Trên đây, em vừa trình bày xong toàn bộ nội dung của bài viết này. Chương 1 là nội dung những vấn đề lý luận chung nhất về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm các khái niệm, nội dung, phân loại và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo chế độ tài chính kế toán hiện hành tại Việt Nam. Chương 2 với nội dung chính là thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Thông qua phân tích tình hình thực tế hạch toán các nghiệp vụ về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ khâu lập chứng từ cho đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp và lập báo cáo, kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 1, em đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Đó chính là nội dung chương 3. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian, bài viết này chắc chắn chưa đầy đủ về mặt lý luận, chưa sát với thực tế tại công ty. Hơn nữa, những nhận xét, đánh giá trong bài mang tính chất chủ quan của cá nhân em. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố chi phí khác như công cụ dụng cụ, chi phí làm lán trại, chi phí cho bộ phận quản lý đội... Những chi phí này không trực tiếp tham gia cấu thành thực thể sản phẩm nhưng có vai trò hỗ trợ, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng đều đặn, liên tục và thuận lợi. Đó là chi phí sản xuất chung.
Để hạch toán chi phí sử dụng sản xuất chung, kế toán công ty xây dựng miền Tây sử dụng các chứng từ sau:
Bảng chấm công, bảng thanh toán lương chuyên nghiệp, bảng thanh toán lương thêm giờ của bộ phận quản lý đội. Các chứng từ này là căn cứ để kế toán hạch toán chi phí lương của công nhân lái máy.
Bảng tính kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp thi công trong biên chế công ty và của nhân viên quản lý đội. Tại công ty xây dựng miền Tây, KPCĐ được trích 2% trên lương thực trả, BHXH được trích 15% và BHYT được trích 2% trên lương cơ bản.
Bảng tính khấu hao cơ bản: Là căn cứ để hạch toán chi phí khấu hao của xe, máy phục vụ cho quản lý đội.
Hoá đơn dịch vụ mua ngoài, phiếu chi tiền mặt: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ quản lý đội.
Để hạch toán chi phí sử dụng sản xuất chung, kế toán tại công ty xây dựng miền Tây sử dụng TK 627. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình cho đội thi công và chi tiết thành 6 tiểu khoản:
TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý đội, KPCĐ, BHXH, BHYT, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp trong biên chế và của nhân viên quản lý đội.
TK 6272: Phản ánh chi phí nguyên nhiên vật liệu phục vụ quản lý đội
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất phục vụ cho quản lý đội.
TK 6274: Phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho đội
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Các chi phí khác.
Hạch toán chi phí sản xuất chung tại công ty xây dựng miền Tây được thực hiện theo sơ đồ 9.
TK 111,112
TK 1413
TK 336
TK 627
TK 334,338
(1) Tạm ứng tiền vốn
cho các đội
TK 133
VAT
TK 154
(6) Kết chuyển số (5) Kết chuyển
tiền thực tế đã cấp chi phí SXC
(3) Thanh toán (2)Chi phí
tương ứng với sản cho CNV lương và các
lượng thực hiện khoản trích
theo lương
(4) Chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí khác phục vụ
quản lý đội
Sơ đồ 2.8 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
Hàng tháng, khi kế toán đội gửi các chứng từ lên, căn cứ vào nội dung từng chứng từ, kế toán công ty ghi nhận chi phí sản xuất chung phát sinh cho từng đối tượng vào sổ sách theo đúng trình tự của hình thức “Chứng từ ghi sổ”.
Công ty xây dựng miền tây
Chứng từ ghi sổ
Ngày 30 tháng 11 năm 2002
Số chứng từ ghi sổ: 247.
Số hiệu
tài khoản
Trích yếu
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
627
Chi phí lương quản lý tháng 11
7 000 000
334
7 000 000
627
Chi thưởng
3 000 000
334
3 000 000
627
Chi phí hoàn công QL 10
2 569 586
336
2 569 586
...
...
...
...
...
Cộng
69 154 337
69 154 337
Kèm theo 13 chứng từ gốc
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Biểu 2.15: Chứng từ ghi sổCông ty xây dựng miền Tây
bảng chi tiết tài khoản kế toán
Năm 2002
Số hiệu tài khoản cấp 1: 627
Số hiệu tài khoản cấp 2: Công trình: Quốc 10 - Nam Định - Đội XDCT số 9.
NT
Số phiếu ĐK
Trích yếu
TK ĐƯ
Số tiền
Diễn giải
Nợ
Có
627.1
627.2
627.3
627.4
623.7
627.8
213
Chi phí quản lý chung quý I/2002
336
215 659 449
43 958 163
24 943 268
34 931 656
103 164 557
8 661 805
227
Chi lương gián tiếp quý 2/2002
334
27 382 658
27 382 658
247
Chi phí lương
tháng 11
334
10 000 000
10 000 000
247
Chi phí hoàn công
336
2 569 586
2 569 586
248
Chi thưởng
336
2 000 000
2 000 000
251
BHXH, BHYT, KPCĐ
338
155 145 105
155 145 105
275
Chi phí hoàn công
336
10 122 000
10 122 000
...
344
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
154
862 677 799
223 864 291
83 227 695
15 237 608
70 003 639
410 009 852
60 334 714
Cộng
862 677 799
862 677 799
223 864 291
83 227 695
15 237 608
70 003 639
410 009 852
60 334 714
Biểu 2.16 : Bảng chi tiết tài khoản kế toán TK 627
công ty xây dựng miền Tây
sổ cái
Năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung.
Số hiệu: 627.
Đơn vị tính: đồng
NTGS
Số phiếu định khoản
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
214
30/4
Chi phí chung đường Xuyên á
336
58 245 150
...
247
30/11
Chi phí lương gián tiếp QL10
334
10 000 000
...
344
31/12
Kết chuyển chi phí máy sản xuất chung quốc lộ 10 - Nam Định.
154
862 677 799
349
31/12
Kết chuyển sản xuất chung B4
154
79 061 647
...
Cộng PS
2 127 303 379
2 127 303 379
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu 2.17: Sổ cái tài khoản 627
2.3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.3.6.1. Tổng hợp chi phí sản xuất.
Trong mỗi doanh nghiệp, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp... cũng như việc xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Tại công ty xây dựng miền Tây, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty xây dựng miền Tây là các hạng mục công trình kết hợp với các đội xây lắp. Do đó, quá trình tổng hợp chi phí tại công ty xây dựng miền Tây như sau:
Cuối kỳ, cộng tổng số phát sinh trên các bảng tài khoản kế toán TK 621, 622, 623, 627. Sau đó, kế toán lập các chứng từ kết chuyển chi phí này sang TK 154.
công ty xây dựng miền tây
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Số chứng từ ghi sổ: 344
Số hiệu
tài khoản
Trích yếu
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
154
Kết chuyển chi phí NVLTT QL10 - Nam Định
10 633 440 406
621
10 633 440 406
154
Kết chuyển chi phí NCTT
QL 10 - Nam Định
998 156 822
622
998 156 822
154
Kết chuyển chi phí máy thi công QL 10 - Nam Định
5 753 080 676
623
5 753 080 676
154
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
862 677 799
627
862 677 799
Cộng
18 067 355 703
18 067 355 703
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Biểu 2.18: Chứng từ ghi sổ
Từ các chứng từ ghi sổ này, kế toán vào sổ cái TK 154.
Công ty xây dựng miền Tây
sổ cái
Năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Số hiệu: 154.
Đơn vị tính: đồng
NTGS
Số phiếu định khoản
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu năm
13 535 867 827
344
31/12
KC CP NVLTT QL 10
621
10 633 440 406
344
31/12
KC CP NCTT QL 10
622
998 156 822
344
31/12
KC CP MTC QL 10
623
5 753 080 676
344
31/12
KC CP SXC QL 10
627
862 677 799
...
...
...
...
...
...
360
31/12
KC giá vốn
632
40 260 386 584
Cộng PS
50 030 363 630
40 260 386 584
Số dư cuối năm
23 305 844 878
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập biểu
Kế toán trưởng
Giám đốc
Biểu 2.19: Sổ cái tài khoản 154
2.3.6.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang được xác định tại công ty xây dựng miền Tây là:
Các công trình, hạng mục công trình đã thi công hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu thanh toán.
Các công trình hay hạng mục công trình đang thi công dở dang (chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật nhất định) chưa được nghiệm thu thanh toán.
Như vậy, căn cứ vào quy định sản phẩm dở dang của công ty, giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định như sau:
Giá trị sản phẩm xây lắp DDCK
=
Giá trị sản lượng thực hiện trong kỳ
+
Giá trị sản phẩm
xây lắp DDĐK
-
Giá trị sản lượng đã được nghiệm thu, thanh toán
Sau khi xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang theo công thức trên, kế toán lập bảng khối lượng dở dang thi công đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.
2.2.6.3. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Căn cứ vào số phát sinh trên TK154, số phát sinh tại các bảng tài khoản kế toán các TK 621, 622, 623, 627 mở chi tiết cho từng công trình theo từng đội thi công và bảng kiểm kê khối lượng dở dang thi công, kế toán xác định giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành theo công thức:
Giá thành sản xuất công trình xây lắp
=
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sau đó, kế toán tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo tiêu thức là giá trị sản lượng thực hiện của từng công trình để tính ra giá thành toàn bộ công trình xây lắp.
Chi phí QLDN phân bổ cho công trình A
=
Tổng chi phí QLDN phát sinh trong năm
x
Giá trị sản lượng
thực hiện trong năm của công trình A
Tổng giá trị sản lượng thực hiện trong năm
Giá thành toàn bộ công trình xây lắp
=
Giá thành sản xuất công trình xây lắp
+
Chi phí QLDN phân bổ cho công trình
Từ các số liệu tính toán được, kế toán lập bảng chi phí sản xuất và giá thành xây lắp năm 2002
kiểm kê khối lượng dở dang thi công đến 31/12 2002
Đơn vị tính: Đồng
TT
Tên công trình
Số hợp đồng
Tên chủ đầu tư
Giá trị khối lượng đã thực hiện đến 31/12
Giá trị khối lượng đã được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán
đến 31/12
Giá trị khối lượng còn chờ chủ đầu tư thanh toán
Xác nhận của chủ đầu tư
1
Quốc lộ 1A - ADB2 - N1
138 ngày 19/3/2001
Ban QLDA II
33 265 385
0
930 102 806
2
Quốc lộ 1A - ADB2 - N3
186 ngày 12/4/2001
Ban QLDA II
68 792 000
0
304 496 455
3
Quốc lộ 10 - Nam Định
125 ngày 2/2/2001
Tổng công ty XDCTGT 8
18 067 355 703
13 473 554 300
10 645 745 766
4
Đường Xuyên á
50 ngày 30/1/2000
Tổng công ty XDCTGT 8
7 223 830 963
5 875 189 446
2 008 354 208
5
Cấp thảm BTN 889
346 ngày 7/5/2002
Công ty 889
657 620 820
0
657 620 820
6
Cấp thảm BTN 121
52 ngày 5/1/2002
Công ty 121
249 243 206
249 243 206
0
7
Thảm mặt đường B4
42 ngày 21/5/2002
Ban QLDA II
6 908 382 592
5 790 028 492
1 118 354 100
8
Nhà máy điện Ninh Bình
955 ngày 4/12/2001
Sở điện lực Ninh Bình
225 190 290
225 190 290
0
9
Quốc lộ 21 - Hà Nam
03 ngày 14/1/2002
Tổng công ty XDCTGT 8
78 924 049
0
78 924 049
10
Đường Nam Triều - Thao Chính
13 ngày 8/3/2002
Tổng công ty XDCTGT 8
444 083 192
444 083 192
0
...
Cộng
49 932 107 050
40 260 386 584
23 305 844 878
Biểu 2.20: Bảng kiểm kê khối lượng dở dang thi công
chi phí sản xuất và giá thành xây lắp năm 2002
Đơn vị tính: đồng.
TT
Tên công trình
Hạng mục chi phí trực tiếp
DDĐK
DDCK
Vật liệu
Nhân công
Máy
Chi khác
Thầu phụ
Cộng
1
Quốc lộ 1A - ADB2 - N1
33 262 835
33 262 835
889 836 971
930 102 806
2
Quốc lộ 1A - ADB2 - N3
45 525 000
23 267 000
68 792 000
235 704 445
304 496 455
3
Quốc lộ 10 - Nam Định
10 633 440 406
998 156 822
5 753 080 676
862 677 799
18 067 355 703
6 051 944 356
10 645 745 766
4
Đường Xuyên á
5 866 631 817
245 487 230
804 537 701
307 174 215
98 256 571
7 223 830 963
659 712 391
2 008 354 208
5
Cấp thảm BTN 889
480 199 738
25 973 886
147 459 557
3 987 639
657 620 820
657 620 820
6
Cấp thảm BTN 121
187 742 544
9 476 958
49 752 811
2 269 893
225 190 290
0
7
Thảm mặt đường B4
4 942 737 832
328 162 823
1 558 420 290
79 061 647
6 908 382 592
1 118 354 100
8
Nhà máy điện Ninh Bình
167 208 720
9 125 960
45 204 771
3 650 839
225 190 290
0
9
Quốc lộ 21 - Hà Nam
50 379 273
8 887 076
1 284 185
18 373 515
78 924 049
78 924 049
10
Đường Nam Triều - Thao Chính
330 457 917
53 347 620
50 023 470
10 254 185
444 083 192
0
.......................................................
Cộng
31 171 604 115
3 302 894 725
13 330 304 845
2 127 303 379
98 256 571
49 932 107 050
13 335 867 827
23 305 844 878
Biểu 2.21: Chi phí sản xuất và giá thành xây lắp năm 2002
TT
Tên công trình
Giá vốn
Chi phí quản lý
Giá thành SPXLHT
Giá trị SPXLHT
Lợi tức chưa phân bổ lãi vay
Phân bổ lãi vay ngắn hạn
Lợi tức
1
Quốc lộ 1A - ADB2 - N1
0
2
Quốc lộ 1A - ADB2 - N3
0
3
Quốc lộ 10 - Nam Định
13 473 554 293
516 944 528
13 990 498 821
15 359 087 332
1 368 588 510
618 666 988
749 921 522
4
Đường Xuyên á
5 973 446 017
368 271 786
6 341 717 802
5 896 437 964
(145 279 838)
246 130 901
(691 410 738)
5
Cấp thảm BTN 889
0
6
Cấp thảm BTN 121
249 243 206
12 711 042
261 954 248
292 629 600
30 675 352
8 576 202
22 099 150
7
Thảm mặt đường B4
5 790 028 492
385 052 904
6 175 081 396
5 235 049 205
(940 032 191)
259 797 090
(1 199 829 281)
8
Nhà máy điện Ninh Bình
225 190 290
12 458 178
237 648 486
259 595 358
21 946 890
8 405 594
13 541 296
9
Quốc lộ 21 - Hà Nam
0
10
Đường Nam Triều - Thao Chính
444 083 192
22 662 145
466 745 337
523 993 332
57 247 995
15 290 594
41 957 734
............................................
Cộng
40 260 386 584
2 637 610 111
42 897 996 690
46 986 576 201
4 088 586 110
2 986 207 025
1 102 379 105
Chương 3:
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây.
3.1. Nhận xét chung về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và hạch toán kế toán tại công ty xây dựng miền Tây.
Công ty xây dựng miền Tây là một trong những thành viên có nhiều đóng góp cho Tổng công ty XDCTGT 8. Trải qua 8 năm hình thành và phát triển, công ty ngày càng tạo được uy tín trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Những thành tựu mà công ty đạt được hôm nay là kết quả của sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, của các phòng ban và các đội xây dựng. Mô hình quản lý tập trung của công ty đã phát huy tác dụng. Quyền lực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động tài chính được tập trung vào Giám đốc công ty tạo nên sự thống nhất, xuyên suốt trong quá trình ra quyết định và thực hiện quyết định. Các phòng ban chức năng trong công ty có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về những lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ của phòng. Các phòng ban đã phối hợp chặt chẽ với nhau cũng như phối hợp với các cán bộ, nhân viên của đội để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
Mô hình đội xây dựng, xưởng sản xuất đã phát huy được sự chủ động của công ty, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng nguồn nhân lực, tạo thế ổn định lâu dài cho công ty.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm. Khi quy chế khoán của công ty quá cứng nhắc (cấp phát vật tư, vật liệu lao động trang thiết bị máy móc thi công...) làm cho đội không chủ động trong quá trình thi công, giảm năng suất lao động, đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế thấp.
Mặt khác, trong quá trình cấp phát vốn, vật tư thi công có nhiều phiền phức hoặc chậm trễ, các chỉ tiêu kinh tế của công ty giao cho đội không kịp thời và cụ thể rõ ràng, đội trưởng không thể phát huy tính năng động, sáng tạo, dẫn đến ỷ lại.
Phòng kế toán là một phòng ban chức năng của công ty. Phòng tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học với đội ngũ kế toán có năng lực, nắm vững chế độ, nhiệt tình công tác. Các nhân viên kế toán lại được bố trí công việc hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm được giao đồng thời có tinh thần tương trợ lẫn nhau giúp cho công tác kế toán được chuyên môn hoá, mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình. Vì thế, việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực cho công tác quản lý của công ty. Công ty càng phát triển, khối lượng công tác kế toán càng nhiều, càng phức tạp. Hiểu được điều đó, các nhân viên trong phòng đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, nâng cao nghiệp vụ, cập nhật chế độ để thông tin kế toán đưa ra chính xác, tin cậy.
Trong quá trình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hạch toán, phòng luôn căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, các quy định về tài chính kế toán của Tổng công ty và của công ty. Phòng đã vận dụng sáng tạo chế độ và các quy định để xây dựng một quy trình hạch toán hợp lý, tiết kiệm thời gian và công sức từ khâu lập chứng từ cho đến ra các báo cáo tổng hợp, đáp ứng nhu cầu thông tin của các bên hữu quan và các thông tin quản trị của nhà quản lý. Các phần hành kế toán tại đơn vị đã thể hiện được vốn kinh doanh của công ty trên 2 mặt là tài sản và nguồn hình thành tài sản đồng thời phản ánh được quá trình tuần hoàn vốn trong công ty.
Hệ thống chứng từ hạch toán ban đầu của công ty được tổ chức hợp lý, hợp pháp và hợp lệ, tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về chế độ chứng từ kế toán. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số chứng từ đặc thù, các khoản chi phí phát sinh tại công ty đều có chứng từ hợp lệ. Nhờ đó, công ty kiểm soát được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty cũng như tại các đội.
Hệ thống tài khoản kế toán tại công ty được xây dựng tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Công ty đã xây dựng được một hệ thống tài khoản tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh từ các tài khoản tổng hợp đến các tài khoản chi tiết. Nhờ đó mà việc định khoản được dễ dàng, phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tuân thủ theo các nguyên tắc chung của kế toán. Đặc biệt, với việc mở chi tiết các tài khoản chi phí cho từng công trình theo từng đội thi công, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây tương đối rõ ràng và chính xác, tính đúng và tính đủ chi phí sản xuất phát sinh của mỗi công trình là cơ sở tính giá thành công trình hoàn thành.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là hình thức “chứng từ - ghi sổ”. Các sổ sách đều được thiết kế phù hợp với mẫu chung của Bộ tài chính, thể hiện sự vận dụng một cách sáng tạo chế độ của công ty vào việc hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu trong đó có hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3.2. Đánh giá tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là một phần hành kế toán quan trọng và có khối lượng công việc lớn nhất so với các phần hành kế toán khác tại công ty xây dựng miền Tây. Các thông tin kế toán được phản ánh qua phần hành này thể hiện hoạt động chính của công ty là thi công các công trình. Chức năng chung của kế toán là thông tin và kiểm tra số liệu về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của một đơn vị kinh tế, giúp cho các nhà quản trị đưa ra những quyết định thích hợp. Như vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh của từng công trình, dự án, là cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp cho Giám đốc công ty có những quyết định đúng đắn, tạo ưu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của công ty, hệ thống kế toán cũng ngày càng hoàn thiện, trong đó có hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí giá thành đã tập hợp và phân bổ chính xác chi phí phát sinh ở từng đội, từng công trình, làm cơ sở tính đúng, tính đủ giá thành của các công trình, hạng mục công trình hoàn thành; xác định giá vốn, lợi tức từ đó xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí sản xuất được tập hợp theo các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung đã giúp cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của từng khoản mục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây chính là căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, tạo điều kiện cung cấp thông tin cho hệ thống báo cáo tài chính.
Công ty chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách. Nhờ đó, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cụ thể, quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu về cơ bản đã theo dõi vật tư sử dụng cho từng công trình căn cứ vào các hợp đồng, các hoá đơn, các phiếu nhập kho, xuất kho mà căn cứ trực tiếp là các phiếu xuất kho. Các chứng từ này đều phải có sự ký duyệt của Giám đốc công ty, Kế toán trưởng hoặc của người được uỷ quyền. Điều này giúp cho việc quản lý chi phí vật tư chặt chẽ hơn, tránh tình trạng thất thoát hay lãng phí vật tư. Mặt khác, chi phí vật tư luôn căn cứ vào dự toán, vào yêu cầu vật tư ở từng giai đoạn thi công đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí vật tư tại công ty xây dựng miền Tây. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, khoản mục này được hạch toán căn cứ vào các bảng chấm công, bảng thanh toán lương chuyên nghiệp, bảng thanh toán lương thêm giờ và bảng thanh toán lương thuê ngoài. Điều này đảm bảo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít đã tạo điều kiện tăng năng suất lao động. Việc áp dụng trả lương theo sản phẩm đã gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với tiến độ thi công và chất lượng công trình. Đối với khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, công ty sử dụng nhật trình hoạt động máy thi công vừa thể hiện đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty vừa góp phần tính chính xác chi phí nguyên nhiên vật liệu cũng như chi phí khấu hao máy thi công
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hoàn thành được thể hiện trên bảng “Chi phí sản xuất và giá thành xây lắp”. Số liệu trên bảng được trình bày hợp lý, khoa học, rõ ràng, chi tiết góp phần cung cấp thông tin cho quản lý được dễ dàng, thuận tiện, đặc biệt là các thông tin quản trị.
Trong sơ đồ hạch toán kế toán khoán đội, công ty xây dựng miền Tây sử dụng thêm tài khoản 336 để theo dõi chi phí, sản lượng đội thực hiện. Đây là sự vận dụng sáng tạo chế độ kế toán vào tình hình thực tế tại công ty. Với việc sử dụng TK 336, kế toán không cần phải thực hiện thêm bút toán ghi nhận hay thanh toán bổ sung số thiếu cho đội nhận khoán trong trường hợp giá trị xây lắp giao khoán nội bộ không khớp với số đã tạm ứng. Kế toán chỉ cần căn cứ vào số dư trên TK 1413 và TK 336 là xác định được công ty phải thu hồi số tạm ứng thừa hay còn phải thanh toán bổ sung số thiếu cho đội.
Có được những thành quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực không nhỏ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong đó phải kể đến nỗ lực của phòng tài chính - kế toán đã thực hiện tốt vai trò quản lý chi phí và cung cấp thông tin của mình.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây vẫn còn một số tồn tại sau đây:
3.2.1. Về tổ chức luân chuyển chứng từ.
Công ty xây dựng miền Tây hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có bao thầu. Địa bàn hoạt động của công ty rất rộng. Có những đội thi công cách trụ sở chính của công ty hàng trăm km. Tại các đội đều có nhân viên kế toán có nhiệm vụ lập, thu thập và tổng hợp các chứng từ lên bảng kê hàng tháng chuyển về phòng kế toán của công ty để hạch toán. Trên thực tế, việc giao nộp chứng từ của các nhân viên kế toán đội thường rất chậm trễ gây khó khăn cho công tác hạch toán tập trung tại công ty. Khi nộp chứng từ cho công ty, kế toán đội thường tập trung chứng từ của nhiều kỳ vừa làm cho việc hạch toán rất vất vả vừa vi phạm nguyên tắc cập nhật trong hạch toán kế toán. Công việc kế toán dồn vào cuối kỳ nhiều mà số lương nhân viên kế toán là không đổi làm cho quyết toán chậm, không hoàn thành các bảng tập hợp chi phí cho từng công trình.
Một đặc điểm rất khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác là địa điểm diễn ra hoạt động sản xuất xây dựng cơ bản không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào các công trình được xây dựng ở đâu. Vì vậy, quá trình luân chuyển chứng từ gốc từ chân công trình về phòng kế toán của bất kỳ doanh nghiệp xây lắp nào cũng gặp khó khăn do khoảng cách giữa công trình với trụ sở công ty. Trong cùng một khó khăn chung như vậy, công ty xây dựng miền Tây muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh phải tìm và thực hiện các biện pháp khắc phục khó khăn cũng như khắc phục tình trạng trên. Bởi vì, chỉ có cập nhật chứng từ mới phản ánh đúng, đủ, chính xác khoản mục chi phí, từ đó cung cấp thông tin kế toán sát thực cho nhà quản trị doanh nghiệp để tìm ra biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
3.2.2. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tại công ty xây dựng miền Tây, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 60% - 70% trong cơ cấu chi phí và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà sự biến động của khoản mục phí này có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý khoản mục chi phí này sẽ góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm của công ty.
Với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là khi xây dựng các công trình, các loại vật liệu chủ yếu được giao đến tận chân công trình, không thông qua kho. Chính vì vậy mà công ty xây dựng miền Tây không sử dụng tài khoản 152 để hạch toán nguyên nhiên vật liệu tồn kho song vẫn viết phiếu nhập kho, xuất kho. Theo em, đây không phải là cách làm hay. Mặc dù công ty không có kho bãi cố định để bảo quản, dự trữ nguyên nhiên vật liệu song tại các đội vẫn có các kho tạm, vẫn có nhân viên vật tư thực hiện việc cung ứng và bảo quản vật tư. Hơn nữa, vật tư mua về cho thi công không phải xuất dùng hết một lần mà được bảo quản trong các kho tạm, mỗi lần xuất dùng đều có các phiếu xuất kho.
Mặt khác, công ty xây dựng miền Tây không có sổ danh điểm vật tư. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý cũng như hiệu quả hạch toán chi phí nguyên vật liệu. Như ta đã biết, chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu rất đa dạng, nhiều chủng loại như: Đá, cát, sỏi, sắt thép, nhựa đường, xăng dầu, sơn giao thông... Tại mỗi địa phương nơi các đội thi công công trình, các loại vật tư này có thể có tên gọi khác nhau. Công ty không sử dụng sổ danh điểm vật tư có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn trong hạch toán. Do vậy, cần có sự thống nhất trong quản lý, theo dõi vật tư.
3.2.3. Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công chiếm một tỷ trọng tương đối khoảng 30% trong tổng chi phí xây lắp phát sinh tại công ty xây dựng miền Tây. Đây là một khoản mục chi phí rất quan trọng thể hiện trình độ sử dụng máy móc trong thi công, xây dựng. Máy thi công là một nhân tố phục vụ đắc lực không thể thiếu cho thi công đặc biệt trong thời kỳ hiện nay với việc thi công những công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, tiến độ nhanh. Do vậy mà việc hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch hạ giá thành sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng công trình.
Tại công ty xây dựng miền Tây, chi phí sử dụng máy thi công bao gồm 6 khoản mục:
Chi phí nhân công, phản ánh tiền lương của công nhân lái máy.
Chi phí nguyên nhiên vật liệu phục vụ quá trình vận hành máy.
Chi phí dụng cụ sản xuất, phụ tùng sửa chữa, thay thế phục vụ cho quá trình vận hành máy.
Chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa lớn, chi phí lãi vay trung hạn.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Các chi phí khác.
Việc hạch toán chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí khác tuân theo chế độ kế toán hiện hành. Riêng đối với TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công em thấy nổi lên một số vấn đề sau:
Về chi phí khấu hao máy thi công:
Khi trích khấu hao máy thi công theo mức khoán, kế toán định khoản như sau:
Bút toán 1:
Nợ TK 335
Có TK 214
Bút toán 2:
Nợ TK 1413
Có TK 335
Khi kế toán nhận được nhật trình hoạt động máy thi công, căn cứ vào chi phí khấu hao thực tế của máy sử dụng cho công trình cụ thể, kế toán ghi:
Nợ TK 623(6234)
Có TK 336
Sở dĩ kế toán công ty xây dựng miền Tây sử dụng TK 335 để tính và phân bổ chi phí khấu hao máy thi công vì nó xuất phát từ cơ chế khoán mà công ty áp dụng, chi phí máy thi công theo giá giao khoán bao giờ cũng có chênh lệch so với chi phí thực tế. Việc sử dụng TK 335 để tính và phân bổ chi phí khấu hao máy thi công như trên không đúng với chế độ và sai bản chất của tài khoản. Theo quy định của chế độ, việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo tháng. Mà hàng tháng, công ty đã có nhật trình hoạt động máy thi công thì chỉ cần căn cứ vào nhật trình này để tính chi phí khấu hao thực tế và hạch toán theo đúng chế độ, không cần phải qua nhiều bút toán như trên.
Trong kết cấu của TK 6234 còn bao gồm các chi phí lãi vay.
Khi trích trước chi phí lãi vay:
Nợ TK 1413
Có TK 335
Khi công ty trả lãi vay, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi luôn bút toán:
Nợ TK 623 (6234)
Có TK 336
Trong xây dựng cơ bản, chi phí lãi tiền vay phục vụ cho thi công công trình không hạch toán vào chi phí tài chính mà được tính trực tiếp vào giá trị công trình song không phải được hạch toán vào TK 623 mà được hạch toán vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp, cuối kỳ phân bổ cho các công trình. Do vậy, cách hạch toán chi phí lãi vay như trên là không đúng với chế độ.
3.2.4. Về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Hiện nay, công tác tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất tại công ty xây dựng miền Tây chưa có bước tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất phát sinh trên quy mô toàn doanh nghiệp. Công ty có nhiều đội xây dựng công trình, mỗi đội lại thi công những công trình khác nhau. Việc hạch toán hiện nay tại công ty mới chỉ tập hợp chi phí phát sinh chi tiết tại từng đội từng công trình, nằm tách nhau tại các bảng tài khoản kế toán TK 621, 622, 623, 627. Do đó, việc đối chiếu số liệu với sổ tổng hợp khó khăn và mất thời gian.
Công ty xây dựng miền Tây sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất trên toàn công ty. Do đặc điểm kinh doanh của công ty, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là từng công trình xây dựng. Kế toán tập hợp chi phí theo khoản mục. Các tài khoản 621, 622, 623, 627 đều được mở chi tiết cho từng công trình, từng đội thi công, số liệu được theo dõi chi tiết trên các bảng tài khoản kế toán của các tài khoản này. Thế nhưng khi tổng hợp chi phí, kế toán không mở chi tiết TK 154 cho từng công trình, từng đội tương ứng và cũng không có sổ chi tiết TK 154 mà chỉ có sổ cái. Điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Khi lập bảng tính giá thành sản phẩm, kế toán lại phải căn cứ vào các bảng tài khoản kế toán TK 621, 622, 623, 627 trong khi đó nếu có bảng tài khoản kế toán TK 154 chi tiết cho từng đội, từng công trình thì chỉ cần lấy số liệu trên bảng này.
3.2.5. Công tác kế toán quản trị.
Hiện nay, tại công ty xây dựng miền Tây, công tác kế toán tài chính thực hiện rất hiệu quả, thông tin kế toán cung cấp đáp ứng được cho nhu cầu quản lý. Nhưng bên cạnh đó, công tác kế toán quản trị tại công ty chưa được coi trọng. Trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công việc kế toán quản trị chỉ mới dừng lại ở việc lập các báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành xây lắp.
Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, việc cung cấp thông tin kế toán cho quản trị doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc cung cấp chính xác, kịp thời mà một yêu cầu nữa là các thông tin đó phải được phân tích và trình bày sao cho bộ phận quản trị có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định nhanh chóng và hiệu quả. Yêu cầu này có thể được đáp ứng khi công tác kế toán quản trị được thực hiện triệt để. Với việc đẩy mạnh công tác kế toán quản trị, bộ phận quản trị sẽ biết được các thông tin cơ cấu cũng như các yếu tố chi phí xây lắp, các biến động trong các khoản mục hay các yếu tố chi phí ... từ đó sẽ có được các quyết định nhanh chóng, phù hợp góp phần tích cực vào việc giảm chi phí, hạ giá thành.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của thông tin kế toán nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung thì cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kế toán quản trị.
Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng miền Tây, em nhận thấy những tồn tại nêu trên không phải do trình độ của nhân viên kế toán. Ngược lại, họ đều là những người được đào tạo ở trình độ đại học và có kinh nghiệm trong nghề. Song trong quá trình làm việc, kế toán viên thường làm theo thói quen và làm theo những người tiền nhiệm, trước đã hạch toán như thế nào thì cứ tiếp tục hạch toán theo cách đó. Điều này có thể làm họ cảm thấy công việc thuận tiện, dễ làm, ở góc độ nào đó còn tiết kiệm thời gian, công sức. Chuẩn mực, chế độ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, luôn thay đổi. Mỗi lần có sự thay đổi, các nhân viên kế có thể chưa cập nhật hoặc đã được cập nhật nhưng ngại làm theo cái mới mà cứ quen làm theo một quy trình đã định sẵn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Công ty càng phát triển thì càng có nhiều mối quan hệ, càng có nhiều đối tượng quan tâm đến công ty đòi hỏi những thông tin công ty đưa ra đặc biệt là các thông tin kế toán phải chính xác, kịp thời, đáng tin cậy. Mặt khác, các doanh nghiệp hiện nay đều có xu hướng áp dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán. Công ty xây dựng miền Tây muốn sử dụng kế toán máy một cách có hiệu quả thì các thông tin đầu vào cung cấp cho máy cũng phải chuẩn xác, tuân theo chế độ kế toán tài chính hiện hành.
Như vậy, hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là một yêu cầu cấp thiết đối với công ty xây dựng miền Tây.
3.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển lâu dài nhất thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình mà nội dung chính là hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, hiệu quả của quá trình sản xuất chính là nhân tố chủ yếu đem lại hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Như vậy, với vai trò là nhân tố chủ yếu đem lại hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp thì việc hoàn thiện quá trình sản xuất chính là nội dung trọng tâm của việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi đơn vị.
Để đạt được mục tiêu này, quá trình sản xuất phải diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập dự toán đến khâu tổ chức thực hiện và quan trọng là quản trị doanh nghiệp phải thu thập được những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình chi phí và kết quả để từ đó đề ra những biện pháp không ngừng giảm bớt những chi phí không cần thiết, khai thác tối đa tiềm năng nguyên vật liệu, lao động của đơn vị. Bộ phận quản trị chỉ có thể có được những thông tin hữu ích cho các quyết định của mình khi doanh nghiệp có một hệ thống kế toán được hoàn thiện về mọi mặt. Khi đó, bộ phận quản trị không những chỉ thu được những thông tin về tình hình sản xuất một cách nhanh chóng, kịp thời mà các thông tin đó còn được xử lý bằng các phương pháp ghi chép, tính toán mang tính chất nghiệp vụ chuyên ngành rất hữu ích cho việc ra các quyết định quản lý. Với tư cách là một phần rất quan trọng của hệ thống kế toán doanh nghiệp thì việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không thể tách rời với hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung. Việc hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm mặc dù là một phần trong hoàn thiện hệ thống kế toán tại doanh nghiệp song không vì thế mà coi nó chỉ là nhiệm vụ riêng của một bộ phận. Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp cùng thực hiện giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty. Có thể thấy đây là điều kiện đầu tiên trong việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kết quả của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý một cách hiệu quả về tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp thực hiện được các kế hoạch tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy, có thể nói hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất là yêu cầu tất yếu, khách quan, phù hợp với sự phát triển và nhu cầu quản lý.
3.4. Quan điểm và yêu cầu hoàn thiện.
Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải tăng khả năng cạnh tranh đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Một trong những chỉ tiêu đảm bảo khả năng đó chính là hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo lợi thế so sánh trên thị trường. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả đồng vốn, trên cơ sở đó giảm chi phí thấp nhất nếu có thể. Việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngoài yêu cầu tính đúng, tính đủ, chính xác cần phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết để nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận toàn công ty.
Do đó, vấn đề hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây phải đạt được các yêu cầu sau:
Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm của công ty.
Xác định đúng đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp chặt chẽ, thống nhất. Quy trình, trình tự công việc phân bổ chi phí cần thiết cho từng đối tượng chịu phí phù hợp.
Đảm bảo thông tin kế toán được thu thập và xử lý chính xác, kịp thời, hữu ích trong việc ra các quyết định quản lý.
Để đạt được các yêu cầu trên, công ty phải có các điều kiện sau:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hợp lý, đội ngũ nhân viên kế toán phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu các thông lệ quốc tế về kế toán.
Công ty luôn quan tâm đúng mức về mặt vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi để kế toán phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự phát triển và yêu cầu quản lý. Việc hoàn thiện này mặc dù phải căn cứ vào chế độ kế toán tài chính hiện hành song không vì thế mà tuân theo một khuôn mẫu định trước, tất cả các doanh nghiệp đều giống nhau. Hoàn thiện có nghĩa là hoàn chỉnh hơn sao cho lý luận phù hợp với thực tế và thực tế trên cơ sở lý luận, bổ sung, hoàn thiện lý luận và ngày càng gắn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, việc hoàn thiện này phải là hoàn thiện “mở” tức là phải thuận lợi, linh hoạt, dễ dàng sửa đổi khi có sự thay đổi của chế độ, chuẩn mực.
3.5. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây.
Để hoàn thiện hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm nói riêng cần có sự phối hợp đồng bộ của các phòng ban chức năng trong công ty nhưng có thể nói đó là nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho phòng kế toán - tài chính tại công ty. Chính vì vậy, phòng kế toán đóng một vai trò quan trọng trong hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Để thực hiện được vai trò này, cần phải thấy rõ những tồn tại, những mặt yếu cũng như những tiềm năng của đơn vị trong phù hợp với những đặc điểm của công ty để có phương hướng hoàn thiện hợp lý và hiệu quả. Từ những tồn tại trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây mà em vừa phân tích ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:
3.5.1. Về tổ chức luân chuyển chứng từ.
Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc giao nộp chứng từ gốc từ chân công trình về phòng kế toán công ty, em xin đưa ra một số giải pháp sau:
Quy định ngày giao nộp chứng từ tại chân công trình về phòng kế toán công ty dựa theo khoảng cách từ nơi thi công công trình với công ty. Nếu khoảng cách đó:
Dưới 50 km thì 5 ngày tập hợp chứng từ một lần.
Từ 50 đến 100 km thì 10 ngày tập hợp chứng từ một lần.
Từ 100 đến 200 km thì 20 ngày tập hợp chứng từ một lần.
Với những công trình xa hơn thì có thể tập hợp chứng từ theo tháng.
Người có trách nhiệm thực hiện quy định này và trực tiếp chịu trách nhiệm chính là kế toán đội và các đội trưởng.
Nhân viên kế toán tại công ty cần tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cũng như quy định về kế toán (cụ thể là chế độ chứng từ) cho kế toán đội và đội trưởng xây dựng tuân thủ đầy đủ chế độ chứng từ kế toán.
3.5.2. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn và quản lý chi phí nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, cần phải nhận biết một cách cụ thể về số hiện có và tình hình biến động của từng thứ vật liệu được sử dụng cho sản xuất của công ty. Bởi vậy, các loại vật liệu cần phải được phân chia một cách tỷ mỷ, chi tiết theo tính năng lý, hoá, theo quy định phẩm chất của vật liệu. Việc phân chia vật liệu một cách chi tiết, tỷ mỷ trong các doanh nghiệp sản xuất được thực hiện trên cơ sở xác định và lập sổ danh điểm vật liệu, trong đó vật liệu được chia thành loại, nhóm, thứ và mỗi loại, nhóm, thứ được sử dụng một ký hiệu riêng gọi là số danh điểm vật liệu được sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp. Mỗi loại vật liệu sử dụng một số trang trong sổ danh điểm vật liệu để ghi đủ nhóm, thứ vật liệu thuộc loại vật liệu đó.
Ví dụ: Sổ danh điểm vật liệu của công ty có thể được xây dựng như sau:
Sổ danh điểm vật liệu
Loại: Nguyên liệu, vật liệu chính - Ký hiệu: 1521.
Ký hiệu
Tên, nhãn hiệu quy cách vật liệu
Đơn vị tính
Đơn giá
Thành tiền
Nhóm
Danh điểm
vật liệu
1521-01
Thép các loại
Kg
1521-01-01
Thép ỉ6
Kg
1521-01-02
Thép ỉ8
Kg
...
1521-02
Gạch các loại
Viên
1521-02-01
Gach xây tường
Viên
1521-02-021
Gach lát nền
Viên
...
Công ty xây dựng miền Tây không sử dụng thẻ kho. Như vậy, với việc mở sổ danh điểm vật tư, công ty sẽ có thêm thông tin liên quan đến vật tư, có thể mã hoá các loại vật tư phục vụ đắc lực cho quản lý cũng như hạch toán chi phí về vật liệu, rất thuận lợi cho công ty khi sử dụng kế toán máy.
Mặt khác, để việc hạch toán nguyên vật liệu chính xác, theo đúng chế độ, thuận lợi cho việc nhập các phiếu nhập kho, xuất kho vào máy, công ty nên bổ sung TK 152 vào hệ thống tài khoản. Tài khoản này có thể được mở chi tiết cho các loại vật liệu dùng thường xuyên, khối lượng cần cho thi công công trình lớn, mật độ nhập xuất nhiều.
3.5.3. Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Thay vì hạch toán chi phí khấu hao máy thi công mà chi phí lãi vay như hiện nay, kế toán công ty nên sửa lại cách hạch toán theo đúng chế độ như sau:
Căn cứ vào nhật trình hoạt động máy thi công, kế toán tính ra chi phí khấu hao máy thi công cho từng công trình và ghi:
Nợ TK 623 (6234)
Có TK 214
Về hạch toán chi phí lãi vay:
Khi trích trước chi phí lãi vay:
Nợ TK 1413
Có TK 335
Khi công ty trả lãi vay, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 111, 112
Đồng thời ghi luôn bút toán:
Nợ TK 642
Có TK 336
3.5.4 Hoàn thiện hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Theo em, sau khi lập bảng tài khoản kế toán các tài khoản chi phí, kế toán công ty nên lập bảng tổng hợp tài khoản kế toán với kết cấu tương tự bảng tài khoản kế toán.
Để tập hợp chi phí và tính giá thành được dễ dàng và chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí, công ty nên mở sổ chi tiết TK 154 cho từng công trình từng đội thi công với tên gọi là Bảng tài khoản kế toán TK154 và có kết cấu theo mẫu chung của công ty. Với việc mở sổ chi tiết TK 154, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng miền Tây có thể khái quát lại như sau:
Chứng từ về chi phí sản xuất
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng tài khoản
kế toán
TK621,622,623,
627, 642
Bảng tổng hợp tài khoản
kế toán
TK621,622,623,
627, 154, 642
Sổ đăng ký
CT - GS
Chứng từ ghi sổ
Bảng tài khoản
kế toán TK 154
Sổ Cái TK621, 622, 623, 627, 154, 642
Bảng tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi chú: : Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” tại công ty xây dựng miền Tây (sau khi hoàn thiện)
3.5.5. Đẩy mạnh công tác kế toán quản trị.
Để phục vụ cho việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, sau khi lập bảng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán có thể lập bảng phân tích sau:
bảng phân tích tổng hợp chi phí sản xuất
STT
Khoản mục chi phí
Dự toán
Thực tế
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Chi phí NVLTT
2
Chi phí NCTT
3
Chi phí MTC
4
Chi phí SXC
Cộng
Qua bảng phân tích tổng hợp được lập như trên, bộ phận quản lý sẽ biết được số liệu dự toán các khoản chi phí và phần chênh lệch giữa thực tế với dự toán, từ đó giúp cho các nhà quản trị biết được nguyên nhân gây biến động giá thành và có các biện pháp để hạn chế sự biến động đó trong kỳ kế toán sau.
Cụ thể hơn khi xem xét những biến động trong các khoản mục chi phí, công việc phân tích không chỉ dừng lại sau khi đã xem xét thấy được sự biến động mà còn phải chỉ ra được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó. Thông thường có 2 nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này là nhân tố giá và nhân tố sản lượng.
Biến động về lượng = Giá dự toán x (Lượng thực tế - Lượng dự toán)
Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - giá dự toán)
3.5.6. áp dụng máy tính cho hạch toán kế toán.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nền sản xuất cũng không ngừng phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới. Yêu cầu của công tác quản lý khối lượng và chất lượng cảu thông tin kế toán ngày càng tăng, đặc biệt công tác quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày nay đòi hỏi việc xử lý thông tin phải được thực hiện nhanh chóng và chính xác trong đó thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Hơn nữa, công ty đang tiến hành hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”, một hình thức rất phù hợp với việc áp dụng kế toán máy. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán FAST để hỗ trợ công việc hạch toán. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm này tại công ty chưa thực sự hiệu quả. Công ty chỉ mới áp dụng kế toán máy đối với các phần hành kế toán tiền mặt - ngân hàng, các khoản phải thu - phải trả, kế toán vật tư. Phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu vẫn làm thủ công. Để có thể áp dụng kế toán máy vào phần hành này theo em, trước hết kế toán phải xây dựng một danh mục tài khoản đầy đủ từ các tài khoản tổng hợp đến các tài khoản chi tiết đặc biệt là các tài khoản chi phí phải được mã hoá theo tên công trình và đội thi công. Việc mã hoá tài khoản đã được kế toán công ty thực hiện tương đối khoa học. Tiếp theo, khâu nhập dữ liệu phải chính xác, đúng đối tượng. Muốn vậy, kế toán nên kiểm tra, phân loại các chứng từ cùng loại để vào máy được nhanh chóng, dễ dàng, không bị nhầm lẫn. Đối với khâu ra các báo cáo theo yêu cầu, kế toán nên kết chuyển dữ liệu sang EXCEL để sửa lại mẫu bảng biểu, thêm dòng, thêm cột cho phù hợp với yêu cầu bởi vì nếu in báo cáo trực tiếp từ FAST thì bảng biểu không được theo ý muốn.
Tóm lại, có thể thấy rằng, để nâng cao hiệu quả hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán công ty xây dựng miền Tây có rất nhiều biện pháp. Song, để sự thay đổi thực sự mang lại tác dụng, công ty cần phải thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho khi biện pháp này thực hiện thì có tác dụng tích cực thực thi biện pháp kia. Có như vậy, công cuộc đổi mới của công ty mới có tính bền vững lâu dài. Đây là nguyên tắc chung cho tất cả các đơn vị kinh tế tham gia trên thị trường.
kết luận
Trên đây, em vừa trình bày xong toàn bộ nội dung của bài viết này. Chương 1 là nội dung những vấn đề lý luận chung nhất về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm các khái niệm, nội dung, phân loại và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm theo chế độ tài chính kế toán hiện hành tại Việt Nam. Chương 2 với nội dung chính là thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Thông qua phân tích tình hình thực tế hạch toán các nghiệp vụ về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ khâu lập chứng từ cho đến hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp và lập báo cáo, kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 1, em đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng miền Tây. Đó chính là nội dung chương 3. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian, bài viết này chắc chắn chưa đầy đủ về mặt lý luận, chưa sát với thực tế tại công ty. Hơn nữa, những nhận xét, đánh giá trong bài mang tính chất chủ quan của cá nhân em. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.danh mục tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Công - Nhà xuất bản tài chính/2001.
2. Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa Kế toán - Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội - Nhà xuất bản thống kê/2001
3. Các tài liệu kế toán của công ty xây dựng miền Tây.
4. Luận văn K39, K40 của khoa Kế toán - Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
bảng ký hiệu viết tắt
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
CPSX: Chi phí sản xuất
NVL: Nguyên vật liệu
NC: Nhân công
CC - DC: Công cụ dụng cụ
HK TSCĐ: Khấu hao tài sản cố định
KLXL: Khối lượng xây lắp
XDCT: Xây dựng công trình
BCN: Ban chủ nhiệm.
BCH: Ban chỉ huy
KH - KT: Kế hoạch kỹ thuật
VTTB: Vật tư thiết bị
TCCB: Tổ chức cán bộ
HC: Hành chính
TC - KT: Tài chính kế toán.
CP & GT: Chi phí và giá thành.
CPBH: Chi phí bán hàng.
CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp.
CT - GS: Chứng từ ghi sổ.
Phụ lục 1
Sổ theo dõi khối lượng xây lắp khoán gọn
(Tại đơn vị giao khoán).
Ngày ... tháng ... năm ...
Đơn vị nhận khoán:
TT
Tên CT, HMCT giao khoán
Tổng số
CP vật liệu
CP nhân công
CP máy thi công
Chi phí chung
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
Giá nhận thầu
Giá giao khoán
...
...
...
Cộng
Phụ lục 2
Sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán gọn
Đơn vị nhận khoán:
Thời gian thực hiện:
Công trình:
CT
Tên công việc nhận khoán
Đơn vị tính
Khối lượng
CP vật liệu
CP nhân công
...
SH
NT
Nhận khoán
Thực tế
Nhận khoán
Thực tế
Nhận khoán
Thực tế
...
...
CNV của đơn vị
Thuê ngoài
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
mục lục
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0102.doc