Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trí

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đều phải xuất phát từ thị trường và hướng ra thị trường. Để tồn tại và phát triển thì công tác kế toán đóng vai trò khá then chốt và việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất là một khâu quan trọng trong công tác kế toán. Công ty TNHH Minh Trí là một công ty mới thành lập không lâu, nhưng đã khẳng định được uy tín đối với các khách hàng khó tính nước ngoài. Như đã trình bày ở trên, công ty chủ yếu nhận gia công cho các đơn hàng xuất khẩu. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường: EU, Mỹ, Canada, Nhật, Đây là những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp. Chính vì vậy công ty luôn không ngừng nâng cao tính hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và của công tác kế toán nói riêng.

doc85 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào từng mã sản phẩm, kế toán sẽ căn cứ vào bảng kê đơn giá tiền lương và bảo hiểm cho mỗi mã hàng trong quý (Bảng báo giá) (Biểu số 12), bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương (Biểu số 10) cho từng phân xưởng sản xuất trong tháng. Đó cũng là căn cứ để kế toán tiến hành tổng kết chi phí cho từng phân xưởng, từng phòng ban. Vì việc sản xuất trải qua nhiều công đoạn sản khác nhau, việc xác định đơn giá tiền lương của từng công đoạn được quy định cụ thể làm căn cứ để tính lương. Với mã J1KQE6Q thì trong công đoạn may được quy định cụ thể với từng công đoạn nhỏ như trong biểu đồ số 09 BIỂU SỐ 09 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ MAY Mã Tên công đoạn Định mức/ngày Đơn giá (đồng) Ghi chú 512 Kiểm phôi 350 80,12 513 Sửa thẳng kẻ gấu, cửa tay 150 189,30 514 Ghim mác chính với mác giặt 600 50,32 515 Xén vai con bên phải khi mặc 600 50,32 516 Xén tra tay, bụng áo 81 295,50 517 Xén can sườn áo 172 149,12 518 Di đầu viền cổ 250 196,68 519 Chần gấu áo 250 196,68 520 Nhặt chỉ, xếp áo 205 223,53 521 Xén cán tấm viền 285 156,76 ... ...... ..... .... .... 541 Cắt viền 82 499,65 Căn cứ vào bảng lương trên thì lương của công nhân may được tính dựa vào số lượng thành phẩm trong tháng, được xác định như sau: Lương của công từng công nhân = Số lương sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn * Đơn giá tiền lương ở từng công đoạn Các phần lương khác như: tiền lương tăng ca, lương lễ, thưởng được căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc hàng tháng của mỗi công nhân. Phụ cấp hoàn thành công việc phụ thuộc vào hệ số hoàn thành công việc cũng như việc đánh giá ý thức hoàn thành công nhân, tức là loại lao động hàng tháng: + Loại A hưởng 100% phụ cấp. + Loại A1 hưởng 80% phụ cấp. + Loại A2 hưởng 60% phụ cấp. + Loại B hưởng 30% phụ cấp. + Loại C không được hưởng phụ cấp. K là hệ số phụ cấp hoàn thành công việc hàng tháng đối với mỗi công nhân. K phụ thuộc vào tỷ lệ giữa lượng sản phẩm thực tế hàng tháng của công nhân đó so so với lượng định mức hàng tháng. K còn phụ thuộc vào số ngày công hưởng lương khoán trong tháng đó. Đối với công nhân chưa ký hợp đồng lao động dài hạn hoặc không ký hợp đồng dài hạn với công ty thì tiền thưởng sẽ bao gồm cả tiền đóng BHXH và BHYT. Mức 1: Ngày công khoán sản phẩm đạt 23,5 công. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 110% trở lên. K = 0,55 đối với công nhân trực tiếp sản xuất. K = 1,10 đối với tổ phó, tổ trưởng. Mức 2: Ngày công khoán sản phẩm đạt 19,5 công. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 100 – 109%. K = 0,52 đối với công nhân trực tiếp sản xuất. K = 1,05 đối với tổ phó, tổ trưởng. Mức 3: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 94 – 99%. K = 0,49 đối với công nhân trực tiếp sản xuất. K = 1,00 đối với tổ phó, tổ trưởng. Mức 4: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 88 – 93%. K = 0,4 đối với công nhân trực tiếp sản xuất. K = 0,90 đối với tổ phó, tổ trưởng. Mức 5: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất là 80 – 87%. K = 0,30 đối với công nhân trực tiếp sản xuất. K = 0,80 đối với tổ phó, tổ trưởng. Mức 6: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là 68 – 79%. K = 0,25 đối với công nhân trực tiếp sản xuất. K = 0,50 đối với tổ phó, tổ trưởng Mức 7: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là < 68%. K = 0,00 đối với công nhân trực tiếp sản xuất. K = 0,00 đối với tổ phó, tổ trưởng. Ngoài ra công ty còn tiến hành trích BHXH, BHYT theo quy định của chế độ tài chính: Trích BHXH 20% tính theo lương cơ bản: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 5% người công nhân phải chịu và đươc khấu trừ vào lương phải trả. Trích BHYT 3% theo lương cơ bản: 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1% trừ vào thu nhập của người công nhân sản xuất. Để tiện cho việc tập hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương thì trên bảng thanh toán tiền lương ở dòng tài khoản 154 tại cột “tổng lương và bảo hiểm” sẽ tập hợp toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Như vậy cột này sẽ gồm có chi phí tiền lương và 17% trích theo lương cơ bản của công nhân sản xuất. Còn cột “Các khoản các khoản phải khấu trừ sẽ phản ánh tổng các khoản trích theo lương bao gồm BHXH: 20% và BHYT: 3%. Như vậy số khấu trừ vào lương của công nhân viên là 6%. Chi phí nhân công (Lương và các khoản trích theo lương) được hạch toán trực tiếp vào tài khoản 154 và được theo dõi chi tiết cho từng phân xưởng. Việc hạch toán như sau: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 334, 338: Lương, BH Trong quý 4/2007 định khoản của nghiệp vụ trên như sau: Nợ TK 154 : 6.078.836.141 VNĐ Có TK 334, 338 : 6.078.836.141 VNĐ Trong tháng 12/2007 việc tính lương cho chị Lê Thị Hường ở tổ 1, làm công việc Chần gấu áo như sau: Dựa theo thiết kế định mức sản xuất cho mỗi công đoạn của quy trình may (Biểu số 09) ta có: Định mức/ngày: 250 chiếc Đơn giá: 163,89 đ Trong tháng 12/2007 chị Hường đã đạt định mức đề ra nên việc tính lương thực hiện căn cứ theo bảng chấm thì công khoán sản phẩm mà chị Hường làm trong tháng là 40,4 công. Do vậy tổng lương sản phẩm là: 196,68* 250*40,4 = 1.986.520 VNĐ Tiền thưởng trong tháng: 297.978 VNĐ Lương tăng ca: 465.192 VNĐ Lương cơ bản: 450.000 VNĐ Hệ số lương: 1,78 Hưởng BHXH: 450.000 * 1,78 * 15% = 120.150 VNĐ Hưởng BHYT: 450.000 * 1,78 * 2% = 16.020 VNĐ Phụ cấp tiền ăn : 150.000 VNĐ Tổng lương trong tháng 12/2007 của Lê Thị Hồng là: 1.986.520 + 297.978 + 465.192 + 120.150 + 16.020 + 150.000 = 3.035.860 VNĐ Tiền nộp BHXH, BHYT: 450.000 * 1,78 * 23% = 184.230 VNĐ Số tiền còn lại của chị Lê thị Hường: 3.035.860 - 184.230 = 2.851.630 VNĐ. Việc tính tiền lương được thực hiện với từng công nhân tại các phân xưởng sản xuất. Khi nhân được bảng thanh toán tiền lương của mỗi tháng (Biểu số 10), kế toán sẽ căn cứ vào đó để tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương cho bộ phận, phân xưởng trong tháng đó. Biểu số 11 thể hiện sự phân bổ tiền lương cho các bộ phận sử dụng trong quý 4/2007 chi tiết theo tài khoản 642: quản lý hành chính và tài khoản 154: chi tiết theo từng bộ phận sản xuất trực tiếp. Bảng phân bổ trên thể hiện tổng tiền lương của công nhân ở từng bộ phận, từng phân xưởng và các khoản trích theo lương gồm BHXH và BHYT. Dòng tài khoản 154 trên bảng phân bổ tiền lương: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gồm: lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Cột tổng lương và bảo hiểm được lấy từ cột tổng lương trên bảng thanh toán tiền lương. BIỂU SỐ 10 ` BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Tổ 1) TT Họ và tên Hệ số TN XLLĐ Lương khoán Lương tăng ca Lương thời gian Lễ, phép, học, chờ việc Bảo hiểm Tổnglương và BH Phụ cấp Các khoản phải trừ Còn lại Công ( C ) Lương (L ) HS K C L C L C L BHXH (15%) BHYT (2%) Tiền ăn Khác Bảo hiểm (2%) Khác 1 Lê Thị Hường 1 A 40.4 1.986.520 0,15 9,5 465.192 0 0 0 0 120.150 16.020 3.035.860 150.000 0 184.230 0 2.851.630 2 Trần Thu Hà 1 A 40,3 1.514.016 0.15 9,3 347.713 0 0 0 0 106.650 14.220 2.359.701 150.000 0 163.530 0 2.196.171 3 Trần Thị Hồng 1 A 28,1 1.207.472 0,15 2,5 107.250 3,2 98077 0 0 94.500 12.600 1.841.020 140.000 0 144.900 0 1.696.120 4 Nguyễn Thị Tê 1 A 42,9 1.169.740 0.1 11,1 302.660 0 0 0 0 0 0 1.739.375 150.000 0 0 0 1.739.375 ... ...... .... .. ... .... .... .... ..... .. .... .. ..... ...... ..... ..... .... .... ... ..... 43 Hà Thị Loan 1 A 36,4 1.410.576 0.15 8,8 339.081 0 0 2 48.462 94.500 12.600 2.251.805 135.000 0 144.900 0 2.106.905 Tổng cộng 1450 57275067 339 13.352.069 6 194.231 18 377.827 2.166.750 288.900 87.519.121 5.405.000 0 3.322.350 0 84.196.771 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ Tháng 12/2007 Lập biểu Kiểm tra Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Giám Đốc BIỂU SỐ 11 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ BẢNG PHÂN BỔ LƯƠNG QUÝ IV/2007 Đơn vị tính: VNĐ Tên bộ phận Tổng lương và BH Các khoản khấu trừ Lương kỳ 2 BHXH Khác TK 642: QLHC 987.656.863 72.871.245 - 914.785.618 Cán bộ quản lý 128.503.344 9.818.010 - 118.685.334 Phòng tổ chức 119.960.539 9.512.685 - 110.447.854 Phòng KD XNK 157.097.814 9.552.015 - 147.545.799 Phòng kế toán 43.137.880 4.669.920 - 38.467.960 …. ….. ….. …. …… Tổ bảo vệ 97.543.999 9.150.435 - 88.393.564 Quản lý đơn hàng 192.221.129 11.611.665 - 180.609.464 Tổ kiểm vải 26.401.755 1.412.775 - 24.988.980 Ban cơ điện 73.301.763 4.567.455 - 68.734.308 TK 154: SXTT 6.078.836.141 266.657.695 - 5.793.219.496 Phân xưởng thêu 142.032.867 14.542.785 - 127.490.082 Tổ 1 50.390.409 2.067.930 - 38.791.958 Tổ 2 40.910.934 3.244.725 - 37.666.209 Tiếp liệu + KCS 18.999.647 3.110.175 - 15.889.472 Quản lý 41.262.398 6.119.955 - 35.142.443 Phân xưởng cắt 390.302.799 20.809.320 - 369.493.479 Thống kê cắt 63.366.714 4.184.505 - 59.182.209 Quản đốc cắt 20.353.487 2.185.920 - 18.167.567 Tổ trưởng cắt 33.300.475 1.078.080 - 32.222.395 CN cắt 273.282.123 13.360.815 - 259.921.308 Phân xưởng may 4.447.397.310 179.363.080 - 4.268.034.230 Tổ may 1 235.354.513 10.039.500 - 225.315.013 Tổ may 2 226.096.196 10.655.325 - 215.440.871 … … …. … …. Tổ may 20 224.941.515 5.513.265 - 219.788.250 Tổ mẫu 35.518.102 2.943.540 - 32.574.562 ….. …… ….. ….. ….. Tổ trưởng + Thống kê 410.907.541 21.891.285 - 389.016.256 PX hoàn thiện 1.080.144.215 51.942.510 - 1.028.201.705 CBQL 142.099.467 8.175.465 - 133.924.002 Tổ đóng thùng 34.165.870 2.301.840 - 31.864.030 Tổ là 436.040.821 16.804.260 - 419.236.561 …. …. ….. - …. Tổng 7.066.493.004 339.528.940 …. 6.708.005.114 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Do yêu cầu tập hợp chi phí cho từng mã sản phẩm. Trong khi phần mềm kế toán không có phần hành tập hợp chi phí tính giá thành cho riêng từng mã nên căn cứ vào các đơn hàng sản xuất trong kỳ, dựa vào bảng chi phí tiền lương bảo hiểm phát sinh tại các phân xưởng sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tính toán và đưa ra bảng báo giá (Biểu số 12). Bảng này được tính toán dựa trên những thông số về độ phức tạp và những yêu cầu sản xuất riêng cho các mã. Biểu số 12 BẢNG BÁO GIÁ Đơn vị tính: VNĐ STT Mã hàng Cắt May Hoàn thiện Đóng thùng (ĐG/sp) 1 Mã J1KQE6Q 130,59 2.667,61 349.80 18.06 2 Mã 601104 246,58 2.933,33 420,32 17,19 3 Mã 111203 431,06 4.707,50 452,70 22,92 4 Mã 211186 137,24 4.091,54 505,58 22,92 5 Mã WCT0801 68,16 3.035,83 432,23 22,92 6 Mã WCT0805 85,25 3.931,04 474,65 22,92 7 Mã G11XG6Q 362,82 3.849,09 401,85 18,06 8 Mã J1KI051 259,00 3.941,09 522,15 22,92 9 Mã V378M/PW163 58,80 1.929,02 431,82 13,64 10 Mã V378M/P/W114 101,16 1.975,23 562,40 18.33 11 Mã 374/M/P/W118 121,11 2210,32 385,66 13,64 12 Mã V373/W082 623,36 3.220,57 490,57 15,00 13 Mã AKS8301 367,62 4.411,78 711,13 18,06 14 Mã V364M021 212,10 6.044,09 1.001,42 22,92 15 Mã V370M103T 339,41 4.102,42 585,34 14,42 16 Mã ATK01A/08 135,84 1.767,49 377,47 10,00 17 Mã V357AP007 342,40 2.053,78 516,59 16,25 18 Mã 651115 228,40 3.921,11 420,32 17,19 ….. ……. ….. ….. ….. …… Dựa trên bảng báo giá trên, kế toán sẽ tính toán đơn giá tiền lương và bảo hiểm cho mỗi đơn vị sản phẩm của mỗi mã hàng (Z1) theo công thức sau: Z1 = { ĐG cắt + ĐG TT cắt + ĐG may + ĐG TT may + ĐG TP may + ĐG hoàn thiện + ĐG TT là + ĐG TP là + ĐG đóng thùng} Trong đó: ĐG cắt = ĐG * 1,15 ĐG may = ĐG * 1,15 ĐG hoàn thiện = ĐG * 1.15 ĐG TT cắt = ĐG cắt/28, 5 * 2,1 * 1,58 ĐG TT may = ĐG may/38 * 1,79 * 1,58 ĐG TP may = ĐG may/38 * 1,55 * 1,58 ĐG TT là = ĐG hoàn thiện/51,7 * 1,79* 1,58 ĐG TP là = ĐG hoàn thiện /51,7 * 1,55 * 1,58 Với mã J1KQE6Q, đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm được tính theo công thức trên như sau: ĐG cắt = 130,59 * 1,15 = 150,18 (VNĐ) ĐG may = 2.667,61 * 1,15 = 3.067,75 (VNĐ) ĐG hoàn thiện = 349,80 * 1,15 = 402,27 (VNĐ) ĐG TT cắt = 150,18/ 28,5 * 2,1 * 1,58 = 17,48 (VNĐ) ĐG TT may = 3.067,75/38 * 1,79 * 1,58 = 228,32 (VNĐ) ĐG TP may = 3.067,75/38 * 1,55 * 1,58 = 197,71 (VNĐ) ĐG TT là = 402,27/51,7 * 1,79 * 1,58 = 22,01(VNĐ) ĐG TP là = 402,27/51,7 * 1,55 * 1,58 = 19.06 (VNĐ) ĐG đóng thùng (từ bảng báo giá trên) = 18,06 Bằng việc tính tổng các đơn giá trên thì kế toán xác định được giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm mã J1KQE6Q trong quý 4/2007 là: 4.122,84 (VNĐ). Việc tính toán đơn giá tiền lương cho đơn vị sản phẩm của mỗi mã hàng ở cuối mỗi quý là cơ sở để kế toán tiến hành phân bổ chi phí tiền lương và bảo hiểm phát sinh trong cả quý cho mỗi mã sản phẩm (Tổng chi phí tiền lương, bảo hiểm có trong giá thành của từng mã hàng được tính bằng sản lượng sản phẩm hoàn thành của mã đó * đơn giá lương gia công sản phẩm). Cách tính đơn giá gia công này được trình bày ở trên. Đơn giá gia công sản phẩm mã J1KQE6Q là: 4.123 VNĐ/chiếc Sản lượng sản phẩm J1KQE6Q sản xuất trong quý 4/2007 là: 109.909 Nên chi phí tiền lương, BH trong quý 4/2007 tính cho mã hàng J1KQE6Q là: 4.123 * 109.909 = 453.154.807 (VNĐ) Để tính chi phí nhân công cho từng đơn hàng thì kế toán sẽ căn cứ vào đơn giá tiền lương cho từng mã được tính theo cách thức trên và số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Do chi phí nhân công và các khoản trích theo lương được tổng hợp trực tiếp vào tài khoản 154 nên kế toán sẽ lập bảng tổng kết lương và bảo hiểm cho tất cả các mã như trong biểu số 14. Số liệu về tiền lương và bảo hiểm chi tiết cho từng mã hàng hoàn thành trong quý sẽ là căn cứ để kế toán lập bảng thanh tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong quý. Biểu số 13 CÔNG TY TNHH MINH TRI BẢNG TÍNH LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM CHO TỪNG MÃ Quý 4/2007 Đơn vị tính: VNĐ STT TÊN MÃ Sản lượng TK 334, 338 ĐG tiền lương Lương, BH 1 Mã J1KQEQ 109.909 4.123 453.154.807 2 Mã 3464 200 4.378 875.600 3 Mã 661113 7.235 3.705 26.805.675 4 Mã 601104 6.852 4.728 32.396.256 5 Mã LWHK7-068 822 4.006 3.292.932 6 Mã TWO9903X 12.925 6.166 79.695.550 7 Mác 136.892 260 35.591.920 ... .... .... ... .... Tổng 1.730.272 6.078.836.141 1.3.3.3 Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định Theo nguyên tắc, mọi tài sản cố định có của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khoản chi phí khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh trong kỳ. Tại công ty TNHH Minh Trí, khấu hao tài sản cố đinh được tính theo phương pháp đường thẳng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC. Mọi chi phí khấu hao được tổng hợp chung cho cả kỳ. Sau đó sẽ căn cứ vào chi phí nhân công của từng mã để tiến hành phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho mỗi mã sản xuất trong kỳ Công thức tính khấu hao như sau: 1 Tỷ lệ khấu hao năm = Số năm sử dụng dự kiến NG TSCĐ Mức khấu hao tháng = * Tỷ lệ khấu hao năm 12 Mức khấu hao quý = Mức khấu hao tháng * 3 Áp dụng cách tính khấu hao trên cho tài sản: máy photo AE: Nguyên giá: 21.708.000 VNĐ. Số năm sử dụng: 3 năm. Bắt đầu đưa vào sử dụng tháng 2/2007 Việc trích khấu hao cho tài sản này được tiến hành như sau: Tỷ lệ khấu hao năm: 1/3 Mức trích khấu hao năm: 21.708.000 * 1/3 = 7.236.000 (VNĐ) Mức trích khấu hao TSCĐ trong quý 4/2007 là: 7.236.000/12 * 3 = 1.809.000 (VNĐ) Tại công ty TNHH Minh Trí, tài sản cố định bao gồm nhiều loại khác nhau như: nhà văn phòng, hệ thống xưởng sản xuất, hệ thống kho, dây chuyền thiết bị…. Để hạch toán tài sản cố định, kế toán tập hợp trực tiếp mức khấu hao cho mỗi quý vào tài khoản 154. Cuối quý, toàn bộ chi phí khấu hao phát sinh trong tháng đó sẽ được phân bổ cho từng mã hàng sản xuất theo tiêu thức tiêu thức tiền lương trong quý. Để theo dõi tài sản cố định trích khấu hao trong kỳ, công ty sử dụng “sổ tài sản cố định” theo dõi ở bộ phận sản xuất (Biểu số 14) và bộ phận quản lý. Từ sổ tài sản cố định, kế toán sẽ tổng hợp số khấu hao TSCĐ trích trong quý đó tại bộ phận sản xuất để làm căn cứ tính giá tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Như đã trình bày ở trên thi việc phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định cho các mã sản phẩm được tiến hành vào cuối mỗi quý theo tiêu thức tiền lương của mỗi mã sản phẩm sản xuất trong quý đó bằng “Bảng phân bổ chi phí khấu hao” (Biểu đồ số 15). Ở biểu đồ số 14 ta thấy tổng chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất trong quý 4 là: 645.720.818 VNĐ. Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho mã hàng J1KQE6Q theo tiêu thức tiền lương trong quý như sau: CP KHTSCĐ = Tổng CP KHTCĐ * Tỷ lệ tiền lương Mã J1KQE6Q quý 4 Mã J1KQE6Q 453.154.807 = 645.720.818 * = 48.136.104 (VNĐ) 6.078.836.141 Việc phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định cho các mã khác trong quý được tiến hành tương tự theo cách thức như trên. BIỂU SỐ 14 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ Loại tài sản cố định: Phục vụ sản xuất Năm 2007 Đơn vị tính: VNĐ S TT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ NT ghi sổ Chứng từ Tên, đđ, ký hiệu N sx NT đưa vào sd S H NG VNĐ KH năm Số KH Đã trích Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Số KH Lũy kế C.t GTCL Số NT Sn sd Mức KH 1 02 10 06 50138 02.10.06 Máy chiếu N 02 10 06 18.970.000 3 6.323.333 1.159.277 1.580.833 1.580.833 1.580.833 1.580.833 2.482.609 2 01 02 07 33735 01.02.07 Máy photo AF VN 01 02 07 21.708.000 3 7.236.000 1.206.000 1.809.000 1.809.000 1.809.000 3 30 06 07 300/NK 19 06 07 Máy cắt vải EC ĐL 30 06 07 138.649.200 27.729.840 6.932.460 6.932.460 … …. ….. …. …. …. … .. …. … …. ….. ….. …. …. … … . . .. Tổng 36.918.558.912 3.504.497.349 12.996.196.191 6.165.154.016 625.520.723 655.245.156 645.720.818 15.873.897.003 BIỂU SỐ: 15 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Qúy 4/2007 Đơn vị tính: VNĐ STT Tên mã Sản lượng ĐG tiền lương Lương, BH Tỷ lệ tiền lương TK 214 KHTSCĐ 1 Mã J1KQE6Q 109.909 4.123 453.154.807 0,0745 48.136.104 2 Mã 601104 6.852 4.728 32.396.256 0,0053 3.441.273 3 Mã TWO9903X 12.925 6.166 79.695.550 0,0131 8.465.613 4 Mã 3464 200 4.378 875.600 0,0001 93.000 5 Mã 661113 7.235 3.705 26.805.675 0,0044 2.847.417 6 Mác 136.892 260 35.591.920 0,0059 3.780.730 7 Mã LWHK7-068 822 4.006 3.292.932 0,0005 349.789 … ….. ……. Tổng 1.730.272 1 6.078.836.141 645.720.818 1.3.3.4. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Là các khoản chi phát sinh phục vụ các phân xưởng, các tổ trong quá trinh sản xuất sản phẩm. Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: chi phí điện than, dầu, nước, chi phí thuê gia công chế biến, chi phí thuê ngoài … Chi phí bằng khác bằng tiền bao gồm: chi phí vận chuyển bán thành phẩm đi gia công, chi phí xăng dầu phục vụ đi lại,…Ngoài ra chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ bên giao hàng bàn giao tại cảng Hải Phòng về kho của công ty cũng được hạch toán vào khoản mục chi phí khác bằng tiền. Bên cạnh các khoản mục chi phí kể trên thì còn khoản mục chi phí chờ phân bổ. Đó là những khoản phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dụng có liên quan đến nhiều kỳ sản xuất. Khoản mục chi phí này phân bổ cho từng quý và hạch toán vào trực tiếp vào tài khoản 154. Khi các yếu tố chi phí này phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu kế toán), kế toán sẽ nhập vào phần mềm kế toán theo quan hệ đối ứng: Nợ tài khoản 154 : Số tiền chưa thuế trên PKT Có tài khoản 111 hoặc tài khoản 331 : Số tiền chưa thuế trên PKT Sau quá trình nhập trên, phần mềm kế toán sẽ tự động lọc và in bảng tổng hợp chi phí phát sinh theo yếu tố (Biểu số 08). Đó là căn cứ để kế toán lập bảng phân bổ khoản mục chi phí này cho các mã sản xuất trong quý. Đồng thời qua việc nhập liệu trên, phần mềm kế toán sẽ xử lý và in ra sổ cái TK 154, TK 111, TK 331. Trong các khoản mục chi phí kể trên thì chi phí thuê ngoài gia công được tập hợp trực tiếp cho từng mã sản phẩm, chi phí vận chuyển được tổng hợp số phát sinh trong cả quý, sau đó căn cứ vào tiêu thức doanh thu tiêu thụ thực hiện của từng mã hàng để phân bổ chi phí vận chuyển cho các mã hàng đó. Còn các khoản mục chi phí còn lại phân bổ cho các mã hàng sản xuất trong kỳ theo tiêu thức tiền lương giống như phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ. Công thức phân bổ chi phí vận chuyển: CP vận chuyển Phân bổ cho mã hàng i = Tổng CP vận chuyển quý 4 * Doanh thu của mã i Tổng doanh thu quý 4 Số tiền phân bổ cho từng mã được thể hiện trong “Bảng phân bổ chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí khác bằng tiền” (Biểu đồ số 16). Đó là căn cứ để kế toán lập bảng tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Với mã hàng J1KQE6Q thì viêc phân bổ các khoản mục chi phí kể trên như sau: Chi phí vận chuyển cho mã theo tiêu thức doanh thu: CP vận chuyển Mã J1KQE6Q = Tổng CP vận chuyển quý 4 * Tỷ lệ doanh thu Mã J1KQE6Q 879.272.000 = 47.146.714 * 17.535.812.640 = 2.364.007 (VNĐ) 453.154.807 Chi phí điện than: 481.259.900 * 6.078.836.141 = 35.876.149 (VNĐ) 453.154.807 Chi phí bằng tiền: 373.819.588 * 6.078.836.141 = 18.743.875 (VNĐ) 453.154.807 Chi phí chờ phân bổ: 141.317.382 * 6.078.836.141 = 10.528.145 (VNĐ) BIỂU SỐ: 16 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI VÀ CHI PHÍ KHÁC BẰNG TIỀN QUÝ 4/2007 Đơn vị tính VNĐ S TT Tên mã Sản lượng Tỷ lệ dt Tỉ lệ Tiền lương   TK 334,338 Lương , BH TK 154 Điện than CP bằng tiền Vận chuyển Thuê ngoài GC CP chờ PB 1 Mã J1KQE6Q 109.909 0.0501 0.0745 4.123 453.154.807 35.876.149 18.743.875 2.364.007 - 10.528.145 2 Mã 601104 6.852 0,0028 0,0053 4.728 32.396.256 2.564.803 1.051.685 132.640 - 752.662 3 Mã 66113 7.235 0,0030 0,0044 3.705 26.805.675 2.122.198 1.110.470 140.054 622.776 4 Mã 3464 200 0,0001 0,0001 4.378 875.600 69.321 49.115 6.194 399.313 5 Mã 501108/T 2,389 0.0010 0.0016 3.958 9,455,662 656,992 46,872 965,728 6 Mác 136,892 0.0022 0.0059 260 35,591,920  2.817.803 817.094 103.053 176,431  826.907 .. ... .... .... .... .... .... ... ... ... ... .... Tổng 1.730.272 1 1 6.078.836.141 481.259.900 373.819.588 47.146.714 4.958.325.507 141.317.382 1.3.3.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh Trên cơ sở các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm như: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác, chi phí phân bổ, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành cho từng mã sản phẩm. Vì tiến độ công việc rất gấp nên sản phẩm hoàn tất việc gia công cho một đơn nào đó thì công ty sẽ thực hiện xuất bàn giao cho bên đặt hàng luôn. Do vậy sản phẩm hoàn thành sẽ không qua nhập kho. Cuối mỗi tháng, nhân viên thống kê sẽ lập bảng kê số lượng sản phẩm hoàn thành chưa xuất cho khách và số lượng sản phẩm xuất trực tiếp cho khách không qua kho. Để tập hợp chi phí toàn công ty, kế toán sử dụng bảng tổng hợp chi phí phát sinh theo yếu tố, bảng phân bổ chi phí NVl phụ, bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền cho các mã, sổ cái tài khoản 154 (Biểu số 17). Công ty không sử dụng sổ chi tiết tài khoản 154 trong việc tập hợp chi phí sản xuất. Do áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung nên mọi nghiệp vụ phát sinh hằng ngày đều được phán ảnh vào trong sổ nhật ký chung (Biểu số 18) BIỂU SỐ 17 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ SỔ CÁI TÀI KHOẢN Mã TK: 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Quý 4 năm 2007 Đơn vị tinh: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK Đ.Ư Phát sinh LCTG Số CT Ngày CT Số HĐ Ngày HĐ Nợ VNĐ Có VNĐ PKT 299 01/10/07 53367 18/9/07 ĐIỆN SẢN XUẤT THÁNG 9 331 42.191.700 PKT 301 01/10/07 51084 25/9/07 Mua dầu và dao vắt sổ cho ban CĐ 331 5.410.000 ..... .... ...... ..... ..... ..... .... ..... .... PXV1 316 30/11/07 Xuất vật tư cho sản xuất J1KQE6Q 152 3.051.000 … …. …. …. …. …. …. …. …. PKT 423 31/12/07 Phân bổ chi phí lương và BHXH 334 5.862.782.373 … PKT 423 31/12/07 Phân bổ chi phí lương và BHXH 3383 216.053.768 13.216.903.959 PKT 425 31/12/.7 Kết chuyển chi phí sản xuất vào giá vốn 13.216.903.959 Tổng 13.764.759.826 13.216.903.959 Số dư đầu kỳ (VNĐ) Nợ: 7.830.781.410 Số dư cuối kỳ (VNĐ) Nợ: 8.378.637.277 Ngày…….tháng …..năm…. Người lập Kế toán trưởng Giám đốc BIỂU SỐ: 18 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý 4/ 2007 Đơn vị tính: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK Đ.Ư Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Mang sang 470.139.357.639 470.139.357.639 1/10/2007 HDU 28/9/07 DOANH THU 1/10/2007 HDU 28/9/07 Phải thu của khách hàng 131 50,695,250 1/10/2007 HDU 28/9/07 Doanh thu bán các thành phẩm 5112 50,695,250 1/10/2007 PKT 1/10/07 Mua phụ tùng máy photo 1/10/2007 PKT 1/10/07 Thuế GTGT được khấu trừ 133 4.219.170 1/10/2007 PKT 1/10/07 Chi phí trả trước ngắn hạn 142 42.191.700 1/10/2007 PKT 1/10/07 Phải trả người bán 331 46.410.870 …… ….. …. ….. …. …. …. 24/12/2007 PXV1 30/12/07 Xuất kho J1KQE6Q 24/12/2007 PXV1 30/12/07 CPSXKDD 154 868.644 24/12/2007 PXV1 30/12/07 Nguyên liệu, vật liệu 152 868.644 ....... ….. …… ….. …. ….. …. 31/12/2007 PKT Kết chuyển lãi 31/12/2007 PKT Xác định kết quả kinh doanh 911 1,414,696,648 31/12/2007 PKT Lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 1,414,696,648 Tổng cộng 606,538,642,273 606,538,642,273 Thực trạng kế toán tính giá thành tại sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí 1.4.1 Đối tượng tính giá thành Sản phẩm sản xuất tại công ty TNHH Minh Trí rất đa dạng từ áo sơ mi, áo polo, áo Tshirt, quần âu…Theo tùy mỗi đơn đặt hàng mà mỗi sản phẩm có kiểu dáng và kích thước khác nhau. Để đảm bảo việc tính giá được chính xác hơn thì công ty thực hiện việc tính giá thành cho từng mã sản phẩm. Đơn vị tính được xác định là chiếc 1.4.2 Kỳ tính giá thành Do số lượng các mã hàng là rất lớn, việc tập hợp chi phí cho từng mã khá phức tạp. Do vậy kỳ tính giá thành được xác định là từng quý. 1.4.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Quá trình gia công hàng may mặc tại công ty TNHH Minh Trí trải qua nhiều công đoạn liên tiếp nhau. Để tính giá thành sản phẩm thì phải loại trừ các sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản phẩm dở dang tại công ty gồm các loại như sau: Chưa cắt hoặc cắt chưa xong Chưa may xong Chưa là Chưa đóng thùng Trong giá trị sản phẩm cuối kỳ chỉ bao gồm các chi phí được tập hợp trực tiếp như chi phí nguyên vật liêu như khóa, chỉ và chi phí thuê ngoài gia công. Còn chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí điện than, chi phí kim, thùng, vật liệu phụ do được phân bổ theo tiêu thức tiền lương, chi phí vận chuyển phân bổ theo tiêu thức doanh thu thực hiên trong kỳ nên không phân bổ cho bán thành phẩm chưa hoàn thành vào cuối quý. Do vậy mà chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ là rất ít. Cuối mỗi quý, căn cứ vào bảng kê số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán sẽ lập bảng kê chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cho mỗi mã sản sản phẩm như trong biểu số 19 BIỂU SỐ 19 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN PHẨM DỞ DANG QUÝ 4/2007 Đơn vị tính: VNĐ STT Mã sản phẩm TK 152 CPDD cuối kỳ Khóa, phụ liệu Chỉ Chi phí chờ phân bổ 1 Mã 32-3663 1.021.992 1.021.992 2 Mã 32-3664 203.490 1.032.528 1.236.018 3 Mã 89015 1.804.874 1.804.874 4 Mã 30-3760 701.920 3.710.710 4.412.630 5 Mã 83552 1.694.392 1.694.392 …. …. …. … … …. Tổng 8.378.637.277 Sau khi tập hợp được đầy đủ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm. Việc tính giá thành sản phẩm căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành trong tháng. Công thức tính: Tổng giá thành sản phẩm i = Chi phí sản xuất dd đầu kỳ pb cho sp i + Chi phí phát sinh trong kỳ cho mã i - Chi phí sxkd dd cuối kỳ của mã sp i Giá thành đơn vị sp = Tổng giá thành mã sp i Sản lượng thành phẩm i Đối với mã J1KQE6Q: là mã hàng nhận trong quý 4 và đã hoàn thành vào cuối quý. Sản lượng: 109.909 CPDD đầu kỳ: 0 CPDD cuối kỳ: 0 Chi phí phát sinh trong kỳ: = 453.154.807 + 25.300.529 + 39.946.113 + 2.246.323 + 1.293.992 + 7.846.455 + 48.136.104+ 35.876.149 + 18.743.875 + 2.364.007 + 10.528.145 = 645.436.499 Tổng giá thành của mã J1KQE6Q = 645.436.499 Đơn giá sp mã J1KQE6Q = 645.436.499/ 109.909 = 5872,46 VNĐ Vây lợi nhuận gộp thu được từ việc xuất bán một đơn vị sản phẩm trên là: 8.000 - 5872,46 = 2.127,54 VNĐ/chiếc Kết quả tính toán ở trên được thể hiện trên “Thẻ tính giá thành” từng mã sản phẩm ( Biểu đồ số 20) Thông thường khi hoàn thành đơn hàng nhận gia công thì công ty sẽ xuất bàn giao đơn đặt hàng đó cho khách hàng luôn mà không qua nhập kho. Vì vậy định khoản nghiệp vụ này như sau: Nợ TK 632 :Giá trị thành phẩm xuất bán Có TK 154 : Giá trị thành phẩm xuất bán Trong biểu đồ số 20, các khoản chi phí tính cho sản phẩm hoàn thành được tập hợp từ các bảng tính và bảng phân bổ chi sản xuất cho từng mã sản phẩm đã nêu ở trên (Bảng phân bổ chi phí NVL, bảng phân bổ chi phí khấu hao, bảng tính tiền lương và bảo hiểm cho từng mã….) Đối với những mã hàng chưa hoàn thành trong kỳ kế toán không mở sổ theo dõi riêng mà sẽ tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất vào kỳ kế toán sau theo như biểu số 20 BIỂU SỐ 20 CÔNG TY TNHH MINH TRÍ THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mã J1KQE6Q Sản lượng:109.909 Quý 4/2007 Chỉ tiêu Tỷ lệ tiền lương Tỷ lệ Doanh thu Thành tiền (VNĐ) 1 Chí phí NVL 0.0745 0.0501 76.633.412 Khóa, phụ liệu 25.300.529 Chỉ 39.946.113 Kim 2.246.323 Thùng 1.293.992 Phụ tùng, vật liệu phụ 7.846.455 2. Chi phí nhân công ( ĐG: 4123) 453.154.807 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 48.136.104 4.Chi phí điện than 35.876.149 5 Chi phí bằng tiền 18.743.875 6.Chi phí vận chuyển 2.364.007 7 Chi phí thuê gia công 0 8. Chi phí chờ phân bổ 10.528.145 Tổng 645.436.499 Người lập kế toán trưởng (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Đơn đặt hàng sản phẩm mã J1KQE6Q hoàn thành vào cuối tháng được bàn giao ngay cho khách hàng. Bút toán phản ánh giá vốn của mã hàng này như sau: Nợ TK 632 : 645.436.499 Có TK 154 : 645.436.499 Cuối mỗi quý kế toán sẽ lập bảng tổng hợp giá thành của sản phẩm hoàn thành trong quý đó (Biểu số 21) Biểu số 21 CÔNG TY TNHH MINH TRI BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH QUÝ 4/2007 TT Tên mã Sản lượng (chiếc) Tổng giá thành (VNĐ) Đơn giá đơn vị sản phẩm (VNĐ) 1 Mã J1KQE6Q 109.909 645.436.499 5.872,46 2 Mã 601104 6.852 48.677.215 7.104,086 3 Mã TWO9903X 12.925 105.804.252 8.168,016 4 Mã 3464 200 2.937.790 14.680,950 5 Mã 661113 7.235 41.752.280 5.770,88 6 Mác 136.892 44.730.218 326,76 7 Mã LWHK7-068 822 4.618.460 5.618,56 …. ….. …. …. …. Tổng 13.216.903.959 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ 1 Đánh giá khái quát hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí 1.1 Ưu điểm Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, quy mô sản xuất và trình độ quản lý tại công ty TNHH Minh Trí ngày càng được hoàn thiện. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty TNHH Minh Trí, có thể thấy rằng để đạt được những kết quả như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu của cán bộ công nhân viên và Ban giám đốc công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, quy mô tiêu thụ sản xuất sản phẩm, quản lý công nghệ, luôn tìm tòi để đưa những kĩ thuật sản xuất hiện đại đáp ứng những yêu cầu ngày một khắt khe của thị trường quốc tế. Nhờ đó mà đời sống của cán bộ công nhân viên cũng ngày càng nâng cao. Thứ nhất, về tổ chức công tác kế toán Tuy mới được thành lập được hơn 10 năm nhưng công ty TNHH Minh Trí đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghề nghiệp khá cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì việc tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và bộ máy kế toán nói riêng là tương đối hợp lý. Đồng thời bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá phù hợp, bố trí nhân sự phù hợp với năng lực của từng nhân viên kế toán. Với đội ngũ kế toán trẻ tuổi có trình độ độ cao, nghiệp vụ chuyên mộ vững vàng, sử dụng thành thạo máy vi tính và phần mềm kế toán máy đã giúp cho công việc kế toán được tiến hành một cách nhanh gọn và hiệu quả hơn. Thực tế đã cho thấy mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty đã thể hiện được nhiều ưu điểm, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời cho yêu cầu quản trị trong công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty đã và đang đẩy mạnh công tác quản lý chi phí sản xuất. Để làm được điều này thì kế toán được coi là một công cụ thực sự hữu hiệu. Sự phân tách trách nhiệm và sự bất kiêm nhiệm trong công tác kế toán tạo nên sự chuyên môn hóa trong lao động kế toán. Nhờ đó mà công việc kế toán được đảm bảo độ tin cậy hơn. Hầu hết các nghiệp vụ phát sinh tại công ty đều có chứng từ rõ ràng. Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công hàng may mặc theo các đơn đặt hàng nên đa phần nguyên vật liệu là do bên đặt hàng chuyển tới. Do vậy mà khoản mục nguyên vật liệu này chỉ được theo dõi về số lượng mà ko theo dõi về giá trị. Để tiện cho quản lý về mặt hiện vật số nguyên vật liệu nhân gia công xuất dùng công ty đã thiết kế “phiếu theo dõi bàn cắt”. Ngoài ra thì việc quản lý số lượng nguyên vật liệu theo định mức cũng là cách thức giúp tiết kiệm nguyên vật liệu một các hiệu quả. Từ đầu năm 2007 công ty đã chuyển từ hình thức chứng từ ghi sổ sang hình thức “Nhật ký chung” và đưa vào sử dụng phần mềm kế toán: INFORBUS. Việc sử dụng phần mềm kế toán đã giảm thiểu được khối lượng công việc mà nhân viên kế toán phải thực hiện, đồng thời cũng đảm bảo độ chính xác hơn. Do áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC, để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình thì công ty đã vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản theo quy định. Thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa nên công ty không sử dụng các TK 621, TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí tính giá thành mà kết chuyển các yếu tố chi phí sang TK 154 Thứ hai về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, công ty TNHH Minh Trí đã xác định được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo những tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng quốc tế. Nắm được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên việc tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành được tiến hành một cách quy củ, hệ thống. Công tác quản lý nguyên vật liệu nhận gia công của công ty cũng rất chặt chẽ. Việc công ty không sử dụng tài khoàn 002 – “ Giá trị vật tư hàng hóa nhận gia công, giữ hộ” là hợp lý bởi khi nhận nguyên vật liệu cho bên gia công, công ty chỉ theo dõi về số lượng mà không xác định giá trị của lượng vật liệu đó. Ngoài ra cũng là do số lượng nguyên vật liệu nhận gia công hàng quý là rất lớn, khó có thể quản lý chi tiết trên tài khoản 002. Thay vào đó, số lượng nguyên vật liệu nhận gia công của các đơn hàng đó sẽ được kế toán theo dõi hàng tồn kho của công ty. Định kỳ tiến hành kiểm kê kho sẽ giúp quản lý được lượng nguyên vật liệu nhận tồn kho và đã sử dụng. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí được tiến hành đều đặn vào mỗi quý. Việc phối hơp nhịp nhàng giữa nhân viên kế toán, nhân viên thống kê, giữa các phân xưởng, phòng kế toán và giữa các phần hành kế toán với nhau giúp cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho các mã sản phẩm chính xác và nhanh chóng hơn. Thứ ba, về hình thức trả lương cho công nhân sản xuất trực tiếp Do thực hiện khoán lương theo sản phẩm nên đã thúc đẩu tăng năng suất lao động. Bằng cách gắn kết quyền lợi với trách nhiệm của người lao động đã thúc đẩy công nhân làm việc có tinh thần trách nhiệm cao hơn, hạn chế sản phẩm dở dang. Đồng thời đó thì khoán lương theo sản phẩm cũng hợp với đặc thù của ngành may mặc. Việc tính toán một cách hợp lý các khoản phụ cấp dựa trên số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành là một động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người lao động, giúp tăng năng suất lao động. 1.2 Nhược điểm Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty TNHH Minh Trí nói chung đã đảm bảo được tính đầy đủ và chính xác khá cao. Nhưng bên cạnh những ưu điểm trên thì công ty còn có một số hạn chế theo em cần khắc phục như sau: Thứ nhất về tổ chức công tác kế toán Về tổ chức bộ máy kế toán hiện nay của công ty, nhân viên kế toán tổng hợp kiêm quá nhiều phần hành khác nhau gồm cả tính giá. Mà hiện nay, danh mục sản phẩm của công ty là rất lớn nên việc tính giá thành tốn nhiều thời gian. Các yếu tố đầu vào gồm nhiều loại khác nhau làm cho công tác tính giá thành hết sức phức tạp và tốn nhiều thời gian, dễ dẫn đến sai sót trong việc tính giá cho từng mã sản phẩm. Việc áp dụng phần mềm kế toán hiện tại đã giúp giảm bớt phần nào công việc của người kế toán. Tuy nhiên phần mềm đó chưa có phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mã sản phẩm. Mà để cung cấp những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định thì yêu cầu cần tập hợp chi phí và tính giá thành riêng cho từng mã. Do vậy mà phần mềm hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Thứ hai về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm * Chi phí nhân công Hiện nay công ty chưa thực hiện trích kinh phí công đoàn theo tỷ lệ 2% như quy định của Bộ Tài Chính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều đó làm cho yếu tố giá thành sản phẩm thiếu chính xác. Mặc khác như cách thức phân bổ chi phí nhân công mà công ty hiện đang áp dụng thì chi phí tiền lương và bảo hiểm chỉ được phân bổ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Điều này có nghĩa là trong chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ không có yếu tố chi phí nhân công. Theo cách thức phân bổ chi phí nhân công trên thì chưa phản ánh được chính xác yếu tố chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm hoàn thành. * Chi phí sản xuất chung Đối với những khoản chi phí chung phát sinh trong kỳ không tập hợp trực tiếp được cho các mã hàng (chi phí NVL như kim, phụ tùng,..Chi phí khấu hao TSCĐ, CP vận chuyển, CP dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền, chi phí chờ phân bổ) được tập hợp chung cho cả quý, rồi cuối mỗi quý, kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng mã. Trong chi phí sản xuất chung tập hợp thì việc phân bổ chủ yếu căn cứ vào tiêu thức tiền lương còn riêng chi phí vận chuyển sẽ được phân bổ theo tiêu thức doanh thu. Vì việc phân bổ chi phí chung theo các tiêu thức kể trên không đảm bảo được tính chính xác của yếu tố chi phí phát sinh cho từng mã hàng. Do đó, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, gây khó khăn trong việc ra quyết định mặt hàng ưu tiên sản xuất. Thứ ba, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Hiện nay việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty dựa trên số vật liệu tập hợp trực tiếp. Theo đó thì trong chi phí tập hợp của bán thành phẩm ở cuối kỳ chỉ bao gồm những chi phí được tập hợp trực tiếp cho các mã đó. Còn chi phí như chi phí nhân công và chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu phụ không tập hợp trực tiếp được thì số phát sinh trong quý không được phân bổ cho bán thành phẩm vào cuối kỳ. Thứ tư, trong công tác tính giá thành Việc mở rộng sản xuất kinh doanh đưa đến các đơn hàng nhận gia công ngày càng nhiều. Yêu cầu quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất càng được đẩy cao. Trong khi đó công ty vẫn sử dụng chung tài khoản 154 mà không mở các tài khoản chi tiết cho các yếu tố sẽ làm cho việc quản lý chi phí theo yếu tố chi phí chưa thật sự hiệu quả. 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí 2.1 Hoàn thiện bộ máy kế toán Để đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí được thực hiện nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được yêu cầu quản lý thì nên giao cho một nhận viên kế toán đảm nhận phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành, điều đó sẽ giảm bớt được khối lượng công việc của người kế toán tổng hợp. 2.2 Kiến nghị về kỳ tính giá thành sản phẩm Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời là một yếu tố quan trọng giúp thắng thế trong cạnh tranh. Kế toán được xem là một công cụ phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định quản lý của chủ thể quản lý. Việc cung cấp các thông tin kế toán chính xác giúp nhà quản lý nắm được tình hình sử dụng vật tư, tài sản, tình hình chi phí, giá thành sản phẩm, kết quả sản xuất kinh doanh để đưa ra chiến lược tốt nhất. Trong khi đó thì tại công ty TNHH Minh Trí, giá thành sản phẩm được tính vào cuối mỗi quý. Điều đó làm cho thông tin về chi phí sản xuất và giá thành không đáp ứng yêu cầu quản trị. Trong khi đó thì tiến độ sản xuất của công ty diễn ra liên tục. Nên kỳ tính giá thành theo từng quý không còn phù hợp. Theo em, công ty nên tính giá thành sản phẩm theo từng tháng để có thể cung cấp được những số liệu kịp thời, nhanh chóng hơn. Với việc rút kỳ tính giá thành xuống từng tháng thì sẽ dẫn đến khối lượng công việc mà kế toán phải đạm nhận lớn hơn, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cũng cao hơn. Việc thay đổi kỳ tính giá thành này cũng kéo theo sự thay đổi ở các bộ phận khác trong công ty. Vì vậy vấn đề này công ty cần xem xét kỹ nưỡng trước khi đưa ra quyết định tốt nhất. 2.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2007 số vốn điều lệ của công ty TNHH Minh Trí đã là 50 tỷ VNĐ, quy mô sản xuất của công ty khá lớn. Nhưng hiện nay công ty vẫn đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó hệ thống kế tài khoản kế toán thực hiện theo quyết định số 48/2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006. Với quy mô sản xuất hiện nay thì công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo quyết định 48 khá phức tạp, gây khó khăn cho việc quản lý theo các yếu tố chi phí. Để kiểm soát và quản lý chi phí sản xuất một cách hiệu quả hơn thì công ty nên chuyển sang thực hiện theo quyết định số 15/2006 QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006. Theo đó thì công ty sẽ sử dụng các tài khoản 621, 622, 627 để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Và để theo dõi chi phí và tính giá thành cho từng mã hàng thì công ty nên mở tài khoản cấp 2 cho tài khoản này 621, 622. Còn tài khoản 627 nên tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất, sau đó cuối quý sẽ tiến hành phân bổ vào từng mã hàng sản xuất tại phân xưởng đó theo tiêu thức tiền lương. Còn trong trường hợp công ty vẫn tiếp tục áp dụng theo quyết định số 48/2006 QĐ – BTC ban hành ngày 14/9/2006 thì em xin có một số kiến nghị nhỏ trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất. Để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, công ty chỉ mở 1 tài khoản 154 để tập hợp tất cả các yếu tố chi phí phát sinh cho tất cả sản phẩm sản xuất trong kỳ. Phần mềm kế toán lọc và xử lý các số liệu nhập vào và cuối mỗi quý sẽ in sổ cái tài khoản 154. Để phản ánh chính xác chi phí sản xuất và thuận tiện cho việc tính giá thành cho từng mã thì công ty nên sử dụng thêm các tài khoản chi tiết cho từng đơn hàng để hạch toán. Mở tài khoản chi tiết cấp 2 của 154 cho từng đơn hàng như: TK 1541: CPSXDD của đơn hàng của khách hàng Fungta TK 1542: CPSXKDD của đơn hàng của khách hàng Sangtung …… Trong đó, tài khoản 1541, 1542…lại có thể mở chi tiết cho từng mã hàng cụ thể Việc quản lý chi tiết như trên có thể được thực hiện thủ công hoặc công ty có thể sử dụng phần mềm kế toán khác hiệu quả hơn đáp ứng được yêu cầu tính giá thành chi tiết cho từng mã sản phẩm. 2.3 Hoàn thiện chi phí nhân công trực tiếp Như đã được trình bày thì phòng lao động hành chính thực hiên việc tính lương và thanh toán lương cho từng bộ phận sản xuất, từng phòng ban quản lý. Cuối mỗi tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương đó, kế toán sẽ lập bảng phân bổ lương vào các bộ phận sử dụng: bộ phận sản xuât và bộ phận quản lý. Từ số tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của cả một quý, kế toán sẽ phân bổ số phát sinh về chi phí nhân công đó cho mỗi mã hàng. Việc thực hiện phân bổ chi phí nhân công căn cứ vào đơn giá mà phòng kỹ thuật đã xây dựng. Tuy nhiên việc xây dựng đơn giá trên mạng tính chủ quan rất lớn, không đảm bảo được độ chính xác và ngoài ra thì chi phí nhân công không được phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Theo em, công ty nên tâp hợp chi phí nhân công cho cả sản phẩm dở dang cuối kỳ. Việc phân bổ này có thê sử dụng tiêu thức chi phí nguyên vật liêu tập hợp trực tiếp Chi phí nhân công phân bổ cho mã hàng i = Chi phí nhân công phát sinh tại phân xưởng t * CP NVLTT của mã hàng i Tổng CP NVLTT tại PXt 2.4 Hoàn thiện chi phí sản xuất chung Đối với những chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ mà không tập hợp trực tiếp được như: chi phí NVL như kim, phụ tùng vật liệu phụ (băng dính, giấy…), chi phí KHTSCĐ, chi phí vận chuyển và khoản mục chi phí chờ phân bổ sẽ được tập hợp chung cho tất cả các mã hàng sản xuất trong quý và nên theo dõi cho từng phân xưởng sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn sau đó sé phân bổ vào từng mã hàng sản xuất tại phân xưởng đó theo tiêu thức tiền lương như sau: CP SXC phân bổ cho mã hàng i = CPSXC phát sinh tại phân xưởng t * Tiền lương, BH của mã hàng i Tổng Lương và BH tại PXt 2.5 Hoàn thiện hạch toán sản phẩm hỏng Trong thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí không hạch toán sản phẩm hỏng. Phần thiệt hại chi phí sản phẩm hỏng thực chất được hạch toán vào chi phí sản xuất. Tuy nhiên việc hạch toán sản phẩm hỏng sẽ góp phần phản ánh chính xác giá thành và nếu số lượng sản phẩm hỏng lớn thì công ty cũng có thể có các biện pháp hạn chế các hao hụt đó. Hiện tại, công ty đã xây dựng định mức vật tư cho mỗi đơn vị sản phẩm của mỗi mã hàng. Nhờ đó mà có thể kiểm tra kiểm thời , chuẩn xác những khoản chi phí chênh lệch so với định mức. Đồng thời với đó công ty cũng nên hạch toán riêng các khoản thiệt hại do sản phẩm hỏng gây ra. 2.6 Hoàn thiên trích tiền lương nghỉ phép của công nhân và kinh phí công đoàn tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Hiện nay, công ty chưa thực hiện việc trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Vì trên thực tế chi phí này có sự chênh lệch giữa các tháng khác nhau làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong các thời điểm có phát sinh nhiều ngày nghĩ lế làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Vì thế để ổn định mức giá thành giữa các kỳ tính với nhau thì công ty nên thực hiệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân để tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Trong chi phí nhân công thì công ty mới chỉ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đưa vào chi phí, chưa trích trích phí công đoàn mà theo quy định khoản trích này là 2% lương cơ bản công nhân sản xuất. Điều này làm cho chỉ tiêu giá thành kém chính xác. Vì vậy, để nâng cao tính chính xác của yếu tố giá thành sản phẩm thì công ty nên thực hiện trích kinh phí công đoàn (2% tiền lương cơ bản của công nhân viên) và khoản trích này sẽ được đưa vào chi phí sản xuất trong kỳ. KẾT LUẬN Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đều phải xuất phát từ thị trường và hướng ra thị trường. Để tồn tại và phát triển thì công tác kế toán đóng vai trò khá then chốt và việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất là một khâu quan trọng trong công tác kế toán. Công ty TNHH Minh Trí là một công ty mới thành lập không lâu, nhưng đã khẳng định được uy tín đối với các khách hàng khó tính nước ngoài. Như đã trình bày ở trên, công ty chủ yếu nhận gia công cho các đơn hàng xuất khẩu. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường: EU, Mỹ, Canada, Nhật,… Đây là những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp. Chính vì vậy công ty luôn không ngừng nâng cao tính hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và của công tác kế toán nói riêng. Việc tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty về cơ bản là phù hợp với hình thức hoạt động kinh doanh hiện tại. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá phù hợp, bố trí nhân sự phù hợp với năng lực của từng nhân viên kế toán. Điều đó đã đóng góp vào thành công mà công ty TNHH Minh Trí như ngày nay. Qua thời gian tìm hiểu thực tiễn sản xuất của công ty, em đã đi sâu tìm hiểu phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xất và tính giá thành. Nhận thấy bên cạnh những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí và sản xuất và tính giá thành mà công ty đã đạt được vẫn còn một số hạn chế mà nếu được thay đổi thì sẽ làm tăng tính hiệu quả của công tác kế toán. Tuy nhiên do sự hạn chế về hiểu biết về kiến thức và thực tiễn nên những ý kiến đóng góp của em chỉ mang tính chủ quan với hy vọng góp phần nào đó để hoàn thiện hơn việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí. Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã nhận được sự chị bảo tận tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán của công ty TNHH Minh Trí. Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Trần Đức Vinh, người đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu nội bộ của Công ty TNHH Minh Trí 2. Bộ tài chính – Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa – NXB Thống Kê năm 2006 3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 4. Trang Web: www.tapchiketoan.info 5. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thị Đông- Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán 6. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Công – Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán tài chính năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33244.doc
Tài liệu liên quan