Qua thời gian học tập tại học Đại học Kinh tế Quốc Dân - Khoa kế toán và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô đặc biệt là Thầy giáo Trần Đức Vinh, cùng toàn thể các cô chú, anh chị phòng kế toán ở Công ty, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đề tài: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch.
Đề tài đã khái quát được công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã khái quát được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nêu được nội dung và bản chất phương pháp hạch toán.
Chuyên đề đã trình bày có hệ thống trình tự hạch toán, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch (số liệu thực tế tháng 12 năm 2005).
76 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Vận tải Xi măng Hoàng Thạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.431
125.757.519
3.679.088
Chi phí tài chính
110.987.254
110.987.254
115.575.825
4.588.571
Chi phí bán hàng
123.879.854
125.435.692
126.756.421
1.320.729
Chi phí quản lý DN
410.102.368
390.081.123
385.369.243
- 4.711.880
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất KD
380.389.341
398.854.748
419.804.784
20.950.036
Thu nhập khác
35.364.354
36.543.698
35.879.698
664.000
Chi phí khác
32.369.123
35.698.749
34.598.675
- 1.100.074
Lợi nhuận khác
2.995.231
844.949
1.281.023
436.074
Tổng lợi nhuận trước thuế
383.384.572
399.699.697
421.085.807
21.386.110
Nguồn Vốn Kinh doanh
18.560.000.000
21.344.000.000
23.100.000.000
1.756.000.000
Số lao động
2.356
2.756
2.879
123
Thu nhập bình quân 1 lao động /tháng
1.200.000
1.350.000
1.500.000
150.000
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy:
Doanh thu bán hàng năm 2005 tăng so với năm 2004: 11.875.103.520đ, hay tăng 51,9%. điều này chứng tỏ Công ty làm tốt công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ. đồng thời ta thấy quy mô của Công ty ngày càng mở rộng.
Lợi nhuận gộp năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 18.468.368 đ, hay tăng 2%, điều này cho thấy Công ty chú trọng đến doanh thu ma chưa mang lại lợi nhuận tương xứng, công ty cần khắc phục.
Chi phí tài chính năm 2005 tăng so với năm 2004: 4.588.571đ, hay tăng 3,9%, điều này cho thấy Công ty chưa tiết kiệm được chi phí, còn lãng phí làm giảm lợi nhuận.
Chi phí bán hàng năm 2005 tăng so với năm 2004: 1.320.729đ, hay tăng 1%. điều này không đáng kể.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 đã giảm so với năm 2004: 4.711.880đ, hay 1,2%. điều này cho thấy Công ty đã phần nào giảm được chi phí này là do bộ máy quản lý của công ty ngày càng được tinh giảm gọn nhẹ hơn công ty cần phát huy ưu điểm này.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 đã tăng so với năm 2004: 20.950.036đ, hay tăng 5%, đây là sự cố chung của ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty.
Một số chỉ tiêu như: người lao động, nguồn vốn kinh doanh, thu nhập bình quân lao động….. năm trước cao hơn năm sau, điều này chứng tỏ Công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đời sống công nhân viên chức ngày càng được nâng cao.
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động dưới hình thức kinh doanh thương mại, đặc điểm về cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của công ty. Nếu bộ máy quản lý được bố trí một cách khoa học và hợp lí với nghành nghề hoạt động thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Đối với Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Vận tải - Xi măng Hoàng Thạch thì cơ cấu tổ chức của Công ty được bố trí một cách rất hợp lý, biểu hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Ban quản lý công trình
Phó giám đốc
Phòng KCS
Ban kỹ thuật an toàn
Phó giám đốc
Phòng hành chính QTĐS y tế
Giám đốc
Phòng thương mại và vận tải
Phòng vật tư
Phó giám đốc
Phòng tiếp thị
Phòng kinh doanh
Phòng tổ chức lao động
Kế toán trưởng
Phòng kế hoạch
Phòng tài vụ
Giám đốc: Là người đại diện pháp lý trước pháp luật đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đối với công nhân viên của của Công ty.
Phó giám đốc: Là người dưới quyền giám đốcL, chịu trách nhiệm về các công việc được giao.
Kế toán trưởng: Là cánh tay đắc lực của lãnh đạo Công ty, có trách nhiệm trước giám đốc về việc hạch toán của Công ty. Tiến hành phân tích hoạt động tài chính và xác định giá thành sản phẩm sản xuất, phối hợp với các phòng ban lập bảng tổng hợp kế hoạch tài chính, từ đó định hướng trong hoạt động tài chính giúp cho giám đốc lập kế hoạch về công việc sản xuất kinh doanh. Có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, các chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế của Công ty. Tính toán và trích lập đủ, đúng hạn các khoản nộp ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên và các quỹ để lại Công ty.
Các phòng ban:
Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ đảm bảo ổn định nguồn tài chính cho sản xuất kinh doanh. Tổng hợp số liệu kế toán đầy đủ, chính xác, thực hiện chi trả cho cán bộ công nhân viên cũng như mọi quan hệ thanh toán với cấp trên Nhà Nước và các cơ quan hữu quan.
Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Phòng tổ chức lao động: có trách nhiệm theo dõi, quản lý, sắp xếp cán bộ công nhân viên trong Công ty cho phù hợp. Lập kế hoạch tiền lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. Đồng thời theo dõi quá trình thực hiện, giải quyết chính sách, hưu trí, tai nạn lao động… Định kỳ tổ chức các cuộc thi tay nghề cho công nhân, làm các thủ tục cho cán bộ công nhân viên đi học tập và lao động ở nước ngoài.
Quản lý tài sản, dụng cụ hành chính của nhà máy. Theo dõi việc sử dụng điện, nước, điện thoại, … có trách nhiệm chăm lo sức khoẻ cho công nhân viên. Tham mưu cho thủ trưởng về công tác dân sự, tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội. Bảo vệ tài sản và thành quả lao động sản xuất của Công ty.
Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện việc giao nhận, áp tải tiêu thụ thành phẩm của Công ty.
Phòng tiếp thị: Có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, kêu gọi đầu tư từ các chủ đầu tư.
Phòng vật tưP: Có nhiệm vụ mua và tiếp nhận nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất.
Phòng thương mại và vận tảiP: chịu trách nhiệm về các đơn đặt hàng, vận tải trên biển. Tiến hành tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu về vận tải, các dịch vụ vận tải trên sông, biển.
Phòng hành chính quản trị, phòng đời sống, phòng y tế: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp nơi làm việc, chỗ ăn, ở sinh hoạt và chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, hỗ trợ những đơn vị khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của Công ty giao cho.
Ban an toàn: Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi tình hình an toàn lao động, sự an toàn của thiết bị sản xuất và giữ gìn môi trường lao động.
Phòng hoá nghiệm KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi chất lượng nguyên vật liệu nhập kho và mẫu sản phẩm mà Công ty sản xuất.
Ban quản lý công trình: Có nhiệm vụ theo dõi và điều hành toàn bộ xây dựng cơ bản toàn Công ty.
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
Đặc điểm bộ máy kế toán:
Công tác kế toán do một bộ phận chuyên trách đảm nhận gọi là phòng “ Tài chính – kế toán”. Trong phòng, kế toán trưởng quản lý và điều hành trực tiếp các kế toán viên. Các nhân viên kế toán có trách nhiệm hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán. Đồng thời phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. (Theo sơ đồ)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán nguyên
vật liệu, giá thành
Kế toán tiền lương
Kế toán thanh toán
Kế toán thống kê
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Trong quá trình làm việc, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận được phân công cụ thể như sau:
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo chung, chịu pháp lý về mặt kế toán của Công ty với cấp trên và Nhà nước.
Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ tham mưa giúp kế toán trưởng trong công tác hạch toán và quản lý nhân lực.
Kế toán nguyênK vật liệu và giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi quản lý tình hình nhập xuất tồn kho nguyên nhiên vật liệu của Công ty.
Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính và thanh quyết toán lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ tính lương, bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên của Công ty, thanh toán các khoản lương, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên. Tính các khoản phải thu, phải trả, chi phí chờ phân bổ.
Kế toán thống kê: Có nhiệm vụ nắm bắt số liệu thống kê hàng ngày, hàng giờ trong toàn Công ty kịp thời cung cấp số liệu nhanh cho lãnh đạo Công ty phục vụ công tác quản lý và cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý cấp trên theo định kỳ và đột xuất.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu và các chứng từ chi, giấy tạm ứng…
Lập báo cáo số lượng tiền mặt tồn quỹ theo quy định.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm, làm báo cáo tài chính.
Đặc điểm hệ thống chứng từ:
Chứng từ doanh nghiệp sử dụng trong quản lý và hạch toán về TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên quyết toán nhận sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại tài sản
Chứng từ doanh nghiệp sử dụng trong quản lý và hạch toán về tiền lương:
+ Bảng chấm công
+ Hợp đồng khoán
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH
+ Bảng thanh toán lương
+ Bảng thanh toán BHXH
Chứng từ Doanh nghiệp sử dụng trong quản lý và hạch toán về vật tư:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối tháng
+ Biên bản kiểm kê
+ Biên bản đánh giá lại tài sản
Chứng từ liên quan đến bán hàng:
+ Hoá đơn GTGT
Chứng từ doanh nghiệp sử dụng trong quản lý tiền:
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Biên bản kiểm kê qũy
Đặc điểm hệ thống tài khoản:
Tài khoản 111: Tiền mặt
Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng
Tài khoản 331: Phải trả khách hàng
Tài khoản 141: Tạm ứng
Tài khoản 152: Nguyên vật liệu
Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ
Tài khoản 154: Chi phí SX kinh doanh dở dang
Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ
Tài khoản 241: Xây dựng cơ bản dở dang
Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
Tài khoản 338: Phải trả phải nộp khác
Chi tiết tài khoản 3382, 3383, 3384
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 662: Chi phí nhân công
Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung
Chi tiết t ài khoản 621, 6272, 6273, 6274, 6278.
Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 632: Giá thành sản xuất
Đặc điểm hệ thống sổ kế toán:
Các loại sổ kế toán mà Doanh nghiệp đang sử dụng
* Sổ chi tiết các tài khoản:
- Sổ chi tiết chi phí: Sử dụng các TK 621, 622, 627, 154
- Sổ chi tiết bán hàng: Sử dụng TK 511 (doanh thu)
- Sổ chi tiết phải thu khách hàng: Sử dụng TK 131
- Phải trả người bán: Sử dụng TK 331 - Sổ chi tiết tiền vay: Sử dụng TK 311 - Sổ chi tiết tạm ứng: Sử dụng TK 141
- Sổ chi tiết nguồn vốn: Sử dụng TK 411
- Sổ chi tiết khấu hao TSCĐ: Sử dụng TK 214
- Sổ chi tiết các khoản đầu tư......
* Sổ nhật ký chung (và nhật ký chi tiết các tài khoản)
* Sổ cái các tài khoản ( và sổ cái chi tiết các tài khoản)
Ngoài ra Doanh nghiệp còn sử dụng một số chứng từ khác để quản lý kho vật tư và các chứng từ liên quan đến tiền công tiền lương của cán bộ công nhân viên trong toàn Doanh nghiệp:
Đối với công tác quản lý kho tàng của Công ty:
-Thẻ kho: Dùng để theo dõi khối lượng nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá ghi theo đơn vị đo lường là hiện vật.
- Sổ cấp phát vật tư hàng ngày.
Đối với Công tác quản lý tiền lương tiền công:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng tính tiền thưởng .
* Hình thức sổ kế toán áp dụng ở Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải - xi măng Hoàng Thạch.
Cùng với sự chuyển hướng kịp thời trong công tác quản lý kinh tế, Công ty đã không ngừng củng cố và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán Doanh nghiệp sản xuất. Đẩy mạnh công tác kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế, từng bước cải tiến, và tăng cường công tác kế toán. Từ năm 1995 Công ty đã áp dụng chế độ chứng từ kế toán theo QĐ 1141 TC /QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính ban hành. Để theo dõi và quản lý quá trình công tác hạch toán kế toán. Phòng tài vụ Công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
Hình thức sổ kế toán là một hệ thống các loại sổ kế toán có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kết với nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở các chứng từ gốc.
Theo chế độ hiện hành có 4 hình thức ghi sổ kế toán đó là: Nhật ký – sổ cái, Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ và Nhật ký – chứng từ.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức “ Nhật ký – chứng từ ”.
Đặc điểm của hình thức này là việc kết hợp ghi sổ theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống§, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc lập báo cáo cuối tháng. Tổ chức sổ “ Nhật ký – chứng từ ” theo dõi bên có và phân tích bên nợ các tài khoản đối ứng. Hình thức này làm giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, mặt khác nó còn thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ cho quản lý sản xuất kinh doanh. (Theo sơ đồ)
SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ – CHỨNG TỪ
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Bảng kê Nhật ký – chứng từ Sổ kế toán
chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợpB
chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi đối chiếu hàng ngày
: Ghi đối chiếu hàng tháng
: Ghi đối chiếu so sánh
Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán:
* Các báo cáo quản trị theo mẫu của tổng Công ty ban hành:
+ Báo cáo chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động sản xuất công nghiệp)
+ Báo cáo chi tiết giá thành sản xuất của tất cả các loại sản phẩm và của đơn vị sản phẩm chuyển từ nguyên liệu ban đầu.
+ Báo cáo chi tiết chi phí quản lý Doanh nghiệp
+ Báo cáo chi tiết chi phí bán hàng
+ Bảng so sánh tình hình dự trữ tài sản lưu động
+ Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh
+ Báo cáo doanh thu và nộp ngân sách
+ Báo cáo tình hình nhập, xuất tồn kho sản phẩm (doanh nghiệp công nghiệp)
* Các báo cáo quản trị theo mẫu Bộ Tài chính ban hành
+ Các báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo lãi, lỗ
+ Kết quả hoạt động kinh doanh (tổng hợp)
+ Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính B09
II- HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY.
1. Đặc điểm về hạch toán và phương pháp hạch toán chi phí.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Qua nghiên cứ và tìm hiểu về đặc điểm sản xuất của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ vận tải xi măng Hoàng thạch, cho ta thấy đối tượng hạch toán chí phí chủ yếu là các chí phí về Nguyên nhiên vật liệu Như:
Nhiên liệu phụ vụ cho việc chạy tầu và các vật tư phục vụ cho việc sửa chữa phương tiện vận tải. Như sắt, thép, que hàn, sơn...
Chi phí tiền công, tiền lương công nhân
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Phân loại chi chí:
Chí nguyên vật liệu trực tiếp Sử dụng TK 621
Chí nhân công trực tiếp Sử dụng TK 622
Chí sản xuất chung trực tiếp Sử dụng TK 627
2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu tại Công ty bao gồm các vật tư như: thép tròn Φ8, sắt tròn Φ16, tôn 12 ly, mũi khoan Φ17, que hàn 3,2 ly, acquy tia sáng HD, dao chặt xích, dầu diêzen, … Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị, máy móc… sử dụng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.
Kế toán nguyên vật liệu của Công ty tiến hành ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi tiết từng loại nguyên vật liệu và lập bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho cho Xà lan đóng mới ở Công ty.
Chi tiết theo các phiếu xuất kho dưới đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
- VẬN TẢI - XI MĂNG HOÀNG THẠCH
Mẫu số: 02- VT
Ban hành theo QĐ số: 1141/TC/QĐ- CĐKT
Ngày 01-11-1995 của Bộ Tài chính
BIỂU SỐ 1:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 12 năm 2005
Số: 05
Nợ: Có:
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Khánh Địa chỉ (bộ phận) Gia công Xà lan 750 tấn – HD10
Lý do xuất kho: Xuất cho Đội ông Thanh
Xuất tại kho: Bà Lan
Đơn vị: đồng
STT
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép tròn Φ8
Kg
200
5.100
1.020.000
2
Sắt tròn Φ16
Kg
30.5
4.710
143.655
3
L50x50x5
Kg
25
6.236
155.900
4
ống kẽm Φ50
m
25.5
78.000
1.989.000
5
Tời neo
cái
1
7.812.000
7.812.000
6
Acquy tia sáng HD
bình
4
1.010.000
4040.000
7
Dầu Diêzen
lít
325
7.500
2.437.500
……………………..
………
…………
……………
…………..
Cộng
312.483.095
(Viết bằng chữ: Ba trăm mười hai triệu, bốn trăm tám ba nghìn, chín lăm đồng)
Xuất, Ngày tháng năm2005
Phụ trách bộ phận sử dụng
(Ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
- VẬN TẢI - XI MĂNG HOÀNG THẠCH
Mẫu số: 02- VT
Ban hành theo QĐ số: 1141/TC/QĐ- CĐKT
Ngày 01-11-1995 của Bộ Tài chính
BIỂU SỐ 2:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 05 tháng 12 năm 2005
Số: 07
Nợ: Có:
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Thanh Địa chỉ (bộ phận): Gia công Xà lan 800 tấn – CY
Lý do xuất kho: Xuất cho Đội ông Hoàn
Xuất tại kho: Bà Lan
Đơn vị: đồng
STT
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Tôn tấm 4 ly
Kg
526
5.010
2.635.260
2
Tôn tấm 5 ly
Kg
12.504
5.102
63.795.408
3
Tôn tấm 8 ly
Kg
29.257
5.212
152.487.484
4
Tôn tấm 10 ly
Kg
19.302
5.246
101.258.292
5
Sơn chống rỉ AD
Lít
950
23.561
22.382.950
6
Gas
Kg
620
17.256
10.698.720
……………………..
………
…………
……………
…………..
Cộng
294.266.077
(Viết bằng chữ: Hai trăm chín tư triệu, hai trăm sáu mươi sáu nghìn, bảy mươi bảy đồng)
Xuất, Ngày tháng năm
Phụ trách bộ phận sử dụng
(Ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ
- VẬN TẢI - XI MĂNG HOÀNG THẠCH
Mẫu số: 02- VT
Ban hành theo QĐ số: 1141/TC/QĐ- CĐKT
Ngày 01-11-1995 của Bộ Tài chính
BIỂU SỐ 3:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 07 tháng 12 năm 2005
Số: 09
Nợ: Có:
Họ và tên người nhận hàng: Phạm Văn Tuấn Địa chỉ (bộ phận): sơn phủ vỏ Xà lan ông Toàn
Lý do xuất kho: Xuất cho Đội ông Khánh
Xuất tại kho: Bà Lan
Đơn vị: đồng
STT
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Số lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
Que hàn Φ4
Kg
65
8.602
559.130
2
Sơn ghi
Lít
105
42.001
4.410.105
5
Sơn chống rỉ AD
Lít
80
23.561
1.884.880
6
Con lăn sơn
Cái
50
7.620
381.000
……………………..
………
…………
……………
…………..
Cộng
2.407.260
(Viết bằng chữ: Hai triệu, bốn trăm linh bảy nghìn, hai trăm sáu mươi đồng)
Xuất, Ngày tháng năm
Phụ trách bộ phận sử dụng
(Ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦNTHƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
– VẬN TẢI – XI MĂNG HOÀNG THẠCH
BIỂU SỐ 5:
PHIẾU XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
Tháng 12 năm 2005
Đơn vị: đồng
SốTT
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Đá mài 150
cái
2
23.015
46.030
2
Máy mài
cái
1
2.012.365
2.012.365
3
Ống nhựa Φ12
m
25
8.500
212.500
4
Kính màu
cái
12
3.240
38.880
5
Sơn trắng
kg
15
12.101
181.515
6
Sắt 88
kg
10
4.231
42.310
...
......
...
....
...
.....
Cộng
2.880.858
(Viết bằng chữ: Hai triệu tám trăm tám mươi nghìn, tám trăm lăm mươi tám đồng)
Ngày tháng năm
Người lập biểu
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
– VẬN TẢI – XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
BIỂU SỐ 6:
BẢNG KÊ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT
Tháng 12 năm 2005
Đơn vị: đồng
STT
Tên sản phẩm
Số tiền
1
Xà lan 750T - HD10
312.483.095
2
Xà lan 800T- CY
294.266.077
3
Xà lan 850T - Việt Hoa
371.672.801
4
Xà lan 900T - Tiến Thành
312.592.052
5
Xà lan ông Toàn
2.407.260
6
Phục vụ sản xuất
2.880.858
Ngày… tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
– VẬN TẢI – XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
BIỂU SỐ 7:
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Tháng 12 năm 2005
Đơn vị: đồng
TK
STT
Tên sản phẩm
Tài khoản 152
Tài khoản 153
TK
621
1
Xà lan 750T - HD10
311.673.315
809.780
2
Xà lan 800TXµ lan 800T- CY
294.242.077
24.000
3
Xà lan 850T Xµ lan 850T - Việt Hoa
371.482.701
190.100
4
Xà lan 900T Xµ lan 900T - Tiến Thành
311.919.952
672.100
5
Xà lan ông ToànXµ lan «ng Toµn
2.374.760
32.500
Cộng TK 621
1.291.692.805
1.728.480
TK
627
6
Phục vụ sản xuất
2.030.558
850.300
...........................
............
...........
Cộng
1.293.723.363
2.578.780
Ngày… tháng ... năm ...
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là khi nào đóng mới Xà lan cần nguyên vật liệu loại nào thì mới tiến hành xuất sử dụng nên khi cần mới đi mua, do đó nguyên vật liệu mua về sử dụng ngay, giá xuất kho là giá thực tế khi mua về.
Kế toán thực hiện việc tính giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. (theo số liệu trên các phiếu xuất kho nguyên vật liệu)
Làm căn cứ để ghi vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Giá trị vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thành thực tế phản ánh trong bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng đối tượng sử dụng được dùng làm căn cứ để ghi vào bên có TK 152, TK 153 của các bảng kê, nhật ký chứng từ và sổ kế toán có liên quan. Đồng thời số liệu của bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, được sử dụng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Cuối kỳ, kế toán vật liệu căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu xuất kho) từ các phân xưởng gửi lên vào các sổ trung gian từ đó tiến hành vào bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng.
Căn cứ vào kết quả bảng phân bổ vật liệu cho từng sản phẩm kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp:
Nợ TK 621 2.061.191.599
Có TK 152 1.591.692.805
Có TK 153 469.498.794
Đồng thời cuối kỳ Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí để tính sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng bút toán:
Nợ TK 154 2.061.191.599
Có TK 621 2.061.191.599
Trích phiếu xuất nguyên vật liệu đóng mới các Xà lan, bảng kê chi tiết và bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tháng 12 năm 2005 của Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải - xi măng Hoàng Thạch như sau:
Tổng số nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng là: 2.061.191.599 đồng. Trong đó số nguyên vật liệu là:1.591.692.805 đồng; công cụ, dụng cụ là: 469.498.794 đồng
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, phân xưởng, bộ phận sản xuất, loại sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải - xi măng Hoàng Thạch bao gồm: tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương phụ, Bảo hiểm xã hội, Baỏ hiểm y tế, Kinh phí công đoàn. Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương đó là; trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Với lương trả theo thời gian: căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc và hiệu quả sản xuất để làm cơ sở tính lương theo thời gian.
Đối với lương trả theo sản phẩm: Công ty căn cứ vào đơn giá tiền lương đã xây dựng và số đơn vị sản phẩm hoàn thành ở mỗi công đoạn sản xuất để tính lương.
Hạch toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của Công ty hàng tháng dựa vào kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công đoạn đã hoàn thành, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đơn giá tiền lưong cho một đơn vị sản phẩm, từ đó tính ra tổng tiền lương phải trả cho công nhân lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tại các phân xưởng sản xuất có nhân viên chấm công phân xưởng. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp căn cứ vào các bảng chấm công, phiếu làm thêm ca do nhân viên chấm công gửi lên, tiến hành tính lương phải trả cho mỗi công nhân sản xuất, từ đó tính ra tổng chi phí tiền lương phải trả trong tháng và các khoản phải trả, phải nộp khác theo quy định của Nhà nước. Theo bảng kê tiền lương sau:
Bảng thanh toán tiền lương
Bảo hiểm xã hội
Bảng kê số 4,
Bảng kê số 5
Nhật ký chứng từ 1
Nhật ký chứng từ 2
Nhật ký chứng từ 7
Nhật ký chứng từ 10
Sổ chi tiết 621
Sổ chi tiết 622
Sổ chi tiết 627
Sổ cái 621
Sổ cái 622
Sổ cái 627
- Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán tiến hành tính Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định 19% tính vào chi phí sản xuất. Cuối kỳ, tính toán trực tiếp hay phân bổ chi phí nhân công trực tiếp chuyển cho các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành.
Tổng tiền lương phải trả công nhân viên tháng 12 năm 2005 là: 128.382.100 đồng.
Trong đó:
- Lương công nhân trực tiếp sản xuất là: 85.961.100 đồng.8
- Lương nhân viên phân xưởng là: 26.878.000 đồng.
- Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp: 15.543.000 đồng.
Căn cứ vào bảng phân bổ kế toán ghi:
Nợ TK 154:
Có TK 622:
Căn cứ vào Nhật ký chứng từ vào bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội, ta vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7. Kế toán phản ánh nhật ký chứng từ.
Nợ TK 622 103.964.300
Có TK 334 85.961.100
Có TK 338 18.003.200
TK 3382 1.039.200
TK 3383 16.762.400
TK 3384 201.600
Cuối kỳ Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp bằng bút toán:
Nợ TK 154 103.964.300
Có TK622 103.964.30
4. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao Tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, chi phí sản xuất chung cố định, chi phí sản xuất chung biến đổi.
Để theo dõi chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất dịch vụ.
- TK 6271- Chi phí nhân viên
- TK 6272- Chi phí vật liệu
- TK 6273- Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274- Chi phí khấu hao Tài sản cố định
- TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278- Chi phí khác bằng tiền
* Những khoản chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: Bao gồm các khoản lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn của Cán bộ Công nhân viên phân xưởng. Bộ phận này hưởng lương theo thời gian. Số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội chi tiết cho từng bộ phận để phân bổ cho các sản phẩm. Căn cứ vào số liệu này, cuối tháng kế toán tổng hợp ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản sau:
Nợ TK 6271 28.302.000
PX1 24.939.800
PX2 3.362.200
Có TK 334 26.878.000
Có TK 338 1.424.000
Có TK 3382 537.600
Có TK 3383 872.100
Có TK 3384 104.300
Sau đó từ bảng kê số 4 kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7, từ nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK 627.
- Chi phí nguyên vật liệu: các khoản này được kế toán tập hợp theo từng bộ phận và tập hợp chi phí sản xuất rồi ghi vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng lấy số liệu từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản:
Nợ TK 6272 PX1 2.030.558
Có TK 152 2.030.558
Số liệu từ bảng kê số 4 được ghi vào nhật ký chứng từ số 7, từ nhật ký chứng từ số 7 ghi vào sổ cái TK 627 theo quan hệ đối ứng trên.
- Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất: Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ loại xuất dùng một lần để lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ số liệu từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được kế toán ghi vào bảng kê số 4, từ bảng kê số 4 kế toán phản ánh vào nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 627 theo quan hệ đối ứng tương ứng:
Nợ TK 6273 (PX 1) 850.300
Có TK 153 850.300
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Trong quá trình sản xuất kinh doanh giá trị hao mòn tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng. Đối với Công ty toàn bộ thiết bị, tài sản cố định tham gia sản xuất đều tính khấu hao và phân bổ vào chi phí sản xuất trong tháng.
Căn cứ sổ tài sản cố định phải tính khấu hao, phương pháp tính khấu hao, tỷ lệ tính vào mức khấu hao, ta có bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định tháng 12 năm 2005 của Công ty như sau:
Bảng khấu hao TSCĐ
Từ bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán ghi vào bảng kê số 4 theo bút toán sau:
Nợ TK 6274 77.756.365
PX1 18.313.695
PX2 59.442.670
Có TK 214 77.756.365
Sau đó từ bảng kê số 4 ghi vào nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 627 theo quan hệ đối ứng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những chi phí như: Chi phí thu mua vật tư, điện nước, điện thoại… khi nhận được hoá đơn, chứng từ thanh toán kế toán tập hợp chi phí theo từng bộ phận sản xuất.
- Chi phí khác bằng tiền như: Chi phí tiếp khách, văn phòng phẩm dùng cho quản lý phân xưởng… các khoản chi phí này được tập hợp và ghi vào nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2, nhật ký chứng từ số 10, kế toán ghi:
1. Nợ TK 6278 31.046.375
PX1 40.000
PX2 31.006.375
Có TK 111 31.046.375
2. Nợ TK 6278 1.803.3332
PX1 1.803.333
Có TK 112 1.803.333
3. Nợ TK 6278 8.179.650
PX1 8.179.650
Có TK 141 8.179.650C
Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2, nhật ký chứng từ số 10 kế toán ghi vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7
Căn cứ vào các bảng phân bổ, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung vào TK 154
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Như vậy, để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán căn cứ vào các bảng kê số 4, bảng kê số 5 và các nhật ký chứng từ có liên quan, các bảng phân bổ để ghi vào nhật ký chứng từ số 7.
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, các bảng kê, các nhật ký chứng từ liên quan để ghi vào các cột và các dòng phù hợp của bảng kê số 4. sau khi khoá sổ vào cuối tháng hay cuối quý được dùng để ghi vào nhật ký chứng từ số 7.
Bảng kê số 4 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các tài khoản: 152,153, 142, 214, 241, 334, 335, 338, 621, 622, 627 đối ứng Nợ các tài khoản: 154, 621, 622, 627 và được tập hợp cho từng đội sản xuất, chi tiết cho từng sản phẩm, Xà lan đóng mới.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp vào bảng kê số 4 tháng 12 năm 2005 ở Công ty như sau:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo số liệu từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, sau đó vào sổ cái TK 621, đồng thời kết chuyển sang TK 154 (chi tiết theo từng phân xưởng) theo định khoản:
Nợ TK 154 1.293.421.285
Có TK 621 1.293.421.285C
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp, căn cứ vào bảng phân bổ số 2 vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7, sau đó vào sổ cái TK 622 (chi tiết theo phân xưởng), và kết chuyển sang TK 154 theo từng phân xưởng và từng xà lan cụ thể:
Nợ TK 154 103.964.300
Có TK 622 103.964.300
- Đối với chi phí sản xuất chung, toàn bộ chi phí đã tập hợp ghi vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái TK 627, đồng thời kết chuyển sang TK 154 (chi tiết từng phân xưởng) theo bút toán:
Nợ TK 154 149.863.581
Có TK 627 149.863.581
- Xuất nguyên vật liệu đóng mới xà lan là: 1,293,421, 285 đồng, căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã lập:
Nợ TK 621 1.293.421.285
Có TK152 1.291.692.805
Có TK153 1.728.480
- Lương và các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất là: 85,961, 100 đồng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội, đã lập:
Nợ TK 622 85.961.100
Có TK 334 85.961.100
- Lương và các khoản phụ cấp của công nhân gián tiếp sản xuất là: 26,878, 000 đồng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội, đã lập:
NợTK6271 26.878.000
PX 1 23.685.000
PX 2 3.193.000
Có TK 334 26.878.000
- Các khoản trích lập Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn là: 18.726.100 đồng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội, đã lập:
Nợ TK 622 17.302.100
Nợ TK 627 1.424.000
Có TK 338 18.726.100
5 Những khoản chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm:
Như vậy, toàn bộ quy trình tập hợp chi phí sản xuất đã hoàn thành. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 12 năm 2005 được tập hợp thành 3 khoản mục
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.293.421.285 đồng
+ Chi phí nhân công trực tiếp : 103.964.300 đồng
+ Chi phí sản xuất chung : 149.968.581 đồng
Các khoản mục này là căn cứ để kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty.
* Tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất trong tháng, để tính được giá thành sản phẩm thì kế toán phải tính được giá trị sản phẩm dở dang (nếu có) , sản phẩm dở dang Công ty là những phương tiện chưa hoàn thành vẫn trong giai đoạn chế tạo.
Xong thực tế Công ty tập chung lực lượng đôn đốc nhân công hoàn thành theo đúng kế hoạch đã dự kiến . Đến ngày 25 tháng 12 năm 2005 đã hạ thuỷ chiếc tầu cuối cùng và hoàn tất công việc.
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC
Tên sản phẩm: Tàu chở hàng 750 Tấn – HD10
Tháng 12 năm 2005
Đơn vị tính: đồng.
Số lượng sản phẩm: 01 cái
Khoản mục chi phí
Gía trị SPDD ĐK
Chi phí SX phát sinh trong kỳ
Gía trị SPDD CK
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
I. CP NVL trực tiếp.
0
222.483.095
0
222.483.095
222.483.095
Chi phí VL chính
0
209.987.563
0
209.987.563
209.987.563
Chi phí VL khác
0
12.495.532
0
12.495.532
12.495.532
II. CP NC trực tiếp
0
172.483.675
0
172.483.675
172.483.675
III. Chi phí SXC
0
666.970.975
0
666.970.975
666.970.975
IV. Tổng
0
461.577.745
0
461.577.745
461.577.745
Bảng tính giá thành
Căn cứ vào thẻ tính giá thành sản phẩm là Xà lan 750Tấn – HD10, kế toán hạch toán vào sổ như sau:
Nợ TK 155 644.423.094
Có TK154 644.423.094
Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (xà lan đóng mới) của Công ty bao gồm các khoản mục theo trình tự sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Theo bảng tính giá thành cho xà lan 750T – HD 10 ở Công ty như sau:
Nợ TK 155 1.325.999.779
Có TK 154 1.325.999.779C
Phần II: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – VẬN TẢI – XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
* Ưu điểm:
Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch bắt đầu với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Trong những năm qua cùng với sự quan tâm của tổng Công ty cộng với sự nỗ lực phấn đấu của lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế về đóng mới xà lan có tải trọng lớn và dịch vụ vận tải đường biển.
Do đặc điểm của Công ty là phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng nên công việc sản xuất không đều trong kỳ, điều này làm cho công tác quản lý công nhân sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể công nhân viên cố gắng khắc phục những khó khăn, từng bước hoàn thiện công tác quản lý nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch, tìm hiểu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em có vài ý kiến nhận xét của cá nhân như sau:
Thứ nhất: Về tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý. Kế toán viên bao gồm những người có trình độ, năng lực, trung thực và nhiệt tình, được bố trí vào đúng việc, đúng chuyên môn, chính vì vậy đã làm cho công tác kế toán của Công ty thực sự trở thành công cụ đắc lực cho ban lãnh đạo trong việc quản lý. Công tác kế toán được sắp xếp theo từng bộ phận: kế toán nguyên vật liệu và giá thành, kế toán tiền lương, kế toán thanh toán, kế toán thống kê, kế toán tổng hợp. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tương đối chính xác, do đó góp phần phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo sản xuất, quản lý sản xuất, quản lý giá thành và phục vụ cho việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo được kịp thời, đúng lúc.
Thứ hai: Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký – chứng từ ” với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất. Việc tập hợp và luân chuyển chứng từ được tập trung hết ở phòng kế toán nên công việc không bị chậm trễ, chứng từ được cập nhật kịp thời, đúng tiến độ phục vụ tốt cho công tác ghi sổ kế toán.Việc áp dụng hình thức này làm giảm bớt khối lượng ghi chép, phản ánh thường xuyên tình hình biến động của vật tư, tiền vốn một cách chính xác.
Thứ ba: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty (do việc nhập, xuất vật tư diễn ra nhiều). Việc áp dụng phương pháp này cho phép phòng kế toán theo dõi và nắm bắt tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu một cách thường xuyên, liên tục. Từ đó phục vụ tốt cho công tác kế toán và giúp ban lãnh đạo biết rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thứ tư: Công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo từng con xà lan đóng mới cho công nhân lao động trực tiếp đã đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương được gắn với từng xà lan.
Chính sự cố gắng từng bước hoàn thiện trong công tác kế toán của bộ phận kế toán đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của Công ty. Phòng kế toán thường xuyên tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm, đề ra các phương pháp mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác kế toán.
* Nhược điểm:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng vẫn còn những điểm chưa hoàn chỉnh, có thể điều này đem lại những thuận lợi và phù hợp cho công tác kế toán của Công ty. Nhưng xét về mặt lý luận thì chưa thật đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, qua thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty, em xin đưa ra ý kiến của bản thân như sau:
- Kỳ tính giá thành theo tháng phát sinh là hơi ngắn vì việc hoàn thành xà lan mới trong một tháng không thể xong được phải chuyển sang kỳ sau theo dõi. Do vậy Công ty nên tổ chức tính giá thành theo quý, như thế sẽ đảm bảo thông tin về chi phí, giá thành chính xác hơn, giúp cho Công ty nắm bắt được sự lên xuống của giá thành một cách kịp thời. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để kế toán lập được các kế hoạch chi phí, giá thành hiệu quả hơn.
- Công ty áp dụng tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền nên việc tính giá xảy ra vào thời điểm cuối tháng. Do vậy mà toàn bộ công việc đều dồn vào cuối tháng làm ảnh hưởng đến thời gian tập hợp chi phí, tính giá thành. Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá vật liệu xuất theo giá đích danh.
Qua việc phân tích tình hình thực tế ở Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề còn chưa thật hợp lý để nhằm hoàn thiện công tác hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định ta thấy mức khấu hao của máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng là quá nhỏ. Điều này cho thấy các tài sản cố định này đã quá cũ, lạc hậu không kịp cải tiến làm ảnh hưởng đến thời gian cũng như chất lượng trong việc đóng mới những con xà lan theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty nên cải tiến, nâng cao trang thiết bị, mua sắm các tài sản cố định mới đảm bảo cho việc sản xuất nhanh và đúng tiến độ.
Công ty nên mở sổ chi tiết để theo dõi các tài khoản. Cụ thể nên theo dõi chi tiết cho từng loại chi phí như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty, nguyên vật liệu tương đối nhiều. Hiện nay kế toán mới chỉ theo dõi chi phí nguyên vật liệu trên bảng kê chi tiết, rồi vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7, do đó mà có nhiều chi phí bị gộp giữa chi phí nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Để theo dõi chính xác chi phí nguyên vật liệu thì kế toán nên mở sổ chi tiết cho tài khoản 621.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp.
Hiện tại, chi phí nhân công trực tiếp đang được theo dõi trên các bảng phân bổ, bảng kê chi tiết sau đó tập hợp vào bảng kê số 4 và nhật ký chứng từ số 7, dẫn đến có sự tổng hợp chi phí nhân công với nhau. Để theo dõi chi phí nhân công chi tiết, chính xác cho từng xà lan, kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi TK 622.
- Đối với chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đối tượng.
Chi phí sản xuất chung phải được phân bổ đều cho thành phẩm và sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất chung của Công ty được phân bổ cho hai bộ phận: phân xưởng sản xuất và phòng vận tải. Việc làm này làm cho chi phí sản xuất chung được phân bổ đều. Tuy nhiên kế toán vẫn chưa mở sổ chi tiết để theo dõi cho từng bộ phận. Kế toán nên mở sổ chi tiết cho phân xưởng sản xuất và vận tải.
Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán đóng xà lan, khi quyết toán tạm ứng về sản phẩm hoàn thành, kế toán nên ghi nhận các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, vào tài khoản 141 – tạm ứng.
Các nhật ký chứng từ, kế toán lập vào cuối tháng, các chứng từ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, khi tập hợp kế toán phản ánh vào các nhật ký chứng từ không ghi ngày tháng. Theo em, khi có chứng từ, kế toán nên ghi vào nhật ký theo trình tự thời gian. Như vậy công việc ghi chép sẽ giảm bớt vào cuối tháng.
KẾT LUẬN
Qua thời gian học tập tại học Đại học Kinh tế Quốc Dân - Khoa kế toán và thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô đặc biệt là Thầy giáo Trần Đức Vinh, cùng toàn thể các cô chú, anh chị phòng kế toán ở Công ty, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đề tài: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch.
Đề tài đã khái quát được công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã khái quát được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nêu được nội dung và bản chất phương pháp hạch toán.
Chuyên đề đã trình bày có hệ thống trình tự hạch toán, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch (số liệu thực tế tháng 12 năm 2005).
Do trình độ và khả năng nghiên cứu thực tế còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, Cô, các Bạn và những người quan tâm đến đề tài này. Đặc biệt là Thầy Giáo Trần Đức Vinh
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh cùng toàn thể các Cô Chú, Anh Chị Phòng kế toán ở Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải xi măng Hoàng Thạch.
NHẬN XÉT Ở ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM CHUYÊN ĐỀ.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế toán doanh nghiệp theo luật kế toán mới của tập thể tác giả học viện tài chính.
2. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính của tác giả: Nguyễn Văn Công.
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán: Bộ Tài chính.
4. Kế toán tài chính của Trường đại học kinh tế quốc dân: Nguyễn Văn Công.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.
NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Phần I: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - VẬN TẢI - XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
I- Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải - xi măng Hoàng Thạch.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
II - Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ - vận tải - xi măng Hoàng Thạch.
1. Đối tượng hạch toán chi phí
2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
4. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
5. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dở dang.
Phần II: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - VẬN TẢI - XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
1. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
* Ưu điểm.
* nhược điểm.
2. Một số giải pháp nhăm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31902.doc