Chuyên đề Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân

Trải qua hơn 9 năm hoạt động, Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Sản phẩm của Công ty có mặt ở khắp nơi, nó minh chứng cho sự thành đạt của Công ty, sự trưởng thành không chỉ về chất mà cả trình độ quản lý. Để có được thành tích ấy là do đội ngũ ban lãnh đạo không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm với khẩu hiệu “ Sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mình có”. Tiết kiệm chi phí tối đa trong sản xuất, giảm giá thành đi đôi với bảo đảm chất lượng sản phẩm là một chiến lược không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp giành được thắng lợi. Vì vậy tổ chức hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng cường quản trị doanh nghiệp. Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân là một doanh nghiệp sản xuất nhỏ, hạch toán kinh doanh độc lập. Nói chung, Công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã được thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, đáp ứng được yêu cầu quản lý, mặc dù vẫn còn một số hạn chế mà Công ty cần khắc phục. Đây là vấn đề quan trọng mà Công ty cần có chính sách quan tâm cải thiện làm cho Công ty phát triển hơn nữa.

doc87 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sinh chi phí, được xác định chung cho toàn bộ phận sản xuất. Sau đó chi phí sản xuất chung trong Công ty được kế toán được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí NVLTT. * Chứng từ sử dụng Chứng từ để kế toán cho những khoản phát sinh này chủ yếu là hoá đơn của người cung cấp và phiếu chi tiền mặt, Bảng tính và phân bổ khấu hao, phiếu xuất kho, hóa đơn tiền điện thoại… * Tài khoản sử dụng Kế toán tập hợp chi phí SXC vào TK 154 “ Chi phí sản xuất dở dang” Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng( lương và các khoản trích theo lương), chi phí NVL, CCDC phân bổ cho PX, hao mòn TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài. Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất chung * Sổ sách sử dụng Sổ Nhật ký chung, Sổ chi phí SXKD, Sổ cái các TK 214,111…. * Phương pháp hạch toán Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được thực hiện đối với từng khoản mục chi phí như sau: Ø Chi phí nguyên vật liệu Là toàn bộ vật liệu xuất dùng cho các phân xưởng nhưng không tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm(các vật liệu này không có định mức sử dụng). Vật liệu xuất dùng cho phân xưởng chủ yếu để dùng vào việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị…. Khi có nhu cầu vật liệu dùng cho phân xưởng, phòng vật tư lập phiếu xuất kho theo mẫu ghi theo số lượng thực xuất. Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho đối với các vật tư xuất từ kho, hóa đơn của người bán đối với vật tư mua ngoài sử dụng trực tiếp không qua kho, phiếu chi tiền mặt….tiến hành định khoản và ghi vàobảng kê nhập- xuất- tồn, bảng phân bổ NVL, sổ chi tiết 152, sổ Chi phí SXKD, sổ Nhật ký chung. Ví dụ: Để sản xuất 4 bộ cầu dao cách ly 22/24 KV- Chém đứng-bệ rời, NVL dùng cho phân xưởng hạch toán như sau: Nợ TK 154 62,614,082 Nợ TK 133 1,205,720 Có TK 152 44,995,000 Có TK 331 14,262,920 Có TK 111 5,561,882 Ø Chi phí công cụ dụng cụ Là thứ mà con người tác động sức lao động vào đó để biến NVL thành sản phẩm. Công cụ dụng cụ dùng cho công tác quản lý phân xưởng đó là: Thước đo kiểm chuẩn, thước cặp, rũa, mũi khoan…Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ được tập hợp vào TK 154. Tương tự như kế toán nguyên vật liệu, dựa vào phiếu xuất kho các loại CCDC dùng cho công tác quản lý phân xưởng để tiến hành định khoản. Tuy nhiên đối với CCDC có giá trị lớn sẽ không phân bổ hết một lần vào chi phí, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng cho tất cả các đối tượng: chi phí SXC hay chi phí QLDN. Sau đó tập hợp chi phí CCDC dùng cho phân xưởng, định khoản như sau: Nợ TK 154 Có TK 153: CCDC phân bổ 1 lần Có TK 242: CCDC phân bổ dần Ví dụ :Căn cứ vào phiếu xuất kho số 111 xuất công cụ dụng cụ cho phân xưởng cơ khí và bảng phân bổ công cụ dụng cụ tháng 9/2007, kế toán định khoản: Nợ TK 154 77,314,000 Có TK 153 46,914,000 Có TK 242 30,400,000 Sau đó, kế toán vào sổ chi tiết TK 153, Sổ Nhật ký chung, sổ chi phí SXKD. Ø Chi phí nhân viên phân xưởng Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng theo thời gian. Lương của nhân viên phân xưởng được tính giống lương của công nhân sản xuất. Công ty có 2 nhân viên quản lý phân xưởng. Dựa vào bảng tính lương và bảng phân bổ lương, kế toán định khoản, vào sổ Nhật ký chung và sổ chi phí SXKD. Ví dụ: Hạch toán lương nhân viên phân xưởng của tháng 9/2007 như sau: Nợ TK 154 4,115,800 Có TK 334 3,770,000 Có TK 338 345,800 Ø Chi phí khấu hao Là một doanh nghiệp sản xuất cho nên TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất rất nhiều và đa dạng, bao gồm: máy móc, thiết bị sản xuất, nhà xưởng, máy móc, quạt thông gió…Chúng có giá trị lớn, trong khi sử dụng bị hao mòn vì vậy kế toán phải trích khấu hao hàng tháng. Tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân việc trích khấu hao được thực hiện theo quy định của BTC; Công ty thực hiện trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính được thực hiện hàng tháng căn cứ vào số TSCĐ tăng giảm trong tháng theo công thức sau: Mức trích khấu hao hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng* 12 tháng Ví dụ: Tháng09/2007 Công ty mua Máy hàn chập dây nhôm nguyên giá là 21,000,000đ, thời hạn sử dụng là 5 năm, năm đưa vào sử dụng 05/09/2007 thì kế toán sẽ tính khấu hao cho tháng 9/2007 như sau: Mức khấu hao hàng tháng = 21,000,000 = 350,000đ 5 năm *12 tháng Kế toán tính khấu hao theo phương pháp tròn tháng, tức là tính khấu hao máy hàn chập dây nhôm cho cả tháng 09/2007. Tương tự cách tính trên kế toán tính được khấu hao của các loại TSCĐ còn lại. Căn cứ vào tình hình tăng giảm TSCĐ trong tháng kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho toàn doanh nghiệp. Biểu 2.13 Cty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Lô 06-9A- Khu CN Hoàng Mai-HN BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 9 năm 2007 ĐVT: VNĐ TT Chỉ tiêu Thời gian đưa vào sử dụng Toàn CT Nơi sử dụng TK 154 TK 642 Nguyên giá Số khấu Hao CPSXKDD CPQLDN 1 Số khấu hao đã trích tháng trước 3,154,207,499 36,564,552 28,765,761 7,798,791 2 Số khấu hao tăng trong tháng 44,000,000 733,333 733,333 * Cần cẩu trục đứng + bin dây 01/09/07 23,000,000 383,333 383,333 * Máy hàn chập dây nhôm 05/09/07 21,000,000 350,000 350,000 3 Số khấu hao giảm trong tháng 0 0 0 0 4 Số khấu hao phải tríchtrongtháng(4=1+2-3) 3,198,207,499 37,297,885 29,499,094 7,798,791 Người lập (ký, họ tên) Ngày 30 tháng 9 năm 2007 Kế toán trưởng (ký, họ tên) Theo bảng tính trên, kế toán tính số khấu hao trích trong tháng cho bộ phận sản xuất được theo công thức như sau: Mức khấu hao trong tháng = Số khấu hao tháng trước + Số khấu hao tăng tháng này - Số khấu hao giảm tháng này Dựa trên bảng phân bổ khấu hao kế toán tổng hợp được số khấu hao phải trích trong tháng cho bộ phận sản xuất sản phẩm là 29,499,094đ kế toán định khoản, vào sổ chi tiết TK 214, Nhật ký chung, sổ Chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 154 29,499,094đ Có TK 214 29,499,094đ Ø Chí phí dịch vụ mua ngoài Đây là các yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, những khoản này Công ty không tự sản xuất ra mà phải mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chủ yếu là các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại và các khoản dịch vụ mua ngoài khác. Công ty dùng công tơ đo điện và công tơ đo nước để theo dõi lượng điện, nước Công ty đã thực dùng. Từ đó làm căn cứ để thanh toán tiền điện nước cho nơi cung cấp. Với các khoản tiền điện, điện thoại Công ty thực hiện uỷ nhiệm chi qua ngân hàng. Ví dụ: Trong tháng 9/2007 tổng số tiền điện nước cho bộ phận sản xuất mà Ngân hàng đã chi trả là 13,314,853đ ( bao gồm thuế VAT10%) (giấy uỷ nhiệm chi 3120). Kế toán hạch toán Nợ TK 154 12,104,412 Nợ TK 1331 1,210,441 Có TK 112 13,314,853 Kế toán vào Sổ tiền gửi và vào Sổ Chi phí SXKD mở cho TK 154 Biểu 2.14: SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Năm 2007 ĐVT:VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Gửi vào Rút ra Tồn ....... 01/09/07 04/09/07 10/09/07 ……. 25/09/07 30/09/07 30/09/07 … ....... GBN GBC UNT ….. GBC UNC 3120 UNC3121 … ........... 01/09/07 05/09/07 10/09/07 ……….. 25/09/07 30/09/07 30/09/07 … ...................... -Rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt -Trả nợ nhà cung cấp Công ty TBĐĐ -Thu tiền khách hàng ……………. - Nhận lãi tiền gửi -Chi trả tiền điện nước sản xuất -Thanh toán tiền Internet tháng 8/07 ... 111 331 131 …. 515 154 133 6 42 …. ..... 50,000,000 14,250,250 ………… 1,750,000 …. ....... 12,502,300 ………… 12,104,412 1,210,441 455,000,000 … ..... … ….. …… ….. …. …. ...... Cộng chuyển sang trang sau … ... ... Biểu 2.15. Cty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Lô 06-9A- Khu CN Hoàng Mai-HN SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Trích tháng 09/2007 ĐVT: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái TK đối ứng Chi phí chia ra Số hiệu Ngày tháng TK 154 TK 642 .. 30/09/07 20/09/07 20/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 ………. XK 111 HĐ 2001 PC 1956 BPB BTL9 UNC 2812 BPB KH ………. 30/09/07 19/09/07 19/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 ………. - Số dư đầu kỳ .............................. - Xuất NVL cho phân xưởng - NVL mua ngoài xuất dùng thẳng cho PX - Chi mua NVL dùng thẳng cho PX - Xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng - Phân bổ CCDC - Lương nhân viên QL phân xưởng và các khoản trích - Trả tiền điện tháng 09/07 - Khấu hao TSCĐ ………….. 152 331 111 153 242 334 338 112 214 ….. 44,995,000 12,057,200 5,561,882 46,914,000 30,400,000 3,770,000 345,800 12,104,412 29,499,094 ……… ..... ...... ….. ... Cộng 578,864,988 .... Ngày 30 tháng 09năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Biểu 2.16: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Trích tháng 09/2007 ĐVT: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 20/09/07 20/09/07 20/09/07 20/09/07 23/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 ……… XK111 HĐ 2001 PC 1956 PXK 112 BPB BTL09 UNC 2812 BPB KH …… 19/09/07 19/09/07 19/09/07 19/09/07 22/09/07 30/09/07 30/09/07 30/09/07 ……. - Số dư đầu kỳ .......................... - Xuất NVL cho phân xưởng - NVL mua chịu xuất dùng thẳng cho PX - Chi mua NVl dùng thẳng cho PX - Xuất CCDC cho phân xưởng - Phân bổ CCDC -Lươngnhân viênQLPXvàcác khoản trích - Trả tiền điện thoại tháng 08/07 - Khấu hao TSCĐ …….. 154 152 154 331 133 331 154 111 154 153 154 242 154 334 154 338 154 112 154 214 …….. 44,995,000 12,057,200 1,205,720 5,561,882 46,914,000 30,400,000 3,770,000 345,800 12,104,412 29,499,094 …….. 44,995,000 12,057,200 1,205,720 5,561,882 46,914,000 30,400,000 3,770,000 345,800 12,104,412 29,499,094 ……… Cộng chuyển trang sau 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất * Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân tiến hành sản xuất sản phẩm chủ yếu theo đơn đặt hàng và sản xuất thêm sản phẩm bán ngoài nên đối tượng tính chi phí sản xuất là theo sản phẩm. Trên cơ sở đã xác định được đối tượng kế toán chi phí, Công ty đã lựa chọn phương pháp kế toán chi phí là phương pháp trực tiếp. * Nguyên tắc Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được tập hợp vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí NVLTT được theo dõi theo từng sản phẩm, từng ĐĐH dựa trên bảng phân bổ NVL theo định mức quy định. Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tổng hợp trên sổ Nhật ký chung và sổ chi phí sản xuất kinh doanh để cuối tháng phân bổ cho các sản phẩm theo chi phí NVLTT. * Tài khoản sử dụng Kế toán theo dõi tổng hợp chi phí sản xuất trên TK 154. Bên Nợ: Phản ánh các khoản mục chi phí NVLTT, NCTT, SXC. Bên Có: Phản ánh giá trị thành phẩm nhập kho; Giá vốn hàng bán trực tiếp từ xưởng sản xuất. Số dư bên Nợ: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. * Sổ sách Kế toán sử dụng các loại sổ như: sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt( Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng), Sổ cái. * Trình tự hạch toán Cuối tháng, kế toán căn cứ vào Nhật ký chung và các Nhật ký đặc biệt tiến hành vào Sổ cái TK 154. Biểu 2.17. Cty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Lô 06-9A- Khu CN Hoàng Mai-HN SỔ CÁI Trích: Tháng 09/2007 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 ĐVT: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 30/09 20/09 20/09 20/09 30/09 23/09 30/09 30/09 20/09 30/09 … …. … …. …. … … …. … … 30/09 19/09 19/09 19/09 30/09 22/09 30/09 30/09 19/09 30/09 Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 4,375,600 - Tập hợp chi phí NVL dùng cho SX - Chi phí NVL dùng cho SXC - Mua chịu NVL cho SXC - Chi phí CCDC xuất dùng - Khấu hao TSCĐ - Phân bổ CCDC trích trước - Tiền lương phân bổ - Tính trích BH, KPCĐ(19%) - DV mua ngoài bằng TM - DV mua ngoài bằng TGNH - Giá vốn hàng bán trong kỳ - Nhập kho thành phẩm 152 152 331 153 214 242 334 338 111 112 632 155 397,333,400 44,995,000 12,057,200 46,914,000 29,499,094 3,770,000 36,771,000 1,504,360 46,914,000 12,104,412 163,211,814 410,250,000 Cộng PS trong tháng Số dư cuối kỳ 578,864,988 9,778,774 573,461,814 Ngày 30 tháng09năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Như vậy từ các sổ chi tiết các TK liên quan đồng thời đối chiếu với các sổ cái của các TK kế toán lên được bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối tháng(lọc trên EXCEL)để từ đó phân bổ và tính giá thành sản phẩm cho các đối tượng trong toàn Công ty. Biểu 2.18. TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG TK 154 (trích tháng 9/2007) ĐVT: VNĐ Ghi Nợ TK 154, ghi Có các TK Cộng Nợ TK 154 Ghi Có TK 154, ghi Nợ các TK Cộng Có TK 154 111 112 331 142 152 153 214 334,338 155 632 SDĐK 4,375,600 Tháng 9 57,275,360 52,104,412 64,036,762 30,400,000 260,360,000 46,914,000 29,499,094 38,275,360 578,864,988 410,250,000 163,211,814 573,461,814 SDCK 9,778,774 2.2. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dở dang Để xác định được giá thành sản phẩm chính xác, một trong những điều kiện quan trọng là phải đánh giá chính xác được sản phẩm dở dang cuối kỳ, tức là xác định số chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân, do đặc điểm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn từ 65% - 70% trong tổng chi phí sản xuất. Do vậy Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn các chi phí khác liên quan đến sản xuất sản phẩm( chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung) được tính hết cho thành phẩm. Chi phí về sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL phát sinh trong kỳ * Sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm hoàn thành cuối kỳ + Sản phẩm dở dang cuối kỳ Ví dụ: Trong tháng 9/2007 Công ty sản xuất cầu dao cách ly 22/24KV- chém đứng-bệ rời, kế hoạch sản xuất 5 bộ. Cuối tháng hoàn thành xuất xưởng là 4 bộ và dở dang 1 bộ. Kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở cuối tháng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng được kế toán tổng hợp trên bảng phân bổ nguyên vật liệu là : 6,958,465đ , dở dang đầu kỳ 953,000đ Áp dụng công thức: Chi phí SPDD cuối kỳ theo NVL trực tiếp = 953,000 + 6,958,465 * 1 = 1,582,293đ 4 + 1 Chi phí NVL thực phát sinh trong kỳ là: 953,000+ 6,958,465 - 1,582,293= 6,329,172đ. Như vậy chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của cầu dao cách ly 22/24KV- chém đứng- bệ rời là 1,582,293đ. Đánh giá sản phẩm dở dang theo đơn đặt hàng cũng tương tự như theo sản phẩm, chỉ khác là đến kỳ báo cáo mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng đều là sản phẩm dở dang. 2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Công TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân sản xuất thiết bị điện theo cả đơn đặt hàng và cả để bán ra ngoài, sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành của Công ty là theo từng sản phẩm của đơn đặt hàng hoặc từng sản phẩm sản xuất ra. Kỳ tính giá thành của Công ty là hàng tháng hoặc theo đơn đặt hàng. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành. Đối tượng tính giá thành trong Công ty là từng ĐĐH hoặc loại sản phẩm cụ thể . Dựa trên số liệu tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung kế toán phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi tính giá thành sản phẩm Công ty không phân ra chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung mà gộp vào thành một khoản mục là chi phí sản xuất chung để phân bổ. Do đó trong khoản mục tính giá thành sản phẩm chỉ thể hiện 2 khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công và sản xuất chung. Với chi phí NVL trực tiếp kế toán NVL tổng hợp toàn bộ chi phí NVLTT dùng cho sản xuất chuyển cho kế toán chi phí giá thành. Ví dụ: Thẻ tính giá thành 4 bộ cầu dao cách ly 22/24KV NT chém đứng - bệ rời cho ĐĐH 6 được lập như sau: - Số NVLTT xuất dùng cho SX tháng 9/2007 là 397,333,400đ Vì chi phí sản phẩm dở dang được tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được tính hết vào sản phẩm hoàn thành nên chi phí nguyên vật liệu dùng trong kỳ sẽ được tính như sau: Tổng chi phí NVL dùng trong kỳ = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL xuất trong kỳ - Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ - Chi phí NVL dùng trong tháng 9 = 4,375,600 + 397,333,400 - 9,778,774 = 388,930,226đ Còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho các đối tượng sẽ được tính như sau: Chi phí NCTT và Chi phí SXC cần phân bổ trong tháng 9 = Tổng chi phí SXKD trong tháng - Chi phí NVLTT trong tháng = 578,864,988 - 397,333,400 = 181,531,588 đ Như vậy, Chi phí NCTT và Chi phí Sản xuất chung được phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng theo công thức: Chi phí NCTT và Chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng chi phí NCTT và sản xuất chung của toàn doanh nghiệp * Tổng chi phí nguyên vật liệu của đối tượng cần phân bổ Tổng chi phí nguyên vật liệu dùng trong thángcủa toàn doanh nghiệp Với số liệu và công thức đã tính ở trên , Chi phí NCTT và chi phí SXC phân bổ cho 4 bộ cầu dao được tính như sau: CPNCTT và SXC phân bổ cho 4 bộ cầu dao = 181,531,588 * 6,329,172 = 2,954,115đ 388,930,226 Kế toán lập thẻ tính giá thành cho sản xuất 4 bộ cầu dao trung thế 22/24KV Chém đứng-bệ rời có DDĐK : 953,000đ, DDCK: 1,582,293đ Biểu 2.19: THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 9 năm 2007 Tên sản phẩm: Cầu dao cách ly 22/24KV NT- Chém đứng- bệ rời Số lượng sản phẩm hoàn thành: 4 Bộ ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục NVLTT NCTT và SXC 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 953,000 953,000 - 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 9,912,580 6,958,465 2,954,115 3. Giá thành sản phẩm trong kỳ(=1+2-4) 9,283,287 - 4. Chi phí SXK dở dang cuối kỳ 1,582,293 1,582,293 - 5. Giá thành đơn vị sản phẩm 2,320,821 Cuối tháng sau khi tính được giá thành sản phẩm và đánh giá sản phẩm dở dang kế toán tiến hành nhập kho thành phẩm. Kế toán định khoản Nợ TK 632 163,211,814 Có TK 154 163,211,814 Nếu thành phẩm không nhập kho mà được bán ngay cho khách hàng, kế toán định khoản Nợ TK 155 410,250,000 Có TK 154 410,250,000 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VẠN XUÂN 3.1. Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Tuy mới thành lập được hơn 8 năm Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân đạt được vị trí nhất định trên thị trường, đóng góp đáng kể vào NSNN, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, điều kiện sản xuất được cải thiện…Thành quả này thể hiện sự tăng trưởng của Công ty không chỉ về chất mà cả về trình độ quản lý. Trong thời gian tới, Công ty còn có kế hoạch đổi mới công nghệ cũng như nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân, được quan sát thực tế công tác kế toán của Công ty, với những kiến thức đã được học ở trường và khả năng tuy còn hạn chế nhưng em xin đưa ra một vài nhận xét của mình về công tác kế toán chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau: 3.1.1. Những ưu điểm đạt được Thứ nhất: tổ chức bộ máy kế toán Trong thời đại kinh tế thị trường, nắm bắt thông tin sớm là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của nhà kinh doanh. Phòng kế toán với chức năng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời là điều kiện tiên quyết giúp các nhà quản lý ra quyết định đúng đắn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Công ty. Đội ngũ nhân viên kế toán nhiệt tình, dày dạn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, hầu hết là trình độ đại học hoặc tương đương. Đặc biệt Công ty đã trang bị 5 máy tính cho phòng kế toán. Các nhân viên kế toán đều sử dụng thành thạo vi tính , giúp công việc kế toán được tiến hành nhanh chóng, chính xác. Tổ chức bộ máy kế toán tập trung đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất trong công tác kế toán của Công ty. Có sự phân công trách nhiệm cho giữa các thành viên trong công việc được giao, đảm bảo cho kế toán thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng của mình, phát huy năng lực chuyên môn, tính sáng tạo năng động trong công việc của kế toán viên, tránh tình trạng cồng kềnh trong tổ chức. Công tác kế toán tài vụ được cập nhật tại phòng kế toán. Phân xưởng không tổ chức kế toán kế toán riêng mà bố trí nhân viên phân xưởng thống kê ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế liên quan phát sinh tại phân xưởng, cuối tháng chuyển chứng từ, các báo cáo về phòng kế toán để tiến hành hạch toán. Bộ máy kế toán dù được bố trí đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình quản lý khi có yêu cầu. Công ty đã tách bạch giữa hai vị trí kế toán vốn bằng tiền và thủ quỹ, đảm bảo một trong những nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc bất kiêm nhiệm, người giữ tiền không đồng thời là người ghi sổ, góp phần giảm thiểu sai sót và gian lận trong công tác kế toán. Kế toán ứng dụng phần mềm EXCEL giúp cập nhật số liệu dễ dàng, giảm bớt sức lao động thủ công của kế toán, đẩy nhanh tốc độ truy cập thông tin; so với kế toán thủ công thì đã tiến bộ hơn rất nhiều. Thứ hai: vận dụng hệ thống chứng từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Nhìn chung, Công ty đã thực hiện theo những quy định cơ bản về tổ chức, lập và luân chuyển chứng từ theo quyết định 48/2006- QĐ/BTC của Bộ tài chính. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lý và hợp lệ, số thứ tự được đánh liên tục, đảm bảo đầy đủ chữ ký…Các chứng từ sau khi sử dụng được bảo quản, lưu trữ cẩn thận và thuận lợi cho việc tra cứu. Chứng từ được lập, kiểm tra và luân chuyển theo trình tự Nhật ký chung giúp công tác theo dõi được chặt chẽ hơn. Thứ ba: hệ thống tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí và tính giá thành Quyết định 48 khắc phục tình trạng chế độ kế toán chắp vá do được sửa đổi, bổ sung quá nhiều lần. Việc ban hành chế độ kế toán mới thay thế các văn bản cũ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty và đội ngũ kế toán trong việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán. Công ty đã áp dụng đúng chế độ tài khoản quy định ở quyết định 48, sử dụng 35 tài khoản trên tổng số 44 tài khoản cấp I, và một số tài khoản cấp II. Đặc biệt Công ty có trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho(TK1593), khi giá trị hàng nằm trong kho thấp hơn giá trị thị trường, kế toán tiến hành trích lập dự phòng giảm giá, đây là một sự thận trọng thích đáng mà Công ty nên phát huy. Chi phí trả trước bản chất là khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán. Chi phí này bao gồm: Chi phí công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần, giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, tiền thuê trả trước. Công ty đã sử dụng tài khoản này khi hạch toán là rất phù hợp. Tập hợp chi phí sản xuất kế toán không sử dụng các TK 621, 622, 627 mà tập hợp trực tiếp vào TK 154 là tuân theo đúng Quyết định 48/BTC. Thứ tư: vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Ngay từ khi thành lập, Công ty áp dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Việc ghi chép này khá đơn giản, giúp giảm bớt công việc ghi chép số liệu. Nghiệp vụ phát sinh được cập nhật hàng ngày. Mẫu sổ đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, dễ đối chiếu kiểm tra, đảm bảo tính thống nhất, chính xác. Hình thức này phù hợp với năng lực trình độ công nhân viên, phù hợp đặc điểm kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ, sổ sách ở phòng kế toán một cách hợp lý cũng góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thứ năm: công tác lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành Yêu cầu đặt ra với công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải linh hoạt, sáng tạo trong sản xuất song không tách rời phạm vi, giới hạn hợp lý của quá trình chi phí. Và lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành chính là cách đáp ứng yêu cầu trên. Thông qua dự toán, Công ty chủ động phát hiện các khoản chi phí bất hợp lý, kém hiệu quả kịp thời, Nó cũng góp phần giảm bớt NVL thừa sử dụng không hết, hạn chế sản phẩm dở dang. Đồng thời, kế hoạch giá thành còn là phương pháp phấn đấu đảm bảo cho sản phẩm của Công ty được tiêu thụ nhanh chóng. Tuy còn gặp nhiều khó khăn song Công ty đã cố gắng lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành thường kỳ. Đây thực sự là thành tích của Công ty . Thứ sáu: đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của Công ty, kế toán xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hay đơn đặt hàng là hoàn toàn hợp lý, giúp Công ty đánh giá chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu mặt hàng cho phù hợp. Mặc dù khối lượng nghiệp vụ kế toán rất nhiều nhưng Công ty vẫn lựa chọn kỳ tính giá thành là tháng. Nhờ đó kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cung cấp giá thành kịp thời để làm căn cứ ghi chép giá vốn, tính toán các chỉ tiêu trong kỳ. Kỳ tháng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra chi phí sản xuất, kịp thời điều chỉnh nguyên nhân gây ra lãng phí chi phí sản xuất. Đồng thời cung cấp thông tin cho việc xây dựng định mức kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo. Sản phẩm của Công ty có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm (65%-70%). Vì vậy Công ty đã lựa chọn hình thức đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hoàn toàn đúng đắn. Vì đánh giá sản phẩm dở dang có liên quan trực tiếp đến việc tính giá thành sản phẩm. Công ty lựa chọn tiêu thức đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý sẽ góp phần làm cho việc tính giá thành được chính xác. Phương pháp tính giá thành của Công ty là phương pháp giản đơn, trực tiếp được thực hiện theo đúng chế độ, phù hợp với đặc điểm của Công ty. Hiện nay Công ty đang tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục là: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm. Thứ bảy: kế toán chi phí NVLTT Để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song, để hạch toán hàng tồn kho áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp theo dõi dễ làm, tiện dụng và có hiệu quả cao, phù hợp với loại hình sản xuất của Công ty. Từ số liệu tổng hợp nguyên vật liệu xuất kho trên phiếu xuất kho, kế toán phân bổ cho các loại sản phẩm sản xuất theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu thực tế định mức là hợp lý và khoa học. Nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi trên bảng phân bổ NVL theo định mức cho mỗi loại sản phẩm giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác vì phần lớn chi phí để sản xuất sản phẩm là nguyên vật liệu (chiếm 65-70%). Thứ tám: chế độ trả lương Yếu tố con người trong sản xuất là quan trọng, Công ty đã ý thức được điều này nên đã có chế độ trả lương và phụ cấp lương cho công nhân rất đầy đủ và hợp lý. Hàng tháng ngoài tiền lương cơ bản ra Công ty còn trả thêm các khoản phụ cấp và các khoản lương thời điểm (theo doanh thu). Điều này giúp cho công nhân làm việc chăm chỉ và có động lực hơn. Đồng thời hàng năm Công ty cũng tổ chức cho cán bộ công nhân viên được đi nghỉ mát và quan tâm đến đời sống công nhân. Mặc dù công tác kế toán tại Công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý về cả hai khía cạnh: tuân thủ chuẩn mực kế toán chung và phù hợp với tình hình quản lý thực tế của Công ty. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác tổ chức và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục Thứ nhất:bộ máy kế toán Cả Công ty có 5 kế toán, chính vì vậy mỗi kế toán vẫn phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau làm ảnh hưởng đến tốc độ công việc cũng như chất lượng công việc kế toán. Mặc dù mỗi kế toán đều được trang bị máy vi tính. Nhưng căn bản Công ty mới chỉ sử dụng chương trình hỗ trợ Excel mà chưa cài đặt phần mềm kế toán. Điều này cũng là hạn chế lớn cho việc cung cấp thông tin cũng như lập báo cáo cuối kỳ cho Công ty. Thứ hai: mở sổ kế toán Mẫu sổ bảng tính và phân bổ khấu hao không có cột mã tài sản và cột số thẻ, đồng thời kế toán không tách bạch cột tỷ lệ khấu hao và ngày tính khấu hao gây khó khăn cho việc theo dõi chi phí khấu hao TSCĐ. Kế toán mở sổ chi phí SXKD theo mẫu Công ty tự thiết kế, song mẫu sổ này theo em có nhiều điểm chưa hợp lý. Sổ chi phí SXKD bản chất là loại sổ chi tiết mở cho các TK 154, 621, 622, 627... Cột chia ra với mục đích là để chi tiết cho tài khoản cần phản ánh. Công ty gộp chung sổ này cho nhiều tài khoản 154, 642, 635. Việc mở sổ này giúp cho khối lượng sổ sách giảm, nhưng lại gây khó khăn cho việc theo dõi chi tiết từng tài khoản. Hiện nay công ty không mở bất kỳ một loại sổ chi tiết nào để quản lý chi phí sản xuất mà toàn bộ chi phí được tập hợp hết vào 1 sổ là sổ chi phí sản xuất kinh doanh cho cả toàn bộ bộ phận sản xuất. Cách tập hợp như vậy dẫn đến việc quản lý chi phí và tính toán ngược trở lại là không khoa học Thứ ba: vận dụng chế độ tài khoản kế toán TK 335 “ Chi phí phải trả”, đây là khoản chi phí chưa thực sự phát sinh, do tính chất của chi phí nên được tính chi phí kỳ hạch toán, gồm: trích trước tiền lương phép, chi phí sửa chữa lớn, thiệt hại ngừng sản xuất… Hiện tại Công ty không sử dụng tài khoản này. Công ty áp dụng chế độ tài khoản theo Quyết định 48/2006-QĐ/BTC là không sử dụng TK 621, 622, 627. Trong việc hạch toán tập hợp chi phí NVLTT, NCTT, SXC kế toán tập hợp chung cho một tài khoản là TK 154 mà không chi tiết tiểu khoản. Không kể khoản mục chi phí SXC trong đó đã gồm nhiều khoản mục nhỏ. Việc này gây khó khăn cho theo dõi từng khoản mục chi phí. Trong kế toán chi phí NVL, kế toán không tách bạch giữa giá mua và chi phí thu mua. Khi mua NVL nhập kho, giá trị NVL ghi sổ như sau: Giá trị NVL nhập kho = Giá mua + Chi phí thu mua Định khoản : Nợ TK 152( giá mua + chi phí thu mua) Có TK liên quan… Việc không tách bạch hai khoản mục này sẽ khó khăn cho việc lựa chọn nhà cung cấp. Giá trị thực của vật tư mua vào là cơ sở để lựa chọn nhà cung cấp, không phải tổng giá trị vật tư nhập kho. Thứ tư: hệ thống báo cáo Nền kinh tế thị trường được hình thành và phát triển với những đặc trưng vốn có của nó. Trong bối cảnh đó, kế toán quản trị được hình thành và phát triển như một tất yếu. Kế toán quản trị giúp việc phân tích tình hình của doanh nghiệp, lập kế hoạch, dự toán, tổ chức thực hiện kế hoạch. Áp dụng kế toán quản trị chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện tại Công ty không có hệ thống báo cáo này. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho Công ty một hình ảnh trung thực về dòng tiền, tình hình thu chi tiền, nắm bắt khả năng thanh toán của mình và của đối tác bạn hàng. Thiếu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ban lãnh đạo và kế toán không nắm được dòng tiền thực sự đang lưu chuyển, không lập được định mức chi tiêu thường xuyên. Công ty hiện nay cũng chưa lập báo cáo này. Thứ năm: hình thức trả lương và các khoản trích theo lương Hiện nay Công ty đang tiến hành trả lương theo thời gian. Là Công ty sản xuất các sản phẩm mang tính đơn chiếc, việc trả lương theo thời gian chưa thực sự hợp lý, chưa khuyến khích được công nhân nâng cao năng suất lao động. Hơn nữa, việc tính lương theo thời gian khiến cho việc tính lương cho từng sản phẩm không chính xác mà chỉ mang tính ước lượng. Đây cũng là hạn chế dẫn đến việc phân bổ chi phí nhân công cho từng loại sản phẩm sẽ không được chính xác. Kế toán tiến hành trích các khoản phải nộp theo lương gồm: 19% Công ty chịu: BHXH: 15%, BHYT: 2%, KPCĐ: 2% 7% trừ trực tiếp vào lương của công nhân: BHXH: 5%, BHYT: 1% KPCĐ: 1% So với quy định, Công ty trích thêm 1% KPCĐ, trừ trực tiếp vào lương của công nhân làm giảm thực lĩnh của công nhân, chi phí lương của Công ty không thay đổi. Dù hoạt động Công đoàn là hoạt động đảm bảo lợi ích người lao động nhưng việc trích thêm này đánh trực tiếp vào lương công nhân viên, làm giảm tinh thần người lao động. Theo em vấn đề này cũng nên đưa ra để xem xét. Thứ sáu: phương pháp khấu hao tài sản cố định Hiện nay Công ty sử dụng phương pháp khấu hao TSCĐ đều theo thời gian và tròn tháng. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện song việc tính khấu hao này chưa thực sự tính toán một cách chính xác nhất. Tức là nếu tài sản đưa vào sử dụng ở bất kỳ ngày nào trong tháng thì sẽ được tính khấu hao cho cả tháng đó. Và như vậy mô hình chung là chi phí khấu hao đã được ghi nhận cao hơn thực tế. Nó làm cho giá thành sản phẩm tạo thành trở nên không chính xác. Và ngược lại đối với đối với tài sản giảm. Thứ bảy: tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, Công ty đã gộp chung chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào một khoản mục để cuối kỳ phân bổ cho toàn bộ sản phẩm sản xuất ra theo chi phí NVLTT. Như vậy Công ty không thấy được yếu tố chi phí nhân công cho từng sản phẩm. Đồng thời cách phân bổ đều toàn bộ chi phí nhân công của toàn doanh nghiệp cho các sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm cho giá thành sản phẩm không được chính xác. 3.2. Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng phát triển, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải liên tục cải tiến, hoàn thiện, đổi mới phương thức, biện pháp và cách thức quản lý. Nói chung hoạt động kinh doanh đều nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Vậy làm cách nào để tăng lợi nhuận lên cao nhất, Công ty quan tâm đến không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành. Khi tiến hành hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành, Công ty phải đảm bảo các yêu cầu như: Những biện pháp hoàn thiện phải tuân thủ nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận, quan trọng hơn là nó phải phù hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh ở đơn vị, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, tiến tới xây dựng bộ máy kế toán hiệu quả, gọn nhẹ. Là sinh viên thực tập tại Công ty, thời gian thực tập chưa nhiều, với mong muốn củng cố, tăng cường hơn nữa chất lượng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dựa trên những tồn tại của Công ty. 3.2.1. Kiến nghị về tài khoản kế toán Thứ nhất: kiến nghị về tài khoản liên quan đến tập hợp chi phí NVLTT Để hạch toán chính xác chi phí NVL thì kế toán cần phải có sự phân tách rõ ràng giá trị NVL và chi phí thu mua. Không tách bạch giá trị NVL và giá thu mua sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi. Nếu trong kỳ kế toán xuất NVL, không thể tính ra bao nhiêu là giá trị NVL thực, bao nhiêu là chi phí thu mua. Hơn thế nữa việc chi tiết này giúp phòng vật tư theo dõi chính xác và lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, lựa chọn được cơ sở vận chuyển thích hợp. Để hạch toán giá trị của NVL thu mua cho sản xuất kế toán nên phân chia TK 152 làm 2 tiểu khoản cấp 2 sau: TK 1521: Giá mua TK 1522: Chi phí thu mua Thứ hai:kiến nghị về tài khoản liên quan tập hợp chi phí Kế toán sử dụng chung TK 154 để tập hợp cả 3 khoản mục chi phí là đúng với quyết định 48 song nếu không chi tiết thành các tiểu khoản gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí, cụ thể: không xác định được nguyên nhân làm tăng chi phí là do yếu tố nào, từ đó khó đưa ra biện pháp khắc phục. Để khắc phục tình trạng này, ta nên chi tiết TK 154 như sau: TK 1541: Chi phí NVLTT Trong đó chi tiết: TK1541 theo từng loại sản phẩm như Cầu dao cách ly trung thế, Tủ điện, Công tắc, Cầu chì … TK 1542 : Chi phí NCTT TK 1527: Chi phí SXC Thứ ba: kiến nghị về tài khoản liên quan đến chi phí NCTT Kế toán nên sử dụng TK 335 “Chi phí phải trả” để theo dõi lương phép trích trước. Mục đích của việc trích trước này là tránh cho Công ty có tháng chi phí tiền lương bị tăng cao. + Lập quỹ lương phép: Nợ TK 1542, 15471… Có TK 335- Lương phép: Lập quỹ Lập quỹ = % trích lập( kế hoạch) x Tiền lương thực tế/ Kỳ n % trích lương phép kế hoạch = Quỹ lương phép kế hoạch/ năm Tổng quỹ lương kế hoạch/ năm + Khi hạch toán lương phép thực tế phát sinh tính theo lương cơ bản tháng và số ngày nghỉ phép thực tế. Nợ TK 335- Lương phép Có TK 334 + Thanh toán tiền lương thực tế nghỉ phép: Nợ TK 334 Có TK 111, 112… Ngoài việc theo dõi tiền lương phép trích trước, kế toán nên sử dụng TK này để theo dõi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Vì TSCĐ trong Công ty chiếm một tỷ trọng không nhỏ so với tổng nguồn vốn, tài sản có nhu cầu sửa chữa bảo dưỡng định kỳ (trong kế hoạch) nên việc theo dõi TK này để làm cho chi phí của Công ty khỏi tăng đột biến trong một kỳ nào đó. Thứ tư: kiến nghị về tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí SXC là một khoản mục tương đối phức tạp, gồm nhiều nội dung khác nhau. Công ty nên quan tâm và phản ánh cả nguồn hình thành các khoản mục chi phí đó. Cụ thể hạch toán chi phí SXC nên chi tiết thành các tiểu khoản nhỏ để dễ theo dõi tình hình biến động chi phí SXC. TK 15471: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng TK 15472: Chi phí nguyên vật liệu TK 15473: Chi phí công cụ, dụng cụ TK 15474: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho phân xưởng TK 15477: Chi phí dịch vụ mua ngoài, và các chi phí bằng tiền khác Việc chi tiết tiểu khoản này làm cho công tác hạch toán, theo dõi khoản mục chi phí chính xác hơn, về cơ bản không vi phạm chuẩn mực, quyết định, lại phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. 3.2.2. Kiến nghị về sổ sách kế toán Mẫu sổ bảng tính và phân bổ khấu hao nên được thiết lập như sau để đảm bảo theo dõi tỷ lệ khấu hao ước tính và số khấu hao trong tháng chính xác đến từng ngày. Biểu 3.1: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng… năm…. ĐVT: VNĐ TT Chỉ tiêu Mã TS Thẻ TS Tỷ lệ KH năm  Ngày KH Toàn CT Nơi sử dụng TK 15474 TK 642 NG Số KH CPSXC CPQLDN 1 Số khấu hao đã trích tháng trước 2 Số khấu hao tăng trong tháng 3 Số khấu hao giảm trong tháng 4 Số khấu hao phải trích trong tháng Sổ chi phí SXKD cần mở chi tiết cho từng đối tượng để việc theo dõi quản lý được dễ dàng. Và không được ghép hai TK lớn vào chung một sổ như Công ty đã làm. Mẫu sổ nên được thành lập như sau: Biểu 3.2: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Trích tháng … TK 1541- Chi phí NVLTT ĐVT: VNĐ NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền TK đối ứng Ghi Nợ TK1541 Chia ra Số hiệu Ngày tháng Cầu dao 22/24KV Cầu chì BK10V Tủ điện 200A 2 lộ … - Số dư đầu kỳ - Số PS trong tháng - Cộng PS tháng - Ghi Có TK - Số dư cuối kỳ Ngày .. . tháng … năm…. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tương tự mẫu sổ chi phí SXKD cho đối tượng chi phí NCTT, cần chi tiết theo Phân xưởng: Xưởng cơ khí, Xưởng lắp ráp, Xưởng sản xuất cáp bọc. Biểu 3.3: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Trích tháng … TK 1542- Chi phí NCTT ĐVT: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền TK đối ứng Ghi Nợ TK1542 Chia ra Số hiệu Ngày tháng Xưởng cơ khí Xưởng lắp ráp Xưởng SXcápbọc - Số dư đầu kỳ - Số PS trong tháng - Cộng PS tháng - Ghi Có TK - Số dư cuối kỳ Mẫu sổ chi phí SXKD cho chi phí SXC, ta không nên chi tiết mà theo dõi chung toàn bộ phận sản xuất. Biểu 3.4: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Trích tháng … TK 1547- Chi phí SXC ĐVT: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền TK đối ứng Ghi Nợ TK1547 Số hiệu Ngày tháng - Số dư đầu kỳ - Số PS trong tháng - Cộng PS tháng - Ghi Có TK - Số dư cuối kỳ Ngày .. . tháng … năm.. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 3.2.3. Kiến nghị về báo cáo kế toán Như trên đã phân tích kế toán quản trị ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong nền kinh tế cạnh tranh để phát triển. Nó như một cánh tay đắc lực cung cấp thông tin cho nhà quản lý điều hành hoạt động trong nội bộ Công ty. Kế toán quản trị rất cần thiết cho việc lập kế hoạch, ra quyết định kế hoạch. Khi đứng trước những sự lựa chọn khác nhau, nhà quản lý cần thông tin kế toán quản trị để đánh giá chi phí cơ hội của chúng. Rõ ràng, kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy Công ty cần tách bạch nhiệm vụ cung cấp thông tin của kế toán quản trị ra khỏi kế toán tài chính để chúng thực hiện đúng chức năng của mình bằng cách thiết lập một hệ thống kế toán quản trị, xây dựng nó ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt Công ty cần xây dựng hệ thống Báo cáo quản trị về chi phí, giá thành cho từng đối tượng sản phẩm, từng phân xưởng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng vậy, kế toán cần xây dựng ngay báo cáo này bổ sung vào hệ thống báo cáo tài chính. 3.2.4. Các kiến nghị khác Thứ nhất: kiến nghị về việc tổ chức bộ máy kế toán Sự kiêm nhiệm quá nhiều phần hành làm giảm tốc độ xử lý cũng như sự chuyên môn hóa trong công việc của kế toán. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần mở rộng hơn nữa quy mô của bộ máy kế toán, phân rõ trách nhiệm đối với nhân viên kế toán, giảm bớt khối lượng công việc của từng người. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán phù hợp với các hình thức tổ chức kế toán tại doanh nghiệp. Sử dụng phần mềm kế toán giúp cho thông tin kế toán được quản lý một cách có hệ thống, việc xử lý số liệu cũng dễ dàng, lập báo cáo tài chính được nhanh chóng. Tuy nhiên, để cài đặt phần mềm kế toán doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Nên Công ty nên cân nhắc lựa chọn phần mềm phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Thứ hai: kiến nghị kế toán sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi Công ty nên chia sản phẩm hỏng ra sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức. Công ty phải xây dựng định mức sản phẩm hỏng. Nếu sản phẩm hỏng trong định mức được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, hạch toán như chính phẩm, nếu sản phẩm hỏng ngoài định mức hạch toán chi phí khác. Sau đó Công ty cần xác định nguyên nhân hỏng để xử lý kịp thời: nếu do công nhân thì trừ lương; nếu do kỹ thuật thì cần khắc phục tình trạng kỹ thuật. Còn đối với phế liệu thu hồi làm giảm giá thành sản phẩm, kế toán định khoản: Nợ TK 152 : Giá trị thu hồi Có TK 154 Công ty phải có kế hoạch giảm thiều phế liệu thu hồi, tái sử dụng phế liệu để tiết kiệm chi phí sản xuất. Thứ ba : kiến nghị về phương pháp tính khấu hao Như đã phân tích ở trên, TSCĐ chiếm một tỷ trọng khá lớn trên tổng nguồn vốn của Công ty. Vì vậy việc tính và phân bổ khấu hao đòi hỏi phải chính xác tới mức tối đa có thể. Hiện nay Công ty đang tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, và tròn tháng theo em độ chính xác của nó chưa thực cao. Bởi vậy, kế toán nên tính khấu hao tuyến tính và chính xác theo ngày. Công thức như sau: Khấu hao kỳ n = Khấu hao kỳ n-1 + Khấu hao tăng kỳ n _ Khấu hao giảm kỳ n Khấu hao tăng giảm trong kỳ được tính theo ngày tăng (giảm), cụ thể: Khấu hao tăng(giảm) = Số ngày tăng( giảm) TS * Mức khấu hao theo ngày bình quân ngày Khấu hao bq ngày = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng* 12 tháng* số ngày thực tế trong tháng Như vậy, đối với việc tính toán khấu hao máy Máy hàn chập dây nhôm: nguyên giá 21,000,000đ; ngày đưa vào sử dụng 05/09/2007 ; số năm sử dụng ước tính: 5 năm, được ghi nhận phần khấu hao như sau: Khấu hao tháng 9 của máy hàn = 21,000,000 * (30 -5 +1) = 349,999đ 5 * 12* 30 Thứ tư: kiến nghị về phương pháp phân bổ chi phí SXC và NCTT * Về chi phí NCTT Về việc trích lập các khoản theo lương, kế toán không nên trích 7% trừ trực tiếp vào lương của người lao động mà chỉ trích 6 % theo quy định của BTC. Với cách trả lương theo thời gian như hiện nay của Công ty không thúc đẩy được năng suất lao động của công nhân, việc tính giá thành chưa thật sự chính xác, không thể hiện được yếu tố chi phí nhân công trên từng sản phẩm. Tuy nhiên, đặc điểm sản phẩm của Công ty là qua nhiều công đoạn có nhiều công nhân tham gia vào. Do đó, Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty sẽ rất khó tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm được để tính trả lương theo sản phẩm. Theo em đối với chi phí nhân công trực tiếp sản xuất trả theo thời gian có liên quan đến nhiều đối tượng và không hạch toán trực tiếp được thì Công ty nên dùng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn để phân bổ hợp lý trong trường hợp này là phân bổ theo giờ công định mức hoặc theo tiền lương định mức, hay phân bổ theo giờ công thực tế. Các bước tiến hành như sau: + Xác định số giờ công định mức đối với từng loại sản phẩm. Thông qua các ĐĐH đã thực hiện trước đây, thông qua năng suất công nhân làm việc trong một ngày, ta có thể ước tính số giờ công định mức đối với các loại sản phẩm khác nhau. + Xác định tổng số giờ công thực tế trong tháng Tổng số giờ công thực tế trong tháng = Số ngày làm việc thực tế trong tháng * Số lao động làm việc trong tháng * Số giờ làm việc trong ngày( thường là 8h) + Chi phí NCTT tính cho từng loại sản phẩm theo công thức sau: CP NCTT phân bổ cho tổng sản phẩm = Tổng CPNCTT trong tháng * Số giờ công định mức đối với từng sản phẩm Tổng số giờ công thực tế trong tháng * Về chi phí sản xuất chung: đối với chi phí SXC, kế toán tập hợp thành một khoản mục riêng rồi phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí NVLTT như Công ty đã từng phân bổ. KẾT LUẬN Trải qua hơn 9 năm hoạt động, Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Sản phẩm của Công ty có mặt ở khắp nơi, nó minh chứng cho sự thành đạt của Công ty, sự trưởng thành không chỉ về chất mà cả trình độ quản lý. Để có được thành tích ấy là do đội ngũ ban lãnh đạo không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm với khẩu hiệu “ Sản xuất cái thị trường cần chứ không sản xuất cái mình có”. Tiết kiệm chi phí tối đa trong sản xuất, giảm giá thành đi đôi với bảo đảm chất lượng sản phẩm là một chiến lược không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp giành được thắng lợi. Vì vậy tổ chức hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học, chính xác sẽ giúp doanh nghiệp đề ra được các biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng cường quản trị doanh nghiệp. Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân là một doanh nghiệp sản xuất nhỏ, hạch toán kinh doanh độc lập. Nói chung, Công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã được thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, đáp ứng được yêu cầu quản lý, mặc dù vẫn còn một số hạn chế mà Công ty cần khắc phục. Đây là vấn đề quan trọng mà Công ty cần có chính sách quan tâm cải thiện làm cho Công ty phát triển hơn nữa. Do còn có những hạn chế trong nhận thức, trình độ, thời gian thực tập không nhiều, em chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu chuyên đề cho nên chuyên đề của em không tránh khỏi có những sai sót. Em rất mong có được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến quý báu của thầy giáo. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện và chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân, cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp. Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Văn Công 2. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp. Chủ biên: PGS. TS. Đặng Thị Loan 3. Giáo trình Kế toán quản trị. Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Minh Phương. 4. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Chủ biên: PGS. TS Phạm Thị Gái 5. Hệ thống kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà xuất bản Tài chính. 6. Tạp chí kế toán, kiểm toán. 7. Các sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân. 8. Vở ghi các bài giảng trong quá trình học tập. 9. Luận văn tốt nghiệp của các khoá trước. 10. Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định 1177/TC/QĐ-TCKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ/BTC ngày 21/12/2001, Quyết định 48/2006/QĐ- BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. 11. Trang web của Bộ tài chính: www.mof.gov.vn 12. Trang web của tạp chí kế toán www.tapchiketoan.com.vn NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ----------- oOo ----------- .……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Kế toán trưởng NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ----------- oOo ----------- Giáo viên hướng dẫn: Thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Vân Lớp: Kế toán 46C Khoa: Kế toán Trường : ĐH Kinh tế quốc dân Đề tài: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị điện Vạn Xuân. .……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11208.doc
Tài liệu liên quan