Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cần thiết để tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và tính chính xác được giá thành sản phẩm sản xuất. Các thông tin về chi phí và giá thành là căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định niên quan đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho ban lãnh đạo có những thông tin kịp thời về tình hình thực hiện kế hoạch của công ty, cũng như những ảnh hưởng tác động để có những biện pháp điều chỉnh hợp lý.
89 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân viên, kế toán phân bổ chi phí này cho từng giai đoạn sản xuất gồm sản xuất sợi đơn và sản xuất sợi xe theo tiêu thức tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp:
=
x
Chi phí nhân viên Tổng chi phí NV Tỷ lệ
sản xuất sợi đơn (xe) nhà máy sợi phân bổ
Trong đó:
=
Tỷ lệ Tổng CPNCTT sản xuất sợi đơn (xe)
Phân bổ Tổng CPNCTT sản xuất ở nhà máy sợi HN
Tỷ lệ phân
bổ sợi đơn
Vậy tỷ lệ phân bổ sợi xe = 1- 0.9313 = 0.0687
Khi đó:
Chi phí nhân viên phân xưởng sợi đơn:
2.454.126.877 x 0.9313 = 2.285.459.673
Chi phí nhân viên phân xưởng sợi xe:
2.454.126.877 - 2.285.459.673 = 168.667.204
Kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm giống như ở phần kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Sau khi thực hiện phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng nhóm sản phẩm, thực hiện bút toán kết chuyển từ TK 627H11 sang TK 154H11, TK 154H12
Nợ TK 154H11: 2.285.459.673
Nợ TK 154H12: 168.667.204
Có TK 627H11: 2.454.126.877
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, bao gói.
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những chi phí sản xuất chung của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội bao gồm chi phí xuất dùng phụ tùng, thiết bị cho sữa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà cửa kho tàng; chi phí vật liệu như bông xơ, hoá chất, xăng dầu, chi phí bao gói. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, bao gói được tập hợp cho toàn bộ nhà máy. Dựa vào các phiếu xuất kho, hay các chứng từ khác có liên quan, kế toán nguyên vật liệu nhập số liệu vào máy, từ đó, máy tính sẽ tự động chuyển số liệu sang các sổ chi tiết 152, 153, 627..để tập hợp chi phí sản xuất chung. Trình tự kế toán trên máy giống như phần kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tính chi phí vật liệu xuất dùng cho toàn Nhà máy Sợi Hà Nội:
Nợ TK 627H12: 1.761.606.995
Có TK 1522H1: 3.764.325
Có TK 1523H1: 61.986.998
Có TK 1524H: 1.670.900.587
Có TK 153H: 24.955.085
Trong quý 3 năm 2008, chi phí vật liệu sản xuất chung của nhà máy sợi là 1.761.606.995 đồng, chi phí công cụ dụng cụ của nhà máy sợi là 6.915.600 đồng, chi phí bao gói của nhà máy sợi là .387.541.043 đồng.
- Tính chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho Nhà máy sợi.
Nợ TK 627H13: 6.915.600
Có TK 153H1: 6.915.600
Tính chi phí bao gói xuất dùng cho Nhà máy sợi Hà Nội:
Nợ TK 627H15: 1.387.541.043
Có TK 1522H2: 1.387.541.043
Cuối kỳ, kế toán chi phí kết chuyển các chi phí này sang chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 154H1: 3.156.063.638
Có TK 627H12: 1.761.606.995
Có TK 627H13: 6.915.600
Có TK 627H15: 1.387.541.043
Ø Chi phí khấu hao Tài sản cố định ( TK6274)
Chi phí khấu hao tài sản cố định là giá trị về hao mòn của tài sản cố định trong quá trình sử dụng cho sản xuất gồm hao mòn về máy móc, thiết bị, nhà xưởng…mà Tổng công ty tính ra bằng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, gồm có rất nhiều dây chuyền máy móc thiết bị và nhà xưởng, nên việc khấu hao tài sản cố định là một việc hết sức phức tạp, với mỗi tài sản khác nhau thì thì lại phù hợp với các phương pháp khấu hao khác nhau. Tuy nhiên, Tổng công ty lại áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để việc tính khấu hao đơn giản và thuận tiện hơn. Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm (MKHN) của một tài sản cố đinh (TSCĐ) được tính theo công thức sau:
MKHN = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm
Trong đó: 1
Tỷ lệ khấu hao năm = x 100
Số năm sử dụng dự kiến của TSCĐ
Mức khấu hao quý được tính bằng mức khấu hao năm chia cho 4 quý của năm thì ra khấu hao của một quý.
Tại Nhà máy Sợi Hà Nội, tài sản cố định hàng năm là thường xuyên biến động cả về số lượng và giá trị. Số lượng máy móc thiết bị đầu năm 2008 là 825 với nguyên giá là 271.736.258.010 đồng, thì đến cuối năm số lượng máy móc thiết bị đã tăng lên là 831 với tổng nguyên giá là 274.704.656.124 đồng. Sau khi tính khấu hao năm xong, kế toán TSCĐ tiến hành phân bổ khấu hao cho từng quý của năm và từng nhà máy, từng phân xưởng, từng phòng ban…Đối với Nhà máy Sợi số khấu hao được phân bổ ở quý 3 năm 2008 là 2.609.972.385 đồng.
Biểu số 2.12: Bảng tổng hợp tính khấu hao quý 3/2008
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bảng tổng hợp tính khấu hao quý 3/2008
STT
Đối tượng sử dụng
Tổng khấu hao năm 2008
Phân bổ khấu hao cho từng quý
Số khấu hao quý 1
Số khấu hao quý 2
Số khấu hao quý 3
Số khấu hao quý 4
I
TSCĐ hữu hình
40.284.444.520
…
…
9.660.471.398
…
1
627H14-Sợi
15.337.405.632
…
…
2.609.972.385
…
2
627H3481 - May 1
…
…
…
…
…
…
….
…
…
…
…
…
…
641
…
…
…
…
…
…
632H6
…
…
…
…
…
…
642H4
…
…
…
…
…
…
….
…
…
…
…
…
II
TSCĐ vô hình
265.425.185
…
…
…
…
1
632H6
…
…
…
…
…
2
642H4
…
TỔNG CỘNG
40.549.869.706
…
…
9.725.522.706
Ngày … tháng … năm 2008
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Trích khấu hao TSCĐ cho Nhà máy sợi theo quý sản xuất.
Nợ TK 627H14: 2.609.972.385
Có TK 214H1: 2.609.972.385
Cuối kỳ, kế toán chi phí thực hiện bút toán kết chuyển chi phí từ TK 627H14 sang tài khoản 154H1 để tính vào giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154H1: 2.609.972.385
Có TK 627H14: 2.609.972.385
Các loại chi phí sản xuất chung khác
Các loại chi phí sản xuất chung khác như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền gồm chi bồi dưỡng độc hại, chi tiền ăn ca, chi tiền mua vật tư, chi tiền thuốc và viện phí…Tại nhà máy Sợi Hà Nội vào quý 3 năm 2008, chi phí dịch vụ mua ngoài là 172.833.000 đồng, chi phí khác bằng tiền là 722.616.966 đồng. Dựa vào các chứng từ có liên quan như hoá đơn mua hàng, phiếu chi tiền, giấy tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán sẽ nhập số liệu vào máy thông qua các phân hệ kế toán có liên quan trong phần mềm kế toán Fast Accounting như phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi tiền vay; phân hệ kế toán mua hàng và công nợ phải trả…
Biểu số 2.13: Phiếu chi
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
Mẫu số: 02-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI Quyển số: 20…
Ngày 12 tháng 08 năm 2008
Số: PC 1805…...
Nợ: TK 627H18.
Có: TK 111H….
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Hoa
Địa chỉ:
Lý do chi: Mua vật tư
Số tiền: 1.354.000 (một triệu, ba trăm năm mươi tư nghìn đồng)
Kèm theo: 02 Chứng từ gốc
Ngày 12 tháng 08 năm 2008
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Người lập phiếu
Người nhận tiền
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu số 2.14: Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
Mẫu số: 04-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Số: PKT 141
Nợ: TK 627H18
Có: TK 141H
Họ và tên người thanh toán: Phạm Thanh Thuỷ ..
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội .
Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng sau:
Diễn giải
Số tiền
I. Số tiền tạm ứng
1. Số tạm ứng đợt trước chưa chi hết
2. Số tạm ứng kỳ này
- Phiếu chi 1705 ngày 31/07
- Phiếu chi 1890 ngày 25/08
- Phiếu chi 1980 ngày 30/09
690.135.165
0
690.135.165
249.405.246
214.429.679
226.300.240
II. Số tiền đã chi
- Chứng từ số PKT 141 ngày 31/07
Chứng từ số PKT 141 ngày 31/08
Chứng từ số PKT 141 ngày 30/09
690.135.165
249.405.246
214.429.679
226.300.240
III. Chênh lệch
Số tạm ứng chi không hết (I-II)
chi quá số tạm ứng (II-I)
0
0
0
Tổng giám đốc
Kế toán
Trưởng
Kế toán
thanh toán
Người đề nghị
thanh toán
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Hạch toán chi phí mua ngoài:
Nợ TK 627H17: 172.833.000
Có TK 331H: 172.833.000
Hạch toán chi phí khác:
Nợ TK 627H18: 722.616.966
Có TK 111H: 32.481.801
Có TK 141H: 690.135.165
Sau khi tập hợp được các loại chi phí này kế toán tiến hành phân bổ cho từng nhóm sản phẩm sản xuất sợi đơn và sợi xe, trong mỗi nhóm sản phẩm lại tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm sợi. Cuối kỳ kế toán chi phí tiến hành bút toán kết chuyển để tính giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154H1: 895.449.966
Có TK 627H17: 172.833.000
Có TK 627H18: 722.616.966
Ngoài ra còn chi phí được phân bổ (TK 627H19) cũng là một trong những chi phí sản xuất chung của nhà máy sợi Hà Nội.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung cho nhà máy sợi, và thực hiện bút toán kết chuyển sang tài khoản chi phí sản xuất dở dang.
Nợ TK 154H1: 9.416.805.946
Có TK 627H1: 9.416.805.946
Có TK 627H5: 11.476.148.475
v Phân bổ chi phí sản xuất chung
Sau khi đã tập hợp được các loại chi phí sản xuất chung, kế toán chi phí tiến hành phân bổ chi phí theo tiêu thức tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp cho từng sản phẩm sợi đơn, sợi xe.
x
=
CPSXC phân bổ cho Tổng CPSXC Tỷ lệ
sản xuất sợi đơn (xe) nhà máy sợi phân bổ
Trong đó:
=
Tỷ lệ Tổng tiền lương CNSX sợi đơn (xe)
Phân bổ Tổng tiền lương CNSX của nhà máy sợi
Biểu số 2.15: Sổ chi tiết tài khoản 627
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản : 627H1 – CPSXC Nhà máy sợi Hà Nội
Từ ngày :01/07/2008 đến ngày :30/09/2008
Số dư đầu kỳ : 0
Chứng từ
Khách hàng
Diễn giải
TK đ/ư
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
01/07
PX 01
NM Sợi
Xuất phụ tùng
1524H1
203.721
22/07
PX 106
NM Sợi
Xuất vật liệu phụ
153H11
68.000.000
31/07
PX 10
NM Sợi
Xuất vật liệu xây dụng
1522H61
1.242.748
31/07
PX 63B
NM Sợi
Xuất xăng dầu
1523H1
13.671.916
31/07
PKT 141
NM Sợi
Thanh toán tiền ăn ca, tiền mua sữa
141H
249.405.246
....
....
....
....
....
....
....
12/08
PC 1805
NM Sợi
Thanh toán tiền mua vật tư
1111H
1.354.000
28/08
PX 117
NM Sợi
Xuất phụ tùng
1524H1
4.977.999.192
31/08
PKT 141
NM Sợi
Thanh toán tiền ăn ca, tiền mua sữa
141H
214.429.679
....
....
....
....
....
....
....
30/09
PKT 141
NM Sợi
Thanh toán tiền ăn ca, tiền mua sữa
141H
226.300.240
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H11-154H11
154H11
2.454.126.877
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H12-154H11
154H11
1.761.606.995
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H13-154H11
154H11
6.915.600
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H14-154H11
154H11
2.609.972.385
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H15-154H11
154H11
1.387.541.043
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H17-154H11
154H11
172.833.000
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H18-154H11
154H11
722.616.966
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H19-154H11
154H11
301.193.080
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H64-627H19
627H64
217.426.036
30/09
PKT
NM Sợi
K/c 627H69-627H19
154H69
83.767.044
Tổng phát sính nợ : 9.416.805.946
Tổng phát sính có : 9.416.805.946
Số dư cuối kỳ : 0
Ngày.......tháng.......năm ......
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
Biểu số 2.16: Sổ tổng hợp tài khoản 627
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản : 627H1 – CPSXC HN: Sợi 1
Từ ngày :01/07/2008 đến ngày :30/09/2008
TK đối ứng
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
111
Tiền mặt
32.481.801
141
Tạm ứng
690.135.165
152
Nguyên liệu, vật liệu
3.124.192.953
1522
Vật liệu
1.391.305.368
1522H1
Hoá chất
2.521.577
…
…
…
1522H2
Vật tư bao gói
1.387.541.043
…
1523
Nhiên liệu – xăng dầu
61.986.998
1524
Phụ tùng sửa chữa thay thế
1.670.900.587
…
….
….
153
Công cụ, dụng cụ
31.870.685
154
Chi phí SXKD dở dang
9.416.805.946
154H
Chi phí SXKD dở dang HN
9.416.805.946
154H1
Chi phí SXKD dở dang HN sợi
9.416.805.946
2141H
Hao mòn TSCĐ hữu hình
2.609.972.385
331
Phải trả cho người bán
172.833.000
334
Phải trả cho CNV
2.129.223.526
338
Phải trả, phải nộp khác
324.903.351
627
Chi phí sản xuất chung
301.193.080
627H
Chi phí sản xuất chung HN
301.193.080
627H6
CPSXC nhà máy Động lực
301.193.080
627H64
CP khấu hao TSCĐ động lực
217.426.036
627H69
CP phân bổ động lực
83.767.044
Tổng phát sính nợ : 9.416.805.946
Tổng phát sính có : 9.416.805.946
Số dư cuối kỳ : 0
Ngày.......tháng.......năm…..
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Người ghi sổ
( Ký, họ tên)
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Từ sổ chi tiết và sổ tổng hợp của TK 627, 621, 622, kế toán chi phí tiến hành kết chuyển sang tài khoản 154, ta có sổ tổng hợp TK 154, căn cứ vào số liệu này, máy sẽ nhập số liệu vào các tài khoản tương ứng trong bảng kê số 4. Sau khi khoá sổ các bảng kê vào cuối quý, máy tự động tổng hợp ghi vào Nhật ký chứng từ số 7. Bảng kê số 4 là căn cứ để tính giá thành sản phẩm.
Biểu số 2.17: Sổ tổng hợp tài khoản 154H11
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản : 154H11 – CPSXDD Nhà máy sợi Hà Nội: sợi đơn
Từ ngày :01/07/2008 đến ngày :30/09/2008
Số dư nợ đầu kỳ: 18.159.143.285
TK đối ứng
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
152
Nguyên liệu, vật liệu
2.055.340.532
1521
Nguyên liệu chính
2.055.340.532
1521H
Nguyên liệu chính Hà Nội
2.055.340.532
1521H1
Nguyên liệu chính Hà Nội-Giá mua
2.055.340.532
154
Chi phí sản SXKD dở dang
1.075.863.330
154H
Chi phí sản SXKD dở dang Hà Nội
1.075.863.330
154H1
Chi phí sản SXKD dở dang sợi HN
1.075.863.330
154H12
Chi phí sản SXKD dở dang Sợi xe HN
1.075.863.330
155
Thành phẩm
104.878.092.179
155H
Thành phẩm Hà Nội
104.878.092.179
155H1
Thành phẩm Hà Nội sợi
104.878.092.179
621
Chi phí NVL trực tiếp
82.390.323.498
621H
Chi phí NVL trực tiếp Hà Nội
82.390.323.498
621H1
Chi phí NVL trực tiếp sợi HN
82.390.323.498
622
Chi phí NVL trực tiếp
5.391.295.911
622H
Chi phí NVL trực tiếp Hà Nội
5.391.295.911
622H1
Chi phí NVL trực tiếp HN sợi
5.391.295.911
622H11
Chi phí NVL trực tiếp HN sợi đơn
5.015.094.084
622H12
Chi phí NVL trực tiếp HN sợi xe
376.201.827
627
Chi phí sản xuất chung
20.892.954.421
627H
Chi phí sản xuất chung Hà Nội
20.892.954.421
627H1
Chi phí sản xuất chung HN sợi
9.416.805.946
627H11
Chi phí nhân viên sợi
2.454.126.877
627H12
Chi phí vật liệu sợi
1.761.606.995
627H13
Chi phí dụng cụ sợi
6.915.600
627H14
Chi phí bao khấu hao TSCĐ sợi
2.609.972.385
627H15
Chi phi bao gói sợi
1.387.541.043
627H17
Chi phí mua ngoài sợi
172.833.000
627H18
Chi phí khác sợi
722.616.966
627H19
Chi phí được phân bổ sợi
301.193.080
627H5
Chi phí sản xuất chung Điện
11.476.148.475
627H54
Chi phí khấu hao TSCĐ Điện
179.057.102
627H57
Chi phí mua ngoài Điện
11.086.981.918
627H58
Chi phí khác Điện
210.109.455
Tổng phát sinh nợ: 108.674.573.830
Tổng phát sinh có: 108.009.296.041
Số dư nợ cuối kỳ: 18.972.273.796
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Người lập biểu
( Ký, họ tên)
Biểu số 2.18: Sổ tổng hợp tài khoản 154H12
SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN
Tài khoản : 154H12 – CPSXDD Nhà máy sợi Hà Nội: Sợi xe
Từ ngày :01/07/2008 đến ngày :30/09/2008
Số dư nợ đầu kỳ: 763.491.330
TK đối ứng
Tên tài khoản
Số phát sinh
Nợ
Có
154
Chi phí sản SXKD dở dang
1.075.863.330
154H
Chi phí sản SXKD dở dang Hà Nội
1.075.863.330
154H1
Chi phí sản SXKD dở dang sợi HN
1.075.863.330
154H11
Chi phí sản SXKD dở dang Sợi đơn HN
1.075.863.330
155
Thành phẩm
9.657.604.518
11.088.260.174
155H
Thành phẩm Hà Nội
9.657.604.518
11.088.260.174
155H1
Thành phẩm Hà Nội sợi
9.657.604.518
11.088.260.174
Tổng phát sinh nợ: 10.733.467.848
Tổng phát sinh có: 11.088.260.174
Số dư nợ cuối kỳ: 408.699.044
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
KẾ TOÁN TRƯỞNG
( Ký, họ tên )
Người lập biểu
( Ký, họ tên)
Bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang chi phí sản xuất dở dang cuối quý để tính giá thành.
Tại nhà máy sợi Hà Nội, quý 3 năm 2008, bút toán kết chuyển được hạch toán như sau:
Nợ TK 154H1: 119.408.041.678
Có TK 621H1: 82.390.323.498
Có TK 622H1: 5.391.295.911
Có TK 627H1: 9.416.805.946
Có TK 627H5: 11.476.148.475
Trong đó, tổng chi phí sản xuất dở dang lấy từ hai sổ tổng hợp của tài khoản 154H11 và 154H12, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được lấy từ sổ tổng hợp TK621H1, TK622H1, TK627H1, chi phí điện được lấy từ bảng phân bổ điện của cả Tổng công ty cho từng nhà máy, từng bộ phận...
Biểu số 2.19: Bảng kê số 4
Đơn vị: Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Bộ phận: Nhà máy sợi Hà Nội
Mẫu số: S04b4-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG KÊ SỐ 4
Từ ngày 01/07/2008 đến ngày 30/09/2008
STT
TK ghi có
TK ghi nợ
….
154H
155H
621H1
622H1
627H1
627H5
Tổng cộng
1
Tổng cộng 154H1
….
1.075.863.330
9.957.604.518
82.390.323.498
5.391.295.911
9.416.805.946
11.476.148.475
119.408.041.678
2
154H11- sợi đơn
….
82.390.323.498
5.391.295.911
9.416.805.946
11.476.148.475
108.674.573.830
3
154H12- sợi xe
….
1.075.863.330
9.957.604.518
10.733.467.848
4
Tổng cộng 621H1
….
82.390.323.498
5
621H11- sợi đơn
….
82.390.323.498
6
Tổng cộng 622H1
….
5.391.295.911
7
622H11- sợi đơn
….
5.015.094.084
8
622H12- sợi xe
….
376.201.827
9
Tổng cộng 627H1
….
9.416.805.946
10
627H11 CP nhân viên
….
2.545.126.877
11
627H12 CP vật liệu
….
1.761.606.995
12
627H13 CP dụng cụ
….
6.915.600
13
627H14 CP khấu hao
2.609.972.385
14
627H15 CP bao gói
….
1.387.541.043
15
627H17 CP mua ngoài
….
172.833.000
16
627H18 CP khác
….
722.616.966
17
627H19 CP được phân bổ
….
301.193.080
Lập, ngày 30 tháng 9 năm 2008
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
2.3. KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
2.3.1.1. Đặc điểm kế toán sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là các sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính giá thành sản phẩm, công việc đầu tiên không thể bỏ qua là xác định giá trị sản phẩm dở dang. Đối với Nhà máy sợi Hà Nội, chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất nên phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang là phương pháp xác định theo chi phí nguyên vật liệu chính. Để đánh giá được sản phẩm dở dang, kế toán giá thành phải căn cứ vào biên bản kiểm kê cuối quý do nhân viên thống kê của nhà máy cung cấp, sau đó là xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp với đặc điểm riêng của từng nhà máy.
2.3.1.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Mỗi nhà máy khác nhau lại có những sản phẩm khác nhau với những đặc điểm sản xuất riêng nên việc tính giá trị sản phẩm dở dang cũng khác nhau. Riêng tại Nhà máy sợi Hà Nội, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính riêng cho từng nhóm sản phẩm sản xuất gồm sản xuất sợi đơn, sản xuất sợi xe.
Đối với giai đoạn sản xuất sợi đơn, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm giá trị bông, xơ tồn trên dây chuyền ở cung chải và ghép thô. Đối với giai đoạn sản xuất sợi xe, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là giá trị sợi tồn còn đang nằm trên dây chuyền sản xuất.
Trong đó, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ cho sản phẩm sợi đơn gồm giá trị tồn kho của nguyên vật liệu chính bông, xơ được tính theo giá bình quân gia quyền:
=
Giá bông (xơ) Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ
bq tồn cuối kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá trị bông (xơ) tồn = Đơn giá bông (xơ) bq tồn x Số lượng bông (xơ) tồn
Giá trị bông, xơ tồn cuối kỳ = Giá trị bông tồn cuối kỳ + Giá trị xơ tồn cuối kỳ
Trong quý 3, năm 2008, giá trị bông xơ tồn cuối kỳ được tính như sau:
Biểu số 2.20: Bảng tính giá bông xơ tồn cuối qúy 3 năm 2008
Chỉ tiêu
Xơ
Bông
số lượng
(Kg)
Thành tiền
(Đồng)
số lượng
(Kg)
Thành tiền
(Đồng)
Tồn đầu kỳ
387.405,60
9.090.084.998
351.923,10
9.069.058.287
Nhập trong kỳ
1.785.300
43.990.173.990
1.232.733,40
34.945.342.629
Tổng tồn+ nhập
2.172.705,60
53.080.258.988,4
1.583.656,50
44.014.400.916
Tồn cuối kỳ
381.339,50
9.316.133.985
347.431
9.656.149.783
(Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
Từ bảng trên ta có:
Ø Xơ tồn:
Giá xơ bình quân tồn (đồng/kg)
Số lượng xơ tồn cuối kỳ có được từ kết quả kiểm kê cuối quý của nhà máy sợi Hà Nội là 381.339,50 (kg)
Giá trị tồn kho cuối kỳ của xơ = 24.430 x 381.339,50 = 9.316.133.985 (đồng)
Ø Bông tồn:
Đơn giá bông bình quân (đồng/kg)
Số lượng bông tồn cuối kỳ từ kết quả kiểm kê cuối quý của nhà máy sợi Hà Nội là: 347.431 (kg)
Giá trị tồn kho cuối kỳ của bông = 347.431 x 27.793 =9.656.149.783 (đồng)
ðTổng giá trị tồn kho cuối kỳ của sản phẩm sợi đơn là giá trị xơ tồn kho cuối kỳ và giá trị bông tồn cuối kỳ:
Số lượng tồn kho cuối kỳ là: 381.339,50 + 347.431 = 78.770,50 (kg)
Giá trị tồn kho cuối kỳ là: 9.316.133.985 + 9.656.149.783 = 18.972.273.768 (đồng)
Tương tự, giá trị dở dang cuối kỳ của sản phẩm sợi xe gồm các loại sợi đơn chưa sử dụng hết trong quá trình sản xuất.
Biểu số 2.21: Bảng tổng hợp tồn xuất
B«ng x¬ tån vµ xuÊt dïng Quý 3 - 2008 – nhÀ MÁY sîi HÀ NỘI
Tån ®Çu kú
Tån cuèi kú
STT
DiÔn gi¶i
®¬n gi¸
S¶n lîng
Tæng
S¶n lîng
Tæng
Tæng s¶n lîng tån qui vÒ b«ng x¬
1
- X¬ :
24.430,00
387.405,60
9.090.084.998
381.339,50
9.316.123.985
2
- B«ng :
- CÊp 1
27.793,00
351.923,10
9.069.058.287
347.431,00
9.656.149.783
- CÊp 2
25.013,70
- CÊp 3
19.455,10
3
- B«ng håi c¸c lo¹i :
4
- F1 :
5
- BRCK :
Gi¸ trÞ tån b«ng x¬ :
739.328,70
18.159.143.285
728.770,50
18.972.273.768
6
Sîi xe
Ne 60/2 (65/35) CK
Ne 45/2 (65/35) CK
40.586
5.531,64
216.934.326
4.309,68
174.912.672
Ne 30/2 CK
Ne 28/2 CK
Ne 20/2 CT
38.395
7.417,92
267.252.822
4.458,48
171.183.340
Ne 30/2 CT
7.474,9
280. 55.422
Ne 32/2 CT
40.940
1.529,14
62.602.992
Ne 38,5/2 CK
Ne 46/2 PE
37.957
Ne 45/2 PE
Ne 42/2 PE
Gi¸ trÞ tån sîi xe
20.424,46
764.742.569,34
10.297,30
408.699.004
(Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
2.3.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành.
Đối với Nhà máy sợi Hà Nội, sau khi tập hợp chi phí sản xuất cho từng nhóm sản phẩm sợi đơn và sợi xe, kế toán chi phí giá thành sẽ tiến hành tính giá thành cho từng chi số sợi sản phẩm trong mỗi nhóm sản phẩm. Vì vậy, đối tượng tính giá là từng chi số sợi, kỳ tính giá thành sản phẩm là theo một quý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đơn vị tính giá thành là Kg sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Nhà máy sợi Hà Nội là sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau nên để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán áp dụng phương pháp tính tính giá thành sản phẩm là phương pháp liên hợp gồm phương pháp tỷ lệ và phương pháp cộng chi phí. Phương pháp này dựa trên căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm các loại.
Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa chi phí thực tế
Đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị thực tế x so với chi phí KH hoặc ĐM
từng loại sản phẩm từng loại của tất cả các loại SP
Trong đó, giá thành kế hoạch được lấy từ bảng giá thành đơn vị kế hoạch được lập từ đầu năm cho từng loại sản phẩm thuộc sợi đơn hoặc sợi xe. Sau đây là bảng giá thành đơn vị kế hoạch của một số loại sản phẩm sợi đơn:
Biểu số 2.22: Bảng giá thành đơn vị kế hoạch
BẢNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ KẾ HOẠCH NĂM 2008 NHÀ MÁY SỢI
tªn s¶n phÈm
s¶n l¦îng
Nguyªn liÖu chÝnh
VËt liÖu phô
TiÒn l¬ng
B¶o hiÓm
chi phÝ chung
z ®¬n vÞ
®iÖn sxc
Kh mmtb
Phô tïng
Ph©n xëng
2.812.966,08
- Ne 60 (65/35) CK
22.330,08
30.964
405
1.879
494
6.192
2.576
1.196
2.392
46.097
- Ne 50 (65/35) CK
30.964
405
31.369
- Ne 46 (65/35) CK
30.964
405
31.369
- Ne 45 (65/35) CK
153.666,20
30.964
405
1.299
315
4.644
1.780
827
1.653
41.887
- Ne 45 (65/35) CK DT
30.964
405
31.369
- Ne 45 (65/35)CT+CK
112,00
30.964
405
1.511
381
4.644
2.071
961
1.923
42.860
- Ne 40 (65/35) CK
234.227,84
30.964
405
1.166
273
4.128
1.598
742
1.484
40.759
- Ne 38 (65/35) CK
30.964
405
31.369
- Ne 36 (65/35) CK
95.956,12
30.964
405
1.106
254
3.715
1.517
704
1.408
40.074
- Ne 34 (65/35) CK
30.964
405
31.369
- Ne 33 (65/35) CK
30.964
405
31.369
- Ne 32 (65/35) CK
30.964
405
31.369
- Ne 30 (65/35) CK
173.947,18
30.964
405
1.242
287
3.096
1.702
791
1.581
40.068
…..
…..
…..
….
….
….
….
….
….
….
….
(Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
Từ bảng giá thành đơn vị kế hoạch năm, kế toán chi phí tính bảng giá thành kế hoạch các quý bằng giá thành đơn vị kế hoạch năm nhân với số lượng từng sản phẩm nhập kho trong quý.
Chi phí sản xuất thực tế phát sinh của toàn nhà máy sau khi được tập hợp cho từng nhóm sản phẩm sợi đơn và sợi xe sẽ đem phân bổ cho từng loại sản phẩm trong nhóm bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, chi phí về nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương và các loại bảo hiểm, chi phí sản xuất chung. Việc phân bổ chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí cho từng loại sản phẩm, sau đó tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm đó. Tổng giá thành từng loại sản phẩm chính là tổng chi phí các khoản mục được phân bổ.
Và giá thành đơn vị sản phẩm sẽ được tính như sau:
=
Giá thành 1kg Tổng giá thành loại sản phẩm i
sợi i Tổng số lượng loại sản phẩm i
Sau đây là cách tính giá thành của một loại sản phẩm sợi đơn đó là sản phẩm sợi đơn Ne 45 (65/35) chải kỹ, trong đó tỷ lệ pha xơ chiếm 65%, bông chiếm 35% .
Biểu số 2.23: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT QUÝ 3 NĂM 2008 – NM SỢI
Các khoản mục chi phí
Nhóm sản phẩm
Sợi đơn
Sợi xe
Chi phí NVL trực tiếp:
Nguyên vật liệu chính
80.908.904.534
9.565.353.278
Vật liệu phụ
1.379.604.018
101.814.946
Các khoản CP giảm trừ
(2.055.340.532)
0
Chi phí NC trực tiếp:
Tiền lương của NCTT
4.385.624.869
323.659.635
Bảo hiểm của NCTT
629.469.215
52.542.174
Chi phí sản xuất chung:
Điện
11.356.283.515
119.864.960
Khấu hao máy móc
2.609.972.385
0
Phụ tùng
1.693.754.026
124.999.255
Chi phí khác
4.782.950.631
352.982.343
Tổng chi phí
105.691.222.662
10.732.216.608
Tổng chi phí tính giá thành kỳ này của sản phẩm sợi đơn là:
Tổng giá thành chi phí sản xuất chi phí chi phí
sản phẩm = dở dang + sản xuất - sản xuất dở dang
hoàn thành đầu kỳ phát sinh trong kỳ cuối kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ chính là giá trị tồn đầu kỳ của nguyên vật liệu chính bông, xơ.
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chính là giá trị tồn cuối kỳ của bông, xơ mà ta tính được ở giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền.
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là tổng chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình sản xuất, đã trừ các khoản thu hồi giảm trừ chi phí như phế liệu, giá trị sản phẩm hỏng, giá trị sản phẩm thiếu hụt, vật liệu xuất dùng không hết nhập kho…
Trong đó, tổng chi phí thực tế phát sinh được lấy từ bảng tập hợp chi phí, giá trị NVLC tồn đầu kỳ và giá trị NVLC tồn cuối kỳ lấy từ bảng tổng hợp nhập xuất tồn bông xơ.
Trong quý 3 năm 2008:
- Giá trị NVLC tồn đầu kỳ là 18.159.143.285 đồng
- Tổng chi phí tập hợp được là 105.691.222.662 đồng
- Giá trị NVLC tồn cuối kỳ là 18.972.273.768 đồng
=> Tổng chi phí tính giá thành là: 104.878.092.179 đồng
18.159.143.285 + 105.691.222.662 - 18.972.273.768 = 104.878.092.179
Trong đó các khoản mục chi phí được xác định để tính giá sản phẩm như sau:
v Chi phí nguyên vật liệu chính cũng được xác định tương tự:
Giá trị NVLC tồn đầu kỳ là 18.159.143.285 đồng
Giá trị NVLC nhập trong kỳ là 80.908.904.534 đồng
Giá trị NVLC tồn cuối kỳ là 18.972.273.768 đồng
Giá trị NVLC nhập lại trong kỳ (2.055.340.532)
_
_
+
=
Giá trị NVLC Giá trị NVLC =
Giá trị NVLC Giá trị NVLC Giá trị NVLC dùng trong kỳ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ tồn cuối kỳ nhập lại
=> Giá trị NVLC dùng trong kỳ là: 78.040.433.519 đồng
Tỷ lệ phân bổ cho các loại sản phẩm của nhóm sợi đơn (T1) là:
=
Tỷ lệ Tổng giá trị NVLC dùng trong kỳ
phân bổ Tổng CP NVLC của sợi đơn theo kế hoạch
Dựa vào bản giá thành đơn vị kế hoạch, kế toán lập được bảng giá thành kế hoạch các quý trong năm, và tổng chi phí NVLC của sợi đơn theo kế hoạch được tính là 84.757.261.478 đồng.
Do đó, tỷ lệ phân bổ NVLC là:
T1
Trong quý 3 năm 2008, sản lượng của sản phẩm Ne 45(65/35) CK nhập kho là 153.666,20 (kg), giá thành kế hoạch đơn vị nguyên liệu chính là 30.964 đồng.
Vậy chi phí NVLC theo kế hoạch của Ne 45(65/35) CK = sản lượng x giá đơn vị kế hoạch
153.666,20 x 31.964 = 4.758.080.828
=
X
Chi phí NVLC phân bổ Chi phí NVLC kế hoạch Tỷ lệ
cho Ne 45(65/35) CK của Ne 45(65/35) CK phân bổ
= 4.758.080.828 x 0.923 = 4.381.013.308 (đồng)
Tương tự ta tính được các chi phí còn lại được phân bổ cho sản phẩm Ne 45(65/35) CK là:
- Chi phí vật liệu phụ cho là 76.142.599 đồng.
- Chi phí nhân công trực tiếp là: 275.477.937 đồng.
- Chi phí sản xuất chung là: 1.377.739.313 đồng
Tổng giá thành tính cho sản phẩm Ne 45(65/35) CK là tổng các khoản mục chi phí vừa tính được ở trên.
Trong đó tổng giá thành gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ giá kế kế hoạch của từng loại sản phẩm.
Tổng Z = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC
Đối với sản phẩm Ne 45(65/35) CK thì tổng giá thành là: 6.110.373.157 đồng
Vậy giá thành đơn vị của 1kg sợi Ne 45(65/35) CK là:
Z. đơn vị = Tổng Z / Tổng sản lượng
= (đồng/ kg)
Biểu số 2.24: Gía thành thực tế sợi đơn quý 3/2008 – NM SỢI
STT
tªn s¶n phÈm
s¶n
tæng z
z. ®vÞ
l¦îng
2.812.966,08
104.878.092.179
1
- Ne 60 (65/35) CK
22.330.08
1.256.475.182
56.268
2
- Ne 50 (65/35) CK
3
- Ne 46 (65/35) CK
4
- Ne 45 (65/35) CK
153.666,20
7.488.112.471
48.730
5
- Ne 45 (65/35) CK DT
6
- Ne 45 (65/35) CT+CK
112,00
5.609.813
50.088
7
- Ne 40 (65/35) CK
234.227,84
10.915.428.457
46.602
8
- Ne 38 (65/35) CK
9
- Ne 36 (65/35) CK
95.956,12
4.337.478.451
45.203
10
- Ne 34 (65/35) CK
11
- Ne 33 (65/35) CK
12
- Ne 32 (65/35) CK
13
- Ne 30 (65/35) CK
173.947,18
7.747.119.412
44.537
14
- Ne 30 (65/35) CT+CK
357,80
15.956.852
44.597
…
…
…
…
…
(Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
Sau khi kế toán chi phí tính giá thành trên bảng tính excel, sẽ khai báo số liệu vào máy và thực hiện bút toán kết chuyển từ tài khoản 154 sang tài khoản 155, chi tiết cho nhà máy sợi. Máy tính sẽ tự động chuyển dữ liệu sang các bảng kê liên quan như bảng kê số 4, bảng kê số 8…
Trên đây là nội dung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Tổng công ty Dệt may Hà Nội được thực hiện dựa trên phần mềm kế toán, trình tự và công tác hạch toán chi phí giá thành có những điểm đặc thù riêng cho từng nhà máy, từng phân xưởng… của Tổng công ty.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
3.1. ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI.
3.1.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội.
Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội là một Tổng công ty có bề dầy truyền thống trong lĩnh vực dệt may, và cũng là một trong những công ty hàng đầu có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Để đạt được những thành tích như ngày hôm nay, toàn thể cán bộ lãnh đạo cũng như các công nhân viên trong toàn doanh nghiệp phải phấn đấu hết mình, cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty và nhà nước, công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn trong những giai đoạn đầu thành lập và dần lớn mạnh; góp phần đáng kể trong việc nộp ngân sách nhà nước.
Tổng công ty cũng thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Bộ máy quản lý của Tổng công ty được chuyên môn hoá cho từng lĩnh vực, các cán bộ quản lý luôn đi sâu đi sát thực tế, có trình độ chuyên môn cao.
Bộ máy tổ chức kế toán của Tổng công ty được tổ chức theo mô hình tập trung và phân quyền phù hợp với cơ cấu tổ chức của Tổng công ty, việc phân công hợp lý theo từng khả năng của nhân viên trong phòng. Với việc chuyên môn hoá từng phần hành kế toán giúp cho công việc tránh bị chồng chéo, trùng lặp. Phòng kế toán luôn đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác phát triển của Tổng công ty, tham mưu kịp thời chính xác cho tổng giám đốc và ban lãnh đạo nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư.
Doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chứng từ là hoàn toàn phù hợp với một công ty có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày. Đây là hình thức kế toán phát triển cao nhất, nó đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ sách kế toán, thực hiện chuyên môn hoá và phân công chuyên môn hoá lao động kế toán. Áp dụng hình thức sổ này giúp các công tác kế toán giảm bớt khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, nâng cao năng suất lao động của nhân viên, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời cho tổng giám đốc và ban lãnh đạo công ty.
Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, tài khoản kế toán được doanh nghiệp áp dụng đúng theo chế độ, chuẩn mực kế toán của bộ tài chính ban hành. Chứng từ được kiểm tra kỹ trước khi đưa vào sổ sách kế toán, đồng thời quy trình luôn chuyển chứng từ là đúng trình tự, được bảo quản thường xuyên trong công ty. Hệ thống tài khoản được công ty sử dụng theo đúng quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, và công ty đã sử dụng linh hoạt hệ thống tài khoản khi chia tài khoản mẹ thành các tài khoản con đến cấp 5, đáp ứng nhu cầu hạch toán nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là phương pháp bình quân gia quyền tính một lần vào cuối tháng và theo giá thực tế đích danh. Đây là phương pháp phù hợp với điều kiện sản xuất của Tổng công ty. Với nhiều chủng loại hàng hoá có khối lượng lớn được sản xuất ở Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, việc tính toán giá trị hàng tồn kho như vậy sẽ giúp công việc được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng ở Tổng công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, nó giúp việc theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư , hàng hoá trên sổ sách. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, giúp cho nhà quản lý có thể nắm bắt nhanh chóng những biến động về NVL ở bất cứ thời điểm nào để ra những quyết định chính xác, kịp thời cho hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định của Tổng công ty áp dụng theo phương pháp đường thẳng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BT; giúp cho việc hạch toán TSCĐ được thuận tiện do việc tính toán của phương pháp này là khá đơn giản, tổng khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ đó và không gây đột biến trong giá thành sản phẩm.
Báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập theo quý, 3 tháng một lần, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường là chu kỳ ngắn và khép kín.
Riêng đối với công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, chi phí phát sinh được tập hợp đúng đối tượng, đúng khoản mục chi phí. Phân loại chi phí sản xuất rõ ràng thuận lợi cho việc tập hợp và phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là đa dạng hoá các nghành nghề kinh doanh với nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá, nên với mỗi một lĩnh lực kinh doanh khác nhau lại áp dụng những phương pháp tính giá khác nhau. Tại Tổng công ty thường áp dụng phương pháp liên hợp để tính giá thành sản phẩm, bao gồm nhiều phương pháp tính giá khác nhau kết hợp sao cho phù hợp với đặc điểm của sản phẩm cần tính giá. Đối với Nhà máy sợi Hà Nội phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp liên hợp của phương pháp tỷ lệ với phương pháp tổng cộng chi phí.Trong đó, giá thành kế hoạch và chi phí sản xuất kế hoạch đã được lập bởi phòng kế hoạch từ đầu năm, sau đó chuyển cho kế toán giá thành để làm căn cứ tính giá. Việc lập định mức kế hoạch giúp Tổng công ty quản lý được chi phí sản xuất nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đồng thời cũng giúp cho kế toán tính giá thành sản phẩm một cách thuận tiện và nhanh chóng và căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch và bảng chi phí sản xuất kế hoạch mà kế toán có thể biết được chi phí nào hợp lý, hợp lệ để tập hợp chi phí tính vào giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp hợp lý và phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, nó giúp cho việc tính giá sản phẩm đơn giản và nhanh chóng, giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên. Nó giúp việc tính giá thành sản phẩm sát với chi phí thực tế phát sinh, đưa ra những thông tin về giá sản phẩm chính xác cho nhà quản trị để từ đó có những điều chỉnh về giá cho hợp lý, cũng như các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để từ đó hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh việc tính giá thành sản phẩm bằng bảng tính Excel, kế toán viên cũng thực hiện tổng hợp chi phí sản xuất thông qua phần mềm kế toán Fast Accounting mà Tổng công ty đang áp dụng. Sử dụng phần mềm kế toán giúp cho kế toán viên giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán như ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được nhanh chóng và chính xác, kế toán không phải tính toán thủ công trong việc tập hợp chi phí mà phần mềm đã tự động tổng hợp. Việc sử dụng phần mềm kế toán làm cho quy trình sử lý dữ liệu nhanh, tra cứu thông tin dễ dàng và có tính bảo mật cao trong việc quản lý thông tin kế toán. Đồng thời, nó cũng giúp giảm ngắn thời gian tính giá thành sản phẩm, phù hợp với yêu cầu về cung cấp thông tin cho các nhà quản trị.
Công tác kế toán của Tổng công ty luôn áp dụng đúng chuẩn mực, chế độ kế toán của Bộ Tài chính, và vận dụng chúng một cách linh hoạt, tuy nhiên với điều kiện nhất định của Tổng công ty việc áp dụng đó cũng gặp những hạn chế, không đạt được những hiệu quả cao nhất.
3.1.2. Những hạn chế trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội
Với một quy mô sản xuất lớn, Tổng công ty có một bộ máy quản lý phức tạp với nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau. Chính vì vậy mà trong công tác quản lý của Tổng công ty gặp không ít những khó khăn. Tổng công ty có nhiều công ty con và công ty liên kết, đồng thời có nhiều nhà máy sản xuất ở những địa điểm khác nhau, nên việc phối hợp giữa nhà máy và các phòng ban thường không thuận lợi. Do đó, Tổng công ty cần có những biện pháp để việc phối hợp giữa các phòng ban và nhà máy một cách nhịp nhàng hơn.
Bộ máy kế toán của Tổng công ty khá lớn với một phòng kế toán trưởng và các phòng kế toán nghiệp vụ khác nhau. Vì vậy mà việc các phần hành kế toán phối hợp với nhau không được nhanh chóng, việc luân chuyển chứng từ, trao đổi tài liệu gặp nhiều khó khăn do thường xuyên phải đi lại giữa các phòng. Các phần hành kế toán cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, thống nhất trong công việc để có thể kiểm tra, đối chiếu sổ sách giữa các phần hành có liên quan đến nhau, tránh gây sai sót trong hạch toán.
Hình thức kế toán được sử dụng là hình thức nhật ký chứng từ kết hợp với việc sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác kế toán. Nó giúp giảm nhẹ khối lượng công việc, đáp ứng kịp thời nhanh chóng việc cung cấp thông tin kế toán, lập các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc kết hợp giữa các hình thức sổ sách kế toán thủ công và hệ thống kế toán bằng máy tính còn những hạn chế nhất định, do những chế độ và những quy định về mở sổ, ghi chép, khoá sổ, lưu trữ, bảo quản không phù hợp hoàn toàn với kế toán máy, vì đây là những quy định dựa trên hình thức kế toán thủ công. Bên cạnh đó, phần mềm Fast Accounting cũng có những nhược điểm như tính bảo mật của chương trình là chưa cao; không linh hoạt trong các báo cáo, mỗi khi nhà nước thay đổi mẫu báo cáo thì không thể tự ý thay được mà phải nhờ đến công ty viết phần mềm Fast; sổ sách kế toán sử dụng trong Fast Accounting còn chưa đúng biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính, việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải chia thành nhiều tiểu khoản theo yêu cầu của phần mềm...
Việc tính giá hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền vào cuối quý làm dồn tích công việc vào cuối quý nên ảnh hưởng đến tiến độ của khâu kế toán khác. Đặc biệt là việc quản lý NVL, Tổng công ty tổ chức 6 tháng mới kiểm kê kho một lần nên dễ bị mất mát, hao hụt NVL mà không rõ nguyên nhân, đồng thời việc đối chiếu sổ sách kế toán với kiểm kê thực tế là khó khăn.
Quy trình luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán tài chính thường chậm và không thường xuyên khiến công việc bị dồn tích gây ảnh hưởng đến việc ghi sổ và ảnh hưởng đến các phần hành kế toán có liên quan.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng của Tổng công ty như hiện nay là không hợp lý và không phản ánh hết tình hình sử dụng TSCĐ. Hiện Tổng công ty có nhiều TSCĐ đã cũ và lạc hậu, bị hao mòn đáng kể, nhưng chưa hết số năm sử dụng, việc tính khấu hao theo phương pháp này sẽ làm sai lệch giá trị khấu hao. Đặc biệt trong thời thời đại công nghệ thông tin, các TSCĐ còn bị hao mòn vô hình do sự lạc hậu về công nghệ nhanh chóng khiến cho việc khấu hao theo đường thẳng sẽ không thu hồi vốn đầu tư kịp thời.
Về việc tính giá thành sản phẩm, Tổng công ty áp dụng theo phương pháp tỷ lệ, và kỳ tính giá thành được tính vào cuối quý nên thông tin về chi phí và giá thành không kịp thời đáp ứng được nhu cầu quản lý. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực của Tổng công ty là chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liên tục, giá cả đầu vào cũng liên tục biến đổi, vì vậy mà kỳ tính giá này là không hợp lý. Trong quá trình sản xuất sợi, phế liệu thu hồi từ quy trình sản xuất chủ yếu là bông, xơ, một phần bông, xơ này được sử dụng tiếp cho quá trình sản xuất tiếp theo để làm giảm chi phí sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, kế toán lại thực hiện bút toán kết chuyển giá trị bông, xơ thu hồi từ TK 154 sang TK 1527, rồi mới tiếp tục xuất cho sản xuất sản phẩm mà không hạch toán trực tiếp giảm chi phí nguyên vật liệu.
Việc tính giá thành sản phẩm căn cứ vào bảng giá thành kế hoạch được lập vào đầu năm, tuy phù hợp với đặc điểm sản xuất là nhiều mặt hàng, đa dạng chủng loại, nhưng do thị trường luôn biến động, giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí sản xuất đầu vào luôn tăng giảm bất thường nên việc lập kế hoạch giá thành vào đầu năm là không hợp lý nó làm cho việc tính giá thành không còn sát với chi phí sản xuất thực tế phát sinh và đồng thời làm cho việc quản lý sản xuất không còn đảm bảo tính hiệu quả.
Đối với việc sử dụng phần mềm kế toán fast trong công tác kế toán đem lại hiệu quả công việc rất cao, tuy nhiên công tác đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm không được thực hiện bằng phần mềm do sự phức tạp và kém ổn định của phần mềm. Kế toán vẫn phải tính giá thành thủ công trên bảng tính Excel, điều này làm cho công tác nhập dữ liệu không liên tục và nhiều khi không thống nhất về số liệu giữa phần mềm và bảng tính Excel. Điều này gây khó khăn và sự không đồng bộ trong công tác kế toán chi phí nói riêng và kế toán nói chung. Đồng thời, với việc sử dụng phần mềm kế toán nên hệ thống sổ sách kế toán được thực hiện trên máy chưa đúng với chuẩn mực quy định và kế toán viên nhiều khi làm việc một cách máy móc mà không hiểu bản chất của nghiệp vụ kế toán cũng như trình tự hạch toán.
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI.
Trên đây là những ưu và nhược điểm của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất, trong đó những ưu điểm thì cần phải phát huy, những nhược điểm thì phải khắc phục để hoàn thiện hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất. Sau đây là một vài ý kiến nhằm khắc phục những nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Thứ nhất, Tổng công ty nên xem xét lại việc bố trí các phòng ban kế toán sao cho thuận tiện cho việc đi lại và luân chuyển chứng tư. Các phòng kế toán nên sắp xếp ở vị trí gần nhau, để tiết kiệm thời gian đi lại giữa các phòng và giúp các kế toán viên làm việc tập trung, có hiệu quả hơn.
Thứ hai, đối với hệ thống tài khoản.
Tổng công ty đã áp dụng đúng hệ thống tài khoản mẹ quy định trong Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các tài khoản mẹ được chi tiết thành các tài khoản con lên tới tận tài khoản cấp 5, gây khó khăn trong việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Với một hệ thống tài khoản được chi tiết quá dễ gây nhầm lẫn và khó nhớ tên các tài khoản, vì vậy Tổng công ty nên giảm bớt số lượng tài khoản con trong danh mục tài khoản, hạn chế những tài khoản ít sử dụng đến mà cũng phải chi tiết.
Thứ ba, đối với việc tính giá thành.
Tổng công ty nên rút ngắn kỳ tính giá thành từ một quý thành mỗi tháng một lần, để thông tin về giá thành được cung cấp nhanh chóng và kịp thời cho nhà quản lý. Việc cung cấp thông tin về giá thành nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được những kế hoạch và chiến lược phát triển kinh doanh kịp thời, điều chỉnh giá thành một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như đem lại lợi thế cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng. Với việc tính giá thành dựa vào bảng giá thành kế hoạch là hợp lý khi bảng giá thành kế hoạch đó là sát với thực tế và phù hợp với năng lực sản xuất của Tổng công ty. Việc lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vào đầu năm là không hợp lý, Tổng công ty nên lập bảng giá thành kế hoạch vào đầu mỗi quý để phù hợp với kỳ tính giá, đồng thời cũng phải thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường để có thể điều chỉnh kịp thời bảng kế hoạch sao cho phù hợp.
Thư tư, đối với công tác khấu hao tài sản cố định.
Tổng công ty có rất nhiều loại tài sản cố định khác nhau, nên việc áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là chưa hợp lý lắm. Tổng công ty nên phân TSCĐ thành nhiều loại tài sản, với mỗi loại khác nhau lại áp dụng những phương pháp khấu hao khác nhau cho phù hợp với từng điều kiện sử dụng. Đối với loại tài sản cố định dùng cho quản lý, ta nên sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, còn loại TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất thì công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng. Nó giúp việc tính giá trị khấu hao sát hơn với giá trị hao mòn thực tế, đồng thời chi phí ước tính cũng sát với chi phí thực tế hơn.
Thứ năm, đối với việc hạch toán phế liệu thu hồi.
Giá trị phế liệu thu hồi nên giảm trừ trực tiếp vào chi phí nguyên liệu trực để tính giá thành sản phẩm để phản ánh chính xác nội dung kinh tế.
Thứ sáu, đối với việc sử dụng phần mềm kế toán fast.
Tổng công ty nên nâng cấp hệ thống phần mềm kế toán, bằng cách liên hệ với nhà cung cấp để xây dựng riêng cho mình một phần mềm phù hợp với điều kiện của công ty. Hiện tai công ty đang dùng phần mềm fast accounting và không tính được giá thành trên phần mềm này, phải tính trên excel. Tổng công ty nên liên hệ với công ty phần mềm để mua phần mềm phần mềm hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm của công ty mình. Nếu có đủ khả năng về tài chính, thì Tổng công ty nên đặt viết riêng một phần mềm phù hợp với đặc điểm quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Thứ bảy, đối với việc tổ chức quản lý của Tổng công ty.
Do mới cổ phần, nên công ty còn khá nhiều bỡ ngỡ trong việc chuyển đổi hình thức kinh doanh, vì vậy các văn bản hướng dẫn của công ty lên thống nhất để việc hạch toán kế toán nói chung, và các phần hành nói riêng được dễ dàng...
KẾT LUẬN
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cần thiết để tính đúng tính đủ chi phí sản xuất và tính chính xác được giá thành sản phẩm sản xuất. Các thông tin về chi phí và giá thành là căn cứ quan trọng cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định niên quan đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho ban lãnh đạo có những thông tin kịp thời về tình hình thực hiện kế hoạch của công ty, cũng như những ảnh hưởng tác động để có những biện pháp điều chỉnh hợp lý.
Chuyên đề thực tập trên đây đã nói về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội, từ đó thấy được những ưu nhược điểm trong công tác kế toán mà Tổng công ty gặp phải.
Tuy nhiên, Do hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho nên, dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này nhưng sẽ không thể tránh khỏi những khiếm khuyết còn tồn tại. Em kính mong các thầy cô cùng các bạn góp ý để em hoàn thiện đề tài này được tốt hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS.TS. Đặng Thị Loan, “Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp” - nhà xuất bản ĐHKTQD, năm 2006.
“Các chuẩn mực kế toán quốc tế” - nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2000.
PGS.TS. Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính”- Nhà xuất bản Bộ Tài Chính, năm 2007.
Đinh Quốc Khánh, “Hệ thống chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn thi hành” – Nhà xuất bản Bộ Tài Chính, năm 2007.
Bộ Tài Chính, “Chế độ kế toán doanh nghiệp” – Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải, năm 2007.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố đinh.
Các trang Web và tạp chí kế toán.
-
-
-
-
-
Nguyệt san 20 năm xây dựng và phát triển của công ty dệt – may Hà Nội.
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Dệt – May Hà Nội.
Luận văn của các khoá 45, 46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31450.doc