Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu hết sực quan trọng trong các đơn vị sản xuất, nhất là trong thời kì hội nhập kinh tế Quốc tế ngày nay. Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế thì việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, việc ban hành chế độ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp là việc làm cần thiết, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới của nền kinh tế. Công ty 189 đã áp dụng chế độ kế toán mới và đã có nhiều vận dụng sáng tạo để phù hợp với đặc điểm ngành nghề trong việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy bước đầu còn nhiều khó khăn song nhìn chung Công ty đã thực hiện khá tốt công tác hạch toán kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác hạch toán kế toán nói chung tại Công ty 189 được coi là những sai sót không thể tránh khỏi trong bước đầu thực hiện đổi mới công tác kế toán.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 - Bộ Quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 4.451.400
Có TK334 (tàu TT12 -08) : 4.451.400
+ Đối với công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương theo công nhật như: các tổ vỏ, tổ hàn... hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ và mức lương cơ bản do hội đồng tiền lương quy định, kế toán tiến hành tính và trả lương cho công nhân theo công thức:
Tiền công chính = Lương ngày x Số công thực tế trong tháng;
Tiền công làm thêm giờ = (Lương + thưởng) x Công ngoài giờ x 2;
Tiền thưởng = Thưởng ngày x Số công thực tế trong tháng;
Tiền lương thực tế = Tiền công chính + Tiền công thêm giờ + Tiền thưởng.
Căn cứ vào mức lương thời gian và số ngày làm việc thực tế của công nhân trong từng tổ sản xuất, kế toán lập bảng phân phối tiền lương của từng tổ sản xuất.
Khi trả lương cho công nhân kế toán ghi :
Nợ TK334
Có TK111
+ Đối với trả lương cho cán bộ quản lý là sỹ quan: tùy thuộc vào cấp bậc của từng sỹ quan mà nhận cấp bậc lương theo quy định của nhà nước. Khi trả lương kế toán ghi tương tự như trên.
Căn cứ vào các hợp đồng làm khoán, lập bảng thanh toán hợp đồng làm khoán tại biểu 13 như sau:
Biểu 13
Bảng thanh toán lương hợp đồng làm khoán
Tháng 02 năm 2008
Đối tượng: Tàu TT12-08
TT
Họ tên người
được thuê
Số CMND
Nội dung thuê
Số công
Đơn giá (đ/c)
Thành tiền (đ)
1
Nguyễn Thị Loan
145171536
Sơn
98
45.422
4.451.400
2
Trần Văn Quyết
134098378
Hàn
40
50.000
2.000.000
3
Ngô Văn Lân
254987470
Bốc vác
24
40.000
960.000
Cộng
162
135.422
7.411.400
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Cuối tháng toàn bộ chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý hưởng lương theo thời gian tập hợp trên sổ chi tiết TK334 được phân bổ cho các TK641, TK642, TK627, TK622 dựa vào các phân nhóm công việc tương ứng theo bảng phân bổ tiền lương tại biểu 14 như sau:
Biểu 14
Bảng phân bổ tiền lương theo thời gian
Tháng 02 năm 2008
Đơn vị: đồng
TT
Ghi Có TK
ĐT sử dụng
(Ghi Nợ các TK)
TK 334
TK338
KPCĐ
BHXH
BHYT
Tổng
1
TK 622 “CP NVL”
480.343.700
9.606.874
72.051.555
9.606.874
91.265.303
2
TK 627 “CP SXC”
98.177.990
1.963.560
14.726.698
1.963.560
18.653.818
3
TK 641 “CP BH”
52.122.800
1.042.456
7.818.420
1.042.456
9.903.332
4
TK 642 “CP QLDN”
72.464.700
1.449.294
10.869.705
1.449.294
13.768.293
…
…
…
…
…
...
…
Cộng
1.252.471.500
25.049.430
187.870.725
25.049.430
237.969.585
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người lập bảng Kế toán trưởng
Trong tháng 02 năm 2008, toàn bộ chi phí về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương theo thời gian được phân bổ cho TK622 là: 480.343.700 đồng. Sau đó, kế toán tiến hành phân bổ tiền lương chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
480.343.700
26.969.583.380
x
=
22.093.635
1.240.478.720
Tàu TT12-08:
Sau đó, kế toán kết chuyển tiền lương làm khoán và lương trả cho các sĩ quan quân đội của mỗi đối tượng cùng với chi phí tiền lương phân bổ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho từng đối tượng.
Từ bảng thanh toán hợp đồng làm khoán (Biểu 13) và bảng phân bổ tiền lương công nhân hưởng lương theo thời gian (Biểu 14), kế toán lập bảng kê chứng từ ghi sổ (Biểu 15), bảng tổng hợp tính BHYT, BHXH, KPCĐ (Biểu 16).
Biểu 15
Bảng kê chứng từ ghi sổ
Số 0911 Ngày 29/02/2008
Nội dung : Kết chuyển tiền lương T02/2008
TK ghi Có: 334 - Phải trả người lao động
Đơn vị: đồng
Số CT
Ngày
Diễn giải
Chi tiết Có
TK Nợ
Chi tiết Nợ
Số tiền
KC
29/02/08
Kết chuyển tiền lương xuồng CT20
TX646
622
TX646
8.131.800
KC
29/02/08
Kết chuyển tiền lương tàu TT12-08
TCSB305
622
TCSB305
8.794.219
...
...
...
...
...
...
...
PB
29/02/08
Phân bổ tiền lương tàu TT12-08
622
TCSB305
22.093.635
PB
29/02/08
Phân bổ tiền lương xuồng CT20
622
TX646
3. 641.154
…
…..
….
…
…
…
PB
29/02/08
Phân bổ tiền lương bán hàng
641
52.122.800
PB
29/02/08
Phân bổ tiền lương CPQL
642
72.464.700
PB
29/02/08
Phân bổ tiền lương chi phí SX chung
627
98.177.990
PB
29/02/08
Phân bổ tiền lương chi phí nhân công trực tiếp
622
480.343.700
Cộng : 21 chứng từ hạch toán
Cộng tiền
1.252.417.500
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Kế toán trưởng
Người lập
Về việc tính chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ đối với công nhân sản xuất trực tiếp được tính như sau:
Bảo hiểm xã hội: là khoản dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp mất khả năng lao động (ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, trợ cấp mất sức, hưu trí, tiền tuất). Quy định trích lập bảo hiểm xã hội tại Công ty cũng tuân theo quy định của Nhà nước: Quỹ bảo hiểm xã hội được tính là 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó doanh nghiệp trích 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động nộp 5% trừ vào tiền lương.
- Bảo hiểm y tế: Là quỹ dùng để trợ cấp về y tế cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp khám chữa bệnh. Về bảo hiểm y tế cũng tương tự như bảo hiểm xã hội, Công ty 189 cũng tuân theo quy định của Nhà nước với tổng số bảo hiểm y tế được tính là 3% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó, doanh nghiệp chịu 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn lại 1% người lao động trừ vào tiền lương.
- Kinh phí công đoàn: Là nguồn kinh phí dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Quy định của Nhà nước về trích kinh phí công đoàn là 2% tính trên tiền lương thực tế phải trả công nhân viên, và doanh nghiệp trích toàn bộ số đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Cuối tháng căn cứ vào các khoản tiền lương chính và tổng thu nhập của các bộ phận, các tổ sản xuất (Chính là khoản được kết chuyển và phân bổ từ TK334 cho TK622), kế toán lập bảng tính BHXH, BHYT và KPCĐ (Biểu 16).
Biểu 16
Bảng tổng hợp tính BHXH, BHYT, KPCĐ
(công nhân sản xuất chính)
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Đối tượng: Tàu TT12-08
Đơn vị: đồng
STT
Bộ phận
Tiền lương
Trích BHXH
Trích BHYT
Trích KPCĐ
1
Tổ 1
4.750.000
712.500
95.000
95.000
2
Tổ 2
4.630.000
694.500
86.600
86.600
3
Tổ 3
2.760.035
414.005,25
55.200,7
55.200,7
4
Tổ 4
7.780.000
1.167.000
155.600
155.600
5
Tổ 5
2.173.685
326.053
43.474
43.474
Tổng
22.093.720
3.314.058,25
435.874,7
435.874,7
Căn cứ số liệu trên Biểu 16 kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK622 (tàu TT12-08): 4.185.807,65
Có TK3382: 435.874,7
Có TK3383: 3.314.058,25
Có TK3384: 435.874,7
Từ các biểu trên, kế toán tiến hành lập sổ chi tiết TK 622 (Biểu 17), bảng kê chứng từ ghi sổ (Biểu 18), các chứng từ ghi sổ tại biểu 19, 20 và sổ cái TK 622 (Biểu 21).
Biểu 17
Sổ chi tiết tài khoản 622
Chi phí nhân công trực tiếp
Từ 01/02/2008 đến 29/02/2008
Đối tượng: Tàu TT 12-08
Đơn vị: đồng
CT
GS
Số CT
Ngày
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
0911
KC
29/02
KC chi phí NC trực tiếp
334
8.794.219
0911
PB
29/02
PB chi phí NC trực tiếp
334
22.093.635
0911.1
KC
29/02
KC KPCĐ
3382
435.874,7
0911.1
PB
29/02
PB BHXH
3383
3.314.058,25
0911.1
PB
29/02
PB BHYT
3384
435.874,25
0916
KC
29/02
Kết chuyển CP NC TT
154
35.073.661,2
Dư đầu tháng
0
0
PS trong tháng
35.073.661,2
35.073.661,2
Số dư cuối tháng
0
0
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu 18
Bảng kê chứng từ ghi sổ
số 0916 - Ngày 29/02/2008
Nội dung: Kết chuyển chi phí nhân công tháng 02/2008
Nợ tài khoản: 154 -Chi phí SXKD dở dang
Đơn vị: đồng
CTGS
Ngày
Diễn giải
Chi tiết Nợ
TK Có
Chi tiết Có
Số tiền
KC
29/02/08
KC chi phí nhân công tàu TT12-08
TCSB305
622
TCSB305
35.073.661,2
KC
29/02/08
KC chi phí nhân công xuồng CT20
TX646
622
TX646
12.802.975
...
......
..........
......
....
.....
.......
Cộng : 9 chứng từ hạch toán
Cộng tiền:
571.609.003
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu 19
Chứng từ ghi sổ
Số: 0925
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Đơn vị: đồng
Diễn giải
TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Nợ
Có
1. Trả lơng CNV
622
480.343.700
334
480.343.700
2. Các khoản trích theo lơng
622
91.265.303
338
91.365.303
Cộng
571.609.003
571.609.003
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu 20
chứng từ ghi sổ
số 0916 - Ngày 29/02/2008
Nội dung: Kết chuyển chi phí nhân công tháng 02/08
Nợ tài khoản: 154 -Chi phí SXKD dở dang
Đơn vị: đồng
STT
TK ghi Có
Tên tài khoản
Số tiền
1
622
Chi phí nhân công
571.609.003
Cộng
571.609.003
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu 21
Sổ cái tài khoản 622
Từ 01/02/2008 đến 29/02/2008
Đơn vị: đồng
CTGS
TKĐƯ
Tên TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
911
334
Phải trả người lao động
480.343.700
912
338
Phải trả phải nộp khác
91.265.303
916
154
CP SXKD dở dang
571.609.003
Dư đầu tháng
0
0
Phát sinh trong tháng
571.609.003
571.609.003
Luỹ kế phát sinh
571.609.003
571.609.003
Dư cuối tháng
0
0
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Tại Công ty 189, chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Chi phí vật tư phục vụ sản xuất.
- Chi phí tiền lương của nhân viên gián tiếp.
- BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương của công nhân viên gián tiếp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ sản xuất.
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất.
Các chi phí này khi phát sinh được hạch toán vào TK627 “ Chi phí sản xuất chung”, sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan theo tiêu thức: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Hạch toán chi phí vật tư phục vụ sản xuất
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, tại các phân xưởng khi có nhu cầu về vật tư, công cụ dụng cụ để phục vụ cho sản xuất chung của phân xưởng, thì những công cụ dụng cụ, vật tư đó sẽ được cấp phát cho các phâm xưởng đó bằng cách sử dụng quỹ vốn có ở kho.
Trong tháng 02 năm 2008, kho vật tư đã xuất kho nguyên vật liệu phục nhu cầu sản xuất chung theo phiếu xuất kho (Biểu 22).
Biểu 22
Phiếu xuất kho
số : XK221
Ngày 22 tháng 02 năm 2008
Tên người nhận : Đ/C Bảo
Lý do xuất : Sản xuất chung của phân xưởng
Xuất tại kho : Vật tư
TT
Mã VT
Tên quy cách
ĐVT
SL
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
1
KCL
Kìm cộng lực
Chiếc
5
104.000 (đ/c)
520.000
2
DBT
Dầu mỡ bôi trơn
Hộp
24
70.000 (đ/h)
1.680.000
3
QABH
Quần áo bảo hộ
Bộ
104
120.000 (đ/b)
12.480.000
Cộng
14.680.000
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người viết phiếu Người nhận Thủ kho
Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu để phục vụ sản xuất do Phòng Vật tư chuyển sang, kế toán ghi sổ chi tiết tài khoản 627 như sau:
Nợ TK627: 14.680.000
Có TK152: 14.680.000
* Hạch toán chi phí tiền lương của nhân viên gián tiếp
Chi phí về tiền lương của nhân viên gián tiếp trong Công ty gồm chi phí về tiền lương của bộ phần bảo vệ, thủ kho, hậu cần, vệ sinh công nghiệp, cán bộ kỹ thuật làm việc trực tiếp dưới phân xưởng. Tiền lương của nhân viên gián tiếp trong Công ty tính theo lương thời gian. Công nhân làm việc được chấm công theo bảng chấm công chi tiết. Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội…Theo quy định ngày công được tính 8h/1 ngày. Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công và mức lương cơ bản do hội đồng tiền lương quy định, kế toán tiến hành tính và trả lương cho nhân viên gián tiếp theo công thức:
Lương công nhân = Số công x Số tiền 1 công do Nhà nước quy định;
Trong tháng 02 năm 2008, tổng số công của công nhân viên gián tiếp phục vụ sản xuất tại phân xưởng 1 là 78 công. Số tiền một công là 71.654 đồng, khi đó:
Số lương công nhân gián tiếp của tổ 1 là: 78 x 71.654 = 5.589.012 đồng.
Cuối tháng kế toán lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, sau đó tổng hợp chi phí tiền lương trên tài khoản 334, tiến hành phân bổ cho các tài khoản. Phần lương của khối gián tiếp phân bổ cho TK627 được ghi theo bút toán:
Nợ TK627
Có TK334
Theo bảng phân bổ tiền lương theo thời gian (Biểu10) ta có:
Nợ TK 627: 98.177.990
Có TK334: 98.177.990
* Hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân nhân viên gián tiếp
Cuối tháng căn cứ vào các khoản tiền lương chính và tổng thu nhập của các bộ phận, các tổ sản xuất (Chính là khoản được kết chuyển và phân bổ từ TK334 cho TK627), kế toán lập bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ trong tháng, sau đó phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 627.
Trong tháng 02 năm 2008, tổng số tiền lương được phân bổ cho nhân viên gián tiếp vào Tk 627 là 98.177.990 đồng. Từ đó tính ra chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên gián tiếp mà Công ty phải chịu là :
Nợ TK 627: 18.653.818
Có TK 338: 18.653.818
* Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, Công ty trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian hay còn gọi là khâu hao đường thẳng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao trong tháng 02 năm 2008 tại Công ty như sau:
1. Số khấu hao đã trích tháng 01 năm 2008 tại Công ty là: 13.078.936 đồng. Trong đó:
- Phục vụ sản xuất: 10.046.278 đồng
- Phục vụ bán hàng: 925.023 đồng
- Phục vụ quản lý: 2.107.635 đồng
2. Tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng 01 năm 2008 tại Công ty như sau:
- Mua máy cắt nhôm phục vụ sản xuất, nguyên giá 324.860.000 đồng đưa vào sử dụng từ ngày 21 tháng 01 năm 2008.
- Thanh lý một thiết bị văn phòng ( máy tính) từ ngày 11 tháng 01 năm 2008, nguyên giá 8.294.000 đồng, thời gian sử dụng 4 năm.
3. Tình hình tăng, giảm TSCĐ trong tháng 02 năm 2008 tại Công ty là:
- Mua một máy uốn nhôm, nguyên giá 600.648.914 đồng, thời gian dự kiến sử dụng là 20 năm, đưa vào sử dụng ngày 17 tháng 02 năm 2008.
- Nhượng bán một thiết bị sản xuất, nguyên giá 29.740.000 đồng, thời gian sử dụng là 5 năm, đưa vào sử dụng từ ngày 12 tháng 02 năm 2008.
Từ tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng 02 năm 2008 trên ta có:
* Số khấu hao tăng trong tháng 02 năm 2008 tại Công ty là:
- Tại bộ phận sản xuất:
(đồng)
* Số khấu hao giảm trong tháng 02 năm 2008 tại Công ty là:
- Tại bộ phận sản xuất:
(đồng)
- Tại bộ phận quản lý:
(đồng)
* Số khấu hao phải trích trong tháng 2 năm 2008:
Nợ TK627: 12.607.084
Nợ TK641: 925.023
Nợ TK642: 2.051.896
Có TK214: 16.310.791
Căn cứ vào số tiền khấu hao mà doanh nghiệp trích trong tháng, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu 23).
Biểu 23
Bảng tính và phân bổ khấu hao
Tháng 02 năm 2008
Bảng phân bổ số 3
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao hay thời gian sử dụng
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK627 CPSXC
TK641 CPBH
TK642 CPQL
Nguyên giá
Số khấu hao
I. Số KH đã trích tháng trớc
13.078.936
10.046.278
925.023
2.107.635
II. Số KH tăng trong tháng
2.868.461
2.868.461
-
-
III. Số KH giảm trong tháng
363.394
307.655
-
55.739
IV. Số KH phải trích trong tháng này
16.310.791
12.607.084
925.023
2.051.896
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
* Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty bao gồm các chi phí về điện, nước... Các chi phí về dịch vụ mua ngoài của Công ty được tập hợp vào sổ chi tiết tài khoản 627 căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan như các hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, biên lai...
Trong tháng 02/20008 Công ty sử dụng 589 khối nước máy với đơn giá: 6.000 đ/khối. Chi phí về tiền nước trong tháng như Biểu 24.
Biểu 24
Hoá đơn tiền nước Mẫu số : 01 GTKT – 3LL
Giá trị gia tăng AX/2008B
Liên 2 : giao khách hàng 005398
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Đơn vị bán : Tổng Công ty cung cấp nước Hải Phòng
Địa chỉ : 9 - Đường Nguyễn Văn Linh – Hải Phòng
Số tài khoản :
Điện thoại : Mã số thuế : 0200611777
Tên khách hàng: Công ty 189 - BQP
Địa chỉ : Số 27 - Trường Chinh - Kiến An - Hải Phòng
Số tài khoản :
Điện thoại : 0313877739 Mã số thuế : 0200134794-1
STT
Đơn vị cung cấp
Số lượng
(khối)
Đơn giá
(đồng/khối)
Thành tiền
1
Nhà máy cấp nước Kiến An
589
6.000
3.534.000
Cộng tiền hàng
3.534.000
Thuế GTGT: 10%
353.400
Tổng cộng tiền thanh toán
3.887.400
Bằng chữ: Ba triệu, tám trăm tám mươi bảy nghìn bốn trăm đồng chẵn ./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ vào hoá đơn, kế toán tập hợp vào TK627 theo định khoản:
Nợ TK627 : 3.534.000
Nợ TK133 : 353.400
Có TK111,112,331.. : 3.887.400
* Kế toán các khoản chi phí khác bằng tiền:
Chi phí khác bằng tiền bao gồm các khoản chi phí phát sinh ngoài các khoản chi phí trên như chi phí tiếp khách, chi phí cho các hoạt động khác trong Công ty…
Trong tháng 02 năm 2008, Công ty mở hội thi cán bộ giỏi, tổng chi phí liên quan đến cuộc thi là 11.000.000 đ (thuế GTGT 10%).
Các chi phí phục vụ cuộc thi được thể hiện trong hoá đơn giá trị gia tăng (Biểu 25).
Biểu 25
Hoá đơn Mẫu số : 01 GTKT – 3LL
Giá trị gia tăng AX/2008B
Liên 2 : giao khách hàng 000386
Ngày 03 tháng 02 năm 2008
Đơn vị bán : Cửa hàng tạp hóa Kiến An Hải Phòng
Địa chỉ : 182 - Đường Trường Chinh – Hải Phòng
Số tài khoản :
Điện thoại : Mã số thuế :
Đơn vị mua : Công ty 189 - BQP
Địa chỉ : Số 27 - Trường Chinh - Kiến An - Hải Phòng
Số tài khoản :
Điện thoại : 0313877739 Mã số thuế : 0200134794-1
TT
Tên hàng hoá ,DV
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
(đồng)
1
Hoa tươi
Bó
20
50 (đ/b)
100.000
2
Đồng hồ lưu niệm
Chiếc
50
180.000(đ/c)
9.000.000
3
Nước, bánh kẹo
900.000
Cộng tiền hàng
10.000.000
Thuế GTGT: 10%
1.000.000
Tổng cộng tiền
thanh toán
11.000.000
Bằng chữ: Mười một triệu đồng chẵn ./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Chi phí này cũng được tập hợp vào tài khoản 627 như sau:
Nợ TK 627: 10.000.000
Nợ TK 133: 1.000.000
Có TK 111: 11.000.000
Tất cả các chi phí nói trên đều được ghi vào sổ chi tiết tài khoản 627 (Biểu 26). Cuối tháng, kế toán phân bổ chi phí chung cho từng sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Biểu 26
Sổ chi tiết tài khoản 627
Chi phí sản xuất chung
Từ ngày 01/02/2008 đến 29/02/2008
Đơn vị: đồng
CTGS
Số CT
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
Nợ
Có
0904
CS1527
08/02/08
Đ/C Bảo - TT tiền điện
1121
27.700.000
0902
CM845
09/02/08
Đ/C Thủy - TT tiền nước
1111
7.376.800
0902
CM846
10/02/08
Đ/C Loan - TT tiền CP thi TG
1111
8.760.300
0908
XK212
11/02/08
Đ/C Thiện - Lĩnh VT PVSX
152
14.680.000
....
...
...
...
...
...
...
0911
PB
29/02/08
PB chi phí tiền lương
334
98.177.990
0917
KC
29/02/08
KC chi phí SX chung
154
398.092.090
Dư đầu kỳ
0
0
Phát sinh trong kỳ
398.092.090
398.092.090
Luỹ kế phát sinh
398.092.090
398.092.090
Dư cuối kỳ
0
0
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Trong tháng 02 năm 2008 tổng chi phí sản xuất chung tập hợp được trên sổ chi tiết TK627 là: 398.092.090 đ, kế toán tiến hành phân bổ cho các sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho tàu TT12-08 như sau:
398.092.090
Tàu TT12-08 : x 1.240.478.720 = 183.104.315,8 (đ)
26.969.586.380
Căn cứ vào số chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm, kế toán lập bảng kê chứng từ ghi sổ (Biểu 27). Sau đó căn cứ vào bảng kê chứng từ ghi sổ, kế toán vào chứng từ ghi sổ (Biểu 28, biểu 29). Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán phản ánh vào sổ cái TK627 (Biểu 30).
Biểu 27
Bảng kê chứng từ ghi sổ
Số: 0917 Ngày 29/02/2008
Nội dung: Phân bổ chi phí sản xuất chung T02/08
Tài khoản ghi Có: 627 - Chi phí SX chung
Đơn vị: đồng
Số CT
Ngày
Diễn giải
TK Nợ
Chi tiết Nợ
Tiền
PB
29/02
PB CPSX chung tàu TT12-08
154
TCSB305
21.900.560
PB
29/02
PB CPSX chung xuồng CT20
154
TX646
4.120.000
...
...
....
...
...
...
Cộng
398.092.090
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu 28
Chứng từ ghi sổ
Số: 0917 Ngày 29/02/2008
Nội dung: Phân bổ chi phí sản xuất chung T02/08
Tài khoản ghi Nợ: 154 - Chi phí SX KD dở dang
Đơn vị: đồng
STT
Tài khoản ghi Có
Tến TK
Số tiền
1
627
Chi phí sản xuất chung
398.092.090
Cộng
398.092.090
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu 29
Chứng từ ghi sổ
Số: 0918
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Tài khoản ghi Nợ: 627- Chi phí sản xuất chung
Đơn vị: đồng
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Nợ
Có
1.Chi phí vật tư phục vụ sản xuất
627
14.680.000
152
14.680.000
2.Chi phí tiền lư ơng NV gián tiếp
627
98.177.990
334
98.177.990
3.CP BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo
lương NV gián tiếp
627
18.653.818
338
18.653.818
4.Chi phí khấu hao
627
12.607.084
214
12.607.094
5.Chi phí dịch vụ mua ngoài
627
154.973.188
111
95.016.920
331
59.956.268
6. Chi phí khác bằng tiền
627
99.000.000
111
99.000.000
Cộng
398.092.090
398.092.090
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu 30
Sổ cái tài khoản 627
Từ 01/02/2008 đến 29/02/2008
Đơn vị: đồng
CTGS
TKĐƯ
Tên TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
0902
1111
Tiền mặt
194.016.920
0906
331
Phải trả người bán
59.956.268
0908
152
Nguyên vật liệu
14.680.000
0909
2141
Hao mòn TSCĐ
12.607.084
0910.1
3382
Kinh phí công đoàn
1.963.560
0910.1
3383
Bảo hiểm xã hội
14.726.698
0910.1
3384
Bảo hiểm y tế
1.963.560
0911
334
Phải trả NVQLPX
98.177.990
0917
154
Chi phí SXKD dở dang
398.092.090
Dư đầu kỳ
0
0
Phát sinh trong kỳ
398.092.090
398.092.090
Luỹ kế phát sinh
398.092.090
398.092.090
Dư cuối kỳ
0
0
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người ghi sổ Kế toán trưởng
d. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí sản xuất, tài khoản sử dụng là TK154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” mở chi tiết cho từng sản phẩm. Tại Công ty, ngoài việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên sổ chi tiết TK154, kế toán còn mở các thẻ tính giá thành vừa để theo dõi từng loại chi phí phát sinh mỗi tháng, vừa để theo tổng hợp các chi phí phát sinh.
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cuối tháng được kế chuyển sang TK154 nhằm phục vụ cho việc theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và việc tính giá thành sản phẩm.
Cuối tháng kết chuyển theo bút toán sau:
BT1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu:
Nợ TK 154: 26.969.586.380
Có TK 621: 26.969.586.380
Đối với tàu TT12-08:
Nợ TK 154: 1.240.478.720
Có TK 621: 1.240.478.720
BT2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154: 517.609.003
Có TK 622: 517.609.003
Đối với tàu TT12-08:
Nợ TK 154: 35.073.661,2
Có TK 622: 35.073.661,2
BT3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154: 398.092.090
Có TK 627: 398.092.090
Đối với tàu TT12-08:
Nợ TK 154: 183.104.315,8
Có TK 627: 183.104.315,8
Biểu 31
Sổ chi tiết tài khoản: 154
Chi phí SXKD dở dang
Từ 01/02/2008 đến 29/02/2008
Tất cả các đối tượng chi tiết
Đối tượng chi tiết : Tàu TT12-08
Đơn vị: đồng
CTGS
Số CT
Ngày
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
0915
KC
29/02
KC chi phí NVL trực tiếp
621
1.240.478.720
0916
KC
29/02
KC chi phí NC trực tiếp
622
35.073.661,2
0917
KC
29/02
KC chi phí SX chung
627
183.104.315,8
0920
KC
29/02
KC giá vốn sản xuất
6322
1.458.656.697
Dư đầu kỳ
0
0
PS trong kỳ
1.458.656.697
1,458.656.697
Luỹ kế phát sinh
1.458.656.697
1.458.656.697
Dư cuối kỳ
0
0
Ngày 29 tháng 02 năm 2008Người ghi sổ Kế toán trưởng
Cuối mỗi tháng, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết các TK621, TK622, TK 627 chi tiết cho từng sản phẩm và bảng kê chứng từ ghi sổ phản ánh số chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản phẩm để tổng hợp chi phí sản xuất nhằm tính giá thành sản xuất cho các đối tượng tính giá thành đã được xác định và kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (biểu 32)
Biểu 32
Sổ cái tài khoản 154
Từ ngày 01/02/2008 đến 29/02/2008
TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Đơn vị: đồng
CTGS
TKĐƯ
Tên TKĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
0915
621
Chi phí NVL trực tiếp
26.969.586.380
0916
622
Chi phí NC trực tiếp
571.609.003
0917
627
Chi phí SX chung
398.092.090
0920
6322
Giá vốn sản xuất
27.939.287.473
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Luỹ kế phát sinh
Dư cuối kỳ
0
0
27.939.287.473
27.939.287.473
27.939.287.473
27.939.287.473
0
0
Ngày 29 tháng 02 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng
3. Tính giá thành sản phẩm
a. Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty 189
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành ở một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Tại Công ty 189 Bộ Quốc phòng, sản phẩm dở dang là các con tàu, xuồng đang trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao cho khách hàng. Do Công ty tính giá thành sản phẩm theo từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng nên các sản phẩm dở dang được theo dõi trên các phiếu tính giá thành sản phẩm và trên sổ chi tiết tài khoản 154. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi bắt đầu sản xuất đến thời điểm kiểm kê đánh giá.
b. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành ở Công ty 189
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu giản đơn nên đối tượng tính giá thành của Công ty được xác định là các sản phẩm hoàn thành hoặc các đơn đặt hàng của khách hàng.
Kỳ tính giá thành tại Công ty được xác định là khi sản phẩm sản xuất hoàn thành bàn giao cho khách hàng.
c. Phương pháp tính giá thành tại Công ty 189
Trên cơ sở số liệu tổng hợp về chi phí sản xuất, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng được lập một phiếu tính giá thành. Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng được lập cho từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng từ khi phòng kế toán nhận được hợp đồng kinh tế và lệnh sản xuất, toàn bộ hồ sơ đó được lưu trữ trong suốt quá trình sản xuất. Khi sản phẩm chưa hoàn thành phiếu tính giá thành có tác dụng như các báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang, khi sản phẩm sản xuất hoàn thành và bàn giao cho khách hàng thì nó thể hiện rõ thời điểm bàn giao, giá thành sản phẩm, giá bán và lợi nhuận gộp của sản phẩm.
Tại Công ty, tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “ được mở chi tiết cho từng sản phẩm chính là các phiếu tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. Giá thành theo từng đơn đặt hàng được theo dõi theo từng khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản phẩm chính là tổng chi phí luỹ kế từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất đến khi hoàn thành, bàn giao. Trong tháng 02 năm 2008 có một sản phẩm hoàn thành. Đó là tàu TT12-08. Thẻ tính giá thành tàu TT12-08 (Biểu 33) và phiếu tính giá thành tàu TT12-08 (Biểu 34) có mẫu như sau:
Biểu 33
Thẻ tính giá thàn sản phẩm
Ngày 29/02/2008
Tên sản phẩm: Tàu TT12-08
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Tổng số tiền
Chia ra các khoản mục
NVLTT
NCTT
SXC
1. CPSX DD đầu kỳ
0
0
0
0
2. CPXS PS trong kỳ
1.458.656.697
1.240.478.720
35.073.661
183.104.316
3. Giá thành SP trong kỳ
1.458.656.697
1.240.478.720
35.073.661
183.104.316
4. CPSX DD cuối kỳ
0
0
0
0
Ngày 29 tháng 02 năm 200
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Biểu 34
Phiếu tính giá thành sản phẩm
Ngày 29/02/2008
Tên sản phẩm: Tàu TT12-08
Ngày khởi công: 01/02/2008
Ngày xuất xưởng: 29/02/2008
Đơn vị: đồng
Khoản mục chi phí
CPSX DD đầu kỳ
CPSX PS trong kỳ
CPSX DD cuối kỳ
Tổng giá thành
1. NVL trực tiếp
0
1.240.478.720
0
1.240.478.720
2. NC trực tiếp
0
35.073.661
0
35.073.661
3. Sản xuất chung
0
183.104.316
0
183.104.316
Cộng:
0
1.458.656.697
0
1.458.656.697
Ngày 29 tháng 02 năm 200
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Chương II
Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 - Bộ Quốc phòng
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 - Bộ Quốc phòng
Như chúng ta đã biết, sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kì phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Việc sản xuất hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu của con người là vô cùng quan trọng. Để sản xuất ra các mặt hàng theo nhu cầu đó, nhất thiết cần có sự chi tiêu về chi phí. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí. Biết rõ và chính xác được chi phí cần chi tiêu để sản xuất ra sản phẩm là một điều quan trọng hàng đầu, vì từ chi phí đó ta có thể xác định được cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất, giúp doanh nghiệp nắm chính xác về các khoản chi phí là vô cùng quan trọng.
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần thiết với tất cả các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, Công ty 189 - Bộ Quốc phòng cũng cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán trên để đảm bảo kế toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để cung cấp thông tin kịp thời cho quản trị doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị mới có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn về các chiến lược giá thành, kinh doanh để thu được lợi nhuân cao nhất, giúp doanh nghiệp phát triển, nâng cao đời sống của công nhân trong chính doanh nghiệp đó.
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trước hết là sự hoàn thiện ở việc tính và các phương pháp hạch toán các chi phí. Tính đúng, tính đủ và hợp lý là phương châm cần đạt được của việc hoàn thiện này. Từ các chi phí đó tổng hợp và tính giá thành của sản phẩm chính xác sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn chính xác về sản phẩm của doanh nghiệp mình tạo ra. Nếu giá thành đó quá cao hoặc quá thấp có thể có các biện pháp điều chỉnh phù hợp, để những sản phẩm sau có giá thành thích hợp, có sức cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường cao.
Công ty 189 - Bộ Quốc phòng là một Công ty vừa đóng mới, sửa chữa tàu thủy, vừa cung cấp dịch vụ về vật tư kim khí. Do đặc thù nghề nghiệp nên chi phí nguyên vật liệu bỏ ra là rất lớn. Mặt khác, với lượng công nhân tham gia vào quá trình sản xuất và quản lý tại Công ty khoảng 500 người, nên chi phí tiền lương cũng là một khoản chi phí không nhỏ. Kèm theo đó là các máy móc, kỹ thuật phục vụ sản xuất hiện đại, đắt tiền, khiến cho việc trích khấu hao với chi phí lớn diễn ra hàng năm. Kéo theo đó là chi phí sản xuất chung lớn, điều đó khiến cho việc tính toán đúng, đủ tất cả các khoản chi phí trong Công ty là vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng đến rất nhiều mặt khác trong chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty.
Mặt khác, giá thành có lẽ là sự quan tâm hàng đầu song song với vấn đề về chất lượng. Tuy nhiên nếu một sản phẩm có chât lượng rất cao, kéo theo đó là một cái giá cũng cao không kém thì đó chưa phải là sản phẩm tối ưu, nhất là trong tình hình kinh tế Việt Nam ta hiện nay. Vì vậy, giảm thiểu chi phí, giảm giá thành, giảm giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu được nhiều đơn đặt hàng, dẫn đến lợi nhuận cao đó là mục tiêu hàng đầu đối với Công ty 189.
Ngoài ra, vì Công ty 189 là Công ty đóng tàu trực thuộc Bộ Quốc phòng. Nên đa số công nhân đều là công nhân Quốc phòng. Nên việc quan tâm đến đời sống của công nhân luôn là phương châm của Công ty. Tính đúng, đủ, kịp thời các khoản lương công nhân nhận được hàng tháng là điều quan trọng. Ngoài ra, việc tính chi phí là hạch toán giá thành được hoàn thiện góp phần nâng cao năng suất, lợi nhuận, từ đó, lương công nhân cũng có thể được tăng cao hơn, đảm bảo tốt hơn đời sống của họ.
Từ những lý do trên, ta có thể thấy việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là hết sức cần thiết không chỉ đối với Công ty 189 nói riêng mà với hầu hết các doanh nghiệp nói chung. Nó đang được diễn ra hàng ngày hàng giờ, qua thực tế công tác kế toán tại Công ty sao cho ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu thực tế và đòi hỏi của thị trường, nhất là thị trường đóng tàu và cung cấp dịch vụ vật tư kim khí đang lớn mạnh ở nước ta.
II. Nhận xét đánh giá chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 - Bộ Quốc phòng
1. Những ưu điểm trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 – Bộ Quốc phòng
Nhìn chung, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 là tương đối đầy đủ, đáp ứng được chính xác nhu cầu cung cấp thông tin về chi phí và giá thành cho nhà quản lý cũng như các khách hàng có đơn đặt hàng với Công ty, tạo uy tín lớn cho Công ty.
Quá trình hạch toán của Công ty tuân theo những quy định chung, bắt buộc của Nhà nước, tạo nên một khung chung và dễ hiểu cho bất kì ai muốn hiểu và biết về quá trình hạch toán của Công ty. Đây là một điều quan trọng cho chính doanh nghiệp trong việc thực hiện quá trình hạch toán một cách tuần tự, dễ dàng, tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra. Chính bởi sự rõ ràng, dễ hiểu của quá trình hạch toán dẫn đến việc dễ dàng trong việc sửa chữa những sai sót nếu có trong Công ty. Và qua đó, nhà quản lý cũng dễ dàng tìm thấy sự ràng buộc, mối liên hệ giữa các khoản chi phí, vì vậy sẽ có những chính sách hợp lý, đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, ngoài việc thực hiện những quy định chung của Nhà nước trong quá trinh hạch toán, Công ty cũng có sự sáng tạo trong công tác kế toán, dẫn đến quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có những điểm đặc trưng riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Ví dụ như việc không sử dụng Tài Khoản 153 “ Công cụ dụng cụ” để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của công cụ, dụng cụ mà theo dõi ngay trên tài khoản 152 “ Nguyên vật liệu”. Đây là sự khác biệt đối với hầu hết các doanh nghiệp khác. Có điều này là do hầu hết các công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp sử dụng đều có giá trị rất lớn, chi phí cho nó chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng chi phí để sản xuất một sản phẩm đó là một con tàu. Vì vậy, điều này đã ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí vật tư phục vụ sản xuất.. Đó là:
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, tại các phân xưởng khi có nhu cầu về vật tư, công cụ dụng cụ để phục vụ cho sản xuất chung của phân xưởng, thì những công cụ dụng cụ, vật tư đó sẽ được cấp phát cho các phân xưởng đó bằng cách sử dụng quỹ vốn có ở kho, hoặc nếu ở kho chưa có sẽ báo cán bộ cung ứng đi mua trực tiếp. Căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu để phục vụ sản xuất do phòng Vật tư chuyển sang, hoặc các hóa đơn mua hàng, kế toán ghi sổ chi tiết tài khoản 627như sau:
Nợ TK627
Có TK152
Đối với vật tư mua ngoài phục vụ cho phân xưởng, khi có hoá đơn mua hàng về thì hạch toán thẳng vào tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”.
Nợ TK627
Có TK111,112,141,331,..
Ngoài ra, kế toán tại Công ty cũng rất cẩn thận và đầy đủ, kịp thời trong quá trình tính lương và các khoản trích theo lương. Vì việc này liên quán trực tiếp đến đời sống của các công nhân sản xuất trong Công ty. Đây cũng là một việc quan trọng để khích lệ anh em công nhân viên trong Công ty lao động tốt hơn, đạt năng suất cao hơn, và thực hiện tốt phương châm của Công ty đó là đặt lợi ích của công nhân lên hàng đầu. Kế toán tính đầy đủ các khoản lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền bảo hiểm… của công nhân, và các cán bộ phát lương cũng có công tác phát lương nhanh, kịp thời đến các công nhân. Đây là một việc làm rất quan trọng trong quá trình quyết toán và kiểm tra chi phí thực có tại Công ty vào một thời điểm nhất định, tranh lượng tiển ảo trong két cao trong khi lương công nhân chưa trả đúng thời hạn. Mặt khác, không chỉ với công nhân trực tiếp làm công tác sản xuất sản phẩm mới được Công ty quan tâm kịp thời mà các công nhân viên gián tiếp như của bộ phần bảo vệ, thủ kho, hậu cần, vệ sinh công nghiệp, cán bộ kỹ thuật làm việc trực tiếp dưới phân xưởng cũng được Công ty quan tâm kịp thời cả về mặt vật chất và tinh thần. Việc tính công cho các công nhân này được thực hiện bằng các bảng chấm công rõ ràng, đúng theo quy định, và chính xác. Nói chung, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công nhân nói chung trong Công ty được quan tâm đặt lên hàng đầu, đúng như trong các hợp đồng đã thỏa thuận với công nhân.
2. Một số tồn tại cần khắc phục trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 189 – Bộ Quốc phòng
Trên đây là những ưu điểm trong hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty 189 - Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực chỉ ra ở trên Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:
Thứ nhất: Về việc tính giá xuất kho, Công ty đã lựa chọn phương pháp tính theo giá thực tế bình quân gia quyền và được tính riêng biệt cho từng loại vật liệu. Cuối tháng căn cứ vào số liệu tồn đầu kỳ của nguyên vật liệu, lượng nhập trong kỳ, trị giá nhập trong kỳ kế toán lập bảng tính đơn giá bình quân cho mỗi loại vật liệu xuất kho trong kỳ. Cách tính này tuy đơn giản, ít tốn công sức, nhưng vì giá đơn vị bình quân cả kì dự trữ được xác định sau khi kết thúc kì hạch toán (cuối tháng) nên đã ảnh hưởng đến công tác quyết toán. Mà công tác quyết toán nhanh và chính xác ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công sản xuất, nhất là trong ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy - một ngành nghề cần uy tín và sự chính xác rất cao.
Thứ hai: Trong công nghiệp tàu thủy, các máy móc thiết bị sử dụng để đóng mới và sửa chữa tàu đề là những máy móc hiện đại, có giá trị lớn. Nhưng sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới nhanh như vũ bão, mà hầu hết các sản phẩm máy móc về đóng tàu của tất cả các nhà máy của nước ta là máy móc nhập khẩu, chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, tại Công ty sử dụng việc tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian hay khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tâng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó lại tồn tại một nhược điểm là việc tính khấu hao này dẫn đến việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ kỹ thuật) nên doanh nghiệp không có điều kiện đầu tư tài sản cố định mới. Điều này rất dễ dẫn đến sự lạc hậu về máy móc thiết bị, giảm cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba: về việc hạch toán công cụ dụng cụ hiện nay của Công ty cũng cần được xem xét thêm. Tuy Công ty đã có những thay đổi về công tác hạch toán để phù hợp với điều kiện đặc trưng riêng của mình nhưng việc không sử dụng tài khoản 153 “ Công cụ dụng cụ” là chưa hoàn toàn thích hợp. Bởi vì mặc dù do đặc điểm ngành nghề, các công cụ dụng cụ xuất dùng thường có giá trị lớn, tuy nhiên vẫn có những công cụ có giá trị nhỏ như găng tay, búa, kìm…không thể hạch toán trên TK 152.
Thứ tư, về việc áp dụng máy tính vào kế toán
Tuy Công ty đã có phần mềm kế toán riêng do Công ty đã thuê kỹ sư tin học kết hợp với các nhân viên kế toán để lập với chi phí rất cao, nhưng trên thực tế việc sử dụng kế toán máy còn rất nhiều hạn chế do chưa có sự đồng đều về dây chuyền sử dụng máy tính ở Công ty, nên việc sử dụng kế toán máy có chăng chỉ là nhập, lưu các số liệu một cách thủ công vào máy tính. Điều này đang tồn tại như một thực trạng ở hầu hết các Công ty. Đây là một vấn đề cần được quan tâm bởi vì nếu còn tiếp diễn tình trạng này có nghĩa Công ty đang lãng phí một tiềm năng.
Thứ năm, về trình độ nhân viên kế toán
Hầu hết các nhân viên kế toán tại Công ty đều là những nhân viên lâu năm có kinh nghiệm trong nghề, hiểu rõ đặc điểm ngành nghề của Công ty. Tuy nhiên khoa học ngày càng phát triển, việc vận dụng kế toán máy là hết sực cần thiết. Mà như đã nêu ở trên, phần mềm kế toán mà Công ty đã bỏ một chi phí rất lơn để lập lên chưa được các nhân viên kế toán sử dụng triệt để. Vì vậy, trình độ nhân viên kế toán cũng là một vấn đề nữa đặt ra đối với nhà quản lý của Công ty.
III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty 189 - Bộ Quốc phòng
Thứ nhất, về việc tính giá xuất kho tại Công ty
Như đã nhận xét ở trên, việc tính giá xuất kho của Công ty thực hiện theo phương pháp tính bình quân gia quyền và tính riêng cho từng loại. Thực tế điều này chưa hợp lý, nó dẫn đến sự chậm chễ trong quá trình quyết toán tại Công ty. Theo em, Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá xuất kho là phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này vừa đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán vừa phản ánh được tình hình biến động của giá cả. Sau mỗi lần hàng nhập kho, kế toán lại tiến hành tính toán lại giá bình quân. Như vậy có thể báo giá ngay sau mỗi lần nhập kho, phục vụ cho quá trình ghi chép kịp thời, tránh thiếu sót. Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập được tính như sau:
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá trị thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng hàng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
Ví dụ: Tình hình tồn kho, nhập, xuất nhôm tấm 3 ly trong kho I tháng 2 năm 2008 như sau:
Tồn đầu kì: 1.000 kg, đơn giá 92.100 đ/kg.
Tăng, giảm trong kì:
- Ngày 05/02 nhập 3.000 kg, đơn giá 92.000 đ/kg.
- Ngày 06/05 nhập 1.000 kg, đơn giá 92.200 đ/kg.
- Ngày 10/02 xuất 3.500 kg
- Ngày 12/02 xuất 500 kg.
- Ngày 25/02 nhập 3.000 kg, đơn giá 92.500 đ/kg.
- Ngày 26/02 xuất 2.000 kg.
Tồn cuối kỳ 2.000 kg.
Giá mua tôn tấm 3 ly trong kì là giá chưa có thuế GTGT, Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nếu áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân gia quyền như Công ty vẫn áp dụng thì giá đơn vị bình quân cả kì dự trữ được tính như sau:
Đơn giá bình quân là:
(đ/kg)
Từ đó ta suy ra giá thực tế hàng xuất là:
- Ngày 10/02: 3.500 x 92.225 = 322.787.500 (đ)
- Ngày 12/02: 500 x 92.225 = 46.112.500 (đ)
- Ngày 26/02: 2.000 x 92.225 = 184. 450.000 (đ)
Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ:
2.000 x 92.225 = 184. 450.000 (đ)
Còn theo phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập thì giá thực tế hàng xuất:
- Ngày 05/02, đơn giá bình quân là:
(đ/kg)
- Ngày 06/02, đơn giá bình quân là:
(đ/kg)
Giá thực tế xuất kho:
- Ngày 10/02: 3.500 x 92.060 = 322.210.000 (đ).
- Ngày 12/02: 500 x 92.060 = 46.030.000 (đ).
Giá đơn vị bình quân ngày 25/02:
(đ/kg)
Giá thực tế xuất ngày 26/02: 2.000 x 92.390 = 184.780.000 (đ).
Giá thực tế hàng tồn cuối kỳ: 2.000 x 92.390 =184.780.000 (đ)
Từ ví dụ trên ta thấy, nếu Công ty sử dụng phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập tuy khối lượng tính toán lớn, sau mỗi lần nhập kho, kế toán phải tiến hành tính lại giá xuất kho, tuy nhiên nó đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán và phản ánh được tình hình biến động của giá cả. Điều này rất quan trọng đối với việc tính giá và ra quyết định của ban quản trị trong Công ty, nhất là trong tình hình đất nước ta đang có sự biến động lớn về giá cả.
Thứ hai, về việc trích khấu hao tài sản cố định tại Công ty 189
Trên thực tế, Công ty 189 - Bộ Quốc phòng đã và đang sử dụng phương pháp tính khấu hao đề theo thời gian hay khấu hao theo đường thẳng. Như đã nêu ở trên, phương pháp này tuy ngày nay đang được sử dụng rộng rãi, nó có tác dụng thúc đẩy Công ty nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, thực tế là công việc đóng tàu với các hóa đơn đặt hàng không nhiều như sản xuất các hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng, nên việc thúc đẩy nâng cao số lượng sản phẩm không phải là mục tiêu hàng đầu của Công ty. Mà một thực tế là, Công ty cần phải sử dụng những máy móc hiện đại, công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, Công ty nên sử dụng khấu hao theo theo phương pháp số thư giảm dần có điều chỉnh. Sở dĩ phương pháp này phù hợp với Công ty 189 là do nó phù hợp với các Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới mà tài sản cố định có tốc độ hao mòn vô hình cao đòi hỏi phải khấu hao, thay thế và đổi mới nhanh nhằm theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Công ty xác định thời gian sử dụng vủa TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính).
+ Bước 2: Xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ:
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tỉ lệ khấu hao nhanh
=
x
Trong đó, tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Hệ số điều chỉnh
Tỉ lệ khấu hao
nhanh
Tỉ lệ KH TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
=
x
Hệ số điều chỉnh được xác định căn cứ vào chu kì đổi mới của máy móc, thiết bị. Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ quy định trong bảng như sau:
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm
1,5
Trên 4 đến 6 năm
2,0
Trên 6 năm
2,5
Năm cuối khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia (:) cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Thứ ba, về việc hạch toán công cụ dụng cụ hiện nay của Công ty
Tuy Công ty đã có những thay đổi về công tác hạch toán để phù hợp với điều kiện đặc trưng riêng của mình nhưng việc không sử dụng tài khoản 153 “ Công cụ dụng cụ” là chưa hoàn toàn thích hợp. Bởi vì mặc dù do đặc điểm ngành nghề, các công cụ dụng cụ xuất dùng thường có giá trị lớn, tuy nhiên vẫn có những công cụ có giá trị nhỏ như găng tay, búa, kìm…không thể hạch toán trên TK 152. Vì vậy, để phù hợp, Công ty nên mở TK153 “ Công cụ dụng cụ “ để theo dõi tình hình biến động của công cụ dụng cụ cả về chỉ tiêu hiện vật lẫn giá trị. Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như búa, kìm , găng tay... khi xuất dùng, kế toán có thể hạch toán ngay vào TK627 theo định khoản:
Nợ TK627
Có TK153
Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị lớn phải phân bổ, khi xuất dùng kế toán xác định số lần dự kiến sử dụng, sau đó phân bổ cho từng lần sử dụng theo công thức:
Giá trị CCDC Trị giá CCDC Số lần
phân bổ = x sử dụng
trong tháng Số lần dự kiến sử dụng trong tháng
Khi xuất kho CCDC có giá trị lớn kế toán ghi:
Nợ TK142
Có TK153
Căn cứ vào giá trị CCDC phân bổ cho từng tháng, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TK627 theo định khoản:
Nợ TK627
Có TK142
Thứ tư, về việc áp dụng máy tính vào kế toán
Để hạn chế việc lãng phí chi phí vào phần mềm kế toán máy, Công ty nên chú ý đến việc khai thác, sử dụng tối đa khă năng, năng suất của máy tính và phần mềm kế toán bằng các cách như tăng cường hoạt động của nhân viên hướng dẫn và phụ trách tin học trong Công ty, nhằm giúp hướng dẫn cho các nhân viên kế toán sử dụng thành thạo kế toán máy. Ngoài ra, Công ty cũng nên chú ý đến sự tự động hóa ở nhiều khâu, sử dụng máy tính không chỉ riêng cho kế toán mà rộng rãI ở nhiều phòng ban khác để thuận tiện cho việc kiểm tra thông tin, nhập số liệu và sử dụng phần mềm kế toán trong Công ty.
Thứ năm, về trình độ nhân viên kế toán
Mặc dù hầu hết các nhân viên kế toán tại Công ty đều là những nhân viên lâu năm có kinh nghiệm trong nghề, hiểu rõ đặc điểm ngành nghề của Công ty, nhưng do khoa hoc kỹ thuật luôn luôn phát triển, sự biến đổi là không ngừng nên việc thường xuyên trau dồi kiến thức mới về kế toán là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên kế toán. Vì vậy, Công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi, các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc hợp tác với các trường đại hoc, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong khu vực mở cá buổi học về kế toán. Kế toán trưởng cũng như những cán bộ phụ trách về tài chính của Công ty cũng nên thường xuyên quan tâm đến sự thay đổi của các quy định về tài chính, từ đó thu thập, thông báo đến các nhân viên trong phòng kế toán để tránh tình trạng làm sai quy định.
Kết luận
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu hết sực quan trọng trong các đơn vị sản xuất, nhất là trong thời kì hội nhập kinh tế Quốc tế ngày nay. Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế thì việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, việc ban hành chế độ kế toán mới áp dụng cho các doanh nghiệp là việc làm cần thiết, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới của nền kinh tế. Công ty 189 đã áp dụng chế độ kế toán mới và đã có nhiều vận dụng sáng tạo để phù hợp với đặc điểm ngành nghề trong việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy bước đầu còn nhiều khó khăn song nhìn chung Công ty đã thực hiện khá tốt công tác hạch toán kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác hạch toán kế toán nói chung tại Công ty 189 được coi là những sai sót không thể tránh khỏi trong bước đầu thực hiện đổi mới công tác kế toán.
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Đức Vinh và các cán bộ phòng kế toán của Công ty, cùng với sự cố gắng của bản thân em đã hoàn thành báo cáo thực tập này. Trong báo cáo thực tập này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Đức Vinh và các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, cán bộ phòng kế toán Công ty 189 Bộ quốc phòng đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, chủ biên PGS TS Nguyễn Thị Đông, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003.
3. Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, PGS TS Nguyễn Văn Công, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.
4. Các bài giảng về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
5. Các hoá đơn chứng từ sổ sách tại Phòng Kế toán – Tài chính tại Công ty 189 – Bộ Quốc phòng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33243.doc