Đề tài: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm, ý nghĩa và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
1.1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.3 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.3.1 Phương pháp so sánh
1.1.3.2 Phương pháp chi tiết
1.1.3.3 Phương pháp loại trừ
1.1.3.4 Phương pháp liên hệ
1.1.4 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2 Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Nguồn thông tin bên ngoài
1.2.2 Nguồn thông tin bên trong
1.2.2.1 Bảng cân đối kế toán
1.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Các nhóm chỉ tiêu cơ bản
1.3.1.1 Các hệ số về cấu trúc
1.3.1.2 Các chỉ số về khả năng thanh toán
1.3.1.3 Các hệ số về hoạt động
1.3.1.4 Các hệ số về khả năng sinh lời
1.3.2 Các chỉ tiêu khác
1.3.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.2.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
1.3.2.3 Vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển
1.3.2.4 Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ (tài sản lưu động)
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC 1 THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL
2.1 Khái quát về công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu VIETTEL
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2 Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động
2.1.2.1 Mô hình tổ chức
2.1.2.2 Các phòng ban trong công ty
2.1.2.3 Đặc điểm cán bộ công nhân viên trong công ty
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và các dịch vụ kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Ngành nghề kinh doanh
2.1.3.2 Nhiệm vụ quốc phòng
2.1.3.3 Nhiệm vụ kinh doanh
2.1.3.4 Năng lực và thành tựu
2.2 Thực trạng hoạt động tài chính của công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel
2 2.1 Phương pháp phân tích và quy trình phân tích tài chính của công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Viettel
2.2.2 Nguồn thông tin sử dụng
2.2.3 Nội dung phân tích và quy trình phân tích
2.2.3.1 Nội dung phân tích
2.2.3.2 Quy trình phân tích
2.3 Đánh giá hoạt động phân tích tài chính tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu VIETTEL
2.3.1 Kết quả đạt được
Về nội dung phân tích
2.3.2 Hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.4 Nhận xét chung về hoạt động phân tích tài chính của công ty
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL
3.1 Định hướng phát triển của công ty
3.2 Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới
3.2.1 Triết lý thương hiệu
3.2.2 Triết lý kinh doanh
3.2.3.Giá trị cốt lõi của Văn hóa Viettel
3.2.4.Văn hóa Viettel được thể hiện tại Công ty Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Viettel
3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính
KẾT LUẬN
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng hệ thống thông tin mạng điện thoại di động GSM, công trình xây dựng hệ thống dịch vụ Internet, các loại thiết bị điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, đo lường, tự động hóa, phát thanh, truyền hình…
2.1.3.3 Nhiệm vụ kinh doanh
Phân phối thiết bị đầu cuối (máy tính, điện thoại dị đông…)
Kinh doanh các dự án điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, đo lường điều khiển, hội thảo, truyền hình…
Nhập khẩu và kinh doanh thiết bị viễn thông
Cung cấp giải pháp và lắp đặt hệ thống thông tin cho doanh nghiệp
2.1.3.4 Năng lực và thành tựu
-Trong những năm qua, Công ty Thương Mại và Xuất nhập khẩu Viettel đã không ngừng phát triển, lớn mạnh cả về lượng và chất. Hiện nay, công ty đã trở thành một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Viễn Thông Quân Đội, với quân só gần 1400 cán bộ công nhân viên. Được sự tin tưởng giao nhiệm vụ của tập đoàn, công ty đã tham gia đấu thầu và triển khai thực hiện việc cung cấp, lắp đặt các thiết bị CNTT, điện tử viễn thông, đo lường, điều khiển, tự động hóa cho các dự án của Cục Nhà Trường, Cục Tác Chiến, Cục Quân Lực/BTTM, cục cán bộ/ Tổng cục chính trị, Trung tâm khoa học công nghệ môi trường/Bộ Quốc Phòng, Công ty điện lực I, Tổng công ty hàng không Việt Nam…. Các dự án do Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel thực hiện luôn được các đối tác đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ thực hiện
-Đặc biệt, trong thời gian hội nghị APEC 12, Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel là đơn vị được Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội giao nhiệm vụ trực tiếp soạn thảo, thiết kế và lập dự toán đấu thầu dự án: “ Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện tử thông tin, hệ thống quản lý tào nhà công trình trung tâm Hội Nghị Quốc Gia” do chính phủ ủy quyền cho bộ xây dựng làm chủ đầu tư. Sau khi trúng thầu, Công ty Thương Mại và Xuât Nhập Khẩu Viettel lại được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai dự án. Tháng 09/2006, công trình đã được nhiệm thu toàn bộ, đáp ứng đúng tiến độ và các yêu cầu kỹ thuật của dự án, kịp thời phục vụ hội nghị APEC lần thứ 14 tổ chức tại Việt Nam
-Từ 13/05/2006, Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel đã khai trương Siêu Thị Điện Thoại Viettel tại tòa nhà trung tâm thương mại VKO- Ngọc Khánh, chính thức phân phối các loại điện thoại di động của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Nokia, SamSung, Motorola…..
-Ngày 15/10/2007, Công ty khai trương hệ thống kinh doanh điện thoại di động trên toàn quốc. Cuối năm 2009, Công ty được thị trường công nhận là nhà bán lẻ thiết bị viễn thông có kênh phân phối lớn nhất Việt Nam(với chuỗi 700 cửa hàng, gần 110 siêu thị và hơn 1500 của hàng nhượng quyền trên toàn quốc)
Trong những năm qua, Công ty Thương Mại và Xuất nhập khẩu Viettel đã không ngừng phát triển, lớn mạnh cả về lượng và chất. Hiện nay, công ty đã trở thành một đơn vị hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Viễn Thông Quân Đội, với quân só gần 1400 cán bộ công nhân viên. Được sự tin tưởng giao nhiệm vụ của tập đoàn, công ty đã tham gia đấu thầu và triển khai thực hiện việc cung cấp, lắp đặt các thiết bị CNTT, điện tử viễn thông, đo lường, điều khiển, tự động hóa cho các dự án của Cục Nhà Trường, Cục Tác Chiến, Cục Quân Lực/BTTM, cục cán bộ/ Tổng cục chính trị, Trung tâm khoa học công nghệ môi trường/Bộ Quốc Phòng, Công ty điện lực I, Tổng công ty hàng không Việt Nam…. Các dự án do Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel thực hiện luôn được các đối tác đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ thực hiện
-Đặc biệt, trong thời gian hội nghị APEC 13, Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel là đơn vị được Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội giao nhiệm vụ trực tiếp soạn thảo, thiết kế và lập dự toán đấu thầu dự án: “ Cung cấp và lắp đặt hệ thống điện tử thông tin, hệ thống quản lý tào nhà công trình trung tâm Hội Nghị Quốc Gia” do chính phủ ủy quyền cho bộ xây dựng làm chủ đầu tư. Sau khi trúng thầu, Công ty Thương Mại và Xuât Nhập Khẩu Viettel lại được giao nhiệm vụ trực tiếp triển khai dự án. Tháng 09/2006, công trình đã được nhiệm thu toàn bộ, đáp ứng đúng tiến độ và các yêu cầu kỹ thuật của dự án, kịp thời phục vụ hội nghị APEC lần thứ 14 tổ chức tại Việt Nam
-Từ 18/09/2008, Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel đã khai trương Siêu Thị Điện Thoại Viettel tại tòa nhà trung tâm thương mại VKO- Ngọc
Khánh, chính thức phân phối các loại điện thoại di động của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Nokia, SamSung, Motorola…..
-Ngày 31/10/2009, Công ty khai trương hệ thống kinh doanh điện thoại di động trên toàn quốc. Cuối năm 2009, Công ty được thị trường công nhận là nhà bán lẻ thiết bị viễn thông có kênh phân phối lớn nhất Việt Nam(với chuỗi 700 cửa hàng, gần 110 siêu thị và hơn 1500 của hàng nhượng quyền trên toàn quốc)
2.2 Thực trạng hoạt động tài chính của công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel
2..2.1 Phương pháp phân tích và quy trình phân tích tài chính của công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Viettel
Hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng tài chính của công ty. Công ty so sánh số liệu thực tế đạt được với số liệu theo kế hoạch đề ra và các số liệu tài chính trong quá khứ của công ty để đánh giá thực trạng tài chính của công ty. Công ty sử dụng phương pháp dự báo các báo cáo tài chính theo phương pháp tỷ lệ doanh thu
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công ty, để dự báo doanh thu năm tới là bao nhiêu. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng doanh thu để dự báo các khoản mục của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh với giả định rằng các khoản mục này gia tăng theo tỷ lệ doanh thu.
Bước 2: Dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu với tỷ trọng gia tăng của các khoản chi phí và doanh thu bằng với tốc độ tăng trưởng doanh thu.
Bước 3: Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh dự báo được.
Bước 4: Lập các chỉ tiêu so sánh kế hoạch.
Bước 5: Tính toán các chỉ tiêu thực tế đạt được.
Bước 6: So sánh chỉ tiêu đạt được với chỉ tiêu kế hoạch .
Bước 7: Rút ra nhận xét và đưa các giải pháp khắc phục.
2.2.2 Nguồn thông tin sử dụng:
Công ty dựa vào nguồn thông tin bên trong của công ty, sử dụng báo cáo tài chính của các năm trước để thực hiện dự báo báo cáo tài chính cho các năm sau.
2.2.3 Nội dung phân tích và quy trình phân tích:
2.2.3.1 Nội dung phân tích:
Nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
Một là:Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như các chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản, chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty. So sánh các chỉ tiêu này với các năm trước và so với dự báo. Từ đó rút ra nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Hai là: Tìm ra các nguyên nhân làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp xấu đi so với các năm trước. Từ đó, các nhân viên phân tích sẽ đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Ba là: Dự đoán lượng vốn cần huy động cho công ty trong các năm tới để tài trợ cho các dự án của mình. Từ đó giúp công ty chủ động trong việc tìm kiếm, huy động các nguồn vốn sao cho với chi phí thấp nhất.
2.2.3.2 Quy trình phân tích:
Để phân tích thực trạng tài chính của công ty, công ty thường tiến hành như sau
Để phân tích thực trạng tài chính của công ty thì công ty thường làm như sau
Bước 1 : Dựa vào các báo cáo tài chính năm trước ước lượng được tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của công ty là 10%
Bước 2 : Dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009
Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty vào năm 2007 và 2008 ta lập được bảng tỷ trọng sau :
Từ báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán ta trích lập ra bảng sau :
Bảng 2.1
Đơn vị : Triệu đồng
Khoản mục
thực tế 2008
thực tế 2007
Tổng doanh thu
571,234
511,951
Giá vốn hàng bán
422,783
398,245
Chi phí tài chính
9,620
8,658
Chi phí bán hàng
26,367
23,730
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2,720
2,448
Tiền và các khoản tương đương tiền
151,173
155,493
Các khoản phải thu
188,967
131,197
Hàng tồn kho
165,909
82,605
Tài sản dài hạn
715,687
678,020
Nợ phải trả
108,483
237,675
Từ bảng trên ta tính được tỷ trọng của các khoản mục so với tổng doanh thu
Bảng 2.2
Đơn vị : Triệu đồng
Tỷ trọng của các khoản mục so với doanh thu
Tỷ trọng thực tế 2008
Tỷ trọng thực tế 2007
Tỷ trọng áp dụng
Giá vốn hàng bán so với doanh thu
74.01%
77.79%
75.90%
Chi phí tài chính so với doanh thu
1.68%
1.69%
1.69%
chi phí bán hàng so với doanh thu
4.62%
4.64%
4.63%
Chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu
0.48%
0.48%
0.48%
Tiền và các khoản tương đương tiền
26.46%
30.37%
28.42%
Các khoản phải thu
33.08%
25.63%
29.35%
Hàng tồn kho
29.04%
16.14%
22.59%
Tài sản dài hạn
125.29%
132.44%
128.86%
Nợ phải trả
18.99%
46.43%
32.71%
Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh 2009
Bảng 2.3
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008(trđ)
cơ sở dự báo
dự báo năm 2009
3. Tổng doanh thu của công ty
571,234
tăng trưởng 10%
628,357
4. Gía vốn hàng bán
422,783
75.9% doanh thu
476,923
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
132,228
7. Chi phí tài chính
9,620
1.69% doanh thu
10,619
8. Chi phí bán hàng
26,367
4.63%doanh thu
29,093
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2,720
0.48% doanh thu
3,016
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
106,620
12. Chi phí khác
0
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
109,744
108,706
Lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại 31/12/08 thực hiện quý này
0
0
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
30,728
27,176
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
79,016
81,529
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
0
0
Dự báo bảng cân đối kế toán năm 2009
Bảng 2.4
Đơn vị : Triệu đồng
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
năm 2008
Cơ sở dự báo
Dự báo năm 2009
TÀI SẢN
1,255,592
1,514,413
TÀI SẢN NGẮN HẠN
539,905
704,712
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
151,173
28.42% DT
28.42%
178,579
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
102,582
mang sang
102,582
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
188,967
29.35% DT
29.35%
184,423
IV. Hàng tồn kho
165,909
22.59% DT
22.59%
141,946
V. Tài sản ngắn hạn khác
97,183
mang sang
97,183
TÀI SẢN DÀI HẠN
715,687
128.86%
809,701
I- Các khoản phải thu dài hạn
78,726
89,067
II. Tài sản cố định
458,040
518,209
III. Bất động sản đầu tư
0
0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0
0
V. Tài sản dài hạn khác
178,922
128.86% DT
128.86%
202,425
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,255,592
1,514,413
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
452,013
549,060
I. Nợ ngắn hạn
108,483
32.71% DT
32.71%
205,536
II. Nợ dài hạn
343,530
mang sang
343,530
NGUỒN VỐN
I. Vốn chủ sở hữu
780,884
mang sang
780,884
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
22,695
mang sang
22,695
Vốn cần thêm
vốn cần thêm
161,769
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1,255,592
1,514,413
-Sau khi dự báo được báo cáo tài chính của năm 2009, công ty tiến hành tính toán một số chỉ số tài chính trong 4 nhóm chỉ số tài chính cơ bản. Từ đó rút ra những nhận xét về những điểm mạnh cũng như những mặt hạn chế của tình hình hình tài chính của công ty. Từ đó, công ty đưa ra các biện pháp khắc phục.
Cụ thể như sau
Bảng 2.5 : Bảng cân đối kế toán năm 2009 và dự báo năm
2009 và năm 2008,2007
Đơn vị : Triệu đồng
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Dự báo 2009
thực tế 2009
2008
2007
TÀI SẢN
1,514,413
1,544,378
1,255,592
1,130,033
TÀI SẢN NGẮN HẠN
704,712
525,089
539,905
485,914
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
178,579
126,021
151,173
155,493
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
102,582
68,262
102,582
63,169
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
184,423
199,534
188,967
131,197
IV. Hàng tồn kho
141,946
211,271
165,909
82,605
V. Tài sản ngắn hạn khác
97,183
119,535
97,183
136,056
TÀI SẢN DÀI HẠN
809,701
1,019,290
715,687
678,020
I- Các khoản phải thu dài hạn
89,067
122,315
78,726
155,945
II. Tài sản cố định
518,209
468,873
458,040
454,273
III. Bất động sản đầu tư
0
0
0
0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0
0
0
0
V. Tài sản dài hạn khác
202,425
428,102
178,922
67,802
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,514,413
1,544,378
1,255,592
1,130,033
NGUỒN VỐN
0
0
NỢ PHẢI TRẢ
549,066
509,645
452,013
625,462
I. Nợ ngắn hạn
205,536
122,315
108,483
237,675
II. Nợ dài hạn
343,530
387,330
343,530
387,786
NGUỒN VỐN
0
0
I. Vốn chủ sở hữu
780,884
1,006,819
780,884
485,914
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
22,695
27,915
22,695
18,657
Vốn cần thêm
161,769
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1,514,413
1,544,378
1,255,592
1,130,033
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty năm 2007-2009
Nhận xét : Dựa vào kết quả dự báo bảng cân đối kế toán năm 2009 công ty thấy trong năm 2009 tổng tài sản của công ty sẽ tăng lên 258,821 triệu, trong đó tài sản ngắn hạn tăng 164,807 triệu, tài sản dài hạn tăng 94,014 triệu. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản này công ty phải huy động thêm vốn để tài trợ cho các tài sản tăng thêm này. Công ty dự đoán sẽ phải huy động thêm khoảng 161,769 triệu nữa. Nhờ việc dự đoán được nguồn vốn phải huy động thêm công ty sẽ chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn sao cho việc huy động được vốn hiệu quả với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên thực tế năm 2009 tổng tài sản của công ty là 1,544,378 triệu tăng lên 288,786 triệu. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm 14,816 triệu trong khi đó dự theo dự đoán thì công ty sẽ tăng tài sản thêm khoảng 164,807 triệu. Rõ ràng dự đoán của công ty là không chính xác. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này, từ đó có những biện pháp để dự đoán của công ty chính xác hơn, giúp cho công ty chủ động trong việc huy động vốn cũng như quản lý hoạt động kinh doanh. Tương tự như vậy là với tài sản dài hạn, theo dự đoán của công ty thì năm 2009 tài sản dài hạn của công ty sẽ tăng 94,014 triệu. Tuy nhiên, thực tế tài sản dài hạn của công ty trong năm 2009 đã tăng lên là 303,603 triệu. việc dự đoán không chính xác này khiến cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn, công ty rơi vào tình huống bị động trong việc triển khai các phương án kinh doanh. Vì theo như dự đoán thì năm 2009 với việc tăng tài sản lên là 255,821 triệu. Công ty cần phải tìm các nguồn vốn huy động như huy động từ các cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu hay vay ngân hàng, dùng lợi nhuận giữ lại để tài trợ hoặc kết hợp với các nguồn huy động trên với nhau sao cho công ty phải chịu chi phí vay vốn là thấy nhấp để tài trợ cho việc tăng lên tài sản là 255,821 triệu. Nhưng thực tế rằng tài sản trong năm 2009 của công ty tăng lên là 288,786 triệu nhiều hơn so với dự đoán là 32,965 triệu- nguồn vốn tăng thêm này không nằm trong kế hoạch huy động vốn của công ty. Do đó, để huy động thêm được nguồn vốn này công ty có thể phải chịu chi phí cao hơn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Bảng 2.6 : Báo cáo kết quả kinh doanh và dự báo năm 2009, năm 2008 và năm 2007
Đơn vị : Triệu đồng
chỉ tiêu
Số dự báo 2009
Số thực tế 2009
Số thực tế 2008
Số thực tế 2007
3. Tổng doanh thu của công ty
628,357
685,481
571,234
511,952
4. Gía vốn hàng bán
476,923
507,340
422,783
398,245
7. Chi phí tài chính
10,619
11,544
9,620
8,658
8. Chi phí bán hàng
29,093
31,640
26,367
23,730
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3,016
3,264
2,720
2,448
12. Chi phí khác
0
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
108,706
131,693
109,744
78,871
Lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại 31/12/08 thực hiện quý này
0
0
0
0
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
27,176
32,923
27,436
19,718
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
0
0
0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
81,529
98,770
82,308
59,153
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
0
0
0
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty năm 2007-2009
Nhận xét: Thông qua các phân tích của mình công ty dự đoán trong năm 2009 doanh thu của công ty sẽ tăng thêm 57,123 triệu so với năm 2008. Từ đó công ty chuẩn bị các phương án kinh doanh cần thiết để đạt con số này, ví dụ như, để có thể tăng doanh thu lên 57,123 triệu thì công ty cần phải có những biện pháp gì để tăng doanh số bán hàng, có chiến lược marketing như thế nào để thu hút khách hàng, chính sách về giá của sản phẩm như thế nào. Bên cạnh đó, công ty cũng cần quan tâm đến nguồn nguyên liệu đầu vào, xem nên huy động ở đâu nguồn nào để có thể đáp ứng sản xuất tốt nhất để có thể sản xuất ra lượng sản phẩm tương ứng với doanh thu tăng thêm là 57,123 triệu. Tuy nhiên thực tế doanh số của công ty tăng lên là 114,247 triệu. Việc tăng doanh thu vượt mức so với kế hoạch( khoảng 57,124 triệu) là một tín hiệu đáng mừng cho công ty vì nó thể hiện công ty đang kinh doanh rất hiệu quả.Tuy nhiên, công tác dự báo của công ty vẫn có vấn đề, kết quả dự đoán doanh thu của công ty và doanh thu thực tế chênh lệch nhau khá lớn khoảng 57,124 triệu. Việc dự đoán không chính xác doanh thu khiến cho hoạt động sản xuất của công ty gặp khó khăn vì có thể công ty sẽ sản xuất thừa hoặc thiếu so với lượng sản phẩm tiêu thụ, từ đó khiến cho công ty có thể phải chịu them các chi phí như chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí hàng tồn kho bị hỏng…
Tương tự như vậy là với giá vốn hàng bán. Năm 2009, công ty dự đoán giá vốn hàng bán của công ty vào khoảng 476,923 triệu nhưng thực tế giá vốn hàng bán của công ty là 507,340 triệu. Việc dự đoán giá vốn hàng bán không chính xác ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của công ty, khiến cho công ty sản xuất thiếu sản phẩm so với nhu cầu thực tế, khiến công ty rơi vào trạng thái bị động trong việc sản xuất sản phẩm. Ví dụ như công ty đã lên kế hoạch để sản xuất ra một lượng hàng trị giá là 476,923 triệu theo như dự đoán vào năm 2009. Do đó, công ty đã lên kế hoạch để thu mua nguyên vật liệu, thuê thêm công nhân để có thể sản xuất ra lượng hàng tương ứng với giá vốn hàng bán là 476,923 triệu. Nhưng nhu cầu thực tế bắt buộc công ty phải sản xuất ra lượng hàng có giá vốn hàng bán là 507,340 triệu. Việc sản xuất tăng thêm này là nằm ngoài kế hoạch của công ty. Để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế, công ty buộc phải sản xuất thêm với chi phí cao hơn so với bình thường, khiến cho lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng.
Thông qua việc xem xét số liệu dự đoán của công ty trong năm 2009 so với thực tế ta thấy rằng số liệu dự đoán của công ty chênh lệch khá lớn so với thực tế của công ty trong năm 2009. Điều này chứng tỏ công tác dự đoán, lập kế hoạch của công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Các nhà phân tích cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra vấn đề trên, từ đó tìm ra các phương pháp khắc phục để công tác dự báo của công ty chính xác hơn nữa. Từ đó, giúp công ty chủ động trong việc huy động vốn, thiết lập các phương án kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
a/ Các hệ số về khả năng thanh toán
các hệ số về khả năng thanh toán
Số dự báo 2009
Số thực tế 2009
Số thực tế 2008
Số thực tế 2007
hệ số thanh toán hiện hành=TSLĐ/nợ ngắn hạn
3.43
4.29
4.98
2.04
Nhận xét: Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng trả nợ của công ty. Chỉ số này càng cao thì khả năng trả nợ của công ty càng lớn. Mức lý tưởng của chỉ số này thông thường là 2. Nhìn vào kết quả ở trên ta thấy trong 3 năm từ năm 2007-2009, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều ở mức lớn hơn 2. Điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán tốt.
b/ Các hệ số về khả năng hoạt động
Các hệ số về khả năng
hoạt động
Số dự báo 2009
Số thực tế 2009
Số thực tế 2008
Số thực tế 2007
số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho
81(ngày)
111(ngày)
105(ngày)
58(ngày)
Kỳ thu tiền bình quân
107 ngày
106 ngày
120 ngày
94 ngày
Kì trả tiền bình quân
125 ngày
88 ngày
94 ngày
217 ngày
Các hệ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau.
-Chỉ tiêu số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho phản ánh sau bao lâu thì hàng tồn kho được tiêu thụ. Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì thời gian doanh nghiệp bị ứ đọng vốn trong hàng tồn kho càng lâu, doanh nghiệp càng mất nhiều thời gian cho các chi phí lưu giữ bảo quản hàng tồn kho.
Nhìn vào các số liệu trên ta thấy, số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng dần theo thời gian. Trong năm 2007, trung bình công ty lưu giữ hàng tồn kho là 58 ngày. Đến năm 2009 trung bình công ty lưu giữ hàng tồn kho là 111 ngày, vượt xa con số dự đoán của công ty là 81 ngày. Công ty cần đặc biệt chú ý điều này. Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho tăng đột biến chứng tỏ công ty cố thể đang gặp một số khó khăn như sau:
+ Công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến hàng hóa tồn kho tăng đột biến
+ Hệ thống quản lý hàng tồn kho của công ty có vấn đề. Công ty mua thừa nguyên vật liệu so với nhu cầu của công ty.
-Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân phản ánh trong bao lâu thì công ty thu được tiền từ các khoản phải thu. Thời gian công ty thu được tiền từ các khoản phải thu càng lâu, thì công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn càng lâu. Năm 2007 công ty mất 94 ngày để thu hồi các khoản phải thu. Đến năm 2009 công ty mất 106 ngày để thu được các khoản phải thu. Việc gia tăng kỳ thu tiền bình quân có thể do các nguyên nhân sau:
+ Công ty tăng thời gian tín dụng cho khách hàng để có thể thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa.
+ Công ty đang có vấn đề trong việc quản lý các khoản phải thu, không có các quy định chặt chẽ về việc bán hàng chịu cho khách hàng, dẫn đến có nhiều khách hàng mua chịu mặc dù tình trạng tài chính của khách hàng có vấn đề.
-Chỉ số kỳ trả tiền bình quân phản ánh thời gian chiếm dụng vốn của công ty với nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào. Kỳ trả tiền bình quân càng lớn thì thời gian chiếm dụng được vốn của doanh nghiệp càng lâu. Năm 2007 thời gian chiếm dụng vốn bình quân của doanh nghiệp là 217 ngày nhưng đến năm 2009 con số này là 88 ngày thấp hơn rất nhiều so với dự đoán là 125 ngày. Điều này có thể do một số nguyên nhân sau.
+ Các nhà cung cấp lo ngại về tính thanh khoản của công ty, dó đó rút bớt thời gian bán chịu cho công ty.
+ Công ty chưa biết tận dụng hết nguồn tài chính này- nguồn tài chính không phải trả lãi suất.
Các nhà phân tích cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến cho các chỉ số trên ngày một xấu đi từ đó kiến nghị các giải pháp tới ban giám đốc công ty để khắc phuc.
c/ Các hệ số về khả năng sinh lời
các hệ số về khả năng sinh lời
Số dự báo 2009
Số thực tế 2009
Số thực tế 2008
Số thực tế 2007
tỷ suất lợi nhuận/DT=LNTT/DTT
17.30%
19.21%
19.21%
15.41%
tỷ suất lợi nhuận/VCSH=(LNST/VCSH)*100%
10.44%
9.81%
10.54%
12.17%
tỷ suất lợi nhuận/TTS=LNST/TTS
5.38%
6.40%
6.56%
5.23%
Các hệ số về khả năng sinh lợi sinh lợi luôn luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, chúng phản ánh hiệu quả kinh doanh và cũng là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Nhìn một cách tổng quát, các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều tăng lên sau 3 năm từ 2007 đến 2009
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu phản ánh 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng trên thấy rằng năm 2007 1 đồng doanh thu tạo ra 0.15 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2009 1 đồng doanh thu tạo ra 0.19 đồng lợi nhuận. Doanh nghiệp cần phát huy ưu điểm này. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra. Năm 2007 tỷ suất này là 12.17% đến năm 2009 là 6.4%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã huy động thêm vốn chủ sở hữu làm giảm tỷ lệ này xuống mặc dù lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 98,770 triệu đồng cao hơn năm 2007 với lợi nhuận là 59,153
d/ Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ
Hệ số luân chuyển TSLĐ
Số dự báo 2009
Số thực tế 2009
Số thực tế 2008
Số thực tế 2007
Số vòng quay TSLĐ
0.89 vòng
1.3 vòng
1.05 vòng
1.05 vòng
Thời gian một vòng quay TSLĐ luân chuyển
410 ngày
280 ngày
347 này
347 ngày
Hệ số đảm nhiệm TSLĐ
1,12 lần
0.77 lần
0.95 lần
0.95 lần
Nhìn vào tốc bảng trên ta thấy. Trong 3 năm qua tốc độ lưu chuyển của tài sản lưu động của công ty đã đựoc cải thiện từ mức 1.05 vòng vào năm 2007 lên mức 1.3 vòng vào năm 2009 khác xa so với dự đoán rằng tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động của công ty sẽ giảm vào năm 2009 xuống còn 0.89 vòng. Tốc độ lưu chuyển tài sản lưu động được cải thiện là một tín hiệu đáng mừng vì nó cho thấy việc sử dụng tài sản lưu động của công ty là hiệu quả, công ty quản lý tốt tài sản lưu động của mình. Từ đó giúp cho công ty có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn.
2.3 Đánh giá hoạt động phân tích tài chính tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu VIETTEL.
Từ việc tìm hiểu hoạt động phân tích tài chính tại công ty ta có thể rút ra một số nhận xét sau :
2.3.1 Kết quả đạt được:
Về nội dung phân tích :
- Về nội dung phân tích :
- Nguồn tài liệu : Nguồn tài liệu công ty sử dụng chủ yếu cho việc phân tích là báo cáo tài chính của các năm trước, nguồn tài liệu này có sẵn trong công ty là đáng tin cậy vì do công ty tạo ra.
- Nội dung phân tích và quy trình phân tích: Các bước tiến hành phân tích hoạt động tài chính của công ty là khá đầy đủ.
2.3.2 Hạn chế :
Mặc dù vậy, hoạt động phân tích tài chính của công ty vẫn còn một số hạn chế sau :
-Phương pháp dự báo tốc độ doanh thu của doanh nghiệp chỉ dựa vào các số liệu từ các báo cáo tài chính của công ty là chưa chính xác vì doanh thu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như đặc điểm sản phẩm, thu nhập của người tiêu dùng, sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh, mức niêm yết giá của doanh nghiệp ..... Công ty chỉ căn cứ vào số liệu doanh thu của các năm trước để đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu cho năm tới là ko hợp lý
-Các chỉ tiêu công ty dùng để so sánh vẫn còn thiếu, một số chỉ tiêu tài chính quan trọng đã bị bỏ qua như tỷ số khả năng thanh toán nhanh, kỳ trả nợ bình quân, kỳ thu tiền bình quân cũng như công ty chưa chú trọng đến phân tích cơ cấu nguồn vốn, diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, chưa phân tích vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển của công ty từ đó đề ra các biện pháp để huy động vốn hiệu quả cho công ty với chi phí thấp nhất.
- Công ty chưa chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tài chính dựa vào phương pháp chỉ số ví dụ như tình hình lạm phát. Các con số trong báo cáo tài chính là các số liệu quá khứ, không được điều chỉnh lạm phát. Do đó khi sử dụng các con số này mà không điều chỉnh theo lạm phát dẫn đến các chỉ số tính toán ra chưa phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, công ty chỉ xem xét xu hướng của các chỉ số tài chính của công ty qua các năm. Công ty chưa so sánh tình hình tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong thị trường công ty đang hoạt động. Thêm vào đó, công ty chưa so sánh tình hình tài chính của công ty so với trung bình chung của toàn ngành. Từ đó chưa có được cái nhìn khái quát nhất về tình hình tài chính của công ty so với toàn bộ ngành.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế :
- Công ty chưa chú trọng đến việc thu thập số liệu từ bên ngoài, một nguồn tài liệu quan trọng không kém gì nguồn tài liệu bên trong của công ty. Điển hình là việc công ty dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh thu bằng doanh thu của công ty ở các năm trước. Nên nhớ rằng doanh thu của công ty bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như sản phẩm cạnh tranh, thói quen tiêu dùng của khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá bán…. Việc dự đoán doanh thu chỉ dựa vào doanh thu của các năm trước là không hợp lý, dẫn đến việc dự đoán báo cáo tài chính của năm tới là không chính xác.
- Công tác phân tích còn hời hợt, qua loa thể hiện qua việc công ty chỉ tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản nhưng chưa phải là quan trọng nhất, phản ánh rõ tình hình tài chính của công ty. Các chỉ số dùng để phản ánh tình hình tài chính của công ty còn thiếu khá nhiều như chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh, chỉ số thanh toán tức thời. Các chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty.
- Các nhân viên phân tích chưa nhận thức được tầm quan trọng của các chỉ tiêu bị thiếu như chỉ tiêu vốn lưu chuyển tiền tệ, chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân….
- Trình độ nhân viên phân tích tài chính của công ty còn hạn chế.
2.3.4 Nhận xét chung về hoạt động phân tích tài chính của công ty :
Quy trình phân tích tài chính của công ty là khá đầy đủ, đáp ứng phần nào được yêu cầu của ban giám đốc trong việc lập kế hoạch tài chính cho công ty, giúp cho ban giám đốc nắm vững được tình hình tài chính của công ty. Từ đó giúp ban giám đốc đưa ra các quyết định hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính công ty trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên hoạt động phân tích tài chính của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế như đã nêu ở trên. Để có thể đưa ra bức tranh về tình hình tài chính của công ty rõ nét hơn nữa, giúp cho ban giám đốc công ty hiểu được tình hình tài chính hơn nữa, thiết nghĩ, công ty nên tìm cách khắc phục những điểm yếu nếu trên. Từ đó giúp cho hoạt động phân tích tài chính của công ty ngày một hiệu quả hơn nữa.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL
3.1 Định hướng phát triển của công ty
Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel đã đề ra định hướng hoạt động phải tuân thủ 9 chương trình hoạt động sau
1. Chương trình tái cấu trúc – tổ chức lại doanh nghiệp – hiện đại hoá quản lý:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải năng động, tốc độ, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu cạnh tranh quốc tế.
- Triển khai định hướng theo 3 nền kinh tế (kinh tế truyền thông – kinh tế tri thức – kinh tế khách hàng).
2. Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực – cạnh tranh thu hút nhân tài:
- Đào tạo đúng, tuyển dụng tốt ta sẽ có một nguồn nhân lực nội tại có kiến thức, có kỹ năng và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
- Song song đó ta phải bổ sung thêm người giỏi bằng việc xây dựng một cơ chế chính sách tạo lực hút để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới của Công ty.
3. Chương trình hiện đại hóa kỹ thuật – công nghệ:
- Đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của những thị trường trong và ngoài nước mỗi lúc mỗi khó tính hơn.
4. Chương trình tiếp thị tổng lực:
- Tiếp thị nội địa, quốc tế và THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
- Xây dựng THƯƠNG HIỆU đi vào lòng người
- Kiến tạo một HỆ THỐNG PHÂN PHỐI theo hướng ĐA DẠNG HÓA THỊ TRƯỜNG.
- Quảng cáo đồng bộ có HIỆU QUẢ
- KHUYẾN MÃI và GIÁ CẢ phù hợp
- Mở rộng quan hệ công chúng, CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHU ĐÁO
- Tất cả phải tiến hành đồng bộ, song song, PHỦ SÓNG, ĐAN KÍN vào nhau
5. Chương trình quản lý chất lượng toàn diện ISO, GMP, ISF, 6 SIGMA:
- Triển khai, áp dụng song hành cả hệ thống chất lượng bao hàm cả các TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, CÔNG CỤ CHẤT LƯỢNG phải được đo lường qua CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG để có đủ hành trang, vượt qua hàng rào kỹ thuật, tạo dựng niềm tin của khách hàng trong nước, ngoài nước đối với DOMESCO để mở rộng thị trường và tăng dần tỷ lệ thị phần trên toàn thế giới.
- Quản lý chất lượng phải được kết nối với quản lý TRI THỨC nhằm kiến tạo kho TRI THỨC của Công ty.
6. Chương trình ứng dụng công nghệ phần mềm, tin học hoá toàn bộ hoạt động của Cty:
- Xây dựng một hệ thống THÔNG TIN CHIẾN LƯỢC, SÁCH LƯỢC , GIẢI PHÁP SẢN XUẤT- KINH DOANH đúng đắn.
- Lấy công nghệ thông tin làm nền tảng là công cụ quản lý và PHẢI ĐƯỢC triển khai với tốc độ cao.
7. Chương trình nghiên cứu – phát triển sản phẩm mới:
- Thiết lập, kiện toàn trung tâm nghiên cứu và phát triển với đầy đủ các bộ phận :
+ Nghiên cứu đa dạng (thị trường, công thức, kỹ thuật bào chế….)
+ Thiết kế mẫu chuyên nghiệp.
+ Xưởng chuyên sản xuất thử nghiệm các sản phẩm mới mang tính sáng tạo để nâng cao, đa dạng hóa sản phẩm, và tạo ra sức cạnh tranh liên tục nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Nghiên cứu các công thức tối ưu hàm chứa nhiều bí quyết để tiến đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn hàng nháy của đối thủ cạnh tranh không lành mạnh.
- Liên kết với các trường, viện, bệnh viện, Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học trong nước và ngoài nước nhằm tiếp thu, ứng dụng các công nghệ bào chế tiên tiến, thử nghiệm BE, BA, lâm sàng…. đồng thời kịp thời nắm bắt được các hoạt chất GENERIC sắp hết bản quyền để kịp thời sản xuất chiếm lấy thời cơ mà không vi phạm luật sở hữu trí tuệ.
8. Chương trình gia tăng tiềm lực tài chính – cạnh tranh thu hút vốn:
- Tạo vốn trong việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài.
- Đồng thời nâng cao năng lực quản trị tài chính phù hợp theo từng bước mở rộng quy mô doanh nghiệp.
9. Chương trình hợp tác – liên kết – gia nhập các hiệp hội trong và ngoài nước:
- Thực hiện nguyên tắc “Buôn có BẠN, bán có PHƯỜNG”
- Gia nhập các Hiệp Hội, Ngành nghề, đồng thời qua đó đẩy mạnh xúc tiến thương mại để gia tăng tiềm lực và vị thế của công ty ở trong nước và quốc tế.
3.2. Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới
Năm 2006, đánh dấu bởi sự kiện Công ty chính thức tách ra thực hiện chế độ hoạch toán độc lập. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đánh dấu hai dự án lớn đó là dự án cho trung tâm hội nghị quốc gia (Cung cấp hệ thống tổng đài, mạng LAN, hệ thống loa thông báo và hệ thống quản lý tòa nhà) và dự án kinh doanh thiết bị điện thoại di động. Cả hai lĩnh vực này đều mới và khó nhưng Công ty đã rất quyết tâm thực hiện. Dự án trung tâm hội nghị quốc gia đã được nghiệm thu đạt chất lượng và phục vụ thành công hội nghị APEC. Kinh doanh thiết bị đầu cuối tuy mới triển khai nhưng cuối năm 2006, đã bán được trên 30000 máy, làm tăng gấp đôi doanh thu của Công ty (tổng doanh thu 100 tỷ). Bên cạnh đó, Công ty vẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ xuất nhập khẩu cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Trong năm 2009, công ty đã thực hiện 100 hợp đồng với tổng giá trị trên 100 triệu USD, tổng khối lượng thiết bị tiếp nhận trên 3700 tấn.
Hiện nay, Công ty có kênh phân phối lớn nhất Việt Nam với chuỗi 700 cửa hàng, 81 siêu thị và 1500 cửa hàng nhượng quyền trên toàn quốc. Công ty là sự lựa chọn hàng đầu của các hãng sản xuất công nghệ trên thế giới và là niềm tin của các đối tác, đại lý, bạn hàng trong và ngoài nước. Mục tiêu kinh doanh của Công ty là luôn giữ vững vị trí số một về phân phối tại Việt Nam, trở thành đối tác tin cậy của các hãng hàng đầu thế giới, cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm công nghệ mới, chất lượng và đa dạng về chủng loại, không ngừng mở rộng các đại lý trong toàn quốc. Đa dạng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, dữ vững vị trí nhà bán lẻ, phân phối số 1 tại Việt Nam. Đồng thời với đó là xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy toàn diện mọi khả năng, thu hút nhân tài và nguồn lực bên ngoài, làm nòng cốt cho sự phát triển Công ty trong tương lai. Với mục tiêu như vậy, Công ty đã đưa ra quan điểm, tầm nhìn tương lai của mình là mong muốn trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, chinh phục và thõa mãn khách hàng bằng giá trị gia tăng riêng, nhằm mang lại cho toàn thể nhân viên của mình một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel vững mạnh.
Với mục tiêu kinh doanh như trên, Công ty đưa ra hoạt động trọng tâm là hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức, thống nhất và rõ ràng, đảm bảo tài chính vững mạnh, xây dựng được hệ thống đại lý rộng và hiệu quả trên toàn quốc, kinh doanh thiết bị đầu cuối có hiệu quả cao, xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu của Công ty và Tập đoàn đặc biệt là tập trung vào vấn đề nhân sự - một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của Công ty.
Với chiến lược chung đó, Công ty đã đề ra mục tiêu cụ thể cho lĩnh vực đào tạo như sau:
Tiến hành đào tạo theo đúng nhu cầu thực tế, dần xây dựng được biện pháp xác định nhu cầu khoa học và chính xác, cải tiến quy định tham gia đào tạo, xây dựng thống nhất tài liệu đào tạo cho nhân viên mới, đào tạo trên cơ sở yêu cầu của công việc mà người lao động đảm nhiệm, đảm bảo có nguồn lao động có đủ năng lực, trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.
3.2.1 Triết lý thương hiệu:
Trở thành nhà xuất khẩu nhập khẩu hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, là công ty đầu tầu trong tập đoàn Viettel.
Công ty luôn coi vấn đề con người là cốt lõi cho sự phát triển của mình. Với tốc độ phát triển nhanh, môi trường cạnh tranh cao, quy mô lớn thì vấn đề đặt ra là phải có đội ngũ lao động lành nghề, hiểu biết, gắn bó và có tâm với công việc. Do đó, việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là những nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm thực tế được quan tâm hàng đầu. Đồng thời, Công ty cũng cố gắng xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp – Nền văn hóa Viettel. Đó là phương châm làm việc chuyên nghiệp, nhanh và hiệu quả; Phát huy tính sáng tạo, coi trọng từ những ý tưởng nhỏ nhất; Quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ.
3.2.2 Triết lý kinh doanh:
- Tiên phong đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp hơn đáp ứng nhu cầu và quyền lựa chọn của khách hàng.
- Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.
- Gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.
- Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.
Triết lý này thể hiện qua Logo và Slogan:
Slogan
Say it your way
”Hãy nói theo cách của bạn”
Ý nghĩa câu slogan
‘Hãy nói theo cách của bạn’ thể hiện rõ trên 2 vế :
Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng của Viettel đối với khách hàng và các thành viên .
Bên cạnh đó là sự khuyến khích phản hồi, đóng góp, xây dựng và sáng tạo của mọi ngưòi ( khách hàng và các thành viên Viettel ) nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của Khách hàng.
Logo
Ý nghĩa của logo
Ý tưởng cội nguồn:
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn. Hình tượng này muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Tổng Công ty, khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu (slogan) của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way).
3.2.3.Giá trị cốt lõi của Văn hóa Viettel:
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
- Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
- Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
- Sáng tạo là sức sống
- Tư duy hệ thống
- Kết hợp Đông Tây
- Truyền thống và cách làm người lính
- Viettel là ngôi nhà chung.
3.2.4.Văn hóa Viettel được thể hiện tại Công ty Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Viettel
-Giá trị cốt lõi của Văn hóa Viettel được thể hiện rõ nhất là: phương châm làm việc chuyên nghiệp, nhanh & hiệu quả; Phát huy tính sáng tạo, coi trọng từ những ý tưởng nhỏ nhất, quan tâm đến nhu cầu khách hàng, không ngừng phục vụ,
-Bên cạnh đó trình độ và chất lượng công việc của mỗi cá nhân được thể hiện qua công việc hàng ngày; mỗi người đều ý thức được việc kết hợp trình độ với các quy trình, quy định của Tổng Công ty và Công ty để thực hiện tốt công việc dưới một mái nhà chung Viettel.
3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính
Để hoàn thiện hơn nữa hoạt động phân tích tài chính của công ty, thiết nghĩ công ty cần chú trọng hơn nữa vào một số điểm sau :
Giải pháp về nguồn thông tin sử dụng để phân tích tài chính của công ty :
Để đánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp,các nhà phân tích tài chính của công ty không thể chỉ đánh giá diễn biến tình hình tài chính của công ty qua các năm, mà còn phải đánh giá tình hình tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh của công ty và so sánh tình hình tài chính của công ty so với trung bình chung của toàn ngành.
Tích cực thu thập các thông tin tài chính của các đối thủ cạnh tranh để có thể đánh giá chính xác được tình hình tài chính của công ty
Giải pháp về con người :
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên phân tích tài chính bằng cách cử họ tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ phân tích tài chính, khuyến khích họ học cao hơn nữa để lấy thêm kiến thức phục vụ cho chuyên môn
Thương xuyên nhắc nhở nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm làm việc của các nhân viên, để họ cống hiến cho công ty hơn nữa
Giải pháp về nội dung phân tích :
Bổ sung thêm các chỉ tiêu tài chính quan trọng qua đó phản ánh chính xác bức tranh tài chính của công ty. Từ đó, giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn rõ nét về tình hình tài chính của công ty và ra các quyết định phù hợp với bối cảnh của công ty. Cụ thể cần bổ sung một số chỉ tiêu sau.
Xem xét vốn luân chuyển và nhu cầu vốn luân chuyển của công ty
Công thức tính:
VLC = VTX (Nguồn vốn dài hạn) - Tài sản cố định
= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
VLC là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu là: tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc hay không? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không . Thực tế VLC có thể nhận giá trị sau:
VLC > 0: trong trường hợp này thể hiện việc tài trợ các nguồn vốn là tốt. Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn nghĩa là một cách rất ổn định. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
VLC < 0: trong trường hợp này thể hiện tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này là khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế.
Bổ sung thêm chỉ tiêu này khi phân tích tài chính của công ty giúp cho công ty biết được tài sản của công ty đang được tài trợ bởi nguồn nào, có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính chung của công ty hay không. Ví dụ sau khi tính toán công ty thấy rằng chỉ số vốn luân chuyển của công ty <0, công ty biết rằng công ty đang đầu tư quá mức so với tiềm lực tài chính của nó, công ty không đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các hoạt động của nó. Một phần tài sản dài hạn của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn cái mà phải trả nợ trong vòng 1 năm trong khi đó phải mất nhiều năm công ty mới thu hồi lại được số vốn đầu tư và tài sản dài hạn. Do đó, trong ngắn hạn công ty có thể gặp khó khăn trong tính thanh khoản. Biết được điều nay, công ty sẽ tìm các nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các tài sản của nó, làm cho tình hình tài chính của công ty trở nên cân bằng.
Bổ sung thêm chỉ tiêu thanh toán hiện hành và tức thời vào nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty
Việc bổ sung thêm 2 chỉ tiêu này giúp cho công ty biết được khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ, các khoản chi phí phát sinh của công ty. Hiện tại công ty chỉ sử dụng chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành để đánh giá tính thanh khoản của công ty là chưa đủ vì đôi khi công ty có chỉ số thanh toán hiện hành là rất tốt như trường hợp của công ty là >2 nhưng giá trị của tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là hàng tồn kho. Cái mà gặp khá nhiều khó khăn nếu muốn chuyển đổi thành tiền mặt. Trong trường hợp công ty phải thanh toán gấp một khoản phải trả công ty sẽ gặp khó khăn trong tính thanh khoản do không thể ngay lập tức huy động được một lượng tiền mặt đủ để thanh toán mặc dù công ty có thừa khả năng thanh toán khoản nợ này. Để kịp thời thanh toán khoản nợ này công ty buộc phải sử dụng một số biện pháp như bán bớt hàng tồn kho với giá thấp, vay nợ ngắn hạn ngân hàng để thanh toán. Trong cả 2 biện pháp trên thì công ty đều chịu thiệt thòi do phải bán hàng tồn kho thấp hơn giá bình thường nên lợi nhuận sẽ giảm, trường hợp 2 thì công ty phải trả lãi suất cho ngân hàng. Rõ ràng do việc tính toán thiếu chỉ tiêu cần thiết, công ty đã rơi vào thế bị động trong việc thanh toán.
Bổ sung thêm các chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Ý nghĩa : Chỉ số này phản ánh bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ vay. Chỉ số này càng cao thì rủi ro tài chính công ty gặp phải càng cao vì công ty phải đối mặt với rủi ro không trả được nợ.
Không có một hướng dẫn cụ thể nào chỉ ra hệ số nợ là bao nhiêu thì là tối ưu. Tuy nhiên, thông thường hệ số nợ 50% là cao nhất có thể chấp nhận.
Ý nghĩa : Chỉ số này cho ta biết trong tổng nguồn vốn của công ty thì nợ vay chiếm bao nhiêu phần trăm.Chỉ số này cho ta biết cấu trúc nguồn vốn của công ty.
Việc tính toán 2 chỉ số trên là hết sức cần thiết đối với công ty vì nó giúp cho công ty biết được cơ cấu nguồn vốn của mình, tài sản của công ty bao nhiêu phần trăm được tài trợ bằng nợ, bao nhiêu phần trăm được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Nếu công ty thấy răng hệ số nợ của công ty đang quá cao, công ty cần huy động vốn thêm nữa thì công ty sẽ phải chọn hình thức phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn chứ không vay thêm ngân hàng nữa để làm cho nguồn vốn của công ty cân bằng tránh rơi vào tình trạng phá sản do không trả được nợ đến hạn
KẾT LUẬN
Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel là một đơn vị hoạt động xuất sắc trong tập đoàn Viettel. Đó là kết quả của sự nỗ lực và cố gắng hết mình của toàn thể nhân viên và ban giám đốc công ty trong việc tìm kiếm những khách hàng mới, những khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường ra những khu vực mới, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đã mở rộng ra nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trong thành công đó không thể không nhắc đến vai trò của hoạt động phân tích tài chính của công ty- một trong những hoạt động quan trọng nhất của công ty. Hoạt động phân tích tài chính giúp cho công ty luôn có được một bức tranh rõ nét nhất về tình hình tài chính của công ty, từ đó ra những quyết định chính xác giúp cho doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Quá trình nghiên cứu hoạt động phân tích tài chính tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu đã giúp cho tôi có cái nhìn sâu sắc hơn nữa về hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong báo cáo, tôi đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động phân tích tài chính của công ty. Tuy nhiên, do trình độ lý luận cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều nên báo cáo của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của cô giảo hướng dẫn và các nhân viên phân tích tài chính của công ty để bài chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn nữa
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
MỤC LỤC
Phụ lục 01
Bảng cân đối kế toán công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel 31/12 năm 2007;2008;2009
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đv:trđ
Đv:trđ
Đv:trđ
2009
2008
2007
TÀI SẢN
1,544,378
1,255,592
1,130,033
TÀI SẢN NGẮN HẠN
525,089
539,905
485,914
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
126,021
151,173
155,493
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
68,262
102,582
63,169
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
199,534
188,967
131,197
IV. Hàng tồn kho
211,271
165,909
82,605
V. Tài sản ngắn hạn khác
119,535
97,183
136,056
TÀI SẢN DÀI HẠN
1,019,290
715,687
678,020
I- Các khoản phải thu dài hạn
122,315
78,726
155,945
II. Tài sản cố định
468,873
458,040
454,273
III. Bất động sản đầu tư
0
0
0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
0
0
0
V. Tài sản dài hạn khác
428,102
178,922
67,802
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,544,378
1,255,592
1,130,033
NGUỒN VỐN
0
0
NỢ PHẢI TRẢ
509,645
452,013
625,462
I. Nợ ngắn hạn
122,315
108,483
237,675
II. Nợ dài hạn
387,330
343,530
387,786
NGUỒN VỐN
0
0
I. Vốn chủ sở hữu
1,006,819
780,884
485,914
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
27,915
22,695
18,657
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1,544,378
1,255,592
1,130,033
(Nguồn: phòng tài chính công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel)
Phụ lục 02:
Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel 3 năm 2007;2008;2009
Chỉ tiêu
2009(trđ)
2008(trđ)
2007(trđ)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
666,198
555,165
499,649
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
185
154
136
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
666,013
555,011
499,513
4. Gía vốn hàng bán
507,340
422,783
398,245
6. Doanh thu hoạt động tài chính
15,719
13,099
9,627
7. Chi phí tài chính
11,544
9,620
8,658
- Trong đó : Chi phí lãi vay
4,262
3,552
3,197
8. Chi phí bán hàng
31,640
26,367
23,730
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
3,264
2,720
2,448
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
127,944
106,620
76,058
11. Thu nhập khác
3,749
3,124
2,812
12. Chi phí khác
0
0
0
13.Lợi nhuận khác
3,749
3,124
2,812
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
131,693
109,744
78,870
Lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại 31/12/08 thực hiện quý này
0
0
0
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
36,874
30,728
19,717
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
0
0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
94,819
79,016
59,152
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
0
0
0
(Nguồn: phòng tài chính công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trinh: Tài Chính Doanh Nghiệp TS. Nguyễn Minh Kiều- Giảng viên Đại học Kinh Tế TP.HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Phân tích tài chính doanh nghiệp, Ngô Thị Cúc, nhà xuất bản Thanh niên 2000.
Giáo trình Quản lý tài chính, Vũ Việt Hùng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2002.
Lập, Đọc, Kiểm tra và phân tích Báo cáo Tài chính, PGS.PTS.Ngô Thế Chi nhà xuất bản thống kê 2001.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, ngày ….. tháng ……năm 2010
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Hà Nội, ngày ….. tháng ……năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42732_.doc