Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ

Kế toán taap hợp tính giá thành và chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là khâu quan trọng của cong tác kế toán đặc biệt là đối với quản trị doanh nghiệp . Hạch toán chiphi sản xuất được xác định đầy đủ là căn cứ cho bộ phân quản lý doanh nghiệp phân tích hoạch định các kế hoạch và biện phap để có thể giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ, đứng trước sự chuyển biến của nền kinh tê bao cấp sang tư hạch toán kinh doan có lợi, trước bức xúc của thị trường cạnh tranh,công ty cũng tìm ra các biện pháp quản lý kinh doanh và hạch toán tài chính có hiệu quả Đối với phần hạch toán chi ph í sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty đã nhận thức tầm quan trọng của nó và hoàn thiện rất nhiều. Tuy nhiên không thể tránh khỏi nhửng tồn tại. Do vậy nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hoàn thành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chuyên đề “ tổ chức hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ” với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ tôi đã giải quyết những vấn đề sau: -Về phần lý luận có tính bản chất, phương pháp và trình tự hoàn thành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán của Bộ tài chính. -Về phần thực tế hạch toán của Công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ đã trình bày chi tiết thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Quý II năm 1998. - ở phần thứ ba tôi cũng đưa ra một số kiến nghị về tình hình thực tế còn chưa tốt tại công ty và một vài ý kiến giải quyết những tồn tại đó. Tuy nhiên, do điều kiện hạnh chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp cho nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót những ý kiến của tôi có thể chưa được sâu sát và thực tế.

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Thương trường là chiến trường, các nhà lãnh đạo của các công ty, xí nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tất bật vì cái gì?. Vì lợi nhuận, vì cuộc sống của họ. Để đạt được mục đích đó cái bài toán hóc búa đặt ra là làm thế nào để có nhiều lợi nhuận. Một trong những vũ khí đắc lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ có chổ đứng vững chắc trên thị trường là giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, việc chuyển đỗi hệ thống kế toán sang chế độ kế toán mới do bộ tài chính ban hành cho các doanh nghiệp toàn quốc thực hiện tháng 1 năm 1996, và nghị định 59/CP ngày 03\10\1996 của chính phủ,...luôn luôn được sữa đổi. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tdinhs giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng và cần thiết. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp sản xuất. Nếu doanh nghiệp giảm được một đồng chi phí thì sẻ tăng thêm được một đồng lợi nhuận. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng này mà tôi đã chọn chuyên đề “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ. Phượng pháp nghiên cứu ở chuyên đề là đi từ phân tích lý luận đến khảo sát, đánh giá thực trạng và tìm ra vấn đề. Chuyên đề bao gồm các phần sau Phần I. Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Phần II. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thủy. Phần I Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I. Đặc điểm của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ. Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao đông vật hoá mà doanh nghiệp đã thực tế bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có mặt khác nhau. -Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ đã sản xuất hoàn thành. Chi phí sản xuất trong thời kỳ không chi liên quan đến những sản phẩm hoàn thành mà còn liên quân đến sản phẩm còn đang dỡ dang, cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan tới chi phí sản xuất dỡ dang kỳ khác chuyển sang. Tuy nhiên hai khái niệm có mối liên hệ mật thiếp với nhau vì nội dung cơ bản đều là biểu hiên bằng tiền của chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sản xuất, chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưỡng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hạ hoặc cao. Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: B A Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ D Tổng giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ C AC = AB + BC - CD hay: Tổng giá thành SP = Chi phí sx dở dang đầu kỳ + Chi phí sx ps trong kỳ - Chi phí dd cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất k hông có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 3.1) Phân loại chi phí sản xuất: -Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung của chi phí bằng: chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí động lực mua ngoài, chi phí tiền lương, chi phí về các khoản trích( kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế), chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. -Phân loại chi phí sản xuất theo cách tập hợp cho phí, bằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(trị giá nguyên vật liêu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm), chi phí nhân công trực tiếp( tiền lương phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương), chi phí sản xuất chung( là các khoản chi phí gián tiếp khác phục vụ cho quá trình sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp như chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao thiết bị máy móc sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, thuế thu nhập phải nộp, các chi phí khác bằng tiền). -Phân loại chi phí theo quan hệ giửa chi phí sản xuất với tổng sản lượng sản phẩm đã hoàn thành: + Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể so với khối lượng sản phẩm đả sản xuất như tiền thuê nhà, khấu hao tài sản cố định tính theo thời gian. + Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi, biến động tỷ lệ thuận so với tổng sản lượng sản phẩm đả sản xuất. 3.2 Phân loại giá thành sản phẩm: Theo cơ sở số liệu để tính giá thành, ý nghĩa của việc tính giá thành đối với công tác quản lý gồm ba loại: -Gía thành kế hoạch: Là loại giá thành do bộ phận kế hoạch tính trước khi bước vào kỳ sản xuất kinh doanh, tren cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch. -Gía thành định mức: Là loại giá thành cũng được tính trước khi bước vào thời kỳ sản xuất trên có sở các định mức chi phí. Loại giá thành này chỉ có ý nghĩa khi tính cho từng đơn vị sản phẩm. -Gía thành thực tế: Là loại giá thành do bộ phận kế toán tính trên cơ sở chi phí sãn xuất thực tế tổng hợp ở các sổ kế toán. II. Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: 1) Phương pháp hạch toán chi phí: 1.1) Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tài khoản 621. Các doanh nghiệp khi vận dụng tài khoản 621 phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Khi xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất sản phẩm: Nợ TK 621: giá trị nguyên vật liệu xuất dùng. Có TK 152: ......... + Trường hợp mua NVL đưa thẳng vào bộ phận sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 621: giá mua nguyên vật liệu( giá mua không thuế VAT). Nợ TK 133: thuế VAT. Có TK 111, 112, 141, 331, 311: tổng giá thanh toán. + Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào bộ phận sản xuất sản phẩm khộng thuộc đối tượng tính thuế VAT hay chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 611: tổng giá thanh toán gồm cả thuế VAT. Cơ TK 111, 112, 141,311,331........ + Trường hợp có NVL không dùng hết, trả lại nhập kho: Nợ TK 152: giá trị nguyên vật liệu nhập kho. Có TK 621:...... - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL sang tài khoản 154 để tính giá thành của sản phẩm đả sản xuất: Nợ TK 154: chi phí NVL. Có TK 621: ....... Ta có sơ đồ hạch toán như sau: TK 152 TK 111 TK 112 TK 133 TK 621 TK 154 + Theo chế độ kế toán hiện nay nếu có phế liệu sản xuất thì phải ghi giảm chi phí sản xuất (tài khoản 621) để lảm rỏ hơn chi phí sản xuất. + Nếu trong quá trình sản xuất, thu hồi phế liệu thì có thể ghi: Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi. Có TK 154: ..... hoặc: Nợ TK 111: số tiền thu được. Có TK 621 ..... Phế liệu thu hồi từ nguyên liệu thì nên ghi giảm tài khoản 621 để làm rỏ hơn việc giảm chi phí nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất. + Nếu trong quá trình sản xuất có sự thiếu hụt về nguyên vật liệu chưa rỏ nguyên nhân, có thể ghi: Nợ TK 1381: Có TK 154. + Hiện nay có thể hạch toán theo một số người đề xuất: Nợ TK 1381 Có TK 621. 1.1.2) Chi phí nhân công trực tiếp: tài khoản 622. Tài khoản 622 mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất: Nợ TK 622. Có TK 334. + Trong ngành xây dựng đả được bộ tài chính duyệt: Nợ TK 622. Có TK 3341: công nhân viên trong biên chế. Có TK 3342: thuê ngoài xây dựng lắp Khi tính kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ghi vào chi phí sản xuất: Nợ TK 622: 19% Có TK 3382: 2% Có TK 3383:15% Có TK 3384: 2%. -Khi tính trước tiền lương nghĩ phép của công nhan trực tiếp sản xuất: Nợ TK :622 Cơ TK: 335. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản 154 để tính giá thành thực tế của sản phẩm. Nợ TK154. Có TK 622. Chi phí sản xuất chung: TK 627. Khi phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung phạm vi chi phí sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 334: lương nhân viên quản lý phân xưởng. Có TK 338: trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn. Có TK 152: Nguyên vật liệu xuất dùng cho quản lý phân xưởng. Có TK 153: công cụ dụng cụ xuất dùng...... Có TK 214: khấu hao tài sản cố định..... Có TK 331,111,112,311,141: dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất bằng tiền khác. Và còn phải ghi: Nợ TK 009: số khấu hao tài sản cố định đã tính. -Tr ường hợp có các khoản dịch vụ mua ngoài(điện nước, điện thoại, vân chuyển) và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phải phản ánh thues VATf đầu vào của các khoản chi phí: Nợ TK 133: thuế VAT được khấu trừ của các chi phí dịch vụ mua ngoài. Có TK 111,112,331..... -Cuối kỳ kết chuyển và tính phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tạp hợp chi phí: Nợ TK 154 Có TK 627. Tập hợp chi phí và kết chuyển giá thành sản phẩm: Theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên tài khoản 154 “ chi phi sản xuất kinh doanh dở dang”. Cuối kỳ kế toán tổng hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Nợ TK 154 Có TK 621: chi phí NVL trực tiếp. Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 627: chi phí sản xuất chung. Khi tính được giá thành thực tế cuả sản phẩm đã sản xuất, kế toán kết chuyển: + Nếu thành phẩm đưa vào nhập kho: Nợ TK 155: giá thành sản phẩm nhập kho. Có TK 154: ...... + Nếu gửi bán, giao bán cho người mua tại phân xưỡng ( không qua nhập kho) : Nợ TK 157,632: giá thành sản phẩm gửi bán, giao bán. Có TK 154: .... 1.2) Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.2.1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, chi phi nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trên tài khoản 621. - Cuối kỳ sau khi kiểm kê xác định và kết chuyển nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm. Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có TK 611: .... - Kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản 631 để tính giá thành sản phẩm thực tế của sản phẩm: Nợ TK 631: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có TK 621: ..... 1.2.2) Chi phí nhân công trực tiếp: TK 622. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 631 để tính giá thành sản phẩm thực tế: Nợ TK 631: chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 622: ..... 1.2.3) Chi phí sản xuất chung: Tập hợp chi phí sản xuất chung: tương tự phương phấp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ kết chuyển chi phi sản xuất chung sang tài khoản 632 để tính giá thành sản phảm thực tế: Nợ TK 631: Chi phí sản xuất chung. Có TK 627: ...... 1.2.4) tổng hợp chi phí và kết chuyển giá thành sản phẩm Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Việc tổng hợp chi phí và tính giá thành thực tế của sản phẩm được thực hiện trên tk:631(gtsx) các doanh ngieep khi vận dụng tài khoản này phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.quá trình hạch toán như sau: +Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK :631 Có TK :154 chi phí sx dở dang đầu kỳ + Cuối kỳ tập hợp cfsx phát sinh trong kỳ Nợ TK 631 Có TK 621,622,627 kiểm kê đánh giá , xác định và kết chuyển chi phí sx dở dang đầu kỳ Nơ TK 154 Có TK 631 2) Phương pháp tính giá thành Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất,đặc điểm đối tượng tính tính giá thành ,đối tượng tập hợp tính chi phí kỳ tính giá thành để lựa chọn,áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp dể đảm bảo tính đúng, tính dủ, tính chính xác giá thanh thực tế sp đã sx 2.1) Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phương pháp này thích ứng với các doanh nghiệp giản đơn,đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành,kỳ tinh giá thành phù hợp với kỳ báo cáo Theo phương pháp này,cuối kỳ ( cuôi tháng) kế toán tổ chức kiểm kê , đánh giá và xác định chi phí sx dở danng cuối kỳ, sau đó tính giá thành thực tế của sản phẩm đã sản xuất trong kỳ theo công thức tính giá thành sản phẩm Z=D1+C-D2: công thức tính tổng giá thành J=Z\Q : công thức tính giá thành đơn vị Trong đó z : Tổng giá thành sản phảm đã sản xuất D1 : Chi phí sản xuất dở dang đầukỳ. D2 : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. C : Là tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. J : Là tổng giá thành đơn vị sản phẩm. Q : Là tổng khối lượng sản phẩm. TK154 VD: TK 621 TK 622 TK 627 D2 2.2) Phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Phương pháp này thích hợp với các dn có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục,quy trinh sản xuất sản phẩm phải qua nhiều bước chế biến liên tiếp Theo phương pháp này kế toán tính giá thành nửa thành phẩm của bước trước chuyển sang bước sau để tính giá thành nửa thành phẩm bước sau.cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được giá thành thực tế của thành phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng phương pháp này có thể được khái quát bằng công thức sau: ZNTP1=Dđk1+C1-Dck1 ZNTP2=ZNTP1+Dđk2+C2-Dđk1 ... ZTP=ZNTP(n-1)+Dđkn+Cn-Dckn 2.3) Phương pháp tính giá thành nửa thành phẩm: Phương pháp này cũng thích hợp vớ các doanh nghiệp có đặc điểm như phương pháp 2. Theo phương pháp này, kế toán không tính giá thành của nửa thành phẩm ở các bước trong quá trình công nghệ sản xuất mà chỉ tổng hợp các khoản mục chi phí để tdinhs giá thành thực tế của sanrd phẩm hoàn thành ở bước cuối cùng. 2.4) Các phương pháp khác: Ngoài các phương pháp nêu tren, kế toán còn có thể tính giá thành sản phẩm thực tế của sản phẩm theo một số phương pháp khác như: -Tính giá thành sản xuất theo đơn đặt hàng (áp dụng sản xuất đơn chiếc). -Tính giá thành sản xuất theo phương pháp hệ số ( thường áp dụng trong kinh doanh khách sạn). -Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ(áp dụng trong nông nghiệp, chăn nuôi). III. S ự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì sao phải hoàn thiện? Trong quá trình tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, phải chịu hao mòn của công cụ, máy móc, thiết bị, phải trả lương cho công nhân viên. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn với quá trình sản xuất sản phẩm. Do vậy, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí sản xuất phát sinh, phải kiểm tra tình hình thực hiện cavs định mức chi phí, hạn chế các khoản chi phí ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại mất mát, tránh tình trạng lãng phí vagf phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời bởi lẽ mồi đồng chi phí không hợp lý đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục đích của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay nói cách khác mục đích bỏ ra chi phí của doành nghiệp lagf tạo nên những giá trị sử dụng nhật định đẻ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng xã hội. Trong điều kiện nền kinh tês thị trường, các doanh nghiệp luôn ý thức được tầm quan trọng của nguyên tắc cơ bản là trong chế độ hạch toán kinh doanh phải chú ý đến hiệu quả của các chi phí bỏ ra, để sao cho với chi phí bỏ r a ít nhất sẻ thu được giá trị sử dụng lớn nhất và phải tìm mọi cách, biện pháp nhằm hạ thấp chi phí, do đó giảm giá thành , thu được lợi nhuận tối đa. Có thể nói tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giát thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, là sự cần thiết khách quan, là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường và là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp tòn tại và phát triển. Các vấn đề cần hoàn thiện: -Hạch toán ban đầu: phải xác định đúng chứng từ, phân loại chứng từ hợp lý.-Hệ thống tài khoản kế toán phải thống nhất, không được bao nhau. Phần thứ hai Thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thủy. Những đặc điểm của công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thủy: Giới thiệu về công ty: Công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ trực thuộc tổng công ty đường sông miền bắc. Tên tiếng Anh: Technical waterials and Waterway Construction Company. Tên giao dịch quốc tế: “TECMAWATCO”. Trụ sở chính: Khương Đình- Thanh Xuân – Hà nội. Cơ sở sản xuất: Văn phòng công ty và 49 Nguyễn văn Cừ-Gia Lâm –Hà nôi. Tài khoản số: 710A-00154 Chi nhánh ngân hàng Thanh Xuân- Hà nội. Tài khoản tại ngân hàng ngoại thương: 3621111370409 VIETCOMBANK. Điện thoại số: 8.584535, 8.584271. Với những nhiệm vụ chủ yếu: - Khai thác mạng lưới thông tin, liên lạc vô tuyến, hửu tuyến đường song. Lắp đặt xây dựng công trình thông tin. Lắp ráp sữa chửa thiết bị thông tin điện tử. - Sản xuất cung ứng vật tư, phụ tùng, nguyên nhiên liệu chuyên ngành đường sông. -Sữa chửa, xây dựng các công trình báo hiệu kè bờ sông, sản suất kinh doanh vật liệu xây dựng. Xây dựng các công trình giao thông công ngiệp, dân dụng (bao gồm: nhà xưỡng, đoạn đường thuỷ nội địa, trạm giao thông). -Xuất, nhập khẩu vật tư thiết bị điện tử. -Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giửa lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích người lao động, trong đó lợi ích người lao động là động lực trực tiếp, thực hiện phân phố i theo lao động và công bằng xã hội, tổ chức và chăm lo cuộc sống của người laoo động và các mặt hoạt động xã hội. Đào tạo bồi dưỡng và xây dựng đội ngủ cán bộ, công nhân nhằm không ngừng nầng cao trình độ văn hoá, kỷ thuật chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển sản xuất. -Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên thực hiên ngieem ngặt các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ mội trương. -Tôn trọng pháp luật của nhà nước, tích cực đấu tranh ngăn ngừa và chống mọi sự vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, các chế độ thể lệ quản lý kinh tế của nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nới cư trú. Phối hợp chặt chẻ với các cơ quan hửu quan địa phương bảo vệ sản xuất, bảo vệ ạn ninh chính trị tham gia tích cực vào việc tăng cường nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty: Tổ chức của công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ đảm bảo nhưng nguyên tắc sauđây: -Sự chỉ đạo chỉ huy toàn diện thống nhất và tập trung nghiêm túc, chế độ một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân tạo các mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất thông suốt. -Phù hợp với nhiệu vụ ngắn hạn và dài hạn, phù họp với nhiệu vụ sản xuất, thích ứng với điều kiện sản xuất của công ty. -Tổ chức cơ câu gọn nhẹ, hợp lý đảm bảo tinh giảm có hiệu quả. -Trong tổ chức đặc biệt chú ý đến ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào trong sản xuất, tổ chức lao động khoa học hợp lý. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty: Giám đốc kinh doanh Trung tâm dịch vụ Trung tâm thông tin Phòng kỷ thuật Đội xây dựng Xưỡng máy chuyên ngành. Xưỡng báo hiệu điện Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán. Phòng kinh doanh ung Tổ cơ khí Tổ điện tử Đặc điểm quy trình công nghệ: Côn g ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ là công ty sản xuất và cung ứng các thét bị chuyên ngành đường sông. sản phẩm chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty là đèn báo hiệu( đèn BH 90 Và đèn BH 200). Nên trong bài chuyên đề naỳ tôi chỉ lấy số liệu cụ thể liên quan đến hai loại đèn nói trên. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Vật tư điện tử: mạch in, IC, điện trở, tụ điện...được lĩnh từ kho công ty và chuyển đến tổ điện tử gia công, sản xuất thành mạch điện tử hoàn chỉnh. Sau đó, mạch điện tử sẽ được kiểm tra chất lượng và chuyển sang tổ cơ khí. Tổ có khí lĩnh vật tư về cơ khí như: thân đèn, thấu kính , dây nguồn.... tại kho công ty và mạch điên hoàn chỉnh ở tổ điện tử chuyển sang lắp thành đèn báo hiệu. Sau khi sản phẩm được kiểm tra chất lượng, sẽ được nhập kho. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đèn báo hiệu: Đèn báo hiệu mạch điện tử Vật tư điện tử Tổ cơ khí Tổ điện tử Hoàn chỉnh Vật tư cơ khí Do tổ chức sản xuất mang tính chất nhỏ sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn cho nên đối tượng tính giá thành đèn báo hiệu. II. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ. 1.1) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Tại công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: các linh kiện điện tử và vật tư cơ khí, nguyên vật liệu xuất dùng cho loại đèn nào thì hạch toán trực tiếp vào loại đèn đó được kế toán phản ánh tren sổ chi tiết NVL –TK 152. Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, định mức vật liệu trên từng loại đèn và đối chiếu với lệnh sản xuất của công ty, kế toán tiến hành phân loại các phiếu xuất và từng mục vật tư theo từng loại đèn ghi cả số lượng và giá trị thực tế trên sổ chi tiết nguyên vật liệu cho từng loại đèn. Việc xác định giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho kế toán sử dụng giá nhập kho nguyên vật liêụ do bộ phận cung ứng vật tư( thuộc phòng kinh doanh) mua ngoài. Trong quý II năm 1998, tình hình xuất kho nguyen vật liệu sản xuất được theo dõi trên sổ chi tiết nguyên vật liệu cho từng loại đèn sau: C.ty vật tư KT và XDCT đường thuỷ. Bảng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quý II- năm 1998 TT Nguyên vật liệu Tống số Đèn BH 90 Đèn BH 200 S.L T. tiền S.L T.tiền S.L T.tiền 1 Mạch điện 387 13.545.000 235 8.225.000 152 5.320.000 2 IC 4.644 13.932.000 2.820 8.460.000 1.824 5.472.000 3 Slốt 774 15.480.000 470 9.400.000 304 6080000 4 Tụ điện 3.870 7.740.000 2.350 4.700.000 1.520 304000 5 Điện trở 46.440 13.932.000 28200 8.460.000 18.240 5472000 6 Thân đèn BH90 235 133.950.000 235 133950000 - 7 Thân đèn BH 200 152 144.400.000 - - 152 144400000 8 Thấu kính BH 200 235 164.500.000 235 164500000 - 9 Thấu kính BH 90 152 115.520.000 - - 152 11552000 10 Oc tai hồng, chốt 1.548 13.312.800 940 8.084.000 608 5228800 11 Long đen tai hồng 1.548 1.006.000 940 611.000 608 395.200 12 Ecu bulông M8x3 1.548 5.882.000 940 3.572.000 608 2310400 13 Long đen, ốc đế 3.096 2.600.000 1.880 1.589.200 1.216 1021440 14 Đui đèn 774 27.864.000 470 14.920.000 304 10944000 15 Bóng đèn 774 11.610.000 470 7.050.000 304 4560000 16 Càng 387 13.545.000 235 8.255.000 152 5.320.000 17 Hộp catong 387 2.012.000 235 1.222.000 152 790.400 18 Nilông, hộp xốp 387 1.006.200 235 611.000 152 395.200 19 Hướng dẫn 387 580.500 235 352.500 152 228.000 Tổng cộng 702.419.140 385951700 316497440 Cuối kỳ căn cứ số lượng nguyên vật liệu đã dùng cho từng loại sản phẩm trên sổ chi tiết nguyên vật liệu kế toán ghi: Nợ TK 621: 702.419.140 Nợ TK 621 BH90: 385.951.700 Nợ TK 621 BH200: 316.497.440 Có TK 152: 702.419.140 (Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên). Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành. Nợ TK 154(BH90) 385.951.700 Có TK 621(BH90) 385.951.700 Nợ TK 154(BH 200): 316.497.440 Có TK 621(BH200): 316.497.440 1.2) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, các lao vụ, dịch vụ. Tại công ty chi phí nhân công trực tiếp được tính vào ggias thành từng loại sẳn phẩm bằng phương pháp tdrực tiếp, tức là chi phí nhân công trực tiếp của đèn báo hiệu nào được hạch toán trực tiếp vào đèn đó. Đối với công nhân sản xuất sản phẩm, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. với hình thức trả lương này đã thực sự là đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động tdawng năng suất lao động cũng như tiết kiệm chi phí. Việc tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất được căn cứ vào định mức nhân công sản xuất của từng loại đèn do giám đốc công ty quyết định: Đơn giá tiền lương của đèn BH90 Là 91.000đ/1SP. Đơn giá tiền lương của đèn BH200 Là 120.000đ/1SP. Khi số lượng sản phẩm hoàn thành đưa vào nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và đơn giá nhân cộng tiến hành tính lương cho cộng nhân sản xuất sau đó vào bảng tính thanh toán tiền nhân công của công nhân sản xuất. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán nhân công sản xuất lập bảng kê tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Quý II năm 1998 TT Chứng từ Nội dung Đèn BH 90 Đèn BH 200 Số Ng S.L T.tiền S.L T.tiền 1 124 4/4 XBH-TTNC(PN53) 17 1547000 8 960000 2 132 10/4 XBH-TTNC(PN60) 16 1920000 3 141 13/4 XBH-TTNC(PN67) 27 2457000 4 149 22/4 XBH-TTNC(PN77) 19 1729000 14 1680000 5 153 6/5 XBH-TTNC(PN90) 36 4320000 6 161 15/5 XBH-TTNC(PN102) 36 3276000 7 168 26/5 XBH-TTNC(PN110) 31 2821000 14 1680000 8 170 8/6 XBH-TTNC(PN119) 10 1200000 9 177 2/6 XBH-TTNC(PN122) 19 1729000 19 2280000 10 190 15/6 XBH-TTNC(PN131) 45 4095000 11 194 19/6 XBH-TTNC(PN137) 12 1440000 12 200 27/6 XBH-TTNC(PN140) 40 3731000 23 2760000 Tổng cộng 21385000 18240000 Kế toán ghi: Nợ TK 622: 39.625.000 622(Đèn BH90): 21.385.000 622(Đền BH200):18.240.000 Có TK 334: 39.625.000 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154: 39.625.000 Có TK 622: 39.625.000 622(BH90): 21.385.000 622(BH 200): 18.240.000 1.3) Hạch toán chi phí sản xuất chung. + Hạch toán chi phí khấu hao: Tài sản cố định của công ty được chia thành 4 loại: - Tài sản cố định đang dùng trong sản xuất: bao gồm nhà xưởng vật kiến trúc đang dùng: Mức khấu hao 6%. - Thiết bị sản xuất 12%-23%. - Phương tiện vận tải: mức khấu hao 15%-21%. Căn cứ vào số khấu hao tính được, kế toán tiến hành tập hợp chi phí khấu hao tài sản cố định của cán bộ công nhân viên thực hiên nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ mội trương. - Tôn trọng tổ chức đặc biệt chú ý đến ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào trong sản xuất, tổ chức lao động khoa học hợp lý. Sơ định trên tài khoản chử T(TK 214-Khấu hao tài sản cố định) và sổ chi tiết các tài khoản 627,642, theo định khoản: Nợ TK 627: 27.309.750 Nợ TK 642: 21154500 Có TK 214: 48464250 Đồng thời phản ánh tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản, ghi đơn vào bên Nợ TK 009-Nguồn vốn khấu hao, tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán. Nợ TK 009: 48464250 Công ty xây dựng công trình đường thuỷ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Quý II năm-1998 Tên TSCĐ: ĐV: LS: Nguyên giá Tỷ lệ: TK 627: CFSXC TK 642: CFQLDN 1. Ôtô con Cái 1 260000000 15 9750000 2. Máy tiện Cái 1 35000000 12 1050000 3. Máy khoan Cái 2 5600000 12 168000 4. Máy hàn Cái 2 7500000 14 262500 5. Máy mài- Cái 3 9600000 12 288000 6. Nhà xưỡng m2 760 416500000 6 6247500 7. Ôtô vận tải Cái 1 367500000 21 19293750 8. Máy vi tính Cái 2 40500000 18 1822500 9. Máy photo Cái 1 38000000 18 1710000 10. NhàV.phòng m2 720 524800000 6 7872000 Cộng 1705000000 27309750 21154500 + Các khoản chi phí khác như: chi phí về tiền lương nhân viên quẩn lý phân xưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý phân xưởng và các chi phí bằng tiền khác được tập hợp và vào sổ chi tiết tài khoản 627. Sổ chi tiết tài khoản 627 Quý II-năm 1998 TT Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh 1 Tiền lương nhân viên QLPX 334 3540000 2 BHXH, BHYT, KPCĐ, NVQL 338 708000 3 Khấu hao tài sản cố định 214 27309750 4 Chi tiếp khách 111 560000 5 Công cụ lao động nhỏ 153 1560000 Cộng phát sinh 33677750 Cuối kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất chung phát sinh được tập hợp trên tài khoản 627 và được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Chi phí sx chung được phân bổ cho sản phẩm i = Tổng CPSX chung ´ Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm i Tổng CPSX trực tiếp Chi phí sx chung được phân bổ cho đèn BH90 = 33.677.750 ´ 21.385.000 21.385.000 + 18.240.000 = 18.175.361 Chi phí sx chung được phân bổ cho đèn BH200 = 33.677.750 ´ 18.240.000 21.385.000 + 18.240.000 = 15.502.398 Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào từng sản phẩm và tính giá thành sản xuất: Nợ TK 154: 33.677.750 Đèn BH90: 18.175.361 Đèn BH200: 15.502.398 Có TK 627: 33.677.750 Tập hợp chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng từng khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất và chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành (Bảng sau). Bảng tập hợp chi phí sản xuất Quý II-năm 1998 Đối tượng Khoản mục chi phí Tổng hợp chi phí CF NVL trực tiếp CF NC trực tiếp CF SX chung Đèn BH 90 385.951.700 21.385.000 18.175.361 425.512.061 Đèn BH 200 361.497.440 18.240.000 15.502.389 395.239.829 2) Đánh giá sản phẩm dở dang Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trựt tiếp. Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ tính toán phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cả cho thành phẩm phải chịu. Cuối Quý II biên bản kiểm kê ngày 30/6/1998 xác nhận: còn 9 đèn BH 90 Và đèn BH 200 còn dở dang tại xưỡng báo hiệu. Kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Công thức tính toán: Dcuối kỳ = Dđầu kỳ + Cn ´ Sđ Stp + Sđ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ của đèn BH 200 = 10.411.100+316.497.440 ´ 6 152+6 = 12.414.248 3). Tính giá thành sản phẩm: Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Qúa trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí khác phát sinh(phát sinh trong kỳ, phát sinh trong kỳ trước chuyển sang) và các chi phí khác có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẻ tạo nên giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan dở dang đến khối lượng công việc, sản phẩm đả hoàn thành trong kỳ. Công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm là xác định đối tượng tính giá thành. Trong sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho hay giao thẳng cho khách hàng là đối tượng tính giá thành. Như đã trình bày ở trên đối tượng tính giá thành sẩn xuất Quý II –N1998 tại công ty là đèn BH90 và BH200 đã hoàn thành nhập kho. Trên cơ sở các bảng tập hợp chi phí sản xuất các sản phẩm quý II-1998. Kế toán tiến hành lập bảng “tính giá thành quý II năm 1998” cho từng đối tượng tính giá thành. Bảng tổng hợp tính giá thành Quý II-năm 1998 Khoản mục S.P.D.D đầu kỳ C.P.S.X trong kỳ S.P.D.D cuối kỳ Tổng giá thành Gía thành đn vị I. Đèn BH 90 (235 chiếc) 1. Nguyên vật liệu trực tiếp 13137760 385951700 14719406 384370054 1635617 2. Nhân công trực tiếp 21385000 21385000 91000 3. Chi phí SX chung 18175361 18175361 77342 Cộng: 13137760 425512061 14719406 423930415 1803959 II. Đèn BH 200(152 Chiếc) 1. Nguyên vật liệu trực tiếp 10.411.100 316497440 12414248 314494292 2069041 2. Nhân công trực tiếp 18240000 18240000 120000 3. Chi phí SX chung 15502398 15502389 101989 Cộng: 10.411.100 350.239.838 12.414.248 348.236.681 2.291.030 Phần thứ ba Nhận xét đánh giá I. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ: Sự cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trước yêu cầu về quản lý doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện nay: Qua nghiên cứu về phần cơ sở lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phâmr tại các doanh nghiệp sản xuất và phần áp dụng các cơ sở thực tiễn hạch toán tập chi phí sản xuất và tính giấ thành sản phẩm tại công ty, chúng ta thấy rỏ được vai trò, vị trí của thông tinh chi phí trong việc đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán và quản trị doanh nghiệp tại công ty. Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một tất yếu đối với mọi thành phần kinh tế và chính vì vậy vấn đề sống còn đặt ra cho các nhà quản trị donh nghiệp là phải làm sao có thể đứng vững cạnh tranh trong thị trưòng. Để thực hiệu vấn đề đó thì doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu sau: sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, giá thành thấp và bên cạnh đó là hàng loạt các nghệ thuật kinh doanh khác. Tuy nhiên, để đạt được yêu cầu đó thì không phải dễ danagf và vấn đề mấu chốt ở đây là chi phí. Thực tiễn tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng và đã được Đảng và nhà nước ta đề cập như một nhiệm vụ quan trọng của cả nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội “ Thực hành tiết kiệm triệt để trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sản xuất cơ bản...”. Thực hành tiết kiệm trong các doanh nghiệp sản xuất biểu hiện bằng việc tiết kiệm các khoản chi phí về nguyên vật liệu, về nhân công và khấu hao tài sản cố định..., các khoản chi phí chung và một số các chi phí khác không cần thiết. Việc tiết kiệm chi phí phải được xem như là mục tiêu quan trong hàng đầu, từ đó làm cơ sở hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc hoàn thiên công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí, hạch toán sản xuất kinh doanh sẻ giúp cho doanh nghiệp có thể tính đúng và chính xác cách chi phí với những phương pháp phù hợp và ít tốn kém nhất để giảm chi phí không đáng có. Hoàn thiện công tác tính giá giúp cho doanh nghiệp có thể tính đủ và hoàn thiện giá cả, xác định chính xác giá cả, xác định chính xác kết quả sản xuất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi hệ thống kế toán sang chế độ kế toán mới do bộ tài chính ban hành cho các doanh nghiệp trong toàn quốc thực hiện tháng 1 năm 1996, và nghị định 59/cp ngày 03/10/1996 của chính phủ kể từ đó đến nay hệ thống kế toán luôn luôn được sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu và sự phát triển của nền kinh tế và đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và chuẩn mực mói trọng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, như việc phân các khoản chi phí thành ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Gía thành sản xuất sản phẩm được tạo ra từ ba khoản mục này, như vậy phần chi phí ngoài sản xuất ( chi phí bán hầng và chi phí quản lý doanh nghiệp) được loại ra khỏi giá thành và được coi là khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc thay đổi hệ thống tài khoản sử dụng 2 phương pháp kiểm kê định kỳ và phương pháp kê khai thường xuyên cũng như việc quy định các khoản dự phòng va xử lý các khoản chênh lệch tỉ giá... Những thay đổi đó dẩn đến yêu cầu thực sự thay đổi công tác hạch toán trong các doanh nghiệp và đặt ra cho các doanh nghiệp trước các yêu cầu thay đổi và hoàn thiên công tác kế toán. Do đó việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức quan trọng và cần thiết. 2-Các nguyên tắc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hoàn thiên là việc thay đổi, sửa đổi và bổ sung để cho công việc thực hiện được tiến hành tốt hơn với những phương pháp tốt hơn và đạt hiệu quả cao. Việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cũng như hoàn thiện công tác hạch toán các phần khác và việc hoàn thiện các công việc đã được quy định bằng các tiêu chuẩn nhất định. Các nguyên tắc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau: Phải dựa trên yêu cầu ban hành cua bộ tài chính ve hệ thống cac phương pháp thực hiện hach toán kế toán. thực hiện đúng quy định về các biểu mẫu kế toán ,các tài khoản sử dụng. vân dụng được các yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh cũa công ty để thực hiện công tác kế toán cho phù hợp, đồng thời không trái với quy định chung. -đảm bảo được tính kinh tế và hiêu quả của công tác kế toán 3)Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty vật tư kỹ thuaatjvaf xây dựng công trình dường thuỷ. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước với quy mô nhỏ,trong suốt những năm hình thành và phát triển ,Công ty đãuvượt qua nhiều khó khăn cho đến nay đã đạt được nhiều thaanhd tích trong công tác hạch toán kinh tế. Cong ty đã đứng vững trong cơ chế thị trường canh tranh trước sự sụp đỗ cũa nhiều doanh nghiệp quốc doanh cũng như nhiều doahn nghiệp tư nhân khác.Đạt được điều đó là do công ty đã sáp xêp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ với các cán bộ quản lý có năng lực và trách nhiệm ,dám nghĩ ,dám làm.Bên cạnh dó Công ty đã sắp xêp lại tổ chức cho phù hợp với cơ chế mới trên cơ sở năng lực sẵn có.Đồng thời nhận biết được tầm quan trọng cũa quản lý chi phí trong quản trị doanh ngiệp,các nhà quản trị doanh nghiệp đã cùng với phong kế toán tài chính ngieen cứu và tìm phương pháp hạch toán chi phí cải tiến mẫu biểu và cach ghi chép phù hợp với tình hình sản xuất cũa công ty . tuy nhiên công ty đã gặp không it khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý,tính chi phí và tính giá thành. Thứ nhất : về bộ máy kế toán và sự phân cong trong bộ máy kế toán. Trước đây trong phòng Kế toán tài chính co 5người. sau quá trình tinh giảm biên chế cho đến nay phòng chỉ có 3 ngươi ( kể cả kế toán trưởng ).Tuy rằng việc giam biên chế threenddax làm giảm một lượng chi phí đáng kể,đả lam cho nhân viên kế toán phải làm nhiều phần việc khác nhau. chính điêu đó làm cho kết quả công việc đôi khi làm tawt hoặc bỏ qua nhiều bước lập bảng biểu. Và vì vậy thông tin cung cấp cho quản lý không được đầy đủ kịp thời. Thứ hai: về phương pháp sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Đối với kế toán vật liệu và công cụ lao động nhỏ :Đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng tại công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Ví dụ như :Phần điện tIC4017 ,IC7805 IV4067... Để hạch toán chi tiết vật liệu kế toán sử dụng phương pháp thẻ song song .Phương pháp này tuy đơn giản dể làm song công tác ghi chép nhiều trùng lạp tốn nhiều công sức. Do vậy phương pháp này không còn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty,nhất là trong giai đoạn hiên nay yêu cầuvề nguyên vật liệu lớn và đa dạng, trong khi phòng tài chính kế toán có số lượng nhân viên ít ,cong việc nhiều lại thực hiện bằng phương pháp thủ công . Đối với việc hạch và phân bổ chi phí sản xuaatschung thì công ty thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp là không hợp lý bởi vì đinh mức nhân công trực tiếp được Giám đốc công ty quyết định nó phần nào nó mang tính chất chủ quan và không phù hợp với nền kinh tế thị trường với giá cả của đầu vào thay đổi do vậy doanh nghiệp cân xem xét sưả đổi tiêu thuwc phân bổ theo chi phi nguyên vật liệu trực tiếp thứ ba: Việc chuyển đổi và sửa đổi hệ thống kế toán là một vấn đề khó khăn đối với nhân viên kế toán do sự cập nhật thông tin kế toán còn hạn chế lại không được tập huấn nhiều .Do sư thay đỏi chế đọ đồng thowifkeos theo sự thay đổi chuẩn mực các khoản mục chi phí, giá thành và hệ kế toán chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm gặp nhiều khó khăn.Yêu cầu đặt ra cho kế toán viên là phải nhận thức đầy đủ và cập nhật thông tin kế toán kịp thời để lựa chọn các phương pháp lựa chọn các phương pháp kế toán thích hợp,các yêu cầu về chứng từ sổ sách báo cáo và taì khoản sử dụng... cho phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh tại công ty một cách có hiệu quản nhất.Đảm bảo nhu câu thông tin nhanh chóng ,tiện lợi cho quản lý công ty. 4)Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ : Sau một thời gian thực tập tại công ty ,qua xem xét số liệu hạch toán kinh tế nói cchung ,phương phương pháp hạch toán chi phia sản xuất nói riêng ,đã giúp tôi cũng cố thêm kiến thức đã học và nâng cao kiến thức thực tế .Tôi thấy được những điều hợp lý và những điều chưa hợp lý so với kiến thức đã học .Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp sau: thứ nhất đối vowisvaans đề hợp lý hoá bộ máy kế toán của công ty,giúp cho công việc kế toán có hiêu quả hơn, tôi cho rằng đối với công việc như vậy cần phải có thêm một nhân viên để công tác kế toansduwowc đam bảo hơn. Bên cạnh đó để cho toán viên có tầm nhìn tổng quát thì kế toán viên phải được yêu cầu về số lượng cũa tưng thành phần kế toán, do đó coonhg tác kế toán sẽ tốt hơn. Thứ hai,đối với kế toán vật liệu và công cụ lao đông nhỏ: phương pháp hạch toánchi tiết vật liệu theo thẻ song song, tuy đơn giản dể làm,dể đối chiếu,dể kiểm tra,phù hợp với điều kện thủ công, song khối lượng công việc lớn, tiến tới Công ty nên ap dụng sổ số dư. Đặc điêm của phương pháp sổ số dư là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép kế toán và trên cơ sở đó ở kho chi hạch toán về số lượng còn kế toán vật liệu hạch toán vể mặt giá trị. Với phương pháp này có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp thẻ song song trùng lắp, mặt khác tạo điều kiện thực hiện kiểm tra thương xuyên và có hệ thống của kế toán vơi thủ kho, đảm bảo số liệu kế toán k ịp thời chính xác. Cụ thể: - Thủ kho: hàng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi thẻ song song thủ kho phân loại chứng từ nhập, xuất kho theo từng loại vật liệu. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ tren, thủ kho lập bảng giao nhận chứng từ theo từng loại, từng nhóm vật liệu, ghi rỏ số lượng và số liệu mỗi chứng từ sau đó chuyển cho kế toán. Cuối tháng, căn cứ vào số tồn kho trên thẻ kho vào số dư. Sổ này được mở cho từng kho và từng loại vật liệu sử dụng cho cả năm. Sau khi ghi xong chuyển sổ số dư cho kế toán. - Kế toán hàng ngày hoặc định kỳ , nhận chứng từ nhập xuất của thủ kho, kế toán vật liệu kiểm tra ,tính giá tiền từng chứng từ ghi vào bảng kê luỹ kế nhập xuất ,tồn và đối chiếu vào sổ số dư và kế toán tổng hợp theo tưng nhóm vật liệu thông qua bảng tính giá thành vật liệu Để tính giá thành vật liệu xuất trong kỳ,kế toán sử dụng hai giá hạch toán và thực tế.Cần phải xác định giá hạch toán cho phù hợp và đây đủ trong trường hợp vật liệu trong kỳ không theo dõi về mặt giá trị 5- Một số phương phương hướng chung để hạ thấp giá thành sản xuất ,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ Trong nền kinh tế thị trường đầy thử thách này có bao nhiêu doanh nghiệp bi giải thể vì không thay đổi kịp,không hoà hợp với tình hình mới.Trong các biện pháp và là mục tiêu để vượt qua khó khăn trong nền kinh tế này thì việc hạ giá thành sản xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục ti’êu quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào ,qua nghiên cứu tình hình thực tế của công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình thuỷ tôi xin đưa ra một số phương pháp sau : -Để hạ thấp giá thành thì việc quản lý và tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hết sức qaun trọng . Để có được như vậy thì năng lực và trách nhiệm của can bộ kế toán đóng vai trò to lớn. Cân phải có thường xuyên cấc cán bộ kê toán được bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ và được phân công hợp lý. Bên cạnh đó hệ thống phương tiên kế toán củng đóng một phần đáng kể . Vi vậy vấn đề hiện đại hoá phương tiện củng cần được chú trọng. Nếu có thể thì từng bước điện toán hoá công tác kế toán - Một phương hướng cơ bản và trực tiếp để hạ thấp chi phí , giá thành sẩn phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Đơn giá nguyên vật liệi đầu vào có ảnh hưởng đáng kể đến giá thành sản phẩm. Đông thời tăng cường hoạt động liên doanh liên kết để mua được nguyên vật liêu với giá thành thấp và cung cấp cho sản xuất đều đặn -Thực hiên khoán sản phẩm cho người lao động , xây dưng đddinhj mức nhân công đầy đủ , hợp lý để người lao động gắn bó với nghề nghiệp và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc được giao - Tổ chức quản lý chặt chẽ vật tư tại kho của phân xưởng hạn chế tối đa những hư hỏng mất mát đảm bảo cho nguyên vật liêu khi lắp ráp vào sản phẩm đạt chất lượng cao -Thường xuyên theo dõi xát sao về mặt nhu cầu của thị trường để sản phẩm sản xuất ra đảm bảo theo tiến độ hợp đồng. Tiêu thụ nhanh chóng hạn chế tới mức tối đa sản phẩm tồn kho - Giảm đến mức tối đa các khoản ngoài chi phí sản xuất không cần thiết . II. Kết luận Kế toán taap hợp tính giá thành và chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm là khâu quan trọng của cong tác kế toán đặc biệt là đối với quản trị doanh nghiệp . Hạch toán chiphi sản xuất được xác định đầy đủ là căn cứ cho bộ phân quản lý doanh nghiệp phân tích hoạch định các kế hoạch và biện phap để có thể giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ, đứng trước sự chuyển biến của nền kinh tê bao cấp sang tư hạch toán kinh doan có lợi, trước bức xúc của thị trường cạnh tranh,công ty cũng tìm ra các biện pháp quản lý kinh doanh và hạch toán tài chính có hiệu quả Đối với phần hạch toán chi ph í sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty đã nhận thức tầm quan trọng của nó và hoàn thiện rất nhiều. Tuy nhiên không thể tránh khỏi nhửng tồn tại. Do vậy nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hoàn thành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chuyên đề “ tổ chức hạch toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ” với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ tôi đã giải quyết những vấn đề sau: -Về phần lý luận có tính bản chất, phương pháp và trình tự hoàn thành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán của Bộ tài chính. -Về phần thực tế hạch toán của Công ty vật tư kỷ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ đã trình bày chi tiết thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Quý II năm 1998. - ở phần thứ ba tôi cũng đưa ra một số kiến nghị về tình hình thực tế còn chưa tốt tại công ty và một vài ý kiến giải quyết những tồn tại đó. Tuy nhiên, do điều kiện hạnh chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp cho nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót những ý kiến của tôi có thể chưa được sâu sát và thực tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1168.doc
Tài liệu liên quan