Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao quản trị doanh nghiệp tại công ty bao bì 27-7 Hà nội

Nền kinh tế thị trường với những nhược điểm vốn có vẫn là một nền kinh tế tiên tiến hiện nay. Nó khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên bằng cách tự điều tiết giá cả thông qua quan hệ cung, cầu trên thị trường. Đây là môi trường tốt cho các doanh nghiệp năng động, sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải có hướng đi riêng của mình theo xu thế phát triển của xã hội. Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt nam. Để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, bởi vì trong nền kinh tế thị trường thì giá cả là tín hiệu của nền kinh tế. Với ý nghĩa quan trọng của vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty bao bì 27-7 Hà nội ” với hy vọng tìm hiểu sâu về thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra các phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS Phạm Thị Gái và cán bộ phòng kế toán của công ty bao bì 27-7 Hà nội và đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp để em có thể hiểu hơn về thực tế áp dụng chế độ kế toán vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

doc79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao quản trị doanh nghiệp tại công ty bao bì 27-7 Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài khoản 627 – “ Chi phí sản xuất chung”, tuy nhiên tài khoản này không được mở theo từng yếu tố chi phí, đồng thời cũng không mở chi tiết theo từng hoạt động sản xuất. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung. * Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Kế toán căn cứ vào bảng chấm công ở các bộ phận gửi lên, căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước về tiền lương và các phương pháp phân phối quỹ lương để tính lương và trích các khoản cho nhân viên phân xưởng. Kế toán cũng căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội để ghi vào bảng kê số 4 dòng phát sinh Nợ TK 627 ( chi tiết TK 6271 ). Từ đó làm căn cứ để lập NKCT số 7. Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng trong công ty được trả theo hình thức trả lương theo thời gian. Ngoài tiền lương, nhân viên quản lý phân xưởng cũng hưởng các khoản phụ cấp, ăn ca, lương phép. Cách tính lương cho nhân viên quản lý phân xưởng được thực hiện như đã trình bày mục 1.4. Ví dụ : Tính lương cho anh Thái Hoàng Linh, quản đốc phân xưởng bao bì nhựa trong tháng 2 năm 2005 Chức vụ : Quản đốc Hệ số lương: 4.2 Số công hưởng lương thời gian: 22 Số công phép : 6 Căn cứ vào hệ số lương, kế toán tiến hành tính lương thời gian cho anh Linh bằng : 22 x ( 4,2 x 290.000 / 26) = 1.030.615(đ) Tiền lương phép bằng : 6 x (4,2 x 290.000/ 26 ) = 281.077(đ) Tiền ăn ca : 22 x 4.000 = 88.000(đ) Các khoản khấu trừ ( BHXH, BHYT, KPCĐ): 6% x ( 1.030.615 + 88.000) = 67.117(đ) Như vậy, tổng thu nhập trong tháng của anh Linh bằng: 1.030.615 + 281.077 – 67.117 = 1.051.498(đ) * Chi phí nguyên liệu, vật liệu phụ. Vật liệu phụ tuy không phải là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ được hạch toán tương tự chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cuối kỳ căn cứ vào bảng kê số 3 kế toán tính ra gia trị thực tế vật liệu xuất dùng, đồng thời cũng xác định được giá tri vật liệu xuất dùng phục vụ cho phân xưởng. Từ số liệu này, kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7 và vào sổ cái TK 627 “ chi phí sản xuất chung ” theo định khoản: Nợ TK 627 : 873.470.826 Có TK152 : 873.470.826 Đối với các vật tư, công cụ dụng cụ có giá trị lớn được phân bổ dần khi đưa vào sử dụng thì kế toán theo dõi trên tài khoản 142. Nợ TK 627 : 853.285.995 Có TK 152 : 844.947.809 Có TK 142 : 8.338.186 Đối với các vật tư, công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ thanh toán trực tiếp ngay thì kế toán chuyển thẳng vào khoản mục chi phí bằng tiền khác. Nợ TK 627 : 67.689.000 Có TK 111 : 67.689.000 * Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm các khoản chi như mua điện, nước, điện thoại,…Kế toán căn cứ vào bảng kê thu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng, hóa đơn thu tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại và phiếu chi tiền để tập hợp được các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh và phản ánh vào tài khoản 6277. Các chi phí này được phản ánh trên các NKCT liên quan như : NKCT số 1, 2, 5. Cụ thể trong tháng 1 năm 2005, tại phân xưởng phức hợp đã tập hợp các khoản chi mua ngoài và kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627( 6277) : 18.259.000đ Có TK 111, 112, 331 : 18.259.000đ Việc phân bổ các chi phí dịch vụ mua ngoài cho các phân xưởng và bộ phận văn phòng dựa trên tỷ lệ % do phòng kế hoạch tính. Tỷ lệ này căn cứ vào công suất thiết bị máy móc của toàn công ty. Khi phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng sản phẩm kế toán dùng tổng số trọng lượng sản phẩm nhập kho làm tiêu thức phân bổ . Chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ cho sản phẩm i = Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài trong phân xưởng x Trọng lượng sản phẩm i Tổng số trọng lượng sản phẩm hoàn thành Trong tháng 11 năm 2004 phân xưởng phức hợp đã tập hợp các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và kế toán định khoản: Nợ TK 6277 : 29.980.000đ Có TK 331 : 29.980.000đ Phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản phẩm túi bột chiên tôm hàn quốc: = 19.980.000 x 5.681,2 = 517.784đ/m2 219.223,34 * Chi phí khấu hao tài sản cố định. Việc tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định ở công ty bao bì 27-7 Hà nội được thực hiện theo thông tư 1062/ TC/ QĐ/ CSTC ngày 14/ 01/ 1996 và quyết định số 206/ 2003/ QĐ -BTC ngày 12/ 12/ 2003 của bộ tài chính. Công ty lập bảng đăng ký khấu hao TSCĐ với cục quản lý vốn để tính toán và duyệt số khấu hao TSCĐ, việc này được thực hiện hàng năm. Tài sản cố định của công ty được hình thành từ ba nguồn là nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn khác ( vốn vay, nguồn vốn kinh doanh ). Để hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định, kế toán căn cứ vào sổ tài sản cố định và sổ đăng ký tài sản cố định. Số liệu được kế toán phản ánh trên nhật ký chứng từ số 7 theo định khoản: Nợ TK 627 :30.963.640 Có TK 214 : 30.963.640 Đồng thời kế toán ghi đơn Nợ TK 009 : 30.963.640 Kế toán tính khấu hao tài sản cố định cho túi bột chiên Hàn quốc: 30.963.640/ 49.223,34 x 5.681,2 = 3.573.724(đ) Biểu số 10 : Bảng đăng ký khấu hao tài sản cố định45 năm 2004 Stt Tên, đặc điểm, ký hiệu tài sản cố định Tháng, năm bắt đầu trích khấu hao Nguyên giá tài sản cố định Số năm tính khấu hao khấu hao bình quân năm khấu hao bình quân tháng Số khấu hao đã trích 1 Nhà làm việc A1 1985 98.241.325 8 12.280.166 1.023.347 2 Cải tạo nhà xưởng 1994 54.672.825 6 9.112.138 759.345 3 Xe ô tô Mecedes 1998 308.436.303 8 38.554.538 3.212.878 4 Xe Toyota carmry 2001 657.847.484 5 131.569.497 10.964.125 5 Máy vi tính + Máy in 2000 71.842.800 4 5.460.700 455.058 6 Máy quay camera 2001 13.983.756 3 4.661.250 388.438 … … Cộng * Chi phí bằng tiền khác. Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí ngoài các khoản đã nêu trên, chi phí này phát sinh ở công ty như chi phí giao dịch, tiếp khách,… Để theo dõi các khoản chi phí này kế toán căn cứ vào các NKCT số 1, 2, những nghiệp vụ phát sinh trực tiếp bằng tiền. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các nhật ký chứng từ liên quan tập hợp yếu tố chi phí này vào nhật ký chứng từ số 7, rồi vào sổ cái TK 627 theo định khoản sau: Nợ TK 627 : 426.130.785 Có TK 111 : 426.130.785 Chi phí khác bằng tiền phân bổ cho túi bột chiên Hàn quốc: 426.130.785/ 49.223,34 x 5.681,2 = 49.182.648(đ) Chi phí thiệt hại trong sản xuất như sản phẩm hỏng thì công ty tiến hành thu hồi phế liệu để tận dụng vào tái sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627 : 12.767.606 Có TK 155 : 12.767.606 Cuối tháng kế toán dựa vào các chứng từ sổ sách liên quan để lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, và sổ cái TK 627 Bảng số 11 : bảng phân bổ chi phí sản xuất chung TạI PHÂN XƯởng nhựa T1/2005 Stt Tên sản phẩm Số lượng Lương nhân viên phân xưởng Khấu hao TSCĐ Chi phí tiền mặt Điện sản xuất Tổng cộng I Sản phẩm HDPE 1 Túi Mạch Quang 325 33.708 267.943 73.170 255.290 630.120 2 Túi Hoa Mơ 328 34.028 270.416 73845 257.647 635.936 3 Túi Dầu ăn simply in 2 mặt 842 87.353 694.178 189.566 661.398 1.632.495 II Sản phẩm PE 1 Túi PE không in 10/10 4756,7 450.942 3.921.611 1.027.679 3.736.429 9.136.661 2 Túi PE có in (túi muối iốt 1kg) 5622,1 609.144 4.635.081 1.214.648 4.416.209 10.875.082 III Bao bì nhựa PP 296,7 37.149 224.612 64.102 233.060 578.923 Tổng cộng Bảng số 12 : sổ cái tk 627 Số dư đầu năm Nợ Có stt Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV 1 TK334 90.482.385 79.161.656 159.400.747 2 TK338 1.317.435 858.617 436.208 3 TK 111 66.058.366 83.392.309 178.915.093 4 TK 131 20.277.932 9.621.500 154.184.813 5 TK 152 125.109.474 84.787.073 69.468.428 6 TK 153 52.139.285 6.966.666 - 7 TK 214 1.353.519.360 1.533.012.312 395.693.797 8 TK 331 905.557.730 317.262.522 1.922.190.342 9 Tổng phát sinh nợ 2.614.461.967 2.115.062.655 2.880.289.418 10 Tổng phát sinh có 2.614.461.967 2.115.062.655 2.880.289.418 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Tổng hợp chi phí sản xuất . Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 621, 622, 627. Cuối kỳ kế toán kết chuyển các chi phí sản xuất về TK 154 để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . * Nội dung hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất . Kế toán căn cứ vào các nhật ký chứng từ liên quan để vào bảng kê số 4, rồi từ đó ghi vào NKCT số 7, kế toán ghi sổ cái TK 154. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ ; bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, và các chứng từ liên quan khác. Cụ thể, trong tháng 11/ 2004, tại phân xưởng bao bì nhựa kế toán tập hợp chi phí theo các khoản mục sau: Nợ TK 154 : 520.052.036 Có TK 621 : 422.385.261 Có TK 622 : 25.171.003 Có TK 627 : 72.495.772 Kế toán căn cứ vào số liệu này để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 – Phần I – chi phí sản xuất kinh doanh tính theo khoản mục. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang ở công ty bao bì 27-7 Hà nội là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất , chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ sản xuất , chưa hoàn thành , bàn giao,…những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa qua kiểm tra chất lượng, chưa nhập kho thành phẩm. Xác định giá trị sản phẩm làm dở dang cuối kỳ là khâu quan trọng đảm bảo cho sự chính xác khi tính giá thành sản phẩm . Do công ty sản xuất nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại, chu kỳ sản xuất ngắn và thường sản xuất theo đơn đặt hàng. Vì vậy, cuối tháng ít phát sinh sản phẩm dở dang nên công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cuối tháng, các phân xưởng tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang của tháng đó, làm biên bản xử lý kiểm kê có xác nhận của quản đốc phân xưởng và lập bảng vật tư hàng hóa kém phẩm chất đánh giá lại, rồi chuyển lên phòng kế toán. Kết quả kiểm kê được xử lý như sau : - Đối với những vật tư, hỏng, kém phẩm chất không đưa vào sử dụng cho sản xuất được thì tiến hành hủy bỏ và đưa vào lỗ năm sau. - Đối với những vật tư thừa thì đưa xuống các phân xưởng sản xuất sử dụng, và cho vào lãi - Đối với những sản phẩm hỏng, kém chất lượng có thể đưa ra làm phế liệu Biểu số 13 : sổ cái TK 154 Năm 2004 Stt Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV 1 TK 621 4.941.732.923 5.656.582.930 7.004.684.357 2 TK 622 1.486.305.387 1.389.292.433 1.804.062.224 3 TK 627 2.606.576.733 2.110.043.780 2.877.026.353 4 Tổng phát sinh nợ 9.034.585.043 9.155.919.143 11.685.772.934 5 Tổng phát sinh có 8.874.157.750 8.996.289.089 11.577.698.667 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Trong công tác tổ chức hạch toán quá trình sản xuất với hai giai đoạn kế tiếp nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa như nhau. Giai đoạn tập hợp chi phí sản xuất là việc thực hiện tập hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục chi phí đối với từng đối tượng tính giá, còn giai đoạn tính giá thành sản phẩm được thực hiện sau cùng, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí phát sinh theo từng khoản mục và phân bổ cho từng đối tượng tính giá. Hoạt động sản xuất của công ty được lập kế hoạch theo từng năm và được chi tiết theo từng tháng, với tư cách xác định các định mức về vật tư và tiền lương công nhân sản xuất trong từng công đoạn sản xuất rất cụ thể và chặt chẽ, đồng thời đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty là liên tục, khép kín. Công ty đã lựa chọn kỳ tính giá thành vào cuối mỗi tháng, điều này phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho như hiện nay tại công ty, đảm bảo được yêu cầu trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tại công ty, sản phẩm chỉ được coi là hoàn thành khi đã qua công đoạn cuối cùng, và đối tượng tập hợp chi phí được xác định là toàn bộ quá trình sản xuất và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, công ty lựa chọn phương pháp tổng cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 7 và sổ cái tài khoản 631, ta tính được tổng giá thành sản phẩm Tổng sản phẩm của túi bột chiên Hàn quốc là: 25.496.131.256 + 1.573.365.971 + 4.944.289.579 = 32.013.786.806(đ) Kế toán tiến hành phân bổ từng khoản mục chi phí cho từng loại sản phẩm, kế toán tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành từng loại sản phẩm Tổng số sản phẩm hoàn thành từng loại Sản phẩm của công ty sau khi sản xuất hoàn thành ( kết thúc giai đoạn công nghệ cuối cùng) qua kiểm tra thì có thể xuất tiêu thụ ngay hoặc nhập kho. Cuối mỗi quí, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm trên cơ sở các bảng phân bổ chi phí sản xuất của mỗi phân xưởng. Bảng số 14 : tài khoản 154 t2/ 2005 Stt Tên vật tư Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Sử dụng trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT A. vật tư PE I Hạt các loại 1 Hạt LLD 1320 35.936.102 31550 554.296.215 31358,5 552.996.716 211,5 37.235.601 2 Hạt LD 0 0 575 12.060.554 557 12.060.554 25 548.349 3 Hạt LD mỹ 138 3.017.871 100 1.202.405 213 4.671.927 21 1.590.011 4 Hạt trắng 178 5.687.367 100 3.123.245 257 7.220.601 61,5 3.659.109 5 Hạt vàng 15 956.992 200 12.272.200 89 5.476.270 126 1.752.922 6 túi PE đóng gói 2 44.429 - - 2 44.429 0 0 7 BTP PE 1386,8 25.352.541 - - -4523,5 -87.689.011 5910,3 113.041.552 8 BTP PE kém phẩm chất 594,9 4.759.200 - - - - 594,9 4.759.200 Bảng số 15 : Bảng tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng nhựa t1/ 2005 Stt Tên sản phẩm Số lượng CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng giá thành Giá thành đơn vị I Vật tư sản phẩm HD 1 Túi xốp không in các loại 3558,8 53.678.021 3.318.163 4.656.405 61.652.589 17.323,98 2 Túi chè 75 x 190 105 1.586.000 119.874 137.384 1.843.258 17.554,83 3 Túi ST Trường trinh 281 4.581.031 296.129 423.866 5.301.026 18.864,86 II Vật tư sản phẩm PE 1 Túi PE 10/10 7323 145.713.054 9.613.160 9.613.160 164.939.374 22.523,47 2 Túi thuốc lá 76 1.604.593 114.640 114.640 1.833.873 24.129,9 3 Màng PE 208,8 4.154.702 294.078 294.078 4.742.858 22.714,83 III Hạt tạo 2316 6.609.900 3.530.271 3.530.271 13.670.442 5.902,6 Phần II Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội. Công ty bao bì 27-7 Hà nội là đơn vị trực thuộc sở lao động thương binh và xã hội Hà nội. Trong những năm qua, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, công ty đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi, sáng tạo, tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút khách hàng, đồng thời công ty luôn phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn có những chính sách lương bổng, đãi ngộ thoả đáng, quan tâm tới lợi ích của người lao động, vì vậy đã khuyến khích được tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình, sáng tạo, và có trách nhiệm ở họ. Công ty đã ý thức được vai trò và vị trí quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nó cung cấp những thông tin cần thiết và quan trọng để ban giám đốc có thể ra quyết định một cách đúng đắn và kịp thời. Công ty bao bì 27-7 Hà nội là một doanh nghiệp lớn mạnh, với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, công ty đã tạo dựng được một vị trí ổn định trên thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự ra đời của nhiều hãng cạnh tranh, nhưng nhờ bộ máy lãnh đạo của công ty năng động, sáng tạo với những biện pháp quản lý có hiệu quả, công ty đã đưa ra những biện pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%. Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến- chức năng là hợp lý và phù hợp với kế hoạch phát triển lâu dài của công ty. Trong đó, các phòng ban được sự chỉ đạo thống nhất của cấp trên để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất, thông tin giữa cán bộ chỉ đạo và nhân viên được giải quyết nhanh hơn. Tất cả những điều đó nhằm làm cho việc kiểm tra chất lượng quản lý sản phẩm đạt hiệu quả cao theo đúng quy trình công nghẹ của từng phân xưởng, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng của từng sản phẩm. Để đạt được thành tích đó phải kể đến sự đóng góp rất lơn của bộ máy kế toán trong công ty đã cung cấp những thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời cho bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là những thông tin trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Qua thời gian thực tập, với việc nghiên cứu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cùng với kiến thức đã tiếp thu ở trường, em xin đưa ra một số nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội như sau: Những ưu điểm cơ bản Về tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến của công ty bao bì 27-7 Hà nội đã chia rõ chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc, các phòng ban, mỗi bộ phận phụ trách một lĩnh vực riêng và đều dưới sự chỉ đạo chung của giám đốc. Nó đảm bảo quyền chỉ huy của ban giám đốc và phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng. Bộ máy quản lý của công ty được bố trí một cách gọn nhẹ, có sự tách biệt khác nhau về chuyên môn nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, có khả năng cung cấp thông tin cho nhau và kiểm tra chéo về mặt nhiệm vụ. Điều đó giúp cho ban giám đốc có được thông tin tổng hợp, chính xác để có thể đưa ra quyết định một cách chính xác và kịp thời nhất. Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Cùng với sự phát triển chung của công tác quản lý, bộ máy kế toán đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán kinh tế của công ty. Nhận thức được vai trò của kế toán, công ty đã xây dựng bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các phần hành. Bộ máy kế toán của công ty vẫn đang hoạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao và đang ngày càng hoàn thiện hơn công tác tổ chức và chuyên môn. Để có được điều này thì phải nói đến vai trò của trưởng phòng tài vụ, đã điều hành chỉ đạo mọi hoạt động của phòng một cách kịp thời, hợp lý và chặt chẽ. Về công tác kế toán tại công ty. Công ty bao bì 27-7 Hà nội đã tổ chức thực hiện công tác kế toán đầy đủ cho tất cả các phần hành kế toán, hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách, hệ thống tài khoản đúng với chế độ kế toán hiện hành mà bộ tài chính quy định. Hệ thống chứng từ được luân chuyển hợp lý giữa các phần hành kế toán và được lưu trữ cẩn thận; hệ thống sổ sách được tổ chức khoa học, chặt chẽ đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, tăng cường hiệu quả làm việc. Các phần hành kế toán được công ty xây dựng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành đồng thời phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của đơn vị. Tuy nhiên khi áp dụng vào từng phần hành cụ thể, riêng biệt thì công ty đã có những điểm khác biệt so với chế độ kế toán hiện hành. Những hạn chế cần khắc phục. * Về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được công ty xác định là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp công ty sản xuất nhiều mặt hàng cùng một lúc, mỗi mặt hàng lại chia ra nhiều phân xưởng cùng sản xuất thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy sẽ làm giảm khả năng quản lý chi phí sản xuất theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Mặt khác, đối với một số khoản mục chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sẽ dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm thiếu chính xác. * Về việc kế toán khấu hao tài sản cố định Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, khi phát sinh chi phí sửa chữa tài sản cố định, công ty hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh. Điều đó giúp cho kế toán giảm bớt được khối lượng công việc nhưng công ty sẽ phải gánh chịu chi phí có thể được phân bổ qua nhiều kỳ kế toán, làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ tăng ngoài dự kiến. Công ty chưa áp dụng các chuẩn mực mới về tài sản cố định do bộ tài chính ban hành. Những tài sản cố định có giá trị dưới 10 triệu đồng chưa được công ty chuyển thành công cụ dụng cụ. Khấu hao tài sản cố định hiện nay công ty vẫn áp dụng nguyên tắc tròn tháng mà chưa áp dụng nguyên tắc tròn ngày. Công ty không sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định mà công ty chỉ sử dụng sổ tài sản cố định và bảng đăng ký khấu hao tài sản cố định được lập mỗi năm một lần. Điều đó sẽ làm cho các nhà quản trị không có cái nhìn tổng quan về mức khấu hao tài sản cố định kỳ này so với kỳ trước. * Công tác tính giá thành sản phẩm. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, trong khi đối tượng tính giá thành của công ty là từng sản phẩm hoàn thành. Điều này dẫn đến việc xác định giá thành sản phẩm hoàn thành phụ thuộc lớn vào các ước tính kế toán đặc biệt là phụ thuộc vào giá thành kế hoạch và định mức cho một sản phẩm. Việc phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho sản phẩm hoàn thành theo phương pháp tỷ lệ là phù hợp với tình hình của công ty hiện nay, tuy nhiên phương pháp này có những nhược điểm sau: Khi yếu tố đầu vào để sản xuất biến động không đều sẽ dẫn tới việc tính giá thành sản phẩm không chính xác. Công ty không lập thẻ tính giá cho sản phẩm hoàn thành và không tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội. Kế toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ . * Kế toán chi phí nguyên vật liệu Hiện nay tại công ty, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được phòng kế hoạch và phòng tài vụ theo dõi. Với việc áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền để xác định giá vật tư xuất kho thì việc hàng tháng kế toán xác định giá trị vật tư nhập, xuất kho là hợp lý. Tuy nhiên, điều này không cho phép công ty theo dõi được sự biến động của giá vật liệu nhập kho một cách kịp thời và chính xác. Theo phương pháp hạch toán hiện này tại công ty, giá vật tư sau khi qua công đoạn tổng hợp được nhập kho dự trữ cho sản xuất chỉ bao gồm giá các vật tư thực tế xuất kho ( các loại hạt) còn các chi phí phát sinh ở công đoạn sản xuất này chưa được hạch toán vào chi phí sản xuất thành phẩm trong kỳ dẫn đến chi phí sản xuất trong kỳ tăng lên. Như vậy, công ty đã không thực hiện đúng theo quy định trong chuẩn mực “ Hàng tồn kho” được ban hành và công bố theo quyết định số 149/ 2001/ QĐ-BTC ngày 31/ 12 / 2001 của Bộ tài chính, các văn bản này quy định: hàng tồn kho phải được tính theo giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với các khoản phế liệu thu hồi từ sản xuất, công ty không hạch toán giảm trừ khỏi chi phí sản xuất kinh doanh . Khi thanh lý phế liệu, kế toán mới hạch toán khoản thu nhập này là thu nhập khác, việc này dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tăng lên. Công ty nên hạch toán khoản mục này như sau: - Khi phế liệu thu hồi nhập kho : Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi Có TK 154 : Giá trị phế liệu thu hồi - Khi thanh lý phế liệu thu hồi : + Phản ánh thu nhập từ thanh lý : Nợ TK 111,112, 131,… : Số tiền thu từ hoạt động thanh lý Có TK 711 : Thu nhập từ thanh lý phế liệu Có TK 33311 : Thuế GTGT đầu ra phải nộp + Phản ánh giá vốn phế liệu thanh lý : Nợ TK 811 : Giá trị phế liệu thanh lý Có TK 152, 153 : Giá trị phế liệu thanh lý * Kế toán chi phí công cụ dụng cụ. Đối với công cụ dụng cụ sử dụng nhiều lần, công ty không tiến hành phân bổ cho nhiều kỳ kế toán mà ghi trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh, điều này dẫn đến việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ không được chính xác. Công ty nên sử dụng tài khoản 142, 242 để phân bổ chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đối với công cụ dụng cụ phân bổ trong năm kế toán sử dụng tài khoản 142, trong trường hợp công cụ dụng cụ sử dụng nhiều năm thì kế toán sử dụng tài khoản 242 để theo dõi quá trình phân bổ. Mức phân bổ chi phí công cụ dụng cụ được xác định như sau : Khi xuất kho công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành lập kế hoạch phân bổ chi phí công cụ dụng cụ để xác định mức phân bổ cho từng lần phân bổ vào chi phí. Giá trị một lần sử dụng = 100% giá trị CCDC xuất dùng Số lần phân bổ Trong đó số lần phân bổ được công ty xác định phụ thuộc vào dự toán chi phí, kế hoạch phân bổ chi phí và thời gian sử dụng hữu ích của công cụ dụng cụ. Trình tự ghi sổ tổng hợp như sau: - Khi xuất dùng công cụ dụng cụ sử dụng được nhiều lần ra sử dụng, kế toán ghi : Nợ TK 142, 242 :100% giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Có TK 153 : 100% giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng - Phân bổ dần chi phí công cụ dụng cụ vào chi phí : Nợ TK 627, 641, 642 : giá trị một lần phân bổ Có TK 142, 242 : giá trị một lần phân bổ - Khi tiến hành phân bổ lần cuối, hoặc khi công cụ dụng cụ bị báo hỏng, mất, khi đó tính ta giá trị phân bổ lần cuối : Giá trị phân bổ lần cuối = 100% giá trị CCDC xuất dùng - Giá trị phế liệu thu hồi - Số phải bồi thường Số lần phân bổ Nợ TK 111, 152 : phế liệu thu hồi nhập kho hoặc bán Nợ TK 334, 1388 : số phải bồi thường Nợ TK 627, 641, 642 : số phân bổ lần cuối Có TK 142, 242 : giá trị chưa phân bổ còn lại Ví dụ : Khi xuất kho Dụng cụ- Phụ tùng 20 Dao cắt ra sử dụng vào tháng 7 cho sản xuất. Theo định mức, dao cắt sử dụng 6 tháng phải thay ra, khi đó kế toán hạch toán khoản chi phí này như sau: Do dụng cụ này sử dụng qua 2 kỳ kế toán nên số lần phân bổ vào chi phí là 2. Khi đó giá trị phân bổ một lần vào chi phí được tính như sau: Giá trị một lần phân bổ = 20 x 65.000 = 650.000(đ) 2 Khi xuất dao cắt ra sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 242 : 1.300.000 Có TK 153 : 1.300.000 Phân bổ dần chi phí dao cắt vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quý III: Nợ TK 627 : 650.000 Có TK 242 : 650.000 Khi tiến hành phân bổ chi phí dao cắt cho quý IV, kế toán xác định giá trị phế liệu thu hồi là 2.000 đ/ dao cắt. Tính ra giá trị phân bổ lần cuối vào chi phí sản xuất kinh doanh : Giá trị phân bổ lần cuối = 1.300.000 - 20 x 2.000 = 610.000(đ) 2 Kế toán ghi: Nợ TK 152 : 40.000 Nợ TK 627 : 610.000 Có TK 242 : 650.000 * Kế toán dự phòng hàng tồn kho. Công ty bao bì 27-7 Hà nội là đơn vị chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng nên số lượng hàng tồn kho cuối kỳ thường rất ít, do vậy công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nếu xảy ra giảm giá vật tư tồn kho thì giá vốn bán hàng của công ty sẽ tăng lên và làm giảm lợi nhuận của công ty trong kỳ đó. Do đó cuối các kỳ hạch toán công ty nên tiến hành đánh giá lại giá trị của vật tư tồn kho, xác định và dự đoán khả năng giảm giá của vật tư để có những kế hoạch lập dự phòng giảm giá cho vật tư tồn kho. Theo điều 19 chuẩn mực 02- Hàng tồn kho, quy định: cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng cần trích lập, được xác định như sau: Số dự phòng cần trích lập cho năm N + 1 = Số lượng hàng tồn kho ngày 31/ 12/ N x Đơn giá gốc hàng tồn kho - Đơn giá ước tính có thể bán Kế toán lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá được tính riêng cho từng mặt hàng và được thực hiện vào cuối niên độ kế toán (ngày 31/ 12) trước khi lập báo cáo tài chính năm. Sau khi xác định vật tư có thể giảm giá trong kỳ tới, công ty có thể lập bảng tính dự phòng giảm giá vật tư tồn kho để theo dõi chi tiết tài khoản dự phòng giảm giá vật tư tồn kho cho từng loại vật tư. Mẫu sổ này như sau: Bảng số 16 : bảng tính dự phòng giảm giá vật tư Quý … năm… Stt Tên vật tư Số lượng tồn kho cuối quý Đơn giá Số dự phòng đã lập Số dự phòng phải lập Số dự phòng hoàn nhập Số dự phòng phải lập thêm Ghi sổ Thực tế Chênh lệch Tổng cộng Trình tự ghi sổ như sau : Khi tính ra giá trị vật tư có thể giảm giá trong kỳ tới, kế toán ghi : Nợ TK 632 : Số dự phòng phải lập Có TK 159 : Số dự phòng phải lập Khi thực tế xảy ra giảm giá vật tư tồn kho, kế toán ghi : Nợ TK 159 : Số dự phòng đã lập Nợ ( Có ) TK 632 : Số lập thiếu ( thừa ) Có TK 152, 153 : Giá trị vật tư giảm giá Cuối kỳ kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi : Nợ TK 159 : Số dự phòng phải hoàn nhập Có TK 632 : Số dự phòng phải hoàn nhập Ví dụ : Cuối năm 2004, công ty tồn kho 20.000 kg hạt LD, được ghi sổ kế toán 5.000đ/ kg, dự kiến giá trị thuần có thể thực hiện được sang năm sau là 4.500đ/ kg. Kế toán tiến hành tính toán mức cần trích lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng năm 2005 = 17.000 x ( 5.000 – 4.500) = 8.500.000đ Kế toán ghi định khoản: Nợ TK 623 : 8.500.000 Có TK 159 : 8.500.000 Kế toán khấu hao tài sản cố định. Hiện nay, công ty đang tiến hành tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng, tức là tài sản cố định đưa vào sử dụng trong tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao, tài sản cố định giảm trong tháng thì tháng sau thôi tính khấu hao. Theo quy định số 206/ 2003/ QĐ- BTC ngày 12/ 12/ 2003 của bộ tài chính và chuẩn mực kế toán mới hiện nay, tài sản cố định được tính khấu hao theo nguyên tắc cập nhật, tức là tài sản cố định tăng ngày nào thì bắt đầu tính khấu hao ngày đó, tài sản cố định giảm ngày nào thì thôi tính khấu hao ngày đó. Mức khấu hao tài sản cố định được xác định như sau : Đối với những tài sản cố định mới đưa vào sử dụng ( hoặc thôi sử dụng ), mức khấu hao của tháng đưa vào sử dụng ( hoặc thôi sử dụng ) được tính như sau : Mức khấu hao phải trích trong tháng = Số ngày sử dụng trong tháng x Mức khấu hao tháng 30 Đối với những tài sản cố định đã đưa vào sử dụng, mức khấu hao được tính như sau : Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm 12 Ví dụ : Đối với máy tính Pentum III + máy in có nguyên giá : 14.218.500đ được đưa vào sử dụng từ ngày 15/ 12/ 2003 với mức khấu hao 10%. Trong tháng 12 công ty không tính khấu hao cho tài sản này,nhưng theo quy định mới, tài sản cố định này phải được tính khấu hao , mức khấu hao của máy tính này trong tháng 12/ 2003 được xác định như sau : Mức khấu hao tháng = 14.218.500 x 10% = 118.487,5đ 12 Mức khấu hao tháng = 15 x 118.487,5 = 59.243,75 30 Tài sản cố định hiện này được công ty theo dõi chung cho toàn doanh nghiệp và được theo dõi theo từng chủng loại, điều đó giúp công ty có cái nhìn tổng quát về tình hình tài sản cố định của toàn công ty nhưng không cho phép công ty theo dõi tình hình tài sản cố định của từng phân xưởng, từng bộ phận. Vì vậy, có thể dẫn đến việc sử dụng tài sản cố định không được phát huy được hết năng lực vốn có của nó do không được theo dõi khấu hao tài sản cố định của từng phân xưởng. Mặt khác, công ty không sử dụng bảng tính và phân bổ khấu hao mà chỉ sử dụng sổ tài sản cố định. Việc lập bảng tính và phân bổ khấu hao sẽ giúp cho nhà quản lý có thể so sánh được mức biến động về khấu hao của tài sản cố định, đồng thời cũng biết được mức độ khấu hao của từng nhóm tài sản cố định trong kỳ. Do vậy, công ty nên sử dụn bảng tính khấu hao tài sản cố định để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình sử dụng tài sản cố định và mức biến động của khấu hao tài sản cố định. 2.2.3. Kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Công ty cũng không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, công ty nên căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định để trích trước chi phí cho việc sửa chữa lớn này. Hàng tháng kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn trong kỳ bằng cách lấy tổng chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định theo kế hoạch chia cho kỳ hạch toán. Trình tự hạch toán như sau: Nợ TK 627, 641, 642 : số trích trước 1 kỳ Có TK 335 : số trích trước 1 kỳ Khi công việc sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 335 : số trích trước Nợ TK 627, 641, 642 : số trích thiếu Có TK 2413 : chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335 : số trích thừa Có TK 627, 641, 642 : số trích thừa Ví dụ: Định kỳ 6 tháng, công ty tiến hành sửa chữa bảo dưỡng hệ thống cắt dán đáy túi có nguyên giá là 342.370.500đ, chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch là 10.000.000đ, công ty tiến hành trích trước chi phí này trong 2 kỳ, kế toán định khoản như sau: Khi tiến hành trích trước vào các quý: Nợ TK 627 : 5.000.000 Có TK 335 : 5.000.000 Khi sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán căn cứ vào sổ chi phí thực tế phát sinh và sổ đã trích trước để ghi sổ. Chi phí thực tế chi cho sửa chữa hệ thống này là:10.500.000đ. Kế toán ghi: Nợ TK 335 : 10.000.000 Nợ TK 627 : 500.000 Có TK 2413 : 10.500.000 Kế toán tính giá thành sản phẩm . Hiện nay công ty không lập thẻ tính giá thành sản phẩm và sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Việc lập sổ chi phí sản xuất kinh doanh sẽ giúp kế toán giảm bớt khối lượng công việc, tuy nhiên công ty không thể theo dõi chi tiết tình hình chi phí sản xuất kinh doanh theo từng khoản mục trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán lập thẻ giá thành cũng giúp cho công ty giảm bớt khối lượng công việc kế toán cần thực hiện nhưng công ty không theo dõi được từng khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm hoàn thành.. Công ty nên lập 2 loại sổ này để theo dõi được chi phí sản xuất và việc tính giá thành sản phẩm của đơn vị mình. Bảng số 17 sổ chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản: Tên phân xưởng Tên sản phẩm, dịch vụ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Ghi nợ tài khoản Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra TK… TK … Số dư đầu kỳ Cộng phát sinh Ghi có TK … Số dư cuối kỳ Bảng số 18 thẻ giá thành sản phẩm dịch vụ Quý … năm… Tên sản phẩm, dịch vụ … chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục 621 622 627 1. CPSXKD dở dang đầu kỳ 2. CPSXKD phát sinh trong kỳ 3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 4. CPSXKD dở dang cuối kỳ Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí cho sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí và phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành. áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu của công tác quản lý về các thông tin tài chính trong doanh nghiệp phải được cung cấp kịp thời, chính xác, đặc biệt là những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán máy có ưu điểm hơn kế toán thủ công là lưu trữ và truy nhập dữ liệu nhanh, chính xác, giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán, tiết kiệm chi phí, cung cấp thông tin kịp thời giúp cho việc ra quyết định quản trị nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi một số điều kiện như mã hoá thông tin đầu vào, phải xử lý các quan hệ thông tin liên quan đến nhiều phần hành một cách đồng bộ và đòi hỏi về trình độ của nhân viên kế toán. Hiện nay, phòng kế toán đã được trang bị máy tính nhưng phần mềm kế toán máy vẫn chưa được áp dụng và cài đặt, công dụng của kế toán máy vẫn chưa được đem vào công tác kế toán. Công tác kế toán chủ yếu được thực hiện thủ công nên công suất làm việc chưa cao, dễ dẫn đến tình trạng dồn việc vào cuối tháng. Công ty nên có một phần mềm kế toán ( như phần mềm kế toán Fast Accouting) phù hợp với đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của công ty và đặc điểm sản xuất kinh doanh. Đồng thời công ty cũng nên tạo điều kiện nâng cao trình độ kế toán của các nhân viên phòng kế toán như cử đi học nghiệp vụ,…, nâng cao ttình độ tiếp cận tin học và sử dụng thành thạo chương trình kế toán trên máy tính Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mục tiêu mang tính chiến lược cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận. Do đó, việc tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không đơn giản là phương pháp ghi chép và nó phải thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp. Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm ở nhiều góc độ khác nhau là một việc hết sức cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp nhìn thấy được khả năng và nguồn lực của mình để có những kế hoạch và quản lý giá thành có hiệu quả, đồng thời nó cung cấp những thông thông tin để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hạ giá thành sản phẩm. Định kỳ, kế toán cần tiến hành phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo những nội dung sau: * Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành giữa các kỳ sản xuất, kế toán tiến hành so sánh giá thực tế giữa các kỳ để xem xét doanh nghiệp đã thực hiện tiết kiệm chi phí hay chưa. * Tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch giá thành giữa các năm, cần đi sâu phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu trong giá thành. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phân tích tình hình thực hiện chi phí trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hoá, xem xét sự tăng, giảm và những nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nghiên cứu. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đánh giá chung tình hình thực hiện chi phí trên 1000 đồng doanh thu theo chỉ tiêu sau: Chi phí trên 1000đ doanh thu = Tổng chi phí sản xuất sản phẩm x 1000 Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu này phản ánh lượng chi phí sản xuất bỏ ra để đạt được 1000đ doanh thu. Chỉ tiêu này giảm là dấu hiệu khả quan cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trường hợp ngược lại, doanh nghiệp cần tìm ra các chiến lược kinh doanh mới có hiệu quả hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận trên 1000 đồng doanh thu: Lợi nhuận trên 1000đ doanh thu = Lãi thực hiện x 1000 Tổng giá thành sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh mức lãi thu được khi bỏ ra 1000 đồng chi phí, biểu thị hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có thể đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tại công ty bao bì 27-7 Hà nội theo quý IV năm 2003 và quý IV năm 2004: Bảng 19 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các năm Stt chỉ tiêu Quý IV/ 2003 Quý IV/ 2004 1 Tổng doanh thu 28.537.330.020 35.882.360.852 2 Tổng giá thành sản xuất 24.264.015.186 29.813.093.611 3 Lãi hoạt động sản xuất 4.273.314.834 6.069.267.241 4 Chi phí trên 1000đ doanh thu 850 831 5 Lãi trên 1000đ chi phí sản xuất 176 204 Để hiểu rõ hơn, ta cần xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng giá thành qua 2 quý trên. Bảng 20 Tỷ trọng các khoản mục chủ yếu trong giá thành sản phẩm Khoản mục Quý IV/ 2003 Quý IV/ 2004 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Chi phí NVLTT 19.306.865.521 81,7 25.496.131.256 79,7 Chi phí nhân công trực tiếp 982.620.866 4,1 1.573.365.971 4,9 Chi phí sản xuất chung 3.351.145.794 14,2 4.944.289.579 15,4 Cộng 23.640.632.181 100 32.013.786.806 100 Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của một số sản phẩm chủ yếu, bằng cách so sánh giá thành kế hoạch và giá thành thực tế sản xuất sản phẩm trong kỳ. Từ đó doanh nghiệp sẽ biết được tình hình sản xuất những sản phẩm nào đã thực hiện tốt kế hoạch và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất đối với sản phẩm chưa thực hiện tốt kế hoạch. 2.3.2. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hạ thấp giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu đặt ra cho mọi doanh nghiệp, nó đòi hỏi công tác quản lý và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được chú trọng để đảm bảo cung cấp những thông tin thật chính xác, quá trình sản xuất phải tiết kiệm vật tư, sử dụng lao động và máy móc thiết bị phải đảm bảo với năng suất cao nhất. Qua thời gian nghiên cứu về quy trình công nghệ sản xuất và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội, em thấy rằng công ty cần tiếp tục tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm, có thể theo một số hướng sau: Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn, khoảng 70-80% tổng chi phí sản xuất. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là giảm được một khoản chi phí đáng kể. Mặt khác trong điều kiện hiện nay giá nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng lên, công ty không thể kiểm soát được. Do đó công ty nên sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu để giảm bớt phần nào chi phí sản xuất và giảm được giá thành sản phẩm. Để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguyên vật liệu, công ty cần phải yêu cầu các phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, và công ty cũng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc bảo quản, sử dụng và quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ. Đồng thời, để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định với chất lượng tốt, công ty nên tìm kiếm những nhà cung cấp lâu dài, cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng với giá rẻ hơn giá thị trường. Một số biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu : - Không ngừng quản lý, theo dõi chặt chẽ các định mức nguyên vật liệu thông qua đó có những điều chỉnh sao cho mức tiêu hao vật chất là thấp nhất. - Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, công ty nên có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với những trường hợp sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu. - Có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu để có thể đảm bảo được hoạt động của công ty là liên tục và khi có biến động về giá cả không làm ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và giá thành của sản phẩm. Nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất lao động đồng nghĩa với giảm mức hao phí lao động cần thiết cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Công ty nên nghiên cứu, tổ chức kế hoạch sản xuất một cách khoa học, sắp xếp công việc hợp lý, không để sản xuất bị ngắt quãng cũng như không được tăng cường độ lao động quá mức gây mệt mỏi cho công nhân viên làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, đồng thời công ty cũng bố trí lao động hợp lý và quản lý lao động chặt chẽ đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện lao động cần thiết như bảo hộ lao động, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời,… Công ty có thể tổ chức thi đua nâng cao năng suất lao động trong toàn đơn vị, có hình thức khen thưởng thoả đáng cho những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc với việc nâng cao năng suất lao động và lấy đó làm điển hình để nhân rộng ra toàn công ty. Để có thể nâng cao năng suất lao động công ty cần phải có những biện pháp cụ thể như : - Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, công ty có thể lựa chọn hình thức đào tạo là tự đào tạo hoặc liên kết với các tổ chức khác để đào tạo. - Cải tạo môi trường làm việc thoải mái và tinh thần tập thể cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Tăng cường cải tạo điều kiện làm việc của người lao động, thực hiện tốt các chế độ đãi ngộ, có chế độ khen thưởng hợp lý, không ngừng nâng cao điều kiện sống của người lao động để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. - Bố trí lao động hợp lý giữa các khâu, các bộ phận, bố trí đúng người đúng việc. c. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung. Để giảm bớt khoản mục chi phí này, bên cạnh những biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tăng năng suất lao động, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định bằng một số biện pháp sau: + Có kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị một cách tối ưu nhất, đảm bảo sử dụng hết công suất thiết kế, đồng thời có kế hoạch sửa chữa thường xuyên, hợp lý nhằm kéo dài tuổi thọ của máy móc. + Huy động vốn đầu tư thêm máy móc, thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ phục vụ sản xuất để thay thế những thiết bị đã quá cũ hay đã bị hư hỏng. + áp dụng phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hợp lý trên cơ sở các quy định của nhà nước để đảm bảo tài sản cố định sử dụng có hiệu quả, tránh hao mòn vô hình và thu hồi nhanh giá trị hao mòn của tài sản cố định. Ngoài việc sử dụng hết công suất máy móc, thiết bị, đối với tài sản cố định, công ty có thể tính khấu hao theo phương pháp giá trị còn lại. Theo phương pháp này, công ty sẽ thu hồi vốn nhanh, có điều kiện đầu tư trang thiết bị. Tuy nhiên, phương pháp tính khấu hao này sẽ làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định trong những năm đầu tiên sử dụng tài sản cố định, nhưng đến những năm tiếp theo, đặc biệt là khi tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí khấu hao, có điều kiện hạ thấp giá thành sản phẩm. Như vậy, để có những biện pháp quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích giá thành trên nhiều góc độ và bằng các phương pháp khác nhau, xem xét sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất cũng như sự biến động chung của nền kinh tế. Từ đó doanh nghiệp có thể thấy được khả năng tiềm tàng cũng như những khó khăn, bất cập còn tồn tại để có những định hướng trong công tác quản lý cũng như trong công tác tổ chức sản xuất, có những biện pháp hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, tạo sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe như hiện nay. Kết luận Nền kinh tế thị trường với những nhược điểm vốn có vẫn là một nền kinh tế tiên tiến hiện nay. Nó khuyến khích các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên bằng cách tự điều tiết giá cả thông qua quan hệ cung, cầu trên thị trường. Đây là môi trường tốt cho các doanh nghiệp năng động, sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ và cơ hội kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải có hướng đi riêng của mình theo xu thế phát triển của xã hội. Vấn đề hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt nam. Để có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, bởi vì trong nền kinh tế thị trường thì giá cả là tín hiệu của nền kinh tế. Với ý nghĩa quan trọng của vấn đề chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã nghiên cứu đề tài : “ Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty bao bì 27-7 Hà nội ” với hy vọng tìm hiểu sâu về thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra các phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS. TS Phạm Thị Gái và cán bộ phòng kế toán của công ty bao bì 27-7 Hà nội và đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp để em có thể hiểu hơn về thực tế áp dụng chế độ kế toán vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Danh mục tài liệu tham khảo Hệ thống kế toán doanh nghiệp ( Quyết định 1141 TC/ QĐ/ CMKT). Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp ( Chủ biên : Võ Văn Nhị). Kế toán tài chính trong doanh nghiệp ( Chủ biên : Nguyễn Văn Công). Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Lý thuyết hạch toán kế toán. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Phân tích hoạt động kinh doanh. Chuẩn mực kế toán Việt nam. Một số văn bản pháp luật của nhà nước : Thông tư số 63/ 1999/ TT- BTC ngày 7/ 6/ 1999 “ Hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp nhà nước ” Tạp chí Tạp chí kế toán Tạp chí kinh tế phát triển Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I : Thực trạng công tác kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại công ty baobì 27-7 Hà nội 3 1.1 Khái quát chung về công ty bao bì 27-7 Hà nội 3 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3 1.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty 5 1.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 8 1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 9 1.2 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất tại công tybao bì 27-7 Hà nội 12 1.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 12 1.2.2 Đặc điểm các khoản mục tính giá thành sản phẩm 13 1.2.3 Quy trình tính giá thành sản phẩm 15 1.3 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 1.4 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 29 1.5 Hạch toán chi phí sản xuất chung 38 1.6 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh 46 1.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 48 Phần II : Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội 52 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội 52 2.1.1. Những ưu điểm cơ bản 53 2.1.2. Những hạn chế cần khắc phục 54 2.2. Một số ý kiến kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì 27-7 Hà nội 56 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 56 2.2.2. Kế toán khấu hao tài sản cố định 61 2.2.3. Kế toán trích trước, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định 62 2.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm 63 2.2.5. áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán 65 2.3. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 65 2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 65 2.3.2. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 68 Kết luận 72 Danh mục tài liệu tham khảo 73 Mục lục 74

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0094.doc
Tài liệu liên quan