LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp không ngừng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, chủng loại, đầu tư quảng cáo và đặc biệt không ngừng phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề tốt cho doanh nghiệp đem lại nhiều lợi nhuận, từ đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống của công nhân viên. Việc hạ giá thành sản phẩm là nhân tố quyết định sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong xây dựng cơ bản, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yếu tố cấp thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm.
Để hạ giá thành các nhà quản lý phải thường xuyên nắm bắt một lượng thông tin kinh tế cần thiết: các thông tin về thị trường, giá cả, các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp như năng lực sản xuất, dự trữ vật tư, tiền vốn, lợi nhuận để từ đó quản lý chặt chẽ được chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm thông qua bộ máy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn có hiệu quả từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một yêu cầu cần thiết và luôn được các doanh nghiệp quan tâm.
Trong quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và thực tập tại Công ty Cầu I Thăng Long, em nhận thấy việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp. Mặt khác ý thức được vai trò quan trọng của nó trong các đơn vị xây dựng có những đặc thù riêng. Do đó em lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kê toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long” cho chuyên đề của mình. Mục đích của chuyên đề là vận dụng lý luận hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã học ở nhà trường vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty Cầu I Thăng Long từ đó đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hach toán kế toán tại công ty.
Nội dung chuyên đề bao gồm:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây dựng.
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long.
Chương III: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
I. Sự cần thiết của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
II. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất
1. Khái niệm chi phí sản xuất
2. Phân loại chi phí sản xuất
III. Những vấn đề chung về giá thành
1. Khái niệm giá thành
2. Phân loại giá thành
IV. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
V. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây dựng
1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán
2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương
3. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo giá dự toán
VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng
1. Đối tượng tính giá thành
2. Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp tính giá thành theo định mức
VII. Tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
I.Đặc điểm chung của công ty cầu I Thăng Long
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiêm vụ của các phòng ban
3. Tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty
4. Tổ chức công tác kế toán của công ty
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long
1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Kế toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công
Kế toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công
Kế toán chi phí khấu hao máy thi công
5. Kế toán chi phí sản xuất chung
Kế toán chi phí nhân viên quản lý thi công
Kế toán chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung
Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất chung
Kế toán chi phí chung khác
6. Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty
7. Đánh giá sản phẩm dở dang
8. Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại công ty Cầu I Thăng Long
9. Kế toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
I.Nhận xét chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cầu I Thăng Long
1. Những nhận xét chung
2. Những thuận lợi
3. Những tồn tại
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long
1. Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liêu
2. Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp
3. Ý kiến về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
4. Ý kiến về hạch toán các khoản trích theo lương
5. Ý kiến về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
6. Ý kiến về hạch toán chi phí sản xuất chung
7. Ý kiến về hạch toán giá thành sản phẩm
8. Ý kiến về áp dụng phần mềm kế toán
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kê toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hàng quí căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng, kế toán tính số khấu hao và phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
4.2. Hình thức kế toán tại công ty.
Hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà Công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ở
1
1
2
2
4
7
5
Chứng từ gốc (bảng kê)
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ quĩ
Sổ đăng ký CTGS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh
7
6
1
3
Công ty Cầu I Thăng Long
3
2
Chú thích: : Ghi hằng ngày
: Ghi cuối quí
: Kiểm ta, đối chiếu
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng kê kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi các sổ, thẻ chi tiết. Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quĩ.
Từ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái
Từ sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh.
Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và sổ cái
Sau khi đối chiếu số khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh được dùng để lập bảng cân đối số phát sinh.
Đối chiếu số liệu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cân đối số phát sinh.
Từ bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh, kế toán lập báo cáo tài chính.
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long.
1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình. Bởi sản phẩm tạo ra mang tính chất đơn chiếc. Mỗi công trình gắn với một hợp đồng riêng biệt và có giá trị dự toán riêng. Hơn nữa, đối tượng tính giá thành ở Công ty cũng được xác định là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ. Vì vậy các khoản chi phí sản xuất tính vào giá thành sản phẩm xây dựng được tập hợp trực tiếp cho từng công trình sau đó kết chuyển sang tài khoản tính giá thành để xác định giá thành của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ.
Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng một sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Mỗi công trình đều được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí, đó là;
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung
Cuối quí, dựa trên sổ chi tiết chi phí của tất cả các công trình, hạng mục công trình kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong quí. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong quí, kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành và lập báo cáo chi phí sản xuất, giá thành mỗi quí.
Đối với những chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình thì tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Những chi phí không tập hợp trực tiếp được cho từng công trình, hạng mục công trình thì phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiệp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng bởi vì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành thực thể vật chất của công trình, đặc biệt trong điều kiện trình độ sản xuất của ngành xây dựng nước ta còn thấp, mức tiêu hao nguyên vật liệu còn cao.
Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
Nguyên vật liệu chính: xi măng, sắt thép, cát vàng, cát đen, đá hỗn hợp, đá 1x2, đá 4x6. tôn 6 ly, tôn 8 ly, sỏi…
Vật liệu phụ: que hàn 4 ly, que hàn 2 ly, thép từ 1 đến 5 ly, đinh các loại, phụ gia tăng dẻo, phụ gia tăng đông cứng, bu lông…
Nhiên liệu: xăng A92, A83, dầu DP14, mỡ IC, đất đèn, Ôxy…
Phụ tùng thay thế: zoăng, phớt, bugi, vòng bi, mayơ, chắn dầu, bu lông, tích kê, cút nước…
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 621- “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
TK621 được kế toán mở sổ chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình đang thi công. Việc nhập, xuất kho nguyên vật liệu thường được diễn ra tại nơi thi công nhưng cũng có trường hợp mua từ bên ngoài chuyển trực tiếp vào để thi công không qua kho.
Quá trình hạch toán như sau:
Khi có nhu cầu vật tư, đội trưởng đội thi công sẽ cử nhân viên cung ứng đi mua vật tư. Để có kinh phí mua vật tư, nhân viên cung ứng phải viết giấy đề ghị tạm ứng lên ban lãnh đạo Công ty xét duyệt cấp vốn nằm trong giá trị phần giao khoán cho đội công trình. Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét xác nhận của cán bộ kỹ thuật, kế toán trưởng và giám đốc, thủ quĩ viết phiếu chi cho tạm ứng tiền.
Nợ TK141
Có TK111
Tại công trường thi công đồng thời với việc nhập kho thì các bộ vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho có sự xác nhận của thủ kho. Kế toán nguyên vật liệu theo dõi tình hình nhập xuất vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song. Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Cuối tháng căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật tư từ công trường gửi về và các chứng từ có liên quan kế toán chi phí của Công ty lập chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết TK 621. Sau đó đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi phí vật tư và sổ chi tiết TK 621, sổ cái TK 621, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154, ghi bút toán kết chuyển chi phí từ sổ chi tiết TK 621, sổ cái TK 621 vào TK 154.
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 50
Công trình Cầu Hạnh Phúc
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
CF NVL trực tiếp
621
152
1.524.954.952
CCDC cho SX trực tiếp
621
153
2.880.088
Phân bổ CCDC cho SX
621
1421
520.000
Cộng
x
x
1.528.355.040
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ chi tiết - Năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: TK621
Công trình Cầu Hạnh Phúc
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
Số 50
31/12
CF NVL trực tiếp
152
1.524.954.952
31/12
Số 51
31/12
CCDC dùng cho SX trực tiếp
153
2.880.088
31/12
Số 52
31/12
Phân bổ CF CCDC cho SX
1421
520.000
31/12
Số110
31/12
Kết chuyển CF NVL trực tiếp
154
1.528.355.040
Cộng phát sinh
1.528.355.040
1.528.355.040
Dư cuối kỳ
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ cái - Năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: TK621
NTGS
CTGS
Diễn giải
TK ĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
Số 50
31/12
CF NVL trực tiếp- Cầu Hạnh Phúc
152
1.524.954.952
31/12
Số 51
31/12
CCDC dùng SX trực tiếp- Cầu Hạnh Phúc
153
2.880.088
31/12
Số 60
31/12
CF NVL trực tiếp- Đập Thảo Long
152
315.457.100
…
…
…
…
…
…
…
31/12
Số110
31/12
Kết chuyển CF NVL trực tiếp các công trình.
154
5.746.412.709
Cộng phát sinh
5.746.412.709
5.746.412.709
Dư cuối kỳ
Căn cứ vào số chi tiết TK621 – công trình Cầu Hạnh Phúc kế toán định khoản:
Nợ TK 154: 1.528.355.040
Có TK 621: 1.528.355.040
3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Khoản mục chi phi nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác và kịp thời cho người lao động, đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quĩ lương của Công ty, khuyến khích tăng năng suất lao động.
Nội dung khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ở công ty Cầu I bao gồm:
Tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp thi công
Các khoản phụ cấp lương, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực của công nhân trực tiếp thi công.
Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công
Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản phẩm (lương khoán) và trả lương theo thời gian.
Tại Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” để phản ánh chi phí nhân công phát sinh và phản ánh các khoản tính trích theo lương theo đúng chế độ hiện hành.
Hàng ngày, tổ trưởng các tổ theo dõi tình hình lao động của công nhân viên của Công ty trong tổ của mình và chấm công vào bảng chấm công. Khi kết thúc hợp đồng làm khoán, nhân viên kỹ thuật cùng với chỉ huy công trường tiến hành kiểm tra khối lượng công việc và chất lượng công việc. Cuối tháng dựa trên hợp đồng làm khoán và bảng chấm công, kế toán đội lập bảng thanh toán tiền lương, trên cơ sở đó lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Cuối kỳ kế toán đội tập hợp chứng từ có liên quan đến chi phí nhân công của đội gửi về phòng kế toán- tài vụ của Công ty. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết, sổ cái TK 622. Sau đó kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154.
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 55
Công trình Cầu Hạnh Phúc
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Tiền lương của công nhân trực tiếp SX
622
334
146.057.700
Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp SX
622
338
27.750.963
Cộng
x
x
173.808.663
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ chi tiết - Năm 2005
Tên tài khoản: chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu: TK622
Công trình Cầu Hạnh Phúc
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
CTGS
số 55
31/12
Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp
334
146.057.700
31/12
CTGS
số 56
31/12
Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp
338
27.750.963
31/12
CTGS
số120
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
173.808.663
Cộng phát sinh
173.808.663
173.808.663
Dư cuối kỳ
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ Cái – Năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu: TK622
NTGS
CTGS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
CTGS
số 55
31/12
Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp - Cầu Hạnh Phúc
334
146.057.700
31/12
CTGS
số 56
31/12
Các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp- Cầu Hạnh Phúc
338
27.750.963
31/12
CTGS
số 65
31/12
Tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp - Đập Thảo Long
334
31.022.300
…
…
…
…
…
…
31/12
CTGS
số120
31/12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
455.025.298
Cộng phát sinh
455.025.298
455.025.298
Dư cuối kỳ
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Căn cứ vào số chi tiết của CTGS số 120, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK622 – công trình Cầu Hạnh Phúc theo định khoản:
Nợ TK 154: 173.808.663
Có TK 622: 173.808.663
4. Chi phí sử dụng máy thi công
Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công cũng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng. Tại Công ty Cầu I Thăng Long chi phí sử dụng máy thi công bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công
Chi phí nhân công điều khiển máy
Khấu hao máy thi công
Ở Công ty Cầu I Thăng Long, tài khoản kế toán dùng để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công là TK623 “Chi phí sử dụng Máy thi công”.
+ Trường hợp Máy thi công đi thuê:
Toàn bộ số tiền thuê MTC không phản ánh vào TK 623 mà phản ánh vào chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất. Cuối tháng hợp đồng thuê MTC và phiếu theo dõi hoạt động của máy được kế toán đội tập hợp gửi lên phòng Kế toán- Tài vụ của Công ty. Kế toán chi phí tiến hành lập bảng phân bổ chi phí thuê MTC của các công trình.Khi xác định chi phí thuê MTC cho từng công trình, kế toán ghi bút toán xác định chi phí thuê MTC vào chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ chi tiết, sổ cái TK627, ghi bút toán kết chuyển sang TK 154.
+ Trường hợp tất cả MTC thuộc sở hữu của Công ty thì được hạch toán như sau:
4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công.
Cuối kỳ, kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan đến chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ máy thi công gửi lên phòng kế toán – tài vụ của Công ty làm cơ sở pháp lý để ghi chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái TK 623.
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 50
Công trình Cầu Hạnh Phúc
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
CF NVL dùng cho MTC
623
152
116.504.098
CF CCDC dùng cho MTC
623
153
1.385.826
Phân bổ CF CCDC cho MTC
623
1421
721.000
Cộng
x
x
118.610.924
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công:
Nợ TK 623: 118.610.924
Có TK 152: 116.504.098
Có TK 153: 1.385.826
Có TK 1421: 721.000
4.2 Kế toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công.
Chi phí nhân công điều khiển máy bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương của công nhân điều khiển máy thi công.
Công ty Cầu I Thăng Long
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Quí IV năm 2005
Công trình: Cầu Hạnh Phúc
TK334
TK338
TK 335
Tổng cộng
Lương cơ bản
Các khoản phụ cấp
Cộng có TK334
TK3382
KPCĐ 2%
TK3383 BHXH 15%
TK3384 BHYT 2%
Cộng có TK334
41.482.300
6.045.900
47.528.200
950.564
7.129.230
950.564
9.030.358
56.558.558
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 55
Công trình Cầu Hạnh Phúc
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Tiền lương của công nhân sử dụng MTC
623
334
47.528.200
Các khoản trích theo lương của công nhân sử dụng MTC
623
338
9.030.358
Cộng
x
x
56.558.558
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Hạch toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công kế toán định khoản:
Nợ TK 623: 56.558.558
Có TK 334: 47.528.200
Có TK 338: 9.030.358
4.3 Chi phí khấu hao máy thi công.
Ðầu tháng, căn cứ vào bảng tính khấu hao Công ty lập cho mọi tài sản đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản, kế toán tài sản cố định ( kế toán tổng hợp) thông báo số khấu hao và trích trước sửa chữa MTC cho từng loại MTC.
Số liệu trong bảng tổng hợp chi phí MTC và các chứng từ gốc có liên quan, kế toán đội tập hợp lại gửi lên phòng kế toán- tài vụ của Công ty.Từ đó làm cơ sở cho việc lập bảng khấu hao và trích trước sửa chữa MTC trong tháng cho tất cả các công trình và vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái TK 623, ghi bút toán kết chuyển sang TK 154.
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 210
Công trình Cầu Hạnh Phúc
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Khấu hao máy thi công
623
214
137.043.153
Cộng
x
x
137.043.153
Kèm theo… chứng từ gốc
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Hạch toán chi phí khấu hao máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 623: 137.043.153
Có TK 214: 137.043.153
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ chi tiết – Năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công
Số hiệu: TK623
Công trinh Cầu Hạnh Phúc
NTGS
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
CGTS số 50
31/12
Chi phí NVL dùng cho máy thi công
152
116.504.098
31/12
CTGS số 51
31/12
Chi phí CCDC dùng cho máy thi công
153
1.385.826
31/12
CGTS số 52
31/12
Phân bổ CF CCDC vào CF sử dụng máy thi công
1421
721.000
31/12
CTGS số 55
31/12
Tiền lương của công nhân sử dụng máy thi công
334
47.528.200
31/12
CTGS số 56
31/12
Các khoản trích theo lương của công nhân sử dụng máy thi công
338
9.030.358
31/12
CTGS số 210
31/12
Khấu hao máy thi công
214
137.043.153
31/12
CTGS số310
31/12
Kết chuyển CF sử dụng máy thi công
154
312.212.635
Cộng phát sinh
312.212.635
312.212.635
Dư cuối kỳ
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ Cái – Năm 2005
Tên tài khoản: chi phí sử dụng máy thi công
Số hiệu: TK623
Ntgs
CTGS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
31/12
CTGS
Số 50
31/12
Chi phí NVL dùng cho máy thi công - Cầu Hạnh Phúc
152
116.504.098
31/12
CTGS
số 51
31/12
Chi phí CCDC dùng cho máy thi công – Cầu Hạnh Phúc
153
1.385.826
31/12
CTGS
số 60
31/12
Chi phí NVL dùng cho máy thi công - Đập Thảo Long
152
70.254.667
…
…
…
…
..
…
31/12
CTGS
số 310
31/12
Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
154
1.096.393.167
Cộng phát sinh
1.096.393.167
1.096.393.167
Dư cuối kỳ
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Căn cứ vào sổ chi tiết TK623 – công trình Cầu Hạnh Phúc kế toán định khoản:
Nợ TK 154: 312.212.635
Có TK 623: 312.212.635
5. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Nội dung chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm:
Chi phí nhân công quản lý thi công
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho đội xây dựng.
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí chung khác: Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung được thực hiện theo các nội dung sau:
5.1. Kế toán chi phí nhân viên quản lý thi công.
Chi phí nhân viên quản lý thi công bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp theo lương tính trên tiền lương thực tế của nhân viên quản lý thi công ở các công trường. Hàng ngày kế toán đội tiến hành chấm công vào bảng chấm công, cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính ra lương của từng bộ phận quản lý đội, sau đó lập bảng lương cho nhân viên quản lý đội:
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 55
Công trình Cầu Hạnh Phúc
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Tiền lương của công nhân QL thi công
627
334
34.558.100
Các khoản trích theo lương của công nhân QL thi công
627
338
6.566.039
Cộng
x
x
41.124.139
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán ghi:
Nợ TK 627: 41.124.139
Có TK 334: 34.558.100
Có TK 338: 6.566.039
5.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung.
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 50
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
CF NVL dùng cho SXC
627
152
101.249.588
CF CCDC dùng cho SXC
627
153
1.876.111
Phân bổ CCDC cho SXC
627
1421
620.000
Cộng
x
x
103.745.699
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ trên kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất dùng:
Nợ TK 627: 103.745.699
Có TK 152: 101.249.588
Có TK 153: 1.876.111
Có TK 1421: 620.000
5.3 Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung
Dựa vào chi phí khấu hao đã được phân bổ cho mỗi công trình, kế toán lập CTGS số 210 phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ tính cho công trình Cầu Hạnh Phúc.
Công ty Cầu I Thăng Long
Chứng từ ghi sổ
Ngày 31/12/2005
Số: 210
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất chung
627
214
71.096.404
Cộng
x
x
71.096.404
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành hạch toán chi phí khấu hao cho tài sản cố định dùng trong sản xuất chung của công trình Cầu Hạnh Phúc:
Nợ TK 627: 71.096.404
Có TK 214: 71.096.404
5.4 Chi phí chung khác
Ở Công ty Cầu I Thăng Long, khoản mục này bao gồm: chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…) và các chi phí bằng tiền khác (chi phí giao dịch, tiếp khách…). Các khoản chi phí này được hạch toán vào tài khoản 627 mà không phản ánh chi tiết cụ thể từng khoản chi phí trong chi phí chung khác.
Cách tập hợp chi phí chung khác như sau:
Hàng ngày nhận được các chứng từ gửi về, kế toán tiến hành phân loại các chứng từ có nội dung giống nhau như: chi mua nguyên vật liệu, chi tạm ứng, chi thanh toán với ngưới bán, chi khác…Riêng đối với các chứng từ phản ánh các khoản chi khác lại được tập hợp cho từng công trình. Cuối tháng, kế toán lập các bảng kê chứng từ có nội dung giống nhau như đã phân loại. Cuối quí, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp các bảng kê. Bảng tổng hợp này là căn cứ để lập các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi khác trên, kế toán lập CTGS từ đó dựa trên chứng từ ghi sổ này để kế toán ghi sổ chi tiết TK 627, sổ cái TK 627. Trên cơ sở đó kết chuyển sang TK 154.
Quá trình hạch toán như sau:
Nợ TK 154: 254.471.042
Có TK 627: 254.471.042
6. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty.
Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất được Công ty xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Sau khi đã có số liệu kế toán ở các khâu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng MTC, chi phí sản xuất chung được phân bổ. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho từng công trình vào sổ chi tiết TK 154, bảng kê tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và sổ cái TK 154.
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ chi tiết – Năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Số hiệu: TK154
Công trình Cầu Hạnh Phúc
Ntgs
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
51.892.867
31/12
CTGS
số110
31/12
K/C CFNVLTT
621
1.528.355.040
31/12
CTGS
số120
K/C CFNCTT
622
173.808.663
31/12
CTGS
số310
31/12
K/C CFSDMTC
623
312.212.635
31/12
CTGS
số2030
31/12
K/C CFSXC
627
254.471.042
31/12
CTGS
số3055
31/12
Giá thành thực tế KLXD hoàn thành
632
2.266.258.077
Cộng phát Sinh
2268.848.380
2.266.258.077
Dư cuối kỳ
54.482.170
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng.
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ Cái – Năm 2005
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Số hiệu: TK154
NTGS
CTGS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
Số
NT
Nợ
Có
Dư đầu kỳ
249.073.384
31/12
CTGS
số110
31/12
K/C CFNVLTT Cầu Hạnh Phúc
621
1.528.355.040
31/12
CTGS
số120
31/12
K/C CFNCTT Cầu Hạnh Phúc
622
173.808.663
31/12
CTGS
số310
31/12
K/C CF sử dụng MTC Cầu HP
623
312.212.635
31/12
CTGS
số2030
31/12
K/C CFSXC Cầu Hạnh Phúc
627
254.471.042
…
…
…
…
…
…
…
31/12
Số3055
31/12
Giá thành KLXD
632
8.192.320.480
Cộng phát sinh
8.192.084.966
8.192.320.480
Dư cuối kỳ
248.837.870
Người lập Ngày tháng năm
Kế toán trưởng.
Quá trình hạch toán quá trình kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm xây dựng
Nợ TK 154: 2.268.847.380
Có TK 621: 1.528.355.040
Có TK 622: 173.808.663
Có TK 623: 312.212.635
Có TK 627: 254.471.042
7. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty Cầu I Thăng Long.
Xuất phát từ đặc điểm thi công công trình: thời gian thi công dài, khối lượng thi công nhiều, Công ty tiến hành tính giá thành của khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ. Để phù hợp với kỳ hạch toán của Công ty là hàng quí, nên Công ty xác định chi phí xây dựng dở dang cuối quí. Chi phí xây dựng dở dang cuối quí được đánh giá theo phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán. Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo công thức:
Chi phí sản phẩm dở dang C.kỳ
CF sản phẩm DD Đ.kỳ
=
Giá dự toán của khối lượng xây dựngdựng DD C.kỳ
Giá dự toán của khối lượng xây dựng hoàn thành
+
x
Giá dự toán của khối lượng xây dựng DD C.kỳ
+
CF phát sinh trong kỳ
Chi phí dự toán của khối lượng xây dựng DD C.kỳ
Trong đó:
Giá dự toán của khối lượng xây dựng DD C.kỳ
=
+
+
Chi phí chung
Lãi định mức
Chi phí chung
Chi phí dự toán của khối lượng xây dựng DD C.kỳ
=
x
7%
=
x
+
Lãi định mức
Chi phí chung
Chi phí dự toán của khối lượng xây dựng DD C.kỳ
8%
(
)
Công ty Cầu I Thăng Long không thực hiện đánh giá khối lượng xây dựng dở dang theo từng khoản mục chi phí mà chỉ đánh giá theo tổng số chi phí.
Công ty Cầu I Thăng Long
Trích bảng kiểm kê khối lượng sản phẩm xây dựng dở dang
Công trình Cầu Hạnh Phúc – Quí IV/2005
Diễn giải
Đơn vị tính (m3)
Đơn giá dự toán
Thành tiền
Đào kết cấu
30
416.250
12.487.500
Xây đá
4
2.059.350
8.237.400
Đá dăm đệm
4
3.785.100
15.140.400
…
…
…
…
Cộng
45.896.400
Căn cứ vào bảng kê trên, ở công trình Cầu Hạnh Phúc quí IV/2005 có:
+ Chi phí theo dự toán của khối lượng xây dựng dở dang cuối kỳ: 45.896.400
+ Chi phí chung là: 7% x 45.896.400 = 3.212.748
+ Lãi định mức: 8% x (3.212.748 + 45.896.400) = 3.928.731
Vậy giá trị dự toán của khối lượng xây dựng dở dang cuối quí IV/2005 của công trình Cầu Hạnh phúc là:
45.896.400 + 3.212.748 + 3.928.731 = 53.137.879
- Giá trị dự toán của khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao trong kỳ của công trình Cầu Hạnh phúc : 2.210.340.500
- Chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang đầu quí IV/2005 của công trình Cầu Hạnh phúc: 51.892.867
Chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuối quí IV/2005 của công trình Cầu Hạnh Phúc
8. Đối tượng và phương pháp tính giá thành ở Công ty Cầu I Thăng Long
Đối tượng tính giá thành ở Công ty Cầu I Thăng Long là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là hàng quí.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình.
Giá thành khối lượng sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao trong kỳ được thể hiện ở bảng tính giá thành xây dựng hoàn thành cuối quí
Công ty Cầu I Thăng Long
Bảng tính giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành
Quí IV/2005
STT
Tên công trình
Chi phí xây dựng dở dang đầu kỳ
Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Chi phí xây dựng dở dang cuối kỳ
Giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành
1
ĐậpThảo Long
31.750.950
630.646.641
33.895.470
628.502.121
2
Cảng Chân Mây
48.728.167
1.986.070.996
42.605.920
1.992.193.273
3
Cầu Kênh Kịa
43.865.700
1.692.389.107
45.938.300
1.690.3160.507
4
Cầu Chợ Dinh
34.218.520
745.899.699
36.187.860
743.930.359
5
Cầu Hạnh Phúc
51.892.867
2.268.847.380
54.482.170
2.266.258.077
6
Cầu Làng Ngòn
38.617.180
868.231.14.
35.728.150
871.120.173
Cộng
249.073.384
8.192.084.966
248.837.870
8.192.320.480
Căn cứ bảng tính giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành trên kế toán phản ánh khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ:
Nợ TK 632: 2.266.258.077
Có TK 154: 2.266.258.077
Kế toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại trong Công ty.
Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Nguyên nhân là do thiên tai, hoả hoạn, do lỗi của bên giao thầu ( bên A) như sửa đổi thiết kế hoặc thay đổi một bộ phận thiết kế của công trình hoặc có thể do bên thi công ( bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉ đạo thi công không chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật của công nhân hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài.
Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thích hợp.
Giá trị thiệt hại phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được.
Giá trị khối lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lượng đó. Các phí tổn để thực hiện xây dựng khối lượng xây lắp bị phá đi làm lại thường được xác định theo giá trị thực tế của khối lượng phải phá đi làm lại.
Trong trường hợp có sai phạm nhỏ không cần thiết phải phá đi làm lại mà chỉ cần sửa chữa, điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dùng để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có liên quan như chi phí sản xuất.
Giá trị thiệt hại do phá đi làm lại được xử lý như sau:
+ Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường.
+ Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thi công coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.
+ Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc tính vào khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ phần giá trị bắt người phạm lỗi phải bồi thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.
Quy trình hạch toán:
Trong kỳ kế toán tập hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh được phân bổ sang TK 154, ghi:
Nợ TK 154 : 18.640.000
Có TK 621 : 7.456.300
Có TK 622 : 6.648.500
Có TK 623 : 2.395.200
Có TK 627 : 2.140.000
Cuối kỳ ban quản lý và phòng kế toán xác định nguyên nhân gây thiệt hại, căn cứ vào định mức thiệt hại của công ty cùng với các biên bản và hợp đồng giữa bên nhận thầu với bên giao thầu cùng với bên bảo hiểm kế toán xử lý:
Nợ TK 632 : 10.720.000
Nợ TK 138 : 5.780.000
Nợ TK 811 : 2.140.000
Có TK 154 : 18.640.000
Quy trình quản lý các khoản thiệt hại phá đi làm lại: Công ty đã thực hiện tính giá thành riêng cho công trình phá đi làm lại. Từ đó xác định các khoản thiệt hại từ việc phá đi làm lại. Sau đó dựa vào định mức thiệt hại và nguyên nhân gây ra mà xử lý một cách hợp lý. Ngoài ra Công ty còn thực hiện làm hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm cho công trình khi thiệt hại xẩy ra và có hợp đồng thoả thuận kỹ với bên giao thầu … từ đó có cách xử lý thích hợp.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG.
I. Những nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cầu I Thăng Long.
1. Nhận xét chung.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển Công ty Cầu I Thăng Long đã tham gia thi công nhiều công trình lớn nhỏ trong cả nước bao gồm xây dựng các công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình công nghiệp… Trong đó có nhiều công trình có chất lượng cao và được cả nước biết đến như cầu Tràng Tiền ở Huế, cầu Đồng Tiến ở Hoà Bình, cầu Sông Bạc ở Hà Giang, cầu Đông Hà ở Quảng Trị…Có được những thành công đó là sự đóng góp không nhỏ của bộ phận quản lý tài chính của Công ty trong đó có phòng kế toán- tài vụ là nòng cốt.
Bằng mọi biện pháp tích cực nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những lợi thế, lãnh đạo Công ty và đặc biệt là phòng kế toán đã cố gắng năng động đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành phù hợp với giá cả thực tế, quản lý chặt chẽ chi phí phát sinh, hạn chế chi phí bất hợp lý, từ đó tham mưu cho lãnh đạo Công ty đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm…
Tuy nhiên trong quá trình đi lên do sự thay đổi liên tục của chế độ kế toán nên công tác kế toán của Công ty không tránh khỏi những tồn tại nhất định.
Trong thời gian thực tập ngắn để tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc, của các phòng và đặc biệt là phòng kế toán đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với thực tế. Trong thời gian tìm hiểu bằng những hiểu biết và nhận thức của bản thân, em mạnh dạn nêu lên một số nhận xét và ý kiến của mình về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2. Những thuận lợi.
Công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thể hiện những ưu điểm sau:
- Thứ nhất, về tổ chức quản lý bộ máy là gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đủ đáp ứng yêu cầu chỉ đạo kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Cụ thể:
+ Công ty đã quản lý lao động có trọng tâm và luôn động viên khuyến khích đối với lao động có tay nghề cao.
+ Việc quản lý và sử dụng vật tư theo định mức và theo kế hoạch đã góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Thứ hai, về tổ chức bộ máy kế toán, phòng kế toán của Công ty được bố trí công việc hợp lý với đội ngũ kế toán có trình độ, có năng lực và nhiệt tình, trung thực. Xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán, cách ghi chép, phương thức hạch toán một cách khoa học, hợp lý phù hợp với yêu cầu và mục đích của chế độ kế toán mới .
- Thứ ba, hình thức kế toán chứng từ ghi sổ mà Công ty đang áp dụng thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật. Sử dụng chứng từ làm căn cứ ghi sổ kế toán đã khiến cho khối lượng ghi sổ kế toán trở nên gọn nhẹ, dễ hiểu và chủ động vì chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở các chứng từ gốc cùng loại, cùng phản ánh một nội dung, các chứng từ ghi sổ sau khi làm căn cứ ghi sổ kế toán được bảo quản và lưu vào hồ sơ theo cùng quyển có cùng nội dung và kèm theo các chứng từ gốc rất thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.
- Thứ tư, về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Công ty đã tổ chức hạch toán chi phí xây dựng cho từng công trình, hạng mục công trình trong quí một cách cụ thể, rõ ràng, đơn giản phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty tiến hành đánh giá kiểm kê khối lượng sản phẩm làm dở một cách khoa học và chính xác, xác định được đúng chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Công ty đã tiến hành cung cấp vật tư cho các công trình theo tiến độ thi công và theo dự toán, tránh lãng phí và mất mát vật tư ở kho công trình.
Công ty trao quyền cho các đội mua vật tư tại nơi thi công. Vật liệu mua về được chuyển bằng xe của Công ty tại các công trình, giá mua thấp hơn chi phí vật tư mà Công ty mua về rồi chuyển đến công trình. Theo cách này Công ty có thể giảm chi phí vật tư phục vụ cho thi công và đặc biệt hợp lý khi các công trình ở xa Công ty.
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp nên công tác tính toán nhanh gọn, thuận tiện cho việc tính giá thành.
Nhìn chung công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty là khá chính xác đảm bảo đúng, đầy đủ và dễ hiểu.
3. Những tồn tại.
Bên cạnh những thành tích đạt được trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng còn những tồn tại cần khắc phục, cụ thể là:
- Thứ nhất: Do Công ty đóng trên địa bàn thành phố, thi công các công trình ở khắp nơi trong cả nước, nên chi phí tàu xe, lưu trú giao dịch của cán bộ công nhân viên là rất lớn, hiệu quả đem lại không cao mà nguồn thông tin thu thập không kịp thời.
- Thứ hai: Do tất cả các loại nguyên vật liệu được tập kết tại kho mà kho lại cách khá xa công trường thi công từ đó làm tăng chi phí vận chuyển nguyên vật liệu từ kho tới công trường. Ngoài ra, việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu vẫn còn thủ công, công việc ghi chép của thủ kho với kế toán bị trùng lắp nhiều.
- Thứ ba: Về tiền lương của công nhân viên được thanh toán một tháng một lần, không thực hiện trích tạm ứng. Ngoài ra, ở công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Về các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty thực hiện chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành như: Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đều được trích theo tỷ lệ % trên lương thực tế như vậy sẽ làm cho giá thành trong kỳ tăng lên bởi lương thực tế bao giờ cũng cao hơn lương cơ bản.
- Thứ tư: Về chi phí sửa chữa TSCĐ ( cụ thể là máy thi công) thì Công ty chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa máy thi công mà khi có hỏng cần phải sửa chữa thì mới tiến hành trích quỹ ra để sửa chữa.
- Thứ năm: Trong chi phí sản xuất chung ở Công ty không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất điều này là chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành.
- Thứ sáu: Công tác kế toán của Công ty hiện nay mang tính chất thủ công, chưa vận dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán.
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long.
1. Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Ở phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã trình bày, ta biết rằng mọi nguyên vật liệu của Công ty mua về đều được tập kết tại kho tạm ở nơi thi công. Em thấy rằng đối với các loại nguyên vật liệu có giá trị lớn như: xi măng, sắt thép được bảo quản trong kho là hợp lý. Tuy nhiên đối với những loại nguyên vật liệu như: sỏi, cát, đất, đá…thì nên tập hợp tại chân công trình đang thi công, một số trường hợp có thể xuất sử dụng ngay thuận tiện cho việc thi công, vừa tiết kiệm được chi phí vận chuyển từ kho tạm đến chân công trường thi công.
2. Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo em, kế toán nên tập hợp 3 bảng phân bổ: bảng phân bổ NVL (ghi có TK152, ghi nợ các TK…), bảng phân bổ CCLĐ (ghi có TK153, ghi nợ các TK…), bảng phân bổ CCLD tài khoản chờ phân bổ (ghi có TK1421, ghi nợ các TK…) vào chung một bảng gọi là bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian ghi chép mà vẫn đảm bảo phản ánh được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong toàn Công ty.
3. Ý kiến về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty Cầu I Thăng Long không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất hàng quí. Theo em kế toán Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Bởi vì khoản tiền lương nghỉ phép phát sinh giữa các kỳ là không đồng đều nên nếu không thực hiện trích trước sẽ làm cho giá thành các kỳ không ổn định.
Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi chi phí thực tế phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335
CóTK 334
Nếu chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 334
Nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí đã trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 622
4. Ý kiến về hạch toán các khoản trích theo lương.
Theo chế độ kế toán hiện hành, thì các khoản trích theo lương BHXH, BHYT được tính trên tiền lương cơ bản, KPCĐ được tính trên tiền lương thực tế của nhân công sản xuất. Đặc biệt đối với doanh nghiệp xây lắp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân sử dụng máy, nhân viên quản lý thi công được ghi vào TK627 “Chi phí sản xuất chung”.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long, các khoản trích nộp theo lương đều được tính trên tiền lương thực tế của công nhân viên. Mặt khác, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất lại tính vào chi phí công nhân trực tiếp, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công lại tính vào chi phí sử dụng máy thi công. Như vậy, Công ty Cầu I Thăng Long hạch toán các khoản trích theo lương chưa đúng với chế độ kế toán. Theo em, Công ty nên thực hiện đúng với chế độ kế toán đã qui định. Cụ thể, là BHXH trích 20% trên tiền lương cơ bản trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất và 5% trừ vào thu nhập của người lao động, BHYT thì trích 3% trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% trừ vào thu nhập của người lao động còn KPCĐ trích 2% trên tiền lương thực tế tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên điều khiển máy thi công, nhân viên quan lý tổ đội được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Trình tự hạch toán:
Căn cứ vào bảng chấm công và bảng phân bổ tiền lương, kế toán ghi:
Nợ TK 627
Có TK 338 (3382,3383,3384)
5. Ý kiến về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà khi chi phí thực tế phát sinh ở công trình nào thì tính vào chi phí công trình đó. Theo em, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Bởi vì khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh mà công trình có máy thi công phải tiến hành sửa chữa lớn cao hơn các công trình không có khoản sửa chữa lớn phát sinh và giá thành sản phẩm giữa các quí sẽ có sự biến động lớn.
Theo em, trong tháng công trình nào sử dụng máy thi công nào thì đó là đối tượng để phân bổ chi phí trích trước, theo cách tính này chi phí sửa chữa lớn không phải một công trình nào gánh chịu mà được tính đều cho các công trình sử dụng máy thi công đó. Tiêu thức dùng để phân bổ chi phí sửa chữa lớn máy thi công có thể là số ca máy cho mỗi công trình hay số giờ máy chạy.
Trình tự hạch toán:
Khi trích trước chi phí sửa chữa máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 623
Có TK 335
Trong kỳ phát sinh các khoản chi phí sửa chữa :
+ Nếu số trích trước về sửa chữa máy thi công mà lớn hơn chi phí thực tế thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí:
Nợ TK 335
Có TK 623
+ Nếu số trích trước về sửa chữa máy thi công mà nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải ghi tăng chi phí trích trước, ghi:
Nợ TK 623
Có TK 335
Về khấu hao máy thi công. Theo em, Công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao máy thi công theo lịch trình ca máy để tính khấu hao cho các công trình. Như thế chi phí khấu hao tính cho các công trình chính xác hơn.
6. Ý kiến về hạch toán chi phí sản xuất chung.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long kế toán không mở sổ chi tiết TK627 theo nội dung kinh tế các khoản chi phí sản xuất phát sinh, nên việc lên báo cáo sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí ở thuyết minh báo cáo tài chính là không chi tiết. Theo em, kế toán Công ty nên mở TK cấp 2 như sau:
- TK6271: Chi phí nhân viên quản lý thi công, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội.
- TK6272: Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý thi công
- TK6273: Chi phí công cụ dụng cụ phục vụ cho quản lý thi công
- TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ dung cho quản lý thi công
- TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK6278: Chi phí bằng tiền khác
Đồng thời với việc theo dõi chi phí sản xuất chung theo từng tiểu khoản công ty có thể sử dụng mẫu sổ chi tiết cho TK 627 như sau:
Công ty Cầu I Thăng Long
Sổ chi tiết - Năm 2005
Tên tài khoản: chi phí sản xuất chung
Số hiệu: TK627
Chứng từ
TK
ĐƯ
Chi phí sản xuất chung
SH
NT
Diễn giải
TK 6271
TK 6272
TK 6273
TK 6274
TK 6277
TK 6278
Cộng
Cộng
7. Ý kiến về hạch toán giá thành sản phẩm.
Ở Công ty Cầu I Thăng Long, kế toán chưa tiến hành lập bảng tính giá thành cho từng công trình theo từng khoản mục chi phí. Thực chất “Bảng tính giá thành khối lượng xây dựng hoàn thành” là bảng kê giá thành các công trình không phải là bảng tính giá thành cho từng công trình. Tuy nhiên khi đánh giá khối lượng dở dang cuối quí, kế toán không đánh giá riêng theo từng khoản mục. Do vậy khi lập bảng tính giá thành cho từng công trình theo từng khoản mục chi phí, Công ty phải tiến hành phân bổ chi phí thực tế khối lượng xây dựng dở dang cuối quí theo định mức từng khoản mục chi phí trong kỳ có sẵn trong dự toán để tính ra từng khoản mục chi phí đối với khối lượng xây dựng dở dang cuối quí.
Công ty Cầu I Thăng Long
Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành
Quí IV/2005
Tên công trình: Cầu Hạnh Phúc
TT
Khoản mục
CF xây dựng dở dang đầu kỳ
CF xây dựng phát sinh trong kỳ
CF xây dựng dở dang cuối kỳ
Tông giá thành sản phẩm hoàn thành
1
CFNVLTT
51.892.867
1.528.355.040
54.482.170
1.525.765.737
2
CFNCTT
-
173.808.663
-
173.808.663
3
CFSDMTC
-
312.212.635
-
312.212.635
4
CFSXC
-
254.471.042
-
254.471.042
Cộng
51.892.867
2.268.847.380
54.482.170
2.266.258.077
Căn cứ vào thẻ tính giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành trên kế toán phản ánh khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ:
Nợ TK632: 2.266.258.077
Có TK154: 2.266.258.077
8. Ý kiến về áp dụng phần mềm kế toán.
Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo qui trình của kế toán rồi in các sổ kế toán chi tiết và báo cáo kế toán.
Tình hình thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp nước ta đang có xu hướng áp dụng mạnh mẽ phần mềm kế toán trong tổ chức công tác kế toán bởi vì so với kế toán thủ công thì kế toán trên máy vi tính thể hiện những ưu việt nổi trội:
Giảm được lao động đơn điệu kế toán chi tiết, tính toán tổng hợp số liệu để lập sổ chi tiết và báo cáo kế toán.
Cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Có thể loại bỏ được khá nhiều sổ sách kế toán trung gian so với khi làm thủ công.
Thuận tiện cho việc kiểm tra phát hiện sai sót.
Bảo quản và lưu trữ số liệu kế toán được lâu dài, an toàn và gọn nhẹ.
Có thể tinh giảm biên chế trong bộ máy kế toán của đơn vị, đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, phân tích số liệu của nhân viên kế toán.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán được chào hàng kèm theo nhiều dịch vụ hậu mãi rất đầy đủ, trong đó có một số phần mềm được ưa chuộng như: EFFECT, AC- SOFT, MISA, STANDARD, FAST ACCOUTING... Công ty nên chọn một phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty mình.
KẾT LUẬN
Các nhà kinh tế thế giới cho rằng trong tương lai kế toán là một trong những nghề phát triển nhất. Điều đó cho thấy kế toán là công cụ không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế, đăc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tầm quan trọng của kế toán càng được nâng cao. Kế toán là “Ngôn ngữ kinh doanh” và được coi là “Nghệ thuật” ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với từng yêu cầu sử dụng thông tin.
Chính vì vậy kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng trong các doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng. Tính đúng, tính đủ đầu vào là cơ sở xác định đúng kết quả kinh doanh, sử dụng hợp lý tiết kiệm chi phí là điều kiện để tăng lợi nhuận, tăng qui mô, phát triển sản xuất, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ đảm bảo nâng cao đời sống của người lao động.
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty Cầu I Thăng Long thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, em nhận thấy sự cần thiết của học tập nghiên cứu lý luận đi đôi với tìm hiểu thực tế. Đó chính là thời gian tạo điều kiện cho sinh viên hiểu đúng hơn, sâu sắc hơn kiến thức đã học tại nhà trường.
Chính vì vậy trong quá trình học tập nghiên cứu em cố gắng đi sâu học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu lý luận cũng như thực tế. Được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của TS. Ngô Trí Tuệ và các thầy cô giáo, tập thể cán bộ nhân viên trong Công ty và đặc biệt là phòng kế toán, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cầu I Thăng Long”.
Tuy vậy, do trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong chuyên đề này của em không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Em mong có sự đóng góp, giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cô, các bác, các anh chị, bạn bè để hoàn thiện kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
2. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm - Trường ĐH Kinh tế quốc dân
3. Vở ghi bài giảng Kế toán tài chính - cô Trần Thị Phượng
4. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán – NXB Tài chính
Kế toán xây dựng cơ bản - Trường ĐH Thương Mại
Trang web: www.mof.gov.vn
Trang web: vietlaw.gov.vn
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
I. Sự cần thiết của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
II. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất
Khái niệm chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất
III. Những vấn đề chung về giá thành
Khái niệm giá thành
Phân loại giá thành
IV. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
V. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây dựng
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành tương đương
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo giá dự toán
VI. Đối tượng và phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng
Đối tượng tính giá thành
Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp tính giá thành theo định mức
VII. Tổ chức hệ thống sổ sách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
I.Đặc điểm chung của công ty cầu I Thăng Long
Quá trình hình thành và phát triển
Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiêm vụ của các phòng ban
Tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty
Tổ chức công tác kế toán của công ty
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long
1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Kế toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công
Kế toán chi phí nhân công điều khiển máy thi công
Kế toán chi phí khấu hao máy thi công
Kế toán chi phí sản xuất chung
Kế toán chi phí nhân viên quản lý thi công
Kế toán chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chung
Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất chung
Kế toán chi phí chung khác
Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty
Đánh giá sản phẩm dở dang
Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại công ty Cầu I Thăng Long
Kế toán các khoản thiệt hại phá đi làm lại
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
I.Nhận xét chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cầu I Thăng Long
Những nhận xét chung
Những thuận lợi
Những tồn tại
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cầu I Thăng Long
Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liêu
Ý kiến về hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp
Ý kiến về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Ý kiến về hạch toán các khoản trích theo lương
Ý kiến về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Ý kiến về hạch toán chi phí sản xuất chung
Ý kiến về hạch toán giá thành sản phẩm
Ý kiến về áp dụng phần mềm kế toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT166.docx