Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà

Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng bậc nhất đối với kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và với công ty Xuân Hoà nói riêng. Đó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty Xuân Hoà em đã tìm hiểu công tác kế toán tại công ty đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Sau khi nghiên cứu thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học tại trường cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa kế toán, đặc biệt là cô giáo Phạm Thị Thủy và các cô, chú, anh, chị cán bộ trong công ty em hoàn thành Chuyên đề này với mong muốn góp 1 phần kiến thức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty và đưa ra 1 số ý kiến đề xuất của mình.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định hàng tháng căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn dịch vụ như: Phiếu chi tiền điện, hoá đơn cung cấp nước… Khi nhận được các chứng từ trên kế toán sẽ vào phân hệ Quỹ/Ngân hàng, chọn phần phiếu chi/Uỷ nhiệm chi (nếu là thanh toán ngay) hoặc là vào phân hệ chứng từ nghiệp vụ khác (nếu chưa thanh toán) và điền đầy đủ các thông tin về đối tượng, hạch toán, số tiền vào. Khi đó phần mềm sẽ cập nhật số liệu lên Sổ chi tiết TK 627. Đối với CCDC, khi có nhu cầu sử dụng bộ phận sử dụng sẽ viết phiếu đề nghị xuất vật tư( Bảng 2.2) sau đó đưa cho Giám đốc phân xưởng duyệt rồi chuyển xuống phòng vật tư để phòng này xem xét và tiến hành xuất kho CCDC. Tương tự như với NVL, khi xuất CCDC thủ kho cũng lập phiếu xuất kho làm 3 liên. Bảng 2.15: Phiếu xuất kho Đơn vị : Công ty Xuân Hoà Mẫu số 02- VT Bộ phận: PX Mộc ( Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 18 tháng 12 năm 2009 Nợ: 627 Số: 250 Có: 153 Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn Linh Địa chỉ( Bộ phận): Phân xưởng Mộc Cầu Diễn Lý do xuất kho: Xuất phục vụ sản xuất Xuất tại kho: VT09 . Địa điểm: Cầu Diễn STT Tên, nhãn hiệu quy cách Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo công thức Thực xuất 1 Máy bào cỡ lớn MB.01 Cái 8 8 2 Máy bào cỡ nhỏ MB.02 Cái 14 14 Cộng Tổng số tiền ( Viết bằng chữ):…………………… Số chứng từ gốc kèm theo: 01 Ngày 18 tháng 12 năm 2009 Người lập Người nhận Kế toán trưởng Giám đốc phiếu hàng (Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán khi nhận được phiếu xuất CCDC, NVL thì sẽ vào phân hệ Kho, chọn phần phiếu xuất và điền đầy đủ các thông tin trên đó. Cũng như phần nguyên vật liệu trực tiếp thì đến cuối kỳ phần mềm sẽ tính ra giá xuất kho bình quân cho các loại vật tư trong kỳ và cập nhật lên các phiếu xuất và các sổ chi tiết đồng thời cũng lập nên bảng phân bổ NVL-CCDC như tại Bảng 2.5. Căn cứ vào Bảng 2.5 thì chi phí NVL- CCDC thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung được tập hợp trong tháng 12 năm 2009 là: Nợ TK 6272: 402,530,000 Có TK 152: 402,530,000 Nợ TK 6273: 428.920.000 Có TK 153: 428,920,000. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 12 năm 2009 tại Bảng 2.10 chi phí nhân viên phân xưởng được kế toán tập hợp lại và định khoản: Nợ TK 6271: 163,353,400 Có TK 334: 143,905,000 Có TK 338: 19,448,400 Bảng 2.16: Sổ chi tiết TK 627 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà SỔ CHI TIẾT TK 627 Tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính: VND NTGS Chứng từ Diễn giải SH TK Đ.ứng Tổng số tiền Ghi nợ TK 627,trong đó SH NT CPNC CPVL CPCCDC …. 1/12 Số dư đầu kỳ 2/12 3 2/12 Xuất CCDC dùng cho QLPX 153 23,500,600 23,500,600 3/12 5 3/12 Xuất NVL dùng cho QLPX 1522 8,763,200 8,763,200 ………….. Cộng phát sinh Nợ x 1,457,066,724 163,353,400 402,530,000 428,920,000 Ghi Có TK 627 154 1,457,066,724 x x x x Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp Sau khi vào nhật ký chứng từ số 7 (Bảng 2.7) công ty sẽ lập sổ Cái TK 627. Bảng 2.17: Sổ cái TK 627 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà SỔ CÁI TK 627(trích) Năm 2009 Số Dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK Tháng 1 …. Tháng 12 Tổng NKCT số 1(111) 127,585,000 1,461,200,000 NKCT số 2 ( 112) 85,000,000 987,645,350 NKCT số 5 (331) 65,000,000 7,456,985,000 NKCT số 7 (152) 402,530,000 4,635,600 NKCT số 7 (153) 428,920,000 5,027,030,000 NKCT số 7 (334) 143,905,000 1,680,850,000 NKCT số 7 (338) 19,448,400 218,380,000 NKCT số 7 (214) 184,678,324 2,212,398,880 Cộng số phát sinh Nợ 1,457,066,724 19,049,124,830 Cộng số phát sinh Có 1,457,066,724 19,049,124,830 Số dư cuối tháng Nợ 0 0 Có 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất Kế toán sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tồn cuối kỳ. Bảng 2.18: Sổ chi tiết TK 154 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà SỔ CHI TIẾT TK 154 Tháng 12 năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ NTGS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Tổng số tiền Ghi Nợ TK 154 trong đó SH NT CPNVLTT CPNCTT CPSXC 1/12 Số dư đầu kỳ 720,560,000 720,560,000 Số phát sinh trong kỳ 31/12 16 31/12 Kết chuyển CPNVLTT 621 7,835,542,230 7,835,542,230 31/12 17 31/12 Kết chuyển CPNCTT 622 2,600,572,000 2,600,572,000 31/12 18 31/12 Kết chuyển CPSXC 627 1,457,066,724 1,457,066,724 Cộng PS Nợ x 11,893,180,954 7,835,542,230 2,600,572,000 1,457,066,724 Ghi Có TK 154 1522 11,230,100 x x x Ghi Có TK 154 155 12,041,176,736 x x x Số dư cuối kỳ x 561,334,118 561,334,118 - - Sau khi hoàn tất công việc ghi NKCT số 7( Bảng 2.6) kế toán ghi sổ cái TK 154. Bảng 2.19: Sổ cái TK 154 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà SỔ CÁI TK 154 (trích) Số Dư đầu năm Nợ Có Ghi Có các TK, đối ứng Nợ TK 154 Tháng .... Tháng 11 Tháng 12 NKCT số 7( 621) 7,835,542,230 NKCT số 7(622) 2,600,572,000 NKCT số 7( 627) 1,457,066,724 Cộng số phát sinh Nợ 11,893,180,954 Cộng số phát sinh Có 12,052,406,836 Số dư cuối tháng Nợ 720,560,000 561,334,118 Có Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.4.2. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm của công ty. Tại công ty, sản phẩm dở dang có thể là những bán thành phẩm đang được sản xuất tại các phân xưởng hoặc đang nằm tại phân xưởng lắp ráp, hay đã làm xong nhưng tại thời điểm hạch toán không được báo cáo. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà đánh giá sản phẩm dở dang theo giá trị nguyên vật liệu chính trực tiếp. Tức là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, các chi phí khác được phân bổ hết vào cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. + Căn cứ để đánh giá bán thành phẩm dở dang cuối kỳ là: - Bảng định mức nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm - Biên bản kiểm kê vật tư cuối tháng - Đơn giá NVL chính Định mức sử dụng vật tư cho bán thành phẩm được xây dựng sau đó gửi lên phòng kế toán. Qua bảng định mức vật tư kế toán xác định được định mức vật tư sử dụng cho 1 bán thành phẩm. Kế toán căn cứ vào Biên bản kiểm kê vật tư cuối tháng được gửi lên từ các phân xưởng để xác định số lượng bán thành phẩm tồn cuối tháng. Sau đó căn cứ vào Bảng định mức vật tư và đơn giá nguyên vật liệu để xác định được đơn giá của sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ được công ty tập hợp trên TK 154. Cuối tháng, công ty tiến hành kiểm kê để xác định chi phí sản phẩm dở dang dưới dạng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Từ đó căn cứ vào chi phí sản xuất sản phẩm dở dang kỳ trước, chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ để tính ra chi phí sản xuất cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tên sản phẩm Số lượng tồn đầu kỳ Số lượng đưa vào sản xuất trong kỳ Tổng số lượng tồn đầu kỳ và nhập kho trong kỳ Số lượng DD cuối kỳ Số lượng nhập kho trong kỳ Định mức NVL chính cho 1 SP Tổng hao phí VLC theo định mức cho SP tồn đầu kỳ và sx trong kỳ Hao phí NVL theo định mức cho SPDD cuối kỳ 1 2 3 4 5 6 7 8=4*7 9=5*7 I- Tủ sắt 114 1,200 1,314 109 1,205 1,681,920,000 139,520,380 Tủ sắt CA-1A-L 12 100 112 10 102 1,217,700 136,382,400 12,177,000 Tủ sắt CA-1B-L 8 56 64 7 57 1,236,150 79,113,600 8,653,050 Tủ sắt CA- 8D 6 63 69 8 61 1,322,250 91,235,250 10,578,000 Tủ sắt CA- 8D 5 75 80 6 74 1,340,700 107,256,000 8,044,200 ...... II- Bàn văn phòng 176 2,000 2,176 158 2,018 2,774,400,000 201,450,600 TAB-16-08I 27 300 327 24 303 1,143,900 374,055,300 27,453,600 HBG-04-01 15 250 265 11 254 1,205,400 319,431,000 13,259,400 BOV-1205BC 9 120 129 10 119 1,291,500 166,603,500 12,915,000 BHE-01-00 26 400 426 23 403 1,383,750 589,477,500 31,826,250 ….. Tổng cộng 495 5,465 5,960 416 5,544 7,718,260,350 538,728,920 Bảng 2.20: Bảng tính Gía trị SPDD theo định mức NVL Phần này kế toán giá thành kế hoạch thực tế sẽ thực hiện thủ công. Căn cứ vào Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang, các phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành trong kỳ và giá thành kế hoạch của các sản phẩm đã được xây dựng trong kỳ kế toán lập ra Bảng 2.20 trên và tính giá trị SPDD cuối kỳ theo công thức sau: Giá trị SPDD thực tế cuối kỳ = Hao phí NVLC theo định mức cho SPDD cuối kỳ x (Giá trị SPDD đầu kỳ + Chi phí NVL chính PS trong kỳ) Tổng hao phí VLC theo định mức cho SP tồn đầu kỳ và SX trong kỳ = (720,560,000 + 7,321,560,450)* 538,728,920/ 7,718,260,350 = 561,334,118 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty Xuân Hoà 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty. Tại công ty vào thời điểm cuối mỗi tháng công ty tổ chức tổ chức tính giá thành sản phẩm sản xuất. Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Sản phẩm của công ty bao gồm các chủng loại chính là bàn ghế đồ nội thất. Mỗi chủng loại lại có nhiều kích cỡ mẫu mã khác nhau. Hiện nay đây là đối tượng tính giá thành duy nhất tại công ty. Công ty mặc dù có những đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm nhưng công ty không chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng mà còn sản xuất để bán riêng nên công ty không tổ chức tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng. + Các khoản mục tính giá thành : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty theo từng khoản mục chi phí: Nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung + Phương pháp tính giá thành : Hiện nay doanh nghiệp thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp tỷ lệ. Công thức như sau : Tổng giá thành = Giá thành kế hoạch * Tỷ lệ giá thành thực tế từng sản phẩm từng sản phẩm Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ giá thành = Tổng giá thành kế hoạch Tổng giá thành thực tế từng sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm = từng loại hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành 2.2.2. Quy trình tính giá thành Đầu năm kế toán tiến hành lập Bảng tính giá thành kế hoạch cho từng loại sản phẩm, căn cứ để lập là giá thành thực tế của sản phẩm nhập kho năm trước, kế hoạch sản xuất, các loại định mức về nguyên vật liệu, CCDC, tiền lương và BHXH, chi phí khấu hao máy móc thiết bị.... Sau đó, kế toán căn cứ vào Bảng giá thành kế hoạch để tính giá thành thực tế cho sản phẩm trong năm. Cuối tháng công ty tiến hành lập Bảng tổng hợp nhập kho sản phẩm trên cơ sở phiếu xuất kho của phân xưởng sản xuất. Căn cứ vào kết quả tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đã tính được, và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có) kế toán sẽ vào phân hệ giá thành và vào phần tính giá thành. Khi đó kế toán sẽ nhập giá trị sản phẩm dở dang, giá trị phế liệu thu hồi vào và phần mềm sẽ tự động tính ra giá thánh thực tế của các sản phẩm trong kỳ. Sau khi tính ra chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch từng sản phẩm mà phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm để tính ra giá thành của sản phẩm đó trong tháng, từ đó kế toán tập hợp đưa lên bảng giá thành thực tế sản phẩm nhập kho. Bảng 2.21: Thẻ tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2009 Chỉ tiêu Dở dang đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Chi phí NVL trực tiếp 720,560,000 7,824,312,130 561,334,118 7,983,538,012 Chi phí nhân công trực tiếp 2,600,572,000 2,600,572,000 Chi phí SXC 1,457,066,724 1,457,066,724 Cộng 720,560,000 11,881,950,854 561,334,11 12,041,176,736 Bảng 2.22: Bảng tổng hợp nhập kho sản phẩm Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà BẢNG TỔNG HỢP NHẬP KHO SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2009 Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Giá thành đơn vị kế hoạch Tổng giá thành kế hoạch I- Tủ sắt 1,205 2,470,250,000 Tủ sắt CA-1A-L 102 1,980,000 201,960,000 Tủ sắt CA-1B-L 57 2,010,000 114,570,000 Tủ sắt CA- 8D 61 2,150,000 131,150,000 Tủ sắt CA- 8D 74 2,180,000 161,320,000 ...... II- Bàn văn phòng 2,018 4,197,440,000 TAB-16-08I 303 1,860,000 563,580,000 HBG-04-01 254 1,960,000 497,840,000 BOV-1205BC 119 2,100,000 249,900,000 BHE-01-00 403 2,250,000 906,750,000 ….. Tổng cộng 5,544 11,337,480,000 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi tính ra tổng giá thành kế hoạch của sản phẩm sản xuất ra trong kỳ kế toán sẽ tính ra tỷ lệ giá thành : 12,041,176,736 Tỷ lệ giá thành = = 1.0620682 11,337,480,000 Từ đó ta sẽ tính ra được giá thành thực tế của từng sản phẩm làm ra trong tháng. Ta lấy ví dụ : Sản phẩm bàn văn phòng BHE-01-00 sẽ có giá thành thực tế là : 2250.000 x 1.0620682= 2,389,653đ Bảng 2.23: Bảng giá thành thực tế sản phẩm nhập kho Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà BẢNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ SẢN PHẨM NHẬP KHO Tháng 12 năm 2009 Tên sản phẩm Số lượng nhập kho Giá thành đơn vị thực tế Tổng giá thành thực tế I- Tủ sắt 1,205 2,623,573,971 Tủ sắt CA-1A-L 102 2,102,895 214,495,294 Tủ sắt CA-1B-L 57 2,134,757 121,681,154 Tủ sắt CA- 8D 61 2,283,447 139,290,244 Tủ sắt CA- 8D 74 2,315,309 171,332,842 ...... II- Bàn văn phòng 2,018 4,457,967,545 TAB-16-08I 303 1,975,447 598,560,396 HBG-04-01 254 2,081,654 528,740,033 BOV-1205BC 119 2,230,343 265,410,843 BHE-01-00 403 2,389,653 963,030,340 ….. Tổng cộng 5,544 12,041,176,736 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty Xuân Hoà đã được thành lập gần 30 năm và đã trải qua biết bao khó khăn thăng trầm. Để có thể đứng vững và phát triển như ngày nay tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã phải rất nỗ lực cũng như có sự năng động sáng tạo trong quá trình làm việc. Vì vậy tuy gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt từ phía các đối thủ nhưng công ty Xuân Hoà vẫn có 1 chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín trong quá trình hoạt động, được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm, doanh thu không ngừng tăng cao qua các năm. Không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm Ban lãnh đạo công ty đã có sự nhìn nhận sâu sắc về sự phát triển bền vững nên công ty đã áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường vào quá trình sản xuất. Có được sự phát triển ấy là nhờ sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty và sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó cũng không thể không kể đến vai trò của phòng kế toán công ty. Với quy mô 9 người cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Effect phòng kế toán của công ty đã hoàn thành tốt nhịêm vụ cung cấp thông tin kế toán phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Các nhân viên kế toán trong phòng được phân công làm 1 phần hành nhất định đảm bảo tính chuyên môn hoá trong công việc, tránh tình trạng chồng chéo dẫn đến nhầm lẫn và sai sót. Đồng thời các nhân viên kế toán trong phòng cũng luôn có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong việc để đảm bảo công việc kế toán được liên tục, kịp thời, chính xác. Các nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có trình độ đại học và có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm kế toán của công ty do vậy việc phản ánh các thông tin kế toán luôn được phản ánh kịp thời phục vụ công tác quản lý. Công ty cũng thực hiện 1 cách nghiêm túc chế độ kế toán doanh nghiệp do nhà nước ban hành và mở các tài khoản, sổ sách theo đúng quy định. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được lập các chứng từ hợp lý, kịp thời làm căn cứ pháp lý để phản ánh trên sổ kế toán liên quan. Cùng với quá trình nghiên cứu để hoàn thiện Chuyên đề thực tập em có dịp tìm hiểu sâu sắc hơn về phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Qua đó em xin nêu lên những nhận xét của mình về việc hạch toán phần hành này tại công ty. 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Hiện đại hoá công tác kế toán Là một doanh nghiệp sản xuất với số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối lớn so với quy mô của công ty do vậy công tác kế toán được ban giám đốc coi trọng và tạo đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu thập xử lý số liệu kế toán, công tác kế toán được thực hiện một cách khoa học phù hợp với chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành. Trên cơ sở “Nhật ký chứng từ” Công ty đã có một số thay đổi phù hợp với nhu cầu thu thập thông tin của kế toán và thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính. Hệ thống sổ sách kế toán được mở tương đối đầy đủ và phù hợp với việc ghi chép thường xuyên đúng quy trình hạch toán tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán trong việc đối chiếu, kiểm tra. Trước đây khi công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán mà làm thủ công thì công việc của các nhân viên kế toán đặc biệt vất vả vào cuối tháng. Với khối lượng công việc nhiều cộng việc sự phức tạp của quy trình sản xuất và nghiệp vụ phát sinh nên thường xuyên xảy ra sai xót. Hơn nữa doanh nghiệp lại sử dụng hình thức sổ NKCT tuy giúp phản ánh tốt các nghiệp vụ kế toán và tránh trùng lắp trong phản ánh tuy nhiên khi có sai sót thì rất khó tìm ra lỗi và khắc phục rất tốn thời gian. Nhưng với việc hiện đại hoá công tác kế toán thì việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phần mềm hỗ trợ rất nhiều. Kế toán viên chỉ cần nhập số liệu vào đúng các phần hành thì cuối kỳ phần mềm sẽ tính ra giá vật tư bình quân trong kỳ, tính ra mức trích khấu hao trong tháng,... tự động lên các báo cáo theo yêu cầu của người dùng. Điều này giúp công tác kế toán nhanh chóng, tiện lợi, và đảm bảo tính chính xác cao. Việc tính giá thành trong công ty vì thế mà cũng đơn giản hơn rất nhiều. Kế toán giá thành thực tế chỉ cần đánh giá chi phí cho những phế phẩm hay phế liệu thu hồi, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ còn việc tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm sẽ do phần mềm thực hiện. 3.1.1.2. Phương pháp tính lương công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng Lương nhân viên sản xuất là lương sản phẩm còn lương của Tổ trưởng bao gồm lương theo sản phẩm (vì người tổ trưởng cũng trực tiếp tham gia sản xuất) và lương thời gian. Lương của Giám đốc và Đốc công là lương thời gian do đây là bộ phận không tham gia sản xuất trực tiếp mà chỉ quản lý tại phân xưởng. Với cách tính lương linh hoạt và phù hợp với thực tế nên đã khuyến khích được tinh thần làm việc của công nhân viên và bảo đảm sự chính xác trong việc tính toán các chi phí nhân công phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm. Hơn nữa, việc công ty áp dụng tính lương công nhân theo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng quy định đã đảm bảo cho việc gắn thu nhập của người lao động với thời gian làm việc và kết quả sản xuất cuối cùng của họ, góp phần khuyến khích tinh thần lao động, ý thức tiết kiệm trong sản xuất của công nhân. Đồng thời với nguyên tắc quản lý "Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít" và có tính thưởng luỹ tiến cho các lao động có việc có năng suất, vượt kế hoạch, công ty cũng đã khuyến khích công nhân không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. 3.1.1.3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty đã tổ chức tốt việc quản lý NVL thông qua việc quản lý theo mã số, NVL được mở chi tiết cho từng loại cụ thể do vậy có thể biết chính xác được số lượng nhập – xuất – tồn của từng loại để có kế hoạch cho công tác kế toán vật tư. Mặt khác Công ty cũng đã xây dựng được hệ thống định mức NVL do vậy có thể xây dựng được kế hoạch NVL, thúc đẩy tiết kiệm chi phí NVL sản xuất. Công ty luôn quản lý chặt chẽ các khoản chi phí nguyên vật liệu. Khi có đơn đặt hàng mới thì công ty tiến hành nghiên cứu, sản xuất thử để xác định mức độ tiêu hao vật liệu qua đó xây dựng định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Việc này giúp cho việc quản lý vật liệu được tiến hành 1 cách khoa học, đồng thời phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó để có các biện pháp điều chỉnh hợp lý. 3.1.1.4. Lựa chọn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Mỗi sản phẩm của công ty được sản xuất theo 1 định mức nguyên vật liệu, theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và đều có sự thay đổi nhỏ cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng do đó việc công ty chọn đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành là điều rất hợp lý và nó cũng tiện lợi cho việc tính và hạch toán tiêu thụ sản phẩm. Công ty chọn kỳ tính giá thành theo tháng một mặt phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn tại công ty, mặt khác nó cũng bảo đảm cho việc cung cấp thông tin kịp thời về giá thành thực tế của sản phẩm tới các nhà quản lý để làm cơ sở ra các quyết định về giá bán các mặt hàng hay việc mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất 1 loại sản phẩm nào đó. 3.1.1.5. Hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục : CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CP SXC. Các chi phí sản xuất trong kỳ khi phát sinh sẽ được tập hợp vào 1 trong 3 khoản mục trên sau đó sẽ kết chuyển sang TK 154. Trong kỳ kế toán có tiến hành xác định giá trị của phế liệu thu hồi từ các sản phẩm hỏng và trừ khoản mục đó ra khỏi giá thành của các sản phẩm trong kỳ theo bút toán : Nợ TK 152, 111, ... Giá trị phế liệu thu hồi. Có TK 154 Với đặc điểm là 1 doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ phức tạp và số lượng chủng loại sản phẩm nhiều cộng với thế mạnh là có giá thành kế hoạch được xây dựng hết sức công phu, khoa học nên việc công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành tỷ lệ là hợp lý. 3.1.2. Nhược điểm 3.1.2.1.Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu phụ thuộc khá nhiều vào phương pháp tính giá xuất kho. Hiện nay tại công ty các loại hàng tồn kho trong đó có nguyên vật liệu được tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ, điều này làm giảm nhẹ công tác kế toán nhưng đồng thời nó lại có nhược điểm là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi được về chỉ tiêu số lượng mà không theo dõi được về chỉ tiêu giá trị. Thực tế tại các phiếu xuất kho của công ty trong kỳ cột đơn giá và thành tiền đều để trống. Công ty tuy có thể theo dõi được tình hình tăng giảm nguyên vật liệu về số lượng nhưng lại không theo dõi được về mức độ hao phí các yếu tố sản xuất trong điều kiện mà giá vật tư đầu vào của công ty biến động theo từng ngày. Mặt khác việc theo dõi theo hiện vật sẽ không cho phép so sánh và đánh giá tình hình tiêu hao của mỗi loại nguyên vật liệu cũng như tổng các loại nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm, hạn chế đến việc tạo cơ sở cho việc ra quyết định được nhanh chóng, kịp thời và có thể tiết kiệm chi phí. Vì những bất lợi trên mà kế toán của công ty có thể xem xét để lựa chọn 1 phương pháp tính giá xuất vật tư thích hợp với đặc điểm của công ty và có thể theo dõi theo cả 2 chỉ tiêu : Số lượng và giá trị 3.1.2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp Hiện tại doanh nghiệp hạch toán toàn bộ tiền lương của Tổ trưởng các tổ sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng trong lương của người Tổ trưởng ngoài khoản tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành thì có 1 khoản khác gọi là lương thời gian. Và mức lương này được tính theo công thức : Lương thời gian = Lương 1 ngày x số công thời gian Số công thời gian = Số ngày làm việc thực tế trong tháng/2 Xét về bản chất thì khoản tiền lương thời gian này không phải để trả cho những ngày làm việc mà không thể quy ra được số sản phẩm hoàn thành như các công nhân sản xuất khác. Đây thực chất là khoản mà doanh nghiệp trả cho người Tổ trưởng với vai trò là nhân viên quản lý doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp trích cả khoản này vào chi phí nhân công trực tiếp là chưa hợp lý và không phản ánh đúng được bản chất của khoản chi. 3.1.2.3. Về chi phí sản xuất chung a. Chi phí CCDC xuất dùng trong kỳ không phân bổ mà tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Khi xuất CCDC để sử dụng trong kỳ kế toán của công ty sẽ tính hết vào chi phí sản xuất trong kỳ mà không phân bổ. Việc này có thể giúp kế toán giảm bớt công việc và thực hiện được nhanh chóng nhưng đồng thời nó lại tạo ra sự chênh lệch lớn về chi phí. Các CCDC của doanh nghiệp rất nhiều loại như máy bào, máy cưa, các loại khuôn có thể dùng trong nhiều kỳ kế toán và giá trị của chúng là khá lớn. Việc không phân bổ chi phí này sẽ khiến chi phí sản xuất bị phản ánh sai lệch so với thực tế. Như theo tài liệu tháng 12/2009 thì chi phí CCDC xuất dùng tính vào chi phí sản xuất chung là 428,920,000đ. Nếu như công ty phân bổ giá trị trên làm 2 kỳ thì chi phí sản xuất chung trong kỳ đã giảm đi 428,920,000đ/2 = 214,460,000đ. Đây là 1 con số khá lớn và có ảnh hưởng đáng kể tới tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ. Trong điều kiện hiện nay khi mà công tác kế toán tại các doanh nghiệp đang rất nỗ lực để phản ánh trung thực và chính xác, chi tiết các loại chi phí phát sinh thì công ty cũng nên xem xét để có thể tiến hành phân bổ chi phí CCDC xuất dùng thành nhiều lần trong quá trình sử dụng chúng. b. Không đánh giá lại TSCĐ cuối kỳ và không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Hiện nay công ty Xuân Hoà chưa tiến hành đánh giá lại giá trị TSCĐ cuối kỳ và vì doanh nghiệp không tiến hành đánh giá lại nên không biết được thực trạng hiện tại của TSCĐ như thế nào. Và do đó cũng không xác định được khi nào cần phải tiến hành sửa chữa nâng cấp tài sản. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không được trích trước mà khi phát sinh thì được tính hết vào chi phí trong kỳ dẫn tới sự tăng lên đột biến của chi phí sản xuất trong kỳ có tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ. c. Tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng Mặc dù công ty tuân thủ khá đầy đủ các quy định trong quyết định 15/2006 của BTC nhưng việc trích khấu hao của công ty vẫn theo nguyên tắc tròn tháng : TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới bắt đầu trích khấu hao, TSCĐ nào giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao. Theo quy định hiện nay thì TSCĐ được tính khấu hao theo nguyên tắc cập nhật tức là TSCĐ tăng từ ngày nào thì bắt đầu tính khấu hao từ ngày đó, TSCĐ giảm từ ngày nào thì thôi tính khấu hao từ ngày đó. Em xin đưa ra 1 ví dụ minh hoạ : Vào ngày 2/12/2009 doanh nghiệp có mua 1 ô tô vận tải trị giá 600 triệu đồng và dự kiến sử dụng trong 8 năm. Như thế thì theo cách tính khấu hao của công ty phải sang tháng 1 năm 2010 công ty mới trích khấu hao của TSCĐ này và tính vào chi phí sản xuất. Còn theo đúng quy định của Bộ Tài Chính thì trong tháng 12 năm 2010 TSCĐ này sẽ được trích khấu hao với 1 mức là : 600,000,000 * 30 12*8 * 31 = 6,048,387đ. Như vậy mức khấu hao mà doanh nghiệp đáng lẽ phải trích thêm vào chi phí trong kỳ là 6,048,387đ nhưng đã không được trích trong khi TSCĐ này đã được sử dụng và đem lại lợi ích cho công ty. Đây là 1 điều không hợp lý và doanh nghiệp nên khắc phục trong thời gian sắp tới. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty hiện nay cũng mới chỉ cho biết mức trích khấu hao của các nhóm TSCĐ và bộ phận sử dụng chúng mà không cho phép so sánh mức trích khấu hao giữa các tháng. Điều này một mặt là chưa tuân thủ theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính mặt khác là làm giảm đi ý nghĩa của các thông tin này vì ta không thể biết được mức biến động khấu hao TSCĐ qua các tháng nên cũng không đánh giá được tính hợp lý của mức khấu hao trong tháng. 3.1.2.4.Về hạch toán chi phí sản xuất : Chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất không chi tiết Như đã trình bày ở trên, công ty là một doanh nghiệp sản xuất với nhiều loại sản phẩm khác nhau và có nhiều phân xưởng cùng tham gia tạo nên sản phẩm hoàn thành. Việc chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất của công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán chi phí sản xuất, giảm khối lượng công việc kế toán phải làm. Song hạch toán chi phí sản xuất như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu cụ thể, kịp thời của thông tin kế toán, không xác định được tổng chi phí bỏ ra ở từng phân xưởng do đó cũng không biết được mức tiết kiệm hay lãng phí ở từng phân xưởng. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà không biết tính hiệu quả của từng phân xưởng là một thiếu xót. 3.1.2.5. Chưa có bộ phận kế toán quản trị Với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế, để có thể đánh giá được thực chất hiệu quả của mỗi loại sản phẩm hay dự án hay để cung cấp thông tin chi tiết, nhiều chiều cho các nhà quản trị thì bên cạnh việc thực hiện tốt công tác kế toán tài chính bắt buộc các doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng đến việc xây dựng và thiết lập bộ phận kế toán quản trị. Đặc biệt trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm thì các báo cáo quản trị thể hiện ưu thế vượt trội. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tìm kiếm phương pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận hoặc hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Và để thực hiện được điều đó không thể thiếu thông tin kế toán về tình hình chi phí. Hiện nay công ty Xuân Hoà chưa có mảng kế toán quản trị và các báo cáo chi tiết về tình hình chi phí sản xuất vẫn còn rất thiếu. Đây thực sự là 1 vấn đề mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian sắp tới. 3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuân Hoà 3.2.1. Phương hướng hoàn thiện 3.2.1.1. Sự cần thiết Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng bậc nhất, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay của nền kinh tế các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để phát triển nhưng đồng thời cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cả trong và ngoài nước. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn cho cùng 1 loại hàng hoá. Và trong tình hình đó 1 doanh nghiệp muốn chiếm được thị phần thì hàng hoá của doanh nghiệp đó không chỉ có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đa dạng mà còn phải có giá cạnh tranh. Nắm bắt được xu thế đó nên các doanh nghiệp ngày nay đều cố gắng quản lý các khoản chi phí sao cho chúng thật hợp lý và hiệu quả. Là 1 công cụ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, những thông tin do bộ máy kế toán cung cấp là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả hoạt động và đưa ra các quyết định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần đặc biệt quan trọng. Để các chi phí sản xuất được phản ánh trung thực, chính xác, đầy đủ và giá thành là 1 chỉ tiêu kinh tế đáng tin cậy trong việc xác định giá bán và các quyết định khác là điều mà bộ phận kế toán luôn hướng tới trong quá trình thực thi của mình. Nhận thức được điều này nên phòng kế toán của Công ty Xuân Hoà đã hết sức cố gắng để xử lý và cung cấp các thông tin kịp thời chính xác về các loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc kế toán phần hành này vẫn còn có 1 số nhược điểm cần phải hoàn thiện trong thời gian tới. 3.2.1.2. Phương hướng hoàn thiện Việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuân Hoà là điều hết sức thiết. Việc hoàn thiện là để đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các chế độ và chuẩn mực do Bộ Tài Chính đồng thời áp dụng 1 cách phù hợp, linh hoạt vào tình hình thực tế của doanh nghiệp. Việc hoàn thiện cũng phải hướng tới mục tiêu là cung cấp thông tin đáng tin cậy, chính xác, kịp thời và hữu ích hơn nữa cho các nhà quản lý trong việc đánh giá tình hình và đưa ra các quyết định trong tương lai. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuân Hoà 3.2.2.1.Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc doanh nghiệp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ còn chưa thực sự đáp ứng được tính kịp thời, chính xác của thông tin. Chính vì thế mà em đưa ra đề xuất là công ty nên sử dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập (hay là bình quân tức thời) để tính giá xuất kho. Phương pháp này sẽ cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ sự biến động của giá vật tư trên thị trường tới giá xuất kho của doanh nghiệp. Em xin minh hoạ việc áp dụng phương pháp này cho vật tư Gỗ- G01 trong tháng 12/2009 như sau : Trong tháng 12/2009 có tình hình nhập- xuất-tồn của vật liệu Gỗ- G01 như sau : Ngày Tình hình N-X-T Số lượng Đơn giá Thành tiền 1/12 Tồn đầu kỳ 230 398,000 91,540,000 3/12 Xuất 100 8/12 Nhập 1000 405,000 405,000,000 11/12 Xuất 200 16/12 Nhập 1000 415,000 415,000,000 22/12 Xuất 1200 31/12 Tồn cuối kỳ 730 + Nếu doanh nghiệp thực hiện xuất vật tư này theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ thì : Đơn giá bình quân cả kỳ = ( 91,540,000 + 405,000,000 + 415,000,000) (230 + 1000 + 1000) = 408,762.3đ Như vậy ta có thể điền các giá trị xuất kho vào bảng như sau: Ngày Tình hình N-X-T Số lượng Đơn giá Thành tiền 1/12 Tồn đầu kỳ 230 398,000 91,540,000 3/12 Xuất 100 408,762.3 40,876,230 8/12 Nhập 1000 405,000 405,000,000 11/12 Xuất 200 408,762.3 81,752,460 16/12 Nhập 1000 415,000 415,000,000 22/12 Xuất 1200 408,762.3 490,514,760 31/12 Tồn cuối kỳ 730 408,762.3 298,396,480 Tổng giá trị xuất vật liệu Gỗ-G01 trong kỳ = ( 100+ 200+ 1200)* 408,762.3 = 613,143,550 Giá trị vật tư tồn cuối kỳ : 298,396,450 + Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập : Ngày Tình hình N-X-T Số lượng Đơn giá Thành tiền Tồn sau mỗi lần nhập Số lượng Đơn giá bq sau mỗi lần nhập Giá trị 1/12 Tồn đầu kỳ 230 398,000 91,540,000 230 398,000 91,540,000 3/12 Xuất 100 398,000 39,800,000 130 398,000 51,740,000 8/12 Nhập 1000 405,000 405,000,000 1130 404,194.69 456,740,000 11/12 Xuất 200 404,194.69 80,838,938 930 404,194.69 375,901,062 16/12 Nhập 1000 415,000 415,000,000 1930 409,793.30 790,901,062 22/12 Xuất 1200 409,793.30 491,751,956 730 409,322.10 299,149,106 31/12 Tồn cuối kỳ 730 409,322.10 299,149,106 730 409,322.10 299,149,106 Tổng giá trị xuất : 612,390,894 Giá trị tồn : 299,149,106 Chênh lệch giá trị xuất giữa 2 phương pháp trên là : 613,143,550 - 612,390,894 = 752,656đ Như vậy là qua ví dụ trên ta có thể thấy là phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập phản ánh hao phí về vật liệu sử dụng trong kỳ phù hợp với xu thế biến động của giá vật tư trên thị trường hơn là phương pháp bình quân cuối kỳ. Với việc áp dụng phương pháp tính giá vật tư xuất kho bình quân sau mỗi lần nhập thì trên mỗi phiếu xuất kho phần mềm sẽ tự động cập nhật giá xuất lên phiếu xuất ngay và tại 1 thời điểm bất kỳ trong tháng chúng ta có thể xem được cả số lượng và giá trị tồn của mỗi loại vật tư. Với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính thì công việc kế toán sẽ không tăng lên đáng kể vì công việc tính giá bình quân sau mỗi lần nhập đã có phần mềm thực hiện và việc lên các sổ hay báo cáo cũng sẽ do phần mềm làm. Vì vậy công ty hoàn toàn có thể áp dụng được phương pháp tính giá xuất kho này. Về chi phí nhân công trực tiếp Như đã phân tích ở trên thì việc hạch toán cả khoản lương thời gian của Tổ trưởng các tổ sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp là chưa phù hợp. Vì vậy em kiến nghị rằng doanh nghiệp nên hạch toán khoản lương thời gian trên vào chi phí sản xuất chung. Ví dụ như nhân viên Ngô Văn Dương là 1 Tổ trưởng ở phân xưởng Mộc - Cầu Diễn thì khoản lương thời gian trong tháng 12/2009 của nhân viên này bằng 1,007,500đ. Khoản này sẽ được trích vào chi phí sản xuất chung và làm cho chi phí SXC tăng lên 1 khoản là 1,007,500đ đồng thời làm giảm đi chi phí nhân công trực tiếp 1 khoản tương ứng. Về tổng giá trị của chi phí sản xuất sẽ không thay đổi nhưng giá trị của các khoản mục chi tiết lại có sự thay đổi. Việc này giúp doanh nghiệp phản ánh đúng bản chất của khoản chi phí phát sinh. Đồng thời việc phản ánh đúng thực trạng các khoản chi phí sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng mức độ hao phí của các khoản mục chi phí và có thể tìm ra được những nguyên nhân gây lãng phí chi phí hay khoản chi phí nào là không hợp lý... để có giải pháp khắc phục. 3.2.2.3.Về chi phí sản xuất chung a. Tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Chi phí để sửa chữa lớn TSCĐ không phải là 1 khoản nhỏ. Vì vậy nếu doanh nghiệp không tiến hành trích trước thì có thể rơi vào thế bị động khi có phát sinh và làm cho chi phí trong kỳ tăng đột biến. Để khắc phục được điều này em xin đề xuất giải pháp là doanh nghiệp tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Cuối kỳ công ty có thể tiến hành đánh giá lại TSCĐ đồng thời xem xét khả năng hoạt động của TSCĐ để xác định liệu có phải tiến hành sửa chữa hay nâng cấp không và khi nào thì tiến hành. Qua đó có thể lập kế hoạch và ước tính được số chi phí có thể phải bỏ ra khi sửa chữa. Công ty có thể căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ để trích trước chi phí cho việc này. Hàng tháng kế toán tiến hành tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn trong kỳ bằng cách lấy tổng chi phí sửa chữa lớn (theo ước tính trong kế hoạch sửa chữa) chia cho số kỳ hạch toán. Khi tiến hành trích kế toán vào phân hệ chứng từ, nghiệp vụ khác và điền các thông tin cần thiết, hạch toán theo bút toán sau : Nợ TK 627, 641, 642 Số trích trước 1 kỳ Có TK 335 Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán cũng vào phân hệ trên và hạch toán theo bút toán : Nợ TK 335 : Số tiền trích trước Nợ TK 627, 641, 642 : Số trích thiếu Có 2413 : Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh thì hạch toán theo bút toán : Nợ TK 335 Số trích thừa Có TK 627, 641, 642  Công việc này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu định kỳ công ty đánh giá lại năng lực hoạt động của các TSCĐ và lập kế hoạch sửa chữa chu đáo. Như vậy khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ được phân bổ dần đều vào chi phí trong các kỳ kế toán trước sửa chữa và khiến cho chi phí không bị biến động đột ngột. b. Kiến nghị về nguyên tắc tính khấu hao và lập Bảng tính khấu hao. Hiện nay doanh nghiệp đang tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng. Việc này là không đúng theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính về nguyên tắc trích khấu hao và hơn nữa việc trích tròn tháng sẽ không phản ánh được thực tế mức hao phí của 1 loại TSCĐ trong tháng. Vì vậy mà em kiến nghị là doanh nghiệp nên chuyển đổi sang phương pháp tính khấu hao theo nguyên tắc tròn ngày. Mức khấu hao theo quy định hiện hành được tính theo công thức sau : Số ngày sử dụng trong tháng Mức khấu hao phải trích = * Mức khấu hao trong tháng Số ngày trong tháng tháng Đối với những tháng có biến động về TSCĐ, mức khấu hao tính như sau : Mức khấu hao = Mức khấu hao + Mức khấu hao TSCĐ - Mức khấu hao TSCĐ TSCĐ tháng N TSCĐ tháng N-1 tăng trong tháng N giảm trong tháng N Việc này dưới sự hỗ trợ của phần mềm kế toán sẽ được thực hiện 1 cách dễ dàng. Về việc Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng thì em kiến nghị là doanh nghiệp nên sử dụng đúng theo mẫu mà BTC đã ban hành. Vì thực tế là lập theo bảng này sẽ giúp doanh nghiệp so sánh được mức khấu hao trích giữa các tháng đồng thời vẫn theo dõi được theo các phân xưởng. Bảng 2.24 : Bảng tính và phân bổ khấu hao Đơn vị : Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xuân Hoà BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng .... năm.... STT Chỉ tiêu Tỷ lệ trích Nơi SD Toàn DN TK 627 TK 641 TK 642 ..... NG Số KH PX ... 1 I- Số KH TSCĐ trích tháng trước 2 II- Số KH TSCĐ tăng trong tháng - 3 III- Số KH TSCĐ giảm trong tháng - 4 IV- Số KH TSCĐ trích tháng này (I+II-III) Ngày....tháng....năm.... Người lập bảng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) c. Phân bổ giá trị CCDC xuất dùng Như đã phân tích ở phần 3.1.2 thì việc không phân bổ giá trị CCDC xuất dùng sẽ làm cho chi phí ở kỳ xuất dùng tăng lên 1 cách không hợp lý. Chính vì vậy em đề xuất công ty nên tập hợp chi phí CCDC riêng cho từng đối tượng chịu chi phí như dùng cho sản xuất hay để phục vụ bán hàng... và phân bổ dần đối với những CCDC có giá trị lớn, có thể sử dụng trong nhiều kỳ kế toán. Khi xuất CCDC có giá trị lớn sử dụng cho các phân xưởng sử dụng kế toán sẽ vào phân hệ kho, chọn phiếu xuất CCDC. Tại đó kế toán điền loại CCDC xuất, số lượng xuất và các thông tin cần thiết khác. Tại phần tài khoản đối ứng kế toán chọn TK 142 (nếu là phân bổ trong ngắn hạn) hoặc 242 (nếu là phân bổ trong dài hạn). Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ và thực hiện bút toán : Nợ TK 627(3), 641(3), 642(3)  Có TK 142 Giá trị phân bổ trong 1 kỳ. Có TK 242 Trong trường hợp bộ phận sử dụng báo hỏng, mất kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sau khi trừ đi phần phế liệu thu hồi hoặc khoản bồi thường (nếu có). Thực hiện bút toán : Nợ TK 627(3), 641(3), 642(3) : Số còn phải phân bổ Nợ TK 111,112... : Số thu hồi Nợ TK 138(8) : Số bắt phải bồi thường. Nợ TK 334 : Trừ vào lương Có TK 142, 242 Về xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Hiện nay đối với các khoản chi phí sản xuất doanh nghiệp tập hợp cho cả công ty mà không theo dõi chi tiết. Em đề xuất ý kiến là công ty nên chọn lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất như sau : + Chi phí NVL và nhân công trực tiếp hạch toán theo phân xưởng : Thực tế tại công ty khi xuất dùng nguyên vật liệu thì đều biết rõ là xuất dùng cho phân xưởng nào và nhân công làm việc ở phân xưởng nào thì cũng chỉ làm việc tại đó chứ ít khi có sự luân chuyển giữa các phân xưởng (vì đặc thù công việc ở mỗi phân xưởng rất khác nhau). Vì vậy mà công ty hoàn toàn có thể theo dõi 2 khoản mục chi phí này riêng theo từng phân xưởng. + Chi phí SXC hạch toán theo địa điểm đặt nhà máy : Vì công ty có 2 nhà máy đặt tại 2 địa điểm cách xa nhau là Xuân Hoà và Cầu Diễn. Đối với chi phí sản xuất chung thì có rất nhiều khoản không thể hạch toán riêng cho từng phân xưởng như tiền điện, tiền nước... và cũng để làm đơn giản công tác kế toán thì tài khoản này chỉ nên dừng ở việc chi tiết theo địa điểm chứ không nên chi tiết theo từng phân xưởng. Theo đó doanh nghiệp sẽ mở các tài khoản chi tiết 621, 622 theo phân xưởng. Ví dụ như 621-PX Cơ khí Cầu Diễn, 621- PX Cơ dụng,........ Mở TK 627 chi tiết theo địa điểm đặt nhà máy. Ví dụ 6271-Xuân Hoà : Chi phí nhân viên phân xưởng ở Nhà máy tại Xuân Hoà 6271-Cầu Diễn : Chi phí nhân viên phân xưởng tại nhà máy ở Cầu Diễn. Tương ứng với việc mở các TK chi tiết là doanh nghiệp phải mở các loại sổ chi tiết để theo dõi. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính thì công việc này không hề khó khăn. Nếu hiện tại phần mềm của công ty chưa hỗ trợ mở các sổ chi tiết này công ty có thể gửi yêu cầu đến công ty phát triển phần mềm để họ tiến hành nghiên cứu và thiết kế thêm các loại sổ trên phần mềm cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. 3.2.2.5. Về xây dựng bộ phận kế toán quản trị  Xuất phát từ vai trò to lớn của kế toán quản trị đối với việc quản lý công ty nói chung và đối với công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng em có kiến nghị là công ty nên thành lập bộ phận này. Do kế toán giá thành thực tế tại công ty hiện nay đang phải đảm nhận 1 khối lượng công việc lớn cho nên công ty có thể bố trí 1 người khác đảm nhận phần việc kế toán quản trị với phần hành này. Còn đối với các phần hành khác thì kế toán đảm nhiệm phần hành nào ở kế toán tài chính thì cũng đảm nhiệm luôn phần hành đó ở kế toán quản trị. Cách bố trí nhân sự như thế vừa đảm bảo đảm tính linh hoạt và khả năng cung cấp thông tin cao và phù hợp với quy mô hiện tại của doanh nghiệp. Về hệ thống báo cáo KTQT: Báo cáo KTQT chính là sản phẩm cuối cùng của kế toán trong quá trình thu thập và xử lý thông tin cung cấp cho nhà quản trị. Báo cáo KTQT rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ nhu cầu, sự am hiểu thông tin của các nhà quản trị để từ đó xây dựng các chỉ tiêu, thiết kế các mẫu biểu cho phù hợp với từng cấp quản trị nhằm đảm bảo phân tích, đánh giá đưa ra quyết định hiệu quả cao trong các tình huống hoạt động kinh doanh hàng ngày. Đối với phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm các báo cáo KTQT phải thể hiện được tình hình thực tế sản xuất, sự chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch, tìm hiểu nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt đó và hướng tới việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí trong doanh nghiệp. Để làm được điều này thì người kế toán ở vị trí này phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu về hoạt động sản xuất và quy trình công nghệ của công ty. Do vậy công ty nên tìm 1 người đã có sự hiểu biết tốt về công ty để có thể nhanh chóng giúp công ty xây dựng được những báo cáo KTQT có chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu quản lý tại công ty. KẾT LUẬN Công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu quan trọng bậc nhất đối với kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nói chung và với công ty Xuân Hoà nói riêng. Đó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty Xuân Hoà em đã tìm hiểu công tác kế toán tại công ty đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Sau khi nghiên cứu thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học tại trường cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa kế toán, đặc biệt là cô giáo Phạm Thị Thủy và các cô, chú, anh, chị cán bộ trong công ty em hoàn thành Chuyên đề này với mong muốn góp 1 phần kiến thức nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty và đưa ra 1 số ý kiến đề xuất của mình. Mặc dù em đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện chuyên đề nhưng với lượng kiến thức còn hạn chế, còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu và tổng hợp thông tin nên Chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô để chuyên đề thêm hoàn thiện và cũng là để em có thể nâng cao kiến thức của mình hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Đinh Thị Hồng Gấm DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 26 chuẩn mực kế toán Việt nam năm 2008 - NXB Tài Chính 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp năm 2008 - NXB Thống kê 3. Các trang web: + danketoan.com + xuanhoa.com 4. Các Tạp chí kế toán năm 2009 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CCDC: Công cụ dụng cụ CP NC : Chi phí nhân công CP NVL : Chi phí nguyên vật liệu CPSX : Chi phí sản xuất CP SXC : Chi phí sản xuất chung KKTX: Kê khai thường xuyên KPCĐ : Kinh phí công đoàn KT-QC: Kỹ thuật- Chất lượng KTQT : Kế toán quản trị NVL: Nguyên vật liệu NKCT : Nhật ký chứng từ PS: Phát sinh SPDD : Sản phẩm dở dang P.TGĐ: Phó Tổng giám đốc TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TK: Tài khoản TSCĐ : Tài sản cố định DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất 6 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức tại phân xưởng: 8 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ 2 1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty 2 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty 5 1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 5 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất 7 1.3. Quản lý chi phí sản xuất tại công ty 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ 14 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Xuân Hoà 14 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14 2.1.1.1. Nội dung 14 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng 14 2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết 15 2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp 20 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 23 2.1.2.1. Nội dung 23 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng 25 2.1.2.3. Quy trình ghi sổ chi tiết 26 2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp: 32 2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 33 2.1.3.1 Nội dung 33 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng 34 2.1.3.3. Quy trình hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung 34 2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp 40 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 42 2.1.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 42 2.1.4.2. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 44 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty Xuân Hoà 47 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty. 47 2.2.2. Quy trình tính giá thành 48 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XUÂN HOÀ 52 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 52 3.1.1. Ưu điểm 53 3.1.1.1. Hiện đại hoá công tác kế toán 53 3.1.1.2. Phương pháp tính lương công nhân sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng 54 3.1.1.3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 55 3.1.1.4. Lựa chọn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 55 3.1.1.5. Hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm 56 3.1.2. Nhược điểm 56 3.1.2.1.Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 56 3.1.2.2. Về chi phí nhân công trực tiếp 57 3.1.2.3. Về chi phí sản xuất chung 57 3.1.2.4.Về hạch toán chi phí sản xuất : Chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất không chi tiết 60 3.1.2.5. Chưa có bộ phận kế toán quản trị 60 3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuân Hoà 61 3.2.1. Phương hướng hoàn thiện 61 3.2.1.1. Sự cần thiết 61 3.2.1.2. Phương hướng hoàn thiện 62 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Xuân Hoà 62 3.2.2.1.Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 62 3.2.2.2.Về chi phí nhân công trực tiếp 65 3.2.2.3.Về chi phí sản xuất chung 65 3.2.2.4. Về xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 69 3.2.2.5. Về xây dựng bộ phận kế toán quản trị 70 KẾT LUẬN 72 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày … tháng…. năm 2010 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hà Nội, ngày … tháng…. năm 2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26960.doc
Tài liệu liên quan