Trong kế toán tài chính thì giá phí lịch sử được sử dụng để phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ, còn trong kế toán quản trị, tùy theo mục tiêu, yêu cầu và khả năng quản lý mà việc phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất của sản phẩm sản xuất trong kỳ có thể lựa chọn một trong 3 cách sau: sử dụng giá phí lịch sử, sử dụng kết hợp giá phí lịch sử với giá phí dự toán, sử dụng giá phí tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng giá phí tiêu chuẩn sẽ đáp ứng tốt mục tiêu kiểm soát chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, nội dung chi phí sản xuất trong kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự đồng nhất về giá thành sản phẩm của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Có thể mô tả sự giao thoa về chi phí sản xuất của kế toán tài chính và kế toán quản trị qua sơ đồ Chi phí sản xuất.
Xuất phát từ những khác biệt này cũng như sự khác biệt về mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán tài chính và kế toán quản trị, nên cần phải xác lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phù hợp với vai trò, mục tiêu của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các đối tượng sử dụng khác nhau, đặc biệt là cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tin học thiết bị giáo dục TVT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng
Số tiền
1
2
3
4
5
Gỗ công nghiệp MDF 25 mm (Dài 2.4m)
Khung sắt
Vật liệu phụ
…..
Tấm
Bộ
1540
1230
48.427.527
258.510.632
87.331.653
Tổng
394.262.812
Cuối tháng, căn cứ vào khối lượng nguyên vật liệu tồn kho, nhập kho, kế toán tính giá NVL sản xuất trong kỳ theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá vật tư xuất kho thực tế
=
Số lượng vật tư xuất kho thực tế
x
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Cuối tháng, sau khi căn cứ vào báo cáo tổng hợp xuất kho NVL cho phân xưởng mộc kế toán tiến hành lập " Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ"
Bảng số 4: Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Tháng 12 năm 2007
TK ghi có
TK ghi nợ
TK 152
TK 153
1. TK 621
369.992.956
PX Cơ khí
239.784.776
PX Mộc
47.056.500
PX Nhựa
83.151.680
2. TK 627
21.095.652
9.225.357
PX Cơ khí
18.725.856
7.019.969
PX Mộc
1.371.027
1.279.053
PX Nhựa
998.769
926.335
3. TK 641
1.096.984
3.212.496
4. TK 642
2.084.220
4.987.940
Tổng cộng
394.269.812
17.425.793
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621, chi tiết theo từng phân xưởng.
Tài khoản 621.I - "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng Cơ khí"
Tài khoản 621.II -"Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng Mộc"
Tài khoản 621.III - "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng Nhựa"
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ, kế toán lập chứng từ ghi sổ như sau:
Bảng số 5: Chứng từ ghi sổ
Số: 04 Ngày 31/12/2007
Chứng từ
Trích yếu
Số tiền
Số hiệu TK
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Xuất kho NVL cho PX Cơ khí
239.784.776
621.I
152
Xuất kho NVL cho PX Mộc
47.056.500
621.II
152
Xuất kho NVL cho PX Nhựa
83.151.680
621.III
152
Tổng cộng
369.992.956
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ, kế toán thực hiện định khoản và vào các sổ cái 621 toàn Công ty, sổ cái 621 từng phân xưởng. Mẫu sổ như sau:
¬
Bảng số 6: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP T.H.T.B.GD
Từ ngày 1/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 621.II - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại PX Mộc
Chứng từ GS
Trích yếu
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Xuất NVL cho PX Mộc
152
47.056.500
K/c chi phí NVL trực tiếp
154.II
47.056.500
Tổng cộng
47.056.500
47.056.500
Sổ tổng hợp tài khoản này trên toàn Công ty có mẫu như sau:
Bảng 7: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP T.H.T.B.GD
Từ ngày 1/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ GS
Trích yếu
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Xuất NVL cho PX Cơ khí
152
239.784.776
Xuất NVL cho PX Mộc
152
47.056.500
Xuất NVL cho PX Nhựa
152
83.151.680
K/c chi phí NVL trực tiếp
154
369.992.956
369.992.956
Tổng cộng
369.992.956
369.992.956
Cuối kỳ kế toán định khoản cho tổng chi phí nguyên vật liệu của tài khoản 621 sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Kế toán định khoản như sau.
Nợ TK 154: 47.056.500
Có Tk 621: 47.056.500 ( Phân xưởng Mộc)
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT xác định chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo ra sản phẩm như: tiền lương chính, các khoản phụ cấp mang tính chất lương, các khoản trích theo lương vào các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm khoảng 20% tổng chi phí sản xuất của Công ty.
Để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với từng phân xưởng.
Lương sản phẩm
=
Số lượng sản phẩm i đạt tiêu chuẩn
x
Đơn giá tiền lương một sản phẩm
Lương làm thêm giờ = 5000 x Số giờ làm thêm.
Ngoài ra công ty còn có hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho các công nhân mới, xin vào làm tạm thời.
Tiền lương phải trả
=
Thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày, tháng)
X
Đơn giá tiền lương của một đơn vị thời gian
Mỗi phân xưởng tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT có một nhân viên quản lí chung có trách nhiệm theo dõi tình hình lao động của từng nhân viên trong phân xưởng thông qua bảng chấm công. Cuối tháng, các phân xưởng nộp lên phòng Tài chính kế toán Bảng chấm công, Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành, Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS). Trên cơ sở đó, kế toán tiền lương tiến hành tính lương theo sản phẩm, theo thời gian cho từng công nhân viên tại từng bộ phận phân xưởng dựa trên hai cách tính lương đã quy định.
Dựa vào Bảng chấm công tại các phân xưởng được nhân viên quản lý lập và theo dõi, kế toán tính được số công sản phẩm và công thời gian của từng công nhân viên.
Kế toán tiến hành tính lương cho các công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lí Sau khi tính được lương tháng cho toàn bộ công nhân viên tại các phân xưởng và các phòng ban, kế toán lập Bảng thanh toán lương theo thời gian và theo sản phẩm.
Theo chế độ hiện hành, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT cũng coi BHXH, BHYT, KPCĐ là một phần của chi phí nhân công trực tiếp. Các chi phí này được tập hợp theo tiền lương của công nhân sản xuất. Công ty hiện nay vẫn trích 15% cho BHXH, 2% cho BHYT, 2% cho KPCĐ trên tổng lương cơ bản trả cho công nhân viên.
Để hạch toán tình hình thanh toán lương với cán bộ công nhân viên, kế toán cũng sử dụng tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên
Tài khoản 338 – Phải trả khác,
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp cũng dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp và được chi tiết cho từng phân xưởng
BẢNG 8: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 12 năm 2007
TK ghi có
Tk ghi nợ
TK 334
Tk 3382
TK 3383
Tk 3384
Tổng cộng
TK 622
PX Mộc
PXCơ khí
PX Nhựa
62.985.883
28.002.133
16.233.750
18.750.000
1.259.717,66
560.042,66
324.675
375.000
9.447.882,45
4.200.319,95
2.435.062,5
2.812.500
1.159.717,66
560.042,66
324.675
375.000
75.033.200,77
33.402.538,27
19.318.162,5
22.312.500
Tk 627
PX Mộc
PXCơ khí
PX nhựa
9.967.125
2.367.035
4.502.216
3.097.874
199.342,5
47.340,7
90.044,32
61.957,48
1.495.058,75
355.055,25
675.322,4
464.681,1
199.342,5
47.340,7
90.044,32
61.957,48
11.860.868,75
2.816.771,65
5.357.627,04
3.686.470,06
Tk 641
11.600.000
232.000
1.740.000
232.000
13.804.000
Tk 642
10.400.000
208.000
1.560.000
208.000
12.376.000
….
Cộng
94.953.008
1.899.060,16
14.242.914,2
1.799.060,16
113.074.069,5
Từ Bảng phân bổ lương và BHXH, kế toán xác định các định khoản, vào chứng từ ghi sổ và nhập số liệu vào máy tính để lên các sổ cái. Sau đó, kế toán in các mẫu sổ, kí tên, đóng dấu giáp lai và lưu trữ.
Mẫu các sổ về lương tại phân xưởng Mộc như sau:
Bảng số 9: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP TH TBGD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 622.II – Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng Mộc
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Phân bổ lương T12
334
28.002.133
KPCĐ
338.2
560.043
BHXH
338.3
4.200.320
BHYT
338.4
560.043
K/c CPNC trực tiếp
154.II
33.402.538
Tổng cộng
33.402.538
33.402.538
Bảng số 10: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP T.H.T.B GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Phân bổ lương T12
334
62.985.883
KPCĐ
338.2
1.259.717
BHXH
338.3
9.447.882
BHYT
338.4
1.259.717
K/c CP NC trực tiếp
154
75.033.200
Tổng cộng
75.033.200
75.033.200
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại công ty Cổ phần Tin học- thiết bị Giáo dục TVT là những chi phí phát sinh chung cho toàn phân xưởng và cuối kỳ thì được phân bổ cho từng phân xưởng: phân xưởng mộc, phân xưởng cơ khí và phân xưởng nhựa. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cũng giống như việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm các loại chi phí sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, và chi phí khác bằng tiền.
2.2.3.1. Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng
Tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT, tiền lương cho nhân viên quản lí được trả theo hình thức lương thời gian và được hạch toán vào tài khoản 627.1. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH trong tháng12/2007 chi phí nhân viên quản lí tại phân xưởng Mộc là 2.816.771,65 đồng và chi phí này tại toàn Công ty là 11.860.868.75 đồng được kế toán vào sổ như sau.
Bảng số 11: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.1.II – Chi phí nhân viên phân xưởng Mộc
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Tiền lương nhân viên quản lí
334
2.367.035
KPCĐ
338.2
47.340,7
BHXH
338.3
355.055,25
BHYT
338.4
47.340,7
K/c CP sản xuất chung
154.II
2.816.771,65
Tổng cộng
2.816.771,65
2.816.771,65
Bảng12: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 672.1 – Chi phí nhân viên phân xưởng
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Lương nhân viên quản lí
334
9.967.125
KPCĐ
338.2
199.342,5
BHXH
338.3
1.495.058,75
BHYT
338.4
199.342,5
K/c CP sản xuất chung
154.II
11.860.868,75
Tổng cộng
11.860.868,75
11.860.868,75
Bút toán kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng tại phân xưởng Mộc và tại toàn Công ty như sau:
Nợ TK 154.II: 2.816.771,65
Có TK 627.1.II: 2.816.771,65
Nợ TK 154: 11.860.868,75
Có TK 627.1: 11.860.868,75
Sau đó, từ các chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ, kế toán nhập số liệu vào máy để in ra các mẫu sổ liên quan đến phần này.
2.2.3.2. Hạch toán chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng.
Do các loại công cụ dụng cụ ở Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT có giá trị không lớn nên Công ty áp dụng phương pháp phân bổ một lần. Căn cứ vào số liệu trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán vào các chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ cái tài khoản
Bảng số 13: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.2II – Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lí phân xưởng Mộc
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Xuất NVL cho quản lí PX Mộc
152
1371027
K/c sang tài khoản 154
154.II
1371027
Cộng
1371027
1371027
Bảng 14: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.2II – Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lí
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Xuất NVL cho quản lí
152
30.321.009
K/c sang TK 154
154.II
30.321.009
Cộng
30.321.009
30.321.009
Dựa vào bảng phân bổ NVL, CCDC và từ sổ cáI TK 627.2 kế toán định khoản và thực hiện các bút toán kết chuyển như sau.
Nợ TK 627.2: 21.095.652
PX Cơ khí: 18.725.856
PX Mộc: 1.371.027
PX Nhựa: 998.769
Có TK 152 42.844.768
Nợ TK 627.3: 9.225.357
PX Cơ khí: 7.019.969
PX Mộc: 1.279.503
PX Nhựa: 926.335
Có TK 153: 20.903.794
Bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung được ghi như sau:
Nợ TK 154: 30.321.009
Có TK 627.2: 21.095.652
Có TK 627.3: 9.225.357
2.2.3.3. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ:
Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ là khấu hao tháng, việc tính khấu hao TSCĐ do kế toán tính toán và thực hiện đăng ký trích khấu hao theo quy định của nhà nước.
Mức khấu hao được tính theo công thức sau.
Mức khấu hao TSCĐ năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Mức khấu hao tháng
=
Mức khấu hao TSCĐ năm
12
Sau khi xác định được mức khấu hao cần trích, tập hợp chi phí khấu hao cho từng mục đích, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
BẢNG 15: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 12 năm 2007
Tk Nợ
Tên Tk Nợ
TK Có
Tên Tk có
Giá trị
phân bổ
627.4.1
CP khấu hao TSCĐ PX Cơ khí
214.1
Hao mòn TSCĐHH
20.832.656
6274.2
CP Khấu hao TSCĐ FX Mộc
214.2
Hao mòn TSCĐHH
6.375.420
6274.3
CP khấu hao TSCĐ FX nhựa
2143
Hao mòn TSCĐHH
8.970.981
642
CP khấu hao TSCĐ thiết bị văn phòng
214.4
Hao mòn TSCĐHH
5.925.971
Tổng cộng
42.105.028
Trên cơ sở Bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán xác định bút toán trích khấu hao để vào chứng từ ghi sổ:
Nợ TK 627.4: 42.105.028
PX Cơ khí: 20.832.656
PX Mộc: 6.375.420
PX Nhựa: 8.970.981
Thiết bị VP: 5.925.971
Có TK 214: 42.105.028
Đồng thời, kế toán xác định bút toán kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 154: 42.105.028
Có TK 627.4: 42.105.028
Dựa vào Bảng tính và phân bổ khấu hao, chứng từ ghi sổ, kế toán nhập số liệu vào máy để in ra các mẫu sổ chi tiết và tổng hợp của tài khoản 627.4
Bảng 16: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP T.H. T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007/ đến ngày 31/12 /2007
Tài khoản 627.4II – Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng Mộc
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
CP khấu hao TSCĐ PX Mộc
214
6.375.420
K/c chi phí khấu hao TSCĐ
154.II
6.375.420
Cộng
6.375.420
6.375.420
Bảng 17: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.4 – Chi phí khấu hao TSCĐ
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
CP khấu hao TSCĐ
214
42.105.028
K/c chi phí khấu hao TSCĐ
154.II
42.105.028
Cộng
51105028
51105028
2.2.3.4. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền sửa chữa máy móc thiết bị hàng tháng...Hiện nay, mỗi phân xưởng ở Công ty đều có hệ thống đồng hồ điện nước lắp đặt riêng để quản lí và theo dõi việc sử dụng. Hàng tháng, căn cứ vào các hoá đơn điện nước, hoá đơn dịch vụ mua ngoài sử dụng do các phân xưởng gửi lên, kế toán xác định bút toán phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để ghi chứng từ ghi sổ:
Nợ TK 627.7: 32.315.635
PX Cơ khí: 9.782.971
PX Mộc: 5.754.803
PX Nhựa: 7.685.532
...
Nợ TK 133: 3.231.564
Có TK 111: 35.547.189
Sau đó, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy vi tính, in ra các loại sổ để lưu trữ và kiểm tra
Bảng 18: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.7II – Chi phí dịch vụ mua ngoài PX Mộc
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Tiền điện thoại
111
325.864
Tiền nước
111
796.803
....
...
K/c CP dịch vụ mua ngoài
154.II
5.754.803
Cộng
5.754.803
5.754.803
Bảng 19: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.7 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Tiền điện thoại
111
1867157
Tiền nước
111
5903871
...
...
K/c CP dịch vụ mua ngoài
154.II
62351635
Cộng
62351635
62351635
2.2.3.5. Hạch toán chi phí khác bằng tiền:
Tại công ty các khoản chi phí khác bằng tiêng phát sinh ra là các khoản chi bằng tiền phục vụ yêu cầu quản lí và sản xuất chung tại các phân xưởng. Căn cứ vào các hoá đơn, phiếu chi, kế toán lập định khoản nháp để đưa vào chứng từ ghi sổ. Sau đó, kế toán đưa các số liệu vào máy để vào các số chi tiết, sổ tổng hợp của tài khoản 627.8
Bảng 20: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.8II – Chi phí khác bằng tiền tại phân xưởng Mộc
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Chi phí bằng tiền phát sinh
111
1389659
K/c chi phí sản xuất chung
1389659
Cộng
1389659
1389659
Bảng 21: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 627.8 – Chi phí khác bằng tiền
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
NT
Nợ
Có
Chi phí bằng tiền phát sinh
111
8.879.981
K/c chi phí
8.879.981
Cộng
8.879.981
8.879.981
Cuối tháng, kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng.
Bảng 22: Sổ Tổng hợp tài khoản chi phí sản xuất chung
PX
PX Cơ khí
PX Mộc
PX Nhựa
…
Cộng
TK 627.1
5.357.627,04
2.816.177,65
3.686.470,06
11.860.868,75
TK 627.2
18.725.856
1.371.027
998.769
21.095.652
TK 627.3
7.019.969
1.279.503
926.335
20.903.793
TK 627.4
20.832.656
6.375.420
8.970.981
42.105.028
TK 627.7
16.769.993
5.745.803
6.637.624
42.925.971
TK 627.8
1.762.967
1.389.659
1.852.133
8.879.981
Cộng
70.469.068,04
18.995.589,65
23.072.312,06
…
147.771.293,8
Cuối kỳ kế toán kết chuyển sang TK 154
Nợ TK 145: 147.771.293,8
Có TK 627: 147.771.293,8
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí và đánh giá sản phẩm dở dang
Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng tài khoản 154 “ chi ohí sản xuất kinh doanh dở dang” , vào cuối tháng kế toán sẽ tiến hành tập hợp tất cả các chi phí phát sinh vào sổ chi tiết TK 154 cho từng loại chi phí thực tế phát sinh. Công việc cụ thể chi phí sản xuất chung phát sinh cho từng phân xưởng được tập hợp như sau.
Bảng số 23: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627
Tháng 12/2007
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi nợ TK 627
PX
Cơ khí
PX
Mộc
PX
Nhựa
Cộng
Chi phí sản xuất chung
152
18725856
1371027
998769
42844768
153
7019969
1279503
926335
20903793
334
4502216
2367035
3097874
11.118.297
338
447678
319770
383724
2110482
214
20832656
6375420
8970981
42.105.028
111
1.762.967
1.389.659
1.852.133
8.879.981
Tổng cộng
147.771.293,8
K/c vào giá thành
154
147.771.293,8
Bảng số 24: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: Chi phí NVL trực tiếp Số hiệu 621
Tháng 12/2007
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi nợ TK 621
PX Cơ khí
PX Mộc
PX Nhựa
Cộng
CP NVLTT
334
239.992.956
47.056.500
83.151.680
369.992.956
Tổng cộng
239.992.956
47.056.500
83.151.680
369.992.956
K/c vào giá thành
369.992.956
Bảng số 25: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản: Chi phí NCTT Số hiệu 622
Tháng 12/2007
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi Nợ Tk 622
PX Cơ khí
PX Mộc
PX Nhựa
Cộng
CPNCTT
334
16.233.750
10.822.500
18.750.000
45.806.250
338
3.084.412,5
2.056.275
3.562.500
8.703.187,5
Tổng cộng
19.318.162,5
12.878.775
22.312.500
54.509.437,5
K/c giá thành
19.318.162,5
12.878.775
22.312.500
54.509.437,5
Bảng 26: Sổ chi tiết tài khoản 154
Tháng 12 năm 2007
Diễn giải
TK đối ứng
Ghi nợ TK 154
PX Cơ khí
PX Mộc
PX Nhựa
Cộng
CPNVLTT
621
239.992.956
47.056.500
83.151.680
370.201.136
CPNCTT
622
19.318.162,5
28.002.133
22.312.500
75.033.200
CPSXC
627
70.469.068,04
18.995.589,65
23.072.312,06
…
147.771.293,8
Tổng cộng
329.780.186,5
78.930.864,65
128.536.492,1
572.481.867,3
K/c thành phẩm
155
329.780.186,5
78.930.864,65
128.536.492,1
572.481.867,3
* Đánh giá sản phẩm dở dang
Sau khi đã tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh vào tài khoản 154, để có thể xác định được giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán cần xác định giá trị sản phẩm dở dang tồn đầu kỳ và cuối kỳ.
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ chính là số dư đầu kỳ của tài khoản 154.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định thông qua công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành như sau:
Cuối tháng, từng phân xưởng tiến hành kiểm kê sản phẩm làm dở về cả số lượng và chất lượng, lập Phiếu kiểm kê sản phẩm dở dang theo từng phân xưởng và gửi lên phòng Tài chính kế toán. Căn cứ vào Phiếu kiểm kê, kế toán vật liệu tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của mỗi loại sản phẩm ở mỗi phân xưởng. Hiện nay, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT đang áp dụng hệ thống định mức chi phí cho các sản phẩm làm ra. Vì vậy, có thể xác định được chính xác được giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Do đó, Công ty áp dụng phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo định mức. Lấy ví dụ tại phân xưởng Mộc công việc đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán tính giá trị dở dang cuối kỳ cho các sản phẩm theo công thức:
Giá trị dở dang của sản phẩm i cuối kỳ
=
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
x
Giá thành định mức sản phẩm hoàn thành i
Trong đó:
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
=
Số lượng sản phẩm dở dang thực tế
x
Mức độ hoàn thành
Chi tiết khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang được tính như sau:
Chi phí NVL trực tiếp của sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
x
Chi phí NVL trực tiếp dở dang định mức
Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
x
Chi phí nhân công trực tiếp định mức
Chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang
=
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi
x
Chi phí sản xuất chung định mức
Bảng 27: Phiếu kiểm kê sản phẩm dở dang
Phân xưởng Mộc
Ngày tiến hành kiểm kê: 31/12/2007
Ngày kết thúc kiểm kê: 31/12/2007
TT
Tên
sản phẩm
Đơn vị
Số lượng
Sản phẩm hỏng
Sản phẩm còn lại
% hoàn thành
Sản phẩm quy đổi
1
Bộ ghép hình
Bộ
40
0
40
50%
20
2
Bàn gỗ
Cái
50
0
50
60%
30
3
Giá đỡ gỗ Thí nghiệm
Cái
35
10
25
40%
10
Bảng 28: Bảng giá thành định mức
Tên sản phẩm: Bộ ghép hình bàn học sinh tiểu học
Phân xưởng Mộc
Khoản mục
Đơn vị
Định mức
Đơn giá
Chi phí/1sp’
1. Chi phí NVL trực tiếp
40000
- Gỗ MDF 12mm (dài 1,8m)
tấm
0.5
46000
23000
- Sơn lót và sơn màu
kg
0.5
24000
12000
- Giấy nhám
m2
0.2
25000
5000
2. Chi phí nhân công trực tiếp
công
1.4
16000
22400
3. Chi phí sản xuất chung
đồng
17600
4. Giá thành định mức
đồng
80000
Lấy ví dụ việc tính giá trị dở dang cuối kỳ cho sản phẩm bộ ghép hình :
Chi phí NVLTT tính cho sản phẩm dở dang = 20* 40.000 = 800.000 đồng
Chi phí NCTT của sản phẩm dở dang = 20* 22.400 = 448.000 đồng
Chi phí SXC tính cho sản phẩm dở dang = 20* 17.600 = 352.000 đồng
Tổng giá trị sản phẩm bộ ghép hình dở dang = 800000 + 448000 + 352000
= 1.600.000 đồng.
Tương tự, các sản phẩm dở dang khác cũng được tính toán và đưa vào Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang cho từng phân xưởng.
Bảng số 29: Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang
Phân xưởng Mộc
Tháng12/2007
TT
Tên
sản phẩm
Số lượng quy đổi
Số tiền
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Cộng
1
Bộ ghép hình
20
800.000
448.000
352.000
1.600.000
2
Bàn gỗ
30
45.000
27.000
18.000
90.000
3
Giá gỗ TN
10
10.000
6.400
3.600
20.000
Cộng
855.000
481.400
373.600
1.710.000
¬
Khi đã có đầy đủ số liệu về chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, dựa trên các chứng từ ghi sổ, kế toán nhập số liệu để hình thành sổ tổng hợp tài khoản 154.
Bảng 30: Sổ tổng hợp tài khoản Công ty CP.T.H.T.B.GD
Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007
Tài khoản 154.II – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang PX Mộc
¬
Chứng từ GS
Trích yếu
TK
đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
1.960.000
K/c chi phí NVLTT
621.II
47.056.000
K/c CP NCTT
622.II
28.002.133
K/c CPSXC
627.II
18.995589,65
K/c vào giá thành
155
78.930.864,65
Số dư cuối kỳ
1.710.000
2.3. Kế toán giá thành sản phẩm
* Đối tượng và kỳ tính giá thành. Chúng ta đã biết, giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao đông sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Giá thành sản phẩm giữ vai trò hết sức quan trọng, vừa làm chức năng bù đắp chi phí, vừa làm chức năng lập giá. Để xác định được giá thành sản phẩm trước hết, doanh nghiệp phải xác định được đối tượng tính giá thành. Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khép kín và tương đối đơn giản của các phân xưởng sản xuất, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT đã chọn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành đã qua kiểm tra chất lượng.
* Kỳ tính giá thành:
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian kể từ khi kế toán mở sổ chi phí sản xuất đến thời điểm khoá sổ chi phí sản xuất liên quan tới đối tượng tính giá thành để tính giá thành sản phẩm. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành khoa học, hợp lí, kịp thời cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp.
Thông thường, doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất xen kẽ giữa dài và ngắn hay chu kỳ sản xuất liên tục thì kỳ tính giá thành phù hợp là hàng tháng và vào thời điểm cuối tháng. Với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời gian mà sản phẩm hoàn thành.
Bên cạnh việc lựa chon đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành cũng giữ một vai trò quan trọng đảm bảo hiệu quả của công tác tính giá thành sản phẩm. Dựa vào đặc điểm sản xuất và chu kỳ sản xuất tương đối ngắn, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT đã chon kỳ tính giá thành là từng tháng
* Phương pháp tính giá thành tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT
Như đã nói ở trên, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT sử dụng hệ thống giá thành định mức, kỳ tính giá thành là tháng và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của các phân xưởng, phù hợp với quy trình công nghệ giản đơn, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp tỉ lệ. Quá trình xác định giá thành thực tế của các sản phẩm được tiến hành như sau:
- Dựa vào tổng chi phí phát sinh trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, tính ra tổng chi phí khoản mục thực tế của từng phân xưởng trong tháng (trong đó khoản mục chi phí lần lượt là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Tổng chi phí khoản mục thực tế
=
CPSX khoản mục dở dang
đầu kỳ
+
CPSX khoản mục phát sinh trong kỳ
-
CPSX khoản mục dở dang cuối kỳ
Dựa vào chi phí định mức theo khoản mục và số sản phẩm hoàn thành thực tế trong tháng, tính ra tổng chi phí định mức.
Tổng chi phí khoản
Mục định mức
=
å
Số lượng sản phẩm hoàn thành loại i
x
Chi phí khoản mục định mức sản phẩm loại i
Từ đó, xác định tỉ lệ chi phí theo khoản mục:
Tỉ lệ chi phí theo khoản mục
=
Tổng chi phí theo khoản mục thực tế
Tổng chi phí theo khoản mục định mức
Căn cứ vào tỉ lệ chi phí theo khoản mục, tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:
Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm i
=
å
Chi phí định mức đơn vị sản phẩm i
x
Tỉ lệ chi phí
Nội dung công tác tính giá thành sản phẩm:
Cuối mỗi tháng, kế toán tính ra tổng chi phí sản xuất thực tế phát sinh tại từng phân xưởng, tập hợp vào thẻ phân bổ chi phí sản xuất. Tại phân xưởng Mộc, mẫu thẻ thực tế như sau:
Bảng số 31: Thẻ phân bổ chi phí sản xuất
Phân xưởng MộcTháng 12/2007
TT
Chỉ tiêu
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Cộng
1
CPSX dở dang đầu kỳ
980000
551800
428200
1960000
2
CPSX phát sinh trong kỳ
47056500
27931733
18848217
93836450
3
CPSX dở dang cuối kỳ
855000
481400
373600
1710000
4
Tổng CP theo khoản mục thực tế (1+2-3)
47181500
28022133
18902817
94086450
Căn cứ vào Bảng giá thành định mức và số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế của từng phân xưởng, kế toán tính ra tổng giá thành định mức.
Bảng số 32: Bảng giá thành định mức các sản phẩm hoàn thành
Phân xưởng Mộc năm 2007
Tên sản phẩm
Chi phí định mức/sp’
Giá thành định mức sp’
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
Bộ ghép hình
40.000
22.400
17.600
80.000
Bàn gỗ
1.500
900
600
3.000
Giá gỗ Thí nghiệm
1.000
640
360
2.000
Trong tháng 12/2007 phân xưởng Mộc sản xuất ra số lượng sản phẩm hoàn thành (đã được kiểm tra chất lượng) như sau:
Bộ ghép hình : 520 bộ
Bàn gỗ : 8.500 cái
Giá đỡ thí nghiệm: 12.550 cái.
Tỉ lệ chi phí NVL trực tiếp tại PX Mộc
=
47.181.500
=
102,35%
520x40.000+8.500x1.500+ 2.550x1.000
Tỉ lệ chi phí nhân công trực tiếp tại PX Mộc
=
28.002.133
=
102,46%
520x22.400 + 8.500x900 + 12.550x640
Tỉ lệ chi phí sản xuất chung tại PX Mộc
=
18.995.589,65
=
101,2%
520x17.600 + 8.500x600 + 12.550x360
Dựa vào tỉ lệ chi phí, kế toán tính ra chi phí cho từng sản phẩm và đưa vào thẻ tính giá thành. Dưới đây là thẻ tính giá thành cho sản phẩm là bộ ghép hình ở phân xưởng mộc, với sản phẩm hoàn thành là 520 bộ.
Bảng 33: THẺ TÍNH GIÁ THÀNH CHO SẢN PHẨM BỘ GHÉP HÌNH
Tháng 12 năm 2007
( 520 bộ sản phẩm hoàn thành)
Khoản mục
Chi phí định mức/sp
Tỷ lệ chi phí
Giá thành thực tế đơn vị/sp
Tổng giá thành
1
2
(3)=(1)x(2)
CPNVLTT
40.000
1.0235
40.940
21.288.800
CPNCTT
22.400
1.0246
22.951,04
11.934.540,8
CPSXC
17.600
1.012
17.811,2
9.261.824
Tổng
81.702,24
42.485.164,8
PHẦN 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP TIN HỌC- THIẾT BỊ GIÁO DỤC TVT
3.1. Đánh giá thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Tin học-- thiết bị Giáo dục TVT
Để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, yêu cầu đối với sản phẩm của từng doanh nghiệp ngày càng cao và khó khăn hơn. Mặc dù ngày nay, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất không còn là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp nhưng đó vẫn là mục tiêu chiến lược đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác. Là một doanh nghiệp sản xuất có bề dày gần 35 năm, đánh giá được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh, trong việc xác định vị thế và thị phần thị trường, Công ty CP tin học- thiết bị Giáo dục TVT không ngừng phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình hoàn thiện sản xuất nói chung, công tác kế toán nói riêng trong đó có công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Qua quá trình tiếp cận thực tế tại Công ty CP tin học- thiết bị Giáo dục TVT, em xin đưa ra một vài nhận xét về tình hình công tác kế toán và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
3.1.1. Những ưu điểm đạt được
Về tổ chức bộ máy kế toán: Với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh phức tạp như hiện nay (vừa có bộ phận hạch toán độc lập là các trung tâm, vừa có bộ phận hạch toán phụ thuộc là các phân xưởng), Công ty áp dụng hình thức kế toán hỗn hợp là rất phù hợp. Mặc dù hình thức này không tạo nên một bộ máy kế toán thật sự gọn nhẹ nhưng tạo điều kiện cho Công ty theo dõi tốt hơn hoạt động của các phân xưởng, các trung tâm, đội ngũ kế toán được chuyên môn hoá nên công tác kế toán thông suốt, việc xử lý thông tin kế toán được tiến hành kịp thời, chặt chẽ.
Việc áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ ” kết hợp với hình thức kế toán hỗn hợp cũng rất hợp lý. Vì hình thức “Chứng từ ghi sổ” có công việc ghi chép đơn giản, số liệu kế toán dễ đối chiếu, kiểm tra lại thích hợp với việc phân công lao động kế toán và thực hiện lao động kế toán bằng máy vi tính. Hiện nay, Công tyCP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT cũng đã áp dụng máy vi tính vào công việc kế toán, mỗi phần hành kế toán có riêng một máy vi tính để sử dụng. áp dụng Exel vào làm đã làm giảm nhẹ khối lượng ghi chép mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu giữa kế toán với các bộ phận liên quan đồng thời, số liệu kế toán được phản ánh kịp thời, chính xác Hơn nữa, các máy tính trong phòng Tài chính kế toán được nối mạng với nhau làm hiệu quả công tác kế toán được nâng cao, tránh việc nhập dữ liệu trùng lắp giữa các phần hành kế toán.
Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ là phù hợp với đặc điểm của công ty. Hình thức sổ kế toán này dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phân công chia nhỏ công việc, thuận lợi cho việc áp dụng máy vi tính làm kế toán.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Ưu điểm lớn nhất trong công tác tính giá thành là việc Công ty áp dụng phương pháp tỉ lệ để tính giá thành và kỳ tính giá thành là tháng. Phương pháp tỉ lệ phù hợp với điều kiện áp dụng hệ thống định mức chi phí cho các sản phẩm hoàn thành tại Công ty. Với kỳ tính giá thành là tháng, các thông tin về chi phí giá thành sẽ sát thực hơn, giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành cũng như tiêu thụ một cách chính xác, hợp lý hơn, giúp các nhà quản lí có thể nắm bắt được sự biến động giá thành, tìm ra nguyên nhân để khắc phục hay tăng cường các yếu tố tác động đến giá thành. Mặt khác, giá thành sát thực sẽ tác động đến giá bán sản phẩm của Công ty, làm giá bán phù hợp hơn với giá cả thị trường, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến việc tăng hiệu quả trong kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Việc hạch toán từng khoản mục chi phí trong giá thành cũng được tiến hành rất hợp lý:
Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là số lượng nguyên vật liệu đa dạng, phong phú về chủng loại, mật độ nhập xuất khá thường xuyên.
Hình thức trả lương kết hợp giữa lương sản phẩm và lương thời gian giúp Công ty không chỉ tính đúng, tính đủ lương cho người lao động, phản ánh đúng các chi phí về lương, tạo điều kiện cho công tác tính giá thành chính xác mà còn khuyến khích tinh thần và ý thức lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tại mỗi bộ phận sản xuất, Công ty đều lắp đặt hệ thống đồng hồ theo dõi điện nước sử dụng. Việc làm này đơn giản một bước công tác hạch toán chi phí – cụ thể là hạch toán chi phí sản xuất chung. Công ty sẽ có một thông tin chính xác về khoản chi phí sản xuất chung này tại các bộ phận sản xuất mà không cần phải tiến hành phân bổ. Nhờ đó, việc tính giá thành cũng chính xác và thuận lợi hơn.
Như vậy, công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm cũng như công tác kế toán tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT được tổ chức khá chặt chẽ, hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu của quản lý. Tuy nhiên, với một cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý sản xuất phức tạp như vậy, trong quá trình hoạt động, Công ty không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
3.1.2. Một số nhược điểm và biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT
Về công tác kế toán nói chung: Như đã biết, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” trong việc hạch toán kế toán. Nhưng thực tế áp dụng hình thức này, Công ty lại không mở “Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ” để theo dõi thứ tự các chứng từ ghi sổ, quản lý và tập trung số liệu kế toán theo thời gian và làm căn cứ đối chiếu với các sổ cái. Điều này không thống nhất với các quy định cho hình thức “Chứng từ ghi sổ” của Bộ Tài chính ban hành. Vì vậy, Công ty nên mở “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” để lưu trữ số liệu kế toán theo mẫu sau:
Đơn vị:...
Địa chỉ….
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Năm …..
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu
NT
Số hiệu
NT
A
B
1
A
B
1
Cộng tháng
Cộng tháng
Cộng lũy kế từ đầu quý
Cộng luỹ kế từ đầu quý.
Ngày... tháng... năm
Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, tên, đóng dấu)
Cơ sở lập chứng từ ghi sổ là các chứng từ gốc. Do đó, việc ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo chứng từ ghi sổ là rất quan trong trong công tác kế toán, đề phòng khả năng rơi hoặc mất chứng từ gốc. Hiện công việc này chưa được kế toán thực hiện khi lập chứng từ ghi sổ. Vì vậy, để thực hiện đúng chế độ và tiện cho công việc kiểm tra đối chiếu, Công ty nên lập chứng từ ghi sổ theo đúng mẫu quy định có ghi đầy đủ mục số chứng từ gốc kèm theo. Mặt khác, Công ty nên lập chứng từ ghi sổ theo định kỳ 5- 10 ngày tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh từng tháng, tránh để đến cuối tháng mới lập khiến cho công việc cuối tháng dồn dập
Hiện nay, tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT, công tác kế toán quản trị chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù chế độ kế toán không quy định mọi doanh nghiệp phải thực hiện công tác kế toán quản trị nhưng thực tế cho thấy tác dụng của công tác này là không nhỏ. Nhờ có nó, các nhà quản lý sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch sản xuất và theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Chính vì vậy, Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT nên tổ chức tốt hơn công tác kế toán quản trị để có thể xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động, kiểm soát các chi phí, tìm ra nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế, cung cấp thông tin để quản lý và giúp các bộ phận sản xuất lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Cụ thể, Công ty nên thường xuyên xây dựng các báo cáo quản trị dựa trên các số liệu kế toán tài chính, nâng cao trình độ nhân viên kế toán, nhân viên quản lý để có kiến thức chuyên môn về vấn đề này, giúp phân tích và lập kế hoạch quản lý.
Việc áp dụng máy vi tính cho công tác kế toán. Ngoài các ưu điểm của Chứng từ ghi sổ, hình thức sổ kế toán mà công ty đang áp dụng, là phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của công ty, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phân công chia nhỏ công việc thì hình thức sổ này còn có nhược điểm này là ghi chép trùng lặp làm tăng khối lượng ghi chép chung và dễ nhầm lẫn, nhiều sổ nên có sai sót thì phải kiểm tra, sửa chữa trên nhiều sổ. Do khối lượng công việc nhiều nên thường gây chậm trễ khi lập các báo cáo và tính toán các chỉ tiêu quản lý hàng ngày. Việc áp dụng kế toán máy sẽ khắc phục được những nhược điểm nêu trên của hình thức Chứng từ ghi sổ. Hiện nay công ty vẫn chủ yếu là làm kế toán thủ công, sự hỗ trợ của máy tính còn ở mức thấp. Vì vậy khi có điều kiện về tài chính công ty nên đầu tư cho việc sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán. Khi đó, công ty giảm nhẹ được lao động kế toán, các thông tin cho quản lý được xử lý nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn.
Về công tác hạch toán chi phí sản xuất
Thứ nhất, về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Ở Công ty CP Tin học- thiết bị giáo dục TVT, chi phí nguyên vật liệu không được chi tiết thành nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... mà được gộp chung và chỉ sử dụng tài khoản cấp 1: 152- Nguyên vật liệu - để phản ánh. Việc phản ánh chung như vậy không làm sai lệch giá thành sản phẩm nhưng lại không cho thông tin chính xác , chi tiết về các yếu tố, tỉ trọng các yếu tố của nguyên vật liệu. Từ đó không theo dõi kịp thời sự biến động của từng loại vật tư, không đánh giá được sự ảnh hưởng của từng loại vật tư đến chi phí sản xuất để có biện pháp quản lý thích hợp. Để thích ứng với điều kiện hiện nay, tài khoản 152 của Công ty nên được chi tiết thành:
Tài khoản 152.1: Nguyên vật liệu chính
Tài khoản 152.2: Nguyên vật liệu phụ
Tài khoản 152.3: Nhiên liệu
Xét ở phân xưởng Mộc, nguyên vật liệu bao gồm: gỗ các loại, sơn màu, sơn lót, giấy nhám. Như vậy, có thể tách riêng giấy nhám là nguyên vật liệu phụ còn gỗ và sơn là nguyên vật liệu chính để theo dõi chi tiết từng loại. Đồng thời trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu cũng cần chi tiết các khoản mục này.
Thứ hai, về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT, số lượng nhân công trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động. Nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch mà tính thẳng khoản này vào giá thành từng tháng. Trên thực tế, công nhân sản xuất lại nghỉ phép không đều đặn dẫn đến sự biến động giá thành giữa các tháng. Để khắc phục được tình trạng này, Công ty cần: bố trí công nhân nghỉ phép đều đặn giữa các tháng trong năm. Nếu không thực hiện được điều này, Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất vào chi phí.
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch
=
Tiền lương thực tế phải trả CNSX trong tháng
x
Tỉ lệ trích trước
Trong đó:
Tỉ lệ
Trích trước
=
Tổng tiền lương nghỉ phép kế hoạch năm của CNSX
Tiền lương chính kế hoạch năm của CNSX
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Số trích trước
Có TK 335
Khi người lao động thực tế nghỉ phép, tính ra số tiền lương phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335 : Số thực trả
Có TK 334
Phần chênh lệch giữa tiền lương nghỉ phép thực tế với số trích trước theo kế hoạch (số dư trên tài khoản 335), đến cuối niên độ kế toán sẽ được xử lý:
Nếu số thực tế lớn hơn số đã trích trước, cần ghi tăng chi phí:
Nợ TK 622 : Số chênh lệch tăng
Có TK 335
Nếu số thực tế nhỏ hơn số trích trước, kế toán ghi giảm chi phí:
Nợ TK 335: Số chênh lệch giảm
Có TK 622
Thứ ba, về hạch toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là một khoản mục chi phí có thực tế phát sinh rất đa dạng. Để phản ánh chính xác khoản chi phí này, trên thực tế, nhièu khi người ta phải dùng cách trích trước hoặc trả trước một số khoản mục chi phí sản xuất chung. Tại Công ty thiết bị Giáo dục I, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được đưa toàn bộ vào chi phí sản xuất chung khi nó phát sinh. Điều này ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm hoàn thành vì TSCĐ được dùng qua nhiều kỳ sản xuất, nếu dồn chi phí sản xuất cho một tháng sẽ đội chi phí sản xuất của tháng đó lên. Để chủ động hơn trong việc sửa chữa lớn TSCĐ và phản ánh trung thực chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, Công ty nên định kỳ có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, căn cứ vào dự toán sửa chữa TSCĐ, vào nơi chịu chi phí để tiến hành trích trước khoản chi phí này:
Nợ TK 627: trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
Có TK 335
Khi công việc sửa chữa lớn thực tế phát sinh, tuỳ thuộc vào việc thuê ngoài hay tự làm mà kế toán tập hợp vào tài khoản 241.3 -Sửa chữa lớn TSCĐ theo bút toán sau:
Nợ TK 241.3: Giá trị sửa chữa không thuế
Nợ TK 133: VAT khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá trị sửa chữa trường hợp thuê ngoài
Có TK 111,112: Tổng giá trị sửa chữa trường hợp tự làm
Sau đó, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch:
Nợ TK 335: Số thực tế phát sinh
Có TK 241.3
Nếu có chênh lệch giữa chi phí trích trước và chi phí thực tế phát sinh, kế toán phải tiến hành xử lý chênh lệch.
Khi chi phí thực tế lớn hơn chi phí trích trước cần trích bổ sung theo định khoản:
Nợ TK 627: Số chênh lệch
Có TK 335
Khi chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí trích trước, cần điều chỉnh giảm chi phí theo bút toán:
Nợ TK 335: Số chênh lệch
Có TK 627:
Về công tác tập hợp chi phí: Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một quá trình bắt đầu từ việc lập chứng từ phản ánh chi phí phát sinh đến khâu phản ánh vào tài khoản, tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm.
Trong quá trình này, kế toán tài chính có vai trò cung cấp các thông tin kinh tế mang tính pháp lý và hợp lý, cụ thể thông qua chứng từ phát sinh thể hiện chi phí đầu vào và tổng chi phí này được thể hiện ở đầu ra trong chi phí hợp lý của thành phẩm nhập kho và chi phí bất thường trên định mức trong giá vốn hàng bán. Trong khi đó, đối với kế toán quản trị, quá trình này lại giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho việc hoạch định và điều hành quá trình sản xuất. Nội dung trên theo quy định hiện nay được phản ánh trên sơ đồ tài khoản như sau:
Trong kế toán tài chính thì giá phí lịch sử được sử dụng để phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ, còn trong kế toán quản trị, tùy theo mục tiêu, yêu cầu và khả năng quản lý mà việc phản ánh, tập hợp chi phí sản xuất của sản phẩm sản xuất trong kỳ có thể lựa chọn một trong 3 cách sau: sử dụng giá phí lịch sử, sử dụng kết hợp giá phí lịch sử với giá phí dự toán, sử dụng giá phí tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng giá phí tiêu chuẩn sẽ đáp ứng tốt mục tiêu kiểm soát chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, nội dung chi phí sản xuất trong kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự đồng nhất về giá thành sản phẩm của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Có thể mô tả sự giao thoa về chi phí sản xuất của kế toán tài chính và kế toán quản trị qua sơ đồ Chi phí sản xuất.
Xuất phát từ những khác biệt này cũng như sự khác biệt về mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán tài chính và kế toán quản trị, nên cần phải xác lập quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phù hợp với vai trò, mục tiêu của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các đối tượng sử dụng khác nhau, đặc biệt là cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp.
-Đối với kế toán tài chính: Kế toán tài chính xử lý những số liệu lịch sử, cung cấp thông tin quá khứ thông qua việc phản ánh từ các chứng từ vào tài khoản, sử dụng các yếu tố chi phí ban đầu để xác lập các chỉ tiêu kinh tế mang tính pháp lý, do đó, kế toán tài chính sẽ cung cấp thông tin chi phí theo yếu tố và nhận định tính hợp lý của các chi phí này (Thông tin đầu vào).
- Mặt khác, kế toán tài chính phải cung cấp công khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính, cụ thể:
+ Giá thành thực tế
+ Chi phí sản xuất dở dang thực tế.
Nhằm phục vụ cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp: phương pháp lập theo chức năng và phương pháp theo yếu tố chi phí).
Do vậy, theo chúng tôi trong kế toán tài chính chỉ cần quy định việc tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố vào tài khoản tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đảm bảo tính pháp lý cũng như ở đầu ra được tính vào giá trị thành phẩm nhập kho hoặc tính vào giá vốn hàng bán như thế nào cho hợp lý với lượng giá trị đầu vào. Ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ 1.
* Đối với kế toán quản trị: Sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu ước tính nhằm cung cấp các thông tin hướng về tương lai nên sẽ cung cấp thông tin chi phí theo khoản mục, phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm, ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh trong kỳ. Do đó, cần phải:
+ Xây dựng hệ thống định mức chi phí khoa học.
+ Quy định cụ thể việc phân loại chi phí.
+ Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở dang.
+ Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch cuối kỳ.
Việc xác định rõ vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp của kế toán tài chính và kế toán quản trị trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau đặc biệt là cho các nhà quản trị doanh nghiệp để hoạch định, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn có tác dụng quan trọng cho việc giảng dạy kế toán trong nhà trường khi giải quyết mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Về công tác tính giá thành sản phẩm: Vì áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp tỉ lệ nên Công ty CP Tin học- thiết bị Giáo dục TVT sử dụng hệ thống định mức giá thành. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tính theo phương pháp ước lượng tương đương cũng dựa vào hệ thống định mức. Hệ thống định mức này được duy trì trong vòng một năm mới thay đổi. Việc áp dụng định mức cho cả thời kỳ dài như vậy là không sát với thực tế, không phù hợp với sự biến động liên tục của các yếu tố đầu vào. Như ở phân xưởng Mộc, tháng 12/2007, hệ thống giá thành định mức vẫn là của tháng 12 năm 2006. Giá trị sản phẩm dở dang cũng không được phản ánh chính xác. Ví dụ, đối với sản phẩm bộ bàn, ghế không tựa của học sinh trung học phổ thông: Giá thành định mức là 130.000đ/bộ nhưng giá thành thực tế lên tới 145.000đ/bộ. Để bám sát hơn với thực tế, đưa giá thành định mức phù hợp hơn với giá thành thực tế, Công ty nên rút ngắn thời gian thay đổi định mức, có thể lập định mức theo quý hoặc nửa năm.
KẾT LUẬN
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng mang tính sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lý luận và thực tiễn nhiều khi rất khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi người làm công tác kế toán phải có đầu óc tìm tòi, sáng tạo để công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ngày càng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, vừa sáng tạo lại vừa đảm bảo đúng chế độ quy định.
Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường.
Thực tế qua hai năm, Công ty CP Tin học- Thiết bị giáo dục TVT đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm tích cực vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động sử dụng – kinh doanh của Công ty cũng bộc lộ một số mặt hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của Công ty.
Năm 2007, thực sự là một năm đầy khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp, song cũng hé mở không ít cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên. Vì vây, việc tìm ra những giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yêu cầu tất yếu của Công ty.
Trong phạm vi chuyên đề này em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán chi phí, biện pháp quản lý và xác định giá thành sản phẩm của công ty. Với sự hạn chế trong thời gian tìm hiểu, thực tập cũng như những kiến thức, hiểu biết chuyên môn nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót em rất mong được các thầy cô, các cán bộ Công ty CP Tin học- Thiết bị giáo dục TVT chỉ bảo và đưa ra nhận xét, góp ý.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo - TS. Trần Nam Thanh và các thầy cô trong bộ môn, các cán bộ Công ty CP Tin học - Thiết bị giáo dục TVT đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – TS Đặng Thị Loan –Khoa Kế toán, NXB Đại học KTQD, 2006
Tạp chí kế toán năm 2006- 2007
Chế độ kế toán doanh nghiệp- Bộ Tài chính 2006
Web http//:tapchiketoan.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28469.doc