Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội

Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay, cùng với đó là một nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng lớn. Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội vừa hoạt động theo các nhiệm vụ của Nhà Nước vừa phải tự đảm bảo thu chi của mình để đảm bảo hoạt động cũng phải có lãi. Mặc dù trong những năm vừa qua, đơn vị đã gặt hái được rất nhiều thành công. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế và các chính sách cải cách giáo dục liên tục được sửa đổi bổ sung như hiện nay đòi hỏi Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội phải có chính sách chiến lược phù hợp, đúng đắn nhất. Muốn vậy, một nhân tố hết sức quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là công tác tổ chức kế toán cho tốt. Bởi lẽ, kế toán là người cung cấp mọi thông tin cần thiết nhất cho nhà quản trị ra quyết định cho doanh nghiệp mình.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác sổ kế toán có liên quan khác. Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, hàng tháng, kế toán phụ trách phần hành TSCĐ tiến hành lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (biểu số 15) sử dụng trong tháng xác định ra số khấu hao phải trích trong tháng. Sau đó hạch toán vào TK15481 với các TSCĐ phục vụ cho hoạt động Thiết kế mỹ thuật và hạch toán vào TK 15842 với các TSCĐ phục vụ cho hoạt động Chế bản. Biểu số 15 Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Phòng Kế toán - Tài vụ BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ THÁNG 02 NĂM 2008 TÊN MÁY MÓC THIẾT BỊ NƯỚC SX SỐ THỂ NGÀY SỬ DỤNG TGKH (THÁNG) NGUYÊN GIÁ TRÍCH KH THÁNG 02 GHI CÓ TÀI KHOẢN 214 – GHI NỢ TÀI KHOẢN… 641 642 15482.15 15481.15 Thiết bị văn phòng khu vực Giảng Võ Việt Nam 063 11/1982 240 453.958.315 0 0 0 0 0 Nhà máy + Kho sách Việt Nam 065 03/1978 360 330.694.394 0 0 0 0 0 Kho chứa sách Đống Đa Việt Nam 9/Kho 06/1998 240 2.665.050.149 11.104.375 11.104.375 0 0 0 ………………………….. ………. ………. ……….. ……. …………… …………. ………….. ……….. …………. ……… CỘNG: (2) NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC 16.537.485.042 111.956.799 87.592.147 24.364.652 Máy in thử bình trang (Tách màu ĐT) Mỹ 305B.03 05/2001 84 335.442.389 3.993.361 0 0 0 3.993.361 Thiết bị tráng phim liên hoàn Đan Mạch 329K.03 07/2004 84 423.935.592 5.046.852 0 0 0 5.046.852 Dây cáp ngầm và trạm điện Đông Anh Việt Nam 366M.04 10/2004 84 563.384.679 6.706.960 0 13.021.324 0 0 ………………………… ………. ………. ……… …….. …………. …………. ................ ………. …………. ……….. CỘNG: (3) MÁY MÓC THIẾT BỊ ……….. …………. …………. ………. ………… ………. ……………………… ……….. ………… ………… ………. …………. …………. ………… ………. ………… ……… TỔNG CỘNG 286.137.911 133.773.292 98.731.706 19.266.788 34.366.125 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán TSCĐ tiến hành lập Chứng từ ghi sổ phản ánh nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐ cho hoạt động sản xuất phát sinh trong tháng, số liệu từ Chứng từ ghi sổ sẽ tự động được cập nhật vào Sổ Nhật ký chung, Sổ cái các TK 214, TK 15481 (biểu số 16), TK 15482 (biểu số 17). Mẫu Chứng từ kế toán và các Sổ cái khác giống như các mẫu đã trình bày ở trên. Đối với Công Cụ - Dụng Cụ, nếu là CCDC phân bổ 1 lần thì căn cứ vào Phiếu xuất kho CCDC kế toán tiến hành lập Chứng từ ghi sổ, rồi sau đó số liệu sẽ tự động được cập nhật vào các Sổ cái có liên quan. Đối với CCDC phân bổ nhiều lần kế toán thực hiện hạch toán qua TK 142 hoặc TK 242 sau đó được phân bổ dần vào TK 15481 nếu dùng cho hoạt động Thiết kế mỹ thuật và TK 15482 nếu dùng cho hoạt động Chế bản. Với các chi phí bằng tiền khác, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để lập Chứng từ ghi sổ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ Chứng từ ghi sổ số liệu sẽ được tự động cập nhật vào hệ thống sổ kế toán của đơn vị. Biểu số 16 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà Xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ CÁI SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 15481 CP SXKD DỞ DANG (BAN BT TKMT) Tháng 02 năm 2008 Số dư đầu kỳ: Chứng từ Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Ngày Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Nợ Có GS03020 11/02/2008 Xuất vật tư cho Ban Mỹ thuật tháng 2/08 1521 1520003 1523105 915.217 GS03014 11/02/2008 Khấu hao MMTB Ban TKMT T02/08 2141 2140000 2140002 34.366.125 GS03137 29/02/2008 Tiền lương T2/08(MT) 33411 3340002 3340005 54.999.124 GS03138 29/02/2008 Tiền lương ngoài giờ T2/08MT) 33411 3340001 3340002 3.125.124 GS03138 29/02/2008 Trích 2% BHYT T02/2008(MT) 3384 BHI004 5.414.683 ………. ………… …………. …………………………………………….. ………… …………. …………. ………………. ……………….. GS03140 Phân bổ chi phí cho sản xuất SGK 62211 6000009 51A0001 138.124.620 GS03141 Phân bổ chi phí sản xuất STK 62212 6000009 51B0007 35.612.389 Cộng số phát sinh 173.737.009 173.737.009 Luỹ kế phát sinh từ đầu quý 342.060.157 342.060.157 Luỹ kế phát sinh từ đầu năm 342.060.157 342.060.157 Hà Nội, ngày 03tháng 03 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu số 17 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà Xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ CÁI SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 15482 CP SXKD DỞ DANG ( PHÒNG CHẾ BẢN) Tháng 02 năm 2008 Số dư đầu kỳ: Chứng từ Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Ngày Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Nợ Có 000140 04/02/2007 Xuất vật tư cho Phòng Chế bản tháng 2/08 1111 385 000 11/02/2007 Khấu hao MMTB Phòng Chế bản T2/08 2141 2140002 19.266.788 2902/2007 Tiền lương T2/08 (Chế bản) 33411 3340000 3340005 62.938.417 2902/2007 Tiền lương làm ngoài giờ T2/08 (Chế bản) 33411 3340000 3340002 5.382000 29/02/2007 Trích 2% BHYT T02/2008 (Chế bản) 3384 740.960 ………. ………… …………. …………………………………………….. ………… …………. …………. ………………. ……………….. Phân bổ chi phí cho sản xuất SGK 62211 6000009 51A0001 92.168.632 Phân bổ chi phí sản xuất STK 62212 6000009 51B0007 18 021 954 Cộng số phát sinh 110.190.586 110.190.586 Luỹ kế phát sinh từ đầu quý 207.622.811 207.622.811 Luỹ kế phát sinh từ đầu năm 207.622.811 207.622.811 Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Tất cả các chi phí sản xuất chung tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ được tập hợp và vào cuối tháng kế toán sẽ phân bổ các chi phí sản xuất chung này cho các sản phẩm theo tiêu thức là Hệ số trang quy đổi như sau: Tổng số trang SGK xuất bản H = Tổng số trang các loại sách xuất bản Trong đó: Tổng số trang SGK xuất bản = Tổng số bản SGK x Số trang x Hệ số khổ sách Tổng số trang sách các loại = Tổng số bản sách các loại x Số trang x Hệ số khổ sách. Hiện nay Hệ số khổ sách ở đơn vị được quy đổi như sau: + Khổ 14,5 x 20,5: đây là khổ sách chuẩn dùng để quy đổi các khổ sách khác. Khổ sách này có Hệ số khổ là 1 + Khổ 16 x 24: Khổ sách này có hệ số khổ là 1,3. + Khổ 17 x 24: Khổ sách này có hệ số khổ là 1,4. Khi nhập kho số SGK đã hoàn thành trong kỳ, Phòng kho vận sẽ nhập về số bản, số trang sách của từng loại sách. Phần mềm kế toán máy sẽ tự động tính ra sổ trang quy đổi của từng cuốn sách nhập kho trong kỳ và tính ra tỉ lệ phân bổ chi phí cho từng loại sách. Căn cứ vào số phát sinh trên TK 15481 và TK 15482 kế toán tính ra số chi phí sản xuất chung của Ban thiết kế - Mỹ thuật và Phòng chế bản. Sau đó, kế toán lập Chứng từ ghi sổ để phản ánh nghiệp vụ phân bổ chi phí vào TK 62211 và phần mềm kế toán máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào Sổ Nhạt ký chung, Sổ cái các TK 62211, TK 15481, TK 15482. 2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm SGK * Tổng hợp chi phí sản xuất SGK: Chứng từ sử dụng: sử dụng các chứng từ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chứng từ kết chuyển. Tài khoản sử dụng: Hiện đơn vị đang sử dụng TK 15411 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: Xuất bản + In SGK”. Kết cấu và nội dung TK 15411: Bên Nợ : + Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp sản xuất SGK phát sinh trong kỳ. + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất SGK và chi phí chung phát sinh trong kỳ. Bên Có : + Tổng giá thành các sản phẩm hoàn thành nhập kho. + Giá trị sản phẩm hỏng. + Giá trị phế liệu thu hồi. Một đặc điểm quan trọng như đã nêu đó là, SGK không có sản phẩm dở dang nên cuối kỳ TK này không có số dư. *Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung; Sổ cái Tk 15411 * Quy trình tổ chức kế toán: Cuối tháng, kế toán tiến hành thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp sản xuất SGK và chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chung phân bổ cho sản xuất SGK sang TK 15411 để xác định tổng chi phí sản xuất SGK phát sinh trong kỳ theo bút toán sau: Nợ TK 15411: Tổng chi phí sản xuất SGK phát sinh trong kỳ Có TK 62111: Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp SGK Có TK 62211: Chi phí nhân công trực tiếp SGK và chi phí chung phân bổ cho sản xuất SGK. Bút toán kết chuyển này được thực hiên bằng cách lập “Chứng từ kết chuyển”( biểu số 18). Biểu số 18 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Số: KC003 CHỨNG TỪ KẾT CHUYỂN Ngày 29/02/2008 Tháng 02 năm 2008 Nội dung: Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp in SGK tháng 02 năm 2008 Trang 1 STT Ghi Nợ Ghi Có Số tiền Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản 1 15411 6000001 6200001 62111 6000001 6200001 6.323.695.174 2 15411 6000015 51A0001 62111 6000015 51A0001 3.650.125 3 15411 6000002 6200001 62111 6000002 6200001 689.325.282 4 15411 6000003 6200001 62111 6000003 6200001 213.971.423 Tổng cộng 7.230.642.004 Hà Nội, ngày29 tháng 02 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Sau đóTừ Chứng từ kết chuyển này số liệu sẽ được cập nhật vào Sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK 15411 và Sổ cái các TK 62111, TK 62211. Các chi phí sau khi được kết chuyển sang Sổ cái TK 15411(biểu số 19) sẽ được tập hợp chi tiết theo Tiểu khoản và Tiết khoản. Biểu số 19 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội SỔ CÁI SỐ HIỆU TÀI KHOẢN: 15411 CP SXKD DỞ DANG: XB + IN SGK Tháng 2 năm 2008 Số dư đầu kỳ: Số chứng từ Diễn giải Đối ứng Số tiền Số tài chính Số nội bộ Ngày Tài khoản Tiểu khoản Tiết khoản Nợ Có KC003 29/02/2008 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp in SGK tháng 02 năm 2008 62111 6000001 6200001 6.323.695.174 KC003 29/02/2008 Kết chyển chi phí NVL trực tiếp in SGK tháng 02 năm 2008 62111 6000001 51A0001 3.650.125 ……. ………… …………………………….. …….. ……….. ………… …………… KC004 29/02/2008 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp SGK tháng 02 năm 2008 62211 6000005 51A0001 1.910.433.441 KC004 29/02/2008 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp SGK tháng 02 năm 2008 62211 6000008 51A0001 37.859.200 KC016 29/02/2008 Kết chuyển giá thành thực tế SGK nhập kho tháng 02 năm 2008 15511 51A0001 3.012.017.312 KC016 Kết chuyển giá thành thực tế SGK nhập kho tháng 02 năm 2008 15511 6200001 8.887.693.154 Cộng số phát sinh 11.899.710.466 11.899.710.466 Luỹ kế phát sinh từ đầu quý 25 377 684 431 25 377 684 431 Luỹ kế phát sinh từ đầu năm 25 377 684 431 25 377 684 431 Số dư cuối kỳ Hà Nội, Ngày 03 tháng 03 năm 2008 Lập biểu Kế toán trưởng Sau khi sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toán lập Chứng từ ghi sổ phản ánh giá thành của toán bộ sản phẩm nhập kho trong kỳ vào TK 15511 “Thành phẩm: SGK”. Mẫu Chứng từ kết chuyển và Sổ cái TK 15511 giống như mẫu đã trình bày ở trên. * Kế toán tính giá thành SGK : Xuất bản phẩm của Nhà Xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội gồm rất nhiều loại khác nhau. Vì vậy mà công tác tổ chức hạch toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội là rất quan trọng ảnh hưởng tới cả các phần hành khác cũng như là kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. * Chứng từ sử dụng: Hiện nay, đơn vị đang sử dụng: Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ; Thẻ tính giá thành toàn bộ; Thẻ tính giá thành chi tiết; Chứng từ kết chuyển. * Tài khoản sử dụng: TK 15511 “ thành phẩm : SGK”. * Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ Nhật ký chung; Sổ cái các TK 15411, TK 62111, TK 62211, TK 15511; Sổ chi tiết TK 154. * Quy trình Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành: Xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội bao gồm nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện cho việc kiểm soát chi phí sản xuất , đơn vị lập cho mỗi loại xuất bản phẩm một Thẻ tính giá thành toàn bộ. Do SGK có đặc điểm là không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ nên giá thành của toàn bộ số SGK sản xuất trong kỳ chính là số phát sinh bên Nợ của TK 15411 trừ đi các khoản ghi giảm chi phí. Cuối tháng, sau khi tính ra giá thành cho SGK nhập kho, kế toán tiến hành lập Thẻ tính giá thành toàn bộ sản phẩm SGK ( biểu số 20) nhập kho trong kỳ. Biểu số 20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng 02 năm 2008 Tên sản phẩm, dịch vụ: Sách giáo khoa Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí phát sinh chung phân bổ cho SGK 1 2 3 4 5 1. Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ 0 0 0 0 2. Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 11.899.710.466 7.230.642.004 4.438.775.474 230.292.982 3. Giá thành sản phẩm, dịch vụ trong kỳ 11.899.710.466 7.230.642.004 4.438.775.474 230.292.982 4. Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 0 0 0 0 Ngày 03 tháng 03 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Trên đây là Thẻ tính giá thành của toàn bộ sản phẩm SGK mà Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội có rất nhiều loại SGK với số khổ sách, số trang sách và số bản in khác nhau giữa mỗi loại mà yêu cầu quản lý là cần phải tính ra giá thành cho từng loại sản phẩm SGK riêng. Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng loại sách, hiện đơn vị đang sử dụng Mã sách và Mã tiểu khoản. Các chi phí trực tiếp được phần mềm kế toán tự động tổng hợp và chạy vào Thẻ tính giá thành của từng loại SGK theo Mã sách và Mã tiểu khoản, còn các chi phí sản xuất chung trong quá trình sản xuất SGK thì khi tính giá thành cho từng loại sách cần tiến hành phân bổ các chi phí này cho từng loại sách theo một tiêu thức hợp lý. Các chi phí phải tiến hành phân bổ đó là: + Chi phí nhuận bút. + Chi phí Chế bản. + Chi phí quản lý sản xuất. + Chi phí thiết kế mỹ thuật. Hiện nay, đơn vị đang sử dụng tiêu thức phân bổ là số trang quy đổi theo công thức đã trình bày ở trên. Theo đó, tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất SGK cho từng loại sách sẽ là: Tỉ lệ phân bổ chi phí sản xuất SGK loại i Tổng số trang SGK loại i Tổng số trang SGK các loại = Trong đó: Số trang SGK loại i = (Số bản SGK loại i) x (Số trang SGK loại i) x (Hệ số khổ SGK loại i) Tổng số trang SGK các loại = ∑((Số bản SGK loại i) x (Số trang SGK loại i) x x (Hệ số khổ SGK loại i)) Với i = (1,n). Ví dụ về tính hệ số phân bổ chi phí cho một số loại SGK xuất bản trong tháng 02/2008 như sau: Tên sách Số trang Số bản Khổ sách Hệ số khổ Số trang chuẩn Tỷ lệ phân bổ chi phí 1 2 3 4 5 6=2 x 3 x 5 7 = 6/∑6 Toán lớp 2 - Tập 1 120 80.813 17 x 24 1,4 13.576.584 0,008838 Toán lớp 2 - Tập 2 100 81.200 17 x 24 1,4 11.788.000 0.007674 Tiếng Việt lớp 2 175 100.542 17 x 24 1,4 24.632.790 0.016036 ……………………. ……… ……….. ……. ..… ………… ………… Tổng cộng 4.012.665 1.536.088.212 Dựa vào tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán tính ra số chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại SGK bằng công thức sau: Tổng chi phí sản xuất chung SGK các loại phát sinh trong kỳ Tỉ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cho SGK loại i Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SGK loại i = x x Tổng chi phí sản xuất SGK loại i được tính như sau: Tổng chi phí sản xuất SGK loại i Chi phí sản xuất chung phân bổ cho SGK loại i Tổng chi phí trực tiếp sản xuất SGK loại i = + Tổng chi phí sản xuất SGK = 305.859.313 + 187.972. 990 + 2.313.366 Toán lớp 2 - tập 1 = 496.145.669 Giá thành đơn vị 1 cuốn SGK loại i Tổng chi phí sản xuất SGK loại i Số bản SGK loại i = 496.145.669 80.813 Giá thành đơn vị 1 cuốn SGK Toán lớp 2 - tập2 = = 6.139,43 Thẻ tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng loại SGK mẫu biểu số21: Biểu số 21 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SGK Tháng 02 năm 2008 Tên sản phẩm, dịch vụ: Sách giáo khoa Tên sách Số lượng (bản) Chia ra theo khoản mục Tổng giá thành Giá thành đơn vi sp Chi phí NVL trực tiếp Chi phí NC trực tiếp Chi phí sản xuất chung 1 2 3 4 5 6 = 3 + 4 + 5 7 = 6/2 Toán lớp 2 - Tập 1 80.813 305.859.313 187.972. 990 2.313.366 496.145.669 6.139,43 Toán lớp 2 - Tập 2 81.200 284.300.897 199.429.055 2.503.690 486.233.642 5.988,1 Tiếng Việt lớp 2 100.542 436.893.423 231.714.619 4. 627.075 673.235.117 6.696,06 …………………….. ………. ……………… …………… …………… ………………. …………. Tổng cộng 4.012.665 7.277.065.329 4.941.297.208 594.349.923 12.812.712.460 Ngày 04 tháng 03 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng Ngoài ra, để tiện theo dõi chi phí giấy và chi phí công in( chi phí công thuê in gia công) cho từng loại SGK xuất bản trong kỳ, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội còn lập Báo cáo chi tiết vật tư và công in gia công. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HUỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC TẠI HÀ NỘI 3.1 - Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị 3.1.1. Ưu điểm Trong những năm qua, chúng ta đã thấy rõ được sự phát triển nhanh chóng của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội. Đơn vị hiện đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước trong lĩnh vực xuất bản và có rất nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Giáo Dục nước ta. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế ở Nhà xuất bản giáo Dục tại Hà Nội nhìn chung công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của NXBGD tại Hà Nội có những ưu điểm sau: Thứ nhất, Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội đã thực hiện khá đầy đủ theo các quy định và Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành hiện hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006. Tổ chức bộ máy kế toán ở đây vừa tập tung vừa phân tán đảm bảo độ linh hoạt và sáng tạo trong quá trình hạch toán kế toán. Mô hình kế toán khá phù hợp. Đội ngũ kế toán viên rất vững chắc với việc Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội đã phân công công việc ra cho từng người thực hiện từng phần hành lĩnh vực cụ thể, tạo sự chuyên môn hoá tốt trong công việc. Cán bộ kế toán ở đây là những người rất nhiệt tình, năng động và được đào tạo bài bản, có chuyên môn vững vàng, thường xuyên được cập nhật các quy định, chế độ mới được ban hành có liên quan. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường xuyên được luân phiên giữa các cán bộ kế toán vì vậy mà công tác kế toán không bị gián đoạn. Đây là một nhân tố rất tốt giúp cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được đánh giá là thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu quản lý của ban Giám đốc. Thứ hai, Định kỳ hàng năm sau khi kết thúc năm tài chính, Kiểm toán Độc lập đều tiến hành kiểm tra tất cả các chứng từ, sổ sách, báo cáo của NXBGD tại Hà Nội. Điều này đảm bảo rằng các sai phạm nếu có thì đều được phát hiện, sửa đổi và điều chỉnh kịp thời phù hợp với các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. Cùng với đó là sự tư vấn liên tục của các kiểm toán viên độc lập đã giúp cho ban Giám Đốc biết được những điểm mạnh mình đang có và những điểm yếu nào mà đơn vị mình đang còn gặp phải. Từ đó, ban Giám Đốc điều hành toàn đơn vị theo hướng tích cực phát huy điểm mạnh và khắc phục các hạn chế, và nhất là bộ phận làm công tác kế toán ở NXBGD tại Hà Nội. Hiện nay, Nhà Xuất Bản Giáo Dục tồn tại dưới hình thức Công ty Mẹ - Công ty con nên việc ban hành hệ thống báo Cáo Tài Chính trung thực và Hợp lý là rất quan trọng trong việc phát triển của toàn Doanh nghiệp. Thứ ba, Nhà Xuất Bản giáo Dục tại Hà Nội đang sử dụng hệ thống kế toán máy rất phù hợp với hình thức Nhật Ký Chung. Bên cạnh đó còn sử dụng Chứng Từ Ghi Sổ đã có thể quản lý được một lượng chứng từ lớn. Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội đã vận dụng hai hình thức ghi sổ này một cách linh hoạt và sang tạo để đáp ứng tình hình thực tế sản xuất cũng như công tác kế toán tại đơn vị. Hơn nữa, Phần mềm kế toán máy lại do chính Nhà Xuất Bản Giáo Dục tự viết đã đáp ứng tốt yêu cầu của hạch toán kế toán. Phần mềm kế toán máy này được xây dựng cho quy mô lớn và chặt chẽ, lại thường xuyên được cập nhật, sửa đổi điều chỉnh theo những thay đổi của chế độ kế toán. Nhờ đó mà công tác kế toán đã được giảm nhẹ hơn nhiều công việc mà vẫn đảm bảo chính xác, nhanh chóng và hết sức thuận tiện. Thứ tư, Trong quá trình hạch toán đã hạn chế việc ghi chép trùng lặp mà vẫn đảm bảo thống nhất nguồn số liệu ban đầu, thống nhất về phạm vi phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan cũng như nội dung của công tác kế toán. Đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ rang, dễ hiểu. Việc tổ chức kế toán ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội là phù hợp với một đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. Ngoài việc sử dụng đúng hệ thống tài Khoản Kế toán theo chế độ thì để phù hợp với hoạt động kinh doanh, Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội còn sử dụng các tài khoản cấp 2, cấp 3 và một hệ thống các tiểu khoản, Tiết khoản. Điều này đã giúp việc hạch toán chi tiết ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục được thuận lợi hơn rất nhiều. Thứ năm, sản xuất SGK được lập kế hoạch khá chi tiết và cụ thể do vậy đơn vị có thể kiểm soát được hiệu quả các chi phí phát sinh trong quá trình xuất bản SGK. Mặt khác, SGK là mặt hàng được sản xuất hàng năm và chủ yếu của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội, do vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gặp nhiều thuận lợi, đơn vị ít phải hạch toán các khoản chi phí phát sinh bất thường trong quá trình sản xuất. Thứ sáu, Nhà xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho, phản ánh được chính xác nhanh chóng cả về số lượng nhập xuất tồn bất cứ thời điểm nào. 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đạt được như trên thì việc tổ chức công tác kế toán ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội vẫn còn một số những nhược điểm sau: Thứ nhất ta thấy hiện nay đơn vị đang sử dụng phương pháp Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất nguyên vật liệu. Tuy rằng, khối lượng công việc được giảm nhẹ nhưng độ chính xác lại không cao vì nó không tính đến độ biến động của giá Nguyên Vật liệu ở thời điểm hiện tại, nhất là trong thời gian năm 2008, giá cả thị trường biến động rất mạnh. Như năm 2008, tính theo phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước thì không chính xác, kết quả kinh doanh có thể lãi rất nhiều nhưng kết quả thực tế thì lại khác rất nhiều. Thứ hai là hiện tại thì Nhà Xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội không sử dụng TK 627 trong việc hạch toán chi phí sản Xuất chung mà thay vào đó, các chi phí phát sinh trong giai đoạn chế bản và Thiết Kế Mỹ Thuật được hạch toán vào TK 15481 và TK 15482 , rồi cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các sản phẩm sách. Còn TK 62211” chi phí nhân công trực tiếp SGK” lại là nơi tập hợp các chi phí phát sinh chung của Giai đoạn Chế Bản và Thiết kế mỹ thuật được phân bổ cho SGK. Các chi phí phát sinh chung này không chỉ bao gồm chi phí Nhân công trực tiếp mà còn gồm nhiều chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu phát sinh chung, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí công cụ - dụng cụ..Đây là một đặc thù trong cách hạch toán chi phí sản xuất ở Nhà Xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội, nhưng chưa hợp lý.. Thứ ba, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội có rất nhiều sản phẩm như SGK, sách Tham khảo..., trong mỗi loại sách thì lại có sự khác nhau về số trang sách, khổ sách,..khi sản xuất các xuất bản phẩm này có rất nhiều các chi phí khác nhau phát sinh. Một số chi phí như chi phí đọc, duyệt bản thảo, chi phí Chế bản, chi phí thiết kế mỹ thuật ... là các chi phí không thể tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm mà phải dựa vào tiêu thức để phân bổ chi phí một cách chính xác nhất cho từng sản phẩm để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Điều này làm cho việc tính giá thành sản phẩm ở đơn vị còn chưa thực sự chính xác Thứ tư, Theo quy định của Nhà xuất bản Giáo dục hiện nay đơn vị có thể thanh toán tiền nhuận bút cho tác giả sau 2 tháng. Do vậy ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội còn xảy ra tình trạng sách nhập kho trước khi hạch toán chi phí nhuận bút cho tác giả do vậy có thể dẫn đến tình trạng giá thành sách nhập kho được xác định chậm do chi phí nhuận bút chưa được hạch toán đầy đủ vào giá thành sản xuất. Thứ năm, về hệ thống chứng từ – quá trình luân chuyển chứng từ. Một số chứng từ của Nhà xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội do phòng sản xuất kinh doanh viết như : hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ…. Sau đó cuối tháng mới chuyển về phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ. Điều này gây mất thời gian và không chính xác nếu có gì sai sót phòng kế toán không thể tự giải quyết được mà phải liên hệ với các phòng có liên quan. Để xem lại số lượng chứng từ trong một tháng thì khối lượng không phải là nhỏ. Hơn nữa, trong hệ thống chứng từ kế toán của đơn vị có 1 loại chứng từ kế toán có tên là “ Chứng từ ghi sổ” được lập cho tất cả các nghiệp vụ trừ nghiệp vụ thu tiền, chi tiền, nghiệp vụ mua hàng và bán hàng. Tên của loại chứng từ này làm cho người đọc dễ nhầm là đơn vị đang sử dụng hình thức kế toán “ chứng từ ghi sổ” trong khi đơn vị lại đang sử dụng hình thức “ Nhật ký chung”. Thứ sáu, đơn vị không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất do vậy vào các kỳ có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ chi phí sẽ cao hơn do phải gánh chịu toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ so với các kỳ khác 3.2 - Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các đơn vị sản xuất nói chung và Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội nói riêng. Đây là nhân tố quyết định tới lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sử dụng chi phí của đơn vị và từ đó có các quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hơn nữa còn giúp cho đơn vị khắc phục những điểm còn hạn chế còn tồn tại sao cho phù hợp nhất với đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị . 3.2.2. Yêu cầu trong hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác. Hoàn thiện phải được tiến hành trên cả mặt nội dung và phương pháp hạch toán theo đúng các quy định, chế độ và chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính quy định. Do đó, hoàn thiện cần đáp ứng được những yêu cầu sau: Thứ nhất, các chứng từ gốc do đơn vị lập cho các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ quy định của Nhà nước. Quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, nhanh chóng và tiết kiệm. Thứ hai, có các biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện và năng động, có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên, ham học hỏi để tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, đáp ứng kịp thời sự thay đổi của Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. 3.2.3. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Xuất phát từ những yêu cầu trên, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Trước hết, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở tôn trọng các Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện cần phải tham khảo các thông lệ quốc tế, Chuẩn mực kế toán quốc tế để có hướng hoàn thiện tối ưu nhất. Thứ hai, hoàn thiện phải dựa trên cơ sở thực tiễn của đơn vị, phải căn cứ vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các nhân viên trong bộ máy kế toán, điều kiện trang thiết bị công nghệ của đơn vị. Thứ ba, trong quá trình hoàn thiện phải đạt ra các mục tiêu cụ thể cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để sau khi hoàn thiện có thể so sánh với kết quả thực tế nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hữu ích đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Thứ tư, hoàn thiện trên cả hai mặt là nội dung và phương pháp hạch toán sao cho nội dung hoàn thiện dễ hiểu, dễ vận dụng và tạo điều kiện ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Cuối cùng, trong quá trình hoàn thiện phải so sánh giữa lợi ích thu được sau khi hoàn thiện và chi phí bỏ ra để hoàn thiện từ đó tạo ra hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện hoàn thiện. 3.3 - Nội dung hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội 3.3.1. Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. Thứ nhất, hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang tính giá nguyên, vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Phương pháp này tuy có ưu điểm là công tác kế toán nhẹ nhưng không phản ánh được độ biến động của giá nguyên vật liệu xuất. Do vậy việc hạch toán chi phí nguyên, vật liệu và tính giá thành sản phẩm không được chính xác lắm. Để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, đơn vị nên áp dụng phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập. Theo phương pháp này cứ sau mỗi lần có biến động nguyên, vật liệu do nhập kho kế toán phải tính lại giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập để làm căn cứ xác định giá trị của nguyên, vật liệu xuất kho cho lần xuất tới. Cách tính giá xuất nguyên, vật liệu theo phương pháp này như sau: Giá trị NVL tồn trước lần n + Giá trị NVL nhập lần n Số lượng NVL tồn trước lần n + Số lượng NVL nhập lần n Giá đơn vị bình quân sau lần nhập n = Giá đơn vị bình quân sau lần nhập n Số lượng vật tư xuất kho Giá thực tế vật tư xuất kho = x Ví dụ: Ngày 05/02/2008, Số lượng giấy Bãi Bằng 60K70 tồn trong kho là 235864 kg có giá trị là 271.974.553. Trong ngày chỉ có 1 nghiệp vụ nhập kho NVL với số lượng : 40000 kg có giá là :46.237.353 đồng. Đầu ngày 06/02/2008, đơn vị tiến hành xuất kho NVL cho sản xuất 49.972 kg có giá được tính như sau: 271.974.553 + 46.237.353 Giá đơn vị bình quân = = 1.153,640584 ( đ) 235.864 + 40.000 Giá thực tế vật tư xuất kho cho sản xuất ngày 06/02/2008 là : 49.972 x 1.153,640584 = 57.649.727,25 ( đ) Theo cách tính này thì giá xuất của nguyên vật liệu sẽ là rất chính xác. Đây là phương pháp rất phù hợp với đơn vị vì hiện tại đơn vị đang dung phần mềm kế toán máy, phần mềm sẽ tự chạy chứ không mất nhiều công sức cho việc tính toán. Thứ hai, hiện nay tại đơn vị các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp phát sinh trong giai đoạn Chế bản và Thiết kế mỹ thuật được hạch toán vào TK 15481 và TK 15482 rồi cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm sách. Đây là một đặc thù trong cách hạch toán chi phí sản xuất ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội, tuy nhiên không phù hợp với quy định hiện nay của Bộ Tài chính là hạch toán các chi phí sản xuất chung vào TK 627 do đó đơn vị nên xem xét lại quy trình hạch toán đối với khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật cho phù hợp với Chế độ kế toán đã ban hành. Thực ra với một số nguyên, vật liệu của khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật đơn vị có thể tiến hành xác định các chi phí nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho từng loại sản phẩm và tập hợp trực tiếp trên TK 62111của sản phẩm đó chứ không cần thông qua TK 15481 và 15482 như trước nữa. Trước đây chi phí này sẽ được hạch toán như sau: Nợ TK 15481 : Giá trị NVL trực tiếp dùng trong khâu Thiết kế mỹ thuật Nợ TK 15482 : Giá trị NVL trực tiếp dùng trong khâu Chế bản Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 152 : Giá trị NVL xuất kho Có TK 1111, 1121, 3311 … Còn theo bây giờ sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 62111 : Giá trị NVL trực tiếp dùng trong khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho Có TK 3311, 1111, 1121... Số tiền phải trả người bán hoặc đã thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng … Còn với các chi phí nguyên, vật liệu sử dụng chung cho hoạt động Chế bản và Thiết kế mỹ thuật của nhiều loại sản phẩm mà đơn vị không thể tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm thì đơn vị nên đưa vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” để tập hợp các chi phí này và cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các sản phẩm. Đơn vị sẽ hạch toán như sau: Nợ TK 627 : Giá trị NVL khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật dùng chung Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 152: Giá trị NVL xuất kho Có TK 3311, 1111, 1121... Số tiền phải trả người bán hoặc đã thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng .. . Như vậy với việc thay đổi cách hạch toán này thì việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ chính xác hơn, thuận tiện và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. 3.3.2. Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang tiến hành phân bổ các chi phí chung của giai đoạn Chế bản và Thiết kế mỹ thuật cho các sản phẩm vào TK 62211 “ chi phí nhân công trực tiếp”. Trong khi các chi phí chung này không chỉ bao gồm chi phí nhân công trực tiếp mà còn gồm chi phí nguyên, vật liệu phát sinh chung, chi phí khấu hao, chi phí công cụ - dụng cụ...như vậy việc phân bổ các chi phí phát sinh chung vào TK 62211 của đơn vị là chưa hợp lý, đơn vị nên sử dụng TK 627 mở chi tiết cho sản xuất SGK để tập hợp các chi phí sản xuất chung . Các chi phí như chi phí nhuận bút, chi phí nhân công thẩm định, sửa bản thảo... hiện nay đang được Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội hạch toán là chi phí chung. Các chi phí này đơn vị nên hạch toán chi tiết cho từng loại sách để việc tập hợp chi phí cho từng loại sách được chính xác hơn. Ví dụ các chi phí nhân công phát sinh trong quá trình đọc, duyệt bản thảo SGK thì nên hạch toán vào TK 62211 “Chi phí nhân công trực tiếp SGK ”. Đối với tiền nhuận, hiện nay ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội thường xảy ra trường hợp sách được hoàn thành nhập kho trước khi thanh toán tiền nhuận bút, như vậy khi đến kỳ hạch toán giá thành, chi phí nhuận bút chưa được tính vào giá thành làm cho giá thành SGK không được phản ánh chính xác. Để khắc phục tình trạng này đơn vị có thể tiến hành trích trước chi phí tiền nhuận bút phát sinh trong kỳ để việc hạch toán chi phí và tính giá thành được thực hiện kịp thời và đầy đủ. Căn cứ vào hợp đồng giữa tác giả và Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội ( Ví dụ hợp đồng nhuận bút tác giả có trị giá là 35.780.000 ( đồng), căn cứ vào số sách được nhập kho trong kỳ là : 4.012.665 bản, kế toán tính ra số tiền nhuận bút tác giả được phân bổ trong tháng 02/ 2008 là 26.330.000 đồng và kế toán tiến hành trích trước chi phí nhuận bút tác giả như sau: Nợ TK 62211: 26.330.000 Có TK 335: 26.330.000 Sang tháng 03/2008, khi thanh toán tiền nhuận bút cho tác giả kế toán thực hiện bút toán: Nợ TK 335 : 35.780.000 Có TK 111, 112 : 35.780.000 Như vậy, với việc tiến hành trích trước chi phí nhuận bút như trên, đơn vị đã tính toán được chính xác hơn giá thành của 1 cuốn sách được nhập kho trong kỳ. 3.3.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung Một điểm nổi bật trong công tác kế toán chi phí sản xuất hiện nay ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đó là đơn vị không sử dụng TK 627 khi tập hợp các chí sản xuất chung mà tập hợp trên TK 15481 đối với toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình Thiết kế mỹ thuật và TK 15482 đối với toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình Chế bản, và tập hợp các chi phí sản xuất chung khác trực tiếp vào TK 641, TK 642. Để việc hạch toán chi phí sản xuất chung tại đơn vị theo đúng với quy định của Chế độ kế toán Việt Nam đơn vị nên đưa vào sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Khi đó các chi phí phát sinh chung cho toàn bộ các loại sách mà đơn vị không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm sẽ được tập hợp trên TK 627 sau đó sẽ phân bổ cho từng loại sách vào cuối kỳ. TK 627 sẽ được mở thành các TK cấp 2 sau để thuận tiện cho việc tập hợp và theo dõi từng loại chi phí: TK 6271 : Chi phí nhân viên. TK 6272 : Chi phí vật liệu. TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác. Kế toán cũng có thể chi tiết thêm các Tiểu khoản và Tiết khoản cho phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Ví dụ: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn đơn vị tháng 02/2008 là 286.137.911 (đ) được tập hợp trên TK 627, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các loại sách, trong đó phân bổ chi phí khấu hao cho sản xuất SGK trong tháng 02/2008 là 63.662.188 (đ) Nợ TK 6274 – 51A0001 : 63.662.188 Có TK 214 : 63.662.188 Cứ như vậy, kế toán tập hợp hết các chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sách theo các bút toán tương tự. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng loại sách tính ra giá thành từng loại sách : Nợ TK 15411 : 594.349.923 Nợ TK 15412: 456.338.771 …………………. Có TK 627: 7.225.336.118 Khi thực hiện phân bổ các chi phí phát sinh chung, đơn vị sử dụng số trang quy đổi của từng loại sách xuất bản để phân bổ. Theo đó, vào cuối mỗi kỳ kế toán phải tính ra số trang của từng loại sách xuất bản như số trang SGK xuất bản, số trang sách tham khảo, số trang tạp chí….rồi dựa vào số trang này để tính ra tỉ lệ phân bổ chi phí chung. Cách phân bổ này có độ chính xác tương đối cao nhưng do ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội có nhiều loại sách với số lượng bản in rất lớn, mặt khác các loại sách này có hệ số khổ là khác nhau nên việc tính toán số trang quy đổi gặp nhiều khó khăn. Để giảm bớt khối lượng tính toán khi xác định tỷ lệ phân bổ, đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phân bổ là giá trị nguyên, vật liệu chính. Vì hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang tiến hành hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp chi tiết cho từng loại sách nên việc tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nguyên, vật liệu chính rất đơn giản. Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cho SGK Tổng chi phí NVL chính sản xuất SGK Tổng chi phí NVL chính sản xuất các sản phẩm = Một điểm cần lưu ý nữa là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Hiện tại đơn vị không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này làm sai lệch chi phí sản xuất được phân bổ giữa các kỳ.Đơn vị nên căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ để tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, giúp đơn vị chủ động hơn trong việc phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Để xác định chi phí phải trích trước hàng tháng, kế toán lấy tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch chia cho số tháng hạch toán, hàng tháng kế toán ghi bút toán sau : Nợ TK 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa lớn trích trước của 1 tháng Có TK 335: Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kế toán ghi như sau: Nợ TK 335: Số chi phí sửa chữa TSCĐ đã trích trước Nợ TK 627, 641, 642: Số trích thiếu Có TK 2413: Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh Khi số trích trước lớn hơn số phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335: Số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trích thừa Có TK 627, 641, 642: Như vậy với định hướng hoàn thiện một số điểm trong kế toán chi phí sản xuất chung như trên có thể khẳng định rằng sẽ góp phần giảm được khối lượng công tác kế toán mà vẫn đảm bảo số liệu phản ánh chính xác và theo đúng chế độ kế toán hiện hành. 3.3.4. Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm tại đơn vị Một yếu tố rất dễ nhầm lẫn khi tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là hiện nay đơn vị đang sử dụng một loại chứng từ có tên là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc sử dụng này làm cho người đọc dễ nhầm với hình thức “ Chứng từ ghi sổ”. Vậy tại sao, thay vì dung tên là “ chứng từ ghi sổ” đơn vị không thay bằng một cái tên khác cho đỡ nhầm lẫn hơn như thay bằng “ Phiếu kế toán”. Điều này sẽ làm cho kế toán của đơn vị tránh khỏi những nhầm lẫn không đáng có. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội là có rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau mà lại có rất nhiều các loại chi phí khác nhau. Trong đó có nhiều chi phí phát sinh chung cần phân bổ cho từng loại sản phẩm. Hiện nay, đơn vị đang dùng số trang quy đổi để phân bổ các chi phí này. Tuy nhiên, khi mà yêu cầu về chất lượng sách ngày càng được nâng cao thì các yếu tố như: Chất lượng giấy, số màu sách, chất lượng mực in…mới là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của các xuất bản phẩm. Do vậy số trang sách không còn là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến giá thành của một sản phẩm nữa. Khi dựa vào số trang quy đổi để tính ra tỷ lệ phân bổ chi phí công việc kế toán mất rất nhiều công sức.Vì vậy khi hoàn thiện kế toán tính giá thành sản phẩm, để xác định giá thành được chính xác và đơn giản hơn thì nên thay đổi cách tính tỷ lệ chi phí với tiêu thức là theo chi phí trực tiếp. Khi đó Tỷ lệ chi phí của sản phẩm loại i sẽ được xác định như sau: Tỷ lệ chi phí của SGK loại i Chi phí trực tiếp sản xuất SGK loại i Tổng chi phí trực tiếp sản xuất SGK các loại = = Ví dụ : trong tháng 02/2008, để sản xuất ra 80.813 cuốn SGK Toán lớp 2 - tập 1 số chi phí trực tiếp dùng để sản xuất ra số sách nhập kho này là: 493.832.303 , tổng chi phí trực tiếp sản xuất SGK các loại là : 12.218.362.537( số liệu lấy trên sổ cái TK 62111 và sổ cái TK 62211). Theo cách xác định này thì: 493.832.303 12.218.362.537 Tỷ lệ chi phí của SGK Toán lớp 2 - tập 1 = = 0,040417224 Chi phí sản xuất chung Phân bổ cho SGK = 0,040417224 x 594.349.923 Toán lớp 2 - tập 1 = 24.021.973,97 Việc tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng cuốn SGK theo chi phí trực tiếp giúp công việc tính toán đơn giản hơn do các chi phí trực tiếp sản xuất đã được hạch toán cụ thể cho từng cuốn sách theo Mã sách và Mã tiểu khoản chi phí . Để thuận tiện cho việc theo dõi số lượng và giá thành đơn vị của từng loại SGK hoàn thành nhập kho trong kỳ thì khi SGK hoàn thành nhập kho Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội nên tiến hành lập Bảng giá thành thực tế sách nhập kho. Việc lập Bảng giá thành thực tế sách nhập kho không chỉ giúp đơn vị dễ dàng theo dõi về số lưọng và giá thành của từng loại SGK nhập kho trong kỳ mà nó còn phục vụ cho công tác tính giá xuất kho của SGK và xác định giá vốn của từng loại SGK đem tiêu thụ, có thể tránh được sự nhầm lẫn giữa các loại SGK khác nhau. Mẫu Bảng giá thành thực tế sách nhập kho như sau: Đơn vị:………. BẢNG GIÁ THÀNH THỰC TẾ SÁCH NHẬP KHO Tháng … năm… STT Tên sách Số lượng Giá thành đơn vị Tổng giá thành 1 2 3 4 … ………………………… …………. ………………… ………………………. Cộng 3.4 - Thực trạng quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Có thể nói rằng hiện nay, công tác quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị là rất chặt chẽ và hiệu quả. Có thể thấy ở phần đánh giá chung, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cào kế toán, chu trình luân chuyển chứng từ ở đơn vị đã được thực hiện một cáck khoa học và đã tuân thủ đầy đủ theo đúng quy định hiện hành của chế độ và chuẩn mực kế toán. Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thêo dõi kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, đảm bảo không bỏ sót nghiệp vụ, đảm bảo tính đúng đắn của các khoản mục chi phí. Hiện đơn vị đã theo dõi đươc một cách chi tiết chi phí sản xuất và giá thành của từng loại sản phẩm bằng việc sử dụng hệ thống Tiểu khoản , hệ thống Tiết khoản, và Mã sách cho từng đầu sách. Cùng với đó là một hệ thống kế toán máy với phần mềm tự viết đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu. Đơn vị có một hệ thống các báo cáo kế toán quản trị phù hợp đảm bảo tính đúng đắn, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản trị tại đơn vị. Công tác quản trị chi phí tại đơn vị rất tốt đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Ngoài ra, giữa các Phòng ban, bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau qua hệ thống thông tin nội bộ của đơn vị .Việc đối chiếu số liệu về các chi phí phát sinh giữa các bộ phận được tiến hành dễ dàng và thuận tiện hơn đảm bảo tính khách quan hơn , giúp cho quá trình kiểm soát chi phí được thuận tiện hơn, minh bạch hơn. Định kỳ hàng năm khi kết thúc năm tài chính vào đầu tháng 1 năm sau đều có đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán. Điều này cho thấy công tác kế toán ở đơn vị rất tốt đảm bảo tính tin cậy của thông tin kế toán. Tuy vậy, trước diễn biến của tình hình kinh tế như hiện nay thì cần phải có biện pháp giúp giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm từ đó mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của đơn vị trên thị trường. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị chi phí sản xuẩt và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. 3.5 - Điều kiện thực hiện Với điều kiện vốn có như hiện nay của đơn vị, với những định hướng hoàn thiện đã đưa ra thì để hoàn thiện được công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị đòi hỏi phải có những yếu tố cần bổ sung, hỗ trợ thực hiện một cách đồng bộ. Cần có sự phối hợp cả các yếu tố chủ quan và khách quan để có thể hoàn thiện được công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị một cách tốt nhất, phù hợp với những yêu caàu, nguyên tắc thực hiện phục vụ tốt chức năng cung cấp thông tin cho cả các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 3.5.1. Về phía cơ quan nhà nước Trước khi muốn hoàn thiện được thì một yếu tố rất quan trọng đó là cơ quan nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán phải phù hợp với tình hình thực tế nhất. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế suy thoái này càng đòi hỏi các cơ quan chức năng nhà nước cần củng cố hơn hành lang pháp lý tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Với tình hình giá cả leo thang như đợt đầu năm 2008 vừa qua, thì cần phải có chính sách phù hợp để chống lạm phát, điều này làm cho giá của NVL tăng cao, đẩy chi phí sản xuất lên rất cao. Ngoài ra cần chú ý điều chỉnh mức lương cơ bản cho phù hợp với tình hình kinh tế như hiện nay đảm bảo không làm cho lương thực tế của cán bộ CNV bị giảm. Cần phải thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo giảng dạy cho các cán bộ kế toán để kịp thời cập nhật những điều chỉnh mới, những quy định mới do Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước khác ban hành. 3.5.2 . Về phía Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội Thứ nhất, cần phải phối hợp một cách chặt chẽ với các cơ quan Nhà Nước để xây dựng được một đội ngũ CBCNV có trình độ tay nghề cao, nhiệt tình và có ý thức trong lao động, có sự say mê công việc với sự cập nhật đầy đủ của các quy định chế độ hiện hành. Phải có sự đồng lòng và quyết tâm của toàn bộ CBCNV trong đơn vị cùng cống hiến để góp phần xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Cần có các phong trào thi đua, khen hưởng hợp lý cho các cán bộ CNV . Muốn vậy đơn vị cần phải gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động , phải có các chính sách đãi ngộ tốt với người lao động . Thứ hai, đơn vị cần hoàn thiện hơn phần mềm kế toán viết tay cho phù hợp với những thay đổi chẳng hạn sẽ phải bổ sung thêm vào hệ thống TK 627, hay phần mềm còn phải thường xuyên cập nhật để phù hợp nhất với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Phần mềm kế toán máy là một công cụ vô cùng hữu ích của đơn vị trong việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Đơn vị đã có sẵn nên cũng chỉ cần nâng cấp, bổ sung và cập nhật thay đổi, không tốn quá nhiều chi phí. Thứ ba, việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị và phù hợp với năng lực hiện có của đơn vị. Phải có sự so sánh giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra để có phương án tối ưu nhất . Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng và có biện pháp kiểm tra, đôn đốc kịp thời. Thứ tư, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí trên cơ sở tuân thủ theo đúng những quy định của Nhà nước và quy đinh của đơn vị. Không vì chạy theo lợi nhuận mà làm trái các quy định của Pháp luật. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay, cùng với đó là một nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng lớn. Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội vừa hoạt động theo các nhiệm vụ của Nhà Nước vừa phải tự đảm bảo thu chi của mình để đảm bảo hoạt động cũng phải có lãi. Mặc dù trong những năm vừa qua, đơn vị đã gặt hái được rất nhiều thành công. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế và các chính sách cải cách giáo dục liên tục được sửa đổi bổ sung như hiện nay đòi hỏi Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội phải có chính sách chiến lược phù hợp, đúng đắn nhất. Muốn vậy, một nhân tố hết sức quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là công tác tổ chức kế toán cho tốt. Bởi lẽ, kế toán là người cung cấp mọi thông tin cần thiết nhất cho nhà quản trị ra quyết định cho doanh nghiệp mình. Với ý nghĩa quan trọng đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội em đã tìm hiểu khá kỹ về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Như em đã trình bày trong chuyên đề thực tập chuyên ngành thì bên cạnh rất nhiều mặt đã đạt được trong công tác kế toán thì vẫn còn có một số điểm chưa thật sự hợp lý lắm, cần phải hoàn thiện hơn. Em hy vọng rằng, với những ưu nhược điểm hiện nay em đã đưa ra được các kiến nghị và phương hướng phù hợp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Phòng Kế toán – Tài vụ ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội và TS. Nguyễn Hữu Ánh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình quá trình thực tập tốt nghiệp để em có thể hiểu hơn về thực tế áp dụng Chế độ kế toán trong các doanh nghiệp hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp (PGS.TS Đặng Thị Loan – NXB Giáo Dục- Năm 2001) 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do NXB Tài chính xuất bản) 4. Một số luận văn thực tập tốt nghiệp của sinh viên khoá 43, 44, 45,46 khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2003, 2004, 2005 , 2006 và 2007 của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội. 6. Bảng cân đối kế toán năm 2005,2006 và 2007 của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội. 7. Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2006, 2007 của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội. 8. Một số các chứng từ, sổ sách kế toán, bảng biểu sử dụng trong quá trình hạch toán kế toán của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội. 9. Một số các trang Web: www.kiemtoan.com.vn www.danketoan.com.vn www.ketoantruong.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31459.doc
Tài liệu liên quan