Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, việc các doanh nghiệp tổ chức tốt công tác hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ giúp cho doanh nghiệp xác định đúng đắn thu nhập để từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty May Chiến Thắng, em nhận thấy vấn đề hạch toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm mang tính lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn không phải lúc nào cũng giống nhau do đặc điểm của Công ty nói chung cũng như bộ máy kế toán nói riêng. Bởi vậy, việc vận dụng lý luận để phù hợp với thực tế mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác, có hiệu quả, đúng chế độ kế toán luôn là công việc của người làm công tác kế toán. Công ty đã phát huy được những điểm mạnh, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục những vấn đề chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện thêm phần hạch toán kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty May Chiến Thắng.
Do thời gian thực tập có hạn và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kế toán và nhà trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Tô Văn Nhật và sự giúp đỡ của phòng Tài vụ Công ty May Chiến Thắng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề án tốt nghiệp này.
89 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên đây, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của Công ty, mức độ chuyên môn hoá của công tác kế toán và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty May Chiến Thắng có biên chế là 10 người và được tổ chức theo phần hành kế toán như sau:
Kế toán trưởng (trưởng phòng): Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, báo cáo số liệu cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy cho giám đốc, tổ chức lãnh đạo chung cho toàn phòng, phân chia từng bộ phận kế toán cũng như bố trí từng người phụ trách, làm công tác đối nội, đối ngoại, ký kết hợp đồng kinh tế kiêm phụ trách chung về vốn và giá cả, là người chịu trác nhiệm thực thi hướng dẫn thi hành chính sách chế độ tài chính cũng như việc chịu trách nhiệm các quan hệ tài chính với cơ quan nhà nước.
Kế toán phó (Phó phòng kế toán): Là người trực tiếp giúp việc cho kế toán trưởng, làm những công việc của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng ngoài ra còn làm công việc kế toán tổng hợp
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Phụ trách tài khoản 152, 153 hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Cuối quý tổng hợp số liệu lập bảng kê Nhập - Xuất - Tồn.
Kế toán tiền mặt và ngân hàng: Viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc,hàng quý lập kế hoạch tiền mặt gửi cho ngân hàng có quan hệ giao dịch .
Kế toán thanh toán với người mua và người bán: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả giữa Công ty với khách hàng và giữa Công ty với nhà cung cấp.
Kế toán công nợ : Theo dõi các khoản công nợ của Công ty.
Kế toán tài sản cố định và phân bổ lương: Phụ trách tài khoản 211, 214, 334, 338. Phân loại TSCĐ hiện có trong Công ty và tính khấu hao. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng thực tế của từng phân xưởng và đơn giá được hưởng để tính quỹ lương của từng phân xưởng. Cuối tháng, lập bảng thanh toán lương.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành : Hàng tháng nhận các báo cáo từ các phân xưởng gửi lên .Căn cứ vào bảng phân bổ số 1, bảng tập hợp chi phí để cuối quý ghi vào bảng kê số 4, tính giá thành theo phương pháp thích hợp.
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Kho thành phẩm, ghi sổ chi tiết tài khoản 155, doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ phát sinh khác liên quan đến quá trình tiêu thụ và xác định kết quả, cuối quý lập bảng kê số 8 và bảng kê số 11.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình tiền mặt tại quỹ cũng như các nghiệp vụ nhập quỹ, xuất quỹ.
Sơ đồ 16: bộ máy kế toán của Công ty May Chiến Thắng
Kế toán trưởng
Kế toán công nợ
Kế toán nguyên vật liệu chính
Kế toán nguyên vật liệu phụ và phụ tùng thay thế
Kế toán tài sản cố định và phân bổ tiền lương
Thủ quỹ
Kế toán tập hợ chi phí sản xuất và tính giá thàng
Kế toán tiêu thụ
Kế toán tiền mặt
Kế toán thanh toán với người mua và người bán
Kế toán tổng hợp
Nhân viên thống kê các phân xưởng thuộc các cơ sơ sản xuất
Hiện nay, Công ty đã áp dụng hệ thống kế toán máy. Các chứng từ minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán kiểm tra, sắp xếp số liệu để nhập vào máy vi tính theo các định khoản (xử lý nghiệp vụ), máy sẽ tự động phân loại nghiệp vụ và ghi vào bảng kê phát sinh các tài khoản có liên quan. Đến cuối kỳ, người sử dụng có thể in ra Sổ cái từng loại tài khoản, các loại báo cáo tài chính.
Với việc sử dụng kế toán máy, trình tự công việc xử lý số liệu như sau:
Sơ đồ 17: trình tự công việc sử lý số liệu kế toán ở công ty may chiến thắng
Chứng từ gốc
Xử lý nghiệp vụ
Nhập dữ liệu
Vào bảng kê phát sinh tài khoản
Các bảng cân đối số phát sinh
Các sổ tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn
Vào Sổ cái
Báo cáo tài chính
In và lưu trữ
Khoá sổ chuyển sang kỳ
III- hạch toán thành phẩm tại công ty may chiến thắng
1. Đặc điểm thành phẩm và đánh giá thành phẩm
Đặc điểm thành phẩm
Mặt hàng chủ yếu của Công ty là các loại áo Jacket, áo váy nữ, quần áo đồng phục... và các sản phẩm may da, thảm len. Mỗi loại mặt hàng có nhiều kích cỡ, mầu sắc khác nhau. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán cũng như để thuận tiện cho việc áp dụng máy vi tính, Công ty đã tiến hành đặt mã số cho các loại sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty được phân làm hai loại:
- Sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng gia công xuất khẩu
- Sản phẩm sản xuất để tiêu thụ nội địa
Trong đó, lượng sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm sản xuất ra trong kỳ của Công ty.
Đánh giá thành phẩm
Tại Công ty May Chiến Thắng, thành phẩm nhập xuất kho được tính theo giá thực tế. Việc tính giá thành sản phẩm xuất kho hay giá vốn hàng bán được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh.
2. Trình tự luân chuyển chứng từ nhập xuất thành phẩm
Các chứng từ về nhập xuất kho thành phẩm là căn cứ để thủ kho tiến hành nhập xuất kho và là minh chứng pháp lý về tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trình tự luân chuyển một số chứng từ ở Công ty như sau:
2.1 Chứng từ nhập
Phân xưởng hoàn thành
Kho thành phẩm
Bên sử dụng chứng từ
Phòng tài vụ kế toán
(1) (2)
(1): Sản phẩm sau khi hoàn thành được phòng kiểm tra chất lượng kiểm tra, đạt yêu cầu mới được nhập kho. Nhân viên ở các xí nghiệp lập phiếu lập kho (chỉ ghi số lượng) rồi chuyển cho thủ kho.
(1): Thủ kho nhận phiếu nhập kho, kiểm nhận hàng và nhập kho, sau đó cùng người nhập ký vào phiếu. Thủ kho giữ lại một liên để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi đơn giá, tính thành tiền và ghi sổ.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu tại phân xưởng
Liên 2: Phòng kế toán lưu giữ
Liên 3: Người nhập giữ.
Mẫu số 01: Phiếu nhập thành phẩm
Ngày .23.. tháng ..01.. năm..2001..
Số: 13/2
Nợ:
Có:
Họ tên người nhập:........XN May I
Theo.........số...........ngày...........tháng............năm 2001
Nhập tại kho: Nguyên Thành Công
Số TT
Tên, nhãn hiệu quy cách sản phẩm
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo
CT
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
2
3
áo T 5368
áo 2 lớp 5403
Quần âu TE cỡ 7
Chiếc
Chiếc
Chiếc
30
20
65
100.000
30.000
32. 000
3000.000
600.000
2080.000
Cộng
115
5680.000
Nhập, ngày...23...tháng..01..năm..2001..
Người phụ trách Người giao Thủ kho
2.2 Chứng từ xuất
Thành phẩm của Công ty chia làm hai loại: thành phẩm gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng và thành phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước (tiêu thụ trực tiếp cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu lớn). Đối với cả hai loại hình tiêu thụ này, khi xuất kho phòng phục vụ sản xuất lập “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. Phiếu này được lập làm 3 liên:
+ Liên 1: lưu tại phòng phục vụ sản xuất
+ Liên 2: dùng để vận chuyển hàng
+ Liên 3: dùng để thanh toán nội bộ
Mẫu số 02:
Địa chỉ: Công ty May Chiến Thắng.......... Mẫu số: 03- VT
Ban hành theo QĐ số:1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 tháng 1 năm1995
của Bộ Tài Chính Quyển số:...582.....
Số:..029081.......
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 13 tháng 01 năm 2001
Liên 2: dùng để vận chuyển hàng
Căn cứ lệnh điều động số:....................................ngày......... tháng.......năm.....
Của........................................................................về việc
Họ tên người vận chuyển: Chị Thoa Hợp đồng số:
Xuất tại kho: Nguyên TC
Nhập tại kho:
Số TT
Tên, nhãn hiệu quy cách sản phẩm, hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thực xuất
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
2
3
4
áo 2 lớp 221602
áo CT A
áo 2 lớp 70975
áo TE 386
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
4
1
2
15
60.000
20.000
60. 000
100.000
240.000
20.000
120.000
1500.000
Cộng
22
1880.000
Xuất, ngày 13 tháng 01 năm 2001 Nhập, ngày........ tháng.......năm.......
Bộ Tài Chính phát hành
Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
3. Hạch toán thành phẩm
3.1 Tài khoản sử dụng
Để hạch toán thành phẩm, kế toán tiêu thụ của Công ty sử dụng tài khoản TK 155 được chi tiết thành hai tiểu khoản sau:
Tài khoản 1550: Thành phẩm thảm may
Tài khoản 1551: Thành phẩm may mặc
Công ty May Chiến Thắng sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán thành phẩm, kế toán dựa vào phiếu nhập, phiếu xuất kho để phản ánh quá trình luân chuyển thành phẩm
3.2 Trình tự hạch toán
Công ty đã áp dụng máy vi tính vào tổ chức hạch toán kế toán nên công tác kế toán trở nên gọn nhẹ, đơn giản hơn, giảm bớt việc ghi chép bằng tay. Tuy nhiên một số công việc vẫn phải tính toán, ghi chép bên ngoài.
Việc hạch toán chi tiết thành phẩm tại Công ty được thực hiện theo phương pháp thẻ song song, ở kho chỉ theo dõi về mặt số lượng còn ở phòng kế toán theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị.
Tại kho: Thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất như “Phiếu nhập thành phẩm”, “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”, “Hoá đơn giá trị gia tăng” để ghi thẻ kho (Mẫu số 03). Thẻ kho được lập cho từng loại thành phẩm. Mỗi chứng từ nhập xuất kho thành phẩm được phản ánh trên một dòng của thẻ kho. Sau đó thủ kho gửi các chứng từ lên cho kế toán tiêu thụ thành phẩm. Cuối tháng, thủ kho cộng thẻ kho xác định số tồn và so sánh với kế toán thành phẩm. Đồng thời thủ kho phải đối chiếu số tồn ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn luôn khớp với nhau.
Tại phòng kế toán: Khi nhận được chứng từ, kế toán thành phẩm và tiêu thụ tiến hành nhập số liệu vào máy tính. Từ các chứng từ nhập xuất đó kế toán ghi vào sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn thành phẩm theo từng hãng (Mẫu số 04) và in ra bảng “Tổng hợp nhập xuất tồn” theo từng tháng để theo dõi chi tiết việc nhập xuất kho theo từng loại thành phẩm (Mẫu số 05).
Mẫu số 03
Địa chỉ: Công ty May Chiến Thắng.......... Mẫu số: 06- VT
Tên kho: Kho thành phẩm........ Ban hành theo QĐ số:1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 tháng 1 năm1995
của Bộ Tài Chính
Thẻ kho
Ngày lập thẻ: 02/01/2001.....
Tờ số: 1.....
- Tên, nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Mẫu
- Đơn vị tính: Chiếc
- Mã số
Số
TT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập, xuất
Số lượng
Ký xác nhận kế toán
Số hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
1
Dư đầu kỳ
2
125
01/01
Nhập từ XN 1
03/01/2001
450
450
3
126
09/01
Nhập từ XN 3
09/01/2001
300
750
4
235
13/01
Xuất cho Woosung
13/01/2001
181
569
5
236
20/01
Xuất cho Woosung
20/01/2001
60
509
Mẫu số 04: Sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn
Tài khoản 1551: Thành phẩm may
Tháng 1 năm 2001 Đơn vị: VNĐ
Hãng
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
Hà đông
573 244 156
437 480 040
658 442 507
352 281 689
Leisure
138 741 784
152 173 454
22 209 475
268 705 763
TNHH Pacific
439 766 335
439 766 335
WooBo
129 940 795
111 930 170
18 010 625
Nội địa
143 415 397
61 719 762
205 135 159
0
Bắc Hà
24 546 236
534 246 271
46 000 000
512 792 507
GARNCT
455 367 386
1 826 019 586
2 140 915 353
140 471 619
Thêu
0
49 815 756
49 815 756
0
Itochu
0
51 078 900
51 078 900
0
Nga
0
642 902 215
534 399 368
108 502 847
GARNCT
0
690 165 897
690 165 897
0
Hưng Yên
0
136 546 344
136 546 344
0
TocenTap
0
123 051 804
0
123 051 804
WooSung
0
16 293 832
16 293 832
0
Tổng
1 905 022 089
4 721 493 861
4 662 932 761
1 963 583 189
IV- Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty may Chiến Thắng
Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm tại Công ty May Chiến Thắng
Công ty May Chiến Thắng thực hiện việc tiêu thụ thành phẩm theo phương thức gia công hàng xuất khẩu là chủ yếu. Theo phương thức này, Công ty nhận nguyên vật liệu từ bên đặt hàng để gia công. Công ty chuyển giao sản phẩm cho khách hàng (theo đơn đặt hàng) còn khách hàng phải thanh toán cho Công ty khoản tiền gia công tương ứng để sản xuất ra số sản phẩm đó theo giá thoả thuận giữa Công ty và bên đặt hàng đã ký kết trên hợp đồng.
Khi khách hàng đến mua hoặc đến ngày giao hàng theo hợp đồng, Phòng phục vụ sản xuất lập hoá đơn GTGT (đánh số thứ tự theo tháng) (Mẫu số 06)rồi chuyển cho Phòng Tài vụ, ở đây kế toán trưởng duyệt và ký, sau đó hoá đơn được chuyển cho giám đốc và đóng dấu. Sau khi hoá đơn được lập, nhân viên Phòng phục vụ sản xuất cùng khách hàng hoặc đại diện khách hàng xuống kho để kiểm tra sản phẩm, đóng Contenter, kẹp chì và chuyển thành phẩm đến địa điểm giao hàng đã ký kết trong hợp đồng rồi giao cho ban đaị diện của hãng tại bãi gửi hàng đó, điểm giao hàng thường là Cảng Hải Phòng, Sân bay Nội Bài hoặc Sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, Công ty còn tiêu thụ nội địa nhưng chiếm một phần nhỏ trong tổng số sản phẩm sản xuất ra của Công ty. Công ty tự sản xuất sau đó bán trực tiếp cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu.
Công ty có nhiều bạn hàng nên có nhiều phương thức thanh toán. Đối với những bạn hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài, có tín nhiệm trong ký kết hợp đồng, Công ty có thể cho họ thanh toán theo phương thức trả chậm. Đối với những bạn hàng không thường xuyên thì trước khi Công ty giao hàng khách hàng phải thanh toán đầy đủ.
Mẫu số 06: Mẫu hoá đơn (GTGT)
Hoá đơn (GTGT) Công ty May Chiến Thắng
VAT Invoice Chien Thang Garment Company
Thanh Cong Str- Ha Noi- Viet Nam
(Liên 3 dùng để thanh toán) Tel: 8312074, 8312078
Copy 3 for payment Pax: 8448312208
Mã số thuế: 0100101058-1
Ngày 12 tháng 1 năm 2001 Ký hiệu/Series: AA/99
Số/No:000101
Tên khách hàng/Customers name: Công ty Đức Tấn- Sài Gòn
Địa chỉ/Address: 307 Tam Trịnh- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Mã số thuế/Code No:0100956705
Hợp đồng số/Contract No:432LF/00
Ngày giao hàng/Date of delivery:
Điều kiện giao hàng/Terms of delivery:
Phương tiện vận tải/Mean of Transport: Nam HD0340
Vận đơn số/Transport Receipt:
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
áo Blu có in mác
Chiếc
300
27 272,72
8 181 818
Tổng cộng
300
8 181 818
Cộng tiền hàng/Total net Amount: 8 181 818
Thuế suất/VAT rate: 10% Thuế GTGT: 818 182
Tổng cộng tiền thanh toán/Total Amount of Payment: 9 000 000
Viết bằng chữ/In word:Chín triệu đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Buyer) (Chief Accountant) (Authority Signature)
Ban hành theo công văn số 4414TCT/AC ngày 23 tháng 8 năm 1999 của Tổng cục thuế
Tài khoản sử dụng
Để phù hợp với đặc điểm và các quy định về phương thức bán hàng, kế toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng”: dùng để phản ánh doanh thu bán hàng của Công ty, được chi tiết thành 3 tiểu khoản sau:
Tài khoản 5110- Doanh thu bán thảm len
Tài khoản 5111- Doanh thu sản phẩm may
Tài khoản 5112- Doanh thu kinh doanh dịch vụ khác
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”- dùng để phản ánh giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất bán ra trong kỳ. Tài khoản này chi tiết thành 3 tiểu khoản:
Tài khoản 6320- Giá vốn thảm len
Tài khoản 6321- Giá vốn sản phẩm may
Tài khoản 6322- Giá vốn các loại hàng hoá dịch vụ khác
Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”- dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng. Tài khoản này tại Công ty được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
Tài khoản 6411- Chi phí bao bì. Tài khoản này được chi tiết đến từng phân xưởng như: Tài khoản 64110- Chi phí bao bì phân xưởng thảm len, tài khoản 64111- Chi phí bao bì phân xưởng may, ứng với phân xưởng may nào thì lại được chi tiết theo từng phân xưởng may đó.
Tài khoản 6412- Chi phí vận chuyển+xuất nhập khẩu
Tài khoản 6413- Chi phí cửa hàng
Tài khoản 6414- Chi phí bốc vác
Tài khoản 6415- Chi phí thuê ô tô
Tài khoản 6416- Chi phí giới thiệu khách hàng
Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”- dùng để tập hợp các khoản phát sinh trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”- Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền khách hàng đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả cho Công ty. Tài khoản này được mở chi tiết cho 2 tài khoản bậc hai:
Tài khoản 1310- Phải thu của khách hàng thảm len
Tài khoản 1311- Phải thu của khách hàng may
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản 111, 113, 141...
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Kế toán doanh thu tiêu thụ
Doanh thu tiêu thụ của Công ty là tổng giá trị thực hiện do hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty bao gồm doanh thu bán hàng cho bên đặt hàng, doanh thu do xuất bán cho các cửa hàng trong nước và doanh thu khác.
Doanh thu bán hàng xuất khẩu của Công ty được xác định căn cứ vào số lượng và đơn giá gia công mà các hãng và Công ty đã cùng thoả thuận ký kết hợp đồng gia công để xác định doanh thu bán hàng của Công ty theo tiền ngoại tệ (USD) và quy đổi ra tiền Việt Nam đồng (theo tỷ giá hiện hành của tháng có hàng xuất giao). Đơn giá gia công trong đó bao gồm:
+ Tiền công gia công cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết
+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu từ cảng về Công ty
+ Chi phí thu mua thêm phụ liệu (như chỉ, cúc,... nếu khách hàng yêu cầu)
Doanh thu bán hàng trong nước cũng được xác định theo giá trị hàng xuất bán cho các cửa hàng.
Căn cứ vào các chứng từ xuất giao cho khách hàng như: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, hoá đơn GTGT,... kế toán tiêu thụ thành phẩm tiến hành tập hợp số liệu, ghi vào “Bảng kê hoá đơn bán hàng” (Mẫu số 07) cho cả số hàng gia công xuất khẩu và hàng nội địa. Sau đó, kế toán tiêu thụ tiến hành ghi “Sổ tổng hợp bán hàng” (Mẫu số 08) theo dõi doanh thu hàng bán ra cả bằng tiền Đôla và tiền Việt Nam đồng đối với từng loại sản phẩm, đồng thời tiến hành ghi vào “Sổ theo dõi tiền hàng” (Mẫu số 09) theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng , kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
- 5110: Doanh thu thảm len
- 5111: Doanh thu sản phẩm may
- 5112: Doanh thu hàng hoá, dịch vụ khác
Cuối kỳ, căn cứ vào “Số tổng hợp hàng bán” kế toán tiêu thụ vào số liệu cột doanh thu trên “Bảng kê tài khoản 911” (Mẫu số 14) và “Lập bảng kê số 11” (Mẫu số 10) để theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng
Mẫu số 07: Bảng kê hoá đơn bán hàng
Từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/01/2001
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Giá
Tiền
Ngày
Số
Hãng WOOSUNG(HGC)
12/01
001951
TCT1
Hãng WOOSUNG(HGC) 1311
TPL 461-Hàng mẫu WOOSUNG C
98
133 745,36
13 107 045
13 107 045
12/01
001952
TCT1
Hãng WOOSUNG(HGC) 1311
TPL 461-Hàng mẫu WOOSUNG C
70
135 860,4
9 510 228
9 510 228
12/01
00955
TCT1
Hãng WOOSUNG(HGC) 1311
TPL 461-Hàng mẫu WOOSUNG C
13
134 989,54
1 754 864
1 754 864
19/01
001967
TCT1
Hãng WOOSUNG(HGC) 1311
TPL 461-Hàng mẫu WOOSUNG C
54
143 698,5
7 759 719
7 759 719
19/01
001968
TCT1
Hãng WOOSUNG(HGC) 1311
TPL 461-Hàng mẫu WOOSUNG C
6
143 698,5
862 191
862 191
Tổng
241
32 994 047
Công ty TNHH Nam Sơn(HGC50)
30/01
001872
TCT1
Công ty TNHH Nam Sơn 1311
TPL 464 Mã 6049A C
792
49 351
39 085 992
39 085 992
Tổng
792
39 085 992
......
........
.............
........
.......
.......
Tổng cộng
62 172 437
5 224 838 924
Người lập biểu Kế toán trưởng (ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mẫu số 08: Sổ tổng hợp bán hàng tháng 1/2001
(Sản phẩm may)
STT
Hãng
Doanh thu USD
Doanh thu VNĐ
1
Hà đông
58 915,38
855 156 742
2
WOOBO
9 768,7
141 792 682
3
GAR NCT
190 026,28
2 758 231 455
4
ITOCHU
7 692,75
111 660 266
5
WOOSUNG
2 273,1
32 994 047
6
Công ty TNHH Nam Sơn
2 692,8
39 085 992
7
Nga
50 839,29
737 932 296
8
Công ty May Hưng Yên
(Thuế GTGT:10%)
10 520,12
1052,02
152 699 542
15 269 954
9
Công ty XNK Bắc Hà
(Thuế GTGT:10%)
10 090 909
1 009 091
10
Nguyễn Văn Tiến
(Thuế GTGT:10%)
45 332 723
4 533 277
11
Khách sạn Melia
(Thuế GTGT:10%)
2 438 700
243 870
12
Nguyễn Mạnh Hữu
(Thuế GTGT:10%)
16 363 636
1 636 364
Tổng doanh thu
Trong đó: Xuất khẩu
Nội địa
4 903 778 990
4 676 853 480
226 925 510
Mẫu số 09: Sổ theo dõi tiền hàng
Năm 2001
Hãng
Tháng1/2001
1 USD=14515 VNĐ
Tháng 2/2001
Tháng...
WOOBU
Dư nợ:2 889,28=41 937 899
FSN:7 692,75=111 660 266
FSC(12/01):1 367,88=19 854 778
FSC(17/01):1 358,6=19 720 079
FSC(22/01):7 617,75 =110 571 641
Chi phí:174=2 525 610
Dư nợ:63,8=926 057
WOOSUNG
Dư nợ: 0
FSN:2 273,1=32 994 047
Dư nợ:2 273,1=32 994 047
...........
...............
........
..........
Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán của Công ty chính là giá trị xuất kho của hàng nhận gia công và hàng nội địa xuất bán cho các cửa hàng. Vì Công ty sản xuất ra công theo đơn đặt hàng của nước ngoài là chủ yếu nên chi phí của đơn đặt hàng nào tính riêng cho đơn đặt hàng đó. Chính vì vậy, Công ty tính sản phẩm xuất kho theo giá thực tế đích danh.Còn đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa do số lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ không nhiều nên doanh nghiệp vẫn tính theo giá thực tế đích danh như đối với sản phẩm xuất khẩu. Hàng ngày, kế toán tiến hành ghi “Bảng kê chi tiết giá vốn hàng bán” (Mẫu số 11) dựa trên Phiếu xuất kho thành phẩm tương ứng với các hoá đơn bán hàng và ghi định khoản:
Nợ TK 632(chi tiết tiểu khoản)-Giá vốn hàng bán
Có TK 155- Thành phẩm
Cuối tháng kế toán dựa vào “Sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn” để ghi số liệu vào Bảng kê tài khoản 911 (Mẫu số 14)
Mẫu số 11: Bảng kê chi tiết giá vốn hàng bán
TK 6321 (Thành phẩm hàng may)
Đơn vị: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đ/ư
Nợ
Có
Ngày
Số
02/01
001868
Hãng WOOBO
1511
64 302 372
04/01
001870
Hãng ITOCHU
1511
51 078 900
05/01
001996
Hãng GRANET CORP
1511
456 424 174
05/01
001872
Công ty TNHH Nam Sơn
1511
21 754 567
05/01
001871
Hãng da Hà Đông
1511
611 915 998
06/01
001844
Hãng WOOBO
1511
15 531 905
08/01
001887
Ông Nguyễn Mạnh Hữu
1511
12 153 564
17/01
001890
Hãng da Hà Đông
1511
46 526 509
.......
.........
..........
..........
.........
30/01
Kết chuyển 6321 sang 9111
9111
4662 932 761
Cộng
4662 932 761
4662 932 761
Người lập sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
V- Hạch toán các nghiệp vụ giảm giá hàng bán tại công ty may chiến thắng
Công ty May Chiến Thắng xuất bán sản phẩm cho các hãng nước ngoài nên Công ty áp dụng thuế GTGT 0% theo quy định tại điều 17 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất khẩu ,nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài. Công ty cũng không phải chịu thuế xuất khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt nên không làm giảm trừ doanh thu.
Hơn nữa, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty không phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu vì trước khi tiến hành sản xuất thì Tổng giám đốc Công ty cùng các hãng nước ngoài đã đàm phán kỹ về giá cả gia công và đã ký hợp đồng về giá gia công cho nên không có sự thay đổi về giá. Chất lượng sản phẩm của Công ty đều đảm bảo yêu cầu về chất lượng của bên đặt hàng. Trong quá trình sản xuất, mỗi hãng đặt hàng đều cử nhân viên kỹ thuật của mình để giám sát. Sau khi sản phẩm sản xuất song thì phải thông qua sự kiểm tra của nhân viên kiểm soát chất lượng nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì mới được đưa đi đóng gói và xuất giao hàng. Vì vậy, mọi sản phẩm đều đảm bảo chất lượng
Còn đối với hàng nội địa, do số lượng ít, thị trường nhỏ vì thế Công ty không có tiến hành giảm giá hàng bán để khuyến kích người mua . Công ty tiến hành theo bán hàng theo cách thuận mua, vừa bán, hàng hoá khi đã ra khỏi công ty thì không trả lại.
Vì không phát sinh các khoản giảm trừ nên doanh thu bán hàng chính là doanh thu thuần.
Vi- hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty may chiến thắng
Tài khoản sử dụng
Là kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tiêu thụ là chỉ tiêu quan trọng nhất nói lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tại Công ty May Chiến Thắng, để tiến hành hạch toán quá trình tiêu thụ có sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”
Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 421 “Lãi (lỗ) chưa phân phối”
2. Hạch toán kết quả tiêu thụ thành phẩm
2.1 Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Đối với chi phí bán hàng. Khi thực hiện công tác tiêu thụ thành phẩm, Công ty phải bỏ ra một số chi phí để phục vụ cho khâu bán hàng. Căn cứ vào các chứng từ thể hiện các khoản chi phí hàng hoá phát sinh trong tháng, kế toán tiêu thụ thành phẩm tiến hành tập hợp chi phí bán hàng ghi vào “Bảng kê chi tiết tài khoản 641” (Mẫu số 12) theo định khoản:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Có TK 111: Các khoản chi bằng tiền tại quỹ
Có TK 112: Các khoản chi bằng tiền gửi ngân hàng
Có TK 141: Các khoản chi bằng tạm ứng
................
Với mỗi tiểu khoản của tài khoản 641 Công ty lập một Bảng kê chi tiết để theo dõi cụ thể từng loại chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
Đối với kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty phat sinh các khoản chi phí gồm: chi phí quản lý doanh nghiệp kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của Công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại.... , chi phí nhân viên quản lý và một số chi phí khác có liên quan.
Cũng giống như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được theo dõi ở “Bảng kê chi tiết tài khoản 642” (Mẫu số 13).
Cuối tháng kế toán tiêu thụ tiến hành tính tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân bổ toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm may mà không phân bổ cho các loại sản phẩm khác.
Mẫu số 12: Bảng kê chi tiết tài khoản 641
(TK 6411: Chi phí bao bì)
Tháng 01 năm 2001
Ngày
Số
Diễn giải
TK
đ/ư
Số tiền
Nợ
Có
05/01
36
Phân xưởng 4 TC lấy bao bì
1532
5 435 325
09/01
37
Phân xưởng 2 TC lấy bao bì
1532
11 157 313
09/01
38
Phân xưởng 5 TC lấy bao bì
1532
6 123 113
11/01
39
Phân xưởng 3 TC lấy bao bì
1532
6 202 862
29/01
40
Phân xưởng 1 TC lấy bao bì
1532
8 428 572
20/02
41
Phân xưởng ITOCHU lấy bao bì
1532
6 216 975
Xí nghiệp may 9 lấy bao bì
1532
6 696 188
31/01
Kết chuyển từ TK 6411 sang 9111
9111
50 260 348
Tổng cộng
50 260 348
50 260 348
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mẫu số 13: Bảng kê chi tiết tài khoản 642
(Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Tháng 01 năm 2001
Ngày
Số
Diễn giải
TK
đ/ư
Số tiền
Nợ
Có
01/01
37
Phòng kỹ thuật may lấy mẫu hàng
1521
195 657
01/01
41
Phòng kỹ thuật lĩnh phấn may
1522
7 500
02/01
71
Các phòng ban lấy chiếu
153
750 000
02/01
07
Trịnh Ân mua vật tư
141
1 966 400
05/01
09
Lương nhân viên quản lý
3341
126 485 500
05/01
05
Nguyễn Hồng Vân mua thuốc
141
8 883 000
06/01
65
Lê Khoản rút lãi sổ
1111
601 641
......
...
..............
......
..........
31/01
Hao mòn nhà cửa nguồn vay
2141
2 349 407
31/01
Hao mòn phương tiện vận tải
2141
3 850 000
........
....
...............
.......
..........
31/01
Kết chuyển từ TK 642 sang 9111
882 452 314
Tổng cộng
882 452 314
882 452 314
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2 Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kết quả tiêu thụ thành phẩm là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi (lỗ). Kết quả tiêu thụ thành phẩm là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
ở Công ty May Chiến Thắng, kết quả tiêu thụ thành phẩm được xác định riêng đối với từng hãng. Đồng thời, kết quả tiêu thụ cũng được tập hợp riêng đối với từng loại sản phẩm đó là sản phẩm may, thảm len và các hàng hoá khác.
Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào các số liệu ở Sổ tổng hợp bán hàng, Bảng kê hoá đơn bán hàng, Bảng kê chi tiết giá vốn hàng bán, Sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn thành phẩm, Bảng kê chi tiết tài khoản 641, Bảng kê chi tiết tài khoản 642 để tiến hành lập “Bảng kê tài khoản 911” (Mẫu số 14). Đến cuối kỳ, kế toán tổng hợp lập sổ cái tương ứng với từng tài khoản 632, TK 641, TK 642, TK 511, TK 911 và “Báo cáo xác định kết quả sản xuất kinh doanh”.
“Bảng kê tài khoản 911” là bảng được mở theo tháng, dùng để theo dõi tổng hợp các tài khoản liên quan đến tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ như: TK 511- doanh thu tiêu thụ ; TK 911- Xác định kết quả sản xuất kinh doanh; TK 632- giá vốn hàng bán; TK 641- Chi phí bán hàng; TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp và TK 421- Lợi nhuận để lại. Số liệu được lấy từ các sổ chi tiết tương ứng. Cụ thể, doanh thu tiêu thụ được lấy từ Sổ tổng hợp bán hàng, giá vốn hàng bán được lấy từ Sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn thành phẩm. Số liệu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp căn cứ vào bảng kê chi tiết TK 641, TK642. Từ đó kế toán tính được lợi nhuận để lại.
“Bảng kê tài khoản 911” được chi tiết để tính kết quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm.
+ “Bảng kê tài khoản 9110”- Xác định kết quả tiêu thụ đối với thảm len.
+ “Bảng kê tài khoản 9111”- Xác định kết quả tiêu thụ đối với sản phẩm may.
+ “Bảng kê tài khoản 9112”-Xác định kết quả tiêu thụ đối với các loại hàng hoá, dịch vụ khác.
Mẫu số 14: Bảng kê tài khoản 9111
Xác định kết quả kinh doanh sản phẩm may
Từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/01.2001
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
FS nợ
FS có
Ngày
Số
31/01
PKT 33
Doanh thu may
5111
5 180 206 714
31/01
PKT 30
Giá vốn hàng bán
6321
4 662 932 761
31/01
PKT 36
Chi phí bao bì
6411
50 260 348
31/01
PKT 37
Chi phí vận chuyển+XNK
6412
122 493 906
31/01
PKT 38
Chi phí cửa hàng
6413
5 957 452
31/01
PKT 39
Chi phí bốc vác
6414
4 495 000
31/01
PKT 40
Chi phí thuê ô tô
6415
751 000
31/01
PKT 41
Chi phí giới thiệu khách hàng
6416
27 812 673
31/01
PKT 56
Chi phí quản lý doanh nghiệp
642
882 452 314
31/01
PKT 50
Lãi (lỗ) sản phẩm may
4211
576 948 740
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (ký, họ tên)
Sau đó, đến cuối kỳ kế toán tổng hợp tiến hành lập sổ cái. Do giới hạn của bài viết em xin trình bày “Sổ cái tài khoản 911” (Mẫu số 15).
Sổ cái tài khoản 911 là sổ tổng hợp của tất cả các tiểu khoản 9110, 9111, 9112. Số liệu trên sổ cái được lấy từ các bảng kê chi tài khoản 9110, 9111, 9112.
Mẫu số 15: Sổ cái tài khoản 911 ( trích)
Xác định kết quả kinh doanh
Ghi có các TK, đối ứng với nợ TK này
Tháng 1
Tháng 2
.........
632
4 680 996 206
641
211 770 379
642
882 452 314
Cộng FS Nợ
5 775 218 899
Tổng FS Có
5 775 218 899
Dư nợ
Dư có
Cuối cùng, kế toán tổng hợp phải lập “Báo cáo xác định kết quả sản xuất kinh doanh”.
Cột tổng doanh thu tiêu thụ là tổng hợp doanh thu của tất cả các loại sản phẩm hàng hoá trong doanh nghiệp. Số liệu được lấy từ Sổ tổng hợp bán hàng trong kỳ
Cột tổng doanh thu thuần chính là doanh thu tiêu thụ vì Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
Cột giá vốn hàng bán là tổng cộng của các loại giá vốn hàng bán. Số liệu được lấy từ Sổ theo dõi tình hình Nhập-Xuất-Tồn trong kỳ.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được lấy từ bảng kê chi tiết tài khoản 641, 641.
Với những số liệu và phương pháp tính toán như đã trình bày, ta có thể lập Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 1 năm 2001 như sau:
Mẫu số 16: Báo cáo kết quả kinh doanh (trích)
Tháng 1 năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
1
2
3
Tổng doanh thu
+ Doanh thu may
01
5 224 838 924
5 180 206 714
Các khoản giảm trừ
03
0
1. Doanh thu thuần(01-03)
10
5 224 838 924
2. Giá vốn hàng bán
11
4 680 996 206
3. Lợi tức gộp (10-11)
20
543 842 718
4. Chi phí bán hàng
21
211 770 379
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
882 452 314
6. Lợi tức thuần từ hoạt động KD
(20-(21+22))
30
(550 379 975)
Phần III
Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty may chiến thắng
Cơ chế thị trường luôn có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh, cạnh tranh và phát triển. Do vậy, muốn đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh phải có lãi. Là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế- tài chính, đổi mới và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán là một nhu cầu cần thiết của công tác quản lý, là tiền đề quan trọng cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là công việc rất cần thiết góp phần tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để thấy được những gì đã làm được và phát hiện những gì chưa làm được để rút ra những nội dung chủ yếu, cần thiết của việc hoàn thiện.
I. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Yêu cầu thống nhất
Đây là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán giữa ngành kinh doanh của doanh nghiệp với chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Yêu cầu này đòi hỏi công tác kế toán phải thống nhất về phương pháp hạch toán đánh giá tài sản, thống nhất về tên gọi các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính...
2. Yêu cầu kịp thời chính xác
Yêu cầu này cũng chính là chức năng của kế toán: Cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác và phù hợp với yêu cầu về quản lý cũng như quản trị doanh nghiệp. Đáp ứng được tốt yêu cầu này mới chứng tỏ được hiệu quả của công tác kế toán, tạo cơ sở cho lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định kịp thời.
3. Yêu cầu phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng chế độ kế toán tài chính.
Mỗi doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự vận dụng một cách linh hoạt chế độ kế toán do Nhà nước ban hành với ngành kinh doanh là vấn đề cần thiết. Nhưng để công tác kế toán phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm riêng của mình.
4. Yêu cầu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả
Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp không thể thực hiện một phương án nào đó mà không tính đến tính khả thi và hiệu quả của công việc. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cũng phải quán triệt yêu cầu này.
II. Đánh giá chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty may chiến thắng
Những ưu điểm cơ bản
Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Trong những năm qua khi chuyển đỗi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sanh nền kinh tế thị trường, Công ty vẫn đứng vững với mục tiêu tăng trưởng nhanh là điều mong muốn lớn nhất của tập thể cán bộ công nhân viên.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng cũng không ngừng tăng trưởng về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán của Công ty. Trong điều kiện cơ chế quản lý đổi mới, hệ thống kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên kế toán nhiệt tình, năng động, được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, với sự trợ giúp của hệ thống phần mềm máy tính hiện đại.
Qua tình hình thực tế tại Công ty cho thấy việc hạch toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã đáp ứng yêu cầu đặt ra như việc đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi , phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận liên quan cũng như nội dung của công tác kế toán đồng thời đảm bảo số liệu kế toán phản ánh một cách trung thực, hợp lý, dễ hiểu.
Công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính của Nhà nước, các chính sách về giá, thuế, tổ chức sổ sách một cách phù hợp để phản ánh và giám đốc việc xác định thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Tổ chức kế toán đầy đủ, hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhờ đó kế toán tiêu thụ đã góp phần bảo vệ tài sản của Công ty, đảm bảo lĩnh vực sản xuất và lưu thông đạt hiệu quả cao.
Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật tại Công ty là các nghiệp vụ xuất kho diễn ra thường xuyên với khối lượng lớn vì vậy việc theo dõi thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm thực tế không đơn giản. Song nhờ áp dụng phần mềm kế toán hiện đại, Công ty đã tổ chức khâu tiêu thụ một cách linh hoạt sao cho vừa đơn giản vừa đáp ứng được yêu cầu của quản lý.
Những hạn chế còn tồn tại
Về hạch toán thành phẩm
Đặc điểm của Công ty May Chiến Thắng là số lượng chủng loại thành phẩm lớn. Để thuận lợi trong việc quản lý thành phẩm cũng như thích hợp với việc áp dụng chế độ kế toán máy, kế toán Công ty đã tiến hành đặt mã hoá sản phẩm. Tuy nhiên việc đặt mã hoá này không thống nhất với kho thành phẩm nên trong qúa trình đối chiếu giữa kế toán và kho gặp nhiều khó khăn, vẫn phải kiểm tra theo tên gọi của sản phẩm.
Về kế toán doanh thu tiêu thụ
Hoạt động chủ yếu của Công ty May Chiến Thắng là gia công hàng xuất khẩu còn lượng hàng tiêu thụ nội địa chiếm phần không đáng kể trong tổng doanh thu tiêu thụ nên trong các bảng kê cũng như các sổ tổng hợp kế toán tiêu thụ không theo dõi riêng biệt giữa doanh thu tiêu thụ nội bộ cũng như doanh thu tiêu thụ xuất khẩu. Điều này, đã gây khó khăn trong việc đối chiếu so sánh giữa hàng tiêu thụ trong nước và nước ngoài.
Trong quá trình gia công theo đơn đặt hàng cho nước ngoài có phát sinh những khoản chi phí như chi phí bốc dỡ, chi phí mua thêm các nguyên phụ liệu... Theo hợp đồng gia công khoản này do bên đặt hàng chịu và thanh toán lại cho Công ty cùng với tiền gia công. Hiện nay, Công ty lại hạch toán phần chi phí này vào doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Phần này thực ra không nằm trong đơn giá gia công mà chỉ là một khoản chi hộ khách hàng nên việc hạch toán vào doanh thu là không hợp lý.
Về kế toán giá vốn hàng bán
Doanh nghiệp không hạch toán giá vốn hàng bán riêng biệt đối với sản phẩm tiêu thụ xuất khẩu và sản phẩm tiêu thụ nội địa nên gây khó khăn trong việc xác định kết quả tiêu thụ giữa hàng tiêu thụ trong nước và nước ngoài.
Việc giao hàng của Công ty do Phòng phục vụ sản xuất đảm nhiệm. Chủ yếu giao hàng của Công ty là tại kho nhưng trong một số trường hợp vẫn phải giao hàng tại những địa điểm khác do khách hàng yêu cầu như Cảng Hải Phòng, Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài... và như vậy là phải vận chuyển hàng. Nhưng mỗi khi xuất hàng ra khỏi kho, Công ty đã xác nhận là đã tiêu thụ ngay và được ghi nhận giá vốn theo định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 155
Trường hợp Công ty giao hàng tại địa điểm rất xa như Sân bay Tân Sơn Nhất thì hàng không thể giao ngay cho khách hàng nên có thể gặp những rủi ro nên chưa thể xác định được là hàng đã tiêu thụ. Công ty nên hạch toán số hàng qua tài khoản 157- hàng gửi bán.
Đối với kế toán giá vốn hàng bán đối với hàng tiêu thụ nội địa, Công ty tính theo giá thực tế đích danh. Trong điều kiện lượng hàng tiêu thụ nội địa ít thì việc Công ty tính giá vốn hàng tiêu thụ nội địa theo giá thực tế đích danh không gây khó khăn trong việc xác định giá vốn hàng bán. Nhưng nếu Công ty muốn mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, khi lượng hàng tiêu thụ nội địa tăng lên thì việc xác định giá vốn hàng bán tiêu thụ nội địa theo giá thực tế đích danh là không phù hợp vì nó gây khó khăn trong việc quản lý giá vốn hàng bán, dễ gây nhầm lẫn vì chủng loại hàng hoá nhiều, lượng hàng xuất nhập kho nhiều lần.
Về kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được theo dõi trên bảng kê chi tiết tài khoản 641, 642. Song chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ hết cho sản phẩm may mà không hề phân bổ cho các loại hàng hoá khác. Đây là vấn đề chưa thích hợp vì nó làm ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng khách hàng. Nó có thể tạo ra sự sai sót trong việc ký kết hợp đồng do đã vô tình làm giảm sức cạnh tranh qua việc đưa đơn giá sản phẩm may lên cao
Về kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Công ty không xác định kết quả kinh doanh riêng cho sản phẩm tiêu thụ nội địa và sản phẩm tiêu thụ nước ngoài mà công ty hạch toán chung đối với từng loại sản phẩm thông qua Bảng kê chi tiết tài khoản 911 được chi tiết thành TK 9110, TK 9111, TK 9112.
Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán
Hiện nay, Công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ, tuy nhiên chưa được đầy đủ và còn bộc lộ một số hạn chế nhất định trong việc ghi chép.
Để xác định kết quả kinh doanh Công ty không mở “Nhật ký chứng từ số 8” để theo dõi phát sinh bên Có của tài khoản : TK 155, TK 156, TK 158, TK 131, TK 511, TK 632, TK 641, TK 642... TK 911 để từ đó làm căn cứ ghi sổ Cái các tài khoản. Thay vào đó Công ty lập Bảng kê tài khoản 911 để theo dõi số phát sinh của các tài khoản 511, 632, 641, 642 và 911. Nếu ta chỉ quan tâm đến chỉ tiêu lợi nhuận mà không cần quan tâm đến sự liên quan đến các tài khoản khác thì việc lập Bảng kê tài khoản 911 là phù hợp. Nhưng còn nhiều thông tin mà Công ty cần đối chiếu so sánh nên nếu chỉ phản ánh ở Bảng kê tài khoản 911 thì không phản ánh được sự liên kết giữa các số liệu có liên quan trên cùng một sổ tổng hợp.
Để quản lý các khoản phải thu của khách hàng, Công ty mở Sổ theo dõi tiền hàng để hạch toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp các khoản phải thu của khách hàng trên “Bảng kê số 11”. Nhưng Bảng kê này lại không theo dõi chi tiết các tài khoản đối ứng với số dư Có TK 131, mà chỉ theo dõi tổng cộng số phát sinh có TK 131 và theo dõi chi tiết các tài khoản đối ứng với số dư Nợ TK 131. Điều này gây ra khó khăn trong việc theo dõi chi tiết khả năng thanh toán của khách hàng trên Bảng kê số 11.
Hơn nữa trong điều kiện hiện nay khi mà Công ty đã áp dụng chế độ kế toán máy thì việc hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ là không phù hợp nó tạo ra nhiều khó khăn trong việc lập và in ra các bảng kê cũng như các chứng từ.
Đây là một số tồn tại của kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty May Chiến Thắng.
III. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty may chiến thắng
Qua phần trên, có thể nói công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty May Chiến Thắng đã có những cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, công tác kế toán vẫn còn một số điểm chưa hoàn toàn hợp lý. Công ty cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng.
Trên cơ sở thực trạng của công tác kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm và trước yêu cầu của việc hoàn thiện công tác này ở Công ty May Chiến Thắng, em xin đưa ra một số đề xuất sau:
Về công tác hạch toán thành phẩm
Giữa kế toán tiêu thụ và thủ kho nên thống nhất về việc đặt mã sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu sổ sách giữa kho và phòng kế toán.
Về công tác hạch toán doanh thu tiêu thụ
Công ty nên lập các bảng kê theo dõi riêng khoản doanh thu tiêu thụ nội địa và doanh thu hàng xuất khẩu. Để doanh nghiệp có thể đối chiếu so sánh giữa hàng tiêu thụ nội địa và hàng tiêu thụ nước ngoài để từ đó giúp cho các nhà quản lý có các quyết định phù hợp trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như ở nước ngoài.
Trong việc xác định doanh thu, Công ty đã hạch toán các khoản chi phí phát sinh trong quá trình gia công không nằm trong đơn giá gia công vào doanh thu tiêu thụ là không hợp lý vì thực chất đây chỉ là một khoản trả hộ cho khách hàng. Để phản ánh đúng bản chất của khoản chi phí phát sinh này, Công ty nên hạch toán qua Tài khoản 138 “Các khoản phải thu khác”, và được hạch toán cụ thể như sau:
Khi phát sinh các khoản chi hộ khách hàng, kế toán ghi số tiền phát sinh:
Nợ TK 138 (1388)- Phải thu khác
Có TK 111, 112, 338...
Khi khách hàng thanh toán số tiền này cho Công ty, ghi ngược lại:
Nợ TK 111, 112...
Có TK 138 (1388)
Bút toán ghi doanh thu chỉ phản ánh tiền công nhận gia công theo hợp đồng.
Về kế toán giá vốn hàng bán
Công ty nên lập bảng kê chi tiết riêng đối với hàng tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu. Việc lập như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định kết quả tiêu thụ của hàng nội địa và hàng xuất khẩu.
Trong việc ghi nhận giá vốn hàng bán, Công ty luôn coi hàng đã được tiêu thụ khi hàng xuất ra khỏi kho, do vậy kế toán luôn ghi luôn bút toán ghi nhận doanh thu và bút toán ghi nhận giá vốn hàng bán. Điều này thật sự chưa phù hợp. Nếu trong trường hợp hàng giao nhận tại kho của Công ty với sự kiểm tra của người đại diện khách hàng và nhân viên Phòng phục vụ có nhiệm vận chuyển đến địa điểm mà khách hàng yêu cầu. Trường hợp này coi như hàng đã tiêu thụ và có thể ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán, vì lúc này mình chỉ thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hộ khách hàng. Còn trường hợp thành phẩm không được giao nhận tại kho của Công ty mà được vận chuyển đến điểm giao nhận (Cảng Hải Phòng, Sân bay Tân Sơn Nhất...) rồi mới giao hàng cho bên đại diện của khách hàng. Lúc này, hàng hàng xuất ra khỏi kho của Công ty nhưng chưa giao cho khách hàng nên chưa được coi là tiêu thụ. Điều này hoàn toàn hợp lý vì thứ nhất hàng thực chất chưa giao, thứ hai là vận chuyển đến địa điểm giao nhận mất nhiều ngày, mức độ rủi ro cao. Vì vậy, trong trường hợp hàng giao hàng tại các địa điểm xa, chưa nên coi hàng đã tiêu thụ ngay sau khi xuất kho Công ty để phòng ngừa rủi ro, khi hàng xuất kho chỉ cần ghi qua tài khoản 157 “Hàng gửi bán” với bút toán ghi nhận hàng xuất kho cụ thể như sau:
Nợ TK 157- Hàng gửi bán
Có TK 155- Thành phẩm
Khi hàng đã được giao nhận cho bên đại diện của khách hàng và khách hàng đã chấp nhận thanh toán, Phòng tài vụ nhận được các chứng từ hợp lệ cần thiết như “Biên bản giao nhận hàng”... mới ghi bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn như sau:
Bút toán ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm
Bút toán ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 157- Hàng gửi bán
Đối với giá vốn hàng bán đối với hàng tiêu thụ nội địa như đã trình bầy ở phần thực trạng, để tạo điều kiện phát triển thị trường trong nước doanh nghiệp nên dần dần chuyển đổi phương pháp tính giá vốn hàng bán đối với hàng tiêu thụ nội địa theo phương pháp phù hợp.
Về phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công ty phấn bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp toàn bộ cho sản phẩm may, còn các loại sản phẩm khác như thảm len, các hàng hoá dịch vụ khác thì doanh nghiệp không phân bổ chi phí bán hàn và chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy, toàn bộ hàng thảm len và các hàng hoá dịch vụ khác không phải chịu bất cứ một khoản chi phí hoạt động nào. Điều này theo em là chưa hợp lý. Doanh nghiệp nên phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo công thức sau:
Chi phí bán hàng (Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho từng loại sản phẩm
=
Doanh thu tiêu thụ hàng tính theo từng loại sản phẩm
Tổng doanh thu tiêu thụ
x
Tổng chi phí bán hàng (Chi phí quản lý doanh nghiệp) toàn Công ty
Về kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Như đã trình bầy ở phần trực trạng, Công ty nên lập “Bảng kê tài khoản 911” riêng đối với hàng tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu. Điều đó giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc xác định lãi (lỗ) có được hàng tiêu thụ nội địa và hàng xuất khẩu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế đang có sự cạnh tranh gay gắt trong cùng một loại sản phẩm. Việc hạ thấp giá thành sẽ giúp Công ty thu được nhiều đơn đặt hàng hơn, mở rộng thị phần.
Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán
Hiện nay, Công ty đang sử dụng “Bảng kê chi tiết tài khoản 911” để theo dõi kết quả tiêu thụ thành phẩm. Như đã trình bầy ở phần thực trạng, Nếu Công ty chỉ quan tâm đến mỗi kết quả kinh doanh thu được thì việc mở “Bảng kê chi tiết tài khoản 911” là hợp lý. Nhưng nếu muốn xét đến mối quan hệ với các tài khoản có liên quan, thì Công ty nên mở “Nhật ký chứng từ số 8” (Mẫu số 1). Việc lập “Nhật ký chứng từ số 8”không những đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành mà còn phản ánh được mối quan hệ giữa các tài khoản có liên quan.
Trong việc hạch toán tổng hợp các khoản phải thu của khách hàng, kế toán Công ty đã sử dụng “Bảng kê số 11”. Nhưng mẫu bảng kê này không phản ánh được các nghiệp vụ phát sinh bên Có TK 131 đối ứng với các tài khoản có liên quan mà chỉ phản ánh số liệu tổng cộng phát sinh số dư có TK 131. Điều này gây khó khăn cho những người muốn biết chi tiết từng loại nghiệp vụ phát sinh đối ứng với bên Có TK 131. Vì vậy, Công ty nên sử dụng “Bảng kê số 11” theo Mẫu số 2.
Kết luận
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, việc các doanh nghiệp tổ chức tốt công tác hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ giúp cho doanh nghiệp xác định đúng đắn thu nhập để từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty May Chiến Thắng, em nhận thấy vấn đề hạch toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm mang tính lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn không phải lúc nào cũng giống nhau do đặc điểm của Công ty nói chung cũng như bộ máy kế toán nói riêng. Bởi vậy, việc vận dụng lý luận để phù hợp với thực tế mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác, có hiệu quả, đúng chế độ kế toán luôn là công việc của người làm công tác kế toán. Công ty đã phát huy được những điểm mạnh, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục những vấn đề chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện thêm phần hạch toán kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty May Chiến Thắng.
Do thời gian thực tập có hạn và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô và những người quan tâm.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kế toán và nhà trường, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Tô Văn Nhật và sự giúp đỡ của phòng Tài vụ Công ty May Chiến Thắng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề án tốt nghiệp này.
Tài liệu tham khảo
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính- NXB Tài Chính/ 2000 - PTS. Nguyễn Văn Công.
Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp- NXB Tài Chính/1998- PTS. Đặng Thi Loan.
Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp- NXB Thống Kê- Nguyễn Văn Nhiệm.
30 năm Công ty May Chiến Thắng
Cùng một số luận văn và tài liệu của Công ty May Chiến Thắng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0244.doc