Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần may Thanh Trì

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, công ty may Thanh Trì đã vượt qua không ít khó khăn để vươn lên khẳng định mình. Từ chỗ là một xí nghiệp non trẻ, thiếu thốn về mọi mặt nhưng với sự năng động sáng tạo và sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước đi lên, làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng/năm. Cùng với sự phát triển đó, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí giá thành nói riêng cũng không ngừng phát triển và cải tiến về mọi mặt góp phần đáng kể vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những điểm nếu được cải thiện thì sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò của hoạt động kế toán. Để thực hiện được những cải tiến mới trong hoạt động kế toán thì cần có những điều kiện như: - Phải không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các cán bộ kế toán cũng như khả năng xử lý làm việc với phần mềm kế toán. - Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác như phòng Tổ chức, phòng Kỹ thuật, các phân xưởng nhằm đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác. - Tăng cường tính tin cậy, có kiểm soát của các thông tin kế toán qua việc xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, chặt chẽ. Với việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay, phòng kế toán có một đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm được tổ chức sắp xếp đúng công việc thì việc thực hiện các kiến nghị trên là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Hơn nữa các kế toán viên của công ty đều đã được đào tạo về hạch toán kế toán trên máy vi tính, áp dụng phần mềm kế toán có tính giá thành là điều kiện cần thiết để đưa hiệu quả công việc lên một mức cao hơn. Đồng thời nếu công ty có chính sách tuyển dụng nhân sự cho công tác kế toán quản trị thì việc thực hiện được các giải pháp trên có thể tốt hơn nữa

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần may Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tại các phân xưởng Quý: IV/2009 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn giải 153 1523 1524 1525 Tổng cộng Số Ngày tháng 15 01/10 Xuất than cục - 39.452.000 - - 39.452.000 65 08/10 Xuất vật tư cơ khí… - - 7.018.000 - 7.018.000 67 12/10 Dầu tẩy 830 - - 2.643.576 - 2.643.576 16 22/10 Cồn công nghiệp - 6.800.000 - - 6.800.000 … … … … … … … … 78 31/12 Nhựa dán CV(của Pn156),Vtư thay thế máy vẽ - - 8.293.256 - 8.293.256 x x Cộng - 84.704.000 92.959.949 - 177.663.949 Nguồn: Phòng kế toán Về chi phí khấu hao TSCĐ Hàng tháng kế toán TSCĐ thực hiện nhập dữ liệu vào máy tính. Máy sẽ tự động tính toán và phân bổ dựa trên những dữ liệu kế toán viên đã nhập. Từ phần mềm kế toán có thể lấy được số liệu về chi phí khấu hao TSCĐ qua bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Trong quý IV/2009 không có biến động tăng, giảm TSCĐ nên trích khấu hao TSCĐ ở 3 tháng 10, 11,012 là như nhau. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 10/2009 như sau: Bảng 2-16 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Tháng 10/2009 Đơn vị tính : đồng STT Tên tài sản NG Số tháng KH Số KH TK 627 TK 642 1 Tổng tài sản 19.286.162.924 x 183.199.691,33 175.175.460,33 8.024.231 2 Máy móc thiết bị 7.207.848.732 84 85.807.723 85.807.723 - 3 Nhà xưởng 8.763.800.256 144 60.859.724 60.859.724 - 4 Thiết bị văn phòng 577.744.656 72 8.024.231.33 - 8.024.231 5 Phương tiện vận tải 2.736.769.280 96 28.508.013,33 28.508.013,33 - Vì số trích khấu hao TSCĐ ở 3 tháng quý IV/2009 như nhau nên tổng số khấu hao TSCĐ quý IV/2009 là 175.175.460,33 x 3 = 525.526.381 Về chi phí dịch vụ mua ngoài Về chi phí sửa chữa TSCĐ: kế toán căn cứ vào các chứng từ thanh toán về sửa chữa TSCĐ phát sinh trong quý như phiếu chi, hóa đơn GTGT… để tập hợp khoản chi phí này. Các khoản phí còn lại được tập hợp căn cứ vào các phiếu chi về các khoản liên quan. Trích mẫu phiếu chi thanh toán tiền điện cho phân xưởng thêu tháng 10/2009 Đơn vị: Bộ phận: Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 tủa Bộ trưởng BTC Số: 124 Nợ:…62771 Có…111… PHIẾU CHI Ngày…05…..tháng. .11……..năm…2009…. Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Lam……………………….. Địa chỉ: Phòng kế hoạch………………………………………… Lý do chi: Chi thanh toán tiền điện tháng 10 cho phân xưởng thêu…. Số tiền: 18.417.600 ( Viết bằng chữ) : Mười tám triệu bốn trăm mười bảy nghìn sáu trăm đồng. Kèm theo: 01 chứng từ gốc: hoá đơn GTGT tiền điện tháng 10 PX thêu Ngày 05.tháng11.năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ ): Mười tám mươi triệu bốn trăm mười bảy nghìn sáu trăm đồng. Về chi phí băng tiền khác Với các loại chi phí này kế toán căn cứ vào các phiếu chi, các chứng từ có liên quan phát sinh trong kỳ cho các phân xưởng để tập hợp chi phí SXC. Chi phí phải trả và chi phí trả trước Kế toán chi phí phải trả Công ty may Thanh Trì không tiến hành trích trước các chi phí chưa phát sinh. Nếu trong kỳ có các khoản chi phí lớn phát sinh như sửa chữa lớn TSCĐ, tiền thuê TSCĐ… thì kế toán chỉ phản ánh vào TK 142- chi phí trả trước ngắn hạn, TK 242 chi phí trả trước dài hạn sau đó sẽ tính và phân bổ vào các kỳ. Kế toán chi phí trả trước Các khoản chi phí trả trước của công ty thường là tiền thuê nhà xưởng, giá trị sữa chữa lớn TSCĐ. Do không có kế hoạch trích trước các khoản chi phí này nên trong kỳ nếu có phát sinh thì tiến hành tính trực tiếp vào chi phí trong kỳ, còn nếu chi phí phát sinh quá lớn kế toán phản ánh vào TK 142, TK 242 sau đó phân bổ vào các kỳ sau Do tất cả các chứng từ phát sinh đều được định khoản phản ánh vào sổ Cái TK 627 nên để tổng hợp số liệu các khoản chi phí trên kế toán lấy trực tiếp từ sổ Cái Cuối mỗi quý sau khi tập hợp các loại chi phí sản xuất chung vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành phân bổ cho từng đơn hàng, mã hàng từ đó lấy số liệu để vào sổ chi tiết TK 627. Một số khoản chi phí sản xuất chung có thể tính trực tiếp cho từng mã hàng hoặc phân bổ giữa một vài mã hàng trong trong 1 lô xuất theo các hợp đồng kinh tế như tiền thuê giặt, tiền in, thêu ngoài … thì không phải qua phân bổ. Để tập hợp khoản chi phí này kế toán căn cứ vào các phiếu chi và hợp đồng kinh tế kèm theo. Một số mã hàng có khoản chi phí chung phát sinh trực tiếp được tập hợp như sau: Bảng 2-17 Bảng tập hợp trực tiếp CPSXC Đơn vị tính : đồng STT Chứng từ Diễn giải Mã hàng Số tiền Số hiệu Ngày tháng 1 PC 28 HĐ 097562 05/10 Thanh toán tiền in hàng HS 1573 HS1573 13.064.728 2 PC 34 HĐ 0032420 07/10 Tiền giặt hàng HS CTF 61 HS CTF 61 6.570.000 3 PC 50 HĐ 0032428 02/11 Thanh toán tiền thêu hàng HS JE 65 HS JE 01 8.547.273 4 PC 78 HĐ 0099494 10/12 Thanh toán tiền thêu hàng HS POLO 366 HS POLO 366 58.085.000 … … … … … … 40 x x Tổng cộng x 189.875.153 Nguồn: Phòng kế toán Mã hàng AMI 01029526 trong quý IV/2009 không phát sinh khoản chi phí sản xuất chung có thể tập hợp trực tiếp. Bảng 2-18 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ( những khoản mục chi phí sản xuất chung không thể tính trực tiếp cho từng mã hàng) Đơn vị tính : đồng STT Nội dung TK 6271 TK 6272 TK6273 TK6274 TK6277 TK6278 Tổng cộng 1 111 - - - 66.029.604 1.010.225 67.039.829 2 112 - - - - 103.614.413 - 103.614.413 3 152 - 177.663.949 - - - - 177.663.949 4 153 - - - - - - - 5 242 - - - 249.827.493 - 249.827.493 6 214 - - - 525.526.381 - 525.526.381 7 331 - - - - 169.457.337 169.457.337 8 334 210.099.392 - - - 210.099.392 9 338 14.872.942 - - 14.872.942 10 Tổng cộng 224.972.334 177.663.949 - 525.526.381 598.928.847 1.010.225 1.528.101.736 Nguồn: Phòng kế toán Bảng 2-19 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung Với tiêu thức phân bổ là tiền lương nhân công trực tiếp các khoản chi phí sản xuất chung được phân bổ theo bảng sau Đơn vị tính : đồng STT Mã hàng TK 62711 TK 62712 và 62714 TK 6272 TK6274 TK6277 TK6278 Tổng cộng 210.129.392 14.842.942 177.663.949 525.526.381 598.928.847 1.010.225 1.528.101.736 1 AMI 01029526 3.922.249,5 277.056,5 3.316.253,5 9.809.410,98 11.179.532 18.856,74 28.523.360 2 AMI 04029525 1.016.888 71.830.07 859.776,599 2.543.201,85 2.898.421,5 4.888,824 7.395.007 3 ASD 12726 3.539.954,5 250.052,3 2.993.023.957 8.853.304,55 10.089.883 17018,8 25.743.237 4 ÁD 12851 2.078.992,1 146.854,1 1.757.783,341 5.199.487,7 5.925.721,9 9995,031 15.118.834 … … … … … … … … … … .. .. … … … … … … … Cộng 210.129.392 14.842.942 177.663.949 525.526.381 598.928.847 1.010.225 1.528.101.736 Nguồn: Phòng kế toán Đơn vị: Công ty Cổ phần may Thanh Trì Địa chỉ: Km 11 quốc lộ 1A Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội Bảng 2-20 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung Đơn đặt hàng số: 34 Mã hàng: AMI 01029526 Quý IV năm 2009 Đơn vị: đồng STT dòng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng tiền Ghi nợTK627 Số hiệu NT 6271 6272 6273 6274 6277 6278 A B C D E F 1 2 3 4 5 6 7 x x x X Số dư đầu kỳ x - - - - - - - 1 30/12 BPB CPSXC 30/12 Chi phí lương 334 3.922.249,5 3.922.249,5 - - - - - 2 30/12 BPB 30/12 Trích theo lương 338 277.056,5 277.056,5 - - - - - 3 30/12 BPB 30/12 PB chi phí NVL phụ 152 3.316.253,5 - 3.316.253,5 - - - 4 30/12 BPB 30/12 KHTSCĐ 214 9.809.410,98 - - - 9.809.410,98 - - 5 30/12 BPB 30/12 DV mua ngoài 331 11.179.532 - - - 11.179.532 6 30/12 BPB 30/12 Tiền mặt chi cho SX 111 18.856,74 - - - - - 18.856,74 7 x x x Cộng nợ TK 627 x 28.523.360 4.199.306 3.316.253,5 - 9.809.410,98 11.179.532 18.856,74 8 31/12 x x K/C CPSXC- ghi có TK 627 154 28.523.360 4.199.306 3.316.253,5 - 9.809.410,98 11.179.532 18.856,74 x x x x Số dư cuối kỳ x - - - - - - - Nguồn: Phòng kế toán 2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, phiếu chi, hợp đồng kinh tế, bảng phân bổ và trích KHTSCĐ… kế toán xác định TK ghi nợ, có ,nhập số liệu về các khoản chi phí phát sinh vào máy, sau đó máy tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 627. Trích mẫu số Nhật ký chung với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán chi phí sản xuất chung. Bảng 2-21 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý IV Năm 2009 Đơn vị tính : đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 ….. …. …..Tháng 10 … ….. …. 01/10 15 01/10 Than cục 6272 1523 39.452.000 - - 39.452.000 … … … … … … … … 05/10 1379 05/10 TT tiền in cho công ty Đức Thịnh 62775 111 3.256.000 - - 3.256.000 … … … … … … … … 22/10 16 22/10 Xuất vật tư cơ khí 6272 1524 340.000 - - 340.000 … … … …Tháng 11 … … … … 30/11 x 30/11 Trích lương T10, T11 62711 334 164.728.792 - - 164.728.792 30/11 x 30/11 Trích KPCĐ T10, T11 62714 3382 2.285.200 - - 2.285.200 30/11 x 30/11 Trích BHXH, YT T10,T11 62712 3383 8.578.221 - - 8.578.221 30/11 x 30/11 62711- 154 (K/C tháng 11) 154 62711 164.728.792 - - 164.728.792 30/11 x 30/11 62712- 154 (K/C tháng 11) 154 62712 8.578.221 - - 8.578.221 62714- 154(K/C tháng 11) 154 62714 2.285.200 - - 2.285.200 … … … …. … … … … Nguồn: Phòng kế toán Bảng 2-22 SỔ CÁI Quý: IV/2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Đơn vị tính : đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 x x x - Tháng 10/2009 x x x x x x Số dư đầu tháng x x x 01/10 15 01/10 Xuất than cục 1523 39.452.000 - 02/10 1379 02/10 TT tiền in cho công ty Đức Thịnh 111 3.256.000 - 05/10 104 05/10 TT tiền điện, nước 112 37.117.600 - 08/10 65 08/10 Vật tư cơ khí 1524 7.018.694 - 12/10 67 12/10 Dầu tẩy 830 1524 2.643.576 … 13/10 1421 13/10 TT tiền trông xe ngoài giờ và chủ nhật 1111 240.000 - … … … … … … … 31/10 KC 31/10 6272– 154 (Kết chuyển tháng 10/2009) 154 - 56.359.270 31/10 KC 31/10 62771 – 154 (Kết chuyển tháng 10/2009) 154 - 80.417.600 31/10 x x 62772- 154 (Kết chuyển tháng 10/2009) 154 249.827.493 31/10 x x 62773- 154 (Kết chuyển tháng 10/2009) 154 240.000 31/10 x x 62775- 154 (Kết chuyển tháng 10/2009) 154 5.818.400 - Tháng 11/2009 … … … … … … … 31/12 x x Cộng phát sinh cuối quý x 1.717.976.889 1.717.976.889 Nguồn: Phòng kế toán 2.1.4. Kế toán chi phí thuê ngoài gia công Công ty may Thanh Trì không chỉ nhận may gia công cho khách hàng mà đôi khi do yêu cầu sản xuất phức tạp của sản phẩm hoặc để tiết kiệm thời gian đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, công ty còn có thể đi thuê đơn vị khác gia công một vài chi tiết hoặc cả sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc này kế toán phải hạch toán chi phí thuê gia công vào giá thành. Xét về bản chất ta có thể coi khoản này là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, nhưng do yêu cầu quản lý hạch toán nên công ty tập hợp riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phí thuê gia công vì vậy khoản chi này được tập hợp trực tiếp vào giá thành sản phẩm không cần qua phân bổ. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm gia công hoàn thành nhập kho cùng đơn giá gia công từng sản phẩm được ghi rõ trong các hợp đồng gia công kế toán tính được chi phí gia công theo công thức: Chi phí thuê ngoài gia công SPi= Đơn giá gia công Spi x khối lượng SPi nhập kho. Vì được tập hợp trực tiếp nên cuối quý, kế toán căn cứ vào báo cáo tổng hợp chi phí thuê gia công để làm cơ sở tính vào giá thành sản phẩm có liên quan. Khoản chi phí thuê ngoài gia công phát sinh không nhiều lần trong 1 quý vì vậy kế toán công ty không mở sổ chi tiết theo dõi riêng khoản mục chi phí này mà chỉ lập bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công và căn cứ vào đó để lấy số liệu tính giá thành sản phẩm. Bảng 2-23 Bảng tổng hợp chi phí thuê ngoài gia công Quý IV/2009 STT Chứng từ Tên sản phẩm SL nhập kho Đơn vị Đơn giá gia công Thành tiền Số hiệu NT 1 HĐGC 0668 PNK 152 16/10 Áo nỉ AMI 01029526 8.762 chiếc 16.067,7 140.784.440 2 HĐGC 0669 PNK 154 16/10 Áo nỉ AMI 04029525 2.490 chiếc 16.607,7 40.009.320 3 HĐGC 0678 PNK 160 21/10 Mũ Dojin 442501/2/3 23.000 chiếc 5.400 124.200.000 4 HĐGC 0679 PNK 162 22/10 Áo nỉ AMI 01029526 3.511 chiếc 16.618,5 58.630.068 5 HĐGC 0682 PNK 170 25/10 Quần 50138 12 chiếc 86.116,8 1.033.402 … … … … … … … Tổng … … … 1.839.893.284 Nguồn: Phòng kế toán Với mã hàng AMI 01029526 trong quý IV/2009 có 2 lần đem thuê gia công ngoài với tổng sản phẩm được gia công là 12.273, tổng trị giá thuê ngoài gia công là 199.414.508. Để hạch toán tổng hợp khoản chi phí này kế toán sử dụng : TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 331: Phải trả người bán Hàng quý căn cứ vào hợp đồng gia công và phiếu nhập kho kế toán xác định TK ghi nợ, có ,nhập số liệu về các khoản chi phí phát sinh vào máy, sau đó máy tự động chuyển vào sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 154. Trích mẫu sổ Nhật ký chung với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán chi phí thuê ngoài gia công. Bảng 2-24 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý IV Năm 2009 Đơn vị tính : đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 ….. …. …..Tháng 10 x x x … … … … … … … 16/10 HĐGC 0668 PNK152 16/10 Áo nỉ AMI 01029526: 8.762c*16.067,7 154 331 140.784.440 140.784.440 16/10 HĐGC 0669 PNK 154 16/10 Áo nỉ AMI 04029525: 2.490*16.067,7 154 331 40.009.320 - - 40.009.320 … … … … … … … … 21/10 HĐGC 0678 PNK 160 21/10 Mũ Dojin 442501/2/3: 23.000*5.400 154 331 124.200.000 - 124.200.000 … … … … … … … … 22/10 HĐGC 0679 PNK 162 22/10 Âo nỉ AMI 01029526: 3.511*16.618,5 154 331 58.630.068 - 58.630.068 … … … … … … … … 25/10 HĐGC 0682 PNK 170 25/10 Quần 50138 154 331 86.116,8 - - 86.116,8 … … … … … … … Nguồn: Phòng kế toán Trích mẫu Sổ Cái tài khoản 154 quý IV/2009 những nghiệp vụ liên quan đến chi phí thuê ngoài gia công. Bảng 2-25 SỔ CÁI Quý: IV/2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Đơn vị tính : đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 x x x Số dư đầu quý x 2.354.837.188 16/10 HĐGC 0668 PNK 152 16/10 Áo nỉ AMI 01029526: 8762c*16.067,7 331 140.784.440 - 16/10 HĐGC 0669 PNK 154 16/10 Áo nỉ AMI 04029525: 2490*16.067,7 331 40.009.320 21/10 HĐGC 0678 PNK 160 21/10 Mũ Dojin 442501/2/3: 23.000*5.400 331 124.200.000 - 22/10 HĐGC 0679 PNK 162 22/10 Áo AMI 01029526: (2348+1163)* 16618.5 331 58.630.068 - … … … … … … … 12/11 HĐGC 01286 PNK 181 12/11 Quần 50130: 220c*121.998,8 331 26.839.736 … … … … … … Nguồn: Phòng kế toán 2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.5.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Công ty không tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang ở cuối kỳ, bởi công ty tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, mặt khác công ty cũng có kế hoạch sản xuất theo từng đơn đặt hàng do vậy khi kết thúc một kỳ thì có số sản phẩm bàn giao theo đợt và có số sản phẩm hoàn thành giao vào đợt sau và có số sản phẩm dở dang nhưng rất ít. Cuối quý, nếu sản phẩm của mã hàng nào đã trải qua cả 4 công đoạn cắt – may – hoàn thiện – OTK và có một lượng sản phẩm hoàn thành, một lượng sản phẩm vẫn còn năm trên chuyền chưa đóng gói thì kế toán vẫn tính giá thành cho tất cả các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo phương pháp giản đơn( vì sản phẩm dở dang ở đây đã tồn tại dưới dạng gần như một sản phẩm hoàn chỉnh). Do đó trong trường hợp này đơn giá của một sản phẩm dở dang bằng với một sản phẩm hoàn chỉnh - Số lượng hàng nào giao theo đợt trong kỳ này thì kết chuyển giá vốn phản ánh vào TK 632 - Số lượng hàng nào hoàn thành mà chưa giao ngay trong kỳ thì kết chuyển thành phẩm ( phản ánh vào TK 155) - Số lượng hàng nào còn dở dang trên dây chuyền thì kết chuyển vào làm sản phẩm dở dang của đợt sản xuất và giao hàng kỳ sau ( thể hiện trên số dư nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Sau khi tính toán kết chuyển giá vốn, kết chuyển thành phẩm và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, nếu có phát sinh thừa hoặc thiếu chưa có nguyên nhân kế toán phản ánh vào TK 138,33 632 tương ứng. Đối với các mã hàng chưa hoàn thành vẫn còn dở dang ở một trong những khâu công đoạn thì được coi toàn bộ là sản phẩm dở dang. Tuy nhiên kế toán cũng căn cứ vào báo cáo lượng bán thành phẩm hoàn thành và tổng chi phí phát sinh của mã hàng đó để tính ra đơn giá của từng bán thành phẩm Đối với mã hàng đem thuê gia công cuối quý chưa về kho thì trị giá sản phẩm dở dang chỉ là giá trị nguyên vật liệu của lô hàng đó. Tuy nhiên đa số sản phẩm của các mã hàng hoàn thành trong kỳ tính giá vì vậy việc tính giá thành khá đơn giản. 2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất chung sau khi đã được phản ánh và phân bổ cho từng sản phẩm thì kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối mỗi quý, kế toán chuyển toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào bên nợ của TK 154 ( Sổ Cái TK 154) Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí của từng mã hàng, bảng tổng hợp chi phí thuê gia công ngoài và thẻ tính giá thành sổ chi tiết TK 154 được lập ( bảng 2-22). Số liệu trong sổ này được phần mềm tự động tổng hợp từ các sổ chi phí trên và thẻ tính giá thành Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 154 và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung và Sổ Cái TK 154. Trích mẫu sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ liên quan đến tổng hợp chi phí vào TK 154 mẫu Sổ Cái TK 154 ( bảng 2-23 và 2-24). Đơn vị: Công ty Cổ phần may Thanh Trì Địa chỉ: Km 11 quốc lộ 1A Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội Bảng 2-26 SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đơn đặt hàng số: 34 Mã hàng: AMI 01029526 Quý IV năm 2009 Đơn vị: đồng STT dòng Diễn giải TK đối ứng Tổng tiền Ghi nợTK 154 Ghi chú VLC VLP NCTT CFSXC CP gia công ngoài A B C 1 2 3 4 5 5 D 1 Số dư đầu kỳ x 320.401.086 5.446.818 190.638.630 87.149.088 37.166.550 - 1 K/C chi phí NVLTT 621 145.360.099 4.066.976 141.293.123 - - 2 K/C chi phí NCTT 622 56.169.454 - - 56.169.454 - - - 3 K/C chi phí SXC 627 28.523.360 - - - 28.523.360 - 4 K/C chi phí thuê ngoài gia công 331 199.414.508 - - - - 199.414.508 5 Cộng nợ TK 154 x 749.868.507 9.513.794 331.931.753 143.318.542 62.689.910 199.414.508 - 6 Nhập kho SP ghi có TK 154 155 63.246.417 - - - - - - Xuất khẩu trực tiếp trong kỳ ghi có TK 154 632 686.622.090 - - - - - x Số dư cuối kỳ x - - - - - - - Nguồn: Phòng kế toán Bảng 2-27 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quý IV Năm 2009 Đơn vị tính : đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 ….. …. …..Tháng 10 x x x … … … … … … … - - … 16/10 HĐGC 0668 16/10 Áo nỉ AMI 01029526: 8762c*16.067,7 154 331 140.784.440 140.784.440 16/10 HĐGC 0669 16/10 Áo nỉ AMI 04029525: 2490*16.067,7 154 331 40.009.320 - - 40.009.320 … … … … … … … … 31/10 x x K/C chi phí NVLCTT tháng 10/2009 154 6211 14.698.800 - - 14.698.800 31/10 x x K/C chi phí NVLPTT tháng 10/2009 154 6212 302.101.380 - - 302.101.380 3110 x x K/C chi phí sản xuất chung tháng 10/2009 154 6272 56.359.270 - - 56.359.270 31/10 x x K/C chi phí sản xuất chung tháng 10/2009 154 62771 80.417.600 - - 80.417.600 31/10 x x K/C chi phí sản xuất chung tháng 10/2009 154 62772 249.827.493 - 249.827.493 31/10 x x K/C chi phí sản xuất chung tháng 10/2009 154 62773 240.000 - - 240.000 31/10 x x K/C chi phí sản xuất chung tháng 10/2009 154 62775 5.818.400 5.818.400 .. … … Tháng 11 … … … …. … … … … Nguồn: Phòng kế toán Bảng 2-28 SỔ CÁI Quý: IV/2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có A B C D E 1 2 x x x Số dư đầu quý x 2.354.837.188 16/10 HĐGC 0668 16/10 Áo nỉ AMI 01029526: 8762c*16.067,7 331 140.784.440 - 16/10 HĐGC 0668 16/10 Áo nỉ AMI 04029525: 2490*16.067,7 331 40.009.320 … … … … … … … 22/10 HĐGC 0679 22/10 Áo AMI 01029526: (2348+1163)*16618.5 331 58.630.068 - 31/10 x x K/C chi phí NVLTT tháng 10/2009 6211 14.698.800 - 31/10 x x 62771 - 154( Kết chuyển tháng 10/2009) 62771 80.417.600 - …. … … … … … … 12/11 HĐGC 01286 12/11 Quần 050130: 220c*121.998,8 331 26.839.736 … … … … … … 31/11 x x 62775- 154 (Kết chuyển tháng 11/2009) 62775 5.818.400 … … … … … … … 31/12 PNK 228 31/12 Nhập kho thành phẩm quýIV/2009 155 - 141.540.276 … … … … … …. … 31/12 x x Cộng phát sinh x 8.379.427.760 8.558.083.926 31/12 x x Dư cuối quý x 2.176.181.022 - Nguồn: Phòng kế toán 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất theo kiểu giản đơn, vừa liên tục vừa song song, bao gồm nhiều công đoạn cuối cùng mới là thành phẩm; và xuất phát từ yêu cầu quản lý của mình công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng mã hàng của từng đơn vị đặt hàng và xác định kỳ tính giá thành theo từng quý phù hợp với kỳ kỳ báo cáo kế toán. Sản phẩm hoàn thành được nhập kho thường xuyên. Các sản phẩm nhập kho chỉ phân biệt mã hàng, kiểu dáng mà không phân biệt là sản phẩm sản xuất tại công ty hay là sản phẩm thuê ngoài gia công. Do vậy công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại, từng mã hàng nhập kho. Để phù hợp với đặc điểm của quy trình công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí, quản lý giá thành, và đối tượng tính giá thành là từng mã hàng hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng nên công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. 2.2.2 Quy trình tính giá thành Tại công ty may Thanh Trì việc tính giá thành được tiến hành theo từng khoản mục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí thuê ngoài gia công, chi phí sản xuất chung. Sau khi tiến hành tập hợp chi phí cho toàn công ty, kế toán tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Cụ thể, đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí thuê ngoài gia công và một phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp và tính cho từng mã hàng theo phương pháp trực tiếp. Đối với chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng mã hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Để hiểu rõ hơn quá trình tập hợp, phân bổ và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần may Thanh Trì chúng ta cùng tìm hiểu về cách tính giá thành sản phẩm của mã hàng AMI 01029526 đã hoàn thành trong quý. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Như đã trình bày ở trên thì khoản mục chi phí nguyên vật liệụ trực tiếp có một phần có thể tập hợp trực tiếp, một phần phải qua phân bổ. Cuối quý căn cứ vào bảng tổng hợp xuất vật tư kê, các bảng phân bổ chi phí vật liệu cho từng mã hàng kế toán lập sổ chi tiết TK 621 cho từng mã hàng ( bảng 2-7). Trên sổ chi tiết ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho mã hàng AMI 01029526 là 145.360.099. Đây là số liệu cho việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng mã hàng được tập hợp trong bảng kê chi tiết lương sản phẩm, từ đó kế toán tính được các khoản trích theo lương tính vào chi phí cho các mã hàng. Cụ thể mã hàng AMI 01029526 có thể tập hợp chi phí nhân công trực tiếp qua sổ chi tiết TK 622 (bảng 2-11) là 56.169.454 Chi phí thuê gia công ngoài Khoản mục chi phí thuê ngoài gia công phản ánh số tiền công ty phải trả cho đơn vị nhận gia công. Từ các hợp đồng thuê ngoài gia công và các phiếu nhập kho thành phẩm thuê ngoài gia công, kế toán giá thành xác định được chi phí thuê ngoài gia công cho từng mã hàng trong từng đơn vị nhận gia công. Sau đó kế toán tập hợp trên bảng tổng hợp chi phí thuê gia công ngoài (bảng 2-16). Với mã hàng AMI 01029526 có sản phẩm nhập kho 2 lần từ thuê ngoài gia công trong quý IV với tổng sản phẩm được gia công là 12.273, tổng trị giá thuê ngoài gia công là 199.414.508. Chi phí sản xuất chung Cuối quý căn cứ vào Sổ Cái TK 627 kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung (bảng 2-17) và bảng phân bổ chi phí này cho từng mã hàng (bảng 2-18). Căn cứ vào bảng phân bổ và bảng tập hợp chi phí sản xuất chung có thể tính riêng cho từng mã hàng kế toán lập sổ chi tiết TK 627 (bảng 2-20). Cụ thể trên sổ chi tiết TK 627 – mã hàng AMI 01029526 chi phí sản xuất chung được phân bổ là 28.523.360 mã hàng này không phát sinh khoản chi phí sản xuất chung được tập hợp riêng trong kỳ. Số liệu này được dùng để lập thẻ tính giá thành sản phẩm Trong quý IV/2009 mã hàng AMI 01029526 hoàn thành được tổng cộng 37.170 sản phẩm trong đó có 12.273 sp thuê ngoài gia công, hoàn thành 8199 sp trong quý và 16.698 sp dở dang từ quý trước chuyển sang. Công ty xuất trực tiếp 34.035 sp và 3.135 sp nhập kho. Từ việc tập hợp các khoản chi phí trên kế toán lập thẻ tính giá thành cho mã hàng AMI Bảng 2-29 Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ Quý IV năm 2009 Mã hàng AMI 01029526. Sản lượng tính giá 37170, đơn vị: chiếc Đơn vị: đ CP SXKD DD ĐK Số phát sinh trong kỳ Cộng CPSXKD DDCK Giá thành đơn vị Tổng giá thành 34.035 3.135 A 1 2 3= (1)+(2) 4 5 6 7 1. CP NVLTT - VLC - VLP 196.085.448 5.446.818 190.638.630 145.360.099 4.066.976 141.293.123 341.445.547 9.513.794 331.931.753 - 9.186 256 8.930 312.645.510 8.712.960 303.932.550 28.798.110 802.560 27.995.550 2. CP NCTT 87.149.088 56.169.454 143.318.542 - 3.856 131.238.960 12.089.487 3. CP SXC 37.166.550 25.523.360 62.689.910 - 1687 57.417.045 5.288.745 4. CP thuê ngoài gia công - 199.414.508 199.414.508 - 5.445 185.320.575 17.070.075 4. Tổng cộng 320.401.086 429.467.421 749.868.507 - 20.174 686.622.090 63.246.417 Nguồn: Phòng kế toán CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH TRÌ 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện. 3.1.1. Ưu điểm Qua nhiều năm phát triển với những khó khăn do nền kinh tế mang lại, đến nay Công ty may Thanh Trì đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng các sản phẩm gia công xuất khẩu chiến lược như áo jacket, áo phông…Để đạt được những thành công như ngày hôm nay đó là nhờ sự phối hợp, đoàn kết phấn đấu và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên của các phòng ban phân xưởng dưới sự điều hành và đường lối quản lý của ban giám đốc. Góp phần làm nên sự thành công đó phải nói đến công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được thực hiện đúng qui định và chuẩn mực kế toán. Là một doanh nghiệp sản xuất, nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, Công ty luôn chú trọng đến công tác quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần may Thanh Trì em xin có một số nhận xét về ưu điểm của công ty như sau: Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn, khoa học tiết kiệm chi phí cho công ty, đồng thời được tổ chức theo mô hình tập trung khá hợp lý. Mỗi kế toán viên trong công ty đều được phân công công việc rõ ràng, đồng thời giữa các bộ phận, các phần hành kế toán luôn có sự phối hợp một cách linh hoạt giúp cho việc hoàn thành các công việc được giao một cách kịp thời. Mặt khác do các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, trình độ nghiệp vụ của kế toán vững vàng nên công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung trên cơ sở sử dụng sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính vào công việc hạch toán kế toán. Đây là việc làm đúng đắn, khoa học, làm đơn giản hoá công việc ghi chép kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, hạn chế nhầm lẫn do việc ghi chép trùng lặp bởi số liệu chỉ cần vào một lần chứng từ gốc. Về công tác tồ chức chứng từ và sổ sách kế toán Hệ thống sổ sách ở Công ty khá đầy đủ, chi tiết, việc ghi chép và mở sổ đúng quy định. Do vậy các phần hành kế toán đều thực hiện một cách nhịp nhàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện khoa học, kịp thời, chính xác, luôn bám sát và phản ánh được thực tế. Hiện nay công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được đặt viết riêng, do vậy việc ghi chép phản ánh lên sổ được thực hiện nhanh chóng, chính xác và phù hợp với những đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành theo những căn cứ khoa học, vận dụng thích hợp các chế độ kế toán hiện hành. Với đặc điểm chính là nhận gia công sản phẩm may mặc, các đơn đặt hàng nhiều liên tục, Công ty đã lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là các mã hàng của các đơn đặt hàng là hợp lý. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty kiểm soát các nguyên vật liệu trực tiếp tương đối chặt chẽ và phù hợp do đó tránh được sự thất thoát trong sản xuất. Cụ thể vật tư được mua theo kế hoạch do phòng kỹ thuật đề ra, vật tư mua bao nhiêu được xuất dùng hết bấy nhiêu, giá mua chính là giá xuất, rất ít có hàng tồn kho trong kho. Vì vậy Công ty tính giá vật tư xuất dùng theo phương pháp thực tế đích danh tương đối đơn giản và hợp lý. Các chi phí về nguyên vật liệu được phòng kế hoạch xác định định mức tiêu hao cụ thể cho từng mã hàng theo thoả thuận và yêu cầu của khách hàng nên chi phí đưa vào giá thành rất chính xác. Công tác tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện một cách khoa học, đúng đối tượng. Đối với mỗi mã hàng của từng đơn đặt hàng, Công ty đều tổ chức sản xuất mẫu và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu trên cơ sở thoả thuận thống nhất với yêu cầu của khách hàng, đơn giá tiền lương của từng khâu từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành. Việc mở sổ theo dõi chi tiết chi phí NVLTT cho từng mã hàng cụ thể dẫn tới giá thành phẩm được tính chính xác và theo dõi được tình hình tiêu hao NVL của từng mã hàng từ đó đưa ra được kế hoạch tiết kiệm vật liệu và trong nhiều trường hợp có thể tìm ra được nguyên nhân gây ra lãng phí nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp Công ty may Thanh Trì đã xây dựng hệ thống tiền lương theo thời gian và lương theo sản phẩm. Với công nhân trực tiếp sản xuất được áp dụng hình thức trả lương theo lương sản phẩm. Định mức lương sản phẩm phù hợp và chặt chẽ. Việc trả lương theo sản phẩm sẽ khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm và chăm chỉ hơn. Đây là nhân tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động từ đó tăng hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Về các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ đều được trích theo quy định hiện hành 6% trừ lương và 19% vào chi phí sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp cho từng mã hàng theo đơn giá mỗi khâu công việc (do phòng kế hoạch tính) và khối lượng bán thành phẩm hoàn thành do đó việc tính khoản chi phí này vào giá thành cho mỗi mã hàng là rất khoa học và đơn giản. Chi phí sản xuất chung Do đặc điểm sản xuất của Công ty, các loại chi phí tổng hợp phát sinh bao gồm nhiều loại khác nhau, không thể tiến hành tập hợp riêng cho từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Trong các loại chi phí, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành do đó việc lựa chọn tiêu thức phân bổ là lương của công nhân sản xuất trực tiếp là hoàn toàn khoa học. Công tác tính giá thành Quy trình tính giá thành trong công ty được tổ chức hết sức khoa học từ việc lập sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh TK 621, 622, 627 cho từng mã hàng đến việc lập thẻ tính giá thành đảm bảo độ chính xác và chặt chẽ cao. Đồng thời các mã hàng trong quý luôn được lập kế hoạch sản xuất từ trước vì vậy đa số những mã hàng hoàn thành trong quý thì sản phẩm dở dang cũng đã tồn tại dưới dạng gần như sản phẩm hoàn chỉnh nhưng chưa được đưa ra khỏi chuyền để đóng gói vì vậy giá thành một đơn vị sp được tính bằng cách chia tổng chi phí tập hợp được cho tổng sp của mã hàng (cả sp hoàn thành và dở dang). Việc xác định kỳ tính giá thành theo từng quý và phương pháp tính giá thành giản đơn nhìn chung là thích hợp; đảm bảo cho công tác tính giá thành, tiết kiệm lao động. 3.1.2 Nhược điểm Vể tổ chức bộ máy kế toán Bên cạnh những điều đạt được trong tổ chức bộ máy kế toán thì vẫn còn một số vấn đề cần được hoàn thiện. Đó là, mô hình kế toán tập trung còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do công ty có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất và gia công hàng xuất khẩu nên ngoài kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành còn có kế toán thành phẩm nội địa . Vì vậy vẫn không tránh khỏi sự chồng chéo công việc trong một phạm vi nhất định Về công tác chi phí và tính giá thành sản phẩm Đối với khoản mục chi phí NVLTT: Do đặc điểm của ngành dệt may, trong quá trình sản xuất sẽ có các đầu tấm, vải thừa, vải vụn. Đặc biệt trong loại hình sản xuất gia công, định mức tiêu hao NVL thực tế thường thấp hơn so với định mức ghi trong hợp đồng, lượng NVL này được theo dõi trên “ Báo cáo tiết kiện NVL”.Tuy nhiên phần chênh lệch này lại không được tính làm giảm chi phí sản xuất. Điều này làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không chính xác chi phí sản xuất tiêu hao. Đối với khoản mục chi phí NCTT: Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, hình thức này có một số ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Do trả lương theo sản phẩm nên có thể công nhân chạy theo số lượng mà không chú trọng đến yêu cầu về chất lượng của chi tiết đó. Điều này gây lãng phí NVL cũng như thời gian làm lại và ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng và uy tín của công ty. Hiện nay, Công ty chưa dự trù được lượng công nhân xin nghỉ phép nên trong nhiều trường hợp công ty có thể gặp khó khăn do khối lượng công nhân xin nghỉ phép đông làm gián đoạn hợp đồng và thời gian hoàn thành đơn hàng. Vì vậy công ty cần có những biện pháp hỗ trợ cũng như lập kế hoạch nhân sự nhằm đảm bảo hoàn thành đơn hàng đúng hạn. Một mặt còn tồn tại nữa trong khoản mục chi phí NCTT đó là tiền ăn ca của công nhân không được hạch toán vào TK 622 mà là TK 642 tức là tính vào chi phí quản lý. Điều này có thể làm giá thành sản phẩm không được phản ánh chính xác và bản chất khoản tiền ăn ca bị hiểu sai lệch. Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung:Công ty tiến hành tập hợp CP SXC trên phạm vi toàn công ty cuối mỗi kỳ mới phân bổ vào giá thành cho từng mã hàng chứ không tập hợp theo từng phân xưởng, điều này dẫn đến công ty không thể theo dõi được tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất ở từng phân xưởng. Như vậy cách theo dõi khoản mục CP SXC (những khoản mục phát sinh trực tiếp tại mỗi phân xưởng) như hiện nay sẽ không phản ánh được tình hình thực tế phát sinh chi phí và do đó việc phân bổ cho từng mã hàng sẽ không chính xác bằng việc tập hợp chi phí theo phạm vi từng phân xưởng. Về khoản chi phí phải trả: Công ty không tiến hành trích trước các chi phí lớn có thể phát sinh trong kỳ đặc biệt là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trong kỳ nếu có sửa chữa lớn phát sinh thì kế toán tập hợp vào chi phí trả trước rồi phân bổ đều vào các kỳ. Như vậy, trong kỳ có những mã hàng đã sản xuất xong nhưng đến cuối kỳ mới phát sinh chi phí về sửa chữa lớn TSCĐ, thì mã hàng vẫn phải chịu khoản chi phí đó như các mã hàng khác. Là một công ty sản xuất với số lượng máy móc thiết bị nhiều, hoạt động liên tục thì việc phát sinh chi phí sửa chữa lớn là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến việc tính giá thành cho từng mã hàng có độ chính xác không cao. Về đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành hiện nay ở công ty là từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Tuy nhiên có thể trong cùng một mã hàng có những sản phẩm vừa được sản xuất tại công ty, có sản phẩm được thuê gia công ngoài nhưng công ty lại không tách riêng hai loại sản phẩm này khi tính giá thành và do đó dẫn đến những hạn chế sau đây: Thứ nhất các khoản chi phí phát sinh từ thuê ngoài gia công và tại công ty là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, việc tính giá thành sản phẩm hiện nay tại công ty là chưa hợp lý, chưa phản ánh được nguyên tắc chính xác của kế toán. Thứ hai, việc tính giá thành sản phẩm không tách riêng các sản phẩm sản xuất tại công ty hay sản phẩm được thuê ngoài gia công là chưa giúp đanh giá được sản xuất tại công ty là hiệu quả hơn hay thuê ngoài gia công hiệu quả hơn. Về báo cáo kế toán phục vụ trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành Bên cạnh việc lập các báo cáo theo khoản mục chi phí thì công ty vẫn chưa chú trọng vào việc lập các báo cáo quản trị để đáp ứng nhu cầu quản lý trong nội bộ và đưa ra các định hướng, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt trong lĩnh vực giá thành thì các báo cáo quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý chi phí và hạ giá thành hướng tới nâng cao lợi nhuận. 3.2. Phương hướng hoàn thiện Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường lợi nhuận. Để phục vụ tốt công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành chi phí luôn là vấn đề cấp thiết. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ cũng như tổ chức bộ máy quản lý và yêu cầu quản lý chi phí, quản lý gía thành. Do vậy công ty may Thanh Trì nên ứng dụng với điều kiện cụ thể để phục vụ tốt cho yêu cầu kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp cũng như từng bộ phận liên quan. Lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một lĩnh vực chủ yếu nhất của kế toán quản trị. Vì vậy hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải xuất phát từ yêu cầu quản trị doanh nghiệp và góp phần vào quá trình quản trị nội bộ. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp vừa phải sử dụng hệ thống kế toán tài chính do Nhà nước qui định, phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán chung, đảm bảo cung cấp thông tin chân thực, tiết kiệm hao phí lao động hạch toán. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành còn phải phù hợp với thành tựu công nghệ tin học vào trong công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán được chi tiết, cụ thể theo nhiều yêu cầu mà khối lượng tính toán, ghi chép sổ sách được tiến hành một cách nhanh chóng ít sai sót nhầm lẫn. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phải dựa trên cơ sở phối hợp đồng bộ các phòng ban liên quan, đổi mới cơ chế quản lý tài chính để cùng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xuất phát từ phân tích những hạn chế của công ty và các phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may Thanh Trì. Về đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Hiện nay công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là từng mã hàng của từng đơn đặt hàng.. Công ty vừa tiến hành sản xuất sản phẩm tại công ty vừa thuê ngoài gia công. Trong đó chi phí thuê ngoài gia công được theo dõi cho từng mã hàng thông qua hợp đồng ký kết với từng đơn vị nhận gia công và số sản phẩm hoàn thành nhập kho. Vì được tập hợp trực tiếp nên công ty hoàn toàn có thể tính được giá thành đơn vị cho mỗi sản phẩm của các mã hàng này.Tuy nhiên, trên thực tế khi tính giá thành cho cùng một loại sản phẩm mà vừa sản xuất tại công ty, vừa thuê ngoài gia công thì công ty tính chung cho tất cả sản phẩm cùng loại mà không phân biệt sản phẩm đó là sản phẩm sản xuất tại công ty hay thuê ngoài gia công. Cụ thể với mã hàng AMI 01029526 minh họa ở trên trong quý IV/2009 mã hàng này hoàn thành được tổng cộng 37.170 sản phẩm trong đó có 12.273 sp thuê ngoài gia công, 24.897 sản phẩm sản xuất tại công ty nhưng tất cả đều được gộp chung lại để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Nếu tách riêng thì đơn giá sản phẩm gia công với lô hàng nhập kho 16/10 là 16.067.7, lô hàng nhập ngày 22/10 là 16.618.5, đơn giá sp gia công do đơn vị tự sản xuất là 22.109. Do đó theo em, công ty nên tiến hành tính giá thành sản phẩm riêng cho các sản phẩm sản xuất tại công ty và sản phẩm thuê ngoài gia công. Giải pháp này vừa có tác dụng so sánh hiệu quả giữa việc sản xuất tại công ty và việc thuê ngoài gia công vừa đảm bảo tính chính xác của các thông tin tài chính và thông tin quản trị. Về tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí: - Đối với khoản mục chi phí NVLTT: Do đặc điểm của ngành dệt may nên thường trong quá trình sản xuất cũng có NVL thừa là vải vụn, vải thừa… Công ty có thể tận dụng để may các chi tiết phụ cho các mã hàng khác hay thu hồi thanh lý. Tuy nhiên khi hạch toán công ty không trừ đi phần chi phí tiết kiệm này, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Do đó theo em để phản ánh đúng bản chất công ty nên trừ giá trị số NVL tiết kiệm được vào chi phí sản xuất làm hạ giá thành sản phẩm. - Đối với chi phí NCTT: Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, bên cạnh những ưu điểm hình thức này cũng có những hạn chế nhất định như đã nêu ở trên đó là việc công nhân quan tâm đến số lượng nhiều hơn là chất lượng. Vì vậy công ty nên có chính sách khuyến khích công nhân nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách trả lương theo tay nghề công nhân bên cạnh việc trả lương theo sản phẩm. Để áp dụng được biện pháp trả lương này công ty phải dựa trên tay nghề kỹ thuật của công nhân và xây dựng hệ thống tay nghề. Điều kiện áp dụng đó là công ty cần có một bộ phận kỹ thuật tiến hành cuộc kiểm tra kỹ thuật của mỗi công nhân để có bảng hệ số tay nghề hợp lý và chính xác. - Đối với chi phí SXC : Để quản lý được chi phí phát sinh theo địa điểm và tính đúng cho các đối tượng chịu chi phí thì những chi phí nào phát sinh trực tiếp tại phân xưởng thì công ty nên tập hợp riêng cho phân xưởng đó; chi phí nào phát phát sinh chung toàn công ty thì cuối kỳ tập hợp và phân bổ cho các phân xưởng rồi sau đó mỗi phân xưởng lại phân bổ cho các mã hàng phân xưởng đó gia công. Như vậy mới phản ánh đúng, tính đúng giá thành của sản phẩm. Đối với các loại chi phí phải trả trước công ty cần xem xét tác động của các chi phí đã và sẽ phát sinh để phân bổ trích trước cho hợp lý, nhằm đảm bảo cho chi phí SXC giữa các kỳ cho sự tăng giảm ổn định. Đặc biệt do trong công ty dây chuyền công nghệ gồm nhiều máy móc thiết bị phức tạp và có giá trị lớn, trong đó chi phí sửa chữa máy móc thiết bị là một khoản chi phí rất lớn nên công ty nên tiến hành trích trước các khoản chi phí này. Về đánh giá sản phẩm dở dang Cuối mỗi quý việc sản xuất thường tồn tại dưới 2 dạng: một là mã hàng dở dang toàn bộ; hai là mã hàng đã có sản phẩm hoàn thành và một số nhỏ sản phẩm dở dang đã đạt mức độ gần như một sản phẩm hoàn chỉnh. Vì thế công ty không cần tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối quý. Tuy nhiên nếu kế hoạch sản xuất không được đảm bảo như đã đề ra thì với trường hợp 2 ở trên sản phẩm dở dang có thể mới chỉ tồn tại ở công đoạn cắt, may, hoặc hoàn thiện và việc không đánh giá sản phẩm dở dang mà tính bình quân giá thành cho tổng sản phẩm như trên sẽ dẫn đến giá thành đơn vị của cùng một mã hàng giữa 2 kỳ có chênh lệch lớn. Do đó theo em công ty nên xây dựng hệ thống đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành so với sản phẩm hoàn chỉnh từ đó việc tính giá thành sẽ đảm bảo chính xác hơn. Về công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất: Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì việc lập các báo cáo kế toán quản trị là rất cần thiết. Hiện nay tại công ty cổ phần may Thanh Trì chưa tổ chức bộ phận kế toán quản trị cũng như việc lập các báo cáo quản trị phục vụ cho mục đích quản lý. Vì thế theo em công ty nên xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Với yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo việc phân chia chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ theo nhiều tiêu thức khác nhau, phải phản ánh đươc chi phí toàn doanh nghiệp theo các bộ phận, các địa điểm phát sinh, các loại sản phẩm, các giai đoạn của quy trình công nghệ, các đơn đặt hàng…Từ đó các báo cáo kế toán quản trị mới có thể cung cấp được những thông tinh hữu ích cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo nhằm đạt mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh. 3.4. Điều kiện thực hiện kiến nghị hoàn thiện Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, công ty may Thanh Trì đã vượt qua không ít khó khăn để vươn lên khẳng định mình. Từ chỗ là một xí nghiệp non trẻ, thiếu thốn về mọi mặt nhưng với sự năng động sáng tạo và sự đồng lòng của cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước đi lên, làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng/năm. Cùng với sự phát triển đó, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí giá thành nói riêng cũng không ngừng phát triển và cải tiến về mọi mặt góp phần đáng kể vào quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những điểm nếu được cải thiện thì sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò của hoạt động kế toán. Để thực hiện được những cải tiến mới trong hoạt động kế toán thì cần có những điều kiện như: - Phải không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho các cán bộ kế toán cũng như khả năng xử lý làm việc với phần mềm kế toán. - Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác như phòng Tổ chức, phòng Kỹ thuật, các phân xưởng… nhằm đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác. - Tăng cường tính tin cậy, có kiểm soát của các thông tin kế toán qua việc xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, chặt chẽ. Với việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay, phòng kế toán có một đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm được tổ chức sắp xếp đúng công việc thì việc thực hiện các kiến nghị trên là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Hơn nữa các kế toán viên của công ty đều đã được đào tạo về hạch toán kế toán trên máy vi tính, áp dụng phần mềm kế toán có tính giá thành là điều kiện cần thiết để đưa hiệu quả công việc lên một mức cao hơn. Đồng thời nếu công ty có chính sách tuyển dụng nhân sự cho công tác kế toán quản trị thì việc thực hiện được các giải pháp trên có thể tốt hơn nữa KẾT LUẬN Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến khá vững chắc. Cơ chế thị trường tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các biện pháp tăng cường công tác quản lý trên các phương diện kinh tế. Với chức năng quản lý, hoạt động của công tác kế toán liên quan trực tiếp đến việc hoạch định các chiến lược phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy hoàn thiện các nội dung của công tác kế toán, trong đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những nội dung rất quan trọng gắn liền với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần may Thanh Trì, em đã tìm tòi học hỏi và nắm được những kiến thức thực tế về chuyên ngành Kế toán. Em cũng đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và nhận thấy về cơ bản việc hạch toán đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chế độ quản lý mới , phù hợp với điều kiện của công ty. Tuy nhiên ở một số phần việc còn có nhứng tồn tại nhất định, với những mặt hạn chế này nếu công ty sớm đưa ra những biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của công ty. Trên đây là toàn bộ chuyên đề nghiên cứu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần may Thanh Trì. Tuy vậy, do thời gian có hạn, trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong chuyên đề có thể còn những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ban lãnh đạo, phòng kế toán công ty, và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo khoa Kế toán trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình kế toán tài chính. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương. 2005. Giáo trình kế toán quản trị. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 3. PGS.TS. Nguyễn Thị Đông. 2007. Lý thuyết hạch toán kế toán. Nhà xuất bản Tài chính. 4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. 2002. Đại học Kinh tế quốc dân. 5. Quyết định 15/2006/TT – BTC 6. Các tài liệu sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty cổ phần may Thanh Trì quý IV năm 2009. 7. Chế độ kế toán doanh nghiệp. NXB Thống kê. Bộ Tài chính NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà Nội, ngày ……. tháng….. năm 2010 Xác nhận của Công ty Cổ phần may Thanh Trì NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày ……. tháng….. năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hà Nội, ngày ……. tháng….. năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26966.doc
Tài liệu liên quan