Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay thì sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Do vậy, muốn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp phải hướng tới hiệu quả kinh doanh. Nghĩa là, các nhà quản trị doanh nghiệp phải khai thác triệt để các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tại Công ty Cổ phẩm Phát triển Công nghiệp, chi phí sản phẩm xây lắp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của Công ty. Vì vậy, công tác tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý, nếu sử dụng tốt, hợp lý và hiệu quả các nguồn lực sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. Do đó, Công ty đã không ngừng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty em được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng, em đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Đồng thời từ những kiến thức đã học được trong trường em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế bài báo cáo chuyên đề không tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết nhất định. Chính vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị phòng kế toán của Công ty để những kiến nghị trên có ý nghĩa thiết thực hơn.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2009 Dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có … … … … … … 24/06/2009 38418 Mua dầu HĐ 38418 331 1.054.545 0 29/06/2009 7 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1111 1.000.000 0 30/06/2009 4 Xuất NVL phụ cho sản xuất 152 42.325.460 0 30/06/2009 KHTS Khấu hao TSCĐ tháng 12/2009 2141 53.257.330 0 … … … … … … 31/12/2009 TH NC 09 Kết chuyển CP SX chung năm 2009 1545 0 944.625.817 Tổng 944.625.817 944.625.817 Dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (Biểu số 2-19): (Trích Bảng phân bổ chi phí năm 2009): Biểu số 2-19: Phân bổ chi phí sản xuất chung CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NĂM 2009 Tiêu thức phân bổ: CP NVL chính TT Nội dung CF NVL chính … CF sản xuất chung Ghi chú 1 Công trình H'Mun- tỉnh Gia Lai 1.976.712.744 … 310.690.336 .. … … … … … Tổng 6.010.016.006 … 944.625.817 Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 2.1.3.4. Quy trình hạch toán tổng hợp Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất bao gồm: Sổ Cái TK1544 (Biểu số 2-21) và Nhật ký chung (Biểu số 2-20) Biểu số 2-20: Nhật ký chung (TK1544) CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Đvt: VNĐ Chứng từ Diễn giải Đã ghi Sổ Cái Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … … … … … … … 24/06 38418 Mua dầu HĐ 38418 1544 1.054.545 0 24/06 38418 Mua dầu HĐ 38418 331 0 1.054.545 29/06 7 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1544 1.000.000 0 29/06 7 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1111 0 1.000.000 30/06 4 Xuất NVL phụ cho sản xuất 1544 42.325.460 0 30/06 4 Xuất NVL phụ cho sản xuất 152 0 42.325.460 30/06 KHTS Khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 1544 53.257.330 0 30/06 KHTS Khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 2141 0 53.257.330 … … … … … … … 31/12 TH NC 09 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1545 944.625.817 0 31/12 TH NC 09 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1544 0 944.625.817 Tổng cộng 230.408.003.741 230.408.003.741 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Biểu số 2-21: Sổ Cái TK 1544 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội SỔ CÁI Năm 2009 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 1544 Đvt: VNĐ Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có A B C D E 1 2 Số dư đầu năm 0 0 … … … … … … … 24/06 38418 24/06 Mua dầu HĐ 38418 331 1.054.545 0 29/06 7 29/06 Dầu diesel, nhớt HĐ 26767 1111 1.000.000 0 30/06 4 30/06 Xuất NVL phụ cho sản xuất 152 42.325.460 0 30/06 KHTS 30/06 Khấu hao TSCĐ tháng 06/2009 2141 53.257.330  0 … … … … … … … 31/12 TH NC 09 31/12 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1545 0 944.625.817 Cộng số phát sinh trong năm 944.625.817 944.625.817 Số dư cuối năm 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang Công ty thực hiện quyết toán công trình theo tiến độ thi công. Mỗi công trình thi công của công ty gồm nhiều hạng mục, trong đó công tác quyết toán giá trị hoàn thành của hạng mục thường được thực hiện theo dự toán. Cuối kỳ (hàng năm), đối với các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành, chưa đủ điều kiện nghiệm thu thì toàn bộ chi phí của công trình, hạng mục công trình đó được tập hợp và được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Việc tính giá sản phẩm dở dang tùy theo nội dung hợp đồng kí kết: - Nếu trong hợp đồng giao thầu mà không xác định thời gian thanh toán trong kỳ thực hiện, thời điểm thanh toán chính là thời điểm bàn giao hạng mục, công trình hoàn thành thì mọi chi phí phát sinh đã được tập hợp trên TK 1545- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được coi là toàn bộ chi phí dở dang cuối kỳ. Giá trị này được chuyển sang kỳ sau theo dõi tiếp. Ví dụ: Hợp đồng gia công, chế tạo cốt pha thép. Thời gian thi công của công trình: từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2010, và thanh toán một lần khi công trình hoàn thành (sau khi trừ phần ứng trước sau khi ký hợp đồng và phần trích lại để bảo hành công trình). Trong năm 2009, chi phí phát sinh của công trình được tập hợp trên các tài khoản chi phí tương ứng. Cụ thể: CF NVL: 170.127.462 đ CF nhân công: 59.269.524 đ CF sản xuất chung: 26.739.828 đ Cuối năm 2009, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản mục chi phí sang tài khoản 1545- Gia công, chế tạo cốt pha thép. Khi đó, số dư cuối kỳ của TK1545- Gia công, chế tạo cốt pha thép: 256.136.814 đ chính là giá trị dở dang cuối kỳ của công trình này. Giá trị này được chuyển sang năm 2010 để tiến hành theo dõi tiếp. - Nếu trong hợp đồng giao thầu có quy định rõ thời gian bàn giao, thanh toán định kỳ thì kế toán phải thực hiện theo dõi các chi phí phát sinh và thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục được bàn giao thanh toán. Khi hạng mục công trình hoàn thành, kế toán dựa vào bảng dự toán chi phí sản xuất hạng mục công trình do nhân viên kỹ thuật lập để xác định giá vốn cho hạng mục đó. Sau khi kết chuyển sang TK giá vốn (giá thành dự toán), bù trừ với chi phí thực tế phát sinh đã được kết chuyển thì số dư còn lại trên TK1545 chính là giá trị dở dang cuối kỳ của công trình đó. Việc tính giá thành của hạng mục hoàn thành dựa vào giá thành dự toán, mà không phải dựa vào các chi phí thực tế phát sinh nên thường xảy ra chênh lệch giữa giá vốn đã kết chuyển với chi phí thực tế phát sinh: có thể chênh lệch dương hay âm. Việc điều chỉnh lại giá vốn sẽ được thực hiện sau khi công trình hoàn thành và bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư. Ví dụ: Công trình thủy điện H’Mun, tỉnh Gia Lai. Thời gian thi công công trình: từ tháng 7/2008 đến tháng 12/2009. Công trình này được chia thành ba hạng mục và tiến hành thanh toán theo từng hạng mục hoàn thành. Tháng 12/2008, công ty hoàn thành xong hai hạng mục: Khớp bù lún và co giãn nhiệt độ, hạng mục đoạn chia nước. Tổng chi phí thực tế phát sinh: 1.042.158.645 đ. Theo bảng dự toán chi phí hai hạng mục này do phòng kỹ thuật lập, tổng giá vốn đã kết chuyển trong năm 2008: 1.631.052.593 đ Như vậy, TK 1545- H’Mun cuối kỳ dư Có: 588.893.948 đ Nghĩa là: theo sổ kế toán thì giá trị dở dang cuối kỳ của công trình H’Mun là: -588.893.948 đ. Cuối năm 2009, khi công trình hoàn thiện, kế toán tiến hành điều chỉnh lại giá vốn đã kết chuyển, và giá trị sản phẩm dở dang cuối năm 2009 bằng 0. Cách tính giá trị sản phẩm dở dang: Giá trị SPDD = Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị kết chuyển Như vậy, giá trị sản phẩm dở dang luôn luôn được theo dõi và tính toán được. 2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ, hoặc khi một hạng mục công trình hoàn thành, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản mục chi phí sản xuất cho từng công trình. Ngoài ra, công ty còn có các khoản mục chi phí phát sinh được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đó là các khoản mục chi phí phát sinh trực tiếp tại công trình, gồm: chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến công trình, chi phí nhiên liệu phát sinh tại công trình,… Các chi phí này được theo dõi chi tiết cho từng công trình. Trong đó, các chứng từ phát sinh tại công trình được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang thường là Hóa đơn giá trị gia tăng (Mẫu theo Biểu số 2-11). Nếu công trình có nguyên vật liệu thừa, hoặc không còn phù hợp với công trình (trong điều kiện thay đổi thiết kế công trình trong quá trình thi công), thì kế toán tiến hành nhập lại kho, ghi giảm trực tiếp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ. Lúc này, kế toán ghi sổ dựa vào Phiếu nhập kho (Mẫu theo biểu số 2-2). Công ty sử dụng TK1545- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để theo dõi giá trị sản phẩm dở dang. TK này được mở chi tiết cho từng công trình. Hàng kỳ, người quản lý đội thi công sẽ gửi các chứng từ về phòng kế toán tại công ty để hạch toán. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí , kết chuyển chi phí, và hạch toán vào Sổ chi tiết TK 1545- Chi tiết theo từng công trình (Biểu số 2-22): Biểu số 2-22: Sổ chi tiết TK 1545 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 1545 05- Công trình H'Mun- Tỉnh Gia Lai Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Dư đầu kỳ 0 588.893.948 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có … … … … … … 25/03/2009 2 Nhập ống D3200 công trình H’Mun 155 0 766.629.103 23/05/2009 4750 Vận chuyển các loại ống đi H’Mun 331 114.272.549 0 … … … … … … 03/12/2009 48812 Đường ống áp lực CT Thủy điện H'Mun- Gia Lai 632 0 1.933.642.287 31/12/2009 TH NC 09 Kết chuyển CF nhân công năm 2009 1542 688.653.210 0 31/12/2009 TH CPC 09 Kết chuyển CF SX chung năm 2009 1544 310.690.336 0 31/12/2009 TH1 Kết chuyển CF NVL năm 2009 1541 1.976.712.744 0 Tổng 3.289.165.338 2.700.271.390 Dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của tất cả các công trình sẽ được tập hợp tại Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản 1545 (Biểu số 2-23) nhằm theo dõi tổng giá trị dở dang của tất cả các công trình. CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ- Phúc La- Hà Đông- Hà Nội SỔ TỔNG HỢP CHI TIẾT TK 1545 Từ ngày 01/01/2009 Đến ngày 31/12/2009 Mã số Tên cấp Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có … … … … … … … … 04 CT Ngòi đường- Phần cơ khí 2.300.391.543 0 0 0 2.300.391.543 0 05 Công trình H'Mun- Tỉnh Gia Lai 0 588.893.948 3.289.165.338 2.700.271.390 0 0 … … … … … … … … Tổng cộng 3.757.781.411 588.893.948 13.695.037.718 12.007.946.872 4.855.978.309 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 2-23: Sổ tổng hợp chi tiết TK 1545 2.2. TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của công ty Tại CTCP Phát triển Công nghiệp, đối tượng tính giá thành sản phẩm cơ khí được xác định là tổng giá thành tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Do Công ty chủ yếu thực hiện thi công phần cơ khí, có rất nhiều chi tiết khác nhau để hoàn thành nên một hạng mục, công trình nên Công ty không tiến hành tính giá thành đơn vị và chỉ tính tổng giá thành hạng mục, công trình thi công. Như vậy, xuất phát từ đặc thù của ngành xây lắp có thể thấy được rằng đối tượng tính giá thành của công ty thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí: đó đều là các công trình, hạng mục công trình. Tuy nhiên, đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục công trình đang trong quá trình thi công, còn đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành. Các công trình mà Công ty thi công thường có thời gian kéo dài, khối lượng công việc lớn, và được chia thành nhiều hạng mục công trình, nên việc tính giá thành của các hạng mục công trình được thực hiện theo giá thành dự toán. Xuất phát từ phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp, nên Công ty cũng áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành công trình. Theo đó, toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp từ khi công trình, hạng mục công trình khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế CT, hạng mục CT hoàn thành = CF thực tế dở dang đầu kỳ + CF thực tế phát sinh trong kỳ - CF thực tế dở dang cuối kỳ Việc tính giá thành ở Công ty được tiến hành khi các công trình, hạng mục công trình hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo. Ngoài ra, việc tập hợp chi phí của các công trình, hạng mục công trình khá phức tạp do có nhiều khoản chi phí phải phân bổ vào cuối kỳ. Nên khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, và được chủ đầu tư nghiệm thu, kế toán công ty sử dụng giá thành dự toán để hạch toán. Sau đó, khi đã tiến hành tập hợp đầy đủ chứng từ kế toán (thường là cuối tháng đó), kế toán tiến hành tính toán lại giá thành thực tế của hạng mục, công trình đó và sửa chữa lại số liệu trên sổ sách kế toán thông qua phần mềm kế toán. 2.2.2. Quy trình tính giá thành Khi thắng thầu một công trình, Công ty sẽ nhận được bản vẽ và bảng sơ bộ tính công trình, bảng giá cho công tác vận chuyển, lắp đặt và các dịch vụ kỹ thuật;… được đính kèm theo hợp đồng kinh tế. Sau khi hợp đồng được ký kết, nghĩa là hai bên đồng ý với khối lượng các vật tư đã kèm theo hợp đồng và các chi phí liên quan. Bộ phận kỹ thuật sẽ dựa vào bản vẽ, hợp đồng (bảng sơ bộ tính công trình), đơn giá chế tạo thiết bị cơ khí thủy công một số công trình thủy điện và các biến động giá trên thị trường để lập được dự toán chi phí cho công trình (Biểu số2-24). Bảng dự toán này sẽ bao gồm tất cả các chi phí: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí vận chuyển,… Mỗi hạng mục công trình sẽ được lập một bảng dự toán: Biểu số 2-24: Bảng tổng hợp dự toán xây dựng BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN H’MUN TỈNH GIA LAI HẠNG MỤC: CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí Vật liệu VL A 1.479.612.561 Theo đơn giá trực tiếp A1 Bảng dự toán hạng mục 1.359.277.579 Chênh lệch vật liệu CL Theo bảng bù giá 120.334.982 2 Chi phí Nhân công NC NC1 650.918.697 Theo đơn giá trực tiếp B1 Bảng dự toán hạng mục 568.487.945 Nhân hệ số riêng nhân công NC1 B1 x 1,145 650.918.697 3 Chi phí máy thi công M C1 0 Theo đơn giá trực tiếp C1 Bảng dự toán hạng mục 0 4 Chi phí trực tiếp khác TT (VL + NC + M) x 1,5% 31.957.969 Cộng chi phí trực tiếp T VL + NC + M + TT 2.162.489.227 II CHI PHÍ CHUNG C T x 5,5% 118.936.907 Tổng cộng TC T+ C 2.281.426.134 III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC TL (T+C) x 6% 136.885.568 Chi phí xây dựng trước thuế G (TC+TL) 2.418.311.702 IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG GTGT G x 0,1 241.831.170 Chi phí xây dựng sau thuế Gxdcpt G+GTGT 2.660.142.873 V CHI PHÍ VẬN CHUYỂN Gvc Bảng tính chi phí vận chuyển 112.272.564 VI Chi phí xây dựng lán trại, nhà tạm Gxdnt Gxdcpt x 0 0 VII TỔNG CỘNG GXD Gxdcpt +Gvc + Gxdnt 2.772.415.437 LÀM TRÒN 2.772.415.000 Bằng chữ: Hai tỷ bảy trăm bảy mươi hai triệu bốn trăm mười lăm nghìn đồng chẵn ./. Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Khi hạng mục hoàn thành, nhân viên kỹ thuật dựa vào bảng dự toán chi phí và bảng khối lượng công việc hoàn thành tính toán giá trị dự toán của hạng mục hoàn thành để kế toán làm căn cứ ghi sổ theo giá trị tạm tính. Khi hạng mục công trình hoàn thành, kế toán dựa vào giá trị tạm tính do nhân viên kỹ thuật cung cấp, và ghi sổ kế toán như sau: Nợ TK 632- Chi tiết công trình: Giá trị tạm tính hạng mục hoàn thành Có TK 1545- Chi tiết công trình Ví dụ: Công trình thủy điện H’Mun, tỉnh Gia Lai: Theo hợp đồng, cuối năm 2009, công trình hoàn thành hạng mục chế tạo, lắp đặt đường ống áp lực. Ngày 03/12/2009, kế toán dựa vào dự toán công trình H’Mun đã được nhân viên kỹ thuật lập (Theo Biểu số 2-25), kế toán tiến hành lập hóa đơn gửi chủ đầu tư, đồng thời ghi bút toán kết chuyển giá vốn hạng mục hoàn thành: Trong đó, dựa vào bảng dự toán: Giá vốn = Tổng chi phí sản xuất + Chi phí vận chuyển = 2.281.426.134 + 112.272.564 = 2.393.698.698 đ Kế toán ghi: Nợ TK 632: 2.393.698.698 Có TK 1545: 2.393.698.698 Cuối kỳ (thông thường là cuối năm, hoặc cuối tháng mà công trình đó hoàn thiện), kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí (Biểu số 2-25): Biểu số 2-25: Bảng phân bổ chi phí năm 2009 CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NĂM 2009 Tiêu thức phân bổ: CP NVL chính TT Nội dung CP NVL chính CP nhân công CP SX chung Tổng CP Ghi chú 1 Công trình H'Mun- tỉnh Gia Lai 1.976.712.744 688.653.210 310.690.336 2.976.056.290 2 Sàn sắt 47.775.669 16.644.233 7.509.153 71.929.055 3 Giáo sắt 243.554.590 84.850.290 38.280.756 366.685.636 4 Công trình Hạ Rào Quán- tỉnh Quảng Trị 685.301.728 238.747.504 107.712.476 1.031.761.708 5 CT Thủy điện Sông Chừng- tỉnh Hà Giang 1.912.163.883 666.165.481 300.544.852 2.878.874.216 6 CT Thủy điện Trà Xom- tỉnh Bình Định 319.489.765 111.304.818 50.215.886 481.010.469 7 GC, chế tạo cốt pha thép (HĐ số 1119) 170.127.462 59.269.524 26.739.828 256.136.813 8 CT Thủy điện Vĩnh Trinh- tỉnh Quảng Nam 654.890.165 228.152.631 102.932.531 985.975.327 Tổng 6.010.016.006 2.093.787.692 944.625.817 9.048.429.515 Hà Đông, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Dựa vào bảng phân bổ chi phí, sổ kế toán chi tiết TK1545- Chi tiết công trình, kế toán lập thẻ tính giá thành cho công trình hoàn thành (Biểu số 2-26): Biểu số 2-26: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp sản phẩm hoàn thành CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP HOÀN THÀNH 05- Công trình Thủy điện H'Mun- Tỉnh Gia Lai Năm 2009 Đvt: VNĐ Chỉ tiêu Chia ra theo khoản mục chi phí Tổng số tiền CP NVLTT CP NCTT CP SXC CPSX KDDD CPSX DD ĐK (353.913.875) (123.297.594) (55.626.505) (56.055.974) (588.893.948) CPSX phát sinh trong kỳ 1.976.712.744 688.653.210 310.690.336 313.109.048 3.289.165.338 Giá thành SP hoàn thành 1.622.798.869 565.355.616 255.063.831 257.053.074 2.700.271.390 CPSX DD CK 0 0 0 0 0 Người lập Kế toán trưởng Trong năm 2008, do giá trị dự toán giá vốn mà kế toán đã tiến hành kết chuyển khi hạng mục công trình thủy điện H’Mun hoàn thành lớn hơn số chi phí thực tế phát sinh. Nên giá trị dở dang của công trình thủy điện H’Mun vào đầu kỳ (đầu năm 2009) là số âm. Đến thời điểm này, công trình đã hoàn thành toàn bộ, nên kế toán sẽ lập bảng tính giá thành (Biểu số 2-27) nhằm tổng hợp chi phí của toàn bộ công trình từ khi khởi công đến khi kết thúc: Biểu số 2-27: Bảng tính giá thành CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH 05-Công trình Thủy điện H'Mun- Tỉnh Gia Lai Đvt: VNĐ Khoản mục chi phí Tổng giá thành công trình CP NVL TT 2.603.026.128 CP NC TT 906.850.176 CP SXC 409.131.304 CP SXKD DD 412.316.375 Tổng 4.331.323.983 Theo Bảng tính giá thành công trình thủy điện H’Mun (Biểu số 2-28), thì tổng giá thành của công trình bao gồm chi phí công trình phát sinh trong năm 2008 (đã kết chuyển vào cuối năm 2008) và chi phí phát sinh trong năm 2009. - Trong năm 2008, tổng chi phí thực tế phát sinh (đã kết chuyển sang tài khoản giá vốn hàng bán) là: 1.042.158.645đ - Trong năm 2009, tổng chi phí thực tế phát sinh là: 3.289.165.338 đ. Do đó, tổng giá thành toàn bộ công trình H’Mun là: 4.331.323.983 đ. Sau khi tính được giá thành toàn bộ công trình, kế toán tiến hành điều chỉnh lại giá vốn hàng bán đã kết chuyển trước đó. Cụ thể: do sử dụng kế toán máy, nên việc điều chỉnh số liệu đã hạch toán từ trước là khá dễ dàng. Vì vậy, kế toán không ghi thêm bút toán điều chỉnh mà điều chỉnh trực tiếp số liệu trên sổ đã hạch toán từ trước (điều chỉnh lại giá vốn của hạng mục hoàn thành cuối cùng). Giá vốn điều chỉnh = CF SX dở dang đầu kỳ + CF SX phát sinh trong kỳ. Ví dụ: Công trình thủy điện H’Mun, tỉnh Gia Lai. Ngày 03/12, kế toán đã kết chuyển giá vốn cho hạng mục “Đường ống áp lực” là: 2.393.698.698 đ. Cuối tháng 12, công trình hoàn thiện, kế toán tiến hành tính toán lại giá vốn (Do công trình đã hoàn thiện, giá trị dở dang cuối kỳ bằng 0, nên tổng giá thành= tổng giá vốn) và điều chỉnh như sau: Giá vốn điều chỉnh = -588.893.948 + 3.289.165.338 = 2.700.271.390 đ. Cuối năm, khi kế toán in các loại sổ thì số liệu trên các sổ liên quan chỉ hiển thị giá vốn đã điều chỉnh, mà không tồn tại giá vốn đã hạch toán theo dự toán. CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CFSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP XÂY LẮP TẠI CÔNG Qua quá trình thực tập tại Công ty CP Phát triển Công nghiệp, được xuống xem xét phân xưởng sản xuất của công ty, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các phòng ban trong Công ty và đặc biệt là Phòng Tài chính- Kế toán, em đã được học nhiều điều bổ ích. Qua đó, em đã nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng mà trọng tâm là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cơ khí. Sau quá trình tìm hiểu này, em xin đưa ra những ý kiến đánh giá và nhận xét về Công ty như sau: 3.1.1. Ưu điểm Với chỉ mới ba năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, nhưng Công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đó chính là kết quả của sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên. Công ty đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, và có những đóng góp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, Công ty cũng không ngừng đổi mới, khắc phục các nhược điểm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, công tác quản lý chi phí rất được quan tâm vì những ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đến kết quả hoạt động cũng như hiệu quả sản xuất. Do đó, những thông tin từ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm đặc biệt được chú ý. Trong ba năm hoạt động, kế toán chi phí đã không ngừng được hoàn thiện để phục vụ cho công tác quản trị trong Công ty: Về công tác kế toán chi phí sản xuất Về phân loại chi phí: Công ty CP Phát triển Công nghiệp thực hiện phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung, và Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Ngoài các khoản mục chi phí thông thường thì công ty sử dụng khoản mục Chi phí sản xuất kinh doanh để theo dõi một số khoản chi phí nhất định. Cách phân loại này căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm, do đó rất thuận lợi cho việc tính giá thành toàn bộ. Về đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí: Với đặc thù công trình thi công phức tạp và kéo dài, mỗi công trình thường được chia thành nhiều hạng mục nhỏ để thi công thì việc tập hợp chi phí theo từng công trình, hạng mục công trình cũng như việc áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp là hoàn toàn phù hợp, tạo điều kiện cho việc tính giá thành nhanh gọn, chính xác. Mỗi công trình đều được mã hóa vào phần mềm kế toán, nên rất tiện cho việc theo dõi, hạch toán và tổng hợp chi phí. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Việc sản xuất sản phẩm của công ty được thực hiện hầu hết tại phân xưởng sản xuất, do đó việc theo dõi và quản lý nguyên vật liệu được thực hiện chặt chẽ, giảm được tình trạng lãng phí, thất thoát. Việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất luôn kịp thời. Công tác quản lý từ khi có yêu cầu mua nguyên vật liệu cho đến khi xuất kho sử dụng đều rất chặt chẽ. Các chứng từ được lập đầy đủ, các Sổ chi tiết được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình phù hợp với yêu cầu công tác kế toán và quản lý. Công ty áp dụng phương pháp tính giá nguyên vật liệu là phương pháp nhập sau xuất trước là rất tốt. Do phương pháp này thể hiện được giá trị nguyên vật liệu xuất kho sát với giá trị thị trường nhất, cho thấy được sự biến động về giá cả nguyên vật liệu. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Công ty đang sử dụng hai loại lao động, với các chính sách về tiền lương khác nhau: Đối với các nhân công thuê ngoài, Công ty giao nhiệm vụ cho người quản lý đội thi công từ việc thuê nhân công cho đến quản lý giám sát, còn Công ty chỉ quản lý chi phí phát sinh trong hoạt động này. Việc này góp phần làm cho công tác quản lý linh hoạt hơn, đáp ứng kịp thời nhân công thi công công trình để kịp tiến độ bàn giao. Những lao động này được trả lương theo hình thức giao khoán, đảm bảo tiến độ công việc một cách kịp thời, tránh tình trạng kéo dài công việc như khi trả lương thời gian, đặc biệt với mục đích chính của việc thuê ngoài nhân công là đảm bảo tiến độ thi công công trình. Đối với các công nhân trong biên chế, Công ty tính lương theo thời gian, dựa vào số ngày công làm việc thực tế trong tháng để đảm bảo công bằng. Ngoài ra, công ty còn có các khoản phụ cấp ngoài lương: phụ cấp công trình, phụ cấp trách nhiệm,… Đối với hai bộ phận lao động khác nhau về phương thức quản lý và cách thức trả lương thì việc sử dụng hai bộ chứng từ khác nhau để theo dõi riêng sẽ giúp cho việc quản lý chi phí được minh bạch, rõ ràng và dễ theo dõi hơn. Tuy các công trình thi công thường ở cách xa trụ sở của công ty, nhưng hàng tháng, hàng kỳ người quản lý đội thi công gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán, giúp việc hạch toán kịp thời. Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện rõ ràng và theo đúng chế độ kế toán. Về chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung của công ty chủ yếu là chi phí nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị. Các máy móc thiết bị này được phục vụ chung cho tất cả các công trình nên việc tách bạch chi tiết cho từng hạng mục, công trình là rất khó khăn. Do đó, Công ty không tập hợp chi tiết theo từng hạng mục, công trình mà tập hợp chung giúp cho việc hạch toán được đơn giản, gọn nhẹ. Thông thường, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức số giờ máy hoạt động, nhưng rất khó để theo dõi số giờ máy hoạt động cho từng công trình, nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được dùng làm làm tiêu thức phân bổ cho chi phí sản xuất chung là phù hợp và dễ dàng khi tính toán. Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách áp dụng để theo dõi chi phí sản xuất chung là khá đầy đủ và hợp lý, việc hạch toán chi phí sản xuất chung đã đảm bảo được tính khoa học, chặt chẽ. Về chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Thông thường, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ được sử dụng để kết chuyển các chi phí sản xuất trong kỳ. Tuy nhiên, Công ty đã áp dụng tài khoản này như các tài khoản chi phí sản xuất khác để tập hợp một số chi phí phát sinh tại công trường. Đó là chi phí nhiên liệu phục vụ cho máy móc tại công trường, chi phí vận chuyển,… Việc vận dụng tài khoản như vậy là rất sáng tạo và giúp cho việc hạch toán đơn giản hơn. Sổ kế toán chi tiết TK1545 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình giúp cho việc theo dõi chi phí dễ dàng và chính xác. Về công tác kế toán giá thành sản phẩm xây lắp: Việc tính giá thành của các hạng mục nhỏ của công trình dựa vào dự toán chi phí công trình do nhân viên phòng kỹ thuật lập, khi công trình hoàn thành, kế toán mới tập hợp chi phí thực tế phát sinh và bù trừ với phần giá vốn đã kết chuyển trước đó. Việc này sẽ giúp giảm bớt được công việc cho kế toán. Ngoài ra, thời hạn hạng mục công trình hoàn thành thường ít khi là vào cuối tháng, nên rất khó khăn trong việc kết chuyển các chi phí tập hợp chung trong toàn Công ty. Việc tính giá thành theo dự toán khá chính xác, nhanh chóng phục vụ cho công tác hạch toán được kịp thời khi hạng mục hoàn thành. Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của sản phẩm cơ khí và đối tượng tính giá thành của Công ty. Việc tính giá thành được thực hiện một cách khá hợp lý, thống nhất và có hiệu quả. 3.1.2. Nhược điểm Nhìn chung, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty đã thực hiện khá đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, em thấy có một số nhược điểm cần khắc phục. Đó là việc hạch toán chưa chính xác các chi phí phát sinh vào khoản mục tương ứng theo chế độ quy định. Việc hạch toán không chính xác này không làm thay đổi tổng chi phí thực tế phát sinh mà nó ảnh hưởng đến việc phân tích các chi phí trong việc ra quyết định phục vụ cho mục đich quản trị. Cụ thể: Về công tác chi phí sản xuất: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số chi phí sản xuất sản phẩm, do đó chi phí này cần được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chủ động trong sản xuất cũng như cắt giảm nguồn nhân lực thì Công ty giao cho thủ kho nhiệm vụ thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Điều này vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán, và gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát vật tư cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Các chi phí nguyên, nhiên vật liệu phát sinh tại công trình, phục vụ cho việc thi công không được hạch toán vào tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà phản ánh thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Việc này làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu phản ánh không chính xác, dẫn đến việc phân bổ các chi phí khác theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ bị sai lệch. Trong quá trình hạch toán, công ty chỉ theo dõi chi phí nguyên vật liệu qua sổ chi tiết tài khoản 1541 sẽ làm cho công tác quản lý khá khó khăn, vì ngoài những nguyên vật liệu phục vụ cho việc trực tiếp sản phẩm thì còn có cả nguyên vật liệu phục vụ cho phân xưởng sản xuất. Về chi phí nhân công trực tiếp: Hiện nay, trên TK 1542 chỉ phản ánh chi tiết theo từng hạng mục, công trình mà không chi tiết theo từng loại lao động do đó không thuân tiện trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Công nhân sản xuất của Công ty hầu hết là những người có tay nghề kỹ thuật cao: thợ hàn, thợ sơn,… Tuy nhiên, mức lương mà công nhân nhận được vẫn chưa tương xứng, do đo không khuyến khích được tinh thần làm việc cho công nhân. Bên cạnh đó, công ty cũng không tiến hành trích KPCĐ, việc này vi phạm quy định của Nhà nước và không có quỹ để phục vụ cho việc chăm sóc đời sống của công nhân viên trong Công ty. Ngoài ra, công ty cũng không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà nếu có công nhân nghỉ phép trong tháng thì tiền lương của công nhân đó được hạch toán luôn vào chi phí trong tháng. Điều này sẽ làm chi phí nhân công trực tiếp trong Công ty phản ánh không phù hợp với kết quả kinh doanh của mỗi kỳ hạch toán. Trong quy trình hạch toán, mặc dù có thể tính lương cho các công nhân trực tiếp sản xuất tại công trình thông qua Bảng chấm công của từng công trình được chuyển về vào cuối tháng, nhưng kế toán không tập hợp phần tiền lương này theo công trình mà tập hợp tổng cộng vào tiền lương của công nhân sản xuất của toàn công ty (Bao gồm công nhân tại phân xưởng sản xuất và công nhân phục vụ tại công trình), sau đó kết chuyển chi phí cho từng công trình. Việc hạch toán như vậy sẽ phản ánh không chính xác chi phí nhân công của từng công trình. Về kế toán chi phí sản xuất chung: Khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư thường giữ lại 5% giá trị công trình để thực hiện cho công tác bảo hành. Tuy nhiên, Công ty lại không thực hiện trích trước chi phí bảo hành công trình mà khi xảy ra sự cố thì mới hạch toán vào TK811- Chi phí khác. Điều này là không hợp lý và vi phạm nguyên tắc dồn tích trong kế toán. Công ty cũng không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này là không hợp lý vì việc phát sinh tại 1 thời điểm song lại là kết quả từ việc sử dụng TSCĐ từ các kỳ trước đó. Công ty không theo dõi chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán chi phí khấu hao máy thi công vào chi phí sản xuất chung, việc hạch toán như vậy là không hợp lý. Các chi phí phát sinh nên được hạch toán vào đúng khoản mục chi phí để phản ánh chính xác hơn. Về kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Công ty hạch toán các chi phí phát sinh trực tiếp tại công trường vào khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu cho máy thi công,… Như vậy, Công ty đã không phản ánh đúng chi phí theo mục đích sử dụng của nó. Việc tính toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hầu như không được thực hiện trong kỳ, mặc dù có thể tính toán và theo dõi được. Kế toán chỉ lập thẻ tính giá thành khi công trình hoàn thành toàn bộ, hoặc vào cuối năm. Điều này là không tốt, vì công ty khó theo dõi tiến độ thi công, khó chủ động trong quá trình sản xuất thiết bị và lập kế hoạch sản xuất cho sản phẩm. Do đó, việc theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong ký của công ty vẫn còn Về công tác kế toán giá thành sản phẩm cơ khí Sau khi mỗi hạng mục nhỏ của công trình hoàn thành, kế toán kết chuyển giá vốn theo giá thành dự toán mà không quan tâm đến chi phí thực tế phát sinh để tiến hành tính toán lại. Việc này sẽ phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh tại thời điểm đó. Mỗi công trình thi công của Công ty thường kéo dài, do đó việc điều chỉnh lại giá vốn sau khi công trình hoàn thiện sẽ làm cho kết quả kinh doanh của công ty không đúng với thực tế hoạt động của công ty. Ngoài ra, khi tiến hành kết chuyển giá vốn hạng mục hoàn thành theo giá dự toán sẽ có hai trường hợp xảy ra: - Nếu giá vốn dự toán nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, thì giá trị công trình dở dang cuối kỳ là số dương. - Nếu giá vốn dự toán lớn hơn chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, thì giá trị công trình dở dang cuối kỳ là số âm, nghĩa là tài khoản 1545- Chi tiết công trình dư Có. Điều này hoàn toàn sai so với chế độ kế toán hiện hành. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3.2.1. Phương hướng hoàn thiện Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm một cách chính xác, hợp lý, kịp thời và khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nói riêng. Thông qua số liệu về chi phí và giá thành sản phẩm, ban quản trị có thể phân tích tình hình thi công công trình trên thực tế và so sánh với kế hoạch thi công đã đề ra, tình hình lao động, vật tư, vốn,… Việc phân tích đúng đắn kết quả kinh doanh chỉ có thể dựa trên việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách đầy đủ và chính xác. Vì thế, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế hiện nay thì sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong đó, các doanh nghiệp đều đặc biệt quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, nghĩa là các nhà quản trị cầm phải khai thác triệt để các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong doanh nghiệp xây lắp thì tiến độ thi công công trình và chất lượng công trình thi công cũng được đặc biệt chú ý. Lúc này, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm càng phải đòi hỏi chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên, hiện nay công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Phát triển Công nghiệp vẫn còn nhiều điều bất cập cần được khắc phục. Do đó việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết, nhằm nâng cao trình độ quản lý trong Công ty. Việc hoàn thiện cần phải hướng tới việc: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân thủ theo chế độ tài chính hiện hành, tuân thủ theo các quyết định của Nhà nước, cập nhật các văn bản, các quy định kế toán mới ban hành, các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như kế toán quốc tế. Đồng thời việc hoàn thiện phải phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, phù hợp với loại hình xây lắp, vận dụng linh hoạt sáng tạo kế toán tài chính vào công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán. Việc hoàn thiện phải được đặt trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Do đó, các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm chi phí,… Để hoàn thiện được hiệu quả kế toán đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty phải có trình độ, phải nhanh nhẹn, sáng tạo và có sự liên kết giữa các phòng ban với nhau. Đặc biệt, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có mối liên hệ với nhiều phòng ban trong công ty: Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật, Thủ kho,… 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp Qua quá trình thực tập tại công ty, nghiên cứu thực trạng, phân tích ưu điểm và nhược điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, từ những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường đem vận dụng trong thực tiễn, gắn chặt nó với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Phát triển Công nghiệp như sau: Về phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Khi một hạng mục công trình hoàn thành, công ty nên tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh vào cuối tháng đó, tiến hành lập thẻ tính giá thành cho từng hạng mục công trình để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh của hạng mục, công trình. Sau đó, kế toán căn cứ vào thẻ tính giá thành của hạng mục công trình, tính toán và điều chỉnh lại giá thành đã hạch toán từ trước để đảm bảo kết quả kinh doanh trong kỳ được chính xác, không nên đợi đến khi toàn bộ công trình hoàn thiện mới tiến hành bù trừ. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lại giá thành đã kết chuyển từ trước đó sẽ đảm bảo cho số dư cuối kỳ của TK 1545- Chi tiết công trình không bị dư Có,và khoản mục Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ trên Thẻ tính giá thành không phải là số âm, theo đúng Chế độ kế toán hiện hành. Về chứng từ, luân chuyển chứng từ: Do địa hình hoạt động rộng, công trình thi công thường ở xa và địa hình hiểm trở nên việc luân chuyển chứng từ bị chậm trễ là điều khó có thể tránh khỏi. Chứng từ gửi về chậm trễ dẫn đến công việc thường bị dồn vào cuối kỳ, nên việc hạch toán nhiều khi không chính xác, có những sai sót không đáng có như việc hạch toán sai , ghi nhầm,… làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho ban quản trị công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về quy trình luân chuyển chứng từ: đối với các công trình ở phạm vi gần thì nửa tháng sẽ tập hợp chứng từ về công ty một lần; Còn đối với các công trình ở xa thì một tháng tập hợp chứng từ kế toán về Công ty một lần. Nếu như người quản lý đội thi công không thể giao nộp chứng từ gốc theo định kỳ như quy định, thì có thể gửi chứng từ fax về Công ty làm cơ sở hạch toán và người quản lý đội phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của chứng từ fax. Sau đó, khi chứng từ gốc, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu lại so với chứng từ fax đã được gửi. Các chứng từ công ty sử dụng không được đồng bộ: Bảng chấm công áp dụng theo mẫu của Quyết định số 15, trong khi Phiếu nhập kho lại áp dụng theo mẫu của Quyết định 48,… Công ty nên áp dụng đồng bộ hệ thống chứng từ kế toán Quyết định 48, phù hợp để sử dụng và hạch toán trong công ty vừa và nhỏ. Khi lập chứng từ, công ty nên ký hiệu nhất quán, rõ ràng để dễ theo dõi và kiểm soát. Chẳng hạn: Bảng lương tháng 06/2009: NC06; Phiếu xuất kho số 3: PNK03 và nên đánh số theo thứ tự,… Về tài khoản và phương pháp kế toán: Công ty cần xác định chính xác nội dung của các khoản mục chi phí: hạch toán các chi phí phát sinh vào đúng khoản mục phản ánh chi phí đó. Công ty nên sử dụng thêm tài khoản 1543- Chi phí máy thi công, để hạch toán các chi phí phát sinh liên quan đến máy thi công: chi phí khấu hao, chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa,… Do đó, công ty không nên hạch toán các khoản chi phí phát sinh liên quan đến máy thi công vào các tài khoản khác: TK1541, TK1544,… Chi phí máy thi công sẽ được tập hợp chung, và được phân bổ thông qua tiêu chí số giờ máy hoạt động: Chi phí máy thi công- CT = Số giờ hoạt động tại CT x Tổng chi phí máy thi công Tổng số giờ hoạt động của máy Về kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kế toán nên sử dụng thêm một số bảng kê nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí tại Công ty. Cuối tháng, khi các chứng từ được tập hợp đầy đủ, kế toán lập Bảng kê xuất nguyên vật liệu (Biểu số 3-1) và Bảng kê Hóa đơn vật tư mua xuất dùng thẳng cho sản xuất (Biểu số 3-2), chi tiết theo từng công trình: Biểu số 3-1: Bảng kê xuất vật tư CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ Công trình: Tháng… năm… STT Phiếu xuất kho Tên chủng loại, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Số hiệu Ngày tháng … … … … … … Biểu số 3-2: Bảng kê hóa đơn vật tư mua xuất dùng thẳng CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội BẢNG KÊ HÓA ĐƠN VẬT TƯ MUA XUẤT DÙNG THẲNG Công trình: Tháng… năm… Ngày tháng Số HĐ Tên vật tư ĐVT Số lượng Tiền hàng Thuế GTGT Cộng … … … … … … … … Cộng x x … … … Trên cơ sở các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu và các bảng đã lập ở trên, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu (Biểu số 3-3) để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu phát sinh. Ngoài ra, kế toán có thể dựa vào bảng này để hạch toán vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp: Biểu số 3-3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU Tháng… năm… Đvt: VNĐ STT   Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 152 TK 331 TK1111 Tổng cộng 1 TK 1541 - Công trình … … … … … … … .. … 2 TK1543 … … … … 3 TK1544 … … … … Tổng cộng … … … …   Ngày … tháng … năm … Bộ phận yêu cầu Người phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Dựa vào Bảng chấm công của từng công trình gửi về, kế toán nên theo dõi riêng chi phí nhân công trực tiếp của các công trình này. Dựa vào Bảng chấm công tại phân xưởng sản xuất, kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí này theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sau đó, tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, gồm: nhân công sản xuất sản phẩm tại phân xưởng và nhân công thi công công trình. Phần chi phí cho các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo biên chế, Công ty phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung theo đúng quy định của chế độ. Ngoài ra, Công ty cần phải tiến hành trích KPCĐ theo đúng quy định của Nhà nước (2% x Tổng lương) và trích các khoản theo lương khác (BHYT, BHXH, BHTN) theo đúng tỷ lệ phần trăm của Nhà nước đã quy định. Về kế toán chi phí sản xuất chung: Công ty nên tách khấu hao máy móc thi công ra khỏi khoản mục chi phí sản xuất chung, và chỉ hạch toán vào khoản mục này chi phí khấu hao máy móc phục vụ tại phân xưởng sản xuất. Công ty nên trích trước chi phí bảo hành công trình, sử dụng TK352 để hạch toán. Sau khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư, Công ty phải tiến hành xác định mức trích lập dự phòng cho bảo hành công trình đó là bao nhiêu và thực hiện trích lập: Nợ TK1544- Chi phí sản xuất chung Có TK352- Dự phòng phải trả Khi xảy ra sự cố về công trình mà Công ty phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành, các chi phí bảo hành thực tế phát sinh được tập hợp như tập hợp chi phí sản xuất. Đến lúc hoàn thành công tác bảo hành, các chi phí phát sinh được tổng hợp vào TK1545 và kế toán tiến hành xử lý: Nợ TK 1544: Số CP thực tế phát sinh lớn hơn số dự phòng Nợ TK 352: Số đã sự phòng Có TK1545: Số chi phí thực tế phát sinh Có TK711: Số dự phòng lớn hơn thực tế phát sinh Về thẻ tính giá thành: Công ty nên lập thẻ tính giá thành theo từng hạng mục công trình hoàn thành nhằm tính toán giá trị dở dang và điều chỉnh lại giá vốn của hạng mục, công trình hoàn thành. Ví dụ: Thẻ tính giá thành công trình thủy điện H’Mun- Hạng mục chế tạo, lắp đặt đường ống áp lực,… Ngoài ra, Công ty cũng cần lập thẻ tính giá thành vào cuối mỗi quý nhằm cập nhật thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cũng như theo dõi tiến độ thi công công trình. Về công tác kế toán tại công ty: Công ty nên thuê thêm một nhân viên chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu hoặc làm thủ kho, nhằm thay thế cho nhân viên hiện đang làm hai nhiệm vụ trong công ty: thủ kho và người thu mua nguyên vật liệu. 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Để các giải pháp trên đi vào thực hiện và có hiệu quả, cần có sự tạo điều kiện của Nhà nước, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban, tổ đội trong Công ty. Nhà nước là cơ quan có chức năng thiết lập ra các hành lang pháp lý. Nhà nước cần có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể và cập nhật hơn về quản lý chi phí, lập dự toán nói chung, về chi phí xây lắp cũng như những quy định hướng dẫn kế toán trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tuy nhiên, trong việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mới chính là yếu tố quyết định. Trước hết, lãnh đạo Công ty cần có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị chi phí cũng như việc hoàn thiện kế toán để từ đó có sự hỗ trợ về mặt cơ chế và các chính sách về quản lý tài chính tương ứng. Phòng kế toán tài chính của Công ty cần là nơi trực tiếp có những đề xuất thay đổi, chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan. Số lượng và chất lượng của các kế toán viên cũng là điều kiện cần để thực hiện các giải pháp nói trên. Các tổ, đội sản xuất và thi công công trình là những người trực tiếp thực hiện công tác tiết kiệm chi phí. Do đó, các công nhân cần có ý thức thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất, vì sự phát triển của công ty. KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay thì sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Do vậy, muốn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp phải hướng tới hiệu quả kinh doanh. Nghĩa là, các nhà quản trị doanh nghiệp phải khai thác triệt để các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tại Công ty Cổ phẩm Phát triển Công nghiệp, chi phí sản phẩm xây lắp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của Công ty. Vì vậy, công tác tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý, nếu sử dụng tốt, hợp lý và hiệu quả các nguồn lực sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. Do đó, Công ty đã không ngừng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Qua quá trình thực tập tại công ty em được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng, em đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Đồng thời từ những kiến thức đã học được trong trường em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế bài báo cáo chuyên đề không tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết nhất định. Chính vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị phòng kế toán của Công ty để những kiến nghị trên có ý nghĩa thiết thực hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị phòng kế toán của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp và giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Thủy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính. 2008. Báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán và sơ đồ kế toán chủ yếu. Hà Nội: NXB Thống kê 2. Công ty CP Phát triển Công nghiệp. Hồ sơ năng lực 3. PGS.TS Đặng Thị Loan và các cộng sự. 2006. Giáo trình kế toán tài chính kế toán doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế Quốc dân. 4. Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006. 5. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Kính gửi: Công ty Cổ phần phát triển Công nghiệp Tôi tên là: Dương Thị Thương Sinh viên khoa: Kế toán Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân Đã thực tập tại Công ty từ ngày11/01/2010 đến ngày 10/05/2010. NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010. KẾ TOÁN TRƯỞNG CTCP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010. GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26958.doc
Tài liệu liên quan