Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

• Nâng cao hiệu quả của khâu nghiên cứu thị trường nguyên liệu Thế Giới: Là một công ty lớn hay phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài vì thế Tổng công ty cần có một sự phân tích riêng biệt và kĩ lưỡng về thị trường nguyên liệu bia trên thế giới để có thể chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ, vì nguyên liệu chế biến của bất cứ ngành nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết hoặc có thể do những sai sót dẫn đến không đảm bảo đủ lượng hàng. Những thông tin cần thiết thu thập đó là: + thông tin về các loại nguyên liệu cho nấu bia trên thế giới. + Thông tin về thị trường nguyên liệu bia trên Thế Giới. +Thông tin về nhà cung ứng chất lượng và uy tín. + Thông tin về luật pháp xuất, nhập khẩu của nước xuất khẩu và của Việt Nam + Là mặt hàng nguyên liệu nên luôn cần cập nhật và quan tâm đến vấn đề chỉ tiêu về chất lượng hàng hoá. • Nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng trong khâu phân phối để đẩy mạnh đầu ra:Bất cứ ngành sản xuất nào thì để đầu ra được thuận lợi cũng là mục tiêu kinh doanh chính, đầu ra có tốt thì đầu vào mới không gặp trở ngại thậm chí còn bổ trợ tích cực cho công tác cung cấp đầu vào. Khi đó lượng hàng nhập sẽ lớn hơn, Tổng công ty với lượng đặt hàng lớn có thể gây sức ép cho nhà cung cấp. Đây có thể sẽ biến thành lợi thế cho hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài. • Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả: Làm sao để tối ưu được nguồn vốn sử dụng đây là điều luôn được các công ty quan tâm. Đặc biệt tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội vấn đề sử dụng vốn hiệu quả luôn được quan tâm sâu xát vì là một công ty Cổ phần việc huy động và sử dụng vốn như thế nào luôn được các cổ đông giám sát chặt chẽ. Là một công ty Cổ phần với số vốn điều lệ là 2.318 tỷ đồng với nhiều công ty con và công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ khâu Nhập khẩu, bắt đầu từ nghiên cứu thị trường cho đến ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đều cần có sự liên kết giữa Công ty mẹ và các công ty con, công ty thành viên, như vậy vừa tạo thêm nguồn thu cho các công ty con, công ty thành viên, vừa tạo thêm được lợi nhuận cho Công ty mẹ. • Xây dựng và củng cố thương hiệu cho Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội: Thương hiệu là một nhân tố quan trọng góp phần làm nâng cao năng lực của Doanh nghiệp, tạo nên sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Tổng công ty. Việc củng cố thương hiệu luôn luôn cần được quan tâm. Thương hiệu có được giữ vững trong lòng khách hàng thì mới có thể đẩy mạnh đầu ra cũng như tăng cường tăng cường uy tín và thế mạnh trên bàn đàm phán.Có thể nói thương hiệu góp phần làm nên 40% thành công của doanh nghiệp. Như đã nói đây là một lợi thế của công ty, với thương hiệu Bia Hà Nội đã có danh tiếng từ lâu đời và đã được khẳng định ở phía Bắc. Hiện nay việc mở rộng thương hiệu ra thị trường nước ngoài đang được chú trọng, việc này cũng góp phần vô cùng quan trọng vào việc để thị trường thế giới biết về Bia Hà Nội và thông qua đó tăng cường sức mạnh trên bàn đàm phán. Việc củng cố thương hiệu có thể thực hiện bằng các phương pháp: + Quảng bá thương hiệu không đơn thuần chỉ là quảng cáo, quảng cáo là một phần tất yếu không thể thiếu được trong quá trình phát triển thương hiệu. Tuy nhiên cái gốc của thương hiệu chính là uy tín và chất lượng của sản phẩm, của dịch vụ phục vụ khách hàng cả trong nước lẫn nước ngoài. + Xây dựng thương hiệu dựa trên việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. Phát triển kênh phân phối và quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tính và hình ảnh của sản phẩm luôn đứng vững trong lòng khách hàng. + Sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác như khuyến mãi, triển lãm, tham gia hoạt động xã hội,gây quỹ, tài trợ. tạo nên một hình ảnh tích cực đối với khách hàng. + Tạo mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như các hoạt độngt iếp thị sáng tạo mới lạ. • Tạo quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và cơ quan khác: Trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu việc được quyền áp đặt trong đàm phán là rất quan trọng, tất cả việc nâng cao thương hiệu và các giải pháp khác đều có mục đích sâu sắc là nhằm nâng cao uy tín trên bàn đàm phán. Hiện nay Tổng công ty luôn thực hiện nhập theo giá CIF nếu chúng ta có thể điều chỉnh để nhập theo giá FOB thì sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp khác về tàu biển cũng như bảo hiểm, cũng như thuận lợi về sự chủ động khi hàng về. Để có thể nắm được quyền chủ động thì Tổng công ty cần nghiên cứu có mối quan hệ hợp tác và chiến lược với các công ty bảo hiểm, công ty vận tải đường biển và cơ quan hải quan. Đây cũng chính là vấn đề mà các Công ty cần hướng đến để giữ được quyền chủ động hơn trên bàn thương lượng

doc76 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia tại tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bia. Nhận xét: Trong khi so sánh năm 2006 và 2005 thì chỉ tăng 22,55% thì Năm 2007 và năm 2008 có mức độ Nhập khẩu tăng đột biến so với các năm khác: năm 2007 tăng 1.320% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 86,33%. Lý giải cho điều này chính là sự thay đổi cơ cấu của Tổng công ty thành Tổng công ty Cổ phần với nhiều chi nhánh, nhiều công ty con cùng sản xuất bia được sát nhập và đầu tư với nguồnvốn và nguồn NVLC do Công ty mẹ đảm nhiệm việc mua hàng và phân phối xuống các công ty con. Quá trình mở rộng đầu tư nhà xưởng phục vụ giai đoạn đầu tư theo chiều sâu từ năm 2004 nhằm nâng cao công suất và chất lượng. Vì vậy có sự tăng lên đáng kể về kim ngạch Nhập khẩu tại Tổng công ty. Điều này có thể nhận thấy ở kim ngạch nhập khẩu của Công ty mẹ so với công ty con tại số liệu năm 2006 và 2007. Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu tại Công ty con tăng lên đáng kể, sự tăng lên này chủ yếu là từ máy móc sản xuất. Như vậy, trong suốt 3 năm với sản lượng bia hàng năm tăng mạnh thì đòi hỏi một lượng nguyên liệu đầu vào tương xứng cũng tăng đều theo các năm. Năm 2008 là giai đoạn bắt đầu đưa vào chạy thử mở rộng sản xuất bia tại các công ty con và chi nhánh do đó báo hiệu rằng năm 2009 sẽ có sự tăng lên đáng kể về lượng nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bia. Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng Đơn vị: kg TT Mặt hàng 2006 2007 2008 1 Malt Pháp 6.226.902 7.766.900 8.720.280 2 Malt Úc 6.544.796 7.309.338 9.502.139 3 Hoa viên Tiệp 28.133 30.240 32.436 4 Hoa Viên Đức 19.209 27.010 36.140 5 Cao hoa 20.307 25.380 28.846 6 Hoa thơm 3.639 5.040 8.103 Nguồn: Phòng vật tư nguyên liệu. Mặt hàng NVLC được nhập khẩu nhiều nhất tại Tổng công ty chính là Malt, một nguyên liệu chính để tạo nên sản phẩm bia. Dựa vào số liệu bảng 6 cũng cho thấy việc kim ngạch nhập khẩu được phản ánh tại bảng 6 chủ yếu là mua các máy móc phụ tùng nhằm hoàn thiện công tác đầu tư giai đoạn ba, đầu tư theo chiều sâu. Số liệu nhập khẩu theo các mặt hàng NVLC cho thấy sự tăng trưởng liên tục về sản lượng sản xuất bia của toàn công ty. Tuỳ vào giá cả và chất lượng tại thời điểm đó mà Tổng công ty quyết định ký kết số lượng hàng hoá nhiều hay ít với các đối tác. Năm 2008 là một năm với nhiều khó khăn cho công tác tiêu thụ bia nên tổng lượng nhập khẩu tăng lên không đáng kể so với công suất có thể sản xuất được của các nhà máy. Bảng 8: Nhập khẩu theo thị trường Đơn vị: 1000 USD TT Thị trường 2006 2007 2008 1 Pháp 2.179 2.680 3.139 2 Úc 2.092 2.743 3.478 3 Đức 1.524 2.038 2.831 4 Tiệp 828 1.024 1.146 Nguồn: phòng vật tư nguyên liệu Số liệu tại Bảng 8 là tính nhập khẩu riêng NVLC không kể máy móc và phụ tùng sản xuất, cũng như các phụ gia công nghiệp nhập khẩu. Số liệu thống kê trên đây là tổng hợp của cả các thị trường được nhập khẩu qua trung gian. Bắt đầu từ năm 2008 Tổng công ty tiến hành nhập nhiều loại hoa viên và hoa thơm với độ alpha khác nhau do nhu cầu sản xuất các loại bia khác nhau tăng lên. Qua bảng trên có thể biết được các thị trường nguyên liệu chủ yếu mà Tổng công ty đặt quan hệ đối tác đều là những thị trường nguyên liệu bia lớn trên thế giới, những nước có nền công nghiệp sản xuất bia hàng đầu. Nhập khẩu Malt tại Pháp và Úc có thể thấy là tương đối đồng đều, đây là hai quốc gia có diện tích trồng đại mạch lớn nhất trên thế giới, chất lượng hàng đầu, do giá cả và chất lượng của 2 nhà cung cấp này là tương xứng, việc chia ra như vậy để giảm bớt rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng và nhập hàng vào kho bảo đảm tiến độ sản xuất bia. Các thị trường khác như Đức, Tiệp lại nổi tiếng về nguyên liệu tạo nên hương vị đắng, thơm của bia chính là hoa viên, hoa thơm và cao hoa, hai quốc gia này đều nổi tiếng với những hương vị bia nổi tiếng trên thế giới. Năm 2008 Tổng công ty nhập khẩu thêm hoa viên thơm từ thị trường Úc do cần nhiều nguồn hoa hơn để đưa vào sản xuất. Thống kê về thị trường cho thấy hoạt động nghiên cứu thị trường nguyên liệu nhập khẩu luôn hướng tới những nhà cung cấp có uy tín và có khả năng cung cấp với số lượng cao cho quá trình sản xuất toàn Tổng công ty. - Các mặt hàng Nhập khẩu: Danh mục nhà cung cấp nguyên liệu cho Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội Sản phẩm nhà cung cấp nhà sản xuất Malt Pháp Malteries Franco-Belges MFB Malteries Franco-Belges MFB Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam Malteriies du Chateau Malt Úc Joe White Maltings Pty.Ltd Joe White Maltings Pty.Ltd Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam Hoa houblon thơm dạng viên nén loại Sazz ( Séc) Công ty Thái Bình Dương Hoa houblon đắng dạng viên nén loại Freniant (Séc) Công ty Thái Bình Dương Hoa viên 45 thơm Hallertau Traditon HHT 10%alpha ( Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân HopSteiner Hoa viên 45 thơm Hallertau Nugget HNU 10%alpha ( Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân HopSteiner Hoa viên 45 thơm Hallertau Perle HPE 8% alpha (Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân Joh Barth and Sohn GmbH and Co.KG Hoa viên đắng 90 pride of Ring wood 9% alpha (Úc) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân Hop Products Autralia Cao CO2 Extract 30% alpha Victoria/Topaz (Úc) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân Joh Barth and Sohn GmbH and Co.KG Hoa viên đặc biệt thơm type 45 Hallertau Spalt Sellect HSE 6% ( Đức) Công ty TNHH và vận tải Thái Tân HopSteiner Trên đây là bảng kê danh mục mặt hàng nguyên liệu chính nhập khẩu để sản xuất bia và đơn vị cung cấp tại Việt Nam lẫn đơn vị cung cấp nước ngoài. Tổng công ty ngoài nhập Nguyên liệu bia còn nhập các thiết bị phụ tùng thay thế đồng bộ và một vài loại phụ gia công nghiệp cho sản xuất bia. - Thị trường nhập khẩu: Trong những năm qua, Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội đã thiết lập quan hệ được quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín trên Thế giới. Công ty thường tiến hành kinh doanh nhập khẩu từ các thị trường như: Pháp, Úc, Bỉ, Tiệp. Đó là những thị trường truyền thống và nổi tiếng về cung cấp nguyên liệu bia trên Thế giới. - Các hình thức Nhập khẩu: Phân loại có 5 loại hình nhập khẩu đó là: a) Nhập khẩu trực tiếp: là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, Doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tính toán chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúng phương hướng, chính sách, luật pháp quốc gia cũng như quốc tế. b) Nhập khẩu đổi hàng: Nhập khẩu đổi hàng cung với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là một hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán không dung tiền mà dung hàng hoá, ở đây, mục đích của nhập hàng không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập mà còn nhằm để xuất được hàng thu lãi từ hoạt động xuất khẩu. c) Nhập khẩu gián tiếp ( nhập khẩu uỷ thác): Là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập một số loại hàng hoá nhưng không tham gia quan hệ nhập khẩu trực tiếp, đã uỷ thác cho daonh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập hàng theo yêu cầucủa mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một phần thù lao gọi là phí uỷ thác. d) Nhập khẩu liên doanh: Là nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu tực tiếp, nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát trienẻ theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên cùng chia lãi hay cùng chịu lỗ. e) Nhập khẩu tái xuất: Là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nào đó nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi nhuận. Những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Trong các hình thức nhập khẩu trên đây thì hình thức thường được sử dụng tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội là Nhập khẩu tự doanh và nhập khẩu qua trung gian ( Các bên đối tác của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội được liệt kê trên bảng các mặt hàng Nhập khẩu ở trên). 2.2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của Tổng công ty Bia - Rượu -NGK Hà Nội Quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu tại nhà máy được thực hiện theo một quy trình như sau: 2.2.2.1 Nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu chính Mục đích: Tìm kiếm, đánh giá người cung ứng theo các tiêu chí cơ bản, nhằm đưa ra được những người cung ứng có tiềm năng, năng lực trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá và dịch vụ liên quan đến chất lượng sản phẩm, để lựa chọn đưa vào danh sách người cung ứng được phê duyệt. Tiến hành: Sau khi lập kế hoạch mua nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia, dựa trên kế hoạch sản xuất trong năm cần sử dụng (thông thường kế hoạch được lập trước một năm), lập thành Phiếu yêu cầu mua hàng và được Tổng giám đốc phê duyệt thì sẽ tiến hành tìm kiếm nhà cung ứng cho các sản phẩm yêu cầu. Việc tìm kiếm người cung ứng tại công ty được tiến hành chủ yếu là từ các nguồn truyền thống, công ty thường hay đặt mối quan hệ hợp tác với các nhà cung ứng truyền thống đã cộng tác với Tổng công ty lâu năm. Tuy nhiên Tổng công ty cũng có các nguồn thông tin để cập nhật thông tin về thị trường nguyên vật liệu cho sản xuất bia, đó là từ các hội chợ nước ngoài mà công ty được mời tham gia và từ tạp chí vật tư do bộ công thương xuất bản cùng với nguồn thông tin trên mạng internet. Vì việc đặt quan hệ với các khách hàng truyền thống được đặt lên hàng đầu nên chỉ khi có một trục trặc về việc thực hiện hợp đồng thì Tổng công ty mới sử dụng đến nguồn thông tin trên để tiếp xúc với các nhà cung ứng mới. Việc tìm kiếm người cung ứng nguyên vật liệu chính có sự sàng lọc cẩn thận: chấp nhận những đơn vị có đăng kí kinh doanh hợp pháp, địa chỉ cụ thể, thực hiện hợp đồng có uy tín, đáp ứng được các yêu cầu về chủng loại, chất lượng, giá cả, số lượng, tiến độ giao hàng, ưu tiên các đơn vị sản xuất trực tiếp ra sản phẩm đã áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 ISO 14000… Sau khi đã cập nhật được tên tuổi của các nhà cung ứng có đủ khả năng cung cấp hàng hoá cho công ty thì sẽ tiến hành đến giai đoạn kiểm tra mẫu và phê duyệt giá: Kiểm tra mẫu: Đối với NVLC có tiêu chuẩn chất lượng quy định - Phòng vật tư: + Thông tin trực tiếp đến người cung ứng hoặc tel/ fax Phiếu đề nghị chào hàng, yêu cầu gửi mẫu, chào giá hàng. + Chuyển mẫu hàng cho phòng công nghệ kiểm tra, viết phiếu đề nghị kiểm tra mẫu - Phòng công nghệ kiểm tra mẫu hàng và gửi kết quả cho phòng vật tư Phê duyệt giá: Đối với mặt hàng NVLC do Tổng giám đốc duyệt mua, nếu mẫu hàng đạt yêu cầu, trưởng phòng vật tư (VT) phối hợp với trưởng phòng tài vụ (TV) xét giá, đề xuất ý kiến và trình Tổng giám đốc duyệt. 2.2.2.2 Đàm phán kí kết hợp đồng Nhập khẩu NVLC Đối với NVLC mua với số lượng lớn, chất lượng hàng hoá liên quan đến chất lượng sản phẩm và cần có sự ràng buộc trách nhiệm của người bán. Việc mua hàng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào các Phiếu yêu cầu mua hàng, mẫu, giá đã được duyệt nhân viên cung cấp vật tư thông tin đến người cung ứng bằng tel/fax Đơn đặt hàng và cùng người cung ứng thảo hợp đồng mua hàng. Thực trạng tại công ty sử dụng mối quan hệ với những nhà cung ứng truyền thống về cung cấp NVLC nên việc đàm phán và thương thảo hợp đồng tiến hành theo quy trình rút gọn hơn đối với những nhà cung cấp mới. Việc đàm phán có thể được tiến hành qua thư gửi người cung ứng, nếu những trường hợp cần một sự thoả thuận chắc chắn và có sửa đổi nhiều trong hợp đồng cũ thì sẽ tiến hành gặp trực tiếp đối tác tại Việt Nam hoặc sang trụ sở của người cung ứng tại nước ngoài để đi đến thống nhất. Các hợp đồng sẽ được kí kết theo từng năm và có sự phân bố giao hàng thành từng đợt được nêu rõ trong hợp đồng. Các đợt giao hàng có thể thảo luận riêng với người cung ứng, sắp xếp và bố trí sao cho hợp lí căn cứ vào kế hoạch đã được lập từ trước của phòng vật tư nguyên liệu. Trưởng phòng VT, trưởng phòng TV kiểm soát hợp đồng đã đầy đủ các nội dung theo Luật định và các điều khoản thoả thuận khác thì ký xác nhận, trình Tổng giám đốc ký chính thức. Hợp đồng được lập thành 04 bản : Gửi người cung ứng 02 bản, lưau Phòng VT 01 bản, Phòng TV 01 bản. 2.2.2.3 Thực hiện hợp đồng Nhập khẩu NVL Chuẩn bị nhận hàng Nhận được thông báo thời gian hàng về của người cung ứng, nhân viên cung cấp báo hoặc viết Giấy báo hàng về tới các bộ phận có liên quan đến việc nhập hàng: Bảo vệ, thủ kho, phòng CN/KC. Các quy trình bên trong: - Người bán xếp hàng tại cảng nước ngoài và gửi bộ chứng từ về hàng hoá đến Ngân hàng bên mua gồm: + Hoá đơn thương mại (Invoice) + Vận đơn đường biển (Bill of lading) + Giấy chứng nhận xuất sứ (Origin certificate) + Phiếu đóng gói (Packing list) + Giấy chứng nhận phân tích (Analysis certificate) + Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá (Insuarance certificate) - Khi nhận được bộ chứng từ Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội có nhiệm vụ thanh toán tiền cho người bán theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng và nhận chứng từ nhập nguyên liệu. - Trách nhiệm của chuyên viên nhập khẩu là lập các giấy tờ có liên quan đến việc nhập nguyên vật liệu có xác nhận của đơn vị gồm: + Lập 02 bộ chứng từ sao y bant chính + bộ chứng từ gốc + Đơn đề nghị giải phóng hàng + Giấy đề nghị kiểm dịch (nếu có) + Đăng ký kinh doanh + đăng ký Xuất Nhập Khẩu ( bản sao) + Hợp đồng sao y bản chính + Giấy uỷ quyền cho Công ty vận tải để thay mặt Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội làm các thủ tục ở Cảng và vận chuyển nguyên liệu về kho. Toàn bộ giấy tờ trên sẽ được chuyển cho công ty vận tải để khi nguyên vật liệu về cảng làm thủ tục Hải quan để nhận hàng - Làm xong thủ tục hải quan, công ty vận tải sẽ chuyển hàng từ Cảng về nhập các kho theo yêu cầu và kế hoạch của Tổng công ty đưa ra từ trước. Kiểm tra hàng nhập Mọi hàng hoá nhập khẩu trước khi nhập kho phải được kiểm tra: - Tại cảng: Về số lượng, chất lượng và chủng loại: Tổng giám đốc đã duyệt thuê Vinacontrol kiểm định tại cảng đến quy định là cảng Hải Phòng. - Tại kho Tổng công ty: hàng hoá đưa về Tổng công ty sẽ được kiểm tra lại một lần nữa Về số lượng: do nhân viên cung cấp và thủ kho kiểm tra Về chất lượng và chủng loại do nhân viên phòng CN/KC kiểm tra. Nếu có sai sót từ khâu nào sẽ được lập biên bản có sự xác nhận để tiến hành giải quyết theo các điều khoản trong hợp đồng. Thuê phương tiện vận tải Công ty vận tải HABECO là một trong những công ty con của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội , hoạt động độc lập tự hạch toán. Toàn bộ công việc vận chuyển bia chai thành phẩm đi các kho ngoại quan và các nguyên vật liệu từ Cảng về công ty đều do công ty vận tải HABECO đảm nhiệm. Sau khi nhận được bộ giấy tờ từ chuyên viên nhập khẩu thì Công ty vận tải HABECO sẽ có trách nhiệm làm thủ tục Hải Quan và nhận hàng hoá từ cảng chở đi các kho theo kế hoạch đã nhận. Nhập kho Căn cứ kết quả kiểm tra: - Nếu đạt yêu cầu: Thủ kho nhập hàng theo Hướng dẫn nhập xuất kho - Nếu không đạt yêu cầu: Nhân viên cung cấp lập biên bản giao nhận vật tư và hàng được xử lý theo Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp Thanh toán tiền hàng Do việc cung cấp hàng hoá nhập khẩu tại Tổng công ty luôn do những nhà cung ứng truyền thống đảm nhiệm nên việc thanh toán được thực hiện chủ yếu thông qua phương pháp nhờ thu D/P và điện chuyển tiền TT. Thanh toán theo phương thức D/P: Nhận được thông tin hàng về chuyên viên nhập khẩu sẽ lập phiếu chi gửi lãnh đạo kí và đến ngân hàng thanh toán đổi chứng từ lấy hàng. L/C cũng là một phương pháp hay được sử dụng trong nhập khẩu hàng hoá tại Tổng công ty khi tham gia với các đối tác mới . Các điều kiện thanh toán tiền hàng: + Lập phiếu nhập kho, Hoá đơn tài chính ( Có xác nhận của thủ kho về số lượng, có số phiếu nhập, xác nhận của trưởng phòng VT) + Kết quả kiểm tra + Giấy báo chi có xác nhận của trưởng phòng VT Nhân viên cung cấp vật tư theo dõi người cung ứng trên Sổ theo dõi người cung ứng đến khi thực hiện hết hợp đồng. 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của Tổng công ty Bia - Rượu –NGK Hà Nội 2.3.1 Những kết quả đạt được Là một công ty lớn có bề dày truyền thống 118 năm, làm ăn uy tín và tăng trưởng mạnh liên tục, luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỉ đồng mỗi năm. Là một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam. Đồng thời tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể và xã hội. Đóng góp cho sự phát triển đó có một phần rất lớn từ sự nỗ lực của cán bộ phòng vật tư nguyên liệu trong việc đảm bảo đủ nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả. + Hoạt động nhập khẩu: Do tuân theo quy chuẩn về nhập khẩu theo quy chế mua sắm hàng hoá nên các quy trình nhập khẩu luôn được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu lập kế hoạch cho đến khi hàng nhập kho. Do đó luôn bảo đảm sản xuất đúng tiến độ. Tất cả các trục trặc đều được nhân viên cung cấp vật tư giải quyết kịp thời và đưa ra được cách giải quyết phù hợp nhất trong mỗi tình huống. Trong quá trình nghiên cứu đề tài và thực tập tại Tổng công ty tôi nhận thấy trong 03 năm liền chưa có hợp đồng nào không thực hiện được, không có tranh chấp phát sinh dẫn đến việc phải ra trọng tài quốc tế phân xử mà mọi tình huống đều có thể được giải quyết tại chỗ. Luôn giữ được mối quan hệ đối tác tốt đẹp với các bạn hàng nước ngoài lẫn các nhà trung gian cung ứng vật tư. + Phương thức nhập khẩu: Tổng công ty thực hiện song song hai phương thức đó là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu qua trung gian nhằm tận dụng ưu điểm của các phương pháp đó. Đối với Malt bia là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Tổng công ty, được tiến hành nhập theo phương pháp nhập trực tiếp, dẫn đến tiết kiệm chi phí cho trung gian. Đối với các mặt hàng nguyên liệu khác thì Tổng công ty sử dụng phương pháp nhập khẩu qua trung gian là các công ty chuyên nhập khẩu nguyên liệu. Họ có thông tin thị trường tốt, có nguồn hàng đảm bảo và là nhà cung cấp chuyên nghiệp nên việc đảm bảo nguồn hàng rất tốt. Tóm lại cả hai phương thức đều được áp dụng và đã đem lại hiệu quả cho việc đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất bia được vận hành liên tục. 2.3.2 Hạn chế và các nguyên nhân của hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của tổng công ty Bia - Rượu -NGK Hà Nội Những năm qua trong giao dịch mua bán Tổng công ty luôn giữ chữ tín trong làm ăn buôn bán vì vậy nhận được sự tín nhiệm cao của đối tác trong việc nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên quy trình nhập khẩu có một số hạn chế sau: - Về nghiên cứu thị trường: Hoạt động nhập khẩu làm ăn với các đối tác nước ngoài nên việc có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng là rất quan trọng. Tuy nhiên do chú trọng đến các bạn hàng truyền thống nên công ty đôi khi cũng xao nhãng việc tìm hiểu thị trường nguyên liệu thế giới, sự biến động không ngừng của tị trường Thế giới luôn có sự ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và lợi nhuận của Tổng công ty. + Những nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Tổng công ty đều là những bạn hàng lâu năm, việc mua bán trao đổi đa số dựa vào chữ tín như vậy sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan trong việc ký kết hợp đồng, nhất là trong thời kì khủng hoảng kinh tế sẽ rất khó lường trước được những sự việc xảy ra. + Việc chỉ có những nhà cung cấp nhất định sẽ dẫn đến doanh nghiệp không mua được hàng hoá với giá cả và các điều kiện hợp lý hơn. + Việc nhập khẩu hàng hoá trên thế giới là một yếu tố khó kiểm soát về nguồn hàng vì vậy doanh nghiệp không chắc chắn về nguồn hàng, chủ hàng có thể thu gom từ nhiều nguồn khác nhau với chất lượng khác nhau mà doanh nghiệp khó cso thể biết được. - Về đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu NVLC: + Tổng công ty chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên về thương thảo hợp đồng, thông thạo về cách thức đàm phán, các mẹo trong đàm phán… mà chỉ dựa trên kinh nghiệm và sự thương lượng do mối quan hệ than thiết từ trước với các đối tác. + Điều khoản giao nhận luôn là nhập hàng với giá CIP, như vậy doanh nghiệp sẽ không chủ động được thời gian nhận hàng, các điều kiện bảo hiểm. Do chủ hàng thường mua bảo hiểm hàng hoá ở điều kiện tối thiểu. + Thị trường nguyên liệu bia trên Thế Giới rất rộng lớn và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên vì vậy doanh nghiệp có thể bị động khi vụ mùa năm đó không ổn định, nguồn nguyên liệu khan hiếm dẫn đến việc tìm kiếm đối tác mới ngoài bạn hàng truyền thống là khó khăn. Tổng công ty có thể gặp bất lợi trong đàm phán. + Doanh nghiệp cũng khó có thể đàm phán mua được loại nguyên liệu có chất lượng tốt với giá cả phải chăng do không tìm hiểu được vùng trồng nguyên liệu cho chất lượng tốt và vụ mùa đó có được mùa hay không, nếu là một vụ mùa tốt doanh nghiệp có thể thương lượng để mua với giá rẻ hơn. - Về thực hiện hợp đồng: Tại phòng vật tư mới chỉ có một nhân viên phụ trách về mảng nhập khẩu NVLC, do đó với khối lượng công việc khá nặng từ lập kế hoạch, soạn thảo hợp đồng, liên hệ với các công ty con, công ty liên kết, đến theo dõi nhà cung ứng đều do hai nhân viên đảm nhiệm, đây là một khối lượng công việc rất lớn. Nguyên nhân chính là: Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội tuy là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam nhưng so với thị trường Thế giới thì quy mô lẫn vốn chưa phải là nhiều, do đó trên bàn thương lượng vẫn chưa phải là bên chiếm ưu thế. Bên cạnh đó kinh nghiệm về thương thảo hợp đồng cũng là một vấn đề cần nói đến ở đây. Mặt khác tuy là một một doanh nghiệp lớn có khả năng quản lý điều hành nhưng thị trường bên ngoài luôn luôn biến đổi không ngừng và cả điệu kiện tự nhiên càng ngày càng phức tạp cũng là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp bất khả kháng. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU – NGK HÀ NỘI 3.1 Phương hướng kinh doanh của Tổng công ty Bia - Rượu -NGK Hà Nội những năm tới 3.1.1 Thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty 3.1.1.1. ThuËn lîi: - Các chính sách Nhà nước đã ban hành được tiếp tục phát huy, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hơn giữa các doanh nghiệp; - Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 25%; - Các dự án đầu tư bắt đầu đưa vào hoạt động sẽ phát huy có hiệu quả. 3.1.1.2. Khã kh¨n: Kinh tế Việt Nam vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Chính vì vậy công tác sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty vẫn tiếp tục đương đầu với những khó khăn thách thức sau: - Giá cả chưa ổn định, có thể vẫn còn nhiều biến động; Tình trạng thiểu phát của nền kinh tế có thể tiếp tục kéo dài vào những tháng đầu năm 2009 làm giảm sức mua trên thị trường; - Quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ ngày càng tạo ra áp lực cạnh tranh cao; - Nạn sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. 3.1.2 Mục tiêu Với mục tiêu không ngừng phát triển với tốc độ cao, hiệu quả đủ sức cạnh tranh trong hội nhập với nền kinh tế thị trường năng động HABECO xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản và chủ yếu trong hai năm 2009-2010 và phương hướng đến năm 2015 với các nội dung chủ yếu sau đây: Về sắp xếp tổ chức quản lý: Thực hiện triệt để lợi thế cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty cổ phần để đổi mới quản trị doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả và năng động sáng tạo. Cùng với việc tổ chức sắp xếp công ty mẹ HABECO, từng bước nghiên cứu sắp xếp các công ty con, công ty liên kết theo hướng phát triển khu vực và chuyên ngành nhằm tạo sự liên kết gắn bó chặt chẽ về vốn – thương hiệu - thị trường – công nghệ của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Về đầu tư phát triển: Tập trung chỉ đạo, điều hành để hoàn thành Nhà máy Bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất trong quý II năm 2009 từ đó đưa năng lực, công suất của công ty mẹ HABECO đạt 300 triệu lít/năm vào năm 2010. Đồng thời với việc đầu tư tại công ty mẹ cùng triển khai thực hiện đầu tư tại các công ty con để từng bước tăng năng lực sản xuất cho các năm 2009-2010 và những năm tiếp theo như: - Bia Hà Nội- Vũng Tàu: 100 triệu lit/ năm - Bia Hưng Yên của Công ty HABECO-ID: 50 triệu lít/ năm - Bia Hà Nội- Quảng Trị: 25- 50 triệu lít/ năm - Bia HABECO- Hải Phòng: 25-50 triệu lít/ năm - Bia Hà Nội - Nghệ An: 25- 30 triệu lít/ năm - Rượu Hà Nội – Yên Phong: 20 triệu lít/ năm (của công ty cồn Rượu Hà Nội) - Cụm công nghiệp và Đô thị Hà Tây của Công ty Cổ phần Hà Nội – Hà Tây với diện tích 100 ha. Về tiêu thụ và thị trường: Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh phát triển thị trường là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu đến năm 2010 sản lượng bia tiêu thụ mang thương hiệu HABECO phấn đấu đạt 650 triệu lít thì công tác thị trường cần được tập trung đầu tư phát triển theo hướng vừa phát triển thị trường thị trường trong nước vừa từng bước phát triển thị trường ngoài nước, tăng dần sản lượng xuất khẩu, phát triển mạnh tập trung thị trường phía Bắc từ Quảng Trị trở ra đồng thời từng bước phát triển thị trường phía Nam. Thực hiện sắp xếp tổ chức lại hệ thống quản lý thị trường và tiêu thụ đồng thời với tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác phát triển thị trường, phối hợp phát triển thị trường gồm công ty mẹ và các công ty con tạo ra một thị trường thống nhất và đa dạng của tổ hợp công ty mẹ con. Về đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và công nghệ Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra thêm sản phẩm mới làm phong phú thương hiệu Bia Hà Nội HABECO. Thực hiện tốt các tiêu chuẩn quy định quản lý theo ISO để bảo đảm chất lượng sản phẩm tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các mặt từ kỹ thuật, công nghệ, thị trường, đầu tư, quản lý kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu sự phát triển các mặt của HABECO. Trong không khí tự hào, phấn khởi, phát huy truyền thống của Bia Hà Nội- HABECO trong thế và lực mới, cán bộ công nhân viên và lao động trong Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội đoàn kết chung sức xây dựng hình ảnh, thương hiệu Bia Hà Nội- HABECO lên một tầm cao mới đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và khu vực góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2009 của toàn Tổng công ty: - Giá trị SXCN : 3.370,9 tỷ đồng, tăng 20,4% so với CK. - Doanh thu CN : 5.261,8 tỷ đồng, tăng 26,4% so với CK - Sản phẩm chủ yếu: + Bia các loại : 433,9 triệu lít, tăng 17% so với CK + Rượu các loại : 18 triệu lít, bằng 100% so với CK + Cồn toàn bộ : 6,5 triệu lít, bằng 100% so với CK - Tổng lợi nhuận TT : 585,3 tỷ đồng, tăng 1,15% so với CK - Nộp ngân sách : 2.352,2 tỷ đồng, tăng 15,2% so với CK Bảng 9: Chỉ tiêu kế hoạch của công ty mẹ TT Chỉ tiêu kế hoạch ĐVT Năm 2009 Năm 2010 1 Giá trị SXCN Tr. đ 1.233.590 1.935.130 2 Tổng doanh thu Tr. đ 2.731.962 4.045.553 3 SL SX bia Hà Nội các loại 1000 l 197.500 250.000 4 Lợi nhuận trước thuế Tr. đ 358.406 545.721 5 Nộp ngân sách Tr. đ 1.338.630 2.166.822 6 Mức cổ tức hàng năm % 12 13 7 Thu nhập bình quân Tr. đ/ng/th 7 7.5 Nguồn: Báo cáo của Tổng công ty gửi Bộ công thương 3.1.4 Mục đích kinh doanh của Tổng công ty Doanh nghiệp phấn đấu giữ vững uy tín hàng đầu ở Việt Nam về chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức phục vụ khác hàng, tương lai trở thành một doanh nghiệp hàng đầu của châu Á về sản xuất kinh doanh bia. Trong những năm tới doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường về phía Nam, thị trường bia cao cấp và xuất khẩu. Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ mọi nguồn lực và không ngừng cải tiến các hoạt động của hệ thống quản lí chất lượng. Đảm bảo mọi thành viên của doanh nghiệp được đào tạo thích hợp để có đủ năng lực và kỹ năng cần thiết hoàn thành công việc được giao. Doanh nghiệp luôn coi trọng chữ tín với khách hàng vì nhận thức rằng: “Uy tín với khách hàng là nền tảng của sự thình vượng” Xây dựng thương hiệu Bia Hà Nội trở thành một thương hiệu mạnh mang tính quốc gia, đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu sản phẩm của các công ty con, công ty liên kết. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về sản phẩm và thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng. 3.2 Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu chính cho sản xuất bia của Tổng công ty Bia - Rượu -NGK Hà Nội 3.2.1 Biện pháp hoàn thiện hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu NVL Đàm phán: Trong quan hệ giao dich, đàm phán là khâu nhất định phải có trước khi đi đến ký hợp đồng. Bởi lẽ để ký kết được hợp đồng hai bên cần phải thống nhất và đạt được sự thoả thuận trên cơ sở mục tiêu đề ra Yêu cầu: Người tiến hành đàm phán nên biết ngôn ngữ dùng để đàm phán như vậy sẽ chủ động, linh hoạt, nâng cao được tốc độ đàm phán. Người đàm phán là người cần có trình độ + Giỏi về ngoại ngữ + Hiểu biết về pháp luật, các chính sách cảu nhà nước cũng như luật pháp, tập quán thông lệ thương mại quốc tế. Phương thức đàm phán: Trong hoạt động kinh doanh có ba phương thức đàm phán chủ yếu là: Đàm phán qua điện tín, đàm phán qua điện thoại và gặp gỡ đàm phán trực tiếp. Tại Tổng công ty nên áp dụng cả ba hình thức trên tuỳ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu kết quả mong muốn nhận được. Hình thức đàm phán của điện tín (telex, fax) được sử dụng phổ biến tại công ty do mối quan hệ làm ăn với các khách hàng truyền thống cần có một sự đảm bảo trên giấy tờ xong cũng cần sự nhanh chóng trong công tác kí kết hợp đồng. Hình thức thứ hai là sử dụng điện thoại được tiến hành khi có những trục trặc phát sinh dẫn đến phải thương lượng ngay lập tức để tìm hướng giải quyết nhanh chóng vấn đề và tất cả sẽ được lập thành biên bản sau. Hình thức gặp gỡ trực tiếp là phương thức chủ yếu để đi đến ký kết hợp đồng với các đối tác mới hoặc cần một sự thoả thuận lại một điều khoản quan trọng nào đó của hợp đồng. Rút kinh nghiệm trong đàm phán: Công tác chuẩn bị thông tin trước đàm phán là vô cùng quan trọng, Nếu không nắm rõ được nội dung, mục đích của cuộc đàm phán thì sẽ dễ bị đối tác dẫn dắt và làm theo những ý mà đối tác đưa ra, những điều đó có thể sẽ không có lợi cho công ty. Trước cuộc đàm phán, Người đàm phán phải chuẩn bị kĩ càng các lập luận để chiếm lợi thế trong bàn đàm phán. Xác định đối tác đàm phán: Xác định được đối tác “biết mình, biết người” thì quá trình đàm phán mới có thể tiến hành thuận lợi được. Điều này là vì văn hoá của mỗi nước có sự khác nhau và cũng có sự tương đồng, Việc biết được tập tục của đối tác cũng như những thói quen trong sinh hoạt của đất nước họ là những điều nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thành công của một cuộc đàm phán. Quá trình nhập khẩu trực tiếp của Tổng công ty chỉ liên quan đến nước Úc và Pháp (mặt hàng Malt) nên cần chú ý trong đàm phán với đối tác các nước này là: Đối tác Pháp: - Họ làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, vì vậy thường gây ấn tượng là người không lịch sự lắm. - Thường niềm nở và thân mật, tự hào về văn hóa và khả năng hùng biện của dân tộc mình. - Thích thắng trong cuộc tranh luận về tính hợp lý của vấn đề mình đưa ra. - Trong đàm phán "Vâng" tức là "Có thể", "Không" tức là chúng ta hãy cùng thỏa thuận. - Hệ thống lãnh đạo trong các doanh nghiệp Pháp rất tập trung từ cao xuống thấp. Hãy luôn đến đúng giờ, đừng làm hỏng bữa ăn vì có ý bàn chuyện kinh doanh trong khi dùng bữa. Đối tác Úc: - Cần nhạy cảm với nguồn gốc dân tộc, đặc tính văn hóa; - Nắm nhiều thông tin về các dân tộc châu Úc nhưng không theo mẫu rập khuôn bởi hiện tại đây là một cộng đồng các dân tộc đa dạng hơn bao giờ hết; - Chuẩn bị tốt và tự tin; - Linh hoạt khi trao đổi và không ngại đưa ra các câu hỏi đơn giản. Công tác ký kết hợp đồng: Ký kết hợp đồng là hành vi xác nhận bằng văn bản chính thức những thoả thuận đạt được trong quá trình đàm phán. Hợp đồng được ký kết sẽ xác định trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng. Vì vậy, trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ cần phải được xác định rõ ràng. Hợp đồng cần phải đầy đủ các điều khoản cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng. Bất kỳ một sự sai xót nào trong khi xác định các điều khoản của hợp đồng đã ký kết cũng dẫn tới một hậu quả rất khó lường trong xác định trách nhiệm khi tổn thất xảy ra. Khi ký kết hợp đồng cần chú ý một số điểm sau: + Cần có sự thoả thuận thống nhất với nhau về tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết. + Văn bản hợp đồng thường do một bên dự thảo rồi đưa cho bên kia ký kết. Bên ký phải xem xét, tránh để đối phương thêm vào những phần không thoả thuận và bỏ qua những phần đã thoả thuận từ trước. +Hợp đồng phải thể hiện rõ ràng, dễ hiểu, tránh những câu văn tối nghĩa hoặc mập mờ có thể hiểu theo ý khác. Ngôn ngữ xây dựng hợp đồng là ngôn ngữ mà cả hai bên đều thông thạo hoặc nhất trí lựa chọn. Ký kết hợp đồng là một khâu quan trọng. Một hợp đồng được ký kết là kết quả của quá trình chuẩn bị kỹ càng mọi mặt. Đồng thơi cũng là cơ sở để hai bên cùng thực hiện mọi nghĩa vụ và quyền lợi với nhau có hiệu quả nhất. 3.2.2 Hoàn thiện phương thức thanh toán Hiện tại ở Tổng công ty đang áp dụng phương thức thanh toán chủ yếu là: - Phương thức nhờ thu D/P (Documentary against Payment), nhờ thu trả tiền đổi chứng từ: Ngân hàng sẽ trao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng, sau khi người này đã thanh toán toàn bộ tiền hàng. - Phương thức T/T (Telegraphic Transfer), chuyển tiền bằng điện. Phương thức này chỉ được sử dụng với những khách hàng có mỗi quan hệ lâu năm và sử dụng đối với một số hợp đồng nhập khẩu qua trung gian. Các phưong thức trên tuy có những ưu điểm cụ thể là đơn giản dễ thực hiện, nhưng bên cạnh đó là các nhược điểm về rủi ro trong thanh toán. Đó là: Với phương thức thanh toán D/P: không khống chế được việc người mua có trả tiền không, việc thanh toán diễn ra chậm chạp, ngân hàng chỉ có trách nhiệm là người trung gian thu tiền hộ còn không có trách nhiệm đối với việc trả tiền của người mua. Với phương thức thanh toán T/T: Chỉ có thể sử dụng với các nhà cung cấp có mối quan hệ lâu năm vì không đảm bảo rằng người mua nhận được hàng như yêu cầu trong trường hợp thanh toán trước. Tuy nhiên do hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ngày càng được mở rộng hơn nữa, việc nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng hơn do đó việc tìm được phương pháp thanh toán hợp lí nhất nhằm bảo đảm được đơn hàng cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt với các nhà cung cấp là một việc có tầm quan trọng lớn. Có thể xem xét đến việc chuyển đổi thành các phương thức thanh toán khác là Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit). Trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đảm bảo quyền lợi cho ngời xuất khẩu thu được đúng, đủ tiền hàng hoá và đảm bảo cho người nhập khẩu chỉ phải thanh toán khi người bán đã giao hàng, lập hoàn chỉnh bộ chứng từ thanh toán. Loại phương thức thanh toán này cũng được sử dụng tại Tổng công ty nhưng chỉ được sử dụng với các nhà cung cấp mới. Trong nền kinh tế hiện nay thì Tổng công ty nên sử dụng phương thức này nhiều hơn kể cả với các khách hàng truyền thống vì với lượng hàng hoá lớn thì việc có một hình thức thanh toán chặt chẽ sẽ luôn đem lại cái lợi về cho công ty, đảm bảo không có trục trặc xảy ra. Loại thư tín dụng tốt nhất đảm bảo quyền lợi cho người bán là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng này hiện tại đang rất được phổ biến vì tính hiệu quả của nó. 3.2.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương cho đội ngũ cán bộ, nhân viên Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cuộc cạnh tranh giữa các nước và các công ty ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá cả, v.v... Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Thực tế đã chỉ ra rằng đối thủ cạnh tranh đều có thể copy mọi bí quyết của công ty về sản phẩm, công nghệ, v.v... Duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép bí quyết của mình. - Chính sách đào tạo: Nhân tố con người được coi là một chìa khoá thành công, sử dụng hiệu quả nguồn lực con người có thể xem như đã là một thành công lớn trong kinh doanh. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, công ty nên quan tâm hơn nữa đến vấn đề nâng cao trình độ cán bộ nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, thích ứng với vị trí quan trọng trong tiến trình hoàn thiện và phát triển công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) là một công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Qua điều tra của Bộ thương mại thì tỉ lệ ứng dụng TMĐT ở nước ta còn yếu kem điều đó là do nguồn nhân lực về TMĐT còn thiếu và yếu về kĩ năng. Ngoài việc sử dụng TMĐT để phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu thì Tổng công ty có thể sử dụng TMĐT như một kênh thông tin để nắm bắt được các nhà cung ứng muốn có quan hệ hợp tác với Tổng công ty. Do đó, Tổng công ty cũng có những chính sách đào tạo nhằm để cho nhân viên theo kịp được sự phát triển của TMĐT, giúp ích cho quá trình làm việc của mình. Đào tạo được một nguồn nhân lực giỏi về nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu về hoạt động của doanh nghiệp, giỏi ngoại ngữ và có khả năng tiến hành đàm phán tốt với các nhà cung ứng và khách hàng, có khả năng tiến hành công việc một cách hiệu quả nhất là mục đích mà Tổng công ty đề ra khi tuyển dụng cũng như đào tạo cán bộ Để việc quản lý con người có hiệu quả, các chính sách quản lý cần đồng bộ với nhau. Trong công tác quản lý nguồn nhân lực, công tác đào tạo cần phải được thực hiện đồng bộ với các công tác quản lý con người chủ yếu khác như thiết kế và phân tích công việc, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá kết quả công việc, trả lương và phúc lợi. Với cách tiếp cận trong quản lý kinh doanh hiệu quả, khâu đầu tiên là công tác thiết kế công việc. Cần phải phân tích rõ công việc, đưa ra một bản mô tả công việc cụ thể và rõ ràng, làm cơ sở cho các công tác quản lý con người khác. Dựa trên quy trình đào tạo lý thuyết gồm 4 giai đoạn: đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo. - Phương pháp đào tạo: Đánh giá nhu cầu đào tạo: Cần tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo một cách chính thức và bài bản, có được một danh sách nhu cầu cụ thể cho những nhóm người hoặc từng người cụ thể Thiết kế chương trình đào tạo: Khâu đầu tiên trong thiết kế chương trình đào tạo là cần xác định mục tiêu đào tạo. Một mục tiêu đào tạo tốt cần phải cụ thể, lượng hoá được, hiện thực và quan sát được. Các mục tiêu thường thấy là “Nâng cao kỹ năng...” hoặc “Hoàn thiện...”, đây là những mục đích lâu dài, không lượng hóa được. Kết hợp nội dung chương trình vừa học vừa làm để cán bộ nhân viên có thể vừa nắm vững lí thuyết mà thực hành cũng tốt do đó kết quả đạt được là tối ưu Thực hiện chương trình đào tạo: Như đã nói ở trên việc đào tạo gắn liền lí thuyết và thực tiễn sẽ rất hữu ích đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực, do đó việc thiết kế bố trí lớp học cũng là một điều rất quan trọng. Tổng công ty có thể mời giáo viên về dạy trực tiếp hoặc cử cán bộ đi học tại các trung tâm để nâng cao nghiệp vụ. Đối với cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu thì các nghiệp vụ cần được bồi dưỡng đó là nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiệp vụ về đàm phán thương thảo hợp đồng và cần đào tạo cả về ngoại ngữ. Đánh giá hiệu quả đào tạo: Có 4 mức đánh giá hiệu quả của đào tạo: 1) đánh giá phản ứng của học viên trong khóa học, xem nhận xét của học viên về nội dung, phương pháp và công tác tổ chức lớp học, với giả định là nếu học viên thích thú với lớp học thì thường học học được nhiều hơn; 2) đánh giá mức độ học tập của học viên, được tổ chức ngay trước và ngay sau khóa học, rồi lấy kết quả so sánh với nhau; 3) đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên trong công việc làm hàng ngày, thường thực hiện sau khóa học vài ba tháng, và 4) đánh giá ảnh hưởng của khóa đào tạo tới kết quả kinh doanh của công ty, tổ chức. 3.2.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu Nâng cao hiệu quả của khâu nghiên cứu thị trường nguyên liệu Thế Giới: Là một công ty lớn hay phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài vì thế Tổng công ty cần có một sự phân tích riêng biệt và kĩ lưỡng về thị trường nguyên liệu bia trên thế giới để có thể chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ, vì nguyên liệu chế biến của bất cứ ngành nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết hoặc có thể do những sai sót dẫn đến không đảm bảo đủ lượng hàng. Những thông tin cần thiết thu thập đó là: + thông tin về các loại nguyên liệu cho nấu bia trên thế giới. + Thông tin về thị trường nguyên liệu bia trên Thế Giới. +Thông tin về nhà cung ứng chất lượng và uy tín. + Thông tin về luật pháp xuất, nhập khẩu của nước xuất khẩu và của Việt Nam + Là mặt hàng nguyên liệu nên luôn cần cập nhật và quan tâm đến vấn đề chỉ tiêu về chất lượng hàng hoá. Nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng trong khâu phân phối để đẩy mạnh đầu ra:Bất cứ ngành sản xuất nào thì để đầu ra được thuận lợi cũng là mục tiêu kinh doanh chính, đầu ra có tốt thì đầu vào mới không gặp trở ngại thậm chí còn bổ trợ tích cực cho công tác cung cấp đầu vào. Khi đó lượng hàng nhập sẽ lớn hơn, Tổng công ty với lượng đặt hàng lớn có thể gây sức ép cho nhà cung cấp. Đây có thể sẽ biến thành lợi thế cho hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả: Làm sao để tối ưu được nguồn vốn sử dụng đây là điều luôn được các công ty quan tâm. Đặc biệt tại Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội vấn đề sử dụng vốn hiệu quả luôn được quan tâm sâu xát vì là một công ty Cổ phần việc huy động và sử dụng vốn như thế nào luôn được các cổ đông giám sát chặt chẽ. Là một công ty Cổ phần với số vốn điều lệ là 2.318 tỷ đồng với nhiều công ty con và công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ khâu Nhập khẩu, bắt đầu từ nghiên cứu thị trường cho đến ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng đều cần có sự liên kết giữa Công ty mẹ và các công ty con, công ty thành viên, như vậy vừa tạo thêm nguồn thu cho các công ty con, công ty thành viên, vừa tạo thêm được lợi nhuận cho Công ty mẹ. Xây dựng và củng cố thương hiệu cho Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội: Thương hiệu là một nhân tố quan trọng góp phần làm nâng cao năng lực của Doanh nghiệp, tạo nên sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Tổng công ty. Việc củng cố thương hiệu luôn luôn cần được quan tâm. Thương hiệu có được giữ vững trong lòng khách hàng thì mới có thể đẩy mạnh đầu ra cũng như tăng cường tăng cường uy tín và thế mạnh trên bàn đàm phán.Có thể nói thương hiệu góp phần làm nên 40% thành công của doanh nghiệp. Như đã nói đây là một lợi thế của công ty, với thương hiệu Bia Hà Nội đã có danh tiếng từ lâu đời và đã được khẳng định ở phía Bắc. Hiện nay việc mở rộng thương hiệu ra thị trường nước ngoài đang được chú trọng, việc này cũng góp phần vô cùng quan trọng vào việc để thị trường thế giới biết về Bia Hà Nội và thông qua đó tăng cường sức mạnh trên bàn đàm phán. Việc củng cố thương hiệu có thể thực hiện bằng các phương pháp: + Quảng bá thương hiệu không đơn thuần chỉ là quảng cáo, quảng cáo là một phần tất yếu không thể thiếu được trong quá trình phát triển thương hiệu. Tuy nhiên cái gốc của thương hiệu chính là uy tín và chất lượng của sản phẩm, của dịch vụ phục vụ khách hàng cả trong nước lẫn nước ngoài. + Xây dựng thương hiệu dựa trên việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. Phát triển kênh phân phối và quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tính và hình ảnh của sản phẩm luôn đứng vững trong lòng khách hàng. + Sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác như khuyến mãi, triển lãm, tham gia hoạt động xã hội,gây quỹ, tài trợ.. tạo nên một hình ảnh tích cực đối với khách hàng. + Tạo mối liên kết thương hiệu bền vững trong tâm thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch quảng cáo dài hạn cũng như các hoạt độngt iếp thị sáng tạo mới lạ. Tạo quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và cơ quan khác: Trong mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu việc được quyền áp đặt trong đàm phán là rất quan trọng, tất cả việc nâng cao thương hiệu và các giải pháp khác đều có mục đích sâu sắc là nhằm nâng cao uy tín trên bàn đàm phán. Hiện nay Tổng công ty luôn thực hiện nhập theo giá CIF nếu chúng ta có thể điều chỉnh để nhập theo giá FOB thì sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp khác về tàu biển cũng như bảo hiểm, cũng như thuận lợi về sự chủ động khi hàng về. Để có thể nắm được quyền chủ động thì Tổng công ty cần nghiên cứu có mối quan hệ hợp tác và chiến lược với các công ty bảo hiểm, công ty vận tải đường biển và cơ quan hải quan. Đây cũng chính là vấn đề mà các Công ty cần hướng đến để giữ được quyền chủ động hơn trên bàn thương lượng 3.3 Kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị về mối quan hệ trong nhập khẩu phía Tổng công ty và các công ty thành viên Hiện tại, hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty Bia - Rượu – NGK Hà Nội được thực hiện theo phương thức là Công ty mẹ đảm nhiệm toàn bộ hoạt động từ lên kế hoạch, tìm nguồn hàng, soạn thảo ký kết hợp đồng cũng như phân phối về các Công ty con và Công ty thành viên theo lượng đặt hàng của các Công ty đó. Tuy nhiên thực hiện theo cách đó thì nhân viên cung cấp vật tư sẽ phải đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn đó là ngoài việc kiểm soát hoạt động của Công ty mẹ thì phải liên tục cập nhật số liệu của các công ty con để lên kế hoạch mà nhiều khi tình hình nguyên liệu nhập tồn biến động rất nhiều dẫn đến việc có thể thiếu nguyên liệu sản xuất tại các công ty con. Giải pháp đưa ra là có thể để một số Công ty có thể tự chủ về nguồn hàng và Tổng công ty chỉ có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra sao cho uy tín của thương hiệu luôn luôn được đảm bảo. Điều này có những lợi thế là Các công ty con có thể chủ động tìm ra được những nguồn hàng có chất lượng tốt mà giá cả lại cạnh tranh so với nguồn cung cấp cũ. Việc tìm kiếm với nhiều nguồn hàng hơn dẫn đến có sự so sánh được giữa các nhà cung ứng để điều chỉnh và gây sức ép hơn lên các nhà cung ứng nguyên vật liệu. Cái lợi về mặt xã hội đó là có thể tạo thêm nhu cầu việc làm về hoạt động nhập khẩu tại các công ty con và công ty thành viên. Các công ty con có thể chủ động về nguồn nguyên liệu mà không lo ảnh hưởng đến sản xuất. Mặt khác thì cái hạn chế của việc giao quyền tự chủ cho các công ty con đó là khi nhập với số lượng lớn thì sẽ tìm được sự ưu đãi từ các nhà cung cấp. Như vậy Tổng công ty cần cân nhắc giữa lợi thế và hạn chế để có thể quyết định phương hướng nhập hàng cho những năm tới. 3.3.2 Kiến nghị với nhà nước Ở Việt Nam, có tới 60 - 70% nguyên liệu cho sản xuất bia phải nhập khẩu, trong đó có malt. Theo thống kê của Hiệp hội Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam, mỗi năm ngành Bia Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 120.000 đến 130.000 tấn malt với giá 400 USD/tấn. Như vậy, lượng ngoại tệ dùng để nhập nguyên liệu là khảong 50 triệu USD/năm. với tốc độ tăng trưởng của ngành Bia khoảng 10-12%/năm, nhu cầu malt vào năm 2005 sẽ là 185.000 tấn và năm 2010 sẽ là 235.000 tấn. Nếu giữ nguyên tình trạng nhập khẩu như hiện nay, chúng ta sẽ phải bỏ ra khoảng 60 triệu USD/năm vào năm 2005 và trên 100 triệu USD/năm vào năm 2010 cho việc nấu bia! Vậy nguồn nguyên liệu cho bia ở trong nước là vô cùng hạn chế do đó việc nhập khẩu nguyên liệu là một hoạt động bắt buộc của tất cả các doanh nghiệp bia trên Việt Nam. Trong hai năm vừa qua, các doanh nghiệp ngành Đồ uống Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trước những biến động của “cơn bão” giá nguyên liệu. Và cơn bão giá ấy dường như chưa muốn dừng lại. Nhà nước cần phải có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất bia, giúp ổn định giá cả và tăng sức cạnh tranh của bia trong nước. Những biện pháp đó có thể là: + Định mức thuế hợp lý đối với mặt hàng chiến lược như nguyên liệu sản xuất đồ uống. + Nhanh chóng triển khai nghiên cứu và phát triển vùng nguyên liệu cho bia ở trong nước. Trước đây đã có trồng thử nghiệm vùng lúa mạch tại Cao Bằng Bắc Kạn xong vẫn chưa thu được kết quả như mong muốn. + Điều hành hoạt động của hiệp hội đồ uống Việt Nam sao cho có hiệu quả, để các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau nhằm mục tiêu đưa ngành đồ uống Việt Nam lên tầm cao mới. KẾT LUẬN Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế nhằm đưa Việt Nam thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nguồn lực con người được phát huy tối đa, xây dựng nên một đất nước giàu mạnh, một xã hội công bằng văn minh. Nhập khẩu phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến trong nước nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước. Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế Giới WTO với những lợi thế đem lại khi gia nhập tổ chức. Trong đó có những lợi thế về xuất nhập khẩu. Thế giới ngày càng trở thành một thị trường lớn và Việt Nam cần tham gia vào thị trường đó một cách chủ động và phát triển vững chắc. Mục tiêu hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội cũng chính là muốn đóng góp một phần vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, với mong muốn giúp cho doanh nghiệp ngày càng vững vàng hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiệp vụ kinh doanh cuất nhập khẩu, TS Trần Hoè - NXB Kinh tế quốc dân. Giáo trình tín dụng và thanh toán Thương mại Quốc Tế, TS Trần Văn Hoè - NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Các tạp chí: Đồ uống Việt Nam, Hải quan, vật tư… Trang web của Bộ công thương: www.moit.gov.vn. Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Hà Nội 3 năm gần đây. Kinh tế học quốc tế - NXB Thống kê. Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam – NXB Thống kê 1999. Bài học môn chuyên đề cập nhật. Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, GS.TS. Hoàng Đức Thân, NXB Thống kê. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22027.doc