Chuyên đề Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại Việt Anh

Tiêu thụ hàng hoá luôn là một khâu quan trọng, kết thúc quá trình tuần hoàn của vốn kinh doanh. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, thực hiện tốt quá trình tiêu thụ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, sao cho kế toán phải thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực, thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Trong những năm đầu chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Phòng Kế toán - Tài chính Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh đã đạt được những thành tích rất đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Công ty. Việc vận dụng một cách chính xác, linh hoạt chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành vào điều kiện thực tế tại Công ty đã trở thành nhân tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên thị trường. Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán để chuyên đề này thực sự được hoàn thiện.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thương mại Việt Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch toán doanh thu bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh gồm có: Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT-3LL) Phiếu thu (Mẫu số 01-TT) Hợp đồng bán hàng và cung cấp dịch vụ + Hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng Sản phẩm tiêu thụ được kế toán bán hàng mã hoá và theo dõi chi tiết cho từng quy cách sản phẩm. Các sản phẩm sợi được theo dõi tại Kho hàng hóa, vật tư với đầy đủ các thông tin về chủng loại, mẫu mã, đơn giá và doanh số bán chưa thuế. Các sản phẩm vải tại Kho Vải cũng được theo dõi tương tự như vậy. Khi đã xác định được doanh thu bán hàng kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 511. Cuối tháng kế toán bán hàng sẽ lập các bảng kê, báo cáo liên quan tới tình hình tiêu thụ và doanh thu bán hàng (Bảng kê chi tiết hoá đơn theo từng khách hàng, Bảng kê tiêu thụ). Để tiện theo dõi tình hình tiêu thụ và công nợ của từng khách hàng, kế toán lập bảng kê chi tiết hoá đơn theo từng khách hàng một. Công ty CP Thương mại Việt Anh BẢNG KÊ CHI TIẾT HOÁ ĐƠN Khách: 4HN Công ty TNHH Dệt một thành viên 19/5 Hà Nội Tháng 12/09 Số HĐ Ngày Mã hàng Tên hàng Loại ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Tiền thuế Tổng 95922 5/12 20/1CO Ne 20/1 Cotton A Kg 3,304.52 34,364 113,556,525 11,355,653 124,912,178 95951 10/12 20/1CO Ne 20/1 Cotton A Kg 9,906.14 34,364 340,414,595 34,041,459 374,456,054 95978 18/12 20/1CO Ne 20/1 Cotton A Kg 9,812.72 34,364 337,204,310 33,720,431 370,924,741 95995 22/12 20/1CO Ne 20/1 Cotton A Kg 13,029.51 34,364 447,746,082 44,774,608 492,520,690 TỔNG CỘNG 36,052.89 1,238,921,512 123,892,151 1,362,813,663 Biểu 2.1: Trích Bảng kê chi tiết hoá đơn của Khách 4HN tháng 12/2009 - Công ty CP thương mại Việt Anh Công ty CP Thương mại Việt Anh BẢNG KÊ TIÊU THỤ Tháng 12/2009 STT Đơn vị Lượng sợi Tiền sợi Lượng vải Tiền vải SP XK T. XK Tiền thuế Tổng tiền 1 CT TNHH SX-TM Tuấn Hải 25,348.10 315,529,715 31,552,972 347,082,687 2 CT TM Hoàng Minh PT 3,422.51 113,565,727 11,356,573 124,922,300 3 CT TNHH… 19/5 Hà Nội 36,052.89 1,238,921,512 123,892,151 1,362,813,663 … … … … … … … … … … 31 CT TNHH Mỹ Hưng 10,164.14 374,675,845 37,467,585 412,143,430 TỔNG CỘNG 221,930.57 7,628,007,868 498,694.00 6,289,659,200 0 0 1,391,766,712 15,309,433,780 Doanh thu hàng bán 13,917,667,068 Tiền thuế hàng bán 1,391,766,712 Doanh thu + Thuế 15,309,433,780 Biểu 2.2: Trích Bảng kê tiêu thụ tháng 12/2009 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh Ta có quy trình ghi sổ Nhật ký chứng từ cho phần hành xác định doanh thu bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh như sau: Hoá đơn, chứng từ gốc NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 BK tiêu thụ, BK chi tiết hoá đơn, BK chi tiết SP xuất bán Sổ chi tiết TK 511 Bảng tổng hợp tiêu thụ Sổ cái TK 511, BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ phần hành doanh thu bán hàng 2.1.3. Kế toán tổng hợp về doanh thu + Tài khoản sử dụng Ở đề tài này em đưa ra hoạt động bán hàng về mặt hàng vải và sợi vải của Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh. Để hạch toán doanh thu bán hàng Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng, kết cấu tài khoản như sau: Bên Nợ: Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại... Kết chuyển doanh thu thuần xác định kết quả Bên Có: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh, TK 511 được mở chi tiết theo từng quy cách sản phẩm như sau: TK 5111: Sản phẩm Sợi TK 5112: Sản phẩm Vải TK 5113: Sản phẩm Bông TK 5114: Sản phẩm may mặc TK 118: Các SP, dịch vụ khác + Quy trình hạch toán Kế toán doanh thu bán hàng lấy thông tin từ kế toán công nợ (chọn mục “nhập dữ liệu từ 131” trên máy tính), sau đó đối chiếu số liệu với hoá đơn GTGT mà Phòng Kinh doanh chuyển về, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh. Ở đây, việc hạch toán doanh thu bán hàng được thực hiện thông qua tài khoản trung gian là TK 131. Các sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh doanh thu bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh gồm có: - Sổ Nhật ký chứng từ số 8 - Sổ Cái các TK 511 - Bảng tổng hợp tiêu thụ Công ty CP Thương mại Việt Anh BẢNG TỔNG HỢP TIÊU THỤ Tháng 12/2009 SẢN PHẨM SỢI Tên hàng ĐVT Lượng Đơn giá Doanh thu (511) Giá vốn Tiền vốn CP QLDN CP BH Kết quả Ne 15/1 Cotton Kg 43.51 33,635.99 1,463,502 26,648.17 1,159,462 42,574 27,169 234,297 Ne 16/1 Cotton Kg 6,633.28 32,409.64 214,982,192 25,322.54 167,971,498 6,167,717 3,963,020 36,909,957 Ne 20/1 Cotton AS Kg 56,165.59 34,349.12 1,929,238,591 27,833.60 1,563,290,566 57,402,205 36,632,065 271,913,604 … … … … … … … … … … Ne 32/2 Cotton AS Kg 8,955.41 40,909.00 366,356,868 27,697.51 248,042,558 9,107,832 5,812,297 103,394,225 TỔNG CỘNG 221,930.57 15,309,433,780 5,923,303,876 217,496,805 138,798,798 1,348,408,389 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Biểu 2.3: Trích Bảng Tổng hợp tiêu thụ tháng 12/2009 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh Cụ thể quá trình hạch toán doanh thu bán hàng được thể hiện chi tiết thông qua ví dụ về đơn hàng ngày 5/12/2009 như sau: HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: Lưu nội bộ Ngày 05 tháng 12 năm 2009 Mẫu số: 01 GTKT – 3LL NX/2009B 0097037 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh Địa chỉ: 337A - Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội Số tài khoản: 710A – 00002 Điện thoại MS: 0 1 0 1 1 9 8 7 3 3 / / / / Họ tên người mua hàng: Trần Thuý Hà Tên đơn vị: Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 HN Địa chỉ: 203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội Hình thức thanh toán: CK MS: 0 1 0 0 1 0 0 4 9 5 / / / / STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Sợi Ne20/1 Cotton AS Kg 3,304.52 34,364 113,556,525 Cộng tiền hàng: 113,556,525 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 11,355,653 Tổng cộng tiền thanh toán: 124,912,178 Số tiền viết bằng chữ: (Một trăm hai mươi bốn triệu, chín trăm mười hai nghìn một trăm bẩy mươi tám đồng) Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Biểu 2.4 : Hoá đơn GTGT ngày 5/12/2009 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh Sau khi nhân viên Phòng Kinh doanh nhập dữ liệu về đơn hàng trên vào máy tính, toàn bộ thông tin sẽ được chuyển về bản ghi dữ liệu của kế toán công nợ phải thu khách hàng, rồi chuyển cho kế toán doanh thu bán hàng. Với hoá đơn trên Kế toán bán hàng sẽ nhập vào Kho Sợi các thông tin bao gồm: - Tên mặt hàng tiêu thụ: Sợi Ne20/1 CoAS - Số lượng và đơn giá của mặt hàng như trên hoá đơn - Doanh thu bán hàng: 113,556,525 - Thuế suất: 10% - Tiền thuế: 11,355,653 Định khoản: Nợ TK 131: 124,912,178 (Chi tiết khách hàng) Có TK 5111: 113,556,535 (Chi tiết loại sợi) Có TK 33311: 11,355,653 2.2. Kế toán giá vốn hàng bán 2.2.1 Chứng từ và thủ tục kế toán * Chứng từ của kế toán giá vốn hàng bán Cuối tháng, bộ phận kế toán giá thành sẽ dựa vào các chứng từ có liên quan đến nhập thành phẩm (Phiếu nhập kho thành phẩm) để lập Bảng kê giá thành sản phẩm nhập kho và Báo cáo tiền vốn thành phẩm nhập kho. Kết hợp với Bảng kê chi tiết SP xuất bán kế toán bán hàng sẽ lập Báo cáo giá vốn thành phẩm. Kế toán tiêu thụ dựa vào Báo cáo giá vốn thành phẩm này để xác định giá vốn cho từng quy cách sản phẩm. Báo cáo giá vốn thành phẩm là bảng tổng hợp theo dõi tình hình nhập xuất tồn của thành phẩm cả về mặt lượng và mặt giá trị. * Thủ tục kế toán của kế toán giá vốn hàng bán Việc xác định giá vốn hàng bán tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh được dựa trên các loại chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh tình hình biến động thành phẩm (nhập, xuất) diễn ra hàng ngày, nhưng việc xác định giá vốn hàng bán không tiến hành hàng ngày mà tính vào cuối tháng (phần mềm kế toán tự tính), theo phương pháp bình quân gia quyền. 2.2.2. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán Tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh sử dụng hình thức Sổ Nhật ký chứng từ nên kế toán chi tiết liên quan đến các chứng từ chi tiết TK 632. Ví dụ: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Trong tháng 12/2009 Có tình hình nhập xuất hàng hoá như sau: - Đối với mặt hàng sợi Ne 15/1 AS Tồn đầu kỳ : 708 kg, Đơn giá 4.100 Ngày 6/12/2009 Công ty xuất cho cửa hàng giới thiệu sản phẩm lạng Giang: 708m. Ngày 7/12 Công ty nhập kho: 1.600m Ngày 8/12 Công ty xuất: 1.500m Trị giá vốn của mặt hàng sợi Ne 15/1 AS là: 708x4.100 = 2.902.800 - Đối với mặt hàng Sợi Ne 16 Mu: Tồn đầu kỳ: 5 tạ, Đơn giá 1.560.000đ/tạ Ngày 01/12 Nhập : 12 tạ, Đơn giá 1.570.000đ/tạ Ngày 10/12 xuất 10 tạ bán cho DALVK CO,.LTD - Liên Bang Nga. Vậy trị giá vốn của 10 tạ Sợi Ne 16 Mu là (5x1.560.000) + (5x1.570.000) = 15.650.000. Căn cứ vào tình hình nhập xuất trên kế toán đinh khoản . Nợ TK 632 2.902.800 đ Có TK 156 2.902.800 đ Nợ TK 632 15.650.000 đ Có TK 156 15.650.000 đ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 tháng 12/2009 STT Tên khách hàng Ghi có các TK Ghi nợ các TK 156 Cộng 1 Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Lạng Giang 632 2.902.800 2.902.800 2 Xuất khẩu Sang LBNga 632 15.650.000 15.650.000 ..................................... ......................... Cộng 4.871.310.000 Ngày 15/12/2009 Người lập Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào CTGS đã lập ở trên kế toán vào sổ cái TK632 SỔ CÁI TK632 (Trích) Tháng12/2009 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK đối ứng với Nợ TK này T1 T2 ...... T12 Cộng 156 ............... 4.871.310.000 4.871.310.000 Cộng PS nợ Cộng PS có 4.871.310.000 4.871.310.000 4.871.310.000 4.871.310.000 Số dư cuối kỳ (nợ) Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Các báo cáo, bảng biểu của phần hành kế toán giá vốn hàng bán lập trong tháng 12/2009 tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh như sau: Công ty CP Thương mại Việt Anh BẢNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHẬP KHO Tháng 12/09 NM SỢI Mã Tên sản phẩm Sản lượng Đơn giá Tổng chi phí 15/1AS Sợi Ne 15/1 AS 45.5 34,273.67 1,559,451 16Mu Sợi Ne16 Mu 7,828.01 25,322.53 198,225,018 20/1OE Sợi Ne 20 OETK 17,216.98 18,726.32 322,410,676 20/1AS Sợi Ne 20/1 Cotton AS 89,415.17 27,833.60 2,488,746,076 … … … … … 32AS Sợi Ne 32 AS 1,828.44 29,462.13 53,869,737 32/2HQ Sợi Ne 32/2 nối vê HQ 20,241.85 2,763,648.00 559,413,602 TỔNG CỘNG 281,404.91 7,397,242,420  Biểu 2.5: Trích Bảng kê giá thành sản phẩm nhập kho tháng 12/09 - Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh Công ty CP Thương mại Việt Anh BÁO CÁO GIÁ VỐN THÀNH PHẨM Tháng 12/09 Kho: OI.DBF (sợi) Mã hàng Tên hàng PL ĐV Tồn ĐK lượng Tồn ĐK tiền Lượng nhập Tiền nhập Lượng xuất Giá xuất Tiền xuất Lượng tồn Giá tồn Tiền tồn 14/1AS Ne14/1 CoAS A Kg 15/1AS Ne15/1 CoAS A Kg 45.5 1,158,462 43.51 34,273.17 1,559,461 20/1AS Ne20/1 CoAS A Kg 89,415.17 2,488,746,076 56,165.59 27,833.60 1,563,290,566 33,249.58 27,833.60 925,455,510 … … … … … … … … … … … … … … 32/1AS Ne32/1Co AS A Kg 25,060.59 865,141,437 1,828.44 53,869,737 2,004.86 34,177.92 68,522,002 24,884.17 34,177.92 850,489,172 40/3B Ne40/3 CB A Kg 304.60 9,115,901 53.50 29,927.45 1,601,118 251.10 29,927.45 7,514,783 Tổng cộng 87,093.25 2,758,174,809 281,402.92 7,369,842,219 224,198.82 5,995,848,702 144,297.35 4,159,168,326 Biểu 2.6: Trích Báo cáo giá vốn thành phẩm tháng 12/09 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh Công ty CP Thương mại Việt Anh BÁO CÁO TỒN KHO THÀNH PHẨM Tháng 12/2009 Kho: Sợi STT Mã Tên hàng Khổ Loại ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối 1 15/1AS Ne 15/1 Co AS A Kg 43.51 43.51 2 16/1CO Ne 16/1 CO A Kg 7,828.01 6,633.28 1,194.73 3 20/135AS Ne 20/1 Peco (65/35) A Kg 20,936.71 20,248.21 688.50 4 20/1AS Ne 20/1 Cotton AS A Kg 89,415.17 56,165.59 33,249.58 … … … … … … … … … 24 40/3B Ne 40/3 Chỉ biên A Kg 304.60 53.50 251.10 TỔNG CỘNG 87,093.25 281,402.92 224,198.82 144,297.35 Biểu 2.7: Trích Báo cáo tồn kho thành phẩm tháng 12/09 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh Tất cả các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng phát sinh đều được cập nhật vào phần mềm kế toán và các Sổ chi tiết cho từng phần hành (ở đây là Sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 155, TK 632). Có thể khái quát quy trình hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 Bảng kê chi tiết SP xuất bán Sổ chi tiết TK 155, 632, thẻ kho BC giá vốn thành phẩm, BC tồn kho thành phẩm Sổ cái TK 155, 632 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú: Sơ đồ 2-2: Trình tự ghi sổ phần hành kế toán giá vốn hàng bán 2.2.3. Kế toán tổng hợp về giá vốn hàng bán +Tài khoản sử dụng Để hạch toán nghiệp vụ giá vốn hàng bán Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh sử dụng các TK sau: TK 632: Giá vốn hàng bán. Được sử dụng để phản ánh giá vốn hàng hóa được xác định là tiêu thụ trong kỳ và kết chuyển để xác định kết quả. TK 155: Thành phẩm. TK: 156: Hàng hoá. Công ty CP Thương mại Việt Anh NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 Tháng 12/09 STT SH TK ghi nợ Các TK ghi có Các TK ghi nợ 131 156 511 515 531 532 632 1 111 Tiền mặt 5,005,380,110 … … … … … … … … … … 4 131 Phải thu của khách hàng 15,467,982,971 … … … … … … … … … 8 511 Doanh thu bán hàng 9 632 Giá vốn hàng bán 11,009,444,164 10 3387 Doanh thu nhận trước 70,909,091 11 3331 VAT hàng bán nội địa 12 911 Xác định kết quả kd 13,025,024,068 … … … … … … … … … 20 641 Chi phí bán hàng 93,999 21 642 Chi phí quản lý DN 566,414 24 421 Lãi chưa phân phối 25 532 Hàng bán giảm giá … … … … … … … … … Tổng cộng 20,531,963,566 11,441,137,867 16,072,938,647 26,976,335 - - 13,025,024,068 641 642 881 711 635 911 421 821 Cộng 800,000 5,474,157,788 … … … … … … … … ... 468,777,678 31,540,921,618 … … … … … … … … … 16,072,938,647 - 11,009,444,164 3,763,620,645 - 257,980,622 404,253,938 378,739,221 1,677,624,184 974,113,589 13,025,024,068 … … … … … … … … … 93,999 566,414 … … … … … … … … … 21,028,267,816 … … … … … … … … … 257,980,622 404,253,938 378,739,221 617,820,640 1,677,624,184 16,717,735,622 974,113,589 - 61,098,040,483 Biểu 2.8: Trích Nhật ký chứng từ số 8 tháng 12/09 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 2.3. Kế toán chi phí bán hàng 2.3.1. Chứng từ và thủ tục kế toán Chi phí bán hàng của Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh bao gồm các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng như: cước vận chuyển hàng hóa, lương và BHXH cho nhân viên bán hàng, xe nâng vận chuyển nội bộ, chi phí quảng cáo, chào hàng... Chứng từ liên quan đến kế toán chi phí bán hàng: Phiếu thu, bảng kê chi tiết các khoản mục,… 2.3.2. Kế toán chi tiết chi phí bán hàng Với các chi phí bán hàng có thể tập hợp tực tiếp, Kế toán bán hàng sẽ nhập dữ liệu trực tiếp vào Menu “Nhập dữ liệu” của phần chi phí bán hàng. Với các các chi phí phát sinh mà không tập hợp trực tiếp cho từng mặt hàng được, cuối tháng kế toán sẽ tổng hợp và phân bổ cho từng quy cách sản phẩm theo giá vốn. - Sổ kế toán sử dụng: + NKCT số 01 + Sổ cái TK641 Chi phí bán hàng sẽ được kế toán phản ánh trên sổ chi tiết TK 641 và các Tk cấp hai. Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh PHIẾU CHI Số:09 Địa chỉ: Hai Bà Trưng - Hà Nội Ngày 09/12/2009 Nợ TK641 Có TK111 Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng Địa chỉ: Phòng kinh doanh Lý do: Chi Lương cho bộ phận bán hàng Số tiền: 20.000.000 (Viết bằng chữ) Hai mươi triệu đồng. Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền: (Viết bằng chữ) Hai mươi triệu đồng. Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) Người lập phiếu (ký, ghi rõ họ tên) Người nộp tiền (ký, ghi rõ họ tên) Thủ quỹ (ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào phiếu chi kế toán lập định khoản. Nợ TK641 20.000.000 đ CóTK111 20.000.000 đ Căn cứ vào phiếu chi số 09 ngày 09 tháng 12 năm 2009 kế toán lập NKCT số 01 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 01 Tháng 12/2009 STT Tên khách hàng Ghi có các TK Ghi nợ các TK 111 Cộng 1 Chi tiền lương bộ phận BH 641 20.000.000 20.000.000 ..................................... ..................... Cộng 109.670.000 109.670.000 Ngày 14/12/2009 Người lập Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào NKCT số 01 đã lập ở trên và một số chứng từ khác kế toán vào sổ cái TK641. SỔ CÁI TK641 (Trích) Tháng12/2009 Số dư đầu năm Nợ Có Ngày tháng ghi sổ Ghi có các Tk đối ứng với Nợ TK này T1 T2 ...... T12 Cộng Số dư đầu kỳ 12/2009 111 ... 20.000.000 20.000.000 Công PS nợ Công PS có 109.670.000 109.670.000 109.670.000 109.670.000 Số dư cuối kỳ Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) Cụ thể chi phí bán hàng tháng 12 năm 2009 được theo dõi trên sổ chi tiết TK 641 và bảng kê số 5 như sau: BẢNG KÊ SỐ 5 - CHI PHÍ BÁN HÀNG Tháng 12 năm 2009 STT Diễn giải TK dối ứng Tiền Nợ Tiền Có 1 Cước vc vải sợi bán 331 116,437,615 2 Chi bằng tiền mặt 1111 27,329464 3 Thanh toán lương 334 3,886,436 4 Bảo hiểm xã hội 338 658,439 5 Vận chuyển nội bộ 1545 903,324 6 Chào hàng 155 93,999 7 Trích trước CP ptrả 335 108,671,345 8 Kc chi phí bán hàng 911 257,980,622 Bảng 2.9: Bảng kê số 5 - TK 641 tháng 12 năm 2009 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh CHI TIẾT THEO KHOẢN MỤC - TK 641 Tháng 12 năm 2009 Mã Nội dung Tiền Ghi chú NC Chi phí nhân công 4,544,857 VC Chi phí vận chuyển 238,899,240 KH Chi phí khấu hao VP CC, đồ dùng VP ĐT Chi phí điện thoại 960,684 Đ Chi phí điện N Chi phí nước TT Chi phí thông tin QC VT Chi phí vật tư CK Chi phí khác 2,497,323 MG Chi phí môi giới CT Chi phí công tác 3,900,000 TK Chi phí tiếp khách 7,178,500 ĐC Điều chỉnh QT TN Tiền thuê văn phòng TỔNG CỘNG 257,980,622 Bảng 2.10: Chi tiết theo khoản mục - TK 641 tháng 12 năm 2009 – Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh Trình tự ghi sổ chi phí bán hàng và chi phí QLDN tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh được mô tả qua sơ đồ sau: Chứng từ gốc NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 Bảng kê số 5 Sổ chi tiết TK 641, 642 Bảng tổng hợp tiêu thụ Sổ cái TK 641, 642 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh 2.3.3. Kế toán tổng hợp về chi phí bán hàng Để hạch toán chi phí bán hàng, Công ty sử dụng Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. Tài khoản này được chi tiết theo các khoản mục như sau: TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng TK 6412: Chi phí vận chuyển TK 6414: Chi phí khấu hao TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài (quảng cáo, tiếp thị, chào hàng...) TK 6418: Chi phí bằng tiền khác. Sau khi cập nhật số liệu vào phần mềm kế toán, dữ liệu sẽ được tự động cập nhật vào Sổ Cái TK 641. Cuối tháng kế toán ghi sổ NKCT số 8, Bảng tổng hợp tiêu thụ các chi phí liên quan đến công tác bán hàng phát sinh. Chương 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT ANH 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh và phương hướng hoàn thiện Tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, cũng trong thời gian này Công ty Thương mại Việt Anh bắt đầu đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Đây là một cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh nói riêng thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh dành cho các doanh nghiệp cũng là rất lớn. Do đó, ngay từ bây giờ Công ty phải xây dựng một định hướng phát triển chiến lược, linh hoạt với những biến động của thị trường, trong đó công tác kế toán với vai trò là một công cụ quản lý quan trọng cần được quan tâm đúng mức và cần sớm được hoàn thiện, có như vậy Công ty mới có đủ nội lực để vươn ra các thị trường mới. 3.1.1. Ưu điểm Trong thời gian qua công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần đưa Công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn và bắt đầu làm ăn có lãi. Hệ thống kế toán của Công ty đã không ngừng hoàn thiện, nâng cao đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày một đa dạng của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Một số ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán tại Công ty như sau: + Về công tác kế toán nói chung: - Công tác kế toán đã đảm bảo được đúng yêu cầu thống nhất phạm vi tính toán chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế ghi trùng lặp, đảm bảo tính thống nhất các nguồn số liệu ban đầu. Số liệu kế toán được phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh ở Công ty, giúp cho lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết định chính xác, kịp thời, tránh được tình trạng tiêu cực trong quản lý. - Công ty luôn chấp hành đầy đủ các chính sách và chế độ tài chính-kế toán của Nhà nước. Tổ chức mở các sổ kế toán hợp lý, phản ánh, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, chính xác, góp phần không nhỏ trong việc quản lý tài sản của Công ty. - Công ty cũng đã được trang bị hệ thống máy vi tính có kết nối giữa các phòng ban liên quan giúp cho kế toán nắm bắt được các thông tin cần xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời. Công tác kế toán thực hiện chủ yếu dựa trên máy với một phần mềm thống nhất được hệ thống hoá cao, giúp cho việc cập nhật vào hệ thống sổ sách kế toán đơn giản, gọn nhẹ. Việc áp dụng kế toán máy đã giúp cho công tác quản lý dữ liệu đảm bảo an toàn, nhanh chóng, giảm bớt khối lượng công việc phải ghi chép bằng tay cho kế toán viên. Mặt khác, sổ sách chi tiết của các tài khoản có thể được in bất kỳ lúc nào, có thể tính số dư đến thời điểm in, và được mở cho tất cả các tiểu khoản của các tài khoản khác nhau, cũng như vậy, việc in Sổ Cái cũng được thực hiện với tất cả các tiểu khoản, điều này giúp cho việc kiểm tra, theo dõi số dư các tài khoản rất thuận lợi, nhanh chóng, và chính xác. - Việc sử dụng, luân chuyển chứng từ kế toán trong Công ty là hợp lý, tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành. Chứng từ kế toán được quản lý chặt chẽ và mang tính pháp lý cao. - Các tài khoản kế toán được mở phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đồng thời phù hợp với đặc điểm của mô hình hạch toán kinh doanh trong ngành Dêt May. - Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ rất phù hợp với đặc thù của một công ty sản xuất kinh doanh hàng dệt may, khả năng của đội ngũ chuyên môn được khai thác triệt để, giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán. Công ty cũng đã rất linh hoạt trong việc vận dụng sổ sách kế toán thể hiện ở việc mở các bảng kê tổng hợp và chi tiết, hệ thống báo cáo kế toán, tạo thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra, giám sát khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Công ty đã thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định của Nhà nước. - Sau khi cổ phần hoá, Công ty đã xây dựng phương án phân phối tiền lương hợp lý bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước. Kết quả cho thấy chính sách lương mới phù hợp với kết quả sản xuất, trình độ năng lực và công việc của từng người. Tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để kích thích người lao động tích cực làm việc hăng say, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. + Về phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: - Tiêu thụ hàng hoá liên quan trực tiếp tới việc xác định lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước. Với chủng loại hàng hoá nhiều đa dạng phong phú, Công ty đã tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng một cách khoa học, hợp lý đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh doanh của Công ty. - Việc tổ chức mở các sổ kế toán một cách linh hoạt, hợp lý đã giúp kiểm tra giám sát hiệu quả, đồng thời phản ánh một cách đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ hàng hóa, ghi nhận doanh thu cũng như xác định kết quả. Điều này thể hiện ở việc mở các bảng kê tổng hợp và chi tiết để theo dõi tình hình tiêu thụ, tạo thuận lợi cho đối chiếu, kiểm tra hệ thống sổ với bảng kê. - Để tiện cho việc xác định hiệu quả sản xuất của từng mặt hàng, phục vụ cho kế toán quản trị, Tài khoản 511 đã được mở chi tiết theo từng mẫu mã, quy cách của sản phẩm vải, sợi. Từ đó Ban Giám đốc có thể xem xét ưu tiên cho việc sản xuất các loại sản phẩm có trên dây chuyền công nghệ, điều chỉnh lại giá bán của từng sản phẩm sao cho hợp lý vừa kích thích tiêu thụ hàng hoá vừa đảm bảo có lãi. Tương tự như vậy, các tài khoản theo dõi chi phí (632, 911) cũng được chi tiết theo từng loại sản phẩm, các tài khoản theo dõi công nợ được mở chi tiết theo từng đối tượng công nợ. - Hệ thống máy vi tính có kết nối giữa phòng kinh doanh và phòng kế toán đã giúp cho kế toán có thể nắm bắt nhanh chóng, chính xác các thông tin về đơn hàng, từ đó có thể hạch toán ghi sổ kịp thời khi có nghiệp vụ phát sinh. Phần mềm kế toán của Công ty cũng đã hỗ trợ rất tốt cho việc nhập số liệu, kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán doanh thu bán hàng, xác định kết quả với kế toán công nợ, kế toán thuế GTGT. Kế toán công nợ cũng có thể theo dõi chi tiết công nợ phát sinh cho từng đối tượng khách hàng, theo từng thời điểm, dễ dàng kiểm tra thông tin về công nợ của bất kỳ khách hàng nào ở mọi thời điểm một cách nhanh chóng, thuận tiện. 3.1.2. Nhược điểm Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục để công tác kế toán thực sự hoàn thiện, hiệu quả. + Về công tác kế toán nói chung: - Về hình thức kế toán máy áp dụng: Tại Công ty mặc dù được trang bị hệ thống máy vi tính có nối mạng với phần mềm kế toán chuyên dụng chạy trên chương trình FOXPRO, song số lượng máy tính vẫn chưa đáp ứng được với số lượng nhân viên phòng kế toán (6 máy so với 12 nhân viên) và yêu cầu công việc. Bên cạnh đó phần mềm kế toán mà Công ty xây dựng mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu của công tác kế toán, một số biểu mẫu báo cáo của Công ty vẫn phải lập thủ công. Điều này sẽ dồn việc vào cuối kỳ kế toán, chậm tiến độ báo cáo và đôi khi còn thiếu chính xác. Hơn nữa do hạn chế của phần mềm, các nhân viên kế toán rất khó để có thể cập nhật được các thay đổi trong chế độ vào phần mềm kế toán. Công ty cần nhanh chóng hoàn thiện phần mềm kế toán, trang bị thêm hệ thống máy tính hiện đại phục vụ cho công tác kế toán. Việc tổng hợp số liệu vừa bằng phương pháp thủ công vừa bằng máy tính sẽ dễ gây ra các nhầm lẫn, sai sót khi nhân viên kế toán không am hiểu về phần mềm kế toán. Vì vậy yêu cầu hiện đại hoá bộ máy kế toán phải đi đôi với việc nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên vận hành hệ thống. - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo công nợ, có thể nhận thấy các khoản phải thu khách hàng và nợ quá hạn của Công ty chiếm một tỷ trọng khá cao, gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như làm phát sinh các chi phí quản lý và thu hồi công nợ. Do bị chiếm dụng một lượng vốn lớn dẫn đến Công ty thiếu vốn kinh doanh nên ngoài việc vay dài hạn để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất Công ty còn phải vay một lượng vốn lưu động lớn, chính vì vậy lãi vay Ngân hàng của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí. Hiện nay Công ty cũng không trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, điều này sẽ làm tăng rủi ro tài chính của Công ty. + Về phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: - Trên thực tế Công ty chỉ áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp với hình thức thanh toán chủ yếu là trả chậm. Việc trả tiền sau này thường gắn với hình thức cho hưởng chiết khấu thanh toán nhưng tại Công ty vẫn chưa áp dụng các chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm cũng như kích thích khách hàng thanh toán sớm hơn. - Hệ thống sổ sách của Công ty được xây dựng trên phần mềm kế toán đã phẩn ánh một cách khá trung thực, chính xác các nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và một vài mẫu số chưa được cập nhật cho phù hợp với quy định hiện hành. - Về doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu: Việc ghi nhận doanh thu nhìn chung là phù hợp với các nguyên tắc của chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, việc ghi sổ các khoản hàng bán bị trả lại vẫn chưa ghi theo thời gian phát sinh nghiệp vụ mà chỉ ghi vào cuối tháng. Các khoản này cũng không được hạch toán chi tiết, điều này là chưa phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Nó làm tăng công việc kế toán vào cuối kỳ, cuối tháng, làm giảm hiệu quả công việc và chậm báo cáo. - Về kế toán giá vốn hàng bán: Báo cáo tổng hợp tiền vốn thành phẩm của Công ty được xây dựng theo đặc thù của đơn vị, tuy nhiên với một số lượng lớn các chỉ tiêu như vậy, Công ty nên lập bảng theo định kỳ ngắn hơn, vì chỉ có bảng này mới tổng hợp đầy đủ chỉ tiêu nhập xuất tồn cả về số lượng lẫn giá trị. Do đó, nếu bảng này được tổng hợp nhanh và đều đặn thì việc lập các báo cáo quản trị cũnh rất nhanh chóng, kịp thời. 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện Hiện tại Công ty chưa chú trọng nhiều đến công tác tổ chức kế toán quản trị. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì vai trò của kế toán quản trị vô cùng quan trọng, nó cung cấp thông tin cho quản lí, hoạch định giá cả và chiến lược. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì giá cả là một nhân tố có yếu tố quyết định sự thắng lợi của doanh nghiệp. Kế toán quản trị sẽ là công cụ cung cấp những thông tin hữu ích đối với các nhà quản trị để ra những quyết định đúng đắn. Vì vậy tổ chức công tác kế toán quản trị là yêu cầu cấp thiết và cần phải được hoàn thiện hơn nữa. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng Hàng hoá công ty kinh doanh gồm nhiều chủng loại, mỗi loại mang lại mức lợi nhuận khác nhau. Một trong những biện pháp tăng lợi nhuận là phải chú trọng nâng cao doanh thu của mặt hàng cho mức lãi cao. Vì vậy, ta cần xác định được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng từ đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều đó ta sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng cho từng mặt hàng tiêu thụ sau mỗi kỳ báo cáo. Một trong những vấn đề quan trọng nhất để tổ chức kế toán chi phí bán hàng là việc lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, khoa học. Bởi vì, mỗi mặt hàng có tính thương phẩm khác nhau, dung lượng chi phí quản lý doanh nghiệp có tính chất khác nhau, công dụng đối với từng nhóm hàng cũng khác nhau nên không thể sử dụng chung một tiêu thức phân bổ mà phải tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản mục chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp. 3.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phuơng pháp kế toán. * Về tài khoản sử dụng: Công Ty cổ phần thương mại việt Anh sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản của nhà nước . - TK 111: Tiền mặt - TK 112: Tiền gửi ngân hàng - TK 131: Phải thu của khach hàng - TK 156: Hàng hoá - TK: 511: Doanh thu bán hàng - TK: 632: Giá vốn hàng bán …………………………………………. Công ty chi tiết tài khoản: TK 5111: Sản phẩm Sợi TK 5112: Sản phẩm Vải TK 5113: Sản phẩm Bông TK 5114: Sản phẩm may mặc * Về phương pháp tính giá, phương pháp kế toán: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính theo đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ: Theo phương pháp này trước hết giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ (tính vào cuối kỳ) sau đó tính giá thực tế xuất kho: Giá trị thực tế xuất kho = ĐGBQ x Số lượng xuất kho. ĐGBQ = Trị giá mua hàng thực tế của hàng còn đầy kỳ + Trị giá mua thực tế của hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn ĐK + Số lượng hàng nhập TK Doanh nghiệp không nên thay đổi phương pháp tính giá hiện hành. 3.2.3. Chứng từ và luân chuyển chứng từ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhập xuất hàng hoá đều phải lập chứng từ đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và theo QĐ 885/1998/QĐ/BTC ngày 16/07/1998 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán về hàng hoá bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01 - VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 - VT) - Biên bản kiểm kê hàng hoá (Mẫu 03 - VT) - Hoá đơn (GTGT) - MS 01 GTKT - 2LN) - Hoá đơn bán hàng mẫu 02 GTKT - 2LN - Hoá đơn cước vận chuyển (Mẫu 03-BH) Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập, người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ KTTC phát sinh. Tại công ty hầu hết các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau mới được chuyển sang phòng kế toán để phản ánh vào sổ. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ như vậy sẽ làm tăng khối lượng công việc kế toán tại thời điểm chuyển chứng từ về từ đó sẽ dẫn đến tình trạng kế toán dễ phát sinh nhầm lẫn hoặc bỏ sót…Đồng thời lại không đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kinh tế phục vụ cho quản lý.Vì vậy, theo em kế toán của công ty cần xem xét quy định lại việc tổ chức luân chuyển chứng từ trong nội bộ công ty. Theo em, vì các phòng ban chức năng của công ty được đặt tập trung tại một chỗ, công ty nên quy định vào cuối mỗi ngày nhân viên tại các bộ phận phải nộp về phòng kế toán tất cả các hoá đơn, chứng từ phát sinh để kế toán có căn cứ hạch toán. Nếu tổ chức được như vậy sẽ giúp cho kế toán kiểm tra kỹ lưỡng hơn tính hợp lý, hợp pháp của các hoá đơn, chứng từ đồng thời cũng tránh được tình trạng dồn công việc kế toán. 3.2.4.Về sổ kế toán chi tiết Hiện nay tại Công ty các nghiệp vụ bán hàng phát sinh đối với từng loại sản phẩm đều được phản ánh trên phần mềm, nhưng mẫu sổ chi tiết bán hàng trên máy tính không theo như quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Công ty nên sổ chi tiết bán hàng theo mẫu có trong chế độ. Cụ thể, mẫu sổ cái và sổ chi tiết bán hàng như sau: Công ty CP Thương mại Việt Anh Mẫu số S05-DN SỔ CÁI Tài khoản: … Số dư đầu năm: NỢ: CÓ: Ghi Có các TK, Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th 12 Cộng đ/ư Nợ với TK này 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Cộng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số dư cuối tháng: NỢ CÓ Ngày…tháng…năm… Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 3.1: Mẫu sổ cái theo hình thức Nhật ký-chứng từ Đơn vị: SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG Tháng 12/2009 Sản phẩm: Đơn vị: Chứng từ Mã KH Diễn giải TK đối ứng Doanh thu Các khoản tính trừ Số Ngày SL ĐG TT Thuế Giảm trừ DTBH (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) Cộng Biểu 3.2: Mẫu sổ chi tiết bán hàng theo hình thức Nhật ký – Chứng từ Khi phát sinh các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại kế toán nên hạch toán luôn vào sổ chi tiết bán hàng, phần giảm doanh thu. Điều này vừa đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành, vừa hạch toán chính xác các khoản giảm trừ doanh thu, làm cơ sở để lập các báo cáo quản trị, giúp ban giám đốc nắm bắt kịp thời các nguyên nhân gây giảm trừ và ra quyết định điều chỉnh hợp lý. Công ty nên mở các sổ chi tiết để theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu, chi tiết theo các khoản bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Công ty cũng nên lập báo cáo tiền vốn thành phẩm theo định kỳ hai tuần một lần, có như vậy sẽ giảm bớt công việc vào cuối tháng, quý. Các bảng tổng hợp của phần hành bán hàng cũng nên được rút ngắn thời gian lập hơn. 3.2.5. Sổ kế toán tổng hợp. - Hình thức sổ kế toán tổng hợp của Công ty được áp dụng phù hợp với hệ thống sổ kế toán và nên giữ nguyên kết cấu và phương pháp ghi sổ. Tuy nhiên Công ty nên thêm sổ tổng hợp các Tk như: TK: 632, TK: 3331..... VD: Công ty CPTM Việt Anh Phòng kế toán công ty BẢNG TỔNG HỢP TK632 Tháng .... năm ..... Tên đơn vị 632 Thương nghiệp 632 Xuất khẩu 632 Sản xuất Tổng Phòng kinh doanh ... ... ... ... Chi nhánh ... ... ... ... Cộng ... ... ... ... Hà nội, ngày... tháng... năm ... Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 3.3 Mẫu bảng tổng hợp TK632 3..6. Báo cáo kế toán liên quan đến bán hàng - Công ty nên áp dụng kết cấu, nội dung báo cáo hiện hành, và nên bổ sung thêm báo cáo bán hàng hàng ngày. VD: Công ty CPTM Việt Anh Phòng Kinh doanh KD Bán lẻ BÁO CÁO BÁN HÀNG HÀNG NGÀY Ngày … tháng … năm … STT Loại hàng ĐVT Số lượng Giá vốn Giá bán Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền 1 Sợi Ne 15/1 AS kg ... ... ... ... ... 2 Sợi Ne16 Mu kg ... ... ... ... ... 3 Sợi Ne 20 OETK kg ... ... ... ... ... Cộng ... ... ... ... ... Doanh thu bán hàng:…. Hoa hồng đại lý: … Ngày … tháng… năm … Lãi gộp: … Thuế: … Quản lý bộ phận Tổng tiền: … (Ký, ghi rõ họ tên) Biểu 3.4. Mẫu báo cáo bán hàng hàng ngày Ngoài ra nên theo dõi thêm tài khoản hàng gửi bán đại lý để phân biệt hàng gửi bán đại lý và hàng bán trực tiếp (bán buôn, bán lẻ) nhằm thuận tiện cho việc xác định hoa hồng đại lý cũng như đánh giá được khả năng cung ứng hàng hoá của từng đại lý để thực hiện hợp đồng đã ký kết với đại lý đó cho cả kỳ tiếp theo. 3.2.7 Điều kiện thực hiện giải pháp * Trang thiết bị của Công ty. Nên cài hệ thống máy tách riêng cho từng bộ phận kế toán đảm bảo phát huy năng lực, hiệu quả cao dễ dàng cho việc cập nhật thông tin dữ liệu đầu vào, đầu ra tránh thất lạc chứng từ. Kế toán tổng hợp sẽ kiểm tra vào cuối ngày tất cả các máy. Một trong những mục tiêu cải cách hệ thống kế toán lâu nay của nhà nước là tạo điều kiện cho việc ứng dụng tin học vào hạch toán kế toán, bởi vì tin học đã và sẽ trở thành một trong những công cụ quản lý kinh tế hàng đầu. Do vậy, cần thiết phải sử dụng phần mền kế toán bởi vì: - Giảm bớt khối lượng ghi chép và tính toán - Tạo điều kiện cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời về tình hình tài chính của công ty. - Tạo niềm tin vào các báo cáo tài chính mà công ty cung cấp cho các đối tượng bên ngoài. - Giải phóng các kế toán viên khỏi công việc tìm kiếm càc kiểm tra số liệu trong việc tính toán số học đơn giản nhàm chán để họ giành nhiều thời gian cho lao động sáng tạo của Cán Bộ quản lý. KẾT LUẬN Tiêu thụ hàng hoá luôn là một khâu quan trọng, kết thúc quá trình tuần hoàn của vốn kinh doanh. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, thực hiện tốt quá trình tiêu thụ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, sao cho kế toán phải thực sự trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực, thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Trong những năm đầu chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, Phòng Kế toán - Tài chính Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh đã đạt được những thành tích rất đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Công ty. Việc vận dụng một cách chính xác, linh hoạt chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành vào điều kiện thực tế tại Công ty đã trở thành nhân tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên thị trường. Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán để chuyên đề này thực sự được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Bùi Thị Minh Hải, các cán bộ phòng Kế toán - Tài chính và ban lãnh đạo Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Sinh viên Phạm Thị Thanh Thùy DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – 2006. 2. PGS.TS Nguyễn Văn Công: Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006. 3. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyển 1 và 2) – NXB Tài chính, 2006. 4. Tạp chí Tài chính kế toán. Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi – Thông tư số 13/2006/TT- BTC ngày 27/2/2006. www. Webketoan.com “Chuẩn mực kế toán quốc tế”- NXB Tài chính. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà nội, Ngày... tháng.... năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà nội, Ngày... tháng.... năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà nội, Ngày... tháng.... năm 2010 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu. Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động bán hàng tại Công ty Cổ Phần Thương mại Việt Anh. 1.1 Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh 3 1.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty 3 1.1.2. Thị trường của Công ty 4 1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty 5 1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty 7 Chương II:Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh. 9 2.1. Kế toán doanh thu 9 2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán 9 2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu 10 2.1.3. Kế toán tổng hợp về doanh thu 14 2.2. Kế toán giá vốn hàng bán 19 2.2.1. Chứng từ và thủ tục kế toán 19 2.2.2. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán 19 2.2.3. Kế toán tổng hợp về giá vốn hàng bán 26 2.3. Kế toán chi phí bán hàng 29 2.3.1. Chứng từ và thủ tục kế toán 29 2.3.2. Kế toán chi tiết chi phí bán hàng 29 2.3.3. Kế toán tổng hợp về chi phí bán hàng 36 Chương III: Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh 37 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty và phương hướng hoàn thiện 37 3.1.1. Ưu điểm 37 3.1.2. Nhược điểm 40 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 43 3.2.Các phương pháp hoàn thiện bán hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh 43 3.2.1. Về công tác quản lý bán hàng 43 3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán 44 3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 45 3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 46 3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 49 3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến bán hàng 50 3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp 51 Kết luận 53 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Hình thức Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2-1 Trình tự ghi sổ phần hành doanh thu bán hàng 13 2 Sơ đồ 2-2 Trình tự ghi sổ phần hành kế toán giá vốn hàng bán 25 3 Sơ đồ 2-3 Trình tự ghi sổ kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN tại Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh 35 DANH MỤC BẢNG BI ỂU STT Hình thức Nội dung Trang 1 Bảng 1-1 Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường 5 2 Biểu 2-1 Trích Bảng kê chi tiết hoá đơn của Khách 4HN tháng 12/2009 - Công ty CP thương mại Việt Anh 11 3 Biểu 2-2 Trích Bảng kê tiêu thụ tháng 12/2009 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 12 4 Biểu 2-3 Trích Bảng Tổng hợp tiêu thụ tháng 12/2009 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 16 5 Biểu 2-4 Hoá đơn GTGT ngày 5/12/2008 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 17 6 Biểu 2-5 Trích Bảng kê giá thành sản phẩm nhập kho tháng 12/09 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 22 8 Biểu 2-6 Trích Báo cáo giá vốn thành phẩm tháng 12/09 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 23 9 Biểu 2-7 Trích Báo cáo tồn kho thành phẩm tháng 12/09 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 24 10 Biểu 2-8 Trích Nhật ký chứng từ số 8 tháng 12/09 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 28 11 Biểu 2-9 Bảng kê số 5 - TK 641 tháng 12 năm 2009 - Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 33 12 Bảng 2.10 Chi tiết theo khoản mục - TK 641 tháng 12 năm 2009 – Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh 34 13 Biểu 3.1 Mẫu sổ cái theo hình thức Nhật ký-chứng từ 47 14 Biểu 3.2 Mẫu sổ chi tiết bán hàng theo hình thức Nhật ký – Chứng từ 48 15 Biểu 3.3 Mẫu bảng tổng hợp TK 632 49 16 Biểu 3.4 Mẫu báo cáo bán hàng hàng ngày 50 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung Chữ viết tắt Nội dung BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội KH Kế hoạch KPCĐ Kinh phí công đoàn CBQLDN Cán bộ quản lý doanh nghiệp CNV Công nhân viên DN Doanh nghiệp TK Tài khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25554.doc
Tài liệu liên quan