Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất – khảo sát tại xí nghiệp 26.1-Bộ Quốc Phòng

Tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Xí nghiệp 26.1 nói riêng và công ty 26-Bộ quốc phòng nói chung cũng như toàn thể các đơn vị kinh tế khác cùng tồn tại và cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường,điều này đòi hỏi xí nghiệp phải phấn đầu hơn nữa trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhằm xác định chính xác hiệu quả kinh tế mang lại qua quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, từng bước tạo cho xí nghiệp có một vị thế vững vàng trong môi trường kinh doanh và trong đội ngũ các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của Bộ quốc phòng, từ đó góp phần tạo dựng để đưa xí nghiệp ngày một phát triển, công ty ngày một lớn mạnh. Trong khoảng thời gian thực tập tương đối ngắn nhưng rất thiết thực tại xí nghiệp 26.1-thuộc công ty 26-Bộ quốc phòng, em đã nhận thức tương đối đầy đủ về các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm do xí nghiệp sản xuất ra không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật mà còn đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, giá cả hợp lý nhất. Để thực hiện được những điều trên, phải kể đến sự đóng góp to lớn của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp luôn luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng mà đặc biệt là công lao của bộ phận kế toán khi hạch toán chính xác, trung thực các khoản chi phí phát sinh nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian qua, được hoà nhập với thực tế,được hiểu sâu sắc về bản chất một số nghiệp vụ kế toán, đặc bịệt là cách tập hợp các chi tiết về nhân công, vật tư, chi phí chung.thực tế phát sinh và cách tính giá thành, cùng với cung cách làm việc năng động, tự chủ, cách xử lý linh hoạt các tình huống, đã giúp em tự tin hơn khi những kiến thức bổ íchđược học ở trường được áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Viết Lợi cùng các thầy, cô trong khoa và Ban Tài chính của xí nghiệp 26.1- Bộ quốc phòng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này, tuy nhiên do sự phức tạp của các mối quan hệ trong việc xác định chi phí sản xuất cần tập hợp và tính giá thành cộng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, cùng toàn thể các bạn để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn.

doc57 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất – khảo sát tại xí nghiệp 26.1-Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp tới tâm lý người lao động, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, góp phần hạ giá thành sản phẩm, và đảm bảo thu nhập cho chính người lao động. Chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong CPNCTT là tiền lương chính. Tiền lương chính là tiền lương trả theo sản phẩm: nghĩa là tiền lương được trả theo khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong tháng, đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định. Đối với mỗi loại sản phẩm sản xuất ra, ban tổ chức đều căn cứ vào quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm để định mức đơn giá tiền lương cho từng bước công việc hoàn thành. Căn cứ vào đơn giá này, kế toán nhập vào máy số liệu tương ứng về đơn giá tiền lương của các công đoạn, đồng thời đầu các tháng, các phân xưởng trưởng chuyển bảng năng suất và bảng chấm công của từng công nhân, kế toán nhập số liệu của các bảng kê này vào mục lương sản phẩm. Ta có cách tính lương sản phẩm như sau: Tiền lương sản phẩm = Đơn giá tiền lương * số lượng năng suất của từng công đoạn sản xuất sản phẩm hoàn thành. Bảng 12:Trích Bảng năng suất sản phẩm Sản phẩm Mũ cứng tháng 12/2000 Stt Họ tên Công đoạn Fin bột Xeo ép lạnh ép nóng Cắt viền Cuốn viền Sơn xử lý Lợp TP mũ MN Lợp TP mũ MB Trách nhiệm Mã 802 803 804 805 806 807 807 809 810 811 Đơn giá 115 101 176 329 44 60 439 968 953 34 1 Nguyễn Thị An 1132 378 2 3 4 Cộng 27000 27000 27000 27000 27000 27000 27000 27000 27000 27000 Căn cứ vào bảng năng suất, kế toán tiền lương tính lương sản phẩm đối với công nhân Nguyễn Thị An như sau: Lương sản phẩm = 968 * 1132 + 953 *378 = 1.456.010 Công nhân trực tiếp sản xuất còn có một bộ phận lương thời gian: là lương tính cho số ngày làm việc theo quy định của xí nghiệp mà không trực tiếp tham gia sản xuất như hội, họp.... Bảng 13: Bảng chấm công tháng 12/2000. Stt Họ tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công Ký hiệu chẫm công Số công hưởng lươngSP Số công hưởng lương T/G Số công nghỉ việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc hưởng 0% lương Số công hưởng BHXH 1 Nguyễn An 22 20 2 0 0 22 Cộng Ký hiệu chấm công: Lương sản phẩm: K Thai sản : TS Nghỉ không lương:Ro Lương thời gian : + Nghỉ phép : P Nghỉ việc :N Lương ốm : Ô Hội nghị : H Tai nạn :T Con ốm : Cố Nghỉ bù :NB LĐ nghĩa vụ :LĐ Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán xác định số ngày được hưởng lương thời gian, số ngày được hưởng BHXH. Lương thời gian của CNTTSX = Số công thời gian * 25000đ/ngày. Lương chế độ của CNTTSX=Lương CB/22 * Số ngày công chế độ. Trong đó lương cơ bản được tính theo bậc, từ kho công nhân bắt đầu vào sản xuất, được hưởng mức lương CB=210.000 đồng, sau 3 năm thi nâng bậc, công nhân sẽ được hưởng mức lương CB bậc 2...nếu thi đạt yêu cầu. Khoản trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính: + Tổng các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ phải trích nộp là 19% do xí nghiệp phải trả cho công nhân sản xuất, trong đó:15%BHXH,3%BHYT, 1%KPCĐ tính trên lương thực tế + Tổng các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ phải trích nộp là 6% do người lao động chịu, trừ trực tiếp vào lương CNSX, trong đó: 3%BHXH, 2%BHYT, 1%KPCĐ Trên cơ sở lương thực tế của CNSXTT, kế toán tính tổng lương của từng phân xưởng và định khoản: Tổng lương thực tế Lương Lương Lương Các khoản BHXH của CNTTSX = sản phẩm + thời gian + chế độ - BHYT, KPCĐ Nợ TK622 Chi tiết từng phân xưởng sản xuất. Có TK334 Căn cứ vào số lương thực tế phải trả, kế toán tính số BHXH,BHYT,KPCĐ cần trích: Nợ TK622 xí nghiệp chịu 19% Nợ TK334 người công nhân chịu 6% Có TK338-KPCĐ trích 2%/ lương thực tế Có TK338-BHXH trích 20%/ lương cơ bản Có TK338-BHYT trích 3%/ lương cơ bản Xác định số tiền lương phải trả CNTTSX, kế toán lập bảng tổng hợp phân bổ lương cho từng phân xưởng sản xuất. Bảng 14: Trích Bảng phân bổ tiền lương Tháng 12/2000 Stt Ghi Nợ các Tài khoản Lương thực tế Ăn ca Cộng IV TK622 183.332.418 14.811.250 198.143.668 A Xưởng mũ cứng 60.797.977 4.280.000 65.077.977 B Xưởng may 97.270.053 8.871.250 106.141.303 * Tổ chuẩn bị 6.150.829 360.000 6.510.829 1 BTP phù hiệu 1.273.455 74.543 1.347.989 2 BTP cấp hiệu 764.358 44.737 809.095 3 BTP nhà bạt 648.000 37.927 685.927 4 BTP túi lót ba lô 245.000 14.340 259.340 5 BTP Mũ kêpi XD 15.300 895 16.195 6 BTP Quần áo các loại 3.204.716 187.567 3.392.283 * Bộ phận may 91.119.224 8.511.250 99.630.474 1 Phù hiệu 26.318.070 2.458.314 28.776.384 2 Cấp hiệu 37.562.736 3.508.654 41.071.390 3 Nhà bạt 5.362.250 500.876 5.803.126 4 Túi lót ba lô 5.600.000 523.084 6.123.084 5 Mũ kêpi XD 197.880 18.484 216.364 6 Quần áo các loại 16.078.288 1.501.838 17.580.126 C Tổ Nhựa 25.264.388 1.660.000 26.924.388 1 Dép nhựa 13.019.496 860.178 13.951.674 2 Dây lưng 1.628.112 106.975 1.735.087 3 Bát nhựa nhỏ 5.075.609 333.494 5.409.103 4 Chắt cốt nhựa các loại 2.436.020 160.059 2.596.079 5 Nhựa Hoàng Sơn 3.033.151 199.294 3.232.445 Bảng 15 Trích Bảng phân bổ Bảo hiểm Stt Ghi NợTK Lương TT Lương CB BHXH BHYT KPCĐ Cộng IV TK622 183.332.418 52.147.800 7.822.170 1.042.956 3.666.648 12.531.774 A Xưởng Mũ 60.797.977 12.528.000 1.879.200 250.560 1.215.968 3.345.720 B Xưởng May 97.270.053 32.468.400 4.870.260 649.368 1.945.401 7.465.029 1 Tổ chuẩn bị 6.150.829 1.909.800 286.470 38.196 123.017 447.683 2 Tổ may 91.119.224 30.558.600 4.583.790 611.172 1.822.385 7.017.347 3 Tổ nhựa 25.264.388 7.151.400 1.072.710 143.028 505.287 1.721.025 Cuối tháng, kế toán tiền lương phân bổ tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất cho từng phân xưởng và kết chuyển vào chi phí sản xuất của sản phẩm.Kế toán ghi: Nợ TK154 Chi phí sản xuất dở dang Có TK622 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất. Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. TK334 TK622 TK154 Lương phải trả CNTTSX Kết chuyển Chi phí NCTT cho từng phân xưởng sản xuất. TK338 Trích KPCĐ,BHYT,BHXH Bảng 16 Sổ tổng hợp Tài khoản 622 Tháng 12/2000 STT Tài khoản đối ứng Số phát sinh trong kỳ Mã Tên Nợ Có 1 2 3 4 1388 154 334 338 Phải thu, phải trả khác Chi phí sản phẩm dở dang Phải trả CNTT sản xuất Phải trả, phải nộp khác 198.143.668 12.531.775 17.500 210.657.943 Tổng cộng 210.675.443 210.675.443 Chú ý: *Đối với khoản tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, do sản phẩm của xí nghiệp sản xuất có tính chất dây chuyền nên có trường hợp sản phẩm sản xuất ra không hoàn thành được ở trong tháng. Đối với trường hợp này, căn cứ theo yêu cầu của các phân xưởng sản xuất, kế toán tiền lương sẽ tính ra tỷ lệ ăn lương sản phẩm trong tháng và tạm ứng lương cho công nhân, kế toán định khoản như sau: Nợ TK141 Có TK334 *Tiền ăn ca cho công nhân trực tiếp theo yêu cầu sản xuất, đây là khoản tiền mà xí nghiệp tính vào chi phí nhân công nhằm bảo đảm sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo mối quan hệ với xí nghiệp, tiền ăn ca được định khoản: Nợ TK622 Có TK334 2.3.3 Tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm, đây là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vị phân xưởng sản xuất nhằm mục đích cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng và đều đặn. Tại xí nghiệp, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất, kế toán sử dụng Tài khoản 627 để tập hợp khoản chi phí này. Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp bao gồm: -Tiền lương, phụ cấp, các khoản BHXH,BHYT,KPCĐ cho nhân viên quản lý phân xưởng. -Chi phí công cụ,dụng cụ sản xuất. -Chi phí khấu hao TSCĐ. -Chi phí dịch vụ thuê ngoài, mua ngoài -Chi phí bằng tiền khác. a-Chi phí nhân viên phân xưởng. Nhân viên phân xưởng gồm chi phí về tiền lương thời gian, phụ cấp và khoản đóng góp cho quỹ bảo hiểm, những nhân viên này được trả lương theo cấp bậc, chức vụ công việc. Cách tính lương cho bộ phận gián tiếp: Lương thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc và thang lương của người lao động do công ty quy định. Lương thời gian=Lương cơ bản * Số ngày công thực tế làm trong tháng 22 Lương phụ cấp:=Mức chức vụ * Số ngày công thực tế làm trong tháng Căn cứ vào chế độ tiền lương hiện hành của nhà nước và quỹ tiền lương thực hiện của công ty năm 2000 đã ban hành 9 mức phụ cấp chức danh, phụ cấp công việc như sau: Mức 1- Giám đốc công ty 100.000đ/ngày Mức 2- Phó giám đốc công ty, kế toán trưởng 80.0000đ/ngày Mức 3- Trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp thành viên 65.000đ/ngày Mức 4- Phó phòng, phó giám đốc xí nghiệp thành viên 35.000đ/ngày Mức 5- Trưởng ban, xưởng trưởng 40.000đ/ngày Mức 6- Phó ban, xưởng phó 35.000đ/ngày Mức 7- 25.000đ/ngày Mức 8- 20.000đ/ngày Mức 9- 15.000đ/ngày Lương chế độ = Lương cơ bản *số ngày công lễ phép 22 Các khoản Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn cũng được trích như công nhân trực tiếp sản xuất đã nêu . Số ngày công thực tế làm trong tháng cũng căn cứ vào bảng chấm công như đã trình bày tại phần lương CNTTSX. Tổng lương thực tế Lương Lương Lương Các khoản khấu trừ khối nhân viên gián tiếp= thời gian + Phụ cấp + Chế độ - Lấy ví dụ lương của xưởng trưởng A Lương cơ bản : = 459.000 Lương thời gian: 459.000 * 20 = 417.273 22 Lương phụ cấp chức danh: 40.000*20=800.000 Lương chế độ :459.000 * 1 = 20.864 22 Trích bảo hiểm:459.000 * 0.06 = 27.540 Thu nhập thực tế của A= 417.273 + 800.000 + 20.864 - 27.540 = 1.210.597 b- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho phân xưởng. Chi phí tại xí nghiệp gồm: + Đá mài, bìa đúp, kim, mỡ, bột vải, dầu, que hàn... & được tập hợp vào TK152. + Dao cắt, dũa, vịt tra keo, chổi sơn, kéo, núm lấy sản phẩm, hộp xịt khuôn... tập hợp vào TK153 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất kèm theo Phiếu xuất kho cho từng bộ phận. Tổng giá trị vật liệu, dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất trong tháng 12 được định khoản: Nợ TK627 Chi tiết phân xưởng sản xuất. Có TK152,153 Đối với từng bộ phận sản xuất,hàng tháng lập bảng dự trù vật tư để lên kế hoạch về chi phí. Bảng 17 Bảng dự trù vật tư Stt Danh mục vật tư Đvt Số lượng Đơn giá T.Tiền Ghi chú 1 2 3 4 5 6 Thép chữ I-120.5cm Cooc nhe 50*50 Lưỡi cưa sắt Sơn tổng hợp Thép tròn phí 18 Que hàn 3.2kg TQ Cái M Cái Kg M Kg 02 03 02 01 02 01 36.000 15.000 5.000 17.000 72.000 45.000 10.000 17.000 Kho Kho Cộng 144.000 Khi bảng dự trù vật tư được giám đốc phê duyệt, chi phí cho khoản vật tư sẽ được kế toán định khoản và vào máy trong chi phí cảu phân xưởng nhận vật tư. Nếu kế toán chi mua vật tư bằng tiền mặt, thì sẽ lập phiếu chi theo mẫu số 02-TTQĐ số 1141 của Bộ tài chính Phiếu chi Quyển số 3 Số 115 Ngày 15 tháng 12 năm 2.000 Nợ TK627 Có TK111 Họ và tên người nhận tiền: Tổ chuẩn bị. Địa chỉ:XN26.1 Lý do chi: Thanh toán chi phí ngành phục vụ sản xuất. Số tiền:251.000.(Viết bằng chữ).Hai trăm năm mươi mốt nghìn đồng...... Kèm theo bảng kê:Thanh toán chi phí ngành..Chứng từ gốc:........................ Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ):. Hai trăm năm mươi mốt nghìn đồng Ngày12/tháng12/năm 2000 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền Bảng 18 Bảng kê thanh toán chi phí ngành. Tháng 12/2000 Stt Bộ phận Số tiền Ký nhận 1 2 3 Tổ nhựa Xưởng may Xưởng mũ cứng 25.000 180.000 46.000 Cộng 251.000 Với hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ đã được kế toán lập và tính trên máy thì số liệu vật tư hàng hoá sử dụng cho bộ phận nào được nhập trực tiếp cho bộ phận đó kèm theo chứng từ được lập là các phiếu xuất, phiếu chi cho từng bộ phận. Đối với khoản chi phí vận chuyển vật liệu cho phân xưởng sử dụng do công ty cung cấp, phí vận chuyển xí nghiệp phải chịu thì kế toán định khoản: Nợ TK627 Có TK336. c- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ. Để thu hồi giá trị hao mòn của TSCĐ, xí nghiệp tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển dần phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Tại xí nghiệp, việc tính khấu hao được tiến hành theo phương pháp khấu hao đều theo thời gian. Cách tính như sau: Nguyên giá TSCĐ Mức khấu hao bình quân năm = Số năm sử dụng Mức khấu hao bình quân năm Mức khấu hao bình quân tháng = 12 Như vậy, khi mua một TSCĐ, hoặc được cấp phát, xí nghiệp sẽ xác định giá trị thực tế còn lại của TSCĐ đó, xác định thời gian sử dụng và tính bình quân ra số khấu hao phải trích theo công thức như trên. Và hàng tháng, căn cứ vào số khấu hao đã tính, kế toán trích số khấu hao đó đưa vào chi phí quản lý xí nghiệp. Khấu hao TSCĐ được tính theo nguyên tắc tròn tháng, quy định TSCĐ tăng, giảm trong tháng thì tháng sau mới tiến hành tình hoặc thôi tính khấu hao. Chính vì vậy, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động tăng, giảm TSCĐ. Số khấu hao phải Số khấu hao đã trích Số khấu hao của TSCĐ Số khấu hao của TSCĐ trích tháng này = trong tháng trước + tăng thêm trong tháng trước - giảmtrong tháng trước Sau khi xác định số khấu hao phải trích, kế toán lập bảng phân bổ và tính khấu hao cho các phân xưởng sản xuất như sau: Bảng 19 Trích Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Tháng 12/2000 Stt Chỉ tiêu Nơi sửdụng ToànXN Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung N.giá K.H Tổng Tổ CB Xưởng May Xưởng Mũ Tổ nhựa Xưởng Giầy Tổ Hoàng Sơn 1 2 Nhà cửa, vật kiến trúc Máy mớc, thiết bị 22.325.870 33.036.412 Cộng 55.361.956 Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh kế toán ghi Nợ TK627 Chi tiết phân xưởng. Có Tk214 Tổng số khấu hao phải trích d-Chi phí bằng tiền khác -Là các khoản chi tạm ứng: Tạm ứng để mua vật tư, tạm ứng để sửa chữa động cơ... Nợ TK627 Có TK141 -Đối với hoá đơn của người bán về các khoản dịch vụ sử dụng cho sản xuất chung như: tiền điện, tiền nước, điện thoại, tiền sửa chữa TSCĐ thường xuyên, kế toán ghi: Nợ TK627 Chi tiết phân xưởng. Có TK331 Phải trả người bán Trích bảng thanh toán tiền điện trạm 560 Tháng 12/2000 Tiền điện phải trả: Kỳ I từ ngày 30/11/2000- 17/12/2000 27.710.500 Kỳ II từ ngày 18/12/2000-29/12/2000 15.488.000 Tổng cộng 43.198.560 Tiền điện phân bổ 44.296.550 Tập hợp Nợ TK627 Có TK331 Chi tiết Stt TK627-Phân xưởng Phân bổ Giảm CL Tổng số 1 X1-Xưởng mũ 11.495.000 268.014 11.209.186 2 X2-Tổ chuẩn bị 457.200 11.824 463.376 3 X4-Xưởng may 3.580.800 89.095 3.491.705 4 X6-Tổ nhựa 10.797.600 268.657 10.528.943 5 X8-Tổ Hoàng sơn 14.942.400 371.785 14.570.615 6 X8-Xưởng giầy XK 290.400 7.225 283.175 7 Cộng 41.581.600 1.034.600 40.547.000 Cuối tháng, toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp và kết chuyển về TK154 chi tiết từng phân xưởng sản xuất. Nợ TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK627 chi tiết từng phân xưởng. Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. TK334 TK627 TK154 Chi phí nhân viên phân xưởng. Kết chuyể chi phí sản xuất chung đã tập hợp và phân bổ cho từng TK152,153 phân xưởng sản xuất. Chi phí NVLCCDC dùng tạiPX TK214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK111,141 Chi phí bằng tiền khác Bảng 20 Sổ tổng hợp Tài khoản 627 Tháng 12/2000 Stt Tài khoản đối ứng Số phát sinh trong kỳ Mã Tên Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 111 141 142 152 153 154 214 331 334 336 338 Tiền mặt Tạm ứng Chi phí phải trả Nguyên vật liệu Công cụ, dụng cụ Chi phí sản phẩm dở dang Khấu hao TSCĐ Thanh toán cho nhà cung cấp Phải trả công nhân viên Phải trả nội bộ Phải trả, phải nộp khác 1.604.217 2.856.448 17.561.905 40.654.759 18.398.046 55.361.956 40.547.000 12.692.037 130.000 9.547.799 199.354.167 Tổng cộng 199.354.167 199.354.167 2.3.4 Tập hợp chi phí trả trước Chi phí trả trước bao gồm giá trị công cụ, dung cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, tập hợp khoản chi phí này, kế toán sử dụng Tài khoản 142- Chi phí trả trước. TK142 - Bên nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh. Bên có: Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí kinh doanh. Dư nợ : Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào CPSXKD Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước, kế toán căn cứ từng trường hợp ghi: Nợ Tk142 Có TK331, 336... Hàng tháng, căn cứ kế hoạch phân bổ chi phí trả trước, tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào Chi phí SXKD cho các phân xưởng chịu chi phí. Bảng 21 Bảng trích phân bổ chi phí trả trước. Tháng 12/2000 Stt Diễn giải Số tiền Tài khoản đối ứng 1 2 3 4 5 Khuôn bình tông Sửa máy dép nhựa số 2 Vật tư điện X.giầy XK Vật tư là hơi Máy in lade 1100 3.000.000 10.561.905 1.000.000 3.000.000 1.000.000 627 627 627 627 642 Cộng 18.561.905 -Kế toán định khoản khi số chi phí trả trước phát sinh: Nợ TK627 Nợ Tk642 Có TK142 -Trong tháng, công ty báo Có cho xí nghiệp về tiền khuân lồng bàn trong tháng, kế toán xí nghiệp định khoản Nợ TK336 Có TK142 2.4.5 Tổng hợp chi phí sản xuất. Tất cả các chi phí phát sinh trong tháng kể trên, cuối tháng được tổng hợp về TK154 TK154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo từng phân xưởng sản xuất. -Bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng của từng bộ phận sản xuất. -Bên Có : -Các khoản giảm chi phí sản phẩm. -Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã hoàn thành. -Dư Nợ : Chi phí thực tế của sản phẩm chưa hoàn thành. Cuối tháng, kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp chi tiết từng phân xưởng sản xuất. Nợ TK154 138.178.780 Có TK621 138.178.780 -Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK154 210.657.943 Có TK622 210.657.943 -Kết chuyển chi phí sản xuất chung Nợ Tk154 189.354.167 Có TK627 189.354.167 -Số vật tư thừa phải trả về công ty Nợ Tk336 Có TK154 -Đối với khoản phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng không sửa chữa được Nợ TK152 Trị giá phế liệu thu hồi Nợ TK1388 Số phải thu khác Có TK154 Phân xưởng có số phát sinh. Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng sản xuất mũ. TK621 TK154-PXMũ TK155-TP Kết chuyển chi phí NVLTT Giá thành thực tế nhập kho TK622 Kết chuyển chi phí NCTT TK627 Kết chuyển chi phí SXC TK336 Chênh lệch vật tư so với công ty TK331 Giá trị vật tư chưa thanh toán TK152 Vật tư không dùng hết nhập lại kho Đối với sản phẩm mũ cứng, đặc điểm sản xuất của sản phẩm này mang tính giản đơn, chi phí sản xuất được tập hợp tại phân xưởng và kết chuyển để tính giá thành ngay trên TK155-Thành phẩm. Nhưng đối với sản phẩm do xưởng may sản xuất ra thì quá trình tập hợp chi phí cũng tương tự như xưởng mũ, song có đặc điểm khác là trước khi tập hợp chi phí sản xuất cho phân xưởng may, kế toán phải tập hợp chi phí sản xuất tại Tổ chuẩn bị, sau đó toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp tại tổ chuẩn bị được kết chuyển về TK155-Bán thành phẩm, và TK155-BTP lại được đưa sang phân xưởng may để kết chuyển về TK154-chi phí sản xuất dở dang của sản phẩm may, sơ đổ như sau: TK154-X2 TK155-BTP TK154-X4 TK155TP *Từ tổ chuẩn bị, vải được tập hợp và cắt theo số lượng sản phẩm kế hoạch, mọi chi phí về vật liệu, nhân công , chi phí sản xuất chung của tổ chuẩn bị được tập hợp để phân bổ về TK154- theo số lượng sản phẩm hoàn thành. *Chi phí sản xuất từ tổ chuẩn bị được đưa vào chi phí sản xuất của xưởng may, cùng với chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung phát sinh tại xưỏng may tập hợp và kết chuyển về Tài khoản 155 thành phẩm. *Do phân xưởng may cùng một lúc có thể hoàn thành nhiều mặt hàng khác nhau, nên tổng chi phí sản xuất được tập hợp sẽ được phân bổ về cho sản phẩm hoàn thành theo như các khoản mục chi phí đã tập hợp cho từng sản phẩm trước đó. Đối với sản phẩm nhựa, ngoài các loại sản phẩm được tập hợp chi phí giống như xưởng mũ, tổ nhựa còn sản xuất ra sản phẩm cốt nhựa các loại (thành cầu dựng trán, cốt phù hiệu, cốt cấp hiệu, má cầu) được kết chuyển về TK155-Trung gian vì các loại sản phẩm cốt nhựa sẽ được đưa về +Xưởng mũ-coi là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm mũ. +Xưởng may-coi là nguyên vật liệu để sản xuất cấp hiệu, phù hiệu. Ngoài ra, sản phẩm cốt nhựa các loại còn được tập hợp về TK155-Thành phẩm nếu được luân chuyển nội bộ, trả sản phẩm về công ty. TK154-X6 TK155-TG Tk155-TP Kết chuyển CPSX phát sinh Kết chuyển sản phẩm nhập kho Bảng 21 Sổ tổng hợp Tài khoản 154 Tháng 12/2000 Stt Tài khoản đối ứng Số phát sinh trong kỳ Mã Tên Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 152 155-BTP 155-TG 155-TP 331 621 622 627 Nguyên vật liệu Bán thành phẩm luân chuyển Trung gian Thành phẩm Thanh toán cho nhà cung cấp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 33.606.905 135.141.576 3.534.241 13.440.130 138.178.780 210.657.943 199.354.167 135.141.576 385.980.109 216.478.213 Cộng 733.913.742 737.599.898 Dư đầu kỳ : 5.072.156 VNĐ Dư cuối kỳ: 1.386.000 VNĐ Ngày 27 tháng 12 năm 2001 Người lập Trưởng ban Tài chính Giám đốc xí nghiệp 2.3.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do đặc điểm sản xuất với khối lượng lớn, liên tục nên hàng tháng, vào cuối mỗi tháng thường có một khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này, chi phí sản xuất đã tập hợp trong tháng sẽ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành trong tháng, mà còn liên quan cả đến những sản phẩm dở dang chưa hoàn thành. Để đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng, kế toán xí nghiệp sử dụng phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối tháng chỉ tính toán phần nguyên vật liệu trực tiếp, còn phẩn chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tính cho cả thành phẩm chịu. Công thức tính như sau: Giá trị vật liệu chính nằm Số lượng sản phẩm dơ dang cuồi kỳ * Toàn bộ giá trị trong sản phẩm dở dang = Số lượng thành phẩm + số lượng sản phẩm dở dang VLC xuất dùng Như vậy, lấy ví dụ, chi phí sản phẩm dở dang mũ cứng được tính: -Sản phẩm dở dang đầu kỳ được đánh giá theo chi phí NVLTT = 9.624.000 -Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp: +Chi phí NVLTT =37.639.612 +Chi phí NCTT =73.233.624 +Chi phí SXC =16.297.373 Cộng =127.297.609 Trong tháng hoàn thành nhập kho :27000sản phẩm. Còn lại :238sản phẩm dở dang. Xí nghiệp tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang: 238 Giá trị VLC nằm trong sản phẩm dở dang= * 127.297.609 = 1.040.519 27.000 + 238 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khá đơn giản, dễ tính toán, khối lượng công việc tính toán ít, tuy nhiên, theo phương pháp này, độ chính xác không cao vì chỉ tính cho một khoản mục Chi phí NVLTT Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi sản phẩm dở dang của xí nghiệp có thể được tính toán theo 2 cách:+sản phẩm dở dang là Chi phí nguyên vật liệu chưa sử dụng vào sản xuất sản phẩm, hoặc bán thành phẩm đã qua một số công doạn sản xuất, đến kỳ kiểm kê đang còn trong kho phân xưởng, số nguyên vật liệu này không nhập lại kho nên kế toán không hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu đã xuất đang tập hợp trên TK621, do đó, giá trị của nó được tính trong tổng chi phí sản xuất dở dang cuối mỗi kỳ và phản ánh trên TK154. +sản phẩm dở dang nằm trong khâu cắt may là vải hoàn chỉnh chưa cắt, hoặc cắt thành bộ nhưng vẫn còn ở tổ chuẩn bị, hoặc đang may dở dang tại xưởng may thì giá trị sản phẩm dở dang được tính dựa vào khối lượng vải đã được quy đổi về Chi phí NVLTT. Cuối tháng, kế toán lập bảng tổng hợp kiểm kê TK154 tính số vật tư tồn tháng sau: Bảng Tổng hợp kiểm kê TK154. Ngày 31/12/2000. Kế hoạch 27.000cái. Tồn thành phẩm 2.867 cái Tồn cốt mộc B1 3.182 cái Tồn cốt sơn B2 4.115 cái Stt Tên VT Đvt Định mức Nhu cầu KH Tổng VT KKê Tồn quy TP Tồn quy B1 Tồn quy B2 Tổng tồn quy Tồn VT xưởng Xưởng mũ Kế toán Giám đốc XN 3 Trình tự hạch toán giá thành sản phẩm. 3.1 Đối tượng tính giá thành. Do đặc điểm của sản xuất trong xí nghiệp là sản xuất liên tục với khối lượng lớn, tổ chức sản xuất mang tính hàng loạt, do vậy, từng sản phẩm sản xuất ra được coi là đối tượng tính giá thành. Như vậy, đối tượng tính giá thành của phân xưởng mũ là mũ cứng ( tính theo cái), của xưởng may là quần,aó..... 3.2 Kỳ tính giá thành. Với đặc điểm của tổ chức sản xuất trong xí nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục, sản xuất với khối lượng lớn, do vậy kỳ tính giá thành mà xí nghiệp đang áp dụng là tính vào thời điểm cuối mỗi tháng. Ngày cuối tháng, sau khi đã hoàn thành công việc ghi sổ kế toán, kiểm tra, đối chiếu chính xác, kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng cho từng phân xưởng sản xuất, vận dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, kế toán tính tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho từng loại sản phẩm đã hoàn thành trong tháng. Xí nghiệp lựa chọn kỳ tính giá thành này là phù hợp với kỳ báo cáo và có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế , làm căn cứ tính toán, ghi chép số thành phẩm nhập kho. 3.3 Phương pháp tính giá thành. Do quy trình sản xuất của xí nghiệp giản đơn và khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, ... đối tượng tính giá thành là sản phẩm sản xuất ra của từng phân xưởng, tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo nên xí nghiệp áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong tháng và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành tính cho từng khoản mục chi phí được xác định theo công thức: Tổng giá thành của từng Tổng CPSX đã Chi phí củaSP Chi phí củaSP loại sản phẩm hoàn thành = tập hợp trong kỳ + dở dang đầu kỳ - dở dang cuối kỳ Trong đó: CPSX dở dang đầu kỳ là CPSX dở dang cuối tháng 11 chuyển sang. CPSX dở dang cuối kỳ là CPSX dở dang cuối tháng 12. Do thời gian có hạn và do sự đồng nhất trong phương pháp tính giá thành một số sản phẩm xí nghiệp sản xuất nên trong phạm vi chuyên đề, em chỉ xin trình bày quá trình và phương pháp tính giá thành 2 loại sản phẩm: sản phẩm Mũ cứng va sản phẩm của phân xưởng may. -A:Tính giá thành phân xưởng sản xuất mũ cứng. Sản phẩm mũ cứng là một trong những mặt hàng truyền thống do xí nghiệp sản xuất, doanh thu hàng năm của sản phẩm này đạt được hàng năm khoảng trên 3 tỷ đồng, và lãi thu được gần 125 triệu đồng/năm.sản phẩm này giá cả không cao, chất lượng tốt, rất tiện dụng không chỉ trong lực lượng vũ trang mà cả nhân dân cũng sử dụng rất nhiều. Tháng 12/2000, xí nghiệp đã tiến hàng sản xuất 27.000 sản phẩm với - TổngCPSX =455.391.090đồng. Chi phí bán hàng=5.177.596đồng. Chi phí QLXN =12.557.115đồng. Tổng CPSX trong kỳ phát sinh 473.125.801 Giá thành = = =17.5231 đồng đơn vịSP LượngSP hoàn thành+LượngSP ht tương đương 27.000 + 156 Bảng 22 Bảng tính giá thành mũ cứng. Tháng 12/2000. Sản phẩm hoàn thành 27000 cái. Sản phẩm sản xuất tại xí nghiệp 26.1- Công ty 26- Bộ Quốc Phòng. STT Khoản mục ĐV T Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Tiêu hao TồnNVL BTP quy vềNVL Số lượng TT Số lượng T T Số lượng TT Số lượng TT Số lượng T T I CPNVL Đồng 338.993.100 1 Mủ cao su 6% Kg 358 1450 85 298 1.425 2 Vải bộ + chỏm Bộ 3.127 25.723 0 27.000 3 Quai da Cái 3.135 25.715 8 27.000 4 Má + Bộ cầu Bộ 2776 27.184 1.110 27.000 5 Keo Kg 436 1.200 70 1.566 6 Sơn mau khô Kg 419 750 11 122 1.036 7 Nhãn mũ cứng Cái 3.561 25.300 11 27.000 8 Giấy chống ẩm Cái 3.019 25.800 41 27.000 9 Ô dê 6 ly Cái 5.468 23.500 0 27.000 10 Ô dê 9 ly Cái 11.715 16.400 27 27.000 11 Đinh đồng Cái 8.102 46.900 2 54.050 12 Đinh nhôm Cái 4.096 24.850 96 27.000 13 Khoá quai Cái 4.346 24.500 0 28.846 14 Gỗ diêm Kg 4.258 11.500 1.141 2.500 12.117 15 Phê nol Kg 432 490 62 148 712 16 Phoóc mol Kg 355 935 93 208 989 17 Phèn đơn Kg 460 1000 15 238 1112 18 Xút tinh Kg 311 650 56 905 19 Xi len Kg 225 1250 105 238 1132 20 Bột đá Kg 3 241 0 247 21 Amôniác Kg 6 73 0 79 22 Xăng A92 Lít 188 300 0 488 23 Hòm gỗ Cái 0 27000 0 27.000 II CPSXC 116.398.539 116.398.539 1 CPkhác bằng tiền đồng 221.000 221.000 2 Khấu hao TSCĐ đồng 6.452.373 6.452.373 3 TLương,phụ cấp đồng 73.233.624 73.233.624 4 Nhiên liệu đồng 11.209.186 11.209.186 5 Động lực đồng 25.282.356 25.282.356 Tổng cộng 455.391.639 -B:Tính giá thành sản phẩm may. Khi có đơn đặt hàng, kế toán giá thành cùng các bộ phận chức năng trong xí nghiệp phối hợp lập bảng chi phí gia công cho từng loại sản phẩm sản xuất ra làm căn cứ để tiến hành định mức cho các công đoạn sản xuất. Bảng 23 Chi phí gia công giá thành sản xuất bộ quân phục hè nam-nữ. Stt Khoản mục ĐVT Định mức Đơn giá T.Tiền I Chi phí Nguyên vật liệu * Vật tư do công ty cấp 1 Vải Caxibia mét 1.10 2 Vải bay K1.15 mét 1.97 3 Mác công ty Cái 2.00 * Vật tư do xí nghiệp mua 10.730 1 Vải mếch Mét 0.18 12.000 2.160 2 Vải phin K0.80 mét 0.50 7.000 3.500 3 Móc +khoá Bộ 1 1.500 1.500 4 Khuy 15 ly Cái 1 200 200 5 Khuy 11 ly Cái 1 50 50 6 Túi nilon Cái 1 400 400 7 Chỉ may mét 400 3.8 1.520 8 Thùng Caton Cái 20 bộ/thùng 13.000 600 II Chi phí NCTT 12.900 Tiền lương đồng 12.900 III Chi phí SXC đồng 7.000 IV Chi phí bán hàng đồng 500 V Chi phí QLXN đồng 2.150 Căn cứ vào chi phí gia công trên, Tổ chuẩn bị nhận vải từ kho, theo số lượng hàng kế hoạch tiến hành cắt ra bán thành phẩm Quần áo Bảng 23: Trích Giá thành Quân phục hè do tổ chuẩn bị thực hiện. Kế hoạch sản xuất:240 bộ. Đvt: nghìn đồng Stt Khoản mục Đvt Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Tiêu hao SL Tiền SL Tiền SL Tiền SL Tiền I Chi phíNVL 15.146 1 Vải Caxibia Mét - - 284 4.480 20 320 260 4.160 2 Vải bay mét - - 500 10.750 27.2 584 472.8 10.166 3 Vải phin mét 0.8 5.600 44 308 1.6 11.2 43.2 302.4 4 Vải mếch mét 70 1.162 26.8 322 43.2 518.4 II Chi phí SXC 401.76 401.76 1 CPbằng tiền khác 99.811 99.811 2 CPkhấu haoTSCĐ 16.535 16.535 3 CPTLương+Phụcấp 241.276 241.276 4 Cpnhiên liệu 44.132 44.132 15.548 Căn cứ vào chi phí gia công theo định mức, tổ chuẩn bị cắt và hoàn thành BTP để chuyển về phân xưởng may , Phân xưởng may tiến hành sản xuất, tập hợp các chi phí phát sinh của các TK621, TK622, TK627 tại xưởng may về bảng tính giá thành sản phẩm quần áo như sau: Bảng 24 Trích bảng tính giá thành sản phẩm may Sản phẩm Bộ quân phục hè nam-nữ. Số lượng: 240 bộ. ĐVT: nghìn đồng Stt Khoản mục Đvt Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Tồn cuối kỳ Tiêu hao SL Tiền SL Tiền SL Tiền SL Tiền I Chi phíNVLTT 1 BTP luân chuyển 240 15.548 240 15.548 2 Móc+khoá Bộ - - 250 375 10 2 240 360 3 Khuy 1.5 ly Cái 250 50 240 48 4 Khuy1.1 ly Cái 400 24 3600 172 160 8 3.840 192 5 Chỉ may Mét 6.000 25 400 60 27 240 98 6 Túi nilon Cái 50 23 250 100 10 38 85 385 7 Thùng catton Cái 12 156 12 156 II Chi phí SXC 4.776 4.776 1 CPbằng tiền khác 245 245 2 CPkhấu haoTSCĐ 330 330 3 CPTLương 3.776 3.776 4 Cpnhiên liệu 425 425 21.563 21.563 Như vậy, kết thúc các bước công đoạn của sản phẩm may, ta có tổng giá thành sản xuất của sản phẩm may là: 21.563.000 đồng, giá thành đơn vị của 1 sản phẩm sẽ là: Giá thành công xưởng 1 bộ quân phục hè = 21.536.000/240 =89.733 đồng. Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. I-Đánh giá tình hình tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm sản xuất tại xí nghiệp 26.1 1-Ưu điểm: Qua việc phân tích tình hình tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp 26.1,ta thấy mặc dù xí nghiệp còn rất nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nhưng với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp đã phần nào khắc phục được khó khăn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Tổ chức bộ maý kế toán: Với quy mô kinh doanh tương đối lớn, nhưng bộ máy kế toán của xí nghiệp vẫn được tổ chức gọn gàng, chặt chẽ. Ban Tài chính của xí nghiệp là một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trung thực, mỗi người đều kiêm nhiệm nhiều công việc, do vậy họ đều là cộng sự đắc lực giúp trưởng ban bao quát, giám sát các hoạt động của xí nghiệp. Ngoài ra, việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán cũng có tác dụng thiết thực trong việc cắt giảm quân số nhân viên kế toán nhưng vẫn đảm bảo hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh. Máy tính giúp giảm nhẹ khối lượng ghi chép, giải phóng lao động kế toán, tăng năng suất lao động của nhân viên kế toán, và đặc biệt, nó giúp cho việc cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác đối với yêu cầu quản lý, với việc ra quyết định của cấp trên và thoả mãn thông tin với cơ quan ngoài xí nghiệp. Do đó, nó là phương tiện hữu ích giúp cho nhà quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, kế toán xí nghiệp còn được sự chỉ đạo, hướng dẫn từ kế toán của công ty, nên khối lượng công việc cũng được xác định rất rõ ràng. Toàn xí nghiệp áp dụng thống nhất chung hình thức chứng từ ghi sổ, nó có ưu điểm gọn, nhẹ, dễ quản lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất-kinh doanh của xí nghiệp. Hệ thống sổ sách kế toán của xí nghiệp tương đối hoàn thiện. Hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lệ đầy đủ, đúng mẫu quy định của Bộ tài chính và Bộ quốc phòng. Hệ thống sổ chi tiết được lập trên cơ sơ yêu cầu quản lý của công ty và xí nghiệp, đảm bảo quan hệ đối chiếu tổng hợp. Xí nghiệp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê thường xuyên đúng theo chế độ quy định.Mọi chứng từ được lập, kế toán xí nghiệp đều căn cứ trên các Phiếu nhập-xuất , hoá đơn...thực tế phát sinh, đảm bảo độ chính xác cao cho công tác quản lý chi phí sản xuất. Mặc dù việc tập hợp các khoản chi phí này làm công tác kế toán của xí nghiệp có vất vả hơn nhưng cán bộ công nhân viên xí nghiệp đều thực hiện nhằm đảm bảo tính độc lập, tính chính xác trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và thanh toán chi phí giữa xí nghiệp với công ty, đảm bảo xí nghiệp có quyền được tự chủ trong phân phối lợi nhuận và những hiệu quả của các hoạt động khác trên cơ sở trích lập và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ với nhà nước và công ty. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hiện tại, chi phí sản xuất của xí nghiệp đang được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất,chi tiết từng bộ phận sản xuất.Toàn bộ CPSX được tập hợp và phân bổ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho từng sản phẩm riêng biệt. Việc ghi chép nhập dữ liệu về CPSX phát sinh được tiến hành khoa hocj, kịp thời. Việc tổ chức ghi sổ Tài khoản các chi phí theo yếu tố và theo khoản mục nhìn chung tuân thủ đúng theo quy định của chế độ kế toán cũng như của Bộ quỗc phòng. Tập hợp CPSX và tính giá thành của xí nghiệp tốt đã giúp cho xí nghiệp đề ra được các biệp pháp tiết kiệm CPSX có hiệu quả, giúp cho tình hình phân tích giá thành trên nhiều góc độ thực hiện tốt, góp phần định ra hướng quản lý giá thành thiết thực hơn. Chi phí nhân công. Trả lương theo sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng quy định đối với công nhân trực tiếp sản xuất và trả lương theo thời gian với khối lao động gián tiếp là một ưu điểm lớn cuả tập hợp CPSX vì đã đảm bảo gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất cuối cùng của họ, góp phần khuyến khích được tính thần lao động, nâng cao ý thức tự giác và tiết kiệm trong sản xuất của người lao động. Kỳ tính giá thành. Việc kế toán sử dụng kỳ tính giá thành theo từng tháng là một trong những ưu điểm lớn của xí nghiệp. Do chủng loại sản phẩm của xí nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, mẫu mã sản phẩm thay đổi theo đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất tháng, sản phẩm hoàn thành được nhập kho nênkỳ tính giá thành theo từng tháng là rất thuận lợi cho việc tập hợp CPSX phát sinh trong tháng để tính giá thành sản phẩm một cách kịp thời. 2- Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hiện nay xí nghiệp vẫn còn tồn tại những nhược điểm, hạn chế sau trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thứ nhất: Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, hiện nay, xí nghiệp đang tập hợp khoản chi phí ăn ca vào chi phí NCTT, việc tập hợp khoản chi phí này là không phù hợp do vậy thực tế khoản chi phí này đã là tăng giá thành sản phẩm một cách không hợp lệ. Thứ hai:Năng suất lao động. Công nhân sản xuất trực tiếp trong xí nghiệp chủ yếu là lao động hợp đồng được tuyển theo yêu cầu của sản xuất hàng năm, thực tế trong dây truyền sản xuất liên tục, có những công nhân còn trẻ, tay nghề còn non nên không đáp ứng được yêu cầu về năng suất lao động là ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của phân xưởng, hơn nữa, do mẫu mã sản phẩm thay đổi liên tục nên với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật thì số công nhân này thực hiện không chuẩn xác làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do vậy có ảnh hưởng không tốt tới mục tiêu tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất mà xí nghiệp đang đặt ra. Thứ ba:Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất những mặt hàng do công ty giao xuống xí nghiệp, hiện nay, xí nghiệp chỉ có trách nhiệm nhận hàng mà không biết về giá cả của hàng, đây là một khó khăn rất lớn cản trở cho việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm vì chi phí nguyên vật liệu là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm sản xuất.Giá thành cao hay thấp phải xác định được chi phí nguyên vật liệu từ khâu mua vào đến khâu đưa vào sản xuất có khoa học và hợp lý hay không, đồng thời công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu cũng bị hạn chế nhiều. Thứ tư:Việc xí nghiệp tiến hành trích khấu hao đều theo thời gian không có gì sai, nhưng do chi phí khấu hao trong tháng là như nhau, trong khi đó có những tháng lượng sản phẩm sản xuất ra lại không nhiều,mà toàn bộ chi phí khấu hao cho sản xuất lại được tập hợp về TK627-Chi phí sản xuất chung, do vậy chi phí khấu hao này đã “đội” giá thành sản phẩm sản xuất lên nhưng xí nghiệp vẫn phải giữ mức giá bán theo các tháng trước khi sản xuất nhiều sản phẩm , như vậy, vô hình xí nghiệp sản xuất sản phẩm bị “lỗ” do chi phí sản xuất quá lớn. Đây là một thông tin không tốt vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của xí nghiệp, và những nghĩa vụ mà xí nghiệp phải thực hiện với Nhà nước và công ty. Thứ năm: Trong bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng như đã trình bày trong phần hai, ta thấy cách lập bảng như vậy là chưa hợp lý vì không nêu được từng khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Người đọc thông tin sẽ không nắm được đâu là khoản mục cần phải giảm chi phí, đâu là khoản mục đã thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý. II Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại xí nghiệp 26.1 Việc hoàn thiện công tác kế toán của xí nghiệp phải dựa trên đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp, cũng như trình độ của cán bộ kế toán xí nghiệp. Do vậy, nó phải đảm bảo dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra để rút ngắn thời gian quyết toán hàng tháng và nâng cao chất lượng thông tin kinh tế phục vụ yêu cầu quản lý. Hơn nữa, hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu: -Đảm bảo đúng chế độ kế toán quy định. -Cung cấp đầy đủ, chính xác số liệu kế toán nhằm phản ánh kết quả SX-KD của xí nghiệp. -Cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý xí nghiệp và các đối tưọng quan tâm khác ngoài xí nghiệp -Cung cấp được những số liệu chi tiết tổng hợp cho kế toán quản trị doanh nghiệp để các nhà quản trị đề ra được các quyết định đúng đắn về đầu tư và đưa ra các biện pháp hữu ích để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế của xí nghiệp trên thị trường. Xuất phát từ thực tế của công tác kế toán của xí nghiệp và những kiến thức đã học , em xin mạnh dạn đóng góp một số ý kiến để góp phần hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 26.1. ý kiến 1:* Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kế toán xí nghiệp xác định tương đối chính xác song khoản tiền ăn ca được tập hợp vào hai khoản mục này là chưa hợp lý. Vì với cách tập hợp này, khi kết chuyển chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung về tính giá thành sản phẩm đã là tăng giá thành lên, như vậy giá thành sản phẩm sản xuất ra không chính xác, kế toán đã định khoản như sau: Nợ TK622 Công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK627 Nhân viên quản lý phân xưởng. Có TK334 Tiền lương phải trả. Nếu xí nghiệp có chính sách chi trả tiền ăn ca cho người lao động vào bữa trưa nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, cũng như mối quan hệ giữa xí nghiệp với công nhân viên thì xí nghiệp phải sử dụng quỹ phúc lợi để chi trả cho khoản tiền ăn này, kế toán định khoản: Nợ TK4312 Có TK334 *Thực tế, năng suất lao động của công nhân trong một phân xưởng sản xuất có sự chênh lệch,mặc dù công nhân đều hoàn thành thời gian định mức cho một sản phẩm, nhưng trên dây truyền sản xuất,sự chênh lệch này hoàn toàn không có lợi cho cả người lao động và cả phía xí nghiệp: _phía người lao động:chưa làm việc đúng khả năng của mình. _phía xí nghiệp:chưa khai thác triệt để hiệu suất sử dụng lao động. Do vậy, xí nghiệp cần phân công lao động một cách hợp lý hơnvà có chính sách khen, chê nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công và hạ giá thành sản phẩm. ý kiến 2: Quản lý sử dụng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu sản xuất luôn được coi trọng hàng đầu. Tiết kiệm vật tư không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, mà là làm giảm hao hụt trong quản lý sử dụng, giảm chi phí vận chuyển, thông hiểu giá cả thị trường để tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá rẻ nhất mà chất lượng lại đảm bảo tối ưu. Vì vậy, xí nghiệp nên đề nghị với công ty cho phép xí nghiệp tự tìm nguồn cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đối với tất cả mặt hàng xí nghiệp sản xuất, nếu không được thì đề nghị công ty phải giao đơn giá nguyên vật liệu nhập về cho sản xuất, có như vậy mới đảm bảo công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, xí nghiệp mới có thể đánh giá được chất lượng công tác quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại xí nghiệp là tốt hay chưa tốt. ý kiến 3: Về khấu hao tài sản cố định, do tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ giữa các tháng là không đáng kể nên chỉ đến cuối mỗi tháng, kế toán tính lại số khấu hao phải trích, còn mức khấu hao TSCĐ phân bổ cho các đối tượng sử dụng trong các tháng là như nhau, do đó để giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, kế toán chỉ ghi vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ chỉ tiêu cuối cùng-số khấu hao phải trích tháng này. Theo em, viêch ghi chép như vậy chưa phản ánh được sự biến động của TSCĐ trong kỳ, và tỷ lệ khâú hao, do đósẽ gây khó khăn cho việc kiểm tra khi cần thiết. Vì vậy, xí nghiệp nên ghi đầy đủ số liệu về khấu hao TSCĐ theo mẫu số 03/BPB-Ban hành theo thông tư số 28 ngày 31/3/1995 của Bộ tài chính. Mẫu được lập như sau: *Nếu trong kỳ sản xuất, do biến động của nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, trên thị trường giảm mạnh buộc phải sản xuất cầm chừng, do đó sẽ có một số TSCĐ không sử dụng đến. Xí nghiệp nên tìm một số biện pháp để tiếp tục sử dụng tài sản như cho thuê, hoặc gia công sản phẩm cho doanh nghiệp khác...tránh tình trạng để không TSCĐ mà vẫn phải tiến hành trích khấu hao. Đối với một số máy móc đã cũ, thì xí nghiệp nên có hướng đầu tư mời hoặc sửa chữa nâng cấp để đưa vào sử dụng nhằm hạn chế bớt việc tiêu hao nguyên vật liệu vượt định mức do máy móc. Bảng 25 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Stt Chỉ tiêu Nơi sửdụng ToànXN Nợ TK627-Chi phí sản xuất chung N.giá KH Tổng Xưởng May Xưởng Mũ Xưởng Giầy ......... I II 1 2 III IV Số khấu hao phải trích tháng trước. Số khấu hao TSCĐ tăng trong tháng. Nhà cửa, vật kiến trúc Máy mớc, thiết bị Số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng. Số khấu hao phải trích tháng này (I+II-III) Ngày....tháng....năm Kế toán trưởng ký Kế toán ghi sổ ký ý kiến 4: Tập hợp Chi phí sản xuất về TK154 của xí nghiệp là tương đối khoa học, hợp lý.Theo em, xí nghiệp có thể lập bảng tính giá thành chi tiết sản phẩm nhập kho theo bảng tính giá thành mà trong đó phản ánh được cụ thể từng khoản mục chi phí phát sinh. Bảng 26 Bảng giá thành sản phẩm nhập kho. Stt Tên sản phẩm. Các khoản mục chi phí Tổng cộng Chi phíNVL Chi phí NCTT Chi phí SXC 1 Công ty cung cấp ......................... 2 Xí nghiệp tự khai thác ý kiến 5 Hiện nay, xí nghiệp chưa sử dụng các Tài khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, như vậy trong trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi xảy ra, xí nghiệp sẽ không có khoản nào để bù đắp. Do vậy, để dự phòng về những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ, đảm bảo phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, cuối mỗi tháng, kế toán nên dự tính số phải thu khó đòi để trích lập dự phòng. Các khoản nợ phải thu khó đòi được lập theo phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu: Số dự phòng phải thu Tổng số doanh thu * Tỷ lệ phải thu cần lập cho năm tới = bán chịu khó đòi ước tính. Hoặc xí nghiệp có thể sử dụng phương pháp đối với khách hàng đáng ngờ (dựa vào thời gian quá hạn thực tế). -Kế toán sử dụng TK139-Dự phòng phải thu khó đòi. -Bên Nợ:Xóa số nợ khó đòi không đòi được. Hoàn nhập số dự phòng phải thu không dùng đến. -Bên Có:Trích lập dự phòng phải thu khó đòi. -Dư Có :Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn. -Kế toán trích lập dự phòng: Nợ TK642 Có TK139. ý kiến 6: Phế liệu thu hồi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và các khoản phạt do công nhân làm sai, hỏng, không đạt chất lượng yêu cầu kỹ thuật sản phẩm sản xuất ra,xí nghiệp hạch toán đưa vào TK721-Thu nhập hoạt động bất thường là sai nguyên tắc vì: Phế liệu thu hồi là khoản giảm trừ trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu nên phải hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu từ đó giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Khoản mà công nhân phải bồi thường là khoản giảm trừ trong chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, từ đó giảm chi phí nhân công trực tiếp, giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. -Nếu hiện nay, kế toán đang định khoản phế liệu thu hồi: Nợ TK154 Nợ TK334 Có TK721 -Thì phải sửa lại Nợ TK152, 153,111,331,334...chi tiết phân xưởng sản xuất. Có Tk154 Chi tiết sản phẩm. -Sau đó kết chuyển khoản giảm trừ về: Nợ TK154 Có Tk622. Tiền bồi thường do CNTTSX trả. Có TK621 Phế liệu thu hồi. ý kiến 7: Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của xí nghiệp hiện nay, kế toán không trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Mặc dù, số lượng công nhân trong biên chế không nhiều, tiền lương nghỉ phép không phải là lớn, nhưng theo em, xí nghiệp nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân vào chi phí nhân công trực tiếp vì như thế sẽ đảm bảo lợi ích cho người lao động, phòng ngừa rủi ro đau ốm, lại vừa khuyến khích , động viên họ hăng say làm việc, khi đó kế toán ghi: Nợ TK622 Có TK335 Khi công nhân thực tế xin nghỉ phép, kế toán tiến hành tính lương nghỉ phép thì ghi: Nợ TK335 Có TK334 Kết luận Tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Xí nghiệp 26.1 nói riêng và công ty 26-Bộ quốc phòng nói chung cũng như toàn thể các đơn vị kinh tế khác cùng tồn tại và cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế thị trường,điều này đòi hỏi xí nghiệp phải phấn đầu hơn nữa trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nhằm xác định chính xác hiệu quả kinh tế mang lại qua quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, từng bước tạo cho xí nghiệp có một vị thế vững vàng trong môi trường kinh doanh và trong đội ngũ các đơn vị tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của Bộ quốc phòng, từ đó góp phần tạo dựng để đưa xí nghiệp ngày một phát triển, công ty ngày một lớn mạnh. Trong khoảng thời gian thực tập tương đối ngắn nhưng rất thiết thực tại xí nghiệp 26.1-thuộc công ty 26-Bộ quốc phòng, em đã nhận thức tương đối đầy đủ về các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sản phẩm do xí nghiệp sản xuất ra không chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật mà còn đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, giá cả hợp lý nhất. Để thực hiện được những điều trên, phải kể đến sự đóng góp to lớn của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp luôn luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng mà đặc biệt là công lao của bộ phận kế toán khi hạch toán chính xác, trung thực các khoản chi phí phát sinh nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trong thời gian qua, được hoà nhập với thực tế,được hiểu sâu sắc về bản chất một số nghiệp vụ kế toán, đặc bịệt là cách tập hợp các chi tiết về nhân công, vật tư, chi phí chung....thực tế phát sinh và cách tính giá thành, cùng với cung cách làm việc năng động, tự chủ, cách xử lý linh hoạt các tình huống, đã giúp em tự tin hơn khi những kiến thức bổ íchđược học ở trường được áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Viết Lợi cùng các thầy, cô trong khoa và Ban Tài chính của xí nghiệp 26.1- Bộ quốc phòng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này, tuy nhiên do sự phức tạp của các mối quan hệ trong việc xác định chi phí sản xuất cần tập hợp và tính giá thành cộng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Do vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, cùng toàn thể các bạn để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Danh mục tài liệu tham khảo. Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán Tài chính -Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1999. Giáo trình Lý thuyết kế toán trong doanh nghiệp sản xuất-Trường Đại học Tài chính Kế toán. Giáo trình phân tích các hoạt động kinh tế- Trường Đại học Tài chính Kế toán. Báo cáo tổng quyết toán Công ty năm 2000. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 26.1 năm 2.000 Luận văn, chuyên đề tốt nghiệp của các khoá trên. Nghị quyết, thông tư bổ sung của Bộ tài chính năm 1999 –20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0239.doc
Tài liệu liên quan