Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Trà

Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và đựoc chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng Có TK 627 : Kết chuyển ( phân bổ ) chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng

doc41 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sán xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Trà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc dược mua nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh. 1.2.2.4. Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành: Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phi sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí và định phí. Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỉ lệ so đối với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp… . Cần lưu ý rằng, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định. Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh, v.v… Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm biến đổi. 1.1.3. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng … và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói, việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất – tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất – và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị - tức là đối tượng tình giá thành. Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán (tập hợp) chi phí thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp bao gồm hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm,…. Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ ( hoặc sổ ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí. 1.2. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM : 1.2.1. Bản chất và nội đung kinh tế của giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một phạm trù sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh được giá trị thực của tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 1.2.2. Phân loại giá thành : Để đáp ứng được các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội và giá thành cá biệt, còn có cả khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ… Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành Chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức và gía thành thực tế: Giá thành kế hoạch : được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường là ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực thiện kế hoạch giá thành. - Giá thành thực tế : là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt ( hụt ) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. 1.2.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí : Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ: Giá thành sản xuất ( còn gọi là giá thành công xưởng ) : là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) : là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Gi¸ thµnh toµn bé cña s¶n phÈm = Gi¸ thµnh s¶n xuÊt cña s¶n phÈm + Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp + Chi phÝ b¸n hµng Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh ( lãi, lỗ ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm: Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm: Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính thành một đơn vị, việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành hai giai đoạn là giai đoạn hạch toán chi phí sản xuất và giai đoạn tính giá thành sản phẩm. Để tính giá thành sản phẩm, ta phải xác định đựoc đối tượng tinh giá thành. Về thực chất,xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán hàng thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tùy theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ( giản đơn hay phức tạp ), vào loại hình sản xuất ( đơn chiếc, hàng loạt ), vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh ( cao, thấp )…. 1.2.3.2.Xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm: Do có sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp trực tiếp ( còn gọi là phương pháp giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác ( quặng, than, gỗ…). Đối tương hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách lấy trực tiếp tổng số chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng hoàn thành. Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm . Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dung phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khi chế tạo, may mặc … Phương pháp hệ số : được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí có liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm: Gi¸ thµnh ®¬n vÞ s¶n phÈm gèc = Tæng gi¸ thµnh cña tÊt c¶ c¸c lo¹i s¶n phÈm Tæng sè s¶n phÈm gèc (kÓ c¶ quy ®æi) Gi¸ thµnh ®¬n vÞ s¶n phÈm tõng lo¹i = Gi¸ thµnh ®¬n vÞ s¶n phÈm gèc x HÖ sè quy ®æi s¶n phÈm tõng lo¹i Q0 = ΣQiHi Trong đó: - Q0 : Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi - Qi : Số lượng sản phẩm i(i = 1,n) - Hi :  Hệ số quy đổi sản phẩm i(i=1,n) Tæng gi¸ thµnh s¶n xuÊt cña c¸c lo¹i s¶n phÈm = Gi¸ trÞ s¶n phÈm dë dang ®Çu kú + Tæng chi phÝ s¶n xuÈt ph¸t sinh trong kú - Gi¸ trÞ s¶n phÈm dë dang cuèi kú - Phương pháp tỷ lệ : áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khi chế tạo ( dụng cụ, phụ tùng…)…Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức ), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Tỷ lệ chi phí Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại Giá thành thực tế đơn vị SP từng loại =x x Tỷ lệ = Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm x 100 chi phí Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức)của các loại sp - Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: áp dụng đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được sản phẩm phụ ( các doanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền….). Để tính giá trị sản phẩm chinh, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá được tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu .. Tæng gi¸ thµnh s¶n phÈm chÝnh = Gi¸ trÞ s¶n phÈm chÝnh dë dang ®Çu kú + Tæng chi phÝ s¶n xuÊt ph¸t sinh trong kú - Gi¸ trÞ s¶n phÈm phô thu håi ­íc tÝnh - Gi¸ trÞ s¶n phÈm chÝnh dë dang cuèi kú - Phương pháp liên hợp: là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như doanh nghiệp hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc … Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỉ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ… Ph­¬ng pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu : Trên cơ sở các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần lựa chon và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như vào đối tượng hạch toán chi phí. Sau đây là các phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 1.2.4.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp chi sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quạng, hải sản…; các doanh nghiệp sản xuất động lực ( điện, hơi nước, khí nén, khí đốt… ). Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ ( hoặc thẻ ) hạch toán chi phi sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp ( giản đơn ) hoặc phương pháp kết hợp. 1.2.4.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tùy theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp … Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hơp theo đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp ( nguyên, vật liệu; nhân công trực tiếp ) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp theo đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc ( hay bảng phân bổ chi phí ). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp ( giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp … ). Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu công tác quản lý cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với nhưng đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch ( hay định mức ) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn. 1.2.4.3. Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất – kinh doanh phụ: Sản xuất phụ là ngành được tổ chức ra để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được sử dụng phục vụ cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp cho bên ngoài. Phương pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ tùy thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, cụ thể : Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể: chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm, lao vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp. Trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ: với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng các phương pháp khác tính giá thành sau đây : Phương pháp đại số : là phương pháp xây dựng và giải các phương trình đại số để tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ các đối tượng. Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu : theo phương pháp này, trước hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng. Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch: trình tự tính giá thành tương tự như phương pháp trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban dầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch để tính giá trị phục vụ lẫn nhau giữa các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối tượng khác theo giá thành đơn vị mới. 1.2.4.4. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức: Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, cá chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại : theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá trị định mức sản phẩm ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch so với định mức Việc tính toán giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở đinh mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ ( thường là ngày đầu tháng ). Tùy theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau ( theo sản phẩm hoàn thành,theo chi tiết, bộ phận sản phẩm ) rồi tổng hợp lại. Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Những khoản chi phí phát sinh diễn ra ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức. 1.2.4.5. Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước ( giai đoạn ) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm của bước trước là đối tượng ( hay nguyên liệu ) chế biến của bước sau. Trong nhưng doanh nghiệp này, phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoạn công nghệ ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước tiếp theo tiêu thức phù hợp. Tùy theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số ( hoặc tỷ lệ ) . + Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phi sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của bứoc trước chuyển sang bước sau được tính theo giá trị thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí. Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1 sang bước 2 … cho đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự. Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá thành theo phương án phân bước có tính giá thành bán thành phẩm Chi phí chế biến bước 1 Chi phí nguyên vật liệu chính Giá thành bán thành phẩm bước 1 Giá trị sản phẩm dở dang bước1 + - + - = Giá trị sản phẩm dở dang bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 2 Chi phí chế biến bước 2 Giá thành bán thành phẩm bước 1 + - = Giá trị sản phẩm dở dang bước n Giá thành án thành phẩm bước (n-1) Giá thành bán thành phẩm bước n Chi phí chế biến bước n + - = + Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm : Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, kế toán không cần phải tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tinh giá thành thành phẩm bằng cách tính tổng hợp chi phí nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án phân bước không tính giá thành bán thành phẩm TỒNG GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM Chi phí vật liệu tính cho thành phẩm Chi phí bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí bước … tính cho thành phẩm Chi phí bước n tính cho thành phẩm 1.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.3.1.1. Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu … được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ, ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm … Công thức phân bổ như sau : Chi phÝ vËt liÖu ph©n bæ cho tõng ®èi t­îng = Tæng chi phÝ vËt liÖu cÇn ph©n bæ x Tû lÖ (hay hÖ sè) ph©n bæ Trong đó: Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ x Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ 1.3.1.2.Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…). Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư. 1.3.1.3.Phương pháp hạch toán: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau: Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 621 ( chi tiết theo từng đối tượng ) Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng theo từng loại Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ vào giá thực tế xuất dùng : Nợ TK 621 ( chi tiết theo từng đối tượng ) Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ ( với vật liệu mua ngoài và danh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ). Có TK 331, 111, 112, 411 … - Giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau: Nợ TK 152 ( chi tiết vật liệu ) Có TK 621 ( chi tiết đối tượng ) - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 154 ( chi tiết theo đối tượng ) Có TK 621 ( chi tiết theo đối tượng ) - Đối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng sẽ được kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán: Nợ TK 621 ( chi tiết theo đối tượng ) Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng không hết kỳ trước. Sơ dồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (KKTX) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 151, 152, 331, 111 112, 331, 411,311 … TK 621 TK 154 Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản phẩm TK 152 Vật liệu dùng không hết Nhập kho hay chuyển kỳ sau 1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 1.3.2.1. Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương ( phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất. 1.3.2.2. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp như tài khoản 621. Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. 1.3.2.3. Phương pháp hạch toán: Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau: - Tính ra tổng số tiền công, tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ: Nợ TK 622 ( chi tiết theo đối tượng) Có TK 334: Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định ( phần tính vào chi phí – 19%): Nợ TK 622 (chi tiết theo đối tượng) Có TK 338 (3382,3383,3384) - Tiền lương trích trước và chi phí ( với những doanh nghiệp sản xuất mang tinh thời vụ ) và các khoản tiền lương trích trước khác ( ngừng sản xuất theo kế hoạch ): Nợ TK 622 ( chi tiết theo đối tượng ) Có TK 335: Tiền lương trích trước Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng: Nợ TK 154 ( chi tiết theo đối tượng ) Có TK 622 ( chi tiết theo đối tượng ) Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí phân công trực tiếp: TK 334 TK 622 TK154 Tiền lương trả và phụ cấp Kết chuyển chi phí nhân lương phải trả cho CNTTSX công trực tiếp TK 338 Các khoản đóng góp tỷ lệ với tiền lương của CNTTSX thực tế phát sinh 1.3.3. Hạch toán các khoản chi phí trả trước 1.3.3.1. Khái niệm: Chi phí trả trước ( còn gọi là chi phí chờ phân bổ ) là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ này mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc do bản thân chi phí phát sinh có tác dụng tới kết quả hoạt động của nhiều kỳ hạch toán. Thuộc chi phí trả trước có thể gồm các khoản sau: Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần ( từ hai lần trở lên ) Giá trị sữa chữa lớn tài sản cố định ngoài kế hoạch Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện kinh doanh… trả trước Dịch vụ mua ngoài trả trước ( điện, điện thoại, vệ sinh, nước…) Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển ( với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài ). Chi phí mua bảo hiể tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông, biến bãi… Lãi tiền vay trả trước Chi nghiên cứu, thí nghiệm, phát minh, sáng chế… ( giá trị chưa tính vào tài sản cố định vô hình )… 1.3.3.2. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí trả trước, kế toán sử dụng tài khoản 142 “Chi phí trả trước”. Tài khoản này có nội dung phản ánh như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ này. Dư Nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí kinh doanh. TK 142 chi tiết làm 2 tiểu khoản: Tiểu khoản 1421: Chi phí trả trước Tiểu khoản 1422: Chi phí chờ kết chuyển Về nguyên tắc, các khoản chi phí trả trước phải được phân bổ hết cho các đối tượng chịu chi phí trong năm ( trừ trường hợp chi phí trả trước phát sinh ở tháng cuối năm hoặc còn liên quan đến các kỳ kinh doanh của năm sau ). Bởi vậy, việc tính và phân bố chi phí trả trước đã phát sinh vào các kỳ hạch toán phải được kế hoạch hóa chặt chẽ trên cơ sở các dự toán chi phí và kế hoạch phân bổ chi phí. 1.3.3.3. Phương pháp hạch toán: - Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, kế toán ghi: Nợ TK 142 (1421): Chi phí trả trước thực tế phát sinh Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ). Có TK 111, 112: Trả trước tiền thuê dụng cụ, nhà xưởng, mặt bằng, phương tiện kinh doanh, dịch vụ mua ngoài… Có TK 153: Giá trị dụng cụ, công cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng. Có TK 331: Các khoản phải trả trước khác. - Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ, chi phí trả trước, tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí: Nợ TK 241: Tính vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142 (1421): Phân bổ dần chi phí trả trước Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu, toàn bộ chi phí bán hàng, chi phí chi ra trong kỳ sau khi được tập hợp sẽ kết chuyển vào bên Nợ TK 142 (1422). Số chi phí này sẽ được chuyển dần ( hoặc chuyển một lần ) vào tài khoản xác định kết quả tùy thuộc vào doanh thu được ghi nhận trong kỳ. - Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 142 (1422 – chi tiết từng loại) Có TK 641,642 Kết chuyển dần ( hoặc một lần ) vào tài khoản xác định kết quả ( tùy thuộc vào doanh thu lớn hay nhỏ ): Nợ TK 911 ( hoạt động sản xuất – kinh doanh ) Có TK 142 (1422 – chi tiết từng loại) Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước TK 111, 112, 331, 334 TK 142 TK627,641,642,241 DĐK xxx Chi phí trả trước thực tế Phân bổ dần chi phí trả Phát sinh trước vào các kỳ hoạch toán TK 641, 642 TK 911 Kết chuyển chi phí bán Vật liệu dùng không hết hàng,chi phí quản lý nhập kho hay chuyển kỳ sau 1.3.4. Hạch toán chi phí phải trả: 1.3.4.1 Khái niệm Chi phí phải trả ( còn gọi là chi phí trích trước ) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được gi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí nhằm đảm bảo cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm: Tiền lương phép của công nhân sản xuất ( với các doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ ). Chi phí sửa chữa tài sản cố định trong kế hoạch Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch Chi phí về bảo hành sản phẩm trong kế hoạch Lãi tiền vay chưa đến hạn trả Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ,cong cụ … chưa trả Các dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp 1.3.4.2. Tài khoản sử dụng : Các khoản chi phí phải được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 335 “Chi phí phải trả ”. Tài khoản này có nội dung phản ánh như sau : Bên Nợ : Tập hợp chi phí phải trả thực tế phát sinh. Bên Có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận ( đã tính trước )vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch. Dư Có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Về nguyên tắc, tài khoản 335 cuối năm không có số dư ( trừ trường hợp một số khoản chi phí phải trả có liên quan đến nhiều niên độ kế toán như chi phí sửa chữa tài sản cố định, lãi tiền vay dài hạn… được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận ). 1.3.4.3. Phương pháp hạch toán: - Hàng tháng, trích trước lương phép theo kế hoạch của công nhân sản xuất: Nợ TK 622 ( chi tiết theo đối tượng ) Có TK 335 - Trích trước chi phí sửa chữa tài khoản cố định trong kế hoạch: Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng Nợ TK 642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241: Tính vào chi phí xây dựng cơ bản Có TK 335 Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, lãi tiền vay phải trả, các dịch vụ mua ngoài phải trả, thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch… Nợ TK 627, 641, 642, 811… Có TK 335 - Khi phát sinh các khoản chi phí phải trả thực tế về tiền lương phép, về chi phí sửa chữa, bảo hành, lãi vay,… Nợ TK 335: Chi phí phải trả thực tế phát sinh Nợ TK 133 ( 1331 ): Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 334: Tiền lương phép CNSX thực tế phải trả Có TK 331: Các khoản phải trả với bên ngoài Có TK 2313: Chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch Có TK 111, 112, 152 …: Các chi phí khác Trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí: Nợ TK 622, 627, 642, 811…. Có TK 335 Trường hợp chi phí phải trả ghi nhận trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì khoản chênh lệch được ghi tăng thu nhập bất thường: Nợ TK 355 Có TK 721 Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả TK 334 TK 335 TK 662 Tiền lương phép,lương Trích trước lương phép, ngừng việc thực tế phải trả lương ngừng việc của công nhân SX TK 241, 331, 111, 112 TK 627, 641, 642 Các chi phí phải trả khác Trích trước chi phí phải trả thực tế phát sinh khác vào chi phí kinh doanh 1.3.5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 1.3.5.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và dặc điểm về lỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp …Tùy theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: - Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sữa chữa đó có lợi về mặt kinh tế. Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Đây là nhưng sản phẩm hỏng được coi là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho nhưng sản phẩm này ( giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sữa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được ) được coi là chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỉ lệ sản phẩm hỏng bởi vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kếm nhiều hơn việc chấp nhận một tỉ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng. Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như máy hỏng, hỏa hoạn bất chợt… Do xảy ra bất thường, không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chửa được và phân bổ chi phí sủa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi ( nếu có ). Toàn bộ phần thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với chính phẩm. Đối với giá trị của những thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức, kế toán phải theo dõi riêng. Đồng thời xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong các tài khoản như : 1381, 152, 627, 1421 ( chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức ), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi và bồi thường ( nếu có ), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào chi phí bất thường. Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức TK 152, 153, 334, TK 1381 338, 241 SPHNĐM TK 821, 415… Chi phí sửa chữa Giá trị thiệt hại thực về SP hỏng ngoài định mứ TK 154, 155, 157, 632 TK 1381,152… Giá trị sản phẩm hỏng Giá trị phế liệu thu hồi và không sửa chữa được các khoản bồi thường 1.3.5.2.Hạch toán chi phí thiệt hại về ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan ( thiên tai, địch họa, thiếu nguyên liệu…), các doanh nghiệp phải bỏ qua những khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng… Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335 – Chi phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong các tài khoản tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức ( tài khoản 154, 627, 1421, 1381…chi tiết thiệt hại về ngừng sản xuất). Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi ( nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào những khoản chi phí thời kỳ. Cách hạch toán phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK 334, 338,152,214 TK 1381 - THNSX TK 821, 415… Tập hợp chi phí chi ra trong Thiệt hại thực thời gian ngừng sản xuất TK 1381, 111 … Giá trị bồi thường 1.3.6. Hạch toán chi phí sản xuất chung 1.3.6.1. Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. 1.3.6.2. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản: 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 – Chi phí vật liệu 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định 6275 – Chi phí dịch vụ mua ngoài 6276 – Chi phí bằng tiền khác Ngoài ra, tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, từng ngành, tài khoản 627 có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc một số chi phí. 1.3.6.3. Phương pháp hạch toán: - Tính ra số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 ( 6271 – chi tiết phân xưởng, bộ phận) Có TK 334 Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỉ lệ quy định ( phần tính vào chi phí ): Nợ TK 627 ( 6271 – chi tiết phân xưởng, bộ phận ) Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ) Chi phí vật liệu xuất kho dùng chung cho từng phân xưởng: Nợ TK 627 ( 6272 – chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 152 ( chi tiết tiểu khoản ) Các chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng ( loại phân bổ một lần ): Nợ 627 ( 6273 chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 153: Giá trị xuất dùng Trích khấu hao tài sản cố định của phân xưởng: Nợ TK 627 ( 6274 – chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 214 ( chi tiết tiểu khoản ) - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Nợ TK 627 ( 6277 - chi tiết theo từng phân xưởng ) Nợ TK 133 ( 1331 ): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331 …: Giá trị mua ngoài - Các chi phí theo dự toán tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ ( chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí ngừng sản xuất, giá trị công cụ nhỏ…): Nợ TK 627 ( chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 335 ( chi tiết chi phí phải trả ) Có TK 142 ( chi tiết chi phí trả trước ) - Các chi phí nằng tiền khác ( tiếp tân, hội nghị…): Nợ TK 627 ( 6278 - chi tiết theo từng phân xưởng ) Có TK 111,112 - Các khoản ghi giảm chi phí phí sản xuất chung : Nợ TK 111, 112, 152, 138 Có TK 627 ( chi tiết phân xưởng ) - Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…): Nợ TK 154 ( chi tiết theo đối tượng ) Có TK 627 ( chi tiết theo từng tiểu khoản) 1.3.6.4. Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: Do chi phí sản xuất chung co liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng ( sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ) theo tiêu thức phù hợp. Trong thực tế, thường sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung như phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất… Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung (KKTX) TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152… Chi phí nhân viên Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung(phế liệu thu TK 152, 153 hồi, vật tư xuất dùng không hết… ) Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 1421, 335 TK 154 Chi phí theo dự toán Phân bổ (hoặc kết chuyển) Chi phí sản xuất chung TK 331, 111, 112… Các chi phi SXC khác 1.3.7. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 1.3.7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất: Tài khoản sử dụng: Các chi phí sản xuất đều được tổng hợp vào bên Nợ tài khoản 154 ”Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm từng loại lao vụ, dich vụ… của các bộ phận sản xuất – kinh doanh chính, sản xuất – kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến ). Nội dung phản ánh của tài khoản 154 như sau: Bên Nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong thời kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành. b. Phương pháp hạch toán: Cuối kỳ, ghi các bút toán kết chuyển ( hoặc phân bổ ) chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đói tượng: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Nợ TK 154 ( chi tiết đối tượng ) Có TK 621( chi tiết đối tượng ) - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 154 ( chi tiết đối tượng ) Có TK 622 ( chi tiết đối tượng ) - Phân bổ ( hoặc kết chuyển ) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ: Nợ TK 154 ( chi tiết đối tượng ) Có TK 627 ( chi tiết phân xưởng, bộ phận sản xuất ) Đồng thời, phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí: + Phế liệu thu hồi trong sản xuất: Nợ TK 152 ( chi tiết phế liệu ) Có TK 154 ( chi tiết sản phẩm, lao vụ …) + Sản phẩm ngoài định mức không sữa chữa được: Nợ TK 138 ( 1381 - chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức ) Có TK 154 ( chi tiết sản phẩm, lao vụ….) + Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất : Nợ TK 138, 334, 821… Có TK 154 ( chi tiết sản phẩm, lao vụ …) + Vật liệu xuất dùng không hết nhập kho ( nếu chưa phản ánh ở tài khoản 621 ): Nợ TK 152 ( chi tiết vật liệu ) Có TK 154 ( chi tiết sản phẩm, lao vụ…) - Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành : Nợ 155: Nhập kho thành phẩm Nợ TK 157: Gửi bán Nợ TK 632: Tiêu thụ thẳng ( không qua kho ) Có TK 154 ( chi tiết sản phẩm, lao vụ …) - Trường hợp sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ phục vụ cho các đối tượng, kế toán ghi theo giá thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ: Nợ TK 627: Phục vụ cho nhu cầu sản xuất sản phẩm ở phân xưởng Nợ TK 641, 642 :Phục vụ cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp Nợ TK 152, 153, 155: Nhập kho vật tư, thành phẩm Có TK 154 ( chi tiết từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ ) Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm (KKTX) TK 621 TK 154 TK 152, 111 … Tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành DĐK:xxx Chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm TK 622 TK 155, 152 Chi phí nhân công trực tiếp Nhập kho vật tư, sản phẩm TK 627 TK 157 Gửi bán Chi phí sản xuất chung TK 632 DCK: xxx Tiêu thụ thẳng 1.3.7.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: a. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính: Giá trị vật liệu Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Toàn bộ giá trị chính nằm trong = x vật liệu chính sản phẩm dở dang Số lượng thành + Số lượng Sp dở xuất dùng phẩm dang b. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương Dựa theo mức đọ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị vật liệu (không quy đổi) Toàn bộ giá trị chính nằm trong = x vật liệu chính Sản phẩm dở dang Số lượng thành + Số lượng Sp dở xuất dùng phẩm dang Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí chế biến quy đổi ra thành phẩm Tổng chi phí nằm trong sản = x chế biến phẩm dở dang Số lượng thành + Số lượng Sp dở dang từng loại (theo từng loại) phẩm quy đổi ra thành phẩm c. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Giá trị của sản phẩm dở = Giá trị NVL chính nằm trong + 50% chi phí dang, chưa hoàn thành sản phẩm dở dang chế biến d. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí trực tiếp Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp ( nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp ) mà không tính đến các chi phí khác . e. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch Căn cứ vào đinh mức tiêu hao ( hoặc chi phí kế hoạch ) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang. Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang… 1.4. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ: 1.4.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu 1.4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Về chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và phương pháp tập hợp chi phí trong kỳ giống phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối ky, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 chi tiết theo từng đối tượng: Nợ TK 631 : Tổng chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng Có TK 622 : Kễt chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng 1.4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung: Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và đựoc chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng Có TK 627 : Kết chuyển ( phân bổ ) chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng 1.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ Kết chuyển gía trị SP,dịch vụ dở dang đầu kỳ TK621 TK 631 TK154 Kết chuyển chi phí NVL Giá trị sản phẩm dịch vụ trực tiếp dở dang cuối kỳ TK 622 Kết chuyển chi phí TK632 nhân công trực tiếp TK 627 Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm Kết chuyển(hoặc phân bổ) dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán Chi phí sản xuất chung hay tiêu thụ trực tiếp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32950.doc
Tài liệu liên quan