Với đặc điểm sản xuất tại Công ty, danh điểm NVL không nhiều, và số lần nhập, xuất không nhiều, bên cạnh đó lại có sự hỗ trợ của kế toán máy. Theo em Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá “bình quân sau mỗi lần nhập” cho việc tính giá xuất NVL cho sản xuất sản phẩm.
Do phương pháp này cho giá NVL xuất kho một cách chính xác nhất, phản ảnh kịp thời sự biến động của giá cả, và công việc tính giá được tiến hành đều đặn.
* Hạch toán CP phân bổ.
Đối với kế toán NVL chung, công ty nên đưa vào chi phí từng kỳ. Do đặc điểm của việc sử dụng NVL chung là khi sử dụng một lượng NVL chung như: dung môi, axit HCl. sẽ ảnh hưởng đến giá quá trình sản xuất sản phẩm trong nhiều kì. Vì vậy Công ty nên đưa chi phí này vào chi phí cần phân bổ, và thực hiện phân bổ theo số lượng sản phẩm hoàn thành dự toán trong các kì tiếp theo. Thường thì công ty mua NVL chung về và sử dụng nó trong 3 tháng liên tiếp.Việc làm này sẽ tăng tính chính xác cho kết quả tính giá thành sản phẩm.
50 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình an ninh của Công ty.
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, Công ty mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán có trách nhiệm phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của Công ty.
Kế toán trưởng –
kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán hóa đơn tài chính
Kế toán
thanh toán
hóa đơn bán lẻ-
Kế toán NVL, giá thành
Kế toán vỏ
Thủ quỹ
Thủ kho
Thu ngân
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 7 người, trong đó có Kế toán trưởng
kiêm kế toán tổng hợp, các kế toán phần hành, thủ quỹ, thủ kho. Quan hệ giữa Kế toán trưởng và các nhân viên trong phòng kế toán là quan hệ chỉ đạo, quan hệ giữa các kế toán phần hành, thủ quỹ, thủ kho và thu ngân với nhau là quan hệ mang tính tác nghiệp. Mỗi nhân viên trong phòng Kế toán đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao.
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán của Công ty, thực hiện chỉ đạo chung và tham mưu chính cho Ban Giám đốc của Công ty về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa, Kế toán trưởng kiêm luôn nhiệm vụ của kế toán tổng hợp, thực hiện các phần hành kế toán về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, lương, TSCĐ…
- Kế toán thanh toán hóa đơn tài chính: thực hiện việc theo dõi công nợ và viết hóa đơn tài chính cho tổ chức cá nhân theo yêu cầu, liên quan tới mặt hàng sản phẩm là bình nước 5 Gallons. (Do sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty là bình nước 5 Gallons, vì vậy công việc của kế toán thanh toán hóa đơn tài chính là tương đối nhiều).
- Kế toán thanh toán hóa đơn bán lẻ-Kế toán NVL: là kế toán thực hiện việc thanh toán các hóa đơn cho các loại sản phẩm khác ngoài bình 5 Gallons, có trách nhiệm xuất hóa đơn tài chính theo đúng chế độ kế toán. Tuy nhiên, do không phải là mặt hàng chủ đạo của Công ty, nên khối lượng công việc không nhiều, vì vậy, kế toán thanh toán hóa đơn bán lẻ còn kiêm thêm phần việc của kế toán NVL.
- Kế toán vỏ: Vì đặc điểm của sản phẩm bình 5 gallons là chỉ bán nước trong bình mà không bán vỏ bình, vì vậy việc luân chuyển vỏ bình trong khi tiêu thụ sản phẩm là nhiều. Kế toán vỏ có nhiệm vụ theo dõi vỏ bình luân chuyển khi bán hàng, và có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện vỏ bình hỏng hóc, thất lạc.
- Thủ quỹ: thực hiện việc nhập, xuất quỹ tiền mặt của Công ty theo lệnh của thủ trưởng thông qua phiếu thu, phiếu chi. Cũng như có trách nhiệm quản lý và đảm bảo tính có thật của tiền mặt trong két.
- Thủ kho: theo dõi và bảo quản hàng hóa và NVL trong kho, thực hiện nhập-xuất NVL đúng theo số lượng đã ghi trong phiếu Nhập kho, phiếu Xuất kho. Theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn kho NVL, thành phẩm. Cuối tháng đối chiếu số liệu với Kế toán NVL.
- Thu ngân: Căn cứ vào hoá đơn tài chính do kế toán thanh toán lập ra có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, nhân viên thu ngân sẽ đi thu tiền của khách hàng và đem về nộp quỹ, khách hàng thường là các tổ chức sử dụng nước với khối lượng lớn hoặc khách hàng lẻ khi nhân viên đưa nước chưa thu được tiền hàng ngay khi giao hàng.
1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
1.4.2.1. Chế độ kế toán chung tại Công ty
Do Công ty tổ chức theo mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn điều lệ là 3.000.000.000 VNĐ, và số lượng các bộ công nhân viên là hơn 50 người, nên chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa là Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính.
1.4.2.2 Đặc điểm hệ thống chứng từ tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
Do Công ty tự thực hiện hình thức phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mà không sử dụng bất kỳ hình thức phân phối trung gian nào, vì vậy một số chứng từ về bán hàng Công ty không sử dụng, như: bảng thanh toán hàng đại lý, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý…
* Nguyên tắc quản lý và luân chuyển chứng từ:
Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách có tổ chức, từ khâu lựa chọn chứng từ sử dụng, đến việc ghi chép, lưu trữ chứng từ…
Tại Công ty, chứng từ được lập chậm nhất sau 3 ngày, khi có phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Thủ trưởng đơn vị/
Kế toán trưởng
Kế toán phần hành liên quan
Kế toán phần hành liên quan
Tổ chức cá nhân có
nhu cầu
Bộ phận có liên quan
Chứng từ gốc
Lập chứng từ kế toán
Ghi sổ, bảo quản, lưu trữ chứng từ
Thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong chứng từ
Duyệt chứng từ kế toán
Sơ đồ 4: Quy trình luân chuyển chứng từ tại Công ty
Dựa vào chứng từ gốc do cá nhân hay tổ chức có yêu cầu đưa ra, kế toán phần hành có liên quan có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra chứng từ gốc sau đó lập chứng từ kế toán theo đúng nội dung kinh tế phát sinh.
Chứng từ kế toán sau khi được lập sẽ được kiểm tra lại và chuyển cho thủ trưởng đơn vị hoặc kế toán trưởng xem xét, phê duyệt. Chứng từ kế toán có thể được lập thành nhiều liên để phục vụ cho nhu cầu luân chuyển kịp thời, tiết kiệm thời gian chờ đợi và đảm bảo hiệu quả trong công việc.
Sau khi có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng, chứng từ kế toán được chuyển cho bộ phận hoặc cá nhân có liên quan để thực hiện.
Cuối cùng, chứng từ được chuyển trở lại cho kế toán phần hành liên quan để ghi sổ, lưu trữ và bảo quản.
1.4.2.3. Đặc điểm hệ thống tài khoản tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
Hệ thống tài khoản tại Công ty được vận dụng theo chế độ đã ban hành.
Các tài khoản cấp 1, cấp 2 được sử dụng đều đúng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tài khoản cấp 3 được Công ty mở thêm để đáp ứng nhu cầu quản lý, nhằm cho việc quản lý được đơn giản hơn.
Vd: Tài khoản 242: chi phí trả trước dài hạn.
Tài khoản này được mở chi tiết thành các TK cấp 3 như sau:
TK 24201: Tài sản cho mượn
TK 24201: Tài sản cho thuê chờ phân bổ
TK 24203: Vật liệu chờ phân bổ
TK 24204: Dụng cụ sản xuất
TK 24205: Dụng cụ quản lý (không đủ ĐK là TSCĐ)
TK 24206: Chi phí quảng cáo
TK 24207: Vỏ bình 5 Gallons
TK 24211: Chi phí khác chờ kết chuyển
TK 24212: Chi phí chờ kết chuyển-kệ
Các TK phản ánh doanh thu, giá vốn đều được mở TK cấp 3 cho từng loại sản phẩm. TK phản ánh công nợ được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng…
1.4.2.4. Đặc điểm hệ thống sổ tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
Hệ thống sổ tổng hợp, sổ chi tiết tại Công ty được áp dụng, và thực hiện đúng với quy cách, mẫu biểu đã đưa ra trong Chế độ kế toán các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công ty tiến hành tổ chức hạch toán kế toán với sự trợ giúp của phần mềm kế toán, và thực hiện ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.
Việc ghi sổ được tiến hành hàng ngày, tuy nhiên thực chất của việc ghi sổ là việc cập nhật chứng từ kế toán vào máy vi tính, số liệu cùng nội dung kinh tế được nhập vào chính là cơ sở dữ liệu để phần mềm kế toán tự động thực hiện đưa vào Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết. Kế toán phần hành nào sẽ trực tiếp nhập chứng từ thuộc phần hành đó vào máy vi tính.
Phần mềm kế toán (máy vi tính)
Sổ kế toán
- Nhật ký chung
- Sổ cái các tài khoản
Báo cáo kế toán
- Báo cáo
tài chính
- Báo cáo
quản trị
Chứng từ gốc
Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa.
Cuối kỳ kế toán, các Sổ tổng hợp và Sổ chi tiết vẫn được in ra để thực hiện việc lưu trữ theo đúng quy định của chế độ.
1.4.2.5. Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
Hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa bao gồm hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo nội bộ.
Danh mục báo cáo kế toán tại Công ty, có:
Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DNN
Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 – DNN
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DNN
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và có kèm theo phụ biểu sau:
Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01– DNN
Các báo cáo tài chính được lập theo năm từ ngày 01/01 đến 31/12. Do sử dụng phần mềm kế toán, nên các Báo cáo tài chính này được thực hiện in trực tiếp từ máy tính ra, và được gửi đến các cơ quan quản lý: Cơ quan Thuế, Cơ quan đăng kí kinh doanh và Cơ quan Thống kê.
Hệ thống Báo cáo nội bộ của Công ty bao gồm những báo cáo:
Bảng cân đối tài chính cho nhiều kỳ
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho nhiều kỳ
Báo cáo thuyết minh tài chính
Báo cáo phân tích tài chính
Báo cáo quản trị công nợ phải thu, phải trả theo hóa đơn, theo hạn thanh toán và theo khách hàng, nhà cung cấp
Báo cáo tổng hợp hàng nhập hàng xuất
Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn
Các báo cáo nội bộ này không chỉ được lập định kì mà còn có thể được lập đột xuất theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Việc lập những báo cáo này hoàn toàn do phần mềm kế toán tự động thực hiện thông qua dữ liệu đầu vào được các kế toán phần hành cập nhật. Các báo cáo này chỉ được sử dụng trong doanh nghiệp phục vụ việc quản lý doanh nghiệp, chứ không công bố ra ngoài.
Phần II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty nước uống tinh khiết SG Sapuwa
2.1. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nước uống, cùng với việc áp dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm, việc sản xuất sản phẩm được thực hiện trên một dây chuyền khép kín, và không có sản phẩm dở dang. Khi ca sản xuất kết thúc cũng là lúc sản phẩm hoàn thành, nhập kho. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ phân xưởng, kỳ tập hợp là hàng tháng.
Việc hạch toán kế toán tại Công ty được áp dụng theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, việc hạch toán Chi phí sản xuất, kế toán không sử dụng TK 621, TK 622, TK 627 mà sử dụng TK 154 để tập hợp Chi phí sản xuất.
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty
Tại Công ty, do đặc điểm của sản phẩm là các NVL TT dùng để bao gói nước thành phẩm cho từng loại sản phẩm là khác nhau. Vì vậy, chi phi sản xuất tại công ty được chia thành:
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - trực tiếp
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ
Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – trực tiếp là chi phí NVL TT, phục vụ quá trình bao gói sản phẩm.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ được chi tiết thành:
Chi phí SXKDDD phải phân bổ - NVL chung.
Chi phí SXKDDD phải phân bổ - nhân công sản xuất.
Chi phí SXKDDD phải phân bổ - sản xuất chung.
2.1.1.1. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – trực tiếp
Thực chất của việc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – trực tiếp chính là việc hạch toán chi phí NVL TT.
Nội dung CP NVL trực tiếp tại công ty.
Công ty cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa là một Công ty sản xuất nước uống tinh khiết với sản phẩm sản xuất là Bình, chai nước tinh khiết với các thể tích khác nhau. Vì vậy, NVL dùng trong sản xuất sản phẩm là không nhiều về chủng loại. Trong đó, nước tinh khiết được coi là NVL chính, do Công ty tự khai thác và xử lý qua quá trình lọc để tạo ra nước thành phẩm cuối cùng. Các NVL khác phục vụ cho việc bao gói sản phẩm như: Bình, chai, màng co, nhãn… Các NVL này được Công ty thu mua từ nhà cung cấp, và được dự trữ, bảo quản tại kho Công ty.
NVL có sự khác biệt khi sản xuất các loại sản phẩm khác nhau.
NVL cho bình 5 gallons bao gồm: vỏ bình 5 gallons, nắp bình 5 gallons, màng co ép đầu bình 5 gallons, nhãn bình 5 gallons, vòi nhựa, màng co thân bình 5 Gallons.
NVL cho những sản phẩm có thể tích nhỏ hơn (chai 5l; chai 1,5l, chai 0,5l, chai 0,33l) bao gồm: vỏ chai, nhãn thân chai, màng co nắp chai, nắp chai, vỏ hộp (tương ứng với thể tích mỗi loại sản phẩm), ống hút…
Các NVL này được mua từ nhà cung cấp và nhập kho về Công ty, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng sản phẩm, thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho NVL tương ứng để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Phương pháp xác định CP NVLTT tại Công ty:
Có thể chia sản phẩm của Công ty thành 2 luồng sản phẩm chính: Bình nước tinh khiết 5 Gallons (thể tích tương đương 18,9l) và những sản phẩm nước uống tinh khiết có thể tích nhỏ hơn. Vì vậy, việc xác định CP NVLTT tại Công ty cũng có sự khác biệt đối với 2 luồng sản phẩm này.
- Đối với Bình 5 Gallons
NVL xuất kho cho sản xuất bình 5 Gallons bao gồm: vỏ bình (có tính chất sử dụng luân chuyển), nắp bình, màng co ép…(được sử dụng 1 lần). Việc xác định CPNVL TT được xác định như sau:
Theo kế hoạch sản xuất, phân xưởng báo với thủ kho số lượng sản xuất trong ngày. Thủ kho lấy đó làm căn cứ viết phiếu xuất kho vỏ bình cho phân xưởng. Tuy nhiên do vỏ bình 5 Gallons được sử dụng luân chuyển, nên phiếu xuất kho này chỉ ghi số lượng mà không ghi giá trị. Chỉ khi số vỏ bình được xuất kho là vỏ bình mới xuất sử dụng lần đầu, phiếu xuất kho mới ghi giá trị và được phân bổ vào chi phí sản xuất trong kì.
Chi phí vỏ bình 5 Gallons được phân bổ trong 3 tháng, theo công thức:
Chi phí vỏ bình phân bổ vào chi phí sản xuất
=
Số lượng vỏ xuất sử dụng lần đầu × Đơn giá
3 tháng
VD: Theo số liệu Phiếu xuất kho NVL bình 5 Gallons ngày 31/08/2008
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO Số Ctừ 12
Ngày 31 tháng 08 năm 2008
Người giao dịch
Đơn vị OCTY
Địa chỉ 189/1-Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội
Diễn giải Xuất kho NVL 5 Gallons
Nhập tại kho Kho công ty
Dạng nhập
STT
Tên vật tư
Tk Vtư
Mã vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá
Thành tiền
1
Nắp bình 5 Gallons
152
NAPBINH
chiec
17 535.00
621.36
10 895 548
2
Màng cơ ép đầu bình 5 Gallons
152
MANGCO
chiec
17 535.00
78.46
1 375 796
3
Nhãn bình 5 Gallons
152
NHAN5GL
BO
1 000.00
2 400.00
2 400 000
4
Vòi nhựa
152
VOISU
chiec
1 000.00
2 499.32
2 499 320
5
Vỏ bình 5 Gallons
152
VO1
chiec
2 000.00
30 676.89
61 353 780
6
Màng co thân bình 5 Gallons
152
1MANGCOTH
kg
334.00
39 330.64
13 136 434
Tổng cộng
91 660 878
Xuất ngày… tháng… năm…
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
Bảng biểu 2: Phiếu xuất kho số 12
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO Số Ctừ 13
Ngày 31 tháng 08 năm 2008
Người giao dịch
Đơn vị OCTY
Địa chỉ 189/1-Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội
Diễn giải Xuất kho NVL thùng 0.5
Nhập tại kho Kho công ty
Dạng nhập
STT
Tên vật tư
Tk Vtư
Mã vật tư
ĐVT
Số lượng
Giá
Thành tiền
1
Vỏ chai 0,5 lít Sapuwa
152
V05
chiec
25 200.00
732.23
18 452 196
2
Nhãn thân chai 0,5L Sapuwa
152
NHANTHANO.
chiec
26 400.00
59.11
1 560 504
3
Màng co nắp chai nhỏ
152
NHANMANHC
chiec
26 400.00
16.23
428 472
4
Nắp chai
152
NAPCHAI
chiec
25 200.00
106.12
2 674 224
5
Vỏ hộp 0,5L Sapuwa
152
VHOP0.5LSA
chiec
1 000.00
156.66
1 561 660
6
Ống hút
152
ONGHUT
chiec
24 000.00
33.82
811 680
Tổng cộng
25 488 736
Xuất ngày… tháng… năm…
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
Bảng biểu 3: Phiếu xuất kho số 13
Công ty xuất 2000 vỏ bình 5 Gallons cho sản xuất, với tổng giá trị là:
61 353 780.
Vỏ bình được phân bổ trong 3 tháng
CP vỏ bình phân bổ trong tháng 8
=
61 353 780
=
20 451 260
3
Các NVL khác như: nắp bình, màng co ép… được sử dụng 1 lần duy nhất nên hạch toán trực tiếp vào CP NVL TT.
- Đối với các loại sản phẩm khác có thể tích nhỏ hơn:
NVL TT bao gồm: vỏ chai, nắp chai, vỏ hộp… đều được tính trực tiếp khi đưa vào sử dụng.
Giá trị NVL xuất kho để phục vụ sản xuất sản phẩm được tính theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ.
Chứng từ sử dụng:
Chứng từ sử dụng trong hạch toán CP NVL TT là: phiếu xuất kho, phiếu kế toán.
Phiếu xuất kho do thủ kho lập, sau đó được chuyển cho kế toán NVL, kế toán NVL lấy đó làm căn cứ để cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán. Phiếu kế toán được hình thành khi kế toán NVL cập nhật.
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán CP NVL TT, tại Công ty sử dụng TK: 1541, TK này được chi tiết theo từng loại sản phẩm.
TK 1541
Chi phí SXKD dở dang tính trực tiếp cho từng loại
TK 1541Z01
Chi phí SXKD dở dang: bình 5 gallons
TK 1541Z02
Chi phí SXKD dở dang: chai 5l
TK 1541Z04
Chi phí SXKD dở dang: thùng 0.5 vinemar
TK 1541Z05
Chi phí SXKD dở dang: bình 5 gallons loại 2
TK 1541Z06
Chi phí SXKD dở dang: thùng 1,5l Sapuwa Hà Nội
TK 1541Z07
Chi phí SXKD dở dang: thùng 0,5l Sapuwa Hà Nội
TK 1541Z08
Chi phí SXKD dở dang: thùng 0,33l Sapuwa Hà Nội
TK 1541Z09
Chi phí SXKD dở dang: thùng 0,5l Disney
TK 1541Z10
Chi phí SXKD dở dang: thùng 0,33l Disney
Quy trình ghi sổ:
Như đã trình bày ở trên, do đặc điểm của vỏ bình 5 gallons nên, việc hạch toán chi phí vỏ bình được thông qua TK 24207 – Vỏ bình 5 Gallons được sử dụng để phân bổ chi phí.
Từ phiếu xuất kho, Kế toán NVL nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, được phiếu kế toán. Từ đó, phần mềm kế toán tự động chạy chương trình, và đưa số liệu vào các sổ Nhật ký chung, sổ Cái có liên quan: TK 24207, TK 1541Z01, TK 1541Z07…
Do áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán, vì vậy, khi xuất NVL, kế toán viên chỉ nhập số liệu vào phần mềm, việc tính giá trị NVL xuất kho và phân bổ chi phí cuối tháng, cũng như việc vào hệ thống sổ sẽ do phần mềm tự động chạy.
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 24207- Vỏ bình 5 Gallons
Từ ngày: 01/08/2008 đến ngày: 31/08/2008
Dư nợ đầu kỳ: 51.527.635
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
31/08
PX 12
Xuất kho NVL 5 Gallons
152
61.353.780
31/08
PKT 9
Phân bổ vỏ bình tháng 6
1541Z01
10.305.528
31/08
PKT12
Phân bổ vỏ bình tháng 7
1541Z01
20.611.054
31/08
PKT13
Phân bổ vỏ bình tháng 8
1541Z01
20.451.260
Tổng phát sinh nợ: 61.353.780
Tổng phát sinh có: 51.367.842
Dư nợ cuối kỳ: 61.513.573
Lập, ngày…….tháng……năm……
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu 4: Sổ Cái TK 24207
CÔNG TY CP NƯỚC UỐNG TK SÀI GÒN-SAPUWA Ban hành theo QĐ số 167/200/QĐ-BTC
189/1 HOÀNG HOA THÁM-BA ĐÌNH-HÀ NỘI ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số phát sinh
Ngày
Số
PS nợ
PS có
01/08
PT 1
Thu tiền HĐ 87364 (CN cty CP thiết bị, vật tư KHKT&DL Trung Sơn TSSE)
Tiền mặt Việt Nam
1111
280 000
Phải thu tiền Việt Nam Đồng
1311
280 000
01/08
PT 2
Thu tiền HĐ 87316 (Công ty TNHH tư vấn y Dược Quốc tế)
Tiền mặt Việt Nam
1111
720 000
Phải thu tiền Việt Nam Đồng
1311
720 000
01/08
PT 3
Thu tiền HĐ 87314 (Công ty CP thương mại và VTXD Việt Nam)
Tiền mặt Việt Nam
1111
390 000
Phải thu tiền Việt Nam Đồng
1311
390 000
…..
……
………
……
……….
……
01/08
PC 1
Chi tiếp khách (BL)
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa vật tư
1331
78 546
Chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, đối ngoại
64221
785 454
Tiền mặt Việt Nam
1111
864 000
…
…
…
…
…
…
01/08
PNK 1
Nhập kho bình 5 Gallons
Thành phẩm
155
4 613 730
Chi phí SXKD dở dang: Bình 5 Gallons
1541Z01
4 613 730
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Tổng cộng
3 027 642 491
3 027 642 491
Từ ngày 01/08/2008 đến ngày 31/08/2008
Ngày…tháng…năm…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)
Bảng biểu 5: Sổ Nhật ký chung
2.1.1.2. Hạch toán chi phí SXKDDD phải phân bổ tại Công ty
* Hạch toán Chi phí SXKDDD phải phân bổ - NVL Chung.
Nội dung Chi phí SXKDDD phải phân bổ - NVL Chung.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ - NVL Chung bao gồm: chi phí cho NVL dùng chung cho quá trình sản xuất sản phẩm: như dung môi, axit HCl…
Do chi phí cho những NVL chung này là không lớn, nên chi phí này phát sinh ở tháng nào thì được ghi nhận luôn vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ - NVL Chung của tháng đó. Mà không xét tới việc những NVL này tiếp tục tham gia vào tháng tiếp hay không.
Trong tháng 6/2008, Công ty nhập mua dung môi và axit HCl.. tuy nhiên không sử dụng hết, nên được tiếp tục sử dụng cho tháng 7, tháng 8. nhưng chi phí đã bỏ ra thì được ghi nhận hết vào CP SXKDDD tháng 6.
Tài khoản sử dụng: TK 15481: Chi phí SXKDDD phải phân bổ - sản xuất chung.
Chứng từ sử dụng: phiếu chi, hóa đơn mua hàng…
* Hạch toán Chi phí SXKDDD phải phân bổ - nhân công sản xuất.
Nội dung CP NCTT tại Công ty:
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm các khoản lương cơ bản, lương sản phẩm, phụ cấp và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Lương cơ bản của công nhân sản xuất là khoản lương cứng công ty trả cho nhân viên theo thời gian làm việc, khoản lương này sẽ không thay đổi hàng tháng và không phụ thuộc vào doanh thu trừ khi có quyết định tăng lương cơ bản của Ban giám đốc cho nhân viên có thành tích trong quá trình làm việc.
Lương sản phẩm là lương được trả cho công nhân sản xuất theo số lượng sản phẩm quy đổi mà họ đạt được trong tháng.
Phụ cấp là khoản tiền ăn ca hàng tháng được trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất. Được quy định không đổi là 450,000/1công nhân/1 tháng. Bị trừ đi khi công nhân nghỉ ngày công.
Các khoản chi phí và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là khoản chi phí được tính trên lương cơ bản của nhân viên trực tiếp sản xuất.
Công ty không thực hiện trích Kinh phí công đoàn.
Phương pháp tính lương:
Lương cơ bản: là khoản lương cứng, sẽ căn cứ vào mức lương cơ bản của từng nhân viên được quy định.
Lương sản phẩm: Hàng tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất và số đơn vị sản phẩm từng chủng loại của từng nhân viên do quản đốc đưa lên, kế toán sẽ tiến hành tính lương.
Lương được tính theo công thức:
Tiền lương sản phẩm 1 nhân viên
=
Số đơn vị sản phẩm
làm được
×
Tiền lương sản xuất
1 sản phẩm
Tiền lương sản xuất 1 sản phẩm = 700VNĐ/ 1SP
Tiền lương công nhân sản xuất A
=
Lương cơ bản của A
+
Lương sản phẩm của A
+
Phụ cấp ăn ca của A
VD: tính lương cho Bà Nguyễn Thị Tiến.
Theo mức lương cơ bản mà Công ty quy định cho bà Nguyễn Thị Tiến là 620 000VNĐ.
Trong tháng 8/2008, bà Tiến đã sản xuất được 1.103 sản phẩm.
Lương sản phẩm
của Bà Tiến
=
1103
´
700
=
772 000
Tiền ăn ca là 450 000VNĐ
Tổng tiền lương T8 của Bà Tiến
=
620 000
+
772 000
+
450 000
=
1 842 000
Sản phẩm hoàn thành được quy đổi theo công thức:
1 thùng = 1 bình 5 gallons = 4 chai 5 lít
1 thùng = 30 chai 330ml = 24 chai 500ml = 12 chai 1,5 lít
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, cuối tháng được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo số lượng sản phẩm quy đổi hoàn thành, được tính theo công thức:
CP NCTT phân bổ cho sản phẩm X
=
∑ CP NCTT sản xuất sản phẩm
×
Số đơn vị sản phẩm X (hoàn thành quy đổi)
∑ đơn vị sản phẩm được quy đổi
Chi phí BHXH, BHYT được trích trên mức tiền lương cơ bản đã quy định với mức trích BHXH là 20% trong đó 15% được tính vào chi phí và 5% trừ vào tiền lương công nhân sản xuất, mức trích BHYT là 3% trong đó 2% được tính vào chi phí và 1% trừ vào tiền lương công nhân sản xuất.
Trong t8, tổng mức lương cơ bản của công nhân sản xuất là:
9,460,000VNĐ.
Do Công ty không tiến hành trích BHXH đối với công nhân Nguyễn Thị Dung B (trong tháng 8, công nhân này nghỉ làm). Với mức lương cơ bản của công nhân này là 620,000VNĐ.
Mức BHXH tính vào chi phí tháng 8 là:
(9,460,000 – 620,000) ´ 15% = 1,326,000 VNĐ.
Mức BHYT tính vào chi phí tháng 8 là:
9,460,000 ´ 2% = 189,200 VNĐ
Tổng mức trích BHXH, BHYT tính vào chi phí tháng 8 là:
1,326,000 + 189,200 = 1,515,200 VNĐ
Tổng CPNCTT sản xuất T8
=
34,495,000 + 1,515,200
=
36,010,200
Chứng từ sử dụng:
- Bảng tính lương Bộ phận sản xuất (Mẫu bảng được trình bày ở trang sau).
Tháng 8/ 2008, Công ty nhập kho thành phẩm 16.700 bình 5 Gallons; 1.000 thùng 0,5l; 500 thùng 0,33l. Tương đương với 18.200 sản phẩm quy đổi (16.700 + 1.000 + 500 = 18.200).
CP SXKDDD – nhân công phân bổ cho từng loại sản phẩm sẽ được tính như sau:
CP NC phân bổ cho bình 5 Gallons
=
36,010,200
×
16,700
=
33,042,326
18,200
CP NC phân bổ cho thùng 0,5l
=
36,010,200
×
1,000
=
1,978,582
18,200
CP NC phân bổ cho thùng 0,33l
=
36,010,200
×
500
=
989,291
18,200
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán CP NC kế toán sử dụng TK 15482 (chi phí SXKDDD phải phân bổ - nhân công sản xuất).
Bên Nợ: CP NC tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm (tiền lương cơ bản, lương sản phẩm, phụ cấp, và các khoản trích theo lương).
Bên Có: Phân bổ CP NC sản xuất cho từng loại sản phẩm.
Cuối kì, không có số dư.
Quy trình ghi sổ:
Từ bảng tính lương bộ phận sản xuất, kế toán viên nhập số liệu vào phần mềm kế toán, từ đó, phần mềm tự động chạy và đưa số liệu vào sổ Nhật ký chung, sổ cái TK có liên quan.
Sổ Cái TK 15482: CP SXKDDD phải phân bổ-nhân công sản xuất.
(mẫu sổ được trình bày ở trang sau).
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 15482- chi phí SXKD DD phải phân bổ - nhân công
Từ ngày: 01/08/2008 đến ngày: 31/08/2008
Dư nợ đầu kỳ: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
31/8
PKT3
Tính lương nhân viên sx tháng 8
3341
34 495 000
31/8
PKT4
BHXH, BHYT tính vào CP tháng 8 sx
3383
1 515 200
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z01
1541Z01
33 042 326
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z02
1541Z02
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z04
1541Z04
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z05
1541Z05
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z06
1541Z06
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z07
1541Z07
1 978 582
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z08
1541Z08
989 291
31/8
PKT2
PBCP - NCông 15482 ->1541Z09
1541Z09
Tổng phát sinh nợ: 36 010 200
Tổng phát sinh có: 36 010 200
Dư nợ cuối kỳ: 0
Lập, ngày …….tháng…….năm…….
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu 7: Sổ Cái TK 15482
* Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ - sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại Công ty bao gồm CP NVL Chung, tiền thuê nhà xưởng, tiền điện, khấu hao TSCĐ, chi phí xét nghiệm nước, …
Trong đó:
- Tiền thuê nhà, tiền điện: là khoản tiền trả hàng tháng cho Hợp tác xã thương mại Ngọc Hà. Khoản tiền này, cuối tháng do Hợp tác xã báo lại cho Công ty. Trong tháng 8, khoản tiền này là 17,344,591VNĐ.
- Khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty là chi phí khấu hao các thiết bị, dây chuyền sản xuất, khấu hao tiền xây dựng nhà xưởng và các TSCĐ khác tham gia vào quá trình sản xuất.
Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để tính khấu hao tài sản:
Khấu hao TSCĐ năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng dự kiến
Khấu hao TSCĐ tháng
=
Khấu hao TSCĐ năm
12 tháng
Bảng phân bổ khấu hao tháng 8 năm 2008:
CÔNG TY CP NƯỚC UỐNG TK SÀI GÒN-SAPUWA
189/1 HOÀNG HOA THÁM-BA ĐÌNH-HN
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 8
Stt
TK
tài sản
Tên TK tài sản
TK
khấu hao
Tên TK khấu hao
Giá trị
phân bổ
1
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
1541Z01
Chi phí SXKD dở dang: bình 5 Gallons
300 000
2
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
15483
Chi phí SXKDDD phải phân bổ-sản xuất chung
19 089 727
3
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
64214
Chi phí khấu hao
9 293 885
4
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
64224
Chi phí khấu hao
5 112 826
Tổng cộng
33 796 438
Ngày…tháng…năm…
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng biểu 8: Bảng phân bổ khấu hao.
Bảng tính khấu hao T8/2008.
- Các CP khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm như: CP xét nghiệm nước, CP găng tay, quần áo bảo hộ cho CNV…
Phương pháp xác định CP SXC tại Công ty
Khi phát sinh các khoản chi phí, kế toán sẽ tập hợp và cuối tháng sẽ lập bút toán phân bổ cho từng loại sản phẩm sản xuất theo đơn vị sản phẩm sản xuất ra tương tự như cách phân bổ CP NC.
CP SXC phân bổ cho sản phẩm X
=
CP SXC toàn phân xưởng sản xuất
×
Số đơn vị sản phẩm X hoàn thành
Tổng số đơn vị sản phẩm quy đổi
Theo số liệu tháng 8, tổng CP SXC phát sinh là: 42,188,018
CP SXC phân bổ cho
Bình 5 Gallons
=
42,188,018
×
16,700
=
38,710,984
18,200
CP SXC phân bổ cho thùng 0,5l
=
42,188,018
×
1,000
=
2,318,023
18,200
CP SXC phân bổ cho thùng 0,33l
=
42,188,018
×
500
=
1,159,011
18,200
Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán CP SXC, tại Công ty sử dụng chứng từ: bảng khấu hao TSCĐ, Phiếu chi, Phiếu kế toán…
Tài khoản sử dụng:
Khi phát sinh chi phí, kế toán tập hợp vào
TK 15483: chi phí SXKDDD phải phân bổ - sản xuất chung
Bên Nợ: CP SXC phát sinh trong kỳ
Bên Có: Phân bổ CP SXC cho từng loại sản phẩm
Cuối kỳ không có số dư
Quy trình ghi sổ: từ chứng từ ban đầu, như hóa đơn, phiếu chi kế toán phần hành sẽ cập nhật số liệu vào phiếu kế toán, từ đó, phần mềm kế toán tự động cập nhật các số liệu vào sổ NKC, sổ Cái TK có liên quan.
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 15483- Chi phí SXKD DD phải phân bổ - sản xuất chung
Từ ngày: 01/08/2008 đến ngày: 31/08/2008
Dư nợ đầu kỳ: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
18/08
PKT 1
Phân bổ máy điều hòa 24000 nationa
24204
150 000
21/08
PKT 3
PB CP xét nghiệm nước năm 2008
24211
466 000
22/08
PC 43
Chi mua NaOH – Công ty TNHH vật tư kỹ thuật Việt Nhật
1111
1 650 000
26/08
PC 53
Chi mua muối hạt
1111
2 700 000
28/08
PC 60
Chi tiền nhà xưởng, điện
1111
17 344 591
31/08
PKT 2
Phân bổ khấu hao tháng 8
2141
19 089 727
31/08
PKT11
Phân bổ CP cấp phép khai thác nước 2006
24211
787 700
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z01
1541Z01
38 710 984
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z02
1541Z02
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z04
1541Z04
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z05
1541Z05
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z06
1541Z06
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z07
1541Z07
2 318 023
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z08
1541Z08
1 159 011
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z09
1541Z09
31/08
PKT 3
Phân bổ CP SXC 15483->1541Z10
1541Z10
Tổng phát sinh nợ: 42 188 018
Tổng phát sinh có: 42 188 018
Dư nợ cuối kỳ: 0
Lập, ngày…….tháng……năm……
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu 10: Sổ Cái TK 15483
2.1.2. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng.
Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được kết chuyển để tập hợp chi phí toàn phân xưởng.
Cuối kỳ, thông qua các định khoản mà kế toán nhập vào máy, phần mềm kế toán tự động thực hiện các bút toán phân bổ, tập hợp CP SXKDDD chi tiết theo từng sản phẩm, và cập nhật số liệu vào Sổ Nhật ký chung, các Sổ chi tiết, Sổ Cái TK có liên quan.
Bút toán tập hợp chi phí:
Nợ TK 1541 (chi tiết theo từng sản phẩm).
Có TK 152
Có TK 15481
Có TK 15482
Có TK 15483
VD: với các số liệu về CP NVL xuất dùng, CP NCTT, CP SXC trong tháng 8/2008, phần mềm kế toán tự động phân bổ và cập nhật số liệu vào:
Sổ Cái TK 1541Z01 – Chi phí SXKDDD – Bình 5 Gallons (mẫu sổ được trình bày ở trang sau).
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1541Z01- Chi phí SXKD DD: Bình 5 Gallons
Từ ngày: 01/08/2008 đến ngày: 31/08/2008
Dư nợ đầu kì: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
01/08
PNK 1
Nhập kho bình 5 Gallons
155
4 613 730
02/08
PNK 2
Nhập kho bình 5 Gallons
155
4 602 300
04/08
PNK 3
Nhập kho bình 5 Gallons
155
5 522 760
05/08
PNK 4
Nhập kho bình 5 Gallons
155
5 522 760
06/08
PNK 5
Nhập kho bình 5 Gallons
155
4 602 300
07/08
PNK 6
Nhập kho bình 5 Gallons
155
4 602 300
08/08
PNK 7
Nhập kho bình 5 Gallons
155
4 620 300
…….
………
…………..
………
………….
…………
……
………
………….
………
…………..
…………
31/08
PX 12
Xuất kho NVL – 5 Gallons
152
30 307 098
31/08
PKT 2
Phân bổ khẩu hao tháng 8
2141
300 000
31/08
PKT 9
Phân bổ vỏ bình xuất tháng 6
24207
10 305 528
31/08
PKT 12
Phân bổ vỏ bình xuất tháng 7
24207
20 611 054
31/08
PKT 13
Phân bổ vỏ bình xuất tháng 8
24207
20 451 260
31/08
PKT1
PB CP-NVL15481->1541Z01
15481
31/08
PKT2
PB CP-NC 15482->1541Z01
15482
33 042 326
31/08
PKT3
PB CP-SXC 15483->1541Z01
15483
38 710 984
Tổng phát sinh nợ: 153 728 250
Tổng phát sinh có: 153 728 250
Dư nợ cuối kỳ: 0
Lập, ngày…….tháng……năm……
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu 11: Sổ Cái TK 1541Z01
Sổ Cái TK 1541Z07 - Chi phí SXKD DD: Thùng 0,5l Sapuwa Hà Nội
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 1541Z07- Chi phí SXKD DD: Thùng 0,5l Sapuwa Hà Nội
Từ ngày: 01/08/2008 đến ngày: 31/08/2008
Dư nợ đầu kỳ: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
09/08
PNK8
Nhập kho thùng 0,5
155
15 198 679
20/08
PNK7
Nhập kho thùng 0,5
155
15 197 995
31/08
PX13
Xuất kho NVL thùng 0,5
152
25 488 736
31/08
PKT1
PB CP-NVL 15481->1541Z07
15481
31/08
PKT2
PB CP-NC 15482->1541Z07
15482
1 978 582
31/08
PKT3
PB CP-SXC 15483->1541Z07
15483
2 318 023
31/08
PKT4
Phân bổ khấu hao thùng 15484->1541Z07
15484
611 333
Tổng phát sinh nợ: 30 396 674
Tổng phát sinh có: 30 396 674
Dư nợ cuối kỳ: 0
Lập, ngày…….tháng……năm……
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu 12: Sổ Cái TK 1541Z07
2.2. Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty
2.2.1. Đối tượng tính giá thành
Đặc điểm quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành được Công ty xác định là từng loại sản phẩm cụ thể. Đơn vị tính giá thành là Bình (đối với sản phẩm bình 5 Gallons) và chai (đối với các sản phẩm có thể tích nhỏ hơn).
2.2.2. Kỳ tính giá thành
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các Công ty tham gia trong lĩnh vực sản xuất nước uống tinh khiết. Vì vậy để có thể biết chính xác giá thành từng loại sản phẩm, phục vụ cho việc định giá bán sản phẩm trên thị trường nhằm xác định giá bán cạnh tranh một cách nhanh nhất, cùng với việc tập hợp chi phí sản xuất theo tháng, Công ty thực hiện tính giá thành theo tháng.
2.2.3. Phương pháp tính giá thành:
Với đặc điểm hoạt động sản xuất sản phẩm được thực hiện ở cùng 1 phân xưởng và trên một dây chuyền khép kín, cuối kỳ không có sản phẩm dở dang nên Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn:
Giá thành
sản phẩm X
=
Chi phí
trực tiếp
+
CP phân bổ cho sản phẩm X
Hay nói cách khác, tổng giá thành sản xuất chính là tổng chi phí sản xuất sản phẩm tập hợp được trong kì.
Giá thành đơn vị sản phẩm được tính theo công thức:
Giá thành đơn vị
sản phẩm X
=
Tổng giá thành sản phẩm X
Số lượng sản phẩm X hoàn thành trong kỳ
Sau khi đã xác định được tất cả các khoản chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí:
Do không có sản phẩm dở dang, toàn bộ CP SXKDDD trên TK 1541 được kết chuyển hết sang TK 155 – Thành phẩm.
Nợ TK 155
Có TK 1541Z01
Có TK 1541Z02
...
Bút toán kết chuyển đã được cài đặt sẵn trong phần mềm kế toán, vì vậy cuối tháng, sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất, phần mềm tự động chạy bút toán kết chuyển và cập nhật số liệu vào các sổ có liên quan.
Sổ Cái TK 155:
Cty CP nước uống TK Sài Gòn-Sapuwa Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC
189/1 Hoàng Hoa Thám-Ba Đình-Hà Nội ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tài khoản: 155 – thành phẩm
Từ ngày: 01/08/2008 đến ngày: 31/08/2008
Dư nợ đầu kỳ: 46.184.432
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
PS Nợ
PS Có
01/08
PNK 1
Nhập kho Bình 5 Gallons
1541Z01
4 613 730
01/08
HD 87364
Xuất bán nước tinh khiết – CN Công ty CP thiết bị, vật tư KHKT&DL
6322Z07
241 829
……..
………
………..
…………
…………
………
02/08
PNK 2
Nhập kho bình 5 Gallons
1541Z01
4 602 300
02/08
HD 87368
Xuất bán nước tinh khiết – Ngân hàng Korea Echange Bank
6322Z01
91 983
…….
……..
………
…………
………
………..
04/08
HD 87390
Xuất bán nước tinh khiết – Yurtec
6322Z08
336 388
……..
……….
………
……….
………..
……….
Tổng phát sinh nợ: 201 000 701
Tổng phát sinh có: 177 059 439
Dư nợ cuối kỳ: 70 125 694
Lập, ngày…….tháng……năm……
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu 13: Sổ Cái TK 155
Phần III. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
3.1. Đánh giá chung tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
Khi đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ta nhận thức được sự cần thiết của thông tin chi phí và giá thành sản phẩm đối với công tác quản trị doanh nghiệp cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và mục tiêu của việc nghiên cứu đó là nhằm tăng cường công tác quản trị thúc đẩy sự phát triển và củng cố vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa, em đã cố gắng tìm hiểu hoạt động tài chính kế toán tại Công ty, đặc biệt là các hoạt động về quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nói chung, việc tổ chức công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như: Bảo đảm tính thống nhất về mặt phạm vi, số liệu kế toán trung thực, quá trình hạch toán đã hạn chế tối đa việc ghi chép trùng lặp. Các phòng ban chức năng của Công ty được sắp xếp phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty, phục vụ đắc lực cho hoạt động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Song song với quá trình chuyển đổi đó, hệ thống kế toán của Công ty cũng không ngừng biến đổi cả về cơ cấu và phương pháp hạch toán đáp ứng tốt nhất yêu cầu về thông tin cho quản lý và hoạt động của Công ty. Ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua những ưu điểm trong công tác kế toán hiện nay của Công ty....
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Sòn Sapuwa
-Thứ nhất: Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhất là khi thị trường hiện nay luôn có sự cạnh tranh khốc liệt, Công ty đã ra sức tăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất mà trước tiên là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty.
-Thứ hai: Việc áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng quy định đối với Công ty đã đảm bảo việc gắn thu nhập của người lao động với thời gian làm việc và kết quả sản xuất cuối cùng của họ góp phần khuyến khích được tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm trong sản xuất của công nhân.
-Thứ ba: Kế toán máy được áp dụng để làm công tác kế toán đã đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá trong việc xử lý thông tin về chi phí và giá thành. Số liệu kế toán được cất trữ và xử lý kịp thời, chính xác phục vụ đắc lực cho công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh của các hoạt động kinh tế. Thực hiện kế toán trên máy vi tính giúp cho việc liên hệ thông tin giữa các phần hành kế toán trong quá trình kiểm tra nội bộ và lập báo cáo đạt hiệu quả cao hơn.
Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa, ngoài những ưu điểm lớn trên còn tồn tại những vướng mắc chưa hợp lý mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động thực tế và có hướng đi hợp lý hơn nữa.
3.1.2. Những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Qua phần thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty, em thấy công tác hạch toán của Công ty còn một tồn tại một số điểm sau cụ thể là:
* Đối với hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – trực tiếp.
Việc tính giá xuất NVL theo phương pháp “bình quân cả kỳ dự trữ” làm dồn khối lượng công tác kế toán vào cuối tháng, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Việc tính giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp “Bình quân cả kỳ dự trữ” không phản ánh chính xác đơn giá NVL dẫn đến giá thành sản xuất trong kỳ không phản ánh đúng.
* Đối với hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải phân bổ:
Việc tính chi phí NVL chung chi ra ở kỳ nào thì tính hết vào chi phí kỳ đấy là không hợp lý (do NVL chung được sử dụng liên quan đến nhiều kỳ tính giá thành). Tuy chi phí này không lớn, nhưng ảnh hưởng đến tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, tuy chế độ đã thay đổi, hiện nay Công ty đang hoạt động theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC, nhưng trên phần mềm kế toán của Công ty, vẫn chưa cập nhật. Vì vậy, chứng từ, và các Sổ kế toán được lập vẫn còn ghi: theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
3.2.1. Nội dung và yêu cầu của việc hoàn thiện
* Sự cần thiết phải tổ chức hợp lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thông qua những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn... để có các quyết định quản lý thích hợp và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Với vai trò đó, hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm rõ ràng đã trở thành điều kiện không thể thiếu được để thực hiện hạch toán kinh tế, nó là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
* Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để đảm bảo tính đồng bộ thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, cần thiết phải cải tiến, đổi mới hoàn thiện hệ thống kế toán. Là một bộ phận trong công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng đòi hỏi ngày càng mới và hoàn thiện để phù hợp với tổ chức quản lý kinh doanh hiện nay.
Thực tế cho thấy nhiều đơn vị hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa chính xác, hạch toán các khoản chi phí bất hợp lý vào giá thành, có đơn vị tính chưa đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm trong kỳ, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Tất cả các chi phí phát sinh như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp, Chi phí SXC đều tập hợp và phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ nhưng thường không phân biệt đâu là biến phí, đâu là định phí. Điều đó làm cho việc phân tích các nhân tố làm tăng hay giảm giá thành sản phẩm là rất khó khăn.
Nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng các chi phí cần thiết tính vào giá thành tức là chưa phản ánh đúng nội dung kinh tế của chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Như vậy, xuất phát từ những lý do trên, việc đổi mới hoàn thiện, tổ chức hạch toán đúng, hợp lý và chuẩn xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là đòi hỏi khách quan phù hợp với quy luật chung, thực trạng quản lý trong các doanh nghiệp. Nhất là trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm mà muốn vậy phải tổ chức hợp lý, phải đổi mới hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, giúp cho lãnh đạo ra quyết định một cách đúng đắn, đầy đủ nhằm tiêu thụ hàng hoá để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp và để sản phẩm đó có điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Với thời gian nghiên cứu thực tế có hạn, với những kiến thức đã lĩnh hội được trong bốn năm học trong trường, em xin phép được nêu nên một số ý kiến góp phần nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty.
* Nội dung hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành phù hợp với nội dung của tổ chức công tác hạch toán kế toán. Từ đó, so sánh với việc tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp cụ thể để rút ra những phương hướng hoàn thiện.
3.2.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa
3.2.2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất
* Hạch toán CP Trực tiếp.
Với đặc điểm sản xuất tại Công ty, danh điểm NVL không nhiều, và số lần nhập, xuất không nhiều, bên cạnh đó lại có sự hỗ trợ của kế toán máy. Theo em Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá “bình quân sau mỗi lần nhập” cho việc tính giá xuất NVL cho sản xuất sản phẩm.
Do phương pháp này cho giá NVL xuất kho một cách chính xác nhất, phản ảnh kịp thời sự biến động của giá cả, và công việc tính giá được tiến hành đều đặn.
* Hạch toán CP phân bổ.
Đối với kế toán NVL chung, công ty nên đưa vào chi phí từng kỳ. Do đặc điểm của việc sử dụng NVL chung là khi sử dụng một lượng NVL chung như: dung môi, axit HCl... sẽ ảnh hưởng đến giá quá trình sản xuất sản phẩm trong nhiều kì. Vì vậy Công ty nên đưa chi phí này vào chi phí cần phân bổ, và thực hiện phân bổ theo số lượng sản phẩm hoàn thành dự toán trong các kì tiếp theo. Thường thì công ty mua NVL chung về và sử dụng nó trong 3 tháng liên tiếp.Việc làm này sẽ tăng tính chính xác cho kết quả tính giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, phòng kế toán cũng cần chú ý đến việc cập nhật, thay đổi quyết định, trên phần mềm kế toán để chứng từ lập ra có được tính hợp lệ.
3.2.2.2.Hoàn thiện công tác giá thành sản phẩm
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp đã được quyền tự chủ về vốn kinh doanh. Thị trường mở ra với nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Để cạnh tranh được, doanh nghiệp phải không ngừng tăng cường chất lượng sản phẩm và hạ giá bán sản phẩm.
Yếu tố chi phối trực tiếp đến giá bán sản phẩm là giá thành sản phẩm; phải sử dụng như thế nào để phù hợp với khả năng quản lý của doanh nghiệp bằng mức độ tiết kiệm chi phí, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Muốn phân tích kỹ chỉ tiêu giá thành để tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, Công ty cần xây dựng hệ thống giá thành định mức cho một đơn vị sản phẩm từng loại (công việc này tương đối thuận lợi vì khi xác định đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, Công ty đã dự toán một số định mức vật tư, kỹ thuật chủ yếu). So sánh giá thành định mức và thực tế thực hiện, Công ty sẽ thấy được các khoản phát sinh làm tăng chi phí ngoài định mức để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp.
Kết luận
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp vì nó luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với các chức năng vốn có đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp, là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp.
Cuối cùng, một lần nữa cần khẳng định công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa là một công tác không thể thiếu đối với phòng kế toán của Công ty nhằm cung cấp những thông tin chi phí và giá thành cần thiết cho việc ra quyết định và các giải pháp trong hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa, nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã có những cải tiến tích cực để phù hợp với yêu cầu hoạt động của hệ thống kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, phần hạch toán thực tế vẫn còn một số vướng mắc, em đã mạnh dạn đề xuất một số phương án tiến tới hoàn thiện công tác kế toán toán này để ứng dụng vào việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất kinh doanh, phát huy cao nhất hiệu quả của kế toán trong doanh nghiệp.
Sau cùng, do kiến thức còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm trong thực tế, chuyên đề còn những thiếu sót, em rất mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo: Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Liên đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21840.doc