Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ và cơ nhiệt thực phẩm

Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm đã nhanh chóng chuyển đổi hệ thống kế toán của mình theo kịp chế độ do nhà nước quy định. Công tác kế toán của công ty đã được tổ chức một cách khoa học, công ty đã lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung. Đó là lựa chọn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ của đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp. Bộ máy kế toán gọn nhẹ và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng vì vậy mỗi thành viên trong bộ máy kế toán đều ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao ,đồng thời phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Trong quá trình tổ chức hạch toán kế toán, Công ty đã tuân thủ khá nghiêm túc chế độ kế toán hiện hành và có những thay đổi kịp thời phù hợp với những sửa đổi của Bộ tài chính. Bên cạnh đó, cũng có một số điểm em nhận thấy là có khác biệt đôi chút so với kiến thức tương ứng mà em đã được học trong nhà trường. Trong số đó, có những sự thay đổi khá hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và cũng có những hạn chế nhất định mà em đã nêu ra trong bài viết.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ và cơ nhiệt thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức nhật ký chung. Chứng từ gốc (Bang phân bổ 1,2,3,4) NHẬT KÍ CHUNG (TK 621,622,627,154) SỔ CÁI TK 621,622,627,154 SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT TK 621,622,627,154 Bảng tổng hợp chi tiết TK 621.622.627.154 Bảng cân đối phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trong đó : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Bảng 4: DANH MỤC CHỨNG TỪ TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CƠ NHIỆT THỰC PHẨM ĐANG SỬ DỤNG. TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU 1 Phiếu nhập kho 01-VT 2 Phiếu xuất kho 02-VT 3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hóa 03-VT 4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT 5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hóa 05-VT 6 Bảng kê mua hàng 06-VT 7 Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ 07-VT 8 Biên bản giao nhận tài sản cố định 01-TSCĐ 9 Biên bản thanh lý tài sản cố định 02-TSCĐ 10 Biên bản đánh giá lại tài sản cố định 04-TSCĐ 11 Biên bản kiểm kê tài sản cố định 05-TSCĐ 12 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định 06-TSCĐ 13 Bảng chấm công 01a-LĐTL 14 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL 15 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL 16 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL 17 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 05-LĐTL 18 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL 19 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 07-LĐTL 20 Hợp đồng giao khoán nhân công 08-LĐTL 21 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL 22 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL 23 Phiếu thu 01-TT 24 Phiếu chi 02-TT 24 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT 25 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT 26 Biên lai thu tiền 06-TT 27 Bảng kiểm kê quỹ ( dùng cho VNĐ) 08a-TT 28 Bảng kê chi tiền 09-TT 29 Hóa đơn giá trị gia tăng 01-GTGT-3LL Bảng 5: DANH MỤC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CƠ NHIỆT THỰC PHẨM SỬ DỤNG. STT Tên sổ Ký hiệu 1 Sổ Nhật ký chung S03a-DN 2 Sổ Nhật ký thu tiền S03a1-DN 3 Sổ Nhật ký chi tiền S03a2-DN 4 Sổ Nhật ký mua hàng S03a3-DN 5 Sổ Nhật ký bán hàng S03a4-DN 6 Sổ Cái (dùng cho hình thức Nhật ký chung) S03b-DN 7 Bảng cân đối số phát sinh S06-DN 8 Sổ quỹ tiền mặt S07-DN 9 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt S07a-DN 10 Sổ tiền gửi ngân hàng S08-DN 11 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S10-DN 12 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa S11-DN 13 Thẻ kho (Sổ kho) S12-DN 14 Sổ tài sản cố định S21-DN 15 Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng S22-DN 16 Thẻ Tài sản cố định S23-DN 17 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) S31-DN 18 Sổ chi tiết tiền vay S34-DN 19 Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh S36-DN 20 Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ S37-DN 21 Sổ chi tiết các tài khoản S38-DN 22 Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh S51-DN 23 Sổ theo dõi thuế GTGT S61-DN 24 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại S62-DN DANH MỤC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CƠ NHIỆT THỰC PHẨM ĐANG SỬ DỤNG Bảng 6: Danh mục hệ thống báo cáo tài chính Số TT Tên báo cáo Ký hiệu 1 Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 – DN 2 Báo cáo kết quả kinh doanh Mẫu số B 02 – DN 3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN 4 Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN Danh mục hệ thống báo cáo kế toán khác Ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc công ty còn lập thêm các báo cáo kế toán khác như : Báo cáo quyết toán thuế Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính Báo cáo tổng hợp giá trị sản xuất kinh doanh dở dang Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kết quả kinh doanh cho từng công trình 1.3.3.Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp. Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm là một đơn vị kinh doanh hoạt động theo các quy định của luật Doanh nghiệp. Công ty sử dụng bảng hệ thống tài khoản được ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20-3-2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Theo đó bảng hệ thống tài khoản mà Công ty đang sử dụng là bảng hệ thống tài khoản áp dụng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quy định về kỳ kế toán áp dụng trong Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. Trong Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm phẩm kỳ kế toán áp dụng theo năm. Theo năm kế toán tiến hành khóa sổ kế toán, lập các báo cáo tài chinh, các báo cáo thuế cho các cơ quan thuế. Đồng thời, sau mỗi năm hết kỳ kế toán, kế toán tiến hành xác định lợi nhuận và chia lợi tức cho các thành viên góp vốn. Công ty sử dụng đồng Việt Nam (vnđ) làm đơn vị tiền tệ trong hạch toán. Đối với hợp đồng có sử dụng ngoại tệ thì Công ty đều có quy đổi ra VNĐ theo đúng quy định chế độ kế toán hiện hành. Các quy định về hạch toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm Theo Chuẩn mực kế toán số 02- Hàng tồn kho, thì hàng tồn kho của Công ty được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì Công ty phải tính theo gía trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các khoản chi phí liên quan trực tiếp khác để có được giá vốn của hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tai… NVL xuất dùng sản xuất tại Công ty được tính theo phương pháp thực tế đích danh. Do chủng loại NVL sản xuất tại Công ty là ít do đó Công ty có điều kiện bảo quản riêng lẻ từng lô NVL, khi xuất NVL ở lô nào thì tính giá thực tế NVL ở lô đó. Phương pháp này có ưu điểm giúp Công ty có thể nhanh chóng tính giá NVL xuất kho qua đó dễ dàng tính được giá của NVL sản xuất. Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ trong Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm được theo dõi và tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Đây là phương pháp tính khấu hao đơn giản nhưng đáp ứng được nhu cầu theo dõi và tính khấu hao tài sản của Công ty. Định kỳ hoặc theo các đơn hàng, kế toán tiến hành tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Qua đó, kết chuyển vào giá thành sản phẩm sản xuất. Theo phương pháp này thì nguyên giá của TSCĐ trong Công ty được tính khấu hao đều theo từng năm. Giá trị này được chuyển dần vào giá trị sản phẩm sản xuất. Hệ thống báo cáo kế toán trong Doanh ngiệp: Đối với báo cáo bắt buộc phải lập đối với các Doanh nghiệp. Cuối năm, Công ty tiến hành lập đầy đủ và lập cho các cơ quan quản lý theo đúng luật định. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ NHIỆT VÀ THỰC PHẨM 2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuẩt tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm Là một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nên chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, Công ty hết sức chú trọng tới việc theo dõi các khoản mục trong chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất tại Công ty chủ yếu bao gồm các khoản mục: 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Như chúng ta đã biết chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số chi phí sản xuất, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghiệp như Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. Vì vậy kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khâu quan trọng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hiện nay nguyên vật liệu của Công ty bao gồm: + Nguyên vật liệu chính: Bao gồm Nhôm tấm, dây đồng các loại, một số loại động cơ… Đây là các nguyên vật liệu mà giá trị của nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, đồng thời nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra sản phẩm. + Nguyên vật liệu phụ: Bao gồm các loại như: Van chịu nhiệt, van cao áp, một số loại đồng hồ đo nhiệt độ của nồi hơi, các loại ốc vít que hàn…. Đây là các nguyên vật liệu mà giá trị của chúng chiểm một tỷ lệ nhỏ trong các khoản mục chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp. + Nhiên liệu: Nhiên liệu chủ yếu mà công ty sử dụng là điện phục vụ cho việc sản xuất. Khác với một số nguyên liệu sản xuất khác, tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm hầu hết tất cả nguồn nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được cung cấp từ nguồn điện. Do đó điện năng là nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty - Chi phí nhân công trực tiếp. Lao động là yếu tố cơ bản để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và hiệu quả, do đó chi phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chi phí chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các khoản mục chi phí của doanh nghiệp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp cho công nhân sản xuất trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Đây là chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản mục: + Chi phí nhân viên phân xưởng. Đây là chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng (Giám đốc, phó giám đốc phân xưởng…), các khoản đóng góp cho các quỹ xã hội trích theo lương. + Chi phí vật liệu. Bao gồm: các khoản chi phí như sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà cửa kho tàng…. + Chi phí dụng cụ sản xuất là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất dùng trong phân xưởng như: Máy hàn, máy nắn khung…. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Đây là chi phí phản ánh khấu hao tài sản cố định trong các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính và phụ như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị, kho tàng… + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là khoản chi phí phát sinh khi doanh nghiệp thuê các công ty khác tới sửa chữa và tư vấn sản xuất cho các phân xưởng, chi phí về dịch vụ như điện nước, điện thoại, Internet phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. + Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí như chi phí về hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch của các phân xưởng, các bộ phận sản xuất của Công ty. 2.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được kịp thời thì công việc đầu tiên của kế toán là phải xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Đối với Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí, mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Do đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm nhiều khâu và giai đoạn phức tạp kế tiếp nhau, mặt khác sản phẩm sản xuất của công ty thường có giá trị lớn và thời gian sản xuất của từng sản phẩm thường kéo dài. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng sản phẩm riêng biệt 2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo ra sản phẩm - Trình tự kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. Do đặc điểm nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí giá thành sản phẩm, nên việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đòi hỏi chính xác, kịp thời. Căn cứ vào nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất, phòng kế hoạch lập phiếu yêu cầu về nguyên vật liệu trình giám đốc ký duyệt. Sau khi giám đốc ký duyệt phòng kế toán lập phiếu chi tiền mua nguyên vật liệu. Kế toán ghi định khoản: Nợ TK: 141 (Chi tiết cho từng đối tượng) Có TK: 1111 (tiền mặt) Thủ kho căn cứ vào hoá đơn mua hàng lập phiếu nhập kho các nguyên vật liệu (đối với các nguyên vật liệu được nhập kho khi mua về). Khi nguyên vật liệu được nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán định khoản: Nợ TK: 155 (Chi tiết cho từng nguyên vật liệu) Có TK: 141 (Chi tiết cho từng đối tượng) Đối với các nguyên vật liệu được xuất dùng thẳng cho các phân xưởng, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu xuất thẳng nguyên vật liệu định khoản Nợ TK: 152 Nợ TK: 1331 Có TK: 331 (Phải trả người bán) Và Nợ TK: 621 Có TK: 152 + Phương pháp tính giá nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. Công ty tính giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng theo phương pháp thực tế đích danh. Nguyên vật liệu sau khi nhập vào kho được bảo quản riêng ở từng lô. Khi dùng nguyên vật liệu ở lô nào thì giá xuất nguyên vật liệu được tính là giá nhập nguyên vật liệu của lô đó. Công ty tính VAT theo phương pháp khấu trừ. Theo đó số thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp được tính theo công thức: VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào Do đó giá trị nguyên vật liệu nhập trong kỳ là giá không có VAT. Khi mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh kế toán định khoản: Nợ TK: 152 (Giá trị thực tế của nguyên vật liệu) Nợ TK: 1331 (Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ) Có TK: 331 (Tổng giá thanh toán) Thuế giá trị gia tăng đầu vào là tổng số thuế được phản ánh trên TK:1331 Thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính theo thuế suất thuế giá trị gia tăng x số lượng sản phẩm bán ra của Công ty. Ở kho : thủ kho sử dụng thẻ kho để phán ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ, loại vật liệu. Thẻ kho do kế toán lập, mỗi loại vật liệu được ghi trên một thẻ kho. Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán nhập, xuất nguyên vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, đối chiếu với số liệu và ghi thực nhập, xuất vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho căn cứ vào số nhập, số tồn kho để ghi vào cột số tồn của thẻ kho. Mẫu 1 PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số 01 - TT Ban hành theo QĐ số 1141/TC/CĐkế toán - Họ và tên người giao hàng: Chị Nhung - Nhập vào kho: Kho vật tư Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm - Theo số.........ngày..........tháng.........năm STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Xin nhập Thực nhập A B C 1 2 3 4 5 1 Nhôm chuyên dụng m2 240 240 110.000 26.400.000 2 Dây đồng m 1.400 1.400 14.500 20.300.000 3 Lõi mô tơ chiếc 20 20 1.040.000 20.800.000 4 Van thuỷ lực chiếc 20 20 900.000 18.000.000 5 Đồng hồ nhiệt chiếc 20 20 575.000 11.500.000 6 Van xả chiếc 20 20 400.000 8.000.000 7 Giá đỡ nồi chiếc 20 20 390.000 7.800.000 8 Các linh kiện khác bộ 20 20 475.000 9.500.000 Cộng 122.300.000 Nhập ngày......... tháng.......... năm........... Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Người nhập Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, 1 liên thủ kho giữ để theo dõi và ghi thẻ kho, một liên gửi lên phòng kế toán kèm theo hoá đơn của người bán và phiếu đề nghị thanh toán. Việc xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành theo đúng thủ tục cấp phát. Trên cơ sở vật tư, nguyên liệu do công ty cung ứng, các tổ sản xuất phải quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích. Mẫu 02: PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 02 - TT Ban hành theo QĐ 1141/TC/HĐkế toán Họ tên người giao hàng: anh Bình Lý do xuất: Phục vụ sản xuất. Xuất tại kho: Kho vật tư. STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú Xin nhập Thực nhập A B C 1 2 3 4 5 1 Nhôm chuyên dụng m2 240 240 110.000 26.400.000 2 Dây đồng m 1.400 1.400 14.500 20.300.000 3 Lõi mô tơ chiếc 20 20 1.040.000 20.800.000 4 Van thuỷ lực chiếc 20 20 900.000 18.000.000 5 Đồng hồ nhiệt chiếc 20 20 575.000 11.500.000 6 Van xả chiếc 20 20 400.000 8.000.000 7 Giá đỡ nồi chiếc 20 20 390.000 7.800.000 8 Linh kiện đi kèm Bộ 20 20 475.000 9.500.000 Cộng 122.300.000 Xuất ngày ... tháng ... năm ... Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Thủ kho Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 ngày 1 lần kế toán nguyên vật liệu xuống kho lấy phiếu nhập, phiếu xuất kho, sau đó kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phiếu xuất kho rồi nhập dữ liệu vào máy tính, ghi vào sổ Nhật ký chung. Mẫu 3: TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG (Từ 01/12/2008 đến 31/12/2007) Số CT Ngày CT Nội dung Tài khoản đối ứng Số tiền nợ Số tiền có 01 2/12/2007 xuất nguyên vật liệu dung cho sản xuất 621 152 46.700.000 46.700.000 02 2/12/2007 xuất công cụ, dụng cụ cho sản xuất 627 153 1.450.000 1.450.000 03 2/12/2007 xuất kho công cụ cho suất 627 331 300.000 300.000 04 4/12/2007 xuất kho nguyên liệu cho sản xuất 621 152 38.800.000 38.800.000 05 9/12/2007 Xuất kho vật tư cho sản xuất. 621 152 6.800.000 6.800.000 ….. ……. ………. …… ……. …… 16 20/12/2007 Nợ tiền nước 6278 133 331 270.000 30.000 300.000 17 25/12/2007 Nợ tiền điện thọai phải trả 6278 133 331 3.000.000 300.000 3.300.000 18 27/12/2007 Nợ tiền điện 6278 133 331 5.145.000 514.500 5659.500 19 30/12/2007 Rút tiền Ngân hàng 111 112 45.000.000 45.000.000 20 30/12/2007 Trả tiền nước ,tiền điện và tiền điện thoại cho người cung cấp. 331 111 9.259.500 9.259.500 K\C 30/12/2007 K/c chi phí NVL cho sản xuất. 154 621 137.496.000 137.496.000 ... … … ... …. …. Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 621 Mẫu 4: Trích sổ cái TK 621 (01/12/2007 đến 30/12/2007) Số CT Ngày CT Nội dung TK dư Phát sinh nợ Phát sinh có Dư Nợ Dư Có XK1 2/12/2007 Xuất kho vật liệu cho tổ cơ khí. 152 46.700.000 XK2 04/12/2007 Xuất vật liệu tổ gia công 152 28.800.000 XK3 07/12/2007 Xuất kho vật liệu tổ cuộn dây 152 10.000.000 XK4 09/12/2007 Xuất vật liệu,thiết bị cho bộ phận lắp ráp 152 6.800.000 XK5 10/12/07 Xuất kho NVL cho bộ phận lắp ráp 152 25.459.000 XK6 11/12/07 xuất kho nguyên liệu cho bộ phận gia công 152 46.437.000 XK7 18/12/07 xuất kho nguyên liệu cho tổ cuộn dây 152 20.000.000 KC 30/12/07 K/c chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất. 154 137.496.000 Số liệu chi phí vật liệu 137.496.000 trong tháng 12/2007 được chuyển ghi vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm trong tháng. 2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp. - Đặc điểm công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Có thể nói chi phí nhân công trực tiếp là một trong ba yếu tố cơ bản hình thành nên giá thành sản xuất sản phẩm. Việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp không những giúp nhà quản lý có thể nắm bắt và quản lý chặt chẽ số lượng lao động của Công ty, mà còn giúp cho Công ty có thể chủ động trong vấn đề chi trả các khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp cho người lao động, chủ động trong vấn đề nhân sự của Công ty. Do yêu cầu kỹ thuật của quy trình sản xuất sản phẩm, trong mỗi khâu, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như tay nghề khác nhau của người lao động, bởi vậy tiền lương của người lao động trong công ty cũng được phân chia theo thang bậc và hệ số. Theo đó mức lương của doanh nghiệp trả cho người lao động được tính như sau: Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng Mức lương cơ bản Hệ số lương theo cấp bậc, chức vụ * = 26 ngày Số ngày làm việc trong tháng * TK 334 TK 111 Nhân công Chi phí CN Trả lương cho TK 154 TK 622 Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán lương phải trả cho lao động trực tiếp Ngoài tiền lương trực tiếp phải trả cho người lao động, hàng tháng Công ty tiến hành trích các khoản phải nộp theo lương. Cụ thể là: Bảo hiểm xã hội: 20% lương cơ bản. Trong đó Công ty chịu 15%, người lao động phải nộp 5%. Bảo hiểm y tế: 2% lương cơ bản do doanh nghiệp phải nộp Kinh phí công đoàn 3%. Doanh nghiệp nộp 2%, người lao động nộp 1%. Cuối tháng kế toán tiến hành lập bảng tính lương cho người lao động. Bảng 7: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 12/2007 STT Họ và tên Lương tháng Tạm ứng trong tháng Trừ BHXH, BHYT, KPCĐ Tiền thưởng Còn lĩnh trong tháng. 1 Ngô Văn Long 2.100.000 500.000 126.000 1.474.000 2 Vũ Tiến Đại 2.500.000 750.000 150.000 1.600.000 3 Trần Văn Nhâm 2.340.000 600.000 140.400 1.599.600 4 Trần Hồng Nhung 2.000.000 800.000 120.000 1.080.000 .... ... .... .... Cộng 32.400.000 5.650.000 1.944.000 24.806.000 Kế toán phân loại, tổng hợp theo từng tổ sản xuất và ghi vào sổ nhật ký chung đồng thời ghi vào sổ cái tài khoản 622. Đến cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Mẫu 5: Số cái TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp (từ ngày 01/012/2007đến ngày 30/12/2007) CT Ngày CT Nội dung TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có TL 30/12 Tiền lương công nhân tổ cơ khí 334 5.540.000 TL 30/12 Tiền lương công nhân tổ gia công 334 7.220.000 TL 30/12 Tiền lương công nhân tổ cuộn dây 334 7.220.000 TL 30/12 Tiền lương tổ lắp ráp 334 12.420.000 KCL 30/12 K/c chi phí nhân công trực tiếp. 154 32.400.000 Trích BHYT,BHXH,KHCĐ theo lương =32.400.000*19% =6.156.000 Như vậy, tổng số tiền mà công ty phải trả cho công nhân công trực tiếp sản xuất là 38.556.000 sẽ được ghi vào sổ theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm. 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty. - Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng. Bao gồm: Chi phí về lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp phải tính theo lương mà Công ty phải trả cho quản đốc, nhân viên hạch toán phân xưởng, thủ kho, bảo vệ… Hằng ngày kế toán theo dõi và chấm công cho các đối tượng trên vào bảng chấm công của doanh nghiệp. Từ đó lấy số liệu tính ra số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng. Bảng thanh toán lương nhân viên phân xưởng Bảng 08: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Bộ phận quản lý xưởng sản xuất. Tháng 12/2007 STT Họ Và Tên Chức vụ Tổng lương Tạm ứng Trừ BHXH Còn lĩnh trong tháng 1 2 3 4 5 Ngô Việt HÀ Trần Văn Thịnh Bùi Văn Công Lê Thị Bé Vũ Hồng Minh Quản đốc CB kỹ thuật CB kỹ thuật CB kỹ thuật CB kỹ thuật 3.000.000 2.500.000 2.500.000 2.500.000 2.500.000 500.000 500.000 200.000 800.000 150.000 125.000 125.000 125.000 125.000 1.500.000 1.750.000 2.175.000 1.575.000 2.375.000 Cộng 13.000.000 2.000.000 650.000 10.350.000 Cuối tháng kế toán cộng dồn số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng và tiến hành định khoản: Nợ TK 627 : 13.000.000 Có TK: 334 : 13.000.000 Như vậy tổng số tiền lương phải tra cho nhân viên quản lý phân xưởng là:13.000.000 Các Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích trên tổng lương của bộ phận quản lý xưởng sản xuất với tỷ 19% Từ các bảng kê tính lương của công nhân viên: - Lương bộ phận quản lý xưởng sản xuất 13.000.000 Vậy tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích vào chi phí sản xuất: 13.000.000 x 19% = 2.470.000 đ Cuối tháng tập hợp vào bảng kê số 4 theo định khoản Nợ TK 627: 2.470.000 Có TK 338: 2.470.000 Như vậy tổng số tiền lương mà Công ty phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng là: 13.000.000 + 2.470.000 =15.470.000 đ - Kế toán chi phí vật liệu sản xuất. Đây là khoản mục chi phí để theo dõi về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như sản xuất, bảo dưỡng máy móc, thiết bị kho tàng, nhà cửa vật kiến trúc, các chi phí dùng cho quản lý phân xưởng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. Phản ánh khấu hao tài sản cố định trong các phân xưởng sản xuất như: Thiết bị nhà cửa, kho tàng. Yếu tố này được phản ánh vào chi phí sản xuất chung chỉ bao gồm chi phí khấu hao các loại máy móc sử dụng trong các tổ sản xuất sản phẩm và được theo dõi chi tiết tới từng tổ trên TK 627. Sau đó, được tổng hợp trên TK 627 của cả xưởng sản xuất. Hàng tháng , căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước và tình hình tăng , giảm khấu hao TSCĐ trong tháng , kế toán xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức : Số khấu hao Số khấu hao Số khấu khao Số khấu phải phải trích = đã trích + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm tháng này tháng trước trong tháng trong tháng Cụ thể trong tháng 12 năm 2007, chi phí khấu hao TSCĐ ở các tổ sản xuất được kế toán TSCĐ ghi theo định khoản : Nợ TK 627 11.239.605 ( Chi tiết từng đối tượng ) Có TK 214 11.239.605 Số liệu này được theo dõi trên “ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ “. Cuối tháng , căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng phân xưởng , kế toán ghi vào bảng kê số 4. Hàng tháng kế toán tiến hành tính khấu hao của các loại tài sản cố định, sau đó định khoản và ghi sổ kế toán: Nợ TK 154 Có TK 6274 (Chi phí khấu hao tài sản cố định) - Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài. Bao gồm các chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất của phân xưởng như sửa chữa tài sản cố định, nước, điện thoại… Bảng 09: TRÍCH SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tháng 12/2007. STT Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Ghi nợ các TK Số NT 133 627 ... 1 12 30/12 Trả tiền nước phục vụ phân xưởng 300.000 30.000 270.000 2 13 30/12 Thanh toán tiền điện thoại 3.300.000 300.000 3.000.000 3 31 30/12 Thanh toán tiền điện 5.659.500 514.500 5.145.000 Cộng 9.259.500 844.500 8.415.500 Kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán: Nợ TK 6278 : 8.415.500 Nợ TK 133 : 844.500 Có TK 331 : 9.259.500 Đối với các khoản chi bằng tiền mặt như: Chi tiền họp, in ấn tài liệu, chi đi lại, ... Hàng tháng, căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt phục vụ phân xưởng để phản ánh vào báo cáo quỹ tiền mặt, tháng 01 có chi tiền mặt phát sinh: Nợ TK 627(6278): 1.235.000 Có TK 111: 1.235.000 - Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất. Đây là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất được xuất dùng cho các phân xưởng sản xuất Bảng 10: BẢNG PHÂN BỔ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ (3012/02007) Tên tổ sản xuất TK 153- Công cụ, dụng cụ Tổ gia công 456.200 Tổ cơ khí 1.369.600 Tổ cuộn dây 789.253 Tổ lắp ráp 2.235.265 Tổng 4.850.318 Kế toán định khoản Nợ TK 6273: 4.850.318 Có TK 153: 4.850.318 Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán lập sổ chi tiết TK 627: Bảng 11: SỔ CHI TIẾT TK 627 12/2007 Số dư: Nợ: Có: Ghi có TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 12 111 1.235.000 214 11.239.605 331 8.415.500 334 13.000.000 338 2.470.000 153 4.850.318 Số phát sinh trong kỳ Nợ 41.209.923 Có Số dư Nợ Có Căn cứ vào các Bảng phân bổ công cụ dụng cụ; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng phân bổ khấu hao và các chứng từ khác có liên quan, kế toán lập "Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung” cho từng phân xưởng sản xuất theo yếu tố chi phí. Bảng số 12: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. ( Tháng 12 năm 2007.) Yếu tố Số tiền Chi phí nhân viên phân xưởng 13.000.000 Chi phí công cụ, dụng cụ 4.850.318 Chi phí khấu hao 11.239.605 Chi phí khác bằng tiền 9.650.000 Trích BHXH,BHYT,KPCĐ 2.470.000 Cộng 41.209.923 2.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. Do đặc điểm sản xuất và kế hoạch của Công ty đề ra nên vào cuối tháng các lò hơi và nồi áp suất đều được lắp hoàn thiện, không có sản phẩm dở dang. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào các số liệu và chứng từ liên quan, tiến hành việc tính giá thành cho từng sản phẩm nhập kho. 2.2.4.Tổng hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phân xưởng sản xuất tại Công ty. Vì vậy, các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 12 đều được theo dõi và tập hợp cho từng tổ sản xuất sau đó tổng hợp cho toàn phân xưởng sản xuất. Trong hình thức kế toán nhật ký chung mà Công ty áp dụng thì việc tập hợp chi phí sản xuất chính toàn công ty được tiến hành như sau: - Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí vật liệu, chi phí nhân công (gồm cả các khoản trích theo lương), chi phí bằng tiền khác vào bên Nợ TK 154 trên sổ nhật ký chung và vào các sổ cái lương như sổ cái TK 154, sổ cái TK 621, sổ cái TK 622, sổ cái TK 627. Đồng thời, kế toán ghi vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bằng tiền khác. Cuối kỳ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm đó, có cột tổng hợp chi phí, cột dư đầu kỳ, dư cuối kỳ. Riêng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp do không được coi là một khoản mục giá thành nên không được kết chuyển vào TK 154 mà kết chuyển thẳng vào TK 911 vào cuối tháng. Số liệu cụ thể được tập hợp vào TK 154 Bảng 1: Trích sổ cái TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Từ 01/12/2007 đến 30/12/2007) Số CT Ngày CT Nội dung CT TK đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có KC 30/12 K/c chi phí NVL trực tiếp. 621 137.496.000 KC 30/12 K/c chi phí nhân công trực tiếp 622 38.556.000 KC 30/12 K/c chi phí nhân viên quản lý 6271 15.470.000 KC 30/12 K/c chi phí bằng tiền khác 6278 9.650.500 KC 30/12 K/c chi phí công cụ,dụng cụ 6273 4.850.318 KC 30/12 K/c chi phí khấu hao TSCĐ 6274 11.239.605 Cộng 217.262.423 Sơ đồ 06: Sơ đồ kế toán công tác tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của công ty : TK 152,153 (1)a TK 621 TK 154 (5) TK 334, 338 TK 622 (2)a (6) TK 155 (1)b (2)b TK111,112,141,331 TK 627 (8) (3) (7) TK 214 (4) (1)a : Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (1)b : N V L , CCDC phục vụ cho sản xuất (2)a: Tiền lương và các khoản trích theo lương phân bổ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm (2)b : Tiền lương và các khoản trích theo lương phân bổ gián tiếp cho việc sản xuất sản phẩm : Chi phí dịch vụ mua ngoài , chi phí bằng tiền khác ... tập hợp cho chi phí sản xuất chung : Chi phí khấu hao tài sản cố định : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp : Kết chuyển chi phí sản xuất chung : Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho . Do đặc điểm sản xuất và kế hoạch của Công ty đề ra nên vào cuối tháng các nồi hơi và nồi cao áp đều được lắp hoàn thiện, không có sản phẩm dở dang. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào các số liệu và chứng từ liên quan, tiến hành việc tính giá thành cho từng sản phẩm nhập kho. 2.3. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. 2.3.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành. - Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra. Công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là toàn bộ sản phẩm mà công ty sản xuất ra. - Kỳ tính giá thành sản phẩm. Để thuận lợi cho việc hạch toán và theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm theo tháng. Theo đó, hàng tháng kế toán tập hợp và tính giá thành của các loại sản phẩm do Công ty sản xuất. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Công ty tiến hành tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục. Sau đó tiến hành phân bổ chi phí trong từng khoản mục cho từng sản phẩm.Cụ thể như sau: - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Được phân bổ theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. Cụ thể bảng phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Bảng 14 : BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH tháng 12/2007 Đơn vị : đồng STT Tên SP Sản lượng sx Định mức VLC đơn vị Tổng định mức VLC Tổng chi phí VLC thực tế 1 LAS1 5 7.500.000 37.500.000 35.450.000 2 LAS2 7 5.400.000 37.800.000 37.365.000 3 LAS3 4 4.500.000 18.000.000 17.474.000 4 LAS4 8 6.000.000 48.000.000 47.207.000 Tổng cộng 141.300.000 137.496.000 - Đối với chi phí nhân công trực tiếp. Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ phân xưởng, mà đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm. Mặt khác thời gian để hoàn thành của các sản phẩm là khác nhau, bởi vậy chi phí về nhân công cho từng sản phẩm phải có sự khác biệt. Do vậy Công ty đã xây dựng một quy chuẩn để quy đổi và qua đó có thể tính chi phí nhân công của các sản phẩm một cách chính xác. Theo đó, mỗi sản phẩm của Công ty sản xuất ra sẽ có thời gian hoàn thành bằng thời gian hoàn thành của một sản phẩm tiêu chuẩn nhân với hệ số hoàn thành của sản phẩm đó. Cụ thể là Từ đó kế toán tiến hành tính ra số lượng sản phẩm quy đổi từ số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành. Qua đó kế toán tính được chi phí nhân công phân bổ cho từng loại sản phẩm. Bảng 15: Bảng quy đổi T ên máy Hệ số quy đổi LAS1 1.3 LAS2 1.1 LAS3 1.0 LAS4 1.2 Chi phí tiền Tổng chi phí tiền lương cần phân bổ Sản lượng lương phân bổ = x quy đổi cho SPi Tổng sản lượng quy đổi SPi Tổng sản phẩm quy đổi = 5 * 1,3 + 7 * 1, 1 + 4* 1+ 8 * 1,2 = 27,8 Như vậy chi phí nhân công phân bổ cho từng loại sản phẩm là: Chi phí nhân công cho sản phẩm LAS1 = 9.015.000 (đồng) Chi phí nhân công cho sản phẩm LAS2 = 10.679.176 (đồng) Chi phí nhân công cho sản phẩm LAS3 = 5.547.624 (đồng) Chi phí nhân công cho sản phẩm LAS4 = 13.314.260 (đồng) Đối với chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của Công ty cũng được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo hệ số của từng sản phẩm. Cụ thể: Chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Sản lượng chung phân bổ = x quy đổi cho SPi Tổng sản lượng quy đổi SPi Theo đó ta tính được chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm như sau: Chi phí sản xuất chung cho sản phẩm LAS1 = 9.635.413 (đồng) Chi phí sản xuất chung cho sản phẩm LAS2 = 11.414.260 (đồng) Chi phí sản xuất chung cho sản phẩm LAS3 = 5.929.485 (đồng) Chi phí sản xuất chung cho sản phẩm LAS4 = 14.213.765 (đồng) Việc phân bổ chi phí sản xuất chung được thể hiện trên "Bảng phân bổ chi phí” (Bảng số 12). Trên bảng tính giá thành sản phẩm, các khoản mục chi phí đã được xác định cho từng loại sản phẩm. Tổng cộng các khoản mục chi phí đó sẽ được tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm. Bảng số 16: bảng phân bổ chi phí Tháng 12 năm 2007 Tên sản phẩm SL Công ty Hệ số Quy đổi Chi phí NCTT Chi phí SXC 5 1.3 9.015.000 9.635.413 LIN 4.1L 7 1.1 10.679.176 11.414.260 LIN 4.5L 4 1.0 5.547.624 5.929.485 LIN 4.8L 8 1.2 13.314.200 14.230.765 Cộng 38.556.000 41.209.923 Bảng 17: Bảng tính giá thành theo khoản mục. Tháng 12/2007 Tên sản phẩm Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng giá thành sản phẩm Số lượng sản phẩm sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm LIN 4.2x 35.450.000 9.015.000 9.635.413 54.100.413 5 10.820.083 LIN 4.1L 37.365.000 10.679.176 11.414.260 59.458.436 7 8.494.062 LIN 4.5L 17.474.000 5.547.624 5.929.485 28.951.109 4 7.237.777 LIN 4.8L 47.207.000 13.314.200 14.230.765 77.751.965 8 9.343.996 Cộng 137.496.000 38.556.000 41.209.923 217.262.423 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ NHIỆT VÀ THỰC PHẨM 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. 3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. - Về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí tinh gọn xong vẫn đảm bảo được yêu cầu của công tác kế toán trong Công ty. Chức năng của các bộ phận và các phòng ban được phân nhiệm rõ ràng. Do đó các thông tin kế toán trong Công ty được phản ánh chính xác và kịp thời. Điều đó không những giúp Công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết sách một cách chính xác kịp thời, đó là tiền đề giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra một cách liên tục. - Về tổ chức sổ sách và chứng từ kế toán. Có thể nói hệ thống sổ sách chứng từ hiện nay Công ty đang sử dụng là tương đối đầy đủ so với các quy định và chế độ do Bộ tài chính ban hành. Hệ thống tài khoản kế toán được Công ty cập nhật so với các quy định mới của Bộ tài chính. Việc vận dụng hệ thống tài khoản trong việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tiến hành tương đối đầy đủ và chính xác. Ngoài việc áp dụng các hình thức sổ sách, chứng từ kế toán do Bộ tài chính ban hành, Công ty còn mở thêm một số tài khoản mới để thuận tiện cho việc theo dõi riêng các loại nguyên vật liệu đặc thù trong quá trình sản xuất. - Về công tác kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Mỗi loại nguyên vật liệu chính trong Công ty được theo dõi và phản ánh đầy đủ trên từng sổ theo dõi nguyên vật liệu riêng biệt. Qua đó giúp công ty có thể nắm bắt một cách chính xác và kịp thời về tình hình nhập - xuất - tồn của từng loại nguyên vật liệu. Điều đó giúp Công ty có thể chủ động trong quá trình điều phối nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty được bộ phận sản xuất lên kế hoạch từ trước. Điều đó giúp Công ty chủ động trong quá trình tìm kiếm và nhập nguyên vật liệu, tránh tình trạng ngưng trệ sản xuất do không đủ nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. - Về việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Công ty tiến hành tính lương cho người lao động theo thời gian và hệ số phụ cấp chức vụ, tay nghề là hợp lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc theo dõi chấm công cho người lao động được kế toán tiến hành liên tục theo ngày, điều đó giúp Công ty có thể quản lý chặt chẽ thời gian làm việc của công nhân, qua đó tăng cường nề nếp và ý thức tự giác của người lao động. Công ty tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm theo khối lượng sản phẩm quy đổi là chính xác và phù hợp với yêu cầu quản lý của công tác kế toán. Điều đó giúp Công ty có thể nhanh chóng tính được chi phí nhân công cho từng sản phẩm, qua đó có thể nhanh chóng tính được giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định lợi nhuận khi ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm với các đối tác. - Về kế toán chi phí sản xuất chung. Có thể nói việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được kế toán tiến hành đầy đủ và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chung là các khoản mục chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của Công ty là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các khoản mục trong chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp đầy đủ, chính xác. Công ty tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung chi tiết theo từng khoản mục cho từng sản phẩm là chính xác. Điều này giúp kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác. 3.1.2. Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. - Những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên theo thời gian mà không tiến hành trả lương theo sản phẩm là chưa hoàn toàn phù hợp. Điều này không tạo ra được động lực trong công việc. Năng suất lao động chưa đạt ở mức cao, chưa tận dụng được hết khả năng lao động của công nhân trong quá trình sản xuất sản phẩm. Những tồn tại trong công tác đánh giá sản phẩm hỏng, lỗi khi sản xuất. Hiện nay kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chưa phản ánh được chi phí của các sản phẩm hỏng và lỗi khi sản xuất. Theo đó giá trị nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất sản phẩm nhưng không đạt yêu cầu không được phản ánh đầy đủ. Mặt khác, giá trị của mỗi sản phẩm sản xuất ra là khá lớn do đó thiệt hại về chi phí sản xuất các sản phẩm hỏng cần được kế toán hạch toán vào tính giá thành sản phẩm. Việc kế toán tính lương và các khoản phụ cấp theo lương của bộ phận KCS vào chi phí quản lý doanh nghiệp là không phù hợp với quy định hiện hành. Theo đó tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của nhân viên KCS phải được tính vào chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp. Việc làm này của kế toán đã làm giảm một khoản mục chi phí trong tổng chi phí giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty chưa sử dụng các tài khoản dự phòng như: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải chi khó đòi… Điều này dễ dẫn đến khả năng rủi ro về tài chính cho Công ty khi các khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn 3.2. Các nguyên tắc nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. Nhận thức được những tồn tại, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, và trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, chúng ta cũng cần phải có những nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán không chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất mà còn phù hợp với quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phù hợp với điều kiện sẵn có của doanh nghiệp như: Trình độ quản lý của cán bộ kế toán, quy trình sản xuất của doanh nghiệp.... - Nội dung của các giải pháp kế toán đưa ra phải có tính khả thi cao, có khả năng áp dụng ngay trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cần có sự tìm hiểu và phân tích một cách kỹ lưỡng các ưu nhược điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty hoạt động khá hiệu quả, xong do khối lượng các sản phẩm sản xuất ngày một nhiều dẫn tới khối lượng công việc kế toán tăng nhanh. Điều đó đã khiến một số vị trí trong bộ máy kế toán phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Điều này dẫn tới quá trình hoạt động của bộ máy diễn ra chồng chéo, gây nên sự ùn tắc khối lượng công việc trong hoạt động kế toán. Do vậy để đáp ứng nhu cầu của công việc Công ty cần tiến hành tuyển dụng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán, phân công công việc một cách rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận tránh tình trạng chồng chéo. - Hoàn thiện hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán. - Hoàn thiện tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung. Hiện nay chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các phân xưởng được kế toán tập hợp vào chi phí sản xuất chung, và phân bổ một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra trong tháng. Điều này là không hoàn toàn hợp lý khi giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng lớn. Bởi vậy kế toán cần tiến hành phân bổ nhiều lần giá trị công cụ dụng cụ vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tránh tình trạng phân bổ một lần dẫn tới hiện tưởng đầy giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ lên quá cao.Bởi vậy Khi xuất dùng căn cứ vào giá trị thực tế của CCDC, kế toán ghi: Nợ TK 142 (1421): Tổng giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng. Có TK 153. : Tổng giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng - Phản ánh mức phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ cho một kỳ sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 627 (6273) : Giá trị CC,DC phân bổ vào chi phí trong kỳ. Có TK 142 (1421): Giá trị CC,DC phân bổ vào chi phí trong kỳ. Chi phí về tiền điện, điện thoại, tiền nước trong Công ty được kế toán tập hợp toàn bộ vào chi phí sản xuất chung và kết chuyển toàn bộ vào giá thành sản phẩm. Như vậy, kế toán đã không phân biệt rõ ràng phần chi phí được dùng trong các phân xưởng sản xuất để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm với phần chi phí được dùng cho hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp. Do đó kế toán đã tiến hành định khoản sai dẫn tới việc đẩy chi phí sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp lên cao. Quy đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Như vậy Công ty cần phân bổ hợp lý chi phí về điện, nước, điện thoại trong doanh nghiệp. Từ đó xác định đúng giá trị chi phí chung về điện, nước, điện thoại… đã dùng. - Hoàn thiện về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hiện nay, Công ty tình giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm theo phương pháp thực tế đích danh, điều này là không phù hợp trong điều kiện gía trị của các nguyên vật liệu tăng với tốc độ cao như hiện nay. Theo phương pháp này, giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính bằng chi phí để có được nguyên vật liệu đó trong kho trong điều kiện sẵn sàng sử dụng. Như vậy, khi xuất nguyên vật liệu để dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm thì đã có sự chênh lệch đáng kể giữa giá xuất kho của nguyên vật liệu đó với giá trị thực tế của nguyên vật liệu trên thị trường. Điều này sẽ gây thất thoát cho Công ty một khoản doanh thu khá lớn khi không kết chuyển được khoản chênh lệch đó và giá thành sản phẩm. Như vậy trong điều kiện giá nguyên vật liệu tăng nhanh như hiện nay, Công ty cần áp dụng tính giá nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền. Với việc áp dụng phương pháp này Công ty có thể giảm thiểu những thiệt hại do chênh lệch về giá gây nên. - Hoàn thiện công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Việc tính công cho người lao động theo giờ mà Công ty đang áp dụng như hiện nay không khuyến khích được tinh thần tự giác của người lao động, gây nên hiện tượng ỷ lại, trì trệ trong công việc. Do đó, Công ty cần có hình thức tính công theo sản phẩm. Với hình thức này không những có thể khuyến khích người lao động làm việc hăng say, mà còn tiết kiệm được chi phí về nhân công sản xuất trong doanh nghiệp (do năng suất lao động được tăng cao). - Hoàn thiện công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty. Hiện nay, do đặc điểm quy trình sản xuất, nên hầu như Công ty không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do vậy, Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Điều này chỉ chấp nhận được khi số lượng các sản phẩm mà Công ty sản xuất là ít, Công ty có thể chủ động được kế hoạch sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên trong giai đoạn tới, khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.Công ty không có đủ điều kiện để sản xuất riêng từng loại sản phẩm theo đơn hàng. Do đó việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty là tiền đề cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm. - Hoàn thiện công tác hạch toán sản phẩm hỏng, lỗi do sản xuất. Bất kỳ một đơn vị sản xuất nào cũng đều phát sinh những khoản thiệt hại trong sản xuất như: Sản phẩm hỏng, sự cố trong sản xuất. Tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm, khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất chưa được hạch toán cụ thể. Tất cả những sản phẩm hỏng và chi do các sự cố sản xuất gây ra đều được phản ánh vào chi phí sản xuất trong kỳ sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường của người có trách nhiệm. Công ty chưa phân biệt sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức, mà toàn bộ sản phẩm hỏng đều được coi là phế liệu. Vì thế giá thành sản phẩm hoàn thành phải chịu toàn bộ chi phí về sản phẩm hỏng hay các sự cố sản xuất ngoài kế hoạch. Theo lý thuyết thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất đều phải được theo dõi một cách chặt chẽ theo quy tắc: Những khoản thiệt hại trong định mức thì được phép tính giá thành sản phẩm còn nhữg khoản thiệt hại ngoài định mức thì không được phép tính vào giá thành sản phẩm mà coi chúng là chi phí thời kỳ hoặc quy trách nhiệm bồi thường. Vì vậy Công ty nên hạch toán riêng chi phí sản phẩm hỏng trong đó quy định rõ mức độ hỏng cho phép. Tuỳ thuộc vào tính chất công việc, phòng kỹ thuật đề ra mức sản phẩm hỏng cho phép. Đối với những chi phí về sản phẩm hỏng trong định mức thì tính vào tổng giá thành sản phẩm trong kỳ. Cách hạch toán chi phí này theo đúng như chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính. Đối với những sản phẩm hỏng, kế toán cần xác định chính xác giá trị sản phẩm hỏng, giá trịnh phế liệu thu hồi và xác định nguyên nhân gây hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời. Có thể hạch toán như sau: Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK 821 TK 627 TK 154 Giá trị sản phẩm hỏng TK 1381 TK 111, 112, 152, 334 Giá trị phế liệu thu hồi Tính vào chi phí bất thường Tính vào chi phí sản xuất Việc hạch toán sản phẩm hỏng như vậy sẽ giúp nhà quản lý thấy được giá trị sản phẩm hỏng là bao nhiêu, kịp thời phát hiện ra các nguyên nhân gây hỏn để đề ra những biện pháp xử lý hữu hiệu cũng như công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hoàn thiện hơn. Hoàn thiện việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương của bộ phận KCS. Đây là bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất của phân xưởng. Tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng bộ phận này góp phần vào việc hình thành nên giá trị của sản phẩm sản xuất. Bởi vậy các khoản chi phí về tiền lương và phụ cấp theo lương của công nhân trong bộ phận KCS cần phải được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm đã nhanh chóng chuyển đổi hệ thống kế toán của mình theo kịp chế độ do nhà nước quy định. Công tác kế toán của công ty đã được tổ chức một cách khoa học, công ty đã lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung. Đó là lựa chọn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ của đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp. Bộ máy kế toán gọn nhẹ và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng vì vậy mỗi thành viên trong bộ máy kế toán đều ý thức được trách nhiệm của mình trong công việc được giao ,đồng thời phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Trong quá trình tổ chức hạch toán kế toán, Công ty đã tuân thủ khá nghiêm túc chế độ kế toán hiện hành và có những thay đổi kịp thời phù hợp với những sửa đổi của Bộ tài chính. Bên cạnh đó, cũng có một số điểm em nhận thấy là có khác biệt đôi chút so với kiến thức tương ứng mà em đã được học trong nhà trường. Trong số đó, có những sự thay đổi khá hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và cũng có những hạn chế nhất định mà em đã nêu ra trong bài viết. Một lần nữa em xin cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32990.doc
Tài liệu liên quan