưng đến năm 2020 của bộ xây dựng. . Căn cứ nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng Hiện nay cả nước có 02 Nhà máy sản suất tấm kính xây dựng. Nhà máy kính Đáp cầu thuộc VGLACERA với công suất thiết kế 80 tấn / ngày tương đương 4 triệu m2 kính / năm với sản phẩm hoàn toàn là kính trắng. Nhu cầu thị trường kính xây dựng trong năm 2000-2001 có dấu hiệu phục hồicùng với sự phát triển đáng kể của các nước Đông Nam á. Thực tế tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2000 cho thấy lượng kính sản xuất 32 triệu m2/năm được thị trường Việt Nam tiêu thụ hết. Dự báo nhu cầu thị trường Bảng 1: Nhu cầu tiêu thụ kính tại Việt Nam Năm Nhu cầu Năm Nhu cầu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 34000-36000 39000-41000 44000-46000 50000-52000 57000-59000 64000-66000 2006 2007 2008 2009 2010 70000-72000 75000-77000 81000-83000 88000-90000 95000-97000 Qua số liệu phân tích về thị trường và nhu cầu về thị trường như trên ta thấy từ năm 2002-2010 thị trường kính nước ta bị mất cân đối nghiêm trọng. Do đó việc đầu tư dây chuyền sản xuất kính FLOAT có công nghệ sản xuất thích hợp và năm 2001 là rất cấp thiết. 2.Khái quát thẩm định tài chính dự án 2.1 Thẩm định tình hình tài chính chủ đầu tư Bảng 2: Báo cáo tài chính1997- 2001 Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số DN thành viên hạch toán độc lập Vốn kinh doanh -Ngân sách -Tự bổ sung -Vốn vay -Vốn huy dộng khác Kết quả kinh doanh -Doanh thu -Thu nhập trước thuế Tổng mức nộp NS Tổng nợ phải trả Tổng nợ phait thu Giá trị TSCĐ 26 765876 128252 26628 533242 68754 380033 -8512 34219 696485 105797 628575 25 976282 143471 30988 682803 109020 528658 -5442 34300 976403 164605 948377 22 1171136 265910 57309 793003 54914 633010 -23272 55034 1118287 2251557 958180 22 1164406 265910 57309 786273 54914 750516 12144 79400 1164406 293750 990000 23 1305839 265910 57309 927706 54914 924400 9662 73803 1305839 191360 1327445 Nhận xét: Công ty có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, hàng năm có lãi thường xuyên. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do chuyển đổi hạch toán, đảm bảo có tăng trưởng. Tỷ lệ lợi nhuận / doanh thu cao( báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1997-2000 kèm theo). Khấu hao cơ bản trích hàng năm lớn. Dư nợ phải trả / nợ phai thu > 1 Hệ số tự chủ tài chính = 71% Hệ số trả nợ = 29% Tổng TSCĐ/Tổng tài sản = 63 % Doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính tham gia đầu tư các dự án mới, có tiềm năng tài chính, có đủ điều kiện tham gia tín dụng tại Ngân hàng. 2.2 Thẩm định tài chính dự án 2.2.1 Thẩm tra cơ cấu và tiến độ bỏ vốn a. Xác định tổng vốnđầu tư Bảng 3: Tổng hợp vốn đầu tư STT Loại chi phí Thành tiền USD Thành tiền VND A 1 2 3 B C 1 2 D E F Phần thiết Bỵ Thiết bị nhập khẩu Thiết bị chế tạo trong nước Thiết bị phụ trợ Phần xây lắp Tổng xây lắp + thiết bị Chi phí khác Chi phí theo hợp đồng GCCN Chi phí khác trong nước Dự phòng Lãi vay trong thời gian xây dựng Tổng vốn dầu tư chưa có VAT Thuế VAT Tổng vốn đầu tư cố định Tổng mức đầu tư 16373730 12347400 3753710 272620 2849610 19223340 4773400 3740000 993400 486570 1133480 25576790 371680 25948470 27614430 230870000 74099000 52927000 3844000 40180000 271050000 66741000 52734000 14007000 6860000 15982000 3606333000 5237000 36587000 38360000 Tổng vốn đầu tư cố định 365870 tỷ VND thực hiện băng 100% vốn vay thương mại. Trong đó vay ngoại tệ 17914894 USD tương đương 252600tỷ VND, thời hạn vay 8 năm, lãi suất 7,2 %/năm. Vốn vay nội tệ 113270 tỷ VND, thời hạn vay 8 năm, lãi suất 7,2%/năm. Vốn lưu động bao gồm, vốnlưu động hàng nămcho sản suất23490 tỷ VNDtrong đó vay ngoại tệ 673760 USD (9500 tỷ VND)vay nội tệ 31500 tỷ VND. Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ chi phí cho việc chuẩn bi đầu tư, chi phí thực hiện dự án, chi phí thực hiện đầu tư và chi phí xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất, lãi vay Ngân hàng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, chi phí bảo hiểm dự phòng. b. Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng 4: Cơ cấu vốn vay đầu tư STT Chỉ tiêu vốn Khối lượng USD Khối lượng VND 1 2 3 4 5 6 Vốn thiết bị Vốn xây lắp Chi phí khác Vốn dự phòng Lãi vay trong t/g xây dựng ThuếVAT 16373730 2849610 4733400 486570 1133480 371680 230870 40180 66741 6860 15982 5237 7 Tổng vốn 27641430 389360 2.2.2 Thẩm tra kế hoạch sử dụng vốn và trả nợ. Sau khi xem xét toàn bộ kế hoạch sử dụng vốn, đối chiếu với tiến đọ thực hiện dự án và kế hoạch sản xuất kinh doanh có thể nhận thấy phương án do chủ đầu tư cung ứng là tương đối hợp lý Kế hoạch hoàn trả vón vay thương mại được xác định dựu rên cơ sở tính toán hiêu quả đầu tư và khâú hao hàng năm của dự án. Thông qua việc xem xét, xác định và đánh giá mức độ hợp lý củaviệc phân bổ lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanhvà xác định tỷ lệ, thời gian khấu hao là hợp lý. Mọi tính toán dựa trên cơ sở lạm phát xác định bằng -, chỉ số lạm phát trong và ngoài nước 1,00 lãi suất vay thương mại 7,2 %/năm. 2.2.3 Thẩm tra doanh thu- chi phí của dự án. Bảng 5:Doanh thu dự kiến( điều chỉnh) TT Khoản mục Năm 1 Năm2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1 2 3 4 5 6 7 8 Công suất Sản lượng SX Sản lượng tthụ Doanh thu Chi phí SX Khấu hao Trả lãi Thuế thu nhập 85% 13845180 13200139 29923569 225421930 45016820 25904499 0 100% 1591400 1591400 360760036 252000930 45016820 23925937 0 100% 1591400 1591400 360760036 25124292 45016820 20696254 10830667 100% 1591400 1591400 360760036 251447653 45016820 17466572 11707248 100% 1591400 1591400 360760036 251171014 45016820 14236889 12583828 9 Lãi ròng 2895319 39816349 32429002 35121743 37751484 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm11 Năm12 100% 15914000 15914000 360760036 250849376 45016820 11007206 13460408 75% 11935500 11935500 270570027 190837135 45016820 7777524 9882344 100% 15914000 15914000 360760036 250341098 45016820 4547841 18370276 100% 15914000 15914000 360760036 250064459 45016820 2933000 26404146 100% 15914000 15914000 360760036 249787821 45016820 2933000 26473306 100% 15914000 15914000 360760036 249411182 45016820 2933000 26542466 100% 15914000 15914000 360760036 249234543 45016820 2933000 26611625 40381225 29647032 55110828 79212439 79419918 79527397 79834876 Như vậy, có thể thấy sau khi điều chỉnh một số chỉ tiêu về khấu hao và công suất doanh thu tiieu thụ sản phẩm của dự án vẫn tăng cao và ổn định ở mức 360 760 tỷ hàng năm, lãi ròng trong vònh 12 năm( thời gian đánh giá dự án ) luôn tăng cao và ổn định. Từ đó có thể thấy dự án hoàn toàn khả thi về mặt thị trường, doanh thu, đẩm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay. Chi phí dự án – chi phí sản suất Chi phí sản suất được tính toán thông qua việc thẩm tra. Giá nguyên nhiên vật liệu điện nước lấy theo giá thời điểm tháng 7 năm 2001 và các bản báo cáo chào giá từ các đơn vị kháccung cấp. Chi phí vật liệu chính lấy theo chi phí công ty VFG là phù hợp. Chi phí sản suất chungtham khảo theo hai công ty kính trên là hợp lý. 2.2.4 Các chỉ tiêu tài chính dự án. a. Thời hạn hồi vốn Bảng 6: Thời hạn thu hồi vốn Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 I.Chi phí -vốn cố định -Vốn lưu động II.Lợi ích -Khấu hao -Lãi ròng 384122000 361632000 23490000 47912139 45016820 2895319 84833169 45016820 39816349 77508832 45016820 32492002 80138564 45016820 35121743 82768305 45016820 3771474 85398046 45016820 40381225 III. Lợi ích-Chi phí đt luỹ kế -312719861 -227886692 -70239306 12528999 97927044 159964068 7 8 9 10 11 12 62037024 45016820 29647032 8500820 45016820 55110828 81358430 45016820 79212439 81565909 45016820 79419918 81773388 45016820 7962797 81980867 45016820 79834876 247464889 247464889 328823319 410389228 429162616 574143484 Thời gian thu hồi vốn : 4 năm 10 tháng Hệ số hoàn vốn nội bộ Năm 0 1 2 3 4 5 Đầu tư Lợi ích Giá trị còn lại 384122000 47912139 84833169 77508823 80138564 82768305 Tổng 384122000 47912139 84833169 77508823 80138564 82768305 6 7 8 9 10 11 12 85389046 62037024 87500820 81358430 81565909 81773388 81980867 17167928 85389046 62037024 87500820 81358430 81565909 81773388 99148795 Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = 16,57% Chỉ tiêu giá trị thu hồi thuần hiện tại NPV = 226.349.804 triệu đồng Thời hạn thu hồi vốn Bảng 7: Bảng tính tính diểm hoà vốn TT Khoản mục Đơn vị tính Số lượng 1 2 - - 3 4 Tổng doanh thu Tổng chi phí -Chi phí cố định -Chi phí biến đổi Doanh thu hoà vốn Mức hoạt động hoà vốn 1000VND - - - - % 348117413 283146744 106787823 176358921 216435882 62,17 Qua các bảng biểu tính toán chi tiết cho thấy các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án đều đảm bảo tính khả thi. Hệ số hoàn vón nội bộ IRR của dự án khá cao (IRR= 16,57 % ) so với lãi suất vay bình quân của các Ngân hàng ( 7,2 %/ năm), thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 10 tháng ngắn hơn nhiều so với thời gian trả nợ Ngân hàng 8 năm. Với các kết quả trên, cho thấy các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án đều đảm bảo độ an toàn và hiệu quả. 2.2.5 Phân tích độ nhậy của dự án Bảng 8: Bảng tổng hợp phân tích độ nhậy dự án Chỉ tiêu Phương án cơ sở T.H giảm giá 10% T.H tăng CPTT 10% T.H tăng CPTT 5% giảm giá bán 5% NPV (1000đ) 226349804 14236139 106964170 60391030 IRR 16,57% 7,83% 11,76% 9,82% Qua phân tich độ nhậy các chỉ tiêu tài chính, dự án đầu tư chịu ảnh hưởng lớn do thay đổi giá bán sản phẩm, sau đó đến nguyên liệu đầu vào, việc thay đổi chi phí đầu tư ảnh hưởng không lớn. Như vậy dự án có độ an toàn cao đối với đầu tư. Tuy nhiên, do các số liệu được đề cập trong phân tích tương đối chính xác nên xác suất rủi ro là thấp. Dự án hoàn toàn khả thi trong các phương án nhận diện, đề phòng và hạn chế rủi ro. 3. Kết luận dự án 3.1 Kết luận chung Dự án có hiệu quả và đạt được những lợi ích kinh tế – xã hội đáng kể: Nộp Ngân sách Nhà nước cao. Lợi nhuận bình quân năm 31,3 tỷ VND Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. 3.2 Kết luận mặt tài chính dự án Sau khi phân tích, thẩm định, đánh giá hiệu quả mặt tài chính dự án đầu tư và tính toán khả năng vay trả của dự án nhận thấy : Thứ nhất, dự án hoàn toàn có tính khả thi về mặt tài chính, có khả năng trả nợ. Thứ hai, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự ánvà năng lức tài chính của chủ đầu tư tương đối chính xác đảm bảo an toàn đồng vốn vay. Thời gian trả nợ được tính toán chính xác Kết luận: Đề nghị Ban lãnh đạo SGD I kính trình Ngân hàng DT&PT VN duyệt cho chủ đầu tư - Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Việt Nam vay vốn với những nội dung đã được phân tich trên. III. đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tịa SGD I – NHĐT&PT VN. 1.Những thành tựu đạt được 1.1 Nội dung và trình tự thẩm định tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được tiến hành một cách khoa học, chính xác và có hệ thống. Các khách hàng có nhu cầu tín dụng đều được SGD I cung cấp một cachs đầy đủ thông tin, dịch vụ và các sản phẩm Ngân hàng, đảm bảo quyền tham khảo và lựa chọn. Mọi dự án có yêu cầu tín dụng đều được xem xét một cách khoa học, khách quan, công bằng và có thiện chí. Quy trình thẩm định dự án, thẩm định năng lực của chủ đầu tư được tiến hành trên cơ sở ra quyết định. Sự phối hợp thẩm địnhgiữa các phòng chức năng đã phát huy tối ưu tính độc lập đồng thời tạo mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo Nội dung thẩm định tương đối đầy đủ, chính xác khoa học. Phương án tiếp cận và xử lý thông tin của cán bộ phong phú, linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng. Ví dụ Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng là khách hàng truyền thống của SGD I nên quá trình thẩm định năng lức tài chính chủ đầu tư được tiến hành thuận tiện, chính xác, giúp nhà đầu tư tranh thủ nắm cơ hội kinh doanh… 1.2 Thẩm định tài chính dự án được xem kỹ càng từ kiểm tra năng lực chủ đầu tư tới xem xét tính khả thi của dự án. Kết quả thẩm định tài chính dự án được SGD I đánh giá là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quyết định cấp tín dụnghay bãi bỏ. Với mục tiêu phát triển và lợi nhuận SGD I đánh giá cao năng lực chủ đầu tư và tính khả thi của dự án. Nhận thức được tàm quan trọng đó, SGD I ngày càng hướng tới sự hoàn thiện trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và đảm bảo an toàn vốn kinh doanh. Nội dung thẩm tra năng lực tài chính chủ đầu tư được coi là nên tảng đảm bảo vững chắc tính an toàn và tính khả thi của dự án. Năng lức tài chính chủ đầu tư được xem xét kỹ trong trạng thái tĩnh và động của môi trường. Phân tích năng lức chủ đầu tư được cán bộ thẩm định cập nhật bằng hệ thống thông tin Ngân hàng và liên Ngân hàng, đảm bảo tính chính xác cao. Nội dung phân tích tài chính dự ánlà mấu chốt trong việc ra quyết định đầu tư, các chỉ tiêu phân tích tương đối đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Trong hai dự án (phần ví dụ )trên chỉ tiêu quan trọng được xem xét là hệ số hoàn vốn nội bộ IRR và giá trị hiện tại dònh NPV, thời gian hoàn vốn T, phân tích độ nhậy dự án PA, doanh thu, chi phí… Thông thường các chỉ tiêu này được đề xuất rất tốt trong báo cáo ( tiền khả thi, khả thi ) của chủ đầu tư gửi tới Ngân hàng. Cán bộ thẩm định của SGD I phân tích kỹ và thường cho kết quả tương đối ổn định và chính xác. Chỉ tiêu và phương pháp thẩm định đơn giản, dễ hiểu phản ánh đầy đủ dự án. Việc thẩm định chi tiết khía cạnh tài chính dự án của SGD I dựa trên kết quả phân tích tình hình dự án trong giai đoạn hiện tại, dự đoán quá trình hình thành và phát triển dự án các biến động đều được lượng hoá và phân tích cụ thể qua phương pháp toán xác suất, mô hình toán… Chẳng hạn, phân tích đọ nhậy dự án của dự án đầu tư Nhà máy kính nổi được xem xét thông qua phân tích hàng loạt các biến động giá, chi phí: có thể xẩy ra từ đó tổng hợp ba tình huống cụ thể bao quát nhất ( giảm giá bán, tăng chi phí sản xuất ), tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính cho từng phương án cũng như phương án chung ( PA) . Cách tiếp cận như vậy giúp dự án đối phó được với những rủi ro trong tương lai. Các chỉ tiêu đánh giá thường là các chỉ tiêu tỷ lệ, mức trung bình và ở trạng thái tĩnh ( chỉ tiêu doanh thu, khấu hao đều, công suất hoạt động, nhu cầu thị trường ). Các tiêu chuẩn đánh giá được đối với định mức và quy định chung pháp luật cho phép. 1.4 Công tác thu thập, quản lý phân tích và lưu trữ số liệu các dự án được tiến hànhchính xác, liên tục và hệ thống. Nguồn thông tin thu thập được trong quá trình thẩm định dự án ngày càng phong phú, đa dạng. Ngoài nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn SGD I còn tiến hành thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên Ngân hàng, các văn bản luật, thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro ( TRR ), thông tin từ hệ thống CIC của Ngân hàng Nhà nước. 1.5 Công tác bồi dưỡng cán bộ thẩm định, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên được chú trọng SGD I tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định trau dồi nâng cao nghiệp vụ thẩm định, SGD I chú trọng đào tạo lại cán bộ, tập huấn, mời chuyên gia giảng dậy về cônh tác thẩm định.Vì vậy cán bộ thẩm định của SGD I có trình độ chuyên môn tương đối cao, đạo đức nghề nghiệp vững vàng… đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một chuyên viên vừa có khả năng thẩm định vừa có khả năng tư vấn. Kiến thức và kinh nghiệm thẩm định giúp cán bộ thẩm định có quyết định tương đối chính xác, linh hoạt kịp thời. Điều đó thể hiện rõ trong kết quả công tác thẩm định của SGD I trong thời gian qua. 2.Những hạn chế còn tồn đọng Qua nội dung, phương pháp, quy trình thẩm định của SGD I và thực tiễn thẩm định hai dự án đầu tư nêu trên ). 1.1 Đánh giá tác động dự án mang nặng tính chủ quan, cục bộ Nhìn chung, quá trình thẩm định, đánh giá dự án tại SGD I mới dừng lại ở phạm vi hẹp, các tác động được nhìn nhận dưới nhiều góc độ,song không có một hệ thống phân tích cụ thể , thông tin dữ liệu dùng để đánh giá dự án còn mang nặng tính cục bộ địa phương. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng có thể thấy rõ ràng ở đây là do SGD I không có đủ cơ sở thông tin, nguồn nhân lực hay sự phối hợp với các tổ chức chuyên nghiệp khác… để đánh giá một cách có hệ thống. Trong dự án đầu tư Nhà máy kính nổi Bình Dương cũng như dự án đầu tư của Nhà máy Dệt kim Đông Xuân các đánh giá tài chính dự án đều xuất phát từ những thông tin giả định chưa thực sự đầy đủ và đáng tin cậy. Báo cáo nghiên cứu khả thi mang tính chủ quan lớn, trong khi các giả định thị trường phụ thuộc quá nhiều vào đây. Cách tiếp cận, nêu giả thiết về mức biến động của dự án mang tính chủ quan cục bộ rõ ràng. Cơ sở nêu lên giả thuyết không được phân tích cụ thể. Trong dự án kính nổi Bình Dương, trong phần phân tích độ nhậy của dự án: cơ sở đặt giả thuyết cho ba trường hợp : Giảm giá bán 10% Tăng chi phí trực tiếp 10% Tăng chí phí trực tiếp 5%, giảm giá bán 5% Là không có cơ sở, hơn nữa mức biến động này trong vòng 12 năm là hoàn toàn có thể xẩy ra. Phương án thẩm tra tính đúng dắn của các giả thiết về giá bán, công suất hoạy động, cung cầu sản phẩm… của dự án đôi khi không dựa trên bất kỳ nền tảng khoa học nào, mà chỉ phản ánh những dự báo chủ quan cá nhân, kinh nghiệm thẩm định. 2.2 Chưa quan tâm thực sự đến vòng đời dự án. Kết quả thẩm định làm cơ sở ra quyết định tín dụng được phân tích dựa trên hoạt động bình thường của cả vòng đời dự án. Song thực chất SGD chỉ quan tâm tới thời gian trả nợ và nguồn trả nợ của dự án. Như vậy chưa thấy được mức tích luỹcủa dự án trong toàn bộ quá trình đầu tư, cũng như giá trị còn lại của tài sản sau khi dự án kết thúc. Mà đây là những giá trị quan trọng nhằm xác định các chỉ tiêu IRR, NPV … Việc không đánh giá chi tiết hoạt động của cả đời dự án có thể là nguyên nhân xác định sai lệch tỷ suất chiết khấu dự án, nhận diện sai lệch rủi ro, từ đó không có phương án phòng ngừa hiệu quả. Nhuồn trả nợ thường là lợi nhuận và khấu hao cơ bản, thông thường SGD I xác định các chỉ tiêu này là không đổi cho cả đời dự án. Cả hai dự án trên ( phần ví dụ ) SGD không đánh giá được tác động của việc phân tích độ nhậy đối với việc trả nợ, kế hoạch trả nợ đều dựa trên vốn vay xác định, trong khi kế hoạch sử dụng vốn có thể thay đổi do rất nhiều nguyên nhân trong thời gian thực hiện dự án ( phụ thuộc vào chủ đầu tư ). SGD I không đề ra phương án giải quyết khi chủ đầu tư muốn vay thêm đột suất hay giảm lượng vay cho từng thời kỳ nhất định. 2.3 Giá trị thời gian của tiền, lạm phát trượt giá chưa được quan tâm. Điều dễ nhận thấy trong quá trình thẩm định tại SGD I là mọi số liệu được đề cập ở trạng thái tĩnh, chưa đánh giá được giá trị thời gian của tiền và các nhân tố ảnh hưởng. Việc đánh giá theo mặt bằng trung bình một năm mới chỉ đáp ứng được yêu cầu thời gian trả nợtheo phương pháp giản đơn, chưa đánh giá đượchoạt động toàn vòng đời dự án. Do vậy chưa tính được Tổng giá trị thực sự chủ đầu tư thu được sau khi kết thúc dự án quy về thời điểm hiện tại cũng như các chỉ tiêu tài chính khác. Hơn thế, các dự án đầu tư vay vốn thông thường có vòng đời dài, vốn lớn. Việc không quy đổi các khoản thu- chi của dự án tại SGD I về mặt bằng thời gian để tính toán, phân tích đã dẫn tới toàn bộ dự báo có độ sai lệch lớn. Trong nền kinh tế thị trường, mội biến động rủi ro kinh tế đều có thể xuất hiện, việc áp dụng tỷ suất chiết khấu trong phân tích càn được tính toán đề cập tới trượt giá, lạm phát. 2.4Việc áp dụng phân tích độ nhạy của dự án còn hạn chế, dòng tiền phân tích không loại bỏ tồn kho, phải thu, phải trả… Phân tích độ nhậy là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong phân tích tài chính dự án. Song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan về năng lực và cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích, dẫn tới việc phân tích rủi ro của SGD I còn nhiều bất cập. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích còn quá đơn giản, không được tổng hợp từ dự báo tổng hợp mà chủ yếu đề xuất do chủ quan của cán bộ thẩm định hoặc chỉ dựa vào báo cáo của chủ đầu tư. Trong khi ngày nay mức biến độngcủa các yếu tố trên thị trường đặc biệt lớn. Nguyên nhân của việc phân tích rủi ro yếu kémmột phần là do: SGD I phản ánh dòng tiền thu chi của dự án mà không loại bỏ các yếu tố tồn kho, phải thu, phải trả của doanh nghiệp. 2.5Thông tin khách hàng không cập nhật các báo cáo tài chính Có độ trễ thời gian tương đối lớn . Mặc dù đã cố gắng trong việc thu thập thông tin về khách hàng thông qua nhiều nhiều biện pháp trực tiếp , thu thập gián tiếp song cơ sở thông tin chính dùng trong phân tích đành giá dự án của sở giao dịch chủ yếu dựa vào báo cáo chủ đầu tư , trong khi các báo cáo này cho dù chính xác thì cũng không cập nhật do độ chễ thời gian của báo cáo là khá lớn . Các báo cáo tài chính dự án và kế toán doanh nghiệp chưa đủ tin cậy do chưa có nhiều doanh nghiệp thực hiện kiểm toán bắt buộc . Nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lập dự án nên nguồn số liệu thường thiếu , gây khó khăn cho cán bộ thẩm định . Theo thực tế sử dụng nguồn lưu trữ ở ngân hàng thông tin tuy phong phú song không có hệ thống , khiến cho số liệu đề cập lộn sộn , ngắt quãng . Các báo cáo tài chính , kết quả sản xuất kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp nộp cho sở giao dịch có nhiều loại lhác nhau dẫn tới khó hệ thống , chuẩn hoá thông tin . Sở giao dịch đã yêu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng để có thể kiểm tra được tình hình tài chính của doanh nghiệp , có thể phát hiện ra các vấn đề có thể làm nảy sinh rủi ro tín dụng . Tuy nhiên , hiện nay việc thanh toán qua hệ thống Ngân hàng trong giao dịch chưa được phổ biến,bản thân doanh nghiệp cũng không muốn bị kiểm soát nguồn thu chi của mình. 2.6 Hệ thống máy tính nối mạng của SGD I chưa phát huy thế mạnh. SGD I ngay từ khi chuyển sang hoạt động độc lập đã chú trọng xác định áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ nói chung và công nghệ Ngân hàng nói riêng. Hệ thống máy tính được trang bị cho các phòng ban đã có tác dụng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng cung cấp số liệu, phương pháp cho thẩm định dự án. Tuy nhiên việc áp dụng còn nhiều bất cập, việc áp dụng phần mềm trong thẩm định chưa được chú trọng, do vậy phần lớn công tác thẩm định mang tính thủ công, cục bộ, cá nhân. 2.7 Sở Giao Dịch chưa có những mẫu báo cáo thẩm định riêng cho từng lĩnh vực. Các mẫu báo cáo thẩm định nói chung và mẫu báo cáo thẩm định tài chính dự án nói riêng tại SGD tuy cùng một dự án song không đồng nhất giữa các bộ phận thẩm định. Các định mức đánh giá chưa có độ thống nhất, hầu hết các báo cáo thẩm định được lập dựa trên cách sắp xếp, cách sử dụng chi tiêu của từng cán bộ thẩm định. Trên đây là một số ưu điểm và tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD I – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong thời gian tới, để hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án nói chung và công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng, SGD I cần tiến hành một số cải cách cụ thể trong nội dung, phương pháp phân tích. Dưới đây, Em xin phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD I. Phần III Một số giải pháp đóng góp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại SGD I- NHĐT&PT VN. I.Một số nguyên nhân chủ yếu Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, chưa có phòng thẩm định riêng. Mặc dù quá trình thẩm định được tiến hành thông qua sự kết hợp giữa nhiều phòng chức năng. Song từ trươc tới nay, công tác thẩm định chủ yếu được giao cho cán bộ phòng tín dụng xem xét và thực hiện, chính điều này đã làm cho công tác thẩm định chưa có hiệ quả do : Cán bộ phòng tín dụng không được đào tạo chính thức cho công tác thẩm định dự án, chưa có nghiệp vụ và chuyên môn trong lĩnh vực này. Sự phối hợp giữa các phòng đôi khi gây trùng lặp, không hiệu quả. Chủ quan của cán bộ thẩm định. Thứ hai, Nội dung thẩm định sơ sài. Đặc thù của Ngân hàng khi thẩm định dự án tập trung chủ yếu vào khả năng, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ của dự án nên các chỉ tiêu đánh giá toàn bộ dự án ít được sử dụng. Phương pháp thẩm định chưa được chuẩn hoá. Thứ ba, Thông tin số liệulàm căn cứ tính toán chưa được đầy đủ, chính xác, thường phân tán và kém hiệu quả. Hệ thống lưu trữ thông tin kết hợp thẩm định chưa được hoàn thiện. Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định ít được tiếp súc với các kênh thông tin chuẩn, hệ số lưu trữ số liệu của SGD I chưa hiện đại. Hồ sơ dự án và kết quả thẩm định không được lưu trữ. Sự phối hợp trao đổi thông tin, tư vấn cảu SGD I đối với các đơn vị khác trong ngành hầu như không có. Thứ tư, Chưa có phần mềm thẩm định. Xu hướng ngày nay yêu cầu việc thẩm định được chuẩn hoá thông qua việc áp dụng hệ thống phần mềm trong phân tích chuyên ngành, trong quản lý và dự báo. SGD I trong tương lai cần ứng dụng hơn nữa khoa học vào công tác thẩm định. Thứ năm, Chưa quan tâm đến vòng đời của dự án và vòng đời sản phẩm 2.Nguyên nhân khách quan Thứ nhất,Nhiều báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh chưa được kiểm toán, thanh tra. Các báo cáo chủ đầu tư trình SGD I thông thường do chủ đầu tư tự thiết lập. Thứ hai, Hệ thống quy phạm pháp luật liên quan chưa cụ thể, thống nhất các mức quy định của Nhà nước về khấu hao, kiểm toán kế toán chưa hoàn thiện, một số lĩnh vức không có tiêu chuẩn đánh giá xem xét. Các chỉ tiêu thống kê không thống nhất… Thứ ba, Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam chưa thức sự hoàn thiện, thị trường chứng khoán hầu như chưa phát triển dẫn tới việc xác định mức lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính. Thứ tư, Phân cấp quyết định, quản lý dự án của Nhà nước chưa rõ ràng, SGD I nhiều khi không xác định được chính xác thẩm quyền quyết định các dự án. Quản lý dự án đôi khi chồng chéo giữa các địa phương và các bộ ngành liên quan… II.Một số giải pháp đóng góp kiến nghị. Trên cơ sở phân tích lý luận và quan sát thực tế công tác thẩm định tín dụng tại SGD I – NHĐT& PT VN , nhận định được nguyên nhân và tồn đọng chủ yếu trong quá trình thẩm định, với tư cách là một nhà tư vấn đầu tư, Em xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hơn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I. 1. Về phía Sở Giao Dịch. Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định 1.1.1 Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định khả năng tài chính chủ đầu tư. Tập trung phân tích khái quáttình hình tài chính chủ đầu tư thông qua xem xét các chỉ tiêu tài chính cụ thể. Phân tích nguồn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh dựa vàop các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của doanh nghiệp… Phân tích dòng vốn luân chuyển và dự trữ ( tổng hợp tài sản cố định, dự trữ tài sản lưu động …). Phân tích khả năng thanh toán, tụ chủ của doanh nghiệp. Phương pháp tiếp cận cần chú ý tập trung vào các chỉ tiêu chính, song không được bỏ qua các chỉ tiêu khác có liên quan. Các dự báo phải được rút ra từ việc phân tích, so sánh các thời kỳ khác nhau cũng như so sánh với các chỉ tiêu chung, tiêu chuẩn toàn ngành. Trong các chỉ tiêu đánh giá cần chú ý một số chỉ tiieu như khả năng sinh lời tài chính, hệ số tài trợ năng lực đi vay, khả năng sản xuất kinh doanh , khả năng thanh toán ngắn hạn. Chú ý tới tỷ suất sinh lời vốn đầu tưcủa doanh nghiệp phải đảm bảo cao hơn lãi vay Ngân hàng. Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp Năng lực đi vay = ắắắắắắắắắắắắắắắắắ Vốn thường xuyên Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng kêu gọi chi trả cao của doanh nghiệp, có khả năng tự chủ về tài chính cao thường có năng lực vay lớn, tỷ suất này cần được xem xét kỹ nhằm đánh giá tình hình vat trả của chủ đầu tư. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định các chỉ tiêu phản ánh tài chính dự án. Hầu hết các dự án được thẩm định tại SGD I, về mặt tài chính chủ yếu được xem xét các chỉ tiêu sinh lời của dự án. Song thực chất các chỉ tiêu này được đề cập ở mức độ chưa sâu và còn nặng về hình thức. Về mức sinh lời thì chỉ có chỉ tiêu lợi nhuận ròng hàng năm được xem xét, tuy nhiên nó lại được tính toán trên dòng tiền thu chi theo đơn giá cố định ở trạng thái tĩnh. Khả năng hoàn trả vốn hầu như chỉ xem xét đến khả năng hoàn trả vốn vay mà ít quan tâm đến chỉ tiêu hoàn trả vốn đầu tư. Do vậycó thể nói hiệu quả hoạt động đầu tư bị xem nhẹ, công tác thẩm định dự án trở nên không khách quan. Độ an toàn của dự án rất hiếm khi được xem xét, nhìn chung Ngân hàng chỉ xem xét tới độ an toàn vốn vay thông qua đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố hay uy tín của khách hàng. Trên Thế Giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển hiện nay các chỉ tiêu chủ yếu dùng trong thẩm định dự án bao gồm: Chỉ tiêu thu hồi vốn đầu tư có tính đến biến đổi giá trị theo thời gian. Tỷ số lợi ích trên chi phí : B/C Giá trị hiện tại ròng ( thuần ) NPV Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu sử dụng dòng tiền có triết khấu NPV và IRR đang được sử dụng rộng rãi nhất. Chúng ta có thể nhận thấy đây là các phương pháp phân tích định lượng và hiệu quả nhất vì nó đặt sự vận động của dự án vàom sự vận động theo thời gian của dòng tiền, trên cơ sở xem xét khả năng thực tế của dự án để tính toán thông qua các chỉ tiêu phân tích chi phí và thu nhập hàng năm. Về cơ bản, việc áp dụng các phương pháp mới vào trong phân tích tài chính dự án đều dựa trên mục tiêu xác định một cách đúng đắn dòng thu chi của dự án thông qua việc tính toán các chỉ tiêu có xem xét tới giá trị thời gian của tiền. Xem xét giá trị thời gian của sẽ giúp SGD có những kết luận chính xác hơn về dự án. Trong quá trình thẩm địnhcác cán bộtd của SGD I cần áp dụng một tỷ lệ triết khấu thích hợp, một dự án đầu tư có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, nhiều thời điểm khác nhau với mức lãi suất khác nhau. Do đó, việc áp dụng một tỷ suất chiết khấu hợp lý sẽ đánh giá được tổng chi phí cơ hội của tất cả nguồn vốn. Việc xác định tỷ suất chiết khấu cần đảm bảo: bù đắp được rủi ro, phản ánh được chi phí sử dụng vốn, phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một nội dung nữa cần được quan tâm trong đánh giá tài chính dự án tại SGD I là cần hoàn thiện nội dung tính toán vòng đời của dự án, vòng đời công nghệ, và các tiêu chí phản ánh cung cầu thị trường. Vòng đời dự án là tiêu chí quan trọng, nó cho biết thời gian dự án tồn tại từ khi hoàn thiện công tác đầu tư, vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý dự án. Trong việc xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm dự án cần tến hành xem xét trong trạng thái động tức là phân tích dựa trên các giả thiết biến động thị trường, cạnh tranh ( đặc biệt trong thời gian tới khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ ) Trong quá trình thẩm định SGD I cần trang bị tốt hơn nữa các hệ thống thông tin dùng cho phân tích biến động. Cụ thể là cần áp dụng công nghệ tin học vào phân tích độ nhậy của dự án. Sở dĩ phải áp dụng như vậy là vì thời gian dành cho thẩm định tại SGD I là rất ngắn, việc tổng hợp phân tích, đánh giá rủi ro là quan trọng và phải được tiến hành với phương pháp hiệu quả nhất, nhanh nhậy và chính xác nhất. Giải pháp cho vấn đề này là các phần mềm chuyên dụng, là mạng thông tin Liên Ngân hàng và đa ngành… 1.3 Thành lập mạng thông tin phối hợp trong và ngoài ngành. 1.3.1 Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, để năng cao chất lượng thẩm định tài chính SGD I cần có nguồn thông tin nội bộ phong phú, chính xác và thường xuyên. Nhuông thông tin này được tổng hợp, lưu trữ từ các thông tin do khách hàng cung cấp, từ xác minh của cán bộ Sở cũng như trao đổi với các đối tượng khác. Tuy nhiên, nguồn do SGD I tự xác định, chuẩn hoá, lưu trữ là chủ yếu. Có thể có nhiều phương pháp khai thác, phân tích và xử lý và lưu trữ thông tin khác nhau mà SGD I đã xử dụng song có thể lưu ý thêm một số phương pháp sau: Thứ nhất, yêu cầu chủ đầu tư tiíen hành kiểm toán các báo cáo tài chính một cách đầy đủ trước khi giao cho cán bộ thẩm định SGDI xem xét. Thứ hai, yêu cầu chủ đầu tư có phân tích cụ thể hơn nữa về các thông tin có trong báo cáo tài chính, để làm cơ sở kiểm tra đối chứng và lưu trữ. Các thông tin đó có thể là dự kiến về sản xuất kinh doanh, cung cấp sản phẩm… Thứ ba, thiết lập mạng thông tin liên lạc thường xuyên về tình hình vay nợ, thanh toán và kinh doanh của khách hàng đối với SGD I, tránh việc khách hàng thế chấp một tài sản để vay vốn ở nhiều Ngân hàng khác nhau. Nguồn thông tin sau khi thu thập cần được xử lý một cách chính xác trước khi lưu trữ. Hệ thống thông tin nội bộ SGD I cần được bảo mật, song cũng phải được cập nhật cho cán bộ Sở và trao đổi với các kênh thông tin dữ liệu khác, đó chính là cơ sở thiết lập hệ thống thông tin phối hợp liên ngành. 1.3.2 Chú trọng xây dựng mạng thông tin đa ngành an toàn, ổn định và chính xác. Ngoài các thông tin có từ nội bộ SGD I do chủ đầu tư cung cấp có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác, có thể là từ các Ngân hàng khác, các cơ quan hữu quan, các chuyên gia chuyên ngành thông tin sách báo và các văn bản có liên quan. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( TPR ), thu thập tư liệu đối chiếu với nguồn số liệu đã có… 1.4 Thành lập phòng thẩm định hoặc tổ chức thẩm định chuyên trách. Với quy mô và hoạt động như hiện nay, SGD I nên thành lập phòng thẩm định hoạt động như một phòng chức năng độc lập là cần thiết, đó sẽ là cơ sở giải quyết những khó khăn trong việc kết hợp thẩm định giữa hai phòng Tín dụng và Nguồn vốn như hiện nay. Khi được thành lập phòng thẩm định sẽ có điều kiện đi sâu thẩm định chi tiết dự án nói chung và thẩm định tài vhính dự án nói riêng. Thức tế SGD I trung bình một tháng có 3 – 5 dự án cần thẩm định nên việc bố trí cán bộ chuyên trách thẩm định sẽ giúp công tác thẩm định chính xác và hiệu quả hơn. Thông qua sơ đồ chức năng phòng thẩm định ta nhận thấy: Chức năng phòng thẩm định bao gồm toàn bộ việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, thẩm định các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tài chính. Phòng thẩm định kết hợp với phòng Tín dụng quản lý dự án sau khi đưa vào sử dụng, tiến hành thu thập thông tin, dự báo rủi ro của dự án, thành lập nguồn thông tin và suất đầu tư về từng ngành và lĩnh vức riêng. Sơ đồ chức năng phòng thẩm định Ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam Giám đốc sở giao dịch Phòng nguồn vốn Hội đồng tín dụng Phòng kế toán Phòng tín dụng Phòng thẩm định Phòng q/l khách hàng Phòng chức năng Chủ quản đầu tư Phòng kiểm soát Để đảm bảo duy trì có hiệ quả trong điều kiện nguồn nhâ lực, cơ cấu phòng thẩm định có thể bao gồm: 01 Trưởng phòng, có trách nhiệm quản lý chung hoạt động của phòng, nhận hồ sơ dự án cần thẩm định phân bổ cho các cán bộ thẩm định chuyên môn, tổng hợp ra quyết định và trình Lãnh đạo kết quả thẩm định. 01 Phó phòng, có kiến thức chuyên môn riêng về kỹ thuật- tài chính, trợ giúp Trưởng phòng giám sát hoạt độnh của các Nhân viên trong phòng. Các nhân viên có chức năng thẩm định . Việc tiến hành thành lập phòng thẩm định riêng giúp SGD I có đủ điều kiện thẩm định kỹ các chỉ tiêu tài chính ( sử dụng các chỉ tiêu phân tích có xem xét tới giá trị thời gian của tiền ). Từ đó đưa ra các quyết định chính xác hơn về hiệu quả tài chính dự án 1.5 Tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định chuyên trách tài chính. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án. Thẩm định dự án là công việc mang nặng tính chủ quan, quyết định của cán bộ thẩm định là cơ sở ra quyết định tín dụng của SGD I, cho nên đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định là hết sức cần thiết, nó giúp cho cán bộ thẩm định vững vàng, tụ chủ sáng suốt trong quá trình ra quyết định. Ngoài việc đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho cán bộ thẩm định. Dã có không ít trường hợp cán bộ thẩm định cố tình làm sai tiếp tay cho kẻ xấu lợ dụng moi tiền Ngân hàng. Các kết luận tài chính dự án có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tín dụng của SGD I, trong khi kết quả đó phụ thuộc vào năng lực Nhà thẩm định. Hiện nay tại SGD I, các dự án thường thiếu nhân lực có trình độ tham gia thẩm định. Trong một số trường hợp khách hàng đề nghị SGD I tham gia tư vấn dự án, SGD I hoàn toàn không đáp ứng được. Như vậy thành lập phòng thẩm định riêng, đào tạo chuyên môn, giáo dục đạo đức cho cán bộ thẩm định tại SGD I là hết sức cần thiết nhằm đưa công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD I ngày càng hoàn thiện hơn. 1.6 Thiết kế mẫu lập dự án đầu tư hoặc phương án vay trả nợ thống nhất cho tất cả các chủ đầu tư. Thời gian thẩm định đúng hạn là một yếu tố làm hài lòng khách hàng, nhưng việc thẩm định có đúng hẹn hay không lại phụ thuộc vàp hồ sơ chỉnh duyệt của chủ đầu tư có rõ ràng, đầy đủ và khoa học hay không ? Vì vậy, SGD I nên dựa vào các quy chế hướng dẫn của Nhà nước thiết kế cụ thể, chi tiết mẫu lập dự án đầu tư hoặc phương án vay trả nợ chung cho tất cả các chủ đầu tư. 1.7 Tham khảo thêm ý kiến tham gia của các ngành chuyên sâu, lĩnh vực có liên quan. Phương án vay, trả nợ là một bộ phận của dự án đầu tư. Việc vay vốn và trả nợ vốn vay phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng vốn đó để làm gì. Nghĩa là phụ thuộc vào việc sử dụng vốn đó để sử dụng nua tài sản cố định, vật tư thiết bị, hàng hoá…gì ? và khả năng khai thác những tài sản cố định, vật tư, thiết bị hàng hoá đó để thu hồi vốn và lợi nhuận ra sao ? Nên việc thẩm định phương án vay và việc trả nợ không thể tách rời, việc thẩm định dự án trên phương diện kỹ thuật và tài chính. Do vậy để đảm bảo an toàn đồng vốn, SGD I nên dựa vào các quy chế hướng dẫn của Nhà nước, lấy ý kiến tham gia của các ngành chuyên sâu có liên quan để tham khảo, xem xét đánh giá mức độ hợp lý, đầy đủ tin cậy của các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án hoặc phương án vay vốn. 2.Về phía Nhà nước 2.1 Cải thiện môi trường pháp lý Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng hệ thống pháp ký ở Việt Nam nhìn chung vẫn chưa được hoàn thiện. Vấn đề tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của các Ngân hàng và các doanh nghiệp trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hệ thống Ngân hàng nói chung cà quy chế thẩm định dự án nói riêng là yêu cầu cấp bách, đúng đắn của Ngân hàng. Ngoài ra cần tiến hành hoàn thiện, bổ sung các điều lệ quy định về mức thuế, lãi suất, công nghệ,thuế… Cần tiến hành sửa đổi pháp lệnh hợp đồng kinh tế, điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng Ngân hàng và các ván đề phát sinh chưa giải quyết được do chưa có quy định cụ thể. Tiến hành hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán đối với tất cả các đơn vị trong mọi thành phần kinh tế từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định. Kiến nghị Nhà nước banhành chỉ tiêu thống kê thống nhât, chĩnhác xà phù hợp. Thường xuyên tiến hành các hoạt động kinh doanh của các thnàh phần kinh tế, quy định rõ ràng lĩnh vực hoạt động trong đăng ký kinh doanh, tránh tình trạng mập mờ trong phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp. 2.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán, kiển toán Hệ thống kế toán, kiểm toán tại Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải tiến lớn trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn lạc hậu. Trong thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng yêu cầu tính chính xác và tổng hợp của các số liệu là đặc biệt quan trọng, là mấu chốt của những tính toán và chuẩn hoá các chỉ tiêu khác. Sở dĩ công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD I có những hạn chế một phần bởi sự yếu kém này. Việc ban hành hệ thống kế toán mới, được áp dụng thống nhất trên toàn quốc tù ngày 01-07 –1995 cho mọi thành phần kinh tế là hợp lý, khắc phục được một số tồn tại của chế độ kế toán cũ về phân chia, tính toán các chỉ tiêu tài chính… Tuy nhiên việc áp dụng vẫn chưa được phổ biến, nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng chế độ kế toán cũ hoặc có cập nhật nhưng không đầy đủ, sử dụng đan xen lẫn lộn các tiêu chí. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp cố tình hoặc không có khả năng tham gia cập nhật nhưng cũng có thể do chủ quan các kế toán viên không có trình độ hoặc do đơn vị cố tình sử dụng nhằm đảm bảo lợi ích cá nhân. Thực hiện áp dụng chế độ kế toán kiểm toán mới bắt buộc đói với tất cả đơn vị kinh tế của mọi thành phần kinh tế giúp cán bộ thẩm định có cơ sở căn cứ xem xét phân tích. Bên cạnh đó, các cơ quan kiểm toán Nhà nước và các liên doanh, công ty liểm toán nước ngoài cần đẩy mạnh hoạt độnh tới các tỉnh địa phương trên toàn quốc tránh tình trạng chỉ hoạt động tại các thành phố lớn như hiện nay.Việc phát triển các công ty kiểm toán không những có lợi cho các Ngân hàng mà còn có lợi cho chủ đầu tư tham gia tín dụng vì các công ty này có thể tham gia tư vấn về nhiều vấn đề tài chính cho các doanh nghiệp như: chế dộ thuế, đóng góp Ngân sách, quản lý thu chi… Các thông tin về các donh nghiệp do công ty kiểm toán cung cấp được xem như bằng chứng cho kết quả hoạt động lành mạnh, hiệu quả của mình. Do vậy, bên cạnh thực hiện chế độ kế toán mới bắt buộc đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cần có những công ty kiểm toán đủ năng lực và tiêu chuẩn hoạt động. Khi đó, các ngân hàng sẽ không phải lo lắng về tính trung thực của các số liệu tài chính mà chủ đâu tư cung cấp, từ đó có những đánh giá đúng khả năng tài chính chủ đầu tưvà tài chính dự án nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác trong hoạt động tín dụng. 2.3 Bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàngkhi cho doanh nghiệp Nhà nước vay vốn. Để khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vay vốn tăng sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Nhà nước đã mạnh dạn cho phép các doanh nghiệp nhà nước vay vốn không cần thế chấp, không căn cứ vào tỷ lệ vốn có cũng như tình hình tài chính doanh nghiệp mà chỉ thông qua việc xem xét dự án đầu tư ( xin tài trợ vốn )… ưu điểm có thể thấy rõ, nhưng chính sách này đặt lên vai Ngân hàng rủi ro lớn, đặc biệt khi mà các doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn ngày càng không có hiệu quả. Hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam trước đây hầu hết dử dụng hình thức chi vay thế chấp, trong xu hướng hội nhập phát triển nền kinh tế, hình thức cho vay tín chấp ngày càng phổ biến. Tuy nhiên gắn với nó là rủi ro tương đối cao, yêu cầu các Ngân hàng phải có chính sách và nhận diện rủi ro trong quá trình cho vay, như thế cần hiểu rõ bản chất của cho vay tín chấp và những yêu cầu của công tác cho vay này. Về phía Nhà nước cần có một số biện pháp đảm bảo giải quyết khó khăn và giảm rủi ro cho các Ngân hàng thông qua việc: Thứ nhất, cần tập trung cho cấp phát vốn cho các doanh nghiẹp làm ăn có hiệu quả, giải thể, sát nhập các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Đối với các doanh nghiệp không giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế nên rà soát đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá nhằm tăng cường cơ sở vật chất, giảm bớt gánh nặng cho Ngân hàng. Thứ hai, đối với các doanh nghiệp Nhà nước có nhu cầu vay vốn Ngân hàng thì việc thẩm định và xét duyệt các dự án sản suất kinh doanh phải được coi trọng hàng đầu. Do vậy, các cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư phải là người chịu trách nhiệm trong việc xem xét tính khả thi của dự án cũng như khả năng trả nợ của chủ đầu tư. Thứ ba, Nhà nước cần quy địnhkhi doanh nghiệp Nhà nước vay vốn lâm vào tình trạng phá sản thì vón Ngân hàng được ưu tiên trả trước như là nợ có bảo đảm. Như vậy vốn của Ngân hàng được an toàn, giảm thiểu những rủi ro khi cho vay với các đối tượng theo kế hoạch Nhà nước. 2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin ứng dụng Sự hình thành và phát triển của trung tâm phòng ngừa rủi ro TPR của Ngân hàng Nhà nước góp phần không nhỏ vào thành công của các Ngân hàng đặc biệt trong phòng ngừa rủi ro. Với trung tâm TPR bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ, nhưng để trở thành kênh cung cấp thông tin an toàn cho các Ngân hàng trong quá trình thẩm định tín dụng, trung tâm thông tin tín dụng CIC đã được thành lập trên cơ sở TPR có rất nhiều việc phải làm cả về quy chế lẫn tổ chức hoạt động. Để góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động của các Ngân hàng, hệ thống các trung tâm thông tin tín dụng và phòng chống rủi ro cần được bổ sung hoàn thiện về nguồn số liệu, tổ chức hoạt động với sự giúp đỡ của Nhà nước. Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hơn công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I – NHĐT& PT VN. Kết luận Thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là một vấn để trọng yếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.Thẩm định giúp cho việc đầu tư được đúng hướng và đêm lại hiệu quả cao cho bản thân Ngân hàng và cho xã hội. Hiểu rõ được điều đó, tác giả đã đi sâu vào đánh giá đồng thời đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đàu tư tại SGD I – NHĐT&PT VN. Đề tài đã có một số đóng góp nhất định về mặt lý kuận cũng như thực tiễn: Một là, trình bày và làm rõ được sự quan trọng và vai trò to lớn của công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong hệ thống Ngân hàng. Hai là, đưa ra, phân tích và đánh giá được thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I – NHĐT&PT VN. Ba là, nêu ra được một số hạn ché đồng thời đưa ra được những giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Thẩm định tài chính dự ánđầu tư là một vấn đề rất rộng, phức tạp và có nhiều mối quan hệ đan xen lẫn nhau. Với thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế bài viết chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của Thầy, Cô, cán bộ SGD I và bạn bè, Một lần nữa, Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Ngô Thị Hoài Lam, cùng toàn thể cán bộ SGD I đã nhiệt tình giúp đỡ Em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành chuyên đề này. Hà nội, ngày 10 tháng 4 năm 2002 Sinh viên Phạm Anh Trung Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Giáo trình phân tích dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Báo cáo thường niên SGD I - NHĐT & PTVN 5. Báo cáo 10 năm hoạt động của SGD I - NHĐT & PTVN Mục lục Trang Mở đầu 1 Phần I - nội dung và vai trò của thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 3 I. Đầu tư và vai trò của dự án đầu tư 3 1. Đầu tư 3 2. Dự án đầu tư và phân loại dự án đầu tư 3 2.1. Khái niệm dự án đầu tư 3 2.2. Nội dung và phân loại dự án đầu tư 4 2.3. Chu trình của dự án đầu tư 5 II. Nội dung thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong ngân hàng 7 1. Khái niệm và sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư 7 2. ý nghĩa của công tác thẩm định 7 3. Mục tiêu của công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư 8 4. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư 8 5. Nội dung và phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư trong ngân hàng 10 5.1. Cơ sở của công tác thẩm định dự án đầu tư 10 5.2. Nội dung của công tác thẩm định hiệu quả tài chính đầu tư tại ngân hàng. 12 5.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thẩm định 23 5.4. Yêu cầu đối với công tác thẩm định 24 Phần II - thực trạng công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại sở giao dịch I - ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 26 I. Vài nét về SGD I - BIDV 26 1. Quá trình hình thành và phát triển 26 1.1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 26 1.2. Sở giao dịch 27 II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I 31 1. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay SGD 31 1.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 31 1.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I - NHĐT & PTVN 33 III. Một số ví dụ cụ thể về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I 38 A. Thẩm định tài chính dự án đầu tư thiết bị, công nghệ và đảo chuyển địa điểm sản xuất của Công ty dệt kim đông xuân 38 1. Khái quát về dự án 38 2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I 39 B. Thẩm định tài chính dự án đầu tư nhà máy kính công suất nổi 300 tấn/ngày 45 1. Khái quát về dự án 45 2. Khái quát thẩm định tài chính dự án 47 3. Kết luận dự án 52 III. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại SGD I - NHĐT & PTVN 52 1. Những thành tựu đạt được 52 2. Những hạn chế còn tồn đọng 54 Phần III - một số giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại SGD I - NHĐT & PTVN 58 I. Một số nguyên nhân chủ yếu 58 1. Nguyên nhân chủ quan 58 2. Nguyên nhân khách quan 58 II. Một số giải pháp đóng góp kiến nghị 59 1. Về phía Sở giao dịch 59 2. Về phía Nhà nước 65 Kết luận 68 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Giáo trình phân tích dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 4. Báo cáo thường niên SGD I - NHĐT & PTVN 5. Báo cáo 10 năm hoạt động của SGD I - NHĐT & PTVN 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33510.doc
Tài liệu liên quan