Trong nền kinh tế hiện nay, vấn đề tồn tại và phát triển là một mục tiêu của bất cứ Doanh nghiệp nào khi thâm nhập vào nền kinh tế thị trường. Đối với Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng, để đạt được mục tiêu này là cả một quá trình lâu dài và gian khó, nhất là trong thời kỳ hiện nay với nhiều biến động trong nước cũng như trên thế giới. Trong thời gian qua, môi trường ngành xây dựng xây lắp có nhiều biến động, có những thay đổi tích cực có lợi cho Doanh nghiệp nhưng cũng có nhiều bất cập. Tuy nhiên, Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng đã biết vận dụng và đổi mới sao cho phù hợp với cơ chế và tình hình mới. Xí nghiệp không chỉ chủ động đổi mới trong lĩnh vực quản lý mà còn luôn cố gắng hoàn thiện công tác tài chính, đảm bảo sự phát triển đồng bộ trong Xí nghiệp.
72 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày cũng phải dựa trên dự toán nhân công đã được xây dựng.
Số công của mỗi công nhân căn cứ vào bảng chấm công
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Đội Xây dựng số 1- Tổ thi công 1
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 10/2009
STT
Họ tên
Ngày trong tháng
Số công
1/10
2/10
…
29/10
30/10
1
Nguyễn Văn An (tổ trưởng)
x
x
x
x
24
2
Nguyễn Tiến Dũng
x
x
0
x
21
3
Nguyễn Văn Quân
x
x
x
x
24
4
Phạm Văn Tài
x
x
x
0
23
5
Ngô Việt Tùng
x
x
x
x
24
……………
……
Tổng cộng
186
Ví dụ: Tính tiền lương cho ông Nguyễn Văn An ( tổ trưởng tổ thi công 1): Ông An nằm trong danh sách công nhân của Xí nghiệp. Đơn giá tiền công của ông An là: 135 000 đồng/ngày công
Vậy tháng 10/2009 tiền lương của ông An : 135 000 x 24 = 3 240 000 đ
BHXH,BHYT, BHTN phải nộp : 3 240 000 x 7% = 226 800 đ
Số tiền ông An được hưởng : 3 013 200 đ
2.2 Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp
Khi tiến hành nhận hợp đồng giao khoán nội bộ về khối lượng công trình xây dựng do Xí nghiệp bàn giao, đội trưởng đội xây dựng phân công lao động và tiến hành thuê lao động vì công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu là lao động thuê ngoài. Khi thuê lao động thì đội trưởng các đội ký hợp đồng lao động với công nhân để làm căn cứ lập bảng thanh toán lương khoán đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Hợp đồng làm khoán có thể được ký theo từng phần công việc hay tổ hợp công việc, giai đoạn công việc được dự toán theo hạng mục công trình hay toàn bộ.
Trên hợp đồng giao khoán phải ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, họ tên tổ trưởng, nội dung công việc giao khoán, đơn vị tính, khối lượng, đơn giá, thời gian giao và hoàn thành, chất lượng đạt, thành tiền... Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao với sự tham gia của các thành viên giám sát kỹ thuật bên A, giám sát kỹ thuật bên B, chủ nhiệm công trình và các thành viên khác. Riêng đơn vị hợp đồng làm khoán với bên ngoài, khi các đội ký hợp đồng phải thông qua Xí nghiệp, trên hợp đồng phải có chữ ký của Giám đốc. Khi kết thúc công việc, phải có biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu. Xí nghiệp sẽ thanh toán cho bên nhận khoán theo phương thức thoả thuận trước.
Đối với công trình cải tạo nhà 5 tầng VPCP, do khối lượng công việc giản đơn nên Xí nghiệp tổ chức thuê toàn bộ công nhân trực tiếp thi công tại chỗ thông qua Hợp đồng thuê nhân công thời vụ. Đội trưởng các đội sẽ tiến hành ký Hợp đồng giao khoán với các tổ trưởng các tổ thi công (người đại diện cho công nhân thuê theo hợp đồng thời vụ). Sau khi các tổ hoàn thành công việc nhận khoán, cán bộ kỹ thuật và đội trưởng kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu công việc rồi tiến hành lập Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
CT: cải tạo nhà 5 tầng VPCP
-----------------
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Số 02 / HĐLĐTV
Công trình: Cải tạo nhà 5 tầng VPCP
Hôm nay ngày 01/10/2009 tại : Trụ sở Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng (Khu Quốc Bảo - Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội)
I- Đại diện bên giao khoán:
Họ và tên: Nguyễn Văn Doanh Chức vụ: Chủ nhiệm CT
II - Đại diện bên nhận khoán:
Họ và tên: Nguyễn Đình Hải Địa chỉ: 54 Nguyễn Đức Cảnh
Sau khi hai bên bàn bạc nhất trí giao nhận khoán gọn khối lượng thi công một số nội dung công việc sau:
1/ Bên A sẽ giao cho bên B khối lượng Cải tạo nhà làm việc 5 tầng VPCP công việc tại toà nhà 5 tầng VPCP, địa điểm số 6 Lê Hồng Phong cổng sau:
TT
Nội dung công việc
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thi công phần thô: đổ BTCT, xây tường, gia công lắp dựng ván khuôn các loại(khối lượng đơn giá theo dự toán)
M3
9 600
1 200
11.520.000
2
Đắp đất nền, lề đường
M
7 900
1.100
8.690.000
3
Vá ổ gà bằng cấp phối sỏi đồi
M
4 500
1.400
6.300.000
…………..
……………
Tổng cộng
79 000 000
(Bằng chữ : Bẩy chín triệu đồng chẵn)
2/ Thời gian từ ngày 02/10/2009 đến ngày 30/10/2009.
3/ Hình thức thanh toán: Tiền mặt
4/ Quy định về trách nhiệm: Bên nhận thầu phải chấp hành nghiêm túc các quy định về chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động, trật tự trị an, có trách nhiệm bảo vệ sản phẩm, bảo quản vật tư trong thi công.
5/ Hình thức thưởng phạt: Nếu vi phạm cam kết hợp đồng gây thiệt hại phải bồi thường về vật chất
Hợp đồng chia làm 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Giám đốc Xí nghiệp
(Ký, họ tên)
Bên giao
(Ký, họ tên)
Bên nhận
(ký, họ tên)
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Công trình: 5 tầng VPCP
----------------------
Số: 20 / TLHĐ
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Hôm nay ngày 05 tháng 11 năm 2009, thành phần gồm:
+ Đại diện bên giao thầu:
Nguyễn Văn Doanh – Chức vụ: Chủ nhiệm CT
+ Đại diện bên nhận khoán:
Nguyễn Đình Hải Địa chỉ: 54 Nguyễn Đức Cảnh
Cùng nhau tiến hành thanh lý hợp đồng số 02/HĐLĐTV ngày 01 tháng 10 năm 2009
- Khối lượng công việc đã thực hiện:
Thực hiện xong hợp đồng thi công phần thô công trình Cải tạo nhà làm việc 5 tầng VPCPnhà ở Xí nghiệp với tổng số tiền là 79.000.000 đ ( Bẩy mươi chín triệu đồng chẵn)
- Đánh giá chất lượng: Đảm bảo yêu cầu của hợp đồng
- Kiến nghị : Đồng ý thanh toán
Bên giao thầu
(Ký, họ tên)
Phòng kế toán
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Bên nhận thầu
(Ký, họ tên)
- Cuối tháng, các tổ trưởng tổ thi công gửi bảng chấm công kèm theo biên bản nghiệm thu công việc và biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán về cho kế toán đội. Kế toán đội sẽ lập Bảng tổng hợp lương công nhân hợp đồng thời vụ
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Đội Xây dựng số 1
BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG CÔNG NHÂN HỢP ĐỒNG THỜI VỤ
Công trình: Cải tạo nhà 5 tầng VPCP
Tháng 10/2009
STT
Chứng từ
Nội dung
Số tiền
Ghi chú
1
BBTL HĐGK
số 01
TT tiền lương cho tổ dọn dẹp mặt bằng thi công
5.830.000
2
BBTL HĐGK số 02
TT tiền lương cho tổ thi công 1
79.000.000
3
………….
………
Tổng cộng
147.030.000
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
- Sau đó, kế toán đội sẽ gửi bảng tổng hợp lương, bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện, Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán về Xí nghiệp. Phòng kế hoạch kiểm tra đối chiếu khối lượng hoàn thành và yêu cầu kỹ thuật, từ đó tính ra số tiền lương mà đội thi công được hưởng theo sản lượng thực hiện, sau đó chuyển xuống cho phòng kế toán để hạch toán:
- Phòng kế toán kiểm tra chứng từ, sau đó tiến hành nhập liệu vào máy: Trên màn hình giao diện chính nhấn “ Tiền mặt- tiền gửi” chọn “Phiếu kế toán khác”, nhấp chuột vào nút “Mới” để nhập liệu.( Trong đó, định khoản như sau: TK nNợ: TK 622, CTK có: TK 334)
Số tiền mà đội đã trả cho công nhân bằng tiền tạm ứng thì kế toán sẽ nhập liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK 334 (Phải trả người lao động)
Có TK 1413 (tạm ứng)
Tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình máy sẽ xử lý số liệu và chuyển vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chi tiết theo từng mã công trình, đồng thời số liệu đó được chuyển tự động vào Sổ chi tiết TK 622, Sổ cái TK622 và các sổ liên quan khác.
Bảng số 2
Sổ Cáichi tiết TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009
Tên công trình: Cải tạo NLV 5 tầng VPCP
Đội thi công: Đội xây dựng số 1
Dư nợ đầu ngày
0
Phát sinh nợ
195.030.000
Phát sinh có
195.030.000
Dư nợ cuối ngày
0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
26/10/09
KN17
TT CP nhân công TT CT xây dựng NLV 5 tầng VPCP
1412 :0228
147.030.000
15/11/09
KN23
TT CP VT CT xây dựng NLV 5 tầng VPCP
1412 :0228
48.000.000
31/12/09
600
K/chuyển NVL trực tiếp 622 :0228→154 :0228
154 :0228
195.030.000
3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
3.1. Đặc điểm chi phí sử dụng máy thi công tại Xí nghiệp
Máy móc thi công tại xí nghiệp bao gồm cả máy móc thuộc tài sản của xí nghiệp và máy thuê ngoài, bao gồm các loại: máy trộn bê tông, trộn vữa, cần trục, cần cẩu tháp, xúc đất, san nền...Trong công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, việc hạch toán được xuất phát từ đặc điểm riêng về tình hình sử dụng máy thi công hình thức tổ chức sử dụng máy tại X xí nghiệp.
Theo quy định của xí nghiệp, máy thi công là tài sản của xXí nghiệp. Căn cứ vào tình hình kinh doanh của đội, giám đốc sẽ ký quyết định phân cho đội các máy móc thi công. Các đội sẽ quản lý máy móc và tính khấu hao máy móc thi công hàng tháng, gửi về phòng kế toán Xxí nghiệp.
Thời gian sử dụng máy được thống nhất là 300 ca/năm với mỗi ca làm việc trong 8h. Đây là quy định chung và việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình được quản lý theo từng ca máy.
Chi phí sử dụng máy thi công là tài sản của xXí nghiệp bao gồm: Chi phí sử dụng máy thường xuyên và chi phí máy tạm thời.
Chi phí máy tạm thời là những khoản chi phí phát sinh một lần tương đối lớn như phí tổn về tháo dỡ, vận chuyển máy thi công đến công trình,lắp đặt máy chạy thử…Chi phí này thường được phân bổ dần vào từng kỳ.
Chi phí sử dụng máy thường xuyên là những chi phí phát sinh thường xuyên từng kỳ như khấu hao máy, thuê máy và thợ phụ máy, nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng dùng cho máy…trong thời gian máy hoạt động. Chi phí này không bao gồm khoản trích theo lương phải trả cho công nhâncông nhân điều khiển máy.
3.2. Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại đơn vị
Nếu là máy móc của đơn vị thì phải có hợp đồng mua bán xăng dầu, hoá đơn xuất kho hợp pháp. Kế toán sẽ tính được chi phí sử dụng máy thi công đối với từng công trình căn cứ vào “Phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công”, “Phiếu điều xe máy thi công” và các chứng từ hợp lệ khác.
Nếu là máy thuê ngoài thì phải có Hợp đồng kinh tế, hoá đơn tài chính và thanh lý hợp đồng khi hoàn thành.
Khi thi công công trình sử dụng gồm cả máy của xí nghiệp và máy thuê ngoài với các mẫu chứng từ về máy thi công trong tháng như sau:
Hoá đơn GTGT thuê máy thi công Mẫu biểu 14
Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công Mẫu biểu 15
Bảng đối chiếu công nợ thuê máy móc thiết bị Mẫu biểu 16
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Đội Xây dựng số 1
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THUÊ NGOÀI MÁY THI CÔNG
Tháng 10/2009
STT
Loại máy
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá (đ)
Thành tiền(đ)
1
Máy lu
Giờ
88
225.000
19.800.000
2
Máy đầm
Giờ
30
230.000
6.900.000
TỔNG CỘNG
26.700.000
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Sau khi xác định được chi phí sử dụng máy đối với từng công trình, kế toán ghi vào TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” với nội dung như sau:
Bảng số 3
Sổ chCái tiết TK 623 - Chi phí máy
Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009
Tên công trình: Cải tạo NLV 5 tầng VPCP
Đội thi công: Đội xây dựng số 1
Dư nợ đầu ngày
0
Phát sinh nợ
36.935.440
Phát sinh có
36.935.440
Dư nợ cuối ngày
0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
26/10/09
KN17
TT CP máy CT xây dựng NLV 5 tầng VPCP
1412 :0228
26.700.000
15/11/09
KN23
TT CP máy CT xây dựng NLV 5 tầng VPCP
1412 :0228
9.000.000
26/11/09
KN24
TT CP máy CT xây dựng NLV 5 tầng VPCP
1412 :0228
1.235.440
31/12/09
600
K/chuyển NVL trực tiếp 623 :0228→154 :0228
154 :0228
36.935.440
4. Hạch toán chi phí sản xuất chung
4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp
Chi phí sản xuất chung ở Xí nghiệp là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình ở từng đội xây dựng. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý, đồng thời phù hợp với thông lệ kế toán hiện hành, Xí nghiệp tiến hành tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung theo nội dung sau:
- Chi phí nhân viên đội XD hoặc XN
- Chi phí NVL, CCDC dùng cho sản xuất chung
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627. TK này được mở chi tiết theo từng đội xây dựng,
4.2. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung
4.2.1 Chi phí nhân viên đội xây dựng
Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KPCĐ...) của nhân viên quản lý công trình, nhân viên quản lý đội thi công, kỹ thuật, đội trưởng, kế toán đội (Xí nghiệp chỉ thực hiện trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tỷ lệ qui định của Nhà nước đối với nhân viên trong danh sách Xí nghiệp). Tỷ lệ trích như sau:
BHXH = Lương cơ bản x 15%
BHYT = Lương cơ bản x 2%
BHTN = Lương cơ bản x 1%
KPCĐ = Lương thực tế x 2%
Hàng tháng, đội trưởng đội XD hoặc nhân viên kế toán đội sẽ tiến hành chấm công cho các nhân viên quản lý của đội như những công nhân bình thường khác thông qua Bảng chấm công. Cuối tháng, kế toán đội sẽ lập bảng tính toán tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT mà người lao động tự đóng góp (5% BHXH, 1% BHYT, 1% BHTN) để tính ra tiền lương thực tế phải trả cho từng người sau đó nộp về phòng kế toán Xí nghiệp để hạch toán. Tiền lương thực tế phải trả cho từng người được tính theo công thức sau:
Tiền lương thực tế phải trả
=
Lương thời gian
+
Lương sản phẩm
+
Phụ cấp TN, tiền ăn trưa
-
Các khoản trừ vào tiền lương (BHXH,...)
Trong đó:
Lương thời gian
=
Lương cơ bản
x
Số ngày công thực tế
22
Lương cơ bản
=
Bậc lương
x
Hệ số lương cơ bản
Lương sản phẩm được tính theo tỷ lệ qui định dựa trên giá trị sản lượng hoàn thành từng giai đoạn cho toàn bộ nhân viên quản lý đội và sau đó được phân bổ cho từng người theo chức vụ, cấp bậc, trách nhiệm.
Chẳng hạn: Tính tiền lương phải trả cho ông Nguyễn Văn Doanh (Chức vụ: đội trưởng). Ông Doanh có bậc lương 2.96, số công tháng 10 là 22 công vậy:
Lương cơ bản = 650.000 x 2.96 = 1.924.000 (đ)
Lương thời gian = 1.924.000 x 22/ 22 = 1.924.000 (đ)
Lương sp = 1.800.000 (đ)
Phụ cấp TN = 200.000 (đ)
Tiền ăn trưa = 660.000 (đ)
BHXH, BHYT, BHTN trừ vào tiền lương = 1.924.000 x 7% = 134.680 (đ)
Vậy tiền lương thực tế phải trả cho ông Cường là:
1.924.000+ 1.800.000 + 200.000 + 660.000 – 134.680 = 4.449.320 (đ)
Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng
Mẫu số 02-LĐTL
Đội xây dựng số 1
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN
QUẢN LÝ ĐỘI
Tháng 10/2009
TT
Họ tên
Bậc lương
LCB
Số công
Lương thời gian
Lương sp
Phụ cấp TN
Ăn trưa
Tổng số
Tạm ứng kỳ I
Các khoản khấu trừ vào lương
Kỳ II được lĩnh
Ký nhận
BHXH
BHYT
BHTN
1
Nguyễn Văn Doanh
2.96
1.924.000
22
1.924.000
1.800.000
200.000
660.000
4.584.000
3.000.000
96.200
19.240
19.240
1.449.320
2
Lê Hoài Thu
2.18
1.417.000
22
1.417.000
1.200.000
120.000
660.000
3.397.000
1.500.000
70.850
14.170
14.170
1.797.810
3
Trịnh Đăng Tuấn
2.65
1.722.500
22
1.722.500
1.500.000
120.000
660.000
4.002.500
2.000.000
86.125
17.225
17.225
1.881.925
TỔNG CỘNG
5.063.500
5.063.500
4.500.000
440.000
1.980.000
11.983.500
6.500.000
253.175
50.635
50.635
5.128.995
Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán Xí nghiệp sẽ căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên quản lý” và “Bảng tổng hợp lương công nhân viên” để lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
*Qui trình nhập số liệu:
Đối với khoản tiền lương tính vào chi phí, Kế toán nhập liệu như sau: vào phần “Phiếu kế toán khác” nhập liệu tương tự như đã trình bày ở các phần trước, trong đó định khoản
Nợ TK 6271
Có TK 334
Có TK 3382, 3383, 3384
Đối với khoản BHXH, BHYT trừ vào thu nhập người lao động thì cũng vào phần “Phiếu kế toán khác” để nhập liệu trong đó định khoản
Nợ TK 334
Có TK 3382, 3383
4.2.2 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho công tác quản lý đội
Chi phí này bao gồm toàn bộ các khoản chi về nguyên vật liệu, CCDC phục vụ sản xuất chung, phục vụ cho công tác quản lý tổ, đội thi công tại công trình như: bạt che, máy bơm, ống dẫn nước vào công trình, dây điện...Ngoài ra nó còn bao gồm các khoản chi về dụng cụ bảo hộ lao động.
Hàng ngày, khi cần vật liệu sử dụng cho sản xuất chung và cho hoạt động quản lý, đội trưởng sẽ xin tạm ứng và đi mua nguyên vật liệu. Cuối quý, căn cứ vào các hoá đơn vật liệu mua về cho quản lý mà kế toán đội chuyển về kèm theo bảng kê vật liệu, CCDC sử dụng cho quản lý đội, Kế toán tiến hành nhập liệu vào máy.
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Đội xây dựng số 1
BẢNG KÊ VẬT LIỆU, CCDC SỬ DỤNG CHO QUẢN LÝ ĐỘI
Tháng 10/2009
(Đơn vị tính: VNĐ)
STT
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Số
Ngày
1
04/10
Mua bạt che
118.000
2
04/10
Mua dây điện và bóng điện thắp sáng
260.000
3
04/10
Mua 05 bộ quần áo bảo hộ
375.000
..........
.......................
.........
15
06/10
Mua ống dẫn nước
175.000
Tổng cộng
4.782.000
4.2.3 Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho công trình.
Việc trích khấu hao tài sản cố định cũng được tính theo tháng. Chỉ tính khấu hao những tài sản cố định còn giá trị còn những tài sản cố định đã trích khấu hao hết thì không tính nữa.
Đội tiến hành trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội xây lắp (không phải máy móc thi công) theo phương pháp đường thẳng
4.2.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài
Bao gồm: tiền điện thoại, tiền fax, tiền điện nước, tiền photo.... phục vụ cho công tác quản lý của đội.
Hàng ngày kế toán đội tiến hành tập hợp toàn bộ hoá đơn, chứng từ phát sinh, cuối tháng lập bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT, sau đó gửi về phòng kế toán Xí nghiệp.
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Đội xây dựng số 1
BẢNG KÊ THANH TOÁN HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Tháng 10/2009
STT
Số HĐ
Nội dung
Số tiền (CT)
Thuế suất(%)
Thuế GTGT(đ)
Tổng cộng (đ)
1
0053212
Thanh toán tiền điện T10
355.200
10
35.520
390.720
2
0043252
Thanh toán tiền điện thoại T10
215.400
10
21.540
236.940
...
......
....
......
....
Tổng cộng
983.600
57.060
1.040.660
4.2.5 Chi phí bằng tiền khác
Bao gồm các khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của đội xây lắp như: chi phí tiếp khách, công tác phí…
Tương tự như chi phí dịch cụ mua ngoài, cuối tháng kế toán đội lập Bảng kê thanh toán hóa đơn GTGT kèm theo toàn bộ hóa đơn, chứng từ lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung về phòng kế toán Xí nghiệp để kiểm tra sau đó sẽ tiến hành nhập liệu vào máy.
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Đội xây dựng số 1
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG T10/2009
Công trình cải tạo NLV 5 tầng VPCP
STT
Loại chi phí
Số tiền (đ)
Thuế GTGT(đ)
1
CP nhân viên QL đội
-Tiền lương
- Tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí
12.223.110
11.628.995
594.115
2
CP VL, CCDC
4.782.000
3
CP dịch vụ mua ngoài
983.600
57.060
4
CP bằng tiền khác
1.150.000
TỔNG CỘNG
19.138.710
57.060
Tại phòng kế toán Xí nghiệp, khi nhập dữ liệu về chi phí sản xuất chung phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình máy sẽ xử lý số liệu và chuyển vào khoản mục chi phí sản xuất chung chi tiết theo từng mã công trình, đồng thời số liệu đó được chuyển tự động vào Sổ cái TK627, Sổ chi tiết TK 627 và các sổ liên quan khác.
Sổ Cáchi tiết TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009
Tên công trình: Cải tạo NLV 5 tầng VPCP
Đội thi công: Đội xây dựng số 1
Ngày
Số CT
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
26/10/09
KN17
TT CPC CT xây dựng NLV 5 tầng VPCP
1412 :0228
19.138.710
26/11/09
KN24
TT CPC CT xây dựng NLV 5 tầng VPCP
1412 :0228
7.264.789
31/12/09
601
K/chuyển CPC 627 :0228→154 :0228
154 :0228
26.403.499
Cộng phát sinh :
26.403.499
26.403.499
IV- Đánh giá sản xuất dở dang và tổng hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp
1. Tổng hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Xí nghiệp được xác định theo từng công trình, hạng mục công trình, nên toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của công trình nào, hạng mục công trình nào thì sẽ được tập hợp thẳng luôn cho công trình đó theo mã riêng đã được mã hoá trong máy vi tính.
Để tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và được mã hoá trên máy.
Cuối mổi quí, kế toán Xí nghiệp sẽ lập bảng tổng hợp chi phí cho từng công trình, hạng mục CT để trên cơ sở đó tính toán đánh giá chi phí dở dang cuối kỳ.
Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ PHÁT SINH QUÍ IV 2009
Công trình: Cải tạo NLV 5 tầng VPCP
Tháng
Dđk
CP NVLTT
CPNCTT
CP MTC
CP SXC
Cộng
10
-
255.837.714
147.030.000
26.700.000
19.138.710
448.706.424
11
-
………
………
………
………
………
12
-
………
………
………
………
………
Tổng cộngCộng
-
579.523.966
195.030.000
36.935.440
26.403.499
837.892.905
Trên phần mềm kế toán, cuối mỗi quí kế toán Xí nghiệp sẽ thực hiện bút toán kết chuyển chi phí tự động từ TK 621, TK 622, TK 623, TK 627. Trình tự kết chuyển như sau: Trên màn hình giao diện chính, nhấp vào “Phân bổ kết chuyển”, chỉ con trỏ chuột nhấp vào “Các bút toán kết chuyển tự động”
Mục “ct, sp” chọn “ Cải tạo NLV 5tầng VPCP0228” rồi nhấp nút “Kết chuyển”, máy sẽ tự động kết chuyển và chuyển vào sổ chi tiết và sổ cái TkK 154.
Bảng số 05
Sổ Cái TK 154 - Chi phí NVL trực tiếp
Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009
Tên công trình: Cải tạo NLV 5 tầng VPCP
Đội thi công: Đội xây dựng số 1
Dư nợ đầu ngày
0
Phát sinh nợ
837.892.905
Phát sinh có
837.892.905
Dư nợ cuối ngày
0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
31/12/09
599
Kết chuyển NVL trực tiếp 621:0228→154:0228
621 :0228
579.523.966
31/12/09
600
Kết chuyển NC trực tiếp 622:0228→154:0228
622 :0228
195.030.000
31/12/09
601
Kết chuyển CPM 623:0228→154:0228
623 :0228
36.935.440
31/12/09
602
K/chuyển CPC 627 :0228→154 :0228
627 :0228
26.403.499
31/12/09
601
K/chuyển giá vốn 154 :0228→632 :0228
632 :0228
837.892.905
2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang
Để tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ đòi hỏi phải xác định được khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳDDCK chính là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã được quy định và đựơc xác định bằng phương pháp kiểm kê. Ở Xí nghiệp, việc đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện vào cuối quý để tính giá thành với sự tham gia của đại diện phòng Kế hoạch kỹ thuật, chủ nhiệm công trình Xí nghiệp và đại diện bên chủ đầu tư tại công trường. Căn cứ vào “ Biên bản kiểm kê giá trị sản lượng dở dang” do phòng Kế hoạch kỹ thuật gửi sang, kế toán sẽ tính ra chi phí dởDDCK dang cuối kỳ theo công thức:
Cdk + Ctk
Cddck = x C’ckdt
Chtdt + C’ckdt
Trong đó:
Cddck : Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì.
Cdk : Chi phí thực tế của khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang đầu kì.
Ctk : Chi phí xây lắp thực tế phát sinh trong kì.
Chtdt : Giá trị của khối lượng hay giai đoạn xây lắp HT trong kỳ theo dự toán.
C’ckdt: Giá trị của khối lượng xây lắp DDCK theo dự toán tính theo mức độ HT
Với công trình Cải tạo nhà làm việc 5 tầng VPCP khởi công từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2009 thì hoàn thành (được nghiệm thu quyết toán) nên không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
V- Đối tượng tính giá thành, phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng
1. Đối tượng tính giá thành tại Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng
Đối tượng tính giá thành: có thể là công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hoàn thành.
Kỳ tính giá thành mà Xí nghiệp thực hiện là theo từng quý. Song tùy thuộc vào thời điểm bàn giao công trình, hạng mục công trình đã được quy định trong hợp đồng mà Xí nghiệp có thể thực hiện kỳ tính giá thành sản phẩm khác nhau.
2. Phương pháp tính giá thành tại Xí nghiệp
Phương pháp tính giá thành áp dụng tại Xí nghiệp là phương pháp tính giá thành trực tiếp.
Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ trên các biên bản xác nhận khối lượng sản phảm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thành thực tế cho từng công tình theo công thức:
Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao
=
Chi phí thực tế KLXL DD đầu kỳ
+
Chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ
-
Chi phí thực tế KLDD cuối kỳ
Kế toán sử dụng bút toán kết chuyển tự động để tính giá thành từng công trình. Qui trình như sau: Trên màn hình giao diện chính nhấp vào “Phân bổ, kết chuyển”, chỉ con chuột nhấp vào các bút toán kết chuyển tự động. Chọn bút toán cần kết chuyển “Kết chuyển giá vốn” (TK 154-->TK 632), chọn “ct, sp” là “Cải tạo NLV 5 tầng VPCP0228”.
Sổ Cái TK 632 - Giá vốn hàng bán
Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009
Tên công trình: Cải tạo NLV 5 tầng VPCP
Đội thi công: Đội xây dựng số 1
Dư nợ đầu ngày
0
Phát sinh nợ
837.892.905
Phát sinh có
837.892.905
Dư nợ cuối ngày
0
Ngày
Số CT
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
31/12/09
601
K/chuyển giá vốn 154 :0228→632 :0228
632 :0228
837.892.905
31/12/09
602
K/chuyển giá vốn 632 :0228→ 911
911
837.892.905
PHẦN III
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT VÀ ĐTXD
I- Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
1- Ưu điểm
- Trong công tác quản lý chung về chi phí: Chi phí được quản lý theo từng công trình, theo từng đội thi công là một trong những cách quản lý chi phí hiệu quả. Nó giúp cho việc hạch toán nội bộ; xác định kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả, hiệu năng của từng bộ phận trực thuộc được sát sao.
- Trong công tác quản lý nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu do phòng kinh doanh tiến hành mua, nhập và xuất, theo dõi N-X-T của nguyên vật liệu. Như vậy, việc phân nhiệm được rõ ràng. Hơn nữa, vật tư sử dụng ít khi bị tồn, cần bao nhiêu thì mua và không có kho vật liệu riêng làm giảm chi phí.
- Trong công tác quản lý nhân công:
Có sự phối hợp giữa các phòng, ban nhằm chuyên môn hoá hơn công tác quản lý nhân công. Phòng Hành chính quản lý số lượng nhân công thực tế, phòng Kế hoạch-Kỹ thuật xác định biểu đồ nhân công và phòng Tài chính kế toán tiến hành hạch toán chi phí nhân công
Sử dụng phương pháp khoán nhân công với nhiều ưu điểm, đặc biệt với những công trình lớn, số lượng công nhân tăng lên thì phải làm thủ tục phức tạp về HĐLĐHợp đồng lao động; chưa kể dân tứ xứ nhiều khi thích làm thì làm, thích nghỉ thì nghỉ
2- Nhược điểm
2.1- Về công tác quản lý
- Công tác quản lý vật tư:
+ Cuối tháng, kế toán phòng kinh doanh mới gửi bảng N-X-T cho phòng Kế toán nên thông tin cung cấp không kịp thời, khối lượng công việc dồn vào cuối tháng.
+ Xí nghiệp tiến hành xây dựng các công trình ở nhiều nơi khác nhau nên hiện tượng chứng từ không gửi về kịp theo đúng hạn quy định rất phổ biến, làm cản trở công tác báo cáo thống kê định kỳ của xí nghiệp.
- Công tác quản lý nhân công:
Việc khoán nhân công theo khối lượng công việc dựa trên dự toán định mức về nhân công (số ước tính) có thể chấp nhận và không cho phép chi nhiều hơn. Còn khi quyết toán tạm ứng, kế toán phải căn cứ theo số thời gian làm việc thực tế (chấm công theo ngày-công nhật) để thanh toán. Đây là một bất cập bởi vì dự toán chỉ mang tính chất ước tính; khi doanh nghiệp đã khoán theo khối lượng thực tế thì tất cả công việc phải được bóc tách theo khối lượng công việc thực tế với đơn giá đã thoả thuận. Nó không phụ thuộc vào khối lượng của dự toán cũng như quyết toán. Khối lượng trong quyết toán chỉ làm cơ sở để xí nghiệp tính với chủ đầu tư.
2.2. Về công tác hạch toán
Xí nghiệp thực hiện trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCDDĐ theo quý và tính và chi phí chung của tháng cuối quý, làm cho chi phí sản xuất chung nhiều vào tháng cuối của mỗi quý từ đó ảnh hưởng đến tính chính xác của chiỉ tiêu giáâ thành sản phẩm
3.- Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
3.1. Về công tác kế toán nguyên vật liệu:
Trong thực tế, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất tại công trường của Xí nghiệp khá cao 2-3%, như vậy rất lãng phí, làm tăng giá thành vì vậy Xí nghiệp cần có những biện pháp quản lý sát sao hơn khoản mục chi phí nguyên vật liệu. Xí nghiệp nên áp dụng một số biện pháp sau:
-Yêu cầu kế toán hoặc thủ kho của đội, cần lập bảng theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ, số vật liệu hao hụt, kém phẩm chất... để báo cáo lại cho phòng kinh doanh Xí nghiệp. Mẫu bảng như sau:
Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD
Bộ phận:
BẢNG THEO DÕI TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG KỲ
STT
Loại NVL
Số lượng
Đơn giá
Số NVL sử dụng trong kỳ
Số hao hụt trong kỳ
Số NVL kém phẩm chất
Còn lại cuối kỳ
.........
....................
.....................
3.3. Về kế toán chi phí công cụ, dụng cụ:
Tại Xí nghiệp, các công cụ dụng cụ có giá trị lớn, sử dụng cho nhiều kỳ vẫn được hạch toán thẳng vào các tài khoản chi phí mà không hạch toán vào tài khoản 142, để phân bổ dần cho nhiều kỳ. Điều này phản ánh không chính xác chi phí phát sinh và không đúng nguyên tắc.
Chẳng hạn trong tháng 10 năm 2009 đội XD số 1 có mua 1 tủ điện phục vụ thi công công trình Cải tạo NLV 5 tầng VPCP. Giá trị của máy là 1.500.000đ (giá chưa thuế), đây là máy thi công song giá trị chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vì vậy có thể coi là công cụ dụng cụ với giá trị tương đối lớn. Hơn nữa máy này có thể sử dụng lâu dài cho nhiều công trình song đội lại hạch toán thẳng vào chi phí máy thi công trong tháng mà không thực hiện hạch toán vào TK142 để phân bổ dần. Điều này thể hiện việc hạch toán sai nguyên tắc của đội.
Vì vậy em xin kiến nghị là Xí nghiệp cần phải phân bổ theo mức: 50% hay 25% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên hay theo định mức sử dụng, ... còn nếu công cụ dụng cụ sử dụng cho nhiều công trình thì có thể phân bổ theo số lần hay số kỳ sử dụng.
Khi mua tủ điện về sẽ hạch toán:
Nợ TK 142 1.500.000
Nợ TK 1331 150.000
Có TK 1413 1413 1.650.000
Nếu phân bổ theo mức 50% giá trị cho lần sử dụng đầu tiên thì định khoản như sau:
Nợ TK 6272 750.000
Có TK 142 750.000
Như vậy, chi phí sản xuất chung tháng 10 giảm 750.000 đ làm cho chi phí sản xuất chung quí IV năm 2009 của Công trình Cải tạo NLV 5 tầng VPCP giảm 750.000đ. Vậy, giá thành quí IV năm 2009 của Công trình Cải tạo NLV 5 tầng VPCP là:
Z = 837.892.905 -750.000 = 837.142.905 đ
II. Đánh giá chung về công tác quản lý và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng
1. Ưu điểm.
Góp phần vào những thành tích chung của Xí nghiệp phải kể đến những thành công trong công tác kế toán, đặc biệt là kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. Điều đó được thể hiện qua những mặt sau:
* Về bộ máy kế toán: Phòng kế toán của Xí nghiệp cũng được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, phân công công việc cụ thể rõ ràng. Với số lượng nhân viên như vậy bộ máy kế toán đã phối hợp hoạt động có hiệu quả và Xí nghiệp có điều kiện chuyên môn hoá lao động kế toán theo các phần hành.
Đội ngũ cán bộ kế toán của Xí nghiệp đa số có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm và sự nhiệt tình, luôn luôn cố gắng trau dồi, bổ sung kiến thức cho phù hợp với công tác. Cũng như sự nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán.
Xí nghiệp luôn tạo điều kiện tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các bộ nhân viên kế toán để phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác, dựa vào những vấn đề thực tiễn nẩy sinh các cán bộ kế toán luôn mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình. Đưa ra trao đổi, bàn bạc nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán ở Xí nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra phân tích các hoạt động kinh tế... Phòng kế toán còn tham gia nhiệm vụ bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất của Xí nghiệp. Là một Xí nghiệp xây dựng nên cần nhiều vốn đầu tư vào sản xuất thi công công trình, mà phần lớn số vốn đó là vốn vay. Trong tình hình đó, Phòng kế toán đã biết kết hợp việc khai thác vốn gối đầu chuyển tiếp của những công trình thi công trước hỗ trợ cho công trình thi công sau và vay vốn cho các đối tượng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được thường xuyên, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.
* Về hình thức kế toán: Xí nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung rất gọn nhẹ, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu quản lý của Xí nghiệp.
Xí nghiệp chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách. Nhờ đó công tác kế toán ở Xí nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Hệ thống chứng từ kế toán: được lập theo đúng mẫu qui định của Bộ Tài chính và phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc tập hợp, luân chuyển chứng từ cũng như bảo quản, lưu trữ được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đúng theo qui định. Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu của Xí nghiệp được kiểm tra khá chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo đúng đắn của số liệu. Xí nghiệp đã áp dụng hình thưc kế toán máy với phần mềm kế toán Phòng Kế toán tài chính thống kê luôn luôn cung cấp thông tin một cách kịp thời phục vụ công tac quản lý của doanh nghiệp.
* Về hệ thống báo cáo tài chính: Xí nghiệp luôn lập đủ và đúng thời hạn các Báo cáo tài chính theo quy định bắt buộc của Bộ Tài chính và các báo cáo quản trị theo yêu cầu nội bộ.
* Về phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: Công tác này đã được Xí nghiệp phản ánh đúng thực trạng, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Xí nghiệp đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận có liên quan. Giá giao khoán được xác định trên cơ sở giá thành dự toán, tức là trên cơ sở các định mức thiết kế và khung giá xây dựng cơ bản hiện hành. Và như vậy, giá thành đã được xác định trước, lợi nhuận của Xí nghiệp cũng có thể xác định trước. Kế toán đã tập hợp được CPSX cho từng công trình của từng đội trong một tháng một cách rõ ràng, cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm.
Xí nghiệp đã vận dụng phương pháp trực tiếp và tổng cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp tính giá thành tương đối dễ dàng, chính xác. Với phương pháp này kế toán chỉ phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp được tập hợp ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) được phân bổ theo một tiêu thức nhất định.
Xí nghiệp đã áp dụng hình thức giao khoán cho các đội xây dựng. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của Xí nghiệp trong điều kiện hiện nay. Với hình thức khoán gọn cho các đội thi công, nhưng Xí nghiệp quản lý chặt chẽ qua phòng kế hoạch kỹ thuật về tiến độ, khối lượng và chất lượng công trình. Phòng kế toán giám sát về mặt tài chính, phối hợp với phòng kế hoạch kỹ thuật lập thủ tục thanh toán với bên A. Các đội trưởng đội xây dựng nhận khoán gọn chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc Xí nghiệp về mọi mặt theo các điều khoản trong hợp đồng giao khoán nội bộ.
2. Nhược điểm:
Bên cạnh những mặt tích cực trong công tác hạch toán CPSXchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tại Xí nghiệp vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục để đi đến hoàn thiện.
Qua tìm hiểu thực tập tại phòng kế toán tài chính của Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng và đi sâu về phần hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp em nhận thấy công tác kế toán này còn có một số những hạn chế cụ thể sau:
* Về việc luân chuyển chứng từ:
Do cơ chế khoán gọn của Xí nghiệp do vậy số liệu tập hợp trên phòng kế toán của Xí nghiệp còn phụ thuộc vào đội nhiều. Khi nhân viên kế toán của đội, đội trưởng gửi chứng từ về lúc đó phòng kế toán mới tập hợp được chi phí phát sinh trong tháng.
Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, Xí nghiệp có địa bàn hoạt động rộng nên việc gửi chứng từ của các đội về Xí nghiệp thường bị chậm chễ, làm cho việc hạch toán không kịp thời, hơn nữa khối lượng công việc bị dồn vào một thời điểm có thể dẫn tới sai sót không đáng có như bỏ sót nghiệp vụ, ghi nhầm số liệu. Những điều này làm sai lệch thông tin kế toán cung cấp cho quản lý.
Vì vậy, Xí nghiệp nên quy định thời điểm nộp chứng từ cho các đội để có thể đẩy nhanh việc luân chuyển chứng từ giữa các đội và phòng kế toán của Xí nghiệp.
* Phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm:
Khi định kỳ tính giá thành từng công trình để kết chuyển giá vốn còn chịu ảnh hưởng bởi số tiền bên A thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Do đó, khối lượng dở dang phản ánh chưa thật được chính xác.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của Xí nghiệp. Nguyên vật liệu Xí nghiệp giao trực tiếp cho các đội thi công tự mua, xuất thẳng tới công trình, hạng mục công trình. Điều này có ưu điểm là tạo ra sự chủ động cho các đội xây dựng nhưng cũng có thể xảy ra gian lận hoặc thất thoát, lãng phí trong khâu mua sắm, quản lý và sử dụng vật tư. Như vậy Xí nghiệp không thể kiểm tra được lượng vật liệu mua về nhập kho công trình thực tế đã dùng hết hay không dùng hết lượng vật liệu đó.
III- Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và đầu tư xây dựng
1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán xXí nghiệp
* Về việc tập hợp chứng từ kế toán và xử lý số liệu ghi sổ:
Để giảm bớt công việc vào cuối tháng, phòng kế toán nên qui định thời gian định kỳ các nhân viên kế toán phải gửi chứng từ về phòng kế toán ngắn hơn, có thể từ 10 đến 15 ngày để kế toán lập chứng từ ghi sổ 10 đến 15 ngày một lần. Xí nghiệp cũng nên qui định rõ trách nhiệm phải nộp chứng từ đúng hạn đối với nhân viên kế toán đội, có như vậy mới nâng cao ý thức trách nhiệm từng người.
Khối lượng công việc của kế toán đội là tương đối lớn, điều kiện làm việc lại không được thuận lợi, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy, Xí nghiệp cần có chính sách khuyến khích hơn nữa với những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ như: tăng thưởng, phụ cấp lao động…
Kế toán Xí nghiệp tổ chức hướng dẫn chi tiết nhân viên kế toán các đội lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh dựa trên các bảng tổng hợp chi phí bộ phận tại các công trình , hạng mục công trình trong tháng gửi kèm cùng các chứng từ gốc (hóa đơn, chứng từ vận chuyển…).
* Về công tác kế toán máy:
Xí nghiệp cần đào tạo đội ngũ kế toán viên sử dụng thành thạo máy vi tính cũng như am hiểu rõ về phần mềm kế toán mà Xí nghiệp đang sử dụng. Giải quyết tốt vấn đề đó sẽ giúp cho công tác tổ chức kế toán trên phần mềm kế toán máy ngày càng mang lại những hiệu quả đáng kể cho Xí nghiệp. Không những đáp ứng nhanh chóng yêu cầu quản lý, số liệu tính toán chính xác, kịp thời mà còn tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho việc tổ chức nhân sự làm công tác kế toán nói chung và công tác tính giá thành nói riêng.
* Về công tác kế toán quản trị:
Kế toán quản trị là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ là thông tin quá khứ, thông tin hiện tại mà còn bao gồm các thông tin về tương lai. Vì vậy, kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán và được thể hiện ở tất cả các khâu, từ lập kế hoạch dự toán đến thực hiện, kiểm tra giúp các nhà quản trị ra quyết định quản lý đúng đắn, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của chi phí. ở các nước Anh, Pháp, Mỹ…kế toán quản trị đã được hình thành và phát triển trong vài chục năm nay và nó rất được các doanh nghiệp chú trọng. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD, kế toán quản trị còn mới mẻ, nhận thức và tổ chức trong các doanh nghiệp còn nhiều bất cập.
Công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu do kế toán tổng hợp đảm nhận, chưa phản ánh được rõ ràng mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, cũng như chưa phân tích cụ thể, chi tiết chi phí theo biến phí, định phí cũng như khoản mục và yếu tố chi phí. Do đó, sự đóng góp của công tác kế toán vào các mục tiêu quản lý chung của Xí nghiệp chưa hoàn toàn tương xứng với nhiệm vụ và trình độ của bộ máy kế toán.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của kế toán quản trị, Xí nghiệp cần xây dựng hệ thống kế toán quản trị theo hướng:
- Kế toán quản trị cần quan tâm tới phân loại chi phí thành biến phí và định phí nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc xem xét ra các quyết định có liên quan tới chi phí- khối lượng- lợi nhuận và giá cả. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ đó, kế toán quản trị có thể tư vấn cho nhà quản trị trong việc định giá giao khoán, đồng thời phương pháp tính giá dự thầu dựa trên cơ sở lãi trên biến phí sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một phạm vi giá linh hoạt để có thể quyết định thắng thầu.
- Xây dựng kế toán quản trị để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất, giúp các nhà quản trị có quyết định đúng đắn, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả của chi phí. Thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho dự đoán, dự báo; lập dự toán chi phí giá thành đồng thời so sánh dự toán với thực tế để xem xét sự biến động của các khoản mục thực tế có hợp lý không, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
2. Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm
Xây dựng cơ bản là ngành kinh tế quốc dân đặc biệt thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Sản phẩm của ngành nhằm đảm bảo việc mở rộng tái sản xuất TSCĐ cho các ngành thuộc nền kinh tế quốc dân. Quản lý tốt chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm sẽ là cho giá trị TSCĐ của các ngành khác hạ theo.
Biện pháp hạ giá thành tối ưu nhất là tiết kiệm các yếu tố chi phí sản xuất khi sử dụng. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là bớt xén một cách máy móc mà ngược lại, tiết kiệm chi phí phải đi đôi với chất lượng tiêu chuẩn.
2.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
Chi phí Nguyên vật liệu chiếm khoảng 60-70% tổng chi phí của công trình. Do đó, nếu tiết kiệm được chi phí này thì giá thành sản phẩm sẽ giảm khá nhiều. Một số biện pháp tiết kiệm chi phí mà Xí nghiệp có thể áp dụng:
Giảm thiểu mức hao hụt trong khi thi công và bảo quản, vận chuyển vật tư. Tuy rằng hao hụt tự nhiên là không tránh khỏi nhưng nếu giảm mức hao hụt thì đây cũng là biện pháp tốt, thể hiện hiệu quả của công tác quản lý vật tư. Ví dụ: Xi măng cần đôn đốc kiểm tra cấp phối trong thi công tránh lãng phí.
Tìm nguồn cung vật liệu ổn định với giá cả vật liệu ổn định, rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy cách, phẩm chất, nhất là khi hiện nay, giá vật liệu thường tăng đột biến: giá thép tăng; điện, nước thì bị phụ thuộc vào tình trạng “độc quyền”; điện không thể dự trữ…
2.2. Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp
Đối với các công trình xây dựng có chi phí nhân công chiếm khoảng 13-15% tổng chi phí của công trình, Do vậy, để giảm giá thành thì xí nghiệp nên có biện pháp tăng năng suất lao động của công nhân. Muốn vậy, xí nghiệp cần phải:
Ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
Tổ chức, sắp xếp lao đọng khoa học, hợp lý, đúng chuyên môn, khuyến khích người lao động hăng say làm việc
2.3. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công
Máy thi công công trình gồm máy thuộc tài sản của đơn vị và máy đi thuê ngoài. Để tiết kiệm khoản mục này, xí nghiệp nên có biện pháp quản lý chặt chẽ
Đối với máy thuộc tài sản của xí nghiệp: cần khai thác máy tối đa công suất để sử dụng máy được tối ưu nhất
Đối với máy thuê ngoài: Xí nghiệp nên tìm và khai thác nơi cho thuê máy với giá cả và chất lượng đảm bảo
2.4. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan tới các khoản chi phục vụ cho quá trình xây lắp. Khoản mục này không thể tính trực tiếp cho bộ phận, sản phẩm cụ thể nào. Do vậy, để tiết kiệm chi phí sản xuất chung, Xí nghiệp nên có quy chế cụ thể đối với khoản mục này, đồng thời tiến hành so sánh đánh giá từng loại chi phí ở từng thời kỳ để thấy được những biến động bất thường, tìm ra nguyên nhân biến động và có cách giải quyết kịp thời
Kết luận
Trong nền kinh tế hiện nay, vấn đề tồn tại và phát triển là một mục tiêu của bất cứ Doanh nghiệp nào khi thâm nhập vào nền kinh tế thị trường. Đối với Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng, để đạt được mục tiêu này là cả một quá trình lâu dài và gian khó, nhất là trong thời kỳ hiện nay với nhiều biến động trong nước cũng như trên thế giới. Trong thời gian qua, môi trường ngành xây dựng xây lắp có nhiều biến động, có những thay đổi tích cực có lợi cho Doanh nghiệp nhưng cũng có nhiều bất cập. Tuy nhiên, Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng đã biết vận dụng và đổi mới sao cho phù hợp với cơ chế và tình hình mới. Xí nghiệp không chỉ chủ động đổi mới trong lĩnh vực quản lý mà còn luôn cố gắng hoàn thiện công tác tài chính, đảm bảo sự phát triển đồng bộ trong Xí nghiệp.
Là một sinh viên thực tập tại Xí nghiệp, em đã cố gắng tìm hiểu về những biện pháp quản lý, nhất là vấn đề quản lý tài chính của đơn vị. Đây là một môi trường thực tế giúp cho em có những hiểu biết hơn về thực tế, bổ sung cho kiến thức em đã nghiên cứu trong lý thuyết. Một lần nữa, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới quý cơ quan, các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và PGS.TS. Nguyễn Minh Phương đã giúp đỡ em tận tình để bổ sung kiến thức thực tế quý báu này!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Chủ biên: PGS.TS Đặng Thị Loan
Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Minh PhươngNgọc Quang
Chế độ kế toán doanh nghiệp- Hệ thống kế toán Việt Nam - Bộ tài chính (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) - Nhà xuất bản Tài chính
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam- Nhà xuất bản Tài chính 2007
Thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp- Nhà xuất bản Tài chính- Chủ biên: TS. Trương Thị Thủy; ThS. Nguyễn Thị Hòa; ThS. Bùi Thị Thu Hương
Một số tài liệu do Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng cung cấp
MỤC LỤC
Lời mở đầu 01
Phần 1 I Tổng quan Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 03
I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 03
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 03
2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng 04
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 07
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 1 số năm 09
5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 12
5.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXDbộ phận kế toán chi phí và tính giá thành của Xí nghiệp 12
5.2 Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán của bộ phận chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
5.2.1 Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp 13
5.2.2 Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy 17
Phần II2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 18
I- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Xí nghiệp 18
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 18
2. Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Xí nghiệp 19
II- Đặc điểm chi phí sản xuất, đối tượng hạch toán chi phí sản xụất và yêu cầu quản lý chi phi của Xí nghiệp 20
1. Đặc điểm chi phí sản xuất của đơn vị 20
2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí của Xí nghiệp 21
III- Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất chủ yếu của Xí nghiệp 23
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23
1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Xí nghiệp 23
1.2. Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Xí nghiệp 23
2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 31
2.1. Đặc điểm chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp 31
2.2 Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Xí nghiệp 33
3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 38
3.1. Đặc điểm chi phí sử dụng máy thi công tại Xí nghiệp 38
3.2. Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại đơn vị 38
4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 40
4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất chung tại Xí nghiệp 40
4.2. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung 41
4.2.1 Chi phí nhân viên đội xây dựng 41
4.2.2 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho công tác quản lý đội 44
4.2.3 Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho công trình 45
4.2.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 45
4.2.5 Chi phí bằng tiền khác 46
IV- Đánh giá sản xuất dở dang và tổng hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 48
1. Tổng hợp chi phí sản xuất và phân bổ chi phí 48
2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang 50
V- Đối tượng tính giá thành, phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng 50
1. Đối tượng tính giá thành tại Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng 50
2. Phương pháp tính giá thành tại Xí nghiệp 512
Phần III Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 53
I- Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 53
1. Ưu điểm 53
2- Nhược điểm 53
2.1- Về công tác quản lý 53
2.2. Về công tác hạch toán 54
3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và ĐTXD 54
3.1. Về công tác kế toán nguyên vật liệu 54
3.3. Về kế toán chi phí công cụ, dụng cụ 55
II. Đánh giá chung về công tác quản lý và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và Đầu tư xây dựng 56
1. Ưu điểm 56
2. Nhược điểm 59
III- Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Khảo sát và đầu tư xây dựng 60
1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán Xí nghiệp 60
2. Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm 62
2.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 62
2.2. Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp 63
2.3. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công 63
2.4. Tiết kiệm chi phí sản xuất chung 63
Kết luận 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26531.doc