Năm 2008 là một năm khó khăn về công tác tài chính. Giá cả chi phí đầu vào có sự biến động tăng cao và liên tục gây ảnh hưởng lớn đến công tác cân đối tài chính tiền tệ của công ty. Khi tăng giá, các nhà cung cấp lại yêu cầu thanh toán ngay và gây khó khăn trong việc giao hàng. Tốc độ tăng giá vật tư đầu vào cao hơn tốc độ tăng giá bán sản phẩm gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của công ty. Nhu cầu về vốn lớn cho tăng trưởng sản xuất kinh doanh, khả năng thu hồi nợ cũ (khoảng 15 tỷ) chậm làm ứ đọng vốn, lãi vay phải trả tăng cao. Nhưng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nghiệp vụ, công ty đã vượt qua được khó khăn về tài chính, đáp ứng đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Công tác tài chính năm 2008 được bình ổn phải kể đến một phần không nhỏ của bộ máy kế toán. Để đạt được thành tích đó là nhờ công tác tổ chức kế toán tại công ty có những ưu điểm sau:
Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tập trung, điều này đã góp phần tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ dễ dàng, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, kịp thời của lãnh đạo đơn vị. Bộ máy kế toán được bố trí, sắp xếp phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như trình độ chuyên môn của mỗi người. Hơn nữa, các nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, luôn trau dồi thêm kiến thức và giúp đỡ nhau trong công việc. Công ty thành lập thêm nhà máy Nhôm trực thuộc công ty nên công ty đã thành lập phòng kế toán của nhà máy Nhôm hạch toán độc lập. Việc thành lập phòng kế toán riêng của nhà máy Nhôm là cần thiết, vì nhà máy Nhôm hoạt động trên nhiều lĩnh vực, với nhiều nghiệp vụ kinh tế việc hạch toán riêng là phù hợp và sát với hoạt động của nhà máy. Ngoài ra công ty cũng có thêm 1 kế toán phụ trách cửa hàng xăng dầu.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 550 820
CP nhân công trực tiếp (đích danh)
6221
1 343 550 820
….
Tổng cộng
441 631 166 759
441 631 166 759
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu 1.10: Sổ cái tài khoản 622
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Tháng 12 năm 2008
CT
Ngày
Số
Diễn giải
PS Nợ
PS Có
TK ĐƯ
Mã ĐT
Tên ĐT
TD
31/12
13
Kết chuyển CP nhân công trực tiếp 6221 ---› 154
1 343 550 820
154
L4004
Tiền lương CTCKĐA
PK
31/12
L160
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm tháng 12/2008
1 219 021 000
3341
L4004
Tiền lương CTCKĐA
PK
31/12
L167
Trích KPCĐ tháng 12/2008
12 051 203
3382
L4004
Tiền lương CTCKĐA
PK
31/12
L168
Trích BHYT tháng 12/2008
13 333 111
3384
L4004
Tiền lương CTCKĐA
PK
31/12
L171
Trích BHXH tháng 12/2008
64 820 706
3383
L4004
Tiền lương CTCKĐA
PK
31/12
L6975
Phẩn bổ lương công trình trường bắn - Bộ công an
29 118 000
3341
L4004
Tiền lương CTCKĐA
PK
31/12
Q2618
Tiền lương phải trả sảnh NH Công thương tháng 12/2008
2 868 000
3341
L4004
Tiền lương CTCKĐA
PK
31/12
Q2619
Tiền lương phải trả sảnh nhà máy Z176 tháng 12/2008
2 338 800
3341
L4004
Tiền lương CTCKĐA
Cộng phát sinh trong kỳ
1 343 550 820
1 343 550 820
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí dùng chung trong phân xưởng, phục vụ gián tiếp cho sản xuất sản phẩm. Đó là các khoản chi phí về NVL, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Chi phí nguyên vật liệu dùng trong phân xưởng như vật liệu để sửa chữa nhà xưởng….
Chi phí công cụ dụng cụ được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các loại bàn ren, bảo hộ, dây an toàn…..
Chi phí khấu hao TSCĐ của công ty được tính vào chi phí sản xuất chung đó là phần khấu hao hàng tháng của các loại TSCĐ sử dụng trong phân xưởng.
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng phát sinh được ghi vào chi phí sản xuất chung đó là các khoản tiền lương, phụ cấp, ăn ca, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí về điện, nước dùng cho bộ phận sản xuất.
Chi phí bằng tiền khác là những chi phí ngoài các khoản chi phí trên như chi phí tiếp khách, hội nghị…
1.3.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá bình quân tháng. Việc hạch toán được thực hiện giống như hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ xuất kho cho phân xưởng được tính vào chi phí sản xuất chung kế toán ghi định khoản:
Nợ TK 6272: 220 439 735
Nợ TK 6273: 130 549 196
Có Tk 1521: 32 137 221
Có TK 1522: 30 567 085
Có TK 1523: 96 346 675
Có TK 1524: 46 588 516
Có TK 1525: 10 727 221
Có TK 1527: 4 923 017
Có TK 153: 129 699 196
1.3.4.2. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ
Số khấu hao TSCĐ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong chi phí sản xuất chung của công ty, chi phí khấu hao gồm chi phí khấu hao về thiết bị và nhà cửa của từng phân xưởng.
Để quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng sổ TSCĐ và bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ. Số khấu hao được kế toán TSCĐ tính sẵn trên bảng đăng ký trích khấu hao được lập trước cho từng năm. Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ được lập căn cứ vào sổ tài sản của công ty và lập theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 31/12/2003. Việc xác định thời gian sử dụng các loại TSCĐ do nhà nước quy định. Mức khấu hao được kế toán tính theo công thức:
Nguyên giá (Giá trị còn lại)
Mức khấu hao năm
=
Thời gian sử dụng (Thời gian sử dụng còn lại)
Hàng tháng căn cứ vào bảng đăng ký trích khấu hao, mức khấu hao được duyệt, tài sản tăng và tài sản giảm trong tháng, kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao.
Bảng 1.8: Bảng phân bổ khấu hao tài sản
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN
Tháng 12 năm 2008
TK
Mã tập hợp
Tên tập hợp
TK 2141
Tổng cộng
6274:
Chi phí khấu hao TSCĐ
364 099 105
364 099 105
6274
(Chưa xác định cho bộ phận nào)
21 795 396
21 795 396
6274
CK
PX Cơ khí
40 983 623
40 983 623
6274
CNC
PX công nghệ cao
153 133 098
153 133 098
6274
CT
Công ty CKĐA
1 484 080
1 484 080
6274
CĐ
PX Cơ điện
25 789 139
25 789 139
6274
KC
PX kết cấu
33 008 878
33 008 878
6274
MM
Mộc mấu
182 540
182 540
6274
NL
PX nhiệt luyện
48 770 423
48 770 423
6274
TN
Phòng thí nghiệm KCS
1 425 376
1 425 376
6274
VT
Phòng vật tư
4 550 664
4 550 664
6274
Đ I
PX Đúc I
13 420 045
13 420 045
6274
Đ II
PX Đúc II
19 555 843
19 555 843
64212
Chi phí quản lý cửa hàng xăng dầu
9 492 262
9 492 262
64212
TX
Cửa hàng xăng, dầu QL3
9 492 262
9 492 262
6424
Chi phí khấu hao TSCĐ
38 608 037
38 608 037
6424
CT
Công ty CKĐA
16 162 805
16 162 805
6424
HC
Phòng hành chính
208 333
208 333
6424
KT
Phòng kỹ thuật
874 462
874 462
6424
PGĐ3
Phó giám đốc (Ô. Tuấn Anh)
282 861
282 861
6424
TB
Phòng thiết bị
361 111
361 111
6424
TN
Phòng thí nghiệm KCS
3 729 806
3 729 806
6424
VT
Phòng vật tư
16 988 659
16 988 659
Tổng cộng
412 199 404
412 199 404
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
1.3.4.3. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng bao gồm tiền lương. phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng. Việc hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cũng giống như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Từ bảng phân bổ tiền lương kế toán hạch toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng như sau:
Nợ TK 6271: 335 809 033
Có TK 334: 318 376 000
Có TK 3382: 1 683 000
Có TK 3383: 14 251 183
Có TK 3384: 1 498 850
1.3.4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Ngoài các chi phí trên, chi phí sản xuất chung của công ty còn bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Hàng tháng, căn cứ vào hoá đơn tiền điện và chỉ số công tơ của từng bộ phận cũng như định mức tiêu hao điện năng do phòng kỹ thuật lập và số lượng sản phẩm sản xuất ở từng phân xưởng kế toán tiến hành phân bổ điện.
Bảng 1.9: Định mức tiêu hao điện năng cho đúc 1 tấn bi đạn
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh Mã số: LK/TCNB/138
ĐỊNH MỨC TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG CHO ĐÚC 1 TẤN BI ĐẠN
(Nấu ở lò trung tần – Đúc Disamatic)
Số ban hành: 05 Ngày ban hành: 03/01/2008
STT
Khâu sản xuất
Đơn vị
Tiêu hao/Tấn thành phẩm
Ghi chú
1
Nấu luyện
Kwh
1290
2
Làm khuôn DISA
Kwh
160
3
Xóc bi
Kwh
18
4
Nhiệt luyện
Kwh
580
Người soạn thảo Người thẩm xét Người phê duyệt
Trần Lê Minh Nguyễn Đình Hóa Chu Văn Toàn
(Nguồn phòng kỹ thuật Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh )
Bảng 1.10: Bảng phân bổ điện tiêu thụ
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
BẢNG PHÂN BỔ ĐIỆN TIÊU THỤ
Tháng 12 năm 2008
STT
Mã SP
Tên SP
Điện tiêu thụ
1
B0001
Bi đạn
997 757 298
2
G0098
GKG NTN ĐH Nông Lâm /2008
244 890
3
G0101
GKG NTĐ TP Vinh/2008
1 683 443
4
G0104
GKG Nhà máy Z176/2008
7 096 512
5
T0001
Tấm lót các loại
37 809 854
6
T0003
Đầu búa. quả búa các loại
91 121 094
7
T0009
Răng gầu các loại
13 173 289
………
Tổng cộng
1 328 174 323
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Từ đó máy tính vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 627.
Các chi phí bằng tiền khác khi phát sinh được kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung cuối tháng tập hợp kết chuyển sang TK 154.
Sau khi tập hợp được hết các chi phí sản xuất chung kế toán giá thành tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo chi phí NVL chính.
Bảng 1.11: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 12 năm 2008
Mã SP
Tên SP
Tiền 6271
Tiền 6272
Tiền 6273
Tiền 6274
Tiền 6277
Tiền 6278
Tổng 627
154
CP sản xuất kinh doanh dở dang
B0001
Bi đạn
351 815 055
368 682 650
98 071 775
273 520 223
997 757 298
161 729 203
2 251 576 204
G0098
GKG NTN ĐH Nông Lâm /2008
86 350
90 490
24 071
67 133
244 890
39 695
552 629
G0101
GKG NTĐ TP Vinh/20081
593 592
622 051
165 469
461 491
1 683 443
272 874
3 798 920
G0104
GKG Nhà máy Z176/2008
2 502 272
2 622 242
697 532
1 945 403
7 096 512
1 150 293
16 014 254
G0105
GKG sảnh ngân hàng công thương/2008
3 609 889
3 782 963
1 006 291
2 806 525
10 237 745
1 659 464
23 102 877
T0001
Tấm lót các loại
13 331 976
13 971 170
3 716 414
10 365 005
37 809 854
6 128 702
85 323 121
T0003
Đầu búa. quả búa các loại
32 129 831
33 670 279
8 956 494
24 979 484
91 121 094
14 770 067
205 627 249
T0009
Răng gầu các loại
4 644 979
4 867 680
1 294 832
3 611 260
13 173 289
2 135 294
29 727 334
…..
…..
Tổng cộng
468 322 033
490 775 492
364 099 105
1 328 174 323
215 287 399
2 997 207 548
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Tổng hợp tất cả các chi phí sản xuất chung trên máy tính lên sổ nhật ký chung và sổ cái như sau:
Biểu 1.11: Sổ nhật ký chung
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A -Thị trấn Đông Anh
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2008
CT
Ngày
Số
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
PK
29/12
L2278
Ô Hùng nộp phí BH lô hàng nhập Billet HĐơn 22278, 22276
Chi phí khác bằng tiền
6278
561 727
Phải trả người bán
3311
561 727
PK
31/12
L168
Trích BHYT tháng 12/2008
CP lương, BHXH..-CP nhân viên quản lý PX
6271
1 498 850
BHYT
3384
1 498 850
PX
31/12
QPB002
Chi phí NVL
6272
16 042 053
Thành phẩm
155
5 314 832
Hàng bu lông
1525
10 727 221
PK
31/12
L/Điện
Điện tiêu thụ của Điện lực Đông Anh tháng 12/2008
Tiền điện- CP dịch vụ mua ngoài
6277
1 328 174 323
Phải trả người bán
3311
1 328 174 323
TD
31/12
Phân bổ khấu hao tài sản tháng 12/2008 - 2111
CP khấu hao TSCĐ
6274
39 470 182
Hao mòn TSCĐ hữu hình
2141
39 470 182
….
….
…..
………….
TD
31/12
3112
Phân bổ 6272 ---› 154
CP sản xuất kinh doanh dở dang
154
364 099 105
CP khấu hao TSCĐ
6274
364 099 105
TD
31/12
3112
Phân bổ 6271 ---› 154
CP sản xuất kinh doanh dở dang
154
468 322 033
Lương, BHXH..-CP nhân viên PX
6271
468 322 033
TD
31/12
3112
Phân bổ 6272 ---› 154
CP sản xuất kinh doanh dở dang
154
490 775 492
Chi phí vật liệu
6272
490 775 492
….
….
…..
………….
Tổng cộng
441 631 166 759
441 631 166 759
Biểu 1.12: Sổ cái tài khoản 627
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
Tháng 12 năm 2008
CT
Ngày
Số
Diễn giải
PS Nợ
PS Có
TK ĐƯ
Mã ĐT
Tên ĐT
…
…
…
……………
PK
29/12
L2278
Ô Hùng nộp phí BH lô hàng nhập Billet HĐơn 22278, 22276
561 727
3311
3502
Cty CP bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp CN Hà Nội
PK
31/12
L/Điện
Điện tiêu thụ của Điện lực Đông Anh tháng 12/2008
1 328 174 323
3311
3027
Điện lực Đông Anh
PK
31/12
L168
Trích BHYT tháng 12/2008
1 498 850
3384
L4004
Tiền lương CTCKĐA
….
……
….
……..
TD
31/12
3112
Phân bổ 6271 ---› 154
468 322 033
154
TD
31/12
3112
Phân bổ 6272 ---› 154
490 775 492
154
TD
31/12
3112
Phân bổ 6273 ---› 154
130 549 196
154
TD
31/12
3112
Phân bổ 6274 ---› 154
364 099 105
154
TD
31/12
3112
Phân bổ 6277 ---› 154
1 328 174 323
154
TD
31/12
3112
Phân bổ 6278 ---› 154
215 287 399
154
Cộng phát sinh trong kỳ
2 997 207 548
2 997 207 548
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
1.3.5. Kế toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh sử dụng sổ cái TK 154 và các sổ chi tiết TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất trong từng tháng của các sản phẩm. Các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho từng loại sản phẩm trên sổ chi tiết chi phí của sản phẩm đó. Từ các sổ chi tiết chi phí, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng theo từng khoản mục làm cơ sở cho việc lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng. Trong bảng tổng hợp này chi phí sản xuất trong tháng của mỗi loại sản phẩm được phản ánh trên một dòng để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Để phù hợp với yêu cầu quản lý, phù hợp với kỳ hạch toán nên kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là 1 tháng. Công ty chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Để tính giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cuối mỗi tháng, đại diện phòng kỹ thuật, phòng KCS cùng với nhân viên phòng kế toán và nhân viên phân xưởng tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng, mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang cuối kỳ cho từng loại sản phẩm cụ thể:
Bảng 1.12: Bảng tổng hợp kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM KÊ SẢN PHẨM DỞ DANG
Tại ngày 31/12/2008
PX: Đúc I
STT
Tên sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Mức độ hoàn thành
1
Bi đạn
Kg
218 429
90%
2
Tấm lót các loại
Kg
25 369
80%
………
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Phòng kỹ thuật Phòng kế toán Nhân viên PX Phòng KCS
Trên cơ sở số lượng sản phẩm dở dang và mức độ dở dang của từng sản phẩm kế toán tiến hành tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cho từng khoản mục chi phí
+ Chi phí NVL chính cho sản phẩm bi đạn dở dang cuối kỳ
CP NVLC DDĐK+ CPNVLC PS TK
=
CP NVL chính cho SP DDCK
SL SPHT + SL SPDD
6 953 383 019 + 5 625 375 603
× 218 429
796 142 + 218 429
=
2 708 105 857
=
+ Chi phí NVL khác cho sản phẩm bi đạn dở dang cuối kỳ
CP NVLK DDĐK+ CPNVLK PS TK
CP NVL khác cho SP DDCK
2 371 173 270 + 1 654 729 329
796 142 + 218 429×90%
=
× 218 429×90%
=
797 233 896
SL SPHT + SL SPHT TĐ
× SL SPHT TĐ
=
Tương tự tính ra được :
+ Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm bi đạn dở dang cuối kỳ
263 156 000
+ Chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm bi đạn dở dang cuối kỳ
911 024 247
Từ đó lên số liệu cho bảng đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Bảng 1.13: Bảng đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A – Thị trấn Đông Anh
BẢNG ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Sản phẩm : Bi đạn
STT
Khoản mục phí
ĐVT
Giá trị DDĐK
CP PS trong kỳ
Giá trị DDCK
1
CP NVLC
Đồng
6 953 383 019
5 625 375 603
2 708 105 857
2
CP NVL khác
Đồng
2371 173 270
1 654 729 329
797 233 896
3
CP nhân công trực tiếp
Đồng
783 142 746
545 752 613
263 156 000
4
CP sản xuất chung
Đồng
2 348 968 765
2 251 576 204
911 024 247
Tổng cộng
Đồng
12 456 667 800
10 077 433 749
4 679 520 000
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Khi tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán vào máy tính để phần mềm tự động lên sổ chi tiết 154 theo từng sản phẩm và sổ cái TK154.
Biểu 1.13: Sổ chi tiết tài khoản 154 – Bi đạn
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 – BI ĐẠN
Tháng 12 năm 2008
CT
Ngày
Số
Diễn giải
PS Nợ
PS Có
TK ĐƯ
Mã ĐT
Tên ĐT
Số dư đầu kỳ
12 456 667 800
TP
31/12
NKTP
Nhập kho thành phẩm
17 854 581 549
155
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
10
Kết chuyển CP NVL trực tiếp 6211 ---› 154
6 245 335 871
6211
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
11
Kết chuyển CP NVL trực tiếp (đích danh) 6212 ---› 154
1 034 769 061
6212
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
13
Kết chuyển CP nhân công trực tiếp 6221 ---› 154
545 752 613
6221
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6271 ---› 154
351 815 055
6271
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6272 ---› 154
368 682 650
6272
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6273 ---› 154
98 071 775
6273
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6274 ---› 154
273 520 223
6274
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6277 ---› 154
997 757 298
6277
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6278 ---› 154
161 729 203
6278
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Cộng phát sinh trong kỳ
10 077 433 749
17 854 581 549
Số dư cuối kỳ
4 679 520 000
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu 1.14: Sổ cái tài khoản 154
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A - Thị trấn Đông Anh
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
Tháng 12 năm 2008
CT
Ngày
Số
Diễn giải
PS Nợ
PS Có
TK ĐƯ
Mã ĐT
Tên ĐT
Số dư đầu kỳ
44 641 149 894
TP
31/12
NKTP
Nhập kho thành phẩm
30 132 219 164
155
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
10
Kết chuyển CP NVL trực tiếp 6211 ---› 154
8 313 539 551
6211
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
11
Kết chuyển CP NVL trực tiếp (đích danh) 6212 ---› 154
4 961 872 570
6212
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
13
Kết chuyển CP nhân công trực tiếp 6221 ---› 154
1 343 550 820
6221
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6271 ---› 154
468 322 033
6271
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6272 ---› 154
490 775 492
6272
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6273 ---› 154
130 549 196
6273
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6274 ---› 154
364 099 105
6274
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6277 ---› 154
1 328 174 323
6277
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
TD
31/12
3112
Phân bổ 6278 ---› 154
215 287 399
6278
CKDA
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Cộng phát sinh trong kỳ
17 616 170 489
30 132 219 164
Số dư cuối kỳ
32 125 101 219
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
1.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh.
Vào thời điểm cuối tháng, sau khi đã tổng hợp tính toán về số liệu giá trị sản phẩm dở dang và căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, máy tính sẽ tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn cho từng nhóm sản phẩm.
Z = CPSX DDĐK + CPSX PSTK - CPSX DDCK
Công thức này có sẵn trong phần mềm kế toán chỉ cần nhập giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ máy sẽ tính giá thành sản phẩm và lên bảng tính giá thành
Bảng 1.14: Bảng tính giá thành sản phẩm
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A – Thị trấn Đông Anh
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 12 năm 2008
TK
Mã SP
Tên SP
ĐVT
SL SP hoàn thành
Tiền DDĐK
PS Nợ
Z đơn vị
Giá thành
% hoàn thành
SL SP dở dang
Giá trị dở dang
154
B0001
Bi đạn
Kg
796 142
12 456 667 800
10 077 433 749
22 426
17 854 581 549
4 679 520 000
154
BH2008
Công trình thủy điện Bắc Hà
Cái
1
1 200 988 387
1 200 988 387
154
G0011
Dàn mài không gian dự trữ
Cái
147 708 000
6 803 480
6 803 480
140 904 520
154
G0023
Nhà thi đấu Bắc Ninh
Cái
563 556 500
563 556 500
154
G0027
GKG TT kiểm soát không lưu TP HCM
Cái
153 635 700
153 635 700
154
G0028
NTĐ công an nhân dân
Cái
1 852 829 727
1 852 829 727
154
T0001
Tấm lót các loại
Kg
77 233
2 808 124 500
639 878 957
40 023
3 091 098 457
356 905 000
154
T0003
Đầu búa, quả búa các loại
Kg
6 663
2 185 134 462
841 238 237
58 363
388 872 637
2 637 500 062
154
T0005
Phụ tùng các loại
Kg
33 755
4 020 699 700
2 369 997 661
139 293
4 701 850 361
1 688 847 000
154
T0009
Răng gầu các loại
Kg
383
431 776 100
112 183 877
543 959 977
…
….
…………
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
PHẦN II
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ KHÍ ĐÔNG ANH.
2.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
2.1.1. Những ưu điểm.
2.1.1.1. Về tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2008 tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trong bối cảnh đó, công ty vẫn đạt được kết quả sản xuất kinh doanh với lợi nhuận sau thuế hơn 72 tỷ đồng. Đây là một thành tích đáng ghi nhận mà tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã rất nỗ lực để đạt được. Hiện nay, công ty là công ty hàng đầu về lĩnh vực cơ khí trong cả nước với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo. Các sản phẩm của công ty đều chiếm được lòng tin cậy và có uy tín với khách hàng, đặc biệt có những sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn thay thế hàng nhập khẩu, được nhà nước cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hàng nhập ngoại. Để đạt được kết quả đó là cả một quá trình phấn đấu và trưởng thành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty cũng như toàn thể công nhân viên toàn công ty. Trong đó, phải kể đến những thuận lợi công ty có được về tổ chức quản lý kinh doanh:
Công ty đã có một bộ máy quản lý được bố trí gọn nhẹ, khoa học, hợp lý. Ban lãnh đạo công ty đã làm cho các thành viên gắn kết với nhau, cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung của công ty. Bộ máy tổ chức được bố trí gắn với chức năng sản xuất của công ty và phục vụ triệt để cho mục tiêu đó. Bộ máy đó được tổ chức cân đối, phù hợp nhưng cũng rất linh hoạt. Công ty áp dụng chế độ quản lý một thủ trưởng mọi hoạt động kinh tế đều phải có sự phê duyệt của giám đốc, giúp việc cho giám đốc là 4 phó giám đốc được phép thay mặt giám đốc giải quyết công việc trong giới hạn trách nhiệm của mình vừa đảm bảo sự chỉ huy tập trung thống nhất vào một đầu mối nhưng vẫn đảm bảo công việc được giải quyết kịp thời khi giám đốc vắng mặt. Bộ máy được tổ chức với chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm tương xứng với nhau và được cụ thể trong “Quy định nội bộ” của công ty. Mỗi phòng ban phụ trách một lĩnh vực, có phạm vi kiểm soát rõ ràng nhờ đó các phòng ban đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo cung cấp số liệu một cách nhanh chóng, kịp thời đầy đủ nhằm phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng.
Cơ cấu tổ chức quản trị và cơ cấu sản xuất của công ty có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Cơ cấu tổ chức quản trị được xây dựng trên cơ sở cơ cấu tổ chức sản xuất. Với cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng công ty đã phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng đồng thời đảm bảo quyền chỉ huy của ban giám đốc.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cán bộ lãnh đạo công ty luôn không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất, quản lý công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và qui mô tiêu thụ sản phẩm.
Ban lãnh đạo công ty còn luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như trình độ công nhân viên. Công ty tổ chức nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các vật tư thay thế nhằm giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm (năm 2008 nghiên cứu các mác hợp kim chế tạo bi và phụ tùng giảm thiểu các vật tư đắt tiền khó kiếm thay thế bằng vật tư rẻ tiền hơn; chế tạo thành công sản phẩm có kích thước lớn và độ phức tạp cũng như yêu cầu tính sử dụng cao trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng dần thay thế hàng nhập ngoại). Đội ngũ cán bộ kỹ thuật thường xuyên được nâng cao trình độ chuyên môn và luôn theo sát nhu cầu, hỗ trợ và cung cấp tốt nhất các dịch vụ kỹ thuật cho khách hàng cả nước. Năm 2008, công ty đã tổ chức thành công hội nghị KHKT có các giải thưởng và phong tặng các danh hiệu “Bàn tay vàng CKĐA” cho 16 công nhân, danh hiệu “Ngôi sao sáng tạo CKĐA” cho 20 cử nhân, kỹ sư của công ty. Chính nhờ vậy đã tạo điều kiện cho công ty chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh và sản phẩm ngày càng chiếm lĩnh thị trường không chỉ thị trường trong nước mà còn cả thị trường ngoài nước.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự giúp đỡ có hiệu quả về mọi mặt của lãnh đạo Tổng công ty đối với sự phát triển chung của công ty.
Như vậy, bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của công ty được tổ chức phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty, vừa đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong công ty.
2.1.1.2.Về tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán.
Năm 2008 là một năm khó khăn về công tác tài chính. Giá cả chi phí đầu vào có sự biến động tăng cao và liên tục gây ảnh hưởng lớn đến công tác cân đối tài chính tiền tệ của công ty. Khi tăng giá, các nhà cung cấp lại yêu cầu thanh toán ngay và gây khó khăn trong việc giao hàng. Tốc độ tăng giá vật tư đầu vào cao hơn tốc độ tăng giá bán sản phẩm gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của công ty. Nhu cầu về vốn lớn cho tăng trưởng sản xuất kinh doanh, khả năng thu hồi nợ cũ (khoảng 15 tỷ) chậm làm ứ đọng vốn, lãi vay phải trả tăng cao. Nhưng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nghiệp vụ, công ty đã vượt qua được khó khăn về tài chính, đáp ứng đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Công tác tài chính năm 2008 được bình ổn phải kể đến một phần không nhỏ của bộ máy kế toán. Để đạt được thành tích đó là nhờ công tác tổ chức kế toán tại công ty có những ưu điểm sau:
Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tập trung, điều này đã góp phần tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ dễ dàng, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, kịp thời của lãnh đạo đơn vị. Bộ máy kế toán được bố trí, sắp xếp phù hợp với yêu cầu quản lý cũng như trình độ chuyên môn của mỗi người. Hơn nữa, các nhân viên trong phòng kế toán đều là những người có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, luôn trau dồi thêm kiến thức và giúp đỡ nhau trong công việc. Công ty thành lập thêm nhà máy Nhôm trực thuộc công ty nên công ty đã thành lập phòng kế toán của nhà máy Nhôm hạch toán độc lập. Việc thành lập phòng kế toán riêng của nhà máy Nhôm là cần thiết, vì nhà máy Nhôm hoạt động trên nhiều lĩnh vực, với nhiều nghiệp vụ kinh tế việc hạch toán riêng là phù hợp và sát với hoạt động của nhà máy. Ngoài ra công ty cũng có thêm 1 kế toán phụ trách cửa hàng xăng dầu. Hàng tháng, số liệu sẽ được tập hợp lại tại phòng kế toán chung của công ty để tổng kết hoạt động chung cho toàn công ty.
Về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán: Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán BRAVO 6.0 do đó phần lớn công việc được xử lý trên máy vi tính nên đã giảm nhẹ khối lượng công việc làm bằng tay của nhân viên kế toán và làm cho việc ghi chép, tính toán thuận tiện hơn, việc cung cấp số liệu cũng nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn.
Về hình thức sổ kế toán: công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chung trong công tác kế toán, hình thức này rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty là nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, cần được theo dõi thường xuyên theo trình tự thời gian. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung sẽ giúp công ty hạn chế được số lượng sổ sách kế toán nhiều, phức tạp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng vi tính vào công tác kế toán, giúp cho việc tổng hợp số liệu cuối kỳ nhanh chóng, kịp thời.
Về hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ sử dụng tại công ty đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Bộ tài chính ban hành, mẫu biểu và qui trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ.
Về hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản được xây dựng và mã hoá phù hợp với tình hình thực tế tại công ty trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán ban hành.
Về phương pháp kế toán:
+, Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này sẽ cho phép phản ánh thường xuyên tình hình biến động nhập - xuất - tồn vật tư, điều này góp phần quan trọng trong công tác quản lý vật tư ở doanh nghiệp.
+, Công ty hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật tư kịp thời, chính xác. Tuy công ty có nhiều danh điểm vật tư nhưng thực hiện kế toán bằng máy tính nên áp dụng phương pháp này là phù hợp.
2.1.1.3. Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong vòng 46 năm thành lập và phát triển công ty đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin cho khách hàng. Để đạt điều đó không thể không nhắc tới việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành được tiến hành theo những căn cứ khoa học và việc vận dụng thích hợp các chế độ kế toán hiện hành. Đối tượng tập hợp chi phí theo khoản mục giá thành ở công ty là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ của công ty.
- Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty đã xây dựng định mức nguyên vật liệu xuất kho cho từng sản phẩm dựa trên nhu cầu sản xuất sản phẩm trong tháng đó, do vậy công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được đảm bảo chính xác và phù hợp, hạn chế việc xuất thừa nguyên vật liệu cho sản xuất. Việc xuất nguyên vật liệu được chi tiết cho từng sản phẩm nên sẽ quản lý được tình hình sản xuất của từng loại sản phẩm và biết được tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho mỗi loại sản phẩm để có cách quản lý tốt hơn tránh thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu. Tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay khi giá bán của các nguyên vật liệu luôn luôn thay đổi thì việc công ty cần phải xây dựng định mức cho phù hợp và tìm được những vật liệu thay thế để cho chi phí giảm đi nhưng chất lượng sản phẩm phải được giữ nguyên hoặc tăng lên là rất cần được chú trọng. Trong công tác tổ chức thu mua nguyên vật liệu công ty đã tổ chức đấu thầu cạnh tranh hoặc là xét bảng báo giá của các nhà cung cấp nên đã đảm bảo nguyên vật liệu mua về với giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất. Điều này góp phần làm giảm chi phí nguyên vật liệu cho công ty nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
- Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Lương chính là đòn bẩy giúp cho công nhân viên hăng say làm việc, cố gắng cống hiến cho công ty nếu mức lương thoả đáng và phù hợp. Công ty đã xây dựng hệ thống tiền lương cho công nhân viên là lương theo thời gian và lương theo sản phẩm. Đơn giá xây dựng lương sản phẩm phù hợp và chặt chẽ. Việc tăng lương, thưởng sẽ nâng cao mức sống cho người lao động làm cho người lao động an tâm đóng góp công sức của mình vào công ty. Công ty cũng trả lương cao hơn cho những nhân viên làm thêm giờ, thưởng nhân viên trong những dịp lễ, tết…điều này đã góp phần kích thích tinh thần lao động của công nhân viên trong toàn công ty. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2008 là 3 406 000 đồng, đây là mức thu nhập tương đối cao và trong thời gian tới công ty đang cố gắng để nâng mức thu nhập này lên.
Về các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được công ty trích theo đúng tỷ lệ quy định là 6% trừ lương người lao động và 19% tính vào chi phí sản xuất sản phẩm. Điều này đảm bảo lợi ích của công nhân viên trong công ty.
- Về kế toán chi phí sản xuất chung
Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng đều được công ty hạch toán đầy đủ và phù hợp đảm bảo tính chính xác và chi phí sản xuất chung cuối kỳ được phân bổ cho từng sản phẩm sản xuất để làm cơ sở để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Việc theo dõi chi phí khấu hao TSCĐ được công ty theo dõi một cách chặt chẽ theo kế hoạch khấu hao TSCĐ được lập sẵn và tình hình tăng giảm TSCĐ trong công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện tiêu thụ) được công ty theo dõi qua định mức tiêu hao điện năng cho từng sản phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ, ở mỗi phân xưởng đều có công tơ điện để theo dõi chỉ số điện tiêu hao cụ thể của mỗi phân xưởng. Điều này góp phần làm cho công tác quản lý chi phí của công ty được chặt chẽ hơn.
- Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Hiện nay công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương, việc đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp này là phù hợp với đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty.Theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang này thì chi tiết cho từng khoản mục chi phí theo từng sản phẩm. Việc phân loại theo khoản mục chi phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc lập báo cáo giá thành theo khoản mục chi phí và các báo cáo quản trị nhằm phục vụ công tác quản lý.
2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công ty còn một số hạn chế cần khắc phục sau:
2.1.2.1. Về tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phòng ban tuy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nhưng việc phối hợp hoạt động giữa một số bộ phận còn chưa ăn ý cụ thể là: bộ phận kinh doanh chưa có sự liên kết chặt chẽ với các bộ phận sản xuất, chưa cân đối được các yêu cầu của đơn đặt hàng với năng lực sản xuất của công ty do đó năm vừa qua công ty có nhiều hợp đồng bị chậm tiến độ.
Công tác quản lý khai thác thiết bị sẵn có đôi lúc còn bị động chưa thực sự làm chủ công nghệ chế tạo,do đó hiện nay công ty còn phải thuê đội ngũ chuyên gia nước ngoài.
Một số bộ phận còn buông lỏng trong quản lý để xảy ra một số trường hợp vi phạm công nghệ nghiêm trọng dẫn đến chất lượng sản phẩm kém. Năm 2008 là năm có tỷ lệ sản phẩm hỏng tăng cao và có nhiều khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm tiêu biểu như lô hàng 92 tấn bi cấp cho VINAKANSAI khách hàng khiếu nại khi đưa vào sử dụng bị nứt 30% công ty phải bồi thường 30 tấn bi, lô hàng 391 thân van cung cấp cho Bray - Mỹ bị khách hàng trả lại do sản phẩm bị rỗ khi gia công…
Công tác quản lý tài chính ở trạm xăng dầu chưa minh bạch, chặt chẽ dẫn đến một số chi tiêu sai nguyên tắc.
2.1.2.2. Về việc ứng dụng phần mềm vào công tác kế toán.
Công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán vào việc tổ chức hạch toán kế toán từ năm 1995, điều này đã giúp làm giảm khối lượng công việc của kế toán, nâng cao hiệu suất công việc kế toán tại công ty. Tuy nhiên công ty đã không cập nhật được phần mềm chống virut mới nhất cũng như có biện pháp sao lưu dữ liệu ra ổ đĩa khác mỗi ngày để bảo vệ dữ liệu kế toán. Do vậy, trong thời gian qua lúc máy chủ của công ty bị virut tấn công, phần mềm kế toán của công ty bị mất dữ liệu và không thể vào được đã làm công việc của phòng kế toán nói riêng và một số phòng ban liên quan cũng bị chậm tiến độ. Hậu quả là tuy đã được công ty phần mềm bảo hành và cứu dữ liệu, nhưng toàn bộ dữ liệu 3 tháng đầu năm 2009 đã bị mất, do đó phải vào lại từ đầu, một số dữ liệu năm 2008 bị mất diễn giải. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công việc của công ty.
Mặt khác, phần mềm công ty đang sử dụng lại không thể tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ do đó công việc này kế toán vẫn phải làm thủ công.
2.1.2.3. Về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Về việc theo dõi nghiệp vụ xuất kho và lượng tồn kho tức thời..
Công ty đang tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân tháng nên tất cả các phiếu xuất kho kế toán tập hợp cho từng sản phẩm và tổng hợp thành một phiếu xuất kho cho từng sản phẩm. Khi tập hợp hết phiếu xuất kho kế toán mới vào phần mềm chi tiết mã vật tư,tên vật tư…và để trống ô đơn giá và thành tiền. Cuối tháng khi đã tính được giá xuất kho máy tính tự động vào đơn giá và thành tiền cho phiếu xuất kho. Do đó, tất cả ngày của phiếu xuất là ngày cuối tháng, tại ô “Số chứng từ” kế toán cũng không nhập số chứng từ trên phiếu xuất mà nhập mã chứng từ quy định cho phiếu xuất kho xuất nguyên vật liệu đế sản xuất một loại sản phẩm cụ thể (Ví dụ: VTNB01 – với VTNB: vật tư nội bộ, 01: mã quy định cho sản xuất sản phẩm Bi đạn.). Việc ghi chép này chỉ phản ánh được giá trị và số lượng vật tư xuất kho chứ không phản ánh được ngày xuất kho thực tế của vật tư và số chứng từ trên phiếu nhập kho. Kế toán cũng không theo dõi được lượng tồn kho tại một thời điểm trong tháng, để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư phải theo dõi qua thẻ kho ở kho hoặc thẻ kho do phòng vật tư lập.
- Về việc ghi chép giữa phòng kế toán, phòng vật tư và kho.
Khi có nghiệp vụ nhập - xuất vật tư thì cả phòng vật tư, phòng kế toán và thủ kho cùng ghi chép phản ánh. Phòng vật tư căn cứ phiếu nhập - xuất kho ghi vào thẻ kho của mình để tiện theo dõi lượng tồn kho mà không cần phải xuống kho để xem thẻ kho. Thủ kho cũng ghi chép nghiệp vụ nhập xuất kho trên thẻ kho. Sau đó phòng kế toán lại nhận các phiếu nhập xuất kho về và cũng tiến hành việc ghi chép, phản ánh. Việc ghi chép như vậy đảm bảo sự chính xác cho việc ghi chép, dễ dàng đối chiếu kiểm tra lẫn nhau tuy nhiên điều này lại tạo ra sự trùng lặp trong khâu ghi chép, dẫn đến mất thời gian. Mặt khác, phòng vật tư thường xuyên viết phiếu nhập xuất kho nhưng khi viết phiếu thì phải tra mã vật tư thủ công theo quyển danh mục mã vật tư. Hệ thống mã vật tư theo dõi trên phần mềm kế toán của công ty có thể giúp cho việc tra cứu mã một cách nhanh chóng, góp phần cập nhật các mã vật tư mới một cách nhanh chóng. Với một công ty có quy mô lớn như Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh thì công ty có thể đầu tư nối mạng nội bộ giữa các bộ phận trên. Điều đó sẽ giúp cho việc tra cứu thông tin dễ dàng hơn, việc ghi chép cũng có thể giảm bớt ở các bộ phận.
Về việc lập định mức nguyên vật liệu, nhân công.
Công ty ban hành định mức cho sản xuất sản phẩm lần đầu tiên vào ngày 09 tháng 04 năm 1999. Trong thời gian 10 năm công ty tiến hành sửa đổi định mức 4 lần vào ngày 04/12/1999, 15/05/2002, 19/03/2007, 03/01/2008. Đối với định mức về tiêu hao điện năng thì việc sửa đổi định mức sau một thời gian dài cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc tính giá thành sản phẩm của công ty do đơn giá tiền điện không có nhiều biến động. Nhưng đối với nguyên vật liệu và nhân công thì việc có những khoảng thời gian dài công ty không điều chỉnh định mức sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của định mức. Như giai đoạn 2002 - 2007 công ty đầu tư nhiều về công nghệ nhưng không điều chỉnh về định mức lần nào. Trong điều kiện giá nguyên vật liệu và nhân công thường xuyên biến động, nguyên vật liệu ngày càng đa dạng công ty có thể tìm vật liệu thay thế, công ty lại thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất nên việc tiêu hao nguyên vật liệu và nhân công cũng thay đổi theo dây chuyền sản xuất công ty có thể điều chỉnh định mức trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Về sổ chi tiết TK 154
Công ty tính giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp sản phẩm hoàn thành tương đương, giá trị dở dang được theo dõi theo từng khoản mục chi phí nhưng trên sổ chi tiết TK 154 giá trị dở dang không được thể hiện theo từng khoản mục chi phí. Do đó, để theo dõi khoản mục chi phí kế toán lại phải theo dõi trên bảng đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nếu sổ chi tiết TK 154 theo dõi theo từng khoản mục chi phí thì sẽ thuận tiện hơn cho việc theo dõi và lập các báo cáo quản trị.
Về đối tượng tính giá thành sản phẩm
Công ty hiện tính giá thành sản phẩm cho từng nhóm sản phẩm chứ không tính cho từng loại sản phẩm cụ thể. Trong từng nhóm sản phẩm lại có các loại sản phẩm với kích thước và chất lượng khác nhau. Do đó việc tính chung giá thành cho tất cả các sản phẩm này không phản ánh được chính xác chi phí phát sinh cho từng loại sản phẩm, do đó không phản ánh được chính xác giá thành sản phẩm cũng như kết quả của từng loại sản phẩm. Việc tính giá thành như vậy chưa phát huy hết vai trò của kế toán trong công tác quản lý, hạn chế các quyết định của lãnh đạo do sự xa rời giữa thực tế sản xuất và công tác hạch toán.
Về một số định khoản kế toán của công ty
Để phù hợp với tình hình sản xuất thực tế ở công ty, kế toán công ty đã hạch toán một số nghiệp vụ bằng các định khoản không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành đó là:
+) Xuất kho công cụ dụng cụ làm nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty xuất kho thùng phi (công cụ dụng cụ) để đóng gói bi đạn xuất đi bán cho khách hàng. Thùng phi chỉ được dùng một lần và chỉ dùng cho sản phẩm bi đạn nên kế toán đã hạch toán nghiệp vụ này bằng định khoản:
Nợ TK 6211
Có TK 1531
+) Với một số bộ phận tất cả các chi phí phát sinh đều được hạch toán vào một tài khoản chi phí.
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh có một số bộ phận có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ liên quan đến mỗi bộ phận đó, thì tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến bộ phận đó đều được hạch toán trực tiếp vào một tài khoản cho bộ phận đó để không phải qua phân bổ. Như khu CN Thăng Long tất cả các chi phí phát sinh đều hạch toán vào tài khoản 6212
Ngày 30 tháng 12 hóa đơn L1946: “Ông Chiến thanh toán tiền thuê đất tháng 12/2008 để sửa chữa khu CN thăng Long” được hạch toán là
Nợ TK 6212 : 3 087 273
Có TK 3311 : 3 087 273
Ngày 31 tháng 12 chứng từ LTKe TBị: “Ô Chiến thanh toán tiền chi phí để sửa chữa thiết bị khu Cn Thăng Long” được hạch toán là:
Nợ TK 6212 : 38 000 000
Có TK 3311 : 38 000 000
Ngày 31 tháng 12 chứng từ DPB** : “Kết chuyển chi phí CCDC chờ phân bổ của TTSCTB KCN Bắc Thăng Long T12/2008” được hạch toán là:
Nợ TK 6212 : 77 652
Có TK 1422 : 77 652
2.1.2.4. Về báo cáo kế toán phục vụ trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành
Các báo cáo tài chính của công ty đều được lập đúng và đủ theo chế độ kế toán hiện hành (bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính) phục vụ cho công tác quản lý và sự quan tâm của nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế.
Tuy nhiên bên cạnh việc lập các báo cáo tài chính, công ty chưa lập đầy đủ các báo cáo quản trị để đáp ứng nhu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp, tiết kiệm chi phí. Nhất là trong lĩnh vực giá thành thì việc hạ giá thành sản phẩm là một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới để nâng cao lợi nhuận. Do vậy, công ty cần nghiên cứu để lập các báo cáo quản trị phù hợp.
2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh.
Sau quá trình thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu, xuất phát từ một số hạn chế còn tồn tại và sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh như sau:
Thứ nhất, cải tiến phần mềm kế toán công ty đang sử dụng
Công ty hiện đang sử dụng phần mềm của công ty cổ phần phần mềm kế toán BRAVO. Phần mềm của công ty đang sử dụng không tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ do đó kế toán vẫn phải làm thủ công. Hiện nay, công ty cổ phần phần mềm BRAVO đã có sản phẩm phần mềm có thể tính được giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, đó là phần mềm “ Quản trị - kế toán - tài chính “. Phần mềm này hỗ trợ việc tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nhiều phương pháp, tính giá thành sản phẩm hoàn thành cụ thể đến từng sản phẩm. Đồng thời phần mềm này còn cho phép lập các báo cáo kế toán quản trị một cách chi tiết phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty được tốt hơn. Công ty có thể nâng cấp phần mềm của công ty để việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán được tốt hơn.
Công ty cũng nên liên hệ với nhà cung cấp phần mềm để đầu tư phần mềm chống virut nhằm bảo vệ dữ liệu kế toán. Đồng thời, có biện pháp sao lưu dữ liệu đề phòng trường hợp mất dữ liệu trong phần mềm.
Thứ hai, thay đổi kết cấu sổ chi tiết TK 154
Tuy công ty áp dụng phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương nhưng lại không thể hiện rõ giá trị dở dang theo khoản mục chi phí trên sổ chi tiết TK 154. Vì vậy, công ty có thể thay đổi kết cấu sổ chi tiết TK 154 như sau:
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh
Khối 2A – Thị trấn Đông Anh
SỔ CHI TIẾT TK 154 – TÊN SẢN PHẨM
Tháng …năm ….
CT
Ngày
Số
Diễn giải
Ghi Nợ TK 154
Ghi Có TK 154
TK ĐƯ
Mã ĐT
Tên ĐT
CP NVLC
CP VL khác
CP NCTT
CP SXC
Cộng
Số dư đầu kỳ
......
Cộng phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Thứ ba, chỉnh sửa một số định khoản kế toán của công ty.
- Đối với nghiệp vụ xuất kho công cụ dụng cụ (thùng phi) làm thùng đựng bi đạn công ty hạch toán giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là không phù hợp. Thùng phi chỉ được dùng một lần, tuy nó đóng vai trò là bao bì nhưng sau khi xuất bán nó không được thu hồi lại do đó việc xếp thùng phi vào công cụ dụng cụ là không chính xác. Thùng phi chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó tiêu hao toàn bộ vào giá trị sản phẩm và nó chỉ dùng để đựng một sản phẩm duy nhất là bi đạn. Do đó công ty có thể chuyển thùng phi từ công cụ dụng cụ (TK 1531) thành nguyên vật liệu phụ (TK 1523) và nghiệp vụ xuất kho thùng phi làm bao gói cho sản xuất bi đạn được định khoản như sau:
Nợ TK 6211
Có TK 1523
- Tuy việc hạch toán tất cả chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến một bộ phận (có thể hạch toán trực tiếp không cần phân bổ) trên một tài khoản chi phí không làm ảnh hưởng đến tổng giá thành của toàn công ty do đó cũng không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Nhưng việc tập hợp tất cả chi phí liên quan đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long trên TK 6212 sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị đội lên, điều này không phản ảnh đúng thực chất quá trình sản xuất – kinh doanh của công ty. Công ty nên hạch toán chi phí phát sinh đúng theo khoản mục chi phí của nghiệp vụ đó. Cụ thể:
Ngày 30 tháng 12 hóa đơn L1946: “Ông Chiến thanh toán tiền thuê đất tháng 12/2008 để sửa chữa khu CN thăng Long” được hạch toán là
Nợ TK 6278 : 3 087 273
Có TK 3311 : 3 087 273
Ngày 31 tháng 12 chứng từ LTKe TBị: “Ô Chiến thanh toán tiền chi phí để sửa chữa thiết bị khu Cn Thăng Long” được hạch toán là:
Nợ TK 6278 : 38 000 000
Có TK 3311 : 38 000 000
Ngày 31 tháng 12 chứng từ DPB** : “Kết chuyển chi phí CCDC chờ phân bổ của TTSCTB KCN Bắc Thăng Long T12/2008” được hạch toán là:
Nợ TK 6273 : 77 652
Có TK 1422 : 77 652
Thứ tư, thay đổi đối tượng tính giá thành sản phẩm
Công ty hiện lập định mức nguyên vật liệu tiêu hao cho sản xuất sản phẩm chi tiết đến từng loại sản phẩm của các nhóm sản phẩm như lập định mức vật liệu chính chi tiết cho sản phẩm bi Ф < 40, Ф 70 ÷ 100… nhưng khi tính giá thành sản phẩm lại tính chung cho cả nhóm sản phẩm. Các sản phẩm bi có kích thước khác nhau nhưng được sản xuất cùng một lúc trong một quy trình công nghệ, chúng khác nhau ở loại và số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao. Nguyên vật liệu phụ và điện năng tiêu hao của các sản phẩm bi này là như nhau.Sau quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu và nấu luyện, nguyên vật liệu sau nấu luyện sẽ được rót vào các khuôn khác nhau để cho ra các sản phẩm bi có kích thước khác nhau. Sau khi rót vào khuôn thì giai đoạn còn lại tất cả các sản phẩm bi được tách vật đúc,cát ra khỏi khuôn, làm sạch, gia công nhiệt luyện, hoàn chỉnh mài, sửa, làm sạch, bao gói trong cùng một quy trình công nghệ. Do đó, cuối tháng khi sản phẩm hoàn thành công ty có thể hạch toán ra số lượng sản phẩm hoàn thành cụ thể của từng loại bi, căn cứ định mức nguyên vật liệu chính cho từng loại tính ra được chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp cho từng loại, chi phí vật liệu phụ và chi phí sản xuất chung thì có thể tính và chia đều cho số lượng sản phẩm bi hoàn thành. Từ đó tính ra được giá thành sản phẩm hoàn thành chi tiết đến từng loại sản phẩm.
Vậy công ty nên thay đổi đối tượng tính giá thành sản phẩm là các nhóm sản phẩm thành từng loại sản phẩm cụ thể. Việc làm này sẽ cho ra kết quả giá thành chính xác hơn là tính chung cho cả nhóm sản phẩm. Hơn nữa công ty còn phân loại các sản phẩm bi có cùng kích thước thành loại chất lượng cao và chất lượng thường nên giá thành cần tính cụ thể cho từng loại, để có thể tính ra được kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm trong tổng kết quả của công ty.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh. Hy vọng với những ý kiến đóng góp này có thể được công ty xem xét áp dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, góp phần vào sự thành công chung của toàn công ty.
KẾT LUẬN
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất. Sử dụng hợp lý tiết kiệm các loại chi phí sẽ giúp doanh nghiệp hạ thấp được giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Trong thực tiễn, mỗi doanh nghiệp sản xuất có những đặc trưng riêng về chi phí sản xuất và giá thành do những đặc thù riêng về ngành nghề hoạt động, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, việc vận dụng lý thuyết kế toán vào thực tế ở mỗi đơn vị là rất linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực chung.
Việc đổi mới hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là nhu cầu thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, được sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Do trình độ có hạn và lần đầu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài này để em có thể hoàn thiện hơn những kiến thức của mình.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thành Long và các anh chị trong phòng kế toán Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đặng Hà Sâm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài Chính, 2008. “Chế độ kế toán doanh nghiệp”. Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, 2007. “Sổ tay chất lượng”.
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, 2007. “Quy định nội bộ”.
Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, 2007. “Kỷ yếu 45 năm thành lập công ty”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21466.doc