Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á

Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á nói riêng, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu hàng đầu quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng bảo toàn và phát triển vốn dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và mức sống người dân ngày càng nâng cao đã và đang đặt các doanh nghiệp trước vấn đề mới là sản xuất ra các sản phẩm vừa đảm bảo được chất lượng vừa phải tiết kiệm về chi phí để thoả mãn được nhu cầu khách hàng và giành lợi thế trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi sự nhay nhậy của nhà quản lý trong việc nắm bắt các cơ hội thị trường và khả năng quản lý các khoản chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Là một công cụ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, những thông tin do bộ máy kế toán cung cấp sẽ là cơ sở để nhà quản lý đánh giá được khả năng cạnh tranh của công ty và đưa ra các quyết định của mình.

doc91 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CP Cầu đấu CP NVLP CP NVL CPNCTT CPSXC Tổng giá thành sản xuất 1 HCT11-0-0-0 457 23858931 0 0 0 16517860 40376791 4877595 7088610 52342996 2 HCT11-0-0-1 402 20987506 0 2885509 14529934 38402949 4290576 6235495 48929020 3 HCT 11-0-1-1 356 18585950 6856628 2555327 12867305 40865210 3799615 5521981 50186806 4 HCT 13-0-0-0 436 39143706 0 0 21482303 60626009 6938244 10083350 77647603 5 HCT 13-0-0-1 227 20379866 0 9939216 11184593 41503675 3612342 5249818 50365835 6 HCT 13-0-1-1 598 53687928 64363030 26183486 29464259 173698703 9516215 13829916 197044834 7 HCT 21-0-0-0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 HCT 21-0-0-1 904 90589250 0 17419952 41459685 149468888 14750632 21437096 185656616 9 HCT 21-0-1-1 523 52409489 20146161 10078136 23986079 106619865 8533828 12402214 127555907 10 HCT 41-0-0-0 2043 297170785 0 0 131551504 428722290 45183929 65665811 539572030 11 HCT 41-0-0-1 1750 254551578 0 52177697 112684842 419414117 38703806 56248247 514366170 12 HCT 41-0-1-1 1561 227060008 120260639 46542505 100514879 494378031 34523795 50173437 579075263 13 HCT 61-0-0-1 450 85495822 0 0 38788972 124284794 12496447 18161088 154942329 14 HCT 61-0-1-1 352 66876732 0 16170337 30341596 113388665 9774998 14206007 137369670 15 HCT 61-0-1-1 598 113614447 69105569 27471198 51546234 261737449 16606389 24134068 302477906 16 HCD 2056 137365042 0 0 193798960 331164002 37194904 54055360 422414266 17 Súng ak 3546 177594293 0 0 294966392 472560685 47762568 69413349 589736602 Tổng cộng 16259 1679371332 0 280732027 211423364 1125685399 3297212122 298565883 433905847 4029683852 Biểu số 2.31: Bảng phân bổ tổng giá thành sản xuất sản phẩm Bảng tổng hợp giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm STT Tên sản phẩm SLSP CP Nhựa Comomposit CP Công tơ CP Aptomat CP Cầu đấu CP NVLP CPNVLTT CPNCTT CPSXC Giá thành đơn vị 1 HCT11-0-0-0 457 52208 0 0 0 36144 88352 10673 15511 114536 2 HCT11-0-0-1 402 52208 0 0 7178 36144 95530 10673 15511 121714 3 HCT 11-0-1-1 356 52208 0 19260 7178 36144 114790 10673 15511 140974 4 HCT 13-0-0-0 436 89779 0 0 0 49271 139050 15913 23127 178091 5 HCT 13-0-0-1 227 89779 0 0 43785 49271 182836 15913 23127 221876 6 HCT 13-0-1-1 598 89779 0 107630 43785 49271 290466 15913 23127 329506 7 HCT 21-0-0-0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 8 HCT 21-0-0-1 904 100209 0 0 19270 45862 165342 16317 23714 205372 9 HCT 21-0-1-1 523 100209 0 38520 19270 45862 203862 16317 23714 243893 10 HCT 41-0-0-0 2043 145458 0 0 0 64391 209849 22116 32142 264108 11 HCT 41-0-0-1 1750 145458 0 0 29816 64391 239665 22116 32142 293924 12 HCT 41-0-1-1 1561 145458 0 77041 29816 64391 316706 22116 32142 370964 13 HCT 61-0-0-0 450 189991 0 0 0 86198 276188 27770 40358 344316 14 HCT 61-0-0-1 352 189991 0 0 45938 86198 322127 27770 40358 390255 15 HCT 61-0-1-1 598 189991 0 115561 45938 86198 437688 27770 40358 505816 16 HCD 2056 66812 0 0 0 94260 161072 18091 26292 205454 17 Súng ak 3546 50083 0 0 0 83183 133266 13469 19575 166310 Tổng cộng 16259 1749620 0 358013 291974 977182 3376789 293613 426708 Biêu số 2.32: Bảng tổng hợp giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm Tổng chi phí nguyên vật liệu chính 227060008 + 120260639 + 46542505 + 100514879 = 494378031 đ Hoàn toàn tương tự ta tính được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các sản phẩm khác. Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tổng hợp giá thành sản xuất sản phẩm (Biểu số 2.31 trang 61) và Bảng tổng hợp giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm (Biểu số 2.32 trang 62) b) Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung: Được phân bổ cho các thành phẩm theo tỷ lệ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo công thức: CPNCTTloại i = x CPNVLTTloại i CPSXCloại i = x CPSXCloại i Ví dụ: CPNCTT và CPSXC của 1561 hộp 4 công tơ 1 pha loại HCT 41-0-1-1 nói trên sẽ được tính như sau: - Chi phí nhân công trực tiếp: CPNCTT = x 494.378.031 = 34523795 đ - Chi phí sản xuất chung: CPSXC = x 494378031 = 50173437 đ Toàn bộ quá trình tính giá được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Excel. Kết quả tính được tổng hợp trên Bảng tổng hợp giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm tháng 08/2008 (Biểu số 2.32) Trên cơ sở giá thành sản xuất từng loại sản phẩm, ta tính được giá thành đơn vị sản xuất từng loại sản phẩm theo công thức: Giá thành đơn vị sản phẩm i = ∑ Các sản phẩm hoàn thành sẽ được kiểm tra chất lượng bởi cán bộ KCS của xưởng Composite và nhân viên kỹ thuật của phòng kỹ thuật. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, nhân viên vật tư của phòng Quản lý sản xuất lập Phiếu nhập kho (Biểu số 2.33 trang 63). Thủ kho tiến hành nhập kho và ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho và Thẻ kho để làm cơ sở đối chiếu với số liệu của kế toán vào cuối kỳ. Thông thường sản phẩm hoàn thành được tập hợp tại xưởng sản xuất, định kỳ 3 -5 ngày sẽ nhập kho một lần. Do công ty tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ nên trên phiếu Nhập kho chỉ ghi số lượng, bỏ trống cột đơn giá và thành tiền. Phần mềm máy tính sẽ tự động vào Sổ chi tiết thành phẩm và kết xuất ra Chứng từ ghi sổ phiếu nhập ( Biểu số 2.34) tương ứng. Đơn vị: CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSIT VIỆT Á Địa chỉ: Bình Lương – Tân Quang – Văn Lâm- Hưng Yên PHIẾU NHẬP KHO Ngày 30 tháng 08 năm 2008 Họ và tên người nhận hàng: Phạm Thành Công Nhập tại kho: Thành phẩm STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhận 1 Hộp 1 công tơ 1 pha HCT 11-0-0-0 Hộp 457 457 107979 49346447 2 Hộp 1 công tơ 1 pha HCT 11-0-0-1 Hộp 402 402 116752 46934118 3 Hộp 1 công tơ 1 pha HCT 11-0-1-1 Hộp 356 356 140290 49943368 4 Hộp 1 công tơ 3 pha HCT 13-0-0-0 Hộp 436 436 169940 74094004 5 Hộp 1 công tơ 3 pha HCT 13-0-0-1 Hộp 227 227 223452 50723667 546 Hộp 1 công tơ 3 pha HCT 13-0-1-1 Hộp 598 598 354933 212285662 7 Hộp 2 công tơ 1 pha HCT 21-0-0-1 Hộp 904 904 202072 182673222 8 Hộp 2 công tơ 1 pha HCT 21-0-1-1 Hộp 523 523 249150 130305340 9 Hộp 4 công tơ 1 pha HCT 41-0-0-0 Hộp 2043 2043 256467 523962434 10 Hộp 4 công tơ 1 pha HCT 41-0-0-1 Hộp 1750 1750 292907 512586462 11 Hộp 4 công tơ 1 pha HCT 41-0-1-1 Hộp 4568 4568 387062 604203520 12 Hộp 6 công tơ 1 pha HCT 61-0-0-0 Hộp 450 450 337543 151894512 13 Hộp 6 công tơ 1 pha HCT 61-0-0-1 Hộp 352 352 393687 138577821 14 Hộp 6 công tơ 1 pha HCT 61-0-1-0 Hộp 598 598 534920 319882110 15 Hộp chia dây 6 lộ ra HCD01 không Ap Hộp 2056 2056 196854 404731690 16 Súng AK Cái 3546 3546 162871 577539476 Tổng cộng 16266 16266 4029683852 Phòng QLSX Người nhận Người lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biếu số 2.33: Phiếu nhập kho thành phẩm CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 1140 Ngày 30 tháng 08 năm 2008 Trích yếu Số hiệu TK Đơn vị tính Số tiền Nợ Có Nhập kho thành phẩm 155 154 VND 4029683852 Cộng 4029683852 Biểu số 2.34: Chứng từ ghi sổ số 1140 Chương 3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHỰA COMPOSIT VIỆT Á 3.1 Nhận xét khái quát về công tác kế toán tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á 3.1.1 Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán 3.1.1.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Năm năm sau khi được thành lập và đi vào hoạt động, với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á đã đạt được sự phát triển nhanh và ổn định. Quy mô sản xuất của công ty không ngừng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đảm bảo lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước và từng bước nâng cao thu nhập của công nhân viên. Đạt được những thành quả như hiện nay, bên cạnh định hướng phát triển của Tập đoàn, còn có sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của ban giám đốc và cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc không ngừng kiện toàn bộ máy quản lý, mở rộng sản xuất song song với việc xây dựng, duy trì hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000 và tiêu chuẩn môi trường ISO 14001-2004, đồng thời luôn quan tâm tới việc đầu tư máy móc công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện chiến lược phát triển theo chiều sâu. Cùng với Tập đoàn Việt Á, công ty đã được trao tặng nhiều giải thưởng lớn: Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á –Thái Bình Dương 2005, Giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam 2006, Giải thưởng quốc tế về Chất lượng và Uy tín kinh doanh năm 2007,… Tuy nhiên, quy mô nguồn vốn hạn chế và chủng loại sản phẩm còn ít là những yếu tố gây khó khăn cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Thế mạnh các mặt hàng của công ty là được sản xuất chủ yếu từ nhựa Composit, nhưng nguyên vật liệu này phải nhập khẩu từ các nước khác nên ảnh hưởng của biến động giá cả và tỷ giá thanh toán là không nhỏ. Trong thời gian tới, công ty nên có kế hoạch nhằm thu hút vốn đầu tư để mở rộng mặt bằng sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị và phát triển thêm các sản phẩm mới, đồng thời tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới để tăng tính chủ động về yếu tố đầu vào. Quá trình cổ phần hoá của tập đoàn và xu thế mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của nước ta hiện nay sẽ là những điều kiện thuận lợi để công ty nhanh chóng vượt qua những khó khăn này. 3.1.1.2 Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán: Cùng với quá trình phát triển của công ty, bộ máy kế toán được kiện toàn cả về số lượng, cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý. a) Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung với số lượng 8 nhân viên rất phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức này tạo thuận lợi cho các nhân viên kế toán phối hợp công việc và tổng hợp số liệu nhanh chóng, kịp thời, đồng thời kế toán trưởng dễ dàng quản lý mọi mặt hoạt động của các nhân viên, nhờ đó nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Công việc của phòng được phân chia cho các kế toán viên, mỗi kế toán đảm nhận một hoặc một số phần hành nhất định đảm bảo tính chuyên môn hoá trong công việc, tránh được tình trạng chồng chéo dẫn đến nhầm lẫnsai sót. Đội ngũ lao động kế toán của công ty có trình độ chuyên môn bậc cao đẳng, đại học, nắm vững công việc và thường xuyên cập nhật các quy định kế toán mới. Đó là những người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, nhiệt tình học hỏi và giúp đỡ nhau trong công việc, có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng và phần mền kế toán, đảm bảo hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Một số điểm chưa hợp lý liên quan đến phân công nhiệm vụ trong phòng như: Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ chiếm một phần lớn trong tổng tài sản của công ty nhưng kế toán phần hành này còn phải đảm nhiệm việc theo dõi TSCĐ; Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng kiêm thủ quỹ, dẫn đến vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, có thể ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán. Hiện tại công ty đang có một nhân viên tập sự nên trong thời gian tới nên phân công lại nhiệm vụ cho phù hợp hơn, nhất là trong điều kiện quy mô công ty đang ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, do nhà máy sản xuất và văn phòng của công ty ở hai địa điểm cách xa nhau nên sự phối hợp giữa phòng kế toán và phòng quản lý sản xuất có những khó khăn nhất định, ảnh hưởng tính cập nhật của các thông tin kế toán. b) Về vận dụng chế độ kế toán: Công ty đã tuân thủ các quy định kế toán hiện hành và vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của mình. Các chứng từ kế toán được sử dụng đầy đủ và hợp lý căn cứ trên các quy định của chế độ chứng từ kế toán do Bộ tài chính ban hành và phù hợp với nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo tính pháp lý cho việc ghi sổ kế toán. Trách nhiệm lập và ký duyệt chứng từ được quy định rõ ràng, cụ thể, quá trình lập và luân chuyển chứng từ được giám sát chặt chẽ. Chứng từ sau khi sử dụng được bảo quản, lưu giữ tại phòng kế toán. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn còn sử dụng một số mẫu chứng từ ban hành theo Quyết định số 1141 ngày tháng năm 1999 của Bộ Tài chính. Đây cũng là một nhược điểm mà đa số các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình. Phù hợp với các chứng từ kế toán là hệ thống tài khoản với các tài khoản mẹ và tài khoản con đầy đủ được thiết kế, mã hoá theo đặc điểm riêng của từng đối tượng phản ánh, tạo thuận lợi cho việc cập nhật các chứng từ này vào phần mềm kế toán và các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp. Việc sớm áp dụng các phần mềm vi tính văn phòng, nhất là phần mềm kế toán effect và trang bị cho mỗi nhân viên kế toán một máy tính đã giảm nhẹ đáng kể lao động kế toán đồng thời nâng cao chất lượng thông tin. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô hoạt động không quá lớn và phức tạp của công ty. Việc cung cấp thông tin của bộ máy kế toán cho quản lý được thực hiên thông qua hệ thống báo cáo khá phong phú, bao gồm các báo cáo tài chính bắt buộc và các báo cáo quản trị về mọi mặt hoạt động. Tuy nhiên, các báo cáo quản trị của các kế toán phần hành chủ yếu mang tính chất báo cáo, kiểm tra mà chưa phát huy tác dụng đối với việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Trong thời gian tới, phòng kế toán nên chú trọng công tác lập các báo cáo quản trị liên quan tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các báo cáo quản trị về chi phí. 3.1.2 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm 3.1.2.1 Ưu điểm Đối với một doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là những nhân tố quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì thế, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được phòng kế toán coi trọng nhằm tổ chức ghi chép, theo dõi thường xuyên liên tục các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và phản ánh các thông tin này trên các báo cáo giá thành, thẻ tính giá thành nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất cho bộ máy quản lý. Phần hành kế toán này đạt được những ưu điểm nổi bật sau: a) Về đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm: Mặc dù số lượng các sản phẩm của công ty khá đa dạng nhưng có đặc điểm chung là đều được sản xuất tập trc sản phẩm của công ty được sản xuất tập trung tại xưởng Composit theo một quy trình sản xuất trải qua 2 giai đoạn liên tiếp là: ép nhựa, gia công lắp ráp (bao gồm gia công lắp ráp thô và gia công lắp ráp hoàn thiện), đầu vào của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau. Vì thế, việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo nơi phát sinh chi phí là xưởng sản xuất là hoàn toàn phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán. Các chi phí được tập hợp theo 3 khoản mục chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ quy định. Đồng thời, tuỳ theo đặc điểm phát sinh, từng khoản mục chi phí sẽ được theo dõi chi tiết theo các hướng phù hợp để quản lý một cách chặt chẽ và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm. b) Về đối tượng và phương pháp tính giá thành Mặc dù được sản xuất tập trung tại xưởng Composit nhưng mỗi sản phẩm đều được sản xuất theo một định mức nguyên vật liệu theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước và có những thay đổi nhỏ cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng là khoản chi phí chiếm tỷ lệ chủ yếu trong giá thành sản phẩm. Vì thế công ty lựa chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là theo sản phẩm. Điều này cũng tạo thuận lợi cho việc tính và hạch toán sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Cũng theo các định mức này, chi phí nguyên vật liệu tính cho thành phẩm sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành theo phương pháp tỷ lệ, nhờ đó công tác tính giá thành được giảm nhẹ đồng thời cung cấp khả năng theo dõi mức độ hao phí các yếu tố sản xuất, mức độ hoàn thành định mức sản xuất sản phẩm, giúp công ty kịp thời đề ra các biện pháp để không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Định mức sản phẩm được xây dựng có tính ổn định cao, tránh được biến động lớn về mặt chi phí. Riêng đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, do các chi phí này chiếm tỷ lệ nhỏ trong chi phí sản xuất nên công ty phân bổ toàn bộ cho các sản phẩm hoàn thành. Điều này tiết kiệm được thời gian tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm và vẫn đảm bảo giá thành đơn vị sản phẩm phản ánh đúng thực tế. c) Về việc tập hợp chi phí sản xuất: *) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm của công ty rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, trong đó, nguyên vật liệu chủ yếu nhất là nhựa Composit phải nhập khẩu từ ngoài nước. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ chủ yếu trong giá thành sản phẩm. Vì thế, công ty luôn quan tâm đến việc quản lý chặt chẽ tình hình phát sinh khoản mục chi phí này. Mỗi sản phẩm được xây dựng định mức chi phí sản xuất hợp lý, tuân thủ theo các quy định nhà nước và đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng. Hàng tháng, hàng quý, nhân viên vật tư căn cứ trên kế hoạch sản xuất sản phẩm và định mức này để xác định khối lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất, tổ chức thu mua và nhập kho để xuất dùng theo các Phiếu xin xuất vật tư của nhân viên phân xưởng. Định mức hợp lý và quy trình xuất vật tư chặt chẽ tạo điều kiện kiểm soát chi phí nguyên vật liệu một cách hiệu quả. Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng khoản mục tương ứng, làm cơ sở cho việc tính và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho thành phẩm theo phương pháp tỷ lệ. *) Chi phí nhân công trực tiếp: Là một doanh nghiệp sản xuất nên lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty. Việc hạch toán đầy đủ và chính xác các khoản chi phí liên quan đến công nhân sản xuất không chỉ là cơ sở để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mà còn quyết định tới với việc trả lương thoả đáng, kịp thời cho người lao động, động viên họ hăng say làm việc, đóng góp hết mình vào sự phát triển của công ty. Vì thế, công ty đã sớm xây dựng công ty đã sớm xây dựng các chính sách về bao gồm tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương cho từng vị trí lao động, phù hợp với trình độ tay nghề và số năm làm việc. Hình thức trả lương theo thời gian dựa trên thời gian làm việc là phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của công ty vì mỗi sản phẩm sản xuất trải qua nhiều giai đoạn và có sự tham gia của nhiều người. Mức lương cơ bản để tính lương được xác định dựa trên trình độ tay nghề và số năm làm việc của mỗi người sẽ phản ánh đúng mức độ, hiệu quả làm việc của từng công nhân, kết hợp với các hình thức thưởng phạt hợp lý vừa nâng cao tinh thần tự giác, nghiêm túc làm việc và tăng cường sự gắn bó của người lao động với công ty. *) Chi phí sản xuất chung: Là một khoản mục chi phí chiếm tỷ lệ lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung được theo dõi chặt chẽ, chi tiết theo từng khoản mục sau đó được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc tập hợp chung cho toàn phân xưởng là khá hợp lý và giảm nhẹ công tác kế toán. *) Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Mặc dù công ty chỉ đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn toàn bộ chi phí chế biến được tính cho thành phẩm nhưng điều này là hợp lý do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí sản xuất phát sinh cũng như giá thành sản xuất sản phẩm (từ 80-85%). Điều này đảm bảo được nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm trong công tác kế toán, nhất là khi toàn bộ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty bị dồn vào cuối kỳ do việc tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. 3.1.2.2 Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm kể trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm vẫn tồn tại những hạn chế sau: Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phương pháp tính giá xuất kho đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, tại công ty, vật tư nói riêng, hàng tồn kho nói chung áp dụng phương pháp tính giá bình quân tháng, điều này làm giảm nhẹ công tác kế toán trong kỳ nhưng chỉ cho phép theo dõi về mặt hiện vật mà không theo dõi được giá trị cho từng lần xuất kho. Trên các chứng từ liên quan như phiếu xuất kho, chứng từ ghi sổ cũng bị bỏ trống cột đơn giá, thành tiền. Mặc dù công ty vẫn theo dõi được tình hình xuất nguyên vật liệu cho sản xuất về mặt hiện vật, nhưng chỉ tiêu số lượng gặp phải những hạn chế của nó trong việc thể hiện đúng mức độ hao phí các yếu tố cho sản xuất, nhất là trong điều kiện giá cả thị trường thường xuyên biến động như hiện nay và một số loại nguyên vật liệu chủ yếu làm nên thế mạnh sản phẩm của công ty như Nhựa Composit vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, ảnh hưởng của biến động tỷ giá là không nhỏ. Mặt khác, việc theo dõi theo hiện vật sẽ không cho phép sự đánh giá và so sánh tình hình tiêu hao của mỗi loại nguyên vật liệu cũng như tổng các loại nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất sản phẩm, là cơ sở cho việc ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời liên quan đến tiết kiệm chi phí. Thực tế, việc tính giá hàng tồn kho có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác cho phép theo dõi tình hình nhập xuất vật tư theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị, vì thế, phòng kế toán có thể tìm hiểu để lựa chọn phương pháp phù hợp hơn. b) Về chi phí nhân công Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho công nhân sản xuất. Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định.. Viêc tính lương công nhân sản xuất theo thời gian chưa thật sự gắn chặt hiệu quả làm việc của từng người với kết quả lao động và tiền lương được hưởng do chỉ dựa trên thời gian làm việc nhưng không đánh giá được năng suất lao động và tinh thần, thái độ làm việc của từng người, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty. c) Về chi phí sản xuất chung - Chi phí lương nhân viên phân xưởng: Nhân viên phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý việc sản xuất tại xưởng Composit. Vì thế, trình độ quản lý và mức độ làm việc của họ ảnh hưởng tới kết quả làm việc của công nhân sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên, việc tính lương theo thời gian của bộ phận này cũng gặp phải hạn chế như đối với công nhân sản xuất trực tiếp là chưa gắn chặt được năng lực, trình độ quản lý với tiền lương được hưởng. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Quyết định 15/2006 quy định việc trích khấu hao thực hiện theo nguyên tắc tròn ngày nhưng hiện nay công ty vẫn áp dụng phương pháp khấu hao tròn tháng. Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán, công ty nên thay đổi phương pháp tính phù hợp với quy định. Kế toán cũng nên lập Bảng phân bổ khấu hao vào từng tài khoản chi phí để dễ dàng cho việc hạch toán và theo dõi. Cuối kỳ, công ty không tiến hành đánh giá lại TSCĐ, do đó không cập nhật được hiện trạng, hiệu quả sử dụng cũng như giá trị còn lại thực tế của TSCĐ. Đối với một số tài sản có giá trị lớn như máy ép ở phân xưởng, việc đánh giá lại TSCĐ còn là cơ sở để lên các kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa để kéo dài thời gian sử dụng và tận dụng tối đa công suất hoạt động. Vì thế, trong thời gian tới công ty nên giao cho phòng quản lý sản xuất và phòng kỹ thuật tiến hành công tác này. Theo đó, kế toán nên thực hiện việc trích trước chi phí sữa chữa vào các kỳ tương ứng. d) Về công tác tập hợp chi phí sản xuất: Trong quá trình tập hợp chi phí, công ty không thực hiện việc theo dõi các sản phẩm hỏng cũng các phế liệu thu hồi được. Thực tế cho thấy sản phẩm hỏng trong công ty chủ yếu là các bán thành phẩm của tổ ép nhựa. Do đặc điểm của nhựa Composit nên các bán thành phẩm hỏng sẽ không thể sử dụng lại được. Tuy nhiên, kế toán không loại trừ giá trị của các thành phẩm này ra khỏi giá thành. Mặc dù số lượng bán thành phẩm hỏng của công ty chiếm số lượng không nhiều nhưng đây là một trong những yếu tố làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, việc theo dõi tình hình phế phẩm cũng là cơ sở để xác định các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất. e) Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Do quá trình sản xuất sản phẩm của công ty trải qua nhiều giai đoạn, mỗi sản phẩm chỉ được hoàn thành khi trải qua đầy đủ các giai đoạn này, vì thế việc tồn tại các bán thành phẩm của giai đoạn ép nhựa và giai đoạn lắp ráp là đương nhiên. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn ép nhựa thường xuyên có các bán thành phẩm như: Nắp hộp công tơ, Đáy hộp công tơ, Nắp kính thăm công tơ, Nắp kính thăm Aptomat… Nguyên vật liệu để tạo nên các bán thành phẩm này là nhựa Composit, khoản chi phí đóng góp vào giá thành của tất cả sản phẩm của công ty với tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay công ty chỉ tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang ở công đoạn gia công lắp ráp hoàn thiện, do đó, cũng chỉ tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cho các bán thành phẩm của giai đoạn này, bỏ qua các bán thành phẩm khác. Theo những phân tích trên thì điều này là chưa hợp lý. Ngoài ra, việc kiểm kê không chỉ phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm mà còn là cơ sở để đánh giá tình hình hoàn thành các kế hoạch sản xuất của từng tổ, tình hình sản phẩm hỏng.. là những thông tin quan trọng để bộ máy quản lý đánh giá đúng tình hình sản xuất và có biện pháp điều chỉnh phù hợp. f) Về phương pháp tính giá: Chi phí nhân công trực tiếp được công ty phân bổ cho thành phẩm hoàn thành theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do đây là khoản mục chi phí chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, điều này cũng có điểm chưa hợp lý. Chi phí nhân công phản ánh hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một sản phẩm, nhưng không hoàn toàn tỷ lệ thuận với lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất sản phẩm đó. Nhiều sản phẩm như so với hộp 6 công tơ 1 pha HCT 61-0-0-0 thì HCT 61-0-1-1 chỉ bổ sung thêm một aptomat nhưng vì aptomat này có giá trị rất lớn nên khi tỷ lệ phân bổ chi phí nhân công trực tiếp giống nhau thì sản phẩm HCT 61-0-1-1 lại gánh chịu phần chi phí nhân công trực tiếp lớn hơn rất nhiều. Điều tương tự cũng xảy ra với chi phí sản xuất chung vì trong chi phí sản xuất chung thì chi phí khấu hao chiếm một tỷ lệ chủ yếu g nhưng nó không tỷ lệ hoàn toàn với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. g) Về kế toán quản trị: Ngày nay, bên cạnh các báo cáo tài chính cung cấp theo yêu cầu của các đối tượng bên ngoài công ty như các báo cáo tài chính bắt buộc cho các cổ đông, thành viên góp vốn, các cơ quan nhà nước thì các báo cáo quản trị đang ngày càng phổ biến xuất phát từ việc cấp các thông tin chi tiết, cụ thể về mọi mặt hoạt động của công ty theo yêu cầu nội bộ. Đặc biệt, trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm, thì các báo cáo quản trị thể hiện ưu thế vượt trội của nó. Một doanh nghiệp bất kỳ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất thì tìm kiếm phương pháp hữu hiệu để tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận hoặc hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng thị phần trên thị trường là vũ khí cạnh tranh bí mật và hiệu quả nhất. Để thực hiện điều đó không thể thiếu thông tin kế toán về tình hình phát sinh chi phí. Với công ty Việt Á, cuối tháng, phòng kế toán đều lập các báo cáo chi phí như: Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm… nhưng đều chỉ mang tính chất tổng hợp, báo cáo chứ chưa phát huy được tác dụng đối với công tác quản trị chi phí. Vì thế, vai trò của thông tin kế toán với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất hạn chế. 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á 3.2.1 Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện 3.2.1.1 Sự cần thiết Đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu hàng đầu quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng bảo toàn và phát triển vốn dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và mức sống người dân ngày càng nâng cao đã và đang đặt các doanh nghiệp trước vấn đề mới là sản xuất ra các sản phẩm vừa đảm bảo được chất lượng vừa phải tiết kiệm về chi phí để thoả mãn được nhu cầu khách hàng và giành lợi thế trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi sự nhay nhậy của nhà quản lý trong việc nắm bắt các cơ hội thị trường và khả năng quản lý các khoản chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Là một công cụ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, những thông tin do bộ máy kế toán cung cấp sẽ là cơ sở để nhà quản lý đánh giá được khả năng cạnh tranh của công ty và đưa ra các quyết định của mình. Thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ là nền tảng cho những quyết định đúng đắn. Xuất phát từ vai trò quan trọng của kế toán nên các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất luôn quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán, nhất là phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm để thông tin kế toán thực sự là một bức tranh trung thực, khách quan và toàn diện nhất về công ty. Với Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm về cơ bản đã hoàn thành được nhiệm vụ cung cấp thông tin để thực hiện việc hạch toán cũng như đáp ứng nhu cầu quản lý. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn những hạn chế nhất định đòi hỏi phải được khắc phục để hoàn thiện hơn công tác kế toán. 3.2.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện Để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm, trước hết bộ máy quản lý nói riêng và phòng kế toán nói riêng phải nắm vững và tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán đã ban hành, đồng thời phải xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các quy định này vào thực tế, phù hợp với thực tế phát sinh chi phí tại công ty cũng như năng lực và trình độ của bộ máy nhân viê n kế toán, từ đó đảm bảo tính khả thi và nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á 3.2.2.1 Về chứng từ và tài khoản sử dụng: a) Về chứng từ kế toán: Công ty đã chuyển sang việc áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC từ năm 2006 nhưng hiện nay vẫn đang sử dụng một số mẫu chứng từ được ban hành theo Quyết định 1411-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính như Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho.. Mặc dù đây là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi nhưng trong thời gian tới công ty nên chuyển đổi để tạo tính thống nhất trong hệ thống chứng từ sử dụng. b) Về tài khoản sử dụng: Để phục vụ cho công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng Tài khoản 621 được chi tiết thành các tiểu khoản: Tuy nhiên, hướng chi tiết này không phân định rõ yếu tố chi phí nguyên vật liệu chính và yếu tố chi phí nguyên vật liệu phụ cấu thành nên giá thành sản phẩm. Vì thế, theo em công ty có thể mở chi tiết Tài khoản này thành các tài khoản cấp 2 theo 2 yếu tố nguyên vật liệu chính và phụ như sau: - TK6211: Chi phí nguyên vật liệu chính +) TK 62111: Chi phí Nhựa Composite +) TK 62112: Chi phí Công tơ +) TK 62113: Chi phí Aptomat +) TK 62114: Chi phí cầu đấu - TK 6222: Chi phí nguyên vật liệu phụ Để thực hiện việc chi tiết này thì công ty cũng phải mở các tài khoản cấp hai của TK 152 theo hướng tương tự: - TK 1521: Chi phí nguyên vật liệu chính +) TK 15211: Chi phí Nhựa Composite +) TK 15212: Chi phí Công tơ +) TK 15213: Chi phí Aptomat +) TK 15214: Chi phí cầu đấu - TK 1522: Chi phí nguyên vật liệu phụ 3.2.2.2 Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a) Phương pháp tính giá xuất kho: Công ty nên thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn so với phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Nó cho phép cung cấp thông tin kịp thời, hàng ngày về tình hình biến động nhập-xuất-tồn hàng tồn kho theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị trên các chứng từ cũng như các sổ sách kế toán có liên quan, đảm bảo khả năng cung cấp các thông tin thường xuyên về tình hình phát sinh các khoản chi phí sản xuất làm cơ sở cho việc quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Theo phương thức này, đơn giá xuất kho NVL sẽ được tính theo công thức: Như vậy, giá xuất kho nguyên vật liệu sẽ cập nhật thưòng xuyên và gần đúng với giá thị trường tại thời điểm xuất hơn so với phương pháp cũ, nhờ đó, thông tin kế toán phản ánh một cách nhạy bén các biến động của thị trường. Mặc dù khối lượng công việc kế toán khi áp dụng phương pháp này sẽ tăng lên đáng kể nhưng hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống kế toán máy nên toàn bộ công việc tính giá và kết chuyển số liệu vào các chứng từ sổ sách kế toán có liên quan đều do máy tính thực hiện, vì thế công ty hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này, hơn nữa, phòng kế toán sẽ giảm được việc dồn toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào cuối kỳ. 3.2.2.3 Về chi phí nhân công trực tiếp Như trên đã phân tích, mặc dù hình thức tiền lương theo thời gian cho công nhân sản xuất có những ưu điểm nhất định nhưng đây là hình thức chưa thật sự hợp lý do chưa phản ánh được mối quan hệ giữa chất lượng lao động với tiền lương được hưởng thông qua số lượng sản phẩm hoàn thành. Vì thế, trong thời gian tới công ty nên chuyển sang áp dụng phương pháp trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm. Theo hình thức này, tiền lương của mỗi công nhân sẽ được tính dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương để sản xuất 1 sản phẩm. Để áp dụng hình thức này ở công ty, có một số điểm chính như sau: a) Xây dựng đơn giá tiền lương một sản phẩm: Muốn áp dụng hình thức này đòi hỏi phải xây dựng được đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm hoàn thành. Do quy trình công nghệ sản xuất của công ty khá đơn giản, lao động ở trình độ phổ thông dễ dàng nắm bắt và thực hiện thành thạo một cách nhanh chóng, đồng thời việc sản xuất các sản phẩm mang tính chất hàng loạt với định mức ổn định nên việc xây dựng định mức là hoàn toàn có thể thực hiện được. Đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm đồng thời là cơ sở để tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm hoàn thành, nhờ đó, phản ánh đúng giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm. Để đảm bảo tính chính xác, phù hợp và ổn định lâu dài của định mức tiền lương sản phẩm, công ty nên xây dựng định mức này theo cách thức bấm giờ thời gian sản xuất một sản phẩm trong điều kiện bình thường của một lao động có tay nghề trung bình. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích chi phí nhân công phát sinh trong các kỳ trước đó để xây dựng đơn giá tiền lương cho một giờ làm việc. Do đặc điểm công việc của các công nhân sản xuất tương đối đơn giản nên công ty xây dựng một đơn giá tiền lương một giờ làm việc chung cho ép nhựa đến gia công lắp ráp. Khi đó: = * STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Định mức thời gian Đơn giá tiền lương 1 2 b) Về việc tính lương cho từng công nhân sản xuất: Như đã trình bày ở trên, quy trình sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm 2 giai đoạn chính, mỗi sản phẩm chỉ được coi là hoàn thành khi đã trải qua tất cả các giai đoạn, tức là có nhiều công nhân cùng tham gia sản xuất một thành phẩm. Vì thế, việc tính lương cho từng người có thể thực hiện theo hình thức tiền lương khoán, bao gồm 4 bước cơ bản sau: Bước 1: Tính tiền lương cấp bậc: -Tiền lương cấp bậc = Σ Tiền lương cấp bậc của công nhân a (a=1-n) Bước 2: Tính tiền lương thực tế: = Σ * Bước 3: Tính hệ số khoán: k = Bước 4: Tiền lương của công nhân: Tiền lương công nhân a = k * Tiền lương cấp bậc của công nhân Như vậy, theo cách tính lương này, tiền lương sẽ kết hợp được ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian là có tính đến trình độ tay nghề và số năm làm việc do có sử dụng tiền lương cơ bản (lương cấp bậc). Đồng thời, nó cũng phản ánh được mối quan hệ giữa chất lượng lao động với kết quả làm việc. Để phát huy được ưu điểm của hình thức này khi vận dụng vào thực tế, bên cạnh tiền lương sản phẩm, công ty nên xây dựng chính sách để khuyến khích công nhân sản xuất tham gia làm việc đều đặn như phụ cấp chuyên cần cho những công nhân đi làm đầy đủ các ngày trong tháng và các chính sách khác áp dụng cho hình thức tiền lương thời gian trước đây. c) Về việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho thành phẩm: Việc xây dựng định mức thời gian và đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm đồng thời tạo điều kiện cho việc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho thành phẩm hoàn thành theo tiêu thức đơn giá tiền lương để sản xuất sản phẩm đó, khắc phục được nhược điểm của tiêu thức phân bổ hiện nay công ty đang lựa chọn. Theo phương pháp này, chi phí nhân công trực tiếp sẽ được phân bổ theo phương pháp tỷ lệ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 3.2.2.4 Về chi phí sản xuất chung a) Về chi phí lương nhân viên phân xưởng: Nhân viên phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất tại phân xưởng, đồng thời công việc của họ ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất lao động và kết quả công việc của công nhân sản xuất trực tiếp. Vì thế, tiền lương của bộ phận này sẽ được tính tương tự như tiền lương công nhân sản xuất. a) Về phương pháp trích khấu hao: Công ty nên thay đổi phương pháp tính khấu hao theo nguyên tắc tròn ngày theo đúng quy định của chế độ kế toán. Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán excel, điều này sẽ không làm gia tăng đáng kể khối lượng công tác kế toán. 3.2.2.5Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang: a) Về công tác tập hợp chi phí sản xuất: Để giá thành sản xuất sản phẩm phản ánh đúng chi phí sản xuất ra sản phẩm đó, kế toán nên tiến hành theo dõi để loại bỏ chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ra khỏi tổng chi phí sản xuất thành phẩm. Việc làm này đồng thời tạo điều kiện để công ty theo dõi tình hình sản phẩm hỏng để có biện pháp hạn chế nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Do đặc điểm của các sản phẩm này là không sữa chữa được nên thiệt hại sản phẩm trong định mức là giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được sau khi trừ phế liệu thu hồi, phần thiệt hại thực tế được tính vào chi phí sản xuất của chính phẩm. - Thiệt hại sản phẩm ngoài định mức sẽ được theo dõi trên TK 1381: Nợ TK 1381: Có TK 154 - Sau đó, kế toán tiến hành xem xét nguyên nhân và xử lý: Nợ TK 1388, 334, 111: Bồi thường của cá nhân, tập thể gây ra sản phẩm hỏng Nợ TK 632: phần thiệt hại sau khi trừ tiền bồi thường Có TK 1381: Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: *) Giá trị sản phẩm dở dang trong giai đoạn ép nhựa: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính dựa trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đúng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính chính xác giá thành sản xuất sản phẩm, công ty nên tính đến chi phí sản xuất có trong bán thành phẩm sau giai đoạn ép nhựa vào ngày cuối kỳ. Cụ thể: - Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu cho các bán thành phẩm của giai đoạn ép nhựa: Do giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên việc xây dựng định mức cho các bán thành phẩm này sẽ thực hiện dễ dàng do chi phí nguyên vật liệu chính trong giai đoạn này chỉ bao gồm nhựa Composite. Theo đó, căn cứ trên định mức lượng chi phí nhựa Composite và các loại nhựa khác cùng đơn giá định mức đã xây dựng từ trước. - Lập bảng tổng hợp bán thành phẩm giai đoạn ép nhựa Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ bổ sung thêm Bảng tổng hợp bán thành phẩm giai đoạn ép nhựa (Biểu số trang) Bảng tổng hợp bán thành phẩm Tên bán thành phẩm Đơn vị tính Số lượng Nắp hộp 1 công tơ - 01 Cái Đáy hợp 1 công tơ - 01 Cái Nắp hộp 1 công tơ - 02 Cái Đáy hợp 1 công tơ - 02 Cái Nắp hộp 1 công tơ - 01 Cái Đáy hợp 1 công tơ - 01 Cái Nắp hộp 1 công tơ 3 pha F9 Cái Đáy hợp 1 công tơ 3 pha F9 Cái Nắp hộp 2 công tơ Cái Đáy hợp 2 công tơ Cái Nắp hộp 4 công tơ Cái Đáy hợp 4 công tơ Cái Nắp hộp chia dây 01 HCD Cái Đaý hộp chia dây 01 HCD Cái Nắp hộp chia dây 02 HCD Cái Đáy hộp chia dây 02 HCD Cái Nắp hộp 6 công tơ Cái Đáy hợp 6 công tơ - 01 Cái Tấm comomposit loại to Cái Tấm composit loại nhỏ Cái … … …. Tổng cộng Bảng 2.35. Bảng tổng hợp bán thành phẩm = Σ * *) Phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang: - Đối với chi phí nhựa Composite: Sau khi tính được giá trị sản phẩm dở dang trong giai đoạn ép nhựa, kế toán tính được tổng Chi phí nhựa composit chuyển sang giai đoạn lắp ráp theo công thức: = - Sau đó, việc tính giá trị sản phẩm dở dang tương tự như đã trình bày ở mục 2.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang đã trình bày ở trên. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: = + + + + + 3.2.2.6 Về kế toán quản trị Do sản phẩm của công ty được sản xuất theo định mức cho trước nên phòng kế toán có thể lập bảng so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán. Giá thành dự toán bao gồm cả ba khoản mục chi phí, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã có định mức từ trước, chi phí nhân công trực tiếp được xác định theo đơn giá tiền lương một sản phẩm. Đối với chi phí sản xuất chung, do có mối quan hệ với chi phí nhân công trực tiếp nên có thể xác định dựa trên việc tính toasn, nghiên cứu tỷ lệ % của chi phí này so với chi phí nhân công trực tiếp trong các kỳ trước để xác định theo một tỷ lệ % bình quân phù hợp. Trên cơ sở bảng tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành, kế lập được bảng phân tích tình hình thực hiện giá thành theo bảng sau: STT Sản phẩm Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 HCT11-0-0-0 2 HCT11-0-0-1 3 HCT 11-0-1-1 … … Biếu số: 2.36. Bảng phân tích giá thành sản xuất sản phẩm Trên cơ sở phân tích mức chênh lệch và tỷ lệ phần trăm chênh lệch sẽ biết được mức độ hoàn thành định mức giá thành kế hoạch của từng sản phẩm và xác định khả năng sinh lãi của từng sản phẩm cũng như mức độ tiêu hao các yếu tố trong quá trình sản xuất. KẾT LUẬN Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á nói riêng, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu hàng đầu quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng bảo toàn và phát triển vốn dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường và mức sống người dân ngày càng nâng cao đã và đang đặt các doanh nghiệp trước vấn đề mới là sản xuất ra các sản phẩm vừa đảm bảo được chất lượng vừa phải tiết kiệm về chi phí để thoả mãn được nhu cầu khách hàng và giành lợi thế trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi sự nhay nhậy của nhà quản lý trong việc nắm bắt các cơ hội thị trường và khả năng quản lý các khoản chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Là một công cụ quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, những thông tin do bộ máy kế toán cung cấp sẽ là cơ sở để nhà quản lý đánh giá được khả năng cạnh tranh của công ty và đưa ra các quyết định của mình. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ thống thông tin kế toán, Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á luôn quan tâm đến tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm. Phòng kế toán đã biết vận dụng một cách linh hoạt chế độ kế toán vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để xác định được đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm phù hợp, nhờ đó hoàn thành được nhiệm vụ cung cấp thông tin phục vụ việc hạch toán cũng như đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản lý. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục. Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập chưa nhiều và kinh nghiệm thực tế còn ít nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Thuỷ và các anh chị trong Công ty TNHH Nhựa Composit Việt Á đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Sinh viên Phan Thị Ái DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính, 2006, Chế độ kế toán doanh nghiệp (Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, Hướng dẫn ghi sổ kế toán), NXB Tài chính. 2. Bộ Tài chính, 2008, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê. 3. Khoa kế toán, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2006, Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 4. PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2006, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 5. TS. Nguyễn Phương Liên, 2006, Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài chính. 7. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. 7. Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính PHỤ LỤC BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC VẬT TƯ,THIẾT BỊ BMCOM-KT.02-02 TỔNG HỢP DANH MỤC VẬT TƯ THIẾT BỊ HỘP 4 CÔNG TƠ 1 PHA HCT 41-0-1-1 STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã VA Hãng sản xuất Dơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 6 8 1 Nhựa composite SMC RAL 7035 VLCNH0010 Hàn Quốc Kg 6.709 21681 145456 2 Nhựa PC VLPNH0009 Singapo Kg 0.136 52000.0 7077 3 Nhựa HI VLPNH0021 VN Kg 0.065 22000.000 1439 4 Aptomat 4p-60A VLCAP0056 VN Cái 2 50 100 5 Cầu đấu điện vào 4P-60A VLCCĐ0071 VN Cái 19 320 6080 6 Cầu đấu điện ra 4P-60A VLCCĐ0072 VN Cái 3 470 1410 7 Bạc ren M6´10 - Thông VLPBR0123 VN Bộ 2 1200 2400 8 Bạc ren M10´10 - Thông VLPBR0124 VN Bộ 8 47 376 9 Bản lề Inox VLPBL0145 VN m 1 8028 8028 10 Đinh dút f3,2 VLPDI0156 VN Cái 1 21482 21482 12 Thanh đỡ Aptomat VLPTD0114 VN Cái 1 600 600 14 Núm cao su VLPNU0099 VN Cái 6 300 1800 15 Tai khoá VLPTK0212 VN Cái 1 300 300 16 Trụ cấy VLPTC0221 VN Cái 2 1700 3400 17 Trụ khoá VLPTK0241 VN Cái 1 1600 1600 18 Móc kẹp nắp hộp VLPMK0134 VN Cái 2 600 1200 19 Gông treo cột VLPGO0054 VN Cái 4 5000 20000 20 Dây đai Inox VLPDĐ0061 VN Cái 2 3700 7400 21 Khoá đai VLPKĐ0072 VN Cái 2 1500 3000 22 Vít bắt móc kẹp có lỗ kẹp chì VLPVI0226 VN Cái 2 600 1200 23 Vít M5 15 VLPVI0227 VN Cái 2 67 134 24 Vít gai M5´20 VLPVI0228 VN Cái 8 74 592 25 Vít M6´10 VLPVI0230 VN Cái 12 103 1236 26 Vít M6´12 VLPVI0231 VN Cái 4 110 440 27 Vít M6´15 VLPVI0232 VN Cái 8 126 1008 28 Vít M6´20 VLPVI0233 VN Cái 2 147 294 29 Vít M6´35 VLPVI0224 VN Cái 1 185 185 30 Êcu M5 VLPEC0113 VN Cái 2 50 100 31 Êcu M6 VLPEC0114 VN Cái 8 55 440 32 Long đen M5 VLPLĐ0155 VN Cái 4 40 160 33 Long đen M6 VLPLĐ0156 VN Cái 8 40 320 35 Băng dính bao gói VLPBD0251 VN Cuộn 0.028 12000 336 36 Bao gói H6/1 VLPBG0252 VN Cái 1 2600 2600 MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Kết quả hoạt động của công ty qua các năm 5 Sơ đồ 1.1: Quy trình ép nhựa 8 Sơ đồ 1.2: Quy trình gia công, lắp ráp thô 9 Sơ đồ 1.3: Quy trình gia công lắp ráp hoàn thiện 9 Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh 11 Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy kế toán 16 Sơ đồ 1.6: Hạch toán tổng hợp theo phương pháp chứng từ ghi sổ 20 Biểu số 2.1: Phiếu đề nghị xuất vật tư 285 Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho 286 Biểu số 2.3: Sổ chi tiết vật tư nhựa composit 28 Biểu số 2.4: Sổ chi tiết chi phí nhựa composit 29 Biểu số 2.5: Chứng từ ghi sổ số 960 30 Biểu số 2.6: Sổ Cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31 Biểu số 2.7: Chứng từ ghi sổ số 1126 32 Biểu số 2.8: Bảng chấm công công nhân sản xuất tổ ép nhựa 39 Biếu số 2.9: Bảng thanh toán lương công nhân sản xuất tổ ép nhựa 1 38 Biểu số 2.10: Bảng kê trích nộp các khoản phải trích theo lương 39 Biểu số 2.11: Chứng từ ghi sổ số 1105 39 Biểu số 2.12: Chứng từ ghi sổ số 1127 39 Biểu số 2.13: Sổ Cái Chi phí nhân công trực tiếp 40 Biểu số 2.14 : Chứng từ ghi sổ số 1106 401 Biểu số 2.15: Sổ chi tiết chi phí lương nhân viên phân xưởng 44 Biểu số 2.16: Sổ chi tiết chi phí vật liệu phân xưởng 45 Biểu số 2.17: Chứng từ ghi sổ số 961 44 Biểu số 2.18: Sổ chi tiết công cụ dụng cụ phân xưởng 46 Biểu số 2.19: Bảng tiín khấu hao TSCĐ 46 Biểu số 2.20: Chứng từ ghi sổ số 1109 47 Biểu số 2.21: Chứng từ ghi sổ số 1109 47 Biếu số 2.22: Sổ chi tiết khấu hao TSCĐ cho sản xuất 48 Biếu số 2.23: Sổ chi tiết dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 48 Biểu số 2.24: Chứng từ ghi số số 1128 50 Biểu 2.25: Sổ cái chi phí sản xuất chung 52 Biểu số 2.26: Sổ Cái chi phí sản xuấtt kinh doanh dở dang 53 Biểu số 2.27: Biên bản kiểm kê kết quả sản xuất 54 Biểu số 2.28: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 08/2008 55 Biểu số 2.29: Bảng tổng hợp định mức nguyên vật liệu sản xuất sản phẩ 557 Biểu số 2.30: Tiêu thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 58 Biểu số 2.31: Bảng phân bổ tổng giá thành sản xuất sản phẩm 60 Biêu số 2.32: Bảng tổng hợp giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm 61 Biếu số 2.33: Phiếu nhập kho thành phẩm 63 Biếu số 2.34: Chứng từ ghi sổ số 1140 63 Bảng 2.35: Bảng tổng hợp bán thành phẩm 80 Biếu số 2.36: Bảng phân tích giá thành sản xuất sản phẩm 81

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31482.doc
Tài liệu liên quan