Chuyên đề Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất tại xí nghiệp may 2A công ty may Chiến Thắng

Theo xu hướng phát triển của các doanh nghiệp, ngày nay vấn đề kết hợp có hiệu quả giữa quá trình sản xuất và quá trình lao động đóng một vai trò quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp cho chúng ta nhiều cách thức để giải quyết mối quan hệ giữa hai quá trình này. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một trong những cách thức giải quyết đó. Do đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng, việc làm thế nào để tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt nhất nhằm nâng cao năng suất lao động, bảo vệ sức khoẻ và phát triển toàn diện con người là việc rất cần thiết. Qua thời gian thực tập tại công ty may Chiến Thắng em đã đi sâu tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất tại xí nghiệp may 2A. Em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc tại xí nghiệp. Em hy vọng chuyên đề này sẽ phần nào giúp ích cho công ty và xí nghiệp may 2A.

doc57 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất tại xí nghiệp may 2A công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản của công ty. - Công tác an ninh trật tự công ty. - Công tác phòng chống cháy nổ. 3. Đặc điểm quy trình công nghệ Sơ đồ quy trình công nghệ may Sản xuất mẫu đối (sản xuất thử) Giao nhận nguyên phụ liệu (số lượng, chủng loại vật tư) cân đối nguyên phụ liệu Quy trình công nghệ và giải mẫu sơ đồ Cắt bán thành phẩm (cắt thô, cắt tinh) Phối mẫu May theo dây chuyền (may theo chi tiết và lắp ráp Thu hoá sản xuất Giặt, tẩy, là KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng Lỗi Lỗi * Nội dung các bước công việc trong quy trình công nghệ. Khi công ty nhận được đơn đặt hàng và nguyên liệu do bên đặt hàng cung cấp cùng với các tài liệu và thông số kỹ thuật, nhóm kỹ thuật công ty sẽ tiến hành sản xuất mẫu đối (sản xuất thử) sau đó sản phẩm chế thử sẽ được gửi cho bộ phận duyệt mẫu gồm các chuyên gia và bên đặt hàng kiểm tra và đóng góp ý kiến về sản phẩm làm thử. Sau khi sản phẩm làm thử được duyệt sẽ đưa đến phân xưởng để làm mẫu cứng, các nhân viên của phòng kỹ thuật sẽ giác mẫu sơ đồ trên máy, sao cho lượng nguyên liệu bỏ đi là nhỏ nhất, giác trên sơ đồ pha cắt vải giác mẫu và khớp mẫu rồi đưa đến tổ cắt, tổ cắt sẽ nhận nguyên liệu từ quản đốc phân xưởng, cắt theo mẫu gốc và đưa đến từng tổ may. Tổ may cũng được chuyên môn hoá bằng cách mỗi người may một bộ phận của sản phẩm: may tay, may thân, may cổ, vào chun, vào khoá. Trong quy trình cắt may, mỗi tổ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thợ thu hoá làm nhiệm vụ thu thành phẩm cuối dây chuyền sản xuất và chuyển sang cho tổ giặt, tẩy, là. Tổ là thực hiện giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ, sau đó sản phẩm sẽ được đưa đến bộ phận KCS của phân xưởn để kiểm tra và đóng gói sản phẩm theo đơn đặt hàng, chuyển về nhập kho rồi chuyển đến người nhận hàng theo đơn đặt hàng đã ký. 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty may Chiến Thắng Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại quần áo, găng tay, mũ vải, các sản phẩm da Trong những năm qua công ty đã nỗ lực phấn đấu phát triển sản xuất kinh doanh và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tổng công ty và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là 5.000.000 sản phẩm may mặc (quy đổi theo sơ mi) bao gồm các chủng loại Jacket, áo váy nữ, quần đồng phục cho các cơ quan, cơ sở sản xuất, trường học và 2.000.000 sản phẩm may da, gồm găng tay da mùa đông và găng tay gol. Cho đến nay tổng sản lượng và doanh số của công ty ngày một tăng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Điều đó được biểu hiện ở bảng sau: Biểu số 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2000 Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Thực hiện 2003 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 58,107 68,8 80,034 152 2 Nộp NSNN Tỷ đồng 0,57 0,6 0,607 0,68 3 Lợi nhuận Tỷ đồng 1,301 1,3 1 1,1 4 Tiền lương bình quân TĐ/người 0,81 0,86 0,925 1,087 5 Số lao động Người 2467 2747 2864 3025 6 Năng suất lao động bình quân TĐ/người 23,55 25,04 27,94 50,24 7 Tốc độ tăng NSLĐ với năm trước % - 6,33 11,58 79,84 8 Tốc độ tăng tiền lương bình quân so với năm trước % - 6,17 7,56 17,52 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng đã tăng dần qua các năm. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận năm 2002 giảm so với năm 2001 (1 tỷ so với 1,3 tỷ). Đặc biệt các chỉ tiêu năm 2003 tăng nhiều so với năm 2002 thể hiện công ty đang làm ăn phát đạt. - Tốc độ tăng NSLĐ lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân, kết quả này đảm bảo cho công ty ổn định sản xuất và từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Số lượng lao động làm việc đều tăng qua các năm như vậy công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động xã hội. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự lãnh đạo và định hướng đúng đắn của Ban giám đốc công ty, sự đoàn kết nhất trí và quyết tâm cao của tập thể cán bộ đảng viên, cán bộ công nhân viên của công ty đã đưa công ty vượt ra khỏi khó khăn và đứng vững trên thị trường may mặc. 5. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty Do đặc thù của ngành dệt - may nên lượng lao động luôn thay đổi qua các năm thể hiện ở biểu sau: Biểu 2: Tình hình biến động công nhân sản xuất của Công ty Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tổng số lao động Cắt May Thuê Thảm len Lao động quản lý 2747 72 2365 30 170 110 2864 70 2448 30 167 149 3025 73 2611 32 165 144 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động, công ty may Chiến Thắng) Qua biểu trên ta thấy rằng lượng lao động qua các năm liên tục tăng. Đặc biệt lượng lao động may - lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đều tăng nhiều qua các năm chứng tỏ công ty đang có một cơ cấu lao động tương đối hợp lý. Tuy nhiên số lượng lao động quản lý lại tăng nhiều so với năm 2001, điều này có thể được giải thích bằng khối lượng nhiệm vụ tăng dần qua các năm hoặc do công ty mở rộng quy mô sản xuất và có các cơ sở phân tán ở nhiều nơi như Thái Nguyên, cơ sở ở Nguyễn Lương Bằng, may Bắc Kạn. Biểu 3. Cơ cấu lao động theo các tiêu thức. 2000 2001 2002 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 2467 100 2981 100 2864 100 1. Theo giới tính - LĐ nữ 2084 84 2352 79 2414 85 - LĐ nam 383 16 629 21 450 15 2. Theo trình đô, Chuyên môn - LĐ có trình độ trên ĐH 0 0 0 0 0 0 - LĐ có trình độ ĐH, CĐ 87 3,5 89 2,9 95 3,3 - LĐ có trình độ trung học 202 8,2 205 6,9 210 7,3 - LĐ phổ thông 2187 88,3 2687 90,2 2559 89,4 3. Theo chức năng - LĐ sản xuất chính 2230 90,4 2699 90,5 2586 90,3 - LĐ phục vụ 113 4,6 131 4,4 129 4,5 - LĐ quản lý 124 5 151 5,1 149 5,2 (Nguồn: Phòng tổ chức CB - Lao động tiền lương công ty may Chiến Thắng) Ta thấy rằng chất lượng lao động qua các năm có xu hướng tăng lên từ 1467 người năm 2000 lên 2864 người năm 2002, đây là một biểu hiện tốt thể hiện sự lớn mạnh của công ty. Mặc dù số lượng lao động trong công ty tăng về mặt số lượng nhưng về mặt chất lượng không tăng đáng kể cụ thể: - Năm 2000 lao động có trình độ đại học chiếm 3,5%, năm 2001 chiếm 2,9%, năm 2002 chiếm 3,3%. Như vậy tỷ lệ lao động có trình độ cao không những không được nâng lên mà ngày càng giảm đi và biến động không đều, lao động phổ thông cũng có xu hướng tăng qua các năm, tỷ lệ lao đông phổ thông năm 2000 là 88,3%, năm 2001 là 90,2%, năm 2002 là 89,4%. - Do đặc thù của ngành dệt may nên lượng lao động nữ chiếm phần lớn, trung bình chiếm 82 - 83%. Lao động nam giới chủ yếu làm công việc thợ là, thợ cắt, thợ đóng hòm, thợ thùa khuy đính cúc, thợ vận chuyển hàng hoá, nguyên phụ liệu. - Lao động sản xuất chính của công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng 90% tổng số lao động. Lao động phục vụ chiếm tỷ lệ nhỏ 4,5%. Đặc biệt lao động quản lý ngày càng thu nhỏ chiếm khoảng 5%, đây là biểu hiện của việc sắp xếp và tinh giảm bộ máy quản lý sao cho nhỏ gọn nhất mà hiệu quả nhất. Mục tiêu của công ty là làm sao lượng cán bộ quản lý gọn nhẹ nhất mà vẫn quản lý được lao động, điều hành sản xuất một cách có hiệu quả, tăng dần lượng công nhân sản xuất chính, giảm dần công nhân phục vụ và lao động quản lý. 6. Khái quát về Xí nghiệp may 2A Xí nghiệp may 2A là một trong số 9 đơn vị thành viên của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là may các sản phẩm áo Jacket, ngoài ra khi công ty có nhiều hàng quần, váy, áo sơ mi thì xí nghiệp cũng sẽ đảm nhiệm thêm nhiệm vụ. Tổng số lao động của xí nghiệp hiện nay là 217 người, trong đó có 22 nam còn lại là 195 lao động nữ. Lao động nữ chiếm 89,86 tương ứng với tỷ lệ của toàn công ty, lao động nam chủ yếu đứng là sản phẩm hoặc thợ sửa máy, nhân viên kho. Cơ cấu lao động của xí nghiệp cũng đơn giản: cơ cấu theo trình độ chuyên môn thì xí nghiệp có 8 lao động tốt nghiệp cao đẳng may và một lao động tốt nghiệp trung cấp may. Những lao động này chủ yếu làm tại tổ kỹ thuật và tổ giác mẫu của xí nghiệp, còn lại là lao động phổ thông. Xí nghiệp có một đội lao động trẻ, khả năng lao động tốt thể hiện 50% lao động ở độ tuổi 18 - 25, 35% lao động ở độ tuổi 25 - 40 còn lại 15% lao động ở độ tuổi 40-50. Để có thể sử dụng hiệu quả lực lượng lao động này công ty may Chiến Thắng cũng như xí nghiệp may 2A luôn có những biện pháp tổ chức và phục vụ nơi làm việc chu đáo đảm bảo cho quá trình sản xuất của công nhân được liên tục với NSLĐ cao nhất. II. Thực trạng công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất xí nghiệp 2A 1. Bố trí nơi làm việc a. Tổng quan về bố trí xí nghiệp may 2A Cơ sở một của công ty may Chiến Thắng tại số 22 Thành Công được bố trí theo hình chữ U, đi từ cổng công ty vào ta sẽ thấy 3 nhà tương ứng với ba cạnh của chữ U. Trước mặt là nhà A - khu tập trung bộ máy quản lý của công ty. Bên trái và bên phải là nhà C và B nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp may 2A nằm ở tầng 3 khu nhà C. Sơ đồ bố trí nhà xưởng Xí nghiệp may 2A Tổ may 4 Tổ may 3 Tổ may 2 Tổ may 1 Hệ thống tủ để đồ của công nhân Văn phòng Kho xí nghiệp Thang máy Công tơ điện WC Cầu thang Bình nước Cửa chính Cửa 1 Cửa 2 Khu nhà mới (Nguồn: Quan sát và vẽ có tham khảo ý kiến của Ban giám đốc xí nghiệp) Diện tích của xí nghiệp là 560 m2 chưa kể diện tích tổ cắt và tổ giác mẫu kỹ thuật được bố trí như sau: Dọc theo chiều dài của xí nghiệp được bố trí rất nhiều cửa kính tạo ra 2 mặt thoáng. Tuy nhiên hiện nay công ty đang xây khu nhà mới cạnh xí nghiệp vì thế xí nghiệp chỉ còn một mặt thoáng nhìn ra sân của công ty và nhìn sang nhà B. Ngay lối vào phía tay trái là khu nhà vệ sinh của xí nghiệp với diện tích khoảng 20m2 được ngăn thành hai nhà cho lao động nam và lao động nữ. Trước mặt sẽ là hệ thống các tủ ngăn để người lao động cất quần áo đồ dùng của mình trước khi đi đến nơi làm việc. Kế đến là kho của xí nghiệp với diện tích 86m2 được bố trí một mặt thoáng với nhiều cửa kính nhìn ra sân của công ty. Văn phòng của xí nghiệp với diện tích 8m2 và 3 mặt thoáng để ban giám đốc xí nghiệp dễ dàng quan sát các hoạt động của công nhân. Khu sản xuất với diện tích 308m2 được bố trí thành 4 tổ may và được ngăn với khu văn phòng, kho bởi bức tường kính (nhiều tấm kính ghép lại). Phần ở giữa khu sản xuất được mô tả bởi những nét đứt là nơi đặt các bàn thu hoá của các tổ và bố trí các máy móc được trang bị thêm. Cửa chính là lối đi vào khu sản xuất, cửa 1 và cửa 2 là cửa thoát hiểm. Tuy nhiên chỉ có cửa 2 được mở còn cửa 1 hầu như được khoá cẩn thận. Xí nghiệp được bố trí cầu thang máy để vận chuyển hàng hoá, máy móc. Thêm vào đó là các bình chữa cháy được đặt tại nhiều vị trí trong toàn xí nghiệp và gần lối đi lại trong xí nghiệp. Việc bố trí nhà xưởng như vậy có rất nhiều ưu điểm: Thứ nhất: Dãy tủ ngăn được bố trí dọc đường đi vào xí nghiệp tạo thuận lợi cho người lao động thay đồ bảo hộ lao động và cất giữ đồ dùng cá nhân của mình như mũ, túi, giầy dép trước khi vào làm việc. Cứ hai người lao động chung nhau 1 ngăn tủ có khoá đã bảo quản được tài sản của người lao động và khiến họ yên tâm làm việc. Hơn nữa, người lao động đến nơi làm việc với sự đồng bộ về cách ăn mặc tạo ra nét văn hoá cho toàn xí nghiệp đồng thời nó cũng góp phần tạo không khí làm việc khẩn trương và nghiêm túc. Thứ hai: văn phòng là nơi làm việc của giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp. Người lao động theo lối cửa 2 để đi vào khu sản xuất thì đều đi qua cửa phòng giám đốc. Sự bố trí này tạo điệu kiện để giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp kiểm sát giờ giấc làm việc của người lao động, đồng thời thông qua các tấm kính trong giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp có thể quan sát tình hình lao động sản xuất tại các tổ may mà không cần phải đến tận nơi khi không cần thiết. Thứ ba: Cách bố trí các tổ may như trên đảm bảo tính độc lập trong sản xuất của mối tổ. ở đây mỗi tổ là một chuyền may hoàn chỉnh, tạo ra sự gắn kết các thành viên của tổ với nhau và cổ vũ sự thi đua giữa các tổ trong quá trĩnh. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển chuyên môn hoá trong sản xuất là rất cần thiết để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Sự bố trí các yếu tố may như trên đảm bảo tính linh hoạt trong sản xuất khi cần sát nhập hai chuyền nhỏ thành một chuyền lớn để thực hiện chuyên môn hoá sâu trong sản xuất. Ví dụ: ta có thể sát nhập tổ may 1 với tổ may 3 và tổ may 2 với tổ may 4 khi xí nghiệp nhận các mã hàng có nhiều bước công việc và các tiểu tiết. Thứ tư: cửa 3 được bố trí để đi thông sang nhà A tạo điều kiện cho giám đốc, phó giám đốc hay thống kê của xí nghiệp có thể đến các phòng ban khi cần. Ngoài ra các vị lãnh đạo công ty, nhân viên các phòng ban có thể đến thăm xí nghiệp một cách dễ dàng. Đối với xí nghiệp may 2A thì cửa thoát hiểm số 2 còn là nơi tổ phó của các tổ may đi lấy bản thành phẩm từ tổ giác mẫu kỹ thuật và tổ cắt của xí nghiệp được bố trí ở tầng 2 khu nhà B. Tuy nhiên bên cạnh đó việc bố trí nhà xưởng như vậy vẫn còn một số điểm chưa hợp lý: Giữa văn phòng và kho xí nghiệp ngăn nhau bởi bức tường kiên cố vì vậy các hoạt động tại kho không nằm trong tầm kiểm soát dễ dàng của giám đốc và phó giám đốc xí nghiệp, do đó việc quan sát, phát hiện kịp thời sự cố xảy ra là rất khó. Hơn nữa, toàn bộ xí nghiệp chỉ có một khu vệ sinh đặt ở phía cầu thang lên xuống là không tiện lợi vì người lao động sẽ phải đi một quãng đường rất xa khi có nhu cầu. Việc này vừa gây lãng phí thời gian, vừa làm gián đoạn công việc. Việc bố trí tổ giác mẫu kỹ thuật và tổ cắt ở tầng 2 khu nhà B gây khó khăn cho quản lý xí nghiệp, đồng thời gây lãng phí thời gian và sức lao động của công nhân khi phải đi xa để lấy bán thành phẩm. Ngoài ra, vị trí của cửa chính chưa hợp lý vì việc bố trí này không tiết kiệm được đường đi của công nhân trong xí nghiệp b. Bố trí trong từng tổ sản xuất Mỗi tổ sản xuất được bố trí các máy móc cần thiết cho một chuyền may, đảm bảo mọi bước công việc đều có thể thực hiện ngay trong tổ mà không cần phải đi đến các nơi khác. Bốn tổ may đều được bố trí tương tự nhau vì vậy nhiệm vụ của xí nghiệp luôn được chia đều cho bốn tổ cùng làm bảo đảm được yêu cầu về thời gian thực hiện. Sơ đồ: Bố trí máy móc, thiết bị của một dây chuyền may A A E A E A A EE A E C A A A A A A A A H A A A A A C A A A G B D C A C A A C B F (Nguồn: văn phòng xí nghiệp may 2A) Trong đó: A: máy 1 kim B: máy 2 kim 5 chỉ C: máy 2 kim 2 chỉ D: máy vắt sổ E: bàn thợ phụ F: máy thùa khuyết G: máy đính bọ H: máy dập cúc. Mỗi tổ may của xí nghiệp là một dây chuyền may hoàn chỉnh với diện tích khoảng 38m2 được bố trí 36 chiếc máy các loại. Vì vậy mà các máy được bố trí sát vào nhau theo các hàng như sơ đồ trên. Khoảng cách từ tường đến máy là 30cm, khoảng cách giữa các hàng máy cũng chỉ đạt 30cm. Sự bố trí máy móc với mật độ dày đặc sẽ làm giảm khả năng khai thác công suất máy móc và gây lãng phí nhiều thời gian đi lại trong chuyền. Ngoài ra mỗi tổ còn được bố trí 3 chiếc bàn là cầu để là sản phẩm và bàn thu hoá sản phẩm ở giữa lối đi theo hướng cửa 2 trong khu sản xuất. Vì lối đi này có chiều rộng lớn nên vẫn đảm bảo lối đi lại của người lao động. Nhìn chung việc bố trí tại các tổ là tốt bởi tất cả các máy móc được bố trí theo dây truyền sản xuất và quy trình công nghệ đảm bảo được trình tự sản xuất. * Bố trí tại kho của xí nghiệp Với diện tích là 86m2 chủ yếu được bố trí như sau: 3 1 2 Toàn bộ khi chỉ có vài chiếc máy dự phòng của xưởng được xếp vào vị trí gọn gàng. Trong khi chỉ bố trí hệ thống bàn và tủ. 1. Bàn làm việc của thủ kho 2. Dãy bàn để nhân viên KCS của xí nghiệp kiểm tra sản phẩm, và gấp sản phẩm. 3. Ba chiếc tủ đứng để đựng phụ liệu (khoá, khuy, mex dính) Kho được trang bị rất nhiều giá treo hàng (40 chiếc giá treo) tạo thuận lợi cho việc kiểm tra dáng sản phẩm, phát hiện những bất hợp lý trên sản phẩm. Ngoài ra kho còn có một giàn treo sản phẩm được bố trí trên mặt trần cách mặt trần khoảng 40cm. Vì vậy, các sản phẩm đều được phân loại và treo lên giá để kiểm tra trước khi đóng gói. Toàn kho được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, 5 chiếc quạt trần, hệ thống bình cứu hoả, các đồ dùng phục vụ cho việc bao gói sản phẩm như: băng dích, dập ghim, hộp cat tông. Thủ kho còn được trang bị bàn làm việc có tủ lưu giữ tài liệu, sổ sách, bút để ghi phiếu xuất nhập nguyên phụ liệu, bán thành phẩm Như vậy sự bố trí và trang bị tại kho tương đối đầy đủ và hợp lý. Tại đây sản phẩm được kiểm tra kỹ, được bao gói và đóng hộp trước khi giao cho kho của công ty. * Bố trí tại tổ cắt của xí nghiệp Sơ đồ: Bố trí nơi làm việc cắt 2 1 Bàn cắt 1 Bàn cắt 2 Máy ép mex Trong đó: 1: bàn làm việc của thống kê xí nghiệp 2: Tủ để vải đầu tấm Với diện tích 124m2 tổ cắt chủ yếu được bố trí các bàn cắt vải. Cả hai bàn cắt đều được tạo thành từ 5 bàn cắt nhỏ có chiều dài 2,4m, chiều rộng 1,2m. Máy cắt cố định là một máy cắt vòng được đặt cố định dùng để cắt các chi tiết bé yêu cầu độ chính xác cao. Tại tổ cắt được trang bị công nghệ gồm: 4 chiếc máy cắt tay, 100 chiếc kẹp vải, 5 chiêc kẹp vải, 5 chiếc kéo cắt vải, hai máng cắt, suốt dải vải được gắn trên bàn cắt. Các trang bị tổ chức gồm có: bàn làm việc của thống kê, sổ sách, bút để ghi chép phiếu xuất, nhập nguyên liệu, bán thành phẩm, ghế ngồi cho thợ cắt, tủ đựng vải đầu tấm. Trang bị điều khiển: Máy ep mex và máy cắt vòng được gắn luôn bộ phận điều khiển vì vậy công nhân rất dễ điều khiển máy. Trang bị dùng chung có hệ thống đèn chiếu sáng, 5 chiếc quạt trần và giàn lạnh làm mát nơi làm việc. Trang bị an toàn bảo hộ lao động gồm có hệ thống phòng cháy chữa cháy, công nhân được trang bị găng tay sắt khi thực hiện công việc. Nhìn chung sự bố trí và trang bị tại tổ cắt là tương đối đầy đủ, đảm bảo công việc không bị gián đoạn vì lý do máy móc, chật trội Đường đi chính theo hướng cửa vào bàn làm việc của thống kê rộng 1,2m, các lối đi khác trong tổ rộng khoảng 40 đến 60cm, hai chiếc máy cố định đều được đặt cách tường 50cm, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra được dễ dàng, còn hai máy cắt tay có thể di chuyển trên bàn cắt dễ dàng đảm bảo cắt các chi tiết của sản phẩm nhanh và chính xác. * Bố trí tại tổ giác mẫu kỹ thuật của xí nghiệp 2 6 4 5 7 6 4 3 1 1 1 1 3 Với diện tích 63m2 thì toàn bộ máy móc, bàn làm việc được bố trí như sau: 1- Máy may 1 kim 2 - Bàn giác mẫu 3 - Tủ đựng dụng cụ của công nhân kỹ thuật 4 - Máy đục 5 - Máy khoan 6 - Bàn tạo cữ của thợ làm cữ 7 - Tủ đựng đồ của thợ làm cữ. Qua sơ đồ trên ta cũng thấy được sự bố trí phù hợp về máy móc và vị trí bàn làm việc, nơi để đồ cho nhân viên trong phòng. Việc bố trí này rất khoa học vì hai nhóm nhân viên kỹ thuật và nhân viên làm cữ sẽ không mất thời gian lục tìm đồ dụng, dụng cụ của mình. Khu vực máy và bàn (4,5,6,7,) là của thợ làm cữ, ta có thể nhìn thấy khu vực này được phân biệt với bên giác mẫu kỹ thuật bởi đường đi tạo điều kiện cho người lao động của hai nhóm trên làm việc tự chủ hơn. Nơi làm việc của thợ giác mẫu kỹ thuật được trang bị 4 máy may 1 kim, bàn giác mẫu, hai tủ đứng dùng để cất các dụng cụ đồ dùng, một bàn là hơi nước, thước dây, thước kẻ, phấn, bút, ghim kéo. Nơi làm việc của thợ làm cữ được trang bị: bàn làn cữ, máy khoan, máy đục, nhựa cứng, mêca, băng dính, keo, kéo, thước các loại, búa, giáy, tủ đựng đồ đây là nơi làm việc được trang bị nhiều nhất và đầy đủ nhất. c. Bố trí cục bộ tại từng nơi làm việc Trong ngành may, công nhân ngồi máy 1 kim, máy 2 kim, máy 2 kim 5 chỉ đều được bố trí nơi làm việc tương tự nhau. Ta có thể thấy được cách bố trí các nơi làm việc này như sau: 1 2 3 1: Vị trí người lao động ngồi 2: Vị trí bàn may 3: Thùng đựng sản phẩm Trước mắt nơi làm việc là máy may công nghiệp có thíêt kế chuẩn phù hợp với sinh lý và tầm vóc của người lao động. Thùng đựng sản phẩm được móc ngay vào máy vì vậy khi sản phẩm được may xong, người lao động chỉ cần đưa sản phẩm qua bàn may và bỏ vào thùng đựng. Bề rộng của máy may là 55cm tương ứng với độ dài của cánh tay. Trong quá trình thực hện nhiệm vụ người lao động thực hiện công việc của mình trong tư thế ngồi, ghế ngồi được thiết kế dài 1m vừa là chỗ ngồi của công nhân, vừa là chỗ để nguyên vật liệu, bán thành phẩm chuẩn bị cho quá trình làm việc. Nếu người lao động ở trong chuyền thì khi hết bán thành phẩm phải quay nghiêng người về phía sau để lấy và đặt lên ghế của mình sau đó mới tiếp tục may sản phẩm vì trong chuyền vị trí các nơi làm việc của công nhân được bố trí liền kề nhau. Như vậy bố trí cục bộ tại nơi làm việc trên còn một số điểm chưa hợp lý. Thứ nhất là diện tích nơi làm việc tương đối chật hẹp diện tích này vào khoảng 1,65m2 chưa đạt được tiêu chuẩn là 2,5m2 do ngành may quốc tế quy định cho từng nơi làm việc. Thứ hai: do thùng đựng sản phẩm có chiều cao 50-60cm so với mặt sàn nên khi lấy sản phẩm , bán sản phẩm người lao động không những phải xoay một góc lớn hơn 900 mà còn phải cúi xuống để lấy bán sản phẩm vì vậy đã gây ra lãng phí thời gian lao động - Nơi làm việc của thợ phụ Công việc của thợ phụ rất đơn giản, tuy nhiên những việc này là rất cần thiết để quá trình sản xuất của công nhân chính diễn ra liên tục. 3 1 2 Nơi làm việc này được bố trí: 1: Vị trí người lao động ngồi 2: Bàn làm việc 3: Bàn là hơi nước Công nhân phụ cũng làm việc trong tư thế ngồi, đây là tư thế ít mệt mỏi và dễ thực hiện công việc. Ghế ngồi được thiết kế rời so với bàn làm việc giống như công nhân sản xuất vì vậy trong quá trình lao động công nhân có thể di chuyển ghế sao cho phù hợp với ý thích. Bên tay phải cách vị trí người lao động 40 - 45cm là một chiếc bàn là hơi nước. Khi là các chi tiết nhỏ của sản phẩm người lao động chỉ cần đưa tay phải ra để lấy bàn là và thực hiện công việc của mình Ta thấy rằng nơi làm việc này được bố trí hợp lý đảm bảo tiết kiệm động tác cho người lao động. - Nơi làm việc này được bố trí như sau: 1 2 4 3 5 1: Vị trí người lao động 2: Bàn làm việc 3: Cầu là 4: Vị trí của bàn là hơi nước 5: Nồi hơi Phía trước bên tay trái là vị trí của cầu là khi thực hiện nhiệm vụ người lao động lấy sản phẩm để lên cầu rồi đưa bàn là đến và là các đường cong trên sản phẩm hoặc những vị trí mà nếu để sản phẩm trên bàn làm việc thì không thực hiện được, đối với các bộ phận đơn giản người lao động chỉ cần để trên bàn và là đến khi đạt yêu cầu thì dừng. Trong quá trình làm việc người thực hiện công việc trên ở cả hai tư thế đứng và ngồi, lực tác động bỏ ra không lớn, phạm vi hoạt động 500 - 600cm. Ta có thể kết luận sự bố trí nơi làm việc của thợ là cần là rất hợp lý từ những lý do trên. Ngoài các nơi làm việc chính trên, tại xí nghiệp còn có nhiều nơi làm việc khác như nơi làm việc của nhân viên giác mẫu kỹ thuật, nơi làm việc của thợ làm cữ, nơi làm việc thùa khuy, thùa khuyết Tuy nhiên các nơi làm việc này được bố trí rất linh hoạt giữa người lao động và máy móc và nó không phải là nơi làm việc cố định trong một thời gian dài của người lao động. Ví dụ: Nhân viên giác mẫu kỹ thuật sau khi giác mẫu và may sản phẩm mẫu xong sẽ xuống xưởng để hướng dẫn về mặt kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm. 2. Thiết kế nơi làm việc Hầu hết các xí nghiệp máy đều được thiết kế theo chuyền sản xuất, vì vậy máy móc thiết bị của xí nghiệp 2A cũng như các xí nghiệp khác được thiết kế theo chuyền sản xuất. Cách thiết kế này đảm bảo cho các xí nghiệp có thể chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất và áp dụng các thao tác, phương pháp làm việc khoa học. Các thiết bị chính: Xí nghiệp được đảm bảo các máy móc chính với các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong phương án thiết kế nơi làm việc tại xí nghiệp máy 2A có các thiết bị chính sau: Biểu 4: Thống kế các máy móc, thiết bị chính STT Tên thiết bị Nơi sản xuất Số lượng 1 Máy 1 kim Nhật 120 2 Máy 2 kim Nhật 24 3 Máy 2 kim 5 chỉ Nhật 12 4 Máy thùa tròn Nhật 2 5 Máy thùa bằng Nhật 2 6 Máy bọ Nhật 2 7 Máy dập cúc Nhật 4 8 Máy đính cúc Nhật 2 (Nguồn: văn phòng xí nghiệp may 2A) Ngoài các thiết bị chính xí nghiệp còn được thiết kế đảm bảo nhiều loại thiết bị phụ để phục vụ cho quá trình sản xuất như: các loại đồ gá, bàn là, hệ thống quạt điện, giàn lạnh xung quanh xưởng, hệ thống chiếu sáng được thiết kế đảm bảo cung cấp ánh sáng thường xuyên cho người lao động, các trang bị tổ chức Cách thiết kế ở các xưởng may rất ít thay đổi, đặc biệt là thiết kế máy móc thiết bị. Do đặc điểm của công ty may Chiến Thắng là sản xuất theo các đơn đặt hàng vì vậy khi có một đơn đặt hàng nào đó giao cho xí nghiệp may 2A thực hiện thì phòng quản lý hệ thống chất lượng sẽ lập tài liệu thiết kế dây chuyền may cho mã hàng hay đơn hàng đó rồi đưa xuống xí nghiệp 2A. Công việc này cũng được thực hiện đối với mọi đơn đặt hàng và đưa đến các xí nghiệp tương ứng với nhiệm vụ của các nơi làm việc đó. Ta có thể tham khảo tài liệu thiết kế dây chuyền may ở phần phụ lục. Mã hàng/đơn hàng: CTLC 005 (Tháng 3/2004) Tên hàng: áo 3 lớp bo gấu - cửa tay - cổ Khách hàng: nội địa Quá trình sản xuất diễn ra liên tục với nhiều đơn hàng, thời điểm chuyển sang đơn hàng mới cũng là lúc các tổ sản xuất bố trí người lao động theo một phương án thiết kế mới phù hợp với thiết kế dây chuyền may. Máy móc thiết bị vấn được giữ nguyên như phương án cũ, chỉ có vị trí của người lao động là thay đổi từ máy này sang máy khác hoặc có người vẫn làm việc ở vị trí cũ nhưng vai trò lại khác. Qua đây ta thấy rằng ngành may luôn phải thiết kế nơi làm việc vì đối với ngành này chủng loại sản phẩm nhiều, nhiệm vụ của công nhân sản xuất thay đổi thướng xuyên đòi hỏi việc thiết kế nơi làm việc cũng phải diễn ra đồng thời. 3. Trang bị nơi làm việc Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm các nơi làm việc mà tại xí nghiệp có các loại trang bị như sau: Các loại máy móc, thiết bị dụng cụ cần thiết cho nơi làm việc luôn được trang bị đầy đủ. Khi nhiệm vụ sản xuất mới đòi hỏi phải có thêm máy móc thiết bị phù hợp với một nội dung của quá trình sản xuất đều được trang bị kịp thời. Ví dụ: Để thực hiện một đơn hàng mới ngoài các máy móc luôn có ở xí nghiệp cần trang bị thêm 2 máy ziczac 3 bước thì phòng kỹ thuật sẽ điều động máy ở các xí nghiệp khác chưa có nhu cầu sử dụng sang cho xí nghiệp 2A để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. * Trang bị dùng chung Tại khu sản xuất: các trang bị dùng chung bao gồm: quạt điện, đèn điện chiếu sáng, giàn lạnh xung quanh khu, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy, một loa đài của công ty để thông báo các chính sách, quyết định hay các vấn đề chung của công ty cho người lao động biết, một loa thùng để ban giám đốc xí nghiệp thông báo các vấn đề của xí nghiệp hoặc yêu cầu người lao động nào đó lên văn phòng khi cần hoặc họ có điện thoại v.v Tại kho xí nghiệp: các trang bị dùng chung là: hệ thống đèn điện, quạt điện, thiết bị phòng cháy chữa cháy, một bảng tin để ghi lịch giao hàng, phân công nhiệm vụ cho lao động tại kho, các tài liệu kỹ thuật của sản phẩm. Tại tổ cắt và tổ giác mẫu kỹ thuật: các trang bị dùng chung bao gồm: máy may 1 kim, hệ thống đèn điện, quạt điện, thiết bị chữa cháy, giàn máy lạnh Như vậy ta thấy hệ thống các trang thiết bị dùng chung tại các khu làm việc là khá đầy đủ, hiện đại đảm bảo cho người lao động được làm trong môi trường thuận lợi, tuy nhiên trang bị dùng chung tại khu sản xuất còn nhiều thiếu thốn, đây là nơi tập trung chủ yếu lượng lao động của xí nghiệp nhưng lại không được trang bị nhà vệ sinh và bình nước uống cho hoạt động sinh hoạt của tất cả những người lao động, việc bổ xung các trang bị này là rất cần thiết để tiết kiệm thời gian đi lại của người lao động khi họ có nhu cầu. * Trang bị tại từng nơi làm việc Tại xí nghiệp may 2A có rất nhiều nơi làm việc khác nhau, trong đó tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu của công việc mà mỗi nơi làm việc được trang bị các thiết bị khác nhau. - Nơi làm việc của công nhân tra khoa: nơi làm việc này được trang bị máy 1 kim, chân vịt để tra khoá, kéo nhặt chỉ, kéo to, tô vít để vặn ốc ở những vị trí có độ rung nhiều đinh ốc dễ bị tuột ra hoặc điệu chỉnh một số chức năng nhỏ trên máy, 1 lọ 7ml dầu máy để bôi trơn máy khi máy bị khô dầu, ghế ngồi để thực hiện công việc. - Nơi làm việc của công nhân diễu viền, chạy cữ: nơi làm việc này cũng được trang bị máy 1 kim hoặc 2 kim, dầu máy, tô vít, kéo, tấm cữ làm bằng nhựa trắng và mê ca trong để người lao động dễ dàng xác định các vị trí diễu viền và chạy cữ trên sản phẩm, ghế ngồi. - Nơi làm việc của công nhân ngồi máy 2 kim 5 chỉ: Nơi làm việc này được trang bị ghế ngồi, kẹp gắp chỉ để người lao động có thể gắp chỉ khi chỉ bị rơi vào các bộ phận của máy, 1 máy 2 kim 5 chỉ của Nhật. ở nơi làm việc này người lao động thường làm các công việc như: gim trần bông, chắp nẹp, chắp vai của sản phẩm. Ngoài ra nơi làm việc này còn được trang bị thêm 1 thùng nhựa nhỏ để đựng vào bị xén ở các cạnh của bán thành phẩm. - Nơi làm việc của thợ vắt sổ: công nhân được trang bị máy vắt sổ, ghế ngồi, kéo nhặt chỉ. - Nơi làm việc của công nhân may các bộ phận khác của sản phẩm trên máy 1 kim được trang bị: tô vít, kéo nhặt chỉ và kéo to, dầu máy, ghế ngồi. - Nơi làm việc của thợ là cầu: thợ là cầu được trang bị cầu là, nồi hơi, ghế ngồi. - Nơi làm việc của thợ ngồi máy Sunstar đựơc trang bị ghế ngồi, tấm cữ, bảng điều khiển gắn với máy để điều khiên cách thức đường may và số lwongj bán thành phẩm. Máy Sunstar không được trang bị thùng đựng hàng như các máy may khác nên người lao động thường để bán thành phẩm ở trên bàn hoặc ghế ngồi. - Nơi làm việc của thợ phụ: Nơi làm việc này được trang bị 1 bàn là hơi nước, kéo, phấn, mẫu cắt bằng giấy cốt tông để người lao động làm theo mẫu trên bán thành phẩm. - Nơi làm việc của thợ thu hoá: công việc thu hoá sản phẩm được thực hiện bởi một thợ thu hoá và tổ phó của mỗi tổ. Để công việc này được hoàn thành với chất lượng cao nhất thì nơi làm việc cũng được trang bị khá đầy đủ bao gồm: bằng dích mẫu để đánh dấu các vị trí chưa đạt yêu cầu trên sản phẩm, cồn, xà phòng, thuốc tẩy để tẩy các vết bẩn trên sản phẩm, nước, kéo nhặt chỉ. Ngoài ra còn có các trang bị về bàn, ghế ngồi và 1 tủ đứng ngăn trên có quạt điện, ngăn dưới có ngăn để các tài liệu kỹ thuật về đơn hàng đang thực hiện và các dụng cụ trang bị vào cuối buổi. - Ngoài các nơi làm việc trên tại khu sản xuất còn có nhiều nơi làm việc khác nhưng tại các nơi làm việc này đều chỉ được trang bị các thiết bị chính ít có trang bị phụ ngoài kéo nhặt chỉ và hoạt động lao động, sản xuất ở các nơi làm việc này không diễn ra thường xuyên. Cụ thể, tại nơi làm việc dập cúc được trang bị máy dập cúc, tại nơi làm việc thùa khuyết đầu bằng hoặc đầu tròn thì được trang bị máy thùa khuyết đầu bằng hoặc máy thùa đầu tròn Công nhân của xí nghiệp được trang bị dép, khẩu trang, áo bảo hộ lao động. mầu của áo bảo hội là dấu hiệu để ta phân biệt người lao động. Nhân viên KCS của xí nghiệp mặc áo mầu xanh nước biển, tổ trưởng các tổ mặc áo mầu vàng, còn lại những người lao động khác đều mặc áo mầu xanh da trời. Đánh giá chung về công tác tổ chức nơi làm việc ta nhận thấy công tác này được thực hiện khá tốt ở những nơi làm việc nhỏ tuy nhiên việc tổ chức toàn bộ xí nghiệp còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế chưa hoàn thiện như phân tích ở trên. III. Thực trạng công tác phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất xí nghiệp may 2A 1. Nội dung của công tác phục vụ nơi làm việc Tại xí nghiệp may 2A có nhiều nội dung phục vụ, trong đó có những nội dung được thực hiện thường xuyên còn một số chức năng phục vụ khác lại diễn ra không liên tục. Để thấy được rõ hơn vấn đề này ta lần lượt xét các nội dung phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất. + Qua rất nhiều các phần trên ta đã biết được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh là sản xuất theo đơn đặt hàng vì vậy chức năng phục vụ chuẩn bị sản xuất được thực hiện rất nhiều và chu đáo thể hiện: Giám đốc xí nghiệp luôn là người nhận nhiệm vụ từ công ty và các phòng ban, nhận các tài liệu về thiết kế dây chuyền may và kết hợp với phó giám đốc xí nghiệp để giao nhiệm vụ cho từng tổ sản xuất, từng người lao động. Nhóm trưởng kỹ thuật phụ trách về các công việc chuẩn bị tài liệu, bản vẽ kỹ thuật, sản phẩm mẫu để đưa đến khu sản xuất, đảm bảo cho quá tình sản xuất không gặp phải những vướng mắc lớn về mặt kỹ thuật. Việc chuẩn bị nguyên vật liệu do thống kê của xí nghiệp nhận từ phòng phục vụ sản xuất, làn bảng phối mầu rồi giao cho tổ cắt của xí nghiệp. Ngoài nguyên vật liệu còn có rất nhiều các loại phụ liệu được thủ kho của xí nghiệp nhận từ phòng phục vụ sản xuất vào giao cho các tổ may. Bảng định mức nguyên phụ liệu sẽ do phòng kỹ thuật lập ra, có sự tham mưu của phòng kinh doanh tiếp thị, bảng này sẽ được đưa xuống tổ kỹ thuật, tổ cắt và khu sản xuất của xí nghiệp. Ta có thể tham khảo bảng định mức nguyên phụ liệu của một đơn hàng ở phần phụ lục. + Chức năng phục vụ dụng cụ, đồ gá do thống kê, thợ làm cữ, ngoài ra có thợ sửa máy của xí nghiệp cùng đảm nhận. Vì chức năng phục vụ này có khối lượng không lớn, các dụng cụ thường được trang bị đầy đủ nên nhu cầu phục vụ xuất hiện ít dẫn đến việc thực hiện nội dung phục vụ cũng linh hoạt. + Công tác phục vụ vận chuyển cho công nhân sản xuất chủ yếu là vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi làm việc. Tổ phó các tổ may sẽ đảm nhận công việc này. Ngoài ra việc vận chuyển sắp xếp sản phẩm, bán thành phẩm, dụng cụ đã sử dụng do thợ đóng hòm cùng một số người khác tuỳ theo sự phân công của giám đốc xí nghiệp. + Công tác phục vụ năng lượng, phục vụ điều chỉnh và sửa chữa lớn máy móc thiết bị do phòng phục vụ sản xuất và phòng kỹ thuật cơ điện cùng đảm nhiệm. Việc sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị do hai thợ sửa máy của xí nghiệp phụ trách đồng thời đảm nhận công việc bất kể khi nào có sự cố máy móc xảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì chu kỳ bảo dưỡng lại bị kéo dài gấp 2 đến 3 lần so với quy định. Theo quy định của ISO thì cứ hàng tuần máy móc thiết bị cần phải được bảo dưỡng một lần bao gồm: cho dầu, vặn ốc, kiểm tra ổ máy(tiếp thu ý kiến của ban giám đốc xí nghiệp may 2A). Đây cũng có thể là một trong những lý do rất lớn dẫn đến công suất thực tế của máy móc thiết bị còn thấp so với công suất thiết kế. Ta có thể xem biểu dưới đây. Biểu 5: Công suất thực tế sử dụng của một số máy móc chủ yếu tại xí nghiệp 2A STT Tên thiết bị C/S thiết kế C/S sử dụng Số tuyệt đối Số tương đối 1 Máy 1 kim 5.500 m/P 4000 m/P - 1500 m/P -27,27% 2 May 2 kim 4000 m/P 3500 m/P - 1500 m/P -12,5% 3 Máy vắt sổ 6000 m/P 5300 m/P - 700 m/P -11,67% 4 May 2 kim 5 chỉ 6500 m/P 6000 m/P - 500 m/P -7,7% 5 Máy thùa bằng 3600 m/P 3100 m/P - 500 m/P -13,8% 6 Máy thùa tròn 2000 m/P 1500m/P - 500 m/P -25% 7 Máy đính cúc 1440V/P 1340V/P - 100 V/P -6,9% 8 Máy đính bọ 3000 V/P 2700V/P - 300 V/P -10% 9 Nồi hơi 250v/P/KWh 190V/P/7KWh -60 V/P -24% (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty may Chiến Thắng 07/2004) Nhìn vào biểu trên ta thấy các máy móc thiết bị đều không đạt được công suất thiết kế, đặc biệt là máy may 1 kim chỉ sử dụng được 72,73% công suất thiết kế, máy thùa tròn và nồi hơi cũng chỉ sử dụng được 75% - 76% công suất thiết kế. Đây là sự lãng phí rất lớn đòi hỏi ban giám đốc xí nghiệp cần phải thực hiện ngay những biện pháp tích cực để nâng dần công suất thực tế lên, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp nói riêng và của công ty nói chung. + Chức năng phục vụ kiểm tra: Việc kiểm tra nguyên vật liệu trước khi giao cho thống kê của xí nghiệp luôn được phòng phục vụ sản xuất phụ trách, đối với việc kiểm tra sản phẩm đầu ra mỗi tổ đều có 1 thợ thu hoá và tổ phó phụ trách việc kiểm tra tại chỗ chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, sau đó nhân viên KCS của xí nghiệp sẽ kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm. + Hàng năm phòng hành chính thường tổ chức 1 đợt sửa chữa, tu bổ các công trình xây dựng, đường đi, các loại bàn ghế cho xí nghiệp. Trong quá trình tổ chức sản xuất nếu phát hiện có sự hỏng hóc nào thì ban giám đốc xí nghiệp sẽ có đề nghị với phòng hành chính để khắc phục kịp thời. Việc phục vụ nước uống do phòng hành chính phục vụ hàng ngày. + Công tác phục vụ vệ sinh do 2 người lao động vệ sinh công nghiệp đảm nhận, hàng ngày họ có nhiệm vụ quét dọn vệ sinh nơi làm việc cũng như toàn xí nghiệp kể cả nhà vệ sinh. Như vậy, có thể nhận thấy rằng công tác phục vụ nơi làm việc tại kho là tương đối đầu đủ, hầu hết các chức năng phục vụ đều có người đảm nhân, công việc luôn được hoàn thành, sự cố máy móc ít khi xảy ra. Tuy nhiên, người lao động nhiều lúc phải mang bán thành phẩm mà mình đã hoàn thành đến một số nơi trong tổ là chưa hợp lý gây lãng phí thời gian lao động. Ví dụ: Người lao động đảm nhận 1 bước cong việc nào đó mà bán thành phẩm sau đó phải kiểm tra thì cứ làm được một khối lượng công việc nhất đinh người lao động lại phải đứng lên mang bán thành phẩm của mình đến nơi làm việc của thợ thu hoá và tổ phó để kiểm tra. Qua khảo sát thực tế hao phí thời gian làm việc của người lao động tại xí nghiệp cụ thể là tại công việc tra khoá: Phiếu chụp ảnh Thời gian tiến hành: từ 7h đến 11h20 ngày 31/3/2005 Công nhân: Dương Tố Lan, bậc thợ 4/6 Công việc: tra cơi vào khoá Sản lượng thực tế: 170 bán thành phẩm Định mức: 65s (tương ứng 258 bán thành phẩm) Phục vụ: công nhân tự phục vụ khi cần thiết Các loại hao phí Thời gian Độ dài thời gian Phân loại Bắt đầu ca 7h00 Nói chuyện 7h02 2' LPCN Lau chùi máy 7h05 3' CK Lấy nguyên phụ liệu 7h07 2' CK Tra khoá 7h23 16' TN Lấy khoá 7h24 1' LPTC Bê bán sản phẩm cho thu hoá 7h26 2' LPTC Nói chuyện 7h27 1' LPCN Tra khoá 7h32 5' TN May lại khoa chưa đạt yêu cầu 7h38 6' LPTC Trả bán sản phẩm cho thu hoá 7h39 1' LPTC Lấy khoá 7h40 1' LPTC Tra khoá 8h 20' TN Lấy khoá 8h02 2' LPTC Tra khoá 9h58 116' TN Đi vệ sinh 10h03 5' NC Tra khoá 10h30 27' TN Uống nước 10h35 5' NC Tra khoá 11h15 40' TN Thu dọn 11h17 2' CK Nghỉ sớm 11h20 3 LPCN Bảng tổng hợp hao phí thời gian các loại CK TN LP NC Thời gian 7' 224' 19' 10' Như vậy tổng thời gian lãng phí trong ca làm việc buổi sáng là 19 phút trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu là do ý thức người lao động chưa cao (12 phút), lãng phí do khâu tổ chức là 9 phút. Năng suất lao động của công nhân này tăng dần và ổn định vào giữa ca, tuy nhiên năng suất thực tế của chị Lan mới chỉ đạt ằ 66% (x 100%) thấp hơn nhiều so với định mức. Kết quả này một phần bị ảnh hưởng bởi thời gian lãng phí ở trên, có một lý do khác được giải thích vì khối lượng công việc, nhiệm vụ không lớn nên người lao động làm việc với mức độ khẩn trương không cao. 2. Đánh giá công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc Qua nghiên cứ, xem xét thực trạng công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất tại xí nghiệp may 2A ta thấy rằng các chức năng phục vụ được thực hiện theo hình thức hỗn hợp. Một số chức năng phục vụ năng lượng, sửa chữa lớn đối với máy móc, thiết bị, nhà xưởng và phục vụ nước uống do bộ phận chuyên trách của công ty đảm nhận. Các chức năng phục vụ khác chủ yếu do xí nghiệp và các tổ sản xuất tự đảm nhận. Tuy nhiên công nhân sản xuất chính vẫn chưa được phục vụ chu đáo, trong quá trình lao động họ còn phải làm nhiều việc khác ngoài công việc chính của mình. Điều này làm gián đoạn quá trình lao động và giảm năng suất lao động. Các chức năng phục vụ được thực hiện theo chế độ hỗn hợp cảu 2 chế độ là chế độ phục vụ theo kế hoạch dự phòng có chức năng phục vụ năng lượng, sửa chữa theo kế hoạch hàng năm và chế độ phục vụ trực nhật luôn được thực hiện tại xí nghiệp, chế độ phục vụ trực nhật tại các chuyền còn nhiều hạn chế làm lãng phí thời gian lao động cụ thể là chức năng phục vụ phụ liệu, bán thành phẩm, người lao động khi có nhu cầu phải tự phục vụ gây ra nhiều lãng phí. Chức năng phục vụ dụng cụ, đồ gá không được phân công rõ ràng cũng gây ra sự ỷ lại của người lao động. Chương III Những biện pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất xí nghiệp may 2A 1. Kiến nghị về bố trí nơi làm việc - Bố trí chung tạ xí nghiệp vẫn còn một số điểm chưa hợp lý như đã phân tích ở trên, xí nghiệp cần được bố trí lại cho phù hợp hơn, cụ thể: Thứ nhất: Ban giám đốc xí nghiệp cần đề nghị với công ty để sớm chuyển tổ cắt và tổ giác mẫu kỹ thuạt về bố trí xí nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho quá tình quản lý và đặc biệt là cho quá trình sản xuất. Khi được hỏi về kiến nghị này thì ban giám đốc xí nghiệp đã rất đồng tình và cho biết công ty cũng có dự định bố trí 2 tổ trên về gần khu của xí nghiệp. Theo dự kiến đến tháng 7/2005 khu nhà mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng thì sẽ có những lối đi lớn thông sang xí nghiệp 2A. Toàn bộ lao động của xí nghiệp 2A sẽ chuyển sang khu nhà mới sáp nhập 2 xí nghiệp 2A và 2B thành một xí nghiệp lớn gồm 8 tổ sản xuất. Lúc đó tổ cắt và tổ giác mẫu kỹ thuật sẽ được chuyển lên vị trí của xí nghiệp 2B đối diện. Đây là hướng đi đúng của công ty. Sự bố trí này tạo thuận lợi cho phân công lao động sâu hơn và hiệp tác lao động rộng hơn phù hợp hơn với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất. Thứ hai: bố trí thêm một bình nước uống trong khu sản xuất vì tại đây tập trung phần lớn lao động của xí nghiệp nên nhu cầu nước uống là rất lớn. Việc bố trí này sẽ giúp cho người lao động không phải lãng phí nhiều thời gian và sự gián đoạn công việc khi có nhu cầu uống nước. Đặc biệt trong mùa hè oi ả thì việc bố trí này là rất cần thiết để bảo đảm sức khoẻ cho người lao động và gia tăng quỹ thời gian lao động do tiết kiệm thời gian đi lại. Thứ ba: cửa thoát hiểm 1 cần được mở ra để tiết kiệm đường đi trong xí nghiệp, đặc biệt là lối đi ra nhà vệ sinh. Việc này sẽ góp phần giảm thời gian lãng phí của người lao động khi họ có nhu cầu đi vệ sinh. Thứ tư: nên bố trí thêm một cửa sổ giữa văn phòng và kho của xí nghiệp tạo thuận lợi cho việc quản lý, giám sát các hoạt động trong kho của ban giám đốc xí nghiệp. - Về bố trí trong từng dây chuyền may Tại các dây chuyền sản xuất cần bố trí lại cho phù hợp hơn, cụ thể: Thứ nhất: các máy trong mỗi hàng nên bố trí cách nhau khoảng 30cm tạo điều kiện cho việc đi lại của công nhân và của lao động phục vụ ở trong chuyền và giảm thời gian lãng phí. Thứ hai: đổi vị trí của máy 2 kim ở hàng máy thứ 3 với 1 máy 1 kim của hàng máy thứ 2 từ trái sang. Như vậy sơ đồ bố trí máy móc thiết bị của một dây chuyền may được bố trí như sau: A A E A E A A E A E C A A A A A A A A H A A A A A C A A A G B D C A C A A C B F Với việc bố trí lại như trên, người lao động sẽ tiện lợi khi di chuyển trong chuyền và đảm bảo cứ hai hàng máy theo chiều dọc có một máy 2 kim tạo thuận lợi cho việc phân phối bán thành phẩm của máy 2 kim cho các máy may khác. Ngoài ra cách bố trí này sẽ làm tăng diện tích của từng nơi làm việc cá biệt. S1NLV = CRNVL x CDNVL = (a + g) x (b + c + d + e + g) Trong đó: a- chiều dài của máy may b- Chiều rộng của máy may c- chiều rộng của thùng đựng hàng d- khoảng cách giữa ghế ngồi và máy may e- chiều rộng của ghế ngồi g- bề rộng của đường đi giữa các nơi làm việc (ghi chú: các máy may thường có kích cỡ tương tự nhau) Ta có: S1NVL = (1,04 + 0,3) x (0,55 + 0,34 + 0,1 + 0,3 + 0,3) S1NVL = 1,34 x 1,59 = 2,13 (m2) Cách bố trí trên sẽ giúp cho vịêc dọn dẹp vệ sinh công nghiệp được dễ dàng tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ từ đó góp phần bảo vệ sức khoẻ của người lao động và duy trì năng lực lao động của họ. Do diện tích nhà xưởng có hạn nên ngoài cách bố trí trên xí nghiệp cũng có thể bố trí các máy móc, thiết bị của dây chuyền theo cách sau: A A E A E A A EE A E C A A A A A A A A H A A A A A C A A A G B D C A C A A C B F Với cách bố trí máy móc, thiết bị như trên thì sẽ có một số lối đi rộng 40 đến 50 cm ở giữa các chuyền đảm bảo sự đi lại vận chuyển nguyên phụ liệu, hàng hoá được dễ dàng. 2. Kiến nghị về trang bị nơi làm việc - Về trang bị để cải thiện điều kiện lao động: Tại xí nghiệp may 2A mặc dù có hệ thống quạt điện và giàn lạnh xung quanh nhưng không khí tại xí nghiệp vẫn nóng bức và ngột ngạt. Việc trang bị thêm quạt thông gió là rất cần thiết. Mới đây công ty có trang bị thêm cho xí nghiệp 6 quạt công nghiệp lớn kèm theo giàn hơi nước. Hệ thống này sẽ làm mát toàn bộ khu sản xuất. Tuy nhiên việc lắp đặt cả 6 chiếc quạt lớn dọc theo diện tích của tổ máy 1 là chưa hợp lý. Cách bố trí này làm giảm hiệu quả của hệ thống làm mát vì tổ may 3 và tổ may 4 chiếm một nửa diện tích của khu sản xuất nhưng không được lắp một chiếc quạt mới nào. - Trang bị bảo hộ lao động Nhìn chung trang bị bảo hộ lao động là khá đầy đủ tuy nhiên xí nghiệp cũng nên có thêm mũ bịt tóc để trang bị cho công nhân ngoài áo, dép, khẩu trang. Đồng thời ban giám đốc xí nghiệp cũng nên tuyên truyền giáo dục về ý thức sử dụng trang bị bảo hộ lao động nhằm nâng cao khả năng làm việc và duy trì sức khoe của người lao động. - Trang bị phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh Tại các tổ may hiện nay mới được trang bị một chiếc súng bắn mác nên công việc bắn mác thường bị ứ đọng. Khi công việc ít, lượng sản phẩm không nhiều thì mỗi tổ sẽ tự khắc phục được. Tuy nhiên, mỗi tổ cần được trang bị thêm 1 chiếc súng bán mác nữa theo đúng tiêu chuẩn quy định. Tại khu sản xuất có nồng độ bụi rất cao vì vậy để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động cần trang bị thêm hệ thống máy hút bụi. Tại tổ cắt của xí nghiệp cần trang bị thùng đựng các dụng cụ, phụ tùng để dễ bảo quản các đồ dùng và tránh thất thoát. Ngoài ra nơi làm việc của công ngồi máy ép mex rất nóng, vì thế cần được trang bị thêm quạt treo tường để đảm bảo sức khoẻ và duy trì năng lực làm việc cho người lao động. - Trang bị phục vụ sinh hoạt đời sống: Người lao động trong quá trình làm việc luôn luôn có những tâm tư, nguyện vọng. Để có thể xây dựng được tập thể lao động của xí nghiệp đoàn kết, vững mạnh thì những tâm tư, nguyện vọng đó cần có nơi để biểu đạt. Chính vì vậy xí nghiệp (hay công ty) cần trang bị một bản tin tại khu sản xuất để người lao động có thể bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Từ đó ban giám đốc xí nghiệp sẽ ghi nhận và có những thay đổi cho phù hợp. Ví dụ: ngày 18/4/2005 ban giám đốc xí nghiệp họp với tổ trưởng các tổ may và quy định thời gian nghỉ trưa là 40 phút ít hơn so với trước (60phút). Lý do mà ban giám đốc đưa ra là vì công ty có quyết định các xí nghiệp phải cho công nhân nghỉ trước 18 giờ nên ban giám đốc xí nghiệp đã tận dụng 20 phút nghỉ trưa để tổ chức sản xuất. Quy định này đã gây ra phản ứng không tốt của người lao động. Qua thăm dò ý kiến thì đa số mọi người đều có cùng một ý kiến. Nhưng họ chỉ biết bày tỏ với nhau. Chị Thơ ở tổ may 2 cho rằng: Thời gian nghỉ trưa quá ngắn, ăn cơm trưa xong lại phải làm việc ngay, không được nghỉ ngơi nên các chị rất mệt mỏi và buồn ngủ, chị Quyên và chị Mai ở tổ may 4 lại cho rằng: Để được về sớm thì các chị chấp nhận nghỉ trưa ít, tuy nhiên thời gian nghỉ cũng quá ngắn. Chị Xuân ở tổ may 3 cho rằng: các chị không thể phản ánh trực tiếp với giám đốc xí nghiệp về quy định này được. Như vậy việc trang bị thêm một bản tin để người lao động bày tỏ ý kiến là rất cần thiết. 3. Kiến nghị về phục vụ nơi làm việc Mặc dù các chức năng phục vụ tại xí nghiệp tương đối đầy đủ, tuy nhiên hiệu quả của các chức năng này chưa được cao vì vậy cần phải có các giải pháp để tối ưu các nội dung phục vụ Xí nghiệp cần tập trung hoá công tác phục vụ thành các chức năgn riêng và mỗi chức năng cần có một người đảm nhận rõ ràng, tránh gây ra sự ỷ lại, không tự giác làm việc làm lãng phí thời gian chờ phục vụ. Ví dụ: chức năng phục vụ dụng cụ nên giao cho một người đảm nhận. Lao động phục vụ cũng phải được trang bị đầy đủ các loại đồ dùng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được nhanh và dễ dàng. Đối với chức năng phục vụ bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, ban giám đốc xí nghiệp cần nhắc nhở để thợ sửa máy của xí nghiệp thực hiện nhiệm vụ theo đúng chu kỳ thời gian đã được quy định. Cùng với việc làm tốt công tác phục vụ năng lượng xí nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị có ý nghĩa rất to lớn vì thực tế cho thấy máy móc càng hiện đại, khả năng khai thác công suất sử dụng càng cao thì thời gian sản xuất ra một sản phẩm càng giảm, chất lượng sản phẩm tăng lên, năng suất lao động cũng tăng lên. Khi năng suất lao động tăng thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống, đơn giá tiền lương tăng lên, do đó xí nghiệp có thể tăng lương cho công nhân trên cơ sở năng suất bình quân tăng. Xí nghiệp cần bố trí lao động phục vụ bưng bê bán thành phẩm ở trong các dây chuyền may để đảm bảo cho công nhân chính thực hiện nhiệm vụ được liên tục không mất thời gian đi lại lấy bán thành phẩm. Xí nghiệp cũng có thể giao việc này cho công nhân phụ vì mỗi tổ có tới 4 đến 5 lao động phụ, số lao động này vừa làm các công việc phụ vừa phân phối bán thành phẩm trong chuyền may sẽ làm gia tăng quỹ thời gian lao động của cả lao động chính và lao động phụ. Kết luận Theo xu hướng phát triển của các doanh nghiệp, ngày nay vấn đề kết hợp có hiệu quả giữa quá trình sản xuất và quá trình lao động đóng một vai trò quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tổ chức lao động khoa học trong xí nghiệp cho chúng ta nhiều cách thức để giải quyết mối quan hệ giữa hai quá trình này. Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc là một trong những cách thức giải quyết đó. Do đó, đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty may Chiến Thắng nói riêng, việc làm thế nào để tổ chức và phục vụ nơi làm việc tốt nhất nhằm nâng cao năng suất lao động, bảo vệ sức khoẻ và phát triển toàn diện con người là việc rất cần thiết. Qua thời gian thực tập tại công ty may Chiến Thắng em đã đi sâu tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc cho công nhân sản xuất tại xí nghiệp may 2A. Em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc tại xí nghiệp. Em hy vọng chuyên đề này sẽ phần nào giúp ích cho công ty và xí nghiệp may 2A. Cuối cùng, em xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Vũ Thị Mai, giáo viên khoa kinh tế lao động và dân số cùng các chú phòng tổ chức cán bộ - lao động tiền lương công ty may Chiến Thắng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này! Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT098.doc
Tài liệu liên quan