Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty Cổ phần Lilama 10

Qua một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Lilama 10 em đã nhận thấy được sự ảnh hưởng to lớn của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tới quá trình đầu tư xây dựng tại công ty, em đã có rất nhiều cơ hội để đem lý luận trên giảng đường vào thực tế qua đó giúp em hiểu sâu, hiểu đúng hơn những kiến thức thực tế của mình. Việc áp dụng kiến thức từ lý thuyết vào trong thực tế còn nhiều khoảng cách. Điều quan trọng là cần phải vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện thực tế, ở đây chính là một nền kinh tế đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để hoà nhập với xu hướng chung của thời đại. Chúng ta cũng không được duy lý trí, thấy sai mà không sửa, như vậy sẽ tự xây nên khoảng cách giữa chúng ta với môi trường xung quanh. Những vấn đề mà em rút ra được từ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lilama 10 chỉ là những suy nghĩ của một sinh viên sắp bước ra trường, hiểu biết còn hạn chế.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty Cổ phần Lilama 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị khối lượng thực hiện từng công trình, hạng mục công trình được nhà thầu xác nhận. Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng sử dụng phương pháp đánh giá. Quy trình ghi sổ: Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, chương trình sẽ tự động cập nhật thông tin vào sổ kế toán tổng hợp ( Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng ( hoặc vào bất kỳ một thời điểm cần thiết nào ) kế toán có thể thực hiện các thao tác cộng khoá sổ và lập Báo cáo tài chính. Cuối tháng chương trình sẽ tự động lập các bút toán kết chuyển, phân bổ lên các báo cáo, biểu tổng hợp ( Sổ Cái, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng Cân đối kế toán ). Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.1.1 Đặc điểm chung về kế toán chi phí sản xuất 2.1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất tại Công ty rất đa dạng và phức tạp. Để giảm bớt khó khăn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty phân loại chi phí theo khoản mục. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công. 2.1.1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là các công trình, hạng mục công trình Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp, các chi phí trực tiếp có liên quan đến công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Nếu các chi phí không thể tập hợp trực tiếp được vì nó liên quan đến nhiều công trình hoặc là chi phí chung toàn doanh nghiệp thì tập hợp theo từng nhóm đối tưọng. Cuối kỳ, kế toán phân bổ theo các tiêu thức hợp lý (thường là căn cứ vào giá trị sản lượng từng công trình). Công ty cổ phần LILAMA 10 tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty như sau: - Khi phát sinh các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến từng công trình, hạng mục công trình, kế toán tiến hành tập hợp các chi phí. - Các khoản chi phí liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình, kế toán tiến hành phân bổ chi phí theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị thực tế của nguyên vật liệu cần thiết trực tiếp tạo ra sản phẩm hoàn thành như là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc… Các loại vật liệu này thường được mua ngoài về nhập kho hoặc xuất thẳng đến công trình. Đối với các doanh nghiệp xây lắp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cũng như giá thành (thường chiếm khoảng 70% - 80% tổng chi phí). Chi phí NVL trực tiếp tại Công ty bao gồm các NVL phục vụ cho xây dựng như: sắt, thép, cát, gạch, xi măng, nhựa đường, xăng, dầu… Do sản phẩm của công ty phân bổ rải rác ở nhiều nơi nên để thuận tiện cho việc thi công và hạn chế trong vận chuyển, công ty đã xây dựng các kho vật liệu phân tán, tuy nhiên không phải trong kho vật liệu nào và lúc nào cũng có thể cung ứng đủ số lượng và chủng loại phục vụ cho thi công cho nên đối với những loại vật liệu không có sẵn trong kho này công ty sẽ tiến hành mua ngoài, hầu hết NVL được công ty cung cấp theo hình thức nhập thẳng đến tận công trình, với một số thiết bị mua vào với khối lượng lớn mà chưa sử dụng ngay thì vẫn tiến hành nhập kho. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương, tiền công phải trả theo khối lượng công việc hay số ngày công của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công việc công trình, bao gồm: tiền lương cơ bản, phụ cấp lương, phụ cấp làm thêm giờ và các khoản tiền công trả cho lao động thuê ngoài. Việc tính đầy đủ tiền công, phân phối tiền lương một cách hợp lý sẽ khuyến khích người lao động có trách nhiệm hơn đối với công việc được giao. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai ( sau chi phí NVL trực tiếp) trong giá thành của công trình hoàn thành, vì vậy việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cần được đặc biệt chú trọng vì nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô giá thành mà còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người lao động. Cũng như NVL, khi có công trình mới, chủ nhiệm công trình căn cứ vào dự toán khối lượng và tiến độ công việc sẽ lập tờ trình xin điều chuyển công nhân. Giám đốc căn cứ vào đó viết lệnh điều chuyển công nhân theo yêu cầu của công trình. Trong trường hợp số công nhân không đủ đáp ứng theo yêu cầu công ty sẽ tiến hành thuê nhân công ở ngoài. Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương đó là lương sản phẩm ( lương khoán ) và lương thời gian. + Lương sản phẩm ( lương khoán ): được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp sẩn xuất theo khối lượng công việc cụ thể với đơn giá lương khoán khi công việc hoàn thành được tính giá. Đây là hình thức trả lương tính cho những công việc có định mức hao phí nhân công và được thể hiện trên các hợp đồng giao khoán. Chứng từ ban đầu dùng để tính và trả lương theo hình thức này là bảng chấm công và hợp đồng làm khoán. Tiền lương theo sản phẩm = Đơn giá khoán × Khối lượng thi công thực tế. Việc tính và thanh toán tiền lương khoán của đội thi công công trình là do kế toán đội thực hiện có sự theo dõi của đội trưởng, phòng tổ chức, phòng kế toán của công ty ( khi thanh toán chứng từ ). + Lương thời gian ( lương tháng ): Được áp dụng cho ban quản lý tổ, đội công tình. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở pháp lý cho việc tính và trả lương theo hình thức này là cấp bậc lương, Tiền lương tháng = Mức lương tối thiểu × Hệ số lương Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công: là tổng hợp toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí nhiên liệu chạy máy, tiền lương nhân công lái máy và phục vụ máy, chi phí khấu hao, sửa chữa máy móc…Ngoài ra đối với những loại máy công ty không có hoặc giá thuê ngoài rẻ hơn, công ty sẽ bỏ ra một khoản tiền để thuê máy thi công bên ngoài. Khoản tiền này cũng là chi phí sử dụng máy thi công. Máy móc dùng trong thi công ( gọi chung là xe máy ) là một phần tài sản cố định của công ty, để tạo quyền chủ động cho các đội công trình, công ty đã giao tài sản xe máy cho các đội. Việc điều hành và theo dõi sự hoạt động của xe máy được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của các đội, có sự giám sát của công ty. Chi phí sử dụng máy thi công là tổng hợp toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí nhân công lái máy và phục vụ máy, chi phí khấu hao, sửa chữa máy móc… Ngoài ra đối với những loại máy mà Công ty không có hoặc giá thuê ngoài rẻ hơn, Công ty sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để thuê máy thi công ngoài. Khoản tiền này cũng là chi phí sử dụng máy thi công, được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng mang tính chất phục vụ cho toàn công ty. Đó là tất cả những chi phí liên quan đến bộ máy điều hành của các đội thi công, các khoản trích theo lương, khấu hao TSCĐ và các khoản chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung phát sinh cho công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình đó theo chi phí thực tế phát sinh 2.1.2 Đặc điểm chung về kế toán tính giá thành sản xuất 2.1.2.1 Đối tượng, kỳ tính giá thành Công ty lựa chọn đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình. Kỳ tính giá thành mà Công ty thực hiện là theo từng quý. Song tuỳ thuộc vào thời điểm bàn giao công trình, hạng mục công trình đã được quy định trong hợp đồng mà Công ty thực hiện kỳ tính giá thành sản phẩm khác nhau 2.1.2.2 Phương pháp tính giá thành Kế toán tiến hành tính giá thành của công trình đó vào cuối mỗi quý hoặc khi công trình hoàn thành và nghiệm thu bàn giao thanh toán có hồ sơ quyết toán công trình hoặc Biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu. Kế toán tiến hành tính giá thành của công trình đó. Tính giá thành sản phẩm là công tác cuối cùng của quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Để tính giá thành được đầy đủ, chính xác cần phải có phương pháp tính giá thành thích hợp. Trong điều kiện thực tế của mình, Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành công trình, hạng mục công trình. Phương pháp trực tiếp được áp dụng phổ biến trong doanh nghiệp xây lắp do đối tượng hạch toán chi phí xây lắp trùng với đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ thực hiện. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất tập hợp trực tiếp cho một công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. 2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10. Việc phân tích và nhận biết được ảnh hưởng của từng yếu tố chi phí trong cơ cấu giá thành là đặc biệt quan trọng. Bất kỳ công trình nào, trước khi thi công công ty đều phải lập đơn giá chi tiết cho từng hạng mục công trình theo từng khoản mục chi phí, trên cơ sở đó ban lãnh đạo công ty và hội đồng giao khoán sẽ xét duyệt và đi đến quyết định ký kết hợp đồng giao nhận thầu. Để phân tích được việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách cụ thể hơn, trong giới hạn của bài viết này em chỉ đề cập được việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công trình Thủy điện Sơn La Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - tự do - hạnh phúc -----***----- THOẢ THUẬNHỢP ĐỒNG TỔNG THẦU XÂY DỰNG Dự án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La Số: 106/ATĐSL-KH-HĐ ngày 09 tháng 11 năm 2007 Căn cứ: Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI , kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003; ………. Hôm nay, ngày 09 tháng 11 năm 2007 tại Hà Nội, các Bên gồm:\ BÊN GIAO THẦU TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM mà ĐẠI DIỆN LÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN SƠN LA BÊN NHẬN THẦU TỔ HỢP NHÀ THẦU DO TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ LÀ TỔNG THẦU XÂY DỰNG Và CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TRONG TỔ HỢP NHÀ THẦU LÀ: TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM đại diện là CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 Hai bên cùng nhau kí kết Hợp đồng tổng thầu xây dựng dự án xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La với các nội dung sau đây: Điều 1.. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO THẦU Các bên cùng kí tên BÊN NHẬN THẦU ĐẠI DIỆN LILAMA 10 ĐẠI DIỆN TỔNG THẦU Quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Lilama 10 được tiến hành như sau. Trước tiên, sau khi dự thầu và trở thành chủ đầu tư (đơn vị trúng thầu – Bên B) thì hai bên lập hợp đồng xây lắp ( biểu 1) dựa vào các điều kiện đã được thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tại công trình thủy điện Pleikrong TK sử dụng là 62145. Khi trúng thầu hoặc được giao thầu một công trình, công ty sẽ tiến hành bàn giao khối lượng công việc cho các xí nghiệp, tổ, đội thi công. Căn cứ vào khối lượng công việc theo thiết kế ban đầu, các tổ đội phải bóc tách khối lượng vật tư, lập bảng dự trù mua vật tư trình Giám đốc. ( Biểu 2) Sau khi trình Giám đốc phê duyệt, đội trưởng đội thi công sẽ lập tờ trình xin mua vật tư phục vụ thi công. Cán bộ cung ứng trình giấy đề nghị tạm ứng để mua hàng. Người mua hàng phải lấy ít nhất 3 giấy báo giá của ba nhà cung cấp, nhà cung cấp nào đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công ty sẽ được lựa chọn và tiến hành mua hàng, sau đó trình hóa đơn GTGT để tiến hành thanh toán số còn lại. Với những nhà cung cấp mà công ty đã có uy tín lâu năm thì có thể lấy hàng mà không cần ứng hay trả trước công ty có thể thanh toán bằng chuyển khoản sau khi đã có hoá đơn GTGT.(Biểu 3). Sau đó trình hoá đơn để thanh toán tạm ứng (Biểu 4). Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Công ty Lắp máy & Xây dựng số 10 -----***----- GIẤY DỰ TRÙ VẬT TƯ Hà Nội, ngày15 tháng 11 năm 2007 Kính gửi: Ông giám đốc Công ty Lắp máy & Xây dựng số 10. Phòng Vật tư - thiết bị Công ty. Đề nghị cung cấp vật tư lắp đặt công trình “Xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La” Cụ thể như sau: Người nhận hàng: Nguyễn Văn Nhân – Phòng vật tư. Thời hạn yêu cầu có hàng: 31/11/2007. Người nhận hàng: Nguyễn Văn Nhân – Phòng vật tư. STT Tên vật tư Quy cách ĐVT Khối lượng Ghi chú 1 Đá mài bavia 180 CT3 viên 215 2 Đá mài bavia 100 CT3 viên 100 3 Găng da hàn CT3 đ 100 4 Miếng kính trắng CT3 m 400 5 Thép tròn fi 20 A1 CT3 m 50 6 Bát đánh rỉ 199 CT3 cái 5000 Biểu 2 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Công ty Lắp máy & Xây dựng số 10 -----***----- GIẤY DỰ TRÙ VẬT TƯ Hà Nội, ngày15 tháng 11 năm 2007 Kính gửi: Ông giám đốc Công ty Lắp máy & Xây dựng số 10. Phòng Vật tư - thiết bị Công ty. Đề nghị cung cấp vật tư lắp đặt công trình “Xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La” Cụ thể như sau: Người nhận hàng: Nguyễn Văn Nhân – Phòng vật tư. Giám đốc Công ty Phòng KT - KT Người lập dự trù Thời hạn yêu cầu có hàng: 31/11/2007. Người nhận hàng: Nguyễn Văn Nhân – Phòng vật tư. Giám đốc Công ty Phòng KT - KT Người lập dự trù STT Tên vật tư Quy cách ĐVT Khối lượng Ghi chú 1 Đá mài bavia 180 CT3 viên 215 2 Đá mài bavia 100 CT3 viên 100 3 Găng da hàn CT3 đ 100 4 Miếng kính trắng CT3 m 400 5 Thép tròn fi 20 A1 CT3 m 50 6 Bát đánh rỉ 199 CT3 cái 5000 Biểu 3 Mẫu số: 01 GTKT – 3 LL KB/2007B 0054490 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 28 tháng 11 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty Vật liệu xây dựng Hải Dương Địa chỉ: 16- ĐIỆN BIÊN PHỦ-TP HẢI DƯƠNG Mã số thuế:0800285844 Họ tên người mua hàng : CHU ĐỨC TRIỆU Đơn vị: Công ty Lắp máy & Xây dựng số 10. Địa chỉ: 989 – Giải Phóng – Hà Nội. Số TK:……. Hình thức thanh toán: C/K MS 5400101273 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đá mài bavia 180 viên 215 14285 3.071.275 2 Đá mài bavia 100 viên 100 5238 523.800 3 Găng da hàn đ 100 25000 2.500.000 4 Miếng kính trắng m 400 1200 480.000 5 Miếng kính đen m 50 5000 250.000 6 Bát đánh rỉ 100 cái 100 5.000 500.000 … … … … Cộng tiền hàng 8.950.000 Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT 502.725 Tổng cộng tiền thanh toán 9.452.800 Bằng chữ: Bảy năm triệu bốn trăm năm năm nghìn hai trăm hai bảy đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu 4 Do Công ty tổ chức thi công công trình theo hình thức khoán gọn cho các đơn vị nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng. Đa số vật tư mua vào theo tờ trình nên nhập xuất thẳng đến công trình để sử dụng trực tiếp mà không nhập qua kho. Tuy nhiên, đối với một số thiết bị hoặc vật liệu mua vào với khối lượng lớn mà chua sử dụng ngay thì vẫn tiến hành nhập kho. Phiếu nhập kho theo hình thức nhập – xuất thẳng, phiếu xuất thẳng coi như vừa là phiếu nhập vừa là phiếu xuất. Trong trường hợp xuất cho công trình sử dụng những NVL đã có sẵn trong kho thì thủ kho lập phiếu xuất Biểu 5 Tổng Công ty Lắp máy Việt nam Công ty Lắp máy & Xây dựng số 10 -----***----- PHIẾU XUẤT KHO Ngày 26/12/2007 Số 103 Nợ TK 62138 Có TK 331 Họ tên người nhận hàng: Doãn Tuấn Vy – Phòng vật tư Theo hóa đơn GTGT số: 0054490 Nhập tại kho : Nhập xuất thẳng xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. STT Tên hàng hoá vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Đá mài bavia 180 viên 215 215 14285 3.071.275 2 Đá mài bavia 100 viên 100 100 5238 523.800 3 Găng da hàn đ 100 100 25000 2.500.000 4 Miếng kính trắng m 400 400 1200 480.000 5 Miếng kính đen m 50 50 5000 250.000 6 Bát đánh rỉ 100 Cái 100 100 5000 500.000 … … … Cộng 8.950.000 Số tiền bằng chữ :Tám triệu chín trăm năm mươi nghìn Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán tại các công trình theo dõi trực tiếp quá trình nhập xuất vật tư sử dụng thực tế cho công trình, đồng thời tiến hành ghi sổ phản ánh chính xác các loại vật tư đã nhập - xuất tại kho công trình. Sau khi các chứng từ gốc được xác minh là hợp lý, hợp lệ sẽ là căn cứ để kế toán công trình vào sổ chi tiết vật tư. Định kỳ (7 đến 10 ngày) kế toán công trình tập hợp các chứng từ gốc và các sổ kế toán có liên quan gửi lên phòng kế toán Công ty cập nhập số liệu vào máy tính. Sau khi kế toán công ty nhập dữ liệu vào máy tính, chương trình sẽ tự động thực hiện vào sổ Nhật ký chung .Từ sổ Nhật ký chung phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ một cách thường xuyên, cụ thể từng loại và thời điểm phát sinh chi phí. Kế toán tổng hợp đặt điều kiện để lọc và đưa ra sổ chi tiết NVL trực tiếp cho từng công trình. Dữ liệu sẽ được tự động luân chuyển trong hệ thống kế toán máy để kết hợp giữa các phần đồng thời chuyển vào sổ cái tài khoản 621 tổng hợp của cả công ty.Việc thực hiện nhập tiếp các chứng từ khác phát sinh trong quý liên quan đến khoản mục CPNVLTT được tiến hành tương tự Cuối kỳ, căn cứ vào CPNVLTT đã tập hợp được trên sổ chi tiết TK 62138 – CPNVLTT công trình thuỷ điện Sơn La, kế toán kết chuyển sang TK 154 và sổ chi tiết TK 15445 – CPSXKDD công trình thuỷ điện Sơn La để tính giá thành. Cũng vào thời điểm cuối kì kế toán Công ty lập bảng kê phiếu xuất vật tư (biểu 06), bảng tổng hợp vật tư (biểu 07) được dùng để theo dõi tình hình sử dụng vật tư cho thi công từng công trình. Bảng này lập xong phải được đối chiếu khớp đúng với sổ chi tiết vật tư. Giá xuất vật tư áp dụng theo giá thực tế đích danh. Biểu 6 BẢNG KÊ PHIẾU XUẤT VẬT TƯ Công trình: Thuỷ điện Sơn La Quý IV/2007 (Đơn vị tính: Đồng) TT Chứng từ Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Số Ngày 1 PX - 515 26/12 Đá mài bavia 180 viên 215 14285 3.071.275 2 PX - 517 31/10 Đá mài bavia 100 viên 100 5238 523800 … …………… … … Cộng 70.423.560 Biểu 7 BẢNG TỔNG HỢP VẬT TƯ Công trình: Thuỷ điện PleiKrông Quý IV/2005 TT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Thành tiền I. Vật liệu chính 1 Đá mài bavia 180 viên 215 3.071.275 2 Thép tấm 10 ly viên 100 523800 … … … … II. Vật liệu phụ … … … Cộng 70.423.560 Biểu 8 TRÍCH SỔ CHI TIẾTTK 62138 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – CT thuỷ điện Sơn LaQuý IV năm 2007 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Đối với những lao động trực tiếp trong danh sách của công ty: áp dụng hình thức lương khoán và lương theo sản phẩm: khối lương công việc ở mỗi công trình được bóc tách và phân công cho mỗi tổ, đội đảm trách một phần công việc. Hàng ngày các tổ trưởng, đội trưởng chấm công cho công nhân, khi công việc đã hoàn thành hoặc đến kỳ thanh toán sẽ tiến hành trả lương trên cơ sở quỹ lương được giao khoán. Các chứng từ được sử dụng làm căn cứ hạch toán là: Hợp đồng làm khoán, biên bản hợp đồng làm khoán, bảng chấm công và một số chứng từ liên quan khác. Hợp đồng làm khoán do chỉ huy công trình, kế toán công trình và tổ trưởng các tổ nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc. Hợp đồng này được sao làm 2 bản, một bản bên khoán giữ, bản kia giao cho bên nhận khoán để thuận tiện cho việc theo dõi. Trong hợp đồng làm khoán phải ghi rõ khối lượng công việc làm khoán, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá làm khoán (đơn giá này được điều chỉnh theo tính chất phức tạp và điều kiện thi công ở từng nơi). Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, chi tiết cho công trình thuỷ điện Sơn La là TK 62245. Đồng thời mở TK 334 - Phải trả người lao động để ghi nhận khoản lương phải trả cho công nhân viên. Tại công ty, đối với lao động trong biên chế, khi thanh toán tiền lương phải trích lại 1% cho quỹ từ thiện, số tiền này được hạch toán vào TK 3385. Từ số liệu của bảng tính và thanh toán lương ( biểu 9 ) của công nhân công trình thuỷ điện Pleikrong, bảng phân bổ lương, các chứng từ về tiền lương sẽ được nhập vào máy vi tính, phòng kế toán sẽ tổng hợp chung lập bảng tổng hợp lương toàn công ty. Sau đó chương trình kế toán máy sẽ tự động cập nhật vào các sổ như: Sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 622 ,sổ Chi tiết TK 62245 (biểu 10) – Chi phí nhân công trực tiếp công trình thuỷ điện Pleikrong ( biểu10 ). Biểu 9:Bảng tính và thanh toán lương Công trình thuỷ điện Sơn La tháng 11/2007 STT Họ và tên Các khoản phải nộp theo quy định Tiền lương thu nhập Tổng cộng BHXH BHYT Quỹ từ thiện KPCĐ Tổng cộng Lương kỳ I Lương kỳ II 1 Nguyễn thế Trinh 7.218.000 105.750 2.13.400 72.180 72.180 663.710 1.000.000 5.554.290 2 Chu đức Triệu 6.132.000 94.275 21.105 61320 61.320 276.020 500.000 5.355.980 3 Trần Hữu Bảo 6.703.000 94.275 21.105 67.030 67.030 287.440 500.000 5.915.560 4 Lưu văn Cảnh 6.294.000 101.250 22.500 62.940 62.940 249.630 500.000 5.544.370 5 Nguyễn văn Thế 4.500.000 66.600 15.570 45.000 45.000 277.170 500.000 3.722.830 6 Nguyễn Thành 3.800.000 49.050 12.060 38.000 38.000 175.110 500.000 3.124.890 7 Nguyễn Bảng 3.200.000 44.775 11.205 32.000 32.000 119.980 400.000 2.680.020 8 Bùi Thế Anh 1.921.000 59.625 14.175 19.210 19.210 150.220 400.000 1.370.780 9 Lê Xuân Huy 2.800.000 52.650 12.780 28.000 28.000 176.430 400.000 2.223.570 10 Lê Ngọc Dũng 2.500.000 44.775 11.205 25.000 25.000 143.980 400.000 1.956.020 … … … … … … … … … …… 357 Đoàn văn Đoan 1.780.000 93.825 21.015 17.800 17.800 170.440 1.609.000 Tổng cộng 974.020.400 23.057.725 5.376.545 9.515.804 17.974.000 65..765.078 133.700.000 774.555.322 Biểu 10: Sổ cái tài khoản 62245 quí IV /2007 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. Công ty cổ phẩn Lilama 10 là một trong những công ty hàng đầu về trình độ khoa học công nghệ. Hiện nay, Công ty đang sở hữu một hệ thống các loại máy móc thiết bị hiện đại. Năng lực thiết bị thi công của Công ty được đánh giá rất cao với nhiều loại máy móc hiện đại như: cần trục 150T (KOBELCO 7150-150), đầu kéo, rơ móc 40-60T, máy cắt plasma…Hiện tại công ty giao quyền quản lý các loại máy móc cho từng đội thi công, mà người chịu trách nhiệm giám sát là các đội trưởng các đội thi công.Lái xe, máy phải thực hiện chế độ quyết toán xăng dầu định kỳ với thống kê, đội phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm lập kế hoạch sửa chữa xe máy hàng năm. Do đặc thù của ngành xây lắp nên việc sử dụng máy móc thi công cũng có nhiều điểm đáng lưu ý: trong một tháng máy móc có thể phục vụ cho nhiều công trình khác nhau. Khi có phát sinh chi phí sử dụng máy thi công liên quan đến hạng mục công trình của mình các đội phải báo cáo toàn bộ hoạt động của xe, máy cho công ty đồng thời quản lý qua chứng từ ban đầu là biên bản giao nhận tài sản cố định. Biên bản này sẽ được đối chiếu giữa phòng kế toán của Công ty và nhân viên kế toán đội Đến cuối tháng tập hợp các chứng từ có liên quan như hoá đơn kiêm phiếu xuất kho vật tư sử dụng cho máy chạy, bảng chấm công nhân viên điều khiển máy, chi phí liên quan đến sửa chữa cho biết số km xe máy, số giờ hoạt động, lượng nhiên liệu tiêu hao, phụ tùng thay thế... được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ phân bổ cho từng đối tượng liên quan. Chi phí sử dụng máy liên quan đến công trình nào thì phân bổ cho công trình đó. Đối với máy thi công của đội: Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: + Chi phí nhiên liệu chạy máy: việc hạch toán chi phí nhiên liệu chạy máy tương tự như hạch toán chi phí NVL trực tiếp. Khi có nhu cầu các đội tự lo mua nhiên liệu bằng tiền tạm ứng sau đó kế toán công trình sẽ tập hợp chứng từ liên quan chuyển về phòng kế toán công ty định kỳ 5 đến 7 ngày. Khoản chi phí này được hạch toán theo nguyên tắc: toàn bộ chi phí sử dụng máy của công trình nào được theo dõi và tính trực tiếp cho công trình đó. Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí cho công trình và nhập dữ liệu vào máy tính, số liệu đó qua quá trình xử lý trên máy sẽ lên sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK 6278, và sổ Cái TK 627. + Chi phí tiền lương công nhân điều khiển máy: với khoản chi phí này chứng từ ban đầu là bảng chấm công, nhật trình sử dụng máy và các hợp đồng làm khoán. Hàng ngày đội trưởng và kế toán đội công trình theo dõi quá trình làm việc của tổ lái máy qua bảng chấm công. Kết thúc công việc kế toán lập bảng tính lương cho công nhân điều khiển máy và hạch toán trực tiếp vào chi phí cho công trình đó. + Chi phí khấu hao máy thi công: Máy thi công khi thi công ở công trình sẽ được theo dõi ở phòng kế toán thông qua bảng trích khấu hao trong đó có đăng ký đầy đủ thông tin về từng loại TSCĐ và mức trích khấu hao của từng loại đó. Với máy thi công, công ty lập chung cho toàn bộ số máy phục vụ tất cả các công trình, sau đó mới phân bổ cho từng công trình theo nguyên tắc máy nào thi công cho công trình nào sẽ được phân bổ cho công trình đó. TK sử dụng 6274 – Chi phí khấu hao máy thi công. Tại công ty, kế toán sử dụng TK 6278 để hạch toán và tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công và chi phí mua ngoài khác. Đối với máy thi công thuê ngoài: Khi không có loại xe máy phù hợp, phục vụ cho việc thi công hoặc chi phí đi thuê ngoài loại xe đó rẻ hơn thì công ty sẽ tiến hành đi thuê. Thông thường công ty áp dụng phương thức thuê trọn gói, theo phương thức này trong hợp đồng thuê phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền thuê phải trả. Chi phí thuê ngoài được tập hợp trực tiếp vào TK 6278, mở trực tiếp cho từng công trình. Chứng từ làm căn cứ hạch toán là Hợp đồng thuê máy (biểu 11) và nhật trình làm việc của máy ( biểu 12), .Bản nhật trình này do người vận hành máy lập và có ký duyệt của chỉ huy công trình. Bảng tổng hợp chi phí máy thi công thuê ngoài được lập vào cuối mỗi tháng. Biểu 11 Biểu 11 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - tự do - hạnh phúc -----***----- HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số: 42/2007-HĐKT (Về việc: Thiết kế, ché tạo thép lót đường ống áp lực cho công trình Thuỷ điện PleiKrông) - Căn cứ vào Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005. - Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tiễn của mỗi bên Chúng tôi gồm có BÊN A: CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 Địa chỉ: 989 đường Giải Phóng- Hoàng Mai- Hà Nội …. BÊN B: CÔNG TY TNHH VẬN TẢI THƯƠNG MẠI TRƯỜNG PHÚ Địa chỉ: 229 đường Bạch Đằng- Hồng Bàng- Hải Phòng Hai bên thoả thuận kí hợp đồng kinh tế có nội dung như sau: Điều 1: Bên A thuê bên B vận chuyển và cẩu lắp thiết bị bằng cẩu 50T phục vụ thi công công trình thuỷ điện Sơn La. Thời gian thực hiện từ ngày 20/11/2007 đến khi bên A không còn nhu cầu sử dụng phương tiện (Khi không còn nhu cầu sử dụng phương tiện nữa thì bên A thông báo trước cho bên B trong vòng 7 ngày). Điều 2: Giá trị hợp đồng… Hợp đồng có hiệu lực khi được 2 bên ký kết và bên A nhận được bảo lãnh thực hiện Hợp đồng của bên B. … Đại diện bên A Đại diện bên B Biểu 12NHẬT TRÌNH XE MÁYTháng 12 năm 2006 Công trình thuỷ điện Sơn La STT Ngày tháng Nội dung công việc Hành trình(thời gian) làm việc Từ đâu(giờ) Đến đâu(giờ) Tổng số km( giờ) 1 1/12 Cẩu dọn thiết bị về bãi 6h 11h 5h 2 4/12 Cẩu thiết bị chạy lụt 13h30 17h30 4h 3 6/12 Cẩu thép dựng cột nhà điều hành 7h30 11h 4h 4 6/12 Cẩu thép dựng cột nhà điều hành 13h30 15h30 2h 5 7/12 Cẩu thép dựng cột nhà điều hành 7h 10h 3h Sau khi tổng hợp được các chứng từ về máy thi công thuê ngoài, kế toán đội tính ra chi phí thuê máy cho thi công công trình và lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công . Biểu 13: TỔNG HỢP CHI PHÍ MÁY THI CÔNG THUÊ NGOÀITháng 12/2005 Công trình: Nhà máy thuỷ điện Sơn La Đvt: đồng STT Tên máy Số ca hoạt động Đơn giá Thành tiền 1 Xe cẩu KC – 82K – 1273 – 20 tấn 2 1.730.000 5.190.000 2 Máy hàn 3 607.619 1.215.238 …………. Cộng 6.405.238 Biểu 14:BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG Quý IV/2007Công trình Nhà máy thuỷ điện Sơn LaĐvt: đồng STT Các loại chi phí Số tiền I Máy thi công của đội 114.882.652 1 Chi phí nhiên liệu chạy máy 74.851.200 2 Chi phí nhân công lái máy 38.260.500 3 Khấu hao máy thi công 1.250.720 4 Trích trước sửa chữa lớn máy thi công 520.232 II Máy thi công thuê ngoài 6.405.238 1 Chi phí thuê máy 6.405.238 Cộng 121.287.890 Biểu 15 Trích sổ chi tiết TK 627845Quý IV/2007 CPSDMTC và dịch vụ mua ngoài CT Sơn La 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. Công ty sử dụng TK 627 để tập hợp chi phí sản xuất chung và được chi tiết thành 3 tài khoản: + TK 6271: Chi phí nhân viên đội + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6278: Chi phí sử dụng máy thi công, Chi phí NVL, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài. Tại công ty chi phí sản xuất chung được chi tiết bao gồm: Chi phí nhân viên đội ( 6271) : Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương, BHXH,BHYT,KPCĐ, quỹ từ thiện trích theo tỷ lệ nhất định trên tổng quỹ lương công nhân trực tiếp thi công, nhân viên quản lý đội thuộc danh sách trong công ty Chứng từ ban đầu để hạch toán lương của nhân viên quản lý đội và công trình là các bảng chấm công, hình thức trả lương theo thời gian: Tiền lương Lương cơ bản× Hệ số lương công thực tế trong tháng phải trả = + Phụ cấp trong tháng 26 Người lập bảng chấm công là kế toán công trình, căn cứ vào số công trên bảng chấm công, kế toán công trình lập bảng tính lương ( Biểu 16 ) cho ban quản lý công trình. Đến kỳ thanh toán chứng từ, kế toán lập bảng tính lương bộ phận quản lý. Biểu 16:BẢNG TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN QUẢN LÝTháng 11/2007 Công trình thuỷ điện Sơn La Đvt: đồng STT Họ và tên Tổng tiền lương và thu nhập được nhận Chức danh nghề nghiệp Lương thời gian Các khoản phụ cấp và chế độ # Tiền thưởng các loại Tổng cộng 1 Nguyễn Thanh Oai 1.333.500 5.200.000 6.533.500 2 Lê Văn Hùng 1.036.000 3.076.000 4.112.000 3 Vũ Văn Hải 927.500 3.800.000 4.727.500 4 Đặng Đình Của 1.039.500 3.600.000 4.639.500 5 Tô Văn Phát 695.500 3.800.000 4.495.500 6 Thái Hải Hưng 819.000 3.800.000 4.619.000 7 Ngô Thị Thuỷ 696.500 3.800.000 4.496.500 Tổng cộng 6.547.500 27.076.000 33.623.500 Đồng thời, hàng tháng kế toán tiền lương tiến hành tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công và nhân viên quản lý đội. Tỷ lệ trích theo đúng quy định hiện hành. Số liệu của tháng nào được cập nhật tháng đó cho từng công trình. Chi phí khấu khao TSCĐ (TK 6274) Hiện nay, tại Công ty kế toán xác định thời gian sử dụng của TSCĐ và xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng cho TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật của TSCĐ do bên bán cung cấp, kế toán xác định thời gian sử dụng và nguyên giá của TSCĐ đó để tính ra mức khấu hao phải trích hàng năm. Mức trích khấu hao TSCĐ hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Từ đó, tính ra mức khấu hao một tháng: Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng x 12 tháng Hàng tháng, căn cứ vào tỷ lệ trích và phân bổ khấu hao đã quy định, kế toán Công ty tính ra mức khấu hao toàn bộ TSCĐ, sau đó phân bổ cho từng công trình. Căn cứ để ghi vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ là bảng phân bổ khấu hao tháng trước và số khấu hao tăng giảm trong tháng của từng loại TSCĐ. Tại công trình Thủy điện Sơn La, kế toán TSCĐ căn cứ vào Sổ cái TK 627445, để xác định giá trị hao mòn cần phải trích. Biểu 17 BẢNG TÍNH LƯƠNG NHÂN VIÊN QUẢN LÝ Công trình: Thuỷ điện PleiKrông Tháng 10/2005 (Đơn vị tính: Đồng) Các khoản phải nộp theo qui định Tiền lương thu nhập Tổng Bảo Bảo Quỹ từ Công Tổng Lương Lương TT Họ và tên cộng hiểm hiểm thiện đoàn cộng Kỳ I Kỳ II xã y tế = 1% hội 1 Nguyễn Thanh Oai 3,200,000 71,925 14,385 32,000 32,000 208,194 1,000,000 1,991,806 2 Lê Thiết Hùng 2,076,000 57,050 11,410 20,760 20,760 167,864 1,000,000 908,136 3 Vũ Văn Hải 1,800,000 51,625 10,325 18,000 18,000 155,834 700,000 944,166 4 Đặng Đình Của 1,600,000 57,225 11,445 16,000 16,000 158,554 500,000 941,446 5 Tô Văn Phát 1,800,000 40,025 8,005 18,000 18,000 141,914 500,000 1,158,086 6 Đỗ Văn Cửu 1,800,000 46,200 9,240 18,000 18,000 149,324 500,000 1,150,676 7 Thái Hải Hưng 1,800,000 40,075 8,015 18,000 18,000 141,974 500,000 1,158,026 ….. ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Tổng cộng 24,276,000 680,595 136,119 242,760 242,760 1,996,842 8,000,000 14.279.158 Biểu 18 Trích sổ chi tiết TK 627445Quý IV/2007 Chi phí khấu hao TSCĐ – CT thuỷ điện Pleikrong Chi phí sử dụng máy thi công và dịch vụ mua ngoài (TK 6278) Chi phí sử dụng máy thi công ở Công ty bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công như: chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí nhân công lái máy và phục vụ máy, sửa chữa máy móc... Ngoài ra, đối với những loại máy Công ty không có hoặc giá thuê ngoài rẻ hơn, Công ty sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để thuê máy thi công ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài tại Công ty bao gồm chi phí về tiền điện, nước, điện thoại phục vụ thi công công trình và quản lý tại Công ty, tiền chi mua văn phòng phẩm (bút, mực, giấy,…), tiền phôtô, in ấn…, chi phí giao dịch, tiếp khách; lệ phí cầu phà của ô tô tải; chi phí thuê giáo, thuê máy vận thăng,… Định kỳ, kế toán đội tập hợp các chứng từ liên quan đến các chi phí sản xuất chung của công trình thuỷ điện PleiKrong lên phòng kế toán của Công ty. Trên cơ sở đó kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, chương trình phần mềm kế toán sẽ tự động vào Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 627845. 2.2.5.Tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp Cuối mỗi quý các khoản mục chi phí sản xuất đã được tập hợp trong quý được kết chuyển sang TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc kết chuyển chi phí được thực hiện theo từng tiểu khoản. Sau khi kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển tự động, máy sẽ tự tổng hợp số liệu từ các Bảng tổng hợp xuất vật tư - dụng cụ sản xuất, Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương, Sổ chi tiết các TK chi phí,…để kết chuyển sang TK 154. Các bút toán kết chuyển chi phí sẽ được máy tự động vào Sổ chi tiết TK 154, Nhật ký chung, Sổ Cái TK 154. Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo giá dự toán. Căn cứ vào dự toán đã lập cho từng công trình, chi tiết cho các khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đồng thời căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện so với toàn bộ khối lượng công trình hoàn thành. Giá trị của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí SXKD Chi phí SXKD dở dang dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Giá trị của khối Giá trị của khối lượng lượng xây lắp hoàn + xây lắp dở dang cuối thành theo dự toán kỳ theo dự toán x Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán 2.2.6. Kế toán giá thành sản phẩm Tại công ty hiện nay, cách tính giá thành là toàn bộ chi phí phát sinh tại công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho đến lúc hoàn thành. Giá thành thực tế Chi phí Tổng các chi phí thực tế Chi phí công trình, hạng = dở dang + phát sinh trong kỳ _ dở dang mục công trình đầu kỳ để thi công công trình cuối kỳ hoàn thành trong kỳ hạng mục công trình Để tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí đã được tập hợp trên sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627 (chi phí máy thi công 6278) chi tiết theo từng công trình để tính giá thành cho mỗi công trình theo định khoản. - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp: Nợ TK 15445 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết CT) Có TK 62145 - Chi phí NVL trực tiếp. - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 15445 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết CT) Có TK 62245 - Chi phí nhân công trực tiếp. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 15445- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Chi tiết CT) Có TK 62745 - Chi phí sản xuất chung (Có chi phí MTC) Cuối quí, kế toán tiến hành các bút toán kết chuyển chi phí tính giá thành cụ thể như sau: Sổ cái tài khoản 15445 (biểu 19) và bảng tính giá vốn hàng bán (biểu 20), xác định kết quả kinh doanh Biểu 19 Trích sổ Cái TK 154 Quý IV/2007 CPSXKDD- Công ty lắp máy và xây dựng số 10 Biểu 20 SỔ CHI TIẾT TK 15445Chi phí sản xuát kinh doanh dở dang Công trình : Thuỷ điện Sơn LaQuí IV_2007 PHẦN BA:HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN LILAMA 10. 3.1. Những thành tựu mà Công ty đạt được. 3.1.1.Những nét nổi bật chung về Công ty Công ty Cổ phẩn Lilama 10 đã xây dựng bộ máy kế toán một cách rất khoa học và hợp lý với số lượng nhân viên gọn nhẹ, cụ thể hoá trách nhiệm và vai trò của mỗi cá nhân trong công tác kế toán nói chung cũng như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Với phương châm coi mỗi cán bộ công nhân viên là một phần không thể thiếu trong bộ máy làm việc của công ty, là một tế bào tạo nên sức bật của cả một công ty thống nhất, công ty rất chú trọng trong việc động viên khuyến khích các lao động lành nghề hăng say công tác bằng chính sách lương thưởng và đãi ngộ hợp lý. Việc quản lý và sử dụng vật tư theo định mức và theo kế hoạch đã góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công tác xây lắp, Công ty đã tiến hành kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ một cách có khoa học và chính xác, xác định đúng chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đặc biệt trong quá trình cổ phần hoá Công ty, mỗi cán bộ công nhân viên đều ý thức được vai trò làm chủ của mình một cách rõ rệt, đây chính là động lực quan trọng tạo nên một tập thể vững mạnh và đoàn kết. 3.1.2. Những nét nổi bật về công tác kế toán Phòng kế toán tài chính của Công ty gồm 9 người, được bố trí một cách gọn nhẹ và đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao xử lý các nghiệp vụ linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, có chất lượng cho quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo Việc phân công trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phòng kế toán cũng rất rõ ràng và cụ thể. Đặc biệt là việc ứng dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING trong quá trình hạch toán đã giúp ích rất nhiều cho công tác kế toán, giảm bớt công việc, hỗ trợ hiệu quả cho công việc của các kế toán viên, đi trước được xu hướng chung là hiện đại hoá công tác kế toán hiện nay. Hệ thống chứng từ sổ sách tại công ty nhìn chung là đúng vơi quy định của Bộ tài chính Quy trình luân chuyển chứng từ cũng phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức quản lý và cách thức hạch toán tại Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng từ cũng được thực hiện cẩn thận, an toàn, đúng qui định về điều kiện và thời gian. Hiện tại Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty, lại tuân thủ theo quy định chung của Bộ tài chính. Vịêc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phản ánh và cung cấp thông tin một cách thường xuyên, kịp thời và đầy đủ tình hình sản xuất kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng hình thức Nhật kí chung trong ghi sổ kế toán là phù hợp với đặc điểm của Công ty, theo đó quy mô khối lượng công việc của các khoản mục phát sinh là rất lớn, phù hợp cả với điều kiện lao động kế toán thủ công tại Công ty. Việc tổ chức lập báo cáo tài chính của Công ty cũng đảm bảo về hình thức, nội dung, và thời gian theo chế độ quy định, tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp thông tin cần thiết cho các bên có liên quan cả ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. 3.1.3. Những ưu điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Lilama 10 Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc thù của hoạt động xây lắp, các công trình phân tán ở nhiều nơi, nguyên vật liệu sử dụng cho mỗi công trình không được nhập qua kho mà nhập xuất thẳng tại công trường đang thi công . Chính vì vậy Công ty đã chủ động tổ chức các kho vật tư phân tán, tổ chức bộ phận kế toán riêng trực tiếp theo dõi tình hình nhập, xuất, và sử dụng vật tư tại công trình, báo cáo kịp thời cho bộ phận kế toán tại Công ty. Tài khoản 621 chi tiết cho từng công trình tạo thuận lợi cho công tác kế toán dễ dàng theo dõi việc hình thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp Việc hạch toán chi phí tiền lương được tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ với hệ thống bảng chấm công, hợp đồng giao khoán còn có Bảng nghiệm thu công việc đã hoàn thành, Bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài để xác định chính xác khối lượng công việc từng tổ đội đã hoàn thành trong thực tế. Bên cạnh đó còn có Bảng bình bầu A, B, C để đánh giá công việc hoàn thành của mỗi lao động, từ đó khuyến khích cho người lao động nỗ lực làm việc, nâng cao hiệu quả trong công việc. Đối với việc xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành Công ty xác định rõ đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất chính là các công trình , hạng mục công trình. Sử dụng phương pháp tính giá trực tiếp để hạch toán giá thành sản phẩm xây dựng hoàn thành bàn giao. Việc này rất phù hợp vớip đặc điểm chung của hoạt động xây lắp, tạo điều kiện để hạch toán giá thành một cách nhanh chóng và chính xác, không phụ thuộc vào việc công trình có kéo dài hay không, tạo điều kiện để các nhà lãnh đạo nắm bắt được chi phí phát sinh, ra quyết định kịp thời. Bên cạnh những ưu điểm vể tổ chức quản lý, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kể trên, Công ty Cổ phẩn Lilama 10 còn có nhiều khó khăn vướng mắc đáng phải bàn đến. Những tồn tại và hạn chế như sau 3.2. Những tồn tại và hạn chế. Hạn chế trong công tác luân chuyển chứng từ: Một hạn chế không chỉ riêng của Công ty Cổ phẩn Lilama 10 mà là hạn chế chung của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, đó là việc chậm trễ trong luân chuyển chứng từ. Do các công trình thì ở xa, việc cập nhật chứng từ thường chậm từ 7-10 ngày so với quy định, cá biệt có trường hợp chậm gần một tháng. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, đối chiếu và cập nhật chứng từ. Hạn chế trong sổ sách kế toán Việc áp dụng hình thức sổ tờ rời tuy có ưu điểm là tạo thuận lợi cho quá trình kiểm tra đối chiếu nhưng có nhược điểm là dễ bị mất mát, thất lạc. Hạn chế trong hệ thống tài khoản sử dụng. Chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty đang được hạch toán vào tài khoản 6278- chi phí sản xuất chung khác. Điều này là sai so với quy định, đồng thời gây khó khăn cho công tác kế toán, mặt khác tất cả các chi phí như điện nước…cũng được hạch toán vào tài khoản này. Mặt khác theo quy định của Bộ tài chính thì đối với các doanh nghiệp xây lắp tài khoản 627 phải có 5 tài khoản con. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc phân loại chi phí. Vì chi phí sử dụng máy thi công là bộ phận chi phí quan trọng, có nhiều tiểu khoản cần được theo dõi, là nét đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp. Hạn chế trong hạch toán nguyên vật liệu Chi phí NVL là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Nhưng trên thực tế với cơ chế khoán gọn, Công ty để cho các đội tự mua sắm vật tư. Điều này sẽ tạo ra tính chủ động trong khi thi công nhưng lại dễ gây ra hiện tượng mua bán không trung thực và Công ty khó có thể kiểm soát được Hạn chế trong hạch toán tiền lương Hiện tại công ty đang sử dụng hai bộ phận nhân công là nhân công thuộc biên chế trong doanh nghiệp và những nhân công thuê ngoài mang tính chất thời vụ. Đối với các công nhân thuê ngoài không có cấp bậc thợ nên họ không được hưởng các khoản phụ cấp và chế độ, họ cũng không phải trích các khoản BHYT, BHXH để trừ vào lương, tiền công của họ dựa vào lương khoán. Ngoài ra, tại Công ty cũng không thực hiện việc trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí tiền lương nghỉ phép tuy không lớn nhưng nếu thực hiện được có thể tác động tốt tới tâm lý người lao động. Khi thanh toán tiền lương phải trả cho công nhân thuộc Công ty và cho công nhân thuê ngoài, doanh nghiệp hạch toán chung vào TK 334, mà không sử dụng hai tiểu khoản 3341, 3342 rồi sau đó mới tiến hành phân bổ vào TK 334. Như vậy, sẽ không phân biệt được rõ ràng và không thuận tiện cho việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương cho công nhân và nhân viên trong Công ty. Hạn chế trong trích khấu hao máy thi công Công ty không hạch toán riêng chi phí sử dụng máy thi công vào TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công, nên không có TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công. Do vậy, tất cả những chi phí khấu hao đều được phân bổ vào TK 627, điều này một mặt không phản ánh chính xác quy mô giá thành của các công trình xây lắp và mặt khác cũng không đúng với chế độ kế toán hiện hành. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ Để đảm bảo tính cập nhật cho công tác chứng từ, kế toán cần quy định thời gian cụ thể để luân chuyển chứng từ về phòng kế toán. Vì vậy, phòng kế toán cần xây dựng lịch trình cho các đội, các xí nghiệp thi hành nếu sai phạm sẽ tiến hành xử phạt. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ đắc lực của ban giám đốc Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng. Đối với những công tình ở xa, công ty cần cử nhân viên kế toán của phòng tài chính kế toán tới tận công trình hỗ trợ cho việc ghi chép cập nhật số liệu chi tiết để đảm bảo cho công việc được tiến hành nhanh gọn và chính xác. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công. Để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí nhân công, kế toán nên sử dụng chung tài khoản 334 để theo dõi kế toán chi phí nhân công, theo đó tài khoản 334 sẽ được chia làm hai tài khoản con là 3341- phải trả công nhân viên, và 3342-phải trả công nhân thuê ngoài. Hoàn thiện hạch toán chi phí máy thi công Theo chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán trên tài khoản 623. Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần LILAMA 10 chi phí máy thi công được theo dõi chi tiết trên TK 6278 (mở chi tiết cho từng công trình) điều này không phản ánh được bản chất của chi phí sử dụng máy thi công, và chưa phù hợp với chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp. Để hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp xây lắp ban hành theo Quyết định số 15 của Bộ tài chính và đảm bảo tính chính xác cho việc tính giá thành, Công ty cần thiết phải mở tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công để theo dõi chi phí sử dụng máy thi công cho từng công trình. Các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công được tập hợp vào bên nợ TK 623. Khi Công ty thuê ngoài máy thi công: TK 111, 112 TK 623 Phải trả CPMTC thuê ngoài TK 133 Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung: Theo quy định hiện hành tài khoản 627- chi phí sản xuất chung có 6 tài khoản con là Tài khoản 6271- chi phí nhân viên phân xưởng, Tài khoản 6272- chi phí vật liệu phục vụ thi công Tài khoản 6273- chi phí công cụ dụng cụ phục vụ thi công. Tài khoản 6274- chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc phạm vi công trường. Tài khoản 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6278- chi phí khác bằng tiền Trong khi đó Công ty mới chỉ tiến hành chi tiết thành ba tài khoản cấp hai, đó là: - TK 6271: Chi phí nhân viên đội - TK 6274: Chi phí khấu hao - TK 6278: Chi phí máy thi công và các dịch vụ mua ngoài Công ty nên xem xét thực hiện theo đúng quy định của bộ tài chính, vừa đảm bảo tuân thủ theo quy định, vừa vừa phản ánh đúng quy mô, tính chất của TK 627, và có thể giúp cho doanh nghiệp quản lý chi phí tốt hơn nữa. KẾT LUẬN Qua một thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Lilama 10 em đã nhận thấy được sự ảnh hưởng to lớn của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tới quá trình đầu tư xây dựng tại công ty, em đã có rất nhiều cơ hội để đem lý luận trên giảng đường vào thực tế qua đó giúp em hiểu sâu, hiểu đúng hơn những kiến thức thực tế của mình. Việc áp dụng kiến thức từ lý thuyết vào trong thực tế còn nhiều khoảng cách. Điều quan trọng là cần phải vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt để phù hợp với điều kiện thực tế, ở đây chính là một nền kinh tế đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ để hoà nhập với xu hướng chung của thời đại. Chúng ta cũng không được duy lý trí, thấy sai mà không sửa, như vậy sẽ tự xây nên khoảng cách giữa chúng ta với môi trường xung quanh. Những vấn đề mà em rút ra được từ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Lilama 10 chỉ là những suy nghĩ của một sinh viên sắp bước ra trường, hiểu biết còn hạn chế. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện những kiến thức của mình về đề tài nghiên cứu cũng như kiến thức chung về lĩnh vực kế toán. Em xin cảm ơn thầy giáo- phó giáo sư tiến sĩ Phạm Quang và toản thể các anh chị em công tác tại phòng kế toán của Công ty đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua Danh mục tài liệu tham khảo 1.Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1, quyển 2 của Bộ Tài chính – NXB Tài chính năm 2006. 2.Giáo trình kế toán tài chính - Học viện Tài chính, chủ biên GS.TS Ngô Thế Chi, TS 3.Trương Thị Thuỷ - NXB Tài chính năm 2006. 4.Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp - Học viện Tài chính năm 2005 5.Tạp chí nghiên cứu kế toán. 6.Tài liệu thực tế của Công ty Cổ phần Lilama 10. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28933.doc
Tài liệu liên quan