Qua phân tích nhưng mặt được và chưa được trong công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty, em xinh mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:
Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Kỳ tính giá thành của doanh nghiệp là quý, trong khi đó hàng tháng công ty vẫn thực hiện các bút toán kết chuyển các loại chí: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Do vậy, em nghĩ rằng công ty nên thực hiện tính giá thành theo tháng. Bởi lẽ việc tính giá thành theo tháng sẽ rất lợi cho công ty, thông tin về giá thành luôn được cập nhập chính xác và kịp thời giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, trước hết công ty cần phải tuyển thêm người có năng lực làm việc.
- Về phương pháp tính giá thành, hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Em nghĩ rằng phương pháp này chỉ nên áp dụng ở nhưng công ty sản xuất giản đơn: sản phẩm đơn giản, số lượng sản phẩm không nhiều, trong quá trình sản xuất không có bán thành phẩm hoặc bán thành phẩm không có giá trị độc lập, không thể đi bán hoặc nhập kho. Còn công ty là một doanh nghiệp lớn, sản phẩm của công ty không những cấu tạo phức tạp mà còn rất đa dạng về chủng loại, trong quá trính sản xuất bán thành phẩm được nhập kho và bán cho các đơn vị khác. Do vậy, em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến là công ty nên thay đổi phương pháp tính giá thành, có thể sử dụng phương pháp: Phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng 1 và tính giá thành sản phẩm hoàn thành và giá trị hoàn thành dở dang ở phân xưởng 1.
Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng 2 bao gồm: giá trị bán thành phẩm ở phân xương 1 chuyển sang, chi phí phát sinh tại phân xưởng 2. Sau đó tính giá thành sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang ở phân xưởng 2.
Kế toán sẽ làm tuần tự theo các bước trên đến phân xưởng hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Giá thành sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng chính là giá thành sản phẩm trong kỳ. Còn giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ sẽ là tổng giá trị dở dang cuối kỳ ở các phân xưởng.
79 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mẹ thuộc Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sản cố định
Khi than gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Việc trích khấu hao TSCDD nhằm mục đích thu hồi vốn để sửa chữa, tái đầu tư TSCĐ mới. Mỗi TSCĐ được tính khấu hao theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ trích khấu hao phải nhanh chóng thu hồi vốn trong giới hạn cho phép mà không làm tăng giá thành, ảnh hưởng tới giá bán và tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng trước, kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao cho từng máy móc thiết bị trong công ty để hạch toán vào chi phí theo đúng chế độ quy định. Hiện nay, tại công ty việc ghi nhận TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Chuẩn mực kế toán sô 03 - TSCĐ hữu hình, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn tháng. TSCĐ tăng trong tháng sẽ được bắt đầu trích khấu hao từ tháng sau, TSCĐ giảm trong tháng sẽ thôi không trích khấu hao từ tháng sau. Công thức tính khấu hao:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ * tỷ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao bình quân tháng = mức khấu hao năm/12.
Biểu số 2.16: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tháng 3 năm 2010
STT
Ghi Có các TK
Ghi Nợ các TK
TK 2141
TK 2143
Tổng cộng
...
...
...
...
...
...
8
627
Chi phí sản xuất chung
394.976.278
394.976.278
9
6274
Chi phí khấu hao TSCĐ
394.976.278
394.976.278
10
62741
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXDD
55.795.835
55.795.835
11
62742
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXCD
2.341.614
2.341.614
12
62743
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXEN
6.050.965
6.050.965
13
62744
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXLR
288.680.235
288.680.235
14
62745
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXHC
16.172.578
16.172.578
15
62746
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXLB
4.655.229
4.655.229
16
62747
Chi phí khấu hao TSCĐ - PXKT
21.279.824
21.279.824
17
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
26.354.619
4.102.812
30.457.430
18
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc VP
26.354.619
4.102.812
30.432.430
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
430.963.253
4.102.812
435.066.065
Ngày.......tháng........năm 2010
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Dựa vào bảng Phân bổ trên kế toán ghi sổ bút toán:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung 394.976.278
Có TK 2141 394.976.278
c, Chi phí nhân viên
Chi phí nhân viên thuộc chi phí sản xuất chung tại công ty bao gồm:
+ Tiền ăn ca của tất cả công nhân viên tại phân xưởng sản xuất
+ Tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ vào chi phí của nhân viên tổ văn phòng tại các phân xưởng sản xuất.
Tiền ăn ca trong 1 tháng của 1 công nhân được tính theo công thức sau:
Tiền ăn ca 1 tháng của 1 công nhân
=
Số ngày công thực tế
x
20.000 đ
Hàng tháng, các phân xưởng nộp biểu tiền ăn giữa ca tháng trước lên phòng Tài chính - Kế toán để thanh toán vào sổ.
Biểu số 2.17: Biểu thanh toán tiền ăn giữa ca - Phân xưởng đột dập
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
ĐƠN VỊ: PHÂN XƯỞNG ĐỘT DẬP
BIỂU THANH TOÁN TIỀN ĂN GIỮA CA
THÁNG 3 NĂM 2010
20.000đ/công
STT
Họ và tên
Ngày công thực tế
Thành tiền
Ký nhận
Tổ văn phòng
3.660.000
1
Cù Thế Long
28
560.000
2
Vũ Mạnh Lương
27
540.000
3
Trân Anh Dũng
21
420.000
...
...
...
...
...
Tổ độ dập 6
4.320.000
61
Đỗ Mạnh Hoằng
26
520.000
62
Nguyễn Văn Bằng
26
520.000
63
Nguyễn Thu Hương
26
520.000
...
...
...
...
...
Tổng cộng:
41.875.000
TỔNG GIÁM ĐỐC
P. TC-KT
P.TC-LĐ
ĐƠN VỊ TRƯỞNG
Nhân viên tổ văn phòng được hưởng lương thời gian, được xác định dựa trên mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc, ngoài ra, nhân viên quản lý phân xưởng còn được hưởng các khoản phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ của từng người. Một số công thức tính lương thời gian:
Tiền lương cơ bản
=
Lương tối thiểu
x
Hệ số lương cấp bậc
x
Ngày công thực tế làm việc
26 công
Tiền lương phụ cấp trách nhiệm
=
Lương tối thiểu
x
Hệ số phụ cấp chức vụ
x
Ngày công thực tế làm việc
26 công
Để tính lương thời gian, tại các tổ văn phòng, người ta cử ra 1 người phụ trách công việc chấm công cho mọi người trong tổ. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tiền lương tính ra tiền lương phải trả cho từng nhân viên tổ văn phòng đó và lập bảng Bảng lương tương tự như Bảng lương của Tổ đột dập 6 - Phân xưởng đột dập (Biểu số 2.9).
Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ trên tiền lương của nhân viên tổ văn phòng tại phân xưởng sản xuất cũng được tính vào chi phí sản xuất chung. Trên thực tế, việc tính toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng được làm đồng thời cùng chi phí nhân công trực tiếp. Một bộ bảng lương hàng tháng của 1 phân xưởng luôn bao gồm: Bảng lương của từng tổ trong phân xưởng bao gồm các tổ sản xuất và tổ văn phòng; Bảng Tổng hợp lương cả phân xưởng (Biểu số 2.10). Khi tính và lập bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, cũng bao gồm cả các khoản lương và trích theo lương phân bổ vào chi phí sản xuất chung. Do đó, để hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng kế toán chỉ cần dựa vào Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu số 2.14) ghi vào sổ chi tiết tài khoản 627 bút toán định khoản sau:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội
Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế
Có TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp
d, Chi phí mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê vận chuyển đất thải….khi các khoản chi phí này phát sinh, kế toán căn cứ vào giấy báo Nợ, phiếu chi tiền mặt… để hạch toán và ghi vào sổ chi tiết tài khoản 627.
Biểu số 2.18: Hóa đơn tiền điện tháng 2 năm 2010
EVN Mẫu số: 01 GTKT-2LN-01
HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN GTGT
(Liên 2: Giao khách hàng)
Công ty điện lực TP. Hà Nội - MST: 0100101114-1
Kỳ 1 từ ngày 01/03 đến ngày 17/03/2010
Điện lực/Chi nhánh điện: Hoàn Kiếm SDT:22200960-22100960 Ký hiệu: AA/2010T
Địa chỉ: 69C Đinh Tiên Hoàng Số: 3922822
Điện thoại trực: 22222000 MST: 01001011141
Tên khách hàng: Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam
Địa chỉ khách hàng: 10 Trân Nguyên Hãn
Mã số khách hàng: PD010090043 MS thuế KH: 0100100512
Số sổ GCS: 69-D019MN4 Phiên GCS: K24050 Số công tơ: 203338443
ChỈ SỐ mỚi
ChỈ sỐ cũ
HỆ SỐ
ĐN.Tiêu thỤ
Đơn giá
Thành tiỀn
(Xem chi tiết
hóa đơn kèm
Trong đó:
theo)
Ngày 19 tháng 03 năm 2010
TUQ. GIÁM ĐỐC
Cộng
67080
139.115.600
Thuế suất GTGT: 10% thuế GTGT:
13.911.560
Tổng cộng tiền thanh toán:
153.027.160
Số viết
bằng chữ
Một trăm năm mươi triệu không trăm ba mươi triệu không trăm hai mươi bảy nghìn một trăm sáu mươi đồng
ĐIỆN LỰC HOÀN KIẾM
ĐÃ THU SÉC
Số: BR094646
Ngày 30 tháng 3 năm 2010
e, Chi phí khác bằng tiền
Chi phí khác bằng tiền bao gồm: chi phí tiếp khách, giao dịch, bảo dưỡng máy móc, in ấn tài liệu...
Các chứng từ gốc để hạch toán chi phí sản xuất chung là bảng thanh toán lương của nhân viên quản lý đội, phiếu xuất kho vật tư CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, thiết bị văn phòng,...căn cứ vào các chứng từ gốc này, kế toán tiến hành định khoản vào sổ chi tiết TK 627. Cuối tháng toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được phân bổ và kế chuyển vào các tài khoản con 154 của từng loại sản phẩm.
Biểu số 2.19: Sổ chi tiết tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG HỢP SỐ LIỆU CÔNG TY MẸ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 627 - Chi phí sản xuất chung
Tháng 3 năm 2010
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/3
5/34
- PX ép nhựa - Phục vụ sx
1528
83.520.000
03/3
6/98
- PX lắp ráp - Tuốc lơ vít
153
5.890.000
...
...
12/3
2551
TT tiền ăn ca tháng 2 - PXDD
1111
4.320.000
...
...
...
...
...
...
30/3
2822
Tiền điện kì 1 tháng 3/2010
1121
153.027.160
31/3
3555
Tiền lương phải trả nhân viên quản lý phân xưởng -PXDD
334
98.242.865
31/3
3555
16%BHXH-PXDD
1.964.815
31/3
3555
3%BHYT-PXDD
4.961.453
31/3
3555
1%BHTN-PXDD
823.551
31/3
3555
2%KPCĐ-PXDD
274.509
...
...
...
...
...
...
31/3
1245
Khấu hao TSCĐ
2141
394.976.273
31/3
84438
KC 627-> 15411CT1Fa
15411
1.476.106.515
...
...
...
...
...
...
Số dư đầu kỳ:
Tổng phát sinh trong kỳ:
1.849.586.477
1.849.586.477
Số dư cuối kỳ:
Ngày.....tháng.....năm....
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ
Cuối tháng, kế toán lập bảng tổng hợp chi phi sản xuất chung theo mẫu sau:
Biểu số 2.20: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 3 năm 2010
STT
Nội dung
Số tiền
1
Chi phí nhân viên phân xưởng
866.979.384
2
Chi phí nguyên vật liệu
46.297.450
3
Chi phí dụng cụ sản xuất
76.627.099
4
Chi phí khấu hao
394.976.278
5
Chi phí bảo hộ lao động
20.920.906
6
Chi phí mua ngoài
390.785.360
7
Chi phí bằng tiền khác
53.000.000
Tổng cộng
1.849.586.477
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trong quá trình sản xuất sản phẩm rất khó để tập hợp chi phí sản xuất chung vào từng loại sản phẩm ngay từ đầu chẳng hạn như chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán không thể tính được khi sản xuất 1 sản phẩm thì máy móc bị hao mòn bao nhiêu. Do đó để thuận tiện cho công tác hạch toán tính giá thành sản phẩm dựa vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất trên, kế toán tổng hợp tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung sản phẩm i
=
S Chi phí sản xuất chung
x
Chi phí NCTT
sản phẩm i
S Chi phí NCTT
Dựa vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm (Biểu số 2.14) kế toán tính ra được chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm theo bảng sau
Biểu số 2.21: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 3 năm 2010
ĐVT: đồng
STT
Diễn giải
Chi phí nhân công trực tiếp
Phân bổ chi phí sản xuất chung
1.
Bàn kiểm công tơ
19.381.331
7.946.616
2.
Công tơ 1 pha
3.600.137.384
1.476.106.515
3.
Công tơ 3 pha
407.249.467
166.977.959
4.
Đồng hồ Vol - Ampe
57.109.968
23.415.883
5.
Biến dòng hạ thế
149.544.691
61.315.408
6
Biến dòng trung thế
103.050.986
42.252.341
7
Biến áp trung, cao thế
173.504.703
71.139.347
8
Sản phẩm khác
1.054.619
432.408
Cộng
4.511.033.149
1.849.586.477
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Người lập
2.1.4.4 Qui trình ghi sổ tổng hợp
Cuối tháng sau khi khóa sổ chuyển sang tháng sau, máy tính cập nhật toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng trên Sổ cái TK 627.
CÔNG TY MẸ
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Mẫu số S05-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tài khoản 627 – “Chi phí sản xuất chung”
Năm 2010
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
1111
678.119.770
675.475.566
455.288.364
1121
189.172.450
29.300.000
153.027.160
142
27.297.922
27.297.922
27.297.922
152
28.350.000
231.923.457
46.297.920
153
65.946.828
49.663.459
76.627.099
2141
394.976.278
394.976.278
394.976.278
331
189.801.640
171.819.541
122.217.350
334
509.632.025
419.754.487
543.119.776
3382
9.526.921
7.769.031
10.862.275
3383
15.736.348
15.225.358
15.897.866
3384
2.950.565
2.854.755
2.980.850
3389
983.352
951.585
993.617
Cộng số phát sinh Nợ
2.112.494.099
2.027.011.439
1.849.586.477
Tổng số phát sinh Có
2.112.494.099
2.027.011.439
1.849.586.477
Dự Nợ cuối tháng
Dư Có cuối tháng
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc
Biểu số 2.22: Sổ cái tài khoản 627
2.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
2.1.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Để tập hợp chi phí sản xuất bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kế toán công ty sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất dở dang.
TK 154 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 1541 - Chí phí sản xuất dở dang chính
+ TK 1542 - Chi phí sản xuất dở dang phụ.
Trong đó, tài khoản 1541 tiếp tục được chi tiết thành các tài khoản cấp 3 và cấp 4 theo sản phẩm và theo phân xưởng tương tự như TK 621 và TK 622. Các tài khoản cấp 3 chi tiết theo sản phẩm được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm
VD: TK 15411 - Chi phí sản xuất dở dang chính sản phẩm công tơ 1 pha: dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha
Cuối mỗi tháng, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm công tơ 1 pha vào TK 15411 để cuối quý tính giá thành.
a, Bút toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sản phẩm công tơ 1 pha tháng 3/2010
Nợ TK 15411 12.513.023.699
Có TK 6211 12.513.023.699
b, Bút toán kế chuyển chi phí NCTT sản phẩm công tơ 1 pha tháng 3/2010
Nợ TK 15411 351.463.121
Có TK 6221 351.463.121
c, Bút toán kế chuyển chi phí sản xuất chung sản phảm công tơ 1 pha tháng 3/2010
Nợ TK 15411 1.476.106.515
Có TK 627 1.476.105.515
Khi thực hiện các bút toán kết chuyển trên, phân mềm máy tính sẽ cập nhật số liệu vào Sổ chi tiết tài khoản 15411 và Sổ cái tài khoản 154.
Biểu số 2.23:Sổ chi tiết TK 15411
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG HỢP SỐ LIỆU CÔNG TY MẸ
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 15411 - Chi phí sản xuất dờ dang công tơ 1 pha
Tháng 3 năm 2010
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
98.273.564.970
31/3
84417
KC 6211->15411CT1Fa
6211
32.378.054.357
31/3
84423
KC 6221->15411CT1Fa
6221
3.600.137.384
31/3
84428
KC 627->15411CT1Fa
627
1.476.106.515
31/3
58790
KC 15411 ->155
155
120.497.709.684
Số dư đầu kỳ:
98.273.564.970
Tổng phát sinh trong kỳ:
37.454.298.256
120.497.709.684
Số dư cuối kỳ:
15.230.153.362
Ngày.....tháng.....năm....
KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.24: Sổ cái TK 15411 - Chi phí sản xuất dở dang công tơ 1 pha
CÔNG TY MẸ
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Mẫu số S05-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất dở dang”
Năm 2010
Số dư đầu năm
Nợ
Có
56.235.782.635
Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
…
Tháng 12
Cộng
621
45.672.407.919
21.699.225.752
50.090.421.540
622
4.292.769.345
4.186.394.831
4.511.033.149
627
2.112.494.099
2.027.011.439
1.849.586.372
Cộng số phát sinh Nợ
52.077.671.363
27.912.632.022
56.451.041.061
Tổng số phát sinh Có
160.562.356.236
Dự Nợ cuối tháng
108.313.453.998
136.226.086.020
32.114.770.845
Dư Có cuối tháng
Ngày…tháng…năm…
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc
Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ trên phần mềm kế toán, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán nhập chứng từ gốc vào phân mềm kế toán máy tính sẽ tự động cập nhật và tổng hợp các dữ liệu lên các Nhật ký chứng từ, Bảng kê và sổ chi tiết tài khoản tương ứng.
Để tập hợp chi phí sản xuất, theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ ngoài sổ chi tiết các tài khoản chi phí 621, 622, 627 và 154, kế toán công ty sử dụng 2 loại sổ nữa là Bảng kế số 4 và Nhật ký chứng từ số 7.
Bảng kê số 4 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của các TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 352, 621, 622, 627 đối ứng Nợ với các TK 154, 621, 622, 627 và được tập hợp theo từng phân xưởng và được chi tiết cho từng loại sản phẩm. Cơ sở để ghi vào Bảng kế sô 4 là căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3, các bảng kê và các NKCT liên quan để ghi vào các cột và dòng phù hợp của Bảng kê số 4. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4 sau khi khóa sổ vào cuối tháng được dùng để ghi vào NKCT số 7.
NKCT số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh bao gồm TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 351, 352, 621, 622, 627 và dùng để ghi Nợ các TK 154, 621, 622, 627, 142, 242, 641, 642.
NKCT số 7 gồm 3 phần:
- Phần I: Tập hợp chi phí SXKD toàn doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ số phát sinh bên Có của tài khoản liên quan đế chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Phần II: Chi phí sản xuất theo yếu tố
Biểu số 2.25: Bảng kế số 4
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
BẢNG KẾ SỐ 4: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Tháng 3 năm 2010
Stt
TK ghi Có
TK ghi nợ
142
152
153
214
334
338
621
622
627
Các TK khác phản ánh ở các NKCT khác
Cộng chi phí thực tế trong tháng
NKCT
số 1
NKCT
số 2
NKCT
số 5
1
TK 154
50.090.421.540
4.511.033.149
1.849.586.372
56.451.041.061
2
-15411
32.378.054.357
3.600.137.384
1.476.106.515
37.454.298.256
3
-15412
…
….
...
...
...
...
...
...
...
...
...
....
...
...
...
21
TK 621
45.559.111.920
15.655.936
4.515.653.684
50.090.421.540
22
-6211
29.218.790.497
3.159.263.860
32.378.054.357
…
…
52
TK 622
4.235.387.523
275.645.626
4.511.033.149
53
-6221
3.397.017.322
203.120.062
3.600.137.384
…
…
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
87
TK 627
27.297.922
46.297.920
76.627.099
394.976.273
543.119.776
30.734.608
455.288.264
153.027.160
122.217.350
1.849.586.372
…
…
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
29.365.456
46.605.906.840
76.827.095
404.965.641
4.835.897.256
310.268.947
50.090.421.540
4.511.033.149
1.849.586.372
500.698.254
153.027.160
4.763.987.143
114.131.984.853
Đã ghi sổ ngày ……… tháng………… năm 2010
Lập, ngày........tháng...........năm 2010
KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 2.26: Nhật ký chứng từ số 7
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
PHẦN I: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TOÀN DOANH NGHIỆP
Tháng 3 năm 2010
Stt
TK ghi Có
TK ghi nợ
142
152
153
214
334
338
621
622
627
Các TK khác phản ánh ở các NKCT khác
Cộng chi phí thực tế trong tháng
NKCT
số 1
NKCT
số 2
NKCT
số 5
1
TK 154
50.090.421.540
4.511.033.149
1.849.586.372
56.451.041.061
2
TK 621
45.559.111.920
15.655.936
4.515.653.684
50.090.421.540
3
TK 622
4.235.387.523
275.645.626
4.511.033.149
4
TK 627
27.297.922
46.297.920
76.627.099
394.976.273
543.119.776
30.734.608
455.288.264
153.027.160
122.217.350
1.849.586.372
Tổng cộng:
27.297.922
45.605.409.840
76.627.099
394.976.273
4.778.507.299
306.380.234
50.090.421.540
4.511.033.149
1.849.586.372
470.944.200
153.027.160
4.637.871.034
112.902.082.122
PHẦN II: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TÍNH THEO YẾU TỐ
Tháng 3 năm 2010
Số TT
Tài khoản
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí
Tổng cộng chi phí
Nguyên liệu
Công cụ dụng cụ
Tiền lương
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
Khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Tổng
1
154
2
621
50.090.421.540
50.090.421.540
50.090.421.540
3
622
4.235.387.523
275.645.626
4.511.033.149
4.511.033.149
4
627
27.297.922
103.925.021
394.976.273
153.027.160
455.288.264
1.849.586.372
1.849.586.372
Tổng cộng
50.117.719.462
103.925.021
4.235.387.523
275.645.626
394.976.273
153.027.160
455.288.264
56.451.041.061
56.451.041.061
2.1.5.2 Kiêm kê và tính giá sản phẩm dở dang
Theo qui định của công ty, sản phẩm dở dang là tất cả các chi tiết, cụm chi tiết chưa được lắp ráp hoàn chỉnh thành sản phẩm. Do vậy, để đánh giá được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán yêu cầu các phân xưởng kiểm kê tại nơi sản xuất, kho của phân xưởng tất cả các chi tiết, cụm chi tiết của sản phẩm công tơ 1 pha để lập Bảng kiểm kê sản phẩm làm dở và bán thành phẩm.
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
PHÂN XƯỞNG ĐỘT DẬP
BẢNG KIỂM KÊ
SẢN PHẨM LÀM DỜ VÀ BÁN THÀNH PHẨM QUÍ I NĂM 2010
Tên chi tiết
Mã số
ĐV
Tên NVL
Bước CN gia công
Số lượng chi tiết
Công tơ 1 pha
Khung bộ số 900
CV.10C.1.1/2
Cái
Nhôm
Đột
56.000
Khung bộ số 250
CV.10K.1.1/2
Cái
Nhôm
Uốn
5.000
Sun từ
CV09A104/1
Cái
Tôn silic
BTP
15.000
Cụm lõi tôn I máy GH
CV03B.1.1
Cái
Tôn silic
Phôi đột
2.000
Lá tôn I
CV03A101/1
Lá
Tôn silic
Phôi đột
18.000
Lá điều chỉnh
VA09A211
Cái
Tôn silic
BTP
8.300
Cữ chuẩn
CV03A403
Cái
Tôn 1.5
BTP
50.795
...
Công tơ 3 pha
...
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Thủ kho PX P. Quản đốc PX
Biếu số 2.27: Bảng kiểm kê sản phẩm làm dở và bán thành phẩm - PX đột dập
Dựa vào số liệu của Bảng kiểm kê trên, cùng với Bảng đơn giá chi tiết, cụm chi tiết sản phẩm dùng để hạch toán nội bộ do Phòng Kinh doanh tính toán dựa trên số lượng nguyên liệu vật liệu sử dụng để sản xuất chi tiết, cụm chi tiết đó, kế toán xác định và lập được bảng kê tính giá trị sản phẩm dở dang của tất cả các loại sản phẩm như biểu dưới đây
Biểu số 2.28: Bảng kế chi phí sản xuất dơ dang - Thời điểm 31 tháng 3 năm 2010
BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ DANG
QUÍ I NĂM 2010
Đơn vị tính: Đồng
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm
ĐVT
Đơn giá
Theo sổ kế toán
Xác định lại
Chênh lêch
Số lượng kiểm kế thực tế
Thành tiền
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
5
6=4x5
7
8=5x7
9=8-6
Tổng cộng
ððð
ððð
ððð
A
Công tơ 1 pha
15.230.153.362
15.230.153.362
1
Sun từ
cái
183
15.000
2.745.000
183
2.475.000
0
2
Cụm lõi tôn I máy GH
cái
3.407
2.000
6.814.000
3.407
6.814.000
0
3
Lá điều chỉnh
cái
150
8.300
1.245.000
150
1.245.000
0
4
Cữ chuẩn
cái
112
50.795
5.689.040
112
5.689.040
0
..
...
...
...
...
...
...
...
...
B
Công tơ 3 pha
ððð
ððð
ððð
..
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Kế toán trưởng Người lập biểu
2.2 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty
2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tại công ty là sản xuất nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền công nghệ không có sự tách bạch về thời gian, quá trình sản xuất liên tục, có nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau, các chi tiết, cụm chi tiết sản phẩm được gia công chế tạo qua các phân xưởng. Trong cùng một loại sản phẩm lại có nhiều sản phẩm khác nhau ở một số chi tiết nhỏ, ví dụ như cùng một loại công tơ 1 pha có các loại dùng cho từng dòng điển riêng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Do vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành.
Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo nhóm sản phẩm ở từng phân xưởng, chi phí sản xuất chung được tập hợp trên toàn công ty sau đó được phân bổ cho nhóm sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp.
2.2.1.2 Kỳ tính giá thành, đơn vị tính giá thành
Để đáp ứng yêu cầu hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu về quản lý, công ty xác định kỳ tính giá thành là 1 quý.
Đơn vị tính giá thành được dùng là: VNĐ/1 sản phẩm.
2.2.1.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Sản phẩm của công ty tuy rất đa dạng về chủng loại, nên để tiện cho công tác tính giá thành, kế toán đã chia các loại sản phẩm thành nhóm bao gồm:
+ Nhóm sản phẩm bàn kiểm công tơ
+ Nhóm sản phẩm công tơ 1 pha
+ Nhóm sản phẩm công tơ 3 pha
+ Nhóm sản phẩm Đồng hồ Vol-Ampe
+ Nhóm sàn phẩm biến dòng hạ thế
+ Nhóm sản phẩm biến dòng trung thế
+ Nhóm sản phẩm biến áp trung, cao thế
+ Nhóm sản phẩm cầu chì rơi
+ Nhóm sản phẩm khác
Trong quá trình sản xuất, kế toán có thể tập hợp chi phí sản xuất riêng cho từng nhóm sản phẩm do đó, để tính giá thành sản xuất của 1 nhóm sản phẩm kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Theo phương pháp này, công thức tính tổng giá thành sản xuất của 1 nhóm sản phẩm sẽ là:
S Giá thành sản phẩm (i)
=
CPSXDD đầu kỳ sản phẩm (i)
+
CPSXDD phát sinh trong kỳ sản phẩm (i)
-
CPSXDD cuối kỳ sản phẩm (i)
Giá thành đơn vị sản phẩm (i)
=
S Giá thành sản phẩm (i)
Số lượng sản phẩm (i) hoàn thành
2.2.2 Quy trình tính giá thành tại công ty
Cuối quý, đến kỳ tính giá thành, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong quý cho từng loại sản phẩm.
TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CÔNG TƠ 1 PHA
Quý I năm 2010
STT
Nội dung chi phí
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Quí I
1
Chi phí NVL trực tiếp
31.266.820.398
12.513.023.699
32.378.054.357
76.157.898.454
2
Chí phí NCTT
3.849.599.943
3.055.371.194
3.600.137.384
10.505.108.521
3
Chi phí sản xuất chung
1.075.696.125
949.900.200
1.476.106.515
3.501.702.840
Cộng
36.192.116.466
16.518.295.093
37.454.298.256
90.164.709.815
Lập, ngày ... tháng....năm 2010
KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG
Biểu số 2.29: Tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm công tơ 1 pha quý I năm 2010
Dựa vào báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho trong quý, kế toán lập Thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Biểu số 2.30: Báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho quý I năm 2010
TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
BÁO CÁO SẢN PHẨM HOÀN THÀNH NHẬP KHO
QUÝ I NĂM 2010
STT
Tên, quy cách sản phẩm
ĐVT
Số lương
1
Công tơ 1 pha
Cái
802.120
2
Công tơ 3 pha
Cái
34.771
3
Đồng hồ Vol-Ampe
Cái
5.468
4
Biến dòng hạ thế
Cái
28.491
5
Biến dòng trung thế
Cái
1.396
6
Biế áp trung, cao thế
Cái
586
Lập, ngày ...... tháng.........năm 2010
THỦ KHO KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Quí I năm 2010
Tên sản phẩm: Công tơ 1 pha
Số lượng sản phẩm hoàn thành: 802.120 cái
Khoản mục chi phí
CPSX dở dang đầu kỳ
CPSX dở dang phát sinh trong kỳ
CPSX dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Chi phí NVL trực tiếp
45.563.153.231
76.157.898.454
15.230.153.362
106.490.898.323
132.762
Chi phí NCTT
10.505.108.521
10.505.108.521
13.067
Chi phí sản xuất chung
3.501.702.840
3.501.702.840
4.366
Tổng cộng
45.563.153.231
90.164.709.815
15.230.153.362
120.497.709.684
150.224
Lập, ngày.......tháng.......năm 2010
KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Biểu số 2.31: Thẻ tính giá thành sản phẩm công tơ 1 pha quý 1 năm 2010
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Cùng với sự phát triển của đất nước, hòa chung vào xu thế của thế giới toàn cầu hóa nền kinh tế , nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt và năng động, từ khi thành lập đến nay, sau 28 năm hoạt động và phát triển, Công ty me - TCT thiết bị điện Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, thăng trầm. Song do nỗ lực phấn đấu không ngừng, sự vươn lên khẳng định chính mình, Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam đã trở thành một công ty đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế tạo thiết bị điện, chiếm một thị phần lớn trên thị trường với quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển, trình độ sản xuất và quản lý ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng theo yêu cầu phát triển của đất nước. Công ty luôn đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại của các công ty trong và ngoài nước, không ngừng nghiên cứu tung ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, công ty duy trì được những bạn hàng truyền thống và ngày càng thu hút nhiều bạn hàng mới. Đạt được kết quả như vậy là do sự tìm tòi nỗ lực, sáng tạo không ngừng của Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Với nỗ lực của mình, công ty đã và đang từng bước hòa nhập và tìm kiếm vị thế của mình trên trường quốc tế. Sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy tích cực cho việc phát triển của công ty. Công ty đã có định hướng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh gắn khoa học kỹ thuật với sản xuất, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thực hiện hạch toán kế toán triệt để, toàn diện. Công ty đã đạt được các thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ do cấp trên giao phó, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đời sống công nhân viên. Công ty luôn quan tâm và tìm ra các biện pháp quản lý chi phí sao cho tối ưu nhất, phù hợp với tình hình thực tế của mình và chế độ quản lý kinh tế hiện hành của đất nước.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng nhất trong công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam phần hành kế toán này rất được chú trọng bởi việc tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, tính đúng, chính xác giá thành sản phẩm tạo điều kiện cung cấp những thông tin chính xác, trung thực, khách quan cho Ban Tổng giám đốc công ty và đưa ra quyết định quản lý và điều hành kịp thời, hiệu quả, tạo chỗ đứng cho công ty trên thị trường.
Với mong muốn hoàn thiện thêm công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, qua chuyên đề này, em xin mạnh dạn trình bày những mặt tích cực và hạn chế trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, tìm ra đâu là nguyên nhân và từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.
3.1.1 Ưu điểm
Tổ chức bộ máy kế toán:
Cùng với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán của Phòng Tài chính - kế toán cũng không ngừng hoàn thiện để ngày càng thích hợp với nền kinh tế hiện nay. Bộ máy kế toán của Công ty thường xuyên kiện toàn và tổ chức lại ngày càng hợp lý và hiệu quả cho phù hợp với quy mô và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bộ máy kế toán của công ty hoạt động theo nguyên tắc tập trung. Việc áp dụng hình thức này có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán và đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý. Kế toán của công ty được trang bị đầy đủ máy tính nối mạng, cùng phần mềm kế toán đã giúp khối lượng công việc của các kế toán viên giảm đi khá nhiều, đơn giản hơn và thêm phần chính xác. Cán bộ nhân viên phòng Tài chính - Kế toán đều là những người có trình độ, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, phần mềm văn phòng, nhiệt tình tiếp cận với chế độ kế toán mới, có tác phong làm việc khoa học, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong công việc.
Cụ thể trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành luôn có sự kết hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các kế toán vật tư, kế toán tiền lương và kế toán tổng hợp để có thể tập hợp CPSX và tính giá thành một cách nhanh chóng, chính xác.
Về chi phí NVL: Công ty đã xây dựng được định mức tiêu hao NVL cho từng loại sản phẩm. Phiếu xuất kho vật tư phục vụ sản xuất của các phân xưởng sản xuất phải đưa qua phòng Kinh doanh phụ trách quản lý định mức NVL phê duyệt mới được thực hiện xuất. Nhờ vậy mà NVL được quản lý tốt hơn, sử dụng có hiệu quả hơn. Không những vậy, việc chi tiết tài khoản 621 - Chi phí NVL trực tiếp thành các tài khoản con cấp 2 và cấp 3 theo sản phẩm và phân xưởng, giúp cho kế toán thực hiện tập hợp chi phí NVL trực tiếp của một sản phẩm ở các phân xưởng dễ dàng hơn, hợp lý và sát với thực tế hơn. Phiếu xuất kho NVL được yêu cầu phải ghi rõ bộ phận sử dụng và dùng để sản xuất loại sản phẩm nào nhằm giúp cho kế toán nhập vào phần mềm đúng tài khoản chi tiết 621 chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm đó và tại phân xưởng đó.
Tại công ty, NVL được mua về phục vụ sản xuất với tần suất rất lớn, tình hình nhập xuất NVL diễn ra rất thường xuyên. Công ty đã sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất NVL. Phương pháp này rất thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý NVL và giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán.
Về chi phí NCTT: Công tác ghi chép, tính toán và phân bổ chi phí NCTT của công ty luôn được thực hiện theo đúng chế độ hiện hành, cập nhật và áp dụng nhanh chóng các quy định mới. Việc áp dụng tính lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất dựa vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành đáp ứng các tiêu chuẩn và đơn giá lương tính trên đơn vị sản phẩm hoàn thành vừa có tác dụng khuyến khích người lao động có ý thức tinh thần, trách nhiệm trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động để có mức lương cao hơn trên tinh thần "làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít"; mặt khác, việc tính lương theo sản phẩm cũng phù hợp với tình hình thực tế và chính sách quản lý chi phí của công ty.
Về chi phí sản xuất chung: Là một doanh nghiệp sản xuất lớn, các chi phí sản xuất chung phát sinh nhiều và thường xuyên, tuy nhiên công ty vẫn rất chú trọng hạch toán chi phí sản xuất chung rất đầy đủ, chi tiết về nội dung chi phí và bộ phận phát sinh chi phí. Điểm này cho thấy chính sách quản lý chi phí của công ty hoạt động rất hiệu quả. Việc xác định các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng đặt ra trách nhiệm cho các phân xưởng phải quản lý chặt chẽ chi phí tránh sự lãng phí bởi lẽ khi thực hiện theo dõi theo phương pháp này, sẽ rất dễ dàng cho nhà quản lý kiểm tra so sánh, đối chiếu chi phí sản xuất chung phát sinh tại các phân xưởng để phát hiện ra phân xưởng nào quản lý chưa tốt chi phí sản xuất chung.
Về việc tính giá thành sản phẩm: kế toán chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm là hợp lý vì giá thành sản phẩm lớn vào kế toán có thể tập hợp được chi phí sản xuất cho từng nhóm sản phẩm.
3.1.2 Nhược điểm
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bên cạnh những ưu điểm trên, tại phòng Tài chính - Kế toán tổ chức lao động kế toán có 1 nhược điểm đó là nhân lực không đủ đáp ứng khối lượng công việc rất lớn đặc biệt là thời điểm lập báo cáo cuối tháng, cuối quý và cuối năm, hơn nữa phân công công việc trong phòng cũng không đồng đều một số kế toán viên phải đảm nhận nhiều công việc hơn mức bình thường.
Về việc sử dụng phần mềm kế toán: kế toán máy đã giúp giảm bớt rất nhiều khối lượng công việc kế toán hằng ngày, tuy nhiên phần mềm kế toán công ty hiện đang sử dụng gần đây thường bị lỗi, hệ thống mạng nội bộ trong phòng hay sự cố các máy tính không kết nối được với máy chủ, không vào được phần mềm kế toán khiến công việc trong phòng bị ứ đọng.
Về sổ sách kế toán: theo em nhận thấy, công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ nhưng do tính chất phức tạp và cồng kềnh của loại hình thức sổ này trong làm việc thực tế, kế toán công ty tinh giảm đi rất nhiều loại sổ sách. Hình thức và cách ghi chép sổ sách kế toán hiện nay ở công ty hiện nay gần giống với hình thức sổ Nhật ký chung.
Về chi phí NVL trực tiếp: Trong công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp tại công ty còn tồn tại những nhược điểm sau:
+ Thứ nhất, việc phân loại vật tư ở công ty là rất hợp lý, nhưng chưa xây dựng hệ thống danh điểm NVL thống nhất toàn công ty. Do đó, thường xảy ra việc thủ kho và kế toán ghi nhập, xuất cùng một loại NVL thành 2 loại khác nhau gây mất thời gian phải đối chiếu rà xoát lại chứng từ để phát hiện sai sót.
+ Thứ 2, phiếu xuất kho NVL chỉ được lập 1 liên do nhân viên kinh tế phân xưởng lập không phù hợp với quy định hiện nay là phải lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần).
+ Thứ 3, hiện nay, kế toán NVL rất bị động trong việc cập nhật phiếu xuất do hàng thàng phải lấy phiếu xuất từ thủ kho. Việc này làm mất đi tính chủ động, khả năng đối chiếu và kiểm soát của kế toán đối với thủ kho. Thủ kho chậm vào thẻ hoặc chậm đưa lên cho kế toán thì tiến độ hạch toán của kế toán cũng chậm theo. Thủ kho vào sót phiếu xuất thì số liệu của kế toán cũng sót theo, dẫn đến số liệu tồn kho trên sổ sách không hoàn toàn trùng khớp với số liệu kiểm kê thực tế.
Về chi phí nhân công trực tiếp: Kế toán hạch toán tiền ăn giữa ca của công nhân sản xuất chưa hợp lý. Tiền ăn giữa ca của công nhân sản xuất được thanh toán trực tiếp cho công nhân không qua tài khoản 334 và được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung : Tiền ăn giữa ca của công nhân sản xuất
Có TK 1111
Hạch toán như vậy là không dúng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, tiền ăn giữa ca của công nhân sản xuất phải được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Hơn nữa, do hạch toán không đúng khoản mục chi phí không đúng sẽ dẫn đến việc phân bổ chi phí vào giá thành không chính xác.
Về chi phí sản xuất chung: hiện nay công ty tính và trích khấu hao TSCĐ theo tháng mà không tính theo số ngày sử dụng thực tế, đăc biệt là việc trích và thôi trích khấu hao cho các tài sản tăng mới hoặc giảm đi trong tháng. Tài sản tăng, hay giảm trong tháng sẽ được trích vào thôi trích khấu hao vào tháng tới. Việc tính khấu hao như vậy với trị giá tài sản cố định lớn vẫn có thể ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
Về tính giá thành sản phẩm: kỳ tính giá thành của công ty theo quý là khá dài dẫn đến việc cập nhật thông tin về giá thành bị chậm trễ. Sản phẩm của doanh nghiệp thuộc loại sản phẩm phức tạp phải qua nhiều bước chế biến, và qua các giai đoạn có hình thành bán thành phẩm được nhập kho hoặc bán cho các đơn vị khác. Trong khi đó phương pháp tính giá thành công ty sử dụng lại không hạch toán được giá thành chính xác của bán thành phẩm qua các bước sản xuất mà chỉ dựa trên ước tính của phòng kinh doanh để hạch toán tiêu thụ bán thành phẩm như vậy là chưa hợp lý, không đảm bảo được độ chính xác của thông tin kế toán.
Hơn nữa, theo cách tập hợp chi phí sản xuất tại các phân xưởng của công ty là chỉ tập hợp tất cả chi phí phát sinh thêm trong quá trình sản xuất không tính đến giá trị bán thành phẩm ở khâu trước sẽ gây khó khăn cho việc hạch toán chính xác giá thành sản phẩm và giá trị bán thành phẩm xuất bán cho các đơn vị khác.
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện
3.1.3.1 Sự cần thiết phải hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại lâu dài, nhất thiết phải tìm mọi biện pháp để ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả của quá trình sản xuất là nhân tố chính để đem lại hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở tiềm lực có hạn, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc, tìm mọi biện pháp để với một lượng yếu tố đầu vào cố định sản xuất được kết quả đầu ra tối đa với chất lượng cao.
Để đạt được mục tiêu này, quá trình sản xuất phải diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập dự toán đến khâu tổ chức thực hiện, quản trị doanh nghiệp phải thu thập được những thông tin về tình hình chi phí đi đôi với kết quả thu được. Từ đó đề ra những biện pháp không ngừng giảm bớt những khoản chi không cần thiết, khai thác tiềm năng về NVL, lao động của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không những được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào sự tồn tại hình thái vật chất của nó mà còn bằng phương pháp ghi chép, tính toán dựa trên sự phản ánh tình hình chi phí thực tế trên sổ sách. Vì vậy hạch toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định vai trò không thể thiếu với việc quản trị doanh nghiệp. Trong phần thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh toàn bộ các yếu tố chi phí phát sinh thể hiện trên các mặt quy mô và hiệu quả. Những số liệu kế toán cung cấp là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị.
Để có thể tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm, đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải chính xác, đúng và đầy đủ nghĩa là bên cạnh tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí còn phải tổ chức ghi chép và tính toán phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh và theo đúng đối tượng chịu phí, có như vậy mới tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Nói tóm lại, việc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển và nhu cầu quản lý.
Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính là tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm của Công ty.
- Xác định đúng đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp.
- Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quy trình trình tự công việc phân bổ chi phí cần thiết cho từng đối tượng chịu phí.
Như vậy có thể nói rằng, chất lượng của thông tin kế toán có ảnh hưởng không nhỏ tới tính chính xác của những phản ứng của doanh nghiệp đối với lượng thông tin này. Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và bộ phận chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng nhằm cung cấp thông tin trong sạch chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.
3.1.3.2 Nguyên tắc hoàn thiện
Mục Mục tiêu cần đạt được trong việc hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán nói chung cũng như tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Song song với việc phản ánh là sự giám đốc quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả. Do vậy cần hoàn thiện toàn bộ công tác kế toán từ chứng từ, tiền lương, sổ sách đến tổ chức bộ máy kế toán nhằm tăng cường mức độ chính xác và kịp thời thông tin về biến động tài sản, công nợ, đưa ra các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Muốn vậy, các phòng ban giúp việc cho Giám đốc phải kết hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện tốt chức năng của mình.
Thứ hai: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên đặc trưng của nghành sản xuất kinh doanh sản phẩm thiết bị đo điện.
Thứ ba: Kết hợp giữa tính thống nhất và đa dạng về nội dung và phương pháp hạch toán. Nội dung phương pháp cần dựa trên Chế độ kế toán hiện hành quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính. Song cũng cần phải dựa trên những đặc điểm riêng của đơn vị mình mà có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thứ tư: Kết hợp hài hoà, sáng tạo giữa máy móc thiết bị hiện đại với tiềm năng tri thức của con người. Chỉ có nnhư vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất cho công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Thứ năm: Bảo đảm nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu của kinh doanh trên cơ sở thực hiện đúng các qui định về pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán, không những nhạy bén, trung thực, phù hợp với các quy luật của thị trường về kinh doanh mà còn phải tuân thủ đúng các chế độ và chính sách của Nhà nước. Khi có những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MẸ - TCT THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT NAM
Qua phân tích nhưng mặt được và chưa được trong công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty, em xinh mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty như sau:
Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
- Kỳ tính giá thành của doanh nghiệp là quý, trong khi đó hàng tháng công ty vẫn thực hiện các bút toán kết chuyển các loại chí: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Do vậy, em nghĩ rằng công ty nên thực hiện tính giá thành theo tháng. Bởi lẽ việc tính giá thành theo tháng sẽ rất lợi cho công ty, thông tin về giá thành luôn được cập nhập chính xác và kịp thời giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, trước hết công ty cần phải tuyển thêm người có năng lực làm việc.
- Về phương pháp tính giá thành, hiện nay công ty đang sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Em nghĩ rằng phương pháp này chỉ nên áp dụng ở nhưng công ty sản xuất giản đơn: sản phẩm đơn giản, số lượng sản phẩm không nhiều, trong quá trình sản xuất không có bán thành phẩm hoặc bán thành phẩm không có giá trị độc lập, không thể đi bán hoặc nhập kho. Còn công ty là một doanh nghiệp lớn, sản phẩm của công ty không những cấu tạo phức tạp mà còn rất đa dạng về chủng loại, trong quá trính sản xuất bán thành phẩm được nhập kho và bán cho các đơn vị khác. Do vậy, em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến là công ty nên thay đổi phương pháp tính giá thành, có thể sử dụng phương pháp: Phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng 1 và tính giá thành sản phẩm hoàn thành và giá trị hoàn thành dở dang ở phân xưởng 1.
Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh ở phân xưởng 2 bao gồm: giá trị bán thành phẩm ở phân xương 1 chuyển sang, chi phí phát sinh tại phân xưởng 2. Sau đó tính giá thành sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang ở phân xưởng 2.
Kế toán sẽ làm tuần tự theo các bước trên đến phân xưởng hoàn thiện sản phẩm cuối cùng. Giá thành sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng chính là giá thành sản phẩm trong kỳ. Còn giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ sẽ là tổng giá trị dở dang cuối kỳ ở các phân xưởng.
- Về hạch toán chi phí sản xuất: như đã nói ở trên, kế toán hạch toán tiền ăn ca của công nhân sản xuất vào tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung là không đúng quy định. Kế toán công ty nên xem xét và hạch toán lại theo quy định của chế độ như sau:
Bút toán xác định tiền ăn ca phải thanh toán cho công nhân sản xuất:
Nợ TK 622-Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Bút toán thanh toán tiền ăn ca cho công nhân sản xuất
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 111 - Tiền mặt
Khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ trong giá thành dó đó việc trích và phân bổ khấu hao đúng cũng rất quan trọng. Công ty nên trích khấu hao theo ngày, TSCĐ tăng giảm trong tháng cũng nên được trích hoặc thôi trích khấu hao ngay trong tháng đó không nên để tháng sau.
Về luân chuyển chứng từ: việc luân chuyển phiếu xuất kho giữa thủ kho và kế toán nguyên vật liệu không thực sự tốt, công ty nên đặt ra quy định bao nhiêu ngày để thủ kho phải ghi phiếu xuất vào thẻ kho và tập trung phiếu xuất gửi lên cho kế toán nguyên vật liệu vào phần mềm kế toán.
Về sổ sách kế toán: Nhìn chung Sổ sách kế toán áp dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ đã trình bày đầy đủ nội dung theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Tuy nhiên, một số mẫu bảng biểu của công ty vẫn chưa trình bày đầy đủ nội dụng:
+ Mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ công ty sử dụng mới chỉ trình bày được tổng số khấu hao tài sản cố định trong tháng và khoản phân bổ vào các loại chi phí mà chưa trình bày được giá trị trích khấu hao trong tháng, giá trị còn lại của TSCĐ, giá trị TSCĐ tăng giảm trong tháng. Công ty nên tham khảo mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu số 06-TSCĐ ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
+ Mẫu sổ chi tiết Tài khoản 621, 622, 627 theo em công ty nên tham khảo mẫu Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh Mẫu số S36-DN ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì sẽ đầy đủ hơn, có thể ghi chép đầy đủ hơn nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
KÕT LUËN
Qua thời gian thực tập tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam, em nhận thấy công tác tổ chức quản lý tại công ty nói chung, và công tác kế toán nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, nếu công ty có những biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thì công ty sẽ phát huy vai trò của mình đối với quá trình phát triển. Đối với mỗi doanh nghiệp, quản lý là vấn đề cơ bản trong đó kế toán là một công cụ đắc lực, không chỉ là sự cung cấp thông tin cho những nhà cung cấp, nhà quản lý… mà còn giúp ban lãnh đạo, các nhà quản lý đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trên cơ sở những kiến thức đã thu nhận trong trong thời gian học tập tại Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, kết hợp với quá trình thực tập thực tế tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam, em đã đạt được một số kết quả nghiên cứu nhất định.
- Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao bì tại công ty. Tập hợp chi phí sản xuất đầy đủ và chính xác, tính được giá thành sản xuất phù hợp, đó là chìa khóa của việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Đề xuất được 1 số ý kiến đóng góp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kế toán có hiệu quả.
Trong thời gian ngắn thực tập tại công ty, em đã có cơ hội tiếp cận thực tiễn tuy nhiên thời gian đó chưa đủ để em có thể tìm hiểu sâu và rộng hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thêm vào đó, từ kiến thức học ở trường cho đến thực tiễn còn rất nhiều khoảng cách. Vì vậy, những vấn đề đã nêu trong chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để có thể hoàn thành chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên phòng Tài chính - Kế toán tại Công ty mẹ - TCT thiết bị điện Việt Nam, cảm ơn cô giáo Ths. Phạm Thị Minh Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25613.doc