Cuối kỳ, kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, kế toán ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Theo cách này thì việc tập hợp chi phí sản xuất chung và tổng chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm sẽ hợp lý hơn và có độ chính xác cao hơn.
48 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý chi phí tại Công ty Dược liệu Trung ương I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của cả phòng và kỹ thuật tính toán để hạch toán, dần đưa hệ thống máy mới vào công việc hạch toán.
Phó phòng kế toán: làm nhiệm vụ tổng hợp từ các bảng kê, nhật ký lên sổ cái hàng quý, hàng năm lên báo biểu quyết toán. Ngoài ra còn tahy nhiệm vụ trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng.
Kế toán ngân hàng: hàng ngày có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương và ngân hàng Đầu tư phát triển. Căn cứ vào uỷ nhiệm thu và uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc lĩnh tiền mặt kế toán sẽ lên bảng kê số 2 sau đó lên nhật ký chứng từ số 2, số 3, số 4.
Kế toán thanh toán: hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, các hóa đơn nhập hàng, hoá đơn bán hàng để viết phiếu thu, phiếu chi. Cuối tháng cộng sổ lên bảng kê số 1 và nhật ký chứng từ số 1.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, hạch toán chi tiết các chi phí đó và tính giá trị thực tế thành phầm nhập xuất tồn kho. Cuối mỗi tháng kế toán tại các phân xưởng phải quyết toán với công ty về chi phí tiêu hao sản xuất sản phẩm và xác định giá bán của sản phẩm.
Kế toán kho hàng, cửa hàng: đối với kế toán kho hàng vì nhiệm vụ của công ty buôn bán là chủ yếu do đó mà nguyên vật liệu chính khi tiêu thụ, khi dùng vào sản xuất tuỳ từng đối tượng sử dụng mà hạch toán cụ thể vào các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái. Còn đối với kế toán các cửa hàng làm nhiệm vụ tổng hợp trên các hoá đơn nhập và xuất bán hàng, mỗi tháng kiểm kê cửa hàng một lần vào cuối tháng, lên bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái.
Kế toán kiểm hoá TSCĐ, kế toán tiền lương và BHXH: hàng tháng có nhiệm vụ lập bảng phân bổ cho các đối tượng sử dụng, lên bảng kê số 4 và vào nhật ký, sổ cái cho phù hợp.
Kế toán tiêu thụ sản phẩm và công nợ: căn cứ vào chứng từ gốc và hoá đơn nhập xuất bán, kế toán có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các công nợ đối với từng khách hàng, tránh sự nhầm lẫn.
Kế toán nguyên vật liệu và cung cấp cung cụ dụng cụ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi, ngoài ra còn phải đi ngân hàng để nộp tiền và rút tiền.
Tất cả mọi công việc kế toán phát sinh trong công ty phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, đúng đối tượng, theo thời gian. Cuối tháng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được vào sổ đầy đủ, đối chiếu trên các phần việc có liên quan và khoá sổ kế toán, kiểm kê, so sánh sổ với thực tế, nếu có sai lệch phải nhanh chóng tìm nguyên nhân để giải quyết giúp việc hạch toán được chính xác.
1.2.2. Tổ chức công tác kế toán
a) Hình thức kế toán và sổ kế toán
Hiện nay khi qui mô nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu quản lý đối với nền sản xuất xã hội ngày càng cao, yêu cầu cung cấp thông tin càng nhanh và khi máy tính được sử dụng rộng rãi trong công tác kế toán của doanh nghiệp đòi hỏi công ty phải áp dụng hình thức kế toán cho phù hợp. Chính vì vậy công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký - chứng từ vì nó phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý của công ty.
Hiện nay, để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu đối với ngành nghề của công ty thì phuương pháp hạch toán tại công ty đang áp dụng là phương pháp hạch toán Kê khai thường xuyên.
Những sổ sách kế toán chủ yếu được sử dụng trong hình thức Nhật ký - chứng từ của công ty bao gồm:
(i) Sổ nhật ký chứng từ:
Nhật ký chứng từ số 1: Ghi Có TK 111 - Tiền mặt
Nhật ký chứng từ số 2: Ghi Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nhật ký chứng từ số 4: Ghi Có TK 311, 315, 341, 342
Nhật ký chứng từ số 5: Ghi Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Nhật ký chứng từ số 6: Ghi Có TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường
Nhật ký chứng từ số 7: Ghi Có TK 152, 153, 154
Nhật ký chứng từ số 8: Ghi Có TK 155, 156, 131
Nhật ký chứng từ số 9: Ghi Có TK 211, 212, 213
Nhật ký chứng từ số 10: Ghi Có TK 136, 138, 333
(ii) Các Bảng kê:
Bảng kê số 1: Ghi Nợ TK 111 - Tiền mặt
Bảng kê số 2: Ghi Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Bảng kê số 3: Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (TK 154, 631, 621, 622, 627)
Bảng kê số 5: Tập hợp chi phí bán hàng (TK 641), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642) và chi phí đầu tư XDCB (TK 241)
Bảng kê số 6: tập hợp chi phí trả trước (TK 142) và chi phí phải trả (TK 335)
Bảng kê số 8: Nhập xuất tồn kho thành phẩm (TK 155), hàng hoá (TK 156).
Bảng kê số 9: Bảng tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá.
Bảng kê số 10: Bảng kê hàng gửi đi bán (TK 157)
Bảng kê số 11: Bảng kê thanh toán với người mua.
(iii) Sổ cái các tài khoản
(iv) Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ được khái quát qua sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
và các bảng phân bổ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
b) Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán hiện nay công ty đang áp dụng bao gồm các tài khoản tổng hợp, các tài khoản kế toán chi tiết để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị, nội dung phản ánh trên các tài khoản luôn tuân theo những quy định của Bộ Tài chính.
c) Hệ thống Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, bá cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, đơn vị cho vay, cơ quan thuế, và các cơ quan chức năng khác...). Tuân theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính thì Công ty Dược liệu Trung ương I lập tất cả 4 báo cáo gồm (i) Bảng cân đối kế toán; (ii) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; (iii) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và (iv) Thuyết minh báo cáo tài chính. Cụ thể như sau:
Bảng cân đối kế toán: kết cấu dưới dạng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp các trật tự chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý của công ty. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần là phần Tài sản và Nguồn vốn.
Báo cáo kết quả kinh doanh: phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của công ty trong một thời kỳ nhất định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính: là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên.
Phần II: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu Trung ương I
2.1. Đặc điểm về chi phí sản xuất và yêu cầu công tác quản lý
2.1.1. Đặc điểm và việc phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của công ty bao gồm nhiều loại với nội dung và tính chất khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. khi phát sinh chi phí trước hết biểu hiện theo yếu tố rồi mới biểu hiện thành khoản mục giá thành khi tính giá thành sản phẩm.
Để tạo thuận lợi cho việc tính giá thành, đồng thời thấy được tình hình chi phí sản xuất theo khoản mục nhất định, và theo địa điểm phát sinh chi phí khác nhau, chi phí sản xuất ở công ty được phân theo nội dung, tính chất của chi phí bao gồm 3 khoản mục chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ mà sau quá trình chế biến sẽ cấu thành nên cơ sở vật chất chủ yếu của sản phẩm như các loại Vitamin B1, B6...
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
- Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sản xuất phục vụ và chi phí bằng tiền khác.
2.1.2. Yêu cầu về công tác quản lý chi phí
Trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí vì mỗi một chi phí không hợp lý đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty Dược liệu trung ương I là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc đông, tây y, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất của công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về kỹ thuật chất lượng sản phẩm do Bộ Y tế đặt ra. Công ty không thể sử dụng chi phí sản xuất một cách lãng phí hay quá tiết kiệm, do vậy công ty đã xây dựng định mức chi phí sản xuất và tiến hành quản lý theo định mức của từng loại chi phí sản xuất. Việc quản lý chi phí sản xuất như vậy sẽ giúp cho công ty hạn chế được những lãng phí không cần thiết về chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo được chất lượng sản phẩm để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn công ty. Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá sản xuất, kết hợp với việc kinh doanh tổng hợp. Chính nhờ ưu điểm trong việc quản lý chi phí sản xuất mà công ty đã đạt được hiệu quả trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm.
2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để hạch toán chi phí sản xuất một cách chính xác.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty Dược liệu Trung ương I là quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính, tương ứng với mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm nhất định cụ thể là: ở phân xưởng đông dược chuyên sản xuất ra các loại rượu thuốc, ở phân xưởng thuốc viên chuyên sản xuất ra các loại thuốc viên, ở phân xưởng hoá chất chuyên sản xuất ra các loại thuốc hoá chất. Các phân xưởng này hoàn toàn độc lập với nhau và có quy trình công nghệ để sản xuất mỗi loại sản phẩm ở từng phân xưởng là khác nhau. Căn cứ vào đặc thù riêng đó mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí ở công ty là tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất. Để phù hợp và thích ứng với đối tượng đó, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm là phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp theo từng phân xưởng, đồng thời các chi phí đó lại được kế toán các phân xưởng hạch toán cụ thể, chi tiết chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm của phân xưởng đã sản xuất hoàn thành trong kỳ một cách tương ứng. Cụ thể trong báo cáo chuyên đề này em sẽ trình bày phần hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thuốc Vitâmin B1 tại phân xưởng thuốc viên của công ty.
2.3. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty Dược liệu trung ương I
2.3.1. Hệ thống tài khoản tập hợp chi phí theo khoản mục chi phí
Do công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất, nên kế toán tập hợp chi phí sản xuất công ty sử dụng các tài khoản sau:
TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi tiết: TK 6211 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của PX đông dược
TK 6212 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của PX thuốc viên
TK 6213 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của PX hoá dược
TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp
Chi tiết: TK 6221 - chi phí nhân công trực tiếp của PX đông dược
TK 6222 - chi phí nhân công trực tiếp của PX thuốc viên
TK 6223 - chi phí nhân công trực tiếp của PX hoa dược
TK 627 - chi phí sản xuất chung
Chi tiết: TK 6271 - chi phí san xuất chung của PX đông dược
TK 6272 - chi phí sản xuất chung của PX thuốc viên
TK 6273 - chi phí sản xuất chung của PX hoá dược
TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (CPSXKD dở dang)
Chi tiết: TK 1541 - CPSXKD dở dang của PX đông dược
TK 1542 - CPSXKD dở dang của PX thuốc viên
TK 1543 - CPSXKD dở dang của PX hoá dược
2.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong Công ty Dược liệu TWI, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, vì thế nguyên vật liệu sử dụng trong các phân xưởng sản xuất cũng khác nhau. Để quản lý bảo quản tốt các loại nguyên vật liệu đáp ứng một cách nhanh chóng kịp thời và đầy đủ cho các đối tượng sử dụng, nguyên vật liệu được quản lý theo các kho riêng và được phân loại theo mục đích, công dụng của chúng.
Cụ thể nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra các loại rượu thuốc, rượu bổ được quản lý ở kho Ngà, nguyên vật liệu dùng để sản xuất các loại thuốc viên được quản lý ở kho Nữ, nguyên vật liệu dùng để chiết xuất ra thuốc viên sốt rét được quản lý ở kho Lâm.
Nguyên vật liệu trong các kho của công ty bao gồm nhiều chủng loại khác nhau và nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất (chiếm khoảng 80 - 90%). Để theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu, kế toán sử dụng tài khoản 152 - nguyên liệu, vật liệu (NLVL) và nó được mở chi tiết theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất như sau:
TK 1521 - Nguyên vật liệu chính (Vitamin, thảo dược, Ampixilin, Aminazin, Ephedrin)
TK 1522 - Nguyên vật liệu phụ (bột sắn, đường, bột tan, nhãn mác, bông mỡ, vải sợi, cồn...)
TK 1523 - Nhiên liệu động lực (xăng, dầu, than đá)
TK 1524 - Phụ tùng thay thế (vòng bi, dây cuaroa)
TK 1525 - Vật liệu cho xây dựng cơ bản (xi măng, sắt thép)
TK 1531 - Công cụ dụng cụ
TK 1532 - Bao bì đóng gói
Chi phí nguyên vật liệu do kế toán nguyên vật liệu theo dõi và phản ánh hàng ngày thông qua phiếu nhập, xuất kho nguyên vật liệu. Khi nguyên vật liệu xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất, trị giá nguyên vật liệu xuất kho được hạch toán theo trị giá thực tế nhập kho - tính theo giá thực tế đích danh. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phân xưởng ghi theo trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất sản phẩm ở phân xưởng mình để theo dõi.
Trị giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho
=
Đơn giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
x
Số lượng nguyên vật liệu thực tế xuất kho
Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các sổ chi tiết xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ ở từng kho, kế toán lập bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ vào đối tượng sử dụng.
Số liệu ở bảng phân bổ này được kế toán tập hợp lại theo khoản mục và sử dụng để lập Bảng kê số 4 và vào Nhật ký chứng từ số 7. Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621: 1.005.252.166
(Chi tiết: Phân xưởng đông dược: 126.541.677
Phân xưởng thuốc viên: 515.263.226
Phân xưởng hoá dược: 363.447.263)
Có TK 152: 1.005.252.166
(Xem phần vào sổ cụ thể ở Bảng số 4 và Bảng số 5, cuối bài)
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất trực tiếp được kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành theo từng đối tượng tập hợp chi phí vào cuối kỳ.
Nợ TK 154 (chi tiết theo đối tượng):1.005.252.263
Có TK 621 (chi tiết theo đối tượng): 1.005.252.263
(Xem phần vào sổ cụ thể ở Bảng số 4 và Bảng số 5, cuối bài)
2.3.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp như tiền lương, phụ cấp...
Tiền lương là bộ phận quan trọng để cấu thành chi phí nhân công trực tiếp. Cho nên, việc tính và phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm. Công ty luôn quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và khối lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Đồng thời công ty cũng rất chú trọng đến việc trả lương cho cán bộ công nhân viên và coi đó là đòn bẩy tích cực nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng và việc trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được công ty áp dụng theo hình thức trả lương theo sản phẩm với cách tính như sau:
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng
=
S
Đơn giá tiền lương theo sản phẩm i sản xuất trong tháng
x
Khối lượng sản phẩm i sx hoàn thành trong tháng
Trong đó i là loại sản phẩm mà mỗi phân xưởng tiến hành sản xuất trong tháng
Ngoài tiền lương cơ bản, công nhân viên còn được hưởng các khoản phụ cấp, thưởng, trợ cấp lấy từ quỹ của công ty. Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương thì căn cứ vào bảng chấm công, bảng thanh toán hợp đồng sản xuất, bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho từng phân xưởng. Cuối tháng chuyển toàn bộ đó cho kế toán giá thành để tập hợp chi phí nhân công trong giá thành, số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH được dùng làm căn cứ để ghi vào Bảng kê số 4.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 334 - Phải trả công nhân viên
TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
TK 335 - Chi phí phải trả
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Dựa vào bảng thanh toán tiền lương sản phẩm của các phân xưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 622: 106.119.000
(Chi tiết: Phân xưởng đông dược: 21.362.500
Phân xưởng thuốc viên: 49.084.450
Phân xưởng hoá chất: 35.672.050)
Có TK 334: 106.119.000
(Xem phần vào sổ cụ thể ở Bảng số 4 và Bảng số 5, cuối bài)
Đối với các khoản trích theo lương, theo quy định hiện hành của Nhà nước, khoản trích theo lương hiện nay là 25% lương. Trong đó, 19% trích vào chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm 15% BHXH, 2% BHYT, 2%KPCĐ, và 6% người lao động phải nộp. Nhưng thực tế, Công ty Dược liệu TW I thực hiện trích 20% tính vào chi phí sản xuất trong đó: 15% BHXH, 3%BHYT trên quỹ lương cơ bản phải trả cho công nhân viên và 2% trên quỹ lương thực tế. Cuối tháng, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. (Cụ thể xem bảng số 2, cuối bài)
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (trích)
Tháng 3 năm 2003
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334-Phải trả CNV
TK 338-Phải trả nộp khác
Lương
Phụ cấp
Tổng có TK 334
TK 3382 (2%)
TK 3383 (15%)
TK 3384 (3%)
Tổng có TK 338
1
TK622-
CPNCTT
PX đông dược
PX thuốc viên
PX hoá chất
94.670.808
19.237.500
43.685.161
31.748.147
11.448.192
2.125.000
5.399.289
3.923.903
106.119.000
21.362.500
49.084.450
35.672.050
2.122.380
427.250
981.689
713.441
3.685.500
787.500
1.480.500
1.417.500
737.100
157.500
296.100
283.500
6.554.980
1.327.250
2.758.289
2.414.441
Số liệu ở bảng này được lấy làm căn cứ để ghi vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7. Với các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 622: 6.544.980
(Chi tiết: PX đông dược: 1.372.250
PX thuốc viên: 2.758.289
PX hoá chất:2.414.441)
Có TK 338:6.544.980
(Chi tiết: TK 3382: 2.122.380
TK 3383: 3.685.500
TK 3384: 737.100)
(Xem phần vào sổ cụ thể ở Bảng số 4 và Bảng số 5, cuối bài)
2.3.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Đây là chi phí phát sinh trong phạm vi phâm xưởng của công ty. Tài khoản dùng để hạch toán chi phí sản xuất chung là TK 627 - chi phí sản xuất chung, và được chi tiết như sau:
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 - Chi phí vật liệu
TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau:
a) Chí phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng
ở Công ty Dược liệu TWI, chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng thủ kho của phân xưởng, giám đốc nhân viên tiếp liệu. Đối với lương của nhân viên quản lý phân xưởng, công ty áp dụng hình thức trả lương theo hệ số lương cấp bậc. Công thức tính như sau:
Lương của nhân viên quản lý = 210.000 x hệ số lương
Ngoài ra, nhân viên quản lý còn được hưởng các loại phụ cấp trách nhiệm được tính bằng 1% lương chính và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. Căn cứ vào đó phòng lao động tiền lập bảng thanh toán tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, sau đó căn cứ vào số liệu trên bảng này kế toán đưa vào bảng phân bổ tiền lương và tính toán các khoản trích theo lương (xem bảng số 2, cuối bài). Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6271: 24.975.660
(Chi tiết: PX đông dược: 5.446.700
PX thuốc viên: 11.678.340
PX hoá chất: 7.850.620
Có TK 334: 24.975.660
Và
Nợ TK 6271: 1.368.913,2
(Chi tiết: PX đông dược: 297.934
PX thuốc viên: 649.366,8
PX hoá chất: 421.612,4)
Có TK 338: 1.368.913,2
(Chi tiết: TK 3382: 499.513,2
TK 3383: 724.500
TK 3384: 144.900
(Xem phần vào sổ cụ thể ở bảng số 4 và bảng số 5, cuối bài)
b) Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất chung kế toán ghi vào sổ chi tiết xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (xem bảng số 1, cuối bài). Căn cứ vào bảng này, kế toán định khoản:
BT1: Nợ TK 6272: 39.761.188
(Chi tiết: PX đông dược: 13.452.723
PX hoá chất: 26.308.465)
Có TK 152: 39.761.188
BT2: Nợ TK 6273: 9.368.388
(Chi tiết: PX đông dược: 371.826
PX hoá chất: 8.996.562)
Có TK 153: 9.368.388
(Xem phần vào sổ cụ thể ở bảng số 4 và 5, cuối bài)
c) Chi phí khâu hao tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) là các máy móc thiết bị, dây chuyền công gnhệ dùng cho sản xuất sản phẩm tại công ty, là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử cụng lâu dài. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị hao mòn này được chuyển vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ TSCĐ là vấn đề vô cùng cần thiết và phải được coi trọng. Công ty trích khấu hao hàng tháng và cách tính là trích theo tỷ lệ phần trăm quy định đối với từng loại TSCĐ theo quyết định số 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hàng tháng mức khấu hao cơ bản được tính theo công thức sau:
Mức khấu hao TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
12
Từ đó kế toán phần hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. (Xem cụ thể ở bảng số 3, cuối bài)
Để theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 - hao mòn TSCĐ (HMTSCĐ). Các chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán trực tiếp vào bên Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung, và được mở chi tiết cho 3 phân xưởng. Đối với TSCĐ sử dụng cho bộ phận bán hàng, kế toán hạch toán vào TK 6414 - chi phí khấu hao TSCĐ bán hàng, TSCĐ sử dụng cho toàn doanh nghiệp được kế toán hạch toán vào TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ bộ phận quản lý doanh nghiệp. Đối với mỗi phân xưởng sản xuất trong tháng nếu sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau thì chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho từng mặt hàng theo giờ công sản xuất mặt hàng đó. Kế toán công ty áp dụng công thức phân bổ như sau:
Chi phí KHTSCĐ phân bổ cho mặt hàng i
=
CPKHTSCĐ trong tháng
_____________________________________________
S Số giờ công sx trong tháng
x
Số giờ công sản xuất mặt hàng i
Trong đó: i là mặt hàng sản xuất
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán chi phí khấu hao TSCĐ định khoản như sau:
BT1: Nợ TK 6274: 49.228.112
(Chi tiết: PX đông dược: 1.973.545
PX thuốc viên: 33.396.334
PX hoá chất: 13.858.233)
Có TK 214: 49.228.112
BT2: Nợ TK 6414: 6.403.151
Có TK 214: 6.403.151
BT3: Nợ TK 6424: 11.999.849
Có TK 214: 11.999.849
(Xem phần vào sổ cụ thể ở bảng số 4 và 5, cuối bài)
d) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác là các chi phí như tiền điện, nước, dịch vụ khác của từng phân xưởng, các chi phí này được phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 5 (Ghi Có TK 331). Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6277: 10.568.700
(Chi tiết: PX đông dược: 3.125.400
PX thuốc viên: 4.578.250
PX hoá chất: 2.865.050)
Có TK 331: 10.568.700
Đối với chi phí bằng tiền khác căn cứ vào NKCT số 1 và NKCT số 2, kế toán ghi:
Nợ TK 6278: 18.860.288
(Chi tiết: PX đông dược: 12.324.000
PX thuốc viên: 6.536.288)
Có TK 112: 18.860.288
(Xem phần vào sổ cụ thể ở bảng số 4 và 5, cuối bài)
Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch công ty thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tài khoản dùng để hạch toán khoản chi phí này là TK 335 - Chi phí phải trả. Nhưng thực tế công ty lại sử dụng TK 142 - Chi phí trả trước. Khi đó, đối với khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch tính vào chi phí sản xuất, kế toán ghi:
BT1: Nợ TK 627: 17.000.000
(Chi tiết: PX đông dược: 4.756.900
PX thuốc viên: 6.017.890
PX hoá chất: 6.225.210)
Có TK 142: 17.000.000
BT2: Nợ TK 641: 8.563.000
Nợ TK 642: 7.870.500
Có TK 142: 16.433.500
(Xem phần vào sổ cụ thể ở bảng số 5, cuối bài)
2.4. Tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
2.4.1. Hạch toán tập hợp chi phi sản xuất của toàn doanh nghiệp
Cuối tháng các khoản chi phí phát sinh ở từng phân xưởng được kết chuyển vào bên Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và được phản ánh chi tiết cho từng phân xưởng. Kế toán định khoản:
Nợ TK 154: 1.289.047.395,2
(Chi tiết: TK 1541: 191.025.455
TK 1542: 629.962.433,8
TK 1543: 486.059.506,4)
Có TK 621: 1.005.252.166
(Chi tiết: PX đông dược: 126.541.677
PX thuốc viên: 515.263.226
PX hoá chất: 363.447.263)
Có TK 622: 112.663.980
(Chi tiết: PX đông dược: 22.734.750
PX thuốc viên: 51.842.739
PX hoá chất: 38.086.491)
Có TK 627: 171.131.249,2
(Chi tiết: PX đông dược: 41.749.028
PX thuốc viên: 62.856.468,8
PX hoá chất: 66.525.752,4)
(Xem phần vào sổ cụ thể ở bảng số 4 và số 5, cuối bài)
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng phân bổ số 1 (bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ), bảng phân bổ số 2 (bảng phân bổ tiền lương và BHXH), Bảng phân bổ số 3 (bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ), các bảng kê liên quan, NCKT số 1, NKCT số 2, NKCT số 5, kế toán tổng hợp lập bảng kê số 4 (Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng) và sau đó ghi vào NKCT số 7 (tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp)
2.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn đang nằm trong quy trình sản xuất, gia công chế biến, chưa trải qua hết những giai đoạn của quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất. ở Công ty Dược liệu TWI, sản phẩm dở dang là thuốc pha chế nhưng chưa dập viên, đóng gói hoặc đóng vào chai, lọ. Vì vậy, muốn tính được giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng được chính xác, kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang để xác định chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
Để việc xác định giá thành được chính xác và hợp lý đối với sản phẩm hoàn thành trong kỳ, cuối tháng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải tiến hành thống kê và kiểm kê sản lượng làm dở ở mỗi quy trình sản xuất tại các phân xưởng. Căn cứ vào nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong loại sản phẩm đó. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính cả cho giá thành phẩm chịu. Công thức được tính như sau:
Dck
=
Dđk + Cvl
____________________
Stp + Sd
x
Sd
Trong đó:
Dđk, Dck: là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Cvl: là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
Stp: là số sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Sd: là số sản phẩm làm dở cuối kỳ
Ví dụ minh họa:
Trong tháng 3 năm 2003 tại phân xưởng thuốc viên tiến hành ản xuất mặt hàng thuốc Vitamin B1 như sau:
Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng (đã được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) là 7.200.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
63.654.000
19.692.288
25.460.659
Cuối tháng sản phẩm hoàn thành nhập kho 20.664.000 viên (thành phẩm), còn 298.818 viên làm dở.
Vì vậy, áp dụng công thức trên, sản phẩm dở dang này được tiến hành đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
Chi phí sản phẩm Vitamin B1 dở dang cuối kỳ là:
7.200.000 + 63.654.000
_____________________________________________
20.664.000 + 298.818
x
298.818
=
1.010.000
Sau khi tính được chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ của tất cả các sản phẩm của phân xưởng thuốc viên, kế toán lập bảng tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ phân xưởng thuốc viên như sau:
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ PX thuốc viên (trích)
Tháng 3 - 2003
STT
Sản phẩm dở dang
Đơn vị tính
Số lượng
Số tiền
1
Amocixilin 0,25
Viên
...
...
2
Ampicilin 0,50
Viên
...
...
3
Paracetamol 0,10
Vỉ
...
...
4
Vitamin B1
Viên
298.818
1.010.000
5
Vitamin C
Viên
...
...
...
...
...
...
...
Tổng
...
...
2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty Dược liệu TWI
2.5.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
ở Công ty Dược liệu TWI, do đặc điểm kỹ thuật quy trình công nghệ sản xuất ở từng phân xưởng là kiểu chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau, kết thúc mỗi giai đoạn sản xuất không cho ra bán thành phẩm nhập kho hoặc bán ra ngoài mà chỉ những thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng của từng mặt hàng ở từng phân xưởng sản xuất. Cụ thể: ở phân xưởng thuốc viên, đối tượng tính giá thành là cả quy trình công nghệ sản xuất và đơn vị giá thành là từng viên, từng vỉ thuốc, lọ thuốc. Còn ở phân xưởng đông dược và phân xưởng hoá chất, đối tượng tính giá thành cũng là cả quy trình công nghệ sản xuất từng mặt hàng và đơn vị tính giá thành là chai, lọ, hộp...
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Mỗi đối tượng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất của sản phẩm để xác định Do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục do vậy kỳ tính giá thành trong từng phân xưởng sản xuất là hàng tháng. Ngày cuối tháng sau khi hoàn thành công việc ghi sổ và đối chiếu, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng đối tưọng, và sau đó vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng đối tượng tính giá thành.
2.5.2. Phương pháp tính giá thành ở Công ty Dược liệu TWI
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở các phân xưởng sản xuất là sản xuất giản đơn, khép kín, sản xuất với khối lượng nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Do vậy, công ty áp dụng phương pháp tính gia thành giản đơn.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hơpự được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ (nếu có) và cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục theo công thức sau:
Z = Dđk + C - Dck
Giá thành đơn vị được tính như sau:
z
=
Z
----
S
Trong đó:
Z: là tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành
z: là giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành
C: là tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ
Dđk: là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
Dck: là chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
Căn cứ số liệu:
- Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ được căn cứ vào số liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ của loại sản phẩm tương ứng tháng trước chuyển sang.
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán căn cứ vào Bảng kê số 4 hoặc NKCT số 7 để lấy số liệu ghi cho từng khoản mục tương ứng.
- Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: căn cứ vào số liệu, kết quả tính toán chi phí cho sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu.
Để làm rõ hơn về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ta sẽ minh hoạ cụ thể qua trình tính giá tành theo khoản mục của một mặt hàng thuốc viên: Vitamin B1 0,01g tháng 3 năm 2003 tại phân xưởng thuốc viên.
Thực tế ở công ty trong tháng 3, phân xưởng thuốc viên đã tiến hành sản xuất lô sản phẩm Vitamin B1 0,01g trọn vẹn theo lô và có giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 7.200.000 đồng. Do vậy chi phí sản xuất theo khoản mục để sản xuất lô sản phẩm này như sau:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho phân xưởng thuốc viên trong tháng 3, nguyên vật liệu chính xuất kho sử dụng cho sản xuất sản phẩm là 49.862.000. Chi phí vật liệu phụ là các loại tá dược phụ theo cùng với bao bì, phụ liệu có giá trị là 13.792.000.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trục tiếp đó được phòng tổ chức lao động tiền lương xây dựng định mức đơn giá lương, từ đó khoán cho phân xưởng theo đơn giá và khối lượng sản phẩm hoàn thành (khối lượng này phải đảm bảo chất lượng phiếu liểm nghiệm và phiếu nhập kho đầy đủ). Đơn giá lương này bao gồm có lương chính và các khoản phụ cấp (đã có đinh mức của phòng tổ chức lao động tiền lưưong xác định). Đối với mặt hàng Vitamin B1 hoàn thành nhập kho trong tháng là 20.664.000 viên. Đơn giá tiền lương khoán 0,85 đ/viên. Khi đó:
Tiền lương = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm
= 20.664.000 x 0.85 = 17.564.400
Các khoản trích theo lương:
Quỹ lương cơ bản = Số công nhân sản xuất x 210.000
= 47 x 210.000 = 9.870.000
Chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ được tính như sau:
BHXH : 9.870.000 x 15% = 1.480.500
BHYT : 9.870.000 x 3% = 296.100
KPCĐ: 17.564.400 x 2% = 351.288
Tổng cộng: 2.127.888
Tổng chi phí nhân công cho mặt àng Vitamin B1 là :
17.564.400 + 2.127.888 = 19.692.288
- Khoản mục chi phí sản xuất chung gồm:
Căn cứ vào chế độ tính trả lương của công ty áp dụng đối với nhân viên quản lý phân xưởng, kết quả tính toán tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng tập hợp được là 14.014.008.
Chi phí khấu hao TSCĐ theo bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 3 cho phân xưởng thuốc viên là 33.396.334.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: căn cứ vào hoá đơn điện, nước (phản ánh trên NKCT số 5) phân xưởng phải trả là: 4.578.250
Chi phí bảng tiền khác: căn cứ vào NKCT số 2, phân xưởng phải trả số tiền là: 6.536.288.
Căn cứ vào kế hoạch tính trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đối với phân xưởng thuốc viên, trong tháng 3 khoản phí này của phân xưởng là: 6.017.890.
Vậy tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 3 của phân xưởng thuốc viên là: 14.014.008 + 33.396.334 + 4.578.250 + 6.536.288 + 6.017.890 = 64.542.770
Khoản mục chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng mặt hàng theo giừo công sản xuất của tưùng mặt hàng. Tài liệu thực tế cho biết số giờ công sản xuất Vitamin B1 là 3.200 giờ và số giờ công sản xuất cả tháng 3 của phân xưởng viên là 8.112 giờ.
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho Vitamin B1
=
Chi phí sản xuất chung tháng 3
-----------------------------------------
Tổng số giờ công sản xuất
x
Số giờ công sản xuất Vitamin B1
=
64.542.770
--------------
8.112
x
3200
=
25.460.659
Căn cứ vào các khoản mục chi phí cùng với kế quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở phân xưởng thuốc viên tháng 3 là 1.010.000. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành lập thẻ tính giá thành mặt hàng Vitamin B1 tháng 3 năm 2003 (xem số liệu vào sổ cụ thể ở bảng số 6, cuối bài)
Phần III. Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Dược liệu TWI
3.1. Một số nhận xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Dược liệu TWI
Qua quá trình thực tập, và nghiên cứu đề tài " Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý chi phí tại Công ty Dược liệu TWI", em nhận thấy rằng: cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thì hoạt động của công ty cũng không ngừng được hoàn thiện để thích ứng với tình hình mới. Từ một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh gay gắt, tất yếu không tránh khỏi những khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ, trình độ quản lý... Nhưng với sự áng suốt của ban lãnh đạo công ty cùng với sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên, đến nay công ty đã khắc phục được nhưũng khó khăn và đi vào hoạt động tương đối hiệu quả. Cùng với quá trình chuyển đổi cả về chất lẫn về lượng của các hoạt động thì công tác kế toán cũng không ngừng được hoàn thiện, thể hiện qua những ưu điểm sau:
Thứ nhất, nhận thức đúng được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm nhất là trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty Dược liệu TWI đã ra sức tăng cường công tác quản lý kinh tế mà trước tiên là quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, kế toán thực sự được coi là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống quản lý trong công ty. Việc phân công phân nhiệm giữa các bộ phận kế toán hiện nay là rất hợp lý tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau và trong toàn bộ hệ thống kế toán của công ty.
Thứ hai, công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ một cách hoàn chỉnh theo chế độ tài chính kế toán Nhà nước quy định và đảm bảo phù hợp với hoạt động của công ty, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận. Mặt khác, việc tổ chức luân chuyển chứng từ, sổ sách ở phòng kế toán cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Thứ ba, kỳ tính giá thành sản phẩm mà công ty đang áp dụng là theo tháng, như vậy rất phù hợp vì thực tế sản phẩm sản xuất của công ty tương đối ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục theo dây chuyền nên việc tính giá thành theo từng tháng sẽ rất thuận lợi, phù hợp với kỳ tập hợp chi phí sản xuất,phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ. Đồng thời giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách kịp thời.
Thứ tư, phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp giá thành giản đơn, nó phù hợp với tính chất và đặc điểm của sản phẩm sản xuất. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán mà vẫn đảm bảo được sự chính xác tương đối cung cấp thông tin nhanh cho các nhà quản lý.
Tuy nhiên, công tác kế toán tại Công ty Dược liệu TWI vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý, mà nếu khắc phục được sẽ giúp cho công ty đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất.
3.2. Những tồn tại, phương hướng hoàn thiện và giải pháp
3.2.1. Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty Dược liệu TWI được thu mua, nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau và bao gồm nhiều chủng loại. Giá thực tế của mỗi lần nhập kho nguyên vật liệu là không hoàn toàn giống nhau. Các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu luôn diễn ra thường xuyên. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Vì thế, khối lượng công việc kế toán phải tiến hành nhiều, tốn kém, nhiều chi phí và không hiệu quả cho công tác kế toán. Hiện nay, phòng kế toán có 17 người, mỗi người chịu trách nhiệm một số lượng công việc, quy mô sản xuất của công ty thì không ngừng gia tăng do vậy nhân lực ở phòng còn thiếu, hơn nữa công ty đang tăng cưởng công tác quản lý chi phí nhằm giảm chi phí tối thiểu, vì vậy để đơn giản giảm nhẹ được khối lượng công việc công ty nên áp dụng phương pháp tính theo giá thực tế bình quân gia quyền đối với nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho đợc căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính. Cụ thể là:
Giá thực tế xuất kho
=
Số lượng xuất kho
x
Đơn giá thực tế bình quân
Đơn giá thực tế
bình quân
=
Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Ví dụ minh hoạ:
Căn cứ vào số tồn kho cuối tháng 12 năm 2002 của dược liệu Vitamin B1 trong kho nguyên vật liệu trên sổ chi tiết nguyên vật liệu số tiền là 1.430.000, số lượng là 37,5 kg.
Trong tháng 01 năm 2003, có tài liệu về tình hình nhập, xuất dược liệu Paracetamol như sau:
Ngày 02 tháng 01: nhập số lượng là 1.417,5 kg, số tiền là 54.069.120
Ngày 06 tháng 01: nhập số lượng là 1.250 kg, số tiền là 47.662.500
Ngày 10 tháng 01: xuất số lượng là 1.020 kg.
Khi công ty áp dụng phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế đích danh co snghĩa là kế toán sẽ căn cứ vào số lượng xuât kho và đơn giá nhập kho của chính số lượng nguyên vật liệu xuất kho để tính. Làm như vậy, khối lượng công việc kế toán phải tiến hành nhiều, tốn kém chi phí và không có hiệu quả. Để đơn giản công ty nên áp dụng phương pháp tính theo giá bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, tốn ít thời gian và chi phí hơn phương pháp tính giá thực tế đích danh. Cụ thể là:
Ngày 10 tháng 01 xuất 1.020 kg:
Đơn giá thực tế
bình quân
=
1.430.000 + 54.069.120 + 47.662.500
=
38.137,3
37,5 + 1.250 + 1.417,5
Vậy giá trị thực tế xuất kho = 1.020 x 38.137,3 = 38.900.046
3.2.2. Về phương pháp tính giá thành
Công ty nên xây dựng hệ thống các định mức chi phí đối với từng đơn vị sản phẩm của từng loại sản phẩm. Bởi vì với trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối vững vàng đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu của công ty được tiến hành rất chặt chẽ. Đồng thời các mặt hàng công ty sản xuất chủng loại không nhiều, chủ yếu là sản xuất các mặt hàng Vitamin B1, Vitamin C, Paracetamol, rượu bổ sâm, dược phong tê thấp... Mặt khác, mặt hàng thuốc là mặt hàng đặc biệt, nó đòi hỏi độ chính xcs đến tuyệt đối các thành phần nguyên vật liệu cấu thành trong từng đơn vị sản phẩm. Sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức sẽ thực hiện được sự kiểm tra thường xuyên, kịp thời với tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, phát hiện kịp thời, chuẩn xác các khoản chi phí vượt mức đề ra các biện pháp kịp thời, động viên mọi khả năng tiềm tàng hiện có, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Căn cứ vào các định mức đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành nhanh chóng, có thể dự trù được các khoản chi phí vật liệu, tập hợp và phân bổ các khoản mục chi phí chính xác, hợp lý.
3.2.3. Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang
ở công ty hiện nay, công tác đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành hàng tháng, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá sàn phẩm dở dang theo giá trị nguyên vật liệu trực tiếp trong khi giá trị sản phẩm làm dở phải gánh chịu một phần chi phí trong kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí. Cách đánh giá này làm giá thành sản phẩm thiếu chính xác. Để hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm, công ty nên đánh giá sản phẩm dở dang cho tất cả các khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Công thức tính:
Chi phí SX
dở dang cuối kỳ
= S
Chi phí phát sinh trong kỳ theo khoản mục
x
Số lượng SP dở dang cuối kỳ
Tổng sản lượng pha chế
Ví dụ: đối với sản phẩm Vitamin B1 của phân xưởng thuốc viên tháng 03 năm 2003. Trị giá chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định theo các khoản mục:
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tính được là 63.654.000
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí SX dở dang cuối kỳ
=
19.692.288
x
298.818
=
202.472
20.664.000+298.818
Khoản mục chi phí sản xuất chung
Chi phí SX dở dang cuối kỳ
=
25.460.659
x
298.818
=
261.781
29.062.818
Vậy chi phí sản xuất kinh doanh của sản phẩm Paracetamol 0,01mg là:
63.654.000 + 202.472 + 261.781 = 64.118.253
Như vậy số chênh lệch giữa phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuói kỳ theo từng khoản mục với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: 64.118.253 - 63.654.000 = 464.253
Việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp trên tuy có phức tạp hơn so với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí.nguyên vật liệu trực tiếp, nhưng nó đảm bảo sự chính xác trong việc tính toán chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, từ đó đảm bảo sự chính sác trong giá thành sản phẩm.
3.2.4. Về công tác đánh giá sản phẩm hỏng
Trên thực tế, Công ty chưa hạch toán sản phẩm hỏng. Khi có sản phẩm hỏng, những chi phí phát sinh liên quan đến sản phẩm hỏng đèu được ghi nhận vào giá thành sản phẩm nhập kho. Do đó, giá thành sản phẩm trở nên không chính xác. Mặt khác, không hạch toán sản phẩm hỏng nên Công ty không xác định được rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm bồi thưòng vật chất và hạn chế được số lượng sản phẩm hỏng phát sinh trong kỳ tiếp theo.
Ví dụ: Khi sản xuất 100 kg nguyên vật liệu chính Vitamin B, trị giá 23.300.000 có hàm lượng nguyên liệu đạt 99%, khối lượng trung bình viên là 0.01mg. Tỷ lệ hao hụt trong định mức cho phép là 2%. Với sản phẩm thu được phải là 9,7 triệu viên. Trong thực tế sản phẩm thu được chỉ có 9,5 triệu viên. Vậy, mọi chi phí đã tính vào giá thành sản phẩm thu được phải gánh chịu tất cả. Do đó, cần phải hạch toán riêng từng phần thiệt hại sản phẩm.
Để hoàn thiện công tác tính giá thành, giúp cho giá thành sản phẩm được chính xác và việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty nên hạch toán sản phẩm hỏng theo phương pháp sau:
Đối với phần hao hụt trong định mức:phần hao hụt này được phép tính vào trong giá thành sản phẩm theo quy định của nHà nước;
Đối với phần hao hụt ngoài định mức:đay chính là phần sản phẩm hỏng, không được tính vào giá thành sản phẩm mà Công ty phải hạch toán riêng như sau:
Đánh giá sản phẩm hỏng: tương tự như phần đánh giá sản phẩm dở dang.
Công thức tính:
Chi phí SX
SP hỏng
= S
Chi phí phát sinh trong kỳ theo khoản mục
x
Số lượng SP hỏng
Tổng sản lượng pha chế
Trong tổng chi phí sản phẩm hỏng, nếu:
Thu hồi được phế liệu thì kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu dùng sản xuất;
Quy trách nhiệm bồi thường vật chất thì kế toán ghi giảm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ;
Còn lại là phần thiệt hại sản phẩm hỏng (công ty không thu hồi được phế liệu cũng không quy được trách nhiệm bồi thường) thì ké toán hạch toán vào chi phí hoạt động bất thường.
Sau khi đánh giá sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang, giá thành sản phẩm được tính theo công thức:
Zsp = Sđk + Ctk - Dck - CPSX sản phẩm hỏng.
3.2.5. Về khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Công ty Dược liệu Trung ương I tiến hành trích các khoản theo lương là 20% gồm 15% BHXH trên quỹ lương cơ bản phải trả cho công nhân viên, 3% BHYT trên quỹ lương cơ bản và 2% KPCĐ trên quỹ lương thực tế. Như vậy, đối với khoản BHYT công ty trích 3% trên quỹ lương cơ bản là chưa hợp lý, chưa đúng với chế độ quy định là 2% và kết quả sai lệch này sẽ làm khoản mục chi phí nhân công không chính xác, do đó giá thành sản phẩm cũng không chính xác. Vì vậy, theo em công ty nên điều chỉnh lại cách tính này cho phù hợp với quy định về kế toán mà Bộ Tài chính ban hành.
3.2.6. Về khoản mục chi phí sản xuất chung
Kế toán khấu hao TSCĐ thực hiện theo đúng chế độ quy định. Tuy nhiên, việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các phân xưởng còn chưa hợp lý bởi vì trong các phân xưởng sản xuất, công việc sản xuất trong tháng còn chưa đều, chưa thường xuyên liên tục nên chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho sản phẩm sản xuất trong tháng sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao hơn, vì thế công ty nên xem xét cách điều chỉnh hợp lý. Theo em, công ty nên cập nhật chuẩn mực kế toán mới về chi phí sản xuất chung theo Thông tư 89 của Bộ Tài chính. Theo chuẩn mực này, thì khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)
Có các TK 152, 153, 214, ...
Cuối kỳ, kết chuyển và phân bổ chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, kế toán ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Theo cách này thì việc tập hợp chi phí sản xuất chung và tổng chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm sẽ hợp lý hơn và có độ chính xác cao hơn.
Kết luận
Trong quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Dược liệu TWI, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Phạm Minh Phương, em đã nhận thức được ý nghĩa của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ một quá trình hạch toán kế toán nào. Do vậy em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài này. Trong một chừng mực nhất định, phù hợp với khả năng và trình độ bản thân, báo cáo chuyên đề thực tập này, trên cơ sở tìm hiểu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dược liệu TWI, đề ra những hướng cơ bản cũng như các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại công ty.
Trong quá trình thực tập, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Nguyễn Minh Phương, cùng với sự chỉ bảo của các cô, các chú cán bộ phòng kế toán Công ty Dược liệu TWI đã giúp em hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập này.
Do phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa nhiều, nên báo cáo chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để báo cáo chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 06 tháng 5 năm 2003
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT407.doc