Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại phòng kế toán công ty, em đã nắm được tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và thực tế hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Trong một cơ chế mới cùng với sụ thay đổi chính sách kinh tế tài chính, công tác hạch toán kế toán tại công ty đã phát huy vai trò quan trọng của mình đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh đặc biệt là việc phản ánh và kiểm soát tình hình tiêu thụ tại công ty.
Bằng những kinh nghiệm thực tế đã thu thập được kết hợp với kiến thức đã học ở trưòng em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quản tiêu thụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội” . Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PSG.TS Nguyễn Minh Phương và tập thể cán bộ công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
65 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quản tiêu thụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác tiêu thụ hàng hoá đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong bất kỳ đơn vị kinh doanh thương mại nào, công tác tiêu thụ hàng hoá luôn đóng một vai trò đặc biệt, vô cùng quan trọng. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội không phải là một ngoại lệ.
Kết quả của công tác tiêu thụ hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, và thu nhập khác.
Thu nhập hoạt động tài chính của công ty chủ yếu từ các nguồn: số tiền chiết khấu thanh toán được do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn, lãi từ mua trái phiếu chính phủ… Chính vì vậy thu nhập từ hoạt động tài chính tại công ty chỉ chiếm một phần nhỏ so với lãi gộp từ tiêu thụ hàng hoá.
Trong khi đó, thu nhập khác là khoản thu nhập không ổn định. Thu nhập khác của công ty chủ yếu từ việc cho thuê kho, nhận hàng cho không từ đơn vị khác… Năm 2004, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là -1.379.120.463Đ, còn thu nhập khác là 1.879.918.083Đ, chính vì vậy công ty mới đạt Lợi nhuận sau thuế là 360.574.286Đ. Do đó, thu nhập khác cũng chiếm một phần khá quan trọng đối với công ty.
Trong những năm qua, Lãi gộp từ hoạt động tiêu thụ hàng hoá đều đạt hơn 28tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính để công ty đạt được lãi sau thuế cao.
Với những phân tích trên, ta thấy công tác tiêu thụ hàng hoá đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đóng một vai trò quan trọng của công ty. Nhận thấy được điều này, công ty đã có nhiều biện pháp nhằm đạt được kết quả tiêu thụ hàng hoá tốt nhất.
3.2. Kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá
3.2.1. Kế toán chi tiết hàng hoá
Hàng hoá của công ty bao gồm chủ yếu là các mặt hàng phân bón như phân urêa, phân SA, Phân DAP…Các mặt hàng này được nhập khẩu trực tiếp từ một số nước Trung Quốc, các nước Trung Đông mua từ tổng công ty vật tư nông nghiệp, mua tại các công ty khác như công ty suphe phôtphat Lâm Thao.
Khi mua vào giá hàng hoá nhập kho được tính theo giá thực tế do kế toán tập hợp chi phí trên cơ sở các chứng từ hợp lệ cho từng lô hàng. Giá thực tế hàng nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập theo công thức sau:
Giá vốn thực tế nhập kho
=
Giá mua hàng hoá
-
Các khoản giảm trừ (nếu có)
Nếu là hàng hoá mua trong nước thì giá mua và chi phí thu mua là giá ghi trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT.
Nếu là hàng hoá nhập khẩu thì giá mua là: Giá CIF + thuế nhập khẩu.
Khi mua hàng sẽ phát sinh chi phí thu mua. Chi phí thu mua là chi phí vận chuyển, lưu trữ, bốc dỡ không bao gồm thuế GTGT. Tuy nhiên tại công ty này, chi phí thu mua không được tính vào giá vốn thực nhập kho mà được hạch toán toàn bộ vào chi phí bán hàng.
Ví dụ: ngày 20/8/2005 công ty mua từ tổng công ty vật tư nông nghiệp 219 tấn phân urea, đơn giá bao gồm cả thuế GTGT là 5250853.3Đ/tấn, thuế GTGT 10/%.
Ta có:
Giá vốn thực tế nhập kho = 219 * ( 5250853.3 / 1.1 ) = 10.462.397Đ
Đối với hàng xuất kho, giá xuất được áp dụng theo phương pháp giá thực tế đích danh theo công thức:
Giá vốn hàng xuất bán
=
Số lượng hàng xuất ra
*
Đơn giá thực tế mua của mặt hàng đó
Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng số 2836, bán hàng cho công ty giống Lai Châu , ngày 23/8/2005 xuất bán 100 tấn phân ureea. Theo phương pháp trên:
Giá vốn thực tế của phân urea xuất bán: 100 * 4.773.503 = 477.350.300
Để quản lý hàng hoá về cả mặt số lượng , chất lượng và giá trị một cách chính xác, kịp thời và thống nhất, Công ty tổ chức kế toán chi tiết đối với từng loại, từng mặt hàng theo phương pháp thẻ song song. Theo phưong này kế toán chi tiết hàng hoá được thực hiện ở cả bộ phận kho và phòng kế toán. Sơ đồ hạch toán chi tiết như sau:
Phiếu nhập
Phiếu nhập
Thẻ kho
Thẻ kế toán chi tiết hàng hoá
Bảng tổng hợp
N-X-T
Sổ tổng hợp
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối kì
Quan hệ đối chiếu
Khi có nhu cầu mua hàng nhân viên phòng kinh doanh của đơn vị sẽ tìm kiếm mặt hàng và ký hợp đồng với khách hàng. Hàng hoá nhập về được ban kiểm nghiệm kiểm tra chất lượng, xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn quy định, sau đó mới tiến hành nhập kho. Tất cả loại hàng hoá nhập kho đều phải lập phiếu nhập kho.
Tại kho.
Khi mua hàng căn cứ vào hoá đơn mua hàng bộ phận cung ứng viết phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên đặt giấy than viết một lần, gồm:
+ Liên 1: Lưu tại cuống
+ Liên 2: Giao cho người nhận hàng
+ Liên 3: Giao cho thủ kho để luân chuyển giữa thủ kho và kế toán
Biểu số:
Đơn vị :CPXNK vật tư Nông nghiệp. Mẫu số:01-VT
Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài Chính.
PHIẾU NHẬP KHO Số:15
Ngày 20 tháng 01 năm 2005 Nợ:
Có:
Họ tên người giao hàng
Nhập tại kho: Kho của công ty
STT
Tên, nhãn hiệu,quy cách,phẩm chấthàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực nhập
1
Phân Urêa
Tấn
219
219
4.773.503
10.462.397
2
Cộng
4.773.503
10.462.397
Cộng thành tiền(Viết bằng chữ):
Nhập,ngày 20 tháng 01 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(ký,họ tên, đóng dấu) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên)
Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho, và phiếu xuất kho thủ kho ghi vào thẻ kho theo các cột tương ứng về mặt số lượng. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng hợp nhập, xuất, tính ra số tồn kho trên từng thẻ kho. Như vậy thông qua việc lập thẻ kho, đơn vị có thể theo dõi chính xác được tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá về mặt số lượng .
Biếu số:
Đơn vị :CPXNK vật tư Nông nghiệp. Mẫu số:06-VT
Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài Chính.
TH Ẻ KHO
Ngày lập thẻ:1 tháng 2
Tờ số:
-Tên,nhãn hiệu,quy cách hàng hoá: Ph ân Urêa
- Đơn vị tính:Tấn
-Mã số:
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày
N,X
Số lượng
Số hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
A
B
C
D
E
1
2
3
1
Tồn đầu kỳ
31631,035
2
10/01
Xuất cho Phuc NĐ
100
31731,035
3
15/01
Nhập t ừ tổng công ty
219
31950,035
4
23/01
Xu ất cho Cty giông Lai châu
200
31750,035
…….
Cộng
329
4766.7
27193.3
Tại phòng kế toán.
Hàng tuần thủ kho tập hợp các chứng từ liên quan đến việc nhập, xuất hàng hoá gửi lên phòng kế toán để kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Trên cơ sở các chứng từ trên kế toán hàng hoá sẽ tiến hành ghi vào sổ chi tiết hàng hoá. Sổ chi tiết hàng hoá này được mở chi tiết cho từng hàng hoá tương ứng với thẻ kho và theo dõi cả về giá trị, số lượng.
Đồng thời từ các sổ chi tiết hàng hoá trên kế toán lấy số liệu để lên bảng tổng hợp xuất nhập tồn kho hàng hoá. Trên bảng tổng hợp này mỗi loại hàng hoá được ghi một dòng và là cơ sở để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.
Như vậy, việc hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song đã góp phần làm đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót.
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP-XUẤT- TỒN HÀNG HOÁ
Tháng 1 năm 2005
Tên ,nhãn hiệu,quy cách hàng hoá
ĐV
T
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
B
C
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐạmUréa
Đạm SA
ĐAP
…….
Cộng
Tấn
Tấn
Tấn
…..
31631
209
3775
……
122269662220
410256364
16019413690
…..
220378859735
329
39.8
4287
…..
13993371825
90574571.5
20151101954
……
42483904307.9.
4766.7
13.825
3844.7
…….
19623720624.6
30664997
17885197755.8
……
48860252154.3
27193.3
234.975
3217.3
…..
116639313420
470165939
18285317888
…….
214002511889
3.2.2. Kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hoá
Khi tiêu thụ hàng hoá, giá vốn hàng bán được xác định như sau:
Giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kì
=
Số lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
*
Giá vốn đơn vị hàng hoá mua vào
Đồng thời doanh thu của số hàng bán này được tính theo công thức sau:
Doanh thu hàng bán trong kì
=
Số lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
*
Đơn giá bán
Ví dụ: Căn cứ vào hợp đồng số 2836, bán hàng cho công ty giống Lai Châu , ngày 23/8/2005 xuất bán 100 tấn phân ureea, đơn giá không gồm thuế GTGT là 5.653.456Đ Theo phương pháp trên:
Giá vốn thực tế của phân urea xuất bán:100 * 4.773.503=477.350.300Đ
Đồng thời doanh thu của số hàng này là:100 *5.653.456=565.345.600Đ
Khi bán hàng kế toán căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hoá để viết hoá đơn GTGT, hoặc hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho.
Biểu mẫu: Hóa đơn giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN Mấu số:01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 3(HT)
Ngày tháng năm
Đơn vị bán hàng:
Địa chỉ
Số TK:
Điên thoại: Mã số:
Họ và tên người mua hàng:
Tên đơn vị:
Số TK:
Hình thức thanh toán:
STT
Tên hàng hoá,dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1
2
…
Phân Urêa
Tấn
100
5.653.456
565.345.600
Cộng tiền hàng 565.345.600
Thuế suất GTGT: 10% tiền VAT: 56.534.560
Tổng cộng tiền thanh toán: 621.880.160
Số viết bắng chữ: năm trăm hai kăm triệu tám lăm nghìn ba trăm ba mươi nghì đồng
Người mua hàng
(ký họ tên)
Người bán hàng
(ký họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký họ tên)
Hoá đơn này được lập thành 3 liên đặt giấy than viết 1 lần: Liên 1 màu đen lưu tại cuống; Liên 2 màu tím giao cho khách hàng; Liên 3 màu xanh dùng để luân chuyển và thanh toán.
Khi xuất hàng hoá bán qua kho của công ty theo hợp đồng đã kí kết với khách hàng, xuất phát từ việc áp dụng giá thực tế đích danh xác định giá vốn của hàng hoá xuất bán. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng bộ phận cung ứng vật tư viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên đặt giấy than viết 1 lần: Liên 1 Lưu tại cuống; Liên 2 Giao cho người nhận hàng; Liên 3 giao cho thủ kho dùng để luân chuyển giữa thủ kho và kế toán.
Đơn vị: CPXNK vật tư Nông nghiệp. Mẫu số :02-VT
Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số:1141/TC/QĐ-CĐKT
Ngày 01-11-1995 của Bộ tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 1 năm2005
Số :
Nợ:
Có:
-Họ và tên người nhận: Địa chỉ(Bộ phận)
-Lý do xuất kho:
STT
Tên và nhãn hiệu,quy cách phẩm chất vật tư(sản phẩm hàng hóa)
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Đạm Urea
Cộng
Tấn
100
5.653.456
565.345.600
Xuất,ngày 10 tháng1 năm2005
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho
phận sử dụng cung tiêu (ký họ tên) (ký họ tên) (ký họ tên) (ký họ tên)
Căn cứ vào phiếu xuất kho và hoía đơn GTGT hoặc căn cứ vào Hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho kế toán tiêu thụ hàng hoá vào sổ chi tiết bán hàng.
3.3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá
Công ty áp dụng phương pháp Kê khai thường xuyên để hạch toán tổng hợp hàng hoá ,tiêu thụ hàng hoá và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
3.3.1. Kế toán tổng hợp hàng hoá
* Chứng từ sử dụng:
Để hạch toán tiêu thụ hàng hoá công ty sử dụng các chứng từ sau:
Hoá đơn GTGT, Hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho.
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
Phiếu chi và giấy báo nợ ngân hàng
* Tài khoản sử dụng
Để hạch toán hàng hoá công ty sử dụng các TK sau:
+ TK156: hàng hoá
+ TK632: Giá vốn hàng bán
+ TK641: Chi phí bán hàng
Ngoài ra còn sử dụng các TK như:133, 3331, 111, 112,331….
* Sổ sách sử dụng:
Công ty mở sổ chi tiết TK156 cho từng loại mặt hàng, Sổ caí TK156, Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng ghi sổ.
* Trình tự hạch toán:
Căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, kế toán sẽ vào sổ chi tiết TK156 đồng thời vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được lập mỗi tuần một lần và theo nội dung các tài khoản. Chính vì thế khi mua hang bên cạch việc lập sổ chi tiết TK 156 kế toán sẽ lập chứng ghi sổ về nhập kho hàng hoá, về thuế GTGT của hàng hoá.
- Để phản ánh Giá vốn thực tế hàng nhập kho, kế toán định khoản như sau:
+ TH hàng mua trong nước
Nợ TK 156
Nợ TK 133
Có TK 111. 112. 331…
+ TH hàng nhập khẩu
Trị giá hàng mua được phản ánh qua bút toán
Nợ TK 156
Có TK 3333
Có TK331
VAT hàng nhập khẩu được phản ánh qua bút toán:
Nợ TK 133
Có TK 33312
Khi thanh toán thuế nhập khẩu và thế GTGT của hàng nhập khẩu kế toán ghi bút toán sau:
Nợ TK 3333
Nợ TK33312
Có TK111, 112
- Để phản ánh chi phí thu mua hàng, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331,…
Công ty tiến hành xuất bán hàng hoá cho khách hàng theo các hợp đồng đã kí kết. Căn cứ vào việc xác định giá vốn hàng xuất ra theo phương pháp giá thực tế đích danh, kế toán vào sổ chi tiết TK156, sổ chi tiết TK 632 đồng thời lập chứng từ ghi sổ phản ánh việc xuất bán hàng hoá
Khi bán hàng căn cứ vào việc xác định giá thực xuất kho kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 632
Có TK 156
Khi có nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, cùng với việc ghi giảm doanh thu kế toán ghi:
Nợ TK156
Có TK 632
Các TK 156, 632 được mở chi tiết cho từng loại mặt hàng
Hàng tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán sẽ lên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Đồng thời trên cơ sở sổ chi tiết TK156, và chứng từ ghi sổ kế toán sẽ vào sổ cái TK156 và sổ cái các TK khác có liên quan.
Sổ chi tiết theo dõi cho từng mặt hàng nhằm mục đích quản trị nội bộ, còn các sổ cái chính là cơ sở trực tiếp để lên các báo cáo tài chính định kì, cung cấp cho các đối tượng quan tâm bên ngoài đơn vị một cách chính xác, kịp thời và thống nhất.
Biểu số: CTGS phản ánh việc xu ất bán hàng hoá
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:241
Ngày 20 tháng 1 năm 2005
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Nợ
Có
-Xuất 100 Tấn urea cho PhúcNĐ
- Xuất Đạm SA cho công ty vật tư T.Hóa
…..
632
632
…..
156
156
….
477.350.300
9814745
….
477.350.300
9814745
…..
Cộng
48860252154.3
48860252154.3
SỔ CÁI TK 156
Tháng 1 năm 2005
Tên TK : Hàng hoá. SH: 156
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
29
Số dư đầu kỳ
Nhập Đạm Urea
Xuất Đạm SA
Xuất Phân DAP
………
111
632
632
220378859735
851923710
…..
9814745
4471299439
……
Cộng PS
Số dư cuối kỳ
42483904307,9
214002511889
48860252154,3
3.3.2. Kế toán tổng hợp tiêu thụ hàng hoá
* Chứng từ sử dụng
Để kế toán ban đầu quá trình tiêu thụ hàng hoá, công ty sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
Hoá Đơn GTGT, hoá Đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho
Phiếu thu và giấy báo có của ngân hàng
- Chứng từ về giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
* Tài khoản sử dụng:
- TK156 hàng hoá
- TK632 Giá vốn hang bán
- TK511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng mặt hàng.
- TK 531: Hàng bán bị trả lại
- TK 532 Giảm giá hàng bán
- TK 131: Phải thu của khách hàng
- TK 3331: thuế GTGT đầu ra
Ngoài ra để kế toán quá trình tiêu thụ hàng hoá, đơn vị còn sử dụng các TK 111, 112, 635…
* Sổ sách sử dụng
Công ty mở sổ chi tiết TK 511 để phản ánh doanh thu từng mặt hàng,
Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng kí chứng chứng từ ghi sổ, sổ cái TK 511 và các sổ cái khác có liên quan.
* Trình tự hạch toán:
+ Hạch toán doanh thu
Công ty cổ phần XNK vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà nội là đơn vị kinh doanh thương mại, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Hầu hết các mặt hàng của doanh nghiệp đều chịu mức thuế suất 10%. Vì vậy doanh thu của đơn vị là toàn bộ số tiền tiêu thụ hàng hoá tính theo giá hoá đơn không bao gồm thuế GTGT. Công ty không có hoạt động bán hang nội bộ nên chỉ có doanh thu bán hàng ra ngoài.
Khi có nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, căn cứ vào các hoá đơn GTGT và trên cơ sở các hợp đã kí kết với khách hàng, kế toán vào sổ chi tiết TK 511. Sổ chi tiết này được mở cho từng mặt hang để theo dõi doanh thu của mỗi mặt hàng đó đồng thời lập chứng từ ghi sổ phản ánh doanh thu của hàng hoá tiêu thụ, lập sổ báo xuất hàng hoá cho các mặt hàng từng tháng nhằm quản lý chi tiết, phục vụ cho việc quản trị nội bộ.
Khi xuất bán hàng hoá cho khách hàng theo các hợp đồng đã kí kết,
kế toán tiến hành phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 156, 157
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK111, 112 Trường hợp khách hàng thanh toán ngay
Nợ TK131 Trường hợp khách hàng mua chịu
Có TK 511 Doanh thu bán hàng không bao gồm VAT
Có TK 3331: VAT đầu ra
Hàng tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán sẽ lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Đồng thời căn cứ vào sổ chi tiết TK 511 và chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái TK 511 và các sổ cái khác có liên quan.
Ví dụ : Dinh khoản só cụ thê
SỔ CHI TIẾT TK 511
Tháng 01 năm 2005
Hàng hóa: Đạm Urea
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30
30
30
243
244
251
30
30
30
Bán 100 tấn Urea cho PhúcNĐ
Bán 200 tấn Urea cho C.ty VT T.Hóa
……..
Kết chuyển doanh thu
111
131
911
10.260.931.465
565.345.600
1.130.691.200
Cộng số dư cuối kỳ
10.260.931.465
10.260.931.465
SỔ CÁI TK511
Tháng 01 năm 2005
TK 5111:Doanh thu bán hàng hoá
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30
30
30
….
30
243
244
245
….
252
30
30
30
….
30
Bán Urea cho PhucNĐ
Bán đạm SA cho C.ty v.tư Thanh Hóa
Bán phân DAP choC.ty VTNNN Điện Biên
……..
Kết chuyển DTBH
111
131
112
….
911
…….
51.304.657.324
565.345.600
12.147.456
6.274.188.208
……..
Cộng phát sinh
51.304.657.324
51.304.657.324
Thông qua việc theo dõi doanh thu chi tiết theo từng mặt hàng và tình hình tiêu thụ của tất cả các mặt hàng thông qua hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết trên kế toán sẽ cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho quá trình ra quyết định ban lãnh đạo.
+ Hạch toán giá vốn hàng bán
Khi xuất hàng căn cứ vào phiếu xuất kho, bên cạnh việc phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản doanh thu và chứng từ ghi sổ, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết giá vốn hàng bán.
SỔ CHI TIẾT TK 632
Tháng 01 năm 2005
Hàng hóa: Đạm Urea
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30
30
….
240
241
….
253
30
30
….
Bán 100 tấn Urea cho Phuc NĐ
Bán 200 tấn Urea cho c.ty VT T.Hóa
……
kết chuyển giá vốn
156
156
….
911
477.350.300
954.700.600
……
9.754.650.431
Cộng số phát sinh
9.754.650.431
9.754.650.431
Hàng tháng, căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 632 và chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái TK 632.
SỔ CÁI TK632
Tháng 01 năm 2005
TK :Giá vốn hàng hoá bán ra
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30
30
30
30
…
30
240
241
244
245
….
253
30
30
30
30
….
30
Bán Urea cho PhucNĐ
Bán Urea cho C.ty VTTH
Bán Đạm SA cho C.ty VTTH
Bán Phân DAP choC.tyVTD.Biên
…….
Kết chuyển Giá Vốn
156
156
156
156
…..
911
477.350.300
954.700.600
10.152.123
5.969.265.369
…..
48.773.252.156
Cộng PS
48.773.252.156
48.773.252.156
+ Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trong quá trình bán hàng của công ty phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Công ty không tiến hành chiết khấu thương mại cho khách hàng khi khách hàng tiến mua hàng với khối lượng lớn.
Đối với giảm giá hàng bán: Khoản này chỉ xẩy ra khi công ty chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận vì lí do hàng bán kém phẩm chất hay không dung quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Khi các chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán, kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh khoản giảm giá hàng bán và kết chuyển khoản này để xác định khoản giảm trừ doanh thu.
Nếu khách hàng đã thanh toán tiền mua hàng, công ty thanh toán cho khách hàng khoản giảm giá đã chấp thuận . Kế toán ghi
Nợ TK 532
Nợ TK 3331
Có TK111, 112, 3388
Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền mua hàng, kế toán ghi giảm số phải thu của khách hàng đúng bằng số giảm giá đã chấp thuận ghi:
Nợ TK 532
Nợ TK3331
Có TK131
Cuối kì kế toán kết chuyển khoản giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần trong kì, từ đó tính ra kết quả của kì đó.
Nợ TK 511
Có TK 532
Đối với hàng bán bị trả lại: khoản này chỉ xẩy ra khi công ty xuất nhầm, xuất sai quy cách, chủng loại hàng hoá vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, hàng kém phẩm chất.
Giá trị của hàng bị trả lại tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn theo công thức:
Giá trị số hàng bị trả lại = Số lượng của hàng bị trả lại * Đơn giá bán
Khi có khoản này phát sinh, hàng bán bị trả lại mang đến công ty phải có hoá đơn GTGT và sự đồng ý của ban lãnh đạo. Bộ phận cung ứng hàng hoá viết phiếu nhập kho và thủ kho cho tiến hành nhập kho đối với số hàng hoá này. Trên cơ sở các hoá đơn chứng từ này, kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại.
Khi phát sinh khoản này kế toán phản ánh việc thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại bằng định khoản sau:
Nợ TK 531
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112, 131
Cuối kì, kế toán kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần.
Nợ TK 511
Có TK 531
Nếu phát sinh các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại như trên, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết TK doanh thu cho từng mặt hàng tương ứng để xác định doanh thu thuần. Đồng thời căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái TK 531, 532.
Trong năm qua, các khoản giảm trừ này không xẩy ra tại đơn vị.
Như vậy, kế toán tiêu thụ hàng hoá đã trở thành công cụ sắc bén để đánh giá thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh thông qua việc đảm bảo tính thống nhât về phạm vi, nhiêm vụ và phương pháp tinh toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan. Trên cơ sở số liệu và thông tin do kế toán cung cấp, ban lãnh đạo cân nhắc và đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời để chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
3.4.1. Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của công ty
Trước hết, công ty xác định doanh thu bán hàng trong kỳ dựa trên sổ cái tài khoản doanh thu. Trên cơ sở sổ cái các tài khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán (các khoản giảm trừ doanh thu), kế toán xác định doanh thu thuần bán hàng theo công thức:
Doanh thu thuần bán hàng
=
Doanh thu bán hàng
-
Các khoản giảm trừ
Dựa trên số liệu sổ cái tài khoản Giá vốn hàng bán, kế toán tính ra, kế toán tính ra Giá vốn hàng bán tiêu thụ trong kỳ, từ đó xác định lãi gộp qua công thức.
Lãi gộp
=
Doanh thu thuần bán hàng
-
Giá vốn hàng bán
Tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội, chi phí thu mua hàng được hạch toán thẳng vào Chi phí bán hàng trong kỳ. Chính vì vậy, căn cứ vào sổ cái tài khoản 641, 642 kế toán tập hợp được chi phí bán hàng , chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Từ đó xác định được lợi nhuận thuần tiêu thụ bằng công thức sau:
Lợi nhuận thuần tiêu thụ
=
Lãi gộp
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.4.2. Kế toán chi phí bán hàng
Chí phí bán hàng là một bộ phận của chi phí lưu thông phát sinh nhằm thực hiện các nghiệp vụ bán hàng hoá kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chí phí bán hàng được bù đắp bằng doanh thu thuần thực hiện của hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính.
Tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp1 Hà Nội, chí phí bán hàng bao gồm:
- Chí phí nhân viên bán hàng: Bao gồm tiền công và quỹ trích nộp bắt buộc theo tiền công(bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn).
- Chi phí vật liệu bao bì chi dùng thực tế cho nhu cầu sữa chữa tài sản; xử lí hàng hoá dịch vụ, bao gói hàng để tăng thêm giá trị thương mại cho hàng hoá.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định của các khâu bán hàng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: như chi phí điện nước, hoa hồng đại lý…
- Chi phí bằng tiền khác…
Ngoài ra, trong quá trình mua hàng chi phí thu mua hàng hoá được hạch toán vào chi phí bán hàng.
Mặc dù kinh doanh là một trong những hoạt động chính của đơn vị nhưng công ty không có bộ phận bán hàng riêng, hoạt động này do phòng thị trường đảm nhận.
Là một đơn vị kinh doanh thương mại, chi phí bán hàng phát sinh tương đối lớn. Chính vì vậy việc tiết kiệm các chi phí liên quan tới bán hàng luôn được công ty quan tâm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tại công ty TK 641 không được chi tiết thành các tiểu khoản.
Khi phát sinh các khoản chi bán hàng, tuỳ nội dung chi phí, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ (đối với chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, đối với công cụ dụng cụ căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ; đối với chi phí khấu hao TSCĐ căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác căn cứ vào các Hóa đơn dịch vụ mua ngoài,…), kế toán lập chứng từ ghi sổ tập hợp các khoản chi phí này.
Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội trong tháng 08 năm 2005, kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh khoản chi phí này
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 211
Ngày 20 tháng 01 năm 2005
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Trích 19/% BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận bán hàng tháng 01/ 05
15% BHXH
2% BHYT
2% KPCĐ
641
3383
3384
3382
8.949.325
1.173.240
1.173.240
Tổng
10.122.565
Các nội dung chi phí khác được tập hợp trên các CTGS tương tụ khoản mục trên.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng được phân bổ cho kinh doanh vào TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ.
Từ chứng từ ghi sổ được lập trên đây, số liệu được kế toán lập vào Sổ chi tiết TK 641 và Sổ cái TK 641.
SỔ CÁITK 641
Tháng 01 năm 2004
TK 641: Chi phí bán hàng
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30
30
30
30
30
211
211
214
216
255
30
30
30
30
30
Trích 15/% BHXH cho BP bán hàng
Trích 2% BHYT cho BP bán hàng
………
Phân bổ tiền lương cho BP bán hàng
……….
Trích chi phí thu mua hàng
……….
Kết chuyển chi phí bán hàng
3383
3384
3341
111
911
8.949.325
1.193.240
34.007.435
1.003.765.795
1.350.715.867
Cộng phát sinh
1.350.715.867
1.350.715.867
Thông qua hệ thống sổ trên (Sổ chi tiết và Sổ cái), đơn vị có thể theo dõi được chi phí bán hàng, từ đó xác định chính xác chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, góp phần quan trọng phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong kỳ và đưa ra được các biện pháp kịp thời quản lý khoản chi phí này.
3.4.3. Kế toán chi quản lý doanh nghiệp
Chi phí doanh nghiệp là một loại chi phí thời kỳ, cũng giống chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được bù đắp bởi các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hoá, hoạt động tài chính thuộc kỳ xác định kết quả. Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm các yếu chi như chi phí bán hàng, tuy vậy công dụng chi phí của các yếu tố có sự khác biệt. Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng và các khoản chi phí kinh doanh không gắn được với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, tại công ty chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế - phí - lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Công ty không phân chia TK 642 thành các tiểu khoản. Thêm vào đó, trước đây công ty không sử dụng TK 642 mà các chi phí phát sinh liên quan tới việc quản lý doanh nghiệp được tập hợp vào chi phí bán hàng trong kỳ. Năm 2005 công ty mới tiến hành tách riêng chi phí quản lý doanh nghiệp ra.
Khi phát sinh các khoản chi phí này, tuỳ vào nội dung chi phí, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ (đối với chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; đối với chi phí công cụ dụng cụ căn cứ vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ; đối với chi phí khấu hao TSCĐ căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; đối với các khoản chi phí khác như thuế - phí - lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác căn cứ vào các hoá đơn dịch vụ mua ngoài, chứng từ thanh toán,…) kế toán lập CTGS tập hợp các khoản chi phí này.
Ví dụ: Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 8 năm 2005. Kế toán lập chứng từ ghi sổ phản ánh khoản chi phí này.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 226
Ngày 30 tháng 01 năm 2005
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi
chú
SH
NT
Nợ
Có
Trích khấu hao TSCĐ trong tháng 1/ 05
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp
…..
642
…..
….
214
10.023.400
…..
11.130.500
Tổng
11.130.500
11.130.500
Việc tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ tiến hành tương tự như chi phí bán hàng trong kỳ.
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ.
SỔ CÁI TK642
Tháng 01 năm 2004
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30
30
30
30
30
226
223
223
223
256
30
30
30
30
30
Trích khấu hao bộ phận QLDN
Trích 15% BHXH cho BP QLDN
Trích 2% BHYT cho BPQLDN
Trích 2% KPCĐ cho BP QLDN
…….
Kết chuyển chi phí QLDN
214
3383
3384
3382
911
11.130.500
10.256.352
1.367.513
1.367.513
59.724.997
Cộng phát sinh
59.724.997
59.724.997
3.4.4. Kế toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động kinh doanh (kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính) và kết quả hoạt động khác. Chuyên đề này chỉ đề cập tới kết quả tiêu thụ hàng hoá của công ty. Đó là chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp - kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Để xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá, cuối kỳ kế toán trên cơ sở các chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK đã được lập trên kế toán xác định doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, từ đó xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ thông qua việc sử dụng các TK sau:
TK 911 - Xác định kết quả
TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Trình tự kế toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá:
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK xác định kết quả trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 511: 51.304.657.324
Có TK911: 51.304.675.324
- Kết chuyển giá vốn hàng bán của hàng hoá tiêu thụ vào TK xác định kết quả trong kỳ, Kế toán ghi:
Nợ TK 911: 48.773.252.156
Có TK 632: 48.773.252.156
- Kết chuyển chi phí bán hàng phân bổ cho kinh doanh, tính cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 1.350.715.867
Có TK 641: 1.350.715.867
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho kinh doanh, tính cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 59.724.997
Có TK 642: 59.724.997
- Cuối tháng, tính và kết chuyển kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 1.120.964.305
Có TK 421: 1.120.964.305
Trên cơ sở các chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết và sổ cái các TK trên, kế toán vào sổ chi tiết TK 911 theo từng loại hàng hoá và Sổ cái TK 911.
SỔ CÁI TK911
Tháng 01 năm 2004
TK 911: X ác đ ịnh kết quả tiêu thụ hàng hoá
NT
GS
CTGS
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
30
30
30
30
30
253
255
256
252
257
30
30
30
30
30
Kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng
Kết chuyển chi phí bán hàng trong tháng
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng
Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng hoá trong tháng
Kết chuyển lãi bán hàng hoá trong tháng
632
641
642
511
421
48.773.252.156
1.350.715.867
59.724.997
1.120.964.305
51.304.657.324
Cộng phát sinh
51.304.657.324
51.304.657.324
PHẦN II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG SẢN CẤP I HÀ NỘI
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY
Nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đã đặt các doanh nghiệp vào đúng vị trí của mình. Doanh nghiệp nào hoạt động có hiệu quả thì tồn tại, ngược lại sẽ diệt vong. Có thể nói, kinh tế thị trường đang thực hiện chức năng bài trừ, chắt lọc làm lành mạnh hoá nền kinh tế. Muốn đánh giá đúng khả năng hoạt động của mình các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác hạch toán kinh doanh nói chung và công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá nói riêng. Là đơn vị trực thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà
Nội đã nỗ lực vương lên trở thành đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. Qua một thời gian thực tập, nghiên cứu tình hình thực tế về công tác hạch toán kinh doanh, đặc biệt công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá của đơn vị em có một vài nhận xét về những ưu điểm và các mặt còn hạn chế của công ty như sau:
1. Những ưu điểm
* Đối với công tác kế toán nói chung của công ty
- Bộ máy kế toán được tổ chức một cách ngọn nhẹ khoa học: Mỗi nhân viên kế toán được phân công công việc cụ thể cho từng phần hành kế toán dưới sự giám sát của kế toán trưởng và Ban Giám Đốc. Đội ngũ cán bộ kế toán được đào tạo có trình độ chuyên môn và năng lực tốt, do đó luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc.
- Tổ chức vận dụng chế độ Tài Khoản của công ty vừa đảm bảo tuân thụ những quy định hiện hành của chế độ, những chuẩn mực kế toán được ban hành, lại vừa phù hợp với đặc thù của công ty.
- Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán và hệ thống Báo Cáo Tài Chính được lập đầy đủ thông tin, vừa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành vừa phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Đồng thời chúng được lưu trữ một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra và bảo quản.
* Đối với công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá nói riêng.
Thời gian qua tổ chức công tác kế toán này của đơn vị đã đóng góp rất nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nó đã trở thành công cụ nhạy bén để đánh giá thực trạng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan. Nhờ có bộ phận kế toán này mà công ty có thể nhận biết hoạt động nào đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty và ngược lại. Trên cơ sỏ số liệu và thông tin do kế toán cung cấp, những nhà quản lý của đơn vị cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh.
- Để phản ánh trung thực và chính xác tình hình nhập, xuất, tồn, tình hình tiêu thụ hàng hoá, kế toán đã sử dụng đầy đủ các chứng từ và tài khoản kế toán có liên quan đến nhập, xuất hàng hoá, bán hàng, thanh toán với khách hàng. Đồng thời, kế toán mở các sổ chi tiết và sổ tổng hợp để theo dõi chi tiết và tổng hợp, đảm bảo phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đơn vị đã thực hiện tốt việc bố trí thủ kho để theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất hàng hoá của công ty cùng với kế toán.
- Trong công tác hạch toán ban đầu, các chứng từ được lập có cơ sở đầy đủ, chính xác, phản ánh được toàn diện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Việc luân chuyển chứng từ ở các cửa hàng, đơn vị trực thuộc công ty nói chung đã được xây dựng bởi một trình tự luân chuyển hợp lý, được hệ thống hoa theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian phát sinh…và được đóng theo từng quyển có đánh số thứ tự để thuận tiện cho việc tìm kiếm, theo dõi và đối chiếu khi cần thiết.
- Về phương pháp kế toán chi tiết hàng hoá công ty chọn phương pháp thẻ song song là phù hợp với mặt hàng kinh doanh của mình. Nó vừa đơn giản trong khâu ghi chép, so sánh, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót lại vừa cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng mặt hàng kịp thời, chính xác.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, tổ chức công tác kế toán của đơn vị còn tồn tại một số nhược điểm cần xem xét, khắc phục để đạt hiệu quả ngày càng cao.
2. Những tồn tại cần khắc phục.
* Đối với công tác kế toán nói chung của công ty
- Về tổ chức bộ máy kế toán
Việc kiêm nhiệm các phần hành kế toán là trên cơ sở đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhằm mục tiêu hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay ở công ty kế toán tổng hợp vừa làm nhiệm vụ của nhân viên kế toán tổng hợp lại kiêm nhiệm phần hành kế toán hàng hoá, như vậy công việc khá nặng.
Hiện nay, tại công ty chỉ có 6 nhân viên kế toán kể cả kế toán trưởng, như vậy mỗi người làm ở một bộ phận. Điều này ảnh hưởng tới năng suất lao động của mỗi nhân viên nhất là khi công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh
- Về áp dụng kế toán máy
Việc áp dụng các phần mềm kế toán nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng độ chính xác cao, cũng như tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên hiện nay công ty chưa áp dụng kế toán máy vào quá trình xử lý thông tin kế toán, mà sử dụng những phần mềm văn phòng thông thường như Excel. Với mặt hàng kinh doanh đa dạng, khối lượng lớn rất cần thiết áp dụng phần mềm kế toán để xử lý thông tin kế toán tại công ty.
- Về tổ chức công tác kế toán quản trị
Mặc dù vai trò, vị trí của kế toán quản trị là vô cùng quan trọng, không thể tách rời của hệ thống kế toán, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay công tác kế toán quản trị ở công ty chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức một cách độc lập như kế toán tài chính. Kế toán quản trị đã tạo ra phần lớn các thông tin trực tiếp cung cấp cho các nhà quản trị để họ ra các quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty. Nó là phương thức để Ban Giám Đốc kiểm tra một cách có hiệu quả hoạt động của công ty.
* Đối với công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá nói riêng.
- Về phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho.
Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính giá xuất hàng hoá là không phù hợp. Trong doanh nghiệp thương mại, số lượng hàng hoá là rất lớn, các nghiệp vụ bán hàng, mua hàng, phát sinh rất nhiều. Vì vậy, việc tính giá xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh sẽ gây khó khăn rất lớn cho thủ kho cũng như các nhân viên kế toán. Việc áp dụng xuất kho theo phương pháp này đòi hỏi việc quản lý hàng hoá của công ty phải rất chặt chẽ quá trình lưu kho, lưu trữ phải được thiết kế rất khoa học, không những thế các sổ sách của công ty cũng phải rất chính xác, nếu có sai sót mặc dù rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công tác hạch toán giá vốn của công ty.
- Về việc tính toán, phân bổ chi phí thu mua.
Mặc dù là doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nhưng TK 156 – Hàng hoá của công ty lại không được chi tiết thành các tiểu khoản phản ánh giá vốn hàng mua vào và chi phí thu mua. Công ty không sử dụng TK 1562 “chi phí thu mua hàng hoá” để phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua mà lại sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng “để hạch toán các khoản chi này. Điều này không phù hợp vì hạch toán như vậy sẽ dẫn tới tình trạng chi phí bán hàng lên khá cao. Đồng thời không phản ánh được trung thực giá vốn của hàng xuất bán - thấp hơn so với thực tế. Chính vì vậy, sẽ phản ánh không chính xác kết quả của hoạt động lưu chuyển hàng hoá. Không những thế nó còn gây khó khăn cho công tác phân tích kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh: Như làm tăng tỷ suất lãi gộp trên vốn,…
Mặt khác, kế toán không phân bổ chi phí thu mua hàng hoá cho số hàng bán ra và số hàng còn lại trong kho chưa tiêu thụ hết. Các chi phí phát sinh, cuối kỳ kế toán chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả tiêu thụ. Như vậy việc làm này không hợp lý. Vì theo nguyên tắc, nếu như số lượng hàng tồn kho giữa các kỳ có biến động lớn, liên quan nhiều đến hàng tồn kho và các khoản chi phí phát sinh lớn thì cần phải được phân bổ cho hàng hoá bán ra và hàng còn lại trong kho, để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí. Đồng thời nếu không thực hiện việc phân bổ này ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ trong kỳ làm lãi và kết quả cuối cùng không chính xác.
- Về tài khoản 641, 642
Hiện nay, tại công ty không chỉ có TK 156 không được chia thành các tiêu khoản mà TK 641, TK 642 cũng thế. Do đó nội dung các khoản mục chi phí của TK 641, TK 642 không được thể hiện. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho các đối tượng cần quan tâm tới công ty cũng như cho công tác quản trị của công ty khi TK 641 và TK 642 phát sinh quá lớn doanh nghiệp muốn điều chỉnh nội dung các khoản mục chi phí sẽ rất khó khăn. Nguyên nhân là do công ty không thể hiện các nội dung này nên công ty sẽ khó khăn trong việc nên điều chỉnh chi phí nào cho hợp lý.
- Là một doanh nghiệp thương mại công ty có quan hệ với nhiều khách hàng, trong đó khách hàng quen chiếm một số lượng không nhỏ nhưng công ty không thực hiện chiết khấu thương mại khi bán hàng. Điều chưa thực sự khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của công ty.
Những hạn chế trên đây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty. Do đó, đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời để hoàn thiện các tồn tại trên, để kế toán thực sự phát huy vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của mình.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY.
Dựa trên những nhận xét nêu trên, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội.
* Để xác định chính xác kết quả tiêu thụ hàng hoá trong kỳ, đối với khoản trích thưởng cho khách hàng mua nhiều, đơn vị phải ghi nhận đây là một khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại) và kế toán ghi như sau:
Nợ TK 521 : Chiết khấu bán hàng hoá
Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Có TK 111, 112, 131
Đến cuối kỳ, kết chuyển khoản giảm trừ này để xác định doanh thu thuần thực hiện được trong kỳ:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hoá
Có TK 521: Chiết khấu bán hàng hoá
* Về phương pháp đánh giá hàng xuất kho hiện nay công ty đang sử dụng là không phù hợp. Với các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá xuất nhập nhiều và giá cả các loại mặt hàng không ổn định nên phương pháp tính giá xuất thích hợp nhất đối với công ty theo em là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này không chỉ phù hợp với công ty mà còn giảm được khối lượng công việc ghi chép của các nhân viên kế toán.
Khi xuất hàng hoá theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Công thức xác định như sau:
Giá trị hàng hoá tồn Đầu kỳ
+
Giá trị hàng hoá mua trong kỳ
Số lượng hàng hoá tồn Đầu kỳ
+
Số lượng hàng hoá mua trong kỳ
=
Giá bình quân
cả kỳ dữ trữ
Trị giá vốn hàng xuất kho
=
Số lượng hàng hoá xuất trong kỳ
*
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
* Về hạch toán chi phí thu mua hàng
Trong quá trình mua hàng, các chi phí phát sinh thu mua hàng công ty nên hạch toán vào TK 1562 “chi phí thu mua hàng hoá”, không nên cho vào chi phí bán hàng trong kỳ. Điều này sẽ giúp cho việc xác định giá vốn hàng bán ra của công ty và kết quả kinh doanh được chính xác, đồng thời tạo điều kiện phản ánh trung thực các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp hạch toán:
Khi phát sinh chi phí mua hàng kế toán hạch toán sau:
Nợ TK 1562 : Chi phí thu mua không thuế
Nợ TK 133 : Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331…. Tổng giá thanh toán
Phương pháp phân bổ:
Chi phí mua hàng là khoản chi ngoài giá mua thực tế hàng hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để hàng hoá thu mua về nhập kho. Lô hàng mua về có thể được tiêu thụ ngay trong kỳ hoặc chờ đến kỳ sau, do đó để đảm bảo cân bằng giữa thu nhập và chi phí tạo ra nó, cuối kỳ kế toán phải phân bổ chi phí thu mua cho trị giá hàng xuất bán và tồn kho trong kỳ theo công thức sau:
Chi phí mua hàng phát sinh trong kì
Chi phí thu mua tồn đầu kì
+
Giá trị hàng hoá tiêu thụ trong kì
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá tiêu thụ trong kì
*
=
Tổng giá trị hàng hoá tồn kho cuối kì và tiêu thụ trong kì
Khi phân bổ kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 1562 : Chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất
* Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá các chi phí liên quan phát sinh được hạch toán vào TK 641, nhưng tại công ty tài khoản này không được chi tiết thành các tiểu khoản phản ánh nội dung từng khoản mụa phí. Để tối ưu tiêt kiệm cHi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế công ty nên chi tiết TK 641 thành các tiểu khoản sau:
TK 6411 - Chi phí nhân viên
TK 64111 – Chi phí tiền lương
TK 64112 – Chi BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 6412 – Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6413 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6414 – Chi phhí dịch vụ mua ngoài
TK 6415 – Chi phí bằng tiền khác
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ VÀ NÂNG CAO LỢI NHUẬN TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG SẢN CẤP I HÀ NỘI
1. Phân tích tình hình tiêu thụ
Kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2004 ; 2005 được thể hiện bằng các chỉ tiêu ở bảng trang bên:
Tổng doanh thu năm 2005 đạt 615655887893 đồng tăng 130396835325 ( tức là tăng 27%) nguyên nhân là do công ty đã bán được số lượng hàng hoá nhiều hơn, thị trường tiêu thụ được mở rộng, công ty đã có kế hoạch kinh doanh tốt hơn năm trước. Giá vốn hàng bán năm 2005 là 585279025866 đồng tăng 128950673184 đồng( tức là tăng 28%) trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu là 27%. Đây là sự biến động cùng chiều giữa doanh thu và giá vốn hàng bán, điều đó có nghĩa là sản lượng bán ra và sản lượng nhập vào tỷ lệ thuận với nhau. Như vậy công ty kinh doanh khá ổn định; Tổng chi phí bán hàng năm 2005 giảm so với năm 2004 là (3702470493)tức là gần 19% chứng tỏ doanh nghiệp đã có kế hoạch chi tiết kiệm, trong khi sản lượng hàng hoá nhập và hàng hoá bán được đều tăng. Về lợi nhuận hoạt động kinh doanh năm 2004 là(1379120463), như vậy năm này công ty làm ăn không hiệu quả nguyên nhân chủ yếu là do công ty không bán được nhiều hàng thể hiện thông qua chi phí bán hàng cao. Tuy nhiên thu nhập từ hoạt động khác lại cao là 1879918083 do lợi nhuân từ việc cho thuê cửa hàng, và được nhận hàng không mất tiền.Lợi nhuận sau thuế năm 2005 là 396 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 360574286 đồng hay là 10%. Như vậy tuy có gặp nhiều khó khăn như: giá các mặt hàng nông nghiệp, nông sản giảm nhưng công ty vẫn tăng lãi.
STT
Các chỉ tiêu
Số tiền
Chênh lệch
Năm 2004
Năm 2005
±
%
1
Doanh thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ
485259052568
615655887893
130396835325
27
2
Giá vốn hàng bán
456328352682
585279025866
128950673184
28
3
Lãi gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
28930699886
30376862027
1446162141
5
4
Doanh thu hoạt động tài chính
1741269715
1174393486
(566876229)
(33)
5
Chi phí hoạt động tài chính
12140029168
14097835577
1957806409
16
Trong đó lãi phải trả
12140029168
14097835577
1957806409
16
6
Chi phí bán hàng
19911060896
16208590403
(3702470493)
(19)
7
Chi phí quản lý
716699961
716699961
8
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
(1379120463)
528129572
1907250035
(138)
9
Thu nhập khác
1879918083
254736306
(1625181777)
(86)
10
Chi phí khác
0
232865878
232865878
11
Lợi nhuận khác
1879918083
21870428
(1858047655)
(99)
12
Lợi nhuận trước thuế
500797620
550000000
49202380
10
13
Thuế thu nhập doanh nghiệp
140233334
154000000
13766666
10
14
Lợi nhuận sau thuế
360574286
396000000
35425714
10
2. Các giải pháp nâng cao lợi nhuận hàng hoá của công ty
Là một công ty xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại dịch vụ thì nhiêmj vụ chủ yếu của công ty là thực hiện quá trình luân chuyển hàng hoá: Lấy tiền mua hàng và bán hàng thu tiền. Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa số tiền thu về và số tiền bỏ ra, hay nói cách khác là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Để có doanh thu cao thì công ty phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hoá.
Thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội là rất rộng, trải dài từ Bắc tới Nam. Là một công ty đã hoạt động lâu năm vì thế nên Công ty cũng có một lượng không nhỏ các khách hàng truyền thống. Để mở rộng thị phần tiêu thụ, công ty phải chú ý những vấn đề sau:
- Bảo đảm chất lượng hàng hoá bán ra, không ngừng nâng cao chất lượng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Muốn vậy, yêu cầu đầu tiên đối với công ty là tìm được nguồn hàng uy tín, đảm bảo chất lượng. Như vậy, công ty phải tìm được các đối tác cung cấp đựơc những hàng hoá mang tính cạnh tranh cao. Đồng thời, công ty phải đạt ra các tiêu chuẩn và các quyết định cụ thể về tuyển chọn và đào tạo lực lượng bán hàng.
- Các mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa dạng và được tổ chức bán hàng theo các phương thức khác nhau. Do tính chât hàng hoá cũng như thị trường tiêu thụ của chúng nên mỗi hàng hoá sẽ có một vai trò nhất định trong việc tạo nên kết quả kinh doanh của công ty. Do đó, công ty phải tổ chức đánh giá hoạt động kinh doanh theo từng mặt hàng, từng thị trường tiêu thụ. Muốn vậy phải tổ chức tốt công tác kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh. Với các mặt hàng chủ yếu có khả năng tiêu thụ nhanh mang lại lợi nhuận cao thì phải có sự đầu tư thích đáng.
- Bên cạnh việc củng cố các thị trường tiêu thụ truyền thống, công ty phải không ngừng khai thác, xâm nhập thị trường mới nhằm tăng cường khả năng tiệu thụ hàng hoá được nhiều hơn. Đối với những khách mua với soó lượng lớn công ty nên thực hiện chiết khấu thương mại trên giá trị lô hàng mua, còn đối với những khách hàng thanh toán trước thời hạn ghi trong hợp đồng đã ký kết, công ty nên thực hiện chiết khấu thanh toán trên tổng số tiền hàng.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại phòng kế toán công ty, em đã nắm được tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và thực tế hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng. Trong một cơ chế mới cùng với sụ thay đổi chính sách kinh tế tài chính, công tác hạch toán kế toán tại công ty đã phát huy vai trò quan trọng của mình đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh đặc biệt là việc phản ánh và kiểm soát tình hình tiêu thụ tại công ty.
Bằng những kinh nghiệm thực tế đã thu thập được kết hợp với kiến thức đã học ở trưòng em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện hạch toán kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quản tiêu thụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội” . Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PSG.TS Nguyễn Minh Phương và tập thể cán bộ công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản cấp I Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36525.doc