LỜI MỞ ĐẦU
--***--
Trong nền kinh tế mở hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn có được lợi nhuận tối ưu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những đối sách phù hợp, tìm mọi cách tiết kiệm chi phí. Một trong những khoản mục chi phí mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến là chi phí về nhân công – là phần trị giá sức lao động của công nhân viên tiêu hao cho sản xuất. Chi phí này biểu hiện qua tiền lương mà chủ doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên của mình.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó là chi phí đối với doanh nghiệp đồng thời là ích lợi kinh tế đối với người lao động. Việc hạch toán chính xác chi phí về tiền lương có ý nghĩa cơ sở cho việc xác định đầy đủ chi phí nhân công của doanh nghiệp, đồng thời tạo nên sự công bằng trong phân phối tiền lương của người lao động. Có thể nói, hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý của doanh nghiệp. Tùy theo từng điều kiện hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp có phương thức hạch toán khác nhau. Song các doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác quản lý, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách hợp lý, có hiệu quả và phù hợp. Để từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập ổn định cho người lao động.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Máy tính truyền thông CMC em đã được tiếp cận với thực tế hạch toán và quản lý tiền lương của công ty. Em đã cố gắng kết hợp giữa những kiến thức được học trong nhà trường với kiến thức thực tế hoàn thành chuyên đề với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC”.
Chuyên đề ngoài lởi mở đầu và kết luận bao gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp
Phần 2: Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty máy tính truyền thông CMC
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty máy tính truyền thông CMC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 6
1.1. Bản chất tiền lương và các khoản trích theo lương 6
1.1.1. Tiền lương 6
1.1.1.1. Khái niệm tiền lương 6
1.1.1.2. Chức năng của tiền lương 6
1.1.1.3. Nguyên tắc trả lương 9
1.1.1.4. Các hình thức trả lương 10
1.1.2. Các khoản trích theo lương 12
1.1.2.1. Bảo hiểm xã hội 12
1.1.2.2. Bảo hiểm y tế 12
1.1.2.3. Kinh phí công đoàn 12
1.1.3. Các khoản thu nhập khác của người lao động 12
1.1.3.1. Phụ cấp lương 12
1.1.3.2. Tiền thưởng 13
1.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 14
1.1.4.1. Vai trò của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 14
1.1.4.2. Nhiệm vụ của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 15
1.2. Hạch toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 15
1.2.1. Hạch toán số lượng lao động 16
1.2.2. Hạch toán thời gian lao động 16
1.2.3. Hạch toán kết quả lao động 16
1.2.4. Tính lương và các khoản phải trả người lao động 17
1.2.5. Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 18
1.2.5.1. Chứng từ kế toán sử dụng 18
1.2.5.2. Tài khoản kế toán sử dụng 18
1.2.5.3. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 20
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC 22
2.1. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Máy tính truyền thông CMC ảnh hưởng đến hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 22
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 24
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 26
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty 26
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 26
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 27
2.2.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán 27
2.2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán 29
2.2.2.3. Hệ thống sổ kế toán 29
2.2.2.4. Báo cáo tài chính 30
2.3. Thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC 33
2.3.1. Đặc điểm lao động tại Công ty 33
2.3.1.1. Lao động ở Công ty 33
2.3.1.2 .Thu nhập của người lao động trong công ty 34
2.3.2. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại Công ty 34
2.3.2.1. Hạch toán số lượng lao động 34
2.3.2.2. Hạch toán thời gian lao động 35
2.3.3. Tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 41
2.2.4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 45
PHẦN 3. HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC 53
3.1. Đánh giá thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty máy tính truyền thông CMC 53
3.1.1. Những ưu điểm: 53
3.1.2. Những tồn tại 55
3. 2.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC 56
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cung cấp thiết bị khoa học, thí nghiệm, đo lường, điều khiển tự động...
Hiện tại ở công ty, một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh thiết bị, lắp ráp, sản xuất máy tính, chuyển giao công nghệ, phát triển ứng dụng phần mềm còn là một bộ phận phụ thuộc. Trong tương lai gần các lĩnh vực trên sẽ trở thành các thành viên độc lập đầy sức sống của CMC.
- Chức năng nhiệm vụ chính của công ty:
+ Kinh doanh các sản phẩm điện tử, chuyển giao công nghệ, sản xuất phần mềm, cung cấp các giải pháp.
+ Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện tử tin học
- Đặc điểm hoạt động:
Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp, phát triển ứng dụng, phân phối sản phẩm, kinh doanh thiết bị và chuyển giao công nghệ.
- Tổng số vốn của công ty CMC (số liệu được lập tại 31/12/2002)
+Vốn pháp định: 10.000 triệu đồng
+ Vốn lưu động: 78.101 triệu đồng
+ Tổng vốn: 88.101 triệu đồng
- Các khách hàng lớn của công ty CMC:
+ Chính phủ: Ngành giáo dục và đào tạo, Văn phòng Quốc hội, Toà án, Viện kiểm sát, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải,Tổng cục Địa chính.
+ Tài chính Ngân hàng: Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục đầu tư và phát triển
+ Doanh nghiệp lớn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các công ty trực thuộc, Tổng công ty Bảo hiểm, Tổng công ty Điện lực và các công ty thành viên
+ Khách hàng nước ngoài: Ericsson, Telstrs, Nipon Telecom and Telegraph (NTT)...
- Quan hệ đối tác của Công ty:
+ Đại lý tích hợp hệ thống cấp I của hãng HP
+ Đại lý và nhà tích hợp hệ thống của hãng Compaq
+ Đại lý chính thức của hãng IBM. Nhà cung cấp giải pháp của hãng IBM
+ Nhà tích hợp hệ thống của hãng Acer...
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng, cơ cấu bộ máy là cơ cấu chức năng theo hình thức tập trung gồm: một giám đốc, một phó giám đốc và các phòng ban và các trung tâm (Sơ đồ 2.1)
Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận tập hợp ban tổ chức lao động tiền lương, hành chính quản trị. Nhiệm vụ của phòng này là bố trí sắp xếp lao động cho công ty từng phòng từng trung tâm, xây dựng những qui chế hướng dẫn thực hiện các qui định theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
Phòng kế toán tài vụ: Là bộ phận công cụ quản lý trong công ty, giúp giám đốc thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, thống kê tài chính cho công ty. Ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ lập và thực hiện tốt các kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính theo qui định.
Trung tâm tích hợp hệ thống và cung cấp giải pháp công nghệ thông tin: Trên quan điểm nghiên cứu, tích hợp và phát triển các thành tựu mới nhất của nền công nghệ thông tin thế giới, áp dụng cho môi trường Việt Nam, công ty cộng tác với các đối tác là các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ thông tin hàng đầu trên thế giới xây dựng các hệ thống thông tin trọn gói, đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu tính mở, chuẩn mực, độ bền và an toàn. Mục tiêu của công ty là cung cấp các hệ thống thông tin trọn gói bao gồm từ hệ thống mạng xương sống, hệ thống truyền thông điệp (E- mail). Internet/Intranet và các ứng dụng hỗ trợ quản lý điều hành.
Trung tâm phát triển phần mềm và ứng dụng: Trung tâm phát triển phần mềm có nhiều đầu tư nghiên cứu và kinh nghiệm xây dựng các ứng dụng trong lĩnh vực lưu trữ và tìm kiếm thông tin trên các công nghệ khác nhau. Phát triển các ứng dụng thương mại điện tử trong tương lai cũng sẽ là một trong những hướng đi của trung tâm phát triển phần mềm để đáp ứng nhu cầu đang đi lên của xã hội trong thời đại Internet.
Trung tâm kinh doanh thiết bị, tư vấn và chuyển giao công nghệ: Trung tâm đã và đang hợp tác để lựa chọn, giải pháp công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất của các hàng nước ngoài hàng đầu thế giới, rút ngắn khoảng cách về công nghệ và thiết bị trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, giảng dạy, đo lường điều khiển tự động giữa Việt Nam và Quốc tế. Trung tâm cùng khách hàng xây dựng giải pháp tối ưu và lựa chọn công nghệ và thiết bị thích hợp đảm bảo tính hệ thống, phát triển và tân tiến. Thực hiện việc cung cấp thiết bị, lắp đặt vận hành. Đào tạo và chuyển giao công nghệ sau bán hàng.
SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CMC
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
TT kinh doanh thiết bị, tư vấn, CGCN
TT phát triển phần mềm và cung ứng giải pháp
TT tích hợp hệ thống và cung cấp giải pháp CNTT
Phòng kế toán tài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng hệ thống
Phòng kỹ thuật
Phòng bảo hành
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tỷ lệ
2001
2002
2001
2002
1. Tổng doanh thu
124 102 975 252
118 579 176 919
100 %
95,55%
2. Giá vốn hàng bán
107 022 165 726
101 580 286 486
100 %
94,92%
3. Tổng chi phí
16 453 836 396
16 437 037 876
100 %
99,98%
4. Tổng LN trước thuế
629 973 130
1 124 728 562
100 %
179,39%
5. Thuế TNDN phải nộp
200 631 402
168 272 801
100 %
86,87%
6. Lợi nhuận sau thuế
426 341 728
956 455 744
100 %
224,34%
7. Thu nhập BQ 1 n/tháng
2 100 000
2 300 000
100 %
109,52%
Mặc dù tổng doanh thu của năm 2002 giảm xuống nhưng chúng ta đều thấy lợi tức trước thuế tăng 79,39% so với năm 2001. Nguyên nhân chính là do giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu giảm 0,67% so với năm 2001.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Là người đứng đầu trong phòng kế toán kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc. Toàn bộ nhân viên phòng kế toán chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Để phù hợp với qui mô của công ty, góp phần tiết kiệm, giảm lao động gián tiếp, bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
SƠ ĐỒ 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CMC
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán TSCĐ, vật tư, lương, và BH
Kế toán tiêu thụ hàng hoá
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người lãnh đạo theo dõi quản lý chung phòng kế toán.
- Kế toán thanh toán: theo dõi các vấn đề thanh toán tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán tài sản cố định, vật tư, hàng hoá, tiền lương và bảo hiểm.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm: làm công việc tập hợp chi phí và tính giá thành tiêu thụ.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm lập báo cáo quỹ hàng ngày, phản ánh thực trạng thu, chi của công ty.
- Công ty áp dụng chế độ kế toán mới theo quyết định số 1141 - TCQĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ Tài chính.
- Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
2.2.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.2.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý, đồng thời phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tập trung. Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán của công ty được thực hiện trọn vẹn trong phòng kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp báo cáo và kiểm tra kế toán.
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Bảng báo cáo kế toán
Sổ quỹ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty được lập theo chứng từ mẫu:
- Phần lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, bảng phân bổ tiền lương và BHXH
- Phần hàng tồn kho bao gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ, thẻ kho biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá
- Phần bán hàng: Hoá đơn GTGT, sổ theo dõi thuế GTGT
- Phần tiền tệ gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ.
- Phần TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ.
- Cuối tháng các nhân viên kế toán lập: Báo cáo doanh thu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo hàng bán ra.
2.2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Để phục vụ cho kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế và doanh thu thuần. Với tài khoản này công ty mở các tài khoản cấp II
- TK 5111: Doanh thu kinh doanh hàng hóa
- TK 5113: Doanh thu dịch vụ
- TK 5114: Doanh thu khác
- Tài khoản 531 “Hàng hóa bị trả lại” Phản ánh trị giá hàng hóa đã bán bị bên mua trả lại.
- Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” Phản ánh số tiền giảm giá cho người mua theo giá bán.
- Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
- Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản:
+ TK 111 “Tiền mặt”
+ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
+ TK 131 “ Phải thu khách hàng”
+ TK 156 “ Hàng hóa”
+ TK 157 “ Hàng hóa gửi bán”
+ TK 138 “ Phải thu khác”
+ TK 641 “ Chi phí bán hàng”
2.2.2.3. Hệ thống sổ kế toán
Để thực hiện các nghiệp vụ ghi chép về phát sinh kế toán dùng các sổ:
- Bảng kê số 4
- Tờ kê chi tiết số 4 ghi Có TK 511.
- Sổ cái.
2.2.2.4. Báo cáo tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (12/2003)
(ĐVT: đồng)
Tài sản
Mã
số
Số đầu năm
Số cuối năm
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
35,440,405,890
63,130,510,816
I-Tiền
110
11,614,833,076
22,494,875,989
1.Tiền mặt tại quỹ
111
2,277,248,617
786,204,340
2.Tiền gửi ngân hàng
112
9,337,584,459
21,708,671,649
3.Tiền đang chuyển
113
II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1.Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III-Các khoản phải thu
130
13,659,835,816
30,694,004,026
1.Phải thu của khách hàng
131
5,830,486,905
15,724,702,628
2.Trả trước cho người bán
132
3,426,804,074
12,110,423,906
3.Thuế GTGT được khấu trừ
133
423,229,708
347,135,764
4.Phải thu nội bộ
136
5.Các khoản phải thu khác
138
3,979,315,129
2,511,741,728
6.Dự phòng các khoản phải thu kho đòi
139
IV-Hàng tồn kho
140
6,231,409,762
4,158,709,994
1.Công cụ, dụng cụ
143
211,412,464
83,451,548
..
6.Hàng hóa tồn kho
146
6,019,997,298
4,075,258,446
7.Hàng gửi bán
147
V-Tài sản lưu động khác
150
3,934,327,236
5,782,920,807
1.Tạm ứng
151
1,489,449,700
594,575,200
2.Chi phí trả trước
152
3.Chi phí chờ kết chuyển
153
96,901,300
103,238,000
5.Thế chấp, ký quỹ ngắn hạn
155
2,347,976,236
5,085,107,607
VI-Chi sự nghiệp
160
1.Chi sự nghiệp năm trước
161
2.Chi sự nghiệp năm nay
162
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
200
1,944,194,369
1,973,943,599
I-Tài sản cố định
210
1,944,194,369
1,973,943,599 1,973,943,599
1.Tài sản cố định hữu hình
211
1,944,194,369
1,973,943,599 1,973,943,599
- Nguyên giá
212
3,735,712,584
1,973,943,599 1,973,943,599
_ Giá trị hao mòn lũy kế
213
(1791518215) (1,791,518,215)
(2476480505) (2,476,480,505)
2.Tài sản cố định thuê tài chính
214
. . . . . .. .
215
3.Tài sản cố định vô hình
217
. . . . . . . .
218
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
1.Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
229
III-Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
IV-Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
tổng cộng tài sản
250
37,384,600,259
65,104,454,415
Nguồn vốn
mã số
số đầu năm
số cuối kỳ
A- nợ phải trả
300
31,120,999,399
58,595,960,982
I- Nợ ngắn hạn
310
31,091,771,662
58,595,960,982
1.Vay ngắn hạn
311
16,684,684,000
33,108,180,402
2.Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3.Phải trả cho người bán
313
2,917,313,162
5,062,494,841
4.Người mua trả trước tiền
314
10,113,591,565
19,667,063,813
5.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
315
820,836,541
482,869,008
6.Phải trả công nhân viên
316
3,445,000
7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
8.Các khoản phải trả, phải nộp khác
318
551,901,394
275,352,918
II- Nợ dài hạn
320
1.Vay dài hạn
321
2.Nợ dài hạn
322
III- Nợ khác
330
29,227,737
1.Chi phí phải trả
331
29,227,737
2.Tài sản thừa chờ xử lý
332
3.Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
6,263,600,860
6,508,493,433
I. Nguồn vốn - quỹ
410
6,263,600,860
6,508,493,433
1.Nguồn vốn kinh doanh
411
6,000,681,113
6,000,681,113
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3.Chênh lệch tỷ giá
413
4.Quỹ phát triển kinh doanh
414
5.Quỹ dự trữ
415
6.Lãi chưa phân phối
416
254,741,182
470,547,755
7.Quỹ khen thưởng phúc lợi
417
8,178,565
37,264,565
8.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
418
II.Nguồn kinh phí
420
1.Quỹ quản lý của cấp trên
421
2.Nguồn kinh phí sự nghiệp
422
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
423
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
424
TỔNG CỘNG NGUỐN VỐN
37,384,600,259
65,104,454,415
Nhận xét: Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy:
+ Về tài sản: TSLĐ và vốn đầu tư ngắn hạn tăng mạnh, TSCĐ và đầu từ dài hạn tăng ít hơn. Như vậy là vốn lưu động là rất quan trọng đối với công ty.
+ Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn tăng từ 27.719.854.156 đồng tương ứng với mức tăng 174%.
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Chỉ tiêu
Mã
Lũy kế từ đầu năm
Tổng doanh thu
1
124,102,957,252
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu
2
Các khoản giảm trừ (4+5-6+7)
3
1,850,974,134
- Chiết khấu
4
- Giảm giá
5
- Giá trị hàng bán bị trả lại
6
1,850,974,134
- Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp
7
1. Doanh thu thuần (1-3)
10
122,251,983,118
2. Giá vốn hàng bán
11
107,022,165,726
3. Lợi tức gộp (10-11)
20
15,229,817,392
4. Chi phí bán hàng
21
2,076,661,899
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
10,139,827,326
6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh (20-(21+22))
30
3,013,328,167
- Thu nhập hoạt động tài chính
31
135,297,078
- Chi phí hoạt động tài chính
32
2,479,565,626
7. Lợi tức hoạt động tài chính (31-32)
40
(2,344,268,548)
- Các khoản thu nhập bất thường
41
11,753,413
- Chi phí bất thường
42
53,839,902
8. Lợi tức bất thường (41-42)
50
(42,086,489)
9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50)
60
626,973,130
10. Thuế lợi tức phải nộp
70
200,631,402
11. Lợi tức sau thuế (60-70)
80
426,341,728
2.3. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC
2.3.1. Đặc điểm lao động tại Công ty
2.3.1.1. Lao động ở Công ty
Tổng số lao động ở công ty là 270 lao động. Số lao động được phân loại như sau:
+ Số lao động nam: 215 người
+ Số lao động nữ: 55 người
Như vậy số lao động nam tại công ty chiếm tới 80% trong tổng số lao động của công ty, điều này cũng hợp lý vì các ngành nghề sản xuất kinh doanh ở công ty có tính chất công nghiệp nặng, cần có sức khoẻ để thích nghi với công việc.
Phân loại lao động theo trình độ đào tạo:
+ Trình độ đại học: 24 lao động
+ Trình độ trung học chuyên nghiệp – chuyên nghiệp kỹ thuật: 196 lao động
+ Trình độ sơ cấp lao động phổ thông: 50 lao động
Phân loại lao động theo tính chất phục vụ:
+ Lao động trực tiếp: 196 người
+ Lao động gián tiếp: 74 người
Số lao động gián tiếp chiếm 23,9%, tỷ lệ này là tương đối hợp lý.
Với số lượng lao động trên và cách phân loại lao động như vậy thì lực lượng lao động của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của các ngành nghề sản xuất kinh doanh và góp phần đưa công ty phát triển ngày một vững mạnh.
2.3.1.2 .Thu nhập của người lao động trong công ty
Xét trong năm 2004 thì thu nhập của người lao động trong công ty được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Tháng 12
Quí IV
Cả năm 2004
Tổng quỹ lương
355.350.680
1.059.920.000
4.159.680.000
Tiền lương bình quân
1.100.000
3.300.000
13.200.000
Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy, nếu so với tổng quỹ lương của công ty năm 2002 là 1.854.430.000 thì tổng quỹ lương năm 2004 tăng lên gấp 2,2 lần. Và so với tổng quỹ lương năm 2003 là 2.889.866.500 thì tổng quỹ lương năm 2004 tăng lên hơn 1,3 lần. Bên cạnh đó tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty hàng tháng cũng tăng lên rõ rệt qua từng năm. Nếu như tiền lương bình quân/ tháng năm 2002 chỉ là 550.000 thì đến năm 2003 đã tăng lên mức 800.000 và đến tháng 12 năm 2004 thì tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty đã đạt mức 1.100.000
Với mức tiền lương bình quân như trên, thì công ty đã áp ứng được nhu cầu tái sản xuất sức lao động đồng thời ổn định cải thiện đời sống người lao động.
2.3.2. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động tại Công ty
2.3.2.1. Hạch toán số lượng lao động
Tại công ty Máy tính truyền thông CMC, số lượng lao động tăng giảm theo từng năm. Vì vậy để theo dõi số lao động của Công ty mình và để cung cấp thông tin cho quản lý, mọi thay đổi về lao động ở Công ty đều được phản ánh trên sổ “Nhật ký lao động”. Sổ này được mở để theo dõi số lượng lao động của cả công ty và do phòng tổ chức nhân sự quản lý.
Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác nghỉ hưu, hết hạn hợp đồng… Các chứng từ này do phòng tổ chức hành chính lập mỗi khi có các quyết định tương ứng được ghi chép kịp thời vào sổ “Nhật ký lao động”. Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương và các khoản phải trả khác cho người lao động một cách chính xác kịp thời
2.3.2.2. Hạch toán thời gian lao động
Công ty áp dụng chế độ ngày làm việc 8 giờ và tuần làm việc 6 ngày (tuần làm việc 48 giờ). Để hạch toán thời gian lao động, công ty sử dụng “Bảng chấm công”. Bảng chấm công này dùng để theo dõi thời gian làm việc của từng người lao động trong tháng do từng phòng, ban phân xưởng ghi hàng ngày. Cuối tháng, căn cứ vào số thời gian lao động thực tế, thời gian nghỉ theo chế độ, kế toán phụ trách lao động tiền lương sẽ tính ra số lương phải trả cho từng người lao động. Công ty tổ chức hạch toán tiền lương theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ SỐ 2.3: QUY TRÌNH TÍNH VÀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG
TẠI CÔNG TY CMC
Thanh toán thu nhập báo công
Thống kê các phân xưởng
Tổ chức
lao động
Sổ tổng hợp lương
Bảng thanh toán lương
Phòng kế toán
Bảng phân bổ tiền lương
Sổ cái
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đơn vị: Công ty máy tính truyền thông CMC
Bộ phận: CSI
BẢNG SỐ 2.1: BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 1 năm 2004
Họ tên
Ngày trong tháng
Bậc
Tổng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Ng.Đức Biêu
+
+
0
+
0
+
+
+
*
*
*
*
+
+
0
+
+
*
*
*
*
+
+
+
+
+
+
+
+
*
0
IV
22.5
Ng.Bá Bằng
0
*
*
+
+
+
+
+
+
+
0
0
+
+
+
*
*
+
+
+
+
+
*
*
+
+
+
+
+
+
0
IV
24
Ng. Đức Dương
+
*
*
*
+
+
*
+
+
+
0
0
0
+
+
+
+
0
0
0
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
IV
23.5
Ng. Bá Đàm
+
+
+
+
+
0
+
0
+
*
*
+
*
+
*
0
0
+
+
+
*
*
*
+
+
+
+
*
0
*
+
V
22
Ng. Khắc Hoa
0
0
*
*
*
*
+
+
+
0
0
+
+
0
0
0
+
+
*
*
*
*
+
+
*
*
+
*
*
+
+
VI
19
…….
..
..
…
..
…
…
…
…
…
…
…
…
...
…
…
…
…
…
…
…
…
...
…
…
…
…
…
…
…
…
…
….
….
Đinh Đức Mạnh
+
*
*
+
+
*
+
+
+
+
0
0
*
*
+
+
+
+
*
*
+
+
*
*
+
+
+
+
+
+
+
VI
23.5
Cộng
Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công
Ký hiệu: + : Một công
* : Nửa công
0 : Nghỉ
Ngoài những ngày làm công chính ở Công ty, nhân viên có thể làm thêm một số buổi, do vậy Công ty sẽ chấm công cho những bộ phận làm thêm này theo một bảng chấm công riêng.
(Ký, họ tên) Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào bảng thống kê ngày công ta lập bảng nghiệm thu, lập bảng tính lương và lập bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp lương toàn công ty
BẢNG SỐ 2.2: BẢNG NGHIỆM THU
TT
Họ tên
BT
Loại
Số ngày công
Công làm thêm
Ký nhận
1
Ng. Đức Biêu
VI
C
22.5
9
2
Ng. Bá Băng
IV
B
24
9
3
Ng. Đức Dương
VI
C
23.5
8
4
Ng. Bá Đàm
V
C
22
6
5
Ng. Khắc Hoa
VI
C
19
5
………..
…
…
….
…..
Đinh Đức Mạnh
VI
C
23.5
7
Tổng
Quản lý phân xưởng Tổ trưởng Thống kê
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
Bảng nghiệm thu có kết cấu sau:
Cột 1: Ghi số thứ tự
Cột 2: Ghi họ tên
Cột 3: Ghi bậc thợ
Cột 4: Ghi loại lao động
Cột 5: Ghi số ngày công chính
Cột 6: Ghi số ngày công phụ
Cột 7: Ký nhận
Lưu ý:
Loại lao động ở đây căn cứ vào số ngày làm công chính thức, không liên quan đến số công làm thêm. Căn cứ bảng chấm công ta thấy:
Số ngày công chính >=24 ngày thì có công loại B
Số ngày công chính<24 ngày thì có công loại C
Nếu làm đủ 26 ngày công/tháng thì được loại A.
BẢNG SỐ 2.3: BẢNG TÍNH LƯƠNG CÔNG NHÂN VIÊN
TT
Họ tên
BT
HSL
NC
LT
Loại
Lương ngày
Lương LT
Thưởng
BHXH
PCĐH
PC máy
Tiền ăn
Tổng cộng
1
Ng. Đức Biêu
VI
2.84
22.5
9
C
712.731
285.092
199.565
135.419
70.000
170.000
157.500
1.730.507
2
Ng. Bá Băng
IV
1.92
24
9
B
513.969
192.738
141.342
97.654
100.000
120.000
165.000
1.330.705
3
Ng. Đức Dương
VI
2.84
23.5
8
C
744.408
253.415
199.565
141.437
70.000
170.000
157.500
1.736.325
4
Ng. Bá Đàm
V
2.33
22
6
C
571.746
155.931
145.535
108.632
70.000
140.000
140.000
1.331.844
5
Ng. Khắc Hoa
VI
2.84
19
5
C
601.860
158.385
152.049
114.345
70.000
170.000
120.000
1.386.649
……..
…..
….
…
…
……
……
……
…….
……
……
……
……
……
Đinh Đức Mạnh
VI
2.84
24
6
B
460.431
115.108
115.108
87.482
100.000
80.000
150.000
1.188.128
Tổng
Kết cấu bảng tính lương công nhân viên:
Cột 1: số thứ tự Cột 10: Thưởng
Cột 2: Họ tên Cột 11: BHXH
Cột 3: Bậc thợ Cột 12: Phụ cấp độc hại
Cột 4: Hệ số lương Cột 13: Phụ cấp máy
Cột 5: Ngày công Cột 14: Tiền ăn
Cột 6: Làm thêm Cột 15: Tổng cộng
Cột 7: Loại
Cột 8: Lương ngày
Cột 9: Lương làm thêm
Căn cứ vào bảng tính lương ta tính được tiền lương cá nhân như sau:
Tiền lương cá nhân
=
Hệ số lương *290.000 *NC
+
Thưởng
+
Phụ cấp
+
Tiền ăn
26 ngày
Ví dụ với nhân viên Nguyễn Đức Biêu:
Tiền lương chính = (2,84 x 290 000 x 22,5) : 26 = 712 731
(Trong ngày)
Tiền lương làm thêm = (2,84 x 290 000 x 9) : 26 = 285 092
Tiền thưởng = (lương chính + lương phụ) x 20%
= (712 731 + 285 092) x 20% = 199565
= Lương chính x 19%
= 712 731 x 19% = 135 419
Loại C được trợ cấp độc hại là 70.000đ (do làm < 24 ngày công).
Bậc IV được phụ cấp máy là 170.000đ
Tổng cộng = Tiền lương + tiền thưởng
+ BHXH + PCĐH + PC máy + tiền ăn
= 1.730.307đ
Từ bảng kê chi tiết tiền lương, thanh toán lương cho từng nhân viên. Bảng thanh toán lương có kết cấu:
Ví dụ trường hợp của nhân viên Nguyễn Bá Bằng:
Số thứ tự : 1 (ghi vào cột 1).
Họ tên : Nguyễn Bá Bằng ghi vào cột 2.
Tiền lương : 1.730.307 ghi vào cột 3
Tạm ứng : 800 000 ghi vào cột 4
Công tác phí : 100.000đ ghi vào cột 5
BHXH : 135419 ghi vào cột 6
BHYT : 3.609 ghi vào cột 7
Còn lĩnh : 901.731 ghi vào cột 8
Ký nhận : Cột 9
Còn lĩnh = Tiền lương – Tạm ứng – công tác phí
– BHXH – BHYT (nếu có)
Đối với các nhân viên khác ta cũng tính lương tương tự như trên.
Như vậy ta sẽ có bảng thanh toán lương cho công nhân viên như sau:
BẢNG SỐ 2.4: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Họ tên
Tiền lương
Tạm ứng
Công tác phí
BHXH
BHYT
Còn lĩnh
Ký
Nguyễn Đức Biêu
1.730.307
800.000
10.000
15.480
3.096
901.731
Nguyễn Duy Bảy
1.485.622
800.000
10.000
15.480
3.096
657.046
Nguyễn Bá Băng
1.330.703
800.000
10.000
X
X
520.703
Nguyễn Đức Dương
1.736.325
800.000
10.000
X
X
926.325
Nguyễn Bá Đàm
1.331.844
800.000
10.000
X
X
521.844
Nguyễn Khắc Hoa
1.388.649
800.000
10.000
X
X
576.649
Nguyễn Thanh Hà
1.030.702
800.000
10.000
X
X
220.702
Đinh Văn Khoái
1.239.721
800.000
10.000
X
X
429.721
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi đã thanh toán xong cho các bộ phận, kế toán lập bảng tổng hợp lương toàn Công ty. Kết cấu của bảng tổng hợp lương toàn Công ty như sau:
BẢNG SỐ 2.5: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG TOÀN CÔNG TY
Tên bộ phận
Tiền lương thực tế
Tạm ứng
Khấu trừ 6%
Kỳ 2 được lĩnh
Bộ phận QLVP
8.593.000
6.250.000
515.580
1.827.420
Bộ phận QLPX
4.560.000
3.500.000
273.600
786.400
Bộ phận trực tiếp SX
10.327.598
6.000.000
619.655.88
370.794.12
Bộ phận BH
3.342.700
1.000.000
200.562
2.142.138
Tổng
26.823.298
16.750.000
1.609.397
8.463.901
2.3.3. Tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Tại Công ty việc thanh toán lương được chia thành 2 đợt:
Đợt 1: Gọi là tạm ứng lương diễn ra vào ngày 20 hàng tháng
Đợt 2: Gọi là quyết toán lương diễn ra vào ngày 05 tháng sau:
* Kế toán chi lương tạm ứng kỳ I:
Đầu tháng các phòng ban lập danh sách tạm ứng cho người lao động, sau đó kế toán chi tiền tạm ứng cho người lao động ở các phòng ban. Thủ quỹ viết giấy tạm ứng. Căn cứ vào phiếu chi các số liên quan (TK 141, TK 111, TK 334).
Hình thức của phiếu chi, phiếu tạm ứng
Công ty Máy tính truyền thông CMC
PHIẾU TẠM ỨNG
Tên tôi là : Đặng Đình Nam
Bộ phận công tác : Quản lý phân xưởng I
Đề nghị tạm ứng : 1.360.000
Bằng chữ : Một triệu ba trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn
Lý do : Tạm ứng lương tháng 1/2004
Duyệt tạm ứng :
Sau khi nhận được phiếu tạm ứng. Căn cứ vào phiếu kế toán lập phiếu chi:
Công ty Máy tính truyền thông CMC
Quyển số 07
PHIẾU CHI Mẫu: ……..
Ngày 20/01/20004 Nợ TK 334
Có TK 111
Họ tên người nhận : Đặng Đình Nam
Địa chỉ: : Quản lý phân xưởng I
Lý do chi: : Chi tạm ứng
Số tiền : 1.360.000
Bằng chữ : Một triệu ba trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn
Lý do tạm ứng : Trả trước lương
Kèm theo : Phiếu tạm ứng
Đã nhận đủ số tiền:
Người nhận Kế toán trưởng Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau khi tạm ứng lương lần 1 cho các bộ phận thủ quỹ chuyển các phiếu tạm ứng, phiếu chi cho các kế toán ghi vào sổ có liên quan và lên danh sách tạm ứng cho từng bộ phận.
BẢNG SỐ 2.6: BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG
Công ty Máy tính truyền thông CMC (Trích tạm ứng lương kỳ I)
Tháng : 01.
Địa chỉ : 29 Hàn Thuyên
TT
Họ tên
Tạm ứng lương kỳ I
Trừ nợ
Thực lĩnh
Ký
1.
Nguyễn Đức Biêu
800.000
0
800.000
2.
Nguyễn Duy Bảy
800.000
0
800.000
3.
Nguyễn Bá Bằng
800.000
0
800.000
4.
Nguyễn Đức Dương
800.000
0
800.000
5.
Đinh Văn Khoái
800.000
0
800.000
Kế toán lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Từ bảng tạm ứng lương của từng bộ phận lập bảng tạm ứng toàn công ty và tổng hợp bảng lên bảng tạm ứng lương.
BẢNG SỐ 2.7: BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG KỲ I – TOÀN CÔNG TY
Công ty Máy tính truyền thông CMC
Bộ phận
Tạm ứng
Trừ
Thực lĩnh
Bộ phận QLVP
6.250.000
-
6.250.000
Bộ phận QLPX
3.500.000
-
3.500.000
Bộ phận trực tiếp SX
6.000.000
-
6.000.000
Bộ phận bán hàng
1.000.000
-
1.000.000
Cộng
16.750.000
16.750.000
* Kế toán chi lương đợt 2 (quyết toán lương)
Lương đợt 2 được chi trả vào ngày 05 hàng tháng, cuối tháng phòng lao động tiền lương tính toán lương cho toàn Công ty và báo cáo lên Giám đốc, Giám đốc phê chuẩn sau đó chuyển sang phòng kế toán. Tại đây kế toán căn cứ vào hệ số lương để tính lương từng người trong Công ty, sau đó trừ đi các khoản phải thu của người lao động số còn lại trả cho người lao động, đó là khoản thực lĩnh.
Sau khi tính toán lương xong, kế toán lương thông báo cho các phân xưởng, phòng ban lên gặp thủ quỹ ký nhận và nhận lương về thanh toán cho nhân viên. Khi các tổ trưởng lên thủ quỹ viết phiếu chi
Công ty Máy tính truyền thông CMC Quyển số 07
PHIẾU CHI Mẫu: ……..
Ngày 20/01/2004 Nợ TK 334
Có TK 111
Họ tên người nhận: Nguyễn Thị Thuỷ
Địa chỉ: :
Lý do chi : Chi lương đợt 2 cho nhân viên
Số tiền : 1.640.800
Bằng chữ: Một triệu sáu trăm bốn mươi ngàn tám trăm đồng chẵn
Ngày 21 tháng 01 năm 2004
Người lập phiếu Thủ quỹ Kế toán lương
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Sau khi chi lương xong, thủ quỹ chuyển các phiếu cho kế toán để vào sổ có liên quan và lên danh sách thanh toán lương.
BẢNG SỐ 2. 8: TRÍCH BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY
Bộ phận
Tiền lương thực tế
Tạm ứng kỳ I
Khấu trừ 6%
Kỳ II được lĩnh
Bộ phận QLVP
+P.Hành chính
+P.Tài vụ
8.593.000
4.092.500
4.500.500
6.250.000
3.075.000
3.175.000
515.580
245.550
270.030
1.827.420
771.950
1.055.470
Quản lý
+Phân xưởng 1
+Phân xưởng 2
4.560.000
2.360.000
2.200.000
3.500.000
1.360.000
1.740.000
273.600
141.600
132.000
786.400
458.400
328.000
Trực tiếp sản xuất
+ Phân xưởng lắp giáp
+ Phân xưởng đóng gói
10.327.598
6.320.000
4.007.598
6.000.000
4.300.000
1.700.000
619.655,98
379.200
240.455,88
3.707.942,12
1.640.800
2.067.142,12
Bán hàng
3.342.700
1.000.000
200.562
2.142.138
Cộng
26.923.298
16.750.000
1.609.397
8.463.901
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2.2.4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hàng ngày kế toán tiến hành tổng hợp lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, cho từng bộ phận phòng ban để tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tổng các khoản phải thu là 25%.
Phần tính vào giá thành là 19%.
KPCĐ: 2%.
BHXH: 15%.
BHYT: 2%.
Phần trừ vào lương cán bộ công nhân viên là 6%.
BHXH: 5%
BHYT: 1%
Kế toán bảo hiểm theo nộp BHYT, BHXH, KPCĐ cho cơ quan cấp trên.
· Phần BHXH nộp cho cơ quan cấp trên được tính như sau:
BHXH = Lương chính x 20%
Trong đó 5% là được tính trích vào lương đầu là phần do người lao động đóng góp.
VD: Nhân viên Nguyễn Đức Biểu
· Phần BHXH tính vào chi phí là:
712.731 x 15% = 135419
· Phần KPCĐ được tính như sau:
KPCĐ được tính 2% trên tổng quỹ lương, cụ thể phần này do Công ty chịu hoàn toàn:
KPCĐ = Tổng lương x 2%.
VD: Nhân viên Nguyễn Bá Bằng có lương chính là 513.969đ
Vậy KPCĐ = 513.969 x 2% = 10.279,38
Phần BHYT được tính như sau:
Trích 3% trong đó 2% tính vào chi phí giá thành, 1% do người lao động trả.
· Phần tính vào giá thành:
BHYT = Lương chính x 2%
VD: Nhân viên Nguyễn Đức Dương lương chính là 744.408đ
BHYT = 744.408 x 2% = 14.888,16
Từ cách tính như trên ta lập bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ
BẢNG SỐ 2.9: BẢNG TRÍCH BHXH, BHYT, KPCĐ
TT
Ghi có TK 338
Tổng số tiền lương thực tế
19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
6% khấu trừ vào lương
Cộng
2% KPCĐ TK 3382
1% BHYT TK 3384
5% BHXH TK 3383
Tổng TK 338
2% BHYT TK 3384
15% BHXH TK 3383
Tổng TK 338
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
TK 622
10.327.598
206.551,96
206.551,96
1.549.139,7
1.962.243,62
516.379,9
103.275,98
619.655,88
2.518.899
2
TK 627
4.560.000
91.200
91.200
684.000
866.400
228.000
45.600
273.600
1.140.000
3
TK 642
8.593.000
171.860
171.860
1.288.950
1.632.670
429.560
85.930
515.580
2.148.250
4
TK 641
3.342.700
66.854
66.854
501.405
635.113
167.135
33.427
200.562
835.670
Cộng
26.823.298
536.466
536.466
4.023.495
5.096.427
1.341.165
268.233
1.609.397,88
6.750.820
Khi công ty nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ lên cơ quan quản lý, cấp trên kế toán sẽ tiến hành viết phiếu chi.
Công ty Quyển số:
Mẫu:
PHIẾU CHI Nợ TK 338
Ngày Có TK 111
Họ tên người nộp tiền : Nguyễn Đức Biêu
Địa chỉ :
Lý do nộp tiền : Tiền BHXH
Số tiền : 5.096.427đ
Bằng chữ : Năm triệu không trăm chín sáu ngàn bốn trăm hai bảy đồng
Đã nhận đủ số tiền :
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
Lập các định khoản có liên quan:
Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán căn cứ tỷ lệ trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương thực tế phải trả công nhân viên tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty
Nợ TK 622 1.962.243,62
Nợ TK 627 866.400
Nợ TK 641 635.400
Nợ TK 642 1.632.670
Có TK 338 5.096.427
Khi khấu trừ các khoản vào lương công nhân viên:
Nợ TK 334 1.609.397,88
Có TK 338 1.609.397,88
Cuối tháng khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ lên cơ quan quản lý cấp trên:
Nợ TK 338 5.096.427
Có TK 3382 536.465
Có TK 3383 4.023.496
Có TK 3384 536.466
Khi thanh toán BHXH: phiếu nghỉ hưởng BHXH dùng để xác định nhận số ngày nghỉ do ốm đau thai sản, tai nạn lao động của công nhân viên.
MẪU PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BHXH:
Đơn vị : Mẫu số: 02 BH
Họ tên : Bùi Minh Tú Phiếu nghỉ hưởng BHXH Ban hành kèm theo
Tuổi : 31 QĐ 1058 A
Tên cơ quan
Lý do
Số ngày cho nghỉ
Bác sĩ đóng dấu
Tổng
Từ ngày
đến ngày
BV Hà Tây
ốm
2
10/01/04
11/01/04
Phần thanh toán:
Số ngày nghỉ tính BHXH
Lương bình quân 1 ngày
Tỷ lệ % hưởng BHXH
Số tiền hưởng
2 ngày
13.846
75%
20.769
Trưởng ban BHXH Kế toán BHXH
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Từ mẫu phiếu nghỉ hưởng BHXH ta lập bảng thanh toán BHXH, đó là bảng tổng hợp và thanh toán trợ cấp BHXH dùng làm căn cứ lập báo cáo quyết toán BHXH cấp trên, bảng này có thể dùng cho từng bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp. Khi lập phải chi tiết cho từng trường hợp cụ thể.
Bảng này được lập thành 2 liên, 1 liên lưu tại phòng kế toán, 1 liên gửi cơ quan quản lý quỹ BHXH để thanh toán số thực chi.
BẢNG SỐ 2.10: BẢNG THANH TOÁN BHXH
Tháng 1/2004
Nợ TK 338
Có TK 334
TT
Họ tên
Nghỉ ốm
Tổng số tiền
Ghi chú
Số ngày (ngày)
Số tiền
1
Bùi Minh Tú
02
20.769
20.769
Cộng
02
20.769
20.769
Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai mươi ngàn bảy trăm sáu chín đồng
Kế toán BHXH Trưởng ban BHXH Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Từ bảng thanh toán BHXH, kế toán lập phiếu chi (uỷ nhiệm chi):
UỶ NHIỆM CHI
Lập ngày 17/01/2004
Tên đơn vị trả tiền: BHXH
Số TK: 431 – 401 – 10002
Tại Ngân hàng Ngoại Thương
Phần do NH ghi
TK nợ
Tên đơn vị nhận tiền:
Công ty Máy tính truyền thông CMC
Số TK: 710A 00012
Tại: Ngân hàng Công thương
TK có
Số tiền bằng chữ:
Hai mươi ngàn bảy trăm sáu mươi chín đồng
Số tiền: 20.769
Tháng 1 năm 2004
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B Kế toán Chủ tai khoản
(ghi số ngày) (ghi số ngày)
Khi đã lập uỷ nhiệm chi, kế toán viết phiếu chi cho người được hưởng BHXH
Công ty Máy tính truyền thông CMC
PHIẾU CHI Quyển số: 02
Ngày 18/01/2004 Mẫu: ………
Nợ TK 334
Có TK 111
Họ tên người nhận: Bùi Minh Tú
Địa chỉ:
Lý do chi: Chi BHXH
Số tiền : 20.769đ
Bằng chữ: Hai mươi ngàn bảy trăm sáu mươi chín đồng
Kèm theo:
Đã nhận đủ số tiền:
Người nhận Kế toán trưởng Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Từ những chứng từ và phiếu chi đã sử dụng. Công ty đã thực hiện các nghiệp vụ đã ghi như sau:
Các nghiệp vụ liên quan:
Nghiệp vụ 1: Căn cứ vào phiếu chi để chi tiền tạm ứng lương kỳ I cho cán bộ công nhân viên. Tổng số tiền là 16.750.000đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 334 16.750.000
Có TK 111 16.750.000
Nghiệp vụ 2: Căn cứ vào bảng tổng hợp lương toàn Công ty, xác định lương phải trả toàn Công ty. Tổng số tiền là 26.823.298đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 622 10.327.598
Nợ TK 627 4.560.000
Nợ TK 641 3.342.700
Nợ TK 642 8.593.000
Có TK 26.823.298
Nghiệp vụ 3: Khấu trừ 6% BHXH, BHYT vào lương cán bộ công nhân viên tháng 1/2004 số tiền là 1.609.397đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 334 1.609.397
Có TK 338 1.609.397
Nghiệp vụ 4: Khi thanh toán tiền lương kỳ II cho công nhân viên trong công ty, căn cứ phiếu chi tiền mặt ngày 31/01/2004 về việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên số tiền là 8.463.901đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 334 8.463.901
Có TK 111 8.463.901
Nghiệp vụ 5: Căn cứ vào bảng thanh toán BHXH, phiếu chi ngày 18/01/2004 với số tiền là 20.769đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 138 20.769
Có TK 334 20.769
Nghiệp vụ 6: Căn cứ phiếu uỷ nhiệm chi ngày 17/01/2004, nhận BHXH trả thay lương số tiền là: 20.769
Nợ TK 112 20.769
Có TK 138 20.769
Nghiệp vụ 7: Căn cứ vào phiếu chi ngày 18/01/2004, trả thay số tiền 20.769đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 334 20.769
Có TK 111 20.769
PHẦN 3. HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC
Qua một thời gian nghiên cứu thực tế công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC, trên cơ sở những kiến thức và phương pháp luận đã được trang bị tại trường, em có một số nhận xét sau:
Trong công tác tổ chức kế toán Công ty đã không ngừng từng bước hoàn thiện bộ máy kế toán của mình. Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập trung và hạch toán trên máy. Với hình thức kế toán tập trung tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo, nhiệm vụ đảm bảo. Sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng và sự chỉ đạo kịp thời của ban Giám đốc Công ty. Đồng thời do điều kiện trong công việc phân công, chuyên môn hoá công việc đối với các kế toán viên (mỗi kế toán chịu trách nhiệm về một phần hành cụ thể). Nên đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong công việc đặc biệt là các kế toán viên đều sử dụng tốt máy vi tính trong quản lý và hạch toán.
3.1.1. Những ưu điểm:
Công tác hạch toán tiền lương và các khoản tính theo lương của người lao động luôn được chấp hành đúng về chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động. Giữa kế toán tiền lương và phòng lao động tiền lương có sự hợp đồng để làm tốt công tác của mình .
Việc hạch toán, thanh toán tiền lương một cách công khai tạo cho người lao động một tư tưởng an tâm và trên cơ sở đó kích thích được người lao động.
Phương pháp trả lương được áp dụng trong công ty giải quyết được vấn đề điều hoà thu nhập giữa cán bộ công nhân viên, khuyến khích mọi người chăm chỉ làm việc tốt, cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề và từng bước gắn bó với công ty.
Mặt khác Công ty thực hiện việc thanh toán lương và các khoản trích theo lương của cán vộ công nhân viên kịp thời, đúng thời hạn quy định. Các hình thức chứng từ sổ sách sử dụng đúng mẫu ban hành của Bộ Tài Chính, phản ánh rõ ràng các khoản mục phát sinh. Tổ chức ghi chép tốt công tác ghi chép ban đầu, xử lý số liệu và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan.
Nhìn chung công tác quản lý về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Máy tính truyền thông CMC rất khoa học, đạt kết quả tốt góp phần vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Song trên thực tế vẫn còn một số tồn tại.
Thứ nhất: về chứng từ sổ sách kế toán.
Nhìn chung, Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán theo quy định của chế độ kế toán hiện hành nhưng vẫn chưa đầy đủ. Cụ thể là: về chứng từ kế toán để hạch toán tính trả lương, Công ty không lập “Bảng ghi năng suất cá nhân”. Đây là một chứng từ khá quan trọng, là căn cứ để xác định năng suất lao động của từng người, dựa vào đó ta mới biết được năng lực và hiệu quả làm việc thực sự của từng công nhân viên. Đặc biệt là khi Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian thì việc lập bảng này có thể hạn chế được tình trạng làm việc thiếu tích cực của một số nhân viên đi làm chỉ để lấy ngày công gây nhiều lãng phí cho doanh nghịêp.
Thứ hai: Về tính trả lương cho người lao động.
Ta thấy, việc tính trả lương theo thời gian ở Công ty có những điểm chưa hợp lý. Qua phần thực trạng đã nêu ở trên thì tiền lương trả cho từng lao động trong mỗi đơn vị căn cứ vào số ngày công thực tế của lao động đó. Với cách tính như vậy, Công ty đã mặc nhiên công nhận năng suất lao động của các công nhân có cùng ngày công là như nhau mà không căn cứ gì đến hiệu suất công việc của họ. Trên thực tế, trình độ của từng công nhân là khác nhau, hiệu suất làm việc của họ cũng khác nhau dẫn đến kết quả công việc đạt được cũng khác nhau nên trả lương theo cách này có thể sẽ vi phạm nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động. Tiền lương còn mang tính chất bình quân, chưa gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng người. Cách trả lương này sẽ là thiếu sót nếu ý thức làm việc của người lao động không tốt.
Thứ ba: Về vấn đề tiền thưởng
Chúng ta đều biết thưởng có một ý nghĩa rất lớn đối với người lao động. Nếu biết sử dụng tiền thưởng một cách hợp lý nó sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng sáng tạo của mình phát minh ra nhiều sáng kiến mới. Tại Công ty Máy tính truyền thông CMC, tác dụng của tiền thưởng định kỳ, loại tiền thưởng này mọi thành viên trong Công ty đều được hưởng và hưởng mức tiền như nhau. Công ty chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng các hình thức thưởng thường xuyên như: thưởng thành tích, thưởng nâng cao tay nghề, thưởng hoàn thành kế hoạch … Có lẽ vì vậy mà Công ty chưa tạo ra nhiều động lực thúc đẩy người lao động phấn đấu hơn.
Thứ tư: Về hiệu quả sử dụng người lao động
Qua phần đặc điểm về lao động của Công ty ta thấy trình độ lao động chung của Công ty tương đối đồng đều. Công ty đang có xu hướng tuyển dụng thêm nhiều lao động có trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu của công cuộc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Số lượng lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, từ năm 2002 đến năm 2004, mỗi năm tăng hơn 5%. Với mỗi trường hợp tăng hoặc giảm công nhân viên đều được ghi chép kịp thời vào sổ “Nhật ký lao động” của Công ty do phòng tổ chức quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán hạch toán lao động tiền lương. Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty tăng từ 550.000đ/người/tháng năm 2002 đến 1.100.000đ/người/tháng năm 2004 cho thấy mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong Công ty là tương đối cao.
Công ty bố trí sắp xếp công việc cho từng lao động đôi khi còn chưa phù hợp với trình độ và năng lực thực sự của họ. Khi phân công lao động nhiều khi Công ty chỉ quan tâm tới bằng cấp của người lao động mà chưa quan tâm đúng mức tới khả năng làm việc thực sự của họ. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
Việc đào tạo nâng cao trình độ của người lao động được Công ty quan tâm nhưng chưa chú trọng lắm nên chất lượng đào tạo chưa cao.
3.1.2. Những tồn tại
Lao động của con người sử dụng trong kinh tế vừa là yếu tố chi phí, và là yếu tố lợi ích. Hiểu theo yếu tố chi phí tức là phải sử dụng hiệu quả có năng suất lao động cao nhất có thể được. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải trả cho người lao động một khoản tiền nhất định để bù đắp hao phí về thể lực, sức lực, trí tuệ của người lao động, khoản tiền này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm kéo theo nó là giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu hiểu theo yếu tố lợi ích tức là phải duy trì và phát triển sức lao động nhằm làm cho người lao động có sức khoẻ, có sự hứng khởi trong lao động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chính là việc tổ chức lao động một cách khoa học, để đem lại năng suất lao động cao, hiệu quả tối ưu, giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh trong sản xuất, tạo ra nhiều giá trị mới trên cơ sở tuân thủ các quy định chung của nhà nước về lĩnh vực lao động và thu nhập cao.
Trước hết muốn hạch toán tốt lao động tiền lương thì công tác hạch toán lao động tiền lương của Công ty phải tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Ngoài ra, trong điều kiên nền kinh tế thị trường hiện nay, việc hoàn thiện hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương phải đạt được các mục tiêu sau:
- Tiền lương là công cụ, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả cao nhất.
- Tiền lương phải trở thành đòn bẩy khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự sáng tạo của người lao động.
- Tiền lương không những phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu hàng ngày cho người lao động mà còn phải từng bước nâng cao đời sống cho họ.
3. 2.MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY MÁY TÍNH TRUYỀN THÔNG CMC
Thứ nhất: về hệ thống chứng từ kế toán
Công ty nên áp dụng đầy đủ các loại chứng từ, đúng mẫu và sử dụng cho đúng đối tượng theo hệ thống chứng từ và chế độ kế toán hiện hành. Các biểu mẫu, biểu bảng không nhất thiết phải rập khuôn máy móc nhưng phải chứa đựng đầy đủ nội dung và phản ánh toàn diện chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bên cạnh “Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành” Công ty nên sử dụng thêm mẫu “Bảng ghi năng suất cá nhân ” để làm căn cứ tính lương, tính thưởng cho người lao động
Thứ hai: Về cách tính trả lương
Việc phân chia tiền lương theo cách tính lương theo thời gian mà Công ty đang áp dụng có nhiều điểm bất hợp lý, không khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của họ. Do vậy, Công ty nên xem xét đến hình thức trả lương theo sản phẩm. Mà cụ thể ở đây là nên áp dụng hình thức trả lương này đối với những lao động trực tiếp. Điều này có thể sẽ giúp tăng năng suất lao động cũng như tăng hiệu quả sử dụng người lao động.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Tuy nhiên để hình thức này phát huy được tối đa tác dụng, các doanh nghiệp cần phải có định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp bậc thợ. Phải giáo dục ý thức tự giác cho nghiệm thu sản phẩm cũng phải làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu nhằm đảm bảo chính xác, công bằng trong lao động.
Thứ ba: về các hình thức thưởng
Ngoài hình thức thưởng định kỳ, Công ty nên nghiên cứu và thực hiện hình thức thưởng thường xuyên với một số hình thức phổ biến sau:
* Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm : áp dụng khi người lao động giảm được tỉ lệ sai hỏng so với quy định và hoàn thành vượt mức những loại sản phẩm có chất lượng cao. Mức thưởng không quá 50% giá trị chênh lệch giữa kết quả người lao động làm được so với quy định.
* Thưởng tiết kiệm vật tư: chỉ tiêu xét thưởng là hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vật tư nhưng phải đảm bảo những qui phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng an toàn lao động. Mức hưởng từ 30% - 40% giá trị vật tư tiết kiệm được.
Thứ tư: về việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Nguyên tắc trong quản lý lao động là phải lựa chọn những lao động có trình độ, có năng lực thực sự và phân công họ và đúng công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ. Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm lắng nghe ý kiến của nhân viên của mình để có những cải tiến thích hợp, thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi kiến thức mới cho những người lao động để họ theo kịp thời đại. Hiện nay Công ty có quyền tự chủ trong việc thuê mướn lao động theo yêu cầu của mình nên Công ty cần xem xét các vấn đề sau:
- Việc tuyển chọn lao động phải dựa trên yêu cầu của công việc và năng lực thực sự của người lao động. Tốt nhất là Công ty nên thực hiện chế độ thi tuyển nghiêm túc. Có như thế Công ty mới chọn được những nhân viên có tài .
- Sau khi tuyển chọn lao động rồi thì phòng tổ chức nhân sự có nhiệm vụ phải bố trí sao cho đúng người đúng việc. Nếu không làm tốt vấn đề này sẽ gây khó khăn cho ngơừi lao động đồng thời lam cản trở hoạt động của Công ty.
- Ngoài ra Công ty cũng nên tạo mọi điều kiện hoạt động tốt nhất cho cán bộ công nhân viên của mình như: thực hiên chế độ bảo hộ lao động, bồi dưỡng thêm các khoản phụ cấp thường xuyên, bảo đảm lưới an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm kích thích người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động.
Thứ năm: về công tác đào tạo lao động
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, nếu Công ty không nắm bắt kịp thời với những công nghệ tiên tiến hiện đại thì sẽ bị lỗi thời, không vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật thì sẽ bị thất bại trong cạnh tranh. Công ty nên tổ chức các đợt huấn luyện, đào tạo thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình. Công ty nên ứng dụng hai hình thức đào tạo sau:
- Đào tạo tại chỗ: Công ty nên có những đợt tập huấn ngay tại công ty mình, do những chuyên gia ngoài Công ty hoặc các nhân viên đã được cử đi học đến để truyền đạt những kiến thức mới nhất cho cán bộ công nhân viên gặp gỡ thảo luận, trao dổi kiến thức, phổ biến kinh nghiệm hoặc cùng nhau giải quyết những vướng mắc.
- Đào tạo ngoài Công ty: Công ty có thể gửi những cán bộ công nhân ưu tú, có trình độ cao ra nước ngoài hoặc đến các trung tâm, các cơ quan đơn vị khác có tính chất ngành nghề giống Công ty để nghiên cứu, học tập, tiếp thu những cái mới, cái tốt về ứng dụng tại Công ty mình. Những người được cử đi học này sẽ về truyền đạt lại cho cán bộ công nhân toàn Công ty. Thực tế cho thấy, trình độ của nhân viên càng cao thì hoạt động của Công ty càng hiệu quả.
Thứ sáu: về việc nâng cao hiệu qủa quản lý quỹ lương trong công ty
Công ty nên xây dựng hệ thống định mức lao động một cách chi tiết cụ thể (để sản xuất ra một sản phẩm cần phải có bao nhiêu công lao động trực tiếp, bao nhiêu công lao động gián tiếp). Làm tốt khâu này sẽ giúp công ty sử dụng được lượng lao động hợp lý, giảm tối thiểu những chi phí không cần thiết.
Thực hiện việc xây dựng qui chế trả lương, trả thưởng theo đúng hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh xã hội để trả lương đúng với kết quả lao động của công nhân viên trong Công ty, tránh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Định kỳ tiến hành kiểm tra nội bộ công tác kế toán tiền lương tại Công ty, kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền lương theo các qui định của Nhà nước
KẾT LUẬN
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, để phát huy được vai trò khả năng sáng tạo của người lao động, các nhà quản lý phải tìm hiểu rõ động cơ lao động cũng như các nhu cầu về lợi ích kinh tế của họ. Từ thu nhập cho phù hợp nhu cầu vì sự tồn tại của người lao động. Một nhà quản lý giỏi phải biết kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích của người lao động, giải quyết tốt mối quan hê giữa các lợi ích này, trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc tăng năng suất.
Với sự chuyển đổi không ngừng của nền kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta liên tục đề ra các chủ trương nhằm hoàn thiện chế độ tiền lương và phân phối thu nhập cho người lao động trên nguyên tắc công bằng bình đẳng. Đáp ứng được phần yêu cầu nâng cao đời sống sinh hoạt cho người lao động.
Qua nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại Công ty Máy tính truyền thông CMC em thấy công tác hạch toán lao động tiền lương ở Công ty được thực hiện khoa học theo đúng chế độ. Mặc dù còn một số tồn tại nhất định cần giải quyết nhưng nhìn chung công tác hạch toán lao động tiền lương ở Công ty đang dần được hoàn thiện và trở thành một đòn bẩy có tác dụng kích thích người lao động làm việc hiệu quả hơn.
Do thời gian làm việc và trình độ còn nhiều hạn chế, chuyên đề của em khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô.
Lời cuối, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Trần Văn Thuận người đã trực tiếp hướng dẫn em viết chuyên đề. Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong Công ty Máy tính truyền thông CMC đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kế toán tài chính phần 1
Kế toán tài chính phần 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT91.docx