Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bánh kẹo Hải Hà

Hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang tổ chức và vận dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ, do đặc điểm của sổ này là thể hiện đa năng trên một sổ và vì vật rất khó mã hoá trên máy gây ra không ít khó khăn trong công tác kế toán. Dể khắc phục được khó khăn này đồng thời đưa công nghệ thông tin áp dụng vào trong công ty một cách nhanh chóng, Công ty cần xây dựng hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của donh nghiệp và thuận lợi cho việc sử dụng máy tính. Hình thức sổ kế toán phù hợp là điều kiện tốt cho việc phản ánh ghi chép các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị . Mặt khác, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích các thông tin đã được phản ánh trên sổ kế toán giúp cho các nhà doanh nghiệp đưa ra được quyết định chính xác , kịp thời và cung cấp thông tin một cách hiệu quả cho những người quan tâm. Hiện nay công ty đang tổ chức và vận dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ . Do đặc điểm của hình thức sổ này là khó mã hoá trên máy tính và vì vậy việc áp dụng hệ thống máy tính vào công tác tại Công ty gặp nhiều khó khăn . Nếu Công ty áp dụng hệ thống sổ mới là Nhật ký chung , kết hợp với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ cao và nhiều năm kinh nghiệm sẽ tạo điêù kiện tốt hơn cho công tác kế toán của đơn vị , vì hình thức sổ nhật ký chung dễ làm, dễ hiểu và thuận lợi cho việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán . Vì vậy cùng với việc xây dựng hệ thống kế toán máy phục vụ cho công tác kế toán , trong thời gian tới Công ty nên áp dụng hình thức sổ mói là sổ Nhật ký chung .

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên vật liệu được ghi trên một dòng sổ ). Số liệu tổng cộng trên sổ này được sử dụng để ghi vào bên có Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 ( Biểu số 4) Như vậy, chi tiết việc xuất NVL sẽ được theo dõi chi tiết ở sổ chi tiết xuất nguyên vật liệu . Tổng hợp chi tiết của sổ chi tiết xuất vật liệu sẽ được thể hiện ở bên có Bảng tổng hợp phát sinh TK 152 để dùng vào bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7. Sổ chi phí NVL phải được hoàn thành trước bảng tổng hợp phát sinh TK 152 vì công ty hạch toán chi phí NVLTT theo định mức nên phần vượt hoặc tiết kiệm được so với định mức có liên quan đến TK 136, TK 336 chỉ khi hoàn thành sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, xác định phần vượt hoặc tiết kiệm đó thì kế toán nguyên vật liệu mới hoàn thành được bảng tổng họp phát sinh TK 152. Các thông tin liên quan đến khoản mục chi phí NVLTT sẽ được theo dõi trên sổ cái tài khoản 621 ( biểu số 140). Loại sổ này được mở vào cuối mỗi tháng căn cứ vào tổng phát sinh bên có TK 621 trên NKCT số 7, và chi tiết số phát sinh bên Nợ đối ứng với các TK khác . * Hạch toán chi phí nhân công trực tiệp: Tại công ty bánh kẹo Hải Hà, CPNCTT bao gồm : - Chi phí về tiền lương - Các khoản trích theo lương Với các khoản CPNCTT, kế toán chỉ theo dõi số tổng cộng và chi trả cho toàn bộ xí nghiệp . Còn việc tính trả lương cho từng người của xí nghiệp sẽ do nhân viên thống kê theo dõi tiền lương tại xí nghiệp thực hiện dựa trên bản chấm công , sổ theo dõi lao động , bảng kê sản phẩm hoàn thành và bảng đơn giá lương khoán . Số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của toàn Công ty , kế toán theo dõi trên bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ( Biểu số 7) Quá trình hạch toán CPNCTT như sau : * Hạch toán chi phí về lương : + Khoản "lương " Khoản chi phí về "lương" tại công ty bánh kẹo Hải Hà được hạch toán cho từng loại sản phẩm theo đơn giá tiền lương định muức đã được xây dựng cho từng loại sản phẩm đó và sản lượng thực tế của sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng trong kỳ . Cuối tháng, khi nhận được bảng quyết toán định mức lương của các xí nghiệp gửi lên, kế toán tiến hành đối chiếu với báo cáo kết quả sản xuất và định mức đã được xây dựng ... để xác định tính đúng đắn của bảng quyết toán này . Biểu số 5 Bảng quyết toán định mức lương Xí nghịêp kẹo . Tháng 07 năm 2002 TT Chủng loại sản phẩm SL (Kg) G1 G2 G3 G4 G5 G6 Đ.G.L Lương (đ) ... 7 Kẹo Cherry 8.560 600,39 47,83 17,52 7,03 8,1 5 685,87 5.871.047 8 Kẹo nhân dứa 3.800 500,4 41,54 16,02 6,73 7,8 5 577,49 2.184.462 9 Kẹo sữa mềm 16.000 807,95 51,23 18 9,2 8,6 5,2 900,18 14.402.880 Tổng cộng 430.258 264.608.670 Trong đó : Cột Đ.G.L là đơn giá tiền lương định mức cho sản phẩm Cột G1 là đơn giá lương công nhân sản xuất chính Cột G2 là đơn giá lương công nhân phục vụ Cột G3 là đơn giá lương lao động gián tiếp Cột G4 là đơn giá lương công nhân vệ sinh Cột G5 là đơn giá lương công nhân trực sớm Cột G6 là đơn giá lương công nhân dự phòng . Đ.G.L = G1 + G2 + G3 + G4 + G5 + G6 Tất cả các đơn giá lương đều tính theo đồng kg Cột lương là số tiền lương khoán cho từng sản phẩm trong kỳ Lương = sản lượng * Đ.G.L Căn cứ vào bảng quyết toán định mức lương , kế toán tính và lập ra bảng thanh toán lương khoán cho từng xí nghiệp ( Biểu số 6) Biểu số 6 : Công ty bánh kẹo Hải Hà Bảng thanh toán lương khoán Tháng 7 năm 2002 STT Chủng loại sản phẩm Sản lượng (Kg) Đ.G.L(đ/kg) Lương (đ) ... 7 Kẹo Chery 8.560 685,87 5.871.047 8 Kẹo nhân dứa 3.800 577,49 2.194.462 9 Kẹo sữa mềm 16.000 900,18 14.402.880 ... Cộng 430.258 264.608.670 Ví dụ : Theo bảng quyết toán định mức lương và bảng thanh toán lương khoán thì khoản "Lương " công ty phải trả cho xí nghiệp bánh kẹo về sản phẩm kẹo nhân dứa là 2.194.462đ, khoản này sẽ được ghi vào cột "lương" dòng "kẹo nhân dứa" theo bút toán " theo bút toán : Nợ TK 622 - kẹo nhân dứa 2.194.462 Có TK 334 2.194.462 + Khoản phụ cấp : Căn cứ vào mức phụ cấp của từng xí nghiệp do văn phòng theo dõi , tính toán và gửi lên phòng kế toán , kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức lương khoán sản phẩm Ví dụ : Tháng 07/2002 văn phòng đã tính được tổng mức phụ cấp phải trả cho xí nghiệp kẹo là 13.230.434đ Tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 264.608.670 đ Chi phí lương khoán của sản phẩm kẹo nhân dứa là 2.194.462đ Vậy theo công thức trên máy tính sẽ tính được khoản phụ cấp phân bổ cho kẹo nhân dứa là 109.723đ. Kết quả này được ghi vào cột "phụ cấp "dòng kẹo nhân dứa trong bảng phân bổ số 1 theo bút toán : Nợ TK 622 kẹo nhân dứa 109.723 Có TK 334 109.723 + Khoản "khác " Các khoản khác là những chi phí trả cho công nhân (ngoài hai khoản lương và phụ cấp đã nêu ở trên)như tiền thưởng năng suất,tiền lĩnh ngày lễ , tết Căn cứ vào báo cáo tập hợp các khoản khác của từng xí nghiệp , hoặc theo quyết định của ban giám đốc Công ty ... kế toán sẽ tập hợp các khoản này theo từng xí nghiệp rồi tiến hành phân bổ cho từng loại sản phảam theo chi phí lương khoán của các loại sản phẩm đó. Tổng các khoản khác của XN Sản xuất cho sản phẩm loại (i) Chi phí lươngkhoán Khoản khác = ------------------------------------- x của sản phẩm loại (i) Phân bổ cho Tổng chi phí lương khoán của Sản phẩm loại (i) XN sản xuất sản phẩm loại (i) Ví dụ : Tháng 7 năm 2002 tổng các khoản phải trả cho xí nghiệp kẹo là 92.613.035đ, theo công thức trên máy tính sẽ phân bổ cho kẹo nhân dứa được 768.062đ Khoản này sẽ được ghi vào dòng " Kẹo nhân dứa " cột " khác " trong bảng phân bổ số 1 . Như vậy , tổng chi phí về lương sẽ sẽ bao gồm 3 khoản : Lương, phụ cấp, khoản khác . Với kẹo nhân dứa tổng chi phí về lương là 3.072.247đ, khoản chi phí này sẽ được ghi vào cột " tổng cộng 334" dòng kẹo nhân dứa" của babgr phân bổ số 1 theo bút toán : Nợ TK 622 - kẹo nhân dứa 3.072.247 Có TK 334 3.072.247 Hạch toán các khoản trích theo lương vào chi phí nhân công trực tiếp Theo chế độ hiện hành ngoài chi phí về tiền lương , công ty còn phải trích vào CPNCTT các khoản bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn theo một tỷ lệ nhất định. BHXH được trích 15% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất BHYTế được trích 2% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất KPCĐ được trích 2% tổng tiền lương thực tế củae công nhân sản xuất Tiền lương cơ bản được tính cho từng xí nghiệp căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất trong xí nghiệp đó . Trên cơ sở đó , kế toán sẽ phân bổ các khoản trích theo lương này cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoans của công nhân trực tiếp sản xuất Tổng BHXH, BHYT trích vào CPNCTT của xí nghiệp sản Xuất sản phẩm loại (i) Khoản trích BHYT,BHXH Chi phí lương Phân bổ cho từng = ------------------------------- X khoán của sản Sản phẩm loại (i) Tổng lương khoán của CN phẩm loại (i) XN sản xuất sản phẩm (i) Ví dụ : Lương cơ bản của xí nghiệp kẹo trong tháng 7 năm 2002 là140.869.718đ Tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 264.698.670đ Chi phí lương khoán của kẹo nhân dứa là 2.194.462đ Khi đó kế toán tính được Khoản trích BHXH vào CPNCTT của xí nghiệp kẹo là 140.869.718 * 15% = 21.130.458đ BHXH phân bổ cho kẹo nhân dứa máy tính sẽ tính được là 175.240đ. số 175.240 sẽ được ghi vào cột " BHXH" dòng kẹo nhân dứa trong bảng phân bổ số 1. Khoản trích BHYT vào chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp kẹo là : 140.869.718 * 2 % = 2.817.394 đ BHYT được phân bổ cho kẹo nhân dứa sẽ được tính theo công thức trên là 23.365đ. Số 23.356đ được ghi ở cột "BHYT" dòng kẹo nhân dứa trong bảng phân bổ số 1 theo bút toán Nợ TK 622 kẹo nhân dứa 260.050 Có TK 338 260.050 Có TK 3382 61.445 Có TK 3383 175.240 Có TK 3384 23.365 Số liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương của từng loại sản phẩm được ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm Ví dụ : Số tiền 3.072.247 được ghi vào dòng "kẹo nhân dứa" cột "nợ TK622 đối ứng có TK 334 " Số tiền 206.050 được ghi vào dòng "kẹo nhân dứa " cột "nợ TK 622 đối ứng có TK 338" Từ bảng phân bổ số 1, kế toán vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 622 được dùng để theo dõi chung về chi phí NCTT của toàn công ty . * Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến sản xuất của sản phẩm phát sinh trong phạm vi xí nghiệp ngoài hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp đẫ nêu ở trên. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà , kế toán sử dụng TK 627 - chi phí sản xuất chung để hạch toán chi phí sản xuất chung . Với sản phẩm chính thì TK 627 được chi tiết cho từng xí nghiệp : Xí nghiệp phụ trợ ( TK 627 - Xí nghiệp phụ trợ ) : Công nghiệp của xí nghiệp này là phục vụ cho công tác sản xuất chính của hai xí nghiệp bánh và kẹo . Và vì vậy mọi khoản chi phí phát sinh liên quan đến xí nghiệp này đều được hạch toán vào tài khoản TK 627 xí nghiệp phụ trợ - sau đó phân bổ cho hai xí nghiệp bánh và kẹo theo tiêu thức sản lượng sản phẩm sản xuất . CPSXC ở xí nghiệp phụ trợ chủ yếu gồm : nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lương và các khoản trích theo lương nhân viên vào chi phí , khấu hao tà chi phí khoán . Hai xí nghiệp Việt trì và Nam định hoạt động như hai nhà máy độc lập, lại ở xa công ty nên bộ phận phục vụ cho sản xuất chính không được tách riêng mà nằm ngay trong nội bộ xí nghiệp . Các chi phí chung cho các xí nghiệp này được hạch toán vào TK 627 - xí nghiệp Việt trì và TK 627 - xí nghiệp Nam Định. CPSXC ở các XN này bao gồm : Khấu hao TSCĐ, chi phí khoán và một số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đặc biệt công ty xuất trực tiếp xuống tận xí nghiệp Chi phí khoán trong CPSXC chỉ có tính chất quản lý còn việc hạch toán vẫn theo số thực tế trên Bảng kê chứng từ chi phí . Hạch toán chi phí nhân công xí nghiệp : Chi phí nhân công xí nghiệp được hạch toán vào bên nợ TK 627 chỉ có ở xí nghiệp phụ trợ còn chi phí lương nhân viên các xí nghiệp còn lại được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân viên xí nghiệp phụ trợ bao gồm : Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương vào CPSXC. Việc tính lương cho nhân viên phụ trợ được tiến hành tương tự như đối với công nhân trực tiếp sản xuất . Chi phí nhân viên xí nghiệp phụ trợ được theo dõi và hạch toán trên bảng phân bổ số 1 ( dòng 627 chỉ có chi tiết cho xí nghiệp phụ trợ ) theo bút toán : Nợ TK 627 : ( xí nghiệp phụ trợ ) Có TK 334 Nợ TK 627 : ( Xí nghiệp phụ trợ ) Có TK 338 Ví dụ : Tháng 1/2002 trong bảng phân bổ số 1 kế toán hạch toán : Nợ TK 627 xí nghiệp phụ trợ 17.660.369 Có TK 334 17.660.369 Và bút toán Nợ TK 627 xí nghiệp phụ trợ 4.593.689 Có TK 338 4.593.689 Chi phí nhân viên xí nghiệp phụ trợ từ bảng phân bổ số 1 sẽ được kế toán ghi vào sổ chi tiết nợ TK 627. Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng : Khi xuất vật liệu , phụ tùng lắp thêm , phụ tùng thay thế, thiết bị ... nhằm hoàn thiện kỹ thuật sản xuất hoặc phục vụ cho sản xuất chung thì kế toán sẽ tập hợp các khoản này theo từng xí nghiệp sử dụng . Riêng tiền điện, tiền nước ở xí nghiệp Bánh và xí nghiệp phụ trợ nằm ngay cạnh công ty nên công ty trực tiếp chi trả , kế toán không hạch toán khoản này như chi phí dịch vụ mua ngoài mà hạch toán hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất chung thông qua TK 152 - nguyên vật liệu . Máy tính sẽ tự động nhặt các khoản này ra để hạch toán vào TK 627 - chi phí sản xuất chung . ( với hai xí nghiệp Việt trì và Nam Định thì chi phí về tiền điện , tiền nước sẽ được hạch toán theo số thực dùng trong khoản mục CPSXC khoán cho từng xí nghiệp ) Các khoản chi phí này nằm ngoài mức khoán và được hạch toán trong sổ chi tiết nợ TK 627 theo bút toán : Nợ TK 627 Có TK 152 ( Chi tiết loại NVL) Nếu là xuất công cụ cho sản xuất chung thì kế toán sẽ hạch toán trong sổ chi tiết nợ như sau : Nợ TK 627 Có TK 153 :(Chi tiết theo loại công cụ dụng cụ ) Căn cứ để ghi các bút toán trên là các phiếu xuất NVL và công cụ dụng cụ cho các xí nghiệp sử dungj Ví dụ : Tháng 7/2002 trị giá NVL xuất cho sản xuất chung ở xí nghiệp kẹo là 92.562.943đ kế toán ghi trong sổ chi tiết nợ TK 627 Nợ TK 627 - Xí nghiệp kẹo 92.562.943 Có TK 152 92.562.943 Trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng ở xí nghiệp kẹo là 59.983đ, kế toán ghi trong sổ chi tiết nợ TK 627 Nợ TK 627 - xí nghiệp kẹo 59.983 Có TK 152 59.983 Từ các phiếu xuất công cụ dụng cụ kế toán sử dụng để tổng cộng số liệu để phản ánh trên bên có bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 153 - công cụ dụng cụ Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản sẽ được dùng vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7 . Công ty bánh kẹo Hải Hà Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản TK 153 - công cụ dụng cụ . Tháng 07/2002 Tài khoản đối ứng Phát sinh nợ Phát sinh có 333 - Phải trả người bán 15.493.600 142 - Chi phí trả trước 1.636.560 621 - Chi phí NVL trực tiếp 1.963.034 627 - Chi phí SX chung 9.881.147 641 - Chi phí bán hàng 7.960.570 642 - Chi phí QLDN 1.090.600 Tổng 15.493.600 22.531.911 Biểu số 9 Công ty bánh kẹo Hải Hà Sổ chi tiết nợ TK 627 Tháng 7 năm 2002 STT Mã dơn vị Tên đơn vị TK đối ứng Số tiền 1 NB4 Xí nghiệp phụ trợ 152 23.281.418 2 NB4 Xí nghiệp phụ trợ 153 3.294.965 3 NB4 Xí nghiệp phụ trợ 214 8.139.535 4 NB4 Xí nghiệp phụ trợ 334 17.660.369 5 NB4 Xí nghiệp phụ trợ 338 4.593.689 6 NB4 Xí nghiệp phụ trợ 331 4.069.767 7 NB4 Tổng 61.039.743 8 NB2 Xí nghiệp kẹo 152 92.562.943 9 NB2 Xí nghiệp kẹo 153 59.983 10 NB2 Xí nghiệp kẹo 214 267.948.243 11 NB2 Xí nghiệp kẹo 336 35.293.291 12 NB2 Xí nghiệp kẹo 331 34.541.619 13 NB2 Tổng 430.406.079 14 NB9 Xí nghiệp bánh 152 1.667.617 15 NB9 Xí nghiệp bánh 153 406.774 16 NB9 Xí nghiệp bánh 214 222.347.195 17 NB9 Xí nghiệp bánh 336 8.329.439 18 NB9 Xí nghiệp bánh 331 106.994.330 19 NB9 Tổng 339.745.353 20 NB32 In hộp( XN Kẹo ) 336 31.200 21 NB19 Gia công hộp XN Bánh 336 2.140.000 22 Tổng 2.171.200 23 Tổng cộng 833.362.375 Hạch toán chi phí KHTSCĐ TSCĐ của Công ty bánh kẹo Hải Hà được phân loại theo từng nguồn , từng nhóm để tiện theo dõi và quản lý . Tuy nhiên để phục vụ cho công tác tập hợp chi phí sản xuất ( Phần chi phí KHTSCĐ) TSCĐ lại được phân loại theo nơi sử dụng Hiện nay, TSCĐ cho sản xuất của Công ty được phân thành 2 nhóm : - Nhóm TSCĐ của XN phụ trợ - Nhóm TSCĐ của 4 xí nghiệp còn lại TSCĐ được phân nhóm như trên là do TSCĐ của xí nghiệp phụ trợ ít , dễ theo dõi , CPSXC của xí nghiệp lại được phân bổ cho hai xí nghiệp bánh kẹo . TSCĐ của 4 xí nghiệp còn lại rất nhiều , giá trị lớn và chỉ phục vụ cho sản xuất sản phẩm chính . Hiện nay, công ty đang trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng . Mức khấu hao trích hàng năm của từng TSCĐ trong công ty được trích như sau : Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ (i) Phải trích hàng = ---------------------------------------------------- Năm của TSCĐ (i) Thời gian sử dụng TSCĐ ( i) tính bằng năm Trên cơ sở mức khấu hao trích hàng năm đã được tính, kế toán xác định mức khấu hao phải trích hàng tháng của từng TSCĐ Mức KHTB Mức khấu hao phải trích hàng năm TSCĐ (i) Hàng tháng = ----------------------------------------------------- Của TSCĐ(i) 12 Do việc phân thành hai nhóm TSCĐ như trên, kế toán sẽ tính riêng dược KHTSCĐ ở xí nghiệp phụ trợ và tổng khấu hao ở 4 xí nghiệp còn lại . Tổng mức khấu hao ở xí nghiệp phụ trợ sẽ được hạch toán vào TK 627 - xí nghiệp phụ trợ. Tổng mức khấu hao của 4 xí nghiệp còn lại xẽ được phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức số lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra Mức KHTSCĐ Tổng mức KH của 4 XN trong tháng Số lượng sản Phân bổ cho XN = -------------------------------------- * phẩm thực tế của (i) hàng tháng Tổng SP TTế của 4 XN trong tháng XN (i) trong tháng Ví dụ : Tháng 7 năm 2002 Tổng mức KHTSCĐ dùng cho sản xuất tại 4 XN trong tháng là 61.630.352đ Tổng sản lượng thực tế của 4 xí nghiệp là 989.630 kg Sản lượng thực tế của xí nghiệp kẹo tháng 7/2002 là 430.258 kg Máy tính sẽ tính được mức KH phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 267.948.243đ, khoản này được hạch toán trong sổ chi tiết nợ TK 627 Nợ TK 627 - Xí nghiệp kẹo 267.948.243 Có TK 214 267.948.243 * Hạch toán các khoản chi phí theo dự toán vào chi phí sản xuất chung trong kỳ Tại công ty bánh kẹo Hải Hà , chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất gồm những khoản chi phí trả trước. Những khoản chi phí trả trước ở Công ty bao gồm những khoản chi phí như : chi phí sửa chữa lớn phát sinh được phân bổ dần vào các bộ phận sử dụng như vật tư trùng tu, sửa chữa đường cáp trạm điện hay sửa chữa nhỏ như trục in , máy túi kẹo . Công việc sửa chữa tại Công ty bánh kẹo Hải Hà hầu hết là thuê ngoài thực hiện theo hai hình thức hoặc khoán toàn bộ công việc hoặc khoán tiền công và cung cấp nguyên vật liệu. Công ty không có kế hoạch trích trước vào chi phí sản xuất để bù đắp khi nó xảy ra . Vì vậy toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ được tập hợp vào TK 142 - chi phí trả trước . Sau đó sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung . Căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan khác , các chi phí cho công việc sủa chứãe được kế toán tập hợp vào bảng kê số 6. Việc phân bổ chi phí này căn cứ vào lợi nhuận ước tính trong tháng ( Căn cứ chủ yếu vào mức sản lượng làm ra nhiều hay ít ) Nếu tháng nào sản lượng làm ra nhiều , việc phân bổ chi phí không làm giá thành tăng quá cao so với định mức sản lượng làm ra nhiều hay ít). Nếu tháng nào sản lượng làm ra nhiều , việc phân bổ chi phí không làm giá thành tăng quá cao so với định mức thì việc phân bổ được tiến hành mà chờ đến tháng có sản lượng nhiều mới phân bổ . Chi phí sửa chữa được tập chung cho tất cả các xí nghiệp và được phân bổ cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng tấn sản phẩm . Khoản chi phí này được hạch toán trên sổ chi tiết nợ TK 627 theo bút toán . Nợ TK 627 Có TK 142 * Hạch toán chi phí khác : Về các khoản chi phí chung mà Công ty khoán cho từng xí nghiệp thì việc hạch toán , kế toán sẽ sử dụng TK 336 - chi tiết theo từng xí nghiệp. Với các chi phí khoán này từ bảng kê chứng từ chi phí kèm theo các chứng từ gốc kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết nợ TK 627 Nợ TK 627 : ( Chi tiết theo từng xí nghiệp ) Có TK 336 : ( Chi tiết theo từng xí nghiệp ) Ví dụ : Trong tháng 7/2002 tổng chi phí khoán của xí nghiệp kẹo là 35.324.491 kế toán ghi khoản này vào sổ chi tiết nợ TK 627 Nợ TK 627 : ( chi tiết theo từng xí nghiệp) Có TK 336 : (Chi tiết theo từng xí nghiệp ) Ví dụ trong tháng 7/2002 tổng chi phí khoán của xí nghiệp kẹo là 35.324.491, kế toán ghi khoản này vào sổ chi tiết nợ TK 627 như sau : Nợ TK 627 - Xí nghiệp kẹo 35.324.491 Có TK 336 - Xí nghiệp kẹo 35.324.491 Với một số khoản chi phí phát sinh có tính chất bất thường mà công ty không khoán hoặc khoán sẽ không hiệu quả thì việc hạch toán chi phí này kế toán ghi trong sổ chi tiết nợ TK 627 Nợ TK 627 : ( Chi tiết theo từng xí nghiệp ) Có TK 111,112,331 * Phân bổ chi phí sản xuất chung Vì chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng nên không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm được nên sau khi đẫ tập hợp theo từng xí nghiệp , kế toán phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo tiêu thức thích hợp . Với CPSXC đẫ được tập hợp vào TK 627 ( Chi tiết xí nghiệp phụ trợ ), kế toán phân bổ chi phí này cho hai xí nghiệp bánh và kẹo theo tiêu thức sản lượng thực tế . Chi phí SXC của XN CPSXC phát sinh ở XN phụ trợ Sản lượng thực tế Phụ trợ phân bổ cho= ------------------------------------ * XN kẹo (bánh ) XN kẹo (bánh ) SLTTXN kẹo + SL TTXN bánh Ví dụ : Tổng CPSXC của XN phụ trợ tháng 7/ 2002 là 61.039.743đ Sản lượng thực tế của Xí nghiệp kẹo là 430.258 kg Sản lượng thực tế của Xí nghiệp bánh là 290.87kg Khi đó máy tính sẽ tính được CPSXC xí nghiệp phụ trợ phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 36.418.905đ Các CPSXC sau khi được tập hợp và phân bổ theo từng xí nghiệp sẽ được phân bổ cho các loại sản phảam chính theo sản lượng thực tế sản xuất trong tháng . CPSXC của XN phụ trợ Phân bổ cho XN kẹo ( bánh ) CPSXC phân bổ + CPSXC của XN kẹo bánh Cho từng loại sản phẩm = ---------------------------- ---- * SL sản phẩm (i) (i) của XN kẹo (bánh ) Sản lượng thực tế của XN kẹo (bánh ) Ví dụ : Tổng CPSXC của XN kẹo là 430.406.079đ CPSXC của XN phụ trợ phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 36.418.905đ Vậy máy tính sẽ tính được CPSXC cho kẹo nhân dứa là 4.122.956đ, khoản này sẽ được phản ánh ở bảng tính giá thành sản phẩm tại dòng "kẹo nhân dứa " cột "phân bổ 627" Sổ chi tiết nợ TK 627 dùng để theo dõi chung về toàn bộ chi phí sản xuất chung của Công ty ( bao gồm cả sản xuất chính và sản xuất phụ ) Từ sổ chi tiết nợ TK 627 kế toán vào sổ tổng hợp nợ TK 627( biểu số 10) Số liệu trên sổ tổng hợp nợ TK 627, kế toán vào bảng kê số 4 Sổ cái TK 627 sẽ được mở để theo dõi chung toàn bộ các thông tin về chi phí sản xuất chung của toàn Công ty . ] Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm phụ : Hạch toán chi phí nguyên vật liệu : Chi phí NVL cho sản xuất sản phẩm phụ được hạch toán vào TK 621 chi tiết theo bộ phận sản xuất sản phẩm phụ , chi tiết tiểu khoản 6211 - chi phí về NVL. Chi phí về công cụ dụng cụ cho sản xuất phụ loại phân bổ một lần tại Công ty bánh kẹo Hải Hà cũng được hạch toán vào TK 621 nhưng chi tiết tiểu khoản 6212 - chi phí về công cụ dụng cụ . Khoản mục chi phí này , kế toán ghi vào bảng tính giá thành sản phẩm theo bút toán : Chi phí về nguyên vật liệu Nợ TK 621(6211) Có TK 152 : ( chi tiết vật liệu ) Chi phí về công cụ dụng cụ Nợ TK 621 (6212) Có TK 153 - (chi tiết công cụ dụng cụ ) Ví dụ : Trong tháng 7 năm 2002 với tổ sản xuất phụ "tổ in hộp " kế toán tính ra được chi phí về nguyên vật liệu là 34.400đ và chi phí về công cụ dụng cụ là 16.200đ, kế toán ghi các khoản này vào bảng tính giá thành sản phẩm như sau : Nợ TK 621 (6211 - tổ in hộp ) 30.400 Có TK 152 30.400 Nợ TK 621(6212 - tổ in hộp ) 16.200 Có TK 152 16.200 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp : Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm phụ được tiến hành tương tự như trong sản xuâts sản phẩm chính. Kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí cho từng bộ phận sản xuất phụ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp . Ví dụ : Trong tháng 7 năm 2002 với tổ sản xuất phụ"tổ in hộp kế toán tính được tổng chi phí về tiền lương là 377.346đ và các khoản trích theo lương vào chi phí là 56.121đ, Nợ TK 622 - tổ in hộp 433.467 Có TK 334 377.346 Có TK 338 56.121 Hạch toán chi phí sản xuất chung : CPSXC cho sản xuất sản phẩm phụ bao gồm các chi phí khoán và các chi phí về dịch vụ , các yếu tố cần thiết mua ngoài . CPSXC cho sản xuất sản phẩm phụ được theo dõi trên sổ chi tiết nợ TK 627 theo bút toán Nợ TK 627 (chi tiết bộ phận SXphụ ) Có TK 336 (chi tiết từng XN) Có TK 111,112,331 Ví dụ Trong tháng 1/2002, kế toán hạch toán CPSXC cho sản phẩm phụ Nợ TK 627 - tổ in hộp 31.200 Có TK 336 - xí nghiệp kẹo 31.200 * Tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty bánh kẹo Hải Hà. Tổng hợp chi phí sản xuất : Để tập hợp chi phí sản xuất trong tháng , công ty sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Với sản phẩm phụ, tài khoản này được chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ Căn cứ vào các số liệu đã tập hợp trên các Sổ chi tiết 621,622,627, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển sang TK 154 như sau Nợ TK 154 Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 Toàn bộ chi phí sản xuất của toàn Công ty được tập hợp trên bảng kê số 4 Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm chính và sản phẩm phụ ddược tập hợp ngay trong bảng tính giá thành sản phẩm . Sổ cái TK 154 được dùng để theo dõi tổng hợp về chi phí sản xuất mà không chi tiết cho từng loại sản phẩm . Ngoài việc tập hợp về chi phí sản xuất để tính giá thành , kế toán tập hợp cfhi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty còn lập Nhật ký chứng từ số 7 để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và kiểm soát chi phí sản xuất . 3. Hạch toán giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà 3.1. Đối tượng , phương pháp tính giá thành tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà Đối tượng tính giá thành . Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất mà Công ty bánh kẹo Hải Hà đã xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm kể cả sản phẩm chính cũng như sản phẩm phụ . Phương pháp tính giá thành : Sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà được sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn , khép kín từ khi bỏ nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi có sản phẩm hoàn thành nửa thành phẩm chuyển sang ngay giai đoạn sau để tiếp tục chế biến nên kế toán chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành cho từng loại bánh kẹo . Đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh không có sản phẩm dở dang nên mọi chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính cho sản phẩm hoàn thành . Công thức tính giá thành của Công ty sẽ là Z = C Z = C Q Trong đó : Z : Tổng giá thành sản phẩm Z : Giá thành đơn vị sản phẩm C: Tổng CPSX trong kỳ Q : Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Công thức này được tính cho cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ 3.2. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành : Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hiệu quả của chỉ tiêu giá thành nên Công ty bánh kẹo Hải Hà xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng . Đơn vị tính giá thành ở Công ty bánh kẹo Hải Hà là đồng/kg đối với tất cả các loại sản phẩm mà có đơn vị tính giá thành cho phù hợp . Ví dụ : Với sản phẩm phụ là hộp do tổ cắt hộp làm thì đơn vị tính giá thành là đồng /hộp , với sản phẩm cà phê rang xay do tổ rang xay cà fê làm thì đơn vị tính giá thành lại là đồng /kg. 3.3. Tính giá thành sản phẩm : Do sản phẩm được sản xuất theo một quy trình công nghệ giản đơn khép kín từ khi bỏ NVL vào sản xuất đến khi trở thành sản phẩm hoàn thành nên phương pháp tính giá thành áp dụng tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà là phương pháp giản đơn Với sản phẩm chính : - Trước hết kế toán tập hợp CPSX theo từng đối tượng (trong bảng kê 4 - phần I tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ) Nợ TK 154 (chi tiết theo từng loại sản phẩm ) Có TK 621,622,627,155 Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà có một điểm khác là với những sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật nếu qúa một tời hạn nào đó thì phải đưa vào tái chế lại vì vậy với những sản phẩm tái chế này khi đưa đi tái chế sẽ ghi "Nợ TK 154 đối ứng Có TK 155 " của sản phẩm đó - Tiếp theo kế toán xác định phần phế liệu thu hồi từ sản xuất sản phẩm như bột mỳ rơi, bao bì hỏng kế toán ghi vào cột"trừ TK 154 - phế liệu thu hồi. Nợ TK liên quan (111,152,338 ) Có TK 154 (chi tiết theo từng loại sản phẩm ) - Sau khi đã tập hợp CPSX cho từng đối tượng và xác định phần phế liệu thu hồi , kế toán tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức . Tổng giá thành = Tổng CPSX phát sinh - Phát sinh giảm chi phí Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành / SL sản phẩm sản xuất ( Sản xuất tại Công ty không có sản phẩm dở dang ) Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm , hoá đơn xuất bán trực tiếp mà kế toán ghi nợ các TK đối ứng với có TK 154 - Chi tiết cho từng loại sản phẩm.Hiện nay ở Công ty bánh kẹo Hải Hà không có hình thức gửi bán sản phẩm của mình . Việc tính giá thành sản phẩm chính được thực hiện hoàn toàn trên máy và thể hiện trên (bảng kê 4 phần Ia ) tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm chính với sản phẩm phụ : - Kế toán kết chuyển chi phí theo từng bộ phận sản xuất phụ (trong bảng kê số 4 phần Ib) Nợ TK 154 chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ Có TK 621, 622 chi tiết theo từng bộ phận sản xuất phụ Có TK liên quan ( 111,112,142,141,627 ...) - Kế toán tính giá thành của sản phẩm phụ Tổng Z = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ Phần III Hoàn thiện công tác hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. I. Đánh giá khái quát về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà . 1. Những thành tựu đạt được . Là một doanh nghiệp sản xuất nên việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác quản lý và hạch toán kế toán của Công ty . Chủng loại sản phẩm của Công ty đa dạng phong phú , bao gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ nên khiến cho việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn . Tuy vậy công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm vẫn đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ, cung cấp đầy đủ thông tin về mặt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách kịp thời . Công ty bánh kẹo Hải Hà đã đánh giá đúng tầm quan trọng của CPSX và giá thành sản phẩm , từ đó mà việc tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm được tiến hành đều đặn hàng tháng sát với thực tế . Nhờ đó các thông tin về CPSX và giá thành sản phẩm đã được cung cấp cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp . Đối với các đơn vị sản xuất sản phẩm , công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm có vai trò quan trọng , nó có liên quan đến nhiều chỉ tiêu kinh tế khác của Công ty. Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là sự tổng hợp một cách khái quát nhất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , là kết quả của một quá trình sản xuất . Vì vậy, công tác hạch toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm cần được chú trọng, đòi hỏi trình độ tổng hợp cao, hiểu sâu sắc về các nghiệp vụ kinh tế . Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm , kế toán tại Công ty bánh kẹo Hải Hà có những mặt mạnh và những tồn tại cần được khắc phục . * Mặt mạnh : Công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà có được sự quan tâm đáng kể. Việc công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí theo từng loại sản phẩm là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và sản xuất và quản lý cuả Công ty . Do đó , đảm bảo tập hợp chi phí một cách chính xác và thuận tiện trong công tác tính toán . Đối tượng tính giá thành được xác định theo từng loại sản phẩm là hoàn toàn phù hợp với đối tượng hạch toán CPSX. Điều này làm giảm nhẹ khối lượng công việc tính giá thành mà vẫn đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của thông tin. Phương pháp hạch toán CPSX tại Công ty bánh kẹo Hải Hà được xác định là phương pháp hạch toán CPSX theo sản phẩm đúng như đối tượng hạch toán CPSX đã định . Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang , một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra những loại sản phẩm khác nhau nhưng có sự khác biệt về thời gian nên kế toán đã xác định phương pháp tính giá thành phù hợp là phương pháp giản đơn . Phương pháp hạch toán CPSX và tính giá thành như trên đã thể hiện được tính khoa học, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Kế toán sử dụng tối đa phương pháp trực tiếp , mặt khác các định mức được xây dựng là căn cứ tốt nhất cho việc phân tích các thông tin về CPSX và tính giá thành sản phẩm. Như vậy, nhìn chung việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ , kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản trị của DN 2. Những tồn tại và hạn chế Trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm còn có những nhược điểm cần khắc phục - Về chi phí nguyên vật liệu : Việc hạch toán NVL theo định mức tại Công ty bánh kẹo Hải Hà chưa thực sự hợp lý vì chưa phản ánh đúng chi phí NVL thực tế cho sản xuất sản phẩm . Việc tổng hợp xuất dùng NVL, kế toán không sử dụng bảng phân bổ số 2 - bảng phân bổ NVL, CCDC mà phản ánh vào bên có bảng tổng hợp phát sinh TK 152. - Về CPNCTT : Trong đơn giá tiền lương định mức đã bao gồm chi phí lương của nhân viên phân xưởng và CPNCTT chuưa hợp lý . - Về CPSXC : + Chi phí về công cụ dụng cụ trong sản xuất sản phẩm phụ được hạch toán và TK 621 - CPNCTT. Khoản chi phí này tuy rất nhỏ song vẫn là điều không phù hợp với chế độ hiện hành . + Chi phí khấu hao TSCĐ : Mặc dù có máy tính hỗ trợ trong việc thống kê TSCĐ , nhân viên kế toán TSCĐ vẫn chưa tách biệt được TSCĐ của từng xí nghiệp một nên KHTSCĐ được tính trên cơ sở phân chia TSCĐ sử dụng cho sản xuất thành hai nhóm ( nhóm 1 cho xí nghiệp phụ trợ , nhóm 2 cho 4 xí nghiệp còn lại ). Sau đó chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho các xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng tấn sản phẩm . Điều này mất đi sự chính xác trong việc xác định hiệu quả của từng xí nghiệp. Mặt khác việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ không được theo dõi trên bảng phân bổ số 3 - bảng phân bổ khấu hao TSCĐ . + Về chi phí điện nước ngoài ở ba xí nghiệp tại Hà Nội, hiện nay kế toán vẫn hạch toán qua TK 152 - NVL, sau đó đưa ra TK 627 - CPSXC là không phù hợp vì thực chất chi phí này do Công ty mua ngoài sử dụng có sản xuất sản phẩm nên phải được hạch toán như khoản chi phí dịch vụ mua ngoài . + Việc phân bổ CPSXC ở xí nghiệp phụ trợ cho 2 xí nghiệp bánh và xí nghiệp Kẹo theo tiêu thức sản lượng sản xuất của mỗi xí nghiệp là không phù hợp . Vì xí nghiệp phụ trợ phục vụ cho các xí nghiệp này không phải trực tiếp cho sản xuất sản phẩm , không tỷ lệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà xí nghiệp phụ trợ chủ yếu thực hiện các công việc sửa chữa nhỏ , lắp đặt các thiết bị cho 2 xí nghiệp theo nhu cầu thực tế phát sinh. + CPSXC sau khi tập hợp đều được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản phẩm . Sở dĩ như vậy bởi Công ty cho rằng sản phẩm nào có sản lượng nhiều thì CPSXC dành cho nó sẽ cao, điều này có thể đúng nếu đặc điểm sản xuất, dây chuyền công nghệ sản phẩm là giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải như vậy , dây chuyền sản xuất của Công ty có rất nhiều loại máy móc của nhiều nước khác nhau và nhiều khi không có sự đồng bộ trên từng một dây chuyền . Sự tiêu hao các yếu tố CPSXC của các sản phẩm là khác nhau nên khi phân bổ như vậy giá thành cho biết sản phẩm đã mất đi sự chính xác. Một số tồn tại trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm đưa ra trên đây hy vọng đuực khắc phục trong thời gian tới để công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà . Công ty bánh kẹo Hải Hà là doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn , nhiều xí nghiệp thành viên, vì thế việc hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm khá phức tạp . Việc hoàn thiện công tác này luôn là điều mong mỏi của ban lãnh đạo và cán bộ kế toán của Công ty . Để hoàn thiện hiệu quả công tác này công ty phải nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác , cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị , phù hợp với quy mô sản xuất của Công ty Một số nguyên tắc cơ bản là : - Luôn nắm vững bản chất và nội dung kinh tế của CPSX và tính giá thành sản phẩm của Công ty . - Phải phân loại sản phẩm hợp lý theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán . - Nắm được quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm của từng loại sản phẩm trong công ty . - Nắm được cách phân loại giá thành khác nhau phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán . - Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với Công ty . - Nắm rõ trình tự hạch toán và tổng hợp CPSX thích ứng - Nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trên đây sẽ giúp cho các cán bộ kế toán của Công ty xây dựng những pjương án hoàn thiện được hiệu quả hơn , đáp ứng nhu cầu thiết thực hơn. 1. Hoàn thiện hạch toán CPNVLTT : Hiện nay việc hạch toán CPNVLTT theo định mức tại Công ty là chưa hợp lý vì nếu hạch toán theo định mức thì khoản chi phí này không phản ánh đúng như CPNVLTT thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm . Hơn nữa hiện nay Công ty hạch toán theo định mức nguyên vật liệu đã xây dựng cho từng loại sản phẩm , công việc này bắt đầu làm vào cuối tháng sau khi nhận được báo cáo vật tư do xí nghiệp gửi lên, điều này không phù hợp với thực tế hàng ngày công ty đều có xuất vật liệu cho sản xuất sản phẩm nhưng không ghi ngay vào chi phí cho khoản NVL đó. Vậy trong thời gian tới , để việc xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu vẫn phát huy tác dụng trong việc khuyến khích lao động mà vẫn đảm bảo khoản chi phí này vẫn phản ánh đúng thực chất chi phí bỏ ra thì kế toán tiéen hành như sau : Khi xuất NVL cho sản xuất sản phẩm , căn cứ vào phiếu xuất kế toán tập hợp ngay cho từng đối tượng theo số thực dùng . Trong bảng tổng hợp phát sinh TK 152 - NVL và bảng tổng hợp phát sinh TK 153 - Công cụ dụng cụ hiện nay của Công ty bánh kẹo Hải Hà. Bên có các bảng tổng hợp này dùng để theo dõi tổng hợp việc xuất NVL, công cụ , dụng cụ , dòng TK 621 vẫn chưa được chi tiết cho từng loại sản phấm . Vì vậy , không thể sử dụng bên có các bảng tổng hợp này để vào bảng tính giá thành sản phẩm , thay vào đó kế toán phải vào bảng tính giá thành sản phẩm từ các số liệu trên các sổ chi phí NVL cho từng sản phẩm . Dòng TK 627 cũng không được kế toán chi tiết cho từng xí nghiệp về chi phí NVL và công cụ dụng cụ mà các xí nghiệp đã dùng nên Bảng tổng hợp TK152 và TK 153 cũng không sử dụng vào sổ tổng hợp TK 627 theo từng xí nghiệp . Trong thời gian tới, Công ty nên mở bảng phân bổ số 2 - Bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ, điều này vừa phù hợp với chế độ , vừa đảm bảo cung cấp lượng thông tin đầy đủ nhất, tiện lợi cho việc ghi sổ sách . Mãu bảng phân bổ số 2 Bảng phân bổ nguyên vật liệu Công cụ dụng cụ Tháng 7 năm 2002 STT Ghi có các TK Đối tượng sử dụng (ghi nợ các TK) TK 152 TK 153 1 2 3 4 1 TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp Sản phẩm a Sản phẩm b ... 2 TK 627 - Chi phí sản xuất chung Xí nghiệp kẹo Xí nghiệp bánh ... 3 TK 641 - Chi phí bán hàng 4 TK 642 - Chi phí QLDN 5 TK 138 - Phải thu khác 6 ... Cộng 2. Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp : Ta nhận thấy : Trong đơn giá lương định mức của từng loại sản phẩm được xây dựng đã bao gồm cả lương của bộ phận gián tiếp - nhân viên phân xưởng , nhân viên vệ sinh . Như vậy, việc hạch toán chi phí lương nhân viên phân xưởng ( trừ lương nhân viên xí nghiệp phụ trợ ) vào TK 622 là điều chưa hợp lý . Nên chăng trong thời gian tới kế toán chi phí lương các nhân viên xí nghiệp vào TK 627 để đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. 3. Hoàn thiện chi phí sản xuất chung : * Với chi phí vật liệu : Riêng tiền điện, nước mua ngoài tại các xí nghiệp bánh,kẹo, phụ trợ hiện nay kế toán hạch toán qua TK 152 coi như chi phí NVL cho sản xuất chung là điều không hợp lý vì thực chất đây là khoản chi phí dịch vụ mua ngoài nên phải được hạch toán như một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài . * Với chi phí KHTSCĐ : Chi phí KHTSCĐ của 4 xí nghiệp được tính toán và phân bổ cho từng xí nghiệp kẹo theo tiêu thức sản lượng của từng xí nghiệp là điều không hợp lý vì TSCĐ ở mỗi xí nghiệp là không giống nhau, nhập từ các nước khác nhau, nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng khác nhau ... nên chi phí sử dụng tài sản đó là khác nhau thậm chí để sản xuất ra một tấn kẹo nhân dứa thì thơì gian sử dụng máy sẽ khác khi sử dụng máy đó để sản xuất một loại kẹo khác . Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất lớn và vì vậy số lượng TSCĐ nhiwuf , khoản mục CPKHTSCĐ lớn trong tổng chi phí của xí nghiệp , nên phân bổ không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự đúng đắn của chỉ tiêu giá thành sản phẩm . Mặt khác hiện nay Công ty vẫn chư sử dụng bảng phân bổ số 3 - Bảng phân bổ KHTSCĐ còn gặp nhiều khó khăn , khối lượng tính toán lớn . Nếu mở bảng phân bổ số 3 này thì việc hạch toán khoản mục khấu hao TSCĐ sẽ trở nên dễ dàng hơn tạo điều kiện tốt cho công tác tính giá thành sản phẩm . Vậy trong thời gian tới về khoản mục CPKHTSCĐ cho sản xuất, kế toán cần phải thực hiện các công việc sau: - Xác định rõ TSCĐ được sử dụng ở xí nghiệp nào . Điều này hoàn toàn có thể làm được vì các xí nghiệp là độc lập và TSCĐ của từng xí nghiệp được sủ dụng riêng rẽ . - Mở bảng phân bổ số 3 - Bảng tính và phân bổ khấu hao ,mãu bảng này được giới thiệu ở biểu số 19. Thông qua bảng này kế toán sẽ tính toán được một cách chính xác chi phí KHTSCĐ của từng xí nghiệp của Công ty. - Với chi phí KHTSCĐ của từng xí nghiệp, kế toán nên phân bổ cho từng loại sản phẩm theo thời gian sử dụng máy . Chỉ tiêu giá thành sản phẩm sẽ hoàn thiện hơn nếu CPKH được tính toán và phân bổ một cách chính xác cho từng loại sản phẩm * Về phân bổ chi phí sản xuất của xí nghiệp phụ trợ : - Hiện nay, toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh tại xia nghiệp phụ trợ đều được hạch toán vào TK 627 - xí nghiệp phụ trợ , sau đó đến cuối tháng kế toán phân bổ cho hai xí nghiệp bánh và kẹo theo tiêu thức sản lượng sản xuất trong kỳ . Điều này không hợp lý vì hoạt động của xí nghiệp phụ trợ chủ yếu phát sinh do nhu cầu thực tế cuả từng xí nghiệp bánh và kẹo . - Để hoàn thiện hơn việc phân bổ chi phí sản xuất của XN phụ trợ cho hai xí nghiệp bánh này kẹo , kế toán công ty nên có sự theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở xí nghiệp phụ trợ theo từng hoạt động trong tháng phục vụ trực tiếp, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được để phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm chính xác hơn nữa . - Về việc phân bổ chi phí điện, than, dầu trong 4 xí nghiệp bánh ,kẹo Nam định ,Việt trì: - Do mức tiêu hao năng lượng của mỗi xí nghiệp là hoàn toàn khác nhau nên việc phân bổ chi phí nhiên liệu, năng lượng cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sẽ làm cho độ chính xác của giá thành đơn vị sản phẩm bị sai lệch , dẫn đến không biết được mức độ hiệu quả của từng sản phẩm . - Theo như ý kiến của phòng kỹ thuật thì họ có thể xây dụng được hệ thống định mức tiêu hao năng lượng của từng sản phẩm . Vì vậy , công ty hoàn toàn có thể phân bổ năng lượng cho từng sản phẩm trong xí nghiệp theo tiêu thức định mức tiêu hao năng lượng và sản lượng thực tế trong tháng của sản phẩm . - Công thức : Tổng chi phí điện nước, phát sinh trong tháng H = --------------------------------------------------------- * Sản lượng Đ.M điện (nước) cho sản phẩm (i) sản phẩm(i) sản xuất trong tháng - Trong đó : H là hệ số phân bổ Chi phí điện(nước) = H* ĐM điện nước * Sản lượng sản phẩm (i) Cho sản phẩm(i) cho sản phẩm(i) sản xuất trong tháng * Hoàn thiện sổ chi tiết TK 627 : Trong chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp, yếu tố nhiên liệu, động lực chiếm tỷ trọng lớn nhưng trong sổ chi tiết lại không có chi tiết cho từng loại nhiên liệu, động lực (điện, nước,dầu). Do vậy để xem một loại nguyên vật liệu thì phải kiểm tra lại các sổ nhật ký khác. Khi kế toán lập " Nhật ký chứng từ số 7 phần II - tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố ", công việc nhiều khi bị lặp lại và mất nhiều công sức . Hơn thế nữa, sổ chi tiết tài khoản 627 còn có thể theo dõi luôn số Có của tài khoản này. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ chi tiết tài khoản 627, kế toán dễ dàng kết chuyển sang tài khoản 154 (631) Để khắc phục nhược điểm này em xin đưa thêm số liệu chi tiết vào sổ chi tiết TK 627 như sau : Sổ chi tiết TK 627 Tháng .... năm .... Mã đơn vị Tên đơn vị Tài khoản Số tiền ... NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (Điện) NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (phụ tùng) NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (Dầu marut) NB2 Xí nghiệp kẹo 152 (Nước) 4. Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ : Sản phẩm phụ của Công ty bánh kẹo Hải Hà bao gồm : cà phê rang xay, hộp đã in xong để dựng sản phẩm , túi gia công song ...các bộ phận sản xuất sau khi đã hoàn thành công việc thì sản phẩm phụ sẽ được nhập kho vật liệu để sử dụng cho sản xuất sản phẩm chính hoặc bán ra theo hợp đồng của khách hàng . Về thực chất, đây là hoạt động gia công vật liệu cho sản xuất chính . Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ còn một số điểm chưa hợp lý . Về hạch toán công cụ dụng cụ vào TK 621. Mặt khác, phần hoạt động gia công hoàn thành trờ xuất bán , kế toán treo trên tài khoản 154 để kỳ sau ghi giá vốn là không hợp lý vì TK 154 là TK chi phí sanr xuất kinh doanh dở dang nên không thể treo trên tài khoản này phần giá thành của sản phẩm đã hoàn thành rồi . Vậy trong thời gian tới công ty nên hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ theo sơ đồ sau : Sơ đồ hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TK152 TK621 TK154 Chi phí NVLTT TK334, 338 TK 111, 112, 3362 Chi phí NCTT TK 152 Nhập kho NVL đã gia công Chi phí NVLTT TK622 TK627 TK 632 TK152 (chi tiết) Xuất bán thẳng trong kỳ NVL đã gia công chờ bán K/c chi phí NVLTT K/c chi phí NCTT K/c chi phí SXC Hoàn thiện bảng kê số 4 Bảng kê số 4 hiện nay của công ty dùng để tập hợp chi phí trong kỳ . Tuy nhiên bảng kê này chỉ tập hợp các số liệu tổng cộng trên các TK 621,622,627. Khoản CPNCTT, CPNVLTT chưa chi tiết cho từng loại sản phẩm, CPSXC chưa chi tiết theo từng xí nghiệp. Sau khi hoàn thiện bảng phân bổ số 2 thì bảng kê số 4 cần được cải tiến cho phù hợp với chế độ và thống nhất với những thay đổi này . Mãu bảng kê số 4 được thể hiện ở trang sau . 5. Cải tiến hình thức sổ mới cho phù hợp với kế toán tại công ty bánh kẹo Hải Hà : Hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Hà đang tổ chức và vận dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ, do đặc điểm của sổ này là thể hiện đa năng trên một sổ và vì vật rất khó mã hoá trên máy gây ra không ít khó khăn trong công tác kế toán. Dể khắc phục được khó khăn này đồng thời đưa công nghệ thông tin áp dụng vào trong công ty một cách nhanh chóng, Công ty cần xây dựng hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của donh nghiệp và thuận lợi cho việc sử dụng máy tính. Hình thức sổ kế toán phù hợp là điều kiện tốt cho việc phản ánh ghi chép các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các đơn vị . Mặt khác, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích các thông tin đã được phản ánh trên sổ kế toán giúp cho các nhà doanh nghiệp đưa ra được quyết định chính xác , kịp thời và cung cấp thông tin một cách hiệu quả cho những người quan tâm... Hiện nay công ty đang tổ chức và vận dụng hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ . Do đặc điểm của hình thức sổ này là khó mã hoá trên máy tính và vì vậy việc áp dụng hệ thống máy tính vào công tác tại Công ty gặp nhiều khó khăn . Nếu Công ty áp dụng hệ thống sổ mới là Nhật ký chung , kết hợp với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ cao và nhiều năm kinh nghiệm sẽ tạo điêù kiện tốt hơn cho công tác kế toán của đơn vị , vì hình thức sổ nhật ký chung dễ làm, dễ hiểu và thuận lợi cho việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán . Vì vậy cùng với việc xây dựng hệ thống kế toán máy phục vụ cho công tác kế toán , trong thời gian tới Công ty nên áp dụng hình thức sổ mói là sổ Nhật ký chung . Theo hình thức này trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo sơ đồ sau Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt (nếu có) Sổ nhật ký chung Sổ chi tiết TK 152, 153... Sổ chi phí SXKD Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621, 622,627,154 (631)... Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu 6. Hoàn thiện công tác thanh quyết toán chi phí giữa Công ty và Xí nghiệp. Kế toán chi phí tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà ngoài trách nhiệm ghi sổ , các nghiệp vụ kinh tế phát sinh , tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm còn có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nữa, đó là theo dõi , phân tích các khoản chi phí phát sinh của xí nghiệp thông qua định mức khoán . Tuy nhiên ,trong các mẫu tập hợp chi phí của xí nghiệp lại rất khó phản ánh được tình hình đó, không phản ánh được tổng định mức khoán là bao nhiêu, thực chi là bao nhiêu và chênh lệch so với định mức là bao nhiêu. Như vậy, để tiện việc theo dõi chi phí của các xí nghiệp em xin trình bày một mẫu khác . Bảng quyết toán chi phí khoán Giữa Công ty với xí nghiệp Phần thanh toán ứng (Bảng hiện tại đang được dùng ) STT Nội dung Số tiền I Số tiền xí nghiệp được hưởng 1 Tiền lương 2 Lương phát sinh thêm 3 Chi phí khác 4 Chênh lệch sử dụng tiết kiệm vật tư Tổng cộng II Các khoản phải trừ 1 Tiền cơm 2 Lương ứng kỳ 1 3 Lương ứng kỳ 2 4 Tạm ứng tiền mua vật tư 5 Chênh lệch vật tư vượt định mức . Vật tư mua của Công ty Tổng cộng III Số tiền Công ty còn nợ xí nghiệp 1 Số tiền Công ty còn nợ đến hết tháng 2 Số tiền xí nghiệp được hưởng tháng 3 Số tiền xí nghiệp đã lấy trong tháng Số tiền Công ty còn nợ xí nghiệp Giám đốc xí nghiệp Kế toán chi phí Kế toán trưởng Kết luận Một đất nước có nền kinh tế vững mạnh thể hiện ngay trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong hoàn cảnh hiện nay, sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng "nóng bỏng" các doanh nghiệp luôn phải phấn đấu xây dựng các chiến lược kinh doanh thực sự hiệu quả , trong đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm. Quản lý có hiệu quả , sử dụng chi phí sản xuất tiết kiệm, tính đúng, tính đủ CFSX và giá thành sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm của các nhà quản trị trong đó có những người làm công tác kế toán . Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp cho nhà quản trị những thông tin cần thiết , giúp cho việc ra quyết định một cách đúng, phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường . Mỗi doanh nghiệp đều có những nét đặc trưng riêng biệt, từ đặc điểm, quy mô sản xuất, khối lượng công việc...mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án vận dụng kế toán vào cho đơn vị . Song các doanh nghiệp đều phải luôn chấp hành đúng vớichế độ , quy định hiện hành . Từ thực tế làm việc, các doanh nghiệp có thể đưa ra phương hướng đổi mới phù hợp cho doanh nghiệp Với phạm vi nhỏ, chuyên đề đã đề cập tới công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm dưới 2 góc độ : * Về mặt lý luận : Chuyên đề đã khái quát hoá có hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà. Trong quá trình nghiên cứu , em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo , thầy giáo đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em. Em xin trân trọng cảm ơn các cô, chú , anh chị phòng tài vụ Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29289.doc
Tài liệu liên quan