Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất

Đề tài này có mục đích là làm rõ thực tiễn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nó trong các doanh nghiệp trên cơ sở tìm hiểu quy trình tổ chức hạch toán tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất, từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện các vấn đề còn tồn tại hiện nay tại Công ty. Với việc áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách khoa học, sáng tạo, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã giúp công ty có phương hướng giảm chi phí, hạ giá thành, giúp nhà quản lý có quyết định đúng đắn, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đưa công ty đến mục đích cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn nữa, Công ty cần phải thực hiện một số thay đổi nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cùng các phần hành kế toán khác, từ đó phát huy hết khả năng, vai trò của kế toán, phục vụ tốt cho quản lý. Thời gian thực tập không nhiều song đã giúp em tìm hiểu nắm bắt được phần nào thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng tại Công ty. Do nhận thức còn hạn chế, nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô và các cô chú kế toán chỉ bảo thêm. Cuối cùng, em xin cảm ơn Cô giáo Phạm Thị Thủy, các cán bộ phòng Tài vụ và các phòng ban khác trong Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
90 287 280 264 5 Bùi Đăng Phi 238 210 250 204 202 201 6 Vũ Hồng Thanh 212 199 202 219 239 198 7 Dương Anh Tuấn 198 200 198 198 197 197 8 Vũ Đình Tuyền 201 212 299 200 201 297 … … … Cộng 4.500 4.650 4.398 4.425 4.376 4.427 … Người lập Quản đốc phân xưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Cuối tháng, Bảng chấm công, Bảng tổng hợp nguyên công hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ… được chuyển từ các phân xưởng lên phòng Tổ chức hành chính. Phòng Tổ chức tính ra lương dựa vào số nguyên công hoàn thành và Bảng đơn giá nguyên công hoàn thành: Bảng 2-8: BẢNG ĐƠN GIÁ NGUYÊN CÔNG HOÀN THÀNH STT Nguyên công Đơn giá (đồng) I CÁNH NHÔM 1 Đột động tác 1 1.300 2 Dũa động tác 1 900 3 Đột động tác 2 (3 lỗ) 1.200 4 Dập vênh 5.900 5 Chọn đinh + Lồng đinh 1.900 6 Tán đinh 3.200 … … … ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) Sau đó, phòng Tổ chức sẽ gửi các Bảng thanh toán lương cho phòng Tài vụ kèm theo bản sao các chúng từ liên quan: Bảng chấm công, Bảng tổng hợp nguyên công hoàn thành, Giấy ra viện, Quyết định điều động, Quyết định bổ nhiệm… giải trình cho việc thay đổi lương của người lao động và việc quyết định cho cán bộ công nhân viên nghỉ hưởng BHXH. Kế toán căn cứ vào đó để lập Bảng tổng hợp lương. Bảng tổng hợp lương được lập trên cơ sở Bảng thanh toán lương sản phẩm và Bảng thanh toán lương thời gian. Dựa trên Bảng tổng hợp lương, kế toán tiền lương lập Bảng phân bổ lương và BHXH. Bảng này sẽ được chuyển cho kế toán chi phí. Tuy nhiên, kế toán không mở các sổ chi tiết để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp mà chỉ theo dõi trên cấp độ toàn Công ty. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH có mẫu như sau: Bảng 2-9: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 05 năm 2009 Đơn vị: đồng Ghi Có Ghi Nợ TK 334 – Phải trả người lao động TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Tổng cộng Lương Khoản khác Cộng Có 334 3382 3383 3384 Cộng Có 338 622 1.910.422.000 206.057.900 2.116.479.900 42.329.598 286.563.300 38.208.440 367.101.338 2.483.581.238 Cơ khí 594.215.500 52.876.400 647.091.900 12.941.838 89.132.325 11.884.310 113.958.473 761.050.373 Đột dập 446.563.900 35.990.000 482.553.900 9.651.078 66.984.585 8.931.278 85.566.941 568.120.841 Sơn 412.870.000 38.084.500 450.954.500 9.019.090 61.930.500 8.257.400 79.206.990 530.161.490 Lắp ráp 456.772.600 79.107.000 535.879.600 10.717.592 68.515.890 9.135.452 88.368.934 624.248.534 627 301.250.100 55.130.500 356.380.600 7.127.612 45.187.515 6.025.002 58.340.129 414.720.729 641 250.673.500 14.159.000 264.832.500 5.296.650 37.601.025 5.013.470 47.911.145 312.743.645 642 261.750.600 45.234.000 306.984.600 6.139.692 39.262.590 5.235.012 50.637.294 357.621.894 334 - - - - 136.204.810 27.240.962 163.445.772 163.445.772 338 - 44.675.500 44.675.500 - - - - 44.675.500 431 - 15.650.000 15.650.000 - - - - 15.650.000 Tổng cộng 2.724.096.200 380.906.900 3.105.003.100 60.893.552 544.819.240 81.722.886 687.435.678 3.792.438.778 (Nguồn: Phòng Tài vụ) 2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Dựa vào Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, cuối tháng, kế toán chi phí phản ánh vào NKCT số 7 dòng TK 622, cột TK 334, TK 338, cộng tổng chi phí nhân công trực tiếp rồi phản ánh vào cột TK 622 đối ứng tại dòng TK 154. Bảng 2-10: NKCT số 7 trích phần TK 622 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (Trích) Tháng 05 năm 2009 Đơn vị: Đồng S T T Có Nợ … TK 334 TK 338 TK 622 … Tổng cộng chi phí A B … 8 9 10 … 1 TK 154 2.483.581.238 … … … 4 TK 622 2.116.479.900 367.101.338 2.483.581.238 … … 8 Cộng A … 3.044.677.600 524.025.906 2.483.581.238 … 9 TK 334 163.445.772 10 TK 338 44.675.500 11 TK 431 15.650.000 … … 13 Cộng B 60.325.500 163.445.772 14 (A+B) 3.105.003.100 687.471.678 2.483.581.238 … (Nguồn: Phòng Tài vụ) Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 7, kế toán phản ánh số liệu về chi phí nhân công trực tiếp vào Sổ Cái TK 622. Bảng 2-11: Sổ cái TK chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội Mẫu số S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Năm: 2009 Đơn vị: Đồng Nợ Có x x Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 … Tháng 4 Tháng 5 ... Tháng 12 Cộng A 1 … 4 5 … 12 334- NKCT số 7 2.116.479.900 338- NKCT số 7 367.101.338 Cộng số phát sinh Nợ 2.483.581.238 Tổng số phát sinh Có - NKCT số 7 2.483.581.238 Số dư cuối tháng Nợ Có x x x x x x x x x x x x x x Ngày 05 tháng 01 năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Tài vụ) 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.1. Nội dung Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại phát sinh trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất của Công ty sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Các loại chi phí sản xuất chung ở đơn vị là: Chi phí nhân viên phân xưởng: Giống như các đơn vị khác, tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản chi phí trích theo lương của các quản đốc phân xưởng, tổ trưởng được tính vào chi phí sản xuất chung ở dạng chi phí nhân viên phân xưởng. Tuy nhiên, tại Công ty Điện cơ Thống Nhất, ngoài các phân xưởng sản xuất chính trực tiếp tạo ra sản phẩm thì còn có 1 phân xưởng sản xuất phụ trợ và 2 bộ phận phục vụ sản xuất. Do đó, lương, phụ cấp, trích theo lương của nhân viên ở các bộ phận này cũng được tính vào chi phí sản xuất chung. Chính vì vậy, chi phí nhân viên phân xưởng của đơn vị chiếm tỷ lệ khá cao trong trong giá thành. Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất Hiện tại, Công ty có các CCDC sử dụng thường xuyên cho phân xưởng như búa, kìm, bút thử điện, vôn kế, đồng hồ vạn năng, bảo hộ lao động, đá mài, đá truyền, dụng cụ đo, mũi khoan, dũa, dao phay… Công ty không sử dụng bao bì luân chuyển và các đồ dùng đi thuê. CCDC sử dụng tại đơn vị chủ yếu là khi xuất kho được ghi nhận vào chi phí ngay, tức là được phân bổ một lần, do phần lớn CCDC là có giá trị nhỏ, chẳng hạn như: kìm, búa, cleovit… Đối với 1 số loại CCDC có giá trị lớn thì Công ty mới tiến hành phân bổ làm nhiều lần. Một số loại nguyên vật liệu của Công ty như bóng đèn, tụ điện, ghen, một số kim loại màu… ngoài việc được dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm còn được xuất dùng chung cho các phân xưởng nên được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Chi phí khấu hao TSCĐ Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên TSCĐ chủ yếu của công ty là các máy móc, thiết bị phục vụ cho chế tạo quạt như: máy đúc, máy phay, máy hàn, máy dập, máy cắt tôn…. Ngoài ra là các nhà xưởng, kho bãi xe chở hàng .Trong những năm gần đây, Công ty luôn quan tâm đến việc đổi mới trang thiết bị bằng việc nhập ngoại ngày càng nhiều các máy móc, dây truyền sản xuất hiện đại, cho chất lượng và năng suất cao. TSCĐ của công ty được xây dựng, mua sắm, chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn đi vay. Công ty không có tài sản thuê tài chính. Giá trị TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất của Công ty khá lớn, hơn nữa Công ty thực hiện trích khấu hao nhanh gấp 1,5 lần với những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, chi phí khấu hao tính vào chi phí sản xuất chung của đơn vị khá lớn. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Bao gồm tiền điện, nước, thuê gia công sản xuất ngoài, chi sữa chữa TSCĐ… và các khoản chi khác. 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán công ty mở TK 627- chi phí sản xuất chung và chi tiết các tài khoản cấp 2 theo chế độ: - TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng - TK 6272: Chi phí vật liệu - TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất - TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Một số TK liên quan khác như: TK 111, 112, 142, 334, 338 , 214, 152, 153, 331… 2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết Công ty mở sổ chi tiết theo từng loại chi phí cấu thành nên chi phí sản xuất chung mà không mở sổ theo dõi riêng cho từng phân xưởng. Việc ghi sổ như vậy nhằm theo dõi được các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất chung và để hỗ trợ cho việc phản ánh tổng hợp được thuận tiện. Chi phí nhân viên phân xưởng Tại các phân xưởng sẽ theo dõi ban đầu về chi phí nhân viên phân xưởng thông qua việc chấm công thể hiện trên Bảng chấm công (Bảng 2-12). Tiền lương của nhân viên phân xưởng, và công nhân tại phân xưởng phụ trợ và bộ phận phục vụ sản xuất được tính theo thời gian. Lương thời gian = Hệ số lương cấp bậc × Mức lương tối thiểu × Số ngày làm việc tháng 26 Bảng chấm công cùng phiếu làm thêm giờ sẽ được chuyển lên phòng Tổ chức hành chính. Nơi đây sẽ thực hiên tính lương và các khoản khác, lập nên Bảng thanh toán lương theo thời gian. Cuối tháng các loại Bảng thanh toán lương được kế toán tổng hợp thành Bảng tổng hợp lương, sau đó là Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Bảng 2-9). Cuối tháng, căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, kế toán phản ánh vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 627, ở cột 6271 (Bảng 2-13 ). Bảng 2-12: BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 05 năm 2009 Bộ phận: Phân xưởng thiết bị công nghệ STT Họ và tên Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 … 29 30 31 Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương Số công hưởng BHXH 1 Đỗ Văn An  Quản đốc  x  x  x  x  x  25  2 2  Trần Thị Cúc  x  x  x  x  x  26 3  Đặng Đình Đại  x  x  x  x  x  x  27 4  Trương Thanh Hằng  x  x  x  x  x  26  1 …  … 45  Lê Thị Sinh  x  x  x  x x  x  27 46  Hoàng Kim Xinh  Tổ trưởng  x  x  x  x  x x   27 47  Nguyễn Văn Yến  x  x  x  x  x  x  27 Người chấm công Phụ trách bộ phận Ngày 31 tháng 05 năm 2009 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người duyệt (Ký, họ tên) Bảng 2-13: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH Tài khoản: 627 – Chi phí sản xuất chung Bộ phận: Toàn doanh nghiệp Tháng 05 năm 2009 Đơn vị: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi Nợ tài khoản Số hiệu Ngày tháng 6271 6272 6723 6274 6277 6278 A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 15/05 HĐGTGT 3444 11/05 Chi sửa chữa TSCĐ 331 5.045.000 - - - - 5.045.000 - 21/05 PC 567 20/05 Chi tiền mặt 111 1.200.000 - - - - - 1.200.000 30/05 PC 570 30/05 Tiền điện dùng cho p.xưởng 111 18.425.000 - - - - 18.425.000 - … … … … … … … … … … … … 31/05 BPBluongBHXH 31/05 Lương nhân viên p.xưởng 334 356.380.600 356.380.600 - - - - - 31/05 BPBluongBHXH 31/05 Trích theo lương 338 58.340.129 58.340.129 - - - - - 31/05 BPB NVL,CCdc 31/05 Vật liệu phụ dùng cho sx 152 246.456.178 - 246.456.178 - - - - 31/05 BPB NVL,CCdc 31/05 Ccdc dùng cho sx 153 179.820.423 - - 179.820.423 - - - 31/05 Bảng kê số 6 31/05 Phân bổ giá trị ccdc 142 79.006.525 - - 79.006.525 - - - 31/05 Bảng PBKH 31/05 KH TSCĐ dùng cho sx 214 207.054.152 - - - 207.054.152 - - Cộng số phát sinh trong kỳ x   1.152.028.007  414.720.729 246.456.178 258.826.948 207.054.152 23.470.000 1.500.000 Kết chuyển chi phí SXC –Ghi Có TK 627 154   1.152.028.007  414.720.729 246.456.178 258.826.948 207.054.152 23.470.000 1.500.000 Số dư cuối kỳ x `x x x x x x x Người lập Ngày… tháng …năm… Kế toán trưởng (Nguồn: Phòng Tài vụ) Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất Đối với chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất phân bổ 1 lần thì căn cứ Bảng phân bổ NVL, CCDC (Bảng 2-4), kế toán ghi vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho TK 627, tương ứng cột 6272 và 6273 với TK đối ứng là TK 152, 153. (Xem Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Bảng 2-13). Bên cạnh đó, kế toán còn phải thực hiện phân bổ giá trị công cụ dụng cụ có giá trị lớn xuất dùng bằng cách lập Bảng kê số 6. Bảng 2-14: Bảng kê số 6 BẢNG KÊ SỐ 6 Tháng 05 năm 2009 STT Diễn giải Dư Nợ đầu tháng Ghi Nợ TK 142, ghi Có các TK Ghi Có TK 142, ghi Nợ các TK Dư Nợ cuối tháng TK 153 … Cộng Nợ TK 627 … Cộng Có A B 1 2 … 1 Ccdc chưa phân bổ hết tháng trước 37.480.295  -  - 25.000.175 37.480.295  - 2 Ccdc xuất cho sx tháng 05  - 108.012.700 108.012.700  54.006.350 54.006.350  54.006.350   … … … … … … … … Cộng  68.740.852  108.012.700 119.200.700   79.006.525  100.691.396 87.250.156 (Nguồn: Phòng Tài vụ) Sau đó, căn cứ vào Bảng kê số 6 để phản ánh vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627 tại cột 6273, dòng TK đối ứng 142. (Bảng 2-13) Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao được hạch toán vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung cột TK 6274 căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao được nhận từ kế toán TSCĐ vào cuối tháng. Bảng tính và phân bổ khấu hao có mẫu như sau: Bảng 2-15: Bảng tính và phân bổ khấu hao BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 05 năm 2009 Đơn vị: đồng S T T Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao Nơi sử dụng Toàn công ty TK 627 TK 641 TK 642 Nguyên giá Khấu hao 1 Nhà cửa vật kiến trúc 0.05 567.5820.000 23.649.250 4.370.990 8.695.800 10.582.460 2 Máy móc thiết bị 0.16 17.890.750.000 238.543.333 195.785.210 19.478.113 23.280.010 3 Phương tiện vận tải 0.09 3.590.020.000 26.925.150 5.018.742 7.666.213 14.240.195 4 Thiết bị quản lý 0.1 721.709.000 6.014.242 1.879.210 3.581.154 553.878 CỘNG x 27.878.299.000 295.131.975 207.054.152 39.421.280 48.656.543 (Nguồn: Phòng Tài vụ) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Sau khi nhận được các chứng từ như phiếu chi, hóa đơn dịch vụ, kế toán sẽ phản ánh vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung. Chi phí dịch vụ mua ngoài được phản ánh vào cột TK 6277. Đối với chi phí bằng tiền khác, khi nhận được phiếu chi, kế toán phản ánh vào cột TK 6278 (Bảng 2-13). Chẳng hạn căn cứ vào Phiếu chi số 570 chi trả tiền điện dùng cho phân xưởng, kế toán phản ánh vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627(Bảng 2-13). Phiếu chi được minh họa dưới đây: Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 tủa Bộ trưởng BTC) Số: 570 Nợ: TK 6277 Có: TK 111 PHIẾU CHI Ngày 30 tháng 05 năm 2009 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị An……………………….. Địa chỉ: Phòng kế hoạch………………………………………… Lý do chi: Chi thanh toán tiền điện tháng 05……………………. Số tiền: 18.425.000 ( Viết bằng chữ) : Mười tám triệu bốn trăm hai mươi năm nghìn đồng. Kèm theo: 01 chứng từ gốc: HĐGTGT tiền điện tháng 05………… Ngày 30 tháng 05 năm 2009 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ ): Mười tám triệu bốn trăm hai mươi năm nghìn đồng. (Nguồn: Phòng Tài vụ) 2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Tại đơn vị, phòng Tài vụ không theo dõi chi phí chi tiết theo phân xưởng nên không sử dụng đến Bảng kê số 4. Căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào NKCT số 7 dòng TK 627, các cột TK 142, 152, 153, 214, 334, 338, sau đó xác định tổng chi phí sản xuất chung, rồi ghi vào cột TK 627 đối ứng tại dòng TK 154. Dựa vào NKCT số 7, kế toán ghi Sổ cái TK 627 tại cột tháng tương ứng. Bảng 2-16: NKCT số 7 trích phần TK 627 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (Trích) Tháng 05 năm 2009 STT Có Nợ 142 152 153 … 214 334 338 627 Các TK ở NKCT khác Tổng chi phí NKCT 1 NKCT 5 A B 1 2 3 … 6 7 8 9 11 12 1 154 1.152.028.007  2 142  108.012.700 … … 5 627 79.006.525 246.456.178 179.820.423  207.054.152 356.380.600 58.340.129 1.500.000 23.470.000  1.152.028.007  8 Cộng A 21.261.650.035 798.748.500  295.131.975 3.044.677.600 524.025.906  1.152.028.007  9 155 10 431 15.650.000 11 338 44.675.500 12 334 163.445.772 13 Cộng B 60.325.500 163.445.772 14 A+ B 21.261.650.035 798.748.500  295.131.975 3.105.003.100 687.471.678 1.152.028.007  (Nguồn: Phòng Tài vụ) Bảng 2-17: Sổ cái TK chi phí sản xuất chung Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội Mẫu số S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Năm: 2009 Đơn vị: Đồng Nợ Có x x Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 … Tháng 4 Tháng 5 ... Tháng 12 Cộng A 1 … 4 5 … 12 334- NKCT số 7 356.380.600 338- NKCT số 7 58.340.129 152- NKCT số 7 246.456.178 153- NKCT số 7 179.820.423 142- NKCT số 7 79.006.525 214- NKCT số 7 207.054.152 111- NKCT số 7 1.500.000 331- NKCT số 7 23.470.000 Cộng số phát sinh Nợ  1.152.028.007 Tổng số phát sinh Có - NKCT số 7 1.152.028.007 Số dư cuối tháng Nợ Có x x x x x x x x x x x x x x Ngày 05tháng 01năm 2010 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Tài vụ) 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Quạt điện do nhiều bộ phận cấu thành, khi quá trình lắp ráp chưa kết thúc, các bộ phận cấu thành này được coi là các sản phẩm dở dang. Các loại sản phẩm dở dang tồn tại tại đơn vị như: khối roto, khối stato, cánh quạt, nắp trên, nắp dưới, thân quạt, bầu quạt, đế quạt…Nhiều phân xưởng tham gia sản xuất tạo ra các bộ phận, do đó, sản phẩm dở dang nằm ở tất cả các phân xưởng sản xuất chính. Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm của Công ty. Công ty hiện đang sử dụng phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. Tức là chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí NVL chính, các chi phí sản xuất khác đều được tính cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Căn cứ để tính giá sản phẩm dở dang là: Bảng định mức vật tư (Bảng 2-18). Bảng kê sản phẩm dở dang cuối tháng (Bảng 2-19). Đơn giá nguyên vật liệu chính - giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Nhân viên kinh tế phân xưởng thực hiện kiểm kê các bán thành phẩm cuối kỳ tại phân xưởng, lập Bảng kê sản phẩm dở dang và gửi cho phòng Tài vụ. Định mức vật tư sử dụng được xây dựng bởi phòng Kỹ thuật. Qua bảng định mức vật tư, kế toán xác định được khối lượng nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản xuất mỗi một bộ phận, chi tiết hay cụm động cơ, tổ hợp các bộ phận. Sau đó dựa vào đơn giá của các loại nguyên vật liệu chính và số lượng bán thành phẩm đã kiểm kê để tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bảng 2-18: Bảng định mức vật tư BẢNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CỤM ĐỘNG CƠ Quạt bàn QB 225 – Năm 2009 STT Tên chi tiết Vật tư Quy cách ĐV tính 1 sản phẩm Ghi chú Số lượng Chi (kg) A B C D E 1 2 F 1 Thép kg 1.235 Bu lông M5 10 CT3 M5 10 Cái 6 0.124 Kẹp roto Bu lông M6 16 CT3 M6 10 Cái 5 0.320 Bánh cắt … 2 Nhôm kg 1.375 Khối Roto A0 K422 Cái 1 0.435 Nắp trên A1 N 422 Cái 1 0.215 Nắp dưới A1 N 422 Cái 1 0.126 Nắp sau A1 N 422 Cái 1 0.150 Nắp trước A1 N 422 Cái 1 0.145 … 3 Thép silic cuộn 1.250 Khối Roto T 02 RH Cái 1 0.420 Khối Stato T 02 SH Cái 1 0.505 … … …. (Nguồn: Phòng Kỹ thuật) Bảng 2-19: BẢNG KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI THÁNG Tháng 05 năm 2009 STT TÊN CHI TIẾT Đvị tính Đơn giá theo NVL chính ĐỘT CƠ KHÍ SƠN LẮP RÁP Tổng số lượng Thành tiền A B C 1 2 3 4 5 6 I Cụm động cơ 1 Trục K 422 L115 phôi cái 12.546  - 870  - 1.511 2.381 29.872.026 2 Trục K 422 L115 TP chưa trục cái 12.564  875  990  1.540  947 4.352 54.678.528 3 Trục K 422 L 120 cái 12.177 1.468 650 1.412 1.050 4.580 55.770.660 4 Vòng chặn trục (Chung Q 650) cái 1800 1.522 1.128 1.458 2.012 6.120 11.016.000 5 Stato K422 L 15,5 lá tôn cái 97.725 2.100 1.622 2.873 2.195 8.790 895.002.750 6  Roto K 422 lá tôn cái 106.360 4.555 3.011 2.429 2.150 12.145 1.291.742.200 7 Roto K422 TP cái 95.750 6.000 7.999 -  7.624 11.623 394.904.073 8 Miếng kẹp roto (vòng đệm kẹp roto) mộc cái 13.102 -  4.012 3.988  5.744 13.744 180.073.888 … …  … TỔNG x x x x x x x 9.617.214.350 (Nguồn: Phòng Tài vụ) Giá trị tổng tiền 9.617.214.350 đồng chính là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất được tập hợp trên TK 154, tài khoản này không mở chi tiết mà theo dõi trên cấp độ toàn Công ty. Cuối kỳ, sau khi đã tính xong các loại chi phí sản xuất, kế toán thực hiện kết chuyển sang TK 154. Trên cơ sở đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán tính ra tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành tháng 05 = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành tháng 05 = 7.897.150.133 + 24.540.113.977  - 9.617.214.350 = 22.820.049.750 Sau đó phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 7 tại dòng TK 154, đối ứng với các cột TK 621, 622, 627 và Sổ cái TK 154. stt Có Nợ … 154 621 622 627 … Tổng chi phí A B … 7 8 9 1 154 - 20.904.504.732 2.483.581.238  1.152.028.007 24.540.113.977  … … 3 621 - -  -  -  20.904.504.732 4 622 - -  -  -  2.483.581.238 5 627 - -  -  -   1.152.028.007 … … 8 Cộng A - 20.904.504.732  2.483.581.238 1.152.028.007 9 155 22.820.049.750 … … 13 Cộng B 22.820.049.750 14 A+ B 22.820.049.750 20.904.504.732   2.483.581.238 1.152.028.007 Bảng 2-20: NKCT số 7 trích phần TK 154 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 (Trích) Tháng 05 nă m 2009 Đơn vị: Đồng (Nguồn: Phòng Tài vụ) Bảng 2-21: Sổ cái TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đơn vị: Công ty Điện cơ Thống Nhất Địa chỉ: 164 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội Mẫu số S05-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI Tài khoản: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Số dư đầu năm Nợ Có 8.750.189.320 x Ghi Có các TK, đối ứng Nợ với TK này … Tháng 4 Tháng 5 ... Tháng 12 Cộng A … 4 5 … 12 621- NKCT số 7 20.904.504.732 622- NKCT số 7 2.483.581.238 627- NKCT số 7 1.152.028.007 Cộng số phát sinh Nợ 24.540.113.977 Tổng số phát sinh Có - NKCT số 7 22.820.049.750 Số dư cuối tháng Nợ Có 7.897.150.133 9.617.214.350 x x x x x x Ngày……tháng……năm Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn: Phòng Tài vụ) 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty Tại Công ty Điện cơ Thống Nhất, đối tượng tính giá thành hiện nay là từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đây là đối tượng tính giá thành duy nhất trong công ty, mặc dù có tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng Công ty không tiến hành tính giá thành riêng cho từng đơn đặt hàng đó. Sản phẩm quạt điện đa dạng về chủng loại nên để có thể tính giá thành riêng cho từng mặt hàng, đơn vị áp dụng phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, theo đó giá thành kế hoạch đã được xây dựng từ trước được dùng làm căn cứ để tính giá thành thực tế cho từng loại sản phẩm. 2.2.2. Quy trình tính giá thành Đầu năm, Công ty tiến hành lập Bảng tính giá thành kế hoạch cho năm sau. Giá thành kế hoạch được lập cụ thể cho từng loại sản phẩm có chi tiết theo các khoản mục chi phí. Căn cứ để lập Bảng này là giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho năm trước, các định mức về chi phí NVL, CCDC, tiền lương và BHXH, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất năm nay… Từ bảng tính giá thành kế hoạch, kế toán tổng hợp nên Bảng tổng hợp giá thành kế hoạch cho sản phẩm. Bảng này có mẫu như sau: Bảng 2-22: Bảng tổng hợp giá thành kế hoạch BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH KẾ HOẠCH (Trích) Năm 2009 MẶT HÀNG Ký hiệu Đơn giá I. QUẠT TRẦN 1.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn) QT-1.400 VDT 485.146 2.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn, gió tản) QT-1.400 –GT 483.240 3.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm) QT-1.400 547.290 4.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm, có điều khiển từ xa) QT-1.400 X 655.410 II. QUẠT QUAY 1.Quạt quay treo trần cánh 400mm-Đ QTĐ 400-Đ 288.980 2.Quạt quay treo trần cánh 400mm XĐ (Có điều khiển từ xa) QTĐ 400-XĐ 326.116 III. QUẠT ĐỨNG 1.Quạt đứng cánh 400mm-NS QĐ 400-NS 288.560 2.Quạt đứng cánh 400mm-NSG (Có hẹn giờ) QĐ 400-NSG 294.088 3.Quạt đứng cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, có hẹn giờ) QĐ 400-NSGĐ 298.442 4.Quạt đứng cánh 400mm-MS QĐ 400-MS 366.810 5.Quạt đứng cánh 400mm-XMS (Có điều khiển từ xa) QĐ 400-XMS 471.300 6.Quạt đứng cánh 450mm-ĐM QĐ 450-ĐM 291.105 7.Quạt đứng cánh 650mm-Đ QĐ 650-Đ 962.070 8.Quạt đứng cánh 750mm-Đ QĐ 750-Đ 1161.440 … … … (Nguồn: Phòng Kế hoạch vật tư) Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho của phân xưởng sản xuất, kế toán lập nên Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành. Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành có mẫu như sau: Bảng 2-23: Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành BẢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM HOÀN THÀNH (Trích) Tháng 05 năm 2009 MẶT HÀNG Ký hiệu Số lượng I. QUẠT TRẦN 1.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn) QT-1.400 VDT 10.955 2.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn, gió tản) QT-1.400 –GT 1.150 3.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm) QT-1.400 4.015 4.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm, có điều khiển từ xa) QT-1.400 X 2.650 II. QUẠT QUAY 1.Quạt quay treo trần cánh 400mm-Đ QTĐ 400-Đ 2.460 2.Quạt quay treo trần cánh 400mm XĐ (Có điều khiển từ xa) QTĐ 400-XĐ 1.980 III. QUẠT ĐỨNG 1.Quạt đứng cánh 400mm-NS QĐ 400-NS 2.169 2.Quạt đứng cánh 400mm-NSG (Có hẹn giờ) QĐ 400-NSG 2.341 3.Quạt đứng cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, có hẹn giờ) QĐ 400-NSGĐ 3.018 4.Quạt đứng cánh 400mm-MS QĐ 400-MS 1.750 5.Quạt đứng cánh 400mm-XMS (Có điều khiển từ xa) QĐ 400-XMS 1.555 6.Quạt đứng cánh 450mm-ĐM QĐ 450-ĐM 980 7.Quạt đứng cánh 650mm-Đ QĐ 650-Đ 915 8.Quạt đứng cánh 750mm-Đ QĐ 750-Đ 598 … … … TỔNG CỘNG 104.176 Ngày 31 tháng 05 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài vụ) Sau khi xác định được tổng giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong tháng với số liệu là 22.820.049.750 thể hiện trên NKCT số 7 (Bảng 2-20), căn cứ vào Bảng giá thành kế hoạch và Bảng tổng hợp sản phẩm hoàn thành, kế toán tính ra được tổng giá thành kế hoạch và từ đó tính tỷ lệ giá thành và giá thành thực tế của từng mặt hàng. Các bước tính toán cụ thể như sau: Tính tổng giá thành kế hoạch của toàn bộ số lượng sản phẩm hoàn thành: ∑ Z kế hoạch = ∑(Q1i×Z 0i) Trong đó: Q1i: Số lượng sản phẩm loại i hoàn thành thực tế Z0i: Giá thành kế hoạch của sản phẩm loại i => ∑ Z kế hoạch = 485.146 × 10.955 + 4c83.240 × 1.150 + … = 24.120.124.460 Xác định tỷ lệ giá thành: Tỷ lệ giá thành = ∑ Z thực tế = 22.820.049.750 = 0.9461 ∑ Z kế hoạch 24.120.124.460 Xác định giá thành của từng mặt hàng: Giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm = Giá thành đơn vị kế hoạch của từng loại sản phẩm × Tỷ lệ giá thành Tổng giá thành của từng loại sản phẩm = Giá thành đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm × Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế Ví dụ: Giá thành đơn vị thực tế của Quạt trần cánh 1.400mm (cánh tôn) = 485.146 × 0.9461 = 458.997 Tổng giá thành của Quạt trần cánh 1.400mm (cánh tôn) = 458.997 × 10.955 = 5.028.312.135 Tương tự, kế toán tính cho các loại sản phẩm khác. Sau đó, kế toán lập Bảng giá thành thực tế sản phẩm như sau: Bảng 2-24: Bảng giá thành thực tế sản phẩm BẢNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ SẢN PHẨM Tháng 05 năm 2009 MẶT HÀNG Số lượng Z đơn vị Tổng giá thành I. QUẠT TRẦN 1.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn) 10.955 458.997 5.028.312.135 2.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh tôn, gió tản) 1.150 457.193 525.771.950 3.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm) 4.015 517.791 2.078.930.865 4.Quạt trần cánh 1.400mm (Cánh nhôm, có điều khiển từ xa) 2.650 620.083 1.643.219.950 II. QUẠT QUAY 1.Quạt quay treo trần cánh 400mm-Đ 2.460 273.404 672.573.840 2.Quạt quay treo trần cánh 400mm XĐ (Có điều khiển từ xa) 1.980 308.538 610.905.240 III. QUẠT ĐỨNG 1.Quạt đứng cánh 400mm-NS 2.169 273.006 592.150.014 2.Quạt đứng cánh 400mm-NSG (Có hẹn giờ) 2.341 278.237 651.352.817 3.Quạt đứng cánh 400mm-NSĐG (Có đèn, có hẹn giờ) 3.018 282.356 852.150.408 4.Quạt đứng cánh 400mm-MS 1.750 347.039 954.357.250 5.Quạt đứng cánh 400mm-XMS (Có điều khiển từ xa) 1.555 445.897 607.318.250 6.Quạt đứng cánh 450mm-ĐM 980 275.414 269.905.720 7.Quạt đứng cánh 650mm-Đ 915 910.214 832.845.810 8.Quạt đứng cánh 750mm-Đ 598 1.098.838 657.105.124 … … TỔNG CỘNG 104.176 22.820.049.750 (Nguồn: Phòng Tài vụ) CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất đã khẳng định được thương hiệu của mình với thị trường trong và ngoài nước. Để có được thành công đó, Công ty đã không ngừng tìm tòi đổi mới về mọi mặt, trong đó không thể không kể đến những thay đổi tích cực trong công tác kế toán tại Công ty. Qua thời gian thực tập, em đã có được những kiến thức thực tế về chuyên ngành kế toán. Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý. Tuy nhiên, ở một số nội dung vẫn còn có những nhược điểm nhất định. Với những nhược điểm này, nếu Công ty sớm có biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán còn phát huy tác dụng hơn nữa với sự phát triển của Công ty. 3.1.1. Ưu điểm Về tổ chức bộ máy kế toán Cùng với sự phát triển chung của công tác quản lý, bộ máy kế toán của Công ty đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý và hạch toán kinh tế của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Với chỉ một cơ sở sản xuất duy nhất chính tại trụ sở chính, việc tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình này là hết sức hợp lý. Mô hình này tạo sự quản lý thống nhất, chặt chẽ trong bộ máy kế toán. Tại phòng Tài vụ, mỗi kế toán được phân công phụ trách các phần hành kế toán riêng. Điều này giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân viên kế toán đối với công việc được giao và tạo mối quan hệ chặt chẽ với kế toán tổng hợp để xử lý, đưa ra báo cáo cho các phòng ban liên quan. Đồng thời, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện sai phạm để điều chỉnh kịp thời. Đội ngũ nhân viên trong phòng kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công việc. Sự sắp xếp công việc cho từng nhân viên phù hợp với trình độ cũng như kinh nghiệm của từng người. Mọi hoạt động trong phòng Tài vụ đều được đặt dưới sự giám sát thường xuyên của Trưởng phòng Tài vụ. Bên cạnh đó, phòng Tài vụ cũng có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong Công ty như phòng Kế hoạch vật tư, phòng Tổ chức hành chính, phòng Kỹ thuật, các phân xưởng… Sự phối hợp này tạo điều kiện cho công tác kế toán nói chung, cũng như việc quản lý và ghi chép chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện trôi chảy và kịp thời. Về công tác tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán Công ty sử dụng các chứng từ đúng theo mẫu của Bộ tài chính, trình tự luân chuyển chứng từ diễn ra theo đúng quy định, thường xuyên được kiểm tra, kiểm soát nên làm giảm khả năng xảy ra sai phạm. Việc lựa chọn hình thức ghi sổ là Nhật ký chứng từ đảm bảo tính chuyên môn hóa cao của sổ kế toán, giúp cho việc thực hiện chuyên môn hóa trong phân công công tác kế toán. Sổ sách được ghi chép và phản ánh đúng và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. Sổ sách được tổ chức theo hình thức NKCT nên có kết cấu theo nguyên tắc ô bàn cờ, do đó, có tính chất đối chiếu kiểm tra cao. Nhiều chỉ tiêu quản lý được kết hợp ghi sẵn trên sổ kế toán NKCT đảm bảo cung cấp thông tin tức thời cho các nhà quản lý và lập báo cáo định kỳ kịp thời hạn. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Về kỳ kế toán Kỳ kế toán tại đơn vị là tháng, tức là việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được tiến hành định kỳ từng tháng. Việc lựa chọn kỳ kế toán là tháng đảm bảo tính cập nhật cao, khả năng thích ứng nhanh với biến động của thị trường. Thông tin kịp thời sẽ giúp cho việc ra quyết định đúng đắn, nhất là trong điều kiện giá cả vật tư và các yếu tố đầu vào khác thường xuyên biến động như hiện nay. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu, trong đó có nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành, do đó được các nhà quản trị rất quan tâm. Công ty đã kiểm soát việc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp khá chặt chẽ và phù hợp để tránh thất thoát lãng phí trong sản xuất, thể hiện ở việc xây dựng định mức sử dụng vật tư cho mỗi năm. Định mức này luôn được các phân xưởng sử dụng để quyết toán vật tư tiêu hao với phòng Kế hoạch vật tư, từ đó phòng có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vật tư, đồng thời có kế hoạch xuất vật tư cho tháng tiếp theo. Hiện tại, Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song và phương pháp kê khai thường xuyên để quản lý nguyên vật liệu nhập, xuất kho. Với tình hình sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu và tần suất nhập xuất nhiều, việc lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn hợp lý. Đồng thời, phương pháp hạch toán chi tiết thẻ song song có tính kiểm tra chéo cao giữa thủ kho và kế toán. Thủ kho lập các thẻ kho cho từng danh điểm vật tư, trong khi đó kế toán lập các sổ kế toán chi tiết vật liệu giúp cung cấp thông tin về tình trạng nhập, xuất, tồn của từng loại vật tư, tạo điều kiện cho việc quản lý hàng tồn kho, và ra quyết định cung ứng hợp lý. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp Việc tính lương theo sản phẩm tại công ty là rất chặt chẽ và phù hợp. Trả lương theo sản phẩm sẽ kích thích được nhân viên, tạo sự công bằng, công khai trong việc xác định lương và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Ngoài lương sản phẩm, công nhân còn được trả thêm các khoản phụ cấp. Các khoản phụ cấp này được tính theo thời gian và hệ số phụ cấp tùy thuộc vào tay nghề, trình độ của công nhân. Như vậy, các khoản phụ cấp này sẽ chính xác hơn, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề. Các phân xưởng thực hiện theo dõi nguyên công hoàn thành, ngày công, thời gian làm thêm rất chặt chẽ, giúp việc cung cấp thông tin ban đầu về chi phí nhân công trực tiếp được chính xác. Đồng thời, đơn giá nguyên công hoàn thành được xây dựng từ trước tạo điều kiện cho việc tính lương đơn giản và thuận tiện hơn. Các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, và bảo hiểm xã hội được Công ty tính vào chi phí đầy đủ và đúng quy định. Về kế toán chi phí sản xuất chung Công ty mở sổ chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết theo từng loại chi phí sản xuất chung. Điều này tạo điều kiện cho công tác hạch toán được chính xác, rõ ràng đồng thời cung cấp thông tin về tỷ trọng của các yếu tố chi phí trong chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, Công ty luôn đặt ra các định mức cho chi phí bảo dưỡng, nâng cấp TSCĐ, đó là một ưu điểm giúp kiểm soát chi phí phát sinh tốt hơn. Về đánh giá sản phẩm dở dang Đánh giá sản phẩm dở dang là một công đoạn quan trọng và phức tạp trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà Công ty đang áp dụng là theo chi phí nguyên vật liệu chính. Phương pháp này khá phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị là khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính chiếm đến hơn 75% tổng chi phí sản xuất. Hơn nữa, việc kết hợp sử dụng định mức nguyên vật liệu chính đã được xây dựng từ trước giúp đơn giản hóa việc xác định giá trị của sản phẩm dở dang. Về xác định đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành tại Công ty là từng sản phẩm hoàn thành. Công ty lựa chọn tính giá thành cho từng mặt hàng là phù hợp. Điều này giúp cho việc xác định giá bán của thành phẩm chính xác hơn, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mặc dù Công ty có nhận được các đơn đặt hàng, song sản xuất hàng loạt vẫn là chủ yếu. Do đó, việc tính giá thành theo đơn đặt hàng là không cần thiết. Về hoạt động kế toán quản trị Tại Công ty, phòng Tài vụ đồng thời thực hiện kế toán tài chính và kế toán quản trị. Ngoài các báo cáo tài chính, phòng còn lập các báo cáo nội bộ. Những báo cáo này cung cấp thông tin cho hoat động quản trị nội bộ nói chung, và cho việc xây dựng hệ thống định mức, kế hoạch, đánh giá hiệu quả về chi phí, giá thành tại đơn vị nói riêng. 3.1.2. Nhược điểm Về hình thức ghi sổ Xét về hình thức ghi sổ, NKCT có ưu điểm là đảm bảo tính chuyên môn hóa cao trong việc thực hiện ghi sổ và phân công lao động kế toán. Mẫu sổ in sẵn, được ban hành thống nhất, có quan hệ đối ứng và khả năng đối chiếu kiểm tra cao, đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời. Song hạn chế lớn nhất của hình thức này là sự phức tạp về kết cấu, đa dạng về số lượng và loại sổ. Điều đó lại đối lập với các phương pháp hạch toán khá giản đơn, gọn nhẹ mà kế toán Công ty sử dụng. Mặt khác hình thức ghi sổ này gây khó khăn trong vận dụng phần mềm kế toán nên các kế toán của Công ty phải tự xây dựng hệ thống sổ bằng các chương trình phổ thông như Word, Exel… Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là toàn bộ Công ty, như vậy việc theo dõi các khoản mục chi phí không được chi tiết theo phân xưởng. Điều này giúp đơn giản hóa việc theo dõi, giam số lượng sổ sách. Tuy nhiên, lại không cung cấp được thông tin chi tiết. Chẳng hạn, không tập hợp chi phí nguyên vật liệu chi tiết cho từng phân xưởng sẽ không cho phép nhận diện và so sánh một cách nhanh chóng tình hình sử dụng vật tư của các phân xưởng với nhau và với các kỳ kế toán khác. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty không mở các sổ chi tiết cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, do đó không theo dõi được tình hình tiêu thụ vật tư của từng phân xưởng, đồng thời, kế toán cũng không theo dõi chi tiết theo nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ. Như vậy, khó có thể xem xét được tỷ lệ chi phí nguyên vật liêu chính, phụ sử dụng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. Công ty tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp tính giá này đơn giản, theo dõi được sự biến động của vật tư kịp thời, tuy nhiên, lại không phản ánh được chính xác giá trị vật tư xuất dùng trong điều kiện giá cả vật tư đầu vào của Công ty, mà vốn chủ yếu là kim loại đang có sự biến động thất thường như hiện nay. Về chi phí nhân công trực tiếp Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty không mở các sổ chi tiết cho từng phân xưởng, và không tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo phân xưởng. Điều này hạn chế việc đánh giá về mức độ đóng góp của nhân công trực tiếp từng phân xưởng vào chi phí sản xuất trong kỳ. Về chi phí sản xuất chung Bảng tính khấu hao của công ty có kết cấu chưa phù hợp, mới chỉ phản ánh được giá trị khấu hao trong kỳ theo loại tài sản mà không cho thấy sự biến động so với kỳ trước, tình hình tài sản tăng giảm trong kỳ. Như vậy, bảng chưa cung cấp một cách đầy đủ thông tin cho người quan tâm. Về phương pháp tính giá thành Phương pháp tỷ lệ là phương pháp khá đơn giản khi tính giá thành sản phẩm, nó cũng phù hợp với doanh nghiệp sản xuất có nhiều quy cách sản phẩm như Công ty. Giá thành kế hoạch được Công ty xác định kỹ lưỡng dựa trên giá thành thực tế kỳ trước và kế hoạch sản xuất kỳ này. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc xác định giá thành phụ thuộc rất lớn vào các ước tính kế toán, đặc biệt là giá thành kế hoạch của sản phẩm. Hơn nữa, khi yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm biến động không đồng đều sẽ dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm không chính xác. Chẳng hạn, công ty sử dụng nhiều loại kim loại màu để sản xuất sản phẩm, khi giá của một số loại kim loại màu có sự biến động, thì những sản phẩm không sử dụng những loại kim loại đó cũng chịu sự biến động về giá. 3.2. Phương hướng hoàn thiện Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc phức tạp và có vai trò quan trọng. Thông tin kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành có ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí và giá thành là vô cùng cần thiết. Phương hướng hoàn thiện cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước và hệ thống pháp luật hiện hành. Thứ hai, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của các nhà quản trị. Thứ ba, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải đảm bảo cung cấp thông tin về chi phí và giá thành một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cũng như đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. Thứ tư, hoàn thiện công tác kế toán chi phí giá thành góp phần hỗ trợ trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tuy nhiên vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm của Công ty. Thứ năm, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với sự phát triển của Công ty. Kết quả công tác hoàn thiện không chỉ phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao đời sống của CBCNV trong Công ty. 3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Về phương pháp ghi sổ Hiện tại, công việc kế toán tại đơn vị vẫn được thực hiện chủ yếu là thủ công, bên cạnh đó kế toán sử dụng thêm Exel và Word để hỗ trợ. Hiện nay, bởi những tiện ích mà các phần mềm kế toán cung cấp, nên rất nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng chúng. Với một công ty có quy mô tương đối lớn như Công ty Điện cơ Thống Nhất, theo em, Công ty nên mua một phần mềm kế toán phù hợp để sử dụng giúp công việc kế toán hiệu quả hơn, giảm sai phạm. Về xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất Để cung cấp thông tin chi phí phát sinh ở các phân xưởng một cách trực quan hơn, Công ty nên tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp theo các phân xưởng. Bằng việc theo dõi và tập hợp chi phí theo từng phân xưởng sản xuất, đơn vị có thể thấy rõ được tình hình sử dụng nguyên vật liệu, hao phí lao động tại từng phân xưởng, đánh giá hiệu quả sử dụng so với kế hoạch đã đặt ra. Trong trường hợp không đạt kế hoạch hoặc vượt kế hoạch, việc tập hợp chi phí theo phân xưởng sẽ cung cấp thông tin chi tiết để xác định rõ phân xưởng nào không hoàn thành hoặc đạt thành tích vượt kế hoạch và tìm ra nguyên nhân. Từ đó, có thể đưa ra những thay đổi thích hợp cho kỳ sau hoặc tiếp tục phát huy thành tích đạt được, khen thưởng hoặc phê bình đúng đối tượng. Ngoài ra, những thông tin chi tiết có được khi tập hợp chi phí theo phân xưởng giúp việc lập kế hoạch, xây dựng định mức dễ dàng hơn. Thực tế, việc tập hợp chi phí nguyên vật liêu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cho từng phân xưởng có thể thực hiện tại đơn vị bằng việc Công ty mở thêm các tài khoản chi tiết, sổ chi tiết của các loại chi phí này theo phân xưởng. Khi nhận được các chứng từ kế toán, kế toán sẽ phản ánh vào các tài khoản chi tiết và các sổ chi tiết đó. Mặc dù số lượng tài khoản và sổ sách có tăng lên, song hiệu quả của việc tập hợp chi phí theo phân xưởng là đáng kể. Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho tại đơn vị là phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Tuy phương pháp này tiện lợi trong hạch toán, nhưng với tình hình giá cả vật tư biến động như hiện nay, phương pháp này bộc lộ hạn chế là phản ánh không chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo em, đơn vị nên áp dụng phương pháp giá hạch toán để xác định giá xuất vật tư. Phương pháp này một mặt đảm bảo việc ghi sổ liên tục, mặt khác nâng cao tính chính xác của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi áp dụng giá hạch toán, nghiệp vụ xuất hàng ngày được ghi theo giá hạch toán, cuối kỳ kế toán lập Bảng kê số 3 để tính được hệ số chênh lệch và điều chỉnh giá xuất thực tế. Phương pháp tính giá thành tỷ lệ mà Công ty hiện đang áp dụng là khá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để cải thiện những điểm hạn chế của phương pháp này, Công ty cần phải đặc biệt chú trọng đến công tác tính giá thành kế hoạch, tạo điều kiện cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật cho việc xác định giá thành kế hoạch. Có như vậy, giá thành thực tế tính được mới phản ánh đúng hao phí lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra để tạo ra sản phẩm. Về chứng từ luân chuyển Như đã nói ở trên, bảng phân bổ khấu hao của đơn vị chưa cung cấp đủ thông tin về tình hình tăng giảm tài sản trong tháng. Do đó, phòng Tài vụ nên áp dụng hình thức Bảng tính và phân bổ khấu hao theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Trong đó có phản ánh rõ tình hình tăng giảm tài sản, tăng giảm mức khấu hao theo công thức: Số khấu hao trong tháng t = Mức khấu hao tháng t-1 + Mức khấu hao tăng trong tháng t - Mức khấu hao giảm trong tháng t Về sổ kế toán chi tiết Do hiện tại công ty không thực hiện tập hợp chi phí theo các phân xưởng, do đó, cũng không mở các sổ chi phí sản xuất kinh doanh chi tiết cho các phân xưởng. Điều này làm hạn chế khả năng cung cấp thông tin về chi phí phát sinh ở từng phân xưởng. Theo em, đồng thời với việc chi tiết hóa đối tượng tập hợp chi phí theo các phân xưởng, kế toán nên mở các sổ chi tiết về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho các phân xưởng. Mặc dù tăng số lượng sổ sách, song lại dễ dàng hơn trong việc ghi sổ tổng hợp, cung cấp thông tin chi tiết hơn và đặc biệt là thuận tiện hơn trong việc xây dựng hệ thống định mức, và kế hoạch. Về sổ kế toán tổng hợp Hiện tại, do không tập hợp chi phí theo phân xưởng, nên Công ty cũng không mở Bảng kê số 4 mà phản ánh ngay vào Nhật ký chứng từ số 7. Như em đã kiến nghị ở trên, Công ty nên mở theo dõi chi phí phát sinh theo phân xưởng, do đó Công ty cũng nên đồng thời sử dụng thêm Bảng kê số 4 nhằm có tác dụng tổng hợp các sổ chi tiết đó, và cung cấp thông tin để phản ánh vào NKCT số 7. Khi đó, Bảng kê số 4 sẽ cung cấp cách nhìn chi tiết hơn về từng phân xưởng. 3.4. Điều kiện thực hiện kiến nghị hoàn thiện Công ty Điện cơ Thống Nhất là một công ty lớn, có bề dày lịch sử phát triển, là một trong những lá cờ đầu của ngành công nghiệp Hà Nội, Công ty đã không ngừng cải tiến mọi mặt, trong đó có công tác tổ chức hạch toán kế toán. Nhận thức được vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Công ty đã tổ chức hoạt động hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những điểm nếu được cải thiện thì sẽ phát huy tốt hơn vai trò của hoạt động kế toán. Để thực hiện được những cải tiến mới trong hoạt động kế toán thì cần có những điều kiện như: - Phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán về cả chuyên môn kế toán và kỹ năng máy tính. - Được sự ủng hộ của Ban giám đốc và các phòng ban khác trong đơn vị. - Tăng cường sự phối hợp với các phòng ban khác như phòng Tổ chức, phòng Kỹ thuật, các phân xưởng… nhằm đảm bảo thông tin cập nhật, chính xác. Với việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay, phòng Tài vụ có một đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm thì việc thực hiện các kiến nghị trên là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. KẾT LUẬN Đề tài này có mục đích là làm rõ thực tiễn của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhiệm vụ và tầm quan trọng của nó trong các doanh nghiệp trên cơ sở tìm hiểu quy trình tổ chức hạch toán tại Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất, từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện các vấn đề còn tồn tại hiện nay tại Công ty. Với việc áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách khoa học, sáng tạo, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã giúp công ty có phương hướng giảm chi phí, hạ giá thành, giúp nhà quản lý có quyết định đúng đắn, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đưa công ty đến mục đích cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn nữa, Công ty cần phải thực hiện một số thay đổi nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cùng các phần hành kế toán khác, từ đó phát huy hết khả năng, vai trò của kế toán, phục vụ tốt cho quản lý. Thời gian thực tập không nhiều song đã giúp em tìm hiểu nắm bắt được phần nào thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng tại Công ty. Do nhận thức còn hạn chế, nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô và các cô chú kế toán chỉ bảo thêm. Cuối cùng, em xin cảm ơn Cô giáo Phạm Thị Thủy, các cán bộ phòng Tài vụ và các phòng ban khác trong Công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Đông. 2007. Lý thuyết hạch toán kế toán. Nhà xuất bản Tài chính. 2. PGS.TS. Đặng Thị Loan. 2006. Giáo trình kế toán tài chính. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 3. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương. 2005. Giáo trình kế toán quản trị. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. 2002. Đại học Kinh tế quốc dân. 5. Quyết định 15/2006/TT – BTC 6. Các tài liệu, sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Điện cơ Thống Nhất. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà Nội, ngày tháng năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày tháng năm 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hà Nội, ngày tháng năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26967.doc
Tài liệu liên quan