Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình

Việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành sản phẩm và lượng giá trị yếu tố chi phí dịch chuyển vào sản phẩm một cách khoa học, hợp lý không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp xác định giá bán hợp lý, xác định kết quả kinh doanh chính xác. Như vậy kế toán chi phí sản xuất chính là khâu trung tâm trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng các phần hành kế toán khác và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm thu Làm đạt yêu cầu đã đưa vào sản xuất đại trà Kg 330 kg, 3 công 20.000 đ 60.000 đ Duyệt ttoán P kế toán TV P.TCHC Phân xưởng Người nhận Người giao Biểu 2.8: Bảng thanh toán lương tổ men màu tháng 10/2008 Đv: 1.000đ Họ và tên Lg sản phẩm Lg thời gian 70% Lg thời gian 100% Lương nghỉ lễ Lương phép Trừ chất lượng 2.4% Khoán ngoài Phụ cấp TN Tổng số Các khoản giảm trừ Tổng lương Công Tiền Công Tiền Công Tiền Công Tiền Công Tiền BHXH BHYT Cộng Ng.V.Tựu 17,5 858 0,5 7 0 0 20 10 60 915 46 9 55 860 Ng.X.Trạch 13,25 650 0,5 7 1 20 0 0 15 25 687 34 7 41 646 Ng.V.Vinh 16,25 797 0,5 7 1 20 0 0 3 120 19 925 46 9 55 870 L.A.Tuấn 17 833 0,75 10,5 0 0 20 823,5 41 8 49 774,5 Ng.V.Bình 16 784 1 14 1 20 0 0 19 799 40 8 48 751 Ng.T.Nhàn 16,75 821 1,25 17,5 0 0 20 26 844,5 42 8 50 794,5 Ng.T.Lâm 16,75 821 0,75 10,5 0 0 20 811,5 41 8 49 762,5 Ph.T.Thuý 17,5 834 0,5 7 0 0 20 60 881 41 8 49 772 Ng.V.Hiếu 17,75 846 0,25 3,5 0 0 20 829,5 42 8 50 779,5 Biểu 2.9: Bảng Bảng kê trích nộp các khoản theo lương BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG Tháng 10 năm 2008 Đv: VNĐ STT Họ và tên Lương cơ bản Phụ cấp Tổng lương đóng BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH BHYT KPCĐ 15% trích vào lương 5% trừ lương 2% trích vào chi phí 1% trừ lương 2% trích vào chi phí Ban giám đốc 1 Trương Văn Đạt 3.940.000 1.378.000 5.318.000 797.700 265.900 106.360 53.180 106.360 ….. …. …. …. …. ….. ….. ….. ….. ….. Phòng kinh doanh 4 Hoàng Mạnh Tuấn 2.572.000 296.000 2.686.000 430.200 143.400 57.360 28.680 57.360 ….. …… …. …. ….. …. …. ….. …… ….. Phân xưởng sản xuất 86 Ngô Minh Luyến 985.000 60.000 1.045.000 156.750 52.250 20.900 10.450 20.900 87 Chu Hồng Tuân 1.020.000 85.000 1.105.000 165.750 55.250 22.100 11.050 22.100 …. … …. …. …. ….. ….. ….. …… ……. Biểu 2.10: Sổ cái tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp CTCP gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC ) Đông lâm - Tiền Hải – Thái bình SỔ CÁI Quý IV năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 621 Ngày, tháng Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có - Số dư đầu quý 0 31/10 200 31/10 Lương công nhân sx 334 342.550.588 31/10 201 31/10 Trích BHXH 3383 51.382.588 31/10 202 31/10 BHYT 3384 6.851.011 31/10 203 31/10 KPCĐ 3382 6.851.011 …. ….. …… ….. ….. ….. 31/12 415 Kết chuyển chi phí NCTT 154 2.265.326.395 Cuối kỳ căn cứ vào tổng giá trị chi phí NVL trực tiếp xuất dùng cho từng loại sản phẩm kế toán tiến hành phân bổ chi phi phí NCTT. Chi phí NCTT phân bổ cho từng loại = Chi phí NCTT phát sinh trong kỳ x Chi phí NVLTT phát sinh của từng loại sp Tổng chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ Cụ thể: Tổng chi phí NVLTT của gạch lát và gạch ốp xuất dùng trong kỳ là : 10.377.755.150đ. Chi phí NVLTT sản xuất gạch lát là: 4.706.326.620đ Chi phí NVLTT sản xuất gạch ốp là: 5.671.428.530đ Chi phí NCTT phân bổ cho gạch lát = 2.265.326.395 x 4.706.326.620đ 10.377.755.150đ = 1.027.325.520đ Chi phí NCTT phân bổ cho gạch ốp là: 1.238.000.875 đ 2.1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Đặc điểm: Chi phí sản xuất chung tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm chiếm từ 50% đến 57%. Chi phí sản xuất chung gồm: Chi phí NVL dùng chung trong phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản, chi phí về điện lưới, khí ga, dầu Diezen… đây là những chi phí phát sinh tại 2 phân xuởng: Phân xưởng sản xuất và phân xưởng cơ điện. Toàn bộ chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp chung cho hai phân xưởng trên TK 627 – Chi phí sản xuất chung, cuối quý khoản mục chi phí này sẽ được tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo giá trị CPNVL trực tiếp tiêu hao. Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng tổng hợp phân bổ khấu hao, hoá đơn gtgt của dịch vụ mua ngoài, phiếu chi… Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 627, chứng từ ghi sổ Tài khoản sử dụng: TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng TK 6273: Chi phí dụng cụ dùng cho sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Quy trình hạch toán Sơ đồ 2.3: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung Sổ chi tiết TK 627 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 627 Phiếu xuất kho, hoá đơn dịch vụ mua ngoài, phiếu chi, bảng tính và phân bổ khấu hao… Chứng từ ghi sổ Kế toán tập hợp các chứng từ gốc: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng, các hoá đơn điện nước…để tập hợp chi phí sản xuất chung trong toàn phân xưởng. Thứ nhất: Kế toán chi phí nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình tất cả các nguyên vật liêu phụ (bao bì, quần áo, găng tay bảo hộ lao động, xẻng, xe đẩy, dây đai, vòng bi, bu lông…), nhiên liệu (dầu Diezen, dầu mỡ bôi trơn, … ) dùng cho phân xưởng được tính vào chi phí sản xuất chung. Khi phân xưởng sản xuất hoặc phân xưởng cơ điện có nhu cầu sử dụng các nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ, bộ phận có nhu cầu cũng lập phiếu yêu cầu cấp vật tư. Trình tự xuất NVL phụ tương tự như xuất NVL chính phục vụ sản xuất. Biểu 2.11: Phiếu yêu cầu cấp vật tư PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ Tên tôi là: Vũ Thị Hường Thuộc bộ phận: Phân xưởng sản xuất Đề nghị cấp một số vật tư như sau: STT Tên vật tư Mã vật tư Đơn vị tính Số lượng Đề nghị Thực hiện 1 2 3 Quần áo BHLĐ Găng tay Xe đẩy 01 02 05 Bộ Đôi Xe 20 10 5 Duyệt Phụ trách bộ phận Người đề nghị (Quản đốc phân xưởng) Ngày 09 tháng 10 năm 2008 Biểu số 2.12: Phiếu xuất kho CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT PHIẾU XUẤT KHO Ngày 09 tháng 10 năm 2008 Nợ: 6272 Số: 4015 Có: 153 - Họ và tên người nhận: Vũ Thị Hường Bộ phận: Phân xưởng sản xuất - Lý do xuât kho: Xuất công cụ dụng cụ phụ phục vụ sản xuất - Xuất tại kho: Kho vật tư A1 STT Mặt hàng Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 2 3 Quần áo BHLĐ Găng tay Xe đẩy 01 02 05 Bộ Đôi Xe 20 10 5 20 10 5 50.000 8.000 210.000 1.000.000 80.000 1050.000 Tổng cộng 2.130.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai triệu một trăm ba mươi nghìn đồng chẵn. /. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 6272 SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Quý IV/2008 TK 6272 – Chi phí nguyên vật liệu phụ NTGS Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sính Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có 03/10 PX3997 03/10 Xuất dầu Diezen cấp xe xúc 1523 1.233.241 1.233.241 09/10 PX4015 09/10 Xuất công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất 153 2.130.000 3.363.241 ..... ...... ..... ........ ...... ..... ..... ..... 31/12 Kết chuyển chi phí NVL phụ 1541 425.360.200 Số dư cuối kỳ 0 Thứ hai: Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty cổ phần gạch ốp lát Thái Bình là doanh nghiệp sản xuất có sử dụng dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại tiên tiến với nhiều trang thiết bị nhập khẩu tử Italia nên giá trị tài sản cố định của công ty hiện nay là rất lớn 29.013.332.437 VNĐ (TSCĐ hữu hình: 22.649.401.519 VNĐ, TSCĐ vô hình: 6.009.500.000 VNĐ, xây dựng cơ bản dở dang: 354.430.919 VNĐ) chiếm tới 33,6% tổng tài sản của toàn doanh nghiệp. Chi phí khấu hao của các TSCĐ dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất (máy móc thiết bị dây chuyền lát, máy kẹp hàm, máy khuấy, bơm 2 xi lanh, máy móc thiết bị dây chuyền ốp, hệ thống băng tải ngang, máy sàng rung ra liệu, … ) và các TSCĐ phục vụ quá trình sản xuất (Nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy xúc lật…) được tính vào chi phí sản xuất chung. Công ty chỉ tiến hành tính khấu hao cho TSCĐ hữu hình, phương pháp tính khấu hao được sử dụng là khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn ngày. Thời gian tính khấu hao đối với TSCĐ hữu hình . Nhà cửa, vật kiến trúc: 5 – 25 năm Máy móc thiết bị: 5 - 8 năm Phương tiện vận tải: 7 năm Mức khấu hao trích trong một tháng = Nguyên giá tài TSCĐ Số năm sử dụng ước tính X 12 Hàng quý kế toán căn cứ vào các chứng từ tăng giảm TSCĐ, các thẻ và các sổ sách về TSCĐ để xác định giá trị từng loại tài sản, dựa trên thời gian sử dụng ước tính để tính khấu hao từng tài sản và tổng khấu hao của nhóm tài sản. Biểu 2.14: Bảng chi tiết khấu hao tài sản cố định BẢNG TÍNH CHI TIẾT KHẤU HAO TSCĐ Quý IV năm 2008 Đv: VNĐ Mã Tên tài sản Ngày tính KH Giá trị tài sản đầu kỳ (01/10/2008) số tháng KH Giá trị KH trong kỳ Giá trị tài sản cuối kỳ (31/12/2008) Nguyên giá Hao mòn GTCL Nguyên giá Hao mòn GTCL MMTB MMTB dây chuyền lát 39.573.758.863 37.548.270.695 2.025.488.168 39.573.758.863 38.167.940.936 1.405.817.927 A001 Cân & cấp liệu tự động 01/7/2001 646.856.308 586.213.536 60.642.772 96 20.214.261 646.856.308 606.427.797 40.428.511 A002 Máy kẹp hàm 01/7/2001 702.219.838 636.386.728 65.833.110 96 21.944.370 702.219.838 658.331.098 43.888.740 ….. ….. …. …… ……. ….. …. ….. ….. …. …. VKT07 Hệ thống điện lực 01/1/2000 1.830.878.990 1.502.019.116 328.859.874 120 45.771.975 1.830.878.990 1.617.791.091 183.087.899 …. …. ….. ….. ….. …. …… …… …… …. Biểu 2.15: Bảng tăng giảm khấu hao tài sản cố định Bảng tăng giảm TSCĐ năm 2008 ĐV: VNĐ TSCĐHH Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị quản lý Tổng Nguyên giá Đầu năm 29.505.462.213 93.050.202.195 3.245.194.791 2.236.616.143 128.037.475.342 Tăng 1.756.002.689 354.006.000 61.348.570 2.171.357.259 - Mua mới 334.325.800 354.006.000 61.348.570 749.680.370 - XDCB 1.421.676.889 1.421.676.889 Giảm 443.071.360 533.178.038 976.249.398 - Thanh lý 443.071.360 533.178.038 976.249.398 Cuối năm 29.062.390.853 94.273.026.846 3.599.920.791 284.964.713 129.232.583.203 GTHM Đầu năm 17.141.507.026 78.403.102.931 2.175.610.324 156.447.579 97.876.667.851 Tăng 1.707.938.120 5.570.805.493 296.312.168 50.247.435 7.625.303.216 Giảm 443.071.360 448.781.032 931.789.392 Cuối năm 18.406.373.786 83.485.190.392 2.471.922.292 206.695.041 104.570.181.685 GTCL Đầu năm 12.363.955.187 14.647.099.264 1.069.584.467 67.168.564 28.147.807.472 Cuối năm 10.656.017.067 10.787.836.454 1.127.278.299 78.269.699 22.649.401.519 Thứ ba: Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Chi phí dịch vụ mua ngoài tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình bao gồm các khoản chi phí về tiền điện, tiền nước, khí ga phục vụ cho hoạt động sản xuất. Các khoản chi phí bằng tiền khác: Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị trả bằng tiền, tiền thanh toán sửa chữa phương tiện vận tải, tiền bơm nước,…Các chi phí này thường phát sinh bất thường, không ổn định. Kế toán sử dụng các hoá đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp dịch vụ, phiếu chi… để hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền. Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ số 300 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 300 Chứng từ gốc Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Ngày Số Nợ Có 03/10 PC 800 Chi tiền sửa chữa máy ở phân xưởng sản xuất 627 111 5.000.000 07/10 PC 801 Chi tiền trả cho nhà cung cấp 331 111 200.156.934 ….. …... …..... …... ….. ….... 31/10 PC 912 Chi tiền trả tiền điện 331 111 421.318.009 ….. Tổng cộng 19.768.875.940 Ngày 31 tháng 10 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 2.17: Sổ cái tài khoản 627 – Chi phí nhân sản xuất chung CTCP gạch ốp lát Thái Bình Mẫu số S02a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC ) Đông lâm – Tiền Hải – Thái bình SỔ CÁI Quý IV năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Ngày, tháng Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có - Số dư đầu quý 0 31/10 300 31/10 Chi tiền mặt cho sửa chữa máy 111 5.000.000 31/10 305 31/10 Trích khấu hao TSCĐ 214 650.270.029 …. ….. …… ….. ….. ….. ……. 31/12 415 Kết chuyển chi phí SXC 154 15.878.498.900 Tập hợp chi phí sản xuất chung, chi phí sản xuất chung được tập hợp và phản ánh vào các sổ chi tiết và các chứng từ ghi sổ. Cuối quý kế toán tiến hành kết chuyển chi phí này về tài khoản 154. Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý IV/2008: 15.878.498.900đ Cuối quý sau khi tập hợp được tổng chi phí sản xuất chung trong quý tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại gạch theo tiêu thức chi phí NVLLTT tiêu hao. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại gạch quý IV/2008. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho gạch lát = 15.878.498.900đ x 4.706.326.620đ 10.377.755.150đ = 7.200.899.251đ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho gạch ốp: 8.677.599.649đ Bút toán phân bổ chi phí sản xuất chung do phần mềm kế toán tự động phân bổ. Tổng hợp chi phí phí: Cuỗi mỗi quý sau khi đã tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất theo khoản mục, kế toán tiến hành tổng hợp, phân bổ, kết chuyển chi phí tính giá thành. Đây là công việc cuối cùng trong công tác kế toán chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất công ty sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng: TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gạch lát TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gạch ốp Kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154. Do sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền khép kín, do đó không có sản dở dang. Giá trị phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất được ghi nhận vào tài khoản doanh thu khác. Biểu 2.18: Sổ cái tài khoản 154 – Chi phí nhân sản xuất kinh doanh dở dang SỔ CÁI Quý IV năm 2008 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Ngày, tháng Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có - Số dư đầu quý 0 31/12 415 31/12 K/C chi phí NVL 621" 154 621 10.377.755.150 31/12 415 31/12 K/C chi phí NCTT 622" 154 622 2.265.326.395 31/12 415 31/12 K/C chi phí SXC 627" 154 627 15.878.498.900 31/12 Kết chuyển chi phí SXKD dở dang 155 28.521.580.445 Tổng phát sinh 28.521.580.445 28.521.580.445 Số dư cuối quý 0 Tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình Đối tượng, đơn vị tính và kỳ tính giá thành Đối tượng tính giá thành: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến sản phẩm hoàn thành. Đối tượng tính giá thành của CTCP gạch ốp lát Thái Bình là từng loại gạch lát và gạch ốp đã hoàn thành nhập kho. Đơn vị tính giá thành : 1m2 Kỳ tính giá thành: Theo quý, cuối quý kế toán tổng hợp chi phí và tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Phương pháp tính gía thành sản phẩm Do doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít, sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, CTCP gạch ốp lát Thái Bình tính giá thành theo phương pháp trực tiếp: Tổng giá thành sản xuất = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Do đặc điểm quy trình công nghệ, công ty không có sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất do đó: Tổng giá thành sản xuất = Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Gía thành đơn vị sp = Tổng giá thành sản xuất Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho Dựa vào số liệu trên sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154 kế toán lập bảng tính giá thành cho từng loại gạch. Cuối quý IV/2008 hoàn thành, nhập kho 560.300 m2 gạch ốp lát gồm: 240.930 m2 gạch lát và 319.370 m2 gạch ốp. Biểu 2.19: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Quý IV năm 2008 STT Khoản mục chi phí Sản phẩm Gạch lát Gạch ốp 1 Chi phí NVL trực tiếp 4.706.326.620 5.671.428.530 2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.027.325.520 1.238.000.875 3 Chi phí sản xuất chung 7.200.899.251 8.677.599.649 Cộng 12.934.511.391 15.587.029.054 Biểu 2.20: Thẻ tính giá thành sản phẩm gạch lát THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH LÁT QUÝ IV/2008 Đv: VNĐ STT Khoản mục chi phí CPSX DDĐK CPSX phát sinh trong kỳ CPSX DDCK Giá thành sản phẩm trong kỳ Tổng giá thành Z đơn vị 1 Chi phí NVLTT 0 4.706.326.620 0 4.706.326.620 19.534 2 Chi phí NCTT 0 1.027.325.520 0 1.027.325.520 4.264 3 Chi phí SXC 0 7.200.899.251 0 7.200.899.251 29.888 Cộng 0 12.934.511.391 12.934.511.391 53.686 Biểu 2.21: Thẻ tính giá thành sản phẩm gạch ốp THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH ỐP QUÝ IV/2008 Đv: VNĐ STT Khoản mục chi phí CPSX DDĐK CPSX phát sinh trong kỳ CPSX DDCK Giá thành sản phẩm trong kỳ Tổng giá thành Z đơn vị 1 Chi phí NVLTT 0 5.671.428.530 0 5.671.428.530 17.758 2 Chi phí NCTT 0 1.238.000.875 0 1.238.000.875 3876 3 Chi phí SXC 0 8.677.599.649 0 8.677.599.649 27.171 Cộng 0 15.587.029.054 0 15.587.029.054 48.805 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình Quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp bao gồm: Đất sét, thạch anh, cao lanh, trường thạch, frit engobe, men nền, men màu… đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất đồng thời lại là tiêu thức dùng để phân bổ chi phí NCTT và chi phí SXC do đó việc quản lý chi phí NVLTT đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình việc quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến hành rất chặt chẽ từ khâu tìm kiếm nhà cung cấp trong nước (Mua các loại nguyên vật liệu xương), các loại men màu và men nền chất lượng cao nhập khẩu từ Tây Ban Nha và Italia đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý. Nguyên liệu xương được nhập về qua sự kiểm tra về số lượng (Thủ kho), về chất lượng (Phòng kỹ thuật), khi xuất kho nguyên vật liệu sản xuất phải có phiếu yêu cầu cấp vật tư đã được duyệt, sau đó qua quá trình cân nạp vào bình nghiền ủ trong bể khuấy, sấy phun, ủ bột trong xilô, ép mộc rồi đưa vào hệ thống sấy đứng. Nguyên liệu men cũng được kiểm tra, nhập kho bảo quản với sự chịu trách nhiệm của phòng kỹ thuật vật tư, thủ kho nguyên liệu, kế toán vật tư. Xuất kho sản xuất, qua các quá trình cân nạp, vào bình, nghiền ủ trong bể khuấy. Công ty xây dựng định mức tiêu hao từng loại NVL cho mỗi đơn vị sản phẩm để có kế hoạch mua sắm, dự trữ NVL cung ứng kịp thời cho sản xuất đồng thời tránh lãng phí, mất mát NVL trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên chưa có sự đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán vật tư về số lượng nguyên vật liệu nhập - xuất - tồn. Quản lý chi phí nhân công trực tiếp Lao động là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng lao động là điều cơ bản quyết định thành công của doanh nghiệp. CTCP gạch ốp lát Thái Bình là công ty luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu, ngày từ khi đi vào sản xuất công ty đã chủ động sắp xếp, hợp lý hoá sản xuất. Lao động sản xuất trực tiếp của công ty được tổ chức theo 3 ca sản xuất liên tục trong ngày, bố trí lao động trong tổ và ca tương đối hợp lý, sử dụng tối đa sức lao động phục vụ cho sản xuất. Việc thanh toán lương, thưởng cho công nhân hợp lý, nhanh chóng, kịp thời, mức lương tương đối cao, đảm bảo đời sống cho người lao động. Tuy nhiên việc quản lý lao động sản xuất tại công ty còn tồn tại như sau: Trong một số tổ lao động yêu cầu kỹ thuật không cao lại quá nhiều lao động (ví dụ tổ đóng gói, phân loại sản phẩm) làm lãng phí thời gian lao động. Đội ngũ công nhân sản xuất của công ty có đặc điểm là: Lao động nam chiếm tỷ lệ cao, bậc thợ trung bình thấp, tuổi đời lao động trẻ, đội ngũ này chủ yếu xuất thân từ nông dân nên trình độ chuyên môn kỹ thuật và tác phong công nghiệp còn chưa cao. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh công ty cần có chính sách thu hút lao động là kỹ sư, thợ bậc cao mặt khác phải đào tạo nâng cao tay nghề, và ý thức tác phong làm việc cho đội ngũ công nhân. Đối với công nhân sản xuất công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể, với mỗi tổ đảm nhận công việc khác nhau công ty xây dựng một đơn giá tiền lương riêng, cách tính lương này có tác dụng khuyến khích công nhân tích cực tăng năng suất lao động nhưng nhược điểm của cách tính lương này là không quan tâm đến trình độ chuyên môn công tác, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật. Trình độ của người công nhân ảnh hưởng đến lương thông qua hệ số bình bầu trong tổ nhưng việc bình bầu này đôi khi còn mang tính hình thức, chưa triệt để, nghiêm túc. Tính lương ít tính đến trình độ của công nhân mang tính chất cào bằng do đó không công bằng cho người có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Việc chấm công chỉ là hình thức ghi nhận việc có mặt không tính đến thái độ làm việc, ý thức bảo vệ máy móc tài sản của công ty, không tính được cụ thể trong một ca làm việc mỗi công nhân làm ra được bao nhiêu sản phẩm do đó chưa tạo động lực cao cho người lao động làm việc hăng say. Chênh lệch lương giữa các tổ mà cần nhiều kỹ năng sử dụng máy và các tổ lao động chân tay, không cần chuyên môn kỹ thuật cao là không lớn tạo ra sự không công bằng. Quản lý chi phí sản xuất chung Nguyên liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho phân xưởng được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên còn một số vật tư phụ tùng xuất kho nhưng chưa sử dụng ngay dẫn đến lãng phí, hỏng hóc. Đối với máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất thường xuyên được các cán bộ kỹ thuật tại phân xưởng cơ điện lau chùi bảo dưỡng, theo dõi và phát hiện kịp thời các sự cố kỹ thuật, đảm bảo quá trình sản xuất thông suất, không bị gián đoạn. Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí sản xuất chung bằng tiền khác đều có hoá đơn chứng từ cụ thể và đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tâp trung, tiến hành quản lý theo phương thức trực tuyến tham mưu do đó việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện hạch toán kế toán được tiến hành rất chặt chẽ, nhất quán. Các quyết định được thực hiện một cách nhanh gọn, chính xác. Đồng thời, hình thức tổ chức này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động cũng như quy mô của công ty. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, tư cách đao đức tốt không những đảm bảo việc thực hiện công tác kế toán chính xác, khách quan mà còn tiết kiệm chi phí quản lý cho công ty. Trong phòng Kế toán Tài vụ có sự phân công, phân tách trách nhiệm giữa các phần hành kế toán, mang tính chuyên môn hoá cao và có sự kiểm tra chéo lẫn nhau đồng thời có sự phối hợp giữa các phần hành kế toán giúp giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả. Công ty sử dụng kế toán máy với phần mềm kế toán BRAVO phiên bản 6.0 kết hợp với phần mềm Ms office vào việc thực hiện công tác kế toán điều này giúp giảm bớt khối lượng công tác kế toán và là phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh. Phần mềm kế toán giúp việc hạch toán và quản lý dễ dàng và khoa học. Công việc tính toán, chuyển số liệu do máy tính thực hiện đảm bảo tính chính xác, tự động hoá cao, có thể tiến hành đối chiếu số liệu một cách nhanh chóng kịp thời. Về tổ chức vận dụng các chế độ kế toán Việc tổ chức hạch toán của công ty thực hiện đúng theo chế độ, chính sách, chuẩn mực kế toán hiện hành đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của thông tin kế toán tại đơn vị. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ - ghi sổ là hợp lý với quy mô và đặc điểm sản xuất vì hình thức này dễ đối chiếu, dễ ghi chép, đáp ứng kịp thời các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định quản lý. Quy trình lập, luân chuyển chứng từ được thực hiện một cách thống nhất, nhanh gọn, khoa học, có sự kiểm tra chặt chẽ đảm bảo thông tin kế toán khách quan, trung thực. Về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kèm theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính, đồng thời do yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công ty chi tiết các tài khoản thành các tiểu khoản để thuận tiện cho việc ghi chép, quản lý. Các báo cáo tài chính gồm được lập kịp thời đầy đủ và được kiểm toán khi kết thúc năm tài chính đảm bảo cung cấp thông tin tài chính-kế toán chính xác, trung thực, khách quan, minh bạch. Về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất, trong đó chi phí NVLTT được tập hợp trực tiếp cho từng loại gạch, chi phí NCTT và chi phí SXC được tập hợp chung cho cả 2 loại sản phẩm, việc tập hợp chi phí như vậy là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ tại công ty. Về kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành: Công ty tính gía thành theo quý với phương pháp tính là phương pháp trực tiếp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty nhất là phù hợp với yêu cầu về quản lý chi phí. Về hạch toán chi phí NVL trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp của công ty bao gồm: NVL xương và các loại men màu hoá chất đây cũng là thành phần cơ bản tạo nên sản phẩm gạch. Do đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật của 2 loại gạch là khác nhau nên chi phí NVL trực tiếp được hạch toán chi tiết cho từng sản phẩm đảm bảo việc tính giá thành sản phẩm chính xác, đồng thời giúp cho nhà quản trị theo dõi tình hình sử dụng từng loại NVL để có kế hoạch dự trữ NVL hợp lý. NVL xuất kho được tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập là phù hợp với điều kiện giá mua NVL thường xuyên thay đổi như hiện nay, nó giúp cung cấp thông tin kế toán về tính toán chi phí NVLTT một cách chính xác kịp thời. Hơn nữa, việc tính toán này hoàn toàn được thực hiện tự động bởi phần mềm máy tính do đó rất đơn giản tránh việc tồn đọng công việc kế toán vào cuối kỳ. Chi phí nhân công trực tiếp: Công ty thực hiện trả lương cho công nhân theo cách (Lương theo sản phẩm và lương theo thời gian) một cách linh hoạt. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất công ty áp dụng cách tính lương theo sản phẩm, cách tính này cùng với các quy định chặt chẽ về áp dụng định mức tiền lương có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích công nhân tích cực tăng năng suất lao động, đồng thời với các quy định về tiêu chuẩn chất lượng thúc đẩy người công nhân chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của cả công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ sản xuất, quản lý phân xưởng và được tập hợp chung cho cả 2 loại sản phẩm giúp cho việc tính toán đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí. Chi phí sản xuất chung được hạch toán cụ thể, phân loại rõ ràng bao gồm các chi phí phát sinh trong 2 phân xưởng phục vụ quá trình sản xuất (Không gồm lương của quản lý phân xưởng và công nhân phục vụ sản xuất). Do 2 loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một phân xưởng, những chi phí này không tách riêng được cho từng loại nên công ty tập hợp chung cho cả 2 sản phẩm, cuối quý tiến hành phân bổ giúp cho việc tính toán đơn giản, nhanh gọn. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm thì công tác hạch toán kế toán của công ty vẫn còn tồn tại một số vướng mắc sau: Về tổ chức bộ máy kế toán: Các phần hành kế toán cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhau hơn nữa, cần thường xuyên kiểm tra chéo lẫn nhau để phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót. Bộ phận kế toán tổng hợp do phó phòng kế toán tài vụ đảm nhiệm hiện nay phải thực hiện khối lượng công việc quá lớn bao gồm cả tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, lên báo cáo, kiêm cả hạch toán TSCĐ và kế toán lương và các khoản trích theo lương. Việc phải phụ trách quá nhiều công việc như vậy có thể gây chồng chéo, nhầm lẫn và áp lực công việc quá lớn nhất là vào cuối kỳ kế toán, không có sự kiểm tra đối chiếu chéo dễ xảy ra gian lận, sai sót. Về kỳ tập hợp chi phí và tính giá thành: CTCP gạch ốp lát Thái Bình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo quý. Công ty đã ứng dụng kế toán máy vào hạch toán kế toán nhưng kỳ hạch toán kết quả kinh doanh và kỳ tính giá thành lại theo quý điều này là chưa hợp lý. Quy trình sản xuất của công ty ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục hàng ngày, giá cả các yếu tố đầu vào liên tục biến đổi, giá cả của các sản phẩm gạch ốp lát trên thị trường cũng thay đổi từng ngày vì vậy việc áp dụng kỳ tính chi phí, gía thành là không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu cho quản lý. Về phân loại chi phí: CTCP gạch ốp lát Thái Bình chỉ tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí mà chưa phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nên việc kiểm soát chi phí của công ty còn chưa tốt. Về phương pháp xác định chi phí: Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp xác định chi phí toàn bộ, giá thành sản phẩm sản xuất bao gồm đầy đủ các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất: Chi phi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và chi phí SXC. Nhưng các chi phi sản xuất chung cố định (Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng…) không thực sự là chi phí của sản phẩm cụ thể nào, và vẫn phát sinh ngay cả khi không sản xuất do đó phương pháp xác định chi phí toàn bộ có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Công ty hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song, nhưng tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình tới cuối tháng thủ kho mới đối chiếu số lượng NVL nhập – xuất - tồn trên thẻ kho với số liệu trên sổ kế toán của kê toán vật tư như vậy chưa có sự kiểm tra, đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận kho và kế toán. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp của công ty hiện nay bao gồm cả chi phí của công nhân phục vụ sản xuất và quản lý phân xưởng điều này là không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và làm sai lệch tỷ trọng đóng góp của chi phí nhân công trực tiếp trong tổng giá thành sản phẩm. Về hạch toán chi phí sản xuất chung: + Chi phí sản xuất chung không bao gồm chi phí lương của quản lý phân xưởng và công nhân phục vụ sản xuất, phản ánh không đầy đủ đóng góp của chi phí SXC trong tổng giá thành sản phẩm. + CTCP gạch ốp lát Thái Bình chỉ tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất tối đa 2 lần vào chi phí sản xuất chung mặc dù có nhiều loại công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng lâu dài, dùng qua nhiều kỳ sản xuất kinh doanh như: Khuôn máy ép, vòng bi, gối đỡ, van điện, giá đỡ, van khí…dẫn đến phản ánh không chính xác chi phí công cụ dụng cụ trong giá thành sản phẩm. + Sản xuất của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhưng công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí mà khi nào phát sinh thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí sản xuất chung của kỳ đó làm chi phí sản xuất tăng đột biến trong kỳ đó. + Chỉ phân loại chi phí theo yếu tố, nội dung chi phí (Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài…) mà chưa phân loại chi phí SXC theo cách ứng xử của chi phí (Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp), để tính toán biến động chi phí giữa các kỳ, và tìm ra nguyên nhân gây tăng giảm chi phí SXC. Kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Bên cạnh kế toán tài chính thì kế toán quản trị có vai trò rất quan trọng đặc biệt là kế toán quản trị chi phí trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí cho nhà quản lý để hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm ra và ra quyết định quản trị. Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC về “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”, nhưng việc khiển khai áp dụng vào công tác kế toán trong công ty vẫn Ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”, nhưng việc triển khai áp dụng kế toán quản trị trong công ty vẫn chưa được thực hiện làm giảm khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sự cần thiết Trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng khủng hoảng như hiện nay, lạm phát tăng cao, sức mua giảm sút thì vấn đề nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị lúc này là làm sao tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhà quản trị biết được chi phí và giá thành thực tế của từng sản phẩm và phân tích được tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào: Vật tư, lao động, máy móc, trang thiết bị… có hiệu quả hay không để có biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn phải được đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Mặt khác giá thành sản phẩm cũng là cơ sở để định giá bán, phân tích chi phí, là căn cứ để xác định kế quả kinh doanh. Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong công tác quản lý kinh tế tài chính thì hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu bức thiết đang đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và CTCP gạch ốp lát Thái Bình nói riêng. Yêu cầu hoàn thiện Việc hoàn thiện phải tuân thủ các quy định của chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp về quy mô, đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên kế toán. Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh, tính toán giá thành một cách hợp lý để cung cấp thông tin hữu dụng, kịp thời cho nhà quản trị. Việc hoàn thiện phải thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và có khả năng thực hiện trong điều kiện thực tế của công ty cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp và xu thế chung của thời đại. Nguyên tắc hoàn thiện Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Phải xác định đúng đối tượng chi phí, lựa chọn phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất hợp lý. Đối tượng kế toán chi phí có thể theo sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng hay phân xưởng sao cho chi phí được tập hợp một cách khoa học, chính xác, không bị trùng lặp hay bỏ sót. Lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sao cho việc tính toán là nhanh gọn, đơn giản nhất, phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp, sau đó tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo tiêu thức hợp lý. Phải xác định đúng đối tượng tính giá thành và sử dụng phương pháp tính giá thành (Phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ chi phí…) một cách hợp lý. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Chi phí phải được phân loại chính xác theo yêu cầu quản lý. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình Về tổ chức bộ máy kế toán: Để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán tổng hợp nên tách phần kế toán TSCĐ chuyển sang bộ phận kế toán đầu tư xây dựng cơ bản. Kế toán lương và các khoản trích theo lương cần tách ra thành một bộ phận kế toán riêng do một cán bộ kế toán khác đảm nhiệm. Các phần hành kế toán cần thường xuyên có sự kiểm tra chéo lẫn nhau, để phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót. Về kỳ tính giá thành: Công ty nên thay đổi kỳ tính giá thành, kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nên đổi từ quý sang tháng để tránh công việc kế toán bị tồn đọng đồng thời cung cấp thông tin về chi phí, giá thành kịp thời cho nhà quản lý ra quyết định đặc biệt là các quyết định liên quan đến chi phí và các quyết định về giá bán sản phẩm. Về chi phí NCTT: Công ty nên tập hợp chi phí NCTT chỉ bao gồm lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (Công nhân trong 8 tổ sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất). Về phân loại chi phí: Tiến hành phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo 2 phương pháp phân loại chi phí Phân loại chi phí theo khoản mục Phân loại chi phí theo cách ứng xử 1. Doanh thu 1. Doanh thu 2. Giá vốn hàng bán 2. Chi phí biến đổi 3. Lợi nhuận gộp 3. Số dư đảm phí 4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 4. Chi phí cố định 5. Lợi nhuận thuần 5. Lợi nhuận thuần Về phương pháp xác định chi phí: Công ty có nên áp dụng thêm phương pháp xác định chi phí trực tiếp: Xác định giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất biến đổi: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, và chi phí SXC biến đổi. Chi phí sản xuất chung: + Lương của công nhân phụ trợ quá trình sản xuất và của cán bộ quản lý phân xưởng nên tập hợp vào tài khoản 627.1 - Chi phí nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung. + Do việc sản xuất của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc hơn nữa dây chuyền có thời gian sử dụng tương đối lâu nên trong quá trình sản xuất thường xảy ra sự cố, do đó công ty phải thường xuyên theo dõi kiểm tra máy móc thiết bị và có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. Để tránh cho chi phí sản xuất tăng đột biến khi tiến hành sửa chữa lớn tài sản kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Hàng kỳ trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 335 - Chi phí phải trả Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định Có TK 111, 152, 153, 334, 338… Khi sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành ghi: Nợ TK 334 – Chi phí phải trả Có TK 2143 - Sửa chữa lớn TSCĐ + Tất cả các yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí sản xuất chung đều được tập hợp chung cho 2 loại sản phẩm rồi tiến hành phân bổ theo chi phí NVLTT như vậy chi phí SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm thiếu chính xác, sản phẩm nào sản lượng sản lớn, sử dụng nhiều chi phí NVLTT hơn sẽ bị phân bổ CPSX chung nhiều hơn dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá kết quả hoạt động của từng loại sản phẩm. CTCP gạch ốp lát Thái Bình sản xuất 2 loại gạch trên 2 dây chuyền độc lập chỉ được bố trí tại cùng một nhà xưởng nên chi phí điện, khí ga, dầu Diezen có thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm. Đối với chi phí khấu hao thì chi phí khấu hao dây chuyền ốp và dây chuyền lát nên tập hợp riêng cho từng sản phẩm, chi phí khấu hao nhà xưởng và các khấu hao máy móc thiết bị dùng chung thì tập hợp chung. Việc tập hợp chi phí như vậy sẽ đảm bảo cho việc tính giá thành từng loại sản phẩm chính xác hơn. + Áp dụng kế toán quản trị vào công tác kế toán chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất chung cần được phân loại thành biến phí và định phí để phân tích biến động chi phí giữa các kỳ và tìm nguyên nhân gây tăng giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Biến phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên phân xưởng cơ điện, điện, khí ga, dầu Diezen, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ. Định phí sản xuất chung: Lương quản quản lý phân xưởng (Quản đốc, phó quản đốc, đốc công, kế toán phân xưởng, kỹ sư điện, giám sát công nghê ), khấu hao TSCĐ. Điều kiện để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình: Để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thì trước hết công ty phải chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và vật lực: Trang bị máy in, máy phô tô… cho phòng kế toán. Tuyển dụng một kế toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm đảm nhiệm nhiệm vụ kế toán quản trị cho công ty. Kế toán quản trị có nhiệm vụ thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị, quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ công ty. Tổ chức lại bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ kế toán hợp lý. Khi công ty chuyển kỳ hạch toán từ quý sang tháng thì công việc hàng tháng của các kế toán viên sẽ tăng lên do đó cán bộ phòng kế toán phải làm việc với tốc độ cao hơn, yêu cầu về mặt chuyên môn, tác phong làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật , tinh thần trách nhiệm cao. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình Biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu Chi phí NVL phụ thuộc vào 2 yếu tố: Số lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá cả của NVL. Vì vậy để tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp cần: Xây dựng định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm một cách hợp lý, chặt chẽ. Nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất để tránh lãng phí NVL trong quá trình sản xuất. Có chế độ khen thưởng kịp thời, hợp lý cho những công nhân, tổ, đội sản xuất sử dụng tiết kiệm NVL, khuyến khích công nhân đưa ra các sáng kiến trong sản xuất tiết kiệm được NVL. Xây dựng kế hoạch sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch sản xuất, đảm bảo NVL có thể cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất nhưng tránh tình trạng tồn kho NVL quá nhiều làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản, và hao hụt trong quá trình lưu kho. Tìm kiếm nguồn cung cấp NVL rẻ, chất lượng đảm bảo. Do men màu và men nền công ty sử dụng sản xuất gạch phần lớn được nhập khẩu từ Italia và Tây Ban Nha nên giá cả rất cao và không ổn định, công ty cần nghiên cứu việc sử dụng nguồn men chất lượng cao trong nước để thay thế nguồn nhập khẩu này để hạ chi phí NVL đầu vào và chủ động hơn trong thu mua nguyên vật liệu. Biện pháp giảm chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương chính là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người công nhân, khuyến khích họ hăng say làm việc, nâng cao tay nghề, tăng năng suất, dẫn đến chất lượng sản phẩm được đảm bảo, tiết kiệm chi phí sản xuất do đó việc xây dựng đơn giá tiền lương phải đảm bảo công bằng, hợp lý, phản ánh chính xác sức lao động chân tay, trí óc của người lao động bỏ ra. Để xây dựng đơn gía tiền lương đáp ứng được yêu cầu này, công ty cần: Xây dựng các bảng mô tả công việc, yêu cầu công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc trên cơ sở đó xác định bậc công việc, bậc công nhân làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương. Để công bằng trong cách tính lương, khuyến khích những người lao động có trình độ cao, ý thức trách nhiệm cao gắn bó với công ty, công ty cũng nên thay đổi hình thức chấm công hiện nay. Thay vì chỉ chấm công theo sự có mặt trong ca công ty nên đưa vào bảng chấm công các tiêu chí về mức độ hoàn thành công việc trong ca, ý thức kỷ luật, trách nhiệm với công việc, ý thức giữ gìn máy móc… Coi hình thức chấm công là một hình thức tính điểm do tổ trưởng tính để nhân với ngày công làm việc làm cơ sở để tính ra lương sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng cần động viên về mặt tinh thần cho công nhân, tăng cường mối quan hệ của công nhân với công ty, với nhà quản lý bằng việc tổ chức các buổi liên hoan, các cuộc thi công nhân giỏi, thi đua tiết kiệm, thi đua sản xuất giữa các tổ đội… Mở các khoá đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, tuyển dụng các công nhân có trình độ kỹ thuật cao đã tốt nghiệp các trường cao đẳng và trung cấp dạy nghề. Biện pháp giảm chi phí sản xuất chung Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của toàn công ty do đó sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất chung có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiêp. Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ: Nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất khi xuất kho phải có kế hoạch sử dụng cụ thể, không để xảy ra hiện tượng dụng cụ xuất kho nhưng không sử dụng đến, không được bảo quản dẫn đến CTCP gạch ốp lát Thái Bình có nằm trong khu công nghiệp khí mỏ huyện Tiền Hải do đó công ty tận dụng được nguồn nhiên liệu khí thiên nhiên từ mỏ khí Tiền Hải do đó công ty đã giảm được đáng kể chi phí đầu vào so với sử dụng các loại chất đốt khác. Tuy nhiên trong những năm gần đây do việc sử dụng khí thiên nhiên còn chưa hiệu quả, gây nhiều lãng phí mặt khác nguồn khí thiên nhiên ngày càng khan hiếm gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của công ty do đó bên cạnh việc xây dựng dự án than nén khí để chủ động giải quyết khó khăn trên, công ty cần thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng khí đốt, tránh thất thoát, lãng phí. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, đây là khoản chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng sản phẩm sản xuất, do đó giảm chi phí khấu hao TSCĐ trên mỗi m2 gạch sản xuất cần phải sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất 3 ca/1ngày một cách hợp lý. Đồng thời với việc sử dụng tài sản phải có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, theo dõi liên tục trong quá trình sản xuất, phát hiện, sửa chữa kịp thời mọi hỏng hoóc để không làm gián đoạn quá trình sản xuất. KẾT LUẬN Việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành sản phẩm và lượng giá trị yếu tố chi phí dịch chuyển vào sản phẩm một cách khoa học, hợp lý không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp xác định giá bán hợp lý, xác định kết quả kinh doanh chính xác. Như vậy kế toán chi phí sản xuất chính là khâu trung tâm trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng các phần hành kế toán khác và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp. Qua quá thời gian 15 tuần thực tập tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình, kết hợp với những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ánh, em đã thực hiện chuyên đề thực tập chuyên ngành: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình” Thông qua phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế chuyên đề của em khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các bạn cũng như của các anh chị trong phòng kế toán tài vụ CTCP gạch ốp lát Thái Bình để em hoàn thiệnhơn bài viết của mình . Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS. Đặng Thị Loan “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006. GS.TS.Ngô Thế Chi, TS. Truơng Thị Thuỷ “Giáo trình kế toán tài chính”, NXB Tài chính, 2007. PGS.TS. Nguyễn Văn Công “Lý thuyết và thực hành kế toán”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007. Bộ tài chính “Chế độ kế toán doanh nghiệp”, NXB Tài chính, 2006. Bộ Tài chính, Thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp”. Bộ tài chính, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC “Chế độ kế toán doanh nghiệp”. Các website: http:// www.webketoan.com http:// www.kiemtoan.com.vn http:// www.ketoantruong.com.vn http:// www.vbpq.mof.gov.vn http:// www.tapchiketoan.com DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU MỤC LỤC LỜI MỞ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CTCP GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH 2 1.1. Tổng quan chung về CTCP gạch ốp lát Thái Bình 2 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP gạch ốp lát Thái Bình 2 1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP gạch ốp lát 3 1.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 3 1.1.2.2. Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất 5 1.1.2.3. Bộ máy tổ chức CTCP gạch ốp lát Thái Bình 7 1.2. Đặc điểm tổ chức kế toán tai CTCP gạch ốp lát Thái Bình 10 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 10 1.2.2. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng 12 1.2.3. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTCP GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH 16 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 16 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất 16 2.1.2. Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất 17 2.1.3. Thực trạng kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 18 2.1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18 2.1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 28 2.1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 43 2.2. Tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 57 2.2.1. Đối tượng, đơn vị tính và kỳ tính giá thành 57 2.2.2. Phương pháp tính gía thành sản phẩm 57 2.3. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 59 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH ỐP LÁT THÁI BÌNH 62 3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 62 3.1.1. Ưu điểm 62 3.1.2. Nhược điểm 64 3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 67 3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm … 68 3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 68 3.3. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình 72 3.3.1. Biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu 72 3.3.2. Biện pháp giảm chi phí nhân công trực tiếp 72 3.3.3. Biện pháp giảm chi phí sản xuất chung 73 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CBCNV : Cán bộ công nhân viên CCDC : Công cụ dụng cụ CP : Chi phí CT : Chứng từ CTCP : Công ty cổ phần GĐ : Giám đốc GTGT : Giá trị gia tăng HĐQT : Hội đồng quản trị KPCĐ : Kinh phí công đoàn KTTV : Kế toán tài vụ NCTT : Nhân công trực tiếp NLĐ : Người lao động NVL : Nguyên vật liệu NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp PNK : Phiếu nhập kho PXCĐ : Phân xưởng cơ điện PXK : Phiếu xuất kho PXSX : Phân xưởng sản xuất QĐ : Quản đốc SXC : Sản xuất chung SXKD : Sản xuất kinh doanh TCHC : Tổ chức hành chính VT : Vật tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31448.doc
Tài liệu liên quan