Qua thời gian tìm hiểu thực tế, một lần nữa ta khẳng định rằng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh tế. Từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, góp phần giúp cho lãnh đạo Chi Nhánh nắm bắt được tình hình thực tế và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả. Từ đó có kế hoạch tiết kiệm chi phí hạ tổng sản phẩm. Và sẽ được hoàn thiện không ngừng với điều kiện hiện tại của Chi Nhánh, với khả năng và trình độ của cán bộ kế toán, với phương tiện kỹ thuật hiện đại kết hợp với sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo. Chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Chi Nhánh sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện nay.
Cũng trong thời gian này, nắm được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu để thấy được những mặt mạnh cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục góp phần hoàn thiện hơn nữa phần hành kế toán này. Và ở đây em đã nhận thức được lý luận phải gắn với thực tiễn và phải biết vận dụng linh hoạt những gì đã học ở ghế nhà trường cho phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả lao động. Để đạt được điều này, em đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo – Phó Giáo sư, tiến sĩ Ngô Thế Chi và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của Chi Nhánh mà trực tiếp là cán bộ nhân viên phòng kế toán.
66 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở công ty cổ phần xây dựng 117 chi nhánh số 9 Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hung
272.458.143
34,1
Tổng cộng
799.643.543
100
2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí có liên quan trực tiếp đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí. Vì vậy, xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Chi Nhánh có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến tập hợp chi phí, tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên các sổ kế toán.
Tại Chi Nhánh, đối tượng tập hợp chi phí được xác định là từng công trình, hạng mục công trình. Mỗi đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở chi tiết bằng việc mã hóa và cài đặt trên máy để tập hợp chi phí sản xuất. Việc tổng hợp trên các sổ chi tiết được tổng hợp theo từng tháng và được chi tiết theo từng khoản mục. Nếu các chi phí liên quan trực tiếp (NVL chính…) đến các đối tượng nào, phải chỉ đích danh đối tượng chịu chi phí. Các chi phí gián tiếp (khấu hao, chi phí sản xuất chung…) được phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Ví dụ: Chi Nhánh phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức: chi phí thi công định mức (hoặc kế hoạch); giờ công định mức hoặc giờ công thực tế.
Như vậy trong quá tình nhập dữ liệu, người nhập phải luôn chỉ ra ngay từ đầu chi phí phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm nào.
2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp.
Khoản mục chi phí NVL trực tiếp của Chi Nhánh không chỉ bao gồm chi phí NVL dùng cho hoạt động thi công xây lắp mà còn bao gồm cả chi phí NVL, nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động đội máy, quản lý tổ đội sản xuất. Chi phí NVL trực tiếp của Chi Nhánh gồm:
+ Chi phí NVL: gạch, ngói, xi măng, sắt, thép, đá, cát…
+ Chi phí vật liệu phụ: vôi, sơn, đinh, dây thừng…
+ Chi phí vật liệu kết cấu: kèo cột, khung, tấm panen đúc sẵn…
+ Chi phí công cụ dụng cụ: cốp pha, ván đóng khuôn…
+ Chi phí vật liệu trực tiếp khác…
Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong giá thành công trình (từ 50%-60%). Việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí NVL có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đảm bảo chính xác giá thành công trình xây dựng. Chi phí NVL trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí theo giá trị thực tế của từng loại NVL xuất dùng. Chi phí NVL phục vụ thi công xây lắp, máy thi công, quản lý tổ đội phát sinh trong tháng được hạch toán trên TK 621 (chi phí NVL trực tiếp). Được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
- TK 62101: Công trình thi công Hồ Yên Sở.
- TK 62102: Công trình thi công khu công nghiệp Giai Phạm.
…………
- TK 62106: Công trình trường mầm non Bông Sen – Hà Nam.
Chi nhánh áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho để hạch toán chi phí NVL trực tiếp: phòng kinh tế – kỹ thuật lập dự toán và kế hoạch thi công cho từng công trình, hạng mục công tình. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được giao và thực tế phát sinh tại từng thời điểm, đội trưởng các đội thi công lập phiếu yêu cầu xuất NVL gửi cho phòng kinh tế – kỹ thuật. Phòng kinh tế – kỹ thuật căn cứ vào dự toán công trình và tình hình thực tế, lập kế hoạch mua NVL đưa lên giám đốc Chi Nhánh duyệt, sau đó chuyển xuống phòng kế toán để kiểm tra và đưa sang bộ phận vật tư để mua NVL.
Căn cứ vào kế hoạch thi công và định mức sử dụng nội bộ NVL, các tổ, đội lập giấy yêu cầu NVL, thủ trưởng đơn vị ký duyệt, bộ phận vật tư kiểm tra và lập 02 liên phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho, thủ kho ghi số thực xuất vào 02 liên phiếu xuất: 01 liên giao cho người lĩnh vật tư, 01 thủ kho giữ để ghi thẻ kho. Chứng từ được tập hợp và chuyển cho kế toán vật tư, kế toán vật tư nhập số liệu vào máy ở danh mục chứng từ xuất vật tư. Kế toán tổng hợp làm nghiệp vụ tổng hợp để nhập số liệu vào nhật ký chung, sổ cái TK 152, sổ cái, sổ chi tiết TK 621…
Trường hợp các phiếu xuất kho NVL cho một công trình phát sinh trong tháng với số lượng nhỏ thì sẽ tổng hợp phiếu xuất kho và ghi một lần vào nhật ký chung và các sổ liên quan.
Phiếu xuất kho Số: 110
Ngày 20/12/2002
Nợ TK 621
Có TK 152
Họ và tên người nhận hàng: Bùi Văn Thành – thi công Hồ Yên Sở
Xuất tại kho: số 1
Stt
Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
ĐG (VNĐ)
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực xuất
Xi măng
52713
Tạ
50
50
Cộng
50
50
Cộng thành tiền bằng chữ: Xuất ngày 20 tháng 12 năm 2002
Người nhận hàng
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Chi nhánh áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị thực tế NVL xuất kho, cuối tháng kế toán căn cứ vào số lượng, đơn giá NVL tồn kho đầu kỳ, nhập kho trong kỳ để tính đơn giá và trị giá NVL xuất kho trong kỳ theo trình tự sau:
- Tính đơn giá thực tế xuất kho.
- Tính trị giá NVL xuất kho.
Ví dụ tháng 12 năm 2002 có tình hình nhập xuất xi măng như sau:
Stt
Ngày, tháng
Diễn giải
Đơn giá (VNĐ)
Khối lượng (tạ)
Thành tiền
1
02/12
Tồn kho đầu kỳ
60.000
10
600.000
2
02/12
Nhập kho
61.000
100
6.100.000
3
05/12
Xuất kho
50
4
05/12
Xuất kho
60
5
11/12
Nhập kho
60.000
90
5.400.000
6
18/12
Xuất kho
40
7
20/12
Xuất kho
50
Tính trị giá thực tế xi măng xuất dùng:
10 x 60000 + 100.61000 + 90.600000
Giá thực tế xuất kho =
10 + 100 + 90
Vậy: Ngày 20/12 trị giá Xi măng thực tế xuất dùng:
= 50 x 60500 = 3025000đ
Như vậy khi nhập dữ liệu về số lượng xong vào chứng từ, chương trình sẽ chưa điều trị giá vốn xuất kho vào chứng từ mà số liệu được tính vào thời điểm cuối tháng.
Khi phát sinh chi phí NVL trực tiếp, máy tự định khoản.
Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp (chi tiết theo từng công trình)
Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 110 ngày 20/12/2002. Kế toán nhập các dữ liệu vào chứng từ trên máy theo định khoản.
Nợ TK 62101- chi phí NVL trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở): 3025000.
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu : 3025000
Sau khi các số liệu trên được nhập vào các chứng từ mã hóa, chúng sẽ được chương trình kế toán SAS tự động ghi vào sổ: NKC (biểu 12), sổ cái TK 621 (biểu 02), sổ chi tiết TK 62101 (thi công Hồ Yên Sở) (biểu 01).
Trường hợp NVL mua về không nhập kho mà chuyển thẳng ra công trình, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua và các chứng từ kế toán (nếu đã trả tiền cho người bán) kế toán nhập dữ liệu vào máy, chương trình sẽ tự động ghi số liệu vào các sổ kế toán liên quan theo định khoản.
Nợ TK 621- chi phí NVL trực tiếp (chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình)
Nợ TK 133 – thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331)
Có TK 112, 141, 331…
Căn cứ vào phiếu yêu cầu vật tư của ban điều hành dự án thi công Hồ Yên Sở, hóa đơn (GTGT) số 112301 của cửa hàng vật liệu xây dựng 208 đường Trương Định, giấy báo có số 521 – Ngân hàng Hà Nam, kế toán nhập dữ liẹu vào máy vi tính như sau:
Nợ TK 62101- chi phí NVL trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở): 8500000
Nợ TK 133- thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ (1331): 850000
Có TK 112- tiền gửi ngân hàng: 9350000
Số liệu trên được phản ánh trên sổ nhật ký chung (Biểu 12), sổ chi tiết TK 621 (thi công Hồ Yên Sở) (biểu 01), sổ cái TK 621 (biểu 02).
Trường hợp xuất hoặc mua NVL dùng cho máy thi công, hoạt động quản lý đội xây dựng cũng được hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp, trình tự kế toán tương tự như kế toán NVL dùng cho hoạt động xây lắp. Ví dụ: Ngày 18/12/2002 Bùi Văn Thành nhận xăng dầu cho đội xe thi công Hồ Yên Sở. Căn cứ vào phiếu xuất kho số 96 do thủ kho chuyển lên, kế toán nhập giá trị vật tư xuất kho và các dữ liệu khác như tên người lĩnh… vào phiếu xuất kho đã được mã hóa trên máy vi tính.
Nợ TK 62101- chi phí NVL trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở): 508000
Có TK 152- nguyên liệu, vật liệu: 508000
Số liệu trên sau khi nhập vào máy vi tính, sẽ được tự động ghi Biểu 12, biểu 01, biểu 02.
Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng một lần, tính hết giá trị trong kỳ hạch toán tương tự. Riêng đối với công cụ dụng cụ lớn như: lán trại, ván đóng khuôn, cốp pha… Khi xuất dùng toàn bộ được hạch toán vào TK 142 “chi phí trả trước” sau đó kế toán tiến hành phân bổ giá trị công cụ dụng cụ cho đối tượng sử dụng nó có thể có giá trị sử dụng trên một năm tài chính.
Khi xuất dùng.
- Nợ TK 142 – chi phí trả trước (1421): 100% giá trị dụng cụ
Có TK 153- công cụ dụng cụ
- Phân bổ cho đối tượng sử dụng: theo tình hình sử dụng thực tế.
Nợ TK 621 – chi phí NVL trực tiếp (chi tiết cho từng công trình)
Có TK 142- chi phí trả trước
Tháng 12/2002, thi công Hồ Yên Sở có sử dụng một bộ cốp pha mới có nguyên giá 19500000 VNĐ. Bộ cốp pha này có thể sử dụng 18 lần, trong tháng thi công Hồ Yên Sở sử dụng 6 lần. Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ số 75, kế toán tính số tiền phân bổ cho công trình trong tháng.
Giá trị bộ cốp pha phân bổ cho thi công Hồ Yên Sở tháng 12/2002:
19500000
x 6 = 6.500000 VNĐ
18
Căn cứ vào số liệu trên, kế toán nhập dữ liệu vào máy vi tính, sau đó chương trình kế toán SAS tự động ghi vào các sổ Biểu 01, biểu 02, biểu 12, sổ cái TK 142.
- Nợ TK 142- chi phí trả trước: 19500000
Có TK 153- công cụ dụng cụ: 19500000
Nợ TK 62101- chi phí NVL trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở): 6500000
Có TK 142- chi phí trả trước: 6500000
Biểu 01: Sổ chi tiết
Công ty cổ phần xây dựng TK: 62101K thi công Hồ Yên Sở
Chi nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002
Số dư đầu kỳ: 0 Đvt: đ
Sổ chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
…….
…….
80
5/12/2002
Trần Duy Thái nhận vật tư
152
20050000
110500000
86
7/12/2002
Phân bổ giá trị Cốppha
1421
6500000
117000000
88
10/12/2002
Bùi Viết Tuấn nhận vật tư thi công
152
41567300
158567300
96
18/12/2002
Bùi Văn Thành nhận xăng dầu
152
508000
159075300
110
20/12/2002
Bùi Văn Thành nhận xi măng
152
3025000
162100300
115
21/12/2002
Trần Duy Thái mua vật tư
112
8500000
170600300
…….
…….
123
25/12/2002
Bùi Viết Tuấn nhận vật tư thi công
152
7630000
255950300
…….
…….
195
30/12/2002
Hồ Quang Hải nhận vật tư sửa chữa
152
4185000
411763300
196
31/12/2002
Kết chuyển chi phí thi công Hồ Yên Sở
154
421763300
Tổng phát sinh
421763300
421763300
Số dư cuối kỳ: 0
Biểu 02 Sổ cái
Công ty cổ phần xây dựng 117 TK: 621 – chi phí NVL trực tiếp
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002
SDĐK: 0 Đvt: đ
Sổ chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
…….
…….
80
5/12/2002
Trần Duy Thái nhận vật tư thi công Hồ Yên Sở
152
20050000
86
7/12/2002
Phân bổ giá trị cốp pha thi công Hồ Yên Sở
1421
6500000
88
10/12/2002
Bùi Viết Tuấn nhận vật tư thi công Hồ Yên Sở
152
41567300
96
18/12/2002
Bùi Văn Thành nhận xăng, dầu thi công Hồ Yên Sở
152
508000
110
20/12/2002
Bùi Văn Thành nhận xi măng thi công Hồ Yên Sở
152
3025000
…….
…….
213
30/12/2002
Nguyễn Văn Chiến nhận vật tư khu CN Giai Phạm
152
12356700
225
31/12/2002
Lê Văn Bảo nhận xi măng khu CN Giai Phạm
152
6300000
…….
…….
290
31/12/2002
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp T12/2002
154
1163358000
Cộng phát sinh
1163358000
1163358000
SDCK: 0
2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tại chi nhánh không chỉ hạch toán tiền lương, các khoản phụ cấp lương của công nhân trực tiếp xây lắp mà còn bao gồm cả tiền lương, các khoản phụ cấp lương của công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội và các khoản trích tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trên tài khoản 622, TK này được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
- TK 62201: thi công Hồ Yên Sở
- TK 62202: thi công khu công nghiệp Giai Phạm.
…………….
- TK 62206: Công trình trường mầm non Bông Sen – Hà Nam.
Chi phí nhân công trực tiếp xây lắp tại các đội xây dựng, hàng ngày đội trưởng đội xây dựng chấm công của công nhân trực tiếp xây lắp vào bảng chấm công (chi tiết theo từng công trình). Cuối tháng, phó giám đốc phụ trách thi công cùng nhân viên phòng kinh tế – kỹ thuật và đội trưởng đội xây dựng tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc trong tháng. Phòng kế toán căn cứ vào biên bản này để xác định tổng mức lương đội xây dựng được hưởng trong tháng.
Tổng số lượng nhận
được trong tháng
(chi tiết theo từng công trình)
=
Tổng khối lượng công việc thực hiện
trong tháng
x
Đơn giá một khối lượng công việc
Căn cứ vào tổng số nhân công trong bảng chấm công do đội xây dựng gửi lên kế toán tính đơn giá một công, tiền lương thực nhận của công nhân xây dựng theo trình tự sau:
Tổng giá trị khối lượng công việc (tháng)
Đơn giá một công =
Tổng số công (tháng)
Lương khoán = đơn giá một công x số công nhân thực hiện trong tháng
Nếu công ty không có việc làm cho công nhân thì công nhân được hưởng theo lương cơ bản, lương cơ bản được tính căn cứ vào lương cấp bậc và hệ số lương.
Lương cơ bản = lương cấp bậc x hệ số lương
Nếu trong tháng có công nhân nghỉ phép thì tiền lương thực trả là lương phép và được tính như sau:
Mức lương cơ bản
Lương phép = số ngày phép
24 ngày
Trên cơ sở các khoản tiền lương, tiền thưởng công nhân được hưởng trong tháng kế toán tiến hành lập bảng thanh toán lương cho từng tổ đội xây dựng và tiến hành lập bảng phân bổ chi phí nhân công cho đối tượng chịu chi phí liên quan và nhập số liệu vào máy:
Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết cho từng công trình)
Có TK 334 – phải trả công nhân viên
Ví dụ: Theo nội dung hợp đồng giao khoán. Công ty khoán cho đội xây dựng thi công Hồ Yên Sở trong tháng 12/2002 thực hiện: xây 500m2 tường thi công Hồ Yên Sở đơn giá 135000 VNĐ/m2. Cuối tháng hoàn thành 100% khối lượng công việc được giao.
Tổng số lương đội xây dựng = 500 x 135000 = 67500000 VNĐ
Căn cứ vào bảng chấm công do đội xây dựng gửi lên, kế toán tính được tổng số công toàn đội trong tháng 12/2002 (450 công) và lập bảng thanh toán lương cho đội.
67500000
Đơn giá một công = = 150000 VNĐ/công
450
Kế toán định khoản
Nợ TK 62201 – chi phí nhân công trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở): 67500000
Có TK 334 - phải trả công nhân viên: 67500000
Cuối tháng, kế toán lập bảng phân bổ lương vào đối tượng sử dụng là căn cứ để nhập số liệu vào các chứng từ đã được cài đặt trên MVT sau đó tự động ghi vào các sổ nhật ký chung (biểu 12), sổ chi tiết TK 62201 (biểu 03), sổ cái TK 622 (biểu 04).
- Tiền lương công nhân điều khiển máy thi công:
Lương khoán = tổng số ca máy x Đơn giá dự toán một ca máy
(khối lượng công việc) (một khối lượng công việc)
Tháng 12/2002, căn cứ vào đơn giá dự toán một ca máy (70000đ/ca máy xúc) và tổng số ca máy thực hiện 87 ca máy.
Tổng số tiền lương = 87 x 70000 = 6090000 VNĐ.
Kế toán nhập số liệu vào máy, chương trình tự động ghi vào các sổ liên quan.
- Tiền lương nhân viên quản lý tổ đội xây dựng.
Hàng ngày, đội trưởng đội xây dựng chấm công cho nhân viên thuộc quyền quản lý của mình vào bảng chấm công. Cuối tháng gửi bảng chấm công lên phòng kế toán để kế toán nhập số liệu.
Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp (chi tiết theo công trình)
Có TK 334 - phải trả công nhân viên
Giá trị công việc thực hiện
Tổng tiền lương thực tế = tổng mức lương khoán x
Giá trị công việc nhận khoán
Tổng tiền lương thực tế
Đơn giá một công =
Tổng số công trong tháng
Tiền lương một nhân viên = Đơn giá một công x số công trong tháng.
Tổng mức lương khoán T12/2002 của ban điều hành dự án thi công Hồ Yên Sở là: 15000000 VNĐ. Trong tháng hoàn thành 100% khối lượng công việc nhận khoán.
Tổng tiền lương thực tế = 15000000 x 100% = 15000000VNĐ
15000000
đơn giá một công = = 66667 (VNĐ/công)
225
Kế toán định khoản:
Nợ TK 62201 – chi phí nhân công trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở):15000000
Có TK 334 - phải trả công nhân viên: 15000000
Và ghi vào các sổ liên quan.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên lương của công nhân trực tiếp xây dựng, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội tính vào giá thành sản phẩm xây lắp với các tỷ lệ quy định như:
BHXH: 20% lương cơ bản, trong đó 5% do công nhân đóng góp.
15% tính vào giá thành công trình… Kế toán nhập dữ liệu vào máy: các khoản trích tháng 12/2002. Biết Chi Nhánh lương cơ bản và lương thực tế coi như bằng nhau.
Nợ TK 62201 (thi công Hồ Yên Sở): 16832100
Có TK 3382 (BHYT): 1771800
Có TK 3383 (BHXH): 13288500
Có TK 3384 (KPCĐ) 1.771.800
Biểu 3 Sổ chi tiết
Công ty CP xây dựng 117 TK: 62201 – thi công Hồ Yên Sở
CN số 9 – Hà Nam tháng 12/2002 Đvt: đ
SDĐK:0
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
182
31/12/2002
Phân bổ quỹ lương T12/2002
334
88590000
88590000
185
31/12/2002
Trích KPCĐ T12/2002
3382
1771800
90361800
185
31/12/2002
Trích BHXH T12/2002
3383
13288500
103650300
185
31/12/2002
Vận chuyển chi phí thi công Hồ Yên Sở
154
105422100
Tổng phát sinh
105422100
105422100
Biểu 04 Sổ cái
Công ty Cổ phần xây dựng 117 TK: 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002 Đvt: đ
SDĐK: 0
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
182
31/12/2002
Phân bổ quỹ lương T12/2002 thi công Hồ Yên Sở
334
88590000
185
31/12/2002
Trích KPCĐ T12/2002 thi công Hồ Yên Sở
3382
1771800
185
31/12/2002
Trích BHXH T12/2002 thi công Hồ Yên Sở
3383
13288500
185
31/12/2002
Trích BHYT T12/2002 thi công Hồ Yên Sở
3384
1771800
215
31/12/2002
Phân bổ quỹ lương T12/2002 khu CN Giai Phạm
334
72180000
…….
200
31/12/2002
K/chuyển chi phí thi công Hồ Yên Sở
154
105422100
220
31/12/2002
K/chuyển chi phí thi công khu CN Giai Phạm
154
95200000
…….
Tổng phát sinh
225578200
225578200
SDCK: 0
2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung.
Tại công ty cổ phần xây dựng 117 – Chi Nhánh số 9 – Hà Nam. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền, tiền bồi dưỡng ca cho công nhân, tiền điện, tiền nước, điện thoại, phân bổ lãi vay vốn lưu động, phụ phí sản lượng. Tất cả các chi phí trên khi phát sinh được hạch toán vào TK 627, được mở chi tiết theo các yếu tố chi phí.
TK 6274: Chi phí khấu hao Tài sản cố định
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền.
* Về chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ):
Tài sản cố định của công ty bao gồm cả tài sản cố định dùng trong quản lý tổ đội, phục vụ sản xuất chung, máy móc thiết bị phục vụ thi công như: nhà xưởng, trạm trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy phát điện… tình hình khấu hao tài sản cố định được theo dõi qua TK 214 (Hao mòn Tài sản cố định). Hiện nay, Chi nhánh trích khấu hao tài sản cố định theo quyết định 166/1999/QĐ - BTC ban hành ngày 30/12/1999 và áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Số tiền khấu hao tài sản cố định phải tính hàng năm của Chi Nhánh được tính căn cứ vào tuổi thọ kinh tế và khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định theo quy định của BTC.
Nguyên giá tài sản cố định
Mức khấu hao hàng năm =
Số năm sử dụng của Tài sản cố định
Mức khấu hao hàng năm
Mức khấu hao hàng tháng =
12 tháng
Riêng đối với tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, Chi Nhánh trích khấu hao theo thời gian trong khế ước vay để đảm bảo khả năng thanh toán nợ khi đến hạn.
Chi phí khấu hao tài sản cố định được thanh toán vào TK 6274 “chi phí khấu hao Tài sản cố định”. Chi phí khấu hao của tài sản cố định phục vụ sản xuất chung của tổ đội và phục vụ thi công đều được hạch toán vào tài khoản này. TK 6274 được mở chi tiết cho từng công trình và hạng mục công tình.
- TK 627401: thi công Hồ Yên Sở
- TK 627402: thi công khu công nghiệp Giai Phạm.
……………….
- TK 627406: thi công trường mầm non Bông Sen – Hà Nam.
Nguyên tắc tính khấu hao cho các đối tượng liên quan tại Chi Nhánh là tài sản cố định sử dụng cho công trình nào thì tính chi phí khấu hao trực tiếp cho công tình đó. Hàng tháng, kế toán nhập số liệu vào máy tính để tính số tiền trích khấu hao toàn chi nhánh và ghi vào sổ khấu hao TSCĐ (biểu 05). Căn cứ vào các loại tài sản cố định thực tế sử dụng tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo định khoản.
Nợ TK 6274 – chi phí sản xuất chung (chi tiết theo công trình)
Có TK 214 – khấu hao tài sản cố định
Trong tháng, thi công Hồ Yên Sở có sử dụng hai ôtô chở vật liệu, biển số 8756 và 7563 có nguyên giá 518627000 VNĐ. Ôtô được hình thành bằng nguồn vốn tín dụng, thời hạn vay là 6 năm. Số tiền trích khấu hao trong tháng được tính như sau:
518627000
Số tiền trích khấu hao một năm = = 86437833 (VNĐ)
6
86437833
Số tiền trích khấu hao một tháng = = 7203153 (VNĐ)
2
Sau đó máy nhập vào các sổ biểu 05, biểu 06, biểu 07 và các sổ khác.
Biểu 07 Sổ chi tiết
Công ty cổ phần Xây dựng 117 TK: 627401- thi công Hồ Yên Sở
Chi nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002 Đvt: đ
SD ĐK:0
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
233
31/12/2002
Trích khấu hao TSCĐ T12/2002
2141
96278143
96278143
264
31/12/2002
K/c chi phí khấu hao thi công Hồ Yên Sở
154
96278143
Tổng phát sinh
96278143
96278143
SDCK: 0
Biểu 06: Chi tiết phân bổ khấu hao
Công ty cổ phần xây dựng 117 tháng 12/2002
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam. Đvt: đ
Tài sản
Tài khoản ghi nợ và đối tượng sử dụng
Tài khoản ghi Có
Tên
Số hiệu
2141
2142
2143
Ôtô chở vật liệu
8756-7563
627401- thi công Hồ Yên Sở
7620292
Máy xúc 420
211302
627401- thi công Hồ Yên Sở
Máy ủi D- 6H
211303
627401- thi công Hồ Yên Sở
2310262
xxx
xxx
Tổng cộng
96278143
Máy khoan FuraKwa
211404
627402-khu CN Giai Phạm
2601710
Máy ép khí ĐK9
211405
627402-khu CN Giai Phạm
Máy bơm vữa CO - 57
211308
627402-khu CN Giai Phạm
Tổng cộng
2601710
…….
…….
* Về chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Chi Nhánh bao gồm: chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí vận chuyển bốc dỡ NVL, chi phí thuê ngoài máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công. Các chi phí trên được hạch toán vào TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài”, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình.
Khi phát sinh chi phí thuê ngoài máy thi công, căn cứ vào hợp đồng thuê máy giữa Chi Nhánh với bên cho thuê, biên bản bàn giao máy thi công đi thuê giữa chi nhánh và đội trưởng đội xây dựng công trình, kế toán nhập số liệu, máy định khoản.
Nợ TK 6277 – chi phí sản xuất chung (chi tiết cho công trình).
Nợ TK 133 (1331 – thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111, 141, 331
Đầu tháng 12, căn cứ hợp đồng thuê máy ủi giữa Chi Nhánh và công ty Hòa Bình, phục vụ thi công Hồ Yên Sở (thời gian thuê 5 ngày, giá thuê 100000 VNĐ/ngày), kế toán tính được tổng số tiền phải trả cho người cho thuê là 5000000 VNĐ, thuế GTGT 10%. Định khoản.
Nợ TK 627701 (thi công Hồ Yên Sở): 5000000
Nợ TK 1331 500000
Có TK 111- tiền mặt 5500000
Kế toán nhập số liệu trên vào máy, chương trình sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung (biểu 12), sổ chi tiết TK 627701 (biểu 08; sổ cái TK 6277 (biểu 09; sổ cái sổ chi tiết TK 331.
Biểu 08 Sổ chi tiết
Công ty cổ phần xây dựng 117 TK: 627701 – thi công Hồ Yên Sở
Chi Nhánh số 0 – Hà Nam tháng 12/2002 SDĐK: 0
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
97
06/12/2002
Thuê ngoài máy thi công
111
5000000
5000000
45
12/12/2002
Thanh toán tiền gia công
111
1560000
6560000
65
20/12/2002
Hạch toán chi phí sửa chữa thi công
3311
5215000
11775000
xxx
xxx
131
30/12/2002
Hạch toán chi phí SCM thi công
3311
4200000
78560000
137
31/12/2002
K/c chi phí thi công Hồ Yên Sở
154
78560000
Tổng phát sinh
78560000
78560000
Biểu 09: Sổ cái
Công ty cổ phần xây dựng 117 TK: 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002 SDĐK: 0
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
83
02/12/2002
Trần Gia Thái Hoàn tạm ứng
141
863000
97
06/12/2002
Thuê ngoài máy thi công Hồ Yên Sở
111
5000000
45
12/12/2002
Thanh toán tiền gia công – thi công Hồ Yên Sở
111
1560000
…….
…….
249
31/12/2002
K/c chi phí thi công Hồ Yên Sở T12/2002
154
78560000
250
31/12/2002
K/c chi phí thi công khu CN Giai Phạm T12/2002
154
56300000
Tổng phát sinh
295756000
295756000
SDCK: 0
* Về chi phí bằng tiền khác:
Ngoài các chi phí trên, những chi phí còn lại tại đội xây dựng và công trình đều hạch toán vào TK 6278 “chi phí bằng tiền khác” như: chi phí tiếp thị, tiếp khách, chi phí điện nước, trích và phân bổ phụ phí sản lượng… TK 6278 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
Ví dụ: Hạch toán chi phí vận chuyển và bốc dỡ NVL. Ngày 21/12/2002 Chi Nhánh mua vật tư phục vụ thi công Hồ Yên Sở, theo hóa đơn vận chuyển số 1051 – Công ty vận tải Thành Hưng – chi phí vận chuyển 200000 VNĐ. Thuế GTGT 10%. Kế toán nhập số liệu vào máy:
Nợ TK 627801 (thi công Hồ Yên Sở): 200000
Nợ TK 1331: 200000
Có TK 111: 220000
Hay hóa đơn tiền điện thoại tháng 12/2002, thi công Hồ Yên Sở, phiếu 167.
Nợ TK 627801: 1200500
Nợ TK 1331: 120050
Có TK 111: 1320500
Sau khi nhập vào máy, số liệu trên tự động ghi vào các sổ liên quan.
Biểu 10 Sổ chi tiết
Công ty cổ phần xây dựng 117 TK: 627801 – thi công Hồ Yên Sở
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002 SDĐK: 0
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
1050
07/12/2002
Lê Thùy Hương thanh toán tiền tiếp khách
111
750000
750000
1035
12/12/2002
Bùi Văn Thành thanh toán tiền sửa chữa xe
111
953000
1703000
1051
21/12/2002
Chi phí vận chuyển vật tư
111
200000
1903000
167
25/12/2002
Thanh toán tiền điện thoại T12
111
1200500
3103500
…….
…….
1560
31/12/2002
Trích phụ phí sản lượng
3388
27080000
97620000
1567
31/12/2002
Kết chuyển chi phí
154
97620000
Tổng phát sinh
97620000
97620000
SDCK: 0
Biểu 11 Sổ cái
Công ty cổ phần xây dựng 117 TK6278: Chi phí bằng tiền khác
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002 SDĐK: 0
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
1050
07/12/2002
Lê Thùy Hương thanh toán tiền tiếp khách
111
750000
1035
12/12/2002
Bùi Văn Thành thanh toán tiền sửa chữa xe thi công Hồ Yên Sở
111
953000
1051
21/12/2002
Chi phí vận chuyển vật tư thi công Hồ Yên Sở
111
200000
…….
…….
1567
31/12/2002
K/c chi phí thi công Hồ Yên Sở
154
97620000
1864
31/12/2002
K/c chi phí thi công khu CN Giai Phạm
154
54645500
Tổng phát sinh
156354500
156354500
Biểu 12 Sổ Nhật ký chung
Công ty cổ phần xây dựng 117 tháng 12/2002
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam Đvt: đ
Stt
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
1
015
02/12/2002
Nguyễn Thị Nga nhận tiền nhập quỹ
1111
336
55000000
55000000
2
80
05/12/2002
Trần Duy Thái nhận vật tư
621
152
20050000
20050000
3
86
07/12/2002
Phân bổ giá trị cốppha thi công Hồ Yên Sở
621
1421
6500000
6500000
4
88
10/12/2002
Bùi Viết Tuấn nhận vật tư thi công Hồ Yên Sở
621
152
41567300
41567300
…….
…….
89
213
30/12/2002
Nguyễn Văn Chiến nhận vật tư khu CN Giai Phạm
621
152
12356700
12356700
90
225
31/12/2002
Lê Văn Bảo nhận xi măng thi công KCN Giai Phạm
621
152
6300000
6300000
…….
…….
2156
196
31/12/2002
K/c chi phí NVL tt thi công Hồ Yên Sở
154
621
421763300
421763300
2157
200
31/12/2002
K/c chi phí nc tt thi công Hồ Yên Sở
154
622
105422100
105422100
2182
220
31/12/2002
K/c chi phí sxc thi công Hồ Yên Sở
154
627
272458143
272458143
2190
202
31/12/2002
K/c giá thành thi công Hồ Yên Sở
632
154
1296477993
1296477993
…….
…….
2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Chi Nhánh áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất sử dụng TK 154 để tổng hợp chi phí. Cuối kỳ, các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã được tổng hợp trên các sổ TK 621, TK 622, TK 627 được phân bổ kết chuyển sang TK 154. TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
VD: Kết chuyển chi phí T12/2002 thi công Hồ Yên Sở:
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp:
Nợ TK 15401- chi phí KDDD: 421763300
Có TK 62101- chi phí NVL trực tiếp: 421763000
- Kết chuyển chi phí NC trực tiếp
Nợ TK 15401- chi phí sản xuất KDDD: 105422100
Có TK 62201- chi phí nhân công trực tiếp: 105422100
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 15401- chi phí sản xuất KDDD: 272458143
Có TK 627401: 96278143
Có TK 627701: 78560000
Có TK 627801: 97620000
Số liệu trên được phản ánh trên các sổ liên quan và sổ chi tiết TK 15401 (Biểu 13).
2.3. Công tác giá thành sản phẩm tại Chi Nhánh.
2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành của Chi Nhánh là các công trình, hạng mục công trình khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước cần tính giá thành. Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ thường theo tháng tập hợp chi phí.
Biểu 13 Sổ chi tiết
Công ty cổ phần xây dựng 117 TK 15401: thi công Hồ Yên Sở
Chi Nhánh số 9 – Hà Nam tháng 12/2002
SDĐK: 580341250
Số chứng từ
Ngày chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
260
31/12/2002
Kết chuyển chi phí thi công Hồ Yên Sở T12/2002
621
421763300
1002104550
260
…………….
…………….
622
105422100
1107526650
260
…………….
…………….
6274
96278143
1203804793
260
……………
…………….
6277
78560000
1282364793
260
…………….
…………….
6278
97620000
1379984793
267
…………….
K/c giá thành thi công Hồ Yên Sở T12/2002
632
1296477933
83.506.860
Tổng phát sinh
799643543
1296477933
SDCK: 83506863
2.3.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Trên cơ sở phiếu giá và biên bản kiểm kê khối lượng công tác xây lắp dở dang cuối kỳ, kế toán sẽ xác định giá trị sản phẩm dở dang theo giá thành dự toán của khối lượng công tác xây lắp.
Giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ
=
Mức độ hoàn thành khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
X
Giá thành dự toán của khối lượng công tác xây lắp
Căn cứ vào kết quả kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ do phòng kinh tế – kỹ thuật xác nhận mức độ hoàn thành khu xây dựng thi công Hồ Yên Sở là 40% có giá thành dự toán là: 208767000 VNĐ, kế toán tính được giá trị khối lượng công việc dở dang cuối kỳ.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = 40% x 208767000 = 83506800 VNĐ
Giá trị này được nhập vào máy và phản ánh trên sổ chi tiết TK 154 và các sổ liên quan.
2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Chi Nhánh.
Chi Nhánh chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp trực tiếp:
Giá thành sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Căn cứ biên bản kiểm kê.
Khối lượng công việc dở dang T12/2002 thi công Hồ Yên Sở là 83506800 VNĐ.
Chi phí phát sinh trong tháng: 799643543; chi phí dở dang đầu kỳ: 580341250.
Ta có: Giá thành thực tế của thi công Hồ Yên Sở là:
580341250 + 799643543 – 83506800 = 1296477933
nhập số liệu vào máy, có định khoản.
Nợ TK 63201 (thi công Hồ Yên Sở): 1296477993
Có TK 154 (thi công Hồ Yên Sở): 1296477993
Biểu 14 Chi phí và giá thành sản xuất
Công ty cổ phần xây dựng 117 tháng 12/2002
Chi nhánh số 9 – Hà Nam
Số hiệu
Công trình
Chi phí NVL tt
Chi phí NC tt
Chi phí SXC
Cộng
Dở dang đầu kỳ
Dở dang cuối kỳ
Tổng thực tế
1231
Thi công Hồ Yên Sở
421763300
105422100
272458143
799643543
580341250
83506800
1296477933
1232
Thi công KCN Giai Phạm
357530000
95200000
136445840
589175840
62400500
78535800
573040540
xxx
xxx
1236
Thi công trường mầm non Bông Sen – Hà Nam
76971858
21392487
44593260
142957605
-
-
142957605
Chương 3: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng 117 – Chi Nhánh số 9 – Hà Nam.
3.1. Nhận xét, đánh giá khái quát về kế toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm ở Chi Nhánh số 9 – Hà Nam.
Kể từ khi thành lập, Chi Nhánh đã không ngừng mở rộng cả qui mô cũng như địa bàn hoạt động. Khi mới thành lập, địa bàn hoạt động của Chi Nhánh chủ yếu là địa bàn tỉnh nhà Hà Nam, hiện nay địa bàn hoạt động cua Chi Nhánh đã mở rộng, chen chân và đứng vững trên địa bàn Hà Nội, chứng tỏ Chi Nhánh đã có rất nhiều cố gắng. Đó là kết quả của sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn Chi Nhánh. Qua thời gian thực tập tại Chi Nhánh, em xin trình bày một số điểm mạnh mà Chi Nhánh đã đạt được cũng như những yếu điểm và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nhược điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm của Chi Nhánh.
* Những ưu điểm:
- Công tác kế toán của Chi Nhánh được sự trợ giúp của phần mềm kế toán SAS, nên khối lượng công việc giảm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo tính đầy đủ và tính chính xác của số liệu kế toán.
- Chi Nhánh áp dụng hình thức Nhật ký chung trong công tác kế toán, hình thức này có ưu điểm đơn giản, dễ áp dụng và hoàn toàn phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật trong công tác tính toán, xử lý thông tin phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của Chi Nhánh.
- Chi Nhánh thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép chi nhánh có thể kiểm soát được từng lần nhập, xuất vật tư, hạn chế thất thoát, lãng phí.
Hệ thống sổ kế toán của Chi Nhánh được mở theo đúng chế độ kế toán. Ngoài ra các sổ sách kế toán được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế nội bộ Chi Nhánh cũng như yêu cầu của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình phù hợp với đối tượng tính tổng, chi phí được tập hợp theo từng khoản mục tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm làm dở, tính giá thành sản phẩm được chính xác và chi tiết. Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định chi tiết theo từng khoản mục giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh tình hình thực hiện kế hoạch với kế hoạch đề ra để thấy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm.
Chính những ưu điểm trên nên kế toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm nêu trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi Nhánh.
* Một số nhược điểm:
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi Nhánh chưa chấp hành một số nguyên tắc hạch toán do Bộ Tài chính quy định như:
- Về chi phí NVL trực tiếp:
+ Chi phí NVL, ccdc sử dụng cho bộ phận quản lý, tổ đội sản xuất, cho hoạt động đội máy cũng được tính vào khoản mục chi phí NVL trực tiếp. Trái với quy định là hạch toán vào TK 6272 (chi phí NVL); TK 6273 (chi phí dụng cụ quản lý); TK 6232, TK 6233. ảnh hưởng tính chính xác từng khoản mục chi phí.
+ Một số chứng từ phản ánh tình hình nhập xuất NVL với số lượng nhỏ kế toán tổng hợp lại ghi sổ Nhật ký chung một lần, không phản ánh chính xác số lượng thực tế của từng lần nhập xuất, gây khó khăn cho công tác kiểm tra đối chiếu số liệu khi có sai sót xảy ra.
- Về chi phí nhân công trực tiếp: Trong khoản mục này Chi Nhánh hạch toán cả tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội mà không hạch toán vào TK 623; TK 6271. Các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp, công nhân điều khiển máy thi công… như BHXH, KPCĐ, BHYT cũng được hạch toán TK 622 thay vì hạch toán TK 6271 như quy định của Bộ Tài chính.
- Về chi phí sản xuất chung:
+ Theo thông tư mới Chi nhánh không phân chia chi phí sản xuất chung cố định theo mức công suất bình thường và thấp hơn công suất bình thường theo quy định của Thông tư 89.
+ Khoản cơ tiền lương nhân viên quản lý tổ đội; Nguyên vật liệu sử dụng cho quản lý tổ đội, các khoản trích trên lương của công nhân không hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung mà hạch toán vào chi phí trực tiếp.
+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ Nguyên vật liệu được hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà không tính vào giá trị NVL mua về nhập kho gây ảnh hưởng tới tính chính xác của khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong giá thành.
+ Các khoản mục khác: Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy thi công không mở riêng TK 627; chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí thuê ngoài máy thi công là sai nguyên tắc hạch toán.
- Công tác tổ chức tập hợp chứng từ: Do phòng kế toán của công ty ở xa công trường nên các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng ở các tổ đội xây dựng được các nhân viên kinh kế thu thập và xử lý đưa về phòng kế toán. Vì vậy khối lượng của phòng kế toán thường dồn trong một số ngày.
- Công ty không mở TK 623 (chi phí sử dụng máy thi công) sai quy định ở các doanh nghiệp xây dựng.
- Chi nhánh không thực hiện tổ chức kế toán quản trị, đây là một thiếu sót trong công tác kế toán, chưa thấy được ưu điểm của kế toán quản trị là tạo nên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin cả trong và ngoài công ty.
3.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi Nhánh.
Sau một thời gian tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi Nhánh, trên cơ sở những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường em xin trình bày một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính tổng sản phẩm ở Chi Nhánh.
* ý kiến thứ nhất: Về hệ thống sổ sách kế toán.
Công ty nên mở thêm một số sổ sách khác như sổ cái, sổ chi tiết TK 623 (chi phí sử dụng máy thi công); TK 6271, TK 6273 để hạch toán các yếu tố chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ (chi tiết theo từng công trình) để phản ánh đúng quy định, đảm bảo tập hợp đúng chi phí và tính giá thành chính xác hơn.
* ý kiến thứ hai: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu:
Để không dồn công việc một lúc cho phòng kế toán, Chi Nhánh nên tổ chức lại việc tập hợp chứng từ lên phòng kế toán kịp thời, định kỳ 3-5 ngày, vừa đảm bảo tính kịp thời và chính xác của thông tin kế toán.
* ý kiến thứ ba: Về chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp.
Công ty không nên hạch toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý tổ đội xây dựng, cho hoạt động đội máy vào khoản mục chi phí này.
Theo số liệu phòng kế toán cung cấp: Tổng chi phí NVL trực tiếp T12/2002 (thi công Hồ Yên Sở) là: 421763300 trong đó:
- Chi phí NVL trực tiếp dùng cho hoạt động xây lắp: 361719000 VNĐ.
- Chi phí NVL dùng cho quản lý tổ đội : 49521000 VNĐ
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý tổ đội : 10523300 VNĐ
Kế toán công ty phản ánh.
Nợ TK 62101- chi phí NVL trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở):421763300.
Có TK 152, 153: 421763300
Nên hạch toán theo đúng chế độ kế toán thì nên định khoản như sau:
- Chi phí NVL dùng cho hoạt động xây lắp:
Nợ TK 62101- chi phí NVL trực tiếp (thi công Hồ Yên Sở):316719000.
Có TK 152, 153 316719000
- Chi phí NVL dùng cho quản lý tổ đội
Nợ TK 627201 (thi công Hồ Yên Sở): 49521000
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu 49521000
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý tổ đội:
Nợ TK 627301 (thi công Hồ Yên Sở): 10523300
Có TK 153 – công cụ dụng cụ 10523300
Đối với chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng nhiều lần trên một năm tài chính theo thông tư 89 mới hạch toán vào TK 242 (chi phí trả trước dài hạn) nên với ví dụ bộ cốppha mới mua T12/2002 hạch toán lại như sau:
Nợ TK 242- chi phí trả trước dài hạn: 19500000
Có TK 153- công cụ dụng cụ: 19500000
Nợ TK 62101 (thi công Hồ Yên Sở): 6500000
Có TK 242- chi phí trả trước dài hạn: 6500000
* ý kiến thứ tư: Về chi phí nhân công trực tiếp:
Hiện nay, Chi Nhánh hạch toán cả chi phí nhân công điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội và các khoản trích trên lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công là sai quy định của Bộ Tài chính mà chỉ bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia thi công xây lắp.
Khắc phục tồn tại trên, đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất cho các đối tượng chịu chi phí, công ty nên hạch toán lại như sau:
Cụ thể: trong tháng tổng số chi phí nhân công trực tiếp T12/2002 (thi công Hồ Yên Sở): 105422100 có: lương thực tế của công nhân xây lắp: 57708000. Lương nhân viên tổ đội: 10700000; lương công nhân điều khiển máy thi công: 20182000; các khoản trích tiền lương: 16832100. Định khoản lại:
Nợ TK 62201 (thi công Hồ Yên Sở): 57708000
Có TK 334- phải trả công nhân viên: 57708000
Nợ TK 623101 (thi công Hồ Yên Sở): 20182000
Có TK 334- phải trả công nhân viên: 20182000
Nợ TK 627101 (thi công Hồ Yên Sở): 10700000
Có TK 334- phải trả công nhân viên: 10700000
Nợ TK 627101 (thi công Hồ Yên Sở): 16832100
Có TK 338- phải trả phải nộp khác: 16832100
* ý kiến thứ năm: Về chi phí sản xuất chung:
Đối với chi phí vận chuyển bốc dỡ NVL nên hạch toán vào TK 152: Nguyên vật liệu; chi phí thuê ngoài máy thi công, sửa chữa máy thi công nên hạch toán vào TK 6237 (chi phí dịch vụ mua ngoài) đảm bảo tính chính xác của các khoản mục chi phí trong giá thành.
Theo số liệu T12/2002, trong tổng số 75560000 chi phí dịch vụ mua ngoài thi công Hồ Yên Sở có: chi phí vận chuyển: 15410500; chi phí sửa chữa máy thi công: 63149500, hạch toán lại đúng chế độ.
- Chi phí vận chuyên được hạch toán:
Nợ TK 152: 15410500
Có TK 331: 15410500
- Chi phí sửa chữa máy thi công:
Nợ TK 623701 (thi công Hồ Yên Sở): 63149500
Có TK 331, 111: 63149500
Chi phí khấu hao máy thi công, Chi Nhánh cũng nên hạch toán sang tài khoản 6234 (chi phí khấu hao máy thi công).
Công ty nên đưa hướng dẫn mới của Thông tư 89 về chi phí sản xuất chung áp dụng tại công ty.
* ý kiến thứ sáu: Về chi phí sử dụng máy thi công.
Công ty nên mở thêm TK 623 để hạch toán riêng chi phí sử dụng máy thi công được mở chi tiết theo các yếu tố chi phí và chi tiết từng đối tượng. Việc hạch toán riêng này tạo điều kiện thuận lợi cho Chi Nhánh kiểm soát chi phí đã chi ra cho hoạt động của đội máy, kiểm tra tình hình thực hiện các dự toán liên quan tới chi phí sử dụng máy thi công, nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc.
* ý kiến thứ bảy: Công ty phải xây dựng được các định mức chi phí hợp lý (phù hợp với qui định của Nhà nước và điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp) và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện định mức của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm chi phí. Có khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với từng đội xây dựng. áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Luôn lấy chất lượng hàng đầu để ngày càng nâng cao uy tín Chi Nhánh. Bộ phận kế toán phải luôn ý thức được việc tổng hợp chi phí đúng, khoa học là tiền đề có ý một giá thành hợp lý, giá thành trong xây lắp là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
* ý kiến thứ tám: Về chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp.
Chi Nhánh không thực hiện trích trước nên khi phát sinh số lượng công nhân nghỉ phép tập trung ảnh hưởng đến giá thành công trình. Nên công ty nên tiến hành trích trước vào TK 335, đảm bảo luôn ổn định giá thành công trình.
* ý kiến thứ chín: Về tình hình trang bị thiết bị cho công tác kế toán.
Với phòng kế toán hiện nay của Chi Nhánh nếu trang bị thêm các vi tính, in ấn sẽ thuận tiện hơn cho công tác hạch toán chi phí và tính tổng sản phẩm, vì hiện nay số lượng công trình mà công ty thực hiện ngày càng nhiều, đòi hỏi nhiều lúc kế toán nhập số liệu một lúc nên với 2 máy tính hiện nay chưa thực sự phù hợp với công tác kế toán tại Chi Nhánh.
* ý kiến thứ mười: Chi nhánh nên thực hiện đồng thời cả kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán vì hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quản trị tạo thành một hệ thống thông tin hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu thông tin cả trong và ngoài Chi nhánh. Đặc biệt trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành, kế toán quản trị giúp cho quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh chính xác, chi tiết, đầy đủ kịp thời, phục vụ cho lãnh đạo trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành kế hoạch sản xuất và tổ chức hoạt động tài chính trong nội bộ Chi nhánh.
Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu thực tế, một lần nữa ta khẳng định rằng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh tế. Từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, góp phần giúp cho lãnh đạo Chi Nhánh nắm bắt được tình hình thực tế và chỉ đạo sản xuất có hiệu quả. Từ đó có kế hoạch tiết kiệm chi phí hạ tổng sản phẩm. Và sẽ được hoàn thiện không ngừng với điều kiện hiện tại của Chi Nhánh, với khả năng và trình độ của cán bộ kế toán, với phương tiện kỹ thuật hiện đại kết hợp với sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo. Chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Chi Nhánh sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện nay.
Cũng trong thời gian này, nắm được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu để thấy được những mặt mạnh cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục góp phần hoàn thiện hơn nữa phần hành kế toán này. Và ở đây em đã nhận thức được lý luận phải gắn với thực tiễn và phải biết vận dụng linh hoạt những gì đã học ở ghế nhà trường cho phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả lao động. Để đạt được điều này, em đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo – Phó Giáo sư, tiến sĩ Ngô Thế Chi và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán đồng thời được sự giúp đỡ tận tình của Chi Nhánh mà trực tiếp là cán bộ nhân viên phòng kế toán.
Do trình độ cũng như thời gian thực tập có hạn. Trong chuyên đề em mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất và trong những ý kiến em đưa ra có những ý kiến chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế. Em mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Phó Giáo sư, tiến sĩ Ngô Thế Chi cùng toàn thể các cô chú, các anh chị ở phòng kế toán Chi Nhánh số 9 – Hà Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2003
Sinh viên
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kế toán – tài chính
Trường Đại học Tài chính – kế toán Hà Nội – 2001.
2. Giáo trình Kế toán Quản trị.
Trường Đại học Tài chính – kế toán Hà Nội – 2001.
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp
Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội 1999.
5. Kế toán kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp.
(Hà Nội -1995)
PTS: Ngô Thế Chi – PTS Đoàn Xuân Tiên
PTS: Vương Đình Huệ
6. Tạp chí Tài chính
7. Một số luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
8. Các thông tư - chuẩn mực mới năm 2002 của Bộ Tài chính và một số tài liệu khác.
9. Các tài liệu thực tế ở công ty cổ phần xây dựng 117 – Chi Nhánh số 9 – Hà Nam.
Mục lục
Trang
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở doanh nghiệp xây dựng cơ bản
3
1.1. Đặc điểm ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp
3
1.2. Yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
4
1.3. Chi phí sản xuất và giá thành trong từng doanh nghiệp xây dựng cơ bản
6
1.3.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
6
1.3.2. Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp
9
1.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản
11
1.4.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
11
1.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở
12
1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
13
1.5. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản
14
1.5.1. Tổ chức kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
14
1.5.2. Tổ chức kế toán chi phí nhân công trực tiếp
15
1.5.3. Tổ chức kế toán chi phí sử dụng máy thi công
16
1.5.4. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chung
17
1.5.5. Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp
18
1.5.6. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong điều kiện áp dụng máy vi tính
20
Chương 2: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty Cổ phần xây dựng 117
22
2.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của chi nhánh
22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
22
2.1.2. Đặc điểm quy trình sản xuất thi công xây lắp của chi nhánh
24
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh
25
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của Chi nhánh
26
2.1.5. Đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ những năm trước đến nay
29
2.2. Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất tại chi nhánh
31
2.2.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất ở Chi nhánh
31
2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
32
2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
32
2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
39
2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung
44
2.2.6. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
52
2.3. Công tác giá thành sản phẩm tại Chi nhánh
52
2.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm, kỳ tính giá thành sản phẩm
52
2.3.2. Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
53
2.3.3. Phương pháp tính tổng sản phẩm ở Chi nhánh
54
Chương 3: Những biện pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng 117 – Chi nhánh số 9 – Hà Nam.
55
3.1. Nhận xét, đánh giá khái quát về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi nhánh số 9 – Hà Nam.
55
3.2. Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Chi nhánh
58
Kết luận
63
Danh mục Tài liệu tham khảo
64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12811.doc